Tài liệu Đo lường khả năng đọc hiểu thông tin sức khỏe của người bệnh nhập viện tại Bệnh viện Thống nhất năm 2018: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 264
ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG ĐỌC HIỂU
THÔNG TIN SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI BỆNH NHẬP VIỆN
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT NĂM 2018
Trần Thị Thanh Tâm*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Khả năng đọc hiểu thông tin sức khỏe (HL) có ảnh hưởng đến kết quả điều trị và tỉ lệ tái nhập
viện của người bệnh.
Mục tiêu: xác định mức độ đọc hiểu thông tin sức khỏe của người bệnh nhập viện với thang điểm Newest
Vital Sign (NVS) và các yếu tố liên quan.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ 1/11/2018 đến 31/12/2018 tại bệnh viện Thống
Nhất. Tiêu chuẩn chọn mẫu: người bệnh từ 18 tuổi trở lên, nhập viện từ 12 – 24 giờ, tỉnh táo, có khả năng đọc
hiểu và trả lời bằng tiếng Việt, đồng ý tham gia nghiên cứu.
Kết quả: 490 người bệnh tham gia nghiên cứu, HL <50% nội dung thông tin là 41,8%. HL kém là 46.9HL
hoàn toàn là 11,3%. Yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến HL bao gồm người lớn tuổi, trình độ thấp...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đo lường khả năng đọc hiểu thông tin sức khỏe của người bệnh nhập viện tại Bệnh viện Thống nhất năm 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 264
ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG ĐỌC HIỂU
THÔNG TIN SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI BỆNH NHẬP VIỆN
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT NĂM 2018
Trần Thị Thanh Tâm*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Khả năng đọc hiểu thông tin sức khỏe (HL) có ảnh hưởng đến kết quả điều trị và tỉ lệ tái nhập
viện của người bệnh.
Mục tiêu: xác định mức độ đọc hiểu thông tin sức khỏe của người bệnh nhập viện với thang điểm Newest
Vital Sign (NVS) và các yếu tố liên quan.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ 1/11/2018 đến 31/12/2018 tại bệnh viện Thống
Nhất. Tiêu chuẩn chọn mẫu: người bệnh từ 18 tuổi trở lên, nhập viện từ 12 – 24 giờ, tỉnh táo, có khả năng đọc
hiểu và trả lời bằng tiếng Việt, đồng ý tham gia nghiên cứu.
Kết quả: 490 người bệnh tham gia nghiên cứu, HL <50% nội dung thông tin là 41,8%. HL kém là 46.9HL
hoàn toàn là 11,3%. Yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến HL bao gồm người lớn tuổi, trình độ thấp, nghề nghiệp lao
động giản đơn, thu nhập cá nhân thấp.
Kết luận: Chỉ 1,1/10 người bệnh có HL. Tuổi cao, trình độ thấp, nghề nghiệp giản đơn, thu nhập cá nhân
thấp ảnh hưởng đến khả năng đọc hiểu thông tin sức khỏe. Đây là một thông tin quan trọng để các nhà quản lý
xây dựng và cung cấp chương trình, hình thức tư vấn, giáo dục sức khỏe phù hợp.
Từ khóa: khả năng đọc hiểu thông tin sức khỏe
ABSTRACT
EVALUATE HEALTH LITERACY OF PATIENTS ADMITTED TO THE THONG NHAT HOSPITAL IN 2018
Tran Thi Thanh Tam
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 263 – 267
Background: Health literacy (HL) affects the results of treatment. The rate of readmission recorded to
provide the personal information when approaching the medical services and choosing the solutions for the
treatment and taking care of the patient, which is suitable for their health condition.
Objective: This study aims to identify the level of patient’s health literacy by using the Newest Vital Sign
(NVS) and defining the relationship factors to patient’s health literacy.
Methods: The cross-sectional study is implemented at the Thong Nhat hospital from November 1st, 2018 to
December 31st, 2018. Patient age from 18 and over, admitting to Thong Nhat hospital at 12 -24 hours, alert,
reading, understanding, speaking by Vietnamese, participate the research.
Results: Patients scored as having a high likelihood (50% or more) of limited health literacy: 41.8%.
Possibility of limited health literacy was 46.9%. Indicates adequate health literacy was 11.2%. The
individual capacities relations to health literacy were four items: elder, low education, basic occupations, Low
personal income.
