Tài liệu Đồ án Tốt nghiệp Hệ quản trị cơ sở dữ liệu oracle trong quản lý bán hàng: Đồ Án Tốt Nghiệp:
" Hệ quản trị CSDL Oracle trong quản lý
bán hàng "
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU.
Cơ sở dữ liệu là một trong những ngành được quan tâm nhiều trong khoa
học máy tính, trong công nghệ thông tin. Từ khi có mô hình cơ sở dữ liệu đầu
tiên vào những năm 60 đến nay tuy không là chặng đường dài đối với các
ngành khoa học khác, nhưng với khoa học máy tính và đặc biệt với cơ sở dữ
liệu thì đó là thời gian đáng kể. Cơ sở dữ liệu đã trải qua nhiều thế hệ của hệ
quản trị cơ sở dữ liệu, và đã có nhiều ứng dụng trong khoa học và trong các
nghành kinh tế quốc dân.
Thời đại thông tin ngày nay, bài toán cơ bản và cốt yếu là :Làm thế nào lưu
trữ thông tin an toàn và chắc chắn đồng thời lại truy cập chính xác và dễ dàng.
Theo thời gian, yêu cầu của bài toán ngày càng cao với lượng thông tin cần
lưu trữ, xử lý ngày càng nhiều và đa dạng.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle là một trong những giải pháp tốt n...
84 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đồ án Tốt nghiệp Hệ quản trị cơ sở dữ liệu oracle trong quản lý bán hàng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ Án Tốt Nghiệp:
" Hệ quản trị CSDL Oracle trong quản lý
bán hàng "
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU.
Cơ sở dữ liệu là một trong những ngành được quan tâm nhiều trong khoa
học máy tính, trong công nghệ thông tin. Từ khi có mô hình cơ sở dữ liệu đầu
tiên vào những năm 60 đến nay tuy không là chặng đường dài đối với các
ngành khoa học khác, nhưng với khoa học máy tính và đặc biệt với cơ sở dữ
liệu thì đó là thời gian đáng kể. Cơ sở dữ liệu đã trải qua nhiều thế hệ của hệ
quản trị cơ sở dữ liệu, và đã có nhiều ứng dụng trong khoa học và trong các
nghành kinh tế quốc dân.
Thời đại thông tin ngày nay, bài toán cơ bản và cốt yếu là :Làm thế nào lưu
trữ thông tin an toàn và chắc chắn đồng thời lại truy cập chính xác và dễ dàng.
Theo thời gian, yêu cầu của bài toán ngày càng cao với lượng thông tin cần
lưu trữ, xử lý ngày càng nhiều và đa dạng.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle là một trong những giải pháp tốt nhất, được
công nhận trên thị trường tin học thế giới hiện nay. Oracle đã được nghiên cứu
và phát triển, cho phép người sử dụng khai thác triệt để tiềm năng của hệ
thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ một cách ưu việt và mạnh nhất hiện nay.
Nhu cầu tích lũy và xử lý các dữ liệu đã nảy sinh trong mọi công việc, trong
mọi hoạt động của con người. Một cá nhân hay một tổ chức có thể đã nhầm có
một hệ thống xử lý dữ liệu, dù cơ chế hoạt động của nó là thủ công và chưa tự
động hoá. Một bài toán nhỏ cũng cần đến dữ liệu, nhưng không nhất thiết phải
quản lý các dữ liệu theo các phương pháp khoa học. Do khả năng tổng hợp của
người xử lý, các dữ liệu ấy được lấy ra, được xử lý mà không vấp phải khó
khăn nào. Tuy nhiên khi bài toán có kích thước lớn hẳn và số lượng dữ liệu cần
phải xử lý tăng lên nhanh thì e rằng tầm bao quát của con người bình thường
khó có thể quản lý hết được! Ấy là không kể đến một số loại dữ liệu đặc biệt;
chúng đòi hỏi được quản lý tốt không phải vì kích thước mà vì sự phức tạp của
bản thân chúng tổ chức xử lý dữ liệu một cách khoa học đòi hỏi con người sử
dụng cơ sở dữ liệu.
Chính vì thế em đã chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle để xây dựng hệ
thống bán hàng tại công ty VINDA làm đồ án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cám ơn đến Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Bình người đã trực tiếp
hướng dẫn, động viên để em hoàn thành đồ án, tạo điều kiện để em thực hiện
đồ án đúng thời gian.
Cám ơn các anh chị trong công ty VINDA đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện để
đồ án được hoàn thành.
Vì thời gian có hạn đồ án chắc còn nhiều thiếu xót, kính mong quý thầy cô,
các bạn đóng góp ý kiến để đồ án hoàn thiện hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, 21-5-2003
SVTH: Đỗ Hữu Bá
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 2
PHẦN MỘT
Chương I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................ 2
I. Lịch sử ORACLE ..................................................................................... 2
II. Cơ sở dữ liệu ORACLE trong kiến trúc CLIENT/SERVER .................... 4
III. Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu Quan hệ ORACLE8 SERVER ....................... 4
IV. Các sản phẩm kết nối mạng .................................................................... 5
V. Các công cụ phát triển CLIENT/SERVER............................................... 5
Chương II: CẤU TRÚC ORACLE ........................................................ 7
II.1 Lớp vật lý của ORACLE ....................................................................... 7
II.2 Cấu trúc bộ nhớ và các quá trình ........................................................... 11
II.3 Transaction, Commit, Rollback ............................................................ 13
II.4 Các tác vụ khởi tạo và chấm dứt ........................................................... 13
II.5 Bảo mật cơ sở dữ liệu ........................................................................... 14
Chương III. ORACLE VÀ MÔ HÌNH MẠNG.
I. Tổng quan về Net8 ................................................................................... 20
II. Các khái niệm và kiến trúc mạng của Oracle .......................................... 21
III. Kiến trúc của Net8................................................................................. 21
IV. Môi trường mạng .................................................................................. 21
Chương IV. ORACLE VÀ CẤU HÌNH MẠNG
I. Service và những chức năng phục vụ của Oracle ...................................... 24
II. Tổng quan về các cấu hình kết nối của Oracle ........................................ 24
III. Net8 và nền giao tiếp mạng trong suốt ................................................... 25
IV. Các tầng giao tiếp .................................................................................. 25
Chương V. NGÔN NGỮ PL/SQL
I. Tổng quan về PL/QL ............................................................................... 31
II. Cấu trúc chương trình PL/SQL ............................................................... 31
Chương VI. PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ
THỐNG
I. Phương pháp phân tích hệ thống về chức năng ......................................... 34
II. Phương pháp phân tích hệ thống về dữ liệu............................................. 36
III. Phương pháp thiết kế hệ thống .............................................................. 37
CHƯƠNG VII. GIỚI THIỆU ORACLE DEVELOPER 6.0
I. FORM BUIDER ..................................................................................... 37
II. REPORT BUIDER ................................................................................. 39
III. GRAPHICS BUIDER ........................................................................... 39
IV. QUERY BUIDER ................................................................................. 40
V. SCHEMA BUIDER ............................................................................... 41
PHẦN HAI
I. Khảo sát hiện trạng .................................................................................. 42
II. Phân tích hệ thống .................................................................................. 44
II.1 Phân tích hệ thống về chức năng ........................................................... 44
II.2 Phân tích hệ thống về dữ liệu ................................................................ 61
II.3 Thiết kế hệ thống .................................................................................. 67
III. Kết luận hướng phát triển đồ án ............................................................. 83
Tài liệu tham khảo
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 3
PHẦN MỘT
Chương I:CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. LỊCH SỬ ORACLE.
Vào năm 1977, Larry Ellison, Bob Miner, và Ed Oates thành lập một công ty
và đặt tên là Relation Software Incorporated(RSI). Công ty này xây dựng một
hệ quản trị cơ sở dữ liệu gọi là Oracle. Ellison, Miner và Oates quyết định phát
triển hệ này bằng C và giao tiếp SQL. Ngay sau một thời gian ngắn, họ đưa ra
phiên bản một như một nguyên mẫu. Năm 1979, RSI phân phối sản phẩm đầu
tiên cho khách hàng: hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle phiên bản 2, làm việc trên
Digital PDP-11 chạy hệ điều hành RSX-11 và ngay sau đó chuyển sang hệ
thống DEC VAX.
Năm 1983 phiên bản 3 được giới thiệu với những thay đổi trong ngôn ngữ
SQL. Không như các phiên bản trước đây , phiên bản 3 được viết toàn bộ bằng
C. Vào thời điểm này , RSI được đổi tên thành Oracle Corporation.
Phiên bản 4 được phát hành vào năm 1984. Phiên bản 5 được giới thiệu vào
năm 1985, là mốc lịch sử vì nó đưa công nghệ Client/ Server vào thị trường
với việc sử dụng SQL*Net.
Năm 1988, Oracle đưa ra phiên bản 6, giới thiệu việc khoá ở mức thấp. Oracle
7 được phát hành năm 1992 bao gồm nhiều thay đổi kiến trúc về bộ nhớ, CPU
và tiện ích xuất /nhập. Năm 1997 Oracle giới thiệu Oracle8, thêm phần mở
rộng đối tượng cũng như nhiều tính năng và công cụ quản trị mới đặc biệt
Oracle 8i phiên bản hỗ trợ nhiều tính năng mới và đặc biệt là các ứng dụng cơ
sở dữ liệu Internet.
I.1. ORACLE VÀ CÔNG NGHỆ CLIENT/ SERVER.
Oracle Corporation trở thành một công ty cơ sở dữ liệu nổi tiếng nhờ tạo ra
một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ kiểu Server với hiệu suất cao và
đầy đủ chức năng .Oracle đã vượt qua tầm vóc của một công ty cơ sở dữ liệu
khi bổ sung hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ kiểu Server của nó những sản
phẩm tích hợp cao được thiết kế đặc biệt cho các ứng dụng xử lý dữ liệu phân
tán và công nghệ Client/ Server.
II.CƠ SỞ DỮ LIỆU ORACLE TRONG KIẾN TRÚC CLIENT/SERVER.
Oracle Corporation đã trở thành người dẫn đầu khi đưa ra công nghệ
Client/Server tiên tiến, định hướng phát triển sản phẩm đặc trưng theo hướng
hỗ trợ thiết kế, cài đặt và quản lý các hệ thống cơ sở dữ liệu Client/Server.
Orcale đã thiết kế các sản phẩm theo một trong ba thành phần chủ yếu của
kiến trúc Client/Server:
Một hệ cơ sở dữ liệu quan hệ server hiệu suất cao, đủ tính năng, thích
ứng cho các chủng loại, từ các máy tính xách tay( laptop, notebook) cho
đến các máy mainframe.
Sự phát triển client và các sản phẩm run-time hỗ trợ nhiều môi trường
GUI
Các phần trung gian kết nối cơ sở dữ liệu cung cấp sự giao tiếp bảo mật
và hiệu quả trên nhiều lọai hình giao thức mạng. Các sản phẩm Oracle có
tính thích ứng cao, cung cấp các giải pháp Client/Server trọn vẹn cho cho
các môi trường ứng dụng từ các nhóm làm việc nhỏ đến các môi trường
công ty
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 4
III. HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ ORACLE 8
SERVER.
Ngôn ngữ PL/SQL: Một thành phần chính của Oracle8 Server là engine
xử lý PL/SQL. PL/SQL là ngôn ngữ thế hệ thứ tư của Oracle, kết hợp các
nguyên tố ngôn ngữ thủ tục có cấu trúc với SQL. PL/SQL được thiết kế đặc
thù để xử lý client/server, trong đó nó cho phép một khối chương trình
PL/SQL chứa logic ứng dụng như các lệnh SQL để đệ trình đến Server với
một yêu cầu đơn. Khi sử dụng PL/SQL có thể giảm một cách đáng kể khối
lượng xử lý yêu cầu bởi phần Client của ứng dụng và sự lưu chuyển trên
mạng để thực hiện phần logic.
Các Stored procedure: Việc xử dụng các stored procedure tăng đáng kể
hiệu quả của hệ thống Client/Server vì các lý do sau:
Gọi một stored procedure từ một ứng dụng Client giảm đáng kể mật độ
lưu thông trên mạng.
Các stored procedure cung cấp một cơ chế bảo mật hiệu quả và tiện lợi.
Cả hai dạng text và đã biên dịch của các stored procedure đều nằm
trong cơ sở dữ liệu. Do dạng biên dịch của thủ tục có sẵn và sẵn sàng thực
hiện, nhu cầu phân tích cú pháp và biên dịch PL/SQL lúc thi hành được
giảm nhẹ.
Database trigger: Các trigger cơ sở dữ liệu giống như các stored procedure
ở chỗ chúng là các khối PL/SQL thường trú trong cơ sở dữ liệu.
Tính toàn vẹn có thể khai báo
Khi ta định nghĩa một bảng trong Oracle, các ràng buộc toàn vẹn như là một
phần của định nghĩa bảng. Các ràng buộc được hỗ trợ bởi Server khi một bản
ghi được chèn, sữa đổi hay xoá.
Tính toàn vẹn được hỗ trợ bởi Server làm số mã yêu cầu để kiểm tra bên
client và cũng tăng sức mạnh của mô hình giao dịch được định nghĩa bên trong
cơ sở dữ liệu.
Các User-defined function: Các user- defined function cũng tương tự các
stored procedure.
IV. CÁC SẢN PHẨM KẾT NỐI MẠNG.
Net8: Là một phần mềm kết nối cơ sở dữ liệu dùng để cung cấp các thông
tin cơ sở dữ liệu xác thực, tối ưu trên mọi thủ tục mạng thông dụng.
Oracle Names: Tạo các liên kết cơ sở dữ liệu chứa các thông tin nút mạng
trên một mạng bằng cách sử dụng từ điển toàn cục chung Oracle Names.
Multi- protocol Interchange: cung cấp một nhu cầu giao tiếp trên các thủ
tục khác biệt bằng cách gửi thông điệp SQL* Net từ thủ tục này sang thủ
tục khác.
Oracle Network Manager: Quản lý cấu hình và quản lý mạng cơ sở dữ
liệu phân tán được thực hiện dễ dàng với Network Manager. Network
Manager được sử dụng không chỉ để quản lý từ điển Oracle Names mà còn
tạo ra các file cấu hình cho các thành phần Client/Server của SQL*Net và
định nghĩa cho các đường kết nối cho các nút Multi-Protocol Interchange.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 5
V. CÁC CÔNG CỤ PHÁT TRIỂN CLIENT/SERVER.
1. Các hệ Server:
Oracle Unisersal Server có các thành phần tùy chọn:
Distributed Option:(Tùy chọn phân tán) cho pháp một số cơ sở dữ liệu
Oracle trên các máy tính khác nhau hoạt động như một cơ sở dữ liệu logic
đơn.
Replication Option(Tùy chọn sao lưu): cho phép một cơ sở dữ liệu
Oracle sao chép sự thay đổi lên một cơ sở dữ liệu khác.
Context Option(Tùy chọn ngữ cảnh): mở rộng khả năng cho phép
người dùng tìm nội dung của một cơ sở dữ liệu Oracle theo các từ khóa và
các chủ đề nhất định.
Spatial Data Option(Tùy chọn không gian dữ liệu) cho phép một nhà
thiết kế lựa chọn tạo ra các chỉ mục đặc biệt hỗ trợ các query tạm thời,
không gian tinh vi và các query khác.
