Độc tính cấp và tác động giảm đau ngoại biên, kháng viêm cấp của bài thuốc thu thập tại tỉnh Sóc Trăng

Tài liệu Độc tính cấp và tác động giảm đau ngoại biên, kháng viêm cấp của bài thuốc thu thập tại tỉnh Sóc Trăng: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 75 ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC ĐỘNG GIẢM ĐAU NGOẠI BIÊN, KHÁNG VIÊM CẤP CỦA BÀI THUỐC THU THẬP TẠI TỈNH SÓC TRĂNG Bùi Phạm Minh Mẫn*, Nguyễn Văn Đàn*, Bùi Chí Bảo*, Trịnh Thị Diệu Thường* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Hồ Phạm Thục Lan tại TP.HCM bệnh lý thoái hóa khớp có tần suất chung là 66% ở người trên 40 tuổi, trong đó chủ yếu là thoái hóa cột sống thắt lưng và thái hóa khớp gối. Việc điều trị bằng thuốc đặc biệt là các thuốc kháng viêm ở các bệnh lý thoái hóa khớp có hiệu quả cải thiện triệu chứng nhanh tuy nhiên có tác dụng phụ trên tim mạch, thận và đường tiêu hóa, gây khó khăn trong việc sử dụng lâu dài. Trong khi đó ở nước ta, với tinh thần “Nam dược trị nam nhân”, có nhiều bài thuốc dân gian vẫn còn lưu giữ và bảo tồn cho đến ngày nay. Cụ thể, tại Sóc Trăng qua sưu tầm các bài thuốc dân gian chúng tôi có thu thập bài thuốc gồm Cỏ xước, Lá lốt, ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Độc tính cấp và tác động giảm đau ngoại biên, kháng viêm cấp của bài thuốc thu thập tại tỉnh Sóc Trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 75 ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC ĐỘNG GIẢM ĐAU NGOẠI BIÊN, KHÁNG VIÊM CẤP CỦA BÀI THUỐC THU THẬP TẠI TỈNH SÓC TRĂNG Bùi Phạm Minh Mẫn*, Nguyễn Văn Đàn*, Bùi Chí Bảo*, Trịnh Thị Diệu Thường* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Hồ Phạm Thục Lan tại TP.HCM bệnh lý thoái hóa khớp có tần suất chung là 66% ở người trên 40 tuổi, trong đó chủ yếu là thoái hóa cột sống thắt lưng và thái hóa khớp gối. Việc điều trị bằng thuốc đặc biệt là các thuốc kháng viêm ở các bệnh lý thoái hóa khớp có hiệu quả cải thiện triệu chứng nhanh tuy nhiên có tác dụng phụ trên tim mạch, thận và đường tiêu hóa, gây khó khăn trong việc sử dụng lâu dài. Trong khi đó ở nước ta, với tinh thần “Nam dược trị nam nhân”, có nhiều bài thuốc dân gian vẫn còn lưu giữ và bảo tồn cho đến ngày nay. Cụ thể, tại Sóc Trăng qua sưu tầm các bài thuốc dân gian chúng tôi có thu thập bài thuốc gồm Cỏ xước, Lá lốt, Cây trinh nữ, Rễ nhàu và Tang ký sinh được sử dụng để điều trị một số bệnh xương khớp, đặc biệt là thái hóa khớp gối. Hầu hết người dân sử dụng bài thuốc là do truyền miệng, chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả cũng như tính an toàn của bài thuốc. Vì vậy đề tài muốn nghiên cứu độc tính cấp và tác động giảm đau ngoại biên, kháng viêm cấp của bài thuốc trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cao chiết nước bài thuốc gồm Cỏ xước, Lá lốt, Cây trinh nữ, Rễ nhàu, Tang ký sinh. Thử nghiệm độc tính cấp qua việc xác định liều Dmax, LD100, LD50, LD0. Khảo sát tác động giảm đau trên mô hình gây đau quặn bụng bằng acid acetic trên 32 chuột chia ngẫu nhiên làm 4 lô, lô chứng bệnh cho chuột uống nước cất, lô đối chứng cho chuột uống diclofenac liều 7,5 mg/kg, lô thử 1 cho chuột uống cao thử liều 60 mg/kg, lô thử 2 cho liều 120 