Conclusion: Near one per ten participants had indicated adequate health literacy. The individual capacities
relations to health literacy were four items: elder, low education, basic occupations, Low personal income. This is
an important result for health care providers to offer an appropriate health education program.
*Phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: CN. Trần Thị Thanh Tâm ĐT: 0908007861 Email: tam.ttt2@umc.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 265
Keywords: health literacy
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới năm
2014, bệnh mãn tính đang tăng dần trên toàn
cầu, trong đó có Việt Nam(17). Kết hợp với tình
trạng thiếu nhân viên y tế trong dân số(18), người
bệnh phải biết cách tự chăm sóc và theo dõi bệnh
dài lâu. Khả năng đọc hiểu thông tin sức khỏe
ảnh hưởng đến kết quả sức khỏe mỗi cá nhân(1,3)
ví dụ như tiếp cận dịch vụ y tế(2,13), điền các biểu
mẫu, tự chăm sóc, tuân thủ điều trị, thay đổi lối
sống(5). Biết được khả năng đọc hiểu thông tin
sức khỏe của người bệnh có thể giúp nhân viên y
tế đưa ra chương trình giáo dục sức khỏe phù
hợp cũng như các chương trình hỗ trợ người
bệnh khi đến bệnh viện.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định mức độ đọc hiểu thông tin sức
khỏe của NB và các yếu tố cá nhân liên quan.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn vào
Người bệnh từ 18 tuổi trở lên, có khả năng
nghe, nói, đọc, hiểu được tiếng Việt, không có
các bệnh lý về trí nhớ, tâm thần, nhập viện từ
12-24 giờ, đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Người bệnh có các chẩn đoán liên quan đến
tâm thần kinh, mắt, giọng nói.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả trong thời gian từ 1/11/2018
đến 31/12/2018 tại Bệnh viện Thống Nhất.
Cỡ mẫu
Có 490 người bệnh đã tham gia nghiên cứu.
Qui trình thực hiện
Có 15 người bệnh được lựa chọn ngẫu nhiên
mỗi ngày theo danh sách người bệnh nhập viện
hàng ngày. Người bệnh đồng ý tham gia nghiên
cứu được đưa một bảng thông tin dinh dưỡng
để đọc và trả lời 6 câu hỏi (dịch từ công cụ
Newest Vital Sign(4,6,9,10,11,12,15,16,20).
Phương pháp thống kê
Phần mềm SPSS 20.0, phép kiểm Chi square,
ANOVA, T-test được sử dụng để kiểm tra mối
liên quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập.
KẾT QUẢ
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu (n=490)
Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ %
Tuổi
18 – 29 60 12,2
30 – 39 65 13,3
40 – 49 71 14.,5
50 – 59 68 13,9
60 – 69 88 18
70 – 79 82 16,7
80 – 89 47 9,6
≥90 9 1,8
TB ± ĐLC 55 ± 19 (18 – 99)
Giới tính
Nữ 256 52,2
Nam 243 47,8
Tôn giáo
Phật giáo 52 10,6
Thiên chúa giáo 15 3,1
Không tôn giáo 422 86,1
Dân tộc
Hoa 8 1,6
Kinh 482 98,4
Nghề nghiệp
NVYT 3 0,6
Tự do 66 13,5
Nội trợ 79 16,1
Nông dân 46 9,4
Tài xế 7 1,4
Công nhân 61 12,4
Dịch vụ 42 8,6
Văn phòng 164 33,5
