Tài liệu Đồ án Tổng hợp Cordierite: Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 1
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC………………………………………………………1
MỞ ĐẦU......................................................................................................4
PHẦN I : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ...................................................5
I.CƠ SỞ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU...................................................5
I.1.Ô nhiễm khí thải : tổng quan...............................................................5
I.1.1.Các thành phần gây ô nhiễm từ khí thải ..............................................5
I.1.2.Tình hình ô nhiễm không khí...............................................................6
I.2.Phương pháp xử lý ô nhiễm không khí ..............................................7
I.2.1.Xử lý NOx ............................................................................................8
I.2.2.Xử lý hydrocacbon...............................................................................9
I.2....
59 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đồ án Tổng hợp Cordierite, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 1
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC………………………………………………………1
MỞ ĐẦU......................................................................................................4
PHẦN I : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ...................................................5
I.CƠ SỞ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU...................................................5
I.1.Ô nhiễm khí thải : tổng quan...............................................................5
I.1.1.Các thành phần gây ô nhiễm từ khí thải ..............................................5
I.1.2.Tình hình ô nhiễm không khí...............................................................6
I.2.Phương pháp xử lý ô nhiễm không khí ..............................................7
I.2.1.Xử lý NOx ............................................................................................8
I.2.2.Xử lý hydrocacbon...............................................................................9
I.2.3.Xử lý CO..............................................................................................9
I.2.3.1.2.4. Xử lý đồng thời cả ba thành phần ô nhiễm…………………....9
II.XÚC TÁC 3 CHỨC NĂNG XỬ LÝ KHÍ THẢI ĐỘNG CƠ ...............11
III.CHẤT NỀN CORDIERITE..................................................................13
III.1.Giới thiệu về Cordierite ..................................................................13
III.2.Một số phương pháp đã được nghiên cứu ....................................13
III.3.Ứng dụng làm chất nền...................................................................14
IV.GIỚI THIỆU VỀ CHẤT MANG..........................................................15
IV.1Giới thiệu về γ- Al2O3........................................................................15
IV.1.1.Cấu trúc của γ- Al2O3......................................................................15
IV.1.2.Cấu tạo bề mặt của γ-Al2O3 ............................................................18
IV.2.Ứng dụng của gamma oxyt nhôm ..................................................19
V.NGUYÊN LIỆU ĐỂ TỔNG HỢP CHẤT NỀN CORDIERITE ...........19
V.1.Giới thiệu về Nhôm oxyt và nguyên liệu để tổng hợp....................19
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 2
V.1.1.Nhôm oxyt........................................................................................20
V.1.2.Nhôm nitrat ......................................................................................22
V.2.Giới thiệu về Magiê oxyt và nguyên liệu để tổng hợp....................24
V.2.1.Magiê oxyt .......................................................................................24
V.2.2.Magiê nitrat ......................................................................................26
V.3.Giới thiệu về Silic oxyt và nguyên liệu để tổng hợp .......................28
V.3.1.Silic oxyt...........................................................................................28
V.3.2.Giới thiệu về thủy tinh lỏng (TEOS)................................................31
V.4. GIỚI THIỆU VỀ CITRIC AXIT ..................................................32
V.4.1.Tính chất vật lý của axit citric.........................................................32
V.4.2.Tính chất hoá học của axit citric .....................................................34
V.4.3.Ứng dụng của citric axit ..................................................................35
VI.CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP XÚC TÁC ................................35
VI.1.Phương pháp phản ứng ở trạng thái rắn ......................................35
VI.1.1.Cơ chế phản ứng giữa các pha rắn..................................................36
VI.1.2.Quá trình phát triển của tinh thể sản phẩm.....................................36
VI.2.Phương pháp kết tủa . .....................................................................37
VI.3.Phương pháp kết tinh thủy nhiệt ...................................................37
VI.4.Phương pháp phân hủy trực tiếp từ muối.....................................37
VI.5.Phương pháp sol-gel .......................................................................38
VI.5.1.Khái niệm về sol ............................................................................38
VI.5.2.Khái niệm về gel .............................................................................39
VI.5.3.Ưu nhược điểm của phương pháp sol – gel ...................................39
VI.5.4.Các giai đoạn của quá trình sol-gel.................................................39
PHẦN II: THỰC NGHIỆM....................................................................44
I.HÓA CHẤT SỬ DỤNG..........................................................................44
I.1.Hóa chất ...............................................................................................44
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 3
I.2.Thiết bị .................................................................................................44
II.QUY TRÌNH TỔNG HỢP CORDIERITE ............................................44
II.1.Tiến hành theo phương pháp phản ứng pha rắn...........................44
II.1.1.Quá trình tổng hợp Al2O3 .................................................................44
II.1.2.Quá trình tổng hợp MgO ..................................................................45
II.1.3.Quá trình tổng hợp SiO2 từ thủy tinh lỏng .......................................46
II.2.Tổng hợp Cordierite bằng phương pháp hóa học (sol-gel ngay từ
đầu) ............................................................................................................47
II.3.Tạo hình sản phẩm và đưa chất mang lên chất nền ......................48
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP HÓA-LÝ NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG XÚC
TÁC............................................................................................................49
III.1.Phương pháp phân tích nhiệt (Thermal Analysis _TA) ..............49
III.2.Phương pháp nhiễu xạ rơnghen (X-ray diffaction: XRD) ..........51
III.3.Phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM) .....................................52
III.4.Phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ và nhả hấp phụ N2 xác định diện
tích bề mặt.................................................................................................52
PHẦN III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. ............................................54
I.KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHIỆT.............................................................54
I.1.Kết quả phân tích nhiệt mẫu Cordierite theo phương pháp phản ứng pha
rắn.………………………………………………………………………..55
I.2.Kết quả phân tích nhiệt mẫu hỗn hợp theo phương pháp sol-gel .........55
II.KẾT QUẢ PHÂN TÍCH RƠNGHEN........................................................
III.KẾT QUẢ ĐO DIỆN TÍCH BỀ MẶT......................................................
IV.KẾT QUẢ CHỤP SEM ............................................................................
KẾT LUẬN ...................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 4
MỞ ĐẦU
Ngày nay ô nhiễm môi trường ngày càng trở thành một vấn đề nhức nhối
với con người. Trong đó một phần không nhỏ nguyên nhân có nguồn gốc từ
khí thải động cơ. Các thành phần khí gây ô nhiễm như các oxyt nitơ, oxyt lưu
huỳnh, hydrocacbon dễ bay hơi, cacbon monoxyt, …ngày càng gia tăng gây
ra các hiện tượng mưa axit, hiệu ứng nhà kính, lỗ hổng tầng ozon, đặc biệt là
những thay đổi về khí hậu. Do vậy vấn đề xử lý khí thải của các quá trình đốt
cháy nhiên liệu, đặc biệt là khí thải xe cơ giới đang thu hút được nhiều nghiên
cứu.
Đa số các nghiên cứu đều sử dụng các bộ chuyển hóa xúc tác với xúc tác
là kim loại quý như bạch kim, paladi, rhodi…Xúc tác này thường gồm 3 lớp:
chất nền làm từ các loại gốm như Cordierite hoặc từ phoi kim loại, chất mang
phổ biến là γ- Al2O3 phủ bên ngoài lớp chất nền và cuối cùng là lớp xúc tác
kim loại. Xúc tác phải có khả năng xử lý đồng thời ba thành phần ô nhiễm
chính là CO, NOx và hydrocacbon dễ bay hơi.
Cordierite là loại vật liệu thuộc hệ 3 cấu tử MgO-Al2O3-SiO2. Thành phần
hóa học của Cordierite là 2 MgO.2Al2O3.5SiO2. Cordierite là loại vật liệu phổ
biến, có độ bền nhiệt và bền cơ cao nên được ứng dụng làm chất nền điều chế
xúc tác xử lý khí thải của các quá trình đốt cháy nhiên liệu. Các nghiên cứu
chủ yếu tổng hợp Cordierite đi từ nguồn nguyên liệu tự nhiên như cao lanh,
talc, alumosilicat tự nhiên…chưa đạt được các thông số mong muốn. Đồ án
đặt vấn đề tổng hợp Cordierite theo một hướng đi mới nhằm tăng diện tích bề
mặt, tăng khả năng hoạt động trong khi giảm xuống tối thiểu lượng chất xúc
tác cần dùng vì giá thành rất đắt.
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 5
PHẦN I : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
I.CƠ SỞ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU.
I.1.Ô nhiễm khí thải : tổng quan.
Ô nhiễm không khí là hậu quả từ các hoạt động của cuộc sống hiện đại
như: sự gia tăng tiêu thụ năng lượng, sự phát triển của các ngành công nghiệp
mũi nhọn: công nghiệp luyện kim, hóa học, giao thông đường bộ và hàng
không, …. Ô nhiễm có nguồn gốc từ ba nguồn chính: nguồn gốc thiên nhiên
(thực vật, đất), nguồn gốc cố định (sưởi ấm gia đình, sản xuất điện, công
nghiệp), và giao thông. Trong đó, ôtô và các phương tiện vận chuyển là một
phần nguyên nhân của tình trạng môi trường ô nhiễm như ngày nay.
I.1.1.Các thành phần gây ô nhiễm từ khí thải.
Các hợp chất ô nhiễm chính trong khí thải có thể chia làm hai nhóm: khí
và hạt rắn. Người ta phân biệt các chất ô nhiễm sơ cấp được thải ra từ các
nguồn xác định (CO, HC,…) với các chất ô nhiễm thứ cấp (O3, …) được sản
sinh ra từ các phản ứng giữa các chất ô nhiễm sơ cấp với nhau dưới tác động
của điều kiện môi trường như bức xạ mặt trời.
Nhìn chung chất gây ô nhiễm môi trường thải ra từ động cơ gồm các chất
sau :
Carbone dioxyde (CO2), sản phẩm của quá trình oxi hóa hoàn toàn
nhiên liệu.
Carbone monoxyde (CO), đến từ quá trình oxi hóa không hoàn toàn
nhiên liệu.
Oxyt Nitơ bao gồm NO, NO2.
Các hạt rắn, sản phẩm của các quá trình hình thành phức tạp.
Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (COV-composes organiques volatils),
là các hợp chất hóa học hữu cơ có áp suất hơi đủ cao để dưới các điều
kiện bình thường có thể bay hơi một lượng đáng kể vào không khí. Về
thành phần COV là sự kết hợp giữa các hydrocarbure (như alkan, alken,
aromatic…) và các hợp chất chứa oxi (aldehyde, xetone, …).
Các hợp chất hữu cơ đa vòng (hydrocarbures aromatiques
polycycliques – HAP), như benzoapyrene.
Oxyt lưu huỳnh gồm có SO2 và SO3 hình thành từ lưu huỳnh có sẵn
trong nhiên liệu.
Các kim loại, có trong dầu và nhiên liệu.
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 6
Những chất ô nhiễm này thải ra môi trường sẽ dẫn đến rất nhiều ảnh hưởng
tai hại cho sức khỏe và môi trường. Một vài chất trong đó sẽ góp phần hình
thành sương mù trong đô thị (brouillards urbains), mưa acide từ SO2 và NOx.
Trong đó NOx và VOCs là nguyên nhân gây ra các phản ứng khác nhau dẫn
đến sự hình thành ozone ở tầng đối lưu của khí quyển. Các hydrocarbon chưa
cháy gây ra bệnh ung thư, còn các hạt rắn, đặc biệt là các hạt rắn nhỏ, rất nguy
hiểm cho sức khỏe, vì nó có thể đi vào trong phổi, gây ra các bệnh về hô hấp.
Kết quả nghiên cứu mới nhất tại các đô thị lớn của nước ta, nồng độ bụi đã
vượt quá tiêu chuẩn cho phép 1,5÷3 lần, nồng độ SO2 gấp 2÷3 lần. Tác nhân
gây ô nhiễm chủ yếu do khí thải xe cơ giới, trong đó lượng khí thải từ ống xả
của các phương tiện giao thông chiếm tới trên 90% về Chì, 25% khí NO2 và
khoảng 98% khí CO.
Khí thải do môtô, xe máy kết hợp với các chất ô nhiễm thứ cấp gây nguy
hại đến sức khỏe của người dân gây nên các bệnh như: ngạt thở, viêm phù
phổi, lao phổi, ung thư phổi, bệnh tim mạch và bệnh thần kinh.
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia (2005) cho thấy, 70÷90% ô nhiễm
không khí đô thị là các hoạt động giao thông vận tải, chỉ 10÷30% là do công
nghiệp và sinh hoạt. Trong khí thải từ xe cơ giới thì khí thải xe mô tô, xe máy
chiếm phần chủ yếu.
I.1.2.Tình hình ô nhiễm không khí.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên & Môi trường, khí thải từ các
loại xe cơ giới là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn và nguy hại nhất.
Hầu hết tất cả các chất khí độc thải ra môi trường như: Chì, oxyt Lưu
huỳnh, các loại bụi lơ lửng, bụi hạt...đều do quá trình đốt cháy nhiên liệu của
các phương tiện giao thông. Thời gian gần đây, ở một số địa phương, đặc biệt
là Hà Nội và TP.HCM đã bắt đầu xuất hiện nhiều đám mây mù, sương do
nồng độ chất khí thải quá lớn tích tụ.
Tình hình ô nhiễm không khí càng trở nên khó kiểm soát hơn khi số lượng
xe cơ giới đang tăng nhanh với tốc độ chóng mặt. Tính đến cuối năm 2004, số
lượng ô tô qua các trung tâm đăng kiểm trên toàn quốc đã lên tới hơn 523
nghìn chiếc, còn số xe máy đang lưu hành đã vượt quá con số 13 triệu.
Thống kê năm 2006 của Tổ chức Y tế thế giới cho biết, đã có khoảng
777.000 người (châu Á là 531.000 người) chết do ô nhiễm không khí. Phát
thải xe gắn máy là một trong những nguyên gây nên tình trạng này.
Một thực trạng đáng buồn nữa, trong suốt thời gian qua việc kiểm tra nồng
độ khí thải đối với xe ô tô và mô tô đang lưu hành gần như còn bỏ ngỏ.
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 7
Hầu hết xe cơ giới hiện nay đều là các phương tiện giao thông cá nhân và
phân bố rộng khắp các vùng miền, nên việc triển khai công tác kiểm tra và
siết chặt giới hạn khí thải gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém.
Thêm vào đó, giới hạn khí thải áp dụng cho các loại xe đã qua sử dụng ở
nước ta so với các nước trong khu vực vẫn còn quá thấp.
Một số nước như Thái Lan, Malaisia, Singapore, Trung Quốc,... đã áp
dụng những tiêu chuẩn Châu Âu 1, 2 thậm chí 3 đối với khí thải xe cơ giới
đường bộ từ nhiều năm nay thì ở nước ta vẫn chỉ dừng lại ở việc áp dụng
TCVN từ năm 1998 (tiêu chuẩn Việt Nam) với hàng rào kỹ thuật còn ở mức
rất thấp.
Đặc biệt với những nhóm người có tiền sử về hen sẽ rất nhạy cảm với môi
trường và dễ có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác do không khí ô nhiễm.
• Áp dụng tiêu chuẩn châu Âu – Một yêu cầu bức thiết.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, khi áp dụng siết chặt
thêm một mức tiêu chuẩn sẽ cắt giảm được mức phát thải 30% lượng khí CO,
55% HC và NOx từ khí thải của các xe cơ giới.
Riêng ở nước ta, năm 2001 việc loại bỏ hoàn toàn xăng pha chì là sự kiện
đánh dấu một bước quan trọng trong việc cắt giảm mức phát thải ô nhiễm của
các phương tiện tham gia giao thông. Việc áp dụng các tiêu chuẩn châu Âu và
siết chặt quản lý và cắt giảm khí thải đối với xe cơ giới là hết sức bức thiết.
Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường trên thế giới, thời điểm này
Việt Nam đưa vào áp dụng tiêu chuẩn châu Âu là rất thích hợp, so với các
nước khác đã áp dụng trước đó.
Việt Nam có rất nhiều lợi thế, nguồn nhiên liệu trong nước vẫn chủ yếu
nhập khẩu từ các nước đang áp dụng tiêu chuẩn châu Âu. Nhà máy lọc dầu
Dung Quất đang trong quá trình xây dựng đi vào hoạt động nên có thể áp
dụng ngay những công nghệ mới, hiện đại nhất.
