Đổi mới kế hoạch, phương pháp giảng dạy và học tập tại học viện phật giáo Việt Nam

Tài liệu Đổi mới kế hoạch, phương pháp giảng dạy và học tập tại học viện phật giáo Việt Nam: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0015 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 129-135 This paper is available online at ĐỔI MỚI KẾ HOẠCH, PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP TẠI HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM Nguyễn Thị Thu Hằng1, Cao Đại Đoàn2 1Phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Chùa Trấn Quốc, Hà Nội Tóm tắt. Ngành giáo dục nói chung và giáo dục Phật giáo nói riêng rất cần sự đồng bộ, tính hệ thống trong việc xác định mục tiêu, lên kế hoạch, xây dựng phương pháp và triển khai giáo dục. Với mục đích nâng cao chất lượng dạy học và từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời ngày càng củng cố, ổn định và phát triển đội ngũ giảng sư và tăng ni sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Phật giáo. . . bài báo đề xuất kế hoạch dạy học, phương pháp giảng dạy và học tập tại Học viện Phật giáo Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Kế hoạch, phương pháp dạy học, giáo dục tương tác, Học viện Phật giáo. 1. Mở đầu Phật giáo du nhập vào Việt ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới kế hoạch, phương pháp giảng dạy và học tập tại học viện phật giáo Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0015 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 129-135 This paper is available online at ĐỔI MỚI KẾ HOẠCH, PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP TẠI HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM Nguyễn Thị Thu Hằng1, Cao Đại Đoàn2 1Phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Chùa Trấn Quốc, Hà Nội Tóm tắt. Ngành giáo dục nói chung và giáo dục Phật giáo nói riêng rất cần sự đồng bộ, tính hệ thống trong việc xác định mục tiêu, lên kế hoạch, xây dựng phương pháp và triển khai giáo dục. Với mục đích nâng cao chất lượng dạy học và từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời ngày càng củng cố, ổn định và phát triển đội ngũ giảng sư và tăng ni sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Phật giáo. . . bài báo đề xuất kế hoạch dạy học, phương pháp giảng dạy và học tập tại Học viện Phật giáo Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Kế hoạch, phương pháp dạy học, giáo dục tương tác, Học viện Phật giáo. 1. Mở đầu Phật giáo du nhập vào Việt Nam trải qua hơn 2000 năm luôn đồng hành cùng dân tộc, thịnh suy cùng với đất nước. Ngày 07/11/1981 được sự chấp thuận của Nhà nước Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập và thống nhất trên toàn quốc. Trả qua 35 năm phát triển và trưởng thành, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có những bước tiến không ngừng về mọi mặt, như Ban Tăng sự, Ban Hoằng pháp, Ban Giáo dục tăng ni và nhiều Ban, Viện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trong đó công tác giáo dục và đào tạo có nhiều đổi mới và đạt được những thành tựu đáng kể. Hệ thống trường lớp phục vụ công tác giáo dục và đào tạo tăng ni đã dần được phát triển thành một hệ thống các cấp học khá hoàn thiện, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng, xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh nói chung. Một trong những đổi mới quan trọng ấy là việc thực hiện đào tạo