Tài liệu Đo lường kiến thức, thái độ và thực hành tự chăm sóc của người bệnh có hậu môn nhân tạo tại Bệnh viện Miền Nam Việt Nam: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 218
ĐO LƯỜNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH TỰ CHĂM SÓC
CỦA NGƯỜI BỆNH CÓ HẬU MÔN NHÂN TẠO
TẠI BỆNH VIỆN MIỀN NAM VIỆT NAM
Võ Thị Thanh Tuyền*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hậu môn nhân tạo (HMNT) thường gặp sau mổ ung thư đại - trực tràng giai đoạn muộn.
Việc chăm sóc HMNT đòi hỏi phải có kiến thức, thái độ và thực hành đúng để phòng tránh những biến chứng khi
chăm sóc HMNT.
Mục tiêu: Đo lường kiến thức, thái độ và thực hành của bệnh nhân về chăm sóc HMNT, mối liên quan giữa
kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc HMNT.
Phương pháp: Cắt ngang mô tả với 118 bệnh nhân có HMNT sau phẫu thuật. Tần suất, tỷ lệ phần trăm,
phép kiểm chi bình phương, T-test được sử dụng với phần mềm SPSS16.0 được sử dụng nhằm mô tả, đánh giá
mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành tự chăm sóc HMNT của người bệnh.
Kết quả: Kiến thức đúng về tự chăm sóc HMNT là 26,3% (31/118), t...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đo lường kiến thức, thái độ và thực hành tự chăm sóc của người bệnh có hậu môn nhân tạo tại Bệnh viện Miền Nam Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 218
ĐO LƯỜNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH TỰ CHĂM SÓC
CỦA NGƯỜI BỆNH CÓ HẬU MÔN NHÂN TẠO
TẠI BỆNH VIỆN MIỀN NAM VIỆT NAM
Võ Thị Thanh Tuyền*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hậu môn nhân tạo (HMNT) thường gặp sau mổ ung thư đại - trực tràng giai đoạn muộn.
Việc chăm sóc HMNT đòi hỏi phải có kiến thức, thái độ và thực hành đúng để phòng tránh những biến chứng khi
chăm sóc HMNT.
Mục tiêu: Đo lường kiến thức, thái độ và thực hành của bệnh nhân về chăm sóc HMNT, mối liên quan giữa
kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc HMNT.
Phương pháp: Cắt ngang mô tả với 118 bệnh nhân có HMNT sau phẫu thuật. Tần suất, tỷ lệ phần trăm,
phép kiểm chi bình phương, T-test được sử dụng với phần mềm SPSS16.0 được sử dụng nhằm mô tả, đánh giá
mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành tự chăm sóc HMNT của người bệnh.
Kết quả: Kiến thức đúng về tự chăm sóc HMNT là 26,3% (31/118), thái độ đúng là 28,8% (34/118) và
thực hành đúng là 16,1%. Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức, thái độ và thực hành
chăm sóc HMNT của người bệnh (p>0.05).
Kết luận: Kiến thức, thái độ và thực hành đúng về chăm sóc HMNT của NB còn thấp. Chưa tìm thấy sự
liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành tự chăm sóc HMNT. Cần thiết phải có một chương trình giáo dục
sức khỏe về chăm sóc HMNT phù hợp cho người bệnh và cộng đồng.
Từ khóa: người bệnh, hậu môn nhân tạo
ABSTRACT
ASSESSMENT THE KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE OF PATIENT SELF-CARE ON
STOMA AT HOSPITALS IN SOUTHERN VIETNAM
Vo Thi Thanh Tuyen
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 218 – 223
Background: Stoma usually occur after late step colorectal cancer surgery. Patient stomal self-management
requires the approriate knowledge, attitudes and practices to prevent peristomal skin complications.
Objective: Assess and find out the relationship between the knowledge, attitudes and practices of stoma patients.