Sinh viên 9 1,8
Kỹ sư 3 0,6
Giáo viên 10 2
Trình độ
Tiểu học 118 24,1
Trung học cơ sở 135 27,6
Trung học phổ thông 50 10,2
Trung cấp chuyên nghiệp 45 9,2
Cao đẳng 44 9
Đại học 80 16,3
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 266
Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ %
Trên đại học 18 3,7
Nơi sống
Thành thị 369 75,3
Nông thôn 121 24,7
Thu nhập
< 4.000.000 đ 142 29
4.000.000 - 9.000.000 322 65,7
> 9.000.000 26 5,3
TB ± ĐLC 4,6 tr ± 3,2 tr
Hoàn cảnh sống
Sống một mình 22 4,5
Sống cùng gia đình 468 95,5
Bệnh được chẩn đoán
Một số bệnh truyền nhiễm và ký sinh
trùng
50 10,2
Hạch 50 10,2
Bệnh về máu và các cơ quan tạo máu 1 0,2
Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa 12 2,4
Bệnh hệ thần kinh 7 1,4
Bệnh hệ tuần hoàn 79 16,1
Bệnh hệ hô hấp 27 5,5
Bệnh hệ tiêu hóa 90 18,4
Bệnh về da và mô dưới da 0 0
Bệnh về hệ thống cơ xương và mô liên
kết
75 15,3
Bệnh về hệ thống sinh dục 32 6,5
Bệnh trong thời kỳ mang thai 1 0,2
Bệnh trong giai đoạn chu sinh 1 0,2
Dị tật bẩm sinh, biến dạng và bất thường
nhiễm sắc thể
2 0,4
Triệu chứng, dấu hiệu và kết quả lâm 14 2,9
Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ %
sàng và xét nghiệm chưa được phân
loại
Chấn thương, ngộ độc và một số hậu
quả khác do tác động bên ngoài
40 8.2
Một số bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng 50 10,2
Hạch 50 10,2
Bệnh về máu và các cơ quan tạo máu 1 0,2
Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa 12 2,4
Bệnh hệ thần kinh 7 1,4
Bệnh hệ tuần hoàn 79 16,1
Theo Bảng 1, 490 người bệnh tham gia
nghiên cứu, nữ (52,2%), độ tuổi trung bình 55
±19, trong đó độ tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm
46,1%. Trình độ tiểu học và trung học cơ sở
chiếm 51,7%, chủ yếu là dân tộc kinh (98,4%),
sống ở thành thị (75,3%), Sông cùng gia đình
(95,5%), không tôn giáo (86,1%), thu nhập thấp
(94,7%). Có 11 nghề nghiệp được xác định, trong
đó nhân viên văn phòng chiếm 33,5%. Bệnh lý
chủ yếu là bệnh nội khoa.
Bảng 2. Mức độ đọc hiểu thông tin sức khỏe
Mức độ Số lượng Tỉ lệ %
HL rất kém (<50%) 205 41,8
HL kém 230 46,9
HL có khả năng 55 11,2
Kết quả cho thấy người bệnh có mức độ HL
kém và rất kém chiếm tỉ lệ cao. Chỉ có 11,2% có
khả năng đọc hiểu thông tin sức khỏe (Bảng 2).
Bảng 3. Các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến khả năng đọc hiểu thông tin sức khỏe
Đặc điểm/HL Rất kém Kém Có khả năng
t-qui
2
ANOVA/(p-value)
Giới
Nữ 107 (41,8%) 125(48,8%) 24 (9,4%)
2,04/ (0,36)*
Nam 98 (41,9%) 105(44,9%) 31(13,2%)
Nơi sống
Thành thị 157 (42,5%) 170(46,1%) 42 (11,4%)
0,45/ (0.80)*
Nông thôn 48 (39,7%) 60 (49,6%) 121 (10,7%)
Tôn giáo
Phật giáo 30 (56,6%) 19 (35,8%) 4 (7,5%)
7,39/ (0.16)** Thiên chúa giáo 8 (53,3%) 6 (40%) 1 (6,7%)
Không tôn giáo 167 (39,6%) 205 (48,6%) 50 (11,8%)
Dân tộc
Hoa 5 (62,5%) 3 (37,5%) 0 (0%)
1,90/ (0.39)*