Oracle Workgroup Server: được thiết kế cho các nhóm làm việc, có các
bản cho Netware, Window NT, SCO UNIX và Unix Ware. Oracle
Workgroup Server là một giải pháp có tính bảo trì nhỏ có kinh tế để hỗ trợ
các nhóm nhỏ người dùng.
Persernal Oracle: Là phiên bản chạy trên Windows engine của cơ sở dữ
liệu Oracle có đủ các chức năng như Oracle Universal Oracle và Oracle
Workgroup Server.
Designer 2000: phát triển các ứng dụng Oracle.
Developer/2000, Develper 6.0, Jdeveloper for Oracle 8i: Các bộ Developer
này gồm Oracle form, Report, Graphics, và Oracle Procedure Builder được
tích hợp vào môi trường phát triển
Power Object: cung cấp môi trường phát triển ứng dụng nhanh với các đặc
trưng kéo thả và quản lý các toàn tác cơ sở dữ liệu tự động.
2.CÁC ỨNG DỤNG
2.1 Các ứng dụng Oracle truyền thống
Tài chính.
Nhân sự.
Quản lý dự án.
Bán hàng.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 6
Sản xuất.
Các ứng dụng OnLine Analytical Processing( OLAP).
Các ứng dụng OLAP cung cấp một giao diện đồ hoạ cho các ứng dụng kho dữ
liệu nhỏ. Những công cụ này đưa ra mô hình đa chiều cho cơ sở dữ liệu, cung
cấp các tác vụ thiết kế, dự báo và thống kê.
3. CÁC HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ORACLE.
Khách/chủ không dây:Công nghệ này làm việc trên các mạng nhỏ, đặc
biệt thích hợp với người sử dụng laptop và palmtop. Một dạng hơi tiên tiến
khác của công nghệ khách /chủ là Oracle Mobile Agents, sử dụng kiến trúc
clien-agent-server cho phép một client làm việc offline và kết nối định kỳ
với mạng để gửi yêu cầu và nhận kết quả từ server. Thành phần agent của
kiến trúc này hoạt động thay cho client khi nó vắng mặt trên mạng.
Giao diện Internet/ World Wide Web: Web interface Kit của Oracle
được dùng để tích hợp các server World Wide Web với cơ sở dữ liệu
Oracle8.
Multimedia Server: Khi các ứng dụng sử dụng nhiều kiểu dữ liệu khác
nhau, đặc biệt là dữ liệu multimedia, công nghệ server cơ sở dữ liệu cũng
cải thiện để quản lý chúng.
CHƯƠNG II. CẤU TRÚC CỦA ORACLE.
II.1 LỚP VẬT LÝ CỦA ORACLE.
1. Lớp vật lý của Oracle bao gồm: các tập tin dữ liệu(data file), các tập tin
điều khiển( control file) và các tập tin phục hồi( redo log file).
Tập tin dữ liệu: lưu trữ thông tin chứa trong cơ sở dữ liệu. Phụ thuộc vào
kích thước, các bảng và các đối tượng khác có thể nằm trên một hay nhiều
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 7
tập tin. Các tập tin dữ liệu có kích thước cố định và không bao giờ tự phát
triển lớn hơn kích thước ban đầu tạo ra.
Mỗi cơ sở dữ liệu cần có ít nhất một tập tin điều khiển các tập tin này ghi
tên của cơ sở dữ liệu,vị trí của tập tin dữ liệu, tập tin điều khiển và thông tin
đồng bộ để đảm bảo rằng chúng luôn hoạt động ăn khớp với nhau. Các tập
tin điều khiển cần được bảo vệ.
Các tập tin phục hồi lưu giữ thông tin để phục hồi trong trường hợp hệ
thống có sự cố. Các tập tin này ghi lại toàn bộ thay đổi của cơ sở dữ liệu,
các tập tin phục hồi có kích thước cố định.
2. Lớp Logic của Oracle gồm:
Một hay nhiều không gian bảng(tablespace).
Các khung cơ sở dữ liệu (database schema) bao gồm nhiều đối tượng
Oracle như:table, cluster, index, view, stored procedure, database trigger,
sequence,…
Mỗi khung thuộc về tài khoản người dùng gọi tắt là user, được xác định bởi
một tên người dùng và một mật khẩu(password) duy nhất đối với cơ sở dữ liệu.
Sau khi đăng nhập vào cơ sở dữ liệu bằng username và password hợp lệ, ta có
thể truy xuất các bảng cũng như các đối tượng của Oracle trong một khung
thuộc tài khoản người dùng vừa đăng nhập.
Các bảng có cùng tồn tại trên hai tài khoản người dùng khác nhau của Oracle
trong cùng một cơ sở dữ liệu vật lý. Đôi lúc, trên một cơ sở dữ liệu có thể tồn
tại nhiều phiên bản khác nhau của các bảng trong các tài khoản khác nhau để
người phát triển có thể thử nghiệm hệ thống.
Thông thường, người ta hay xem tài khoản người dùng Oracle như một cơ sở
dữ liệu, nhưng điều này không đúng hoàn toàn. Ta có thể sử dụng hai tài khoản
người dùng để giữ dữ liệu cho hai hệ ứng dụng khác nhau; ta sẽ có hai cơ sở dữ
liệu logic được cài đặt trên cùng cơ sở dữ liệu vật lý sử dụng hai tài khoản
người dùng Oracle.
3. SCHEMA cơ sở dữ liệu.
Tổng quan về các đối tượng của Schema:
Một schema kết hợp với một user cơ sở dữ liệu. Một schema là một tập
các đối tượng schema
sau:table,view,sequence,synonym,index,cluster,database link,snapshot
,store procedure, function, triger, package.
Các đối tượng schema là cấu trúc lưu trữ dữ liệu logic. Các đối tượng schema
không có mối tương ứng một-một với các tập tin trên đĩa lưu trữ thông tin của
nó.Tuy nhiên, Oracle lưu một đối tượng schema trong một không gian bảng
của cơ sở dữ liệu về mặt logic. Dữ liệu của mỗi đối tượng được lưu trữ vật lý
bên trong một hay nhiều tập tin của không gian bảng. Đối với một đối tượng
như: table, index, và cluster ta có thể chỉ định lượng không gian đĩa Oracle
định vị cho đối tượng bên trong tập tin dữ liệu của không gian bảng.
3.1 Table
Table là đơn vị lưu trữ dữ liệu trong Oracle. Dữ liệu được lưu trong các hàng
và các cột. Ta định nghĩa một table với một tên bảng và một tập các cột. Ta gán
cho mỗi cột một tên cột, một kiểu dữ liệu một chiều dài hay độ chính xác và
scale. Một hàng là một tập các thông tin cột tương ứng với một bản ghi đơn.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 8
Ta có thể định nghĩa tuỳ ý các quy tắc đặc thù cho mỗi cột trong bảng.
Những quy tắc này gọi là các ràng buộc toàn vẹn.
3.2 View
Một view là sự hiển thị dữ liệu chứa trong một hay nhiều bảng. Một view lấy
kết xuất của một query và xử lý nó như một bảng. Vì vậy một view có thể xem
như là bảng ảo. Ta có thể sử dụng view hầu như ở mọi chỗ có thể sử dụng
bảng.
3.3. Bộ sinh mã tuần tự.
Bộ sinh mã tuần tự cung cấp một chuỗi số tuần tự. Bộ sinh mã tuần tự đặc biệt
hữu ích trong môi trường nhiều người dùng để tạo ra những số tuần tự duy nhất
mà không phải tốn công truy xuất I/O đĩa hay khoá chuyển tác.Vì vậy, sẽ giảm
sự “chuỗi hoá” mà các lệnh của hai chuyển tác cần phải thực hiện để tạo ra các
số tuần tự đồng thời. Nhờ đó, bộ sinh mã tuần tự cải thiện năng suất chuyển tác
và giảm đáng kể thời gian chờ đợi của một user.
Các sequence là các số nguyên Oracle có 38 chữ số được định nghĩa trong cơ
sở dữ liệu. Một định nghĩa sequence sẽ định hướng thông tin tổng quát: tên
sequence, tăng lên hay giảm xuống, bước nhảy giữa các số, và các thông tin
khác. Một phần quan trọng trong của một định nghĩa sequence là Oracle có trữ
trong bộ nhớ một tập các sequence đã tạo ra hay không.
Oracle lưu trữ định nghĩa tất cả các sequence của một cơ sở dữ liệu riêng biệt
như là các hàng của một bảng từ điển dữ liệu trong không gian bảng System.
Vì vậy tất cả các định nghĩa sequence luôn có sẵn vì không gian bảng System
luôn mở sẵn.
Các số sequence được sử dụng bởi các lệnh SQL tham chiếu sequence. Ta có
thể phát ra một lệnh tạo một số sequence mới hay sử dụng một số sequence
hiện hành. Khi một lệnh trong một phiên làm việc của user tạo ra một số
sequence đặc thù chỉ có sẵn cho session đó; mỗi user tham chiếu đếm một
sequence hiện hành của mình.
Các số sequence được tạo ra độc lập với các bảng.Vì vậy cùng một bộ sinh mã
tuần tự có thể sử dụng cho một hay nhiều bảng. Sự tạo ra các số sequence hữu
dụng để tạo các khoá chính duy nhất cho dữ liệu một cách tự động và để định
vị các khoá qua nhiều hàng của bảng. Các sequence riêng biệt có thể bỏ qua
nếu chúng được tạo ra và sử dụng trong một chuyển tác đã roll back xong. Các
ứng dụng có thể cung cấp và sử dụng lại những sequence này, nếu cần.
3.4 Synonym
Một synonym là một bí danh của bất kỳ một table,view,snapshot
,sequence,function hay packagesequence. Do một synonym chỉ đơn giản là một
bí danh, nó không chiếm nhiều bộ nhớ mà chỉ là một định nghĩa trong từ điển
dữ liệu.
Các synonym thường được sử dụng do tính bảo mật và tiện lợi. Ví dụ, chúng
ta có thể làm những việc sau:
che tên và chủ của một đối tượng
cung cấp vị trí trong suốt các đối tượng từ xa của cơ sở dữ liệu phân
tán
đơn giản hoá các lệnh SQL cho người dùng cơ sở dữ liệu
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 9
Ta có thê tạo ra cả synonym toàn cục lẫn riêng biệt. Một synonym toàn cục
thuộc quyền một nhóm user đặc biệt tên PUBLIC và mọi USER trong một cơ
sở dữ liệu có thể truy xuất nó. Một synonym riêng nằm trong schema của một
user đặc thù mà kiểm soát tính sẵn dùng của nó cho user khác.
Các synonym rất hữu ích cho cả môi trường cơ sở dữ liệu phân tán và không
phân tán do chúng dấu chỉ danh của đối tượng đang được chỉ định, bao gồm
cả vị trí trong một hệ phân tán. Đây là một ưu điểm vì nếu đối tượng đang chỉ
định cần phải đổi tên hay di chuyển, chỉ cần định nghĩa lại các synonym và
các ứng dụng dựa trên các synonym vẫn tiếp tục hoạt động mà không cần biến
đổi.
3.5 Index.
Index là cấu trúc tuỳ chọn kết hợp với các table và các cluster. Ta có thể tạo
ra các index tường minh để tăng tốc độ thực hiện SQL trên một bảng. Cũng
như các Index trong một cuốn sách giúp ta định vị thông tin nhanh hơn so với
khi không có index, một index Oracle cung cấp một đường truy xuất dữ liệu
của bảng nhanh hơn. Các index là các phương thức chủ yếu giảm xuất/nhập
đĩa khi sử dụng thích hợp.
Sự vắng mặt hay hiện diện của một Index không yêu cầu thay đổi bất kỳ một
lệnh SQL nào. Một index đơn thuần chỉ là một đường truy xuất nhanh đến dữ
liệu, nó chỉ ảnh hưởng đến tốc độ thực hiện. Cho một giá trị dữ liệu đã được
Index, index trỏ trực tiếp vào vị trí của hàng chứa giá trị đó.
Các index độc lập về mặt vật lý và logic với dữ liệu trong bảng kết hợp. Ta có
thể tạo ra hay xoá một index bất cứ lúc nào mà không ảnh hưởng đến bảng gốc
hay các index khác. Nếu ta bỏ một index, tất cả các ứng dụng vẫn tiếp tục làm
việc; tuy nhiên, sự truy xuất đến dữ liệu đã được truy xuất trước đây có thể
chậm hơn. Các index là một cấu trúc độc lập yêu cầu không gian lưu trữ .
Oracle tự động duy trì và sử dụng các Index một khi chúng đã được tạo ra.
Oracle tự động phản ánh sự thay đổi đến dữ liệu trong các index, tương ứng khi
thêm các hàng mới, cập nhật hay xoá các hàng mà không cần thêm yêu cầu nào
của user.
Hiệu năng truy xuất dữ liệu đã index luôn là hằng số, thậm chí khi thêm các
hàng mới vào. Tuy nhiên, sự hiện diện của nhiều index trên một bảng giảm
hiệu năng sửa đổi, xoá, và chèn vì Oracle cũng cần cập nhật các index kết hợp
với bảng.
Các index Unique và Non-Unique
Các Index có thể duy nhất hay không duy nhất Các index duy nhất trên các
bảng tính duy nhất là một khái niệm logic nghiêm ngặt và chỉ nên kết hợp với
định nghĩa một bảng. Ta nên thay vào đó bằng cách định nghĩa các ràng buộc
toàn vẹn UNIQUE trên cột mong muốn. Oracle hỗ trợ ràng buộc toàn vẹn
UNIQUE bằng cách tự động định nghĩa một index unique trên khoá unique.
Một index composite là một index tạo ra trên nhiều cột của một bảng. Các cột
trong một index composite có thể xuất hiện theo một thứ tự bất kỳ không cần
nằm kế nhau trong một bảng.
Các index composite có thể tăng tốc độ lấy dữ liệu cho các lệnh SELECT mà
mệnh đề WHERE tham trỏ đến tất cả hay những cột đầu trong index
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 10
composite, Vì vậy, thứ tự các cột xuất hiện trong định nghĩa rất quan trọng;
thông thường, các cột được truy xuất nhiều nhất nên để đầu tiên trong index.
Index và key
Mặc dù hai thuật ngữ index và key thường dùng như nhau, ta nên hiểu sự
khác nhau giữa chúng. Index là các cấu trúc thật sự được lưu trong cơ sở dữ
liệu, mà user tạo ra, thay thế hay xoá bằng các lệnh SQL. Ta có thể tạo ra một
index để tăng nhanh sự truy xuất đến bảng dữ liệu. Key là một khái niệm hoàn
toàn logic. Các key tương ứng với một đặc trưng khác của Oracle gọi là ràng
buộc toàn vẹn.
Các ràng buộc toàn vẹn hỗ trợ các quy luật hoạt động. Do Oracle sử dụng
Index để hỗ trợ một số ràng buộc toàn vẹn, thuật ngữ index và key thường dùng
thay thế cho nhau.
3.6 Cluster.
Cluster là một phương pháp tùy chọn để lưu trữ dữ liệu bảng. Một cluster là
một nhóm các bảng có cùng các khối dữ liệu do chúng có các cột chung và
thường sử dụng chung với nhau.
Do các cluster lưu trữ các hàng liên quan của hai bảng khác nhau trong cùng
một khối dữ liệu, sử dụng cluster một cách thích hợp sẽ có hai lợi điểm sau:
Việc xuất nhập đĩa giảm và cải thiện thời gian truy cập nhờ nối các bảng
cluster
Trong một cluster, một giá trị key cluster đối với mỗi hàng. Mỗi giá trị key
cluster được lưu trữ chỉ một lần trong cluster và trong index cluster, không
cần biết có bao nhiêu hàng của các bảng khác nhau chứa giá trị đó.
