Tài liệu Đồ chơi tự tạo và việc phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ em: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0109
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 129-139
This paper is available online at
ĐỒ CHƠI TỰ TẠO VÀ VIỆC PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG
TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ EM
Vũ Thanh Vân
Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài báo chỉ ra tầm quan trọng của tưởng tượng, sáng tạo đối với sự phát triển của
trẻ em. Nội dung chính của bài báo trình bày những điều kiện và các cách thức tổ chức hoạt
động làm đồ chơi thủ công nhằm phát triển tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ mầm non và một
số tiêu chí đánh giá những khả năng này trong hoạt động làm đồ chơi.
Từ khóa: Tưởng tượng sáng tạo, Đồ chơi, Đồ chơi tự tạo, Phát triển trí tưởng tượng.
1. Mở đầu
Trí tưởng tượng là khả năng tâm lí vô cùng trọng trong cuộc sống của mỗi người và là
phương thức thúc đẩy sự tiến bộ của loài người. Nhờ trí tưởng tượng tạo nên những "bức tranh"
trong đầu mà chúng ta có hiểu và xử lí được các ý tưởng, các vấn đề một cách dễ dàng...
11 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ chơi tự tạo và việc phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0109
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 129-139
This paper is available online at
ĐỒ CHƠI TỰ TẠO VÀ VIỆC PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG
TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ EM
Vũ Thanh Vân
Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài báo chỉ ra tầm quan trọng của tưởng tượng, sáng tạo đối với sự phát triển của
trẻ em. Nội dung chính của bài báo trình bày những điều kiện và các cách thức tổ chức hoạt
động làm đồ chơi thủ công nhằm phát triển tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ mầm non và một
số tiêu chí đánh giá những khả năng này trong hoạt động làm đồ chơi.
Từ khóa: Tưởng tượng sáng tạo, Đồ chơi, Đồ chơi tự tạo, Phát triển trí tưởng tượng.
1. Mở đầu
Trí tưởng tượng là khả năng tâm lí vô cùng trọng trong cuộc sống của mỗi người và là
phương thức thúc đẩy sự tiến bộ của loài người. Nhờ trí tưởng tượng tạo nên những "bức tranh"
trong đầu mà chúng ta có hiểu và xử lí được các ý tưởng, các vấn đề một cách dễ dàng. Tưởng
tượng dẫn dắt con người đi đến sự khám phá, sáng tạo, hình thành tính linh hoạt trong hoạt động trí
tuệ, tạo nên những phát minh, sáng chế, những thành tựu lớn về nghệ thuật và khoa học, kĩ thuật.
Đối với trẻ mầm non, trí tưởng tượng là yếu tố huy động sự tập trung, chú ý và tư duy, kích
thích xúc cảm và phát triển óc sáng tạo. Trí tưởng tượng giúp trẻ dễ dàng tìm hiểu về thế giới xung
quanh, làm nảy sinh những ý tưởng thú vị cho vui chơi, học tập, nhờ đó mà trẻ được tự do thực
hiện những ý thích của mình và nhận ra mong muốn cũng như những ước mơ của mình. Yêu cầu
về giáo dục, phát triển cho trẻ em các năng lực căn bản của con người thế kỉ 21: Khả năng hợp
tác, Tính sáng tạo, Khả năng giao tiếp và Tư duy phê phán (21st Century Skills: Collaboration;
Creativity; Communication; Critical thinking [3]) đã thúc đẩy nhiều nghiên cứu gần đây hướng tới
tìm kiếm các biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ em thông qua những hình thức hoạt
động phù hợp với đặc điểm nhận thức và xúc cảm, vận động của lứa tuổi mầm non, đó là các hoạt
động vui chơi và hoạt động nghệ thuật.
Trong bài viết “Nghệ thuật tạo hình truyền thống với trẻ mầm non”, tác giả Lê Thị Thanh
Thủy đã đánh giá cao các loại hình nghệ thuật truyền thống trong đó có Đồ chơi dân gian và hoạt
động tạo hình thủ công làm đồ chơi đối với sự phát triển tưởng tượng của trẻ em, bà khẳng định,
“các hình thức Vẽ, Nặn, Xếp dán tranh, Chắp ghép, Làm đồ chơi,. . . chính là môi trường thuận lợi
để trẻ được tự do bay bổng trong thế giới vô cùng phong phú của những sản phẩm thủ công mang
đậm sắc màu dân gian”, “trẻ có thể tự do tưởng tượng với những khám phá về quá khứ và vận dụng
một cách sáng tạo những kinh nghiệm văn hóa đã học hỏi được vào quá trình phản ánh thế giới
Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2016
Liên hệ: Vũ Thanh Vân, e-mail: nova224@gmail.com
129
Vũ Thanh Vân
hiện tại theo cách riêng’ [8,73]. Từ kết quả nghiên cứu về việc tổ chức trò chơi xây dựng nhằm
phát triển tưởng tượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hòa nhập, tác giả Trần Thị Kim Thành đã cho
rằng “chơi sáng tạo được thể hiện khi trẻ sử dụng những vật liệu khác nhau, những vật liệu chơi
quen thuộc theo một cách mới hoặc khác với bình thường. Không có gì củng cố tâm hồn sáng tạo
và nuôi dưỡng tâm hồn ấy của trẻ hơn việc cho trẻ thời gian để tham gia chơi hàng ngày” [5,115].