đội ngũ tăng tài, giảng sư cho các cơ sở đào tạo [3]. Học viện Phật giáo là trường trọng điểm, đầu ngành trong hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam, là trung tâm đào tạo tăng tài cho Giáo hội, đào tạo giảng sư cho các cấp học của Giáo hội từ Trung cấp đến Học viện. Do tính đặc thù của Phật giáo, cũng như Học viện Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là khó khăn của lịch sử để lại, mặc dù đã đạt được rất nhiều mục tiêu mà Giáo hội giao phó, nhưng hiện nay Học viện vẫn có nhiều bất cập so với xu thế phát triển của đất nước cũng như của Giáo hội, nhất là vấn đề quản lí hoạt động dạy học hiện nay của Học viện. Các Học viện Phật giáo Việt Nam là những trung tâm giáo dục và đào tạo cấp đại học của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, do vậy giảng dạy và học tập bậc đại học cũng là một vấn đề cốt lõi quyết định tính đại học của Học viện [6]. Trên cơ sở đưa ra những tồn tại cần khắc phục, tác giả cũng đề xuất một số quan niệm mới về giảng dạy và học tập bậc đại học nói chung và tại Học viện Phật giáo nói riêng, trong đó nhấn Ngày nhận bài: 10/11/2015. Ngày nhận đăng: 2/2/2016. Liên hệ: Cao Đại Đoàn, e-mail: thichnguyenchinh@gmail.com 129 Nguyễn Thị Thu Hằng, Cao Đại Đoàn mạnh phương pháp giáo dục tăng ni sinh đóng vai trò trung tâm và phương pháp tương tác giữa thầy với trò - một phương pháp giáo dục hiện đại, vừa phát huy vị thế của người thầy, vừa nhấn mạnh vai trò sáng tạo trong tư duy của học viên. Tác giả cũng đưa ra một triết lí giáo dục đại học phù hợp trong bối cảnh hiện nay “Giáo dục đại học không phải là trang bị cho người học một lượng kiến thức càng nhiều càng tốt, giúp người học có một kiến thức nền tảng vững trãi khi ra trường để sống và hành nghề lâu dài, mà cần cung cấp cho người học những khái niệm căn bản với những kĩ năng xử lí vấn đề đặt ra trong cuộc sống hơn là tập trung vào việc làm đầy kiến thức đã có sẵn” Thông qua việc nghiên cứu một cách khái quát các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước của các tác giả khác nhau liên quan đến dạy học, quản lí hoạt động dạy học, đặc biệt là quản lí dạy học đại học, phương pháp dạy học tại các Học viện Phật giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, chúng tôi nhận thấy về căn bản các nghiên cứu có đề cập đến các yếu tố của quá trình dạy học [4]: Giảng viên, học viên, hoạt động dạy, hoạt động học, các yếu tố mang tính quản lí, cơ chế đảm bảo, các điều kiện phục vụ dạy học, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tương tác, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học, thiết lập môi trường dạy học thuận lợi...Tuy nhiên một mô hình quản lí hoạt động dạy học thống nhất tại Học viện Phật giáo Việt Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là một vấn đề cần giải quyết thấu đáo, khoa học. Khi đó, sứ mạng người thầy và quan hệ thầy trò trong dạy học có sự thay đổi lớn. Người thầy là người hướng dẫn, tổ chức quá trình học tập và đánh giá, các yêu cầu trong quản lí và đào tạo. Vì vậy, dạy học theo xu hướng thay đổi quan hệ thầy trò trong quá trình dạy học, phát huy vị thế và năng lực người học, tăng cường tương tác thầy trò là xu thế có tính gợi ý mà chúng tôi quan tâm trong triển khai nghiên cứu. Với mục tiêu đó, bài báo xin đưa ra đổi mới kế hoạch dạy học, phương pháp giảng dạy và học tập tại Học viện Phật giáo Việt Nam hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Kế hoạch giảng dạy tại Học viện Phật giáo Việt Nam Lập kế hoạch trong quản lí dạy học rất quan trọng, vì kế hoạch có khả năng ứng phó với những bất định và sự thay đổi. Việc lập kế hoạch cho phép nhà quản lí tập trung chú ý vào các mục tiêu, đặc biệt mục tiêu ưu tiên, cho phép lựa chọn những phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả hoạt động cho toàn bộ tổ chức và tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm tra, giám sát. Để xây dựng kế hoạch cho mỗi khóa học, Viện trưởng, bộ máy quản lí hoạt động dạy học của Học viện Phật giáo Việt Nam cần tuân thủ chặt chẽ các bước sau: Một là, tổ chức quán triệt về nhận thức cho toàn đơn vị về Nghị quyết đổi mới giáo dục và đào tạo của Đảng và các văn bản hướng dẫn đi kèm. Từ đó Hội đồng trị sự của Học viện chỉ đạo đội ngũ cabs bộ quản lí xây dựng mục tiêu dạy học. Hai là, Hội đồng trị sự của học viện cần chỉ đạo các đơn vị: Khoa, Phòng, Ban. . . tổ chức điều tra và thống kê các số liệu liên quan đến dạy học. Với các kết quả thu thập được các đơn vị, các Khoa chuyên môn lập kế hoạch dạy học, tư vấn cho Học viện đăng kí chỉ tiêu với Ban Giáo dục tăng ni trung ương để xin kinh phí và duyệt điều kiện dạy học kèm theo cùng với kế hoạch đào tạo tổng thể của Học viện. Sau khi được duyệt kế hoạch vào đầu năm, Học viện thông báo chính thức tới các đơn vị, cá nhân liên quan. Việc xây dựng kế hoạch làm tốt, chính xác sẽ giúp cho Học viện chủ động trong việc tổ chức hoạt động dạy học, đảm bảo hoàn thành kế hoạch dạy học hằng năm. Ba là, xác định nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch. Khi xây dựng kế hoạch dạy học phải đảm bảo tính hài hoà giữa đội ngũ, cơ sở vật chất, loại hình lớp, nhu cầu và khả năng thực hiện. Kế hoạch dạy học phải quan tâm đến thời gian, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, cá nhân trong Học viện, có phương án dự phòng thay thế khi cần thiết và phải có thông tin thông suốt với học viên và các cơ quan quản lí giáo dục các cấp để thông báo kịp thời kế hoạch triển khai 130 Đổi mới kế hoạch, phương pháp giảng dạy và học tập tại Học viện Phật giáo Việt Nam hoạt động dạy học; Hội đồng trị sự, Viện trưởng chỉ đạo, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng bộ phận, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận. Đặc biệt phải có đội ngũ giám sát và thông tin kịp thời về hoạt động dạy học cho Viện trưởng để điều chỉnh cũng như rút kinh nghiệm [2]. Để xây dựng được kế hoạch, phòng Đào tạo trước hết phải phân tích được đặc điểm tình hình năm học của tăng ni sinh dựa trên các phương pháp xây dựng kế hoạch (Bảng 1). Bảng 1. Thực trạng xây dựng kế hoạch dạy học ở HVPGVN TT Nội dung kế hoạch Kết quả thực hiện Tốt Trung bình Chưa tốt ∑ X TB SL % SL % SL % 1 Kế hoạch dạy học của Học viện 79 75,2 17 16,2 09 8,6 280 2,66 1 2 Kế hoạch bố trí giảng sư 67 63,8 19 18,1 19 18,1 258 2,45 2 3 Kế hoạch hoạt động của hội đồng điều hành 55 52,4 27 25,7 23 21,9 242 2,30 5 4 Kế hoạch giáo dục tăng ni sinh 60 57,1 20 19,1 25 23,8 245 2,33 4 5 Kế hoạch hoạt độngngoại khoá 48 45,7 46 43,8 11 10,5 247 2,35 3 6 Kế hoạch thực tập 52 49,5 28 26,7 25 23,8 237 2,25 6 Tổng 57,3% 24,9% 17,8% 252 X = 2,39 Qua bảng trên, ta thấy: Trung bình chung của 6 nội dung kế hoạch làX = 2.39. Mức độ các nội dung kế hoạch thể hiện tương đối đồng đều. Trong 6 nội dung nêu trên thì cả 