Tài liệu Đổi mới công tác xây dựng và quản lý tổ bộ môn tại các trường Cao đẳng và Đại học - Nguyễn Lân Trung: 67KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC
XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ
TỔ BỘ MÔN TẠI CÁC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG
VÀ ĐẠI HỌC
NGUYỄN LÂN TRUNG
Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội
PHẠM THỊ HỒNG HÀ
Học viện Khoa học Quân sự
Trong một nhà trường đại học, bộ môn là tế bào cơ sở, là nơi tập trung các hoạt động chính về chuyên môn, là nơi quyết định dạy
và nghiên cứu khoa học. Cần hiểu rõ rằng khoa là
đơn vị hành chính, là đơn vị kết nối giữa bộ môn
và trường, còn bộ môn mới là nơi để các giảng
viên sinh hoạt chuyên môn, thực hiện các nhiệm
vụ chính trị của mình là giảng dạy và nghiên cứu
khoa học. Nhiệm vụ xây dựng bộ môn mạnh luôn
đặt ra cho tất cả các nhà trường. Bộ môn có mạnh
thì khoa mới mạnh và khoa mạnh thì nhà trường
sẽ mạnh. Uy tín khoa học, chuyên môn của một
nhà trường phụ thuộc vào sự lớn mạnh của các
bộ môn, trong đó đội ngũ cán bộ giảng dạy giữ
vai trò then chốt. Đổi mới căn bản và toàn diện
là phải đổi mới từ bộ môn, ...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới công tác xây dựng và quản lý tổ bộ môn tại các trường Cao đẳng và Đại học - Nguyễn Lân Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
67KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC
XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ
TỔ BỘ MÔN TẠI CÁC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG
VÀ ĐẠI HỌC
NGUYỄN LÂN TRUNG
Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội
PHẠM THỊ HỒNG HÀ
Học viện Khoa học Quân sự
Trong một nhà trường đại học, bộ môn là tế bào cơ sở, là nơi tập trung các hoạt động chính về chuyên môn, là nơi quyết định dạy
và nghiên cứu khoa học. Cần hiểu rõ rằng khoa là
đơn vị hành chính, là đơn vị kết nối giữa bộ môn
và trường, còn bộ môn mới là nơi để các giảng
viên sinh hoạt chuyên môn, thực hiện các nhiệm
vụ chính trị của mình là giảng dạy và nghiên cứu
khoa học. Nhiệm vụ xây dựng bộ môn mạnh luôn
đặt ra cho tất cả các nhà trường. Bộ môn có mạnh
thì khoa mới mạnh và khoa mạnh thì nhà trường
sẽ mạnh. Uy tín khoa học, chuyên môn của một
nhà trường phụ thuộc vào sự lớn mạnh của các
bộ môn, trong đó đội ngũ cán bộ giảng dạy giữ
vai trò then chốt. Đổi mới căn bản và toàn diện
là phải đổi mới từ bộ môn, đổi mới từ những con
người, thành viên của từng bộ môn ấy. Với chức
năng quản lý một số môn học có mối liên quan
gần về học thuật trong một chương trình đào tạo,
bộ môn trở thành xương sống cho sự tồn tại của
một khoa, một trường. Bộ môn là nơi quản lý các
hoạt động chuyên môn sâu, đó là các hoạt động
về giảng dạy và nghiên cứu khoa học, chịu trách
TÓM TẮT
Trong một nhà trường đại học, bộ môn là tế
bào cơ sở, có vai trò rất quan trọng trong việc
triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục.
Hoạt động tích cực của tổ bộ môn góp phần
quyết định đến việc nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu
cầu mới trong quá trình đổi mới giáo dục.
Bài viết đề cập đến nhiệm vụ chuyên môn,
nhiệm vụ quản lý giảng dạy, các hoạt động
nghiên cứu khoa học của bộ môn và vai trò
của trưởng bộ môn trong việc ổn định, phát
triển bộ môn nói chung và các nguồn lực của
bộ môn nói riêng.