mg/kg; theo dõi số lần đau quặn bụng các lô từng khoảng thời gian khác nhau. Khảo sát tác dụng kháng viêm cấp trên mô hình gây viêm bàn chân chuột bằng carrageenan trên 24 chuột chia ngẫu nhiên vào 3 lô, lô chứng bệnh cho uống nước cất, lô đối chứng cho uống diclofenac liều 10 mg/kg, lô thử cho uống cao thử liều 60 mg/kg; theo dõi thể tích bàn chân chuột ở các thời điểm khác nhau. Kết quả: Cao chiết nước bài thuốc gồm Cỏ xước, Lá lốt, Cây trinh nữ, Rễ nhàu, Tang ký sinh không xác định được giá trị LD50, không thể hiện độc tính cấp đường uống với liều tối đa bơm qua được đầu kim (Dmax) là 20,06 g/kg trọng lượng chuột. Qua thử nghiệm tác dụng giảm đau ngoại biên, chuột uống cao thử liều 60 và 120 mg/kg có số lần đau quặn thấp hơn lô chứng bệnh có ý nghĩa thống kê trong khoảng thời gian 20 phút đầu và từ phút 36 đến phút 40. So với diclofenac liều 10mg/kg, số lần đau quặn ở lô cao thử liều 60 và 120 mg/kg khác nhau không có ý nghĩa thống kê; so sánh số lần đau quặn giữa 2 liều 60 và 120 mg/kg cũng không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Qua thử nghiệm tác dụng kháng viêm cấp, lô chuột uống cao thử liều 60 mg/kg có tác động giảm độ phù bàn chân so với lô chứng bệnh tại thời điểm 5 giờ sau khi gây viêm (30,63% và 51,73%); so sánh giữa lô cao thử liều uống 60 mg/kg và lô đối chứng diclofenac 10 mg/kg, ở tất cả các thời điểm khảo sát, tác động giảm độ phù bàn chân chuột ở lô cao liều 60 mg/kg thấp hơn sơ với lô đối chứng diclofenac 10mg/kg, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Cao chiết từ bài thuốc không có độc tính cấp trên chuột, có tác động giảm đau ngoại biên ở 2 liều 60 mg/kg và 120 mg/kg tương tự diclofenac liều 10 mg/kg và không có sự khác biệt giữa 2 liều. Cao chiết uống liều 60 mg/kg có tác dụng kháng viêm cấp tại thời điểm sau khi gây viêm 5 giờ, tác động này chậm và thấp hơn so với thuốc đối chứng diclofenac 10 mg/kg trên mô hình gây phù chân chuột. Từ khóa: Cỏ xước, Lá lốt, Cây trinh nữ, Rễ nhàu, Tang ký sinh, thoái hoá khớp gối * Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. BS. Bùi Phạm Minh Mẫn ĐT: 0916080803 Email: bpmman@ump.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 76 ABSTRACT ACUTE TOXICITY AND PERIPHERAL PAIN RELIEVING, ACUTE ANTI-INFLAMMATORY EFFECT OF FOLK REMEDY IN SOC TRANG PROVINCE Bui Pham Minh Man, Nguyen Van Dan, Bui Chi Bao, Trinh Thi Dieu Thuong * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 75 – 81 Objectives: In Vietnam, according to Ho Pham Thuc Lan's study in Ho Chi Minh City, osteoarthritis disease has a common frequency of 66% in people over 40 years old, mainly degenerative lumbar spine and knee joint. The treatment with drugs, especially anti-inflammatory drugs in degenerative joint diseases, effectively improves symptoms quickly but there will be side effects on the heart, kidney and gastrointestinal tract, making it difficult for long-period use. Meanwhile in our country, with the spirit of "Southern medicine is for southern people", many folk remedies are still preserved until today. Specifically, in Soc Trang, we have collected remedies including Achyranthes aspera L., Piper lolot L., Mimosa pudica L., Morinda citrifolia