Đổi mới công tác quản lí sinh viên trường Đại học Lao động - Xã hội - thực trạng và giải pháp

Tài liệu Đổi mới công tác quản lí sinh viên trường Đại học Lao động - Xã hội - thực trạng và giải pháp: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 122-127 122 Email: nguyencuongulsa@gmail.com ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Nguyễn Kiên Cường, Trường Đại học Lao động - Xã hội Ngày nhận bài: 12/5/2019; ngày chỉnh sửa: 20/6/2019; ngày duyệt đăng: 27/6/2019. Abstract: Stemming from the requirements, tasks and practices of student management when the university transforms the model of training from yearbooks to credits, in order to improve the effectiveness of student management in the new situation, the article proposes some solutions to innovate student management at the University of Labour and Social Affairs. Keywords: Innovation, management, students, situation, solution. 1. Mở đầu Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) của mỗi quốc gia đóng vai trò then chốt, trọng yếu trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. GD-Đ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới công tác quản lí sinh viên trường Đại học Lao động - Xã hội - thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 122-127 122 Email: nguyencuongulsa@gmail.com ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Nguyễn Kiên Cường, Trường Đại học Lao động - Xã hội Ngày nhận bài: 12/5/2019; ngày chỉnh sửa: 20/6/2019; ngày duyệt đăng: 27/6/2019. Abstract: Stemming from the requirements, tasks and practices of student management when the university transforms the model of training from yearbooks to credits, in order to improve the effectiveness of student management in the new situation, the article proposes some solutions to innovate student management at the University of Labour and Social Affairs. Keywords: Innovation, management, students, situation, solution. 1. Mở đầu Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) của mỗi quốc gia đóng vai trò then chốt, trọng yếu trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. GD-ĐT cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của CNH, HĐH. Nhận thức được tầm quan trọng của sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ yêu cầu của ngành và đất nước, Trường Đại học Lao động - Xã hội đã không ngừng cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy để đáp ứng yêu cầu công tác kiểm định chất lượng giáo dục, chuyển đổi mô hình đào tạo từ niên chế sang tín chỉ. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi mô hình đào tạo đã gặp phải nhiều khó khăn, thách thức trong công tác quản lí (QL), đặc biệt là công tác QL sinh viên (SV). Nhiều quy định về công tác SV đã được sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Song, trong quá trình đào tạo đã đặt ra nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh liên quan đến QL SV như: tính chủ động lựa chọn phương thức học tập, mô hình lớp tín chỉ, cách tính điểm kết quả rèn luyện... Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ và thực tiễn công tác QL SV khi trường chuyển đổi mô hình đào tạo từ niên chế sang tín chỉ, nâng cao hiệu quả công tác QL SV trong tình hình mới, bài viết đề xuất một số giải pháp đổi mới công tác QL SV Trường Đại học Lao động - Xã hội. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng công tác quản lí sinh viên Trường Đại học Lao động - Xã hội Trường Đại học Lao động - Xã hội là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoạt động trong lĩnh vực GD-ĐT, với sứ mệnh là cơ sở giáo dục đại học công lập duy nhất của ngành lao động thương binh xã hội trong đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao theo định hướng ứng dụng với thế mạnh là các ngành Quản trị nhân lực, Công tác xã hội, Bảo hiểm, kế toán, Quản trị kinh doanh; là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, lao động, xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, đất