Methods: This is a cross-sectional study with 118 patients who have the stoma. Frequency, percentage, Chi
squared, T-test with SPSS16.0 software were used to describe and evaluate the relationship between knowledge,
attitude and practice self-care of stoma.
Results: The correct knowledge, attitudes and practices of stoma patients who could take care themself were
26.3% (31/118 cases), 28.8% (34/118 cases) and 16.1% (respectively). No significant difference between the
knowledge, attitudes and practices was found (p >0.05). Evaluate the influence of the demographic features, the
research’s result points out that the influence of these features on the knowledge, attitudes and practices of the
artificial anuses self-care doesn’t have any statistical meaning (p >0.05).
Conclusion: Knowledge, attitudes and proper practice of patient about stoma seft care was still low.
*Khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: CN. Võ Thị Thanh Tuyền ĐT: 0989776274 Email: tuyen.vtt@umc.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 219
The relationship between knowledge, attitude and self-care practice of stoma has not been found. It is
necessary to have an appropriate stoma care education program for patients and the community.
Keywords: patient, stoma
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hậu môn nhân tạo (HMNT) tạo thành nhằm
để bảo vệ thương tổn đoạn đại- trực tràng phía
dưới hoặc bảo vệ đường khâu sau phẫu thuật.
Người bệnh thường lo lắng và có nhiều câu hỏi
cần được nhân viên y tế tư vấn và hướng dẫn.
Điều quan trọng nhất trong chăm sóc hậu môn
nhân tạo là bảo vệ da khỏi phân, nước tiểu và
hóa chất bằng cách xử lý da nhẹ nhàng và sử
dụng các sản phẩm hỗ trợ đúng cách. Điều này
sẽ làm giảm cơ hội cho các vấn đề về da(1).
Việc cung cấp tạm thời hoặc vĩnh viễn hậu
môn nhân tạo có thể gây ra nhiều khó khăn cho
bệnh nhân khi nhập viện và sau khi xuất viện.
Vấn đề là cung cấp kiến thức và thực hành chăm
sóc hậu môn nhân tạo cho bệnh nhân nhằm cải
thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, đặc
biệt là đối với những bệnh nhân phải mang hậu
môn nhân tạo vĩnh viễn(5).
Hiện nay, tại Việt Nam nói chung và nhiều
bệnh viện đã phẫu thuật điều trị bệnh đại trực
tràng nói riêng, chưa quan tâm đúng mức đến
vấn đề giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân trước
và sau phẫu thuật có hậu môn nhân tạo. Chưa có
nghiên cứu nào về chăm sóc hậu môn nhân tạo
tại nhà cho bệnh nhân được báo cáo. Năm 2013,
nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành
chăm sóc bản thân của bệnh nhân có hậu môn
nhân tạo của tác giả Lê Thị Hoàn cho thấy tỷ lệ
bệnh nhân có kiến thức không chính xác: kiến
thức về hậu môn nhân tạo (34,9%), tự chăm sóc
(55,7%), quản lý biến chứng (59,4%) và dinh
dưỡng (25,5%).
Hàng năm, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành
phố Hồ Chí Minh có khoảng 260 trường hợp hậu
môn nhân tạo tạm thời và vĩnh viễn. Bệnh viện
đã triển khai “phòng tư vấn chăm sóc hậu môn
nhân tạo cho người bệnh”. Nhóm tư vấn là một
đội ngũ điều dưỡng thuộc khoa Ngoại Tiêu hóa.
Đối tượng tư vấn chính là bệnh nhân và người
thân có hậu môn nhân tạo sau phẫu thuật trong
toàn bệnh viện cũng như các bệnh viện khác có
nhu cầu.
Để cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân và ngăn ngừa các biến chứng sau mở hậu
môn nhân tạo đòi hỏi bệnh nhân phải có kiến
thức, thái độ và thực hành chăm sóc đúng cách.
Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này.
Mục tiêu của nghiên cứu
Xác định tỷ lệ kiến thức, thái độ và thực
hành của người bệnh về chăm sóc HMNT.
Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái
độ và thực hành của người bệnh, thân nhân
người bệnh.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả người bệnh có chỉ định phẫu thuật đại
trực tràng, sau phẫu thuật có hậu môn nhân tạo,
có hậu môn nhân tạo, hậu phẫu ngày thứ 6 trở đi,
có thể đọc, hiểu và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ 25/2/2019 đến 30/4/2019 tại bệnh viện Đại
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng, mô tả cắt ngang.
Công cụ thu thập dữ liệu
Nhập dữ liệu bằng phần mềm Dữ liệu Epi
3.1. Phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.
KẾT QUẢ
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Đa số đối tượng trong nghiên cứu là nam
(52,5%), tuổi trung bình là 55,55 tuổi, nhỏ nhất là
25 tuổi và cao nhất là 71. Dân tộc Kinh chiếm
94,9%. Người bệnh không có tôn giáo chiếm 50%.
Người bệnh có trình độ trung học phổ thông
(12/12) là 56,8%, một lượng nhỏ người bệnh có
trình độ từ cao đẳng trở lên (19,5%) và không có
người bệnh nào mù chữ (0%). Về tình trạng hôn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 220
nhân, đối tượng nghiên cứu đa số đã lập gia
đình (93,2%). Nghề nghiệp lao động chân tay và
nghỉ hưu chiếm tỷ lệ lần lượt là 29,7% và 25,4%,
bên cạnh đó cũng có 1 lượng nhỏ (2,5%) người
bệnh đang trong tình trạng thất nghiệp phải
sống phụ thuộc người thân. Nguồn thông tin
chủ yếu người bệnh nhận được từ nhân viên y tế
chiếm 50,8% (60/118) (Bảng 1).
Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ %
Giới tính
Nam 62 52,5
Nữ 56 47,5
Tuổi TB ± ĐLC 55,55 ± 10,57, 25 – 71
Dân tộc
Kinh 112 94,9
Hoa 03 2,50
Khác 03 2,50
Tôn giáo
Không 59 50,0
Phật giáo 41 34,7
Thiên chúa giáo 15 12,7
Khác 3 2,5
Trình độ
Không biết chữ 0 0,00
Tiểu học 28 23,7
Trung học phổ thông 67 56,8
Cao đẳng, đại học, sau
đại học
23 19,5
Tình trạng
hôn nhân
Chưa lập gia đình 4 3,4
Đã lập gia đình 110 93,2
Ly hôn/ Góa bụa 4 3,4
Nghề nghiệp
Nội trợ 25 21,2
Lao động trí óc 17 14,4
Lao động chân tay 35 29,7
Nghỉ hưu 30 25,4
Thất nghiệp 3 2,5
Khác 8 6,8
Nguồn tiếp
nhận thông
tin chủ yếu
Thân nhân và các bệnh
nhân khác
19 16,1
Sách, báo, tờ rơi, ti vi 21 17,8
Nhân viên y tế 60 50,8
Khác 18 15,3
Loại HMNT
Hồi tràng 30 25,4
Đại tràng 88 74,6
Thời gian
mang
HMNT
Tạm thời 101 85,6
Vĩnh viễn 17 14,4
Người chăm
sóc chính
Bản thân 24 20,3
Vợ/ chồng 44 37,3
Con 47 39,8
Khác 3 2,5
Loại hậu môn nhân tạo của đối tượng nghiên
cứu chủ yếu là hậu môn nhân tạo đại tràng
chiếm 74,6% (88/118), còn lại 25,4% là hậu môn
nhân tạo hồi tràng. Về thời gian mang hậu môn
nhân tạo, đa số người bệnh mở hậu môn nhân
tạo chỉ mang tạm thời chiếm 85,6% (101/118),
trong khi đó tỷ lệ này ở hậu môn nhân tạo vĩnh
viễn là 14,4%.