L., Loranthus parasiticus Merr, which are used to treat osteoarthritis, especially, degenerative knee joint. Most people use the remedy because of word-of- mouth. There has not been any research to prove the effectiveness and safety of the prescription. Therefore, the study wants to study acute toxicity and peripheral pain relieving and acute anti- inflammatory effects of the above-mentioned remedy. Materials and Methods highly-extracted including Achyranthes aspera L., Piper lolot L., Mimosa pudica L., Morinda citrifolia L., Loranthus parasiticus. Acute toxicity test was used to determine Dmax, LD100, LD50, LD0 values. Investigating analgesic effect on acetic acid-induced abdominal cramps model in 32 mice which were randomly divided into 4 groups. In control groups: mice were taken distilled water. In treatment group: mice were taken diclofenac dose of 7.5 mg/kg. In trial group: group 1 mice were taken a high dose of extract, 60 mg/kg and group 2 with 120 mg/kg; monitor the number of abdominal cramps in each group in different periods. Investigating acute anti-inflammatory effect of carrageenan-induced inflammation of mouse foot model in 24 mice which were randomly divided into 3 group, control group: taken distilled water, treatment group: taken diclofenac dose of 10 mg/kg, trial group taken dose of 60 mg/kg of extract; track mice feet volume at different times. Results The LD50 value of aqueous extract including Combretum Achyranthes aspera L., Piper lolot L., Mimosa pudica L., Morinda citrifolia L., Loranthus parasiticus Merr. could not be determined. The extract did not show orally acute toxicity with maximum dose to be taken (Dmax) (20.06 g/kg of mouse weight). Through the testing of peripheral analgesic effects, mice taken high doses of 60 and 120 mg/kg had a lower number of cramps than the control group with statistical significance during the first 20 minutes and from 36 to 40. Compared with diclofenac dose of 10mg/kg, the number of pain episodes were different from that in the high dose of 60 and 120 mg/kg doses with no statistically significance; Comparing the numbers of cramps between doses of 60 and 120 mg/kg, they did not differ significantly. Through acute anti-inflammatory test, rats with high dose of 60 mg/kg had an effect on reducing foot edema compared to the control group at 5 hours after inflammation (30.63% and 51.73). %); comparing between extract of 60 mg/kg and the control group of diclofenac 10 mg/kg, in all time, the effect of lowering rat foot edema in the high dose of 60 mg/kg was lower than that of the control group diclofenac 10mg/kg, the difference was statistically significant. Conclusions: Aqueous extract of the remedy was not toxic in mice and had a peripheral analgesic effect at 2 doses of 60 mg/kg and 120 mg/kg similar to diclofenac at a dose of 10 mg/kg. There was no difference between 2 doses. The extract of 60 mg/kg had an acute anti-inflammatory effect at the time of 5 hours after inflammation, this effect is slower and lower than that of diclofenac 10 mg/kg on the model of rat foot edema. Keywords: Achyranthes aspera L., Piper lolot L., Mimosa pudica L., Morinda citrifolia