nước và hội nhập quốc tế. Và tầm nhìn đến năm 2030, Trường Đại học Lao động - Xã hội trở thành trường đại học hàng đầu Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao thuộc lĩnh vực lao động - xã hội có kĩ năng nghề nghiệp thành thạo, năng động, sáng tạo trong công việc, đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực, trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế có uy tín trong khu vực ASEAN. Công tác QL SV của Trường trong thời gian qua đã đạt được kết quả tốt trên các mặt công tác: lập trường, tư tưởng SV ổn định, vững vàng; trật tự an ninh trong nhà trường được đảm bảo tốt, SV hăng say trong học tập, tích cực trong rèn luyện và nhiệt tình tham gia các hoạt động phong trào. Tỉ lệ SV tốt nghiệp ra trường có việc làm ngày càng cao và đã có nhiều tấm gương điển hình tiên tiến qua các hoạt động phong trào được Trung ương Đoàn, Thành đoàn Hà Nội tặng giấy khen, bằng khen. Có được kết quả trên là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu (BGH) Nhà trường, sự đồng thuận trong cán bộ giảng viên, SV toàn trường; sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả giữa các phòng, ban chức năng trong Nhà trường, giữa Nhà trường với các cấp chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể trong việc tổ chức, triển khai và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Quy chế của Bộ GD-ĐT cũng như quy định của địa phương. Tuy nhiên, công tác SV của Trường còn có hạn chế như: Tỉ lệ SV đạt danh hiệu SV xuất sắc hàng năm so với tổng SV toàn trường còn thấp, tỉ lệ SV xếp loại rèn luyện xuất sắc còn hạn chế (xem bảng 1, bảng 2, bảng 3, trang bên). Trong thực tế, công tác nắm bắt tình hình tư tưởng và dư luận trong SV có lúc chưa kịp thời, một số SV chưa xác định đúng động cơ, thái độ học tập và chưa thực sự yên tâm với ngành nghề lựa chọn. Vẫn còn SV vi phạm VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 122-127 123 quy chế thi cử, nội quy của địa phương, của Nhà trường. Tỉ lệ SV tham gia nghiên cứu khoa học trong tổng số SV còn thấp, công tác tư vấn việc làm, tư vấn nghề nghiệp, tư vấn sức khỏe, tình bạn, tình yêu, phòng chống HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản cho SV còn hạn chế. 2.2. Đánh giá chung về công tác quản lí sinh viên Trường Đại học Lao động - Xã hội 2.2.1. Ưu điểm - Đảng uỷ, BGH Nhà trường luôn quan tâm, coi trọng công tác QL SV. Công việc này đã được đưa vào nội dung của kế hoạch năm học. BGH Nhà trường đã phân công 01 Phó Hiệu trưởng phụ trách và trực tiếp chỉ đạo công tác QL SV. - Việc phổ biến, quán triệt những quy định về công tác SV được tiến hành thường xuyên và liên tục. Nhờ vậy, cán bộ và giảng viên của Nhà trường, đặc biệt là những cán bộ, giảng viên làm cố vấn học tập trực tiếp tham gia QL SV thấy được tầm quan trọng của công tác QL SV nên ngày càng nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác. Bên cạnh đó, SV của Trường được phổ biến và quán triệt những quy định về QL SV nên có ý thức thực hiện tốt các quy định này. - Công tác QL SV được thực hiện theo đúng quy chế. Đội ngũ cán bộ QL của trường có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề. Đảng uỷ, BGH Nhà trường rất quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới, hoàn thiện cơ chế QL nói chung và công tác QL SV nói riêng trong Nhà trường. - Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho SV đã được quan tâm. Nhà trường đã tổ chức cho SV tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tri ân, về nguồn, thực hiện nghiêm túc quy chế của Bộ GD-ĐT về việc giảng dạy các môn học về lí luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh. Sự phối hợp giữa các phòng, khoa, trung tâm trực thuộc, các tổ chức đoàn thể hết sức chặt chẽ trong QL SV. Tuần sinh hoạt công dân học sinh SV được triển khai bài bản, khoa học với nội dung phong phú, đáp ứng yêu cầu của Bộ GD-ĐT. Việc phát động các phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học, phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao được triển khai thường xuyên, hiệu quả. - Công tác QL hoạt động học tập và rèn luyện của SV được thực hiện theo đúng chương trình, kế hoạch đã định Bảng 1. Danh hiệu thi đua khen thưởng của SV qua các năm Nội dung Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Danh hiệu SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) Xuất sắc 21 0,25 37 0,35 38 0,36 Giỏi 1750 20,5 1795 16,9 1586 15,0 Khá 1942 22,8 980 9,2 411 3,9 Bảng 2. Xếp loại kết quả rèn luyện của SV qua các năm Nội dung Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Kết quả rèn luyện SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) Xuất sắc 286 3,3 91 0,8 89 0,84 Giỏi 6363 74,8 4782 45,2 5228 49,2 Khá 1664 19,5 5434 51,4 5122 48,2 Trung bình 204 2,3 280 2,6 151 1,4 Yếu 01 0,01 0 34 0,36 Kém 0 0 0 0 8,518 10,587 10,536 Bảng 3. Thống kê số lượng SV bị kỉ luật qua các năm Hình thức kỉ luật Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Khiển trách 1 0 0 Cảnh cáo 0 3 0 Đình chỉ học tập có thời hạn 0 10 3 Buộc thôi học 0 0 0 (Nguồn số liệu 3 bảng trên: Báo cáo tổng kết năm học 2015-2016; 2016-2017; 2017-2018) VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 122-127 124 và quy chế, quy định hiện hành. Việc xét học lực cho SV hàng kì được thực hiện công khai, minh bạch. - Công tác tổ chức hành chính trong QL SV đã được Nhà trường tổ chức tương đối tốt, thực hiện đúng, đầy đủ các chế độ chính sách của Nhà nước quy định đối với SV về miễn giảm học phí, học bổng, trợ cấp xã hội, vay tín dụng ngân hàng. - Nhà trường thường xuyên biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân SV đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện, hoạt động phong trào và nghiên cứu khoa học; Xử lí kỉ luật kịp thời đối với SV vi phạm nội quy, quy chế. - Nhà trường đã xác lập được mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương nơi SV cư trú, đặc biệt là với cảnh sát khu vực, vì vậy đã tạo được sự phối hợp tương đối tốt với chính quyền địa phương trong việc QL SV ngoại trú tại các địa bàn SV thuê trọ. 2.2.2. Hạn chế - Đa số cán bộ, giảng viên có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác QL SV, song một bộ phận nhỏ cán bộ, giảng viên còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác này. Kinh phí đầu tư cho hoạt động của đội ngũ cán bộ, giảng viên làm công tác QL SV còn hạn hẹp; trang thiết bị phục vụ công tác QL SV còn thiếu thốn. - Nhà trường đã cụ thể hóa các văn bản của Bộ GD- ĐT về công tác QL SV, tuy nhiên, chưa xây dựng được các kế hoạch sát tình hình thực tế với tính chất đặc thù của SV trong trường. - Phòng Công tác SV còn thiếu nhân lực. Đội ngũ cán bộ làm công tác QL SV và đội ngũ cố vấn học tập chưa được tập huấn, trao đổi kinh nghiệm thường xuyên với các trường đại học trong nước và quốc tế, nên nghiệp vụ QL SV có phần còn hạn chế. - Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho SV vẫn còn mang tính hình thức. Việc học tập giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin còn chưa thực sự có hiệu quả, chưa tạo được sự hào hứng cho SV khi học các môn này. - Sự phối hợp giữa các phòng chức năng, các khoa chuyên ngành, tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội SV trong công tác QL SV đôi khi còn chưa kịp thời. Thông tin hai chiều giữa Nhà trường với địa phương và giữa địa phương với Nhà trường trong việc cung cấp tình hình SV vi phạm nội quy, quy định có lúc, có nơi vẫn chưa thông suốt. - Công tác tư vấn việc làm cho SV còn hạn chế, như: số lượt SV được tư vấn, tập huấn kĩ năng tìm việc còn thấp; việc phối hợp giữa Nhà trường và các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng chưa thường xuyên, chưa hiệu quả. - Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng và dư luận trong SV có lúc chưa kịp thời. Một số SV chưa xác định đúng động cơ và thái độ học tập và chưa thực sự yên tâm với ngành