Thêm vào đó, ngành công nghiệp ô tô vẫn đang ở giai đoạn đầu với công
nghệ và linh kiện chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài nên có thể áp dụng được
nhiều kinh nghiệm của các nước đi trước.
Nhận xét: Từ các đánh giá trên, có thể thấy tình hình ô nhiễm không khí là
rất nghiêm trọng. Trong đó, ô nhiễm không khí từ khí thải các động cơ xăng
là một nguồn khá lớn. Các thành phần CO, NOx và hydrocacbon chiếm tỉ lệ
lớn trong khí thải động cơ xăng và có nhiều tác hại nên rất cần phải xử lý để
đạt được giới hạn cho phép theo quy định.[1,19]
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 8
I.2.Phương pháp xử lý ô nhiễm không khí.
Có nhiều biện pháp xử lý khác nhau đối với các thành phần gây ô nhiễm
khác nhau. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến các biện pháp xử lý ba thành phần
ô nhiễm chính trong khí thải động cơ xăng:CO, NOx, hydrocacbon.
I.2.1. Xử lý NOx.
Có hai phương pháp để loại bỏ các oxyt nitơ:
a. Phương pháp 1: oxy hóa NO thành nitrat hoặc nitrit nhưng trường hợp
này cần phải xử lý các sản phẩm tạo ra.
b. Phương pháp 2: Khử NOx thành N2. Đây là cách thường được chọn. Tác
nhân khử là NH3, nhiệt độ xử lý từ 9000C ÷10000C, không cần xúc tác. Nhưng
tác nhân này cần một tỷ lệ NH3/NOx cao mà độ chuyển hóa không cao.
Các chất khử CH4, CO, H2 được xem là có hiệu quả hơn.
Cơ chế của phản ứng khử khi có mặt oxy là:
NO + 2 NH3 + O2 →→ N2 + 3H2O(1)
NO + NO2 + 8/3 NH3 + 1/2 → 7/3 N2 + 4H2O (2)
trong đó, vận tốc phản ứng (2) > vận tốc phản ứng (1)
Xúc tác cho phản ứng này thường là V2O5 trên các chất mang TiO2, Fe2O3
và Al2O3.
Còn nếu tác nhân khử là CO, CH4 hoặc hydrocacbon thì các chất xúc tác là
zeolit được trao đổi với các ion kim loại chuyển tiếp hoặc kim loại trên chất
mang.
Để loại bỏ oxyt nitơ của động cơ diezen và động cơ xăng hoạt động với hỗn
hợp nhiên liệu nghèo, xúc tác cần có hoạt tính, độ chọn lọc (N2, N2O, NO2)
chọn lọc theo chất khử, bền nhiệt, thời gian hoạt động dài. Các phản ứng xử
lý là:
- Phân huỷ bằng xúc tác: phương pháp này không cần chất khử, xảy ra ở nhiệt
độ nhỏ hơn 7000C. Nhưng muốn tăng tốc độ quá trình thì cần dùng các xúc tác
như kim loại quý, zeolit.
- Khử chọn lọc: bằng các hợp chất nitơ, NH3 , hoặc urê,, hydrocacbon chứa
oxy và hydrocacbon không chứa oxy, muội hoặc chất mang C.
- Bẫy tạm thời NOx: Người ta tích trữ NO2, trong môi trường nghèo nhiên liệu
bằng cách chuyển NO thành NO2 khi có mặt O2 trên các oxyt kim loại kiềm
cho đến mức bão hòa. Thực tế vấn đề là sự hấp phụ, NOx được tích tụ dưới
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 9
dạng nitrat. Sau đó, người ta thực hiện một phép loại bỏ bằng cách nâng cao
nhiệt độ để phân huỷ hoặc khử bằng hydrocacbon đưa thêm vào. Việc này cần
thực hiện rất nhanh để lượng tiêu hao của CO hoặc của hydrocacbon không
tăng mạnh. Độ chọn lọc theo nitơ thay đổi theo hệ sử dụng. Các xúc tác được
nghiên cứu nhiều nhất là Pt/Al2O3 được biến tính với kim loại kiềm, kiềm thổ
(Ba) hoặc các oxyt đất hiếm, các oxyt BaO, CuO, YSrCuO, MoZrO2…..
I.2.2. Xử lý hydrocacbon.
Có ba cách xử lý chính
a.Phương pháp 1: Khi nồng độ hydrocacbon cao sử dụng biện pháp thu hồi
dựa vào các quá trình vật lý như ngưng tụ, hấp thụ, tách bằng màng….
b.Phương pháp 2: Dựa trên sự oxy hóa và các quá trình hoá học. Quá trình
đốt cháy COV thường sử dụng những xúc tác trên cơ sở Pd, Pt, hoặc Rh hay
các xúc tác oxyt crôm, sắt, molipđen, vônfram, đồng, niken… Chất mang
thường dùng là oxyt nhôm.
c.Phương pháp 3: Xử lý bằng sinh học. Các COV được sử dụng như các cơ
chất cho vi sinh vật. Vi sinh vật tiêu thụ COV như một nguồn cacbon để tạo
ra sinh khối cũng như năng lượng:
Cơ chất + Sinh khối + O2 →Sinh khối
Hoặc →Sản phẩm oxy hóa, H2O, CO2.
I.2.3. Xử lý CO.
a.Phương pháp 1: Oxy hóa CO bằng oxy:
CO + 1/2 O2 →CO2
Xúc tác cho phản ứng là kim loại quý.
b.Phương pháp 2: Chuyển hóa khí than ướt
CO + H2O → CO2 + H2
Phản ứng này được xúc tác chủ yếu bởi Pt, trợ xúc tác oxyt xeri.
c.Phương pháp 3: Khử oxyt nitơ:
NO + CO → CO2 + 1/2 N2
Xúc tác hoạt động nhất cho phản ứng là Rd.
1.2.4. Xử lý đồng thời cả ba thành phần ô nhiễm.
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 10
a.Phương pháp 1: Có thể xử lý đồng thời ba khí NOx, CO và hydrocacbon
dễ bay hơi bằng cách thiết kế hai hộp xúc tác oxy hóa và khử kế tiếp nhau.
Các phản ứng hóa học chính trong quá trình xử lý là:
Phản ứng khử:
NO →1/2N2 + 1/2O2
Các phản ứng oxy hóa:
CO + 1/2O2 →CO2
CxHy + (x+y/4)O2 →xCO2 + y/2 H2O
Hơi nước sinh ra phản ứng với CO tạo thành CO2, H2 và kéo theo một
phản ứng khác như:
CO + H2O → CO2 + H2
NO + 5/2 H2 → NH3 + H2O
NH3 + 5/4 O2 → NO + 3/2 H2O
Theo phương pháp này, hộp khử chỉ hoạt động tốt trong môi trường dư
nhiên liệu. Ngoài ra, trong môi trường khử hình thành NH3, chất này khi
chuyển qua hộp oxy hóa sẽ bị oxy hóa thành NO, nghĩa là tái tạo lại chất ô
nhiễm.[1]
b.Phương pháp 2: Phương pháp này ưu việt hơn phương pháp 1 và hiện
nay được sử dụng phổ biến trên thế giới. Phương pháp sử dụng xúc tác ba
nhiệm vụ (three ways catalyst), nghĩa là xúc tác vừa có khả năng oxy hóa CO
và hydrocacbon vừa có khả năng khử NOx. Phản ứng tổng cộng là:
NO + CO + COV →N2 + CO2 + H2O.
Xúc tác phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Chuyển hóa tốt NOx với tác nhân khử chính là CO và hydrocacbon chưa
cháy hết trong khí thải. CO và hydrocacbon dư phải bị oxy hóa hoàn toàn
thành CO2 và H2O. Hoạt tính xúc tác cao để đạt độ chuyển hóa mong muốn
khi vận tốc thể tích của khí thải cao (150.000h-1)
- Có thể làm việc ở nhiệt độ thấp cần thiết vì trong một vài giây khởi động,
nhiệt độ của lớp xúc tác chưa cao mà khí thải lại nhiều. Xúc tác phải làm việc
bình thường ở 3000C÷4700C (phụ thuộc vào vị trí của lớp xúc tác), có thể chịu
được nhiệt độ 10000C trong một thời gian ngắn khi động cơ hoạt động không
bình thường.
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 11
- Hoạt động ổn định trong khoảng thời gian xe chạy là 50.000 dặm hoặc
khoảng 5năm. Xúc tác phải làm việc tốt trong mọi điều kiện vì tỉ số không
khí/nhiên liệu thay đổi liên tục nên thành phần khí thải cũng thay đổi liên tục
và do đó nhệit độ xúc tác không bao giờ ổn định. Xúc tác phải không đòi hỏi
chế độ quan tâm, bảo dưỡng đặc biệt hoặc hoàn nguyên xúc tác.[23]
II.XÚC TÁC 3 CHỨC NĂNG XỬ LÝ KHÍ THẢI ĐỘNG CƠ.
Đa số các xe hiện đại được trang bị bộ lọc 3 chức năng (three way
catalyst). Chúng tập trung vào việc làm giảm lượng phân tử carbon monoxide,
VOC và NOx có trong khí thải. Bộ trung hòa khí sử dụng hai lớp xúc tác, một
làm giảm khí thải và một oxy hóa chúng. Cả hai bao gồm cấu trúc ceramic
được tráng phủ một lớp kim loại, thường là platinum, rhodium, hoặc
palladium. Người ta cố gắng tạo ra bề mặt tiếp xúc lớn nhất giữa lớp ceramic
với dòng khí thải chạy ngang, trong khi giảm xuống tối thiểu lượng chất xúc
tác cần dùng vì giá thành rất đắt.
Cấu tạo của hệ thống xúc tác 3 chức năng:
3
3
4
5
321
1.vỏ , 2.lớp đệm, 3.lõi, 4.lớp chất mang, 5.lớp xúc tác
Hình1 : Cấu tạo bộ xử lý 3 chức năng.
Hệ thống xúc tác bao gồm khối chất nền,lớp chất mang và lớp kim loại
hoạt tính. Ngày nay khối chất nền được chế tạo bằng gốm hay kim loại liền
một khối, gọi là monolithe, được dùng rộng rãi nhất. Khối chất nền monolithe
là những ống trụ tiết diện tròn, bầu dục, bên trong được chia nhỏ bởi những
vách ngăn song song với trục. Mặt cắt ngang của khối chất nền vì vậy có dạng
tổ ong với tiết diện tam giác hay vuông. Đối với động cơ có công suất khoảng
100kW, tiết diện tổng cộng cần thiết của các pha hoạt động khoảng 130cm2 và
thể tích tổng cộng của monolithe khoảng 2÷3 lít (0,02÷0,03 dm3/KW).
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 12
Một bộ trung hòa khí thải 3 chức năng gồm những thành phần như sau:
Lớp xúc tác khử (the Reduction Catalyst): lớp lọc đầu tiên của bộ trung hòa
khí thải. Nó sử dụng platinum và rhodium để làm giảm khí NOx. Khi một
phân tử NO hay NO2 tiếp xúc với lớp xúc tác, nguyên tử nitrogen sẽ bị tách ra
khỏi phân tử, bám lại trên bề mặt lớp xúc tác. Các nguyên tử nitrogen kết hợp
với nhau, tạo ra N2:
2NO → N2 + O2 hoặc 2NO2 → N2 + 2O2
Lớp xúc tác oxy hóa (the Oxidization Catalyst): đây là lớp lọc thứ hai. Nó
làm giảm lượng hydrocarbon và carbon monoxide bằng cách đốt cháy (oxy
hóa) chúng nhờ platinum và palladium. Lớp này giúp CO và hydrocarbon
phản ứng với lượng oxy còn lại trong khí thải ra:
2CO + O2 → 2CO2
Đóng vai trò quan trọng trong việc biến khí độc hại thành các chất khí
không ảnh hưởng đến môi trường là oxy. Lượng oxy này được điều chỉnh khi
đưa vào để đốt cháy cùng nhiên liệu. Lớp thứ ba chính là hệ thống kiểm soát
dòng khí thải và sử dụng thông tin này để điều chỉnh hệ thống phun nhiên
liệu. Một cảm biến không khí gắn giữa bộ trung hòa khí và động cơ (gần động
cơ hơn). Cảm biến này giúp xác định lượng oxy còn lại trong khí thải ra để
giúp điều chỉnh lượng xúc tác đưa vào.
Vật liệu gốm làm monolithe dùng phổ biến là cordierite:
2MgO.2Al2O3.5SiO2. Vật liệu này có ưu điểm là nhiệt độ nóng chảy cao
(14000C) do đó nó có thể chịu đựng được nhiệt độ khí xả và nhiệt độ xúc tác
(đôi lúc lên đến 11000C).
Khối chất nền monolithe kim loại ngày nay có nhiều ưu thế hơn. Nó được
chế tạo bằng thép lá không rỉ có bề dày rất bé. Ưu điểm của kim loại là dẫn
nhiệt tốt cho phép giảm được thời gian khởi động hệ thống xúc tác.
Lớp hoạt tính là nơi diễn ra các phản ứng xúc tác được chế tạo bằng những
kim loại quý mạ thành lớp rất mỏng trên vật liệu mang (wash-coat). Vật liệu
mang rất cần thiết vì khối chất nền (kim loại hay gốm) có diện tích bề mặt
riêng thấp. Vật liệu mang chủ yếu là một lớp nhôm gamma, bề dày khoảng
20÷50 micron được tráng trên bề mặt của rãnh của khối chất nền. Sự hiện
diện của nó cho phép làm tăng bề mặt riêng của khối chất nền do đó thuận lợi
cho hoạt tính xúc tác của kim loại quý. Ngoài nhôm ra, vật liệu mang còn
chứa những thành phần ổn định cũng như những kim loại hoạt động cho hoạt
tính xúc tác.
Có 3 loại kim loại quý thường được dùng để tráng trên bề mặt của vật liệu
mang: Platine, Palladium, Rhodium. Đây là những pha hoạt tính của phản ứng
xúc tác.[23,24]
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 13
III. CHẤT NỀN CORDIERITE.
III.1.Giới thiệu về Cordierite.
Cordierite là loại vật liệu thuộc hệ 3 cấu tử MgO-Al2O3-SiO2. Thành phần
hóa học của Cordierite là 2 MgO.2Al2O3.5SiO2. Cordierite chứa 13,7℅ MgO;
34,9℅ Al2O3 và 54,1℅ SiO2.Với thành phần này, Cordierite thuộc nhóm gốm
có thành phần mullite (3Al2O3.2SiO2) cao.
Cordierite là một loại tinh thể có trong tự nhiên được nhà khoáng vật
người Pháp Pierre Louis A. Cordier (1777-1861) phát hiện. Cordierite kết tinh
ở dạng lục phương và có cấu trúc là các vòng Silicat 6 cạnh. Tinh thể
Cordierite có nhiều đặc tính quý như có hệ số giãn nở nhiệt thấp, tổn thất điện
môi nhỏ. Gốm Cordierite là một loại gốm mà tinh thể chính là Cordierite,
gốm Cordierite có độ bền nhiệt cao, dễ tạo xốp nên được ứng dụng rất nhiều
trong các ngành công nghệ mà có sự biến đổi rất nhanh về nhiệt độ như làm
bộ lọc trong các động cơ, làm chất mang xúc tác, làm vật liệu lót trong công
nghệ Hàn hồ quang (Mig-Mag). Tuy nhiên, gốm Cordierite là một loại gốm
rất khó nung do có khoảng nung rất hẹp (từ 200C÷300C). Cho đến nay sau gần
200 năm trôi qua đã có nhiều công trình nghiên cứu phát triển nhằm hạ thấp
nhiệt độ nung và kéo dài khoảng nung của loại vật liệu này. . Ngoài nhu cầu
trong công nghệ hàn trong đóng tàu, công nghiệp hàn nói chung cũng có nhu
cầu rất lớn về loại vật liệu này. Ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều công trình
nghiên cứu để tổng hợp Cordierite nhưng ứng dụng chưa nhiều. Việc phát
triển công nghệ sản xuất Cordierite nói chung và Cordierite làm chất nền cho
xúc tác xử lý khí thải là rất cần thiết.
