Tài liệu Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành quan hệ quốc tế về quốc phòng tại học viện khoa học quân sự góp phần thực hiện hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng - Nguyễn Trọng Hải: 3KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
v
NGUYỄN TRỌNG HẢI*
*Phó Giám đốc Học viện Khoa học Quân sự
Ngày nhận bài: 01/8/2018; ngày sửa chữa: 20/8/2018; ngày duyệt đăng: 30/8/2018
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quán triệt, thực hiện chủ trương mở rộng hội
nhập quốc tế của Đại hội XI, XII của Đảng, Nghị
quyết 806-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương
về hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phòng
đến năm 2020 và những năm tiếp theo, công tác
đối ngoại quốc phòng được coi trọng, là một trong
những nhiệm vụ chiến lược của quốc phòng, một
bộ phận quan trọng của đối ngoại quốc gia. Trong
những năm qua, các hoạt động đối ngoại quốc
phòng được đẩy mạnh và có những bước phát triển
mới, góp phần quan trọng tăng cường tiềm lực quân
sự; xây dựng môi trường hòa bình, ổn định; nâng
ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
VỀ QUỐC PHÒNG TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ GÓP PHẦN
THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI QUỐC PHÒNG
TÓM TẮT
Đổi mới, nâng cao chấ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành quan hệ quốc tế về quốc phòng tại học viện khoa học quân sự góp phần thực hiện hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng - Nguyễn Trọng Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
v
NGUYỄN TRỌNG HẢI*
*Phó Giám đốc Học viện Khoa học Quân sự
Ngày nhận bài: 01/8/2018; ngày sửa chữa: 20/8/2018; ngày duyệt đăng: 30/8/2018
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quán triệt, thực hiện chủ trương mở rộng hội
nhập quốc tế của Đại hội XI, XII của Đảng, Nghị
quyết 806-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương
về hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phòng
đến năm 2020 và những năm tiếp theo, công tác
đối ngoại quốc phòng được coi trọng, là một trong
những nhiệm vụ chiến lược của quốc phòng, một
bộ phận quan trọng của đối ngoại quốc gia. Trong
những năm qua, các hoạt động đối ngoại quốc
phòng được đẩy mạnh và có những bước phát triển
mới, góp phần quan trọng tăng cường tiềm lực quân
sự; xây dựng môi trường hòa bình, ổn định; nâng
ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
VỀ QUỐC PHÒNG TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ GÓP PHẦN
THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI QUỐC PHÒNG
TÓM TẮT
Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ nói chung, ngoại ngữ quan hệ quốc tế về quốc phòng
nói riêng tại Học viện Khoa học Quân sự góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm
công tác đối ngoại quốc phòng của Quân đội. Bài viết chỉ ra thực trạng công tác đào tạo ngoại ngữ
chuyên ngành quan hệ quốc tế về quốc phòng tại Học viện. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp đổi
mới, nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ quan hệ quốc tế về quốc phòng. góp phần thực hiện thắng
lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay
của Việt Nam
Từ khóa: chất lượng đào tạo, đổi mới, đối ngoại quốc phòng, ngoại ngữ, quan hệ quốc tế về quốc phòng
cao vị thế của Quân đội, nước ta trên trường quốc
tế. Hoạt động đối ngoại quốc phòng không ngừng
được mở rộng (quốc phòng-quân sự, hợp tác và
chuyển giao khoa học và công nghệ quân sự, đào
tạo, gìn giữ hòa bình...), góp phần thực hiện thắng
lợi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình,
hợp tác, phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa
trong quan hệ đối ngoại theo tinh thần Việt Nam “là
bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm
trong cộng đồng quốc tế”.
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu,
nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng trong thời kỳ hội
nhập quốc tế sâu rộng hiện nay cần xây dựng đội
4 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
v
ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại quốc phòng có
đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ;
đặc biệt là yêu cầu giỏi ngoại ngữ. Ngoại ngữ là cầu
nối, công cụ làm việc với các đối tác nước ngoài.
Không biết hoặc không thông thạo tiếng nước đối
tác thì khả năng trao đổi, đàm phán của cán bộ làm
công tác đối ngoại quốc phòng sẽ bị hạn chế rất
nhiều. Đây cũng là hạn chế lớn của không ít cán bộ
làm việc trong lĩnh vực đối ngoại quốc phòng hiện
nay như Nghị quyết số 806-NQ/QUTW đã chỉ ra:
“Khâu yếu nhất hiện nay của cán bộ làm công tác
đối ngoại là ngoại ngữ, thứ hai là thiếu kiến thức
quan hệ quốc tế và đối ngoại quân sự”.