Vì vậy, không gian lưu trữ các bảng liên hệ và dữ liệu index trong một cluster
luôn hơn khi không cluster.
Cluster có thể làm giảm hiệu năng của lệnh INSERT so với việc lưu trữ các
bảng tách riêng với index của nó. Khuyết điểm này liên quan đến việc sử dụng
không gian và sơ đồ khối dữ liệu cần phải xem để quét một bảng. Do nhiều
bảng có dữ liệu trong mỗi khối, lưu trữ một bảng có cluster cần sử dụng nhiều
khối hơn là bảng không cluster.
Để các định dữ liệu thích hợp lưu trữ ở dạng cluster hay là không cluster, hãy
tìm các bảng liên quan đến các ràng buộc toàn vẹn tham chiếu và các bảng
thường được truy xuất với nhau thông qua việc sử dụng một kết nối.
Nếu ta thực hiện cluster các bảng trên các cột sử dụng để nối dữ liệu bảng, ta
giảm số khối dữ liệu cần truy xuất để xử lý query; tất cả các hàng cần thiết để
nối trên một cluster key nằm trong cùng một khối. Vì vậy, hiệu năng đối với
kết nối được cải thiện.
Cũng như index, các cluster không ảnh hưởng đến thiết kế ứng dụng. Sự tồn
tại của một cluster trong suốt đối với user và ứng dụng. Ta truy xuất dữ liệu lưu
trữ trong một bảng có cluster bằng lệnh SQL như bảng không cluster.
II.2. CẤU TRÚC BỘ NHỚ VÀ CÁC QUÁ TRÌNH.
1. Cấu trúc bộ nhớ: Oracle tạo ra và sử dụng cấu trúc bộ nhớ để hoàn thành
một số công việc. Ví dụ, bộ nhớ lưu trữ mà chương trình đang được thực hiện
và dữ liệu dùng chung của các user. Các cấu trúc bộ nhớ cơ bản kết hợp với
Oracle: Vùng toàn cục hệ thống( system global area- bao gồm các buffer cơ sở
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 11
dữ liệu, các buffer redolog, và shared pool) và vùng toàn cục chương trình(
program global areas).
Một thể hiện của Oracle(Oracle Instance): Mỗi lúc một cơ sở dữ liệu được
tạo ra, một SGA được định vị và các quá trình chạy ngầm (background)
của Oracle được khởi tạo. Sự kết hợp giữa các quá trình background và các
bộ nhớ đệm gọi là một thể hiện của Oracle.
Một thể hiện của Oracle gồm hai loại: các quá trình User và các quá trình
Oracle.
Một quá trình user thực hiện mã của một chương trình ứng dụng hay
một công cụ Oracle.
Các quá trình Oracle gồm: các quá trình Server thực hiện các quá trình
của user và các quá trình chạy ngầm để duy trì công việc của Oracle Server.
1. System Global Area(SGA).
Là một vùng nhớ dùng chung chứa dữ liệu và các thông tin điều khiển của một
thể hiện Oracle. Một SGA và các quá trình chạy ngầm của Oracle tạo nên một
thể hiện của Oracle.
Oracle định vị SGA khi một thể hiện khởi động và giải phóng nó khi thể hiện
chấm dứt. Mỗi thể hiện có vùng SGA riêng của nó.
Các user đang nối vào một Oracle server chia sẻ dữ liệu trong SGA. Để đạt
hiệu năng tối ưu , toàn bộ SGA càng lớn càng tốt để trữ dữ liệu trong bộ nhớ
càng nhiều càng tốt giảm truy xuất đĩa. Thông tin lưu trữ trong SGA được chia
thành vài loại cấu trúc bộ nhớ: các bộ đệm buffer cơ sở dữ liệu, các bộ đệm
redo log, các vùng chia sẽ. Những vùng này có kích thước cố định và được tạo
ra khi thể hiện setup.
Bộ đệm cơ sở dữ liệu
Bộ đệm cơ sở dữ liệu của SGA lưu trữ những khối dữ liệu thường được sử
dụng nhất; tập hợp các bộ đệm cơ sở dữ liệu trong một thể hiện gọi là database
buffer cache. Buffer cache chứa các khối đã biến đổi. Do những dữ liệu thường
được dùng nhất lưu trong bộ nhớ, việc xuất nhập đĩa giảm đi và hiệu năng được
cải thiện.
Bộ đệm redo log
Redo log buffer của SGA lưu trữ các mục redo-quá trình các thay đổi của cơ
sở dữ liệu. Các mục redo log lưu trong các redo log buffer được ghi vào trong
một tập tin redo log online, sẽ được sử dụng khi cần khôi phục cơ sở dữ liệu.
Kích thước của nó không đổi.
Vùng chia sẻ
Share pool là một phần của SGA chứa các cấu trúc bộ nhớ dùng chung như
các vùng SQL dùng chung. Một vùng SQL dùng chung được dùng để xử lý
mọi lệnh SQL xác định đưa tới cơ sở dữ lịêu. Một vùng SQL dùng chung chứa
thông tin như cây cú pháp và kế hoạch thực hiện tương ứng. Một vùng SQL
dùng chung được sử dụng bởi nhiều ứng dụng phát cùng lệnh, để nhiều vùng
nhớ chia sẻ hơn cho các user khác.
Các cán lệnh
Một currsor là một cán bộ nhớ kết hợp với một lệnh xác định. Mặc dù hầu hết
các user Oracle dựa vào sự quản lý tự động các currsor của các tiện ích
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 12
Oracle, các yêu cầu về lập trình giao diện(GUI) đề nghị các nhà thiết kế ứng
dụng điều khiển các currsor nhiều hơn.
Program Global Area(PGA)
PGA là một bộ nhớ đệm chứa dữ liệu và kiểm soát thông tin của một quá
trình server. Một PGA được tạo ra bởi Oracle khi một quá trình Server khởi
tạo. Thông tin trong một PGA phụ thuộc vào cấu hình của Oracle.
2. Cấu trúc các quá trình.
Một quá trình là một tuyến đoạn điều khiển hay một cơ chế trong hệ điều hành
mà có thể thực hiện một chuỗi các bước. Một số hệ điều hành sử dụng thuật
ngữ công việc hay tác vụ. Một tiến trình thường có một vùng nhớ riêng để
chạy.
Một Oracle server có hai loại quá trình chính: quá trình user và quá trình
Oracle.
Quá trình user:
Một quá trình user được tạo ra và duy trì để thực hiện mã phần mềm của một
chương trình ứng dụng (như chương trình Pro*C/C++) hay một công cụ của
Oracle(như Oracle Enterprise Manager). Quá trình user cũng quản lý sự giao
tiếp với các quá trình Server.
Các quá trình user giao tiếp với các quá trình server qua giao diện chương
trình.
Cấu trúc quá trình của Oracle.
Các quá trình của Oracle được gọi bởi các quá trình khác để để thực hiện các
chức năng của quá trình gọi.Chúng bao gồm các quá trình server và các quá
trình chạy ngầm.
Các quá trình Server:
Oracle tạo ra các quá trình server để quản lý các yêu cầu từ các quá trình
kết nối của user. Một quá trình Server có nhiệm vụ giao tiếp với quá trình
user và tương tác với Oracle để thực hiện các yêu cầu của quá trình user kết
hợp.
Oracle có thể cấu hình để thích nghi với một số các quá trình user trên một quá
trình server. Trong một cấu hình server chuyên dùng, một quá trình server quản
lý các yêu cầu cho một quá trình user đơn lẻ. Cấu hình server đa luồng cho
phép nhiều quá trình user chia sẻ một số nhỏ các quá trình server, giảm thiểu số
quá trình server và tối ưu hoá giảm thiểu tài nguyên hệ thống có sẵn.
Trong một số hệ thống, các quá trình user và server được tách biệt riêng, trong
khi các hệ thống khác chúng được kết hợp thành một tuyến trình đơn. Nếu một
hệ thống sử dụng Server đa luồng hay nếu các quá trình user và server chạy
trên các máy khác nhau, chúng cần phải tách riêng. Các hệ thống client/server
tách riêng các quá trình user và server và thực hiện chúng trên các máy khác
nhau.
Các quá trình Background.
Oracle tạo ra một tập các quá trình background cho mỗi thể hiện. Chúng hợp
nhất các chức năng mà lẻ ra sẽ được quản lý bởi nhiều chương trình Oracle
chạy cho mỗi quá trình user. Các quá trình background đồng bộ hoá việc thực
hiện xuất nhập và giám sát các quá trình Oracle khác để cung cấp cơ chế song
hành nhằm cải thiện hiệu năng và độ tin cậy.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 13
Một SGA và một tập các quá trình background tạo nên một thể hiện Oracle.
Mỗi thể hiện Oracle có thể sử dụng một vài quá trình background.
Giao diện chương trình.
Giao diện chương trình là cơ chế giao tiếp của một quá trình server và user. Nó
cung cấp một phương thức giao tiếp chuẩn giữa một công cụ hay một ứng dụng
client bất kỳ (như Oracle forms) và phần mềm Oracle. Nó có chức năng:
hoạt động như một cơ chế giao tiếp bằng cách định dạng yêu cầu dữ liệu,
truyền dữ liệu, bẩy và trả về lỗi.
Thực hiện việc chuyển đổi và dịch dữ liệu, đặc biệt giữa các loại máy tính
khác nhau hay dịch sang kiểu dữ liệu chương trình user.
II.3 TRANSACTION, COMMIT, ROLLBACK.
Một Transaction là một đơn vị làm việc nguyên tố bao gồm một hay nhiều
lệnh SQL; nó bắt đầu khi user kết nối vào cơ sở dữ liệu và kết thúc khi một
lệnh COMMIT hay ROLLBACK được phát ra.
Sau lệnh COMMIT hay ROLLBACK, một chuyển tác mới tự động bắt đầu.
Tất cả các lệnh trong một chuyển tác hoặc là được lưu hết hay đều hồi phục lại
hết.
Việc COMMIT một chuyển tác tạo sự thay đổi thường trực từ toàn chuyển tác
vào cơ sở dữ liệu, và khi đã COMMIT, sự thay đổi không thể thay đảo lại. Sự
rollback đảo lại sự thêm, sửa đổi, xoá trong chuyển tác; và khi đã roll back,
những thay đổi này không thể COMMIT.
Ở bên trong, quá trình COMMIT có nghĩa là ghi những thay đổi đã ghi ở bộ
đệm chương redo log của SGA vào các tập tin redo log on line lên đĩa. Nếu
thao tác xuất nhập đĩa này thành công, ứng dụng nhận một thông báo chỉ định
một commit thành công
II.4. CÁC TÁC VỤ KHỞI TẠO VÀ CHẤM DỨT.
Một cơ sở dữ liệu Oracle có chỉ có sẵn cho user khi Oracle server được
startup và cơ sở dữ liệu được mở. Những tác vụ này cần được thực hiện bởi
người quản trị mạng. Việc khởi động một cơ sở dữ liệu và đưa ra những bước
sau:
Khởi động một thể hiện của Oracle server.
Mount cơ sở dữ liệu.
Mở cơ sở dữ liệu.
Việc chấm dứt một cơ sở dữ liệu mà nó kết nối gồm:
Đóng cơ sở dữ liệu.
Dismount cơ sở dữ liệu.
Shutdown thể hiện của Oracle server.
II.5 BẢO MẬT CƠ SỞ DỮ LIỆU.
Các hệ thống cơ sở dữ liệu nhiều user như Oracle luôn bao gồm các đặc trưng
bảo mật kiểm soát được truy xuất và sử dụng cơ sở dữ liệu. Các cơ chế bảo mật
gồm:
Ngăn cản sự truy xuất dữ liệu trái phép.
Ngăn cản sự truy xuất trái phép các đối tượng schema.
Điều khiển việc sử dụng đĩa.
Điều khiển việc sử dụng các tài nguyên hệ thống.
Giám sát các hành động của user.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 14
Theo mặc định,mỗi user tạo ra và có quyền đối với tất cả các đối tượng trong
schema tương ứng.
Tính bảo mật cơ sở dữ liệu có thể phân làm hai loại riêng biệt: bảo mật hệ
thống và bảo mật dữ liệu.
Bảo mật hệ thống gồm các cơ chế điều khiển việc truy xuất và sử dụng cơ sở
dữ liệu ở mức hệ thống. Ví dụ bảo mật hệ thống bao gồm:
Sự kết hợp hợp lệ username/password.
Lượng không gian đĩa sẵn có cho mỗi đối tượng schema của user.
Giới hạn về tài nguyên cấp cho user.
Cơ chế bảo mật hệ thống kiểm tra:
User có quyền truy xuất vào cơ sở dữ liệu hay không?
Sự giám sát dữ liệu có hoạt động hay không?
Các tác vụ hệ thống nào user có thể thực hiện?
Bảo mật dữ liệu bao gồm các cơ chế điều khiển sự truy xuất và sử dụng cơ sở
dữ liệu ở mức đối tượng schema. Ví dụ bảo mật dữ liệu bao gồm:
Xác định quyền của user với một đối tượng schema xác định và những tác
vụ nhất định mà user có thể thực hiện trên đối tượng của schema đó( ví dụ,
user SCOTT có thể phát sinh lệnh SELECT và INSERT nhưng không thể
dùng lệnh DELETE đối với bảng EMP).
Các tác vụ, nếu có, được giám sát với mỗi đối tượng hệ thống.
CÁC CƠ CHẾ BẢO MẬT.
Oracle Sever cung cấp sự điều khiển truy xuất theo nhiệm ý, tức là một cách
giới hạn sự truy xuất thông tin dựa trên đặc quyền(privilege). Một đặc quyền
thích hợp cần gán cho một user để user đó có quyền tác động/ xử lý một đối
tượng schema. Các user có đặc quyền thích hợp có thể gán cho các user khác
đặc quyền tuỳ ý; do đó, loại bảo mật này được gọi là “nhiệm ý”(discretionary).
Oracle quản lý sự bảo mật bằng các phương tiện sau:
Hình 1: Các đặc trưng bảo mật của Oracle
Đặc quyền thực hiện ứng dụng
ACCTS_PAY
Đặc quyền thực hiện
ứng dụng ACCTS_REC
Đặc quyền
ứng dụng
User
PAY_CLERK Role MANAGER
Role
REC_CLERK Role Role
User
ACCTS_PAY Role ACCTS_REC
Role
Role ứng
dụng
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 15
Các User và các schema cơ sở dữ liệu
Các đặc quyền(privilege)
Các vai trò(role)
Chỉ định bộ nhớ và quota.
Giới hạn tài nguyên.
Kiểm tra.
II.6. USER CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ SCHEMA.
Mỗi cơ sở dữ liệu Oracle có một danh sách username. Để truy xuất một cơ sở
dữ liệu, một user cần sử dụng ứng dụng cơ sở dữ liệu và gắn với một username
hợp lệ của cơ sở dữ liệu. Mỗi username có một password kết hợp để ngăn ngừa
sự truy xuất trái phép.
DOMAIN SECURIY(bảo mật vùng).
Mỗi user có một domain security- là một tập các tính chất xác định những
điều như:
Các hoạt động(privilege và role) sẵn có cho user.
Các quote tables( không gian đĩa có sẵn) cho user.
