Đồ án Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại

Tài liệu Đồ án Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại: Đồ Án Tốt Nghiệp: " Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại " Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 1 LỜI NÓI ĐẦU Trong mỗi gia đình, các bậc cha mẹ có con cắp sách tới trường lúc nào cũng quan tâm đến việc học của con mình. Chẳng hạn bữa nay con mình có lên trả bài hay không? Các bài kiểm tra trong tháng được bao nhiêu điểm? Kết quả thi ở cuối mỗi học kỳ ra sao? Và kể cả việc muốn biết con mình có nghỉ học bữa nào không hoặc có vi phạm nội quy gì ở trường hay không và lý do tại sao? Thông thường, gia đình chỉ biết những chuyện này sau khi nhà trường phát sổ liên lạc về nhà. Ngày nay, với sự phát triển liên tục của ngành máy tính, ta có thể tự động hóa công việc này bằng cách kết nối máy tính với điện thoại như là một hệ thống trả lời tự động. Khi một phụ huynh gọi điện thoại tới số máy này, hệ thống sẽ thông báo các kết quả học tập của học sinh. Điều này thật là thuận lợi...

pdf115 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đồ án Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ Án Tốt Nghiệp: " Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại " Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 1 LỜI NÓI ĐẦU Trong mỗi gia đình, các bậc cha mẹ có con cắp sách tới trường lúc nào cũng quan tâm đến việc học của con mình. Chẳng hạn bữa nay con mình có lên trả bài hay không? Các bài kiểm tra trong tháng được bao nhiêu điểm? Kết quả thi ở cuối mỗi học kỳ ra sao? Và kể cả việc muốn biết con mình có nghỉ học bữa nào không hoặc có vi phạm nội quy gì ở trường hay không và lý do tại sao? Thông thường, gia đình chỉ biết những chuyện này sau khi nhà trường phát sổ liên lạc về nhà. Ngày nay, với sự phát triển liên tục của ngành máy tính, ta có thể tự động hóa công việc này bằng cách kết nối máy tính với điện thoại như là một hệ thống trả lời tự động. Khi một phụ huynh gọi điện thoại tới số máy này, hệ thống sẽ thông báo các kết quả học tập của học sinh. Điều này thật là thuận lợi, nhanh chóng và dễ dàng, có thể thực hiện ở mọi lúc mọi nơi. Tuy đề tài này đã được hoàn thành nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự quan tâm, giúp đỡ và góp ý của các thầy, cô và các bạn. Cuối cùng, em xin cảm ơn các thầy cô ở bộ môn Công nghệ thông tin đã dành cho em đề tài này và đặc biệt là thầy Nguyễn Đức Thuần, người đã trực tiếp gợi ý và hướng dẫn, giúp em hoàn thành đề tài này. Sinh viên thực hiện Bùi Danh Đạt Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 2 PHẦN 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 3 I. Đặt vấn đề : Hiện nay, thông thường mỗi học sinh cắp sách tới trường sẽ được phát cho một cuốn sổ liên lạc. Nhà trường sẽ sử dụng sổ này để thông báo cho phụ huynh của học sinh biết kết quả học tập của học sinh ở sau mỗi tháng hoặc sau mỗi học kỳ. Trong sổ liên lạc, nhà trường thường chỉ ghi kết quả cuối cùng của mỗi tháng hoặc mỗi học kỳ. Do vậy phụ huynh không thể biết được chi tiết các cột điểm của các môn học trong mỗi tháng. Ngoài ra, những lần nghỉ học cũng như những lần vi phạm nội quy của học sinh sẽ không được ghi vào trong ấy. Vì thế các bậc phụ huynh khó có thể theo dõi chặt