Người chăm sóc chính cho người bệnh sau
phẫu thuật là con cái (39,8%) và vợ/chồng
(37,3%), có 20,3% bản thân người bệnh tự
chăm sóc, chỉ 1 lượng nhỏ 2,5% là đối tượng
khác chăm sóc người bệnh như cha/ mẹ, bạn
bè, họ hàng.
Kết quả kiến thức và thái độ của người bệnh
Bảng 2. Kết quả kiến thức của người bệnh
Kiến thức Số lượng (n) Tỷ lệ %
Kiến thức không đúng 87 73,7
Kiến thức đúng 31 26,3
Tổng 118 100,0
Có 73,7% người bệnh có kiến thức chưa
đúng (87/118) (Bảng 2).
Bảng 3. Kết quả thái độ của người bệnh
Thái độ Số lượng (n) Tỷ lệ %
Thái độ chưa đúng 84 71,2
Thái độ đúng 34 28,8
Tổng 118 100,0
Có 71,2% NB có thái độ chưa đúng về chăm
sóc hậu môn nhân tạo (Bảng 3).
Bảng 4. Kết quả về thực hành tự chăm sóc hậu môn
nhân tạo
Thực hành Số lượng (n) Tỷ lệ %
Không đạt 99 83,9
Đạt 19 16,1
Tổng 118 100,0
Kết quả khảo sát cho thấy có đến 83,9%
người bệnh thực hành tự chăm sóc hậu môn
nhân tạo không đạt (Bảng 4).
Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ của
người bệnh tự chăm sóc hậu môn nhân tạo
Như vậy kiến thức liên quan không có ý
nghĩa thống kê đến thái độ của người bệnh có
hậu môn nhân tạo. (p=0,975>0,05) (Bảng 5).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 221
Bảng 5. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ
của người bệnh
Thái độ
Tổng p
Sai Đúng
Kiến
thức
Không 62 25 87
0,975
Có 22 9 31
Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành của
người bệnh tự chăm sóc hậu môn nhân tạo
Bảng 6. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành
của người bệnh
Thực hành
Tổng p
Sai Đúng
Kiến
thức
Không 73 14 87
0,996 có 26 5 31
Tổng 99 19 118
Như vậy, kiến thức liên quan không có ý
nghĩa thống kê đến thực hành của người bệnh có
hậu môn nhân tạo. (p=0,996>0,05) (Bảng 6).
Mối liên quan giữa thái độ và thực hành của
người bệnh tự chăm sóc hậu môn nhân tạo
Bảng 7. Mối liên quan giữa thái độ và thực hành của
người bệnh
Thực hành
Tổng p
Không Có
Thái độ Không 67 17 84
0,055
Có 32 2 34
Tổng 99 19 118
Như vậy, thái độ liên quan không có ý nghĩa
thống kê đến thực hành của người bệnh có hậu
môn nhân tạo. (p=0,055>0,05). Tuy nhiên,
p=0,055 nằm trong ngưỡng có thể chấp nhận
được, vì vậy tác giả khuyến cáo nên xem xét mối
quan hệ này và có thể chấp nhận rằng thái độ
đúng có thể ảnh hưởng đến thực hành chăm sóc
hậu môn đúng của người bệnh (Bảng 7).
BÀN LUẬN
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Kết quả khảo sát về đặc điểm người bệnh
tương tự và một số khác biệt nhỏ so với kết quả
của tác giả Lê Thị Hoan nghiên cứu tại bệnh viện
Chợ Rẫy (2013)(3). Điều này phù hợp với đặc
điểm người bệnh khác nhau của từng bệnh viện.
Kiến thức của người bệnh tự chăm sóc hậu
môn nhân tạo
Khảo sát 118 người bệnh có hậu môn nhân
tạo đang nằm viện qua 29 câu hỏi đánh giá kiến
thức tự chăm sóc hậu môn nhân tạo, chúng tôi
nhận thấy: đa số người bệnh chưa có kiến thức
đúng về hậu môn nhân tạo (73,7%). Phần lớn
người bệnh tham gia nghiên cứu đều biết hậu
môn nhân tạo là lỗ mở chủ động ở ruột già, để
thoát phân, thay thế hậu môn thật. Giải thích về
điều này, tác giả cho rằng người bệnh trước khi
được phẫu thuật đã được bác sĩ giải thích kỹ về
tình trạng hậu môn trước và sau mổ, đồng thời
giải đáp thắc mắc của người bệnh.
