Tài liệu Đồ án Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
BỘ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
***
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
(MSMH: 603136)
ĐỀ TÀI
TỔNG QUAN ỨNG DỤNG
COLLAGEN
TRONG THỰC PHẨM
SVTH: NGUYỄN HOÀNG PHONG
MSSV: 60701792
Lớp: HC07TP2
Ngành: Công nghệ thực phẩm
GVHD: TS. NGUYỄN HOÀNG DŨNG
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2011
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm ii
Đại Học Quốc Gia TP .HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường Đại học Bách Khoa Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Khoa Kỹ Thuật Hóa Học ---------//---------
Bộ Môn Công Nghệ Thực Phẩm
ĐỒ ÁN MÔN HỌC CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
(MÃ SỐ: 603136)
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN HOÀNG PHONG
Mã số sinh viên: 60701792
1. Đầu đề đồ án
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm .
2. Nhiệm vụ (nội dung yêu cầu)
Tổng quan tài liệu về ứng dụng collagen trong thự...
99 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2068 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đồ án Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
BỘ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
***
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
(MSMH: 603136)
ĐỀ TÀI
TỔNG QUAN ỨNG DỤNG
COLLAGEN
TRONG THỰC PHẨM
SVTH: NGUYỄN HOÀNG PHONG
MSSV: 60701792
Lớp: HC07TP2
Ngành: Công nghệ thực phẩm
GVHD: TS. NGUYỄN HOÀNG DŨNG
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2011
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm ii
Đại Học Quốc Gia TP .HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường Đại học Bách Khoa Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Khoa Kỹ Thuật Hóa Học ---------//---------
Bộ Môn Công Nghệ Thực Phẩm
ĐỒ ÁN MÔN HỌC CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
(MÃ SỐ: 603136)
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN HOÀNG PHONG
Mã số sinh viên: 60701792
1. Đầu đề đồ án
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm .
2. Nhiệm vụ (nội dung yêu cầu)
Tổng quan tài liệu về ứng dụng collagen trong thực phẩm .
3. Nội dung các phần
Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ COLLAGEN
1.1 Giới thiệu sơ lược về collagen
1.2 Thành phần và cấu trúc
1.3 Phân loại
1.4 Tính chất
1.5 Thu nhận collagen
1.6 Ứng dụng của collagen
Chương 2 - ỨNG DỤNG COLLAGEN TRONG THỰC PHẨM
2.1 Collagen bột
2.2 Ứng dụng collagen trong chế biến các sản phẩm thức uống
2.3 Ứng dụng collagen trong chế biến các sản phẩm từ sữa
2.4 Ứng dụng collagen trong chế biến thịt và thủy sản
2.5 Collagen được ứng d ụng trong nhiều sản phẩm khác nhau có tác dụng tốt cho
xương
4. Các bản vẽ và đồ thị: không
5. Ngày giao đồ án: ngày 01 tháng 03 năm 2011.
6. Ngày hoàn thành đồ án: ngày 31 tháng 05 năm 2011.
Ngày … tháng … năm 2011 Ngày … tháng … năm 2011
Chủ nhiệm bộ môn Người hướng dẫn
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Mục lục
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm v
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................ix
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ x
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ COLLAGEN ............................................................... 1
1.1 Giới thiệu sơ lược về collagen ........................................................................ 2
1.2 Thành phần và cấu trúc ................................................................................... 3
1.2.1 Cấu trúc phân tử collagen ..............................................................................4
1.2.2 Thành phần hóa học của collagen .................................................................6
1.3 Phân loại .......................................................................................................... 9
1.4 Tính chất ....................................................................................................... 11
1.4.1 Độ tinh sạch của collagen ............................................................................11
1.4.2 Thành phần cấu trúc và khối lượng phân tử ................................................12
1.4.3 Nhiệt độ biến tính ........................................................................................14
1.4.4 Thành phần amino acid ...............................................................................17
1.4.5 Khả năng trương nở, hòa tan .......................................................................18
1.4.6 Điểm đẳng điện (pI) .....................................................................................19
1.5 Thu nhận collagen ......................................................................................... 20
1.5.1 Sự phá vỡ tế bào ..........................................................................................20
1.5.2 Phương pháp tinh sạch collagen ..................................................................21
1.5.3 Làm khô và bảo quản chế phẩm collagen ...................................................22
1.5.4 Sử dụng CO2 siêu tới hạn trong tinh sạch collagen ....................................22
1.6 Ứng dụng của collagen ................................................................................. 26
1.6.1 Ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm. ....................................................26
1.6.2 Ứng dụng trong y học và dược phẩm ..........................................................28
1.6.3 Ứng dụng trong công nghiệp mỹ phẩm .......................................................30
Chương 2 ỨNG DỤNG COLLAGEN TRONG THỰC PHẨM ............................. 31
2.1 Collagen bột .................................................................................................. 32
2.1.1 Nguyên liệu ..................................................................................................32
2.1.2 Quy trình công nghệ sản xuất collagen bột .................................................32
2.1.3 Sản phẩm collagen bột tinh sạch .................................................................36
2.2 Ứng dụng collagen trong chế biến các sản phẩm thức uống ........................ 37
2.2.1 Ứng dụng collagen vào các sản phẩm thức uống (trà, cà phê) nhằm bổ sung
thêm lượng protein cho cơ thể .....................................................................37
2.2.2 Ứng dụng collagen làm trong các sản phẩm thức uống có cồn ...................39
2.3 Ứng dụng collagen trong chế biến các sản phẩm từ sữa .............................. 43
2.4 Ứng dụng collagen trong chế biến thịt và thủy sản ...................................... 49
2.4.1 Những ứng dụng phổ biến của collagen trong ngành chế biến thịt – thủy
sản ................................................................................................................49
2.4.2 Ứng dụng collagen trong sản xuất vỏ bọc sản phẩm thịt chế biến ..............51
Mục lục
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm vi
2.4.3 Ứng dụng collagen trong ức chế sự oxy hóa chất béo trong sản phẩm thịt
chế biến ........................................................................................................54
2.4.4 Tăng hiệu suất nấu và chống mất nước cho sản phẩm nhờ collagen ..........62
2.4.5 Collagen thay thế một phần nguyên liệu trong sản phẩm thịt chế biến ......66
2.5 Collagen được ứng dụng trong nhiều sản phẩm khác nhau có tác dụng tốt
cho xương ..................................................................................................... 78
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................... Error! Bookmark not defined.
Danh mục bảng
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2.1- Phân loại protein theo chức năng của chúng trong cơ thể ...........................4
Bảng 1.2.2 – So sánh thành phần amino acid của một số loại protein (gam amino
acid/100 gam protein) [7, 12, 28] ....................................................................................6
Bảng 1.2.3 - Thành phần amino acid của collagen vảy cá Rohu và cá Catla (số gốc
amino acid trên tổng số 1000 gốc amino acid) [23] ........................................................7
Bảng 1.2.4 – Sự khác nhau về hàm lượng hydroxyproline và nhiệt độ biến tính của
collagen từ các nguồn thu nhận khác nhau [23] ..............................................................8
Bảng 1.3.1 – Phân loại collagen [27] ...............................................................................9
Bảng 1.4.1 - Kết quả phân tích thành phần nguyên liệu da, xương cá chỉ vàng và
collagen trích chiết được [24] ........................................................................................11
Bảng 1.4.2 - Thành phần amino acid của dung dịch collagen da cá nóc [18] ...............17
Bảng 1.4.3 -Thành phần amino acid của dung dịch collagen da và xương cá chỉ vàng
chiết bằng pepsin [24] ....................................................................................................17
Bảng 2.1.1 – Các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh của collagen thu nhận từ lợn [11] .............36
Bảng 2.3.1 – Kết quả đánh giá tính tính ổn định khi bảo quản của sản phẩm trong thí
nghiệm 1 [21] .................................................................................................................46
Bảng 2.3.2 - Kết quả đánh giá hương vị sản phẩm trong thí nghiệm 1 [21] .................46
Bảng 2.4.1 - Thông tin kỹ thuật c ủa Code 10 [17] ........................................................53
Bảng 2.4.2 - Thông tin kỹ thu ật của Code V [17] .........................................................53
Bảng 2.4.3 - Thành phần hóa học của xúc xích Wiener và xúc xích gan trong nghiên
cứu [14] ..........................................................................................................................58
Bảng 2.4.4 – Kết quả phân tích sản phẩm [14] .............................................................59
Bảng 2.4.5 - Kết quả phân tích thành ph ần xúc xích với những hàm lượng collagen
khác nhau [9] .................................................................................................................64
Bảng 2.4.6 - Kết quả phân tích gần đúng thành phần jambon với những hàm lượng
collagen khác nhau [9] ...................................................................................................64
Bảng 2.4.7 – Thành phần công thúc xúc xích Bologna dạng thô [1] ............................68
Bảng 2.4.8 - Thành phần công thúc xúc xích Bologna dạng mịn [1] ............................68
Bảng 2.4.11 - Tính chất sản phẩm xúc xích Bologna dạng thô đã được bổ sung
collagen với các hàm lượng khác nhau [1] ....................................................................68
Bảng 2.4.10 –Các thông số bị ảnh hưở ng bởi hàm lượng collagen bổ sung trên sản
phẩm xúc xích Bologna dạng nhũ tương mịn [1] ..........................................................70
Bảng 2.4.11 - Các thông số bị ảnh hưởng bởi hàm lượng collagen bổ sung trên nguyên
liệu xúc xích Bologna dạng nhũ tương mịn [1] .............................................................70
Bảng 2.4.14 - Công thức chế biến xúc xích [10] ...........................................................71
Bảng 2.4.15 –Phân tích thành phần hóa học của xúc xích và collagen [10] .................72
Bảng 2.4.16 – Các thông số bị ảnh hưởng bởi hàm lượng collagen bổ sung và thời gian
lưu trữ sản phẩm [10] ....................................................................................................73
Danh mục bảng
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm viii
Bảng 2.4.17 – Kết quả phân tích màu sắc nguyên liệu và sản phẩm theo hàm lượng
collagen bổ sung [10] ....................................................................................................75
Bảng 2.4.18 - Kết quả phân tích màu sắc nguyên liệu và sản phẩm .............................76
Bảng 2.4.19 - Kết quả phân tích cảm quan sản phẩm [10] ............................................77
Bảng 2.5.1 – Kết quả so sánh hoạt tính chống tái hấp thu xương của các phân đoạn
collagen [30] ..................................................................................................................81
Bảng 2.5.2 – Thành phần viên nén collagen kết hợp canxi và vitamin D 3 [30] ...........81
Bảng 2.5.3 - Thành phần sản phẩm thức uống có bổ sung collagen [30] .....................82
Bảng 2.5.4 - Thành phần sản phẩm bánh cracker có bổ sung collagen [30] .................82
Bảng 2.5.5 - Thành phần sản phẩm jelly có bổ sung collagen [30] ..............................82
Bảng 2.5.6 - Thành phần sản phẩm phô mai chế biến có bổ sung collagen [30] ..........83
Bảng 2.5.7 - Thành phần sản phẩm yaourt có bổ sung collagen [30] ...........................83
Bảng 2.5.8 - Thành phần sản phẩm sữa bột có bổ sung collagen [30] ..........................83
Bảng 2.5.9 - Thành phần sản phẩm thức ăn cho chó có bổ sung collagen [30] ............83
Danh mục hình
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.2.1 – Chuỗi xoắn collagen gồm 3 dây xoắn chặt .................................................4
Hình 1.2.2 – Từng bậc cấu tạo trong phân tử collagen [8] ..............................................5
Hình 1.2.3 – Cấu trúc sợi collagen [22] ..........................................................................5
Hình 1.4.1 - Đồ thị đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa diện tích peak và hàm
lượng acid amin [31] ......................................................................................................12
Hình 1.4.2 – Phân tích điện di SDS–PAGE collagen từ da (S) và xương (B) của cá chỉ
vàng dưới điều kiện khử và không khứ .........................................................................13
Hình 1.4.3 - Sắc kí điện di SDS-PAGE collagen loại I của da heo và collagen da cá ..14
Hình 1.4.4 – Đường cong biến tính nhiệt của collagen, gelatin và collagen thủy phân
[34] .................................................................................................................................15
Hình 1.4.5 -Biểu đồ sự phụ thuộc độ nhớt theo nhiệt độ [20] .......................................16
Hình 1.4.6 – Sự thay đổi độ nhớt của dung dịch collagen (trong acid acetic) từ da và
xương cá chỉ vàng theo nhiệt độ [24] ............................................................................16
Hình 1.4.7 – Sự thay đổi độ nhớt tương đối (%) của collagen da và xương cá chỉ vàng
theo pH [24] ...................................................................................................................19
Hình 1.4.8 - Sự thay đổi độ nhớt tương đối (%) của collagen da và xương cá chỉ vàng
theo nồng độ NaCl [24] .................................................................................................19
Hình 1.5.1 - Quy trình tách chiết collagen ....................................................................20
Hình 1.5.2 – Giản đồ pha của CO 2 ................................................................................24
Hình 1.5.3 – Sơ đồ quy trình tách chiết bằng CO2 siêu tới hạn ....................................25
Hình 1.6.1 - Sản phẩm phomat có chứa collagen hydrolysate làm giảm hàm lượng chất
béo ..................................................................................................................................26
Hình 1.6.2 – Sản phẩm kẹo dẻo có vỏ màng là collagen hydrolysate ...........................27
Hình 1.6.3 - Collagen hydrolysate làm chất kết dính trong thanh kẹo ..........................27
Hình 1.6.4 – Sản phẩm thịt nguội có chứa collagen hydrolysate ..................................27
Hình 1.6.5 – Collagen hydrolysate làm trong các loại thức uống .................................28
Hình 1.6.6 – Viên nang mềm có lớp vỏ ngoài làm từ collagen. ....................................28
Hình 1.6.7 – Viên nang cứng làm từ chất liệu collagen ................................................29
Hình 1.6.8 - Ứng dụng collagen hydrolysate trong kỹ thuật nội soi ............................30
Hình 1.6.9 – Collagen hydrolysate trong các mảnh bọt biển sử dụng trong nha khoa .30
Hình 2.1.1 - Quy trình chiết collagen bằng cid acetic (acid-soluble collagen – ASC) .32
Hình 2.1.2 - Quy trình chiết collagen bằng pepsin (pepsin-soluble collagen – PSC) ...33
Hình 2.1.3 - Quy trình chiết collagen có mặt vi khuẩn Bacillus ...................................35
Hình 2.1.4 – Bột collagen tinh sạch ...............................................................................36
Hình 2.4.1 – Tiết diện cắt ngang của sản phẩm xúc xích Bologna (0: không bổ sung
collagen; 10: bổ sung 10% collagen; 20: bổ sung 20% collagen; 30: bổ sung 30%
collagen) [1] ...................................................................................................................69
Lời mở đầu
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm x
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng xuất khẩu thủy sản rất lớn. Năm
2006, tổng sản lượng cá tra, cá basa của các tỉnh ĐBSCL 825.000 tấn. Đầu năm
2008, đạt 1 triệu tấn, chủ yếu là mặt hàng cá phi lê. Tại các nhà máy chế biến
thủy sản, cá tươi được lóc hai miếng phi-lê để chế biến xuất khẩu. Phần còn lại
chiếm khoảng 60% gồm da, xương, đầu, bụng, mỡ, ruột, kỳ vi... Như vậy, sẽ có
khoảng 600.000 tấn phụ phẩm sau xuất khẩu cần được xử lý. Hiện nay, mỡ cá
được nghiên cứu ứng dụng làm biodesel hoặc xuất thô sang Trung Quốc, các
phần còn lại được sản xuất thành bột cá làm thức ăn gia súc . Ngoài ra , ngành
giết mổ và chế biến gia súc gia cầm ở Việt Nam cũng thải ra một lượng phế
phẩm khá lớn mà trong đó cũng chủ yếu là da và xương .
