Đôi điều suy nghĩ về vai trò của nhà nước trong mối quan hệ với xã hội dân sự

Tài liệu Đôi điều suy nghĩ về vai trò của nhà nước trong mối quan hệ với xã hội dân sự: Xó hội học, số 4(104), 2008 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 12 ĐÔI ĐIềU SUY NGHĩ Về VAI TRò CủA NHà NƯớC TRONG MốI QUAN Hệ VớI Xã HộI DÂN Sự BùI ĐìNH THANH Đặt vấn đề Nhà nước và xã hội dân sự là những chủ đề được các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và hoạt động chính trị hết sức quan tâm từ nhiều thế kỷ đã qua, đặc biệt là từ thế kỷ ánh sáng với nhiều học thuyết, trong đó học thuyết của Marx từ giữa thế kỷ XIX đã để lại dấu ấn sâu đậm và vẫn là chủ đề tranh luận sôi nổi hiện nay trong nhiều hội nghị khoa học xã hội quốc tế. Sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ đã không còn tình trạng thế giới chia thành hai phe: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Toàn cầu hoá kinh tế thị trường là một hiện tượng mới trong đời sống chính trị - kinh tế - xã hội của thế giới đã được các nước xã hội hủ nghĩa trước đây nói trên chấp nhận. Một số nước xã hội chủ nghĩa còn tồn tại (Việt Nam, Trung Quốc....) cũng hội nhập kinh tế thị...

pdf9 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 857 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đôi điều suy nghĩ về vai trò của nhà nước trong mối quan hệ với xã hội dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xó hội học, số 4(104), 2008 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 12 ĐÔI ĐIềU SUY NGHĩ Về VAI TRò CủA NHà NƯớC TRONG MốI QUAN Hệ VớI Xã HộI DÂN Sự BùI ĐìNH THANH Đặt vấn đề Nhà nước và xã hội dân sự là những chủ đề được các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và hoạt động chính trị hết sức quan tâm từ nhiều thế kỷ đã qua, đặc biệt là từ thế kỷ ánh sáng với nhiều học thuyết, trong đó học thuyết của Marx từ giữa thế kỷ XIX đã để lại dấu ấn sâu đậm và vẫn là chủ đề tranh luận sôi nổi hiện nay trong nhiều hội nghị khoa học xã hội quốc tế. Sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ đã không còn tình trạng thế giới chia thành hai phe: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Toàn cầu hoá kinh tế thị trường là một hiện tượng mới trong đời sống chính trị - kinh tế - xã hội của thế giới đã được các nước xã hội hủ nghĩa trước đây nói trên chấp nhận. Một số nước xã hội chủ nghĩa còn tồn tại (Việt Nam, Trung Quốc....) cũng hội nhập kinh tế thị trường, nhưng vẫn giữ nguyên định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Sự biến chuyển to lớn đó đã đặt ra cho các nhà nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và chủ nghĩa Marx nói riêng những nội dung mới cần nghiên cứu vì một mô hình chủ nghĩa xã hội thất bại, không có nghĩa là những lý tưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học phù hợp với quy luật phát triển của xã hội loài người không còn sức sống4TP0F1P4T. Tại Đại hội Marx quốc tế ở Paris tháng 9-1995, nhà triết học Pháp Lucien Sève nói: “Để giải quyết vấn đề chủ nghĩa cộng sản ngày nay, chúng ta phải bắt đầu bằng việc đặt nó lại đúng chỗ của nó, nghĩa là làm lại công việc của Marx trên cơ sở của tình hình thế giới hiện đại. Thật là một vấn đề to lớn nhưng quan trọng biết báo đối với những người cộng sản”. Điều đáng chú ý là sự đổi mới chủ nghĩa cộng sản nằm ngay trong tư tưởng cơ bản nhất của Marx. Marx nói: “Chủ nghĩa