Tỷ lệ người bệnh không có kiến thức đúng
về hậu môn nhân tạo tương đồng kết quả nghiên
cứu của Lê Thị Hoan(3) (48,1%). Đây là vấn đề
chúng ta cần quan tâm trong thời gian tới, vì tại
sao người bệnh đã được nhân viên y tế giải thích
những lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra trong và
sau mổ nhưng sao kiến thức của người bệnh về
chăm sóc hậu môn nhân tạo chưa đạt vẫn chiếm
tỷ lệ cao. Điều này được giải thích rằng, do
người giải thích trước phẫu thuật chủ yếu là về
điều trị, trong khi đó vai trò của điều dưỡng
chưa được phát huy khi chuẩn bị người bệnh
trước phẫu thuật. Một số điều dưỡng, đặc biệt là
những điều dưỡng trẻ còn thiếu tự tin, e ngại và
rụt rè khi giải thích cho người bệnh, điều dưỡng
mới chỉ thực hiện chức năng phụ thuộc còn chức
năng độc lập và phối hợp chưa được phát huy
triệt để.
Giáo dục sức khỏe cho người bệnh trước và
sau phẫu thuật rất quan trọng, cần thiết cho sự
phục hồi và thành công của người bệnh có hậu
môn nhân tạo(2). Mục tiêu cuối cùng của nhân
viên y tế là giúp cho người bệnh có kỹ năng thực
hành tốt(7). Để có thể thực hiện được điều này,
nhân viên y tế đặc biệt là điều dưỡng rất quan
trọng. Tuy nhiên để có thể thực hiện được nhiệm
vụ truyền tải thông tin đến cho người bệnh, điều
dưỡng cần có kiến thức đúng. Thực tế, một
nghiên cứu được tiến hành tại Đài Loan trên hai
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 222
trăm năm mươi điều dưỡng làm việc trong một
trung tâm y tế ở miền trung đã được chọn bằng
cách lấy mẫu ngẫu nhiên. 248 câu hỏi đã hình
thành cơ sở phân tích dữ liệu. Những phát hiện
chính của nghiên cứu này là: 258 điều dưỡng
(94,2%) có kinh nghiệm chăm sóc hậu môn nhân
tạo, chỉ có 2,5% điều dưỡng đã tham gia các
khóa học về chăm sóc hậu môn nhân tạo với
tổng số hơn tám giờ(6).
Thái độ của người bệnh về hậu môn nhân tạo
Hậu môn nhân tạo là một phẫu thuật
nhằm giảm triệu chứng tiêu hóa và ngăn ngừa
tiến triển bệnh, nhưng những thay đổi không
thể tránh khỏi về ngoại hình dẫn đến rối loạn
chức năng cơ thể và sự gián đoạn một số khía
cạnh cuộc sống người bệnh. Người bệnh có
hậu môn nhân tạo thường có tâm lý tự ti, mặc
cảm và muốn cách ly khỏi mọi người xung
quan nếu không có thái độ đúng. Nhân viên y
tế cần đưa ra lời khuyên liên quan đến việc giữ
gìn phẩm giá và nếu có thể thì tự chăm sóc độc
lập. Cũng cần hỗ trợ tâm lý và cảm xúc cho
người bệnh có hậu môn nhân tạo, có thể giới
thiệu người bệnh đến chuyên gia tâm lý để trị
liệu nếu nhận thấy thái độ của người bệnh quá
tiêu cực đến tình trạng của họ nhằm tăng
cường khả năng quản lý phân một cách
chuyên nghiệp, tránh để người bệnh rơi vào
trạng thái căng thẳng dẫn đến trầm cảm(2).