Giới hạn tài nguyên hệ thống( ví dụ, thời gian xử lý cho CPU) cho user.
PRIVILEGE (Đặc quyền)
Một privilege là quyền thực hiện một lọai lệnh SQL đặc biệt. Một số privilege
như:
Quyền kết nối vào cơ sở dữ liệu( tạo ra một session)
Quyền tạo bảng trong schema của mình.
Quyền chọn các hàng từ bảng của User khác.
Quyền thực hiện các store procedure của user khác.
Các privilege của một cơ sở dữ liệu Oracle có thể chia thành hai lọai riêng
biệt: privilege hệ thống và privilege của các đối tượng schema.
PRIVILEGE hệ thống.
Privilege hệ thống cho phép user thực hiện một hành động mức hệ thống đặc
biệt hay một hành động đặc biệt trên một loại đối tượng schema đặc biệt. Ví
dụ., đặc quyền tạo một tablespace hay xóa các hàng trong cơ sở dữ liệu là các
đặc quyền mức hệ thống. Nhiều đặc quyền hệ thống chỉ dành cho người quản
trị và các nhà phát triển ứng dụng do các đặc quyền này rất mạnh.
PRIVILEGE đối tượng schema.
Privilege đối tượng schema cho phép các user thực hiện một hành động đặc
biệt trên một đối tượng schema đặc biệt. Ví dụ, đặc quyền xoá một số hàng của
một bảng, đặc biệt là một privilege đối tượng. Privilege đối tượng được gán
cho các người dùng cuối để họ có thể thực hiện một ứng dụng cơ sở dữ liệu
nhằm thực hiện một tác vụ xác định.
CẤP PRIVILEGE.
Privilege được cấp cho các user để họ có thể truy xuất và biến đổi dữ liệu
trong một cơ sở dữ liệu. Một user có thể nhận một privilege theo hai cách khác
nhau:
Các privilege có thể cấp cho user một cách tường minh. Ví dụ, privilege để
chèn các record vào bảng EMP có thể gán tường minh cho user scott.
Các privilege có thể gán cho các role( là một nhóm các privilege được đặt
tên), và sau đó role có thể gán cho một hay nhiều user. Ví dụ, privilege chèn
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 16
các record vào bảng EMP có thể gán cho một role tên CLERK, và sau đó
role này sẽ được cấp cho các user SCOTT và BRIAN.
Do các role cho phép quản lý các privilege dễ dàng và tốt hơn , các privilege
thường được gán cho các role chứ không cho một user xác định.
ROLE
Cung cấp việc quản lý privilege một cách dễ dàng qua các role. Các role là
một nhóm các privilege có liên quan được đặt tên để cấp cho các user hay các
role khác. Các tính chất sau cho phép quản lý các role dễ dàng hơn:
Giảm việc cấp privilege-Thay vì cấp tường minh cùng một tập privilege cho
nhiều user, người quản trị cơ sở dữ liệu có thể gán các privilege cho một
role, sau đó người quản trị cơ sở dữ liệu có thể gán role cho các thành viên
của nhóm.
Quản lý privilege động- Khi các privilege của một nhóm cần thay đổi, chỉ
cần biến đổi privilege của role cần biến đổi. Domain bảo mật của tất cả các
user được cấp role của một nhóm tự động phản ánh thay đổi được thực hiện
trong role.
Tính sẵn có chọn lọc của privilege- Các role được cấp cho một user có thể
cho phép, sẵn dùng, hay không cho phép, không sẵn dùng, một cách chọn
lọc. Điều này cho phép điều khiển đặc quyền của một user trong tình huống
đã cho.
Hỗ trợ ứng dụng- một ứng dụng cơ sở dữ liệu có thể thiết kế cho phép hay
không cho phép một cách chọn lọc các role một cách tự động khi các user
sử dụng ứng dụng.
Người quản trị mạng thường tạo ra các role cho một ứng dụng cơ sở dữ
liệu. Data Base Aministrator(DBA) cấp cho role của một ứng dụng tất cả các
privilege cần thiết để chạy ứng dụng. DBA sau đó cấp role ứng dụng cho các
role khác hay user. Một ứng dụng có thể có một số role khác nhau, mỗi cái
được cấp một tập các privilege mà cho phép truy xuất sử dụng ứng dụng cơ sở
dữ liệu.
DBA có thể tạo ra một role có password để ngăn cản sự sử dụng trái phép các
privilege cấp cho role. Thông thường, một ứng dụng được thiết kế sao cho khi
khởi động nó cho phép một role thích hợp. Do đó, user sử dụng ứng dụng
không cần biết password của một role của ứng dụng.
CÁC XÁC LẬP LƯU TRỮ QUOTA.
Oracle cung cấp các biện pháp để định hướng và giới hạn việc sử dụng không
gian của cơ sở dữ liệu trên từng User, bao gồm các tablespace, tablespace mặc
định, tablespace tạm thời và các quota tablespace.
Tablespace tạm thời.
Mỗi user có một tablespace mặc định. Khi user tạo ra một bảng index hay
cluster mà không chỉ định cụ thể một tablespace, tablespace mặc định sẽ được
sử dụng nếu user có privilege tạo ra các đối tượng schema và có quota trong
tablespace mặc định. Đặc trưng tablespace mặc định giúp Oracle chỉ định nơi
lưu trữ trong trường hợp vị trí của đối tượng schema không được chỉ định.
Tablespace tạm thời.
Mỗi user có một tablespace tạm thời. Khi một user thực hiện một lệnh SQL,
mà yêu cầu tạo ra một segment tạm thời( như tạo một index), tablespace tạm
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 17
thời của các user vào một tablespace riêng, đặc trưng tablespace tạm thời có
thể giảm sự tranh chấp xuất hiện giữa các segment tạm và các loại segment
khác.
Các quota tablespace.
Oracle có thể giới hạn lượng không gian đĩa sẵn để cung cấp cho các đối
tượng trong một schema. Các quota có thể xác lập cho từng tablespace có sẵn
của user. Đặc trưng bảo mật quota tablespace điều khiển chọn lọc lượng không
gian đĩa tiêu tốn bởi các đối tượng của các schema xác định.
CÁC PROFILE VÀ GIỚI HẠN TÀI NGUYÊN.
Mỗi user được gán một profile chỉ định các giới hạn tài nguyên trên một số
tài nguyên hệ thống có sẵn cho user, bao gồm.
Số session có thể được thiết lập đồng thời bởi user.
Thời gian truy xuất CPU.
Sẵn có cho session của user.
Sẵn có cho lần gọi Oracle của một lệnh SQL.
Lượng xuất nhập logic:
Sẵn có cho session của user.
Sẵn có cho một lần gọi Oracle của một lệnh SQL.
Lượng thời gian rỗi cho phép của một session của user.
Lượng thời gian kết nối cho phép của một session của user.
Các giới hạn password:
Khóa account sau nhiều lần cố gắng login thất bại.
Sự hết hạn của password và chu kỳ gia hạn
Sự sử dụng lại password và các hạn chế phức tạp.
SỰ KIỂM TRA
Oracle cho phép kiểm tra chọn lọc( giám sát có đăng ký) các hành động của
user nhằm điều tra các sử dụng cơ sở dữ liệu không rõ ràng. Sự giám sát có thể
được thực hiện ở ba mức: kiểm tra lệnh, kiểm tra đặc quyền, kiểm tra các đối
tượng schema.
Kiểm tra lệnh: sự kiểm tra các lệnh SQL xác định mà không quan tâm đến tên
các đối tượng schema. Sự kiểm tra lệnh có thể mở rộng và kiểm tra tất cả các
user của hệ thống hay chỉ tập trung kiểm tra các user có lựa chọn hệ thống
Kiểm tra đặc quyền: sự kiểm tra các đặc quyền hệ thống quan trọng mà không
quan tâm đến tên các đối tượng schema. Sự kiểm tra lệnh có thể mở rộng và
kiểm tra tất cả các user của hệ thống hay chỉ tập trung kiểm tra các user có lựa
chọn hệ thống.
Kiểm tra các đối tượng schema: Kiểm tra sự truy xuất đến một đối tượng
schema nhất định mà không quan tâm đến user. Sự kiểm tra đối tượng giám sát
các lệnh được cho phép theo đặc quyền đối tượng, như các lệnh SELECT hay
DELETE trên một bảng đã cho.
Đối với tất cả các loại kiểm tra, Oracle cho phép kiểm tra chọn lọc sự thực
hiện lệnh thành công, sự thực hiện lệnh không thành công, hay cả hai. Điều này
cho phép giám sát các lệnh khả nghi, không kể user có phát lệnh có đặc quyền
thích hợp hay không.
TRUSTED ORACLE.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 18
Trusted Oracle là một sản phẩm quản lý bảo mật cơ sở dữ liệu nhiều mức của
công ty Oracle. Nó được thiết kế để cung cấp khả năng bảo mật cơ sở dữ liệu
cao nhằm phục vụ yêu cầu các tổ chức xử lý những dữ liệu tế nhị hay bảo mật.
Trusted Oracle tương thích với các sản phẩm cơ bản của Oracle, và nó hỗ trợ
tất cả các chức năng của Oracle.
II.7 BẢO MẬT ỨNG DỤNG.
1. Tổng quan.
Chế độ bảo mật ứng dụng giới hạn việc truy cập cơ sở dữ liệu từ phía
Client của hệ thống. Bảo mật cơ sở dữ liệu giới hạn đến việc truy xuất đến các
đối tượng cơ sở dữ liệu đặc biệt trong khi bảo mật ứng của ứng dụng giới hạn
việc truy xuất các đối tượng giao diện đặc biệt. Nói rộng ra, bảo mật ứng dụng
bao gồm cả việc sử dụng bất kỳ đối tượng cơ sở dữ liệu nào của ứng dụng được
dùng để nâng cao chế độ bảo mật.
Bảo mật của ứng dụng được sử dụng để tăng cường và bổ sung chế độ bảo
mật của cơ sở dữ liệu. Tuy thế, không nên chỉ tin vào chế độ bảo mật của
ứng dụng, vì không ai tin rằng user chỉ truy cập đến dữ liệu thông qua dữ
liệu đã viết.
Bảo mật của ứng dụng có thể nâng cao mức bảo mật cơ sở dữ liệu bằng
cách giới hạn hơn nữa việc truy xuất đối tượng cơ sở dữ liệu bằng cách giới
hạn hơn nữa việc truy xuất đối tượng cơ sở dữ liệu và bằng cách cung cấp
một lớp trừu tượng bổ sung. Nếu giới hạn cả việc truy cập các stored
procedure, function của ứng dụng và tạo thêm các role đặc biệt cho ứng
dụng, ta có thể dấu các đối tượng ứng với các user đặc biệt hay các role đặc
biệt khi truy xuất hệ thống. Tương tự như chế độ bảo mật cơ bản, ứng dụng
có thể giới hạn việc truy xuất đến các cột hay chỉ định cột nào đó là chỉ đọc
bằng cách sử dụng các view khác nhau ứng với các role khác nhau của user.
Trong các ứng dụng thông thường, giao diện cho phép user làm việc với cơ
sở dữ liệu thông qua các trình đơn, các forms tương ứng với các tiến trình
và các đối tượng hoạt động. Đó là một lớp thuận lợi cho việc ngăn ngừa
user hiểu biết tên các bảng và các cột được truy xuất.
Trong nhiều trường hợp, thông tin của cơ sở dữ liệu sẽ dùng để quản lý các
hoạt động của giao diện, dựa trên các role của user. Các bảng của hệ thống
chứa các thông tin bảo mật cho ứng dụng sẽ điều khiển các khả năng của
giao diện là sẳn dùng. Các tuỳ chọn trình đơn và các forms sẽ được hiện ra
cho các user có đặc quyền và sẻ ẩn đi nếu user không được phép.
Một lý do nữa để cần phải sử dụng bảo mật ứng dụng là ta có thể truy xuất
cơ sở dữ liệu từ nhiều ứng dụng khác nhau. Lúc này user có thể có các role
khác nhau ứng với các ứng dụng khác nhau.
SỬ DỤNG ĐỐI TƯỢNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA ỨNG DỤNG.
Sự phân biệt giữa bảo mật ứng dụng và bảo mật cơ sở dữ liệu đôi lúc mập mờ
như khi ta dùng các đối tượng cơ sở dữ liệu của ứng dụng. Khi các ứng dụng
khác nhau cùng truy cập đến đến một cơ sở dữ liệu chung . Khi tạo ra các đối
tượng để dùng cho một ứng dụng cụ thể thì bảo mật ứng dụng là dùng chung.
Dù cho đối tượng tồn tại trong cơ sở dữ liệu, và bảo mật cơ sở dữ liệu đã được
áp dụng, nhưng nếu đối tượng đó chỉ dùng cho một ứng dụng cụ thể nào đó, thì
ta có thể coi đó là ứng dụng chủ “Owner” của nó.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 19
Theo định nghĩa chung về bảo mật ứng dụng hệ thống, các đối tượng “cơ
bản”( cluster, tables, indexes, sequence) và các quyền cấp cho các đối tượng
này thuộc loại bảo mật cơ sở dữ liệu. Các đối tượng khác như view, procedures
và function được coi là các đối tượng cơ sở dữ liệu ứng dụng và các quyền cấp
về chúng thuộc loại bảo mật ứng dụng.
Thông thường, trong môi trường cơ sở dữ liệu lớn, nhà quản trị cơ sở dữ liệu
chính sẽ không chịu trách nhiệm về việc tạo và bảo trì các đối tượng cơ sở dữ
liệu ứng dụng. Một cách có thể áp dụng để tạo bảo mật cho một cơ sỏ dữ liệu
lớn được truy xuất từ nhiều ứng dụng là cung cấp quyền tạo sequence và views
của các bảng cho các nhà phát triển hay quản trị để họ đóng vai trò là những
nhà quản trị cơ sở dữ liệu cho các ứng dụng riêng biệt của mình.
Hình 2. Vai trò của các đối tượng cơ sở dữ liệu trong bảo mật ứng dụng.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 20
TABLES
SEQUENCES
VIEWS
PUBLIC SYNONYMS
Tables
PROCEDURE&
FUNCTION
PUBLIC
SYNONYMS
VIEWS
PROCEDURE VÀ FUNCTION BÊN TRONG LỚP ĐỐI TƯỢNG ỨNG
DỤNG CLIENT
Đối tượng ứng dụng
Đối tượng CSDL
Sequences
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 21
CHƯƠNG III: ORACLE VÀ MÔ HÌNH MẠNG.
I. Tổng quan về NET8.
Net8 là nền tảng cho các họ sản phẩm mà Oracle xây dựng nên. Nhờ vào Net8
tất cả mọi dịch vụ và ứng dụng của Oracle nằm trên các máy tính khác nhau
đều có thể dễ dàng truy cập và trao đổi dữ liệu với nhau như đang làm việc trên
cùng một máy. Chức năng chủ yếu là thiết lập các phiên chuyển tác mạng và
trao đổi giữa các máy client/server hay giữa các server-server với nhau. Mỗi
máy tính có ứng dụng Oracle muốn tham gia vào hệ thống mạng đều phải được
cài Net8 trên đó.
Các phiên kết nối mạng được thiết lập thông qua cơ chế lắng nghe và phản hồi.
Một chương trình trên máy chủ được gọi là listener sẽ chạy thường xuyên như
là một dịch vụ, tiếp nhận tất cả các kết nối từ các máy khác( máy client) đến cơ
sở dữ liệu( máy server, nơi chứa cơ sở dữ liệu và cũng là nơi Listener
đang hoạt động ).