6 nội dung đều đạt X > 2. Như vậy, có thể nói việc xây dựng kế hoạch dạy học của Học viện được thực hiện tương đối tốt. Nội dung được đánh giá thực hiện tốt nhất là “Kế hoạch dạy học của Học viện” X = 2.66 cho thấy, Học viện đã xây dựng kế hoạch tốt, đảm bảo tính khoa học, thuận lợi cho giảng sư và tăng ni trau dồi đức hạnh trong tu học, đồng thời đảm trách sự nghiệp truyền bá Phật pháp. Đây là nội dung được các tăng ni và giảng sư thực hiện tốt nhất. Hầu hết các ý kiến của tăng ni đều cho rằng, kế hoạch dạy học của Học viện đã được xây dựng từ đầu năm nên trong quá trình học tăng ni chủ động giữa việc học tập tại Học viện và các công việc khác tại chùa, đồng thời Học viện luôn chủ động xây dựng kế hoạch học tập, nghiên cứu, giảng dạy để các giảng sư và tăng ni chủ động vì các giảng sư của Học viện không chỉ đơn thuần giảng dạy, công tác giảng dạy là công việc kiêm nhiệm nên mọi kế hoạch của Học viện cần chuẩn bị kĩ lưỡng và tạo mọi điều kiện cho giảng sư và tăng ni học tập. Nội dung thứ 2 được đánh giá thực hiện tốt với X = 2.45 đó là nội dung “Kế hoạch bố trí giảng sư”. Như đã phân tích ở trên, số lượng giảng sư Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội hầu hết là không thuộc cơ cấu chuyên môn, mà lại mang tính lưu chuyển kiêm nhiệm nhiều công tác Phật sự như: trụ trì các chùa hoặc kiêm nhiệm công tác quản lí của các ban, ngành, viện trực thuộc Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoặc các Ban Trị sự tỉnh thành Giáo hội Phật giáo, do đó công việc giảng dạy chỉ diễn ra trên các giảng đường của Học viện. Chính vì vậy, kế hoạch bố trí giảng sư của Học viện cũng cần hết sức chú trọng. Tuy nhiên, nội dung này đã được các tăng ni sinh và giảng sư đánh giá Học viện thực hiện tốt. 131 Nguyễn Thị Thu Hằng, Cao Đại Đoàn Nội dung thứ 3 là “Kế hoạch hoạt động ngoại khoá” X = 2.35. Mục tiêu đào tạo của Học viện là tạo nên những người có đủ phẩm chất và năng lực để thực hiện công việc. Mặt khác, học trong Học viện được đi đôi với hành, ngoài việc học lí thuyết trên giảng đường, các tăng ni sinh còn được tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa trong chương trình học nhằm trau dồi đức hạnh trong tu học, đồng thời đảm trách sự nghiệp truyền bá Phật pháp, phục vụ lợi ích nhân sinh. Mặt khác, vì các giảng sư kiêm nhiệm nhiều công việc như trụ trì các chùa hoặc kiêm nhiệm công tác quản lí của các Ban, ngành, viện trực thuộc Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoặc các Ban Trị sự tỉnh thành hội Phật giáo. . . Do đó, các tăng ni sinh cũng có nhiều thuận lợi trong các hoạt động ngoại khóa nâng cao kiến thức đã học ở Học viện. Trong 6 nội dung trên thì nội dung xếp thứ 6 là nội dung “Kế hoạch thực tập” có điểm trung bình X = 2.26 nhưng kết quả này vẫn đạt mức trên trung bình. Bởi vì, hoạt động thực tập của tăng ni sinh cần bố trí hợp lí, các tăng ni sinh không thực tập theo đoàn mà mỗi tăng ni sinh về một chùa thực tập vì vậy hoạt động hướng dẫn thực tập vẫn còn nhiều bất cập. Đánh giá chung: Việc lập kế hoạch quản lí hoạt động dạy học, phòng Đào tạo đã thực hiện đúng các nội dung và rất kịp thời. Song cần phải chú ý hơn nội dung “kế hoạch giáo dục tăng ni sinh” để điều chỉnh hợp lí, đảm bảo kế hoạch lập ra khoa học và sát thực tiễn giúp cho việc quản lí hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao. 2.2. Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập tại các Học viện Phật giáo Việt Nam 2.2.1. Tình hình giảng dạy và học tập Cũng như giáo dục đại học Việt Nam nói chung, giáo dục ở các Học viện Phật giáo Việt Nam đang vấp phải những tồn tại và khó khăn: - Phương pháp giảng dạy và học tập chưa hiệu quả: Giảng sư lệ thuộc vào giáo án, ít sử dụng các phương pháp dạy học tích cực; tăng ni sinh có thói quen học kí ức, thụ động; lớp học sĩ số quá đông, nhiều tăng ni sinh không tham dự đủ thời lượng ở lớp; học quá nhiều môn/ học kì và hầu hết tăng ni sinh không có thời gian để làm bài tập ở nhà. - Việc bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế: Giảng sư không hoặc ít có cơ hội và điều kiện để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, giảng sư và tăng ni sinh thiếu hiểu biết cơ bản về giáo dục và đào tạo, thiếu các kĩ năng nghề nghiệp thông thường; việc sử dụng phương pháp dạy học hiện đại, thiết kế và phát triển bài dạy còn hạn chế. - Cơ sở tổ chức hạ tầng, lạc hậu, không phù hợp: Thư viên học liệu, phòng học bộ môn, các trang thiết bị điện tử phục vụ cho giảng dạy và học tập còn nghèo nàn, lạc hậu, không bắt kịp với tiến bộ của xã hội và công nghệ khoa học trong giáo dục. 2.2.2. Phương pháp giảng dạy và học tập Trong quá trình dạy học, phương pháp dạy học là một nhân tố cơ bản quan trọng. Cùng với nội dung mà người học có thể chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo theo những phương pháp khác nhau và kết quả đạt được cũng không giống nhau. Do tầm quan trọng đối với phương pháp và quá trình dạy học, đã từ lâu phương pháp dạy học luôn luôn là trung tâm chú ý của các nhà giáo trên thế giới và trong nước. Phương pháp dạy học là các bước thực hiện của thầy và trò trong giờ dạy và là cấu trúc con đường lĩnh hội theo sự vận động của nội dung dạy học [9]. Người dạy (giảng sư): Chỉ người thầy tu hành, cần hội tụ đủ 3 tố chất cơ bản: Nhận thức thông tuệ, đạo hạnh lớn lao, tại thế gương mẫu (thân giáo, khẩu giáo, ý giáo). Khi đó, người thầy sẽ được kính nể và cảm phục của người học, họ là những tôn đức tăng ni có đầy đủ đức tài, có học vị và đức hạnh, có tâm huyết, nhiệt tình, hy sinh để đảm nhiệm vai trò quản lí dạy học cũng như giảng sư trong Học viện [5]. 132 Đổi mới kế hoạch, phương pháp giảng dạy và học tập tại Học viện Phật giáo Việt Nam Việc quản lí giảng sư cần coi trọng: chuyên môn, phẩm hạnh, năng lực sư phạm, năng lực hướng dẫn Phật sự, hướng dẫn nghiên cứu khoa học...thông qua đánh giá của nhà quản lí qua hồ sơ giảng sư, qua đánh giá giờ giảng, quan phản hồi của tăng ni sinh, đồng nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm dạy học: kết quả học tập, rèn luyện của tăng ni sinh. Bên cạnh đó, nhân tố giảng sư cần được đề cao trong việc góp ý, xây dựng, phát triển chương trình để đảm bảo tính chuyên môn, thực tiễn của chương trình dạy học. Tăng ni sinh (người học) cần được chọn lựa kĩ lưỡng từ đầu vào, xác định rõ mục tiêu học tập, xây dựng có động cơ học tập đúng đắn, có phương pháp học tập tiên tiến, kết hợp giữa tu và học, học đi đôi với hành, dấn thân vào các Phật sự ngay trong quá trình học tập. Quản lí hoạt động học tập của tăng ni sinh cần coi trọng quản lí giờ học trên lớp, giờ tu thiền, trong môi trường nội trú, tác nghiệp trong các sự kiện Phật sự và thực tập cần được quy định rõ ràng bằng hệ thống các văn bản có tính pháp lí. Bên cạnh đó cần có cơ chế đảm bảo quản lí thực hiện