Kết quả nghiên cứu của tôi cho thấy tỷ lệ
điều dưỡng có thái độ đúng đạt 28,8% (34/118)
trường hợp, thái độ chưa đạt là 84/118 (71,2%).
Trong khi kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị
Hoan thấp hơn ở thái độ chưa đúng (41,5%) và
cao hơn ở thái độ đúng (58,5%)(3). Sự chênh lệch
này được giải thích do cách chọn mẫu, tác giả
chọn mẫu toàn bộ tất cả người bệnh có chỉ định
mở hậu môn nhân tạo ngày thứ 6, còn tác giả Lê
Thị Hoan chọn mẫu thuận tiện tức là có cả
những người bệnh đã có hậu môn nhân tạo và
được tái khám cũng đưa vào đề tài nghiên cứu.
Sự giao tiếp trong xã hội là nhu cầu tất yếu
của con người, đối với những người có hậu môn
nhân tạo họ trải qua các giai đoạn cảm xúc nặng
nề từ không chấp nhận sự thật, đến chấp nhận
nhưng mặc cảm và từ chối giao tiếp(4). Vì vậy,
nhân viên y tế đặc biệt là điều dưỡng cần gần
gũi, quan tâm và hướng dẫn giúp đỡ người bệnh
tự tin để hòa nhập xã hội nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống. Vì vậy, tại bệnh viện nghiên
cứu đã thành lập câu lạc bộ những người có hậu
môn nhân tạo nhằm tạo điều kiện cho họ được
tiếp xúc, giao lưu với những bệnh nhân cùng
cảnh ngộ để có thể dễ dàng chia sẻ kinh nghiệm
và từ đó có thái độ đúng hơn, đồng thời cũng
thay đổi thái độ của những người xung quanh
đối với đối tượng bệnh nhân này.
Thực hành tự chăm sóc của người bệnh có hậu
môn nhân tạo
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ người bệnh thực
hành đúng chiếm tỷ lệ thấp (16,1%), chỉ có
19/118 bệnh nhân thực hành tự chăm sóc hậu
môn nhân tạo đạt, còn lại 99 người bệnh trong
nhóm nghiên cứu thực hành không đạt (83,9%).
Tỷ lệ người bệnh thực hành đúng trong nghiên
cứu của tác giả tương đối thấp hơn so với nghiên
cứu của tác giả Lê Thị Hoan 3,3 lần. Điều này
được giải thích do người bệnh sau mở hậu môn
nhân tạo mệt mỏi thậm chí một số người bệnh
còn đau nhiều nên khi thực hiện kỹ thuật chưa
tập trung. Đồng thời, người bệnh còn cảm giác lo
lắng sau phẫu thuật nên khi thực hiện kỹ thuật
sẽ quên nhiều bước trong bảng kiểm.
Mối quan hệ giữa kiến thức, thái độ và thực
hành tự chăm sóc hậu môn nhân tạo
Liên quan giữa kiến thức và thái độ của
người bệnh, giả thuyết cho rằng khi người bệnh
có kiến thức đúng thì thái độ sẽ thay đổi theo xu
hướng tích cực. Từ kết quả nghiên cứu của mình
tác giả Lê Thị Hoan đã kết luận rằng khi người
bệnh có kiến thức đúng thì thái độ của người
bệnh sẽ tăng gấp 1,89 lần so với kiến thức không
đúng với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p=0,002). Tuy nhiên trong nghiên cứu này
chúng tôi thấy không có sự khác biệt với điểm
trung bình 2 nhóm kiến thức đúng và không
đúng lần lượt là 0,29±0,46, 0,287±0,455. Sự khác
biệt trong kết quả nghiên cứu được tác giả giải
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 223
thích do đối tượng chọn mẫu của mỗi nghiên
cứu khác nhau nên sẽ cho kết quả khác nhau.