Cordierite là loại vật liệu thuộc hệ 3 cấu tử MgO-Al2O3-SiO2. Thành phần
hóa học của Cordierite là 2 MgO.2Al2O3.5SiO2. Cordierite chứa 13,7℅ MgO;
34,9℅ Al2O3 và 54,1℅ SiO2.Với thành phần này, Cordierite thuộc nhóm gốm
có thành phần mullite (3Al2O3.2SiO2) cao.[21]
III.2.Một số phương pháp đã được nghiên cứu.
Rất nhiều các nghiên cứu khoa học đã tổng hợp thành công vật liệu gốm
Cordierite đi từ nguyên liệu tự nhiên.
• Tổng hợp dùng nguồn nguyên liệu đi từ cao lanh A lưới bằng phương
pháp đồng kết tủa.
• Tổng hợp Cordierite bằng phương pháp đồng kết tủa có sự hỗ trợ của
phương pháp cơ hóa.
• Tổng hợp Cordierite từ các nguyên liệu tự nhiên là cao lanh, talc, và
bột nhôm hydroxyt thương mại.
• Tổng hợp Cordierite bằng phương pháp phân tán rắn –lỏng trên nền
khoáng alumosilicat tự nhiên.
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 14
• Tổng hợp Cordierite bằng phương pháp sol –gel đi từ Na2SiO3 và muối
có chứa Magiê và Nhôm.[21,22,25]
III.3.Ứng dụng làm chất nền.
Cordierite là loại vật liệu phổ biến nhất được sử dụng làm chất nền cho
xúc tác 3 nhiệm vụ. Sở dĩ như vậy vì vật liệu này đạt được những tính chất cơ
bản của chất nền là:
• Có độ bền nhiệt và bền cơ cao nên độ bền chung cao và không bị vỡ.
• Khả năng chịu được những chấn động nhiệt rất tốt do có độ xốp nhỏ, hệ
số dãn nở nhiệt nhỏ.
• Chịu được tốc độ nhanh của dòng khí ra.
• Độ sụt áp thấp.
Chất nền bằng gốm Cordierite thường được chế tạo dưới dạng khối liền
hình trụ có nhiều lỗ nhỏ đi qua. Khi cần có thể ghép 2 khối lại với nhau, cách
nhau 1 vòng đệm bằng titanat nhôm. Những đặc trưng cơ bản của khối liền
Cordierite là :
Số lỗ trên 1 cm2 : 46 hoặc 62
Bề dày của thành 1 lỗ, mm : 1,11; 1,15; 1,30
Độ xốp ,℅ : 30
Bề mặt hình học, m/l : 2,19 hoặc 2,79
Khối lượng riêng của vật liệu, g/cm3: 1,68
Khối lượng riêng biểu kiến, g/cm3: 0,58 hoặc 0,41
Nhiệt dung riêng Cp,cal/g 0C: 0,086
Hệ số dãn nở nhiệt, 10-6/0C: 0,7
Giới hạn nhiệt độ sử dụng,oC: 1100
Kích thước lỗ to, Å : 7000 ÷ 10000
Kích thước vi lỗ, Å : 70 ÷ 90
Bề mặt riêng BET,m2/g : <1
Ngoài Cordierite, người ta còn dùng chất nền là chính oxyt nhôm chế tạo
dưới dạng các viên cầu kích thước cỡ 3mm,hoặc các lá kim loại uốn hình
lượn sóng hay các phoi kim loại ở dạng lưới. Dùng phoi kim loại có một số
tính năng tốt hơn Cordierite như dễ gia công lỗ và số lỗ lớn hơn, chịu dãn nở
nhiệt tốt hơn, khó gãy vỡ hơn, làm tăng tuổi thọ của xúc tác…Nhưng ưu điểm
của chất nền cordierite là độ dãn nở nhiệt thấp (nhỏ nhất trong các loại vật
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 15
liệu chịu lửa) làm cho nhiệt của khí thải được giữ ở lớp xúc tác nên chất nền
này đạt đến nhiệt độ hoạt động nhanh hơn. Khối chất nền từ Cordierite cũng
có thể chịu được những chấn động nhiệt. Bề măt xù xì hơn kim loại nên khả
năng bám dính của xúc tác lớn hơn.[30]
IV.GIỚI THIỆU VỀ CHẤT MANG γ- Al2O3.
IV.1Giới thiệu về γ- Al2O3.
IV.1.1 Cấu trúc của γ- Al2O3.
Cấu trúc của tinh thể của γ- Al2O3.
Cấu trúc của nhôm oxyt được xây dựng từ các đơn lớp của các quả cầu bị
xếp chặt, lớp này có dạng tâm đối mà ở đó mọi ion O2- được định vị ở vị trí 1.
Lớp tiếp theo được phân bố trên lớp thứ nhất, ở đó tất cả các quả cầu thứ hai
nằm ở vị trí lõm sâu của lớp thứ nhất (vị trí 2). Lớp thứ ba được phân bố trên
các hố sâu khác của lớp thứ nhất (vị trí 3) (Hình 2).
Hình 2. Cấu trúc khối của γ- Al2O3.
Các cation kim loại trong đó Al3+ nhất thiết được phân bố trong không
gian giữa các lớp bó chặt anion. Lỗ hổng duy nhất mà ion Al3+ có thể phân bố
là ở giữa hai lớp. Một khả năng khác, các ion Al3+ nằm ở vị trí trên lỗ hổng
tam giác, lớp oxy thứ hai thuộc vị trí 2 được phân bố trên ion Al3+. Ion Al3+
trong trường hợp này nằm ở vị trí tâm bát diện (hình 3).
1
1
1 1 1
1 1
1 1
1
2
2 2
2
2
2
3
3 3
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 16
Hình3. Sự phân bố của Al3+ trong mạng không gian.
Lớp oxy thứ hai của oxyt trong vị trí 2 phân bố trên Al3+. Nếu tiếp tục sắp
xếp bằng phương pháp này thì một ion Al3+ được bao bọc bởi 3 ion oxy, để
thoả mãn độ trung hoà điện tích thì cần thiết phải trống một trong ba vị trí của
cation. Sự thiếu vắng này dẫn đến khả năng sắp xếp trong mạng thành các
hình lục giác đều mà đỉnh là các Al3+ (hình 4).
Hình 4. Vị trí ion Al3+ trong cấu trúc bó chặt anion.
Khi tách nước cấu trúc có thể đưa đến cấu trúc bó chặt khối lục diện
chuyển sang lập phương. Trong cấu trúc lập phương bó chặt khối bát diện
rỗng chứa các ion nằm ở trung tâm, đồng thời khối bát diện kết hợp với khối
tứ diện và tạo khoảng không gian cho các cation bé. Al3+ có thể vào khối bát
diện và tứ diện.
1
1
1 1 1
1 1
1 1
1
O2-
Al3+
Al3
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 17
Hình 5. Hai lớp đầu tiên của tinh thể γ- Al2O3
Trong nhôm oxyt, oxy được bao gói theo kiểu khối lập phương bó chặt,
còn đối với cation thì một trong hai cation nằm ở khối 4 mặt, cation kia nằm
trong khối 8 mặt. Ở trường hợp này khi có mặt hydro thì công thức của η-
Al2O3 và γ-Al2O3 có thể viết tương ứng: (H1/2Al1/2)Al2O4 hay Al(H1/2Al3/4)O4
trong đó các ion nhôm nằm trong khối tứ diện. Proton không nằm trong lỗ
trống tứ diện mà nằm trên bề mặt trong dạng nhóm OH-. Như vậy một trong 8
ion O2- nằm trên bề mặt trong dạng OH-. Điều đó có nghĩa tinh thể bé và phần
lớn các nhóm OH- nằm trên bề mặt. Vì vậy η- Al2O3 và γ- Al2O3 có diện tích
bề mặt lớn và trên bề mặt chứa nhiều OH- liên kết.
Dạng γ-Al2O3 không tìm thấy trong tự nhiên mà nó được tạo thành khi
nung Gibbsit, Nordstrandit và Bemit ở nhiệt độ khoảng 4500C ÷ 6000C, hay
trong quá trình phân huỷ muối nhôm từ 9000C ÷ 9500C.
Trên bề mặt của γ- Al2O3 tồn tại hai loại tâm axit: tâm axit Lewis và tâm
axit Bronsted. Tâm axit Lewis có khả năng tiếp nhận điện tử từ phân tử chất
hấp phụ, còn tâm axit Bronsted có khả năng nhường proton cho phân tử chất
hấp phụ.
Tính axit của γ- Al2O3 liên quan tới sự có mặt của các lỗ trống trên bề mặt
của nó với số phối trí khác nhau. Tính bazơ do ion nhôm trong lỗ trống mang
điện tích dương không được bão hoà quyết định.
Tinh thể γ-Al2O3 có hình dáng khối bát diện. γ- Al2O3 kết tinh trong hệ
khối lập phương, dựa trên cấu trúc lập phương tâm diện (FCC). Cấu trúc của
γ- Al2O3 thường được miêu tả là cấu trúc lập phương khuyết, trong đó thiếu
một phần các vị trí cation.
Trong cấu trúc của γ- Al2O3 bao gồm các lớp nhôm bát diện xen kẽ với các
lớp đồng thời có cả nhôm bát diện và nhôm tứ diện (Hình ). Mỗi cấu trúc cơ
sở chứa 32 ion oxy và 64/3 ion nhôm để phù hợp hóa trị. Ion nhôm bị khuyết
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 18
cả ở vị trí bát diện và tứ diện, nhưng tỷ lệ khuyết ở mỗi phần vẫn còn là đề tài
gây tranh cãi.
a
b
Hình6 . Cấu trúc tinh thể gamma nhôm oxyt
a. Lớp nhôm bát diện
b. Lớp nhôm bát và tứ diện
Ô mạng cơ sở của γ- Al2O3 gồm 32 ion oxy và 211/3 ion nhôm (trong spinel
bình thường có 24 ion kim loại) tức là gồm 8 phân tử Al2O3, 8 ion Al3+ (30%)
được phân bố trong khối tứ diện và 16 (70%) trong khối bát diện.
Khối lượng riêng của γ- Al2O3: 3,20 ÷ 3,77 g/cm3.
Thông số ô mạng cơ sở: a = 7,70 ÷ 7,96 A0; c = 7,82 ÷ 7,92 Å.
IV.1.2.Cấu tạo bề mặt của γ-Al2O3.
Tính chất hóa học bề mặt của γ-Al2O3 liên quan trực tiếp đến tính chất xúc
tác của chúng. γ-Al2O3 hoạt tính, ngoài Al2O3 tinh khiết thường chứa từ 1% ÷
5% nước. Tùy theo điều kiện chế tạo, trong γ-Al2O3 có thể chứa oxyt kim loại
kiềm, oxyt sắt, ion sunfat. Các tạp chất này có ảnh hưởng đến tính chất xúc
tác của γ-Al2O3. Ví dụ như sự có mặt của SO42- và một số anion khác làm tăng
độ axit của γ-Al2O3
Cấu tạo bề mặt của γ-Al2O3 cũng phụ thuộc vào nhiệt độ, γ-Al2O3 có thể
hấp phụ nước ở dạng phân tử H2O hoặc dạng ion OH-. Khi tiếp xúc với hơi
nước ở nhiệt độ thường, γ-Al2O3 hấp phụ nước ở dạng phân tử H2O không
phân ly. Nước liên kết với bề mặt bằng liên kết hydro bền vững. Ở áp suất hơi
nước cao, quan sát thấy quá trình hấp phụ vật lý một lượng nước lớn, nhưng
lượng nước này dễ tách ra khi nung mẫu ở nhiệt độ 1200C. Bằng phương pháp
phổ hồng ngoại đã chứng minh được rằng, ở nhiệt độ thấp trên bề mặt γ-Al2O3
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 19
tồn tại nước ở dạng không phân ly, khi sấy mẫu ở 3000C lượng nước phân tử
không bị tách khỏi bề mặt tạo nên nhóm hydroxyl bề mặt.
Ở nhiệt độ cao, ion OH- dần tách khỏi oxyt ở dạng H2O, nhưng ngay cả ở
nhiệt độ 8000C ÷ 10000C và áp suất chân không trong nhôm oxyt vẫn chứa
một lượng nước nhất định.
Ion OH- thể hiện tính chất tâm axit Bronsted. Trong quá trình dehydrat
hóa, hai nhóm OH- hợp lại tạo thành một phân tử nước, ion oxy ở lại trên bề
mặt tạo nên cầu oxy. Ở một khía cạnh khác có thể thấy rằng khi hai nhóm
OH- ở cạnh nhau tác dụng để lại một nguyên tử nhôm thiếu điện tử và nó thể
hiện như một tâm Lewis. Như vậy, trên bề mặt nhôm oxyt tồn tại cả hai loại
tâm: tâm Bronsted và Lewis. Tâm Bronsted và Lewis là các trung tâm xúc tác
hoạt tính trên bề mặt nhôm oxyt.[8,31]
IV.2.Ứng dụng của gamma oxyt nhôm.
Dạng gamma oxyt nhôm thường được sử dụng làm chất mang đa chức
năng, vì ngoài chức năng thông thường như: phân tán pha hoạt động của xúc
tác, tăng diện tích tiếp xúc của pha hoạt động xúc tác với môi trường, ngăn
cản quá trình thiêu kết và tái kết tinh pha hoạt động, tăng độ bền, tăng khả
năng truyền nhiệt của xúc tác... nó còn có vai trò hỗ trợ xúc tác giống như một
xúc tác thứ hai.
Do có các đặc tính là bề mặt riêng lớn, cấu trúc xốp, hoạt tính cao, bền cơ,
bền nhiệt nên γ-Al2O3 được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như lọc hóa
dầu, xúc tác cho các phản ứng hóa học, chất hấp phụ.
Ứng dụng trong lọc hóa dầu
Trong công nghệ lọc hóa dầu γ- Al2O3 được dùng làm xúc tác để tách các
cấu tử không mong muốn, bảo vệ thiết bị lọc dầu, tăng chất lượng sản phẩm.
Quá trình Clause, γ-Al2O3 được sử dụng nhằm chuyển hóa H2S thành muối
sunfua. Trong quá trình xử lý bằng hydro, γ- Al2O3 được sử dụng như một
chất mang xúc tác để tách các hợp chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh, nitơ.
Trong quá trình isome hóa, γ- Al2O3 làm chất mang để phân tán Pt tạo xúc
tác Pt/γ- Al2O3 cho phản ứng. Ngày nay Pt/γ- Al2O3 cũng được sử dụng làm
xúc tác lưỡng chức trong quá trình reforming, trong đó Pt mang chức năng
oxy hóa khử, xúc tiến cho phản ứng hydro hóa, dehydro hóa còn Al2O3 là chất
mang có tính axit, đóng vai trò chức năng axit – bazơ thúc đẩy phản ứng
izome hóa, hydrocracking.[17,18]
V.NGUYÊN LIỆU ĐỂ TỔNG HỢP CHẤT NỀN CORDIERITE.
V.1.Giới thiệu về Nhôm oxyt và nguyên liệu để tổng hợp.
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 20
V.1.1.Nhôm oxyt.
Nhôm oxyt là một hợp chất lưỡng tính có công thức Al2O3. Nhôm oxyt
thường có mặt trong các khoáng vật côrunđum, saphia, ruby hoặc alôxyt, oxyt
nhôm, xêramic và các loại vật liệu khác.
Dạng cấu trúc tinh thể phổ biến nhất của nhôm oxyt trong tự nhiên là α-
nhôm oxyt (trong hợp chất côrunđum), các dạng khác của nhôm oxyt như η,
χ, γ, δ và θ nhôm oxyt. Mỗi dạng nhôm oxyt có một kiểu cấu trúc tinh thể và
đặc tính riêng.
a.Tính chất vật lý của oxyt nhôm được liệt kê trong bảng:
Tên thường gọi : Alumina
Đặc tính
Công thức phân tử Al2O3
Khối lượng mol 101,96 g/mol
Tỷ trọng 4000 kg m-3
Nhiệt độ nóng chảy 2072 0C
Nhiệt độ sôi 2980 0C
Khả năng hòa tan Không tan trong nước
Chiết suất nω=1,768÷1,772 nε=1,760 ÷1,763, Birefringence
0,008
Cấu trúc
Cấu trúc hình học Bát diện
Nhiệt hóa học
Enthanpy tạo thành
ΔfHo298
−1675,7 kJ.mol−1
Entropy So298 50,92 J.mol−1·K−1
Mức độ nguy hiểm
MSDN
Tiêu chuẩn châu Âu Chưa xếp loại
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 21
Điểm bắt cháy Không bắt cháy
Bảng1: Tính chất vật lý của oxyt nhôm.
b. Tính chất hóa học :
Tính lưỡng tính
- Tác dụng với axit.