Nếu như phế phẩm của các ngành công nghiệp này ch ỉ được chế biến
thành bột thức ăn gia súc hay các dạng sản phẩm thô , giá trị thấp khác thì hiệ u
quả kinh t ế mang lại không cao hoặc nếu như loại bỏ hẳn t hì phải tốn thêm chi
phí cho việc xử lý chất thải . Trong khi, thành phần chính trong da, xương là
collagen có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm và gần
đây được ứng dụng khá nhiều trong công nghiệp thực phẩm . Cho nên việc ứng
dụng các phụ phẩm này vào nhiều ngành khác nhau , đặc biệt là trong ngành
thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng . Vấn tách chi ết collagen trong da đã
được nghiên cứu nhiều và cũng đạt nhiều thành công đáng kể . Vấn đề còn lại
cấp bách hiện nay là cần tiếp tục nghiên cứu để ứng dụng sản phẩm collagen
thu được vào chế biến các sản phẩm công nghiệp khác nhau nhằm nâng cao giá
trị kinh tế của collagen, đồng thời giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường.
Nhiệm vụ của đồ án này là bước đầu tổng quan tài liệu về ứng dụng
collagen trong ngành thực p hẩm, góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết nêu trên .
Nội dung chính của bài viết liên quan đến các phương pháp ứng dụng collagen
trong các sản phẩm thực phẩm khác nhau như các sản phẩm thức uống , các sản
phẩm chế biến từ sữa , các sản phẩm thịt và thủy sản , collagen dạng tổng hợp
nhằm khai thác các tính chất công nghệ cũng như giá t rị y học của collagen , từ
đó nâng cao giá trị và tính thương mại của collagen .
Tổng quan về collagen
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 1
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ COLLAGEN
Giới thiệu sơ lược về collagen
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 2
1.1 Giới thiệu sơ lược về collagen
Collagen là thành phần protein chủ yếu của các mô liên kết. Collagen chiếm
khoảng 25% protein tổng số trong cơ thể động vật và là thành phần chủ yếu của khung
mạng ngoại bào.Collagen là protein dạng sợi xoắn. Collagen được tìm thấy trong tất cả
các loài động vật đa bào. Nó có trong các mô liên kết của tim, mạch, da, giác mạc, sụn,
sừng, dây chằng, xương, răng, … Collagen cũng đư ợc tìm thấy ở các mô bên trong của
hầu hết các cơ quan. Collagen tạo nên độ bền của mô, cơ quan và duy trì d ạng cấu trúc
của chúng. Collagen rất đa dạng về thành phần và cấu trúc. Ngày nay, người ta đã tìm
ra khoảng 28 loại collagen khác nhau[2, 3, 26].
Do có cấu trúc và tính chất hóa học đặc biệt, collagen được ứng dụng trong nhiều
lĩnh vực khác nhau như: ngành da, phim, mỹ phẩm, y học, dược phẩm, vật liệu sinh
học và thực phẩm [2].
Nhìn chung, trong ngành công nghiệp collagen, các dạng collagen thương mại
đều từ da và xương động vật có vú như trâu, bò, heo,…, phế thải của ngành chế biến
gia cầm. Tuy nhiên, nguồn động vật ở cạn này không phù hợp với nhiều vùng tín
ngưỡng, tôn giáo; khó điều khiển về chất lượng và có thể lây nhiễm các tác nhân sinh
học và chất độc như: BSE (bệnh bò điên), FMD (b ệnh lở mồm long móng). Vì thế,
hiện nay người ta tìm nguồn thu nhận collagen mới từ các loài cá và thủy sản khác[2].
Thành phần và cấu trúc
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 3
1.2 Thành phần và cấu trúc
Trước khi tìm hiểu về collagen, chúng ta sơ lược đôi nét về protein. Protein là
một hợp chất đại phân tử được tạo thành từ rất nhiều các đơn phân là các acid amin
(hình 2.1). Acid amin đư ợc cấu tạo bởi ba thành phần: một là nhóm amin (-NH2), hai
là nhóm cacboxyl (-COOH) và cuối cùng là nguyên tử cacbon trung tâm đính với 1
nguyên tử hyđro và nhóm biến đổi R quyết định tính chất của acid amin. Khoảng 20
acid amin đã đư ợc phát hiện trong thành phần của tất cả các loại protein khác nhau
trong cơ thể sống.
Protein có bốn bậc cấu trúc:
Cấu trúc bậc một: Các acid amin nối với nhau bởi liên kết peptide hình thành
nên chuỗi polypeptide. Đầu mạch polypeptide là nhóm amin của acid amin thứ nhất và
cuối mạch là nhóm cacboxyl của acid amin cuối cùng. Cấu trúc bậc một của protein
thực chất là trình tự sắp xếp của các acid amin trên chuỗi polypeptide. Cấu trúc bậc
một của protein có vai trò tối quan trọng vì trình tự các acid amin trên chuỗi
polypeptide sẽ thể hiện tương tác giữa các phần trong chuỗi polypeptide, từ đó tạo nên
hình dạng lập thể của protein và do đó quyết định tính chất cũng như vai trò của
protein. Sự sai lệch trong trình tự sắp xếp của các acid amin có thể dẫn đến sự biến đổi
cấu trúc và tính chất của protein.
Cấu trúc bậc hai: là sự sắp xếp đều đặn các chuỗi polypeptide trong không gian.
Chuỗi polypeptide thường không ở dạng thẳng mà xoắn lại tạo nên cấu trúc xoắn α và
cấu trúc nếp gấp β, đư ợc cố định bởi các liên kết hyđro giữa những acid amin ở gần
nhau. Các protein sợi như keratin, collagen... (có trong lông, tóc, móng, sừng) gồm
nhiều xoắn α, trong khi các protein c ầu có nhiều nếp gấp β hơn.
Cấu trúc bậc ba: Các xoắn α và phi ến gấp nếp β có thể cuộn lại với nhau thành
từng búi có hình dạng lập thể đặc trưng cho từng loại protein. Cấu trúc không gian này
có vai trò quyết định đối với hoạt tính và chức năng của protein. Cấu trúc này lại đặc
biệt phụ thuộc vào tính chất của nhóm -R trong các mạch polypeptide.Chẳng hạn
nhóm -R của cystein có khả năng tạo cầu đisulfur (-S-S-), nhóm -R của proline cản trở
việc hình thành xoắn, từ đó vị trí của chúng sẽ xác định điểm gấp, hay những nhóm -R
ưa nước thì nằm phía ngoài phân tử, còn các nhóm kị nước thì chui vào bên trong phân
tử... Các liên kết yếu hơn như liên kết hydro hay liên kết điện hóa trị có ở giữa các
nhóm -R có điện tích trái dấu.
Cấu trúc bậc bốn: Khi protein có nhiều chuỗi polypeptide phối hợp với nhau thì
tạo nên cấu trúc bậc bốn của protein. Các chuỗi polypeptide liên kết với nhau nhờ các
liên kết yếu như liên kết hydro.
Thành phần và cấu trúc
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 4
Phân loại protein: Có nhiều loại protein, mỗi loại đảm nhiệm một vai trò khác
nhau trong cơ thể:
Bảng 1.2.1- Phân loại protein theo chức năng của chúng trong cơ thể
LOẠI PROTEIN CHỨC NĂNG
Protein cấu trúc Cấu trúc, nâng đỡ
Protein enzyme Xúc tác sinh học: tăng nhanh, chọn lọc các
phản ứng sinh hóa
Protein hormone Điều hòa các hoạt động sinh lý
Protein vận chuyển Vận chuyển các chất
Protein vận động Tham gia vào chức năng vận động của tế
bào và cơ thể
Protein thụ quan Cảm nhận, đáp ứng các kích thích của môi
trường
Protein dự trữ Dự trữ chất dinh dưỡng
Collagen là loại protein cấu trúc trong cơ thể động vật. Nó được phân bố trong
các bộ phận như da, cơ, gân, sụn, dây chằng xương và răng... Trong thành phần của da,
ở lớp bì chứa rất nhiều collagen tạo ra một hệ thống nâng đỡ, hỗ trợ cho các đặc tính
cơ học của da như sức căng, độ đàn hồi, duy trì đ ộ ẩm... Tùy theo từng độ tuổi, điều
kiện sống, tác nhân môi trường, da có thể bị lão hóa hoặc tổn thương, sợi collagen mất
dần tính đàn hồi và săn chắc do cấu trúc collagen bị phá vỡ.
1.2.1 Cấu trúc phân tử collagen
Về cấu trúc của phân tử collagen, phân tử collagen hay còn gọi là tropocollagen
là một cấu trúc dạng sợi hình ống chiều dài khoảng 300nm, đường kính 1,5 nm. Mỗi
sợi collagen này được cấu tạo từ ba chuỗi polypeptide nối với nhau bằng các liên kết
hydro và xoắn lại với nhau giống như sợi dây thừng (hình 1.2.1).
Hình 1.2.1 – Chuỗi xoắn collagen gồm 3 dây xoắn chặt
Mỗi một vòng xoắn có độ dài là 3,3 gốc amino acid, chiều cao là 2,9 Ao. Mỗi
một chuỗi polypeptide trong collagen được cấu tạo từ các amino acid theo một trật tự,
Thành phần và cấu trúc
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 5
thông thường là Gly - Pro - Y, hoặc Gly - X – Hyp (hình 1.2.2). Trong đó, X, Y là
những đơn vị amino acid khác. Proline (Pro) và hydroxyproline (Hyp) chiếm khoảng
1/6 chuỗi, glycine chiếm khoảng 1/3 chuỗi. Tổng cộng chỉ riêng proline,
hydroxyproline, và glycine chiếm 1/2 chuỗi collagen. Các amino acid còn lại chiếm
1/2 [25].
Hình 1.2.2 – Từng bậc cấu tạo trong phân tử collagen [8]
(a) Chuỗi polypeptide bậc một.
(b) Cấu trúc xoắn α bậc hai và bậc ba.