nghề lựa chọn; vẫn còn SV vi phạm quy chế thi cử, nội quy của địa phương, của Nhà trường. Tỉ lệ SV tham gia nghiên cứu khoa học trong tổng số SV còn thấp. Công tác tư vấn sức khỏe, tình bạn, tình yêu, phòng chống HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản cho SV còn hạn chế. 2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế Những hạn chế trong công tác QL SV của Trường là do một số nguyên nhân sau: - Trước hết là do số lượng SV của trường khá đông (gần 11.000 SV), đội ngũ cán bộ làm công tác QL SV lại thiếu, kinh nghiệm còn hạn chế. Mặt khác, Nhà trường có hơn 90% SV ở ngoại trú, cư trú trên nhiều địa bàn rộng, phức tạp, thường xuyên thay đổi chỗ ở, khiến cho công tác phối hợp QL SV của trường gặp rất nhiều khó khăn. - Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho SV mới chỉ dừng lại ở những nội dung theo phương pháp truyền thống, nhiều lúc mang nặng tính hình thức, chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, chưa đi vào chiều sâu. - Chưa có những biện pháp phù hợp để tăng cường QL hoạt động học tập và rèn luyện cũng như việc tham gia các hoạt động ngoại khóa của SV. - Chưa khai thác triệt để việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác QL SV, chính vì vậy, chưa có được sự đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác này. - Cán bộ làm công tác QL SV chưa được thường xuyên bồi dưỡng, chưa được học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác QL SV với các trường trong và ngoài nước. 2.3. Giải pháp đổi mới công tác quản lí sinh viên Trường Đại học Lao động - Xã hội 2.3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên về tầm quan trọng của công tác quản lí sinh viên - Công tác SV là nhiệm vụ quan trọng của Nhà trường, để thực hiện tốt, đòi hỏi lãnh đạo Nhà trường đến các phòng, ban chức năng, các khoa chuyên ngành, các trung tâm trực thuộc, các tổ chức đoàn thể trong trường và đội ngũ cán bộ, giảng viên phải có nhận thức sâu sắc, đầy đủ về tầm quan trọng của công tác này, do đó, Phòng Công tác SV cần phối hợp với Phòng Tổ chức - Hành chính - Tổng hợp, các khoa chuyên ngành có nhiều biện pháp tham mưu cho BGH Nhà trường tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, các hội nghị chuyên đề về công tác VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 122-127 125 SV. Một mặt, nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, mặt khác, cùng tìm ra các giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động QL SV. - Nhà trường tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản, kế hoạch về công tác SV, tổ chức những buổi sinh hoạt chính trị để cán bộ giảng viên nắm bắt được tình hình KT-XH; tình hình biển đảo; tình hình chính trị trong nước và quốc tế, đặc biệt là các báo cáo về chiến lược phát triển ngành, chiến lược phát triển Trường để cán bộ, giảng viên nắm bắt và nhận thức về sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược phát triển GD-ĐT của ngành và của Nhà trường. - Hàng năm, tổ chức phổ biến cho cán bộ, giảng viên các nhiệm vụ trọng tâm về công tác QL SV, tổ chức các hoạt động giao lưu, tham quan học tập, hội nghị chuyên đề, các hoạt động ngoài giờ lên lớp đối với đội ngũ cố vấn học tập và cán bộ làm công tác SV để mọi người thấy được tầm quan trọng của công tác này và cùng nhau cam kết thực hiện. - Phòng Công tác SV tăng cường trao đổi kinh nghiệm về tầm quan trọng của công tác QL SV qua các bài viết, tham luận đăng trên trang tin điện tử của Trường để nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên về công tác QL SV. 2.3.2. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lí sinh viên - Với đội ngũ cán bộ, giảng viên, chuyên viên tham gia QL SV hiện tại, Nhà trường cần tiếp tục có chương trình, kế hoạch bồi dưỡng về công tác QL SV thông qua việc cử đi dự các hội nghị tập huấn, học hỏi kinh nghiệm. - Phòng Công tác SV phải tham mưu cho lãnh đạo Nhà trường đề ra những yêu cầu và năng lực cần có của cán bộ QL SV, đội ngũ giảng viên tham gia cố vấn học tập - Bản thân các cán bộ, giảng viên, chuyên viên làm công tác này cần tiếp tục nâng cao năng lực QL SV thông qua việc tự học tập nâng cao trình độ, nâng cao trình độ lí luận để nhận biết, phân tích, tổng hợp và xử lí linh hoạt, có hiệu quả các tình huống xảy ra trong quá trình QL SV. 2.3.3. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên Giáo dục chính trị tư tưởng cho SV là hoạt động quan trọng, nhằm chuyển hoá những chuẩn mực, giá trị tư tưởng, chính trị, đạo đức và pháp luật thành những phẩm chất giá trị của cá nhân SV. Trước những thay đổi lớn của xã hội, việc tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho SV lại càng có ý nghĩa sâu sắc và hết sức quan trọng. Để tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho SV, Nhà trường cần thực hiện các nội dung sau: - Tổ chức tốt tuần sinh hoạt công dân đầu khoá học, cuối khoá học, đầu năm học cho tất cả các lớp SV, làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho SV. Duy trì và tăng cường công tác QL SV, xây dựng kỉ cương nền nếp ở từng lớp học, giữ gìn trật tự an ninh, xây dựng môi trường lành mạnh trong Nhà trường. - Tiếp tục triển khai toàn diện các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, đẩy mạnh hoạt động mùa thi nghiêm túc, chất lượng. - Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 50/2007/QĐ-BGDĐT ngày 29/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, SV trong các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; Thông tư số 10/2016/TT- BGDĐT ngày 05/4/2016 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế công tác SV đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy, tạo phong trào thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. - Thông qua các hình thức sinh hoạt chuyên đề, hội thảo, thi tìm hiểu, viết bài, tọa đàm để truyền đạt các Nghị quyết của Đảng, Đoàn, Hội đến SV một cách cụ thể, dễ hiểu, từ đó giúp SV xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, có thái độ đúng đắn trong học tập, rèn luyện và thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự. - Tổ chức các hoạt động kí cam kết thực hiện cuộc vận động “Hai không”, cam kết thực hiện Luật Giao thông đường bộ, cam kết phòng chống tệ nạn xã hội, ma tuý, tội phạm, định kì tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo Nhà trường với SV khoá mới. - Phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội SV tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao chào đón tân SV và nắm bắt tình hình diễn biến tư tưởng trong SV thông qua tổ thăm dò dư luận SV. - Thông qua tổ chức Đoàn Thanh niên và Hội SV để phát động các phong trào như: Phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai, ủng hộ SV nghèo, giúp đỡ Bà mẹ Việt Nam anh hùng, phong trào Ánh sáng văn hoá hè, phong trào Thanh niên SV tình nguyện; tổ chức đi thăm bảo tàng, di tích lịch sử, làm vệ sinh môi trường, giao lưu văn nghệ, thể thao với các trường, giao lưu quốc tế. Tổ chức Đoàn Thanh niên và Hội SV phải có sự kết hợp hài hoà, không chồng chéo, không phô trương hình thức, đảm bảo các phong trào hoạt động theo đúng ý nghĩa và mục đích. Các phong trào này sẽ tác động tích cực đến đời sống tình cảm, tinh thần VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 122-127 126 của SV; giáo dục cho SV ý thức cộng đồng, tính nhân văn, sự cảm thông sâu sắc với đời sống khó khăn của đồng bào ở những nơi SV đến tình nguyện. Qua phong trào, SV sẽ trưởng thành lên trong nhận thức, trong tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu “Học tập vì ngày mai lập nghiệp”. 