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 6H+ → 2Al3+ + 3H2O
- Tác dụng với kiềm.
Al2O3 + 2 NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]
Al2O3 + 2 OH- + 3H2O → 2Al(OH)4] -
Ở nhiệt độ thường Al2O3 rất trơ về mặt hóa học,nó không tan trong nước
nhưng ở nhiệt độ khoảng 10000C, nó tương tác mạnh với cacbonat,
hydrosunfat và đisunfa kim loại kiềm ở trạng thái nóng chảy.
Ví dụ : Al2O3 + Na2CO3 → 2NaAlO2 + CO2
Al2O3 + 3K2S2O7 → Al2(SO4)3 + 3K2SO4
Ở nhiệt độ cao Al2O3 tương tác với oxyt của một số kim loại tạo nên những
sản phẩm có tính chất của đá quý, như alexanđrit Al2O3.BeO và spinen MgO
c.Điều chế.
Trong công nghiệp, nhôm oxyt được điều chế bằng cách nung Al(OH)3 ở
nhiệt độ 12000C ÷ 14000C:
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
Kết tủa Al(OH)3 được điều chế chủ yếu đi từ quặng Boxit ( Al2O3.xH2O)
chứa nhiều tạp chất và phải qua tinh chế.
d.Ứng dụng chung của nhôm oxyt.
Sản lượng alumina hàng năm trên thế giới vào khoảng 45 triệu tấn, hơn
90% trong số đó được sử dụng để sản xuất nhôm. Ứng dụng chủ yếu của
nhôm oxyt là trong các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu chịu nhiệt, gốm,
đánh bóng bề mặt và mài mòn, một lượng đáng kể nhôm oxyt còn được sử
dụng trong sản xuất zeolite, làm chất phủ bề mặt và vật liệu chống cháy.
Nhôm oxyt dạng bột được sử dụng làm chất mang trong máy phân tích sắc ký,
với 3 trạng thái: bazơ (pH 9,5), dạng axit (pH 4,5) và dạng trung hòa.
Trong các ứng dụng y học và sức khỏe, alumina được sử dụng để chế tạo
các chi tiết thay thế xương hông. Alumina và các hợp chất hóa học của
alumina được sử dụng để lọc nước, một vài hợp chất như: nhôm sunfat
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 22
Al2(SO4)3, nhôm clorohydrat AlnCl3n-m(OH)m, natri aluminat NaAlO2 hiện
đang được sử dụng để lọc bỏ các hợp chất flo trong nước. Alumina cũng có
mặt trong thành phần chế tạo kem đánh răng.
Trong công nghệ hóa học, nhôm oxyt được sử dụng làm chất xúc tác, chất
mang xúc tác (dạng trơ, có tương tác với chất nền hoặc chất mang đa chức
năng), chất hấp phụ, chất kết dính…Do mỗi loại nhôm oxyt có những đặc tính
lý, hóa và cấu trúc tinh thể khác nhau, nên phạm vi ứng dụng của chúng cũng
rất khác nhau, ví dụ: khi sử dụng nhôm oxyt làm chất mang, tùy thuộc vào
mục đích sử dụng mà người ta chọn các cấu trúc nhôm oxyt khác nhau:[6,7,8]
Các ứng dụng Vai trò của Al2O3 Ví dụ sản xuất
Ankyl hoá Xúc tác Phenol
Dehyđrô hoá Xúc tác Axit foocmic
Isome hoá
Xúc tác
Chất mang
1- metylxyclohexan
Isophtaonitril
Hydrô desunfua hoá Chất mang Tinh chế dầu
Hyđrô denitơ hoá Chất mang Tinh chế dầu
Reforming và vòng
hoá
Xúc tác
và Chất mang
Phenolhydrozon
Cyclohexan
Cracking
Xúc tác
và chất mang
Hyđrôcacbon
Naphtalen
Hyđrô hoá
Xúc tác
và Chất mang
Etyl ete
Ancol không no
Polyme hoá
Xúc tác
và Chất mang
Xyclolefin
Etylenoxyt
Oxi hoá từng phần Chất mang Etylenoxyt
Bảng2: Một số ứng dụng của oxyt nhôm.
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 23
V.1.2.Nhôm nitrat.
Công thức cấu tạo :
Tên gọi theo IUPAC: Aluminum nitrate
Công thức phân tử: Al(NO3)3
Khối lượng mol: 213,00 g/mol
Là muối của Nhôm và acid Nitric. Bình thường nó tồn tại ở dạng tinh thể
hydrat Al (NO3 )39H2O ,tồn tại ở dạng chất rắn màu trắng.
Trọng lượng phân tử: 375,117 g/mol
Khối lượng riêng: 1,72 g/cm3
Nhiệt độ nóng chảy: 73 0C
Nhiệt độ sôi: 135 0C
Độ hòa tan trong nước :
Ở 00C : 60,0 g/100 ml
Ở 250C: 64 g/ 100 ml
Độ hòa tan trong methanol: 14,45 g/ 100 ml
Độ hòa tan trong etylen glycol: 118,32 g/100 ml
Nhôm Nitrat là chất oxy hóa rất mạnh. Nó được sử dụng nhiều trong lĩnh
vực thuộc da, tinh lọc xăng dầu, và khai thác uranium.
Các nonanitrat và các hydrat nhôm nitrat có nhiều ứng dụng.Muối này
được sử dụng để sản xuất oxyt nhôm,làm giấy cách nhiệt ,ngoài ra nó còn
được sử dụng cho việc khai thác các nguyên tố họ Actini.
Nó được ứng dụng nhiều trong phòng thí nghiệm như trong phản ứng:
Al(NO3)3 + 3NaOH → Al (OH)3 ↓ + 3NaNO3
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Cho Al và Al2O3 tác dụng với acid HNO3 tạo muối Al(NO3)3.
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 24
Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO2 + H2O
Al2O3 + HNO3 → Al(NO3)3 + H2O. [9]
V.2.Giới thiệu về Magiê oxyt và nguyên liệu để tổng hợp.
V.2.1.Magiê oxyt.
MgO hiếm khi tồn tại như là một khoáng thiên nhiên, nó được tìm thấy
trong đá vôi,dolomit,trong dung nham núi lửa và trong đá xecpentin.Nó
không tạo thành đá hay muối kết tủa do nó bị chuyển hóa thành magiê
hydroxyt bởi hơi nước trong không khí.Trong công nghiệp MgO được sản
xuất chủ yếu từ magiêzit (MgCO3),nước muối.Magiê hydroxyt được tạo thành
như là một sản phẩm trung gian trong quá trình điều chế MgO từ nước
muối.MgO được sử dụng trong kĩ thuật do nó có nhiệt độ nóng chảy cao (do
có năng lượng mạng lưới lớn ,có thể bay hơi mà không bị phân hủy), bền hóa,
tính dẫn nhiệt tốt, tính dẫn điện kém, và có hoạt tính sinh học.
a.Tính chất vật lý .
Nhiệt độ nóng chảy: 3073 K (28000C)
Nhiệt độ sôi: 3873 K (36000C)
Chỉ số khúc xạ tại 589 nm: 1736
Khối lượng riêng: 3,58 g/cm3
Độ tan: 0,00062 g trong 100g nước
Nhiệt hóa học :
∆fHo rắn : -601 kj/mol
Sorắn: 32,51 J/mol.K
Nhiệt dung riêng (Cp):
20 ÷ 2000C : 1,0 kj/kg.K
200 ÷ 10000C: 1,2kj/kg.K
Nhiệt hydrat hóa của oxit MgO: -81,24 kj/mol
Năng lượng mạng lưới: 3925 kj/mol
Bán kính ion Mg2+: 0.74 Å
MgO kết tinh theo mạng lập phương (giống tinh thể NaCl)
b.Tính chất hóa học .
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 25
MgO công nghiệp chủ yếu được nung để tạo MgO xốp ,chất được sử dụng
làm vật liệu chịu lửa và trong công nghiệp thép, MgO tan ít và tan rất chậm
trong nước:
MgO + H2O → Mg(OH)2
MgO ở áp suất khí quyển bền trong môi trường oxy hóa tới 23000C và
trong môi trường khử tới 17000C.
MgO có khả năng hút ẩm và CO2 của không khí.
Khi nung nóng thật mạnh MgO thăng hoa sau đó lắng xuống ở dạng tinh
thể khó tan trong axit.
Phản ứng điều chế MgCl2 (MgCl2 được dùng để điện phân điều chế Mg
trong kỹ thuật):
MgO + CO + Cl2 → MgCl2 + CO2↑
Phản ứng với CaC2:
MgO + CaC2 → Mg + CaO + 2C
Hỗn hợp MgO + CaO với silic dạng fero-silic nung nóng dưới áp suất
thường và ở nhiệt độ 12000C ÷ 13000C xảy ra theo phương trình:
2MgO + 2CaO + Si → Ca2SiO4 + 2Mg
Phản ứng với axit:
MgO + 2H+ → Mg2+ + H2O
c.Điều chế MgO.
MgO được điều chế bằng cách đốt Mg trong không khí, hoặc nung
hydroxyt, cacbonat, sunfat, và một số muối chứa oxi khác của Mg.
2Mg(NO3)2 → MgO + 4NO2 + O2 ↑
Trong công nghiệp người ta điều chế MgO bằng cách manhezit thiên nhiên
(MgCO3):
MgCO3 → MgO + CO2↑
Hoặc chế hóa từ nước biển bằng cách cho nước biển tác dụng với vôi sữa
để chuyển ion HCO-3 thành kết tủa CaCO3, sau khi lọc tách CaCO3, nước lại
được xử lý thêm bằng nước vôi với tỉ lệ thích hợp để kết tủa ion Mg2+ ở dạng
Mg(OH)2:
Ca(HCO2)3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2H2O
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 26
MgCl2 + Ca(OH)2 → Mg(OH)2 ↓ + CaCl2
Vì Mg(OH)2 khó lọc nên người ta xử lý bằng cách cho tác dụng với CO2
sau đó lọc kết tủa MgCO3.3H2O, rồi nung ở nhiệt độ cao thu được MgO.
Mg(OH)2 + CO2 + 2H2O →MgCO3.3H2O
MgCO3.3H2O → MgO + CO2↑ + 3H2O
Ngoài ra còn điều chế MgO (và SO2) từ quặng kizeit (MgSO4.H2O) khi
nung nóng đỏ với than:
MgSO4.H2O + C → MgO + SO2 + H2O
d.Ứng dụng của MgO.
Magiê oxyt là chất cách điện điển hình có rất nhiều ứng dụng quan trọng
trong các lĩnh vực xúc tác, vật liệu chịu lửa, công nghiệp sơn và chất siêu dẫn.
Do có nhiệt độ nóng chảy cao nên nó là vật liệu quan trọng trong việc chế
tạo gạch chịu lửa và những vật liệu khác. Nó là vật liệu duy nhất ngoại trừ
ZrO2 có thể chịu được nhiệt độ trên 20000C.
Sự tăng vọt trong việc sản xuất Magiê oxyt xốp xảy ra sau khi người ta
khám phá ra công dụng của nó trong việc chế tạo lớp lót bên trong lò sản xuất
thép (lò ngang, lò Mactin, lò hồ quang điện) cho phép tách bỏ phootpho và
lưu huỳnh trong xỉ bazơ.
Trong lĩnh vực xúc tác nó là chất mang điển hình có khả năng cho điện tử.
Nó được sử dụng làm chất mang trong phản ứng oxy dehydro hóa etan thành
etylen:
C2H2 + 1/2O2 → C2H4 + H2O ∆H0298 = -149 kj/mol.
C2H6 + O2 → 2CO + 3H2 ∆H0298 = -136 kj/mol.
Nó còn được dùng làm chất mang cho phản ứng phân hủy NH3 sản xuất
H2.[11]
V.2.2.Magiê nitrat.
Công thức cấu tạo:
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 27
Magie nitrat có CTPT là Mg(NO3)2, khối lượng phân tử bằng 148,33 tồn
tại như là một chất rắn bền trong hệ thống Mg(NO3)2-H2O ở nhiệt độ dưới
1300C.Muối này dễ dàng bị phân hủy ở nhiệt độ trên 1300C và rất khó để thu
được dạng tinh khiết. Magie nitrat được bán ở dạng rữa hexahydrat
(Mg(NO3)2.6H2O ), dạng này tồn tại ở trạng thái rắn trong khoảng nhiệt độ từ
180C ÷ 55,60C.
Tỷ trọng: 1,636425
Nhiệt độ chảy mềm: 900C
Độ tan: 42,89 gam Mg(NO3)2 trên 100gam dung dịch ở 250C
Nhiệt độ sôi: 3300C
Mg(NO3)2 có thể được tạo ra bởi dung dịch magie hydrat, hay cacbonat
trong acid nitric,sau đó sản phẩm được bay hơi và kết tinh ở nhiệt độ phòng.
Nếu những nguyên liệu thô như magiezit hay dolomite được sử dụng thì canxi
được loại bỏ ở dạng hợp chất cacbonat thông qua quá trình cacbonat hóa nhờ
cacbondioxyt, các tạp chất khác được loại bỏ bằng quá trình lọc với sự có mặt
của một lượng dư MgO. Đề hydrat hóa hexahydrat bởi các tác nhân làm khô
mạnh như P2O5, dung dịch H2SO4 đậm đặc thì qua vài tháng thu được sản
phẩm kết tinh có chứa từ 1 đến 2 phân tử nước. Dehydrat hóa tại nhiệt độ cao
hơn (900C hoặc cao hơn) thường kèm theo quá trình thủy phân và tạo thành
các sản phẩm bazơ. Gia nhiệt tới 4000C cho quá trình chuyển hóa đầy đủ
thành oxy.
Trong công nghiệp Magie nitrat được sử dụng là sản phẩm nhân tạo. Nó có
thể được tổng hợp theo nhiều cách.
Phản ứng giữa Mg,MgO và acid nitric tạo ra magie nitrat:
2HNO3 + Mg → Mg(NO3)2 + H2
2HNO3 + MgO → Mg(NO3)2 + H2O
Magie hydroxyt và amoni nitrat cũng phản ứng với nhau tạo ra magie nitrat
và giải phóng amoniac như là một sản phẩm phụ:
Mg(OH) 2 + 2 NH4NO3 → Mg(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O
Magie nitrat có tính hút nước cao nên việc đốt nóng hợp chất ngậm 6 phân
tử nước của nó không dẫn đến sự loại bỏ nước tạo muối khan. Thay vào đó nó
bị phân hủy tạo thành magie oxyt,oxy, và nitơ dioxyt:
2 Mg(NO3)2 → 2MgO + 4NO2 + O2
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 28
V.3.Giới thiệu về Silic oxyt và nguyên liệu để tổng hợp.
V.3.1.Silic oxyt.
Silic đioxit tồn tại dưới dạng tinh thể, nghĩa là một phân tử khổng lồ.Ở áp
suất thường nó tồn tại ở 3 dạng tinh thể là thạch anh, tridimit và cristobalit.
Tất cả những dạng tinh thể này đều bao gồm những nhóm tứ diện SiO4 nối
với nhau qua những nguyên tử O chung. Trong tứ diện SiO4, nguyên tử Si
nằm ở tâm của tứ diện lien kết cộng hóa trị với 4 nguyên tử O nằm ở các đỉnh
của tứ diện. Như vậy mỗi nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử Si ở 2 tứ diện
khác nhau và tính trung bình cứ trên một nguyên tử Si có 2 nguyên tử O và
công thức kinh nghiệm của silic đioxit là SiO2.
Hình 7 : Cấu trúc tinh thể SiO2 (a) và thuỷ tinh (b), các chấm đen là nguyên
tử Si, vòng tròn trắng là Oxy
a.Tính chất vật lý.