L., Loranthus Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 77 parasiticus Merr., degenerative knee joint ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Hồ Phạm Thục Lan về các bệnh cơ xương khớp thường gặp tại TP.HCM cho thấy ở người trên 40 tuổi tần suất chung của thoái hóa khớp là 66%, những vị trí thường gặp nhất là cột sống thắt lưng và khớp gối(5). Các số liệu này cho thấy quy mô của bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam tương đương với các nước khác trên thế giới. Các biện pháp dùng thuốc tân dược (thuốc giảm đau, chống viêm non-steroid và steroid) có hiệu quả nhanh đối với các triệu chứng, song cũng gây nhiều tác dụng phụ cho tim mạch, thận và đường tiêu hóa. Do đó, các trường hợp đau mạn tính không thể sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm tân dược thường xuyên thì việc sử dụng các thuốc có nguồn gốc thảo dược trong điều trị bệnh lý thoái hóa khớp với ít tác dụng không mong muốn đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Ở nước ta, truyền thống sử dụng các bài thuốc kinh nghiệm dân gian truyền từ nhiều đời vẫn còn lưu giữ và bảo tồn cho đến ngày nay, đúng như câu nói của Tuệ Tĩnh “Nam dược trị nam nhân”(8). Ở các địa phương cũng đều có các bài thuốc và kinh nghiệm dân gian truyền miệng, tại Sóc Trăng qua thu thập chúng tôi có được rất nhiều bài thuốc điều trị các bệnh lý khác nhau trong đó có bài gồm cỏ xước, lá lốt, cây trinh nữ, rễ nhàu, tang ký sinh được sử dụng để điều trị một số bệnh xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp gối. Hầu hết người dân sử dụng và đánh giá sự hiệu quả các bài thuốc dân gian nói chung và bài thuốc này nói riêng là do truyền miệng, chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào trên thực nghiệm chứng minh điều này, cũng như chưa có nghiên cứu nào khảo sát đánh giá các độc tính tiềm ẩn. Vì vậy đề tài muốn thực hiện các đánh giá nhằm xác định độc tính tiềm ẩn của bài thuốc gồm cỏ xước, lá lốt, cây trinh nữ, rễ nhàu, tang ký sinh. Cụ thể, nghiên cứu độc tính cấp và tác động giảm đau ngoại biên, kháng viêm cấp trên chuột của bài thuốc. Qua đó tạo tiền đề để thực hiện các nghiên cứu khác ứng dụng trên lâm sàng trong điều trị các bệnh lý thoái hóa khớp đặc biệt là thoái hóa khớp gối. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Chế phẩm nghiên cứu Cao chiết nước bài thuốc điều trị thoái hóa khớp gối thu thập tại tỉnh Sóc Trăng gồm: Cỏ xước (Combretum achyranthes aspera L.), Lá lốt (Piper lolot L.), Cây trinh nữ (Mimosa pudica L.), Rễ nhàu (Morinda citrifolia L.), Tang ký sinh (Loranthus parasiticus Merr). Động vật thử nghiệm Chuột nhắt trắng (Mus musculus var. albino), trưởng thành, khỏe mạnh, từ 10-12 tuần tuổi, có nguồn gốc từ Viện Kiểm nghiệm thuốc Tp. Hồ Chí Minh. Chuột được nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm, vệ sinh hàng ngày, điều kiện 12 giờ sáng/tối, nhiệt độ 28oC, ẩm độ <50%, được cung cấp thức ăn và nước uống (nước cất) cung cấp liên tục hàng ngày. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chiết xuất cao bài thuốc Dược liệu được thu hái tại Sóc Trăng vào tháng 10/2015, người thu hái là ông Võ Văn Thành Niệm. Dược liệu được bào chế và bảo quản đúng quy trình và được kiểm tra chất lượng lý – hóa tính, định lượng vi sinh vật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tồn dư kim loại nặng. Các chỉ tiêu chất lượng đều nằm trong giới hạn an toàn theo quy định(1,2,4). Sau đó được chiết với nước thành cao. Thử nghiệm độc tính cấp trên chuột Cho chuột thử nghiệm dùng cùng liều thuốc trong điều kiện ổn định như nhau, quan sát các phản ứng xảy ra trong vòng 72 giờ. Cho 6 chuột (50% đực, 50% cái) nhịn đói ít nhất 12 giờ trước khi cho uống cao chiết bài thuốc liều duy nhất tối đa có thể bơm qua đầu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 78 kim (thể tích tối đa là 0,2 ml/10g trọng lượng chuột). Theo dõi và ghi nhận cử động tổng quát, biểu hiện về hành vi, trạng thái lông, ăn uống, tiêu tiểu và số lượng chết của chuột trong vòng 72 giờ. Nếu sau 72 giờ, chuột không có dấu hiệu bất thường hoặc chết, tiếp tục theo dõi trong vòng 14 ngày. Nghiên cứu tác dụng giảm đau ngoại biên Khảo sát tác động giảm đau trên mô hình gây đau quặn bụng bằng acid acetic (được mô tả bởi Koster và cs, 1959)(6). Chọn 32 chuột thỏa các tiêu chuẩn thí nghiệm chia ngẫu nhiên vào 4 lô, mỗi lô 8 con: Lô chứng bệnh: cho chuột uống nước cất; Lô đối chứng: cho chuột uống diclofenac liều 10 mg/kg; Lô thử 1: cho chuột uống cao thử liều 60 mg/kg; Lô thử 2: cho chuột uống cao thử liều 120 mg/kg. Sau khi cho chuột uống nước cất, diclofenac hoặc cao thử 30 phút, tiêm phúc mô acid acetic 0,7% với thể tích 0,1 ml/10 g. Số lần đau quặn của chuột được quan sát và ghi nhận trong mỗi 5 phút trong 40 phút sau khi tiêm acid acetic. Biểu hiện của cơn đau quặn bụng là cơ bụng co lại, chuột uốn mình, gập lưng và duỗi thẳng ít nhất một chân sau. Nghiên cứu tác dụng kháng viêm cấp Khảo sát tác dụng kháng viêm cấp trên mô hình gây viêm bàn chân chuột bằng carrageenan (được mô tả bởi Winter và cs năm 1962)(10). Chọn 24 chuột thỏa các tiêu chuẩn thí nghiệm chia ngẫu nhiên vào 3 lô, mỗi lô 8 con: Lô chứng bệnh: uống nước cất; Lô đối chứng: uống diclofenac liều 10 mg/kg; Lô thử: uống cao thử liều 60 mg/kg. Đo thể tích chân chuột bình thường (V0) trên máy Plethysmometer bằng cách nhúng chân chuột vào dung dịch chống thấm đến khủy chân. 60 phút sau khi uống nước, diclofenac hoặc cao thử, chuột ở các lô được gây viêm bằng cách tiêm dưới da vào gan bàn chân phải sau 0,025 ml hỗn dịch carrageenan 1% và được cho vào lồng có giá đỡ để tránh nhiễm trùng chân. Đo thể tích chân chuột sau sau khi gây viêm 1giờ, 3 giờ và 5 giờ (Vt). Mức độ phù bàn chân chuột X (%) ở các thời điểm khảo sát được tính theo công thức: X (%) = [(Vt – Vo)/ Vo] x 100 Trong đó: X là độ phù bàn chân chuột tính theo %, Vt là thể tích chân chuột tại thời điểm sau khi gây viêm (ml), Vo là thể tích chân chuột tại thời điểm trước khi gây viêm (ml). Xử lý số liệu Kết quả được trình bày ở dạng giá trị trung bình ± SEM (standard error of mean - sai số chuẩn của số trung bình). Sự khác biệt giữa các lô được phân tích bằng phép kiểm Kruskal- Wallis và Mann-Whitney với phần mềm SPSS 22.0. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p<0,05. KẾT QUẢ Độc tính của bài thuốc trên chuột Bảng 1: Kết quả khảo sát độc tính cấp đường uống của thuốc Cao thuốc Chuột thử nghiệm 1 2 3 4 5 6 Phái ♂ ♂ ♂ ♀ ♀ ♀ Trọng lượng (g) 22,3 23,5 22,5 24,2 23,3 22,8 V cho uống (ml) 0,45 0,47 0,45 0,48 0,47 0,46 Tổng trọng lượng (g) 138,6 Tổng thể tích (ml) 2,78 Tổng khối lượng cao (g) 2,780 Liều cho uống (gam cao/kg) 20,06 Số chuột thử nghiệm 6 Số chuột tử vong sau 72 giờ 0 Số chuột tử vong sau 14 ngày 0 Sau khi cho chuột uống cao thuốc với liều tối đa có thể bơm được qua kim lần lượt là 20,06 g/kg, tất cả chuột thử nghiệm đều khỏe mạnh, ăn cám viên, uống nước, tiêu tiểu, cử động bình thường, không có dấu hiệu bất thường nào và Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 79 không có chuột nào chết trong thời gian 72 giờ quan sát. Tiếp tục theo dõi chuột trong 14 ngày ở điều kiện chăm sóc bình thường, kết quả cho thấy không có chuột nào chết; chuột không có dấu hiệu bất thường về hành vi, trạng thái lông, ăn uống, tiêu tiểu (Bảng 1). Tác dụng giảm đau ngoại biên của bài thuốc trên chuột Kết quả ghi nhận số lần đau quặn bụng trung bình được trình bày ở Bảng 2. Bảng 2. Số lần đau quặn bụng trung bình của chuột ở các lô thử nghiệm Lô Thời gian theo dõi (phút) 0-5 6-10 11-15 16-20 21-25 26-30 31-35 36-40 Chứng bệnh 23,1 ± 3,6 35,4 ± 2,8 25,8 ± 2,0 22,5 ± 2,8 15,4 ± 3,2 12,8 ± 2,8 12,1 ± 2,9 10,5 ± 2,2 Diclofenac 10 mg/kg 6,6 ± 1,3* 19,6 ± 1,9* 19,8 ± 1,1* 12,9 ± 1,1* 11,1 ± 1,5 9,4 ± 1,1 8,3 ± 1,3 6,0 ± 1,1 Cao thử 60 mg/kg 11,4 ± 1,8* 23,0 ± 2,1* 18,0 ± 1,2* 13,5 ± 1,4* 10,0 ± 0,5 7,6 ± 1,2 6,8 ± 0,9 4,8 ± 1,0* Cao thử 120 mg/kg 6,8 ± 1,4* 15,8 ± 1,5* 14,3 ± 1,3* 11,1 ± 1,1* 9,3 ± 1,3 7,5 ± 1,1 7,0 ± 1,9 4,9 ± 0,9* * p <0,05: so với lô chứng bệnh ở cùng thời điểm khảo sát Chuột ở lô chứng bệnh có số lần đau quặn bụng tăng cao nhất trong khoảng thời gian 6-10 phút sau khi tiêm acid acetic, từ phút 11 đến phút 40, số lần đau quặn bụng giảm dần theo thời gian. Chuột ở lô uống diclofenac 10 mg/kg có số lần đau quặn thấp hơn lô chứng bệnh ngay từ 0-5 phút và kéo dài trong suốt 20 phút đầu (p<0,05), từ phút 21 đến 40, số lần đau quặn bụng thấp hơn nhưng không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Chuột uống cao thử liều 60 và 120 mg/kg có số lần đau quặn thấp hơn lô chứng bệnh có ý nghĩa thống kê trong khoảng thời gian 0-20 phút và phút 36-40 (p <0,05), trong thời gian từ phút 21 đến phút 35 số lần đau quặn bụng thấp hơn nhưng không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). So với diclofenac, số lần đau quặn ở lô cao thử liều 60 và 120 mg/kg khác nhau không có ý nghĩa thống kê từ trong 40 phút khảo sát (p >0,05). So sánh giữa 2 liều 60 và 120 mg/kg cũng không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Tác động kháng viêm cấp của bài thuốc trên chuột Do cao thử thể hiện tác động giảm đau ngoại biên không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa liều 60 và 120 mg/kg nên chỉ khảo sát tác động kháng viêm cấp của cao thử ở liều 60 mg/kg. Kết quả Sự thay đổi độ phù chân chuột theo thời gian giữa các lô chuột được trình bày ở Bảng 3. Bảng 3. Sự thay đổi độ phù chân chuột theo thời gian giữa các lô Lô thử nghiệm Độ phù trung bình ± SEM (%) V1h V3h V5h Chứng bệnh (uống nước cất) 4,45 ± 3,42 32,84 ± 6,91 51,73 ± 6,44 Đối chứng diclofenac 