Học viện Khoa học Quân sự (KHQS) là trung
tâm đào tạo lớn của Bộ Quốc phòng, được giao
nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ (Anh,
Trung, Nga, Pháp) và quan hệ quốc tế về quốc
phòng cho toàn quân ở các bậc học và trình độ đào
tạo khác nhau. Học viên sau khi tốt nghiệp ở Học
viện được phân công công tác tại các đơn vị trực
thuộc Bộ, trong số đó, nhiều người sẽ làm việc trong
lĩnh vực đối ngoại quốc phòng. Nhận thức được
tầm quan trọng của công tác đối ngoại quốc phòng,
những tồn tại, hạn chế của đội ngũ cán bộ làm công
tác này, Học viện KHQS xác định cần đổi mới, nâng
cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ quan hệ quốc tế
về quốc phòng, góp phần hoàn thành nhiệm vụ đối
ngoại quốc phòng trong tình hình hiện nay.
2. NỘI DUNG
1. Thực trạng công tác đào tạo ngoại ngữ
chuyên ngành quan hệ quốc tế về quốc phòng
tại Học viện
Giảng dạy ngoại ngữ quan hệ quốc tế về quốc
phòng nhằm đạt hai mục đích: 1) Cung cấp những
kiến thức ngôn ngữ và hình thành ở người học các
kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ trong lĩnh vực đối ngoại
quốc phòng; 2) Cung cấp các kiến thức thuộc lĩnh
vực đối ngoại quốc phòng thông qua học ngoại ngữ.
Thời gian qua, Học viện đã triển khai nhiều
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngoại
ngữ nói chung, đào tạo ngoại ngữ quân sự nói
riêng, trong đó có ngoại ngữ quan hệ quốc tế về
quốc phòng. Về chương trình đào tạo, Học viện đã
chỉ đạo xây dựng và tổ chức đưa các nội dung dạy-
học ngoại ngữ liên quan đến lĩnh vực quân sự, đối
ngoại quốc phòng (thực hành tiếng quân sự, dịch
quân sự, ngoại ngữ quan hệ quốc tế về quốc phòng,
giảng dạy chuyên ngành quan hệ quốc tế về quốc
phòng bằng ngoại ngữ...) vào giảng dạy cho từng
đối tượng khác nhau nhằm cung cấp kiến thức, rèn
luyện và nâng cao các kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ
(nghe nói, đọc, viết, biên-phiên dịch) trong lĩnh
vực quân sự gần với môi trường công tác sau này
của họ. Bên cạnh đó, Học viện tăng cường công
tác liên kết đào tạo, giao lưu, trao đổi học viên với
các học viện, trường đại học nước ngoài như Úc,
Singapore, Mỹ, Ấn Độ,... trong khuôn khổ hợp tác
của Bộ Quốc phòng với các nước đối tác để đưa
giảng viên, học viên đi học, thực tập để nâng cao
trình độ ngoại ngữ, trong đó có ngoại ngữ quan
hệ quốc tế về quốc phòng. Các khoa, giảng viên
dạy ngoại ngữ tích cực, nỗ lực học tập, nâng cao
trình độ kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ quân sự,
trong đó có đối ngoại quân sự; nghiên cứu, đổi mới
phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đặc thù
của nội dung giảng dạy và đặc điểm của người học.
Cuối cùng, Học viện quan tâm đẩy mạnh hoạt động
nghiên cứu khoa học (NCKH) về công tác giảng
dạy ngoại ngữ quân sự nói chung, ngoại ngữ chuyên
ngành đối ngoại quốc phòng nói riêng như khuyến
khích giảng viên biên soạn giáo trình, tài liệu dạy
ngoại ngữ quân sự, thực hiện các đề tài về phương
pháp giảng dạy ngoại ngữ quân sự, công bố các
nghiên cứu về giảng dạy ngoại ngữ quân sự, ngoại
ngữ quan hệ quốc tế về quốc phòng trên các tạp chí
trong và ngoài Học viện... Nhờ đó, trình độ ngoại
ngữ quân sự của học viên nói chung, ngoại ngữ quan
hệ quốc tế về quốc phòng nói riêng được cải thiện
nhiều. Qua khảo sát các cơ quan, đơn vị hoạt động
trong lĩnh vực đối ngoại quốc phòng của toàn quân,
tỷ lệ đánh giá mức độ hài lòng về trình độ ngoại
ngữ và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của học
viên tốt nghiệp tại Học viện ngày càng tăng lên.
5KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
v
Tuy nhiên, trong công tác đào tạo ngoại ngữ
quan hệ quốc tế về quốc phòng của Học viện còn
tồn tại một số vấn đề bất cập sau:
Thứ nhất, Học viện vẫn chưa xây dựng được
chiến lược mang tính dự báo cao trong đào tạo ngoại
ngữ về lĩnh vực đối ngoại quốc phòng. Những yêu
cầu, nhiệm vụ, phạm vi, các hoạt động của công
tác đối ngoại quốc phòng ngày càng mở rộng, phát
triển đặt ra yêu cầu cho các cơ sở đào tạo quân đội
như Học viện KHQS phải có tính dự báo, đi trước,
đón đầu trong công tác kế hoạch, xây dựng chương
trình và triển khai đào tạo theo kịp với thực tiễn
hoạt động đối ngoại của Quân đội. Ví dụ như các
hoạt động gìn giữ hòa bình của các cán bộ sĩ quan
quân đội Việt Nam tại các phái bộ gìn giữ hòa bình
của Liên hiệp quốc là một trong các hoạt động đối
ngoại quốc phòng quan trọng hiện nay, chưa được
đưa vào giảng dạy ngoại ngữ tại Học viện.
Thứ hai, hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy
ngoại ngữ quân sự nói chung, quan hệ quốc tế về
quốc phòng nói riêng còn thiếu, chưa đảm bảo tính
thống nhất và chậm đổi mới. Các khoa ngoại ngữ
cơ bản đã có tài liệu giảng dạy ngoại ngữ quân sự
cho học viên đào tạo bậc đại học, nhưng chưa có tài
liệu dạy ngoại ngữ quân sự cho các đối tượng ngắn
hạn không chuyên, bồi dưỡng sau đào tạo cơ bản.
Kết cấu nội dung, dung lượng kiến thức đưa vào
trong tài liệu giảng dạy ngoại ngữ quân sự ở từng
cấp độ/trình độ cũng không thống nhất ở các khoa
ngoại ngữ, không chú trọng phát triển đồng đều các
kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ. Bên cạnh đó, quan
hệ quốc tế về quốc phòng chỉ là một nội dung của
ngoại ngữ quân sự, không được bố trí thành một
học phần ngoại ngữ riêng biệt và chuyên sâu trừ
đối tượng học viên đào tạo chuyên ngành quan hệ
quốc tế về quốc phòng. Ngoài ra, tính liên thông,
kết nối về nội dung, trình độ giữa các nội dung
giảng dạy cũng không thực sự khoa học, hợp lý.
Cuối cùng, các tài liệu giảng dạy ngoại ngữ quân
sự cũng thường chậm được cập nhật, chỉnh sửa,
bổ sung, không theo kịp sự phát triển của thực tiễn
công tác đối ngoại quốc phòng của Quân đội ta.
Thứ ba, một số giảng viên ngoại ngữ chưa đạt
chuẩn kiến thức, kỹ năng ngoại ngữ, nhất là về
ngoại ngữ quan hệ quốc tế về quốc phòng; chưa
có phương pháp giảng dạy phù hợp với ngoại ngữ
chuyên ngành. Nhiều giảng viên ngoại ngữ được
đào tạo ở ngoài quân đội, sau đó được tuyển vào
công tác tại Học viện nên còn thiếu các kiến thức
cơ bản về lĩnh vực quân sự-quốc phòng, trong đó
không nắm được các hoạt động cụ thể trong triển
khai công tác đối ngoại quốc phòng. Công tác đào
tạo, bồi dưỡng và tự học tập, bồi dưỡng về quân
sự-quốc phòng của các khoa, giảng viên ngoại ngữ
chưa được tiến hành thường xuyên, hiệu quả. Giảng
viên khi được phân công giảng dạy ngoại ngữ quân
sự, trong đó có ngoại ngữ quan hệ quốc tế về quốc
phòng cũng chưa đầu tư nhiều thời gian, công sức
vào nghiên cứu đổi mới, nâng cao phương pháp
dạy cho phù hợp với đặc thù của môn học và học
viên, chỉ tập trung vào cung cấp đơn thuần từ vựng,
kiến thức nên không gây hứng thú cho học viên;
hiệu quả không cao.
Thứ tư, trình độ của giảng viên ngoại ngữ cũng
có những hạn chế nhất định. Số lượng giảng viên
ngoại ngữ đạt chuẩn trình độ của Học viện còn chưa
đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
trình độ của đội ngũ giảng viên cơ hữu của các cơ sở
đạo tạo bậc đại học, theo đó mỗi ngành đào tạo phải
có ít nhất 01 Tiến sỹ và 03 Thạc sỹ. Ngoài ra, việc
kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ của giảng
viên ngoại ngữ của Học viện theo chuẩn trình độ
quy định đối với giảng viên cũng chưa được tiến
hành đồng bộ, thường xuyên; nhiều giảng viên còn
thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về công
tác đối ngoại quốc phòng nên ảnh hưởng đến chất
lượng đào tạo ngoại ngữ nói chung, đương nhiên
trong đó có chất lượng đào tạo ngoại ngữ quan hệ
quốc tế về quốc phòng.
2. Giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng
đào tạo ngoại ngữ quan hệ quốc tế về quốc phòng
Từ những thành công cũng như hạn chế nêu
trên, Học viện cần có những giải pháp cụ thể, đồng
bộ và phù hợp với điều kiện của Học viện để nâng
cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ quan hệ quốc tế
6 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
v
về quốc phòng, góp phần thực hiện hiệu quả công
tác đối ngoại quốc phòng của Quân đội trong tình
hình hiện nay.
2.1. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo,
giáo trình, tài liệu giảng dạy ngoại ngữ quan hệ
quốc tế về quốc phòng
Tiến hành chuẩn hóa nội dung chương trình đào
tạo ngoại ngữ về lĩnh vực đối ngoại quốc phòng
cũng đồng nghĩa với việc tạo dựng nên thương
hiệu của Học viện KHQS. Đổi mới chương trình
theo hướng tăng tỷ lệ hàm lượng kiến thức và thời
lượng thực hành các kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ
quan hệ quốc tế về quốc phòng; Tăng sự tương
thích với các môn chuyên ngành bằng tiếng Việt;
Điều chỉnh nội dung các môn học ngoại ngữ sao
cho các môn học gắn kết, bổ trợ cho nhau một cách
chặt chẽ. Nội dung chương trình ngoại ngữ quan
hệ quốc tế về quốc phòng cần được tổ chức xây
dựng và triển khai theo hướng mở, gắn với yêu cầu
thực tiễn và sự phát triển của hoạt động đối ngoại
quốc phòng hiện nay. Sắp xếp một cách khoa học
các môn học, học phần ngoại ngữ quan hệ quốc tế
về quốc phòng, bảo đảm tính liên thông và phát
triển về trình độ kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ cũng
như cung cấp kiến thức chuyên ngành cho học
viên giữa các học phần trong suốt quá trình đào
tạo ngoại ngữ tại Học viện. Tập trung xây dựng
một số môn chuyên ngành quan hệ quốc tế về quốc
phòng được giảng dạy bằng ngoại ngữ tại Học viện.
Song song với đó, tổ chức biên soạn mới hay
nâng cấp các giáo trình, tài liệu giảng dạy các kỹ
năng giao tiếp, biên-phiên dịch ngoại ngữ quan hệ
quốc tế về quốc phòng, đảm bảo phát triển đồng
đều các kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành quan hệ
quốc tế về quốc phòng. Các dữ liệu ngoại ngữ được
lựa chọn kĩ lưỡng, gần gũi với thực tế hoạt động
đối ngoại quốc phòng và sắp xếp theo logic hợp lí,
cho phép người học vừa lĩnh hội được kiến thức,
vừa phát triển kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong
các tình huống gần gũi với công tác đối ngoại quốc
phòng. Ở giai đoạn cơ sở, nội dung quan hệ quốc
tế về quốc phòng có thể lồng ghép trong các học
phần thực hành tiếng quân sự. Đến giai đoạn học
chuyên ngành, cần xây dựng các giáo trình, tài liệu
giảng dạy riêng tương ứng với các học phần ngoại
ngữ quan hệ quốc tế về quốc phòng. Trong từng
bài học, cần xác định cụ thể mục tiêu về kiến thức
và kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ chuyên ngành cần
đạt được ở người học; đảm bảo học viên sau khi tốt
nghiệp có trình độ ngoại ngữ bậc 5 của Khung năng
lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương
đương với C1 Khung tham chiếu ngoại ngữ của
châu Âu).
2.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ ngoại ngữ, kiến thức về đối
ngoại quốc phòng, phương pháp giảng dạy của
đội ngũ giảng viên
Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
trọng tâm là chất lượng đội ngũ nhà giáo là một
nội dung đột phá xác định trong Nghị quyết Đại
hội Đại biểu Đảng bộ Học viện KHQS lần thứ VII
Nhiệm kỳ 2015-2020. Năng lực, trình độ của đội
ngũ giảng viên ngoại ngữ có vai trò quyết định đến
chất lượng đào tạo ngoại ngữ nói chung, ngoại ngữ
quan hệ quốc tế về quốc phòng nói riêng tại Học
viện.