Công thức phân tử : SiO2
Khối lượng mol : 60,0843 g/mol
Trọng lượng phân tử : 375,117 g/mol
Khối lượng riêng : 2,634 g/cm3
Nhiệt độ nóng chảy : 16500C (±750C)
Nhiệt độ sôi : 22300C
Độ hòa tan trong nước : 0,012 g/ 100ml
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 29
Khi để nguội chậm silic đã nóng chảy hoặc khi đun nóng đến nhiệt độ hóa
mềm, thu được một vật liệu vô định hình giống như thủy tinh. Những vật liệu
như vậy về một số mặt giống với chất rắn và về một số mặt khác giống với
chất lỏng. Ở nhiệt độ thấp vật liệu dạng thủy tinh tạo nên khối rắn có hình
dạng xác định, đôi khi có độ bền cơ học cao, độ cứng lớn…Nhưng ở nhiệt độ
cao hơn, vật liệu dạng thủy tinh có tính chất giống như một chất lỏng chậm
đông có độ nhớt rất lớn. Khác với dạng tinh thể,dạng thủy tinh có tính đẳng
hướng và không nóng chảy ở nhiệt độ không đổi mà hóa mềm ở nhiệt độ thấp
hơn nhiều so với khi chảy lỏng ra.
b.Tính chất hóa học.
- Tác dụng với kim loại: (nhưAl, Mg, . . .)
SiO2 + 2Mg → 2MgO + Si + 89 Kcal
- Silic đioxyt rất trơ về mặt hóa học, nó không tác dụng với oxy, clo, brom,
kể cả các axit khi đun nóng, Nó chỉ tác dụng với F2 và HF ở điều kiện thường:
SiO2 + 6HF → H2SiF6 + 2H2O
- Nó tan trong kiềm hay cacbonat kim loại kiềm nóng chảy:
SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O
SiO2 + 2Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2
- Phản ứng của natri oxide và SiO 2 có thể sản xuất natri orthosilicate, natri
silicate và kính:
2Na2O + SiO2 → Na4SiO4
Na2O + SiO2 → Na2SiO3
- Khi đun nóng hỗn hợp SiO2 và Si ở 10000C÷13000C trong chân không
người ta thu được hơi SiO.
SiO2 + Si → 2SiO
Hơi SiO này khi được làm lạnh nhanh sẽ ngưng tụ thành bột mịn màu nâu
có cấu tạo polymer (SiO)n
- Trong công nghiêp có phản ứng để điều chế Si kĩ thuật với độ tinh khiết
95℅÷ 98℅.
SiO2 + 2C → Si + 2CO
SiO2 + 2CaC2 → 3Si + 2CaO + 4CO
c.Điều chế.
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 30
Thuỷ phân (dựa trên phản ứng: SiCl4 + 2H2O = SiO2 + 4HCl ), bằng
phương pháp VAD (vapor axial deposition) và OVD (outside vapor
deposition).
Oxy hoá (dựa trên phản ứng: SiCl4 + O2 = SiO2 + 2Cl2), dựa trên phương
pháp MCVD (modified chemical vapor deposition), PCVD, IMCVD và
SPCVD.
Sol-Gel (phản ứng và tạo ra các hạt silica lơ lửng rồi đông đặc lại). Với
hóa chất ban đầu là các alkoxide silic: Si(OR)4 vi R là CH3,C2H5…
Si(OCH3)4 + H2O Si−OH(OCH3)3H
Si−OH(OCH3)3 + H2O Si−(OH)2(OCH3)2 + CH3OH
Si−(OH)2(OCH3)2 + H2O Si−(OH)3(OCH3) + CH3OH
Si−(OH)3(OCH3) + H2O Si−(OH)4 + CH3OH
Tip đn là giai đon ngng t axit silicxic Si(OH) đ to thành các liên kt:
Khi các tiu phân ngng t đt ti mt kích thc xác đnh nào đó thì hình
thành ht keo.
Dung dch sol chy trôi qua mt cái khuôn, ti đây to thành si đan chéo
nhau kéo theo s hình thành gel. Lúc đã to thành gel thì có th kéo thành si.
Ru metylic và nc ti các l gel trong quá trình già hoá ch thi ra đc mt
phn, phn còn li đc đui ra ht khi sy khô gel. Cui cùng silic oxit đc
nung lên ti 13000K đ làm tăng mt đ thu tinh.
Si(OH)4 SiO2 + 2H2O
d.ng dng.
Silic oxyt được ứng dụng rất rộng rãi trong công nghiệp và đời sống.
Có rất nhiều xúc tác hóa học ngày nay sử dụng silic oxyt trong thành phần
của nó, làm phụ gia, làm chất mang ,chất nền…
Silic oxyt có độ tinh khiết cao tương đối hiếm, vì vậy thường phải sản xuất
bằng cách tổng hợp. Silic oxyt cỡ hạt nanô có độ tinh khiết cao sử dụng cho
quá trình sản xuất các loại thủy tinh chuyên dụng. Do hàm lượng các nguyên
tố tạp chất dạng vết (nhôm, canxi, crôm, sắt, kali và magiê) thấp nên sản
phẩm này phù hợp cho sản xuất thủy tinh chuyên dụng để sử dụng trong các
ngành công nghiệp như quang học, bán dẫn và công nghệ thông tin.
Silic oxyt có những đặc tính đặc biệt như chịu được sự thay đổi nhiệt độ
đột ngột và ăn mòn hóa chất, độ giãn nở nhiệt thấp, do đó nó còn được sử
dụng trong những ứng dụng làm dụng cụ thí nghiệm hóa học, bình phản ứng,
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 31
nồi nấu kim loại trong công nghiệp bán dẫn, thấu kính thiên văn, thiết bị máy
tính hoặc các lớp tráng và sợi thủy tinh.
Silic đioxyt có ở trong hầu hết các khoáng chất: Lượng SiO2 trong các
nguồn nước bề mặt và các giếng nước là từ 1 ÷ 100 mg/l. SiO2 được coi là
chất keo trong tự nhiên do cách nó phản ứng với các chất hút bám. Chất keo
là một chất gelatin được tạo bởi các mảnh nhỏ cố định bám vào các chất lỏng.
SiO2 được sử dụng nhiều trong các hệ thống làm lạnh và hệ thống cung cấp
nước nóng. SiO2 bay hơi khi được đun nóng ở nhiệt độ cao và tích tụ ở trên
cánh quạt tua-bin trong các hệ thống đó. Các chất tích tụ phải được loại bỏ
thường xuyên nếu không tua-bin sẽ bị hỏng.
Người ta sử dụng silicđioxyt để nấu thủy tinh thạch anh được dùng trong
những thiết bị quang học phức tạp, dùng làm các dụng cụ phòng thí nghiệm,
những dụng cụ chiếu sáng.
Dạng tinh thể lớn của silic đioxyt trong tự nhiên là gọi là pha lê tự nhiên.
Ngày nay những tinh thể này cần cho nhiều ngành kĩ thuật được nuôi cấy
trong các phân xưởng nhà máy.[4]
V.3.2.Giới thiệu về thủy tinh lỏng (TEOS).
Công thức cấu tạo:
Theo IUPAC : TEOS là Tetra-ethyl-ortho-silicate, hoặc equivalently
Tetra-ethoxy-silane
Các thông số vật lý của TEOS:
Công thức phân tử: SiC8H20O4
Khối lượng mol : 208,33 g/mol
Khối lượng riêng: 0,94 g/cm3
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 32
Nhiệt độ nóng chảy: -770C
Nhiệt độ sôi : 166 ÷ 1690C
TEOS là một chất lỏng ở nhiệt độ phòng. Nó là hợp chất hóa học ứng với
công thức Si(OC2H5)4 .TEOS bao gồm 4 nhóm ethyl kèm theo ion SiO44- .Nó
có cấu trúc tứ diện, và được coi như là ethyl este của acid orthosilicic,
Si(OH)4 . Với các nhóm ROH khác nhau cho ta các dạng alkoside khác nhau:
SiCl4 + 4ROH → Si(OR)4 + 4HCl
R là các gốc alkyl như metyl, etyl, propyl,…
TEOS chủ yếu được sử dụng để tổng hợp polymer có chứa Silic, làm tấm
lót phủ lên các đồ vật…
TEOS dễ dàng chuyển hóa thành silicdioxyt. Phản ứng xảy ra dễ dàng với
sự có mặt của nước:
Si(OC2H5)4 + 2H2O → SiO2 + 4C2H5OH.[28]
V.4.GIỚI THIỆU VỀ CITRIC AXIT.
V.4.1.Tính chất vật lý của axit citric.
Axit citric là axit không màu, không mùi. Tinh thể axit monohydrat được
kết tinh từ dung dịch bão hoà có nhiệt độ dưới 36,60C và dạng anhydryt thu
được ở nhiệt độ cao hơn.
Monohydrat axit citric có một số tính chất sau:
Khối lượng phân tử: 210,13 g/mol,
Khối lượng riêng: 1,542 g/cm3.
Nhiệt cháy Mono hydrat axit citric tại 300C: 1973 kj/mol.
Axit citric rắn chảy mềm ở 700C và nóng chảy ở 1000C.
Anhydryt citric nóng chảy ở 1530C, nhiệt cháy của nó tại 300C là 1990
kj/mol.
Hằng số axit của axit citric tại 180C là :
K1 = 8,2.10
-4
K 2 = 1,8.10
-5
K 3 = 4,6.10
-6
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 33
Một số tính chất vật lý của dung dịch axit citric được thể hiện trong bảng 3
và đồ thị số 1 và 2.
Dung môi Độ tan
g/100g dung môi
Khối lượng riêng
g/cm3
Mono axit citric
Amyl acetate 5,980 0,8917
Amyl alcol 15,430 0,8774
Etyl acetate 5,276 0,9175
Ete 2,174 0,7228
Anhydryt citric
Amyl acetate 4,22 0,8861
Ete 1,05 0,7160
Bảng3: Độ tan của axit citric, anhydryt axit citric trong các dung môi hữu cơ
và khối lượng riêng của dung dịch tại 250C.
Nhiệt độ
N
ồn
g
độ
%
67.2
0 10 50403020
36,6
55
60
65
10090807060
75
70
80
85
Độ tan của axit citric
theo nhiệt độ
pH
2,5
3,0
706040 50
1,5
1.0
0,5
3010 200
Nång ®é %
2,0
Quan hệ giữa pH của
dung dịch axit citric theo nồng độ
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 34
V.4.2.Tính chất hoá học của axit citric.
a.Chuyến hoá của axit citric dưới tác động của nhiệt độ.
Axit citric tách nước ở 1750C tạo thành aconitric axit.
Với quá trình chuyển hoá sâu, aconitric axit tách CO2 tạo thành itacomic
andehyt.
Itacomic andehyt sắp xếp lại tạo thành citraconic anhydrit.
b.Phản ứng oxi hoá .
Axit citric bị oxi hoá bởi KMnO4 tạo thành các sản phẩm khác nhau tuỳ
thuộc vào điều kiện tiến hành phản ứng. Khi oxi hoá tại 350C, sản phẩm thu
được là 1,3- aceton dicacboxylic. Khi oxi hoá tại 850C, sản phẩm thu được là
axit oxalic.
Axit citric tác dụng với KOH nóng chảy thu được hỗn hợp sản phẩm là axit
acetic và axit oxalic.
c.Phản ứng tạo phức.
O
OO
H
H2C H
O OO
H3C H
+ H2O 175
0C C COOH
CH2COOH
HOOCCH2
OH
C C
H
HOOC
COOH
CH2COOH
+ CO2 + H2O 175
0C
O
OO
H
H2C H
C C
H
HOOC
COOH
CH2COOH
C COOH
CH2COOH
HOOCCH2
OH
KOH CH3COOH + HOOC – COOH
C COOH
CH2COOH
HOOCCH2
OH
COOH CH2 C
O
CH2 COOH + HOOC–COOH
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 35
Axit citric có thể phản ứng tạo phức với rất nhiều cation kim loại như với
Cu2+, Fe3+, Zn2+, Ag+…ngoài ra axit citric còn có khả năng tạo phức với hỗn
hợp cation kim loại như hệ cation Na+-Zn2+, hệ NH4+-Cu2+…
Fe2+ + 6NH4+ + 2C6H8O7 Fe[(NH4)3 C6H8O7]2
d.Phản ứng este hoá.
Axit citric có khả năng tham gia phản ứng este hoá với rượu tạo thành este
đơn chức hoặc este đa chức tuỳ thuộc vào điều kiện tiến hành este hóa. Đối
với các alcol đa chức như glyxerin, etylenglycol, sorbitol… tạo thành dạng
polyeste .
Ngoài ra, axit citric tác dụng với amoniac, amin… tạo thành các cacboxylic
đơn giản. Axit citric tác dụng với fomandehyt cho hỗn hợp sản phẩm anhydro
metylen citric, dioxan và axit acetic.
V.4.3.Ứng dụng của citri axit
Axit citric và muối natri của nó được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp
thực phẩm-giải khát. Chúng có mặt trong các loại đồ uống có ga, nước hoa
quả, các loại mứt trái cây…Ngoài ra, chúng còn là chế phẩm quan trọng trong
dầu thực vật ngăn ngừa hiện tượng biến màu của sản phẩm, tăng hương vị sản
phẩm. Axit citric còn được sử dụng trong quá trình bảo quản rau quả đông
lạnh tránh hiện tượng mất mát vitamin.
Axit citric còn được sử dụng làm chất tẩy rửa, làm sạch các thiết bị đun
nóng nước, thiết bị gia nhiệt. Các loại este của axit citric là chất bao gói thực
phẩm, bánh kẹo chất lượng cao có thể ăn được.[15]
VI.CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP XÚC TÁC.
VI.1.Phương pháp phản ứng ở trạng thái rắn.
C COOH
CH2COOH
H2C
OH
HOOC + C2H5O H2SO4 đ
C COOC2H5
CH2COOH
H2C
OH
HOOC
C COOC2H5
CH2COOH
H2C
OH
H5C2OOC
C COOC2H5
CH2COOC2H5
H2C
OH
H5C2OOC
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 36
Phương pháp phản ứng ở trạng thái rắn là phương pháp cổ điển nhất được
sử dụng để điều chế hệ xúc tác là hỗn hợp các oxyt. Phương pháp này thực
hiện bằng cách nung hỗn hợp bột rắn ở nhiệt độ cao có khi lên đến trên
10000C. Ở trạng thái rắn các hạt phản ứng với nhau thông qua bề mặt phân
chia pha.
Khi nung hn hp các cht rn thì có th xy ra rt nhiu kiu tng tác: To
thành hp cht mi, to thành dung dch rn thay th, dung dch rn xâm nhp...
Đi vi đa s các nhà vt liu hc thì ngun thông tin ch yu v kh năng phn
ng gia các pha rn phn ln phi da vào thc nghim. Điu này cng d hiu vì
rt nhiu trng hp tin hành thc nghim đòi hi thi gian ít hn so vi vic tìm
kim và phân tích các thông tin trong tài liu tham kho. Lng thông tin v
phn ng gia các pha rn thì ngày càng nhiu, vic h thng hoá chúng khá
phc tp.Trétjakov J. D. t năm 1978 đã tin hành thng kê s lng công trình
phn ng gia các pha rn kiu: R1+ R2 = R3 gia 50 oxit kim loi s, p, d, f
quan trng nht cho thy mt s rt ln hp cht mi.
VI.1.1 Cơ chế phản ứng giữa các pha rắn.
Phản ứng giữa các chất khí, giữa các chất tan trong dung dịch do các chất
phản ứng rất linh động và khuếch tán ở mức độ phân tử, ion ở trong toàn thể
tích của hệ phản ứng nên xảy ra với tốc độ rất nhanh để hệ đạt tới trạng thái
cân bằng.
Phản ứng giữa các pha rắn hoàn toàn khác, đó là chất tham gia phản ứng
đều nằm định vị tại các nút mạng tinh thể của chất ban đầu. Phản ứng chỉ xảy
ra tại bề mặt tiếp xúc giữa hai pha rắn của chất tham gia
Chỉ khinung lên đến nhiệt độ tương đối cao mới có thể bắt đầu tạo thành
một lớp sản phẩm rất mỏng ở biên giới tiếp xúc giữa hai pha. Sự hình thành
lớp sản phẩm như vậy gọi là quá trình tạo mầm.
Quá trình này đòi hỏi phải làm đứt một số liên kết cũ trong các chất phản
ứng, hình thành một số liên kết mới trong sản phẩm. Điều này chỉ có thể xảy
ra khi có sự phân bố lại các ion ở chỗ tiếp xúc.
VI.1.2.Quá trình phát triển của tinh thể sản phẩm.