cộng sản không phải là câu trả lời cho một sự mong muốn của con người (tức là một khái niệm duy tâm - không tưởng) mà là câu trả lời cho cho một sự vận động lịch sử hiện thực (khái niệm duy vật - phê phán)”. Trong khoảng hơn mười năm gần đây, đã xuất hiện những dấu hiệu chứng tỏ 1 Tài liệu Đại hội Marx Quốc tế, tháng 9-1995. Paris Bựi Đỡnh Thanh 13 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn những tư tưởng của chủ nghĩa Marx đang hồi phục biểu hiện trong những hội nghị quốc gia và quốc tế về chủ nghĩa Marx, những phong trào đấu tranh dân tộc và cách mạng theo xu hướng tư tưởng của chủ nghĩa Marx, đặc biệt là Mỹ Latinh (Venezuela, Brasil, Nicaragua...), phong trào đấu tranh có quy mô toàn cầu chống chủ nghĩa tư bản lũng đoạn thế giới, phong trào DavosP1F2P. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: mọi đường lối, chính sách của Đảng đều dựa trên cơ sở của chủ nghiã tư bản Mác - Lênin trên cơ sở thực tiễn của xã hội Việt Nam. Bài viết này nhằm góp một phần nhỏ vào sự nghiệp to lớn và quan trọng đó. * * * I. TRở LạI NHữNG QUAN ĐIểM CƠ BảN CủA MARX Về NHà NƯớC Và Xã Hội DÂN Sự 1. Ngày nay, trong thời đại chúng ta, cuộc khủng hoảng về Nhà nước là một hiện tượng trên toàn thế giới. Vì sao? Vì cấu trúc xã hội và những đòi hỏi của nhân dân ngày càng đa dạng, phức tạp trong sự biến đổi xã hội liên tục và hết sức nhanh chóng. Do đó, việc tổ chức điều hành xã hội, quản lý Nhà nước ngày càng khó. Tình hình đó khác xa với thời hơn 150 năm trước đây, khi Marx đưa ra quan điểm của mình về Nhà nước. Quan điểm đó dựa trên lý luận về đấu tranh giai cấp. Nhà nước là một công cụ thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác. Khi chủ nghĩa xã hội đạt đến đỉnh cao của sự phát triển, không còn đấu tranh giai cấp thì cũng không còn Nhà nước. Nhà nước tiêu vong. Theo tôi, cần phân tích quan điểm này. Nếu chúng ta chấp nhận quan điểm đó thì có thể nói rằng cái mất đi, cái tiêu vong là tính chất giai cấp của Nhà nước, còn bản thân Nhà nước với những chức năng điều hành, quản lý xã hội không thể mất đi mà vẫn tồn tại, vẫn cần thiết cho những quyết định, những chính sách nhiều khi còn khó khăn phức tạp hơn trong một xã hội hiện tại như chúng ta đang sống. Quan hệ giữa Nhà nước và kinh tế thị trường nên như thế nào? Chủ nghĩa tự do mới đưa ra luận điểm: ít Nhà nước hơn, nhiều thị trường hơn, đó là một luận điểm xảo quyệt nhằm tạo điều kiện cho tư bản thống trị thị trường toàn thế giới. Luận điểm đó cũng mang tính lừa bịp vì họ nói như thế nhưng không làm như thế. 2 Davos là một thành phố ở Thụy Sỹ. Hằng năm ở đây, những người lãnh đạo các tập đoàn kinh tế - tài chính của các nước tư bản họp bàn quyết định các chính sách kinh tế - tài chính chi phối toàn cầu. Sau Davos, phong trào đấu tranh liên tục diễn ra ở Seattle (Mỹ), Mumbai (ấn Độ), Porto Allegre (Brasil). Đụi điều suy nghĩ về vai trũ của Nhà nước... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 14 Chứng cứ rõ rệt là trong những tháng vừa qua, khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính cực kỳ nghiêm trọng ở nước tư bản giàu mạnh nhất là Mỹ, chính quyền Bush đã vội vã đề nghị Quốc hội chuẩn chi 700 tỉ đô la để cứu vãn những thiết chế tài chính - ngân hàng khổng lồ. Hành động đó là gì nếu không phải là dùng sự can thiệp của Nhà nước lấy tiền đóng thuế của nhân dân Mỹ để cứu vãn thị trường đang suy sụp. Ngày nay, trong bối cảnh mới của lịch sử thế giới, Nhà nước hiện đại phải là Nhà nước tăng cường mở rộng những quan hệ xã hội trong nước và quốc tế. Trong quan hệ với thị trường thế giới cần hoan nghênh, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, nhưng đồng thời phải có những chính sách hữu hiệu bảo vệ những lợi ích chính đáng của kinh tế dân tộc. Điều quan trọng hơn cả là Nhà nước có trách nhiệm giúp đỡ, hướng dẫn sự phát triển hiểu biết của nhân dân, giúp cho mọi công dân của mình đủ năng lực sáng suốt, phân tích, lựa chọn để tự quyết định các vấn đề quốc tế, dân sinh. Đó cũng chính là sự phát triển của tư tưởng Marx về Nhà nước. 2. Những quan điểm của Marx về xã hội dân sự Chúng ta đều biết rằng Marx là một nhà trí thức uyên bác, hiểu biết sâu sắc các lĩnh vực triết học, kinh tế học, sử học, xã hội học.... Trong cuộc đời hoạt động khoa học và chính trị của mình, có một thời kỳ được các nhà nghiên cứu chủ nghĩa Marx gọi là thời Marx trẻ. Thời kỳ này Marx chịu ảnh hưởng của Hegel, nhà triết học Đức vĩ đại, nhưng không phải là ảnh hưởng một chiều mà Marx đã lật ngược nhiều quan điểm của Hegel về xã hội, con người, về Nhà nước, pháp quyền và phép biện chứng. Năm 1843, khi mới 25 tuổi, Marx đã viết công trình "Phê phán triết học pháp quyền" của Hegel trong đó ông đã trình bày những quan điểm của mình về xã hội dân sự, khác với quan điểm của Hegel. Điều khác biệt căn bản giữa Marx và Hegel trong khái niệm về Nhà nước và xã hội dân sự là ở chỗ Hegel luôn xuất phát từ ý tưởng để khái niệm về các vấn đề đó, trong khi Marx xuất phát từ thực tế. Thực tế đó là con người cụ thể, con người lao động, con người hành động. Trong khi Hegel xuất phát từ Nhà nước để xem xét con người và do đó, con người được xem như Nhà nước chủ quan hoá, thì Marx xuất phát từ con người thực tế và do đó, Nhà nước được xem như con người khách thể hoá. Raymond Aron, nhà xã hội học Pháp đã đi sâu nghiên cứu chủ nghĩa Marx trong 30 năm và dùng những thuật ngữ ngôn ngữ học để khái quát sự khác biệt căn bản đó: Đối với Hegel, Nhà nước là chủ ngữ (Subject), con người là vị ngữ (Predicate); còn đối với Marx thì là điều ngược lại, con người là chủ ngữ, Nhà nước là vị ngữ. Bựi Đỡnh Thanh 15 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn Trong xã hội hiện đại, có con người xã hội dân sự, đó là người lao động với những nghề nghiệp khác nhau. Con người trong xã hội dân sự là con người với những hành động riêng biệt, con người đó được xác định bởi tính riêng biệt của những hành động của nó. Thế nhưng, những đặc điểm của con người lao động lại bị loại trừ khỏi chính trị và Nhà nước, bởi con người gắn với chính trị và Nhà nước không phải là người lao động, người công nhân mà là người cử tri; cũng có thể xem người cử tri như là một công dân trừu tượng hàng năm hoặc nhiều năm đi bỏ phiếu một lần bầu cho cái tên nào đó trong bộ máy Nhà nước. Vì thế, trong xã hội hiện đại, đã diễn ra sự tách biệt giữa các hoạt động nghề nghiệp của xã hội dân sự và hoạt động chính trị hay nói một cách khác là sự tách biệt giữa con người của xã hội dân sự với con người chính trị hoặc con người công dân. Theo quan điểm của Marx, sự tách biệt của con người xã hội dân sự, tức là người lao động với người công dân làm cho tự do của người công dân ít có ý nghĩa và có phần hình thức. Thay vì chỉ được hưởng quyền tự do có phần hình thức của mộ cử