Đo liều khuếch tán trong phòng CT 64 lát sử dụng mô hình acrylic và liều kế bán dẫn

Tài liệu Đo liều khuếch tán trong phòng CT 64 lát sử dụng mô hình acrylic và liều kế bán dẫn: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 358 ĐO LIỀU KHUẾCH TÁN TRONG PHÒNG CT 64 LÁT SỬ DỤNG MÔ HÌNH ACRYLIC VÀ LIỀU KẾ BÁN DẪN Lê Hải Hạnh Tiên*,**, Cheng-Hsun Lin*, Lung -Kwang Pan* TÓM TẮT Mục đích: Đánh giá liều khuếch tán cho thân nhân bệnh nhân trong chụp cắt lớp vi tính (CT) ngực thường quy không thuốc ở những vị trí khác nhau xung quanh gantry. Đồng thời đánh giá mức độ liều tia suy giảm khi sử dụng áo chì. Dụng cụ và phương pháp: Mô hình acrylic để mô tả thân nhân bệnh nhân được đặt ở 4 vị trí quanh máy CT: phía trước gantry và 300 so với đường trung tâm; phía trước gantry ở 450 so với đường trung tâm; phía sau gantry và 300 so với đường trung tâm; phía sau gantry và 450 so với đường trung tâm. Cả 4 điểm được đo nằm phía bên trái gantry máy và cách xa trung điểm của bệnh nhân lần lượt là 80cm. Liều kế bán dẫn được gắn vào bệnh nhân ở độ cao ngang bằng...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đo liều khuếch tán trong phòng CT 64 lát sử dụng mô hình acrylic và liều kế bán dẫn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 358 ĐO LIỀU KHUẾCH TÁN TRONG PHÒNG CT 64 LÁT SỬ DỤNG MÔ HÌNH ACRYLIC VÀ LIỀU KẾ BÁN DẪN Lê Hải Hạnh Tiên*,**, Cheng-Hsun Lin*, Lung -Kwang Pan* TÓM TẮT Mục đích: Đánh giá liều khuếch tán cho thân nhân bệnh nhân trong chụp cắt lớp vi tính (CT) ngực thường quy không thuốc ở những vị trí khác nhau xung quanh gantry. Đồng thời đánh giá mức độ liều tia suy giảm khi sử dụng áo chì. Dụng cụ và phương pháp: Mô hình acrylic để mô tả thân nhân bệnh nhân được đặt ở 4 vị trí quanh máy CT: phía trước gantry và 300 so với đường trung tâm; phía trước gantry ở 450 so với đường trung tâm; phía sau gantry và 300 so với đường trung tâm; phía sau gantry và 450 so với đường trung tâm. Cả 4 điểm được đo nằm phía bên trái gantry máy và cách xa trung điểm của bệnh nhân lần lượt là 80cm. Liều kế bán dẫn được gắn vào bệnh nhân ở độ cao ngang bằng với bàn CT để đo liều hấp thụ ở da. Có 2 tình huống được áp dụng: có và không sử dụng áo chì (0.05mm) cho mô hình thân nhân. Protocol chụp CT ngực thường quy ở một viện - trường được áp dụng với 120kVp, độ dài trường quét 320mm nhưng thay đổi Dose Length Product (DLP) từ 378mGy*cm tới 629.9mGy*cm. Kết quả: Liều khuếch tán ở phía trước gantry cao hơn ở phía sau trong cả 2 tình huống, tuy nhiên giá trị p value không luôn bé hơn 0.05 với mọi giá trị DLP. Liều tia ở 450 cao hơn ở 300 cả trước và sau gantry, nhưng p value cũng thay đổi không luôn nhỏ hơn 0.05 với các DLP khác nhau. Dùng áo chì có thể giảm liều tia xuống còn 6.8% liều ban đầu. Kết luận: Thân nhân có thể đứng ở vị trí 300 hoặc 450 cùng khoảng cách so với trung tâm, trước hoặc sau gantry đều chấp nhận được do sự khác biệt về liều khuếch tán tại hai vị trí này không đáng kể. Sử dụng áo chì có thể giảm đa phần liều tia cho thân nhân, vì vậy được khuyến khích áp dụng trong thực hành lâm sàng. Từ khóa: chụp cắt lớp vi tính, mô hình acrylic, liều kế bán dẫn, liều tia khuếch tán. ABSTRACT MEASUREMENT OF SCATTER RADIATION IN 64-SLICE CT SCAN ROOM USING ACRYLIC PHANTOM AND SEMICONDUCTOR DOSIMETER Le Hai Hanh Tien, Cheng-Hsun Lin, Lung-Kwang