Sau khi đã có một lớp mầm tinh thể sản phẩm thì đến giai đoạn phát triển
lớp tinh thể đó. Để thực hiện quá trình này sẽ có sự khuếch tán ngược chiều
các cation. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mặc dù giữ ở nhiệt độ
cao trong một thời gian lâu,các phản ứng giữa các pha rắn đều không tiến
hành đến cùng, do đó trong sản phẩm thu được không phải chỉ có một pha sản
phẩm mà vẫn còn có mặt chất tham gia phản ứng ban đầu (để biết điều này thì
đơn giản nhất là ghi phổ XRD của mẫu bột sản phẩm).
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 37
Thông thường, để thực hiện phản ứng hoàn toàn phải tiến hành kỹ thuật
nghiền trộn, nung,để nguội rồi lại nghiền trộn, nung tới vài lần. Đây là nhược
điểm chủ yếu của phương pháp gốm truyền thống.[10]
VI.2.Phương pháp kết tủa .
Bản chất của phương pháp là kết tủa đồng thời tất cả các ion có trong thành
phần của oxyt phức hợp từ dung dịch ở dưới dạng hydroxide, cacbonat,
oxalat, citrat... sau đó kết tủa được rửa và nung sẽ thu được oxyt phức hợp.
Điều kiện cùng kết tủa là tích số hòa tan của các hợp chất này phải xấp xỉ
bằng nhau và tốc độ kết tủa trong suốt quá trình phải như nhau. Nếu chọn
được điều kiện đồng kết tủa tốt thì sản phẩm sinh ra ở nhiệt độ không cao, có
tính đồng nhất, độ tinh khiết hóa học cao và bề mặt riêng lớn. Vì vậy rất khó
để lựa chọn được điều kiện đồng kết tủa tốt. Mặt khác, khi rửa sẽ kéo theo
chọn lọc một số cấu tử nào đó làm cho thành phần kết tủa khác với thành
phần dung dịch ban đầu.
VI.3.Phương pháp kết tinh thủy nhiệt.
Đây là phương pháp cơ bản để tổng hợp các vật liệu, xúc tác hỗn hợp các
oxyt kim loại, xúc tác dạng lai giữa vô cơ và hữu cơ.
Phương pháp thủy nhiệt là quá trình nung nóng các tác nhân rắn hoặc lỏng
trong dung môi thích hợp (thường là nước) trong autoclave ở nhiệt độ cao.
Trong thiết bị kín, ở nhiệt độ cao, áp suất có thể tăng lên. Trong điều kiện
phản ứng như vậy đã tạo ra nhiều chất có tính chất mới lạ,có nhiều ứng dụng
quan trọng.
Sau khi dung dịch đồng nhất được tạo ra, dung dịch này được già hóa ở
nhiệt độ phòng và được giữ ổn định trong suốt quá trình kết tinh. Sau khi già
hóa, dung dịch kết tinh được nung nóng đến nhiệt độ kết tinh thích hợp. Quá
trình kết tinh xảy ra o khoảng 3700C. Sau kết tinh, dung dịch được lấy ra, đem
lọc và sấy khô, rồi nung ở nhiệt độ cao (trên 5000C).
Phương pháp này hứa hẹn sẽ mang nhiều tích cực trong nghiên cứu để tạo
được nhiều chất mới có cấu trúc phức tạp, lai hóa, vật liệu dạng khung mở, vô
cơ-hữu cơ…Các chất này có cấu trúc xốp lớn,độ ổn định hóa học cao,ứng
dụng nhiều trong các quá trình hóa dầu.
VI.4.Phương pháp phân hủy trực tiếp từ muối.
Đối với các muối có khả năng phân hủy ở nhiệt độ cao, người ta có thể sử
dụng phương pháp nung trực tiếp từ muối để chế tạo các xúc tác oxyt.
Phương pháp này thực hiện phản ứng ở trạng thái bột rắn được nung ở nhiệt
độ cao từ 5000C ÷ 6000C ,thậm chí cao hơn. Tuy có thể tạo được oxyt mong
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 38
muốn nhưng không khống chế được kích thước hạt, bề mặt và một số tính
chất khác.
VI.5.Phương pháp sol-gel .
Hình8 : Sơ đồ quá trình tổng hợp sol-gel.
Sol- gel là một quá trình các phản ứng hoá học bắt đầu đi từ dung dịch đến
sản phẩm cuối cùng ở trạng thái rắn. Từ “Sol” là từ đầu của danh từ
“Solution”, còn từ “Gel” là các từ đầu của danh từ “Gelation” . Sử dụng
phương pháp sol-gel, ta có thể chế tạo ra các hợp chất ở dạng khối, bột siêu
mịn, màng mỏng và sợi. Một cách đơn giản nhất, phương pháp này được mô
tả bởi hai loại phản ứng cơ bản là phản ứng thuỷ phân và polymer hoá ngưng
tụ.
VI.5.1 Khái niệm về sol .
Các chất tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí. Khi các hệ với các hạt vật
chất ở 3 trạng thái trên phân tán vào nhau với kích thước hạt nhỏ (cỡ 1 – 1000
nm) gọi là hệ phân tán. Trong hệ phân tán, các chất phân tán thành pha riêng
biệt với môi trường xung quanh gọi là môi trường phân tán. Một hệ dị thể
gồm các pha phân tán và môi trường phân tán như trên gọi là hệ keo. Các
trạng thái của chất rắn và môi trường phân tán có thể chia hệ keo thành các
dạng như trong bảng.
Hệ phân tán trong chất lỏng gọi là huyền phù nếu độ phân tán thấp ( nước
phù sa) hoặc sol nếu độ phân tán cao. Tuỳ theo môi trường phân tán, sol được
gọi là sol ướt ( môi trường nước), sol hữu cơ (môi trường dung môi là hữu cơ)
STT Pha Môi trường Tên Ví dụ
1 rắn lỏng Sol huyền phù nước phù sa
2 lỏng lỏng nhũ tương sữa, mủ cao su
3 Khí lỏng bọt bọt xà phòng
4 rắn rắn dung dịch rắn hợp kim, đá quý
Dung
dịch
sol gel
xerogel
aerogel
Oxyt
phứchợp
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 39
5 lỏng rắn vật xốp chất hấp thụ xốp
6 Khí rắn vật xốp chất hấp thụ xốp
7 rắn Khí Sol khí (khói) Khói bụi
8 lỏng Khí Sol khí (sương) Mây, sương mù
Bảng 4: Phân loại sol
VI.5.2.Khái niệm về gel.
Trong một hệ sol, nếu có điều kiện thích hợp xảy ra các hạt sol sẽ kết dính
lại với nhau tại các điểm tiếp xúc tạo thành các mạng lưới không gian, sản
phẩm lúc đó gọi là gel. Tuỳ theo mức độ dày đặc của gel mà người ta chia ra
thành các gel lỏng lẻo, gel đặc khít hay các hệ mao quản. Như vậy gel được
hiểu là một hệ vi dị thể liên tục phân tán hai thành phần. Tính liên tục của gel
thể hiện ở chỗ nếu xuất phát từ một điểm trong pha rắn có thể đi đến bất cứ
điểm nào trong đó mà không cần xuyên qua pha lỏng. Ngược lại, từ một điểm
trong pha lỏng cũng có thể đi khắp pha lỏng mà không cần xuyên qua pha rắn.
Sau khi tạo thành các hệ kết dính vẫn còn nằm đó trong môi trường phân tán
gọi là gel ướt. Nếu tác động làm bay hơi dung môi sẽ tạo thành gel với hàm
lượng dung môi thấp gọi là gel khô hay xerogel. Nếu làm khô trong điều kiện
siêu tới hạn thì sản phẩm thu được là aerogel. Hai loại gel này rất thường
dùng trong thực tế.
VI.5.3.Ưu nhược điểm của phương pháp sol – gel .
Phương pháp sol – gel có thuận lợi là tiến hành với thiết bị đơn giản, không
đắt tiền, tốn ít năng lượng. Ngoài ra, với phương pháp này dễ dàng thay đổi
quy trình cũng như nồng độ pha tạp của các loại vật liệu khác nhau. Nhược
điểm của phương pháp là đòi hỏi hoá chất có độ tinh khiết cao và đắt tiền.
Bằng phương pháp sol-gel, không những tổng hợp được các oxyt phức hợp
siêu mịn ( kích thước hạt d < 10 μm) có tính đồng nhất, độ tinh khiết hóa học
cao, bề mặt riêng lớn, mà còn cho phép tổng hợp các hạt tinh thể cỡ nanomet,
các sản phẩm ở dạng màng mỏng, sợi....Trong những năm gần đây, phương
pháp này phát triển rất mạnh và trở thành một trong các phương pháp được
ứng dụng rộng rãi trong tổng hợp vật liệu vô cơ. Phương pháp là cho phép
trộn lẫn các chất ở quy mô nguyên tử và có thể điều khiển được tất cả các giai
đoạn để thu được sản phẩm có tính chất như mong muốn.
VI.5.4.Các giai đoạn của quá trình sol-gel.
a. Sự thuỷ phân của kim loại trong quá trình gel hoá .
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 40
Quá trình thuỷ phân xảy ra khi hoà tan muối kim loại vào trong nước. Khi
quá trình thuỷ phân xảy ra cation Mz+ tương tác với nước tạo thành dạng ion
hoà tan [M(H2O)n]z+ hoặc dạng ion phức hydroxo [M(OH)n](z - n)+ hoặc dạng
phức oxo [M = O]( z - 2)+
M(H2O)z+ (MOH)(z - 1)+ + H+
Aqua hydroxo
(MOH)(z - 1) (M = O)( z- 2)+ + H+
hydroxo oxo
Như vậy, trong dung dịch ion kim loại tồn tại ở dạng phức oxo – hydroxo
[MOx(OH)n-x](n+x-z)+ hoặc dạng phức hydroxo – aqua [M(OH)x(H2O)n-x](z-x)+ .
Đối với một ion kim loại nhất định tuỳ thuộc vào điện tích ion và pH của
dung dịch mà ion đó có thể tồn tại ở dạng ion aqua, phức hydroxo, phức oxo.
Hình9 : Ảnh hưởng của của điện tích ion kim loại và pH dung dịch tới sự tồn
tại của các ion phức aqua, phức hydroxo, phức ox trong dung dịch.
Từ đồ thị ta thấy rằng: với ion có điện tích nhỏ hơn hoặc bằng 2 khi hoà
tan vào trong nước sẽ tạo thành dạng ion aqua với mọi pH nhỏ hơn 10. Với
những ion kim loại có điện tích lớn hơn 7 trong dung dịch sẽ tạo thành dạng
phức oxo với mọi giá trị pH. Với các ion có điện tích nằm trong khoảng từ 3 –
6 trong dung dịch tuỳ thuộc vào giá trị pH môi trường mà có thể tạo thành các
dạng phức oxo, hydroxo hoặc aqua
b. Quá trình ngưng tụ.
0 2 4 6 8 10 12 14
1
2
3
4
5
6
7
8
pH
O2- : Oxo
H2O : Aqua
OH- : hydroxo
Đ
iệ
n
tíc
h
io
n
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 41
Trong dung dịch các ion phức oxo, hydroxo, aqua có thể tương tác, ngưng
tụ với nhau hình thành lên các copolyme chứa cầu nối hydroxo M–OH–M
hoặc dạng cầu nối oxo M– O– M. Quá trình ngưng tụ của ion phức oxo,
hydroxo, aqua có thể xảy ra theo cơ chế thế nucleophin (SN) (cơ chế olation),
hoặc xảy ra theo cơ chế cộng nucleophin (AN) (cơ chế oxolation).
Quá trình ngưng tụ của phức hydroxo–aqua [M(OH)x(H2O)n – x ](n - x)+ xảy
ra theo cơ chế olation:
M – OH + M – OH2 M – OH – M + H2O
Quá trình ngưng tụ của phức oxo – hydroxo [MOx(OH)n-x](n + x - z)+ xảy ra
theo cơ chế olation:
M – OH + M – OH MOH – M – OH
c. Quá trình polyme hoá và gel hoá.
Các quá trình ngưng tụ của các ion phức oxo, hydroxo, aqua có thể xảy ra
sâu hình thành lên mạng lưới polyme:
M – OH + nM – OH MOH – (M – OH)n
Khi quá trình polyme xảy ra mạnh thì dung dịch gel hoá kết tủa nhanh
chóng. Khi đun bốc hơi dung dịch gel hoá trong một số điều kiện nhất định ta
thu được dạng gel. Trong quá trình gel hoá độ nhớt của dung dịch tăng dần
các phân tử liên kết, ngưng tụ với nhau hình thành lên mạng lưới polyme
không gian với nút mạng là các ion kim loại liên kết với nhau qua các cầu nối
oxi, các nhánh liên kết là các ligan hữu cơ tạo thành các bẫy trong mạng lưới
phân tử. Trong quá trình gel hoá, các quá trình thuỷ phân tạo phức hydroxo,
phức oxo xảy ra đồng thời. Khi pH của dung dịch tăng dạng kết tủa oxo –
hydroxo thường hình thành trước khi gel xuất hiện. Gel chỉ tạo thành khi quá
trình tạo phức oxo, hydroxo và quá trình ngưng tụ của chúng xảy ra chậm
hơn. Do đó để quá trình tạo gel xảy ra thuận lợi thì cần thiết phải có biện pháp
kỹ thuật làm chậm lại quá trình tạo phức oxo, hydroxo và quá trình ngưng tụ
của chúng. Trong thực tế, một số tác nhân làm chậm thường được sử dụng
như citric axit, aleic axit …
Khi có mặt tác nhân làm chậm, tác nhân này sẽ thay thế một phần các phân
tử nước trong phức aqua hình thành lên dạng phức chất hữu cơ.
[M(H2O)n]z+ + aAm - [M(H2O)w(A)a](z- am)+ + (n-w)H2O
[M(H2O)w(A)a](z- am)+ + H2O [M(H2O)w-1(A)a](z- am-1)+ + H3O+
Do đó quá trình tạo phức hydroxo bị ức chế, ngăn ngừa được kết tủa xuất
hiện.
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 42
Gel là sản phẩm của quá trình polyme hoá trong không gian ba chiều của
các ion kim loại và các cấu tử hữu cơ. Các ion kim loại liên kết với nhau
thông qua các cầu nối oxi trong không gian. Bên cạnh đó các ion kim loại này
còn có khả năng liên kết với các anion hữu cơ hình thành lên cấu trúc nhánh
và các bẫy phân tử.
Hình10 : Cấu trúc gel.
d. Quá trình ổn định hoá (quá trình già hoá).
Mục đích của quá trình này nhằm triệt để hoá quá trình tạo gel. Thiết lập
mạng lưới không gian của hệ , ổn định cấu trúc và kích thước mao quản của
hệ gel. Khi quá trình ổn định hoá không được thực hiện các cấu tử có thể bị
co cụm lại, độ phân tán của các cấu tử thấp sẽ làm giảm bề mặt riêng và hoạt
tính của xúc tác .
e. Quá trình gel hóa được thực hiện nhờ quá trình đun bốc hơi.
Dung dịch sau khi ổn định hoá được đem đun bốc hơi tạo gel. Nhiệt độ của
quá trình thông thường tiến hành ở 600C÷ 800C. Trong giai đoạn đầu của quá
trình đun bốc hơi, nước trong dung dịch bay hơi, nồng độ gel trong dung dịch
tăng dần, độ nhớt của dung dịch tăng lên. Cuối quá trình bay hơi là quá trình
tách một phần ẩm liên kết vật lý trên bề mặt cấu trúc gel và tách một phần
trong các mao quản. Khi nhiệt độ cuối quá trình bay hơi duy trì cao quá, tốc
độ bay hơi của ẩm trong mao quản diễn ra quá nhanh có thể dẫn đến bẻ gẫy
các liên kết, phá hỏng cấu trúc các mao quản. Vì thế khống chế nhiệt độ cuối
quá trình bay hơi là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xúc
tác .
f. Quá trình sấy và nung.
Quá trình sấy xúc tác thường duy trì ở 1200C ÷ 1300C. Tuỳ thuộc đặc tính
của từng loại xúc tác mà thời gian nung có thể điều chỉnh phù hợp, đảm bảo
cho xúc tác khô hoàn toàn. Trong quá trình sấy,nước liên kết vật lý trên bề
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 43
mặt xúc tác và nước liên kết trong các mao quản được tách bỏ hoàn toàn. Một
phần nước liên kết hoá học trong xúc tác được loại bỏ. Đồng thời khi sấy, một
phần citric axit và ion NO −3 trong xúc tác được loại bỏ theo phương trình oxi
hoá khử dưới đây .