Bộ tiếp nhận đóng vai trò như một môi giới hướng dẫn các yêu cầu kết nối
xuất phát từ máy client đến máy server. Mỗi khi có một máy client yêu cầu một
phiên kết nối mạng đến máy mà Listener đang hoạt động, Listener sẽ tiếp nhận
những thông tin kết nối do máy client đưa đến.
Nếu những thông tin này phù hợp với những thông tin mà mà Listener nắm
giữ thì máy client sẽ được listener cấp cho quyền kết nối vào máy server. Như
vậy muốn kết nối với cơ sở dữ liệu của Oracle một ứng dụng trên máy client
cần phải thiết lập đúng những thông số kết nối mà chương trình listener trên
máy server quy định.
Trên một môi trường mạng rộng lớn đòi hỏi nhiều kết nối đến cơ sở dữ liệu để
truy xuất cùng một dịch vụ, thay vì sử dụng cơ chế listener Net8 cho phép cài
đặt bộ tiếp nhận listener và quản lý các kết nối trên một máy tính riêng biệt
bằng chương trình Oracle Connection Manager. Khi đó thao tác kết nối với
listener nằm trên một máy tính trung gian không còn hoạt động chung với các
dịch vụ trên máy server nữa.
II. CÁC KHÁI NIỆM VÀ KIẾN TRÚC MẠNG CỦA ORACLE.
Net8 sử dụng khái niệm” Nền giao tiếp mạng trong suốt”(Trasparent Net Work
Subtrate) gọi tắt là TNS, cùng với các chuẩn công nghiệp về giao tiếp mạng để
thực hiện những kết nối giữa máy client-server cũng như thiết lập các phiên
làm việc trên mạng cho ứng dụng Oracle. Net8 đảm nhiệm khả năng giao tiếp
giữa nhiều máy trong hệ một hệ thống mạng thực hiện những chuyển tác phân
tán của Oracle bất chấp các kết nối được thực hiện dưới hình thức client-server
hay giữa các server-server với nhau. Hoạt động của các dịch vụ mà Net8 cung
cấp chủ yếu là ba thao tác:
Thao tác thực hiện kết nối giữa các máy.
Thao tác trên dữ liệu
Các tháo tác xử lý ngọai lệ
III. KIẾN TRÚC CỦA NET8
Kiến trúc của Net8 gồm:
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 22
Môi trường mạng
Net8 và nền giao tiếp mạng trong suốt
Các tầng giao tiếp mạng.
Các tầng giao tiếp mạng bên trong môi trường mạng điển hình của Oracle.
Các tầng giao tiếp mạng trong môi trường IIOP.
Tương tác giữa Server và Server.
Các tầng giao tiếp mạng trong môi trường JDBC.
IV. MÔI TRƯỜNG MẠNG.
Môi trường mạng của Oracle được xây dựng trên hai khái niệm:
Tiến trình xử lý phân tán
Cơ sở dữ liệu phân tán.
*Tiến trình xử lý phân tán
Cơ sở dữ liệu của Oracle và các ứng dụng phía client hoạt động theo cách
của một môi trường xử lý phân tán. Tiến trình xử lý phân tán là sự tương tác
giữa hai hay nhiều máy cùng truy xuất vào cơ sở dữ liệu khác nhau để hoàn tất
một thao tác chuyển tác về xử lý và truy xuất dữ liệu. Các ứng dụng bao gồm
những công cụ của Oracle như SQL*Plus, Schema Manager chẳng hạn đều có
khả năng yêu cầu nhiều Server chứa cơ sở dữ liệu đồng thời thực hiện các thao
tác khác nhau để trả về một kết quả truy vấn duy nhất.
Trong một cấu hình mạng điển hình, máy client và server được cài đặt như là
những thực thể tách biệt nhau về mặt vật lý cũng như logic. Cấu hình mạng
tách biệt này cho phép thể hiện sự phân công lao động giữa các và phân bổ tài
nguyên một cách hiệu quả. Những ,máy này không đòi hỏi cấu hình mạnh nên
chỉ là những máy cần tốc độ xử lý và bộ nhớ ở mức bình thường là đủ. Ngược
lại server được xem như là những máy chuyên biệt, lưu trữ tài nguyên và dữ
Server
Client
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 23
liệu để phân bố cho các client. Máy server thường trang bị cấu hình tối đa về
dung lượng đĩa, tốc độ xử lý, bộ nhớ, cơ chế bảo mật và sao lưu dữ liệu… Và
như vậy giữa client và Server đã có sự phân công và cùng hợp tác để phục vụ
cho mục đích xử lý dữ liệu của các chương trình.
Cơ sở dữ liệu phân tán:
Là một cơ sở dữ liệu gồm nhiều cơ sở dữ liệu địa phương có quan hệ logic
với nhau mà được phân tán trên nhiều trạm làm việc của một mạng máy tính.
Đối với người dùng tập hợp cơ sở dữ liệu nằm rãi rác trên mạng có liên quan
đến nhau khi truy xuất sẽ được xem như là một cơ sở dữ liệu duy nhất. Các
server chứa cơ sở dữ liệu phân tán thường được liên kết với nhau bằng data
link hoặc bằng đường dẫn từ một cơ sở dữ liệu này đến một cơ sở dữ liệu
khác.
Xu thế phát triển của cơ sở dữ liệu phân tán:
Cơ cấu tổ chức kinh tế phi tập trung
Sự tăng trưởng
Giảm chi phí truyền thông
Kiến trúc của cơ sở dữ liệu phân tán.
Sơ đồ tồng thể
Bao gồm tập toàn bộ dữ liệu của xí nghiệp được biểu diển bỡi mô hình
quan hệ
Tập các quan hệ tổng thể
Mỗi quan hệ là một đối tượng của cơ sở dữ liệu phân tán và qua hệ đó được
tách thành các bộ phận không bao trùm lên nhau. Mỗi bộ phận đó là một đoạn.
SƠ ĐỒ ÁNH XẠ ĐỊA
PHƯƠNG 1
SƠ ĐỒ ÁNH XẠ ĐỊA PHƯƠNG
n
DBMS1 DBMSn
CSDL1 CSDLn
SƠ ĐỒ TỔNG THỂ
SƠ ĐỒ PHÂN ĐOẠN
SƠ ĐỒ SẮP CHỖ
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 24
Sơ đồ sắp chỗ
Mỗi đoạn là một đơn vị logic của cơ sở dữ liệu phân tán mà nó được định
vị tại một hoặc nhiều trạm làm việc.
CÁC MỨC TRONG SUỐT KHÁC NHAU
* Mức trong suốt phân đoạn:
Người sử dụng biểu diễn ứng dụng trên các quan hệ tổng thể mà không hề
biết về sự phân đoạn cũng như sự sắp chỗ của quan hệ tổng thể.
Sự phân đoạn là hoàn toàn trong suốt đối với người sử dụng.
Mức trong suốt ánh xạ định vị
Người sử dụng biểu diển trên các đoạn do vậy người sử dụng biết sự phân
đoạn của quan hệ tổng thể. Tuy nhiên sự định vị của các đọan là trong suốt đối
với người sử dụng.
Mức trong suốt ánh xạ địa phương
Người sử dụng biểu diễn ứng dụng trên các đọan mà còn phải chỉ rõ làm
việc trên bản sao nào của đoạn.
CHƯƠNG IV: ORACLE VÀ CẤU HÌNH MẠNG
I. SERVICE VÀ NHỮNG CHỨC NĂNG PHỤC VỤ CỦA ORACLE.
Oracle xây dựng rất nhiều loại service để hỗ trợ và phục vụ cho các thao tác
kết nối cũng như truy xuất cơ sở dữ liệu. Một Service thường có hai thao tác
chính mà bạn cần quan tâm là START và STOP. Khi một Service được
START nó sẽ ở trạng thái sẵn sàng phục vụ cho mọi yêu cầu gửi đến theo cách
thức mà ứng dụng quy định. Khi STOP một Service cũng đồng nghĩa với các
dịch vụ hay ứng dụng mà bạn yêu cầu phục vụ không còn có sẵn nữa.
Chương trình listener của Oracle là một Service dễ hình dung nhất.
II. TỔNG QUAN VỀ CÁC CẤU HÌNH VÀ KẾT NỐI CỦA ORACLE.
Do cơ sở dữ liệu và các ứng dụng của Oracle hoạt động theo mô hình mạng
client/server nên hầu hết các cấu hình cần thiết lập cần phải ăn khớp nhau giữa
client với server.
Muốn cơ sở dữ liệu trên máy Server chấp nhận kết nối máy client cần phải
được cấu hình thiết lập các thông số cho Net Service Name các thông số mà
Net Service Name nắm giữ phải phù hợp với những thông số thiết lặp trong tập
tin LISTENER.ORA do chương trình kiểm soát. Các thông số này chủ yếu bao
gồm địa chỉ mạng của máy Server và các giao thức dùng để kết nối. Trong quá
trình kết nối máy client sẽ gửi thêm thông tin về định danh của cơ sở dữ liệu
trên máy chủ để LISTENER biết cách gửi những yêu cầu của bạn đến đúng
Service của cơ sở dữ liệu mà bạn cần truy xuất.
Tập tin LISTENER.ORA dùng lưu những thông tin quy định cách ứng xử và
kiểm soát kết nối của Services listener, các thông tin này bao gồm địa chỉ mạng
nơi listener muốn tiếp nhận kết nối( thường là địa chỉ máy Server), giao thức
mà Listener dùng để liên lạc và hiểu được máy Client, cổng giao tiếp( dành cho
giao thức TCP/IP), định danh SID của cơ sở dữ liệu cần LISTENER phục vụ (
hay chuyển giao các yêu cầu truy xuất từ phía client đưa đến). Tập tin này
thường được ORACLE đặt tại thư mục ORACL_HOME\Net80\Admin \ trên
máy server.
Để kết nối với Server máy Client dùng Net Service Name là một chuỗi thông
tin được lấy từ tập tin TNSNAMES.ORA( trên máy client cục bộ tập tin này
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 25
thường được ORACLE lưu trong thư mục ORACLE_HOME\Net80\Admin)
hoặc trên một máy Server khác(Oracle Names Server) trong trường hợp bạn có
nhiều cơ sở dữ liệu và cần truy xuất trên mạng diện rộng với quy mô cơ sở dữ
liệu phân tán lớn. Khi cấu hình máy client ( hay Server đóng vai trò client)
chúng ta cần phải quan tâm đến những thông số máy kết nối này.
Tổng quát ta có hai cách thiết lập cấu hình cho Net Services Name ở máy
Client là:
Cấu hình quản lý cục bộ.
Địa chỉ mạng và giao thức quy định kết nối được đặt trong tập tin
TNSNAMES. ORA hoặc chỉ dùng tập tin
WINNT\SYSTEM32\DRIVER\ETC\HOST duy nhất của Window NT. Công
cụ của Oracle giúp bạn thực hiện công việc này là Oracle Net8 Easy Config
hay Net 8 Assistance.
Cấu hình quản lý tập trung.
Tất cả tên Net Service Name và địa chỉ kết nối với Server được đặt trên một
máy chủ khác(ONS- Oracle Name Server). Máy client chỉ cần quan tâm đến
địa chỉ máy ONS các thông tin khác về Server chứa cơ sở dữ liệu sẽ được ONS
cho biết. Công cụ hỗ trợ cấu hình này của Oracle là Oracle Net8 Assistance.
III. NET8 VÀ “NỀN GIAO TIẾP MẠNG TRONG SUỐT”.
Khái niệm “trong suốt” thường để chỉ những phần mềm trung gian giúp ta
thực hiện một thao tác nào đó mà không cần biết đến cơ chế hoạt động hay sự
hiện diện của thành phần trung gian. Oracle cung cấp mô hình hoạt động và
giao tiếp mạng tương tự như vậy. Tất cả các lời gọi kết nối đều với mạng đều
do TNS( Transaparent Network Subtrate) hay “Nền giao tiếp mạng trong suốt”
quản lý và chuyển tải. Kỹ thuật và nền tảng của TNS được xây dựng bên trong
Net8 cung cấp một cách giao tiếp duy nhất cho tất cả các giao thức mạng hiện
nay đang được sử dụng rộng rãi như: TCP/IP, IPX, Pies…
Với TNS mọi ứng dụng ngang hàng đều có thể kết nối được với nhau một
cách tự nhiên. Trong kiến trúc mạng ngang hàng gồm hai hay nhiều máy tính (
mỗi máy tính được xem như là một node hay là một nút mạng) có thể giao tiếp
trực tiếp với nhau không cần thông qua một thiết bị trung gian nào khác. Với
hệ thống ngang hàng mỗi node đều có thể đóng vai trò là một client hoặc một
server.
IV. CÁC TẦNG GIAO TIẾP.
Khái niệm xử lý các tiến trình phân tán mà ta đã nêu trước đây dựa vào khả
năng của nhiều máy tính tách biệt nhau có thể giao tiếp và tương tác với nhau
thông qua những tầng giao tiếp được thiết kế khác nhau về mặt vật lý.
Các tầng giao tiếp này được thiết kế theo mô hình hệ thống mở (Open System
Interconnection gọi tắt là OSI). Trong mô hình OSI, giao tiếp giữa các máy tính
khác biệt nhau được thực hiện thông qua việc phân chia trách nhiệm trong việc
chuyển và xử lý một gói thông tin xuyên qua nhiều tầng tách rời.
Phía máy client thông tin từ tầng cao nhất sẽ được phân tích và chuyển dần
xuống các tầng dưới. Tầng vật lý cuối cùng sẽ chuyển thông tin qua mạng đến
máy server. Tại máy server gói thông tin sẽ được phân tích và chuyển xuống
thông qua các tầng giao tiếp theo hướng ngược lại.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 26
Điều hấp dẫn của tiếp cận OSI chính là ở chỗ nó hứa hẹn giải pháp cho vấn đề
truyền thông giữa các máy tính không giống nhau. Hai hệ thống dù khác nhau
như thế nào đi nữa, điều có thể truyền thông với nhau một cách hiệu quả nếu
chúng đảm bảo những điều kiện sau đây:
Chúng cài đặt một tập các chức năng truyền thông
Các chức năng đó được tổ chức thành một tập các tầng. Các tầng đồng mức
phải cung cấp các chức năng như nhau
Các tầng đồng mức phải sử dụng một giao thức chung.
Để đảm bảo những điều trên cần phải có các chuẩn. Các chuẩn phải xác định
các chức năng và dịch vụ được cung cấp bởi một tầng. Theo cách tiếp cận OSI,
trong mỗi tầng của một hệ thống có một hoặc nhiều thực thể(entity) hoạt động.
Một(N) entity (thực thể của tầng N) cài đặt các chức năng của tầng N và giao
thức truyền thông với các(N) entity trong các hệ thống khác. Một tiến trình
trong một hệ đa xử lý là một ví dụ của thực thể. Hay đơn giản hơn, một thực
thể có thể là một trình con(subroutine). Mỗi thực thể truyền thông với các thực
thể ở các tầng trên và dưới nó thông qua một giao diện. Giao diện này gồm một
hoặc nhiều điểm truy cập dịch vụ(Service Access Point-viết tắt là SAP). (N-1)
entity cung cấp dịch vụ cho một (N) entity thông qua việc gọi các hàm nguyên
thuỷ( primitive). Hàm nguyên thuỷ chỉ rỏ các chức năng thực hiện và được
dùng để chuyển dữ liệu và thông tin điều khiển. Lời gọi trình con chính là một
dạng cài đặt cụ thể của một hàm nguyên thuỷ.
