Đối chiếu cách thể hiện ý nghĩa công cụ Nga - Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học ứng dụng - Đoàn Hữu Dũng

Tài liệu Đối chiếu cách thể hiện ý nghĩa công cụ Nga - Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học ứng dụng - Đoàn Hữu Dũng: 31KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018 LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chức năng của khoa học là đi tìm bản chất, thuộc tính và quy luật của các hiện tượng và tiến hành các ứng dụng nhằm phục vụ cho lợi ích của con người. Như vậy, khoa học có hai phương diện là lý thuyết và ứng dụng. Lý thuyết là đối tượng của khoa học cơ bản còn ứng dụng lại gắn với kỹ thuật và công nghệ. Theo đó, phương pháp tiếp cận, cũng được chia thành hai nhánh là lý thuyết và ứng dụng. Ngôn ngữ học là khoa học về ngôn ngữ nên cũng có hai hướng tiếp cận nghiên cứu như vậy. Trong ngôn ngữ học, ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ là một ý nghĩa mang tính phổ quát, và tiếng Nga với tiếng Việt không phải là những trường hợp ĐOÀN HỮU DŨNG* *Học viện Khoa học Quân sự,  doandung8782@gmail.com Ngày nhận bài: 13/6/2018; ngày sửa chữa: 12/7/2018; ngày duyệt đăng: 30/8/2018 ĐỐI CHIẾU CÁCH THỂ HIỆN Ý NGHĨA CÔNG CỤ NGA - VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC ỨNG DỤNG TÓM TẮT Mặc dù Ngôn ngữ ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đối chiếu cách thể hiện ý nghĩa công cụ Nga - Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học ứng dụng - Đoàn Hữu Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
31KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018 LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chức năng của khoa học là đi tìm bản chất, thuộc tính và quy luật của các hiện tượng và tiến hành các ứng dụng nhằm phục vụ cho lợi ích của con người. Như vậy, khoa học có hai phương diện là lý thuyết và ứng dụng. Lý thuyết là đối tượng của khoa học cơ bản còn ứng dụng lại gắn với kỹ thuật và công nghệ. Theo đó, phương pháp tiếp cận, cũng được chia thành hai nhánh là lý thuyết và ứng dụng. Ngôn ngữ học là khoa học về ngôn ngữ nên cũng có hai hướng tiếp cận nghiên cứu như vậy. Trong ngôn ngữ học, ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ là một ý nghĩa mang tính phổ quát, và tiếng Nga với tiếng Việt không phải là những trường hợp ĐOÀN HỮU DŨNG* *Học viện Khoa học Quân sự,  doandung8782@gmail.com Ngày nhận bài: 13/6/2018; ngày sửa chữa: 12/7/2018; ngày duyệt đăng: 30/8/2018 ĐỐI CHIẾU CÁCH THỂ HIỆN Ý NGHĨA CÔNG CỤ NGA - VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC ỨNG DỤNG TÓM TẮT Mặc dù Ngôn ngữ học ứng dụng đã từng được đề cập từ rất lâu nhưng phải đến thế kỷ XX mới thực sự là một địa hạt được chú ý nghiên cứu, phát triển và trở thành một phân ngành quan trọng trong nghiên cứu ngôn ngữ. Ngôn ngữ học ứng dụng ra đời sau nên đã thừa hưởng những thành tựu của việc áp dụng lý thuyết ngôn ngữ học vào đời sống ngôn ngữ, đã tạo ra những sản phẩm, những dịch vụ liên quan đến ngôn ngữ. Trong khuôn khổ của bài viết này chúng tôi trình bày một số vấn đề cơ bản như sau: 1) làm rõ khái niệm ngôn ngữ học ứng dụng; 2) kiến giải ngôn ngữ học đối chiếu có thể coi là thuộc ngôn ngữ học ứng dụng; 3) phân tích đối chiếu ý nghĩa công cụ và phương thức thể hiện ý nghĩa công cụ trong tiếng Nga và tiếng Việt. Từ khoá: ngôn ngữ học ứng dụng, ngôn ngữ học đối chiếu, công cụ, ý nghĩa ngữ pháp, lỗi ngoại lệ. Tuy nhiên, do đặc điểm loại hình ngôn ngữ khác nhau nên việc thể hiện ý nghĩa ngữ pháp này trong hai ngôn ngữ Nga – Việt vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác biệt. Việc nghiên cứu đối chiếu cách thể hiện ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ giữa hai ngôn ngữ Nga – Việt có tính hữu dụng rất lớn trong nghiên cứu lí thuyết và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn dạy – học. 2. NỘI DUNG 2.1. Ngôn ngữ học ứng dụng là gì? Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất và là công cụ của tư duy. Nghiên cứu ngôn ngữ là phải nghiên cứu cả ba phương diện: bản 32 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018 v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH chất, hệ thống và hoạt động của nó trong tiến trình lịch sử và đồng đại (Đinh Văn Đức, 2012, tr.526). Đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học là bản chất và chức năng của ngôn ngữ, hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ, cơ chế của ngôn ngữ và các hoạt động của ngôn ngữ trong sự tương tác của xã hội (Đinh Văn Đức, 2012, tr.526). Nếu như việc nghiên cứu bản chất, chức năng, hệ thống, cấu trúc, cơ chế của ngôn ngữ chỉ dừng lại ở việc miêu tả ngôn ngữ trên phương diện lí thuyết thì việc nghiên cứu các hoạt động của ngôn ngữ trong sự tương tác của xã hội được coi là những nghiên cứu triển khai để tiếp cận các ứng dụng của ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày và trong sự phát triển của khoa học như các sáng chế về font chữ trên máy tính, các lĩnh vực điều khiển học, lý thuyết hệ thống và thông tin ứng dụng, dạy và học ngoại ngữ, làm từ điển điện tử, Việc đưa những thành tựu của lí thuyết ngôn ngữ học vào đời sống để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến sử dụng ngôn ngữ đã hình thành một nhánh chuyên môn gọi là ngôn ngữ học ứng dụng. Ngôn ngữ học ứng dụng nên được hiểu là một hệ thống học thuật về ngôn ngữ, có đối tượng và phương pháp riêng, nhằm tới kết quả của việc áp dụng những kiến thức và phương pháp ngôn ngữ học vốn có vào các vấn đề của đời sống ngôn ngữ thực tế, thực tại (thông qua các sản phẩm và các dịch vụ) (Đinh Văn Đức, 2012, tr.529). Ngôn ngữ học ứng dụng là một hoạt động khoa học thực tiễn đặc biệt có mục đích hoàn thiện các tiếp xúc ngôn ngữ trong xã hội. Ngày nay, thuật ngữ ngôn ngữ học ứng dụng tiếp tục được sử dụng để chỉ toàn bộ chuỗi các hoạt động ngôn ngữ dùng các tri thức của ngôn ngữ học để tạo ra các dạng sản phẩm ngôn từ có lợi cho mọi lĩnh vực có sự tham gia của ngôn ngữ. Việc nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng thường tập trung vào một số mảng nội dung lớn là: 1) kí hiệu học ngôn ngữ; 2) giáo dục ngôn ngữ; 3) các dịch vụ thông tin ngôn ngữ; 4) quản trị và tiếp thị các sản phẩm ngôn ngữ (Đinh Văn Đức, 2012, tr.530). Các địa hạt mới của ngôn ngữ học ứng dụng hiện nay cũng đang tiếp tục tăng nhanh nhằm đáp ứng với sự thay đổi của công nghệ và trình độ phát triển của xã hội, đặc biệt là cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra rộng khắp trên toàn thế giới. Mục tiêu của ngôn ngữ học ứng dụng là phải đạt đến một sự hiểu biết tối ưu, cung cấp một hệ thống tri thức và kỹ năng cơ sở để xử lý các công việc hiện có liên quan đến ngôn ngữ. Không có một địa hạt đơn lẻ nào của ngôn ngữ học ứng dụng có thể bao hàm cho mọi tri thức ứng dụng ngôn ngữ. (Đinh Văn Đức, 2012, tr.532). Hơn thế nữa, trong ngôn ngữ học ứng dụng, mỗi lĩnh vực đều có sự tham chiếu các lĩnh vực khác trong nghiên cứu ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ học ứng dụng, tính liên ngành khá đa dạng bao gồm từ khoa học xã hội, nhân văn, nghệ thuật, xã hội học, đến toán học ứng dụng, vật lí, điều khiển học, điện tử tin học, công nghệ thông tin, 2.2. Ngôn ngữ học đối chiếu cũng có thể coi là thuộc ngôn ngữ học ứng dụng Ngôn ngữ học đối chiếu là một phân ngành ngôn ngữ học nghiên cứu so sánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ bất kì để xác định những điểm giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ đó (Bùi Mạnh Hùng, 2008, tr.9). Như vậy, nhiệm vụ của ngôn ngữ học đối chiếu là phát hiện những nét giống nhau về cấu trúc, chức năng, hoạt động của các phương tiện ngôn ngữ được nghiên cứu, đồng thời nó cũng còn chú ý cả cái khác nhau, xác