(c) Cấu trúc so le bậc bốn
Glycine đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cấu trúc sợi siêu xoắn của
collagen. Tropocollagen liên kết với nhau theo kiểu đầu nối đuôi hình thà nh collagen
fibril. Các collagen fibril này bó lại với nhau hình thành sợi collagen siêu cáp –
collagen fiber (hình 1.2.3). Vì thế collagen rất chắc, dai, và bền.
Hình 1.2.3 – Cấu trúc sợi collagen [22]
(a) Cấu trúc khái quát 3 chuỗi xoắn α của collagen.
(b) Phân tử collagen.
(c) Collagen fibril đường kính từ 10 đến 300nm.
(d) Collagen fibril bó lại với nhau hình thành sợi collagen siêu cáp – collagen
fiber, đường kính từ 0,5 đến 3 μm.
Thành phần và cấu trúc
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 6
1.2.2 Thành phần hóa học của collagen
Về thành phần các acid amin: trong collagen chứa rất ít hoặc không chứa
cystein và tryptophan, nhưng chứa rất nhiều hydroxyproline. Hydroxyproline này là
một acid amin đặc trưng của collagen mà các loại protein khác không có.
Trong phân tử tất cả các loại collagen, luôn có sự lặp lại của cấu trúc X-Y-Gly,
trong đó X, Y có thể là bất kỳ acid amin nào. Tuy nhiên, ở vị trí của X và Y thường là
(2S)-Proline (Pro, 28%) và (2S,4R)-4-Hydroxyproline (Hyp, 38%). Chuỗi Pro-Hyp-
Gly là chuỗi thường gặp nhất trong phân tử collagen (10,5%) [27].
Bảng 1.2.2 – So sánh thành phần amino acid của một số loại protein (gam amino
acid/100 gam protein) [7, 12, 28]
Protein
Amino acid
COLLAGEN
(từ da cá
phổi)
CASEIN
(từ sữa dê)
ALBUMIN
(từ trứng)
Alanine 11,70 3,50 5,70
Glycine 24,00 2,80 6,30
Valine 2,56 6,70 10,30
Leucine 3,37 13,60 8,90
Isoleucine 1,64 4,20 4,90
Proline 14,8 9,30 3,80
Phenylalanine 2,60 4,40 3,77
Tyrosine 0,19 4,60 2,69
Serine 4,71 3,60 10,90
Threonine 3,18 4,90 10,70
Cystine - - -
Methionine 0,59 2,70 1,11
Arginine 9,10 3,90 2,73
Histidine 0,80 - 1,16
Lysine 3,63 6,70 7,70
Aspartic acid 6,60 4,70 10,90
Glutamic acid 1,90 20,30 7,40
Hydroxyproline 9,80 - -
Hydroxylysine 0,88 - -
Arginin - 3,90 -
Tryptophan - - -
Thành phần và cấu trúc
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 7
Thành phần amino acid của collagen từ các nguồn thu nhận khác nhau (cơ
quan, loài động vật, …) thì khác nhau. Bên dư ới là thành phần amino acid của một số
loại collagen từ một số loài động vật khác nhau.
Bảng 1.2.3 - Thành phần amino acid của collagen vảy cá Rohu và cá Catla (số gốc amino
acid trên tổng số 1000 gốc amino acid) [23]
Amino acid Rohu Catla
Aspartate + asparagine 53 48
Glutamate + glutamine 87 83
Hydroxyproline 83 84
Serine 28 26
Glycine 361 353
Histidine 0 0
Arginine 38 38
Threonine 17 17
Alanine 80 83
Proline 118 130
Tyrosine 3 2
Valine 15 15
Methionine 9 9
Cysteine 0 0
Isoleucine 13 12
Leucine 28 26
Phenylalanine 54 55
Lysine 13 19
Thành phần và cấu trúc
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 8
Bảng 1.2.4 – Sự khác nhau về hàm lượng hydroxyproline và nhiệt độ biến tính của
collagen từ các nguồn thu nhận khác nhau [23]
Môi
trường
sống
Sinh vật
Nguồn
thu
nhận
Hàm lượng
Hydroxyproline
(gốc/1000 gốc
amino acid)
Nhiệt
độ biến
tính
(o
Nguồn
tham
khảo C)
Trên
cạn
Bê Da 94 40,8 Ikomaa
và cộng
sự.
(2003)
Lợn Da 93 37
Nước
ngọt
Cá Rohita và
cá Catla Vảy 83 36,5
Pati
Falguni và
cộng sự
(2010)
Cá
Oreochrom-is
niloticas
Vảy 83 35,7
Ikomaa
và cộng
sự.
(2003)
Cá chép bạc
(Hypophth-
almichthys
molitrix)
Da 84 34,5
Rodziewi
cz-
Motowidł
o và cộng
sự.
(2008)
Cá Cyprinus
carpio
Da 76 28,0 Duan và
cộng sự.
(2009)
Vảy 77 28,0
Xương 80 28,0
Biển
Cá Pragus Vảy 73 29,9
Ikomaa
và cộng
sự.
(2003)
Cá cóc lưng
đen
(Lagoceph-
alus gloveri)
Da 77 28,0
Senaratne
và cộng
sự.
(2006)
Cá nóc mắt
đơn (Takifugu
rubripes)
Da 67 28,0
Nagai và
cộng sự.
(2002)
Biển
sâu
Cá trống đỏ
(Sebastes
mentella)
Da 64 16,1 Wang và
cộng sự.
(2008)
Vảy 65 17,7
Xương 61 17,5
Cá hồi
(Gadus sp.) Da 53 15,0
Sadowska
và cộng
sự.
(2003)
Phân loại
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 9
1.3 Phân loại
Collagen là thuật ngữ chung cho nhóm protein có cấu túc xoắn anpha của ba sợi
polypeptide, và tất cả các loại protein collagen đều có cấu trúc siêu phân tử mặc dù
kích thước, chức năng và sự phân bố của chúng trong các mô khác nhau rất nhiều.
Hiện nay, người ta đã tìm ra hơn 28 loại collagen khác nhau.
Dựa vào cấu trúc và tổ chức siêu phân tử của collagen, chúng có thể được nhóm
lại thành các nhóm: collagen dạng sợi (fibril-forming collagen), collagen tổ hợp sợi
(fibril-associated collagen (FACIT)), collagen transmembrane, collagen trên nền
membrane và các loại collagen khác với cấu trúc đặc biệt.
Bảng 1.3.1 – Phân loại collagen [27]
Loại Nhóm Thành phần Phân bố
I Sợi α1[I]α2[I] Da, xương, gân, dây chằng
II Sợi α1[II]3 Sụn
III Sợi α1[III]3 Da, máu, mạch, ruột
IV Mạng lưới α1[IV]2α2[IV] Màng membranes
α3[IV]α4[IV]α5[IV]
α5[IV]2α6[IV]
V Sợi α1[V]3 Xương, gân, giác mạc, nhau
thai α1[V]2α2[V]
α1[V]α2[V]α3[V]
VI Mạng lưới α1[VI]α2[VI]α3[VI] Xương, gân, sụn
α1[VI]α2[VI]α4[VI]
VII Sợi mỏ neo α1[VII]2α2[VII] Gân, bang quang
VIII Mạng lưới α1[VIII]3 α2[VIII]3
α1[VIII]2α2[VIII]
Gân, não, tim, thận
IX Collagen dạng
sợi kết hợp xoắn
gián đoạn
(Fibril-
Associated
Collagens
with Interrupted
Triple helices –
FACIT)
1[IX]α2[IX]α3[IX]
Sun, giác mạc
X Mạng lưới α1[32]3 Sụn
XI Sợi 1[XI]α2[XI]α3[XI] Sụn
XII FACIT α1[XII]3 Gân, dây chằng
XIII Collagen dạng
màng kết hợp
xoắn gián đoạn
(Membrane -
Associated
Collagens
—
Màng tế bào, gân, sụn
Phân loại
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 10
with Interrupted
Triple helices –
MACIT)
XIV FACIT α1[XIV]3 Xương, sụn, dây chằng
XV Dạng ghép kênh
(multiplexins) —
Mao mạch, tinh hoàn, thận,
tim
XVI FACIT — Hạ bì, thận
XVII MACIT
α1[XVII]3 Hemidesmosomes trong biểu mô
XVIII MULTIPLEXIN — Tầng hầm màng, gan
XIX FACIT — Tầng hầm màng
XX FACIT — Giác mạc (gà)
XXI FACIT — Dạ dày, thận
XXII FACIT — Mô nút giao
XXIII MACIT — Tim, võng mạc
XXIV Sợi — Xương, giác mạc
XXV MACIT — Não, tim, tinh hoàn
XXVI FACIT Tinh hoàn, buồng trứng
XXVII Sợi — Sụn
XXVIII — — Hạ bì, dây thần kinh hông
Tính chất
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 11
1.4 Tính chất
Để có thể được ứng dụng một cách hiệu quả thì collagen thành phẩm phải có độ
tinh sạch phù hợp và đồng thời phải biết rõ các tính chất quan trọng của colllagen như:
thành phần cấu trúc, khối lượng phân tử, thành phần amino acid và nhiệt độ biến tính
và khả năng hòa tan, trương nở của collagen.
Thành phần và tính chất của collagen tạo thành phụ thuộc nhiều vào nguồn
nguyên liệu sản xuất và cũng như phương pháp tách chiết và tinh sạch. Thành phần và
tính chất của collagen đã được nhiều tác giả nghiên cứu và đề cập.
1.4.1 Độ tinh sạch của collagen
Phanat Kittiphattanabawon và cộng sự (2005) đã ti ến hành nghiên cứu trích
chiết collagen từ da và xương cá chỉ vàng. Kết quả phân tích nguyên liệu và sản phẩm
thu được như bảng bên dưới.
Bảng 1.4.1 - Kết quả phân tích thành phần nguyên liệu da, xương cá chỉ vàng và
collagen trích chiết được [24]
Thành phần (% khối lượng) Hydroxyproline
(mg/g) Mẫu Ẩm Tro Chất béo Protein
Da 64,08 3,23 0,98 32,0 19,5
Xương 62,27 14,40 8,77 13,3 5,71
Collagen da 7,06 0,68 0,33 94,0 58,5
Collagen xương 11,57 0,88 0,48 84,2 42,5
Villanueva và cộng sự (2009) đã đưa ra phương pháp định lượng collagen bằng
sắc kí lỏng hiệu năng cao. Xác định hàm lượng collagen dựa vào diện tích peak và dựa
vào đồ thị đường chuẩn mô tả mối tương quan giữa diện tích peak và hàm lượng
hydroxyproline, glycine, proline trong collagen. Tác giả cho rằng collagen là một
chuỗi polipeptide trong đó thành phần chủ yếu bao gồm 3 loại acid amin trên. Và hàm
lượng collagen được tính như sau:
µ
µ
+ +∑ Pr ( / ) ( / )
0,55
Hyp Gly o g mg
Hµml îng collagen g mg
Tính chất
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 12
Hình 1.4.1 - Đồ thị đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa diện tích peak
và hàm lượng acid amin [31]
Tuy nhiên, phương pháp đơn giản hơn cho việc định lượng collagen là theo
phương pháp của Sadowska và cộng sự (2003). Thông qua xác định hàm lượng
hydroxyproline tính được lượng collagen tổng bằng công thức:
Hàm lượng collagen (μg/mg) = hydroxyproline (μg/mg) x 14,7
1.4.2 Thành phần cấu trúc và khối lượng phân tử
Theo kết quả phân tích điện di, người ta xác định được khối lượng phân tử của
collagen loại I vào khoảng 200-300 kDa cao hơn so với gelatin (dưới 200-300kDa) và
cao hơn nhiều so với sản phẩm thủy phân collagen (dưới 50 kDa). Trong đó, cấu trúc
chuỗi β có phân tử lượng khoảng 200 kDa còn cấu trúc chuỗi α có phân tử lượng
khoảng 100 kDa [34].
Do khi thu nhận collagen ta chỉ sử dụng các tác nhân để tấn công vào những
cấu trúc không phải chuỗi xoắn của collagen, điều kiện tiến hành ôn hòa, thời gian
thích hợp nên mức độ thủy phân ít và collagen vẫn giữ được cấu trúc mạch dài, và do
đó khối lượng phân tử của collagen lớn. Trong khi, để sản xuất gelatin và collagen
thủy phân thì ngư ời ta phải sử dụng tác nhân và điều kiện tiến hành khác nghiệt hơn,
tấn công vào cả các cấu trúc xoắn của sợi collagen nên sản phẩn tạo thành có khối
lượng phân tử nhỏ và dao động nhiều [34].
Tính chất
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 13
Trong nghiên cứu của Phanat Kittiphattanabawon và cộng sự (2005), sau khi
phân tích điện di, các tác giả thu được kết quả về cấu trúc và khối lượng phân tử
collagen như hình 1.4.2.