hoạt động học tập của tăng ni sinh theo đúng yêu cầu, kế hoạch đã đề ra. Việc tăng ni sinh chấp hành nghiêm kỉ luật học tập cũng là một thành công trong quản lí dạy học, nhưng biến thành ý thức tự giác để không ngừng nỗ lực sáng tạo, hình thành động cơ học tập đúng đắn góp phần phụng sự sự nghiệp Phật giáo là việc cần tính đến và luôn khuyến khích. Vì thế, cần có cơ chế chính sách phù hợp với tăng ni sinh trong quá ttrình học tập: ưu đãi, khen thưởng, xây dựng và nhân rộng các điển hình trong học tập, tu luyện... Khuyến khích sự sáng tạo, tăng cường học hỏi ở tăng ni sinh; tạo cơ hội để tăng ni sinh có thể tương tác với đồng môn, giảng sư và các nhà quản lí, lắng nghe phản hồi về học tập của tăng ni sinh trên nhiều phương diện, nhiều kênh để có điều chỉnh kịp thời. Các Học viện Phật giáo Việt Nam là những trung tâm giáo dục và đào tạo cấp đại học của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vì vậy, giáo dục đại học không phải là trang bị cho người học một lượng kiến thức càng nhiều càng tốt, mà cần cung cấp cho người học những khái niệm căn bản với những kĩ năng xử lí vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Sau khi rời ghế nhà trường tăng ni sinh sẽ có kĩ năng căn bản để xử lí vấn đề trong cuộc sống tại nơi mình quản lí. Đặc biệt sẽ giúp tăng ni sinh nhìn nhận rõ hơn về con đường mình đang đi và mang những điều gặt hái được tại những năm ở Học viện giúp cho tăng ni tu tập tốt hơn, đạt đến sự an lạc giải thoát hiện tại, cũng như truyền trao kiến thức tới Phật tử và nhân dân tại nơi mình trụ trì. Việc truyền trao kiến thức giữa giảng sư với tăng ni sinh là việc làm rất cần thiết nên việc giảng dạy của Học viện cần thay đổi theo các phương pháp giáo dục phù hợp. Tìm hiểu các phương pháp dạy học hiệu quả sẽ là những gợi ý thiết thực để chúng tôi chọn lựa và vận hành phù hợp trong quản lí dạy học tại Học viện Phật giáo Việt Nam trong nghiên cứu và đề xuất giải pháp thực hiện. Chúng tôi thiên về dạy học tương tác và phát triển năng lực thực hiện trong dạy học nhưng không áp dụng cứng nhắc mà chọn lựa để tạo ra các thành tố mới, mang nét đặc thù của Học viện. Trong phương pháp này, giảng sư với tăng ni sinh cùng tương tác nhau trong truyền đạt và tiếp thu kiến thức. Giảng sư chủ động truyền đạt kiến thức cơ bản và theo hướng gợi mở, luôn có những khoảng không gian cần thiết cho tăng ni sinh phát triển tư duy sáng tạo, cũng như chủ động thiết kế chương trình, hoạt động, kiểm tra và hướng dẫn tăng ni sinh những nguồn học liệu thích hợp. Tăng ni sinh chủ động tham gia vào quá trình giáo dục trong lớp cũng như ngoài lớp: chủ động tiếp thu kiến thức bằng cách tham gia phát biểu ý kiến, tranh luận trong lớp, cũng như nghiên cứu thêm ngoài lớp, dưới sự gợi ý và điều phối của giảng sư [7]. Phương pháp giáo dục tương tác dựa trên 3 bình diện, đó là hoạt động giảng dạy, học tập và hoạt động thực hành [1]. Hoạt động giảng dạy: Giảng sư đóng vai trò chủ đạo - Giảng bài (lectures): Giảng sư trình bày một chủ đề trong chương trình học, bằng nhiều hình thức, giảng sư có nhiệm vụ trình bày và tăng ni sinh có nhiệm vụ lắng nghe và ghi chép. Như vậy, một sự tương tác nhất định giữa giảng sư và tăng ni sinh được diễn ra trong khi giảng dạy. 133 Nguyễn Thị Thu Hằng, Cao Đại Đoàn - Thuyết trình (seminas): Thường là sự trình bày của một tăng ni sinh hay một nhóm tăng ni sinh về một chủ đề hay một