2.3.4. Tăng cường công tác thi đua khen thưởng, kỉ luật, đảm bảo quyền lợi về chính sách của Nhà nước đối với sinh viên Công tác thi đua khen thưởng đối với cá nhân và tập thể lớp SV có thành tích cần biểu dương kịp thời, xử lí kỉ luật nghiêm túc, đúng quy định đối với SV có hành vi vi phạm nội quy, quy chế. - Tăng quy mô quỹ khen thưởng và thực hiện xã hội hóa các loại hình quỹ khen thưởng để làm phong phú, đa dạng các hình thức khen thưởng đối với SV như: khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích học tập giỏi, xuất sắc, có thành tích đặc biệt xuất sắc trong các phong trào thi đua học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, dũng cảm cứu người bị nạn, dũng cảm bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao - Kỉ luật cá nhân có hành vi vi phạm nội quy, quy chế theo đúng quy định, trình tự. Thủ tục xử lí kỉ luật cần thực hiện công khai, minh bạch, kịp thời, nghiêm minh, chính xác, vừa đảm bảo tính răn đe, vừa đảm bảo tính giáo dục. - Tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời, công khai, minh bạch các chế độ chính sách của Nhà nước đối với SV như: miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, học bổng khuyến khích học tập, trợ cấp xã hội, học bổng chính sách, trợ cấp đột xuất cho SV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, xác nhận cho SV vay vốn tín dụng 2.3.5. Tăng cường phối hợp trong công tác quản lí sinh viên ngoại trú Với đặc thù hơn 90% SV của trường ở ngoại trú, công tác QL SV ngoại trú luôn là một hoạt động QL rất phức tạp, đa dạng, đòi hỏi phải có sự phối hợp của các lực lượng, tổ chức trong và ngoài Nhà trường. Công tác phối hợp giữa các phòng, khoa và các đơn vị liên quan phải đảm bảo sự thống nhất, thông suốt giữa các bộ phận, các cá nhân trong hoạt động QL SV. Làm tốt công tác phối hợp này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác QL SV và chất lượng đào tạo của Nhà trường. Trên cơ sở quy chế công tác sinh viên ngoại trú trong các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp của Bộ GD-ĐT, Phòng Công tác SV chủ trì soạn thảo nội dung kế hoạch, tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau đây: - Xây dựng cơ sở dữ liệu về SV ngoại trú. Dữ liệu này cần được cập nhật thường xuyên tùy tình hình biến động của SV (SV mới vào trường và SV ra trường, SV chuyển trường). Bên cạnh đó, công tác phân tích, xử lí dữ liệu cũng phải được chú trọng. - Phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho SV, đặc biệt chú trọng đến công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. - Tổ chức phối hợp tổ dân phố và chủ nhà trọ - nơi SV thuê trọ, kiểm tra định kì, kiểm tra đột xuất về việc thực hiện các quy định của Nhà trường và của địa phương trong việc QL, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện quy định trong học tập và rèn luyện của SV, nắm bắt kịp thời diễn biến về tâm tư, tình cảm, tư tưởng, nguyện vọng của SV. - Phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội SV thành lập các câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm tổ chức các hoạt động sinh hoạt định kì, tạo sân chơi lành mạnh cho SV tham gia hoạt động. 3.2.6. Đẩy mạnh công tác tư vấn việc làm cho sinh viên, tăng cường gắn kết hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của sinh viên với thực tiễn cuộc sống - Nhà trường cần tăng cường nhân lực phụ trách công tác tư vấn việc làm cho SV, đẩy mạnh công tác tư vấn, hướng nghiệp cho SV ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, phối hợp với các trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ quan, doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng, các chuyên gia về phổ biến kinh nghiệm xin việc hoặc trang bị kĩ năng xin việc làm cho SV. - Nhà trường thường xuyên cập nhật các thư tuyển dụng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về tuyển dụng lao động, trên cơ sở thư tuyển dụng, Nhà trường thông tin tới SV bằng nhiều kênh, tạo điều kiện cho SV có nhiều cơ hội được tham gia phỏng vấn, tìm việc làm. - Nhà trường cần thành lập trung tâm tư vấn việc làm và quan hệ doanh nghiệp trực thuộc Phòng Công tác SV, đầu tư cơ sở vật chất và nguồn lực cho bộ phận làm công tác này. - Nhà trường cần ban hành quy chế nghiên cứu khoa học trong SV, tăng cường giao đề tài