Liên quan giữa kiến thức và thực hành,
trong nghiên cứu của chúng tôi không có sự
khác biệt. Mặc dù không có ý nghĩa về mặt
thống kê, nhưng chúng ta cũng cần khuyến
khích người bệnh luôn tìm hiểu thông tin về hậu
môn nhân tạo để có thể tiếp cận với những dụng
cụ tiên tiến sẽ giúp thực hành tốt hơn và phòng
ngừa được biến chứng trong chăm sóc hậu môn.
Liên quan giữa thái độ và thực hành, trong
nghiên cứu của chúng tôi không có sự khác biệt.
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với một số kết
quả nghiên cứu công bố trong nước(3).
Mặc dù trong nghiên cứu của chúng tôi,
chưa tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức, thái
độ và thực hành tự chăm sóc hậu môn nhân tạo
của người bệnh, nhưng chúng tôi vẫn luôn
khuyến khích người bệnh cần cập nhập kiến
thức, có thái độ tích cực và tuân thủ thực hành
nhằm giúp cho người bệnh chăm sóc hậu môn
nhân tạo tốt hơn, tự tin hơn, giảm các biến
chứng, giảm khả năng nhập viện và giảm chi phí
điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống và hòa
nhập cộng đồng.
KẾT LUẬN
Đầu tiên, khẳng định rằng nghiên cứu đã
đưa ra những kết quả đánh giá kiến thức, thái độ
và thực hành của người bệnh tương đồng với
các tác giả khác. Tỷ lệ người bệnh có kiến thức,
thái độ và thực hành chăm sóc hậu môn nhân
tạo thấp tương ứng như sau 26,3% (31/118 NB),
28,8% (34/118 NB) và 16,1% (19/118). Nghiên cứu
cho thấy rằng nhân viên y tế cần cung cấp thông
tin một cách hiệu quả cho người bệnh bằng các
hình thức khác nhau. Mặc dù nghiên cứu chưa
tìm ra mối tương quan giữa nhân khẩu học và
kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc hậu môn
nhân tạo cùng một lúc. Tuy nhiên có một số yếu
tố cần cân nhắc như dân tộc, tuổi và nghiề
nghiệp có thể ảnh hưởng đến thực hành của
người bệnh. Nghiên cứu có thể là cơ sở khoa học
để chúng tôi lựa chọn giải pháp cung cấp thông
tin sức khỏe phù hợp cho đối tượng người bệnh
có hậu môn nhân tạo nhằm giảm biến chứng,
nâng cao chất lượng sống và hòa nhập với xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Danielsen AK, Burcharth J, Rosenberg J (2013). Patient
education has a positive effect in patients with a stoma: A
systematic review. Colorectal Disease, 15(6):276–284.
2. Junkin J, Beitz JM (2005). Sexuality and the Person with a Stoma.
Journal of Wound, Ostomy and Continence Nursing, 32(2):121–128.
3. Lê Thị Hoan (2013). Kiến thức, thái độ và thực hành của người
bệnh tự chăm sóc hậu môn nhân tạo. Y học Thành phố Hồ Chí
Minh, 4(17):209–216.
4. Lo SF, Wang YT, Wu LY, Hsu MY, Chang SC, Hayter M (2011).
Multimedia education programme for patients with a stoma:
Effectiveness evaluation. Journal of Advanced Nursing, 67(1):68–
76.
5. Mansour EA, Alenezi AN (2016). Impact of Stoma Care
Education in Minimizing the Incidence of Stoma Skin
Complications. Bahrain Medical Bulletin, 38(3):151–153.
6. Martins LM, Sonobe HM, Vieira FDS, De Oliveira MS, Lenza
NDFB, Da Silva Teles AA (2015). Rehabilitation of individuals
with intestinal ostomy. British Journal of Nursing, 24(S22):S4–S11.
7. Wasserman MA, McGee MF (2017). Preoperative
Considerations for the Ostomate. Clinics in Colon and Rectal
Surgery, 30(3):157–161.
Ngày nhận bài báo: 30/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_luong_kien_thuc_thai_do_va_thuc_hanh_tu_cham_soc_cua_nguo.pdf