đề tài dưới sự hướng dẫn của giảng sư - Hướng dẫn (tutorial): Giảng sư cho tăng ni sinh những phản hồi, nhận xét hay hướng dẫn thêm về bài học của tăng ni sinh. Hoạt động này có thể được thực hiện chung ở trong lớp học, hoặc ngoài lớp học. - Thảo luận (workshop): Thảo luận bàn về một đề tài hay vấn đề cụ thể nào đó giữa tăng ni sinh và giảng sư hay với một chuyên gia. Hoạt động học tập: Chủ thể của hoạt động này là tăng ni sinh. Tăng ni sinh được yêu cầu chủ động trong việc học tập của bản thân; học ngoài lớp học, ngoài bài giảng, thảo luận hay hướng dẫn của giảng sư gồm: - Đọc tài liệu: Tăng ni sinh đọc tài liệu do giảng sư cung cấp hoặc gợi ý, chuẩn bị trước khi vào lớp học, học để mở rộng thêm kiến thức sau khi học. - Ghi chép: Giảng viên giảng bài và chốt những điểm quan trọng trong thảo luận, tăng ni sinh lắng nghe và ghi chép. Tăng ni sinh cũng cần ghi lại những điểm quan trọng từ tài liệu, hoặc những ý tưởng nảy sinh trong quá trình đọc tài liệu. - Tư duy: Giảng sư cần tạo điều kiện và khích lệ tinh thần tư duy phê phán của tăng ni sinh - Lập kế hoạch: Để việc học tập có kết quả mong đợi, giảng sư cần hướng dẫn tăng ni sinh những kĩ năng nghiên cứu, gợi ý những đề tài nghiên cứu cho tăng ni sinh và tăng ni sinh luôn có tinh thần sẵn sàng tham gia nghiên cứu. - Viết báo cáo: Viết báo cáo khoa học luôn đòi hỏi những chuẩn mực nhất định về thể thức, cấu trúc, văn phong, trình bày. Tăng ni sinh cần nắm vững và thành thạo thao tác viết báo cáo khoa học. Hoạt động thực hành - Làm việc nhóm: Tinh thần và kĩ năng làm việc cộng tác, tập thể cũng cần được nhấn mạnh ở Học viện. - Thực hành thí nghiệm: Tăng ni sinh cần nắm vững những kĩ năng, quy trình và thao tác bắt buộc tại phòng lab - phòng thí nghiệm. - Thực tập thực địa: Thực tập thực địa luôn là một phần bắt buộc trong chương trình đào tạo của bất kì ngành học nào. Ở các Học viện Phật giáo, phần quan trọng này vẫn chưa được thực hiện. Như vậy, cả ba mảng hoạt động giảng dạy, học tập và thực hành vừa có tính phân biệt độc lập vừa có tính giao thoa tương tác: giao thoa trong hoạt động và tương tác giữa giảng sư và tăng ni sinh. Trong đó, giảng sư và tăng ni sinh là chủ thể trung tâm của mọi hoạt động học tập và thực hành. Giảng sư - là chủ thể trao truyền kiến thức, giảng dạy, và hướng dẫn. Sự tương tác giữa giảng sư và tăng ni sinh bao gồm cả môi trường lớp học lẫn môi trường ngoài lớp học. Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, internet, điện thoại. . . sự tương tác giữa giữa giảng sư và tăng ni sinh rất thuận lợi và dễ dàng. Giải pháp hướng đến phương pháp giáo dục “tương tác” Nhằm hướng đến một phương pháp giảng dạy và học tập hiệu quả, các Học viện Phật giáo Việt Nam, cần thực hiện các giải pháp: - Cải thiện thiết chế tổ chức: Chương trình đào tạo cần được thiết kế lại sao cho thời lượng học tập tại lớp được giảm tải, nâng thời lượng làm việc ngoài lớp cũng như sao cho chất lượng mang tính chiều sâu hơn là chiều rộng, cải tiến và nâng cao cơ sở hạ tầng, thư viện, phòng học và trang thiết bị giảng dạy, học tập theo hướng công nghệ hóa, tin học hóa. - Nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ: Đội ngũ giảng sư và đội ngũ quản lí, điều hành Học viện cần được nâng cao nghiệp vụ sư phạm và chuyên môn. Mở và tạo điều kiện cho giảng sư tham gia các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, quản lí giáo dục; hợp tác với các trường 134 Đổi mới kế hoạch, phương pháp giảng dạy và học tập tại Học viện Phật giáo Việt Nam đại học khác trong nước và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng sư, hạn chế tối đa những nhiệm vụ không thuộc chuyên môn để giảng sư, cán bộ quản lí có thời gian tập trung cho việc giảng dạy, nghiên cứu và điều hành. Ngoài ra, cần có cơ chế lương thưởng thích đáng, ổn định tâm lí và kích thích tinh thần phấn đấu của họ [8]. 