Hình 1.4.2 – Phân tích điện di SDS–PAGE collagen từ da (S) và xương (B) của
cá chỉ vàng dưới điều kiện khử và không khứ
( M, I, II, III và V là các collagen tương ứng làm mẫu chuẩn) [24]
Kết quả trên cho thấy, không có sự khác nhau giữa collagen da và collagen
xương. Cả hai loại collagen này đều có ít nhất hai chuỗi α khác nhau (α1 và α2). N ếu
có thêm chuỗi α3 thì trong đi ều kiện phân tích này vẫn chưa xác định được. Kết quả
này cũng phù h ợp collagen trích chiết từ nhiều loài cá khác (Ciarlo và cộng sự 1997;
Kimura, 1985; Kimura & Ohno, 1987; Matsui và cộng sự, 1991; Nagai & Suzuki,
2000a, 2000b; Piez, 1965).
Cấu trúc của collagen dưới điều kiện khử và không khử đêu như nhau đối với
collagen từ da và xương, chứng tỏ trong da và xương đều không có các liên kết
disulfur (-S-S-).
Nhìn chung, cấu trúc collagen loại I chứa ít cystein (0,2%), methionine (1,24-
1,33%) %) (Owusu-Apenten, 2002). Mà đây là hai amino acid chủ yếu tạo nên các cầu
nối disulfur nên số lượng các liên kết disulfur trong collagen loại I là rất ít. Tóm lại,
kết luận của tác giả là collagen thu nhận được từ da và xương cá chỉ vàng chủ yếu là
collagen loại I, cấu trúc gồm hai chuỗi α (α1 và α2).
Trong nghiên cứu của Nagai và cộng sự (2000), các tác giả đã sử dụng phương
pháp điện di SDS-PAGE theo phương pháp của Weber và Osborn (1969) để xác định
các chuỗi collagen. Trong đó, mẫu collagen được hoà tan vào sodium phosphate
0,02M (pH 7,2) chứa 1% sodium dodecyl sulfate (SDS) và 3,5M urea. Điện di được
tiến hành trên 3,5% gel với đệm phosphate 0,1M (pH 7,2) chứa 1% SDS.
Tính chất
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 14
Hình 1.4.3 - Sắc kí điện di SDS-PAGE collagen loại I của da heo và collagen da cá
(Điện di trên 3,5% gel chứa urea 3,5M: (A) Da heo; (B) Cá Pecca; (C) Cá mập; (D) Cá
thu) [19]
Bằng phương pháp điện di như đã nói trên, hình 2.23 cho th ấy collagen da của
cá pecca và cá mập gồm 2 chuỗi α khác nhau, đó là α1 và α2. Trong đó, α2 có hàm
lượng rất nhỏ. Nếu có α3 tồn tại thì cũng không thể tách khỏi α1 trong đi ều kiện điện
di này. Còn đ ối với cá thu, collagen dạng α chỉ gồm chuỗi α1 mà hoàn toàn không có
α2. Trong hình 1.4.3, có sự tồn tại của chuỗi β ở cá 3 loài cá.
1.4.3 Nhiệt độ biến tính
Khi thực hiện quá trình biến tính collagen bằng nhiệt, các tính chất vật lý của
collagen như độ nhớt, khả năng hòa tan, khả năng hấp thu quang học thay đổi. Độ nhớt
của collagen thay đổi trong một khoảng rộng khi ta tăng nhiệt độ. Dựa vào sự thay đổi
độ nhớt của collagen theo nhiệt độ, người ta xác định nhiệt độ biến tính của collagen.
Độ nhớt của collagen giảm dần theo chiều tăng của nhiệt độ. Theo đồ thị hình 1.4.4, ta
thấy độ nhớt của collagen bắt đầu giảm ở 30oC và đạt ổn định tại 42,5oC. Khi độ nhớt
của collagen giảm xuống thấp hơn ½ giá trị ban đầu (tại nhiệt độ phòng tức là 25oC)
thì collagen xem như bi ến tính. Như vậy, theo đồ thị bên dưới thì collagen biến tính tại
37,5o
34
C. Khi biến tính, cấu trúc xoắn ba sợi của collagen bị phá vỡ, collagen chuyển
sang dạng lõi xoắn ngẫu nhiên do có sự phá vỡ liên kết hydro giữa các sợi collagen
trong cấu tạo của nó. Các dạng trime (γ) chuyển thành dạng dime (β) hoặc sợi đơn
(α) làm giảm độ nhớt [ ].
Tính chất
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 15
Hình 1.4.4 – Đường cong biến tính nhiệt của collagen, gelatin và collagen thủy phân [34]
Độ nhớt của dung dịch collagen giảm liên tục khi ta tăng nhiệt độ. Tốc độ giảm
độ nhớt của dụng dịch collagen cũng gi ảm dần khi nhiệt độ tăng. Người ta xác định
nhiệt độ biến tính cảu collagen dựa vào sự thay đổi độ nhớt của nó theo nhiệt độ. Nhiệt
độ mà tại đó độ nhớt của dung dịch collagen giảm chỉ còn một nửa so với dung dịch
collagen ở nhiệt độ phòng là nhiệt độ biến tính của collagen. Khi nhiệt độ nhỏ hơn
nhiệt độ biến tính thì đ ộ nhớt của collagen giảm nhanh, còn khi nhiệt độ lớn hơn nhiệt
độ biến tính thì dung dịch collagen có độ nhớt giảm rất chậm và dần đạt ổn định. Có
thể giải thích sự giảm độ nhớt của collagen khi ta biến tính collagen bằng nhiệt là do
sự đứt các liên kết hydro trong cấu tạo phân tử của collagen, đồng thời cấu trúc xoắn
lò xo 3 sợi của collagen cũng b ị phá vỡ, collagen chuyển cấu trúc thành các dạng xoắn
ngẫu nhiên, cấu trúc dạng γ chuyển thành β và α [24].
Nhiệt độ biến tính collagen da cá thấp, 26,5oC (cá pecca), 25,6oC (cá thu),
25,0oC (cá mập) thấp hơn khoảng 10oC so với collagen da heo (37o 19C) [ ]. Nhiệt độ
biến tính của collagen từ da cá vược Nhật Bản, cá thu, cá mập đầu bò, cá nóc mắt đơn
trong khoảng 25-28oC; còn của collagen từ xương cá vược Nhật Bản, cá ngừ, cá thu
ngựa khoảng 29,5-30o 24C [ ].
Lê Thị Hồng Nhan (2009) có nghiên cứu trên loài cá basa (Pangasius Bocourti)
nuôi tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Tác giả cũng có một số phân
tích trên sản phẩm collagen thu được. Trong đó, nhiệt độ biến tính collagen được xác
định bằng phương pháp đo độ nhớt, sử dụng thiết bị Brookfield viscometer HDBV- II.
Phân tích độ nhớt được thực hiện trong một bể nước. Nhiệt độ bể được cài đặt từ 30oC
Tính chất
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 16
lên 50oC với tốc độ 5oC/phút và giữ ở 50oC trong 10 phút. Kết quả độ nhớt giảm khi ta
tăng nhiệt độ (hình 1.4.5). Từ đó đã xác đ ịnh được nhiệt độ biến tính của collagen từ
da cá basa là khoảng gần 40o
C.
Hình 1.4.5 -Biểu đồ sự phụ thuộc độ nhớt theo nhiệt độ [20]
Hình 1.4.6 – Sự thay đổi độ nhớt của dung dịch collagen (trong acid acetic) từ
da và xương cá chỉ vàng theo nhiệt độ [24]
Tính chất
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 17
1.4.4 Thành phần amino acid
Về phân tích thành phần amino acid, mẫu collagen được thủy phân trong điều
kiện giảm áp, trong dung dịch HCl đậm đặc (thường dùng HCl 6M), ở nhiệt độ cao
(khoảng 111o
Bảng 1.4.2 - Thành phần amino acid của dung dịch collagen da cá nóc [
C). Dịch thủy phân được phân tích trên máy phân tích amino acid.
18]
Amino acid Số lượng
( số gốc/ 1000 gốc)
Hydroxyproline 67
Aspartic acid 50
Threonine 25
Serine 48
Glutamic acid 87
Proline 103
Glycine 351
Alanine 106
Half-cystine 2
Valine 17
Methionine 14
Isoleucine 12
Leucine 23
Tyrosine 4
Phenylalanine 10
Tryptophan 0
Lysine 19
Histidine 8
Arginine 54
Tổng 1000
Bảng 1.4.3 -Thành phần amino acid của dung dịch collagen da và xương cá chỉ vàng
chiết bằng pepsin [24]
Amino acid Da ( số gốc/ 1000 gốc)
Xương
( số gốc/ 1000 gốc)
Asp 51 47
Hyp 77 68
Thr 29 25
Ser 36 34
Glu 78 74
Pro 116 95
Gly 286 361
Ala 136 129
Val 22 17
Met 12 8
Tính chất
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 18
Ile 5 5
Leu 24 25
Tyr 4 2
Phe 15 12
Hyl 10 20
Lys 31 25
His 10 6
Arg 60 46
Tổng 1000 1000
Qua một số kết quả phân tích trên, ta thấy glycine là thành phần acid amin chủ
yếu trong collagen (khoảng 30-35% tổng số acid amin).
1.4.5 Khả năng trương nở, hòa tan
Khả năng hòa tan của collagen phụ thuộc nhiều vào pH và nồng độ muối trong
dung dịch. Kittiphattanabawon và cộng sự (2005) đã khảo sát ảnh hưởng của pH và
nồng độ NaCl lên khả năng hòa tan của collagen từ da và xương cá chỉ vàng.
Độ hòa tan của collagen đạt cao nhất tại pH=2 đối với collagen từ da và tại
pH=5 đối với collagen từ xương. Nói chung, cả hai dạng collagen đều tan tốt trong
vùng pH acid và độ hòa tan giảm nhanh khi pH tiến về trung tính. Tuy nhiên, khi nồng
độ acid trong dung dịch quá cao (pH<2) thì lại làm han chế khả năng hòa tan c ủa
collagen.
Khi pH lớn hơn pI thì protein tích đi ện âm, còn khi pH nhỏ hơn pI thì protein
tích điện dương. Khi đó, protein tương tác và liên kết nhiều với nước hơn so với giữa
các phân tử protein với nhau. Do đó, khi pH càng xa pI thì đ ộ hòa tan của nó càng tốt.
Độ hòa tan của collagen trong dung dịch acid acetic 0,5M có mặt NaCl vẫn tốt
khi nồng độ NaCl nhỏ hơn 3%. Khi nồng độ NaCl lớn hơn 3% thì có s ự giảm đột ngột
độ hòa tan của collagen (từ trên 90% xuống dưới 40%). Nguyên nhân là do tại nồng độ
này của NaCl làm gia tăng các tương kỵ nước, làm giảm liên kết giữa protein với nước
và dẫn đến sự tủa protein. Từ đồ thị ta thấy collagen từ xương cá chỉ vàng chị muối tốt
hơn collagen từ da cá chỉ vàng.
Sự khác nhau về khả năng hòa tan c ủa các loại collagen là do sự khác nhau về
đặc điểm cấu trúc phân tử của chúng.
Tính chất
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 19
Hình 1.4.7 – Sự thay đổi độ nhớt tương đối (%) của collagen da và xương cá chỉ vàng
theo pH [24]
Hình 1.4.8 - Sự thay đổi độ nhớt tương đối (%) của collagen da và xương cá chỉ vàng
theo nồng độ NaCl [24]
1.4.6 Điểm đẳng điện (pI)
Điểm đẳng điện (isoelectric point – pI) là một thông số quan trọng của protein,
liên quan nhiều đến tỉ lệ các gốc amino acid ngoài mạch chính thuộc về nhóm chức
acid hay base. Thông thường pI của collagen có giá trị khoảng 8,4, cao hơn cả gelatin
(khoảng 4,9) và collagen thủy phân (khoảng 4,6). pI của collagen nằm trong vùng pH
kiềm vì trong quá trình trích chiết, các gốc acid trong mạch collagen bị trung hòa bởi
các tác nhân có tính acid [34].
Thu nhận collagen
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 20
1.5 Thu nhận collagen
1.5.1 Sự phá vỡ tế bào
Các phân tử collagen không có khả năng đi qua màng tế bào, cho nên cần phá
vỡ cấu trúc để chuyển collagen vào dung dịch. Người ta có thể phá vỡ cấu trúc tế bào
bằng các biện pháp cơ học như nghiền với bột thủy tinh hoặc cát thạch anh, làm đồng
hóa bằng thiết bị nghiền đồng thể (homogenizator). Thiết bị này có chày thủy tinh gắn
với motor quay và có thể điều chỉnh tốc độ quay theo yêu cầu. Các tế bào giữa chày
thủy tinh và thành cối sẽ bị phá hủy. Để tiện cho phá vỡ màng tế bào có hiệu quả, các
mô tế bào thường được cho trương nước. Ngoài ra còn có thể dùng sóng siêu âm, dùng
các dung môi hữu cơ như butanol, acetone, và các chất tẩy rửa. Các hóa chất này giúp
cho việc phá vỡ các bào quan của tế bào do trong các cơ quan này thường chứa mỡ.