Những công trình nghiên cứu đi trước tuy không đi sâu về tổ chức hoạt động nghệ thuật
giúp trẻ sáng tạo đồ chơi, song kết quả nghiên cứu lí luận cũng như thực tiễn mà các tác giả đạt
được đã tạo cơ sở khoa học cho việc triển khai và thực hiện, ứng dụng đề tài nghiên cứu về mối
liên hệ giữa hoạt động nghệ thuật làm đồ chơi tự tạo với sự phát triển tưởng tượng sáng tạo của trẻ
mầm non. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi sẽ hướng tới phân tích các điều kiện phát triển trí tưởng
tượng của trẻ để từ đó phân loại được các thể loại đồ chơi tự tạo cùng hình thức làm đồ chơi, đưa
ra những cách phối hợp các tổ chức và đánh giá hoạt động của trẻ theo các mức độ phát triển trí
tưởng tượng, giúp trẻ từng bước đi từ Tái tạo đến Sáng tạo, hình thành tính tích cực, độc lập và khả
năng tự học.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Những phương thức và điều kiện phát triển tưởng tượng sáng tạo cho trẻ
em
Từ đầu thế kỉ XX, nhà nghiên cứu giáo dục nghệ thuật Nga A.V. Bacusinsky đã rất quan
tâm đến những cơ sở sinh học và tâm lí cá nhân của trẻ. Theo ông, giáo dục hiện đại phải là một hệ
thống giúp giải phóng được sức sáng tạo chứ không phải là một chương trình dạy trẻ tích lũy, nhồi
nhét các kiến thức và luyện tập kĩ năng một cách máy móc. Ông coi giáo dục nghệ thuật là một
con đường phát triển sáng tạo, trong hoạt động nghệ thuật tạo hình trẻ lĩnh hội được nền tảng văn
hóa vô cùng quý giá của nhân loại, mục đích chính của giáo dục nghệ thuật là hình thành những cá
nhân biết thể hiện bản thân và tương tác xã hội, hình thành nhân cách có văn hóa và có khả năng
sáng tạo. Bacusinsky cho rằng, để tạo đầy đủ sự tự do cho trí tưởng tượng của trẻ, phải bắt đầu từ
thế giới bên trong, từ nhu cầu nội tại, từ sự phát triển tự nhiên của trẻ, cần tránh áp đặt các giá trị
sai lệch từ bên ngoài, tránh đưa ra những yêu cầu quá khắt khe và thô bạo, hạn chế can thiệp vào
ý tưởng cá nhân và hành động của đứa trẻ, không được "Chỉnh sửa" thị hiếu nghệ thuật và các sản
phẩm nghệ thuật của trẻ [2, 133].
Khi phân tích về sự phát triển trí tuệ của trẻ em, nhà tâm lí học J.Piaget đã cho rằng mầm
mống của khả năng tưởng tượng và sáng tạo xuất hiện ở trẻ nhỏ từ khá sớm. Trẻ em tự khám phá
thế giới xung quanh bằng chính hoạt động trực tiếp (hands-on) và bằng các kinh nghiệm sống
(real-life experiences) của chính mình qua các thời kì phát triển: Ở Thời kì giác động (sensory
motor stage - đến 2 tuổi) trẻ bắt đầu thăm dò, tìm kiếm, nhận biết các đặc điểm bên ngoài của vật
thể bằng những vận động của các giác quan và nhờ vậy mà phát hiện nhiều điều mới lạ về bản thân
mình và những sự vật xung quanh. Sang Thời kì tiền thao tác (preoperational stage - 2 đến 7 tuổi),
trẻ bắt đầu tìm kiếm và nắm được cái chưa biết bằng những hình thức hoạt động mới mẻ mang tính
nghệ thuật (vẽ, nặn, xếp hình, lắp ráp,...hình để tạo nên những ký hiệu biểu trưng, các hình ảnh đồ
họa, các mô hình) và nhờ đó chúng đã có thể hình dung và suy nghĩ về các sự vật, các hiện tượng
xung quanh, hình thành một số khái niệm mà không cần những hành động trực tiếp. Đến Thời kì
thao tác cụ thể (Concrete operation stage - khoảng 7 đến 11 tuổi), trẻ có thể dễ dàng tiến hành các
thao tác nhận thức trong nội tâm, trong tưởng tượng thông qua các hoạt động nghệ thuật, vui chơi
và học tập. Như vậy, việc tăng cường các hoạt động mang tính nghệ thuật tạo hình (Visual Art
Activities), nâng cao dần tính tích cực nhận thức, hứng thú nhận thức và khả năng biểu cảm bằng
130
Đồ chơi tự tạo và việc phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ em
kí hiệu tạo hình là điều kiện cần thiết cho sự phát triển của tưởng tượng sáng tạo.
Bằng Thuyết “Văn hóa xã hội” (Sociocultural Theory) nhà tâm lí học Nga - L.X.Vygotsky
đã chỉ ra rằng việc học tập thông qua hệ thống kí hiệu xã hội mang tính nghệ thuật (ngôn ngữ
nghệ thuật), tiếp cận các kinh nghiệm văn hóa xã hội sẽ định hướng cho sự phát triển trí tuệ, nhân
cách của trẻ. Vygotsky đã khẳng định rằng các kiến thức, kĩ năng, thái độ không hình thành chỉ
do một mình trẻ mà trong sự phối hợp hoạt động với người lớn và bạn đồng lứa; trẻ em có thể
kiến tạo hiểu biết của mình một cách tích cực, chủ động và có thể tiến tới "Vùng phát triển gần"
(Zone of proximal development) thông qua giao tiếp xã hội, vui chơi và tương tác. Ông đã cho
chúng ta lời khuyên về các phương thức phát triển khả năng sáng tạo, đó là tổ chức Học tập hợp
tác (Cooperative learning) và hoạt động dự án nhóm (Group project) [4;94-95].