18M(NO3)x + 5xC6H18O7 30x CO2+ 9xN2 + 20x H2O + 18MO 2x
Trong môi trường nhiệt độ cao, quá trình tự bắt cháy xảy ra giữa các ion
nitrat đóng vai trò tác nhân oxi hoá và nhóm cacbonyl của citric axit đóng vai
trò tác nhân khử. Trong quá trình này ta thấy được vai trò quan trọng thứ hai
của citric axit, citric axit đóng vai trò như nhiên liệu thúc đẩy cho quá trình tự
bắt cháy xảy ra. Tuy nhiên trong quá trình sấy nhiệt độ không đủ cao để quá
trình cháy xảy ra hoàn toàn, đồng thời tại nhiệt độ này quá trình hình thành
các pha của xúc tác không thực hiện được, vì vậy cần thiết thực hiện quá trình
nung xúc tác.
Trong quá trình nung xúc tác, nhiệt độ nung duy trì khoảng 5000C ÷ 6000C
tuỳ thuộc vào yêu cầu nhiệt độ của từng pha xúc tác. Trong môi trường nhiệt
độ cao quá trình tự bắt cháy xảy ra hoàn toàn, đồng thời để đốt cháy hoàn
toàn citric axit tự do và các cấu tử hữu cơ khác trong xúc tác, ta thường duy
trì lượng oxi không khí bổ sung vào trong quá trình nung.[3,27,30]
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 44
PHẦN II: THỰC NGHIỆM.
I.HÓA CHẤT SỬ DỤNG.
I.1.Hóa chất.
• Magiê nitrat .Mg(NO3)2.6H2O, (Trung Quốc) ,khối lượng phân tử =
256,41g/mol,độ tinh khiết 99℅.
• Nhôm nitrat Al(NO3)3.9H2O, (Trung Quốc), khối lượng phân tử =
375,13 g/mol,độ tinh khiết 99℅.
• Tetra-ethyl-ortho-silicate (TEOS), khối lượng phân tử 208,33 g/mol,độ
tinh khiết
• Citric axit C6H8O7.H2O, (Trung Quốc) khối lượng phân tử 210,14
g/mol,độ tinh khiết 99,5℅
• Tinh bột (C6H10O5)n.xH2O (Trung Quốc)
• Tertrapropyl ammonium bromide C12H18BrN-(CH3CH2CH4)4NBr
(Trung quốc).Khối lượng phân tử M= 266,26502 g/mol, nhiệt độ nóng
chảy 260C ÷ 2720C (TPA-Br).
I.2.Thiết bị:
• Cốc phản ứng các loại 1000ml, 500ml, 200ml, 40ml
• Tủ sấy, lò nung dạng ống đứng và ống nằm nang, chén, đĩa nung.
• Cân phân tích,nhiệt kế, máy khuấy, cối giã xúc tác, máy ép viên và các
loại dụng cụ thủy tinh…
II.QUY TRÌNH TỔNG HỢP CORDIERITE.
Tiến hành tổng hợp Cordierite theo 2 hướng:
II.1.Tiến hành theo phương pháp phản ứng pha rắn.
II.1.1.Quá trình tổng hợp Al2O3.
Trong bản đồ án này chúng tôi tiến hành tổng hợp Al2O3 từ
Al(NO3)3.9H2O bằng phương pháp sol-gel.
Quá trình tổng hợp được trình bày như hình 11:
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 45
Hình11 : Sơ đồ quá trình tổng hợp Al2O3 theo phương pháp sol-gel.
Cân 44,532 g muối Al(NO3)3.9H2O và 49,461 g Citric axit vào cốc 500ml
theo tỉ lệ Ci/ Al(NO3)3, thêm 100ml nước cất vào trong cốc. Dung dịch được
khuấy đều và duy trì ở nhiệt độ 60 0C-800C.Khi dung dịch bay hơi hết ta thu
được gel,sấy gel ở 1200C trong 4h,thu được sản phẩm rắn phồng xốp. Nghiền
vụn sau đó đem nung mẫu ở 6000C có thổi oxy trong vòng 5h, tốc độ gia nhiệt
là 20C/phút, ta thu được Al2O3.
II.1.2.Quá trình tổng hợp MgO
MgO được tổng hợp từ Mg(NO3)2.6H2O theo phương pháp sol-gel.Quá
trình tổng hợp được minh họa theo hình 12:
Citric
axit
Dung dịch gel
hóa Nước cất
Al(NO3)3.9H2O
Khuấy,bay hơi
ở 600C÷80 0C
Hình thành
gel
Sấy gel ở
120 0C
Sản phẩm
phồng xốp
Nung ở
600 0C
Al2O3
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 46
Hình12 : Sơ đồ quá trình tổng hợp MgO theo phương pháp sol-gel.
Cân 39,474 g muối Mg(NO3)2 và 63,123 g Citric axit theo tỉ lệ
Ci/Mg(NO3)2 =2 hòa tan trong 100ml nước cất.dung dịch được khuấy trong
cốc 500ml và duy trì nhiệt độ khuấy ở 600C÷800C. Dung dịch bay hơi hết ta
thu được gel,sấy gel ở 1200C trong 4h tạo sản phẩm rắn phồng xốp. Tiếp tục
nghiền vụn và nung sản phẩm ở 6000C trong 5h có thổi oxy với tốc độ gia
nhiệt 20C /phút thu được MgO.
II.1.3.Quá trình tổng hợp SiO2 từ thủy tinh lỏng.
Đong 100ml TEOS được pha loãng bởi 25 ml cồn tuyệt đối vào cốc
500ml. Thêm tiếp 80ml nước cất vào trong cốc và tiến hành khuấy đều ở nhiệt
độ thường trong 2h, sau đó gia nhiệt lên 600C và khuấy.
Vì TEOS không phản ứng tốt với H2O khi nồng độ đặc nên chúng thường
được pha loãng với cồn tuyệt đối trước khi cho tiến hành phản ứng thuỷ phân.
Theo thời gian, phản ứng sẽ liên tục diễn ra, độ nhớt của dung dịch sẽ tăng lên
do phản ứng polymer hoá và đông đặc, cho tới khi hình thành gel rắn. Đem
sấy gel ở 1200C trong 5h,sau đó nghiền nhỏ sản phẩm và nung ở 5500C thu
được SiO2.
Quá trình tổng hợp được minh họa như hình 13:
Citric
axit
Dung dịch gel
hóa Nước cất
Mg(NO3)2.6H2O
Khuấy,bay hơi
ở 600C÷80 0C
Hình thành
gel
Sấy gel ở
1200C
Sản phẩm
phồng xốp
Nung ở
6000C
MgO
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 47
Hình13 : Sơ đồ quá trình tổng hợp SiO2 bằng phương pháp sol-gel.
II.2.Tổng hợp Cordierite bằng phương pháp hóa học (sol-gel ngay từ
đầu).
Chúng tôi đã tiến hành tổng hợp Cordierite khi cho hỗn hợp 2 muối
Al(NO3)3.9H2O và Mg(NO3)2.6H2O cùng với TEOS sol-gel ngay từ đầu.
Dung dịch được chuẩn bị bằng cách cho TEOS cùng với nước cất và cồn
tuyệt đối để pha loãng vào trong cốc. Tiến hành khuấy đều dung dịch ở nhiệt
độ thường trong 2h. Sau đó thêm 2 muối Al(NO3)3.9H2O và Mg(NO3)2.6H2O
cùng với Citric axit vào trong cốc theo đúng tỉ lệ đã được tính toán. Gia nhiệt
và khuấy đều dung dịch ở 600C÷800C, ta thu được gel rắn. Đem sấy khối gel
ở 1200C trong 5h, rồi tiếp tục được nung ở 6000C có dòng oxy thổi qua. Thu
được sản phẩm, tạo viên và được đưa đi phân tích để đánh giá kết quả.
Quá trình được minh họa theo hình 14:
TEOS
C2H5OH
Nước cất
Dung dịch
gel hóa
Khuấy ở nhiệt
độ thường trong
2h
Khuấy ở 600C
Hình thành
gel
Sấy gel ở
1200C
Sản phẩm
rắn,trắng Nung ở
5500C
SiO2
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 48
Hình14: Tổng hợp Cordierite theo phương pháp sol-gel.
II.3.Tạo hình sản phẩm và đưa chất mang lên chất nền.
Sau khi tổng hợp được 3 oxyt tiến hành phối trộn 3 oxyt theo đúng tỉ lệ hợp
thức của Cordierite là 2MgO.2Al2O3.5SiO2.Hỗn hợp được nghiền nhỏ, trộn
đều bằng cối nhỏ trong 30 phút.
Tạo hình sản phẩm: Sử dụng máy nén ép xúc tác tạo viên hình trụ có đường
kính 9mm.
Mẫu 1: hỗn hợp 3 oxyt
Mẫu 2: hỗn hợp 3 oxyt + 10℅ tinh bột
Mẫu 3:xúc tác tổng hợp theo phương pháp sol-gel
Tiến hành nung các mẫu ở 10000C trong 5h có dòng oxy thổi qua, tốc độ gia
nhiệt 20C /phút.
Đưa chất mang lên chất nền:
TEOS
C2H5OH
Nước cất
Dung dịch
gel hóa
Khuấy ở nhiệt
độ thường trong
2h
Khuấy,bay hơi
ở 600C÷80 0C
Al(NO3)3.9H2O
Mg(NO3)2.6H2O
Citric axit và
nước cất
Hình thành
gel
Sấy gel ở
1200C
Sản phẩm
rắn
Nung ở
6000C
Cordierite
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 49
-Chuẩn bị dung dịch muối Al(NO3)3.9H2O.
-Tẩm dung dịch này lên các mẫu chất nền đã nung ở trên
-Sấy khối chất đã tẩm ở 800C trong 15 phút. Lấy mẫu ra lặp lại quá trình đến
khi hàm lượng γ-Al2O3 đạt 10℅ khối lượng chất nền.
-Nung sản phẩm ở 6000C trong 3h.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP HÓA-LÝ NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG XÚC
TÁC.
Có rất nhiều phương pháp được ứng dụng để nghiên cứu đặc tính và cấu
trúc tinh thể của vật liệu. Việc lựa chọn các phương pháp để nghiên cứu vật
liệu tùy thuộc vào từng loại cấu trúc và mục đích nghiên cứu.
III.1.Phương pháp phân tích nhiệt ( Thermal Analysis _TA).
Phương pháp phân tích nhiệt là phương pháp ghi lại những hiệu ứng nhiệt
và sự biến thiên khối lượng mẫu trong quá trình gia nhiệt mẫu. Sơ đồ khối của
1 thiết bị phân tích nhiệt được trình bày trên hình15:
Hình15: Sơ đồ khối của thiết bị phân tích nhiệt
A là bộ phận lập chương trình làm việc cho lò nung B, như điều chỉnh,
chọn lọc tốc độ đốt nóng và nhiệt độ tối đa. Chén I đựng mẫu nghiên cứu đặt
trong lò nung B, cùng với chất so sánh ở trong chén II. Chất so sánh thường
dùng là Al2O3 hoặc MgO. Khi đun nóng lò B theo một chương trình định sẵn ,
thiết bị C sẽ ghi các thông số từ lò B và biểu diễn dưới dạng một hàm Y = f(t)
gọi là giản đồ nhiệt. Ở đây Y là các tính chất của mẫu nghiên cứu, t là thời
gian (phút),nhưng tốc độ đốt nóng lò giữ không đổi , nên sự phụ thuộc của Y
theo thời gian có thể chuyển thành sự phụ thuộc của Y theo nhiệt độ T.
Nếu Y là nhiệt độ của mẫu thì ta có T trên giản đồ nhiệt.
A B C D
I II
lập chương
trình
Lò nung Ghi thông tin xử lý thông
tin
I : mẫu nghiên cứu
II : mẫu so sánh
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 50
Nếu Y là hiệu số nhiệt giữa mẫu nghiên cứu và chất so sánh :
Y = ∆T = T1- T2, trên giản đồ nhiệt ta có đường DTA ( Differential
Thermal Analysis ).
Nếu Y là biến thiên khối lượng mẫu theo nhiệt độ thì ta có đường TG
( Thermogravimetry ).
Nếu Y là đạo hàm bậc nhất của đường TG theo thời gian ( liên quan đến
tốc độ thay đổi khối lượng mẫu ) thì ta có đường DTG( Differential
Thermogravimetry).
Nếu Y cho biết giá trị hiệu ứng nhiệt của phản ứng ở trong mẫu xảy ra
trong quá trình nung, thì ta có đường DSC ( Differential Scanning
Calorimetry).
Nếu Y là thông tin cho biết thể tích khí thoát ra từ mẫu trong quá trình
nung thì ta có đường RGA ( Evolve Gas Analysis ).
Thiết bị phân tích nhiệt thường có kèm theo bộ phận phân tích khí thoát ra
(Chromatographic, hoặc Mass Spectrometry). Lúc đó trên giản đồ nhiệt ta có
thêm đường EGD ( Evolved Gas Detection).
Nếu Y là thông tin cho biết sự thay đổi kích thước mẫu theo nhiệt độ, thì
ta có đường TD ( Thermodilatometry)
Nếu Y là đạo hàm bậc nhất của kích thước mẫu theo nhiệt độ ( Tốc độ
thay đổi kích thước mẫu) thì ta có đường DTD (Differential
thermodilatometry).
Có thiết bị có khả năng cho biết biến thiên nhiều tính chất cơ học của mẫu
trong quá trình nung ( giãn nở, sức kháng nén, kháng uốn, tính kéo dãn...) lúc
này ta có tên chung là đường TMA ( Thermal Mechanic Analysis).
Tùy theo mức độ hoàn thiện mà mỗi loại thiết bị phân tích nhiệt cho
những khả năng giải quyết vấn đề nghiên cứu một cách khác nhau. Trước
tiên, các giản đồ nhiệt cho phép chúng ta giải thích được một quá trình xảy ra
khi tiến hành nung mẫu có chứa từ một đến nhiều cấu tử. Đó là các quá trình
chuyển hóa thù hình, các quá trình phân hủy nhiệt, các quá trình phản ứng xảy
ra giữa chất nghiên cứu và khí quyển trong lò nung.
Phương pháp này có ứng dụng rất rộng rãi, các giản đồ nhiệt cho phép giải
thích một quá trình xảy ra khi nung mẫu. Đó là quá trình chuyển hóa thù hình,
quá trình phân hủy nhiệt, các phản ứng xảy ra trong quá trình ...xác định được
chế độ thích hợp điều khiển từng giai đoạn của quá trình.[32]
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 51
III.2.Phương pháp nhiễu xạ rơnghen ( X-ray diffaction: XRD).
Nguyên lý: Phương pháp nhiễu xạ Rơnghen là một trong những phương
pháp được sử dụng khá phổ biến để nghiên cứu vật liệu, đặc biệt là trong
nghiên cứu cấu trúc tinh thể vật chất. Theo lý thuyết cấu tạo tinh thể, mạng
tinh thể được cấu tạo từ các nguyên tử hay ion phân bố đều đặn trong không
gian theo một quy tắc xác định. Khi chùm tia Rơnghen (X) tới bề mặt tinh thể
và đi sâu vào bên trong mạng tinh thể thì mạng lưới này đóng vai trò như một
cách tử nhiễu xạ đặc biệt. Các nguyên tử, ion bị kích thích bởi chùm tia X sẽ
trở thành các tâm phát ra các tia phản xạ.
Hình16: Sơ đồ tia tới và tia phản xạ trên tinh thể.
Mặt khác, các nguyên tử, ion này được phân bố trên các mặt song song, do
đó hiệu quang trình của 2 tia phản xạ bất kỳ trên 2 mặt song song cạnh nhau
được tính như sau:
∆ = 2d sin θ
Trong đó: d là khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song.
θ Là góc giữa chùm tia X và mặt phẳng phản xạ.
∆ là hiệu quang trình của 2 tia phản xạ.