định và nhận diện chúng, không tính đến vấn đề các ngôn ngữ được so sánh có quan hệ cội nguồn hay thuộc cùng một loại hình hay không. Điều này tạo thành cái đặc trưng của ngôn ngữ học đối chiếu so với các phân ngành ngôn ngữ học khác. Mục đích của việc thực hiện các nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu ấy là nhằm phục vụ cho yêu cầu dạy – học ngoại ngữ, phiên dịch, soạn sách dạy tiếng, từ điển, lý thuyết ngôn ngữ nên tính thực tiễn, tính ứng dụng của ngôn ngữ học đối chiếu là rất cao. Trong việc dạy – học ngoại ngữ, người học bao giờ cũng có xu thế áp đặt các thói quen của tiếng mẹ đẻ cho tiếng nước ngoài (Bùi Hiền, 1997, 33KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018 LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v tr.47). Hệ quả là sẽ tạo ra lỗi dùng ngoại ngữ do chuyển di. Dạy – học ngoại ngữ đương nhiên bao giờ cũng tạo ra sự tiếp xúc trực tiếp giữa ngoại ngữ với tiếng mẹ đẻ của người học. Trong sự tiếp xúc ấy luôn luôn bọc lộ sự tương đồng và khác biệt của hai ngôn ngữ; và chúng thường xuyên tác động lẫn nhau trong suốt cả quá trình hình thành các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài. Người học có thể tự giác hoặc không tự giác nhận thấy những chỗ giống nhau hoặc khác nhau trong hai ngôn ngữ, nhưng bao giờ họ cũng tự cảm thấy được sự dễ dàng hoặc khó khăn trong việc học tập từng hiện tượng, từng thao tác của tiếng nước ngoài. Nghiên cứu đối chiếu có thể giúp xác định chính xác những thuận lợi và khó khăn mà những học viên có cùng tiếng mẹ đẻ gặp phải khi học một ngoại ngữ nào đó bằng cách phát hiện những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ. Sự phân tích đối chiếu giúp người ta giải thích nhanh hơn và đơn giản hơn những lỗi do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, nhờ đó tìm ra những cách thức khắc phục lỗi có hiệu quả. Đây được coi là vấn đề trung tâm của ngôn ngữ học đối chiếu theo hướng ứng dụng. Một mảng ứng dụng lớn nữa của ngôn ngữ học đối chiếu có liên quan đến hoạt động phiên dịch, vì công việc phiên dịch cũng cùng một lúc phải quan hệ với ít nhất hai ngôn ngữ. Lý luận dịch ngôn ngữ xem xét việc dịch như là một sự chuyển mã, là một sự cải biến giữa các ngôn ngữ, là một hoạt động sáng tạo ngôn ngữ từ văn bản gốc ra bản dịch (Lê Quang Thiêm, 2008, tr.57). Quá trình dịch được xem là quá trình cải biến giữa hai ngôn ngữ, trong đó nội dung của bản gốc và bản dịch hoàn toàn giống nhau mặc dù phương tiện biểu đạt của hai ngôn ngữ có khác nhau. Quá trình so sánh đối chiếu bản dịch với bản gốc là cơ sở để đánh giá kết quả dịch. Quá trình này giúp chỉ ra cách thức để đạt được cách dịch, xác lập những tương ứng mang tính quy luật giữa các yếu tố của hai ngôn ngữ. Đây là những yếu tố rất thiết thực đối với hoạt động thực tiễn dịch thuật. Ngôn ngữ học ứng dụng luôn chú ý đến các loại sản phẩm công cụ hỗ trợ, và một trong đó là việc biên soạn từ điển. Từ điển là sản phẩm ngôn ngữ của ngôn ngữ học; là công cụ để tra cứu, tìm kiếm để giúp đỡ chúng ta lấy những thông tin khác nhau về ngữ nghĩa, khoa học, (Đinh Văn Đức, Nguyễn Văn Chính, Đinh Kiều Châu, 2016, tr.51). Đối với từ điển song ngữ, do phải giải thích nghĩa và cách dùng của một số lượng rất lớn các đơn vị từ vựng nên những thông tin về các điểm tương đồng và dị biệt của những đơn vị được coi là tương đương trong hai ngôn ngữ thường chưa được chi tiết và đầy đủ nhưng đó cũng là những đóng góp hữu dụng rất lớn của ngôn ngữ học đối chiếu. Như vậy, các phạm vi ứng dụng của ngôn ngữ học đối chiếu rất rộng lớn và đa dạng, trong đó ứng dụng vào lĩnh vực dạy-học ngôn ngữ, biên soạn từ điển hay dịch thuật chỉ là một số hướng cơ bản và chiếm vị trí khá khiêm tốn trong tương quan với các hướng ứng dụng nói chung của lĩnh vực nghiên cứu này. Dưới đây, để làm sáng tỏ hơn vấn đề hữu quan, chúng tôi sẽ phân tích một vài khía