Pan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 3- 2018: 358 - 365 Objective: The purpose of this study was to evaluate scatter radiation dose of family member of patient during routine chest CT at different positions around the gantry and to investigate the degree of dose reduction for them when using lead apron. Materials and Methods: Acrylic phantom that simulated family member was put at 4 positions around the gantry: in front of gantry and 300 from isocenter, in front of gantry and 450 from isocenter, in the back of gantry and 300 from isocenter, in the back of gantry and 450 from isocenter. All 4 measurement points were in the left side of the CT couch and 80cm away from patient isocenter. Semiconductor was attached to the phantom at the height equal to CT table to evaluate Entrance Skin Dose. There were 2 scenarios were implied: with and without wearing lead apron (0.5mm Pb). Routine chest CT protocol was applied at a teaching hospital with constant kVp (120) and * Đại học Khoa học và Công nghệ Đài Trung **Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: ThS. Lê Hải Hạnh Tiên ĐT: 01244852715 Email: lehaihanhtien@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 359 scan length (320mm) but changing Dose Length Product (DLP) from 378mGy*cm to 629.9mGy*cm in 2 increments. Results: Scatter doses in front of gantry were higher than in the back of gantry in both scenarios, however p values were not always less than 0.05 with changing DLPs. Doses at 450 from isocenter were higher than at 300 for both in the back and front of gantry, but p value when comparing doses among those measurement points also were not less than 0.05 with different DLPs. Using protective apron can reduce original dose to 6.8%. Conclusion: standing at 300 or at 450 from patient isocenter at the same distance were acceptable due to insignificant different doses between them. Wearing lead apron can reduce secondary radiation significantly, therefore it is strongly recommended in clinical application. Keywords: Computed tomography, acrylic phantom, semiconductor dosimeter, scatter radiation. GIỚI THIỆU Nhiều cải tiến đã được ứng dụng trong lĩnh vực kỹ thuật hình ảnh y học nhằm nâng cao giá trị chẩn đoán đồng thời giảm thiểu nguy cơ cho bệnh nhân. Một trong những bước tiến quan trọng nhất là việc phát minh ra máy chụp cắt lớp vi tính (CT scan) vào năm 1970 - phương tiện mô tả hình ảnh 3D đầu tiên của các cấu trúc bên trong cơ thể. Tuy nhiên, CT sử dụng tia X để ghi nhận hình ảnh cơ thể. Tia X là một loại bức xạ ion hóa có khả năng gây ra tác động lên các cơ quan và hệ cơ quan bệnh nhân và cả những ai hiện diện trong phòng CT trong quá trình chụp. Liều tia dùng trong CT cao gấp nhiều lần so với X quang thường quy và được báo cáo là phương tiện gây ra 50% tổng liều phơi nhiễm cho người dân Đài Loan(8). Hơn thế nữa, với ứng dụng tuyệt vời trong chẩn đoán, chỉ định chụp CT ngày càng gia tăng theo thời gian kể từ khi được giới thiệu. Lo lắng về nguy cơ do tia bức xạ ion hóa gây ra, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và chiến dịch giảm liều cho bệnh nhân được khởi phát(2,4,7). Tuy nhiên vấn đề liều khuếch tán cho thân nhân bệnh nhân hiện diện trong quá trình chụp để hỗ trợ người bệnh trong một số trường hợp đặc biệt vẫn chưa có nhiều báo cáo rõ ràng. Trong