tri, con người phải được hưởng quyền tự do thật sự trong hoạt động nghề nghiệp. Do đó, phải khôi phục sự thống nhất giữa con người của xã hội dân sự và con người công dân. Con người lao động phải là con người công dân và con người công dân phải là con người lao động. Tuy nhiên, ở đây nảy ra một vấn đề khó khăn lớn là Marx đã không chỉ ra làm thế nào để thống nhất giữa con người của xã hội dân sự với chính trị? Làm thế nào để con người cụ thể của xã hội dân sự có thể tham gia trực tiếp các hoạt động của Nhà nước? Cần có những cơ chế nào để qua đó thực hiện sự thống nhất giữa những con người cụ thể và riêng biệt của xã hội dân sự với con người phổ biến là công dân? Đó là nhiệm vụ mà ngày nay các nhà nghiên cứu chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa xã hội cần tiếp tục đi sâu phân tích nhằm góp phần phát triển những tư tưởng của Marx. II. VAI TRò CủA NHà NƯớC TRONG MốI QUAN Hệ VớI Sự PHáT TRIểN Xã HộI DÂN Sự - TRƯờNG HợP VIệT NAM Thời đại của Marx là thời đại chủ nghĩa tư bản còn giữ vai trò thống trị thế giới. Nội dung những vấn đề Nhà nước, pháp quyền, xã hội dân sự mà Marx nghiên cứu đều được đặt trong phạm trù chủ nghĩa tư bản. Những quan điểm của Marx về các vấn đề nói trên liệu có còn ý nghĩa trong thời đại ngày nay? Chúng tôi nghĩ rằng chúng vẫn còn giá trị khoa học, xét về mặt lịch sử phát triển của xã hội loài người nói chung, các dân tộc nói riêng và về mặt phương pháp luận. Trong phần II của bản tham luận, tôi muốn vận dụng những quan điểm đó vào việc tìm hiểu vai trò của Nhà nước trong mối quan hệ với sự phát triển xã hội dân sự Đụi điều suy nghĩ về vai trũ của Nhà nước... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 16 ở một trường hợp cụ thể: Việt Nam. Trước hết, cần thấy rằng để cuối cùng thống nhất được Nhà nước với xã hội dân sự theo tư tưởng của Marx là một quá trình phải qua nhiều bước quanh co, phức tạp, thực tế là một cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, một cuộc đấu tranh cách mạng với những nội dung và hình thức mới. Cuộc vận động đó không tách rời khỏi đặc điểm lịch sử của xã hội Việt Nam trong tiến trình hội nhập thị trường. Đó là bối cảnh mà tôi tạm gọi là cuộc vận động kép của một hiện tượng thẩm thấu qua lại lẫn nhau giữa một bên là quá trình lịch sử tự nhiên chuyển từ một xã hội chậm phát triển sang một chủ nghĩa xã hội văn minh hiện đại, và một bên là quá trình chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu báo cấp sang một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở quan điểm đó, tôi phân tích một số nhân tố cơ bản góp phần đẩy nhanh quá trình thống nhất giữa Nhà nước và xã hội dân sự. 1. Đổi mới toàn diện tư duy trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Cách đây 22 năm, khi đưa ra đường lối đổi mới tại Đại hội lần thứ VI, Đảng nhấn mạnh phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế. Đến nay, tư duy kinh tế được đổi mới đã đem lại một bộ mặt mới cho đất nước. Để phát triển những thành tựu đó, tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế vẫn rất quan trọng. Nhưng đã đến lúc phải đổi mới toàn diện tư duy, đặc biệt là đổi mới tư duy về cải cách hệ thống hành chính. Về vấn đề này, quan điểm của Đảng đã hết sức rõ ràng. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ VII đã nêu rõ: “Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị: phải tập trung sức làm tốt đổi mới kinh tế để tiến hành thuận lợi trong lĩnh vực chính trị. Đồng thời đổi mới kinh tế, phải đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị” Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ IX cũng nhấn mạnh: “Cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tế, hình như sự thực hiện những nghị quyết đó chưa thật mạnh mẽ và kiên quyết. Đơn cử một số biểu hiện: tuy đã nhiều lần đưa ra thảo luận, nhưng Quốc hội vẫn chưa đi tới được quyết định là phải bao nhiêu phần trăm đại biểu Quốc hội mới đưa ra xem xét được tư cách một đại biểu Quốc hội. Hiện nay, vẫn còn hàng ngàn xí nghiệp quốc doanh hoạt động không có hiệu quả, nhưng rất khó khăn khi chuyển sang chế độ cổ phần hoá. Cải cách hành chính đã được tiến hành hàng chục năm nhưng chưa đem lại hiệu quả rõ ràng. Cải cách hành chính không chỉ dừng lại ở những thủ tục hành chính thông thường, tuy cũng rất cần như “một dấu”, “một cửa”. Cải cách hành chính nhằm những mục đích quan trọng hơn vì nó gắn với một loạt quan hệ rất cơ bản, như quản Bựi Đỡnh Thanh 17 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn lý kinh tế và quản lý xã hội, giữa Nhà nước với nhân dân, giữa các ngành thuộc Nhà nước. Hoạt động hành chính gắn liền với hệ thống tổ chức và sự vận hành của bộ máy Nhà nước nhằm thực thi pháp luật và quản lý đời sống cộng đồng. Hoạt động hành chính không ăn khớp, trục trặc tất yếu dẫn đến những mâu thuẫn, những tình trạng không ổn định của xã hội. Về cải cách hành chính, cần chú ý đến mấy yếu tố có thể là rào cản hạn chế sự phát triển: - Thói quen làm theo lối cũ. Lênin đã từng nhận xét làm theo thói quen khó sửa như thế nào. - Tư tưởng bảo thủ, khó chấp nhận cái mới, hoặc chấp nhận một cách hình thức nhưng không thực hiện. - Đổi mới ảnh hưởng đến lợi ích riêng của từng cá nhân hoặc lợi ích cục bộ của từng tổ chức, từng ngành công tác. 2. Về tính chất và vai trò của Nhà nước Tính chất của Nhà nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Về căn bản, tính chất của Nhà nước không thay đổi, nhưng từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa thì nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước phức tạp hơn rất nhiều. ở đây, cần nhấn mạnh đến tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tính chất của Nhà nước, vai trò của nhân dân, quan hệ của Nhà nước với nhân dân, vấn đề dân chủ. ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, yêu nước luôn gắn với nhân dân, lãnh đạo luôn gắn với dân chủ. Đối với Người, điều đó đã trở thành như một lẽ sống tự nhiên, không thể nào khác được. Phẩm chất cao đẹp đó không chỉ thể hiện trong những thời kỳ Người hoạt động cách mạng bí mật, mà đến cả sau này khi đã trở thành Chủ tịch nước Việt Nam trong suốt một phần tư thế kỷ, phẩm chất đó ngày càng ngời sáng. Trong phần I của bài viết, tôi có phân tích ảnh hưởng của Hegel đối với Marx. Cần phải nói thêm là trong vấn đề Nhà nước và xã hội dân sự, Marx còn chịu ảnh hưởng của Saint Simon, nhà triết học và kinh tế học Pháp (1760-1825). Trong tác phẩm L'organisateur (Người tổ chức), Saint Simon đã phác hoạ mối quan hệ giữa Nhà nước và xã hội dân sự trong tương lai như sau: “Trong một xã hội được tổ chức nhằm mục đích tích cực tạo nên sự phồn vinh của xã hội đó bằng khoa học, mỹ thuật, nghệ thuật các ngành, nghề trái với các xã hội quân sự và thần quyền, hành động quan trọng nhất là ổn định phương hướng mà xã hội phải đi tới, hành động này không còn thuộc những người giao quyền hành cai trị mà nó thuộc toàn thể xã hội. Đụi điều suy nghĩ về vai trũ của Nhà nước... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 18 Hơn thế nữa, mục đích và đối tượng của một tổ chức như thế, trong sáng và được xác định rõ đến mức không còn có chỗ cho sự cực đoan của con người và ngay cả cho sự độc đoán của pháp luật. Trong một trật tự xã hội như thế, những công dân được đảm nhiệm những chức năng xã hội khác nhau, kể cả những chức năng cao nhất, theo một quan điểm nào đó chỉ còn giữ vai trò thứ yếu, bởi vì những chức năng của họ, dù quan trọng đến mức nào cũng phải đi theo một hướng không phải do họ chọn ra. Hành động cai trị với cái nghĩa là chỉ huy được xem là vô hiệu hoăc gần như thế”P2F3P. 180 năm sau, ở Việt Nam kết hợp những nguyên lý của chủ nghĩa Marx với thực tiễn của dân tộc mình và truyền thống văn minh phương Đông, Hồ Chí Minh đã khẳng định những tư duy sáng tạo, những chân lý làm thành cơ sở tư tưởng và linh hồn của chủ nghĩa khoa học ở Việt Nam: Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, Đảng cầm quyền nhưng dân chủ. Mọi quyền hành và lực lượng đều ở dân. “Dân chủ là thế nào? Là dân làm chủ. Dân làm chủ thì Chủ tịch, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Uỷ viên khác làm gì? Làm đầy tớ, làm đầy tớ cho nhân dân chứ không phải làm quan cách mạng "P3F4 "Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào ? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi và cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hoá ra quyền phục tùng chân lý"P4F5 Hiện nay củng cố và tăng cường hiệu lực của bộ máy Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ trọng tâm cấp bách. Muốn thế cần phải kiên quyết chống lại các tật bệnh làm giảm sức mạnh của Nhà nước và lòng tin của nhân dân với những dạng biểu hiện: - Bệnh quan liêu, lãng phí, tham ô. - Thiếu trách nhiệm đối với nhân dân. - Vô kỷ luật, trên bảo dưới không nghe. - Bao che những kẻ phạm tội. - Trù dập những người dũng cảm chống tiêu cực. - Xử lý các vụ phạm pháp không nghiêm, đối với dân thì xử theo luật, đối với 3 Trích dẫn của R. Aron trong tác phẩm Lesétapes de la pensée sociologique. (Những chặng đường của tư duy xã hội học). Nxb Gallimard Paris 1967, tr 216 4 Hồ Chí Minh - Toàn tập, tập 8, tr 375 5 Hồ Chí Minh - Toàn tập, tập 5, tr 553 Bựi Đỡnh Thanh 19 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn “quan” thì xử theo lễ. - Bệnh khoa trương, hình thức, thành tích chủ nghĩa. Nghiêm trọng hơn cả là vô cảm trước những khó khăn và đau khổ của nhân dân. 3. Tăng cường hiệu lực của Nhà nước pháp quyền Pháp luật là nhân tố hết sức quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội là công cụ hữu hiệu đối với nhiệm vụ quản lý xã hội. Để đưa các chính sách vào cuộc sống, cần phải làm cho đối tượng của các chính sách nói riêng và nhân dân nói chung hiểu biết pháp luật và góp phần xây dựng pháp luật. Đây cũng là vấn đề nâng cao dân trí, làm cho xã hội văn minh. Một trong những tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá trình độ dân trí và văn minh của xã hội chính là ở chỗ pháp luật trở thành hành động tự giác của con người trong các quan hệ cá nhân và xã hội. Hiện nay, trong các kỳ họp, Quốc hội mở hết công suất để xây dựng luật, nhưng xem ra pháp luật đi vào cuộc sống khá khó