Từ khóa: bộ môn, giảng dạy, hoạt động
chuyên môn, nghiên cứu khoa học, nhiệm vụ,
vai trò
68 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
nhiệm về chất lượng đào tạo của khu vực bộ môn
phụ trách, về uy tín khoa học trong chuyên môn
hẹp này. Nói tóm lại, toàn bộ hoạt động học thuật
của một nhà trường đại học nằm ở tế bào cơ sở
đó là bộ môn.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn đề
cập đến các nhiệm vụ cơ bản của bộ môn trong
một trường đại học, cao đẳng, đó là các nhiệm vụ
trong giảng dạy, về mặt chuyên môn và về mặt
quản lý, các nhiệm vụ trong nghiên cứu khoa học
và các nhiệm vụ của người đứng đầu bộ môn.
Về mặt giảng dạy
Các nhiệm vụ chuyên môn của bộ môn giữ vai
trò rất quan trọng. Có thể kể ra ở đây bảy nhiệm
vụ chính:
Nhiệm vụ đầu tiên là tham gia xây dựng chuẩn
đầu ra của nhà trường. Chuẩn đầu ra này bao gồm
nhiều mặt, thể hiện tầm nhìn và sứ mạng của một
nhà trường, nhưng trong đó vấn đề chuyên môn
là cốt lõi. Xây dựng chuẩn đầu ra về mặt chuyên
môn, các giải pháp và lộ trình đề đạt đến chuẩn
đầu ra đó là nhiệm vụ mà các bộ môn cần quán
triệt và đầu tư trí tuệ hợp lý.
Nhiệm vụ thứ hai là xây dựng đề cương chi tiết
môn học. Đây là nhiệm vụ then chốt của bộ môn.
Nhiệm vụ này đòi hỏi công sức đầu tư rất lớn của
toàn bộ đội ngũ cán bộ giảng viên. Đối với giáo
dục đại học, đề cương chi tiết là xương sống, từ
đó mỗi giảng viên sẽ xây dựng bài giảng riêng
của mình, với các học liệu và tài liệu giáo khoa đi
kèm. Tổ chức xây dựng công phu các đề cương
chi tiết môn học là nhiệm vụ hàng đầu của một
bộ môn.
- Nhiệm vụ thứ ba là xây dựng giáo trình, bài
giảng. Đây là nhiệm vụ được đặt lên vai của từng
cá nhân giảng viên hoặc của một nhóm giảng
viên. Ở đây, giảng viên phải kết hợp được kiến
thức và kinh nghiệm của mình, lựa chọn được
những gì tinh túy nhất, cập nhật nhất, nhưng lại
là phù hợp nhất với mục tiêu đào tạo và thực tế
Việt Nam, gắn kết được tri thức nhân loại và nhu
cầu, yêu cầu của thực tiễn nhằm đào tạo ra những
sản phẩm đáp ứng được cao nhất những đòi hỏi
của thị trường lao động và các nhiệm vụ khoa
học dài hơi. Các giáo trình bài giảng này còn cần
được xây dựng sao cho tận dụng và khai thác tốt
nhất các nguồn học liệu và ứng dụng công nghệ
thông tin.
Nhiệm vụ thứ tư là xây dựng các nguồn học liệu.
Giáo dục đại học cao đẳng hiện nay đòi hỏi sự hỗ
trợ rất cao của nguồn học liệu. Một định hướng
đào tạo chuyển từ đào tạo trang bị kiến thức sang
đào tạo xây dựng năng lực đòi hỏi người học phải
nỗ lực tự giác rất nhiều trong tự học, tự đào tạo.
Cung cấp nguồn học liệu có giá trị cao, phù hợp
với chương trình sẽ giúp người học hoàn thành
tốt nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của mình.
Nhiệm vụ thứ năm là xây dựng phương pháp
giảng dạy bộ môn tiên tiến, phù hợp, gắn chặt
với khả năng khai thác trang thiết bị và các công
nghệ dạy-học khác. Trong giáo dục đại học,
phương pháp là chìa khóa để tiếp cận nhanh
nhất, hiệu quả nhất khối kiến thức khổng lồ, để
vận dụng tối ưu vào thực tiễn.