Học viện cần quan tâm, đầu tư cho công tác đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, kiến
thức về đối ngoại quốc phòng cho đội ngũ giảng
viên ngoại ngữ. Chủ động xây dựng kế hoạch đào
tạo, khuyến khích giảng viên tham gia các khóa
đào tạo bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại
quốc phòng; nâng cao trình độ ngoại ngữ về quan
hệ quốc tế về quốc phòng, năng lực sư phạm tại
các trường đại học trong và ngoài nước theo các
chương trình hợp tác của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo
dục-đào tạo Việt Nam với các đối tác nước ngoài
(Úc, Mỹ, Trung Quốc, Singapo, Pháp, Ấn Độ...).
Phấn đấu có nhiều giảng viên đạt chuẩn trình độ
ngoại ngữ có thể giảng dạy môn chuyên ngành
quan hệ quốc tế về quốc phòng bằng ngoại ngữ.
Đến năm 2020, 80% giảng viên các khoa ngoại ngữ
phải đạt trình độ sau đại học, trong đó 25% là tiến
sỹ, có từ 3 đến 5 phó giáo sư.
7KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
v
Các giảng viên được phân công dạy ngoại ngữ
quan hệ quốc tế về quốc phòng nói riêng phải tích
cực học tập, nghiên cứu, tham gia các khóa đào tạo,
bồi dưỡng kiến thức về đối ngoại quốc phòng, các
kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ nói chung, ngoại ngữ
quan hệ quốc tế về quốc phòng nói riêng. Tích cực
đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ quan hệ
quốc tế về quốc phòng, đảm bảo phù hợp với đặc
thù môn học, mục tiêu, yêu cầu đào tạo tại Học
viện, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của
Học viện. Giảng viên luôn chủ động đưa người học
vào các tình huống giao tiếp gần gũi với các hoạt
động đối ngoại quốc phòng để học viên tư duy, sử
dụng kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ giải quyết
vấn đề đặt ra. Phương pháp đào tạo cần thay đổi
căn bản trên cơ sở lấy người học làm trung tâm và
ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong thiết
kế bài giảng để phát huy tính tích cực, chủ động
của học viên. Thường xuyên cập nhật các phương
pháp giảng dạy tiên tiến trên thế giới, điều chỉnh
phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng
người học, đảm bảo người học đạt chuẩn trình độ,
kỹ năng ở mỗi giai đoạn, bậc học. Đẩy mạnh và
nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH của giảng
viên, tập trung vào các đề tài nghiên cứu về đổi mới
phương pháp giảng dạy ngoại ngữ quan hệ quốc tế
về quốc phòng, góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo ngoại ngữ của Học viện.
2.3. Giáo dục ý thức trách nhiệm, kích thích
động cơ và nâng cao hiệu quả phương pháp học
tập của học viên; xây dựng môi trường học tập
tích cực
Tổ chức tốt giáo dục nhập học là một mắt
xích quan trọng của công tác giáo dục đào tạo,
giúp học viên nắm chắc được mục tiêu, yêu cầu
đào tạo, quy trình, nội dung chương trình đào tạo
cũng như yêu cầu thực tế của các cơ quan, đơn vị
quân đội sử dụng học viên sau này, nhất là các cơ
quan, đơn vị làm việc liên quan đến đối ngoại quốc
phòng. Trên cơ sở đó học viên xây dựng cho mình
động cơ và ý thức quyết tâm cao trong học tập,
rèn luyện. Giảng viên phải thổi vào học viên ngọn
lửa say mê học tập, tình yêu với văn hóa và ngôn
ngữ mình được học; tự xây dựng kế hoạch, biện
pháp chiếm lĩnh kiến thức và các kỹ năng nghề
nghiệp gắn với công tác sau khi ra trường. Giảng
viên nên tìm ra các hoạt động giảng dạy hoặc các
phương pháp giảng dạy phù hợp để thu hút sự
quan tâm, hứng thú của học viên, từ đó làm tăng
động cơ nội tại của học viên khi học ngoại ngữ.
Trong phương pháp giảng dạy tích cực, người
học giữ vai trò trung tâm của quá trình dạy học.