Các tác giả E.W.Eisner và E.H.Erikson (Mỹ) với lí thuyết về "Nghệ thuật với sự phát triển
nhận thức" cũng khẳng định rằng đối với trẻ nhỏ, hoạt động nghệ thuật chính là môi trường để trẻ
tích cực học hỏi về bản thân, về những người khác, về thế giới xung quanh. Theo Eisner, những
hình thức hoạt động nghệ thuật tạo hình sẽ giúp trẻ có thể dễ dàng phản ánh những gì trẻ tiếp thu
được từ thế giới xung quanh và chuyển tải những ý tưởng, kinh nghiệm vào sản phẩm nghệ thuật
bằng các hình tượng, bằng ngôn ngữ tạo hình. Các loại hình hoạt động nghệ thuật tạo điều kiện tối
ưu cho sự phát triển các phương thức biểu cảm, giao tiếp cũng như khả năng tư duy, tưởng tượng
sang tạo và giải quyết vấn đề (problem solving).
Là chuyên gia nghiên cứu về tưởng tượng sáng tạo E.Torrance (Mỹ) cũng cho rằng trí tưởng
tượng và tính sáng tạo bắt đầu hình thành từ tuổi ấu nhi, trẻ nhỏ có năng lực tưởng tượng rất dồi
dào. Theo Torance, những hình thức hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà trẻ nhỏ rất hăng hái tham
gia chính là điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát triển tưởng tượng sáng tạo của trẻ bởi nhiều lí
do: Được thả sức vui chơi với những điều tưởng tượng; Được tìm hiểu, khám phá bằng nhiều cách
thức; Được lĩnh hội những kiến thức, kinh nghiệm xã hội mới, cần thiết; Được hợp tác, chung sức,
chia sẻ những ý tưởng độc đáo; Được tự giải quyết các vấn đề mà thường là bằng con đường Thử
và Sai (Trial and Error); Có thể giao tiếp, biểu lộ suy nghĩ, xúc cảm, tình cảm mà không cần sử
dụng lời nói; Có nhiều cơ hội để thay đổi, thử thách và thưởng thức thành quả sáng tạo [4].
Thuyết về "Trí thông minh đa dạng"(Theory of Multiple Intelligences) của H. Gardner cũng
là một điểm tựa vững chắc cho nghiên cứu về việc sử dụng các hình thức nghệ thuật như những
cơ hội giúp trẻ phát huy tiềm năng sáng tạo. Theo Gardner, trẻ nhỏ dường như có bản năng sáng
tạo, chúng rất say mê với những hình thức biểu hiện đơn giản như hát, múa, chơi nhạc, sân khấu,
tạo hình, thơ chuyện,...Gardner chỉ ra tầm quan trọng của Trí thông minh trực quan - không gian
(Visual-spatial Intelligence) và sự phối hợp của nó với nhiều loại hình thông minh khác trong quá
trình hoạt động nghệ thuật để hình thành khả năng sáng tạo [1].
Từ những nghiên cứu của mình về sự phát triển tưởng tượng sáng tạo của trẻ em, tác giả Lê
Thanh Thủy (ĐHSP HN) đã nêu lên một số đặc điểm nổi bật của tưởng tượng ở tuổi mẫu giáo: Sự
xuất hiện của các hình ảnh tưởng tượng phụ thuộc chặt chẽ vào họat động của trẻ với đồ vật xung
quanh; Sức tưởng tượng của trẻ rất dồi dào song hình ảnh mà tưởng tượng tạo nên còn nghèo nàn
do sự thiếu hụt của vốn kinh nghiệm tri giác; Tưởng tượng sáng tạo của trẻ nhỏ chịu sự chi phối
rất mạnh mẽ của xúc cảm, tình cảm [6]. Khi nói về phương pháp giáo dục nghệ thuật, tác giả Lê
Thanh Thủy đã khẳng định rằng nền tảng của trí tưởng tượng sáng tạo có thể bắt đầu hình thành ở
trẻ em từ tuổi mầm non và phát triển với các mức độ tăng dần tùy thuộc những tình huống, hoàn
cảnh nhất định. Sự phát triển tưởng tượng của trẻ đòi hỏi một số điều kiện sau đây:
- Môi trường hoạt động phù hợp để trẻ được tiếp cận, học hỏi về cái đẹp tiềm ẩn trong tự
nhiên, để tích lũy biểu tượng, ấn tượng, hình thành cảm xúc thẩm mĩ.
131
Vũ Thanh Vân
- Các hình thức hoạt động vui chơi và học tập tích cực với hệ thống đồ chơi phong phú và
thích hợp cho sự phát triển khả năng vận động và nhận thức thẩm mĩ và tư duy sáng tạo của trẻ ở
từng độ tuổi.
- Các cơ hội để trẻ được tiếp cận với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình phong phú trong
không gian sáng tạo.
- Sự quan tâm, khuyến khích, sự động viên của người lớn đối với những sở thích cá nhân
hay những hoạt động mà trẻ yêu thích.
- Những hình thức hoạt động tạo hình lí thú để trẻ được tìm kiếm, khám phá, biến đổi hình
thái các vật thể, tự mình tạo nên những sản phẩm mang tính nghệ thuật, những đồ chơi từ các vật
liệu tạo hình đa dạng và làm phong phú cho quá trình vui chơi, học tập của chính mình [7].
Từ các công trình nghiên cứu của các tác giả trên, có thể thấy việc tổ chức các hình thức
hoạt động nghệ thuật tạo hình trong đó đặc biệt là hoạt động tự làm đồ chơi và sử dụng đồ chơi
tự tạo chính là một con đường rộng mở cho sự phát triển của xúc cảm, nhận thức thẩm mĩ, tưởng
tượng sáng tạo và "xã hội hóa" trẻ em.