Bốn hàm nguyên thuỷ được dùng để định nghĩa tương tác giữa các tầng kề
nhau, đó là:
Request(yêu cầu): Là hàm nguyên thuỷ mà Service User( người sử dụng
dịch vụ) dùng để gọi một chức năng.
Indication(chỉ báo): là hàm nguyên thuỷ mà Service Provider( người cung
cấp dịch vụ) dùng để:
Gọi một chức năng hoặc chỉ bảo một chức năng đã được gọi ở một điểm truy
cập dịch vụ(SAP)
Respone( trả lời): Là hàm nguyên thủy mà Service User dùng để hoàn tất
một chức năng đã được gọi từ trước bởi một hàm nguyên thủy Indication ở
SAP đó.
Confirm(xác nhận): Là hàm nguyên thủy mà Service Provider dùng để
hoàn tất một chức năng đã được gọi từ trước bởi một hàm nguyên thủy
Request tại SAP đó.
Mô hình tham chiếu OSI 7 tầng:
Tầng vật lý.
Theo định nghĩa của ISO, tầng vật lý cung cấp các phương tiện điện,
cơ,chức năng thủ tục để kích hoạt, duy trì và đình chỉ liên kết vật lý giữa các hệ
thống.
Ở đây thuộc tính điện liên quan đến sự biểu diễn các bit và tốc độ truyền các
bit, thuộc tính cơ liên quan đến các tính chất vật lý của giao diện với một
đường truyền( kích thước, cấu hình). Thuộc tính chức năng chỉ ra các chức
năng được thực hiện bởi các phần tử của giao diện vật lý, giữa một hệ thống và
đường truyền và thuộc tính thủ tục liên quan đến giao thức điều khiển việc
truyền các xâu bit qua đường truyền vật lý.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 27
Khác với các tầng khác, tầng vật lý là tầng thấp nhất giao diện với đường
truyền không có PDU cho tầng vật lý, không có phần header chứa thông tin
điều khiển(PCI), dữ liệu được truyền đi theo dòng bit. bởi giao thức cho tầng
vật lý không xuất hiện với ý nghĩa giống như đối với các tầng khác.
Tầng liên kết dữ liệu.
Tầng liên kết dữ liệu cung cấp các phương tiện để truyền thông qua liên kết
vật lý đảm bảo tin cậy thông qua liên kết vật lý đảm bảo tin cậy thông qua các
cơ chế đồng bộ hoá, kiểm soát lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu.
Tầng mạng.
Cấu trúc tầng mạng được nhiều chuyên gia đánh giá là phức tạp nhất trong
các tầng của mô hình OSI. Tầng mạng cung cấp các phương tiện để truyền các
đơn vị dữ liệu qua mạng, thậm chí qua một mạng của các mạng. Bởi vậy nó
cần phải đáp ứng nhiều kiểu mạng và nhiều kiểu dịch vụ cung cấp bởi các
mạng khác nhau. Các dịch vụ và giao thức cho tầng mạng là phải phản ánh
được tính phức tạp đó. Hai chức năng chính của tầng mạng là chọn đường và
chuyển tiếp.
Tầng giao vận.
Trong mô hình OSI người ta phân biệt 4 tầng thấp và ba tầng cao. Các tầng
thấp quan tâm đến việc truyền dữ liệu giữa các hệ thống cuối qua phương tiện
truyền thông, còn các tầng cao tập trung đáp ứng các yêu cầu và các ứng dụng
của người sử dụng. Tầng giao vận là tầng cao nhất của nhóm các tầng thấp ,
mục đích của nó là cung cấp các dịch vụ truyền dữ liệu sao cho các chi tiết cụ
thể của phương tiện truyền thông được sử dụng ở bên dưới trở nên trong suốt
đối với các tầng cao. Nói cách khác, có thể hình dung tầng giao vận như là một
“bức màn” che phủ toàn bộ các hoạt động ở các tầng thấp bên dưới nó. Từ đó,
nhiệm vụ của tầng giao vận rất phức tạp. Nó phải được tính đến khả năng một
phạm vi rất rộng các đặc trưng của mạng . Chẳng hạn, một mạng có thể là có
liên kết hoặc không liên kết, có thể là tin cậy hoặc chưa đẳm bảo tin cậy,… Nó
phải biết được yêu cầu về chất lượng dịch vụ của người sử dụng đồng thời cũng
phải biết được khả năng cung cấp các dịch vụ của mạng bên dưới. Chất lượng
của các dịch vụ mạng tuỳ thuộc vào loại mạng khả dụng cho tầng giao vận và
cho người sử dụng cuối.
Tầng phiên.
Tầng phiên là tầng thấp nhất trong nhóm các tầng cao và nằm ở ranh giới
giữa hai nhóm tầng nói trên. Mục tiêu của nó là cung cấp cho người sử dụng
cuối các chức năng cần thiết để quản trị các phiên ứng dụng của họ, cụ thể là:
Điều phối việc trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng bằng cách thiết lập và
giải phóng một cách logic các phiên hay còn gọi là các hội thoại.
Cung cấp các điểm đồng bộ hoá để kiểm soát việc trao đổi dữ liệu.
Áp đặt các quy tắc cho các tương tác giữa các ứng dụng của người sử dụng.
Cung cấp cơ chế “lấy lượt” trong quá trình trao đổi dữ liệu.
Việc trao đổi dữ liệu có thể thực hiện theo một trong 3 phương thức:
Hai chiều đồng thời.
Hai chiều luân phiên.
Một chiều.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 28
Với phương thức hai chiều đồng thời, cả hai bên đều có thể đồng thời gửi dữ
liệu đi. Một khi phương thức này đã được thỏa thuận thì không đòi hỏi phải có
nhiệm vụ quản trị tương tác đặc biệt nào đó. Có lẽ đây là phương thức hội thoại
phổ biến nhất. Trong trường hợp hai chiều luân phiên thì nảy sinh vấn đề: hai
người sử dụng phiên” lấy lượt” để truyền dữ liệu. Một ví dụ điển hình của
phương thức này là dùng cho các ứng dụng hỏi /đáp. Thực thể tầng phiên duy
trì tương tác luân phiên bằng cách báo cho người sử dụng khi đến lượt họ được
truyền dữ liệu.
Trường hợp một chiều nói chung ít xảy ra, ví dụ điển hình là dữ liệu được gửi
tới một người sử dụng tạm thời không làm việc, chỉ có một chương trình nhận
với nhiệm vụ duy nhất là tiếp nhận dữ liệu đến và lưu giữ lại. Chuẩn của ISO
không xét đến phương thức này.
Vấn đề đồng bộ hoá trong tầng phiên được thực hiện tương tự như cơ chế
điểm kiểm tra/ phục hồi trong một hệ quản trị tệp. Dịch vụ này cho phép người
sử dụng xác định các điểm đồng bộ hoá trong dòng dữ liệu và có thể khôi phục
việc hội thoại bắt đầu từ một trong các điểm đó.
Một trong những chức năng quan trọng nhất của tầng Phiên là đặt tương ứng
các liên kết phiên với các liên kết giao vận. Ở một thời điểm cho trước , tồn tại
một ánh xạ giữa các liên kết phiên và các liên kết giao vận. Tuy nhiên vòng đời
của các liên kết phiên và giao vận có thể khác nhau.
Tầng trình diễn.
Mục đích của tầng trình diễn là đảm bảo cho các hệ thống cuối có thể
truyền thông có kết quả ngay cả khi chúng sử dụng các biểu diễn dữ liệu khác
nhau. Để đạt được điều đó nó cung cấp một biểu diễn chung để dùng trong
truyền thông và cho phép chuyển đổi từ biểu diễn cục bộ sang biểu diễn chung
đó.
Tồn tại 3 dạng cú pháp thông tin được trao đổi giữa các thực thể ứng dụng ,đó
là : cú pháp dùng ứng dụng thực thể nguồn, cú pháp dùng bởi thực thể ứng
dụng đích và cú pháp được dùng giữa các thực thể tầng trình diễn . Loại cú
pháp sau gọi là cú pháp truyền. Có thể cả 3 hoặc một cặp nào đó trong các cú
pháp trên là giống nhau. Tầng trình diễn đảm nhiệm việc chuyển đổi biểu diển
của thông tin giữa cú pháp truyền và mỗi một cú pháp kia khi có yêu cầu.
Lưu ý rằng không tồn tại một cú pháp truyền xác định trước duy nhất cho mọi
hoạt động trao đổi dữ liệu. Cú pháp truyền được sử dụng trên một liên kết cụ
thể của tầng trình diễn phải được thương lượng giữa các thực thể trình diễn
tương ứng. Mỗi bên lựa chọn một cú pháp truyền sao cho có thể sẵn sàng được
chuyển đổi sang cú pháp người sử dụng và ngược lại. Ngoài ra, cú pháp truyền
được chọn phản ánh các yêu cầu dịch vụ khác, chẳng hạn như nhu cầu nén dữ
liệu. Việc thương lượng cú pháp truyền được tiến hành trong giai đoạn thiết lập
một liên kết và cú pháp truyền sử dụng có thể được thay đổi trong vòng đời của
liên kết đó. Tầng trình diễn chỉ liên quan đến cú pháp truyền vì thế trong giao
thức sẽ không quan tâm đến các cú pháp sử dụng bởi các thực thể ứng dụng.
Tuy nhiên, mỗi thực thể trình diễn phải chịu trách nhiệm chuyển đổi giữa cú
pháp của người sử dụng và cú pháp truyền.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 29
Trước khi đi vào các chuẩn ISO về dịch vụ và giao thức của tầng trình diễn,
chúng ta xét kỹ khái niệm liên quan đến bối cảnh của tầng trình diễn được chỉ
ra trong hình
Hình A. Bối cảnh tầng trình diễn
Application
Entity
Application
Entity
Presentation
Entity
Presentation
Entity
Application protocol
(Abstract Syntax)
Presentation Data
request
Presentation Data
indication
(Abs Syntax) (Abs Syntax)
Presentation protocol
(Negotiation of Tranfer
Syntax Data tranfer)
Session
Data
request
Session
Data
indication
(Bytes) (Bytes)
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 30
Khi qua ranh giới giữa hai tầng trình diễn, tầng Phiên có một sự thay đổi
quan trọng trong cách nhìn dữ liệu. Đối với tầng phiên trở xuống, tham số User
data trong các service primitive được đặc tả dưới dạng nhị phân. Giá trị này có
thể được đưa trực tiếp trong các SDU( Service Data Unit) để chuyển đổi giữa
các tầng trong một hệ thống và trong các PDU (Protocol data Unit) để chuyển
giữa các tầng đồng mức ở hai hệ thống kết nối với nhau. Tuy nhiên tầng ứng
dụng lại liên quan chặt chẽ với cách nhìn dữ liệu của người sử dụng. Nói
chung, cách nhìn đó là một tập thông tin có cấu trúc nào đó, như là văn bản
trong một tài liệu, một tệp về nhân sự, một cơ sở dữ liệu tích hợp hoặc một hiển
thị của thông tin videotext. Người sử dụng chỉ liên quan đến ngữ nghĩa của dữ
liệu. Do đó tầng trình diễn ở giữa có nhiệm vụ phải cung cấp các phương thức
biểu diễn dữ liệu và chuyển đổi thành các giá trị nhị phân dùng cho các tầng
dưới- nghĩa là tất cả những gì liên quan đến cú pháp của dữ liệu.
Tuy nhiên trong thực tế không thể tách bạch hoàn toàn giữa cú pháp và ngữ
nghĩa của dữ liệu. Nếu tầng ứng dụng không biết gì về cú pháp còn tầng trình
diễn không biết gì về ngữ nghĩa thì không thể nào hoàn tất được việc kết hợp
ngữ nghĩa với cú pháp dùng để tạo ra một biểu diễn cụ thể các giá trị dữ liệu
cho một dịch vụ phiên.
Cách tiếp cận của ISO về việc kết hợp giữa ngữ nghĩa và cú pháp dữ liệu là
như sau. Ở tầng ứng dụng thông tin được biểu diển dưới dạng một cú pháp trừu
tượng liên quan đến các kiểu dữ liệu và giá trị dữ liệu. Cú pháp trừu tượng này
đặc tả một cách hình thức dữ liệu, độc lập với mọi biểu diễn cụ thể.
Do vậy, một cú pháp trừu tượng có nhiều điểm giống với các khía cạnh định
nghĩa kiểu dữ liệu trong các ngôn ngữ lập trình qui ước như: Pascal, C.Ada,…
và các ngữ pháp như:BNF(Backus-Naur-Form). Các giao thức tầng ứng dụng
mô tả các PDU của chúng bằng một cú pháp trừu tượng. Tầng trình diễn tương
tác với tầng ứng dụng cũng dựa trên cú pháp trừu tượng này. Tầng trình diễn có
nhiệm vụ dịch thuật giữa cú pháp trừu tượng của tầng ứng dụng và một cú
pháp truyền mô tả các giá trị dữ liệu dưới dạng nhị phân- thích hợp cho việc
tương tác dịch vụ phiên. Việc dịch thuật này được thực hiện nhờ các quy tắc
mã hóa chỉ rõ biểu diễn của mỗi giá trị dữ liệu thuộc một kiểu dữ liệu nào đó.
Trước khi sử dụng một liên kết tầng trình diễn để trao đổi dữ liệu thì hai thực
thể trình diễn ở hai đầu phải thoả thuận về cú pháp truyền. Sau khi cú pháp
truyền đã được chọn thì tổ hợp cú pháp trừu tượng và cú pháp truyền được xem
là bối cảnh trình diễn được dùng để trao đổi dữ liệu.
Hai yêu cầu cơ bản để lựa chọn một cú pháp truyền là nó phải yểm trợ cú pháp
trừu tượng tương ứng. Ngoài ra ,cú pháp truyền có thể có các thuộc tính khác
không liên quan gì đến cú pháp trừu tượng mà nó yểm trợ.
Tầng ứng dụng
Tầng ứng dụng là ranh giới giữa môi trường kết nối các hệ thống mở và các
tiến trình ứng dụng .Các tiến trình ứng dụng sử dụng môi trường OSI để trao
đổi dữ liệu trong quá trình thực hiện của chúng. Là tầng cao nhất trong mô hình
OSI 7 tầng, tầng ứng dụng có một số đặc điểm khác với tầng dưới nó. Trước
hết, nó không cung cấp các dịch vụ cho một tầng trên như trong trường hợp
của các tầng khác. Theo đó , tầng ứng dụng không có khái niệm điểm truy cập
dịch vụ tầng ứng dụng.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 31
ISO định nghĩa một tiến trình ứng dụng là” một phần tử ở trong một hệ thống
mở thực hiện việc xử lý thông tin cho một ứng dụng cụ thể”.Các tiến trình ứng
dụng thuộc các hệ thống mở khác nhau muốn trao đổi thông tin phải thông qua
tầng ứng dụng. Tầng ứng dụng bao gồm các thực thể ứng dụng, các thực thể
này dùng các giao thức ứng dụng và các dịch vụ trình diễn để trao đổi thông
tin. Như vậy các thực thể ứng dụng cung cấp các tiến trình ứng dụng các
phương tiện cần thiết để truy cập môi trường OSI. Tuy nhiên, tầng ứng dụng
chủ yếu chỉ giải quyết vấn đề ngữ nghĩa chứ không giải quyết vấn đề cú pháp
như tầng trình diễn.