Theo điều kiện giao thoa, để các sóng phản xạ trên 2 mặt phẳng song song
cùng pha thì hiệu quang trình phải bằng nguyên lần độ dài sóng(λ). Do đó:
2d sin θ = n.λ
Đây là hệ thức Vulf- Bragg, là phương trình cơ bản để nghiên cứu cấu trúc
tinh thể. Căn cứ vào cực đại nhiễu xạ trên giản đồ( giá trị 2θ ), có thể suy ra d
theo công thức trên. So sánh giá trị d vừa tìm được với d chuẩn sẽ xác định
được thành phần cấu trúc mạng tinh thể của chất cần nghiên cứu. Do đó,
θ
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 52
phương pháp này được sử dụng rộng rãi nghiên cứu cấu trúc tinh thể của vật
chất.[33]
III.3.Phương pháp hiển vi điện tử quét ( SEM).
Phương pháp nghiên cứu xúc tác trên kính hiển vi điện tử quét cho phép
xác dịnh hình dáng, kích thước hạt ,bề mặt của vật liệu của vật liệu xúc tác.
Nguyên lý: Hiển vi diện tử quét sử dụng chùm tia điện tử để tạo ảnh của
mẫu nghiên cứu, ảnh đó khi đến màn hình quang có thể đạt độ phóng đại theo
yêu cầu. Chùm tia điện tử được tạo ra từ catôt qua hai tụ quang sẽ được hội tụ
lên mẫu nghiên cứu, khi chùm điện tử đập vào mẫu, trên bề mặt mẫu phát ra
chùm điện tử thứ cấp. Mỗi điện tử phát xạ này qua điện thế gia tốc vào phần
thu sẽ biến đổi thành một tín hiệu ánh sáng, tín hiệu được khuếch đại, đưa vào
mạng lưới điều khiển tạo độ sáng trên màn ảnh, mỗi điểm trên mẫu cho một
điểm tương ứng trên màn ảnh. Độ sáng tối trên màn ảnh phụ thuộc vào lượng
điện tử thứ cấp phát ra tới bộ thu và phụ thuộc vào hình dạng bề mặt mẫu
nghiên cứu.[3]
III.4.Phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ và nhả hấp phụ N2 xác định diện
tích bề mặt.
Nguyên tắc: Dung tích hấp phụ đơn lớp của chất rắn có thể được sử dụng
để tính diện tích bề mặt riêng của nó, S(m2/g). Dung tích hấp phụ đơn lớp
được định nghĩa là lượng chất bị hấp phụ có thể chứa được chỉ trong một lớp
điền đầy phân tử, trên bề mặt của một gam chất rắn. Nó liên hệ với diện tích
bề mặt riêng theo công thức:
S =nm.am.L
Trong đó:
nm: là lượng chất bị hấp phụ đơn lớp trên bề mặt 1 gam chất hấp phụ (mol/g).
am: là diện tích trung bình chiếm bởi một phân tử chất bị hấp phụ chỉ trong
một lớp (diện tích cắt ngang trung bình của phân tử bị hấp phụ, m2)
L: là số Avogadro (6,02.1023 phân tử/mol)
Mô hình hấp phụ thường được sử dụng cho quá trình hấp phụ đa lớp được
giới thiệu bởi Brunauer, Emmett và Teller và được biết như là phương trình
BET. Nó dựa trên những giả thiết sau:
- Nhiệt hấp phụ (λ ,q Kcal/mol) không đổi trong suốt quá trình hấp phụ
- Các phân tử bị hấp phụ lên bề mặt xúc tác không cạnh tranh lẫn nhau,độc
lập với nhau.
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 53
- Mỗi một trung tâm hấp phụ chỉ hấp phụ một phân tử.
- Số trung tâm hấp phụ của chất hấp phụ không đổi.
- Các phân tử bị hấp phụ đầu tiên có tương tác với nhau tao ra lực, lực này
tạo điều kiện cho lớp hấp phụ thứ 2,3,...n.
- Tốc độ hấp phụ ( ra ) trên lớp hấp phụ thứ i bằng với tốc độ nhả hấp phụ
của lớp (i+1)
- Nhiệt hấp phụ ở lớp đầu tiên là rất lớn so với nhiệt hấp phụ của những lớp
tiếp theo. Nhiệt hấp phụ từ lớp thứ 2 trở lên đến lớp ngưng tụ là bằng nhau và
bằng nhiệt ngưng tụ.
∆Hd2 = ∆Hd3 = ...= ∆Hdn
Diện tích bề mặt của xúc tác được xác định dựa vào phương trình BET và
sử dụng chất hấp phụ là khí nitơ. Phương trình BET trong khoảng áp suất
tương đối <0,4P/Po như sau:
S = 4,35.Vmm
, m2/g
Trong đó: m- Khối lượng chất hấp phụ, g
Phương trình cơ bản của BET là:
PV(Po-P) =
1
Vm.c
+ (c-1)Vm.c
⎝⎜
⎛
⎠⎟
⎞P
Po
Trong đó:
V- là thể tích khí (ở đktc) được hấp phụ
Vm- là thể tích khí (ở đktc) được hấp phụ trong 1 lớp,cm3
c = exp(Q-L)/RT
Với Q là nhiệt của quá trình hấp phụ lớp chất bị hấp phụ đầu tiên và L là ẩn
nhiệt ngưng tụ của khí, bằng với nhiệt của quá trình hấp phụ ở những lớp tiếp
theo. Áp suất tương đối của khí là P/Po.
Trong phương pháp BET áp dụng cho thực tế ,thể tích của khí hấp phụ
được đo ở nhiệt độ không đổi, khi đó nó là hàm của áp suất và đồ thị được
xây dựng là P/V(Po-P) theo P/Po. Xây dựng đồ thị ta được đường thẳng ở
trong khoảng P/Po=0,05÷ 0,3. Từ giá trị góc nghiêng của đường thẳng và tọa
độ đường thẳng cắt trục tung, sẽ xác định được Vm và c. Tuy nhiên để đơn
giản người ta chỉ lấy một phần giới hạn trên của đường thẳng và thừa nhận giá
trị 1/Vm.c =0 hay c >>1.[14]
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 54
PHẦN III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
I.KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHIỆT.
I.1.Kết quả phân tích nhiệt mẫu Cordierite theo phương pháp phản ứng pha
rắn.
Ta khảo sát kết quả phân tích nhiệt mẫu hỗn hợp đã được sấy ở 1200C và
nung ở 6000C sau đó được nghiền mịn và trộn đều. Mẫu được làm phân tích
nhiệt ở 14000C trong dòng oxy.
200 400 600 800 1000 1200 1400
-3.0
-2.0
-1.0
0
1.0
2.0
DSC /(mW/mg)
82
84
86
88
90
92
94
96
98
100
TG /%
Peak: 91.5757
Peak: 267.24
Peak: 317.342 Peak: 476.064
Peak: 1017.23
Peak: 1204.73
Mass Change: -5.85 %
Mass Change: -7.62 %
Mass Change: -3.90 %
Mass Change: -1.26 %
Mass Change: 4.53 %
[1]
[1]
↑ exo
Instrument:
File:
Project:
Identity:
Date/Time:
Laboratory:
Operator:
NETZSCH STA 409 PC/PG
Hon hop.dsv
HUT
hon hop
4/28/2009 4:10:41 PM
PCM
N.H.Hanh
Sample:
Reference:
Material:
Correction File:
Temp.Cal./Sens. Files:
Range:
Sample Car./TC:
LM Thang, 19.400 mg
Al2O3,0.000 mg
Al2O3
2nd corection at 1400degC.bsv
Calib new 27 01 07.tsv / Calib do nhay 27107.esv
30/10.00(K/min)/1400
DSC(/TG) HIGH RG 2 / S
Mode/Type of Meas.:
Segments:
Crucible:
Atmosphere:
TG Corr./M.Range:
DSC Corr./M.Range:
Remark:
DSC-TG / Sample + Correction
1/1
DSC/TG pan Al2O3
O2/30 / N2/0
020/30000 mg
020/5000 µV
Administrator 29-04-2009 08:59
Hình 3.1: Giản đồ TG-DSC của mẫu hỗn hợp
Trục hoành là nhiệt độ của quá trình nhiệt phân , trục tung trái là sự biến
thiên của khối lượng mẫu ( TG) và trục tung phải là hiệu ứng nhiệt ( DSC).
Nhìn trên giản đồ ta nhận thấy khi nung mẫu từ nhiệt độ phòng thì đầu tiên
xảy ra quá trình tách nước hấp phụ vật lý, tương ứng với hiệu ứng thu nhiệt ở
91,5750C. Quá trình diễn ra nhanh, kết thúc ở khoảng 1700C,làm giảm 5,95℅
trọng lượng mẫu. Tiếp theo từ khoảng 3000C 6000C có 2 hiệu ứng tỏa nhiệt,
do axit citric bị phân hủy. Khối lượng mẫu tiếp tục giảm xuống. Quá trình
cũng xảy ra với tộc độ nhanh ở gần 4000C làm giảm 7,62℅ trọng lượng mẫu
và chậm dần đến 6000C giảm 3,9℅ trọng lượng mẫu.
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 55
Trong khoảng từ 6000C đến 10000C trọng lượng mẫu thay đổi không đáng
kể, giảm 1,2℅ trọng lượng mẫu. Ở nhiệt độ này chỉ xảy ra quá trình chuyển
pha trong pha rắn do các oxyt kết hợp với nhau. Trong khoảng nhiệt độ từ
1017,230C ÷ 1204,730C, sự chuyển pha xảy ra mạnh. Hiệu ứng tỏa nhiệt thứ
3 ở 1204,730C tương ứng với sự tạo thành Cordierite. Điều này được khẳng
định rõ bằng phân tích Rơnghen.
I.2.Kết quả phân tích nhiệt mẫu hỗn hợp theo phương pháp sol-gel
Tiến hành làm phân tích nhiệt mẫu 2(theo phương pháp sol-gel) đã được sấy ở
1200C và nung ở 6000.
100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000
-1.0
0
1.0
2.0
3.0
4.0
5.0
6.0
7.0
DSC /(mW/mg)
82
84
86
88
90
92
94
96
98
100
TG /%
Mass Change: -19.04 %
[1]
[1]
↑ exo
Instrument:
File:
Project:
Identity:
Date/Time:
Laboratory:
Operator:
NETZSCH STA 409 PC/PG
Le quang Linh gui 12...
HUT
LeQuangLInh
5/14/2009 9:14:02 AM
PCM
N.H.Hanh
Sample:
Reference:
Material:
Correction File:
Temp.Cal./Sens. Files:
Range:
Sample Car./TC:
QNK49, 15.800 mg
Al2O3,0.000 mg
Al2O3
Correction 11 May 2009.bsv
Calib new 27 01 07.tsv / Calib do nhay 27107.esv
30/10.00(K/min)/1000
DSC(/TG) HIGH RG 2 / S
Mode/Type of Meas.:
Segments:
Crucible:
Atmosphere:
TG Corr./M.Range:
DSC Corr./M.Range:
Remark:
DSC-TG / Sample + Correction
1/1
DSC/TG pan Al2O3
O2/30 / N2/0
020/30000 mg
020/5000 µV
Administrator 14-05-2009 11:44
Từ đồ thị ta nhận thấy trong suốt quá trình tăng nhiệt độ không xảy ra quá
trình chuyển pha, nhưng khối lượng mẫu thì giảm mạnh,đến 8000C giảm
19,04℅ trọng lượng mẫu. Từ 8000C đến 10000C cũng không có sự chuyển
pha,trọng lượng mẫu không thay đổi đáng kể. Ở đây chỉ xảy ra quá trình
chuyển pha trong pha rắn do các oxyt kết hợp với nhau hoặc do sự thay đổi
cấu trúc của những khoáng hình thành trong quá trình nung.
II.1.Phổ X-Ray của mẫu 1.
Giản đồ của mẫu thể hiện trên hình .
Ta nhận thấy xuất hiện MgO, Al2O3. Điều này được giải thích có thể do
nguyên nhân phối trộn không đều, tuy nhiên hàm lượng là không đáng kể. Có
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 56
xuất hiện pha Cordierite (Al4Mg2O18Si5) chứng tỏ Cordierite đã hình thành
nhưng hàm lượng nhỏ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 57
1. Nguyễn Đức Khiển. Nghiên cứu chế tạo hộp xúc tác chống ô nhiễm khí
thải xe cơ giới, làm sạch môi trường đô thị (thuyết minh đề tài), Sở
Khoa học Công nghệ và Môi trường.1997.
2. Wanghui, Sakae Takenaka, Kiyoshi Otsuka. Hydrogen storage
properties of modified fumes- Fe- dust generated from a revolving
furnace at a steel industry. International journal of hydrogen energy 31.
2006. 1732 – 1746.
3. Lê Minh Thắng. Synthesis and application of bismuth – molypdate.
2005.
4. G.S Hoàng Nhâm.Hóa học vô cơ tập 2.NXB Khoa học và kỹ thuật.
2005.
5. GS.TS.Đào Văn Tường.Động học xúc tác.NXB Khoa học kỹ thuật.
2006.
6. Material Safety Data Sheet. 2009, Science Stuff, Inc.
7. I lonniaclii, Shibuya-ku, “The thermal transformation of alumina
monohydrate, boehmite”, Government Chemical Industrial Research
Institute. 1961.
8. Nguyễn Hữu Trịnh. Nghiên cứu điều chế nhôm oxit, Bemit và γ-Al2O3.
Tạp chí hóa học, T40, số 1.2002.
9. ""
10.
11. PGS.Nguyễn Đức Vận.Hóa vô cơ tập 2.Các kim loại điển hình.NXB
Khoa học kỹ thuật.2004.
12. Physical nature of chemical composition of the MgO.
13. Congnghehoahoc.org/forum/archive/index.php.t-2040.html.
14. Ullmann’s Encyclopedia of industrial chemistry, A4. VCH
Verlagsgesell – schaft mBh, FRG. 1990.
15. Ullmann’s Encyclopedia of industrial chemistry, A7. VCH
Verlagsgesell – schaft mBh, FRG. 1990.
16. Molly E. Martin, Richard M.Narske, Kenneth J.Klabunde. Mesoporous
metal oxide formed by aggregation of nanocrystals. Behavion of
aluminum oxide and mixtures with magnesium oxide in destructive
adsorption of the chemical warfare surrogate 2 –chloroethylethy
sulfide.www.sciendirect.com.
Đồ án tốt nghiệp
Sv: Lê Quang Linh – Lớp Hóa dầu K49-QN 58
17. Nguyễn Hữu Trịnh, “Luận án tiến sĩ hóa học”. Hà Nội. 2002.
18. Nguyễn Hữu Phú, Đào Văn Tường, Hoàng Trọng Yêm, Vũ Đào Thắng,
Nguyễn Hữu Trịnh, “Báo cáo đề tài nghiên cứu sản xuất hydroxit
nhôm”. Đề tài C.06.12. Hà Nội. 1993.
19. Walter J, Energy and Air pollutants in Belgium, Catalysis and
automotive Pollution Control II, Elsevier.1991.99.5÷15.
20. Kirgery W.D.,Introduction to Ceramics, Acad.Pre.1975.
21. Phạm Xuân Yên.Kỹ thuật sản xuất gốm sứ. NXB Khoa học kỹ
thuật.1995.
22. Bộ môn Silicat.Hóa lý Silicat.Trường Đại học Bách Khoa Hà nội.1980.
23. Nguyễn Hữu Phú. Xúc tác trong công nghiệp hóa học và bảo vệ môi
trường.1996.
24. Suresh T. New Developments in Catalytic Converter Durability.
Catalysis and automotive Pollution Control II, Elsevier.1991.pp.481-
509.
25. G.S.TS.Trần Ngọc Chấn. Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải. NXB
Khoa học kỹ thuật.2007.
26. Benatsou M., Capoen B., and Bouazaoui M. “Preparation and
characterization of sol-gel derived Er3+: Al2O3- SiO2 planar
waveguides”, Appl. Phys. Lett., 71 (4), pp. 428-430.1997.
27. Phạm Thu Nga. Công nghệ Sol-Gel và Ứng dụng, Viện Khoa học Vật
liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà nội.1998.
28. "".
29. C.J.Brinker, G.W.Scherer, Sol–gel science: The physics and Chemistry
of Sol – gel Processing, Academic Press Limited. 1990.
30. G.L.Vaneman, Comparasion of Metal Foil and Ceramic Monolith
Automotive Catalytic Converters,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khotailieu.com_LL242533.pdf