Nhiệm vụ thứ sáu là xây dựng mô hình, phương
thức kiểm tra-đánh giá tiên tiến, đánh giá quá
trình và đánh giá kết quả. Kiểm tra-đánh giá giờ
đây có nhiều mục đích khác nhau, không chỉ là
kiểm tra kiến thức mà còn là một mắt xích để
phát triển quá trình học, là phản hồi cho chất
lượng dạy của giảng viên, là thông số để xem xét
các vấn đề về chương trình, giáo trình, học liệu.
Nhiệm vụ thứ bảy là trách nhiệm hướng dẫn sinh
viên thực hiện các niên luận, khóa luận bước đầu
gắn học tập và nghiên cứu khoa học - những
bước đi vào khoa học đầu tiên này của các em rất
cần sự vào cuộc công tâm của các thầy.
Về quản lý giảng dạy
Bên cạnh bảy nhiệm vụ về chuyên môn giảng
dạy, bộ môn còn có bảy nhiệm vụ chính về quản
lý giảng dạy. Đây cũng là một phần việc hết
sức quan trọng, đòi hỏi sự đầu tư không kém
phần thường xuyên của cán bộ quản lý bộ môn.
Nhiệm vụ đầu tiên là xây dựng kế hoạch giảng
dạy, xây dựng thời khóa biểu. Kế hoạch giảng dạy
69KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
xây dựng hợp lý sẽ tạo sự chủ động rất lớn cho
toàn bộ Bộ môn, bố trí giờ dạy và bố trí các hoạt
động khác bên cạnh giờ dạy. Việc xây dựng kế
hoạch này đòi hỏi kinh nghiệm cũng như sự học
hỏi từ các đơn vị bạn, trong nước và ngoài nước.
Nhiệm vụ thứ hai là lựa chọn và phân công cán
bộ giảng dạy của môn học. Ở đây cần một cách
nhìn chiến lược của người quản lý Bộ môn sao
cho trong từng môn học tận dụng được tối ưu
của khả năng chuyên môn của đội ngũ đồng
thời tạo cơ chế để những người đi trước dìu dắt
những người đi sau, những người giỏi, có kinh
nghiệm giảng dạy chia sẻ được với những người
yếu hơn
Nhiệm vụ thứ ba là tổ chức sinh hoạt thường kỳ.
Nhiệm vụ này có thể được coi là nhiệm vụ trọng
tâm của hoạt động chuyên môn Bộ môn. Trong
quá trình đào tạo của mình, không phải ai cũng
có được khả năng chuyên môn ngang bằng nhau.
Trong quá trình giảng dạy, không phải ai cũng
nhận được những kết quả tốt đẹp như nhau. Vì
vậy, sinh hoạt chuyên môn thường xuyên là giải
pháp bắt buộc để khỏa lấp những thiếu hụt này.
Cần có một quy trình tổ chức chặt chẽ, từ việc
lên kế hoạch ngay từ đầu năm, xác định điểm
mấu chốt, chủ đề chính của từng buổi sinh hoạt
dựa trên thực tiễn và nhu cầu, đến việc tổ chức cụ
thể một buổi sinh hoạt chuyên môn, nghiêm túc,
dân chủ và đồng lòng, hướng đến điều tốt đẹp
cho từng cá nhân và bộ môn.
Nhiệm vụ thứ tư là tổ chức quan sát đồng nghiệp
và cùng nhau hỗ trợ đồng nghiệp. Quy trình này
hiện nay có nhiều mô hình khác nhau, tuy nhiên,
việc chuẩn bị kĩ càng và cùng nhau chia sẻ rút
kinh nghiệm là hết sức cần thiết, quan trọng hơn
cả việc thực hiện ở trên lớp. Đồng nghiệp bàn
bạc, lựa chọn vấn đề để thực hành quan sát, làm
những bản nhận xét tỉ mỉ trước khi thực hiện ở
trên lớp, phân vai và nhiệm vụ cụ thể ghi hình,
quan sát, điền bảng, rồi thảo luận sau tiết dạy sẽ
mang lại những hiệu quả to lớn.