10 mg/kg 2,75 ± 1,34 9,78 ± 4,01* 9,79 ± 1,35** Cao thử 60 mg/kg 13,21 ± 3,10*## 32,25 ± 2,13## 30,63 ± 4,16*## * p <0,05; ** p <0,01: so với lô chứng bệnh ở cùng thời điểm khảo sát ## p <0,01: so với lô đối chứng diclofenac 10 mg/kg ở cùng thời điểm khảo sát Lô đối chứng diclofenac làm giảm độ phù bàn chân chuột so với lô chứng bệnh. Sự khác biệt ý nghĩa thống kê (p <0,05) bắt đầu từ sau 3 giờ (tại thời điểm 3 giờ và 5 giờ sau khi gây viêm). Lô cao thử liều 60 mg/kg có tác động giảm độ phù bàn chân chuột so với lô chứng bệnh tại thời điểm 5 giờ sau khi gây viêm (p <0,05). Tuy nhiên, dù độ phù ở thời điểm 1 giờ cao hơn so với lô chứng bệnh nhưng tại thời điểm sau 3 giờ, độ phù tương đương nhau và tại thời điểm 5h, độ phù thấp hơn có ý nghĩa thống kê (30,63% vs 51,73%; p <0,05). Kết quả này chứng tỏ cao thử có tác động kháng viêm cấp trên mô hình chuột nhắt trắng. Ngoài ra, khi so sánh giữa Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 80 lô cao thử liều uống 60 mg/kg và lô đối chứng diclofenac 10 mg/kg, ở tất cả các thời điểm khảo sát, sự khác biệt về độ phù bàn chân chuột giữa 2 lô đều có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Tác động kháng viêm cấp của cao thử thể hiện chậm và thấp hơn so với diclofenac. Điều này có thể giải thích do cao thử có nguồn gốc tự nhiên, còn diclofenac là thuốc có nguồn gốc hóa học. Tuy nhiên, ưu điểm của cao thử là ít tác dụng phụ, đặc biệt khi sử dụng trong thời gian dài với các bệnh mạn tính như các chứng viêm mạn, viêm khớp. BÀN LUẬN Độc tính cấp của bài thuốc Như vậy, qua việc thử nghiệm độc tính cấp trên chuột, cao chiết từ bài thuốc không xác định được giá trị LD50, không thể hiện độc tính cấp đường uống với liều tối đa có thể cho uống qua kim (Dmax) là 20,06 g/kg trọng lượng chuột. Điều này thể hiện tính an toàn khi sử dụng bài thuốc trong thời gian ngắn, tuy nhiên tính an toàn của bài thuốc sử dụng trong thời gian dài chưa được chứng minh. Điều này phù hợp với tình hình sử dụng thực tế bài thuốc trên tại địa phương không ghi nhận các biểu hiện độc tính cấp. Ngoài ra cũng phù hợp với các nghiên cứu độc vị trên thế giới từng công bố như cây cỏ xước trong nghiên cứu của Chinnappa V. Reddy và các cộng sự năm 2014 hay cây trinh nữ trong nghiên cứu của Pradeep KV và các cộng sự năm 2012 cũng chứng minh nước chiết của cỏ xước và trinh nữ không có độc tính cấp. Tác dụng giảm đau ngoại biên và kháng viêm cấp của bài thuốc Đối với tác dụng giảm đau ngoại biên, cao thử ở cả 2 liều 60 mg/kg và 120 mg/kg đều có tác dụng giảm đau như nhau được quan sát thông qua thử nghiệm giảm đau quặn bụng trên chuột. So sánh với thuốc giảm đau kháng viêm thường được sử dụng là diclofenac liều 10 mg/kg cho thấy cao thuốc thử có tác dụng giảm đau tương đương trong thời gian theo dõi 40 phút. Trong các nghiên cứu độc vị trên thế giới, Saurabh Srivastav và các cộng sự năm 2011 cũng chứng minh tác dụng giảm đau của nước chiết cỏ xước cũng như nước chiết của trinh nữ cũng được Pradeep KV. chứng minh tác dụng giảm đau vào năm 2012. Đối với tác dụng kháng viêm cấp, do tác dụng giảm đau ngoại như nhau ở 2 liều nên chỉ thực hiện thử nghiệm trên liều 60 mg/kg. Các kết quả cho thấy cao thử