Kinh 200 (41,5%) 227 (47,1%) 55 (11,4%)
Hoàn cảnh sống
Một mình 6 (27,3%) 12 (54,5%) 4 (18,2%)
2,45/ (0,29)*
Sống cùng gia đình 199 (42,5%) 218 (46,6%) 51 (10,9%)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 267
Đặc điểm/HL Rất kém Kém Có khả năng
t-qui
2
ANOVA/(p-value)
Tuổi
18-29 12 (20.0%) 36 (60,0%) 12 (20,0%)
5,91/ (<0,01)***
30- 39 16 (24,6%) 46 (70,8%) 3 (4,6%)
40-49 24 (33,8%) 45 (63,4%) 2 (2,8%)
50- 59 37 (54,4%) 22 (32,4%) 9 (13,2%)
60- 69 38 (43,2%) 36 (40,9%) 14 (15,9%)
70-79 35 (42,7%) 35 942,7%) 12 (14,6%)
80- 89 35 (74,5%) 9 (19,1%) 3 (6,4%)
≥ 90 8 (88,9%) 1 (11,1%) 0
Trình độ
Đại học 12 (15,0%) 37 (46,2%) 31 (38,8%)
51,17/ (<0,01)***
PTTH 8 (16,0%) 41 (82,0%) 1 (2,0%)
Trung cấp CN 21 (46,7%) 22 (48,9%) 2 (4,4%)
THCS 55 (40,7%) 79 (58,5%) 1 (0,7%)
Tiểu học 91 (77,1%) 27 (22,9%) 0
Cao đẳng 18 (40,9%) 24 (54,5%) 2 (4,5%)
Trên Đại học 0 0 18 (100%)
Nghề nghiệp
Lái xe 3 (42,9%0 4 (57,1%) 0
20,10/ (<0,01)
Giáo viên 1 (10,0%) 3 (30,0%) 6 (60,0%)
Kỹ sư 2 (66,7%) 0 1 (33,3%)
Nông dân 46 (100%) 0 0
Tự do 29 (43,9%) 37 (56,1%) 0
NVYT 0 0 3 (100%)
Nội trợ 51 (64,4%) 27 (34,2%) 1 (1,3%)
Văn phòng 52 (31,7%) 78 (47,6%) 34 (20,7%)
Dịch vụ 5 (11,9%) 34 (81,0%) 3 (7,1%)
Sinh viên 0 2 (22,2%) 7 (77,8%)
Công nhân 16 (26,2%) 45 (73,8%) 0
Thu nhập cá nhân
13,96/ (<0,01)
Thấp 97 (68,3%) 36 (25,4%) 9 (6,3%)
Trung bình 103 (32,0%) 176 (54,7%) 43 (13,4%)
Cao 5 (19,2%) 18 (69,2%) 3 (11,5%)
Tổng 205 (41,8%) 230 (46,9%) 55 (11,2%)
***: ANOVA test
Có 4 yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến HL bao
gồm Tuổi cao, trình độ thấp, nghề nghiệp giản
đơn, thu nhập thấp (p <0,05) (Bảng 3).
BÀN LUẬN
Kết quả về đặc điểm cá nhân của người bệnh
như tuổi, chẩn đoán, trình độ phù hợp với đặc
điểm bệnh lý và người bệnh của bệnh viện
Thống Nhất, tương tự với kết quả của tác giả
Nguyễn Quang Minh(8).
Mức độ đọc hiểu thông tin sức khỏe của
người bệnh cho thấy đa số người bệnh có thể
đọc hiểu thông tin sức khỏe ở mức rất kém
(<50% thông tin) (41,8%) và kém (46,9%). Kết quả
này tương tự với kết quả công bố của các tác giả
đã sử dụng thang điểm NVS để đo lường
HL(4,9,10,12).
Các yếu tố tuổi cao, trình độ thấp, nghề
nghiệp giản đơn và thu nhập thấp có liên quan
đến HL. Kết quả này tương tự với kết quả của
tác giả Ylitalo năm 2018(20).
KẾT LUẬN
Chỉ 1,1/10 người bệnh có HL. Tuổi cao, trình
độ thấp, nghề nghiệp giản đơn, thu nhập cá
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 268
nhân thấp ảnh hưởng đến khả năng đọc hiểu
thông tin sức khỏe. Đây là một thông tin quan
trọng để các nhà quản lý xây dựng và cung cấp
chương trình, hình thức tư vấn, giáo dục sức
khỏe phù hợp.
KIẾN NGHỊ
Thang điểm NVS có thể sử dụng để đo
lường khả năng đọc hiểu tại Việt Nam.
Cần có giải pháp Giáo dục sức khỏe phù hợp
cho từng đối tượng người bệnh và chương trình
hỗ trợ người bệnh khi đến bệnh viện.