Nhiệm vụ thứ năm là phân công cán bộ Bộ
môn thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động
khác của Khoa, của Trường. Bộ môn là một mắt
xích chuyên môn nằm trong tổng thể của một
Khoa và một Trường, cần tham gia vào các hoạt
động khác ngoài chuyên môn của Khoa và của
Trường. Nhiệm vụ này đôi khi bị lãnh đạo các bộ
môn lơ là, coi đó không phải công việc của bộ
môn. Thực ra phải hiểu rằng các hoạt động này
mang lại sự phát triển toàn diện hơn cho từng cá
nhân và cho cả bộ môn, cho mối quan hệ công
tác, mối quan hệ lẫn nhau và góp phần xây dựng
uy tín của bộ môn trong Khoa và trong Trường.
Nhiệm vụ thứ sáu là quan hệ với lãnh đạo Khoa
và lãnh đạo nhà trường. Mối quan hệ khăng khít,
cảm thông lẫn nhau hỗ trợ rất nhiều cho việc
đi đúng hướng của Bộ môn, mặt khác tạo điều
kiện cho Bộ môn phát triển, hỗ trợ được Khoa và
Trường trong các nhiệm vụ khác, phát huy thế
mạnh của thành viên trong Bộ môn. Tìm sự hiểu
biết và đồng thuận cao với lãnh đạo các cấp là
một phẩm chất không thể thiếu được của lãnh
đạo Bộ môn.
Nhiệm vụ thứ bảy là hợp tác với bên ngoài Bộ
môn. Bộ môn là hạt nhân hoạt động nghiên cứu
khoa học rất cần có mối quan hệ chuyên môn
với các đơn vị khác trong và ngoài khoa, trong và
ngoài trường, thậm chí trong và ngoài nước để
hợp tác, liên kết phát triển chuyên môn của mình.
Việc mở rộng hợp tác với bên ngoài Bộ môn
không chỉ nhằm mục đích phát triển chuyên môn
thuần túy mà những hợp đồng liên kết nghiên
cứu khoa học có thể mang lại những yếu tố kinh
tế khác cho các giảng viên và cho Bộ môn.
Hoạt động nghiên cứu khoa học
Chúng ta vừa đề cập đến một trong hai nhiệm
vụ chính của Bộ môn và của các giảng viên, đó là
nhiệm vụ giảng dạy. Tuy nhiên sự khác biệt cơ bản
giữa giáo viên phổ thông và giảng viên đại học
đó là hoạt động nghiên cứu khoa học. Hoạt động
nghiên cứu khoa học có thể nói là thước đo uy tín
và triển vọng phát triển của một Bộ môn, chúng
ta cũng có thể nêu lên ở đây bảy nhiệm vụ chính.
Nhiệm vụ đầu tiên là xây dựng nề nếp và duy trì
hoạt động học thuật của Bộ môn. Đó không chỉ
là các buổi nghe thuyết trình seminar mà còn là
các buổi trao đổi học thuật bình thường giữa các
thành viên của Bộ môn, chia sẻ cùng nhau nội
70 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
dung một cuốn sách mới đọc, tranh luận một
quan điểm khoa học hay phản biện một công
trình. Điều quan trọng nhất là xác định chủ đề và
lên kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cho từng buổi,
và duy trì hoạt động này để nó trở thành đều đặn.
Nhiệm vụ thứ hai mang tính chiến lược hơn, đó
là tổ chức thảo luận để xác định phương hướng
phát triển khoa học của Bộ môn, xác định nội
dung trọng tâm của các chương trình nghiên
cứu, lộ trình các giải pháp thực hiện thành công
các chương trình nghiên cứu này. Không phải bao
giờ đây cũng là một công việc dễ dàng, nó đòi
hỏi sự đầu tư trí tuệ của cả một tập thể, suy xét về
mặt lí luận và về mặt thực tiễn để có một hướng
đi đúng đắn lâu dài.