cho uống liều 60 mg/kg có tác dụng kháng viêm thông qua việc làm giảm độ phù chân chuột tại thời điểm sau khi gây viêm 5 giờ. Tác động này chậm và thấp hơn so với thuốc đối chứng diclofenac 10 mg/kg trên mô hình gây viêm bằng hỗn dịch carragenan 1%. Trên thực tế, tác dụng kháng viêm của các dược liệu cũng đã được chứng minh như cỏ xước (Saurabh Srivastav và cộng sự, 2011), lá lốt (Wibool Ridtitid và cộng sự, 2007), trinh nữ (Pradeep KV 2012). Theo Y học cổ truyền, các vị thuốc cỏ xước, lá lốt, cây trinh nữ, rễ nhàu, tang ký sinh chủ yếu quy kinh Can Thận, có tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm, chỉ thống, an thần, cường gân cốt được sử dụng điều trị các chứng quan tiết thống, phong thấp tê bại, gân cốt yếu mỏi(3,4,7,9). Từ các kết quả trên cho thấy có sự tương đương giữa tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm, chỉ thống của cao thuốc thử với tác dụng kháng viêm cấp, giảm đau ngoại biện theo Y học hiện đại. KẾT LUẬN Cao chiết từ bài thuốc không có độc tính cấp trên chuột, có tác động giảm đau ngoại biên ở 2 liều 60 mg/kg và 120 mg/kg tương tự diclofenac liều 10 mg/kg và không có sự khác biệt giữa 2 liều. Cao chiết uống liều 60 mg/kg có tác dụng kháng viêm cấp tại thời điểm sau khi gây viêm 5 giờ, tác động này chậm và thấp hơn so với thuốc đối chứng diclofenac 10 mg/kg trên mô hình gây phù chân chuột. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2002). Dược điển Việt Nam IV. Nhà xuất bản Y Học Hà Nội, https://xuatbanyhoc.vn/duoc-dien-viet-nam-lan-xuat-ban- thu-4. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 81 2. Bộ Y tế (2017). Hướng dẫn phương pháp chế biến các vị thuốc cổ truyền ban hành ngày 11/7/2017. Thông tư 30/2017/TT-BYT. 3. Chaudhary R, Roy R, Uton M (2001). “Traditional medicine in Asia”. New Delhi: World Health Organization, Regional office for South-East Asia. 4. Đỗ Tất Lợi (2005). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, https://www.google.com/search. 5. Hồ Phạm Thục Lan (2017). “Thoái hóa khớp yếu tố nguy cơ và di truyền”. Đề tài cơ sở KH&CN TP HCM. 6. Koster R, Anderson M and De Beer EJ (1959). “Acetic Acid for Analgesic Screening”. Federation Proceedings, 18:412-417. 7. Li CY, Tsai WJ, Damu AG, Lee EJ, et al (2007). “Isolation and identification of antiplatelet aggregatory principles from the leaves of Piper lolot”. Journal of Agricultural and Food Chemistry, 55(23):9436-42. 8. Nguyễn Bá Tĩnh (2007). Tuệ Tĩnh toàn tập. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, pp.367-380. 9. Wan OWN, Lau SF, Mohamed S (2017). “Scopoletin- standardized Morinda elliptica leaf extract suppressed inflammation and cartilage degradation to alleviate osteoarthritis: A preclinical study”. Phytother Res, 31(12):1954- 1961. 10. Winter CA, Risley EA & Nuss GW (1962). “Carrageenin- Induced Edema in Hind Paw of the Rat as an Assay for Antiinflammatory Drugs”. Proceedings of the Society for Experimental Biology and Medicine, 111(3):544–547. Ngày nhận bài báo: 28/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 14/09/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc_tinh_cap_va_tac_dong_giam_dau_ngoai_bien_khang_viem_cap.pdf
Tài liệu liên quan