Điều này có thể giải thích tại sao trước khi tách chiết collagen, da cá thường được tẩy
rửa với các hóa chất trên, một mặt là để loại sạch các tạp chất, mặt khác là để cho da
được trương nở hoặc thành tế bào bị phá vỡ, giúp collagen dễ dàng đi vào dung dịch
tách chiết.
Sự tách chiết protein collagen: Sau khi cấu trúc tế bào bị phá vỡ, việc chiết tách
collagen dễ dàng hơn, có thể chiết bằng các dung dịch acid hoặc enzyme theo quy
trình như sau (hình 1.5.1)
Hình 1.5.1 - Quy trình tách chiết collagen
Quá trình chiết collagen được thực hiện trong các thiết bị ở nhiệt độ lạnh, trong
điều kiện vô trùng, khuấy trộn liên tục để đảm bảo chiết được collagen có chất lượng
tốt. Cách thức hoạt động của emzyme pepsin : Điểm đẳng điện của pepsin khoảng pH
1, pepsin thuỷ phân mạnh các liên kết peptide nối mạch do các nhóm amin của các
Thu nhận collagen
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 21
acid amin thơm trong phân tử protein và peptide tạo thành, sản phẩm được tách ra là
các peptide và các acid amin tự do. Hoạt động trong môi trường acid, pepsin hoạt động
thích hợp nhất trong khoảng pH 1,5 - 2; ở điều kiện này pepsin không bền do có sự
tiêu enzyme. Pepsin có độ bền tối đa ở pH 4 - 5; ở vùng pH này, hoạt lực của pepsin
thấp; từ pH 5,6 hầu như không có hoạt tính protease. Dung dịch pepsin trong nước ở
dạng pepsinogen và được hoạt hoá bởi H+
với pH = 1,5 – 2,0. Chúng phân giải gần
30% mạch peptide và biến protein thành polypeptide.
1.5.2 Phương pháp tinh sạch collagen
Trong dịch chiết thô, ngoài collagen còn có các protein tạp, các lipid, muối
khoáng, để loại chúng phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Để loại muối khoáng
thường dùng phương pháp thẩm tích đối nước hay đối các dung dịch đệm loãng hoặc
bằng cách lọc qua gel sephadex. Để loại bỏ các protein tạp có phương pháp kết tủa
phân đoạn bằng muối trung tính hoặc các dung môi hữu cơ, các phương pháp sắc kí
trao đổi ion, điện di, phương pháp lọc gel.
1.5.2.1 Phương pháp thẩm tích
Thẩm tích là sự khuếch tán vi phân qua màng vốn không thấm đối với những
chất keo hòa tan (protein, một số các polysaccharide) nhưng thấm đối với các dung
dịch các tinh thể (các muối, các hợp chất hữu cơ có trọng lượng phân tử thấp...). Các
tinh thể có thể khuếch tán qua màng theo định luật Fick. Nước sẽ khuếch tán từ dung
dịch có nồng độ thấp hơn (thường là dung dịch rửa) vào dung dịch keo, trong khi đó
các ion và các chất phân tử nhỏ sẽ chuyển từ dung dịch keo vào dung dịch có nồng độ
thấp hơn. Trong quá trình tách chi ết vàtinh sạch protein, để loại muối ra khỏi dung
dịch protein thì cho dung dịch protein vào cái túi đặc hiệu làm bằng nguyên liệu bán
thấm. Thông thường người ta hay dùng túi cellophan. Sau đó đặt cả túi vào bình chứa
lượng lớn nước hoặc lượng lớn dung dịch đệm được pha loãng (ví dụ đệm phosphate
có pH = 7, nồng độ 0,01M). Vì màng cellophane là màng bán thấm, có kích thước lỗ
chỉ cho các chất có trọng lượng phân tử nhỏ đi qua vào các dung dịch đệm loãng. Như
vậy, muối sẽ khuếch tán vào nước hoặc dung dịch đệm loãng (di chuyển theo hướng
giảm nồng độ), còn nước hoặc đệm loãng sẽ di chuyển từ dung dịch rửa vào túi chứa
protein. Protein là những đại phân tử không thể vượt qua túi thẩm tích và được giữ lại
trong túi. Bằng cách thay thường xuyên dung dịch rửa có thể tẩy sạch muối ra khỏi
protein. Có thể làm giảm bớt hoặc loại trừ sự pha loãng như th ế khi tiến hành thẩm
tích dưới áp suất, có nghĩa là khi dung d ịch được xử lý nằm dưới một áp suất thủy tĩnh
H+
PEPSINOGEN PEPSIN
Pepsin
PROTEIN POLYPEPTIDE
Thu nhận collagen
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 22
đầy đủ, để dòng thủy động học của nước từ dung dịch sẽ cân bằng sự khuếch tán của
các phân tử vào dung dịch. Phương pháp này thường đòi h ỏi có thiết bị đặc biệt.
Phương pháp thẩm tích thông thường là cho dung dịch có kết tủa protein vào túi thẩm
tích (không quá 2/3 thể tích túi). Cho thuốc sát trùng hoặc toluen để bảo quản protein
(vì thời gian thẩm tích lâu, protein có thể bị thối hỏng). Buộc túi vào một que thủy
tinh, gác que thủy tinh lên miệng chậu nước để giữ túi ở giữa chậu. Cho vòi nước chảy
nhẹ liên tục vào đáy chậu để thay đổi nước thường xuyên. Muối hòa tan trong nước và
bị loại dần. Có thể tăng tốc độ thẩm tích bằng cách khuấy trộn dung dịch rửa. Khi
thẩm tích các protein thường người ta tiến hành tất cả các thao tác ở môi trường lạnh.
1.5.2.2 Sắc ký gel
Trong sắc kí gel, pha tĩnh là mạng polymer có lỗ rỗng, các lỗ rỗng này được
phủ đầy bởi dung môi làm pha động. Kích thước của lỗ rỗng phải đồng nhất, bởi vì kỹ
thuật sắc kí gel dùng để tách các chất theo trọng lượng phân tử. Các phân tử có kích
thước lớn hơn kích thước lỗ rỗng sẽ không lọt vào bên trong lỗ rỗng và sẽ bị dòng
chảy của dung môi đuổi ra khỏi cột. Còn phân tử nào có kích thước nhỏ hơn kích
thước lỗ rỗng sẽ chui vào nằm bên trong lỗ nên bị giải ly ra khỏi cột chậm hơn. Sắc kí
gel được ứng dụng trong việc tách một hổn hợp thành cácnhóm chất riệng rẽ, ứng
dụng trong việc xác định trọng lượng phân tử của một hợp chất có trọng lượng phân tử
lớn, và ứng dụng để loại muối ra khỏi một hợp chất.
1.5.3 Làm khô và bảo quản chế phẩm collagen
Tính cố định cấu trúc của protein được bảo đảm nhờ khả năng liên kết nước của
chúng. Nếu dung dịch protein bị khô ở độ nhiệt trong phòng thì đa s ố protein bị biến
tính. Protein chỉ có thể được giữ ở dạng khô trong trường hợp nếu việc sấy khô được
tiến hành vô cùng nhanh hoặc ở nhiệt độ thấp. Nhiều protein như chúng ta đã biết, ở
độ nhiệt thấp có thể được kết tủa bằng rượu hoặc acetone. Nếu kết tủa thu được bằng
cách đó đem xử lý bằng rượu tuyệt đối, bằng acetone hoặc bằng ether và sau đó làm
khô thật nhanh thì protein sẽ không bị biến tính. Tuy nhiên, nhiều protein không chịu
được cách xử lý như vậy. Vì vậy, người ta sử dụng phương pháp làm đông khô. Dung
dịch protein đã đư ợc thẩm tích được làm đóng băng và làm thăng hoa băng ở áp suất
0,01-0,001 mm thuỷ ngân (được tạo ra nhờ máy hút chân không mạnh). Hơi nước
được tạo ra đều được đóng băng trong bầu dự trữ ở độ nhiệt thấp hơn. Sau một vài giờ
chỉ còn lại bột protein. Sau đó bột này (trong chân không) có thể được giữ ở độ nhiệt
cao hơn.
1.5.4 Sử dụng CO2 siêu tới hạn trong tinh sạch collagen
Một chất lỏng siêu tới hạn (supercritical fluid – SCF) là bất kì một hợp chất nào
có giá trị nhiệt độ và áp suất trên điểm tới hạn trong giản đồ pha. Trên giá trị nhiệt độ
tới hạn, thì phần tử khí không thể hóa lỏng ở bất kì áp suất nào. Áp suất tới hạn là áp
suất hơi của khí tại nhiệt độ tới hạn. Trong môi trường siêu tới hạn, chỉ tồn tại một pha
Thu nhận collagen
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 23
duy nhất gọi là fluid. Pha fluid không phải là pha khí cũng không ph ải là pha lỏng. Nó
là trung gian giữa hai pha. Pha fluid này có khả năng hòa tan tương t ự như chất lỏng,
đồng thời cũng khuếch tán tốt như chất khí.
Điểm tới hạn là điểm kết thúc của đường cong cân bằng pha giữa hai trạng thái
khí – lỏng. Vùng lỏng siêu tới hạn cho biết bằng cách sử dụng sự kết hợp giữa đẳng áp
và thay đổi nhiệt độ, giữa đẳng nhiệt và thay đổi áp suất, hoàn toàn có khả năng
chuyển đổi các thành phần tinh khiết từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí trong vùng
và ngược lại mà không hề có sự chuyển pha.
Chất lỏng siêu tới hạn có khả năng hòa tan như m ột chất lỏng, đồng thời cũng
có khả năng vận chuyển như một chất khí. Điều này giúp cho nó dễ xâm nhập vào mẫu
và chiết xuất được cạn kiệt các hoạt chất. Có thể coi SCF là một trạng thái chuyển tiếp,
hay trạng thái trung gian giữa khí và lỏng. Kết quả là tốc độ trích ly và sự chuyển khối
rất nhanh so với các quy trình tách chiết thông thường. Điều này giúp giảm bớt thời
gian của quá trình. Hơn th ế nữa, điều kiện tiến hành có thể được kiểm soát để đạt hiệu
quả cao trong quá trình tách chiết chọn lọc. Tách chiết bằng chất lỏng siêu tới hạn
(supercritical fluid extraction – SFE) phụ thuộc vào khối lượng riêng của pha fluid và
có thể được điều khiển thuận lợi thông qua việc kiểm soát hệ thống nhiệt độ và áp
suất. Trong thực tế, SCF có thể được sử dụng để tách chiết các chất trong mẫu rắn
cũng giống như tách chiết bằng dung môi lỏng theo phương pháp xưa nay. Tuy nhiên
không giống như phương pháp truyền thống ở chỗ là lượng dung môi cặn bã mà
phương pháp SFE thảy ra môi trường rất nhỏ. Chính vì thế phương pháp này được cho
là thân thiện với môi trường.
Nguyên tắc cơ bản của phương pháp SFE là độ hòa tan của một chất trong một
dung môi sẽ khác nhau trong những điều kiện nhiệt độ và áp suất khác nhau. Ở điều
kiện môi trường (25o
Mặc dù sự hòa tan của chất rắn dễ bay hơi trong dung môi siêu tới hạn cao hơn
trong khí lí tưởng nhưng người ta vẫn mong muốn làm tăng độ hòa tan cao hơn n ữa
nhằm làm giảm lượng dung môi cho quy trình tách chiết. Do đó, khả năng hòa tan của
một chất trong SCF có thể được cải thiện bằng cách thêm vào một chất được gọi là
chất trợ dung môi (cosolvent). Chất trợ dung môi có vai trò như m ột chất trung gian dễ
bay hơi, giúp cho sự hòa tan một chất vào dung môi dễ dàng hơn. Tiềm năng thương
mại của công nghệ SCF có thể được cải tiến đáng kể nhờ vào việc sử dụng chất trợ
dung môi. Tuy nhiên, cũng c ần cân nhắc rằng dù thêm một lượng rất nhỏ chất trợ dung
môi vào cũng s ẽ làm thay đổi đáng kể tính chất tới hạn của dung môi. Trong giản đồ
pha của CO2 (hình 1.5.2), đường sôi phân chia miền khí và lỏng, kết thúc tại điểm tới
C, áp suất 1 bar), độ hòa tan của một chất trong pha khí thườngcó
quan hệ trực tiếp tới áp suất hơi của nó và nói chung là không đáng kể. Tuy nhiên
trong dung môi siêu tới hạn, độ hòa tan của một chất tăng đến 10 lần. Sự hòa tan của
một chất trong pha lỏng siêu tới hạn là do sự kết hợp giữa áp suất hơi và ảnh hưởng
tương tác giữa chất tan và dung môi. Nghĩa là sự hòa tan của nó không chỉ đơn thuần
phụ thuộc vào áp suất.