chẽ những diễn biến học tập của con mình ở trường như thế nào. Công việc giáo dục học sinh cần phải có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường. Nhằm tạo sự thuận lợi cho các bậc phụ huynh có thể nắm bắt được những thông tin về học sinh một cách nhanh chóng, đầy đủ, ở đề tài tốt nghiệp này, em đã tìm hiểu và viết một chương trình tự động thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại. Em nhận thấy có 3 vấn đề chính sau đây được đặt ra cần giải quyết là :  Nhận được tín hiệu gọi tới từ điện thoại , tạo một kết nối giữa máy tính và cuộc gọi đó và nhận biết phím nào đã được bấm từ máy điện thoại của người gọi để thực hiện yêu cầu của người đó  Tìm kết quả trong cơ sở dữ liệu  Thông báo bằng giọng nói cho người gọi nghe Vấn đề đầu tiên là phải tạo được một giao tiếp giữa điện thoại và máy tính thông qua một modem. Và để truyền được tín hiệu tiếng nói từ máy tính đến điện thoại, modem này phải có hỗ trợ chức năng “voice“. Máy tính lúc này sẽ đồng thời đóng vai trò của máy điện thoại và nhân viên trường học. Người gọi có thể sử dụng bất kỳ điện thoại nào để gọi tới. Lúc này máy tính sẽ tự động “nhấc máy” và đối thoại với người gọi. Vấn đề thứ hai được giải quyết bằng cách sử dụng các câu lệnh truy vấn (SQL) mà bất kỳ thao tác nào với cơ sở dữ liệu cũng cần phải có. Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 4 Vấn đề cuối cùng là áp dụng công nghệ “text-to-speech” để chuyển từ chữ trong máy tính sang tiếng nói, sau đó sẽ truyền đi qua điện thoại tới người gọi. Tất cả những vấn đề này sẽ được trình bày chi tiết trong các phần sau. II. Môi trường lập trình : Chương trình “Thông báo kết quả học tập qua điện thoại” được viết bằng ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0 trên hệ điều hành Microsoft Windows 98. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu được dùng để cài đặt cơ sở dữ liệu là Microsoft Access 97 III. Giới thiệu về hoạt động của chương trình : Chương trình được thiết kế để thông báo mọi vấn đề liên quan đến đến học tập và đạo đức thường gặp nhất ở học sinh. Khi một người gọi điện tới, hệ thống sẽ yêu cầu nhập vào mã số của học sinh. Sau đó, hệ thống sẽ đưa ra menu để chọn lựa vấn đề đang quan tâm. Người gọi muốn nghe thông tin chỉ cần nhấn các phím tương ứng với các mục sau đây : Phím Ý nghĩa # Thay đổi mã số học sinh 1 Nghe thông tin về các lần nghỉ học trong tháng (ngày nghỉ học, số ngày nghỉ, có phép/không phép, lý do) 2 Nghe thông tin về các lần vi phạm nội quy trong tháng (ngày vi phạm, lý do) 3 Nghe điểm kiểm tra của các môn học trong tháng 4 Nghe điểm thi của các môn học ở cuối học kỳ 5 Nghe kết quả cuối tháng (điểm trung bình, hạng, học lực, hạnh kiểm) 6 Nghe kết quả cuối học kỳ (điểm trung bình, hạng, học lực, hạnh kiểm) 7 Nghe kết quả cuối năm học (điểm trung bình, hạng, học lực, hạnh kiểm) Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 5 8 Nghe thông tin chi tiết về học sinh mang mã số hiện tại (họ, tên, ngày sinh, giới tính, nơi sinh, tên lớp đang học ở năm học hiện tại được chọn) 9 Chọn năm học khác (năm học mặc định là năm học hiện tại) * Kết thúc cuộc gọi Nếu người gọi nhấn một trong các phím 1, 2, 3, 5 thì sẽ được yêu cầu nhập vào tháng muốn biết. Nếu nhấn phím 4 hay 6 thì sẽ được yêu cầu nhập vào học kỳ muốn biết. Bất cứ lúc nào, người gọi có thể nhấn phím * để trở về menu. Muốn kết thúc cuộc gọi, ngoài cách nhấn phím * tại menu chọn lựa, người gọi có thể gác máy như bình thường, lúc này hệ thống sẽ tự phát hiện ra , ngắt kết nối với cuộc gọi hiện tại và tiếp tục chờ cuộc gọi khác đến. Nếu hệ thống phát hiện sau một khoảng thời gian định trước (thời gian rỗi) mà không có một tác động nào từ phía người gọi thì hệ thống cũng sẽ tự động ngắt kết nối. Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 6 PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 7 Chương 1 GIAO TIẾP GIỮA ĐIỆN THOẠI VÀ MÁY TÍNH I. Sự cần thiết của modem : Như chúng ta đã biết kỹ thuật điện thoại ra đời và phát triển rất sớm trước kỹ thuật máy tính. Ngày đó, đường dây điện thoại được thiết kế chỉ để truyền tín hiệu của tiếng nói có tần số của âm thanh. Dạng tín hiệu này thuộc loại tín hiệu tương tự (analog) và thường gọi là sóng âm tần hình sin. Trong khi đó, máy tính chỉ có thể xử lý các tín hiệu số (digital) có tần số cao. Nếu tín hiệu số này được truyền trực tiếp trên đường dây điện thoại thì chúng sẽ bị suy giảm và biến dạng. Vì thế, một thiết bị chuyển đổi qua lại giữa hai tín hiệu này đã ra đời, gọi là modem. Công việc chuyển tín hiệu số của máy tính thành tín hiệu tương tự của đường dây điện thoại được thực hiện bằng một số phương pháp mà người ta gọi là điều chế (Modulation). Ngược lại, công việc chuyển tín hiệu tương tự của đường dây điện thoại thành tín hiệu số của máy tính cũng được thực hiện bằng một số phương pháp mà người ta gọi là giải điều chế (Demodulation). Modem chính là viết tắt của 2 chữ Modulation và Demodulation. Ứng dụng của modem mà chúng ta thường thấy nhất là kết hợp với máy tính để truy cập internet. Trong trường hợp này, mỗi đầu của đường dây điện thoại sẽ nối vào một modem gắn vào máy tính. Nhờ đó chúng ta có thể truy xuất được dữ liệu của máy kia (máy chủ). Còn ở đây, đối với công việc thông báo qua điện thoại từ máy tính, ta chỉ cần nối một đầu dây điện thoại vào modem gắn với máy tính tại trường học. Người gọi có thể sử dụng bất kỳ điện thoại nào để gọi tới. Lúc này tín hiệu từ đường dây điện thoại sẽ được modem chuyển đổi thành tín hiệu số và đưa vào máy tính để xử lý. Sau đó máy tính sẽ phát trở lại các tín hiệu số (ví dụ như tiếng nói ở dạng số) cho modem để Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 8 modem chuyển đổi thành các tín hiệu tương tự (tiếng nói ở dạng tương tự) và truyền ngược trở lại người gọi. Nhờ đó , người gọi có thể nghe được. II. Giao tiếp lập trình ứng dụng cho hệ thống điện thoại - TAPI (Telephony Application Programming Interface) : II.1. Một số khái niệm trong mô hình TAPI : II.1.1. TAPI là gì ? TAPI được phát triển bởi sự kết hợp của hai hãng Intel và Microsoft . TAPI được thiết kế để truy xuất các dịch vụ điện thoại trên tất cả các hệ điều hành Windows. Nói cách khác, TAPI là tập hợp các hàm đơn lẻ được Windows cung cấp để hỗ trợ cho việc lập trình giao tiếp giữa điện thoại và máy tính thông qua modem hoặc các thiết bị truyền thông . Với TAPI , người lập trình không phải lo lắng về các tập lệnh của modem để khởi tạo nó hoặc phải chọn cổng hoạt động cho modem. Mục đích của TAPI là cho phép các nhà lập trình viết những ứng