cạnh có tính chất ứng dụng của ngôn ngữ học đối chiếu trong khi đối chiếu ý nghĩa công cụ và phương thức thể hiện nghĩa công cụ trong tiếng Nga và tiếng Việt. 2.3. Ý nghĩa công cụ và phương thức thể hiện trong tiếng Nga và tiếng Việt dưới góc độ ngôn ngữ học ứng dụng Việc nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ có thể thực hiện ở tất cả các bình diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp (hình thái học và cú pháp); ở tất cả các đơn vị thuộc các cấp độ khác nhau của cấu trúc ngôn ngữ: âm vị, hình vị, từ và các đơn vị của lời nói: ngữ đoạn và câu. Nghĩa là bình diện nào, cấp độ nào của hệ thống ngôn ngữ và của lời nói có thể miêu tả thì cũng có thể nghiên cứu đối chiếu. Trong tất cả các bình diện trên, so với đối chiếu ngữ âm và từ vựng thì việc nghiên cứu đối chiếu ở bình diện ngữ pháp phong phú và đa dạng hơn, nó có thể là các đơn vị, các lớp ngữ pháp, các cấu trúc ngữ pháp, các quan hệ và phạm trù ngữ pháp cũng như những phương tiện biểu hiện các quan hệ và phạm trù này. Để làm rõ hơn những điểm trên đây, 34 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018 v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH chúng ta có thể phân tích một đối chiếu cụ thể để làm minh chứng: đó là đối chiếu ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ và phương thức thể hiện trong tiếng Nga và tiếng Việt. Ý nghĩa công cụ trong ngữ pháp gần như một phổ niệm ngôn ngữ gặp trong hầu khắp mọi thứ tiếng. Nhưng cách biểu hiện ý nghĩa công cụ trong mỗi ngôn ngữ có thể khác nhau, do đặc điểm loại hình và cấu trúc ngữ pháp cụ thể của chúng quy định. Theo chúng tôi, ý nghĩa ngữ pháp công cụ là một loại ý nghĩa ngữ pháp của phạm trù ngữ pháp công cụ, biểu thị cách thức, phương thức, phương tiện để thực hiện một hành động nào đó nhằm một mục đích nào đó và được thể hiện chủ yếu bằng phương thức hư từ, phụ tố và trật tự từ. Tiếng Nga thuộc loại hình ngôn ngữ hoà kết nên ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ chủ yếu được thể hiện bằng phương thức phụ tố và phương thức sử dụng hư từ. Phương thức phụ tố là phương thức hoặc là liên kết vào căn tố một hoặc một vài phụ tố, hoặc là biến đổi hậu tố từ hình thức này sang hình thức khác để biểu hiện một ý nghĩa ngữ pháp nhất định. Trong tiếng Nga, phương thức phụ tố thể hiện ý nghĩa ngữ pháp chỉ “công cụ” và các quan hệ ngữ pháp hữu quan nằm ở việc biến đổi hình thức của danh từ để nó có hình thức của danh từ ở cách công cụ (thường quen gọi tắt là cách 5) mà không cần sử dụng giới từ. Ví dụ: danh từ giống đực và giống trung, số ít sẽ mang các hậu tố: -ом, -ем; danh từ giống cái, số ít sẽ mang các hậu tố: -ой, -ей; danh từ số nhiều sẽ mang các hậu tố: -ами, -ями. Ví dụ: Ученик пишет на доске мелом, вытирает доску тряпкой. (Cậu học sinh viết trên bảng bằng phấn, lau bảng bằng giẻ.) Отец рубит топором дрова. (Bố chẻ củi bằng rìu.) Женщина разрезала ножницами кусок ткани. (Người phụ nữ cắt mảnh vải bằng kéo.) Các danh động từ: Рубка топором (chẻ, chặt bằng rìu) Размахивание руками (khoa chân múa tay) (Các ví dụ dẫn theo I.M. Punkina, 1983, tr.98) Ngoài phương thức phụ tố, trong tiếng Nga, ý nghĩa ngữ pháp chỉ “công cụ” còn được thể hiện thông qua các giới từ ở hầu hết các cách, tức là, thể hiện bằng cách kết hợp cả hai phương thức hư từ và phương thức phụ tố: - giới từ из và с + cách 2: кормить ребенка с ложечки (кашей), пить из стакана воду, - giới từ по + cách 3: разговаривать по телефону, - giới từ в, на, через, о + cách 4: закутаться в одеяло, ловить рыбу на удочку, говорить через микрофон, разбить яйцо о стол, - giới từ с và под + cách 5: идти под зонтом, идти с палкой, - giới từ в và на + cách 6: читать книгу в очках, ехать на параходе, Các hậu tố của danh từ sẽ được biến đổi theo quy luật biến đổi chung của các danh từ ở các cách tương ứng mà giới từ đó quy định. Mặc dù có rất nhiều giới từ thể hiện ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ nhưng giới từ с + cách 5 và giới từ в/на + cách 6 là được sử dụng với tần suất cao hơn cả. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, các ý nghĩa ngữ pháp không biểu hiện ở bên trong từ mà bên ngoài từ, nên việc thể hiện ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ chủ yếu được thể hiện bằng phương thức hư từ và phương thức trật tự từ. Một số hư từ chủ yếu có chức năng biểu hiện quan hệ ngữ pháp và/hoặc ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ, phương tiện trong tiếng Việt là: bằng, qua, nhờ, với, dựa vào, dựa, thông qua, 35KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018 LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v - bằng: ăn bằng đũa, đi bằng nạng, đào bằng cuốc, làm bằng tay, đá bóng bằng chân, đỡ bóng bằng ngực, ghi bàn bằng đầu, - qua: biết tin qua báo đài, trao đổi thông tin qua email, gửi ảnh qua zalo, gửi lời chúc qua thầy đến gia đình, - nhờ: đi học nhờ xe buýt, cầu vững nhờ dây cáp, lên núi nhờ cáp treo, nhờ giời mà mùa màng bội thu, - thông qua: làm việc thông qua internet, hội đàm thông qua phiên dịch, thể hiện lập trường thông qua người phát ngôn, - dựa/dựa vào: sống dựa vào lương hưu, thăng tiến dựa vào quan hệ, sống dựa con cháu - tựa/nương tựa: tuổi già nương tựa con cháu, đứng tựa cửa, Các hư từ trên biểu hiện ý nghĩa quan hệ về mặt công cụ giữa vị từ hành động và các bổ ngữ. Công cụ ở đây có thể là một sự vật, một vật thể cụ thể (đũa, nạng, cuốc, báo đài, xe buýt, cáp treo,), đó cũng có thể là những sự vật mang tính trừu tượng (zalo, internet, email, lương hưu, quan hệ, giời,), đó cũng có thể là chính con người hoặc một bộ phận cơ thể con người (phiên dịch, thầy, chân, tay, ngực, đầu,) Một trong những đặc điểm bản chất của tín hiệu ngôn ngữ là tính hình tuyến, nghĩa là các tín hiệu ngôn ngữ không thể đồng thời xuất hiện, mà phải lần lượt kế tiếp nhau trong chuỗi lời nói (Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán, 2011, tr.87). Điều này có nghĩa là, trật tự sắp xếp các tín hiệu cũng có vai trò là một phương tiện biểu hiện, và để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ, trật tự sắp xếp các từ cũng được sử dụng với tư cách là một phương thức. Phương thức trật tự từ biểu đạt ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ được sử dụng chủ yếu trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt mà rất hiếm khi được sử dụng trong ngôn ngữ có biến đổi hình thái như tiếng Nga. Xét một số ví dụ sau: (1) Cầu thủ số 10 đỡ bóng bằng ngực. (2) Con tôi cắt giấy bằng kéo. (3) Hắn giết người bằng dao. (4) Cô ấy viết báo cáo bằng máy tính bảng. (5) Nó che miệng bằng tay. (6) Ông ta tố cáo cấp trên bằng thư nặc danh. Ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ trong các câu trên được thể hiện bằng phương thức sử dụng hư từ bằng kết hợp với các danh từ biểu đạt ý nghĩa công cụ để thực hiện các hành động của vị từ. Các hư từ đó luôn đứng sau vị từ. Tuy nhiên, nếu đảo danh từ mang ý nghĩa chỉ công cụ lên trước vị từ và kết hợp với một thực từ (chủ yếu là hai vị từ dùng và lấy) chúng ta sẽ tạo ra được một cấu trúc câu mới vẫn mang ý nghĩa chỉ công cụ mà lại không cần sử dụng đến hư từ bằng. Đó là: (1’) Cầu thủ số 10 lấy ngực đỡ bóng. (2’) Con tôi dùng kéo cắt giấy. (3’) Hắn dùng dao giết người. (4’) Cô ấy sử dụng máy tính bảng viết báo cáo. (5’) Nó dùng/lấy tay che miệng. (6’) Ông ta dùng thư nặc danh tố cáo cấp trên. Các câu (1), (2), (3), (4), (5), (6) và (1’), (2’), (3’), (4’), (5’), (6’) có thể áp dụng để kiểm chứng lẫn nhau trong việc xác định ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ trong câu. Chúng đều có giá trị về nghĩa và ngữ pháp, do đó có thể khẳng định, việc thay đổi trật tự từ (bằng cách đảo vị từ trung tâm ra sau danh từ chỉ công cụ và không cần