Thu nhận collagen
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 24
hạn. Tại đây, pha lỏng và pha khí biến mất để trở thành một pha siêu tới hạn duy nhất.
Dưới nhiệt độ tới hạn, ví dụ ở 280K, khi áp suất tăng, khí bị nén lại, và cuối cùng đến
khoảng trên 40 bar, ngưng tụ thành một chất lỏng đặc hơn nhiều, thể hiện trên đường
đứt khúc. Hệ bao gồm hai pha cân bằng: pha lỏng có mật độ dày đặc và pha khí có mật
độ thấp. Khi nhiệt độ tiến tới 300K, mật độ của pha khí tại trạng thái cân bằng trở nên
dày đặc hơn và mật độ của pha lỏng thấp hơn. Tại điểm tới hạn (31,1o
C hay 304,1K;
73,8 bar), không có sự khác biệt về mật độ và hai pha lỏng – khí gộp lại thành một pha
duy nhất gọi là fluid phase. Vì vậy, trên nhiệt độ tới hạn, chất khí không thể hóa lỏng
dưới một áp suất nào. Trên nhiệt độ tới hạn một chút, trong vùng lân cận của áp suất
tới hạn, đường biểu hiện gần như là một đường thẳng đứng. Một sự gia tăng nhỏ áp
suất làm cho mật độ của pha siêu tới hạn tăng lên rất lớn. Nhiều tính chất vật lý khác,
ví dụ như độ nhớt và mối quan hệ giữa hằng số điện môi với nồng độ dung môi, tất cả
đều có liên hệ chặt chẽ tới mật độ. Ở nhiệt độ cao hơn, fluid bắt đầu hoạt động như
một chất khí. Ví dụ đối với CO2, 400K, mật độ tăng gần như tuyến tính với áp suất.
Hình 1.5.2 – Giản đồ pha của CO 2
Thu nhận collagen
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 25
Hình 1.5.3 – Sơ đồ quy trình tách chiết bằng CO2 siêu tới hạn
Sơ đồ này có đường hoàn lưu dung môi, trong đó:
1. Thiết bị tồn trữ CO2
2. Thiết bị làm lạnh: CO2 đi vào thiết bị làm lạnh để duy trì trạng thái lỏng trước
khi vào bơm cao áp.
3. Presurisation – thiết bị tạo áp suất: Tại đây, áp suất được giữ ở 300bar.
4. Reheating: Nhiệt độ được nâng lên đến 31oC bằng thiết bị trao đổi nhiệt.
5. Cột tách.
6. Thiết bị giảm áp: Áp suất được giảm xuống trả CO2 về trạng thái khí cho phép
tách CO2 khỏi dịch chiết.
7. Reheating: Nhiệt độ được duy trì ở 30o
C.
8. Separation: Phân riêng lần 1, tách CO2 khỏi dịch chiết bằng trọng lực.
9. Under pulling: Dịch chiết được giảm sức nén một cách từ từ để cho an toàn.
10. Cyclonic separation: Phân riêng lần 2, tách CO2 khỏi dịch chiết bằng lực ly
tâm.
11. Liquefaction – thiết bị hóa lỏng: Vẫn trong trạng thái khí, CO2 được làm lạnh
để
hóa lỏng).
Ứng dụng của collagen
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 26
1.6 Ứng dụng của collagen
1.6.1 Ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm.
Tùy theo mức độ thủy phân mà collagen có các ứng dụng khác nhau. Collagen
hydrolysate (collagen thủy phân ) được sử dụng trong thực phẩm, dược phẩm, mỹ
phẩm, và công nghiệp nhiếp ảnh. Chúng được sử dụng như chất đông, chất gây lắng
trong thực phẩm. Chúng được dùng như chất thay thế cao su, keo dán, xi măng, mực in
lụa nhân tạo, là chất tạo kết dính trong diêm quẹt. Chúng được dùng trong bộ lọc sáng
cho đèn thủy ngân.
Trong sản xuất thực phẩm : Collagen được dùng để làm vỏ bao xúc xích, màng
bọc kẹo, làm nguyên liệu sản xuất một số loại thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức
năng. Tất nhiên chúng phải trải qua một quá trình chế biến để đạt được những tính chất
ứng dụng mong muốn.
Trong các sản phẩm phô mai, người ta thêm vào một hàm lượng collagen
hydrolysate nhằm ngăn chặn sự mất nước. Ngoài ra, trong sản phẩm bơ sữa, collagen
đóng vai trò quan trọng trong việc tạo độ mịn, độ sánh cho sản phẩm, cũng như thay
thế hàm lượng chất béo trong các loại thực phẩm này.
Hình 1.6.1 - Sản phẩm phomat có chứa collagen hydrolysate làm giảm hàm lượng
chất béo
Trong sản phẩm kẹo dẻo, sự có mặt của collagen hydrolysate cung cấp cho sản
phẩm độ dẻo, dai và mềm do chúng ngăn chặn sự kết tinh của đường. Các sản phẩm
như vỏ kẹo có chứa 0,5-1% hàm lượng collagen hydrolysate với vai trò làm giảm sự
tan chảy.
Ứng dụng của collagen
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 27
Hình 1.6.2 – Sản phẩm kẹo dẻo có vỏ màng là collagen hydrolysate
Trong công nghiệp sản xuất kẹo mứt, collagen hydrolysate được sử dụng làm
chất tạo gel, chất kết dính, tạo xốp, làm chậm quá trình tan kẹo trong miệng.
Hình 1.6.3 - Collagen hydrolysate làm chất kết dính trong thanh kẹo
Trong các sản phẩm như thịt hộp, thịt nguội…, collagen hydrolysate chiếm từ
1-5% giúp giữ hương vị tự nhiên của sản phẩm, đồng thời cũng là một chất kết dính
giúp cho việc tạo hình sản phẩm dễ dàng hơn.
Hình 1.6.4 – Sản phẩm thịt nguội có chứa collagen hydrolysate
Ứng dụng của collagen
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 28
Trong công nghiệp sản xuất rượu bia và nước hoa quả, collagen hydrolysate sử
dụng như chất làm trong sản phẩm . Nhờ vậy, sản phẩm khi làm ra có màu sắc trong
suốt và óng ánh.
Hình 1.6.5 – Collagen hydrolysate làm trong các loại thức uống
1.6.2 Ứng dụng trong y học và dược phẩm
Trong y học và dược phẩm, collagen được sử dụng trong sản xuất bao con
nhộng cứng và mềm. Nó có tác dụng bảo vệ thuốc chống những tác nhân có hại như
ánh sáng và oxi. Thành phần chính của vỏ bao là collagen và các tá dược khác như:
glycerol hay sorbitol, những chất hoạt động bề mặt, chất màu cho phép, hương liệu.
Viên nang mềm có thể có hình viên bi, hình trứng, hình trụ, hình giọt, hình hạt đậu,
dung lượng 0,1-0,5g chứa dịch lỏng sánh.
Viên nang cứng gồm hai mảnh lồng khít vào nhau, hình con nhộng, thành
mỏng, kích cỡ 1/40mm, chế tạo bằng máy với quy mô lớn, đựng chất thuốc đã nghiền
thành bột. Viên thuốc với vỏ bao collagen đảm bảo cho bệnh nhân có thể nuốt viên
thuốc một cách dễ dàng.
Hình 1.6.6 – Viên nang mềm có lớp vỏ ngoài làm từ collagen.
Ứng dụng của collagen
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 29
Viên nang cứng gồm hai mảnh lồng khít vào nhau, hình con nhộng, thành
mỏng, kích cỡ 1/40mm, chế tạo bằng máy với quy mô lớn, đựng chất thuốc đã nghiền
thành bột. Viên thuốc với vỏ bao collagen đảm bảo cho bệnh nhân có thể nuốt viên
thuốc một cách dễ dàng.
.
Hình 1.6.7 – Viên nang cứng làm từ chất liệu collagen
Collagen còn đư ợc sử dụng để làm ra các gạc vô trùng sử dụng trong giải
phẩu… Nhóm các nhà nghiên cứu trường Đại học Wisconsin-Madison đã t ạo ra dạng
collagen bền nhất được khoa học biết đến hiện nay. Đây là giải pháp thay thế ổn định
collagen ở người và một ngày nào đó có thể được dùng để điều trị chứng viêm khớp và
các tình trạng thiếu collagen. Collagen là dạng protein có nhiều nhất trong cơ thể
người, tạo ra các khối và bó dây chắc chắn, có tác dụng hỗ trợ cấu trúc của da, các cơ
quan, sụn và xương, đồng thời là tế bào liên kết giữa các bộ phận này.
Nhiều thập kỷ qua, các bác sĩ s ử dụng collagen từ bò để điều trị các vết bỏng
nghiêm trọng và các vết thương khác. Collagen nhân tạo là liệu pháp chữa trị nhiều
bệnh như viêm khớp do thoái hóa collagen tự nhiên trong cơ thể. Để tạo ra loại
collagen mới này, các nhà khoa học đã thay thế 2/3 lượng axit amin thông thường của
protein bằng các dạng ít dẻo, giúp cấu trúc chung của protein cứng hơn và duy trì được
hình dạng của chúng. Tính đột phá của cách tiếp cận này là sử dụng các vật liệu cứng
hơn có hình dạng tương tự với các hình dạng protein chức năng sau khi gấp nếp. Dạng
collagen mới gắn kết với nhau ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ collagen tự nhiên phân rã.
Mặc dù được tạo thành chủ yếu từ các acid amin không có trong tự nhiên, nhưng hình
ảnh chụp tia X tinh thể cấu trúc 3 chiều của collagen tạo ra trong phòng thí nghiệm cho
thấy, không có sự khác biệt với collagen tự nhiên. Sản phẩm collagen bền vững thực
sự là một bằng chứng về khả năng của hóa học protein hiện đại.
Collagen đã được sử dụng rộng rãi trong phẫu thuật thẩm mỹ, hỗ trợ chữa bệnh
cho bệnh nhân bỏng, làm tái tạo xương và rất nhiều trong nha khoa, phẫu thuật chỉnh
hình. Khi khớp xương bị thoái hóa, lượng chất nhầy giữa hai khớp mất đi, không còn
có tác dụng làm trơn và vì th ế cử động co duỗi khớp gối khó khăn và đau nhức. Để tái
tạo khớp, người ta tiến hành bó collagen hydrolysate xung quanh khớp, dần dần chúng
thấm sâu vào trong, làm trơn, và cải thiện tình hình khớp xương. Dĩ nhiên là k ỹ thuật
này đòi hỏi chất lượng collagen rất cao và chuyên biệt cho khớp.
Ứng dụng của collagen
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 30
Trong phẩu thuật nội soi, collagen hydrolysate được ứng dụng để bôi vào các
ống nội soi, có tác dụng bôi trơn, vì th ế các bác sĩ dễ dàng đưa các ống này vào cơ thể
bệnh nhân mà không gây đau. Sau thời gian từ 40 – 60 phút, collagen sẽ tan hủy trong
cơ thể bệnh nhân mà không gây hại gì.
Hình 1.6.8 - Ứng dụng collagen hydrolysate trong kỹ thuật nội soi
Trong nha khoa, collagen được chế tạo thành các mảnh bọt biển (sponges),
chúng là một tác nhân cầm máu. Những mảnh bọt biển này có khả năng hấp thụ một
lượng chất lỏng gấp 50 lần khối lượng của chúng, vì thế chúng có khả năng cầm máu
nhanh chóng. Một ứng dụng khá hay trong nha khoa là các bác sĩ tạo ra một lớp men
răng nhân tạo bằng collagen hysrlysate có chứa các ion calcium, phosphate, fluoride
áp lên bề mặt răng thật , vì thế răng được bảo vệ khỏi các tác nhân gây sâu răng.
Hình 1.6.9 – Collagen hydrolysate trong các mảnh bọt biển sử dụng trong nha khoa
1.6.3 Ứng dụng trong công nghiệp mỹ phẩm
Colagen chứa các tác nhân làm ẩm tự nhiên đối với cơ thể, có vai trò chống
nhăn, giữ cho da mềm và sáng; hơn nữa colagen còn dùng làm nguyên liệu để sản xuất
các sản phẩm như: mặt nạ, kem dưỡng da cao cấp, dầu gội, các sản phẩm dưỡng tóc
cũng như các loại sữa tắm… Collagen hydrolysate là thành phần trong các sản phẩm
mặt nạ dưỡng da chúng kết hợp với các tinh chất trong mật ong, dầu oliu, tinh dầu hoa
hồng… có tác dụng dưỡng ẩm cho da, tái tạo làn da mệt mỏi, bảo vệ da khỏi các tác
nhân tia tử ngoại , khói bụi, hóa chất… Vì thế da được trẻ hóa, tươi tắn. Dưới tác
dụng của các tác nhân tia tử ngoại, thuốc nhuộm tóc, thuốc duỗi tóc… tóc dễ bị tổn
thương, chẻ ngọn, mất đi vẻ bong mượt. trong các sản phẩm chăm sóc tóc thường có
bổ sung một lượng collagen hydrolysate có tác dụng bảo vệ cho tóc, phục hồi hư tổn.