3. Kết luận Trong đạo cũng như ngoài xã hội, giáo dục là một hiện tượng đặc biệt của xã hội. Giáo dục trước hết giúp cho người học được phát triển hoàn toàn, hài hòa và đầy đủ những tiềm năng của mình. Phát huy tối đa vai trò chủ thể của người học, sử dụng các phương pháp tích cực, kích thích người học thông qua hoạt động và giải quyết vấn đề chiếm lĩnh tri thức, kinh nghiệm, giá trị. Trong giai đoạn mới của giáo dục tại Học viện Phật giáo, mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy cũng có nhiều biến đổi. Và theo đó cần củng cố nhiều góc độ nhận diện vấn đề và cách thức tiếp cận để giải quyết vấn đề. Học viện Phật giáo Việt Nam tuy đã và đang phải đối diện với nhiều khó khăn khách quan và chủ quan của lịch sử và hoàn cảnh nhưng vẫn luôn đã và đang trong ý thực tự nâng mình lên để bắt nhịp với bước tiến của thời đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Ngọc Đạt, 1997. Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. [2] Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 2012. Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển. NXB Tôn giáo, Hà Nội. [3] Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 2012. Văn kiện Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII (nhiệm kỳ 2012-2017). [4] Phạm Minh Hạc (chủ biên), Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vỳ, 1996. Giáo dục thế giới đi vào thế kỉ XXI. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [5] Thích Thiện Hoa. Phật học Phổ thông (trọn bộ 12 tập). NXB Tp. Hồ Chí Minh. [6] Trần Văn Cát, 2015. Quản lí quá trình đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng tại Học viện Phật giáo Việt Nam. Tạp chí Thiết bị Giáo dục, Số 124-12/2015, trang 90. [7] Thích Nguyên Đạt, 2012. Phương pháp giảng dạy và học tập tại các Học viện Phật giáo Việt Nam. Nhà xuất bản Tôn giáo. [8] Trần Đăng Khởi, Ngô Quang Sơn, 2015. Quy trình quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực. Tạp chí Thiết bị Giáo dục, Số 125 – 1/2015, trang 81. [9] Nguyễn Văn Tuấn, 2009. Tài liệu bài giảng Lý luận dạy học. Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Tp.Hồ Chí Minh. ABSTRACT Renewal plans, teaching and learning at the Vietnam Buddhism Academy The education sector, and education in Buddhism in particular, needs a uniform, systematic definition of objectives, plans, construction of methods and deployed education. In order to improve the quality of teaching, gradually improve qualifications and professional, and increasingly strengthen, stabilize and develop teams of professors and monks to meet the requirements of teacher innovation in Buddhist education, this paper proposes teaching plans and teaching and learning methods at the Vietnam Buddhist Academy. Keywords: Plan, instruction methods, interactions education, Buddhist Academy. 135

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4105_ntthangcddoan_6169_2134620.pdf
Tài liệu liên quan