sử dụng hư từ chỉ công cụ) là một phương thức ngữ pháp thể hiện ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ trong tiếng Việt. Có thể, việc đảo này chỉ áp dụng được cho nhóm những vị từ động có tiền giả định nét nghĩa đỏi 36 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018 v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH hỏi công cụ mà hai vị từ dùng và lấy là điển hình. Phương thức đảo như này hoàn toàn không xảy ra trong tiếng Nga. Như vậy, ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ trong tiếng Nga và tiếng Việt có điểm tương đồng và cũng có điểm dị biệt. Tiếng Nga và tiếng Việt là hai ngôn ngữ điển hình cho hai loại hình khác nhau là loại hình ngôn ngữ hoà kết và loại hình ngôn ngữ đơn lập. Điều này lí giải một cách hiển nhiên về các điểm khác biệt trong các phương thức ngữ pháp nói chung và trong các phương thức thể hiện ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ nói riêng. Phương thức phụ tố chủ yếu được sử dụng trong các ngôn ngữ có biến đổi hình thái, mà tiếng Nga là điển hình, do vậy, ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ trong tiếng Nga cũng chủ yếu được thể hiện bằng phương thức phụ tố. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, từ không biến đổi hình thái. Mối quan hệ giữa các từ ở trong câu, chức năng cú pháp của các từ trong câu không được biểu hiện bằng hình thái của từ. Chính vì thế, trong tiếng Việt sẽ không tồn tại phương thức phụ tố với tư cách là một phương thức ngữ pháp thể hiện ý nghĩa chỉ công cụ. Trong tiếng Nga “trật tự từ trước hết có vai trò về tu từ, chứ không phải về ngữ pháp” (Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán, 2011, tr.87), trái lại, trong tiếng Việt, nếu ta thay đổi trật tự sắp xếp của các từ trong một câu thì trước hết là ý nghĩa ngữ pháp của các từ đó thay đổi; sau đó mới có thể là những chức năng phong cách học, tu từ học nào đó. Như vậy, ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ thể hiện bằng phương thức trật tự từ sẽ chủ yếu xảy ra trong tiếng Việt mà không tồn tại trong tiếng Nga với tư cách là một phương thức ngữ pháp. Phương thức hư từ được sử dụng rộng rãi ở cả ngôn ngữ biến hình lẫn ngôn ngữ đơn lập, tức là hiện diện cả trong tiếng Nga lẫn tiếng Việt, cho dù đây là hai ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau về loại hình, về ngữ hệ, Đây được coi là điểm tương đồng về phương thức thể hiện ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ trong cả hai ngôn ngữ, tuy nhiên, mỗi ngôn ngữ lại có cách sử dụng hư từ riêng trong việc biểu đạt. Việc dùng hư từ để biểu đạt ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ là một phương thức chung mà cả tiếng Nga lẫn tiếng Việt đều sử dụng với tần suất cao, còn việc dùng hư từ nào là chính để phục vụ cho biểu đạt ý nghĩa này lại là điểm khác biệt nhỏ giữa hai ngôn ngữ. Tóm lại, ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ là sự phản ánh những kết quả của nhận thức và tư duy vào ngôn ngữ, ở đây là hai ngôn ngữ khác loại hình là tiếng Nga và tiếng Việt. Trong cả hai ngôn ngữ Nga và Việt, ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ đều được diễn đạt bằng những hình thức chung có tính đồng loạt. Phương thức thể hiện ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ trong tiếng Nga chủ yếu là phương thức phụ tố, do đây là loại hình ngôn ngữ có biến đổi hình thái, còn phương thức thể hiện ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ chỉ có trong tiếng Việt mà không xuất hiện trong tiếng Nga là phương thức trật tự từ. Tuy nhiên, trong cả tiếng Nga lẫn tiếng Việt vẫn có chung một phương thức thể hiện ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ, là phương thức hư từ. Tiếng Nga chủ yếu là dùng các giới từ ở các cách, tiếng Việt dùng các hư từ mang ý nghĩa chỉ công cụ của hành động. Ứng dụng của việc nghiên