Học viên cần chủ động cộng tác tích cực với các
đối tượng của hoạt động dạy học thì càng nhanh
chóng đạt được kết quả học tập tốt. Trước khi chủ
động cộng tác với giảng viên, học viên phải biết
cộng tác với chính mình; hiểu nhu cầu, trình độ,
thói quen, sở thích của mình; chủ động xây dựng
kế hoạch học tập để chiếm lĩnh tri thức và làm chủ
các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Tuân thủ chiến
lược học tập đã đề ra, học viên phải trở thành người
đàm phán tích cực và hiệu quả với chính mình, với
quá trình và mục tiêu học tập của mình, với các
thành viên trong nhóm và với giảng viên nhằm xác
định, điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng
dạy. Ngoài ra, học viên cần được bồi dưỡng và tự
bồi dưỡng các kỹ năng tự học cần thiết như: Xác
định những hạn chế trong năng lực ngoại ngữ của
bản thân, đề ra mục tiêu phấn đấu cho từng giai
đoạn và phương pháp thực hiện mục tiêu, cách khai
thác các nguồn học liệu và cơ hội học tập ở trường,
ngoài xã hội, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông
tin phục vụ mục tiêu học tập. Các hoạt động học
trên lớp với các hoạt động học ngoài lớp học phải
có sự gắn kết hữu cơ với nhau.
Việc tạo ra một môi trường thuận lợi để thực
hành ngoại ngữ nói chung, ngoại ngữ quan hệ
quốc tế về quốc phòng nói riêng là rất quan trọng
để nâng cao chất lượng dạy-học ngoại ngữ quan
hệ quốc tế về quốc phòng tại Học viện. Cần tạo
ra môi trường sử dụng ngoại ngữ thường xuyên, ở
mọi nơi, mọi chỗ như trong lớp học, các câu lạc bộ
ngoại ngữ, xem phim, truyền hình bằng tiếng nước
ngoài, trao đổi hàng ngày giữa các học viên... để
học viên có thói quen và hình thành các phản xạ
ngoại ngữ. Ngoài ra, Học viện tiếp tục tăng cường
tổ chức cho học viên giao lưu bằng ngoại ngữ với
học viên người nước ngoài đang theo học tiếng
8 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
v
Việt tại Học viện thông qua các buổi hoạt động dã
ngoại chung, các buổi tọa đàm trao đổi-giao lưu
văn hóa.... Bên cạnh đó, Học viện cần tăng cường
mời giáo viên người bản ngữ tham gia giảng dạy tại
Học viện, nhất là các giáo viên có kiến thức và kinh
nghiệm về đối ngoại quốc phòng trong khuôn khổ
các chương trình trao đổi, hợp tác giữa Học viện
với các đối tác nước ngoài theo quy định và được
Bộ Quốc phòng cho phép. Học viện tạo điều kiện
cho học viên được tham gia phiên dịch ở những sự
kiện lớn nằm trong khuôn khổ các hoạt động đối
ngoại quốc phòng như các giải bắn súng quân đội
các nước Asean, giải Takewondo; cử học viên đi
dịch thực tế ở các đơn vị...
2.4. Tăng cường liên kết đào tạo, trao đổi,
giao lưu với các cơ sở đào tạo trong và ngoài
nước ngoài
Hợp tác, liên kết đào tạo là xu thế tất yếu của giáo
dục đại học thời kỳ hội nhập. Bộ Quốc phòng cần có
những cơ chế, chính sách khuyến khích các học viện,
nhà trường trong Quân đội mở rộng hợp tác với các
cơ sở đào tạo uy tín trong nước và quốc tế trong tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ và kiến thức đối
ngoại quốc phòng.
Học viện cần tăng cường hợp tác, liên kết đào
tạo ngoại ngữ, quan hệ quốc tế với các đối tác trong
nước, như: Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN, Học
viện Ngoại giao, Đại học Hà Nội. Các hình thức
liên kết, hợp tác đa dạng như: gửi học viên sang đào
tạo; gửi giảng viên ngoại ngữ sang bồi dưỡng chuyên
môn quan hệ quốc tế, phương pháp giảng dạy và
nâng cao trình độ; mời các chuyên gia ở các chuyên
ngành khác nhau đến Học viện tham gia giảng dạy,
nói chuyện chuyên đề, tập huấn cho giảng viên về
phương pháp giảng dạy; hỗ trợ kiểm tra, đánh giá
trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên ...
Tích cực triển khai liên kết đào tạo ngoại ngữ
và quan hệ quốc tế cho học viên dài hạn với các
đối tác nước ngoài như Trung Quốc, Anh, Ấn Độ,
Singapore, Nga... Chương trình đào tạo liên kết bậc
đại học sẽ theo mô hình 3+1 (3 năm đào tạo trong
nước, 1 năm đào tạo ở nước ngoài). Bên cạnh đó, tận
dụng, khai thác tốt các suất học bổng, các chương
trình hợp tác của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và
Đào tạo để gửi giảng viên, học viên đi đào tạo ở nước
ngoài. Ngoài ra, tăng cường mời chuyên gia, giảng
viên người nước ngoài sang Việt Nam trong khuôn
khổ các chương trình liên kết đào tạo với các đối tác
nước ngoài tham gia giảng dạy ngoại ngữ, quan hệ
quốc tế, tham gia nghiên cứu xây dựng giáo trình,
giao lưu, hợp tác Cuối cùng, các cơ quan chức
năng của Học viện cần tăng cường xây dựng quan
hệ với các đầu mối phụ trách hợp tác quốc tế để có
thêm nhiều nguồn học bổng, đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị, tài liệu và chất xám phục vụ công tác
giáo dục-đào tạo và NCKH của Học viện.