Nhiệm vụ thứ ba là tổ chức xây dựng các nhóm
nghiên cứu mạnh, tập trung nguồn lực, kết nối ý
tưởng, tạo điều kiện cũng như động lực mạnh mẽ
để phát triển các đề tài tầm cỡ, góp phần làm sáng
tỏ lý luận và đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn.
Sự đầu tư dành cho phần lý thuyết nhiều hơn hay
phần thực tiễn nhiều hơn luôn là mối quan tâm
thường trực của các nhóm nghiên cứu mạnh. Chỉ
có xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn dạy
và học sinh động thì chúng ta mới được những
đầu bài xác đáng mà kết quả nghiên cứu sẽ mang
lại những đóng góp rất đáng trân trọng,
Nhiệm vụ thứ tư là tạo điều kiện và khuyến khích
thành viên trong Bộ môn viết các bài báo, các
báo cáo khoa học. Những nỗ lực này rất quan
trọng để tạo thói quen tổng kết những suy nghĩ
của mình và mạnh dạn công bố các kết quả
nghiên cứu. Một Bộ môn mạnh là một Bộ môn
mà số lượng các công bố khoa học được đăng tải
trên các ấn phẩm ngày càng có tiếng tăm và với
số lượng ngày một nhiều hơn.
Nhiệm vụ thứ năm là tổ chức hội nghị khoa học
Bộ môn, hoặc liên kết với các đơn vị bạn tổ chức
hội nghị, hội thảo khoa học chung, lựa chọn các
báo cáo khoa học chất lượng nhất tham gia các
hội nghị khoa học cấp cao hơn. Mọi thành viên
trong Bộ môn hàng năm đều phải có báo cáo để
tham gia Hội nghị khoa học cấp Bộ môn, đó là
một chỉ số bắt buộc.
- Nhiệm vụ thứ sáu là thường xuyên thâm nhập
thực tế, tổ chức tham quan nghiên cứu thực
tiễn để rút ra được từ thực tiễn đó những đề tài
nghiên cưu phù hợp nhất, cập nhật nhất, những
hợp đồng khoa học thuyết phục nhất.
Nhiệm vụ thứ bảy là hướng dẫn nghiên cứu khoa
học sinh viên. Bên cạnh việc hướng dẫn các niên
luận, khóa luận của sinh viên trong chương trình
học, các giảng viên còn có thể hướng dẫn và hỗ
trợ các em trong hoạt động tập sự làm khoa học,
thành lập các câu lạc bộ khoa học cho các em
tham gia các công trình nghiên cứu của mình,
thành lập các nhóm nghiên cứu trẻ trong sinh
viên, giúp sinh viên hoàn thiện và công bố các
nghiên cứu của mình.
Trên đây chúng tôi đã trình bày bảy nhiệm vụ
chính trong giảng dạy về mặt chuyên môn, bảy
nhiệm vụ chính trong quản lý chuyên môn và bảy
nhiệm vụ chính trong công tác nghiên cứu khoa
học của Bộ môn.
Để phát triển Bộ môn, vai trò của trưởng Bộ
môn hay còn gọi là Chủ nhiệm Bộ môn rất lớn,
đóng vai trò rất quan trọng, thậm chí là quyết
định trong việc ổn định và phát triển Bộ môn nói
chung và các nguồn lực của Bộ môn nói riêng.
Nhìn một cách tổng quan, Trưởng Bộ môn cũng
có bảy nhiệm vụ chính sau đây:
Nhiệm vụ đầu tiên là việc nhìn nhận con người!
Việc đánh giá đúng nguồn lực của Bộ môn, điểm
mạnh và hạn chế của từng con người trong Bộ
môn đòi hỏi một con mắt “ tinh tường”, công tâm
của trưởng Bộ môn. Có như vậy mới vừa phát huy
được cao nhất tiềm năng, năng lực của từng cá
nhân, cũng như giữ được sự đoàn kết, đồng tâm
hợp lực, giữ được hòa khí chung của Bộ môn.