CHƯƠNG V. NGÔN NGỮ PL/SQL.
I. Tổng quan về Procedure Language/Structured Query Language(PL/SQL).
PL/SQL có nhiều ưu điểm so với ngôn ngữ lập trình khác về mặt quản lý
logic và hỗ trợ các quy luật hoạt động của các ứng dụng cơ sở dữ liệu. Đó là
một ngôn ngữ dể hiểu với các cấu trúc logic chung kết hợp với một ngôn ngữ
lập trình và nhiều mặt khác mà các ngôn ngữ khác không có như trình quản lý
lỗi rất mạnh và sự module hoá các khối mã lệnh. Mã PL/SQL được sử dụng để
giao tiếp với cơ sở dữ liệu cũng được lưu trữ trực tiếp trong cơ sở dữ liệu
Oracle, và là ngôn ngữ lập trình duy nhất giao tiếp với Oracle một cách tự
nhiên bên trong môi trường cơ sở dữ liệu.
II. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH PL/SQL.
II.1. Sự module hoá:
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 32
II.2 CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT KHỐI PL/SQL.
Bất kỳ một khối PL/SQL nào cũng có ba thành phần:
Phần Khai báo biến.
Phần thực thi .
Phần xử lý exception.
VD:
Declare
So NUMBER;/* Khai báo biến*/
Begin /*Phần thực thi*/
If (so> 3) Then
DBMS_OUTPUT.PUT_LINE(‘Hello, World’);
Else
RAISE bad_data;
End If;
Exceptions /*Xử lý exception*/
When bad_data Then
DBMS_PUTLINE(‘Error condition’);
End;
II.3 CÁC KIỂU DỮ LIỆU
NUMBER: chứa bất kỳ số nào.
CHAR( size), VARCHAR2(size): dùng để lưu trữ các chuỗi ký tự số.
kiểu CHAR thêm các khoảng trắng vào lưu trữ đủ chiều dài.
DATE: dùng để lưu trữ ngày.
LONG: Lưu trữ các Text lớn, đến 2 gigabyte chiều dài.
LONG RAW: dùng lưu trữ những khối dữ liệu lớn ở khuôn dạng nhị phân.
RAW: Lưu trữ những khối dữ liệu nhỏ hơn khuôn dạng nhị phân.
MLSLABEL: Sử dụng trong Oracle Trusted.
ROWID: sử dụng để lưu trữ khuôn dạng đặc biệt của ROWID trong cơ sở
dữ liệu.
BOOLEAN: Lưu trữ giá trị True/false.
TABLE/RECORD: Các bảng có thể sử dụng để lưu các giá trị tương đương
với một dãy, các record lưu các biến có kiểu dữ liệu composite.
II.4. ĐIỀU KHIỂN LUỒNG XỬ LÝ PL/SQL.
1. Các vòng lặp:
Declare
…
begin
exec get_it;
A:=fcnt(5)
End;
Các khối PL/SQL
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 33
Loop-exit: Là vòng lặp đơn giản nhất trong PL/SQL. Từ khoá loop định
nghĩa bắt đầu của khối mã lệnh sẽ được lặp lại, end loop chỉ định kết thúc
vòng lặp.Từ khoá exit chỉ định thoát khỏi vòng lặp.
VD:
Declare
My_leg NUMBER:=0;
My_hypotenuse NUMBER:=0;
BEGIN
LOOP
My_leg:=my_leg+1;
Execute find_hypotenuse(my_leg,my_leg,my_hypotenuse);
If my_leg=25 Then
EXIT;
END IF;
END LOOP;
END;
Vòng lặp While-Loop:tương đương loop-exit.
Vd:
Decclare
So1 NUMBER:=0;
So 2 NUMBER:=0;
Kq NUMBER:=0;
BEGIN
While ( So1<10) and (So 2<20) Loop
Kq:=So1+So2;
End Loop;
END;
Vòng lặp For-loop
VD:
Declare
So1 NUMBER:=0;
BEGIN
For So1 IN 1..25 Loop
Execute Tinh(So1,So1);
End Loop;
END;
2. LẶP TRÌNH VỚI CON TRỎ( CURSOR).
Có hai loại : Cursor ngầm và Cursor tường minh.
Cursor tường minh được đặt tên bỡi nhà phát triển ứng dụng. Nó chính là
một lệnh select được đặt tên. Bất kỳ lệnh nào cũng có thể sử dụng trong một
cursor tường minh bằng cách sử dụng cú pháp.
Cursor cursor_name is.
1) XỬ LÝ EXCEPTION.
Ba loại Exception trong PL/SQL là:
Predefined Exceptions: Để tiện ích việc xử lý lỗi trong PL/SQL, Oracle đã
thiết kế một số Exception xây dựng sẵn tức là các predefined exception.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 34
Những exception này được sử dụng để xử lý những tình huống chung có thể
xảy ra trong cơ sở dữ liệu.
User- defined Exceptions:Ngoài các Predefined Exception có thể tạo ra các
User defined Exception để quản lý các tình huống xuất hiện trong mã lệnh.
Không như các predefined exception xảy ra ngầm khi điều kiện lỗi tương
ứng phát sinh, một user defined exception cần có mã lệnh tường minh trong
PL/SQL. để sinh ra. Cần có mã lệnh trong ba phần của một khối PL/SQL .
Các phần mã lệnh yêu cầu được mô tả như sau:
Khai báo exception: Trong phần khai báo của khối PL/SQL, tên exception
cần phải khai báo. Tên này sẽ sử dụng để yêu cầu exception trong phần thực
thi nếu các điều kiện của exception xảy ra.
Kiểm tra exception: Trong phần thực thi của một khối PL/SQL, cần có mã
lệnh kiểm tra tường minh các điều kiện lỗi user-defined để gọi exception
nếu điều kiện được thỏa.
Xử lý Exception: Trong phần exception handler của khối PL/SQL, cần có
một mệnh đề đặc biệt when gọi tên exception và mã lệnh cần thực hiện nếu
exception xảy ra.
2) EXCEPTION_INIT PRAGMA.
Lệnh pragma cho phép nhà phát triển ứng dụng khai báo một lỗi được đánh số
kết hợp với một exception được đặt tên trong khối. Việc dùng này cho phép
dùng mã lệnh xử lý các lỗi chưa được xử lý rõ ràng.
4. CHỈ ĐỊNH CÁC EXCEPTION CHUNG(COMMON EXCEPTION).
Một số predefined exception:
invalid_cursor: Xảy ra khi đóng một cursor không mở.
cursor_already_open: Xảy ra khi mở một cursor chưa đóng.
dup_val_on_index:Xâm phạm ràng buộc unique hay primary key.
no_data_found: Không có hàng nào được chọn hay thay đổi bởi tác vụ
SQL.
too_many_rows: Nhận được hơn một hàng bỡi một subquery một hàng hay
trong một lệnh SQL mà Oracle mong đợi một hàng.
zero_divide: Chia cho không.
rowtype_mismatch: Các kiểu dữ liệu của record mà dữ liệu từ cursor được
gán không tương thích.
invalid_number: Một chuỗi các ký số được tham trỏ như một số.
5. MÃ HOÁ TRÌNH XỬ LÝ LỖI.
Mỗi user-defined exception trong phần khai báo và thực thi của một khối
PL/SQL nên có một exception handler kết hợp viết cho nó. Cách tốt nhất để xử
lý một exception là gọi tên nó rõ ràng khi sử dụng mệnh đề when trong khối
exception của chương trình PL/SQL. Exception handler có lẽ là một thành tựu
lớn nhất đạt được bằng cách sử dụng PL/SQL để viết các store procedure trong
Oracle. Tính linh hoạt và dễ dàng giúp đơn giãn hoá việc phát triển những
chương trình lớn
CHƯƠNG IV: PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ
THỐNG.
I. Phương pháp phân tích có cấu trúc.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 35
Phương pháp phân tích có cấu trúc,trãi qua thời gian đã chứng tỏ được tính
kinh điển của nó. Nó là phương pháp dung dị, không cầu kỳ như một số
phương pháp khác, dễ áp dụng, nhưng lại rất hữu hiệu. Ngày nay nó chưa lạc
hậu, mà vẫn còn phát huy tác dụng tốt. Bằng chứng là một hệ thống lớn và hiện
đại như ORACLE vẫn tiếp sử dụng nó.
I.1 Phương pháp phân tích hệ thống về chức năng.
Đó là phương pháp SA(Structured Analysis) do De Macro và những những
người khác như (Yourdon, Constatine…) đưa ra năm 70 nhưng vẫn còn phát
huy tác dụng cho đến ngày nay. Nó vẫn là nền tảng của những phần mềm trợ
giúp phân tích , thiết kế nổi tiếng như Designer 2000 của ORACLE. Công cụ
chính là biểu đồ luồng dữ liệu.
I.1.1 Biểu đồ phân cấp chức năng.
Là một loại biểu đồ diễn tả sự phân rã dần dần các chức năng từ đại thể đến
chi tiết. Mỗi nút trong biểu đồ là một chức năng, và quan hệ duy nhất giữa các
chức năng, diển tả bỡi các cung nối liền các nút, là quan hệ bao hàm. Như vậy
biểu đồ phân cấp chức năng là một cấu trúc cây.
Đặc điểm của biểu đồ phân cấp chức năng là:
Cho một cách nhìn khái quát ,dễ hiểu, từ đại thể đến chi tiết về các chức
năng, nhiệm vụ cần thực hiện.
Dễ thành lập, bằng cách phân rã dần các chức năng từ trên xuống.
Có tính chất tĩnh, bởi chúng chỉ cho thấy các chức năng mà không cho thấy
trình tự xử lý.
Thiếu vắng sự trao đổi thông tin giữa các chức năng.
Vì những đặc điểm kể trên mà biểu đồ phân cấp chức năng thường được sử
dụng làm mô hình chức năng trong bước đầu phân tích, hoặc cho các hệ thống
đơn giãn. Nếu hệ thống là phức tạp thì mô hình chức năng dưới dạng biểu đồ
phân cấp chức năng là quá sơ lược và các thiếu sót nêu trên trong hai đặc điểm
cuối ở trên là không thể châm chước được. Lúc đó người dùng biểu đồ luồng
dữ liệu thay cho biểu đồ phân cấp chức năng.
I.1.2 Biểu đồ luồng dữ liệu.
Biểu đồ luồng dữ liệu(BLD) là một loại biểu đồ nhằm mục đích diển tả một
quá trình xử lý thông tin với các yêu cầu sau:
Sự diễn tả là ở mức logic, nghĩa là nhằm trả lời câu hỏi “Làm gì”, mà bỏ
qua câu hỏi “Làm thế nào?”.
Chỉ rõ các chức năng con phải thực hiện để hoàn tất quá trình xử lý cần mô
tả.
Chỉ rõ các thông tin được chuyển giao giữa các chức năng đó, và qua đó
phần nào thấy được trình tự thực hiện của chúng.
(1) Chức năng: Là một quá trình biến đổi dữ liệu( thay đổi giá trị, cấu trúc, vị
trí của một dữ liệu, hoặc từ một số dữ liệu đã cho, tạo ra một dữ liệu mới).
Biểu diễn: Bởi hình tròn hoặc ovan bên trong có tên chức năng.
Tên
chức
năng.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 36
Tên chức năng phải là động từ, có thêm bổ ngữ nếu cần, cho phép hiểu vắn tắt
chức năng làm gì.
(2) Các luồng dữ liệu.
Luồng dữ liệu là một tuyến truyền dẫn thông tin vào hay ra một chức năng nào
đó.
Biểu diễn: Một luồng dữ liệu được vẽ trong một BLD dưới dạng một mũi tên,
trên đó có viết tên của luồng dữ liệu.
Tên luồng dữ liệu là danh từ, kèm theo tính ngữ nếu cần, cho phép hiểu vắn tắt
nội dung dữ liệu được chuyển giao.
(3) Kho dữ liệu.
Một kho dữ liệu là một dữ liệu đơn hay có cấu trúc được lưu lại, để có thể truy
cập nhiều lần về sau.
Biểu diễn: Một kho dữ liệu được vẽ trong BLD dưới dạng hai đoạn thẳng nằm
ngang, kẹp giữa tên của kho dữ liệu.
(4) Các đối tác.
Một đối tác ( hay tác nhân ngoài, hay điểm nút) là một thực thể ngoài hệ
thống, có trao đổi thông tin với hệ thống.
Biểu diễn: Đối tác trong biểu đồ luồng dữ liệu vẽ bằng hình chữ nhật, bên
trong có tên đối tác.
(5) Tác nhân trong
Một tác nhân trong là một chức năng hay 1 hệ con của hệ thống, được mô tả ở
một trang khác của mô hình, nhưng có trao đổi thông tin với các phần tử thuộc
trang hiện tại của mô hình. Như vậy tác nhân trong xuất hiện trong biểu đồ chỉ
để làm nhiệm vụ tham chiếu.
Biểu diễn: Tác nhân trong biểu đồ luồng dữ liệu được vẽ dưới dạng một hình
chữ nhật thiếu cạnh trên, trong đó viết tên tác nhân trong ( chức năng hay hệ
thống con).
Tên tác nhân trong phải là động từ, kèm theo bổ ngữ nếu cần.
II. Phương pháp phân tích hệ thống về dữ liệu.
Tên luồng dữ liệu
Kho dữ liệu
Tên đối tác
Tên tác nhân trong
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 37
Mô hình thực /thể liên kết E/A(Entity/Association Model) là mô hình dữ liệu
do P.P Chen đưa ra năm 1976 và sau đó được dùng khá phổ biến trên thế giới.
Nó có ưu điểm là khá đơn giản và gần với tư duy trực quan.
Mô hình thực thể liên kết kinh điển.
Xuất phát từ ba khái niệm cơ bản.: Thực thể, liên kết, và thuộc tính.
Các giá trị ứng số thường dùng:
: Một và chỉ một.
0..1: không hay một.
m..n: Từ m tới n.
0..*: từ không tới nhiều.
1..*: Từ một tới nhiều.
Biểu diển đồ hoạ:
Thực thể:
Liên kết:
Mô hình thực thể liên kết mở rộng.
Mô hình thực thể liên kết hạn chế.
Tuy bị hạn chế nhiều về hình thức diển tả, nhưng lại rất gần với mô hình
quan hệ và do đó dễ dàng chuyển sang cài đặt với hệ quản trị cơ sở dữ liệu
quan hệ. Đây là mô hình được dùng trong một số hệ trợ giúp thiết kế CASE,
chẳn hạn trong ORACLE.
a) Các hạn chế.
+ Đối với kiểu liên kết hai ngôi dạng:
Thì chỉ còn liên kết một -nhiều, tức là trường hợp n=1 và q>1 hoặc q=* và
được biểu diển dưới dạng mới sau:
III. Phương pháp thiết kế hệ thống.
Đồ án thực hiện theo phương pháp SD(Structured design) do E. Yourdon và
L.Constanie đề xuất.
CHƯƠNG VI: GIỚI THIỆU ORACLE DEVELOPER 6.O
Bộ Oracle Developer 6.0 bao gồm:Form buider, Report buider , Schema
buider và Project buider
A
B
m..n p..q
Đơn hàng
-SH-đơn hàng
-Ngày ĐH
Giao nộp
A B
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 38
I. Form Buider.
Là các mẫu nối với bảng cơ sở dữ liệu đã định. Những người dùng sử dụng
Form Buider để tạo các ứng dụng cung cấp cho người sử dụng đầu cuối truy
xuất thông tin được lưu trong cơ sở dữ liệu. Các thành phần của Form Buider.