2.5. Tăng cường công tác phối hợp, liên kết
với các cơ quan, đơn vị chuyên trách công tác đối
ngoại quốc phòng
Phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị
chuyên trách về công tác đối ngoại quốc phòng
trong toàn quân để xây dựng chương trình, tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành và
trình độ ngoại ngữ quan hệ quốc tế về quốc phòng
cho học viên. Học viện cần thường xuyên tổ chức
các đoàn công tác đi khảo sát các cơ quan, đơn
vị làm công tác đối ngoại quốc phòng (Cục đối
ngoại-Bộ Quốc phòng, các phòng, ban đối ngoại
của các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng, bộ
tư lệnh) để nắm bắt các nhu cầu, thực tiễn công tác
mà cán bộ đối ngoại quốc phòng đang làm, đánh
giá của các cơ quan, đơn vị này đối với chất lượng,
khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của đơn vị.
Những kết quả khảo sát là cơ sở quan trọng cho
phép xây dựng các chương trình đào tạo, xác định
các nội dung giảng dạy phù hợp, sát với thực tiễn
công tác sau này; kịp thời chỉnh sửa các nội dung
chưa phù hợp, đã lỗi thời; bổ sung những nội dung
mới cần thiết theo kịp sự phát triển của hoạt động
đối ngoại quốc phòng trong giai đoạn hiện nay và
thời gian tới.
Học viện tăng cường phối hợp, liên kết với các
cơ quan, đơn vị trong toàn quân tổ chức các lớp bồi
dưỡng, đánh giá trình độ ngoại ngữ, trong đó chú ý
trình độ ngoại ngữ quan hệ quốc tế về quốc phòng
9KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
v
cho các cán bộ đối ngoại quốc phòng. Các lớp như
vậy sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ, sát với thực
tiễn công tác của học viên nên chất lượng đào tạo
được nâng cao; góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện
công tác đối ngoại quốc phòng của từng cơ quan, đơn
vị. Ngoài ra, tăng cường gửi học viên ngoại ngữ đến
thực tập trong các cơ quan, đơn vị hoạt động trong
lĩnh vực đối ngoại quốc phòng để được tiếp xúc, làm
việc trực tiếp trong môi trường thực tế, nắm bắt được
yêu cầu công việc cũng như các phẩm chất, năng
lực (kiến thức chuyên ngành, trình độ ngoại ngữ,
thái độ công tác) cần có của người cán bộ làm công
tác đối ngoại quốc phòng. Học viện tăng cường
mời các cán bộ có kinh nghiệm, giỏi ngoại ngữ
của các cơ quan, đơn vị này đến nói chuyện, tham
gia giảng dạy một số chuyên đề liên quan đến hoạt
động đối ngoại quốc phòng bằng ngoại ngữ trong
quá trình đào tạo tại Học viện.
2.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị hỗ trợ dạy học
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết
bị phục vụ giảng dạy ngoại ngữ. Hệ thống phòng
học của các lớp ngoại ngữ cần tiếp tục được Học
viện đầu tư cải tạo, nâng cấp và trang bị thêm các
thiết bị hỗ trợ dạy và học ngoại ngữ. Học viện lắp
đặt và khai thác hiệu quả hệ thống truyền hình cáp,
vô tuyến màn hình rộng, hệ thống đồng bộ máy
tính-máy chiếu, cho phép giảng viên, học viên khai
thác các kênh truyền hình bằng tiếng nước ngoài
và ứng dụng hiệu quả CNTT vào dạy và học ngoại
ngữ trên lớp.
Tiếp tục đầu tư xây dựng các phòng học ngoại
ngữ chuyên dụng phục vụ hiệu quả việc dạy-học
các kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ, kỹ năng biên-
phiên dịch. Đặc biệt, Học viện chú trọng lắp đặt
các phòng học dịch ca-bin, kỹ năng mà các các
học viên tốt nghiệp tại Học viện còn yếu trong
thời gian qua. Ngoài ra, Học viện tăng cường đầu
tư lắp đặt các phòng học mô phỏng các hoạt động
lễ tân đối ngoại quốc phòng giúp học viên làm
quen, chuẩn bị và thích nghi tốt với môi trường
công tác sau này.