Nhiệm vụ thứ hai đòi hỏi Trưởng Bộ môn sau khi
tham khảo sâu rộng ý kiến của các thành viên,
phải quyết định về chiến lược phát triển chuyên
môn của Bộ môn, các chương trình nghiên cứu
khoa học, các hướng hợp tác, liên kết trong giảng
dạy và nghiên cứu khoa học của Bộ môn.
Nhiệm vụ thứ ba là xây dựng kế hoạch năm cho
Bộ môn, cả về mặt giảng dạy và về mặt nghiên
71KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
cứu khoa học. Một kế hoạch rõ ràng, mạch lạc,
hợp lý ngay từ đâu sẽ tạo điều kiện thuận lợi để
các thành viên Bộ môn chủ động thực hiện kế
hoạch này với hiệu quả cao nhất.
Nhiệm vụ thứ tư là định hướng và phát triển mối
quan hệ hợp tác với các tổ chức, cá nhân, các
nguồn lực khoa học khác trong và ngoài trường.
Nhiệm vụ thứ năm là quán xuyến hoạt động
của Bộ môn. Muốn như vậy, Trưởng Bộ môn một
mặt cần xây dựng những quy định, nề nếp làm
việc của Bộ môn, mặt khác cần quan tâm hiểu rõ
hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng, những mong
muốn chính đáng của các thành viên Bộ môn để
có những ứng xử hợp tình hợp lý, thuyết phục
lòng người.
Nhiệm vụ thứ sáu là làm cầu nối giữa cán bộ
trong Bộ môn với Khoa và Trường. Phản ánh được
tâm tư nguyện vọng của Bộ môn, ý chí của tập
thể Bộ môn với tổ chức cấp trên sẽ tạo những cơ
hội phát triển đầy đủ, toàn diện của Bộ môn, mặt
khác góp phần đóng góp trí tuệ của Bộ môn với
Khoa và Trường.
Nhiệm vụ thứ bảy là thực hiện các nhiệm vụ khác
mà Khoa và Trường giao cho cá nhân Trưởng bộ
môn theo chức trách.
Như đã nói ở trên, Bộ môn là tế bào chuyên môn
quan trọng nhất trong một trường cao đẳng-đại
học. Xây dựng uy tín chuyên môn, tổ chức nghiên
cứu khoa học và vận dụng nguồn lực hợp lý trong
công tác tổ chức Bộ môn luôn đặt ra cho Trưởng
các Bộ môn và các thành viên của Bộ môn những
nhiệm vụ không hề dễ dàng. Chỉ có trên cơ sở nắm
vững những quy định hiện hành, những nguyên
tắc làm việc được thống nhất trước, trên tinh
thần hợp tác cùng nhìn về một hướng để phát
triển, đồng thời phát huy tiềm năng của từng cá
nhân, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm,
dám chịu trách nhiệm, một Bộ môn mới có thể
vững vàng đi tới, thực hiện tốt cả hai nhiệm vụ
tổ chức giảng dạy và hoạt động nghiên cứu khoa
học, vừa tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển
của từng thành viên trong Bộ môn, vừa đóng góp
xứng đáng vào sự nghiệp chung xây dựng Khoa
và Trường vững mạnh./.
REFORMS IN MANAGING AND DEVELOPING
A PROFESSIONAL SECTION OF A TERTIARY
EDUCATION INSTITUTION
Abstract: Subject management sections of a
university in implemting its educational and
training missions. Active and effective professional
operations of subject management sections
contribute significantly to improving the quality
of the university’s task implementation, meeting
the requirements for its education and training
renovation. This article discusses the professional
roles and duties of subject management sections
in conducting teaching and scientific research
activities. It also defines the role of the head of
a ubject management section in stabilizing and
developing its staff’s expertise and resources.
Keywords: department, teaching, specific
activities, scientific research, mission, role.
Ngày nhận: 07/7/2016
Ngày phản biện: 18/7/2016
Ngày duyệt đăng: 20/7/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13_2881_2137198.pdf