khăn. Nhiều đạo luật sửa đi sửa lại sau một thời gian ngắn. Phải chăng đó là vì chúng chưa sát hợp với thực tế và khả năng dự báo của các nhà làm luật còn yếu. Thực tế cho thấy tính minh bạch pháp lý là rất quan trọng. Thiếu cái đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công bằng xã hội. Điều đó thể hiện rõ rệt trong các vụ khiếu kiện gay gắt, kéo dài trên cả nước, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, chiếm tới 80% các vụ khiếu kiện theo các cơ quan có thẩm quyền. Tuy quyền sử dụng đất đã được Nhà nước thừa nhận, xác lập cho nông dân, nhưng các cơ quan có thẩm quyền lại dễ dàng điều chỉnh, thay đổi chủ thể nắm giữ những quyền lợi gắn liền với đất. Một vấn đề khác hiện nay được nhân dân quan tâm là vai trò của toà án với chất lượng các vụ xét xử. Toà án là một trong những thiết chế quan trọng nhất của pháp luật và hiệu quả của nó có thể làm tăng hoặc giảm uy tín của Nhà nước. Thực tế hiện nay cho thấy không những thiếu về số lượng, các thẩm phán nói chung còn thiếu về năng lực. Thực trạng các hội thẩm nhân dân và luật sư cũng tương tự. Do đó, các vụ xử sai, phải huỷ bỏ hoặc xử phúc thẩm, giám đốc thẩm còn khá nhiều, như một nhận xét châm biếm của nhân dân: sáng đúng, chiều sai, sáng mai lại đúng. 4. Tăng cường quản lý xã hội Quản lý xã hội là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, thậm chí còn là một nghệ thuật, vì theo Marx, những người quản lí xã hội không khác gì những nhạc trưởng điều khiển dàn nhạc. Nhìn vào xã hội Việt Nam hiện nay, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì về mặt quản lý xã hội còn tồn tại nhiều khuyết điểm thiếu sót dù xem Đụi điều suy nghĩ về vai trũ của Nhà nước... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 20 xét ở bất cứ lĩnh vực nào: đô thị, nông thôn, xây dựng. giao thông, kinh tế, giáo dục, văn hoá, y tế, môi trường... Quản lý xã hội một cách khoa học đòi hỏi các chủ thể quản lý từ Trung ương đến địa phương phải tự hoàn thiện, tức là không ngừng nâng cao trình độ chính trị văn hoá, chuyên môn, nắm vững pháp luật, hiểu biết tâm lý xã hội, phải biết kịp thời thay đổi hình thức và cơ cấu tổ chức, đưa ra những phương pháp lãnh đạo mới, những chính sách kích thích mới đối với hoạt động của các đối tượng được quản lý trên cơ sở dự báo khoa học về những xu hướng phát triển của xã hội. 5. Đổi mới phong cách lãnh đạo Xã hội và con người Việt Nam hiện đại phát triển và tiến bộ rất nhanh đòi hỏi những người, những tổ chức, những cấp trong bộ máy Nhà nước cũng phải kịp thời đổi mới phong cách lãnh đạo và điều hành công việc của mình. - Nghiên cứu đề ra những hình thức chuyển dần từ dân chủ đại diện sang dân chủ trực tiếp trong hoạt động của bộ máy Nhà nước. - Mở rộng dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, tư tưởng, chính trị - Thực hiện “ba thật”: nói thật, nghe thật, làm thật. - Thực hiện “văn hoá đối thoại” thay cho “văn hoá độc thoại”. Càng thật sự lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân, càng tăng cường trực tiếp đối thoại với nhân dân, càng tăng cường tính công khai, minh bạch trong các hoạt động quản lý kinh tế, quản lý xã hội, càng mở rộng dân chủ, càng giảm chủ nghĩa quan liêu và phát huy tính sáng tạo của nhân dân, càng tạo nên sự đồng thuận xã hội và lòng tin của nhân dân vào Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso4_2008_buidinhthanh_4397.pdf