2.2. Đồ chơi tự tạo trong trường mầm non
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của tuổi mầm non và đồ chơi luôn là bạn đồng hành với các
trò chơi trẻ em. Trong môi trường vui chơi, học tập của trẻ em thường có mặt các loại đồ chơi sau:
- Đồ chơi sản xuất công nghiệp bằng máy móc hiện đại;
- Đồ chơi sản xuất thủ công hàng loạt;
- Đồ chơi được chế tác thủ công độc bản.
Đồ chơi tự tạo ("Handmade toy" hay "Homemade toy") thường là những vật thể được tạo
nên bằng kĩ thuật thủ công nhằm phục vụ cho quá trình vui chơi. Đồ chơi tự tạo có thể là loại được
sản xuất hàng loạt nhưng cũng có loại là sản phẩm nghệ thuật độc bản được tạo nên từ óc sáng tạo
và cảm xúc độc đáo của mỗi người.
Đối với trẻ mầm non - trẻ ở độ tuổi mà việc học tập không dựa trên hệ thống sách giáo khoa
thì sử dụng đồ chơi tự tạo và tham gia tự làm đồ chơi bằng kĩ thuật tạo hình đơn giản để vui học
chính là một quá trình tự học (self-directed learning), một cách học tích cực, độc lập, sáng tạo, học
bằng thực hành, trải nghiệm của chính bản thân (learning by doing).
2.2.1. Các loại đồ chơi tự tạo trong trường mầm non
Đồ chơi tự tạo trong trường mầm non thường do giáo viên chế tác và hướng dẫn trẻ cùng tự
làm để đưa vào các trò chơi, các hoạt động học tập và sinh hoạt, chúng có thể được coi là đồ chơi
giáo dục (Educational Toys). Cũng như các loại đồ chơi được sản xuất hàng loạt phục vụ giáo dục
trẻ, đồ chơi tự tạo mà giáo viên chế tác và dạy trẻ cùng làm có thể phân chia làm một số loại phù
hợp với yêu cầu của các lĩnh vực giáo dục, bao gồm các nhóm chính sau:
- Đồ chơi vận động (Activity toys): Là loại đồ chơi phát triển kĩ năng vận động vận động
thô và vận động tinh, nâng cao khả năng phối hợp vận động, tốc độ vận động, khả năng cân bằng,
định hướng trong không gian,...
- Đồ chơi học tập (Learning toys): Loại đồ chơi này đóng vai trò chủ đạo trong việc giúp trẻ
tiếp thu, củng cố kiến thức, rèn luyện các kĩ năng hoạt động trí tuệ và khả năng nhận thức.
- Đồ chơi sáng tạo (Creativity toys): Đây là những loại đồ chơi mang tính "Mở" (“Open-
ended” toys). Là phương tiện kích thích tính ham học hỏi, phát hiện và sự tự thể hiện. Những đồ
chơi loại này có thể chơi được với nhiều cách, và thu hút trẻ với nhiều độ tuổi. Với các bộ "đồ chơi
132
Đồ chơi tự tạo và việc phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ em
bán hoàn thiện" và "đồ chơi - vật liệu tạo hình" trẻ có thể sử dụng tích cực các kĩ năng tạo hình,
dựa trên cảm hứng mà "sáng tác".
2.2.2. Những loại đồ chơi phổ biến mà trẻ mầm non thường yêu thích và có thể tự tham gia
chế tạo
Trong số các hình thức hoạt động tạo hình như Vẽ (drawing), Nặn (clay making), Xếp dán
tranh (collage) và Chắp ghép (construction) thì hoạt động Làm đồ chơi (toy making) là một thể
loại của hoạt động chắp ghép. Khi tham gia hoạt động này trẻ được tích cực vận dụng linh hoạt các
khả năng tạo hình đã được học để tạo nên một số loại mô hình, vật thể - đồ chơi sau:
- Đồ chơi xếp hình, lắp ráp theo bộ: Dùng các bộ đồ chơi chưa hoàn thiện bao gồm các chi
tiết bằng gỗ, nhựa, kim loại được sản xuất công nghiệp trẻ phải quan sát, theo hướng dẫn bằng
hình ảnh hoặc bằng lời để xác định các quan hệ không gian trong cấu trúc, sắp xếp thành đồ chơi
hoàn chỉnh và có thể thay đổi, bổ sung theo tưởng tượng; Dùng các chi tiết từ các loại phế liệu
(hộp, thùng bìa, lọ, chai,...với các hình khối đa dạng) và các vật liệu tự nhiên, trẻ phải nhìn ngắm,
suy nghĩ và tận dụng các hình dạng sẵn có để tạo dáng đồ chơi, thể hiện đặc điểm đối tượng miêu
tả. Mức độ cao về tưởng tượng có thể đạt được khi trẻ phải sử dụng phối hợp các vật liệu tạo hình
và dùng các kĩ thuật tạo hình khác nhau để tự tạo các hình mảng (shape), hình khối (form) đơn
giản và gắn ghép chúng tạo thành các kết cấu đồ chơi hoàn thiện để trải nghiệm và học hỏi những
kiến thức khoa học, kĩ thuật sơ đẳng (học về ánh sáng-bóng tối, hệ thống màu sắc, vận tốc, sự đàn
hồi, lò xo, chuyển động-vận tốc,...).
- Đồ chơi từ giấy gấp theo phương thức nghệ thuật Origami: Gấp giấy Origami (Nhật Bản)
là một hình thức tạo hình hấp dẫn, đầy thú vị và sáng tạo. Có hàng ngàn các hình dạng mà chúng
ta có thể lựa chọn để dạy cho trẻ ở các độ tuổi. Học các kĩ thuật cơ bản trong gấp origami giúp cho
trẻ phát triển các kĩ năng vận động tinh, khả năng tập trung và khả năng hình dung đối tượng ở
dạng ước lệ, sắp đặt, sắp xếp theo trình tự... Trẻ có thể tích cực suy nghĩ, tưởng tượng và sử dụng
các đồ chơi này vào các hoạt động khác nhau trong trường mầm non.