Ứng dụng collagen trong thực phẩm
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 31
Chương 2
ỨNG DỤNG COLLAGEN
TRONG THỰC PHẨM
Collagen bột
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 32
2.1 Collagen bột
2.1.1 Nguyên liệu
Nhìn chung, trong ngành công nghiệp collagen, các dạng collagen thương mại
đều từ da và xương động vật có vú như trâu, bò, heo,…, phế thải của ngành chế biến
gia cầm. Tuy nhiên, nguồn động vật ở cạn này không phù hợp với nhiều vùng tín
ngưỡng, tôn giáo; khó điều khiển về chất lượng và có thể lây nhiễm các tác nhân sinh
học và chất độc như: BSE (bệnh bò điên), FMD (b ệnh lở mồm long móng). Vì thế,
hiện nay người ta tìm nguồn thu nhận collagen mới từ da, xương, vây của cá và các
loài thủy sản khác.
2.1.2 Quy trình công nghệ sản xuất collagen bột
Nagai, Suzuki (2000) đã nghiên cứu quá trình tách chiết collagen từ phụ phẩm
da, xương, vây của các loài cá ngừ (Katsuwonus pelamis), cá pecca nhật bản
(Lateolabrax japonicus), cá thu (Scomber japonicus), cá tráp vàng (Dentex tumifrons),
cá mập (Heterodontus japonicus). Da, xương và vây được bảo quản ở 25oC đến khi sử
dụng. Tất cả các quá trình từ bước tiền xử lí đến tách chiết đều tiến hành ở 4o
C (hình
2.2.1).
Hình 2.1.1 - Quy trình chiết collagen bằng cid acetic (acid-soluble collagen –
ASC)
Collagen bột
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 33
Chỉ nói về phần da cá, trước tiên là bước tiền xử lý bằng NaOH 1% để loại các
chất non-collagen (chất béo, chất màu, chất gây mùi tanh). Da tiếp tục được xử lý với
butyl alcohol 10% để loại tiếp tạp chất. Sau đó là quá trình tách chi ết collagen bằng
acid acetic 0,5M trong 3 ngày. Ly tâm lấy phần dịch, còn phần bã đem chiết lần 2 cũng
với acid acetic 0,5M trong 2 ngày nữa. Ly tâm lấy phần dịch. Cả hai phần dịch chiết
thu được là dịch lỏng, hơi sánh, gọi là acid-soluble collagen (ASC). Để thu nhận
collagen, cho NaCl rắn vào phần dịch chiết này đến nồng độ 0,9M. Đến đây collagen
thô đã được kết tủa. Để thu được collagen sạch, tiến hành ly tâm, lấy phần tủa hoà tan
vào acid acetic 0,5M. Thẩm tách thu được collagen sạch. Collagen sạch được làm lạnh
khô và cất trữ ở nhiệt độ lạnh. Hiệu suất tách chiết đạt được tương đối cao 51,4% (cá
pecca Nhật Bản), 49,8% (cá thu), 50,1% (cá mập) (tính trên trọng lượng khô).
Nagai và cộng sự (2002) tiếp tục phát triển các phương pháp tách chiết collagen
trên da của loài cá nóc (Takifugu rubripes) bằng enzyme pepsin (hình 2.1.2):
Hình 2.1.2 - Quy trình chiết collagen bằng pepsin (pepsin-soluble collagen – PSC)
Ở bước tiền xử lý loại tạp chất vẫn sử dụng NaOH và butyl alcohol. Nhưng đến
giai đoạn tách chiết, ngoài việc chiết bằng acid acetic, tác giả còn sử dụng chiết bằng
Collagen bột
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 34
enzyme pepsin. Da cá sau khi rửa sạch tạp chất, được chiết với acid acetic 0,5M, trong
3 ngày. Ly tâm lấy phần dịch cho kết tủa với NaCl bổ sung đệm tris-HCl (pH 7,5),
được collagen thô. Còn phần bã đư ợc chiết tiếp bằng hổn hợp acid acetic 0,5M và
pepsin 10% (w/v), trong 2 ngày, ở 4oC. Công đoạn tinh sạch collagen cũng ti ến hành
như bài báo năm 2000 của tác giả. Sau khi kết tủa collagen thô bằng NaCl, ly tâm lấy
phần tủa hòa tan vào acid acetic 0,5M, để loại bỏ các tạp chất không tan trong acid.
Thẩm tách loại bỏ acid acetic. Làm khô lạnh tạo sản phẩm collagen sạch có thể sử
dụng trong một số lĩnh vực. Trong bài báo này, tác giả đã phát triển thêm một cách
tách chiết collagen đó là phương pháp sử dụng enzyme. Da cá không tan hoàn toàn
trong acid acetic nhưng tan hoàn toàn trong enzyme pepsin proteolysis. Hiệu suất chiết
bằng enzyme (44,7%) cao hơn chiết bằng acid acetic (10,7%). Có thể cho rằng việc bổ
sung enzyme giúp cho sự phá vỡ các màng tế bào nhanh hơn và mạnh hơn. Vì th ế
collagen càng dễ dàng được tách ra và cho hiệu suất tách chiết cao.
Chin Ying Hiao (2004) đã đưa ra quy trình chi ết collagen trong đó có sử dụng
quá trình lên men vi khuẩn Bacillus (hình 2.1.3):
Collagen bột
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 35
Hình 2.1.3 - Quy trình chiết collagen có mặt vi khuẩn Bacillus
- Xử lý nguyên liệu đầu vào:
Nguyên liệu có thể là phế phẩm của ngành chế biến gia cầm, da heo, da trâu bò,
phế liệu cá, … Tùy theo nguồn nguyên liệu đầu vào mà tác giả có phương án xử lý
khác nhau. Chẳng hạn, đối với nguyên liệu là da heo thì cách xử lý như sau:
Đầu tiên, da heo được rửa hai lần với nước cất để làm sạch da nguyên liệu và
giảm thiểu sự lây nhiễm. Quá trình rửa sử dụng kết hợp dung dịch NaOH 0 ,2N và
dung dịch hypoclorua trong nước 0,01 -0,2% trong thời gian từ 15 đến 40 phút. Sau đó,
da heo sẽ được cắt thành mẫu nhỏ kích thước 0,5x0,5cm, rửa lại bằng nước nóng và để
ráo.
- Chuẩn bị giống cấy:
Vi khuẩn Gram (+) thuộc giống Bacillus được sử dụng trong quá trình lên men
tách chiết collagen. Vi khuẩn được nhân giống cấp 1 trong 25ml môi trường dinh
Bột collagen
Pepsin+HAc
Dung dịch
Dung dịch
thải
Nguyên liệu
Xử lý
Phối trộn
Lên men
Rửa
Chiết
Lọc
Kết tủa
Thẩm tích
Ly tâm
Sấy thăng hoa
Nghiền
Rây
Vi khuẩn Bacillus
Nhân giống cấp 1
Nhân giống cấp 2
Nước Nước thải
Membrane 0,3µm Nước thải
Nước thải
Than hoạt tính Bã
Collagen bột
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 36
dưỡng ở 37o
- Da sau khi lên men sẽ được rửa sạch rồi cho vào dung dịch nồng độ 3%(w/v)
chứa acid acetic (HAc) 0,5M (pH 3,0) và pepsin 0,4-2%(w/v), khuấy trộn nhẹ trong
khoảng thời gian không quá 48 giờ, thường là 36 giờ. Sau đó, collagen sẽ tan hoàn
toàn trong dung dịch này và dụng dịch sẽ cho qua than hoạt tính rồi sau đó ly tâm tốc
độ 5000xg trong 50 phút. Các quá trình tiếp theo tương tự như các quy trình tách chiết
collagen trên.
C trong 24 giờ, tốc độ lắ đảo là 150 vòng/phút. Sau đó, nhân giống cấp 2
với thể tích 100ml trong thiết bị lên men trong 24 giờ, tốc độ lắc đảo là 450 vòng/phút.
Tiếp theo, phần da đã xử lý được phối trộn với vi khuẩn đã nhân giống, lượng da sử
dụng 10-40%(w/v). Tốc độ lắc đảo khi l ên men là 350 vòng/phút, thời gian từ 18 -48
giờ.
Quy trình này khá phức tạp do phải qua quá trình nuôi cấy vi khuẩn. Tuy nhiên,
chính nhờ quá trình lên (sự hoạt động của vi khuẩn), màng tế bào trong mô da được
phân giải và sự lôi kéo collagen đi vào dung dịch tách chiết xảy ra dễ dàng hơn.
2.1.3 Sản phẩm collagen bột tinh sạch
Sản phẩm collagen tinh sạch tốt đạt độ tinh khiết lên đến trên 99%.
Hình 2.1.4 – Bột collagen tinh sạch
Tuy nhiên tùy thuộc vào mỗi ứng dụng cụ thể (tính chất sản phẩm , tính công
nghệ yêu cầu ở collagen ) mà ta sẽ lựa chọn collagen có độ tinh sạch phù hợp . Chẳng
hạn, khi ứng dụng collagen như là tác nhân làm trong cho các sản phẩm thức uống thì
đòi hỏi collagen phải có độ tinh sạch rất cao (trên 99%), rất ít hoặc hầu như không có
chất béo; nhưng khi sử dụng collagen vào chế biến các sản phẩm từ thịt thì yêu cầu về
hàm lượng chất béo trong col lagen không quá quan trọng . Collagen từ thu nhận từ lợn
(pork collagen) có các yêu cầu về chỉ tiêu hóa lý và vi sinh như bảng
Bảng 2.1.1 – Các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh của collagen thu n hận từ lợn [11]
Thành phần Hàm lượng
Độ ẩm (% khối lượng sản phẩm ) ≤5
Protein tổng (kể cả collagen) (% khối lượng sản phẩm ) ≥85
Collagen (% khối lượng sản phẩm ) ≥40
Hàm lượng chất béo (% khối lượng sản phẩm ) ≤14
Tro tổng (% khối lượng sản phẩm ) ≤3
Chì (mg/kg sản phẩm ) ≤1
Salmonella âm tính
Ứng dụng collagen trong chế biến các sản phẩm từ sữa
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 37
2.2 Ứng dụng collagen trong ch ế biến các sản phẩm thức uống
2.2.1 Ứng dụng collagen vào các sản phẩm thức uống (trà, cà phê) nhằm bổ
sung thêm lượng protein cho cơ thể [5]
Trước đây, người ta đã c ố gắng nâng cao chất lượng cà phê bằng các ngu ồn
protein thương mại. Nguồn protein này có thể là casein , sữa và đậu nành . Nhìn chung ,
tất cả nh ững nỗ lực đều không thành công . Độ pH của cà phê mạnh là ở độ pH thấp
gần với điểm đẳng điện (pH 4,6) của casein. Khi dạng hòa tan trong nư ớc của casein
được thêm vào cà phê nóng , casein đông tụ ngay l ập tức và kết tủa. Điều kiện như vậy
là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Whey protein không có điểm đẳng điện tại pH
đó. Do đó, các nhà nghiên cứu đã thử thêm whey protein vào cà phê. Tuy nhiên, nhiệt
độ cao của cà phê cũng làm whey protein biến tính và vón cục. Rõ ràng, giá trị cảm
quan của sản phẩm cũng không thể chấp nhận. Các acid trong cà phê tăng đáng kể sự
đông tụ whey protein, tương tự như khi phô mai Ricotta được sản xuất từ sữa phô mai
bằng cách làm nóng sữa tới 87-88o
5
C, và thêm một lượng acid acetic vào s ữa này. Việc
sử dụng whey protein để nâng cao chất lượng cho cà phê không t ốt hơn mấy so với
casein. Protein đậu nành cũng bị k ết tủa trong cà phê nóng do nhiệt độ cao và độ pH
acid [ ].
Một sáng chế năm 2010 của Connolly và cộng sự liên quan đến sản phẩm th ức
uống cà phê có b ổ sung protein. Sản phẩm có thể được sản xuất một cách hiệu quả
bằng cách bổ sung thêm protein mà không làm xuất hiện bất kỳ tính chất nào không
thể chấp nhận được đối với thức uống pha chế.