những trường hợp như vậy, bệnh nhân không thể tuân theo hướng dẫn của nhân viên y tế - việc cần thiết để có hình ảnh tốt cung cấp cho chẩn đoán, tránh phải chụp lại làm tăng tiều tia. Do đó, sự hiện diện của người thân bên cạnh là cần thiết vì đó là trách nhiệm của thân nhân chứ không phải của nhân viên y tế. Đã có một số nghiên cứu về liều tia khuếch tán trong phòng CT(6,9,10,11). Tuy nhiên những nghiên cứu này có hạn chế nhất định về phương pháp đo và mô hình: nghiên cứu của Van Every B và Pretty RJ (1992)(9) sử dụng mô hình có đặc tính hấp thụ tia không phù hợp với con người; nghiên cứu của H Wallace (2012)(10) và David John Platten (2014)(6) không sử dụng mô hình khi đo liều khuếch tán; nghiên cứu của H. Zutz* and B. Alikhani (2015)(11) chỉ đo tại 2 vị trí bên cạnh gantry và cũng không sử dụng mô hình cho thân nhân. Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành nhằm khắc phục nhược điểm của các nghiên cứu trước, đồng thời đánh giá mức độ suy giảm liều tia khi sử dụng áo chì. Dụng cụ và phương pháp Dụng cụ Máy cắt lớp vi tính Máy CT Brilliance Phillips 64 lát (USA) tại một viện-trường ở Đài Loan được dùng để tiến hành thí nghiệm. Đây là máy thế hệ thứ 3 với đường kính lòng gantry là 700mm. Khoảng cách tiêu điểm tới đầu dò là 1040mm và khoảng cách từ tiêu điểm tới điểm trung tâm là 570mm. Máy CT được trang bị nhiều chế độ lọc với mức độ nhiễu và độ phân giải khác nhau. Mô hình Acrylic Tất cả mô hình trong thí nghiệm này được làm bởi giáo sư Pan-Lung, Kwan, Đại học Khoa học và Công nghệ Đài Trung dựa theo báo cáo 48 của Ủy ban quốc tế về đơn vị Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 360 phóng xạ (ICRU) và đã được kiểm định đạt chuẩn(3,5). Có 2 loại mô hình: (1) Mô phỏng bệnh nhân: Mô hình mô phỏng bệnh nhân trưởng thành nặng 70kg được đặt trên bàn chụp CT. Mô hình được thiết kế cho phần ngực nên có một cấu trúc dạng gel để mô tả trái tim. (2) Mô hình thân thân bệnh nhân: Một mô hình acrylic khác mô phỏng người trưởng thành 70kg được đặt trên khay ở độ cao bằng độ cao của bàn chụp. Hình 1. 64 slices Brilliance Phillips CT scanner (USA) Hình 2. Mô hình bệnh nhân Acrylic Liều kế bán dẫn Liều kế bán dẫn PDM-122, MYDOSE mini, Hitachi Aloka Medical, Ltd. Japan (1) được gắn vào mô hình thân nhân để đo liều tới da. Liều tối thiểu để phát hiện và suất liều lần lượt là 1µSv. Áo chì Áo chì 0.05mm bao phủ mô hình thân nhân được dùng ở 1 trong 2 tình huống mô phỏng. Hình 3. Mô hình được bao bọc áo chì Phương pháp Thiết kế điểm đo Mô hình thân nhân được đặt quanh gantry ở Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 361 4 điểm: Trước gantry ở 300 từ trung tâm Trước gantry ở 450 từ trung tâm Sau gantry ở 300 từ trung tâm Sau gantry ở 450 từ trung tâm Cả 4 điểm được đo nằm bên trái gantry và cách trung tâm 80cm. Mỗi điểm được đo 3 lần và lấy giá trị trung bình. Tình huống mô phỏng Có 2 tình huống được dàn dựng: có và không có sử dụng áo chì cho mô hình thân nhân bệnh nhân. Tại mỗi vị trí đều đo 3 lần cho cả 2 tình huống. Thiết lập protocol Protocol chụp phổi thường quy được áp dụng: 120kVp, trường quét 320mm, thay đổi giá trị DLP từ 378mGy*cm tới 629.9mGy*cm. Xử lý dữ liệu Student’s pair t-test được dùng để so sánh liều ở 300 và 450. Phần mềm thống kê SPSS 22. Minimum Detectable Level (MDL) của DLP được tính toán từ phương trình hồi quy tuyến tính. Hình 4. Sơ đồ các điểm đo KẾT QUẢ Liều tia đo ở khoảng cách 80cm so với trung tâm khi không sử dụng áo chì Hình 5 mô tả liều tia khuếch tán đo được ở khoảng cách 80cm khi không sử dụng áo chì. Hình 5. Liều tia khi không sử dụng áo chì Bảng 1 so sánh liều ở 300 và 450, trước và sau gantry sử dụng phép kiểm student pair t-test. Liều tia ở 450 cao hơn ở 300 cả trước và sau gantry, tuy nhiên p-value thay đổi tùy theo DLP nên không thể khẳng định sự khác biệt về liều là đáng kể. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 362 Bảng 1. So sánh liều ở 300 và 450, không dùng áo chì DLP (mGy*cm) Back of gantry Front of gantry 30 0 (µSv) 45 0 (µSv) p-value 30 0 (µSv) 45 0 (µSv) p-value 378 96,33 120,33 4,51 0,017 128,33 2,3 141 3,61 0,013 504 133,33 9,07 160,33 10,79 0,114 168,33 11,02 193 1 0,053 629,9 185 2 196 1 0,011 233 4,58 255 3 0,032 Ngoài ra, hình 5 cho thấy liều tia ở 300 phía sau gantry thấp nhất trong 4 điểm đo vì vậy chúng tôi tính phần trăm liều suy giảm của vị trí này so với 3 vị trí khác đồng thời tính toán giá trị p-value. Kết quả được thể hiện ở bảng 2. Bảng 2 So sánh liều tại vị trí 300 phía sau gantry với các vị trí khác DLP=378 mGy*cm DLP=504mGy*cm DLP=629,9mGy*cm % reduction p-value % reduction p-value % reduction p-value 30 0 back - 45 0 back 19,94 0,017 16,84 0,114 5,61 0,011 30 0 back- 30 0 front 24,94 0,004 20,79 0,067 20,6 0,003 30 0 back - 45 0 front 31,68 0,003 30,92 0,07 27,45 0,000 Bảng 2 cho thấy với DLP=378 mGy*cm và 629.9 mGy*cm, sự khác biệt là đáng kể. Tuy nhiên với DLP=504 mGy*cm, sự khác biệt không có ý nghĩa. Do đó không thể kết luận liều tia ở 300 thấp hơn các vị trí khác. Liều tia đo ở khoảng cách 80cm so với trung tâm khi sử dụng áo chì Tương tự, liều tia trong tình huống thứ 2 ở 80cm được mô tả trong figure 3.2. Ở tình huống này liều tia cũng cao nhất ở vị trí 450 phía trước gantry và thấp nhất ở 300 phía sau gantry. Sử dụng pair-student t test để so sánh liều tia ở 300 phía sau gantry với các vị trí còn lại. Kết quả thể hiện ở bảng 3. Bảng 3. So sánh liều tia ở 300 phía sau gantry với các vị trí khác (sử dụng áo chì) DLP=378 mGy*cm DLP=504mGy*cm DLP=629,9mGy*cm % reduction p-value % reduction p-value % reduction p-value 30 0 back - 45 0 back 26 0,184 25,71 0,511 6,52 0,729 30 0 back- 30 0 front 22,73 0,3 35 0,184 15,69 0,319 30 0 back - 45 0 front 48,48 0,067 36,59 0,013 23,21 0,385 Hình 6. Liều tia khi sử dụng áo chì Mặc dù liều tia ở 300 phía sau gantry là thấp nhất, tuy nhiên p value thể hiện sự khác biệt không đáng kể với liều tia tại các điểm đo khác tại mọi giá trị DLP. Ngoài ra, sự khác biệt về liều giữa 300 phía sau gantry và 450 phía trước gantry là lớn nhất, nhưng theo bảng 3.2.1 thì p value > 0.05 với mọi giá trị của DLP, vì vậy chúng tôi không cần tiếp tục so sánh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 363 liều tại 300 với 450 ở hai phía của gantry. Nhìn chung, liều khuếch tán giảm mạnh khi sử dụng áo chì nên sự khác biệt giữa các điểm đo trở nên không đáng kể. So sánh liều tia giữa 2 tình huống Bảng 3 và bảng 4 so sánh sự khác biệt về liều trong 2 tình huống có và không sử dụng áo chì ở 300 và 450. Trong mọi trường hợp, p value < 0.05 thể hiện khác biệt đáng kể khi sử dụng áo chì. Bảng 4. Sánh sánh liều tia ở 300 trong 2 tình huống DLP (mGy*cm) Dose in the back of