- Đồ chơi hình tượng mô phỏng: Bên cạnh những đồ chơi hoàn thiện đã được cung ứng từ
nhà sản xuất, trẻ em cùng người lớn có thể sử dụng các vật liệu tạo hình phối hợp với các loại phế
liệu, vật liệu tự nhiên để tự chế tác vô số đồ chơi mô phỏng hình ảnh các sự vật, con người, khung
cảnh xung quanh bằng các chất liệu đa dạng để giúp trẻ vui chơi, học tập theo các chủ đề. Chẳng
hạn, Đồ chơi cho trò chơi Gia đình (mô hình ngôi nhà với các vật dụng, cây cối, búp bê,... và bối
cảnh); Đồ chơi mô phỏng trang phục, công cụ các nghề, phương tiện giao thông; Đồ chơi các nhân
vật (rối que, rối bóng, rối ngón tay, rối bàn, rối dây,...).
- Đồ chơi vận động, đồ chơi âm nhạc: Với sự trợ giúp của giáo viên, trẻ có thể làm nên
những nhạc cụ, đồ chơi đơn giản để phát triển vận động và tương tác theo nhóm (những túi vải
đựng hạt để chơi giữ thăng bằng , những quả bóng ném bằng vải để chơi trong nhà và ngoài trời,
những công trình "kiến trúc" từ các thùng, hộp bìa lớn vừa tầm vận động của trẻ). Thay vì chỉ cho
trẻ ngồi nghe nhạc qua đĩa CD hay xem hình qua các phương tiện kĩ thuật, có thể giúp trẻ cùng tự
làm một số đồ chơi để trẻ tìm hiểu về đặc điểm nhạc cụ, về cách sử dụng một số loại nhạc cụ, một
số đồ chơi sân khấu. Đồ chơi âm nhạc có thể tạo âm thanh và nhịp điệu hoặc có thể chỉ là hình
ảnh mô phỏng nhạc cụ, được sử dụng kết hợp với đồ chơi nhạc cụ thu nhỏ sản xuất công nghiệp
(trống, kèn, sáo hay xúc xắc, guitar, xylophone, piano,. . . ) sẽ tạo nguồn cảm hứng, kích thích cảm
xúc thẩm mĩ, trí tưởng tượng và tình yêu nghệ thuật.
- Đồ chơi - sách hình: Theo các nhà nghiên cứu, từ năm thứ hai trẻ nhỏ đã chú ý tới các loại
sách hình, qua loại "đồ chơi" này, trẻ bắt đầu nhận biết hình ảnh các sự vật, làm quen với các kí
hiệu tạo hình và qua đó "đọc" các thông tin về các sự vật, hiện tượng, sự kiện xung quanh, về nội
133
Vũ Thanh Vân
dung các truyện kể, làm quen với chữ, số. Từ khoảng 4 tuổi, bằng các kĩ năng tạo hình (vẽ, tô màu,
cắt, xếp dán, gấp, gắn ghép,...), trẻ nhỏ đã có thể tham gia tự làm một số loại sách từ đơn giản đến
phức tạp: Những cuốn Album về động - thực vật, về phương tiện giao thông, nghề nghiệp,... những
cuốn "truyện tranh", "sách “hướng dẫn trình tự tạo hình”,...
Việc phối hợp các hoạt động làm và sử dụng những loại đồ chơi đã được liệt kê trên đây để
học tập và vui chơi theo các chủ đề ở trường mầm non sẽ dẫn dặt trẻ đi từ quá trình tái tạo đơn giản
đến tái tạo tích cực và đến sáng tạo. Tính hấp dẫn của các loại đồ chơi tự tạo, sự thú vị trong quá
trình phối hợp các chất liệu, vật liệu làm đồ chơi sẽ là nguồn cảm hứng cho tưởng tượng và sáng
tạo của trẻ.
2.3. Phát triển tưởng tượng sáng tạo cho trẻ em thông qua hoạt động làm đồ
chơi tự tạo
2.3.1. Vài nét về tình hình hoạt động làm đồ chơi ở một số trường mầm non
Việc quan sát và khảo sát ý kiến (bằng Phiếu câu hỏi) của 125 GVMN ở Hà Nội, Bắc Ninh,
Hải Dương, Hà Nam, Quảng Ninh (2014-2015) về hoạt động làm đồ chơi tự tạo ở trường mầm non
đã đưa đến một số nhận định sau:
- Về hoạt động làm đồ chơi, đồ dùng dạy học của GV: Giáo viên thường làm các loại đồ
chơi - học liệu theo mẫu, sử dụng các phế liệu và vật liệu tự nhiên (VLTN), tận dụng khối hình có
sẵn. Loại đồ chơi phát triển khả năng sáng tạo cao như đồ chơi làm từ vật liệu tạo hình theo bản vẽ
thiết kế rất ít được thực hiện.
- Về công tác hướng dẫn trẻ làm đồ chơi: Phần lớn hoạt động của trẻ chỉ là lắp ráp theo
hướng dẫn các đồ chơi từ những bộ chi tiết được sản xuất công nghiệp, đôi khi có làm đồ chơi từ
phế liệu đơn giản mẫu. Hoạt động làm những loại đồ chơi đòi hỏi sáng tạo từ các vật liệu tạo hình
(VLTH) phối hợp với vật liệu "mở" nhằm khuyến khích trí tưởng tượng cho trẻ còn ít được quan
tâm (xem Bảng 1).