và có chế độ hỗ trợ kinh phí để SV thực hiện đề tài. 3. Kết luận Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; từ sự lãnh đạo của Đảng, sự QL của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở GD-ĐT và việc tham gia của gia đình, VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 122-127 127 cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về KT-XH của đất nước, đứng trước yêu cầu mới về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đắc lực cho xã hội, các trường đại học phải chú trọng, quan tâm đến công tác QL SV nhằm tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật cho SV trong thời kì mới. Đó cũng là nhiệm vụ chiến lược lâu dài để cải tiến công tác QL ở các trường đại học. Xuất phát từ các yêu cầu, nhiệm vụ của công tác QL SV trong tình hình mới, tác giả đề xuất một số giải pháp đổi mới công tác QL SV Trường Đại học Lao động - Xã hội. Tài liệu tham khảo [1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [2] Bộ GD-ĐT (2007). Quyết định số 50/2007/QĐ- BGDĐT ngày 29/8/2007 ban hành Quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên trong các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. [3] Bộ GD-ĐT (2008). Chỉ thị số 71/2008/CT-BGDĐT ngày 23/12/2008 về tăng cường phối hợp gia đình, Nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên. [4] Bộ GD-ĐT (2016). Thông tư số 10/2016/TT- BGDĐT, ngày 05/4/2016 về việc ban hành Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy. [5] Trường Đại học Lao động - Xã hội. Báo cáo tổng kết công tác sinh viên các năm học: 2015-2016; 2016-2017; 2017-2018. [6] Trường Đại học Lao động - Xã hội (2011). Kỉ yếu 50 năm thành lập 1961-2011. [7] Trường Đại học Lao động - Xã hội (2014). Quyết định số 122/QĐ-ĐHLĐXH ngày 17/01/2014 của Hiệu trưởng quy định Công tác sinh viên theo hệ thống tín chỉ. [8] Trường Đại học Lao động - Xã hội. Báo cáo tổng kết năm học 2015-2016; 2016-2017; 2017-2018. [9] Đỗ Hoàng Toàn (2000). Giáo trình khoa học quản lí. NXB Khoa học và Kĩ thuật. [10] Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (2001). Giáo dục học - Một số vấn đề về lí luận và thực tiễn. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC (Tiếp theo trang 99) 3. Kết luận Qua nghiên cứu lí luận về quản lí giáo dục, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng quản lí hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, phân tích, đánh giá thực trạng dạy học, tìm ra được các ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lí của hiệu trưởng; trên cơ sở đó, đề xuất 5 biện pháp quản lí hoạt động dạy học, nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tới. Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại tạo nên chỉnh thể thống nhất trong quá trình quản lí hoạt động dạy học ở các trường THPT; thực hiện đồng bộ, linh hoạt và sáng tạo các biện pháp đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tới. Tài liệu tham khảo [1] Võ Quang Phúc (1996). Mấy vấn đề cấp bách của lí luận dạy học. Trường Cán bộ quản lí Giáo dục và Đào tạo II, TP. Hồ Chí Minh. [2] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [3] Phan Trọng Ngọ (2005). Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. NXB Đại học Sư phạm. [4] Đỗ Thị Thanh Thuỷ (chủ biên) - Nguyễn Thành Vinh - Hà Thế Truyền - Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2017). Quản lí hoạt động dạy học trong trường phổ thông. NXB Giáo dục Việt Nam. [5] Lê Hoàng Hà (2011). Bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường trung học phổ thông. Tạp chí Giáo dục, số 271, tr 35-38. [6] Đinh Quang Thanh Bình 2018). Thực trạng quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 1 tháng 5, tr 82-89. [7] Trần Trung Dũng (2016). Quản lí hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Luận án tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Vinh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf23nguyen_kien_cuong_5981_2181749.pdf
Tài liệu liên quan