Đầu tư mở rộng, nâng cấp hệ thống thư viện;
xây dựng cơ sở dữ liệu với số lượng lớn các tài
liệu tham khảo chuyên ngành ngoại ngữ mang tính
cập nhật cao. Ngoài ra, hệ thống thư viện của Học
viện kết nối với các thư viện điện tử của các trường
đại học ngoại ngữ bên ngoài (Đại học Ngoại ngữ
- ĐHQGHN) và tiến tới kết nối với cả các trường
đại học nước ngoài, cho phép cán bộ, giảng viên,
học viên có thể tiếp cận, khai thác cơ sở dữ liệu số
phong phú, đa dạng phục vụ công tác dạy và học
ngoại ngữ tại Học viện.
Trong xu thế giáo dục ngày nay, giảng viên
phải tăng cường khai thác và ứng dụng CNTT vào
quá trình giảng dạy của mình. Tích cực học tập,
nghiên cứu và làm chủ CNTT; đưa vào bài giảng
các nội dung giảng dạy sinh động, hấp dẫn với sự
trợ giúp của các phương tiện, thiết bị CNTT... Sử
dụng các phần mềm hỗ trợ như Powerpoint để làm
phong phú, hấp dẫn nội dung bài giảng. Trên thư
viện, Học viện tiếp tục tăng cường mua và lắp đặt
các phần mềm tự học, tự đánh giá trình độ ngoại
ngữ; xây dựng hệ thống bài tập tự học và rèn các
kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ
3. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện
nay, công tác đối ngoại quốc phòng có vị trí, vai
trò hết sức quan trọng, là một bộ phận của đối
ngoại quốc gia, góp phần xây dựng, giữ gìn môi
trường hòa bình, ổn định phục vụ sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đối
ngoại quốc phòng, trong đó có trình độ ngoại ngữ
quan hệ quốc tế về quốc phòng ngày càng trở nên
cấp thiết. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Học
viện KHQS đã và đang triển khai đồng bộ nhiều
giải pháp để chuẩn hóa chương trình đào tạo, nâng
cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ nói chung, ngoại
ngữ quan hệ quốc tế về quốc phòng nói riêng: Đổi
mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp
giảng dạy; Xây dựng đội ngũ giảng viên; Tăng
cường liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trong
và ngoài nước; Làm tốt công tác phối hợp với các
cơ quan, đơn vị chuyên trách về đối ngoại quốc
10 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018
v
IMPROVING THE QUALITY OF FOREIGN LANGUAGE TRAINING SPECIALIZING
IN DEFENCE RELATIONS AT MILITARY SCIENCE ACADEMY
NGUYEN TRONG HAI
Abstract: Improving the quality of foreign language training, in general and foreign languages in
defense relations, in particular at the Military Science Academy has made great contributions to
improving the quality of the staff working in this field. The article depicts the current situations
of foreign language training specializing in defence relations at the Academy. Also, some major
solutions to improving the quality of foreign language training specializing in defence relations will
be proposed with a view to making contributions to realizing all the assigned missions related to
defense relations in the period of Vietnam’s international integration in a fruitful way.
Keywords: quality of training, innovation, defense relations, foreign languages, international
relations specializing in defense
Received:01/8/2018; Revised: 20/8/2018; Accepted for publication: 30/8/2018
phòng... Nhờ đó, các học viên ngoại ngữ của Học
viện có khả năng nhanh chóng thích ứng với môi
trường công tác, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm
vụ được giao trong lĩnh vực đối ngoại quốc phòng,
góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm
vụ đối ngoại quốc phòng trong giai đoạn hội nhập
quốc tế sâu rộng hiện nay của Việt Nam./.
Tài liệu tham khảo:
Bộ Quốc phòng (2016), Chỉ thị số 89/CT-BQP ngày
09/11/2016 về “Một số nhiệm vụ cấp bách nâng cao
chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống nhà
trường quân đội”, Hà Nội, 2016, tr.1.
Đề án Nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ và quan
hệ quốc tế tại Học viện Khoa học Quân sự giai đoạn
2016-2020, năm 2017.
NQ số 28-NQ/TW của BCH TƯ Đảng khóa XI về
Chiến lược bảo vệ Tổ quốc.
Nghị quyết số 806-NQ/QUTW ngày 31/12/2013 về
“Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng đến
năm 2020 và những năm tiếp theo”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tckhnnqs_15_9_2018_nguyen_trong_hai_3_10_8289_2136128.pdf