Ý tưởng của phát minh này là để sản xuất một loại đồ uống cà phê có chứa một
lượng đáng kể các loại protein b ổ sung, nhưng vẫn đảm bảo hương v ị và các tính chất
cảm quan như cà phê bình thường . Cách bổ sung này cũng có thể áp dung cho các sản
phẩm đồ uống pha chế khác , chẳng hạn như trà . Những người đã nghiên cứu thì biết rõ
là rất khó đ ể bổ sung thêm một lượng protein cho m ột loại đồ uống nóng. Cà phê là
một thức uống được chuẩn bị và sử dụng ở nhiệt độ cao, thường là nhiệt độ trên 87-
88o
Collagen thủy phân được biết không có mùi vị gì đặc trưng , hòa tan được trong
nước, và ổn định trong cả điều kiện pH acid và nhi ệt độ cao. Do không có mùi vị đặc
trưng nên collagen thủy phân đư ợc thêm vào cà phê ho ặc thêm vào các thành phần của
cà phê trước khi pha trong quá trình sản xuất mà không có b ất kỳ ảnh hưởng nào lên
hương vị của đặc trưng của sản phẩm . Collagen thủy phân cũng ổn định trong điều
kiện môi trường cà phê nóng nên không bị tách pha trong sản phẩm . Tuy nhiên,
C, và ngoài ra, cà phê có hàm lượng axit cao (độ pH của một tách cà phê mạnh có
pH khoảng 4,5 đến pH 4,8). Cho nên, thật khó để tìm thấy một loại protein ổn định
theo các điều kiện nhiệt độ cao, và hàm lượng a cid cao, chẳng hạn như tìm th ấy trong
một cốc cà phê. Một loại protein đã được phát hiện sử dụng trong đồ uống, có tính bền
acid, là collagen thủy phân.
Ứng dụng collagen trong chế biến các sản phẩm từ sữa
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 38
collagen không phải là một protein chứa đầy đủ các thành phần acid amin . Nó thiếu
đáng kể các acid amin cần thiết như tryptophan, tyrosine. Con người không thể sống
được nếu chỉ sử dụng collagen như là nguồn protein duy nhất vì collagen là một loại
protein dinh dưỡng nhưng không đầy đủ. Collagen thủy phân có thể được sử dụng để
nâng cao chất lượng dinh dưỡng của cà phê, nhưng không thể cho rằng cà phê có chứa
một lượng protein hoàn hảo .
Trong những năm gần đây, đã có những tiến bộ công nghệ trong chế biến whey
protein. Bởi vì whey protein biến tính nhiệt một cách dễ dàng và thậm chí s ẽ kết tủa
trong sản phẩm thức uống pha sẵn thanh trùng (ready-to-drink beverage – RTD
beverage), nước giải khát, nên chỉ sử dụng tối thiểu trong các đồ uống RTD. Các nhà
sản xuất whey protein thấy rằng sự ổn định nhiệt của whey protein cải thiện đáng kể
nếu họ thủy phân whey protein bằng enzyme ở mức độ nhẹ (thường là 2% đến 5%
thủy phân liên kết peptide). Các sản phẩm th ủy phân đạt được các mức độ đủ để ngăn
chặn sự không hòa tan trong nước của protein, nhưng ở mức độ thủy phân đủ thấp này
hương vị của protein không được giữ nguyên như cũ . Sản phẩm t hủy phân protein
thường có mùi khó chịu và vị đắng. Sự ra đời của whey protein thủy phân đã d ẫn đến
việc sử dụng rộng rãi của whey protein trong sản phẩm RTD. Các nhà nghiên cứu đã
cố gắng nâng cao chất lượng cà phê với các protein này. Chúng làm việc tốt trong cà
phê ở mức độ sử dụng thấp, nhưng vấn đề trở nên phức tạp ở mức độ sử dụng cao hơn.
Ví dụ, nếu thêm 5 gam whey protein (5,8 gam whey protein isolate hoặc 6,5 g whey
protein concentrate 80%) vào 113,4 gam cà phê đậm và nóng, cà phê này sẽ chuyển
thành màu trắng và có mùi lưu huỳnh. Khi thêm một chút whey protein thủy phân, cà
phê chuyển dần sang màu kem, và vẫn có mùi lưu huỳnh (mặc dù không mạnh). Rõ
ràng sự thay đổi màu sắc trắng và mùi vị cà phê khi bổ sung whey protein thủy phân là
điều chưa được chấp nhận .
Đối với sáng chế này, tác giả thử sử dụng whey protein thủy phân sâu hơn (8%
đến 12%). Việc thêm whey protein th ủy phân ở mức độ sâu hơn này cho cà phê là m ột
sự cải tiến, các màu cà phê vẫn tương tự như của cà phê đối chứng , không có mùi lưu
huỳnh. Tuy nhiên, hương vị và mùi thay đổi đáng kể vì những mùi mạnh mẽ của sản
phẩm thủy phân. Thí nghiệm cho thấy rằng loại whey protein thủy phân ở mứ c độ cao
không chấp nhận để tăng cường chất lượng cà phê .
Chất lượng dinh dưỡng của một protein không đầy đủ có thể được tăng cường
đáng kể bằng cách pha trộn các protein không đầy đủ với một protein chất lượng dinh
dưỡng cao. Hai loại protein được cho là bổ sung cho nhau, một nguồn cung cấp acid
amin với số lượng đủ để bù đắp cho những thiếu hụt của các protein khác. Whey
protein là một protein bổ sung cho collagen. Người ta pha trộn whey protein và
collagen với tỉ lệ 50% : 50% để sản xuất sản phẩm chứa protein đầy đủ các acid amin.
Họ đã thử trộn một hỗn hợp của whey protein thủy phân và collagen thủy phân vào cà
Ứng dụng collagen trong chế biến các sản phẩm từ sữa
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 39
phê. Tổng lượng protein bổ sung là 5 gram protein/4 ounce cà phê uống. Điều này sẽ
mang lại một ly cà phê 8 ounce tiêu chuẩn, với 10 gram protein (bằng 20% giá trị tiêu
thụ protein hằng ngày theo thiết lập của chính phủ Hoa Kỳ) [5].
Collagen thủy phân tan trong nước, ổn định nhiệt được sử dụng có thể có nguồn
gốc từ bò, lợn, hoặc cá. Các whey protein có thể có ngu ồn gốc từ whey protein isolate
hay concentrate, với mức độ th ủy phân phù hợp cho sản phẩm , đảm bảo tính chất cả m
quan tốt . Whey protein isolate hay concentrate được thủy phân tốt nhất là 8% đến
12%.
Bất kỳ loại hương cà phê tự nhiên, tự nhiên và nhân tạo, hoặc nhân tạo đều có
thể được sử dụng để bổ sung hương vị của thức uống. Việc thêm hương v ị là không bắt
buộc, nhưng thường người ta sừ dụng để đảm bảo sự chấp nhận của ngư ời tiêu dùng.
Lấy ví như trong sáng ch ế này, bổ sung vào 115 gram cà phê nóng, 2,75 gam
collagen thủy phân, và 3,3 gram whey protein thủy phân. Khối lượng sản phẩm cuối là
113,4 gam và chứa 5 gram protein. Kết quả, cà phê giữ lại màu tối của nó và không
phát hiện bất kỳ mùi lưu huỳnh hoặc hương vị nào khác lạ . Tuy nhiên, hầu hết người
thử cho rằng sản phẩm có sự khác biệt giữa mẫu đối chứng và mẫu đã bổ sung protein .
Cà phê đối chứng có m ột mùi cà phê và hương vị mạnh hơn. Khi thêm một lượng 0,5
gam hương cà phê tự nhiên thì t ất cả người thử đồng ý rằng cà phê có bổ sung protein
rất gần với hương v ị và mùi cà phê đối chứng . Do đó, việc bổ sung một lượng collagen
thủy phân và whey protein thủy phân và m ột số lượng rất nhỏ của hương cà phê tự
nhiên, sẽ cung c ấp một loại sản phẩm cà phê b ổ sung protein, với giá trị dinh dưỡng
protein được nâng cao , nhưng mà vẫn giữ lại tất cả các thuộc tính của cà phê như
mong muốn của người tiêu dung [5].
Tóm lại , trong phát minh này , một loại th ức uống cà phê đã được b ổ sung
protein bao gồm collagen thủy phân, whey protein thủy phân. Ngoài ra , một lượng rất
nhỏ của hương cà phê tự nhiên cũng được bổ sung đ ể tăng mùi vị của thức uống. Loại
sản phẩm này được bổ sung thêm khoảng 2%(w/w) collagen thủy phân, 3%(w/w)
whey protein thủy phân, và ít hơn ½ %(w/w) hương cà phê tự nhiên. Phương pháp bổ
sung protein này cũng được áp dụng cho cả sản phẩm trà [5].
2.2.2 Ứng dụng collagen làm trong các sản phẩm thức uống có cồn [4]
Đồ uống có cồn không chưng cất từ nho, táo, lê, mạch nha, hoa bia, và các vật
liệu lên men khác đều gây đục sau khi lên men chính. Thành phần gây đục này là do
các hạt nhỏ đường kính 1,0 µm đến 0,001 µm. Chúng thường là bã nho , nấm men,
peptide, pectins, dextrans, tannin, nhựa hop, polyphenol và các loại tương tự. Để có
được một sản phẩm ngon miệng, trong suốt, cần thiết phải loại bỏ các vật liệu gây đục
bằng một quá trình được gọi là làm trong .
Ứng dụng collagen trong chế biến các sản phẩm từ sữa
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 40
Theo quy định tại Hoa Kỳ và các nước khác, yêu cầu các tác nhân làm trong
đối với rượu không làm thay đổi tính cách cơ bản của rượu vang, và trong trường hợp
của đồ uống có cồn không chưng cất , nhiều nước yêu cầu không được giữ lại tác nhân
làm trong trong sản phâm cuối cùng .
Thông thường, việc làm trong đư ợc thực hiện bằng cách tạo phức giữa tác nhân
làm trong với tác nhân gây đục và lọc bỏ phức chất tạo thành . Các tác nhân làm trong
tiêu biểu là bentonit, carbon, gelatin, casein, polyvinylpyrrolidone và thạch (từ bóng
cá, bản chất là collagen ). Phức chất được sử dụng ở đây có nghĩa và đ ề cập đến sự kết
hợp hóa học và/hoặc kết hợp vật lý. Trong quá trình làm trong thông thường, các tác
nhân làm trong được được bổ sung và các đồ uống có cồn lên men và ủ cho đến khi
đạt độ trong theo yêu cầu . Quá trình này được thực hiện trong nhiều ngày và trong
trường hợp của bia là khoảng năm ngày. Các phức hợp của các tác nhân làm trong và
tác nhân gây đục thường có kích thước hạt rất nhỏ, có xu hướng gây tắc nghẽn các bộ
lọc và yêu cầu thay các phương tiện lọc thường xuyên. Một trong những tác nhân
thường được áp dụ ng vì tủa được hầu hết các tác nhân gây đục trong rư ợu và bia là
thạch. Tuy nhiên , thạch thì đ ắt tiền. Thạch là m ột dạng tương đối tinh khiết của
collagen, có nguồn gốc từ các bong bóng của những con cá l ớn, ví dụ Beluga Sturgeon
và các loài tương tự.
Theo sáng chế năm 1984 của Cioca và cộng sự , một phương pháp làm trong các
sản phẩm đ ồ uống có cồn được nghiên cứu . Phương pháp bao gồm việc phối trộn các
hạt collagen tự nhiên với một loại th ức uống có cồn và đem ủ . Hỗn hợp đượ c ủ trong
một khoảng thời gian đủ để các hạt collagen tạo ph ức chất với các thành phần gây đục
trong sản phẩm , sau đó các phức chất tạo thành đư ợc tách bằng cách lọc hoặc phương
pháp tương tự để sản xuất sản phẩm lo ại đồ uống có cồn đạt độ trong yêu cầu .
Sáng chế này đã cung cấp tác nhân làm trong luôn s ẵn có và hiệu quả cho các
sản phẩm đ ồ uống lên men có cồn. Hơn nữa theo phát minh này , phức chất tạo thành
giữa tác nhân làm trong và vật gây đục cho sản phẩm c ó thể dễ dàng loại bỏ bằng cách
lọc do kích thước của vật liệu được lọc lớn; đồng thời phức chất khóa hòa tan trở lại
trong sản phẩm nên việc tách loại cũng dễ dàng hơn . Đó là collagen .
Collagen tự nhiên đư ợc sử dụng ở đây muốn nói đế n collagen tinh khiết được
trích chiết từ l ớp chân bì trong da và đã qua tách béo . Các collagen được sử dụng ở
đây tốt nhất từ động vật già để cung cấp một số lượng đáng kể các liên kết ngang và
cấu trúc dạng sợi . Collagen tồn tại trong một chuỗi xoắn ba cùng với các chu kỳ liên
tục giữa các chuỗi ba. Các chuỗi xoắn ba của collagen tự nhiên đôi khi được gọi là một
sợi nhỏ và các sợi kết với một chu kỳ trục của khoảng 640Å.
Collagen được sử dụng ở dạng hạt , kích thước hạt cần nh ỏ hơn 1 mm và tốt
nhất là nhỏ hơn 0,5 mm. Kích thước hạt của collagen là quan trọng, kích thước hạt
Ứng dụng collagen trong chế biến các sản phẩm từ sữa
Tổng quan ứng dụng collagen trong thực phẩm 41
càng nhỏ diện tích bề mặt tiếp xúc để tạo phức càng lớn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7912NG D7908NG COLLAGEN TRONG TH7920C PH7848M.pdf