Bảng 1. Hoạt động làm đồ chơi của GVMN và của trẻ em ở một số trường mầm non
Loại ĐC
Tổng
số
phiếu
(n)
HĐ làm ĐC của GV (%) HĐ làm ĐC của trẻ (%)
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
bao giờ
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
bao giờ
ĐC lắp ráp (sản
xuất CN) 125 5,6 22,4 64,0 36,0 33,6 30,4
ĐC từ phế liệu 125 39,2 40,0 20,8 14,4 16,8 68,8
ĐC từ VLTN 125 29,6 31,2 39,2 9,6 20,0 70,4
ĐC từ VLTH 125 17,6 19,2 63,2 6,4 20,8 72,8
Những nguyên nhân phổ biến của thực trạng trên, theo ý kiến GVMN, tập trung vào một số
điểm sau: Không có yêu cầu bắt buộc về hoạt động cho trẻ làm đồ chơi trong Chương trình GDMN
(84 %); GVMN không có thời gian cho hoạt động này (92 %); GV thường chỉ bắt buộc phải làm
đồ chơi cho các cuộc thi sáng tạo đồ dùng dạy học chứ không vì mục tiêu phát triển tưởng tượng
sáng tạo của trẻ (76 %); GV chưa được hướng dẫn cách lập kế hoạch cho việc dạy trẻ sáng tạo và
sử dụng đồ chơi tự tạo (91,2 %); Trẻ nhỏ cần học tạo hình chứ không phải làm đồ chơi, hiện nay
đã có nhiều đồ chơi được cung ứng (76,8 %); Đồ chơi của trẻ tự làm không đẹp (66,4 %).
134
Đồ chơi tự tạo và việc phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ em
Như vậy, trên thực tế, các GVMN đã chưa thực sự đánh giá đúng giá trị giáo dục của việc
tổ chức cho trẻ làm đồ chơi và chưa đầu tư cho hoạt động này. Để tăng cường hiệu quả phát triển
khả năng tưởng tượng và sáng tạo cho trẻ, việc giúp trẻ tự tạo và sử dụng đồ chơi cần được tổ chức
thường xuyên hơn và cần có một số định hướng và hướng dẫn sư phạm.
2.3.2. Cách thức tổ chức hoạt động cho trẻ mầm non làm đồ chơi nhằm phát triển tưởng
tượng sáng tạo của trẻ
(1) Tạo môi trường thuận lợi cho trí tưởng tượng sáng tạo
- Tôn trọng sự tự do của trẻ: Trẻ nhỏ cần được tự do suy nghĩ, để cảm nhận, thể hiện theo sự
hình dung, suy nghĩ của riêng mình, cần được cảm thấy được an toàn trong môi trường hoạt động,
được tạo không gian, thời gian và vật liệu để làm những thứ mình thích.
- Làm hình mẫu cho sự sáng tạo: Người lớn cần trở thành “ví dụ” của một người biết về
nhiều thứ, nghĩ ra nhiều thứ và có nhiều sáng kiến và tạo cho trẻ em nhiều cơ hội để tiếp xúc, trải
nghiệm những điều mới mẻ, thu nhận được những kinh nghiệm mới.
- Tôn trọng ý kiến của trẻ: Mỗi đứa trẻ có quyền là chính mình và bảo vệ tính độc đáo của
mình. Sự tôn trọng cảm xúc và cách giải quyết vấn đề của trẻ sẽ giúp gây dựng lòng tin và sự tự
tin của trẻ vào chính bản thân mình và vào người lớn để từ đó mà nỗ lực vượt khó khăn trong hoạt
động. Sự "ngột ngạt" của những quy định cứng nhắc có thể bóp nghẹt trí tưởng tượng và "giết chết"
óc sáng tạo của trẻ. Hãy giúp trẻ tự đưa ra quyết định, tự đúc rút ra một số nguyên tắc đơn giản từ
quá trình thử nghiệm, trải nghiệm và thể hiện mình theo cách mà chúng cho là tốt.
- Không câu nệ vào thành tích và thứ bậc: Trong hoạt động nghệ thuật, nên khuyến khích
trẻ làm ở mức tốt nhất theo khả năng của mình. Cần đánh giá cao mọi sự sáng tạo (dù là nhỏ nhất),
khuyến khích sự nhiệt tình và tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Chú ý quá trình cùng làm việc và
cách làm chứ không chỉ là sản phẩm sáng tạo. Nhận xét đánh giá điểm cao-thấp, “nhất-nhì” không
quan trọng bằng sự mới, lạ thậm chí "kì quặc", gây bất ngờ của kết quả tưởng tượng.
- Nuôi dưỡng niềm vui của sự thành công: Hoạt động làm đồ chơi và sử dụng đồ chơi tự tạo
một cách sáng tạo, là môi trường giúp trẻ dễ dàng nhận ra “mình là người tuyệt vời” để từ đó thấy
được lợi ích của tưởng tượng, sáng tạo. Cũng như các hình thức hoạt động tạo hình khác, trong
hoạt động làm đồ chơi trẻ có thể gặp khó khăn vì những thất bại, bởi vậy, cần giúp trẻ nhỏ học
hỏi và tiến bộ từ thất bại, phải tạo được cho trẻ niềm vui, niềm hạnh phúc, hân hoan của sự thành
công, tránh để trẻ trông đợi vào phần thưởng hoặc ngược lại, bị áp lực của sự giám sát, phê bình.