cứu đối chiếu ý nghĩa ngữ pháp “công cụ” và các phương thức thể hiện chúng trong tiếng Nga và tiếng Việt là để phát hiện những sự giống nhau và khác nhau, các điểm khác biệt và tương đồng, làm cơ sở nghiên cứu các lỗi thường gặp trong việc dạy-học tiếng Nga và tiếng Việt như một ngoại ngữ. Theo Nguyễn Thiện Nam (2001), trong quá trình học một ngoại ngữ thường phát sinh một số dạng lỗi như: lỗi các yếu tố thuộc ngữ đoạn danh từ, lỗi các yếu tố thuộc ngữ đoạn vị từ, lỗi thuộc một số hiện tượng ngữ pháp, lỗi giao thoa, lỗi dùng từ loại, lỗi trật tự từ, lỗi dùng giới từ, lỗi dùng từ do giao thoa, Trong số đó, lỗi thường xuyên mắc phải của người Việt học tiếng Nga là lỗi về sử dụng giới từ chỉ công cụ. Đây là lỗi rất cơ bản, thường xuyên xảy ra đối với người mới học do hiện tượng trực dịch (literal translation), có nghĩa là: người học dịch từng từ theo ngữ pháp tiếng mẹ đẻ (dựa vào hiện tượng chuyển di). Khi học và dịch một câu, một cụm từ có giới từ từ tiếng Nga sang tiếng Việt, người học thường dịch quá sát nghĩa, hiểu 37KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018 LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v quá sát nghĩa nên dẫn tới những cách hiểu và sử dụng chưa chuẩn do giới từ chỉ công cụ trong tiếng Nga có mặt ở tất cả các cách. Ngược lại, khi học và chuyển dịch từ tiếng Việt sang tiếng Nga, việc dùng hay không dùng giới từ cũng là điều mà người Nga học tiếng Việt thường xuyên mắc phải và tạo ra những lệch chuẩn không đáng có. Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp vì hiểu và dịch sát nghĩa quá nên tạo ra những phương án dịch ngây thơ kiểu như: стрелять из ружья (пулями) => bắn từ súng, кормить ребенка с ложечки (кашей) => cho bé ăn cháo từ thìa, играть пьесу по нотам => đánh đàn theo ngón tay, разговаривать по телефону => nói chuyện theo điện thoại, ловить рыбу на удочку => câu cá đến cần câu, закутаться в одеяло => quấn người vào chăn, говорить через микрофон => nói chuyện thông qua tai nghe, вытирать руки о полотенце => lau tay về khăn, идти под зонтом => đi dưới ô, идти с палкой => đi với nạng, ехать в автобусе => đi trong xe buýt, спускаться на парашюте => nhảy trên dù, читать книгу в очках => đọc sách trong kính, плавать в ластах => bơi trong áo phao (Муравенко Е.В., 1988, tr.77). Nguyên nhân của các hiện tượng lệch chuẩn trên là: thông thường trong tiếng Nga, các giới từ из và с ở cách 2 (sinh cách) có ý nghĩa chỉ nguồn xuất phát hành đồng; giới từ по ở cách 3 (tặng cách) có ý nghĩa chỉ sự vỗ, đập, đánh vào một vật nào đó; giới từ на và в ở cách 4 (tân cách) thường có ý nghĩa chỉ hướng hành động; giới từ через ở cách 4 mang ý nghĩa thông qua ai, nhờ vào cái gì đó; giới từ о ở cách 6 (giới cách) chỉ đối tượng của suy nghĩ; giới từ под ở cách 5 (công cụ cách) chỉ địa điểm; giới từ с ở cách 5 chỉ sự cùng hành động; các giới từ в và на ở cách 6 thường mang ý nghĩa chỉ địa điểm; Khi học người học đã không căn cứ vào các văn cảnh, tình huống giao tiếp cụ thể để có phương án dịch phù hợp, trái lại, chỉ căn cứ vào các ý nghĩa thông dụng của từng giới từ ở từng cách để dịch nên dẫn đến các hiện tượng lệch chuẩn như trên. Vậy khắc phục hiện tượng này như nào? Hiện nay, theo quan điểm của chúng tôi, việc xuất hiện lỗi như trên là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên trong quá trình học ngoại ngữ và người dạy cần chấp nhận phần nào đó các câu lệch chuẩn của người học ngoại ngữ. Vì vậy, người dạy không nên quá sa đà vào việc tạo chuẩn cho người học trong quá trình học thực hành tiếng, như thế sẽ làm mất đi tính tự nhiên trong giao tiếp bằng ngoại ngữ, ảnh hưởng đến năng lực sử dụng ngoại ngữ trong quá trình thực hành. Việc tự khắc phục lỗi sử dụng lệch chuẩn (ở đây là giới từ chỉ công cụ) nên để cho người học tự tìm hiểu qua từ điển và các sách tra cứu ngữ pháp trong thời gian tự học ở nhà hay trên thư viện, để cho người học tự nhận biết, sửa và hoàn thiện trong quá trình dịch (đặc biệt là biên dịch vì gần như người biên dịch sẽ phải đọc lại bản thảo lần cuối để chỉnh sửa, trau chuốt câu từ). 