Tiếp tục thực hiên nghiên cứu đó lường khả
năng đọc hiểu thông tin sức khỏe để đánh giá
toàn diện, nhiều mặt và trên nhiều đối tượng
tham gia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bailey SC, Fang G, Annis IE, O’conor R, Paasche-Orlow MK,
Wolf MS (2015). Health literacy and 30-day hospital
readmission after acute myocardial infarction. Open, 5:6975.
2. Baker DW, Gazmararian JA, Williams MV, Scott T, Parker RM,
Green D, Peel J (2002). Functional Health Literacy and the Risk
of Hospital Admission Among Medicare Managed Care
Enrollees. American Journal of Public Health, 92(8):1278–1283.
3. Bankson, Heather L (2009). Health literacy: an exploratory
bibliometric analysis 1997-2007. J Med Libr Assoc, 97(2):148.
4. Brangan S, Ivanis M, Rafaj G, Rowlands G (2018). Health
literacy of hospital patients using a linguistically validated
Croatian version of the Newest Vital Sign screening test (NVS-
HR). PLoS One 13(2):e0193079
5. Couture ÉM, Chouinard MC, Fortin M, Hudon C (2018). The
relationship between health literacy and patient activation
among frequent users of healthcare services: a cross-sectional
study. Couture et al. BMC Family Practice, 19:38
6. Capecchi L, Guazzini A, Lorini C, Santomauro F (2015). The first
italian validation of the most widespread health literacy
assessment tool: the Newest Vital Sign. Epidemiol Prev,
39(4):124–158.
7. Mansfield ED, Wahba R, Gillis DE, Weiss BD, L’Abbé M (2018).
Canadian adaptation of the Newest Vital Sign©, a health
literacy assessment tool. Public Health Nutrition, 21(11):2038–
2045.
8. Nguyen Quang Minh (2014). Illness survey structure of Thong
Nhat hospital in 014. Ho Chi Minh Medical and Pharmacy Journal,
54:36:42
9. Rodrigues R (2017). Cross-cultural adaptation and validation of
the Newest Vital Sign (NVS) health literacy instrument in
general population and highly educated samples of Brazilian
adults. Public Health Nutrition, 20(11):1907–1913
10. Rodrigues R, Andrade de SM, González AD, Birolim MM,
Mesas AE (2017). Cross-cultural adaptation and validation of
the Newest Vital Sign (NVS) health literacy instrument in
general population and highly educated samples of Brazilian
adults. Public Health Nutrition, 20(11):1907–1913.
11. Rowlands G, Khazaezadeh N, Oteng-Ntim E, Seed P, Barr S, et
al (2013). Development and validation of a measure of health
literacy in the UK: the newest vital sign. BMC Public Health,
13:116
12. Shealy KM, Threatt TB (2016). Utilization of the Newest Vital
Sign (NVS) in Practice in the United States. Health
Communication, 31(6):679–687.
13. Sheridan SL, Halpern DJ, Viera AJ, Berkman ND, Donahue KE,
Crotty K (2011). Interventions for Individuals with Low Health
Literacy: A Systematic Review. Journal of Health Communication,
16:30–54.
14. UNICEF (2015). Human Development Report. Communications
Development Incorporated, Washington DC, USA; pp.1-52.
15. VanGeest JB, Welch VL, Weiner SJ (2010). Patients’ Perceptions
of Screening for Health Literacy: Reactions to the Newest Vital
Sign. Journal of Health Communication, 15(4):402–412.
16. Weiss BD (2018). The Newest Vital Sign: Frequently Asked
Questions. Health Literacy Research and Practice, 2(3):e125–e127.
17. WHO (2014). Noncommunicable Diseases Country Profiles
2014. URL:
18. WHO (2016). Human Development Report 2016 Human
Development for Everyone. URL: https://doi.org/ISSN:0969-
4501.
19. Xue J, Liu Y, Sun K, Wu L, Liao K, Xia Y, Shi H (2018).
Validation of a newly adapted Chinese version of the Newest
Vital Sign instrument. PloS One, 13(1):e0190721.
20. Ylitalo KR, René M, Meyer U, Lanning BA, During C, Laschober
R, Griggs JO (2018). Simple screening tools to identify limited
health literacy in a low-income patient population. Medicine,
97:10(e0110).
Ngày nhận bài báo: 30/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_luong_kha_nang_doc_hieu_thong_tin_suc_khoe_cua_nguoi_benh.pdf