(2) Động viên, tích cực hóa hoạt động để dẫn dắt trẻ đi tới sáng tạo
Hoạt động làm đồ chơi là một dạng lồng ghép, giao thoa giữa các hình thức tạo hình và các
hình thức vui chơi, khả năng độc lập, sáng tạo đều phải bắt nguồn từ vốn kinh nghiệm nhận thức,
kinh nghiệm văn hóa tạo hình được người lớn, giáo viên bồi dưỡng và từ hứng thú của trẻ đối với
những điều mới lạ trong cuộc sống xung quanh. Tưởng tượng, sáng tạo trong hoạt động tạo hình
nói chung và trong hoạt động tự tạo đồ chơi được nảy nở từ sự rung cảm trước vẻ đẹp của vạn
vận và sự phong phú của vốn biểu tượng, ấn tượng mà trẻ tích lũy được. Việc kích thích xúc cảm,
tính tích cực tư duy, và khả năng xử lí thông tin hình ảnh, xây dựng hình tượng sẽ giúp trẻ tạo nên
những sản phẩm mới mẻ. Các quá trình tâm lí căn bản được liên kết nhằm thúc đẩy sự phát triển
khả năng sáng tạo trong hoạt động tự làm đồ chơi đó là Tri giác - Cảm xúc - Tư duy - Tưởng tượng
(Xem Sơ đồ 1: Về Sự liên kết các quá trình tâm lí trong hoạt động sáng tạo đồ chơi).
Sự phối hợp hài hòa các chức năng tâm lí sẽ làm tích cực hóa trí tưởng tượng sáng tạo của
trẻ ở cả ba khâu trong quá trình làm đồ chơi và sử dụng đồ chơi tự tạo:
- Khâu tích lũy và làm giàu vốn kinh nghiệm tri giác, hình thành biểu tượng, xúc cảm, ấn
135
Vũ Thanh Vân
Sơ đồ 1. Sự liên kết các quá trình tâm lí trong hoạt động sáng tạo đồ chơi
tượng ban đầu về đối tượng miêu tả và hiểu biết về vật liệu tạo hình;
- Khâu xử lí thông tin hình ảnh theo cảm xúc, suy nghĩ cá nhân, tạo dựng mô hình tâm lí
của đồ chơi ( hình ảnh đồ chơi sẽ được thể hiện bằng ngôn ngữ tạo hình – đường nét, hình dáng,
màu sắc, kết cấu, bố cục,...).
- Khâu khai thác tính năng phong phú của vật liệu tạo hình, hiện thực hóa ý tưởng bằng
những phương thức miêu tả sáng tạo, biến ý tưởng trong tưởng tượng thành đồ chơi thú vị.
(3) Tổ chức hoạt động cho trẻ tự làm đồ chơi theo các giai đoạn
- Giúp trẻ tham gia chuẩn bị cho hoạt động làm đồ chơi: Giai đoạn này bao gồm việc giúp
trẻ được tham gia sưu tầm, lựa chọn các vật liệu tạo hình, phân loại, xử lí vệ sinh và và sắp xếp
chúng; chuẩn bị các ý tưởng qua các trò chơi, từ kinh nghiệm sống, các câu truyện, đặc biệt là
truyện cổ tích và từ một số tác phẩm nghệ thuật.
Xác định các hình thức làm đồ chơi nhằm hình thành và phát triển trí tưởng tượng: Có ba
hình thức hoạt động tạo hình làm đồ chơi cần được chú ý và phối hợp hài hòa khi lồng ghép hoạt
động làm đồ chơi và sử dụng đồ chơi tự tạo vào hệ thống các hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm
non. Các hình thức này dẫn dắt trẻ đi từ sự Tái hiện đơn giản đến sự Tái tạo tích cực và đến Sáng
tạo. Đó là ba hình thức: Làm đồ chơi theo quan sát (Expression from Obsevation) - Làm đồ chơi
theo trí nhớ và kinh ngiệm (Expression from Memory & Experiences) - Làm đồ chơi theo trí tưởng
tượng (Expression from Imagination) (xem Sơ đồ 2).
- Tiến hành các hoạt động làm đồ chơi theo các giai đoạn:
Trong hoạt động làm đồ chơi, trí tưởng tượng được phát triển từng bước nhờ một quá trình
tổ chức với nhiều giai đoạn: (1) Quan sát, tìm hiểu đặc điểm đối tượng miêu tả và vật liệu, tích
lũy biểu tượng, kinh nghiệm, (2) Tìm kiếm những nét thú vị, vẻ đẹp của đối tượng quan sát, hình
thành xúc cảm thẩm mĩ (3) Phân tích đặc điểm, cấu trúc đối tượng, xuất hiện hứng và nảy sinh ý
tưởng làm đồ chơi (4) Cụ thể hóa hình ảnh mô hình đồ chơi, hình dung dáng vẻ của đồ chơi sẽ
được thể hiện, tìm kiếm vật liệu tạo hình và xác định kế hoạch làm đồ chơi, (5) Tiến hành làm đồ
chơi và suy nghĩ, tìm kiếm phương thức sử dụng đồ chơi tự tạo trong các hoạt động, phát triển ý
136
Đồ chơi tự tạo và việc phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ em
Sơ đồ 2. Mối quan hệ của ba cách thức làm đồ chơi
nhằm phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ
tưởng sáng tạo và tăng cường cảm xúc.
Tùy vào các hình thức làm đồ chơi mà trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ được từng bước phát
triển:
- Với hình thức làm đồ chơi theo tri giác trực tiếp: GVMN sẽ giúp trẻ học hỏi, bắt chước và
tái hiện để tiếp thu các kinh nghiệm văn hóa.
- Với hình thức làm đồ chơi theo trí nhớ và kinh ngiệm: GVMN sẽ giúp trẻ phát huy tính
tích cực, khả năng khai thác kinh nghiệm cũ, chuyển dịch kinh nghiệm để trải nghiệm và vận dụng
linh hoạt trong các nhiệm vụ tạo hình khác nhau.