gantry Dose in front of gantry no lead (µSv) Lead (µSv) p value no lead (µSv) Lead (µSv) p value 378 96,33 1,15 5,667 2,31 0,000 128,33 2,31 7,33 0,58 0,000 504 133,333 9,07 8,667 3,21 0,003 168,33 11,02 13,33 3,21 0,002 629,9 185 2 14,33 3,06 0,000 233 4,58 17 1 0,000 Bảng 5. So sánh liều tia ở 450 trong 2 tình huống DLP (mGy*cm) Dose in the back of gantry Dose in front of gantry no lead (µSv) Lead (µSv) p value no lead (µSv) Lead (µSv) p value 378 120,33 4,51 7,667 2,08 0,001 141 3,61 11 1 0,000 504 160,33 10,78 11,667 0,002 193 1 13,667 2,31 0,000 629,9 196 1 15,333 2,08 0,000 255 3 18,667 3,79 0,000 BÀN LUẬN Liều tối thiểu để phát hiện bằng liều kế bán dẫn Liều kế bán dẫn đo liều và thể hiện dưới dạng số nguyên vì vậy liều tối thiểu được thể hiện là 1µSv. Từ đó, liều DLP tối thiểu để kích hoạt liều kế được tính toán trong bảng 4.1. Nếu giá trị DLP tối thiểu <1µSv, liều kế sẽ không đọc được. Bảng 6 cũng thể hiện phương trình hồi quy tuyến tính của liều tia được tính toán tương ứng với các giá trị DLP. Các đường hồi quy có hệ số xác định (r2) cao cho thấy mối liên quan mật thiết giữa liều dự đoán và giá trị DLP. Bảng 6. Phương trình hồi quy tuyến tính của liều dự đoán tại 4 điểm đo Protocol Distance Scenario Measurement point Dose[μSv]= ax[DLP]+b R 2 , coeff,of determination Minimum DLP [Dose=1,0μSv] Adult 80cm I 30 0 – rear 30 0 – front 45 0 – rear 45 0 – front 0,4155x - 32,849 0,352x - 39,175 0,3004x – 7,4955 0,4526x – 31,739 0,9818 0,9909 0,9989 0,9974 81,47 112,29 28,28 72,34 II 30 0 – rear 30 0 – front 45 0 – rear 45 0 – front 0,0344x - 7,7684 0,0384x – 6,7937 0,0304x – 0,8978 0,0304x - 3,7685 0,9694 0,9811 0,9701 0,9994 254,9 202,96 62,43 156,86 Dựa vào giá trị DLP tối thiểu để kích hoạt liều kế, chúng ta tính toán ngưỡng phát hiện tối thiểu của DLP là Minimum Detectable Level (MDL) của liều kế bán dẫn theo công thức(5). Nếu giá trị MDL vượt quá DLP sử dụng có nghĩa liều kế sẽ hiện giá trị 0 nhưng trên thực tế thân nhân bệnh nhân vẫn nhận một lượng tia mà liều kế không phát hiện được: (mGy*cm) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 364 Bảng 7. Ngưỡng phát hiện tối thiểu của DLP (MDL) Protocol Distance Scenario Measurement point Minimum DLP Minimum detectable level (MDL) Adult 80cm I 30 0 – rear 30 0 – front 45 0 – rear 45 0 – front 81,47 112,29 28,28 72,34 113,872 149,859 48,482 103,028 II 30 0 – rear 30 0 – front 45 0 – rear 45 0 – front 254,9 202,96 62,43 156,86 310,133 252,537 91,131 200,771 Dựa vào bảng 4.2, không có giá trị MDL nào vượt quá các giá trị DLP được sử dụng trong thí nghiệm. Do đó, liều kế bán dẫn sử dụng trong thí nghiệm đều có thể phát hiện được giá trị liều khuếch tán tại 4 điểm. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả Chế độ bàn di chuyển ra ngoài và mô hình mô phỏng Trong thí nghiệm này, chúng tôi chọn chế độ bàn di chuyển ra ngoài. Các nghiên cứu đã chứng minh tia khuếch tán từ bệnh nhân đóng góp vào tổng lượng khuếch tán xung quanh(11). Theo đó liều tia khuếch tán sẽ gia tăng theo hệ số 6. Đây có thể là lý do liều ở phía trước gantry cao hơn ở phía sau trong nghiên cứu của chúng tôi. Vị trí các điểm đo đối với gantry Gantry có thể ảnh hưởng tới phóng xạ khuếch tán xung quanh do cấu tạo chứa nhiều thành phần được làm từ nhiều loại kim loại khác nhau. Nghiên cứu trước đó của H Wallace (2012)(10) chứng minh liều tia giảm dần từ 450 tới 900, còn từ 450 tới 200 liều tia không khác biệt rõ ràng. Do đó, gantry đóng vai trò trong việc phân bố phóng xạ khuếch tán. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Chế độ lọc của máy CT Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn chế độ lọc C được thiết kế bởi nhà sản xuất. Bên cạnh đó, còn rất nhiều kiểu lọc với những đặc tính khác nhau. Zutz và Alikhani đã chứng minh lưới lọc có thể hạn chế liều tia sơ khởi và liều khuếch tán(11). Do đó với mỗi máy CT của những nhà sản xuất khác nhau, chế độ lọc cũng khác nhau. Điều này dẫn tới liều đo được của nghiên cứu chúng tôi thấp hơn so với các nghiên cứu trước(6,9,10) do tiến bộ của khoa học kỹ thuật. KẾT LUẬN Thân nhân bệnh nhân có thể đứng ở vị trí 300 hay 450 ở cùng khoảng cách so với trung tâm đều chấp nhận được do sự khác nhau không rõ rệt về liều tia. Sử dụng áo chì có thể hạn chế tia thứ cấp đáng kể nên được khuyến cáo sử dụng trong thực hành lâm sàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ALOKA PDM-122, MYDOSE mini, Hitachi Aloka Medical, Ltd. Japan. 2. Gyssels E, Bohy P, Cornil A, et al (2016). Chest Computed Tomography Radiation Dose Optimization: Comparison of Automatic Exposure Control Strength Curves, Journal of Thoracic Imaging, p23-28. 3. ICRU-48 (1992). Phantoms and Computational models in therapy, diagnosis and protection ICRU-48. Bethesda: International Commission on Radiation Units and Measurement. 4. Kim MJ, Park CH, Choi SJ, Hwang KH, Kim HS (2009). Multidetector computed tomography chest examinations with low-kilovoltage protocols in adults: effect on image quality and radiation dose, Journal of computer assisted tomography, p416-421. 5. Pan LF, Kittipayak S, Yen SL, Pan LK, Lin CH (2016). Evaluation of the occupational X-rays doses of the medical staff in a cardiac catheterization laboratory using an acrylic phantom and semiconductor dosimeter, Hell J Nucl Med. 6. Platten DJ (2014). A Monte Carlo study of the energy spectra and transmission characteristics of scattered radiation from x-ray computed tomography, Journal of Radiological Protection p445-456. 7. Takahashi EA, Kohli MD, Teague SD (2016). A Practice Quality Improvement Project: Reducing Dose of Routine Chest CT Imaging in a Busy Clinical Practice, Journal of Digital Imaging p622-626. 8. Tung CJ, Yang CH, Yeh CY, Chen TR (2011). Population dose from medical diagnostic exposure in Taiwan, Radiation Protection Dosimetry, p1-3 9. Van Every B, Petty RJ (1992). Measurements of computed tomography radiation scatter, Australasian Physical and Engineering Sciences in Medicine, p15-24. 10. Wallace H, Martin CJ, Sutton DG, Peet D, Williams JR (2012). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 365 Establishment of scatter factors for use in shielding calculations and risk assessment for computed tomography facilities, Journal of radiological protection p39-50. 11. Zutz H and Alikhani B (2015). Dose measurements in the stray field of a GE optima CT660, Radiation Protection Dosimetry. Ngày nhận bài báo: 12/01/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/02/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/04/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdo_lieu_khuech_tan_trong_phong_ct_64_lat_su_dung_mo_hinh_acr.pdf
Tài liệu liên quan