3. KẾT LUẬN Trong khuôn khổ của bài viết này, dưới góc độ nghiên cứu đối chiếu một hiện tượng ngữ pháp trong tiếng Nga và tiếng Việt, chúng tôi cố gắng nhận diện một số nét cơ bản của việc ứng dụng kết quả nghiên cứu trong dạy và học ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ trong tiếng Việt và tiếng Nga, phát triển tri thức ngữ pháp, rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ, ngăn ngừa và sửa lỗi trong quá trình học, trong dịch thuật cũng như biên soạn từ điển. Việc có thể ứng dụng những vấn đề về đối chiếu ngôn ngữ, cụ thể là đối chiếu ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ trong hai ngôn ngữ như chúng tôi đã trình bày trên đây, là rõ ràng. Còn ứng dụng như thế nào, ứng dụng cho địa hạt nghiên cứu nào là việc lựa chọn theo nhu cầu, nhiệm vụ và mục đích cụ thể của các nhà nghiên cứu, nhà sư phạm, của những người tham gia xây dựng từ điển và của chính những người học hai ngôn ngữ Nga và Việt. Tài liệu tham khảo: Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2011), Đại cương ngôn ngữ học (tập 1), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Đoàn Hữu Dũng (2018), “Sự thể hiện ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ trong tiếng Nga và tiếng Việt”, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ Quân sự, số 13, tr.23-28. Đinh Văn Đức (2012), Ngôn ngữ học đại cương - Những nội dung quan yếu, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 38 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018 v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH Đinh Văn Đức, Nguyễn Văn Chính, Đinh Kiều Châu (2016), Ngôn ngữ học ứng dụng (giáo trình), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2014), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Bùi Hiền (1997), Phương pháp hiện đại dạy học ngoại ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Bùi Mạnh Hùng (2008), Ngôn ngữ học đối chiếu, NXB Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Thiện Nam (2001), “Khảo sát lỗi ngữ pháp tiếng Việt của người nước ngoài và những vấn đề liên quan”, Luận án Tiến sĩ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Lê Quang Thiêm (2008), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. I. M. Punkina (1983), Tóm lược ngữ pháp tiếng Nga, (Bùi Hiền dịch), NXB Tiếng Nga, Mát-xcơ-va. Муравенко Е.В. (1988). Выражение инструментального значения падежными и предложно-падежными формами// Идеографические аспекты русской грамматики/ Под. ред. В.А. Белошапковой и И.Г. Милославского. - М.: Изд-в МГУ, С. 75-94. A COMPARATIVE STUDY ON EXPRESSIONS OF INSTRUMENTAL MEANING IN RUSSIAN AND VIETNAMESE FROM THE PERSPECTIVE OF APPLIED LINGUISTICS DOAN HUU DUNG Abstract: Applied linguistics had already been discussed for many years. However, not until the 20th century was it studied, developed and expanded to become an important topic of research. Thanks to its late emergence, applied linguistics inherits various achievements in applying linguistic theory into reality, creating spoken and written produts and other related services. Within its limited framework, this article aims to: 1) clarify the definition of applied linguistics; 2) discuss whether contrastive linguistics could be regarded as an aspect of applied linguistics; 3) analyze instrumental meaning and its expression in Russian and Vietnamese Keywords: Applied lingguistics, contrastive linguistics, instruments, grammatical meaning, errors Received: 02/3/2018; Revised: 11/4/2018; Accepted for publication: 20/4/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftckhnnqs_15_9_2018_doan_huu_dung_31_38_7514_2136124.pdf
Tài liệu liên quan