- Với hình thức làm đồ chơi theo trí tưởng tượng: GVMN sẽ giúp trẻ độc lập lựa chọn nội
dung và đối tượng miêu tả, tìm kiếm những ý tưởng mới, thử nghiệm và sáng tạo.
2.3.3. Đánh giá tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động làm đồ chơi
Những phương thức đánh giá có thể sử dụng:
- Quan sát quá trình hoạt động, cách thức hành động và thái độ của trẻ;
- Trao đổi, đàm thoại để tìm hiểu về í tưởng, cảm xúc, suy nghĩ của trẻ;
- Phân tích sản phẩm hoạt động (đồ chơi tự tạo) và xác định biểu hiện sáng tạo qua nội dung
và hình thức đồ chơi.
Xác định một số biểu hiện để đánh giá tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động làm
đồ chơi.
Dựa vào những yêu cầu đánh giá tưởng tượng sáng tạo của trẻ em mà các nhà nghiên cứu
đã đưa ra (E. Torance, R. Schirrmacher, Lê Thanh Thủy,. . . ) có thể đánh giá mức độ tưởng tượng
của trẻ trong hoạt động làm đồ chơi theo những biểu hiện sau:
- Sự thành thạo: Thao tác thuần thục, nhanh chóng để tạo nhiều sản phẩm trong khoảng thời
gian nhất định.
137
Vũ Thanh Vân
- Tính linh hoạt: Đây là khả năng đưa ra những phương án tạo hình khác nhau trong cách
thể hiện đồ chơi, sử dụng vật liệu theo cách khác nhau để tạo nên các sản phẩm đa dạng.
- Tính độc đáo: Đây là khả năng tạo nên điều không thông thường, ít người nghĩ đến, nó thể
hiện cái nhìn khác lạ, mới mẻ, khả năng tạo nên đồ chơi khác lạ, "có một không hai" (thậm chí có
thể kì quặc).
- Tính tỉ mỉ: Sự khéo léo, thể hiện đồ chơi với nhiều chi tiết kiểu dáng tinh tế đòi hỏi xúc
cảm cá nhân và sự cụ thể hóa bằng tưởng tượng.
* Ngoài những biểu hiện trên, có thể tìm kiếm biểu hiện của tưởng tượng sáng tạo của trẻ
qua Thái độ thẩm mĩ , Sự hưởng ứng thẩm mĩ.
Hình 1. Đồ chơi tự tạo của GVMN thực hiện cùng trẻ
3. Kết luận
Việc chăm lo phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo cho trẻ em ngay từ độ tuổi trước khi
đến trường phổ thông sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ trong tương lai. Trí tưởng tượng là nền tảng
cho sự phát triển trí tuệ và khả năng sáng tạo. Nhờ tưởng tượng mà trẻ có khả năng suy nghĩ tích
cực hơn, phán đoán tốt hơn, từ đó có thể hành động một cách chủ động trong các tình huống khác
nhau và đưa ra cách thức phù hợp để giải quyết vấn đề. Bằng trí tưởng tượng trẻ dễ dàng hòa nhập
vào thế giới vạn vật, khám phá những mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, dễ dàng nhận biết
bản thân và giao tiếp với những người xung quanh. Tăng cường những phương pháp giáo dục tích
cực để tổ chức hoạt động nghệ thuật, cho trẻ tự làm đồ chơi và sử dụng đồ chơi tự tạo trong quá
vui chơi, học tập là việc làm cần được các nhà sư phạm quan tâm, đầu tư nghiên cứu nhằm cùng
với trẻ tạo một môi trường học tập tích cực, thân thiện, đầy tính thẩm mĩ. Trẻ nhỏ cần được thấy và
cảm nhận niềm vui và những ích lợi từ trí tưởng tượng sáng tạo.
138
Đồ chơi tự tạo và việc phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ em
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Armstrong, A., 2007. 7 loại hình thông minh. Công ti sách Alpha, Nxb Lao động, Hà Nội.
[2] A.V. Bacusinsky, T.A. Copseva, N.N. Fomina, 2009. Sáng tạo nghệ thuật và Giáo dục. "Giáo
dục trẻ em", Matxxcơva (bản điện tử, tiếng Nga).
[3] Framework for 21st Century Learning 2 - page PDF (Publication date: 12/09)
www.p21.org/our-work/p21-framework.
[4] Schirrmacher, R., 2006. Art and Creative Development for Young Chilfren. Thomson Delmar
Learning, USA.
[5] Trần Thị Minh Thành, 2016. Xây dựng môi trường chơi cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ trong lớp
mẫu giáo hòa nhập. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 2 Tháng 6/2016, tr.115.
[6] Lê Thanh Thủy, 1996. Ảnh hưởng của tri giác tới tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ
của trẻ 5-6 tuổi. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[7] Lê Thanh Thủy, 2011. Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non. Nxb Đại
học Sư phạm, Hà Nội.
[8] Lê Thị Thanh Thủy, 2013. Nghệ thuật tạo hình truyền thống với trẻ mầm non. Tạp chí lí luận
và Phê bình Văn học, Nghệ thuật, Số 10, Tháng 6/2013, tr.69–73.
ABSTRACT
Handmade Toys and the Development of Children’s Imagination
Vu Thanh Van
Faculty of Early - Childhood Education, Hanoi National University of Education
This article points out the importance of imagination and creativity in the development
of children. The main contents present the conditions and way to make handmade toys that will
develop imagination and creativity in preschool children, and criteria to assess the operational
capabilities of handmade toys
Keywords: Creative Imagination, Toy, Handmade toy, Development of Children’s
Imagination.
139
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4369_vtvan_4693_2132391.pdf