Quá trình ánh xạ dữ liệu từ bảng vào Form.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 39
II. Report Buider.
Report buider là chương trình ứng dụng Oracle Developer, có công dụng tạo
báo biểu dựa trên dữ liệu trong cơ sở dữ liệu, vốn có thể xem trên màn hình, in
ra tập tin hoặc in lên giấy. Báo biểu có thể truy xuất dữ liệu bằng SQL, thực
hiện các phép toán trên dữ liệu truy xuất, và định dạng kết quả cho giống với
hoá đơn, thư mẫu hoặc tài liệu thương mại khác. Report buider là khung nhìn
dữ liệu tỉnh vào thời điểm cụ thể xem hoặc in được.
III. Graphics buider.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 40
Graphics buider là chương trình ứng dụng Oracle Developer dành để tạo đồ
họa trong cơ sở dữ liệu Oracle chẳng hạn như: biểu đồ tròn, biểu đồ thanh, biểu
đồ vạch. Oracle graphics buider có thể chạy như một chương trình ứng dụng
độc lập, hoặc lồng trong form, report.
IV. Query Buider.
Query buider là môi trường đồ họa giúp vấn tin câu lệnh SELECT được dễ
dàng hơn. Thay vì phải viết vấn tin bằng tay, Query buider cho phép bạn chọn
bảng muốn truy vấn rồi hiển thị bảng và cột liên quan trên màn hình. Các liên
kết khóa ngoài hiển thị giữa các cột trong bảng liên quan.
Hiển thị dữ liệu thông qua truy vấn.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 41
V. Schema buider.
Là công cụ thể hiện các relationship giữa các table trong Oracle Developer.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 42
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 43
PHẦN HAI
I. Đặt Vấn đề
Hiện nay trên thị trường tin học ở Việt Nam việc áp dụng tin học vào công
tác quản lý đã và đang áp dụng và thu đuợc nhiều thành công bước đầu. Tuy
nhiên hầu hết là sử dụng các chương trình quản lý viết bằng hệ quản trị cơ sở
dữ liệu Foxpro, Access,…do đó với tình hình phát triển của nền kinh tế hiện
nay và với vị trí quan trọng của việc áp dụng tin học hoá và công tác quản lý thì
các chương trình trên đang đứng trước một số vấn đề khó khăn cần được giải
quyết. Các vấn đề đó là:
Khả năng đảm bảo an toàn dữ liệu của Foxpro còn tương đối yếu. Đây là
trở ngại cần được khắc phục vì cơ sở dữ liệu của hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Foxpro không đủ lớn nên không đáp ứng được nhu cầu cần lưu trữ thông tin
lớn, khả năng bảo mật dữ liệu, độ chính xác cao để đáp ứng uy tín cho công
ty.
Từ những khó khăn trên yêu cầu đặt ra là xây dựng chương trình quản lý bán
hàng tại công ty VINDA phải thỏa mãn được các yêu cầu sau:
Tự động hoá nghiệp vụ.
Khả năng lưu trữ lớn.
Tố độ truy xuất nhanh.
Bảo mật
Giải quyết vấn đề
Từ những phân tích nêu trên rõ ràng các vấn đề phát sinh chủ yếu là do hệ
quản trị cơ sở dữ liệu Foxpro yếu, không đáp ứng được các nhu cầu mới. Như
vậy chỉ cần thay đổi hệ quản trị cơ sở dữ liệu cùng với việc xây dựng phần
mềm trên hệ quản trị đó và lựa chọn mộ hệ điều hành cho phù hợp là có thể
giải quyết được các vấn đề nêu trên. Sự lựa chọn một hệ quản trị cơ sở dữ liệu
và một hệ điều hành tương thích cần phải được thực hiện một cách kỹ càng sao
cho có lợi nhất.
Phần cứng
Loại máy: do yêu cầu về tốc độ và khả năng lưu trữ lớn nên đòi
hỏi cấu hình máy phải đủ tốt. Như vậy tối thiểu là loại máy Pentium trở
lên, riêng server thì đòi hỏi cao hơn. Các máy phải được nối mạng với
nhau để đảm bảo thống nhất về thông tin.
Phần mềm
Hệ điều hành: có ba loại hệ điều hành chủ yếu như: Novell
Netware, NT, UNIX.
Hệ điều hành NT chỉ chạy được trên hai plafform là X86 và Alpha. Hệ điều
hành NT chỉ hỗ trợ cho hệ thống đa xử lý đến 8 CPU, chỉ quản lý bộ nhớ lên
tới Gb.
Hệ điều hành UNIX có thể chạy trên ba plaform là X86, SPARTC, PPC.
UNIX có thể hỗ trợ cho hệ thống xử lý lên đến 128 CPU và có khả năng quản
lý bộ nhớ lên đến TGb. UNIX còn hỗ trợ unlimited uer nghĩa là chỉ cần một
bản UNIX/Solaris là có thể cài đặt cho cả hệ thống. Ngoài ra UNIX còn có
LINUX là hệ điều hành mã nguồn mở rất tiện dụng.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: hiện nay thị trường tin học có các hệ quản trị
cớ sở dữ liệu quan hệ như:FOXPRO, ACCESS, SQL Server,
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 44
Oracle…Tuy nhiên chỉ có hai loại là SQL Server và Oracle có thể giải
quyết vấn đề trên.
Đối với SQL server : điểm hạn chế của SQL Server là chỉ chạy được trên
một hệ điều hành duy nhất là NT do đó khi lựa chọn SQL Server thì phải chọn
hệ điều hành NT. Trong khi đó NT chỉ chạy được trên hai plafform là X86 và
Alpha và chỉ quản lý tối đa lên đến Gb, đây chính là điểm yếu của hệ điều
hành NT.
Đối với ORACLE: đây là hệ quản trị cơ sở dữ liệu rất mạnh và tiện lợi, nó có
thể chạy trên 80 hệ điều hành khác nhau từ Laptop đến Mainframe. Tuy nhiên
trong số các hệ điều hành này thì hệ UNIX dòng Solaris có ưu thế hơn cả vì nó
có thể chạy trên ba plafform là X86, SPARTC, PC và hơn nữa nó rất phù hợp
cho mạng WAN. Riêng Oracle còn có một số ưu điểm:
Cho phép chia sẽ dòng dữ liệu
Refesh trước khi update
Qui định timeout khi người sử dụng để quá lâu hay trong tình trạng
dealock thì tự động relase
Xử lý dữ liệu lên đến 5 TGb
Cho phép xử lý dữ liệu song song
Cung cấp nhiều cung cụ hỗ trợ( Design Development tools, Design
2000…)
Cho phép cơ chế phân tán dữ liệu hay tập trung dữ liệu
Qua các hướng giải quyết trên thì tôi đề nghị nên chọn hệ điều hành
UNIX và hệ quản trị cơ sở dữ liệu là Oracle. Tuy nhiên do Oracle có cơ chế
phân tán dữ liệu nên chúng ta có một số cách cài đặt chương trình như sau:
Cài đặt dữ liệu trên nhiều Server, đây chính là hình thức phân tán dữ liệu
thực sự. Với cách cài đặt như thế này thì đòi hỏi đường truyền phải thật tốt,
tốt nhất là sử dụng cáp quang. Tuy nhiên với đường truyền bằng cáp quang
thì chi phí lắp đặt và bảo trì rất đắt. Điều này làm cho chi phí của dự án tăng
lên rất cao do đó cách giải quyết này không khả thi.
Cài đặt dữ liệu trên nhiều Server. Mối server có dữ liệu riêng cho mình
và bản sao dữ liệu( sự ánh xạ dữ liệu) của tất cả các server khác. Như vậy
sau một khoản thời gian quy định thì phải tiến hành cập nhật (refresh) lại
thông tin toàn bộ để thông tin được thống nhất .Với cách giải quyết này thì
thông tin lưu trữ không được thống nhất tại một thời điểm,có nhiều khi mâu
thuẫn có thể gây thiệt hại cho công ty.
Cài đặt dữ liệu trên một Server duy nhất, đây có thể coi là dữ liệu tập
trung. Khi các trạm khác muốn trao đổi trên dữ liệu thì phải thông qua một
user nào đó do người quản trị cơ sở dữ liệu tạo ra. Với mỗi một user sẽ có
một số quyền nhất định, các quyền này do người quản trị cơ sở dữ liệu quy
định. Với cách giải quyết này có thể nói thông tin sẽ được thống nhất một
cách tuyệt đối.
Kết hợp giữa tập trung và phân tán dữ liệu, dữ liệu sẽ tập trung tại mỗi
trung tâm, các server phụ thao tác dữ liệu tại trung tâm mà được quyền sử
dụng. Tại trung tâm vừa chứa dữ liệu của mình và bản sao của trung tâm
khác.
Tóm lại giải pháp chọn là:
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 45
Hệ điều hành UNIX dòng Solaris
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle với cơ chế dữ liệu tập trung kết hợp với
phân tán dữ liệu
Mạng sẽ cài đặt là WAN.
Khảo sát hiện trạng.
Công ty thép VinDa (A4-E23-F2-Quận Tân Bình-TPHCM) là công ty kinh
doanh tương đối lớn. Gần đây bộ phận kế toán bán hàng tại công ty tỏ ra bất
cập. Vì vậy có yêu cầu cải tiến quản lý ở bộ phận này.
Nhiệm vụ cơ bản.
Khi bộ phận nghiệp vụ có yêu cầu mua hàng, bộ phận kế toán bán hàng tại
công ty phải thực hiện mua hàng từ nhà cung cấp đáp ứng kịp thời bán hàng
cho khách hàng.
Cơ cấu tổ chức.
Bộ phận kế toán bán hàng tại công ty gồm: Bộ phận bán hàng và bộ phận
mua hàng
Bộ phận mua hàng đảm nhận việc đặt hàng dựa trên dự trù của bộ phận
nghiệp vụ đưa ra. Bộ phận này có dùng một máy tính trong đó có dùng một
chương trình lưu trữ những thông tin của người cung cấp (bao gồm tên
người cung cấp, địa chỉ người cung cấp và những thông tin liên quan) giúp
chọn người cung cấp, làm đơn hàng và theo dõi sự hoàn tất của đơn hàng
một cách dể dàng hơn . Ngoài ra còn có tổ kiểm tra.,vì hai máy tính ở hai bộ
phận trên là không tương thích với nhau nên không nối ghép với nhau được.
Tổ này có nhiệm vụ kiểm tra các sai xót về hàng và tiền để khiếu nại với
nhà cung cấp nhằm chỉnh lại cho đúng.
Bộ phận bán hàng có trách nhiệm làm hoá đơn, phiếu xuất hàng, giao hàng
cho khách hàng và tiền hàng thanh toán với khách hàng. Bộ phận này có
một máy tính (máy đơn) trong đó dùng chương trình quản lý tất cả các mặt
hàng của công ty giúp việc quản lý tốt hơn.
Quy trình xử lý và các loại dữ liệu xử lý:
Qua khảo sát ta thấy quy trình làm việc cùng các loại chứng từ giao dịch sử
dụng trong quy trình đó như sau:
Khi có nhu cầu về hàng, bộ phận nghiệp vụ sẽ lập một bản dự trù gửi cho bộ
phận mua hàng, trong đó có các mặt hàng được yêu cầu, với các số lượng yêu
cầu tương ứng. Bộ phận mua hàng trước hết chọn nhà cung cấp để đặt mua các
mặt hàng nói trên. Muốn vậy, nó dùng máy tính để tìm các thông tin về các
người cung cấp được lưu trong tập tin người cung cấp. Sau đó thương lượng
với nhà cung cấp (trực tiếp hoặc gián tiếp). Khi đã thỏa thuận xong dùng hệ
chương trình Đơn hàng để in một đơn hàng. Các thông tin trên đơn hàng được
lưu lại để theo dõi trong tập tin đơn hàng, còn đơn hàng in ra thì gửi tới người
cung cấp.
Để tiện theo dõi người ta áp dụng nguyên tắc: mỗi khoản đặt hàng trên một
đơn hàng giải quyết trọn vẹn một khoản yêu cầu về một mặt hàng trên một bản
dự trù. Tuy nhiên một đơn hàng ,gồm nhiều khoản, có thể đáp ứng yêu cầu của
nhiều bản dự trù khác nhau. Ngược lại các khoản yêu cầu trên một bản dự trù
lại có thể phân bố lên nhiều đơn hàng khác nhau, gửi đến các nhà cung cấp
khác nhau. Nhà cung cấp, căn cứ trên đơn hàng, sẽ chuyển đến các kho, kèm
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD:TS Nguyễn Ngọc Bình
SVTH: Đỗ Hữu Bá Trang 46
phiếu giao hàng. Hàng đưa vào kho, còn thông tin trên phiếu giao hàng cùng
địa điểm cất hàng được lưu vào máy tính, trong tập tin Phiếu NHẬN HÀNG.
Trên phiếu giao hàng, mỗi mặt hàng được giao đều có ghi rõ số hiệu đơn hàng
đã đặt mặt hàng đó. Để giải quyết vấn đề này, hàng tuần tổ nhận hàng sử dụng
hệ chương trình NHẬN HÀNG, in một danh sách nhận hàng trong tuần, gửi
cho tổ kiểm tra, với nội dung :Số Hiệu(SH) giao hàng- Tên Nhà Cung
Cấp(NCC)- Số Hiệu(SH) mặt hàng- Số Lượng (SL) nhận- Số Hiệu(SH) đơn
hàng.
Mặt khác, hàng tuần, tổ Đặt hàng sử dụng hệ chương trình Đặt hàng(ĐH), in ra
một danh sách Đặt hàng trong tuần, gửi cho tổ kiểm tra với nội dung sau:
Mã Số(MS) đơn hàng- Tên NCC- Số Hiệu(SH) mặt hàng- Số lượng đặt- Số
Hiệu(SH) dự trù- Tên Kho.
Bộ phận kiểm tra khớp hai danh sách này, tìm ra mã Số đơn hàng và Số Hiệu
mặt hàng chung và từ đó xác định lượng hàng nào là cần phát về cho các kho
nào. Tổ kiểm tra còn tiếp nhận hoá đơn từ nhà cung cấp gửi đến, đối chiếu với
hàng đã nhận, nếu chính xác thì chi lên hoá đơn và gửi đi thanh toán thuộc
phòng tài chính. Nếu phát hiện có sự không ăn khớp giữa hàng đặt- hàng nhận
và tiền phải trả thì tổ kiểm tra khiếu nại với nhà cung cấp để chỉnh sữa lại.
Đối với khách hàng khi mua hàng từ công ty phải có đơn hàng chuyển
đến theo mẫu đã in sẳn bao gồm: phần đầu là những thông tin đầy đủ về một
khách hàng , phần thứ hai là danh sách mặt hàng đặt mua ,số lượng ,đơn giá
từng loại,và ngày nhận hàng . Đơn đặt hàng được đưa đến bộ phận nghiệp vụ
để xem xét. Nếu khách hàng còn nợ trể hạn quá 1 số tiền quy định thì bộ phận
nghiệp vụ từ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đồ Án Tốt Nghiệp- Hệ quản trị CSDL Oracle trong quản lý bán hàng.pdf