dụng mà không cần quan tâm chi tiết đến thiết bị phần cứng. Ví dụ với modem, người lập trình không cần biết modem loại nào, của hãng nào, tập lệnh của của modem là gì, sử dụng cổng nối tiếp hay song song hay cổng USB, chỉ cần thiết bị phần cứng đó có một TAPI driver gọi là TSP(Telephone Service Provider) do nhà sản xuất cung cấp, mà thường khi cài thiết bị phần cứng này vào máy thì tất cả các driver của nó đều được cài vào. Do đó chỉ cần thiết bị này hoạt động tốt thì ứng dụng TAPI sẽ không gặp vấn đề gì. TAPI hỗ trợ cả việc truyền số liệu lẫn tiếng nói ở nhiều loại thiết bị đầu cuối khác nhau, hỗ trợ các kiểu kết nối phức tạp và các kỹ thuật quản lý cuộc gọi như: tạo cuộc gọi, chờ cuộc gọi , hộp thư thoại, vv... Các ứng dụng được viết bởi TAPI có thể truy cập trực tiếp vào các dịch vụ trên đường dây điện thoại. Các ứng dụng này có thể phát ra và nhận vào mọi tín hiệu của điện thoại. Dù đường dây điện thoại truyền tín hiệu dạng tương tự hay dạng số thì ta cũng cần một thiết bị giao tiếp giữa máy tính và đường dây điện thoại . Dĩ Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 9 nhiên, thiết bị giao tiếp đó phải có hỗ trợ TAPI TSP. Thiết bị này có thể là một trạm ISDN , một bảng mạch hệ thống điện thoại hoặc đơn giản là một modem II.1.2. Chương trình ứng dụng TAPI : Ứng dụng TAPI là ứng dụng mà có sử dụng giao tiếp lập trình hệ thống điện thoại nhằm thực hiện một công việc gì đó. Ví dụ : phần mềm giả lập điện thoại trong mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN), phần mềm gửi/nhận fax, hộp thư thoại, hệ thống trả lời tự động, điện thoại qua internet (VoIP) vv ... II.1.3. TAPI DLL (Dynamic link library - Thư viện liên kết động) : Các thư viện này cùng với TAPI Server (Tapisvr.exe) là sự trừu tượng hóa trong việc phân cách giữa người dùng và các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại. Một thư viện TAPI liên kết với TAPI Server để cung cấp một giao tiếp giữa 2 lớp (xem mô hình lập trình cho hệ thống điện thoại ở phần sau). Có 3 thư viện liên quan tới TAPI : Tapi.dll, Tapi32.dll, Tapi3.dll . Mỗi thư viện này đều có vài trò như nhau : Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 10 Mỗi thư viện này tương ứng với một thời điểm phiên bản của TAPI. Các ứng dụng 16-bit liên kết với Tapi.dll . Trong Windows 98/NT/2000, Tapi.dll sẽ hoạt động bằng cách ánh xạ các địa chỉ 16-bit tới các địa chỉ 32-bit , đồng thời chuyển các yêu cầu tới Tapi32.dll. Với các ứng dụng 32-bit thì chúng sẽ liên kết với Tapi32.dll (TAPI phiên bản 1.4 - 2.2). Với TAPI 3.0 và 3.1 thì ứng dụng sẽ liên kết với Tapi3.dll II.1.4. MSP (Media Service Provider ) : Trước hết MSP chỉ đến với TAPI 3, nó cho phép việc điều khiển một ứng dụng qua phương tiện với cơ chế vận chuyển đặc biệt. Một MSP luôn luôn tồn tại song song với một TSP (Tapi Service Provider). Một MSP cho phép việc điều khiển phương tiện thông qua việc sử dụng thiết bị cuối và các giao tiếp luồng được định nghĩa bởi TAPI Ứng dụng TAPI 16-bit Tapi.dll Tapi32.dll Ứng dụng TAPI 32-bit Tapi32.dll Ứng dụng TAPI3 32-bit Tapi3.dll MSP TAPISVR.EXE TSP Registry Telephony Control Panel, Dialing Properties, vv ... Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 11 II.1.5. MSPI (Media Service Provider Interface) : MSPI là tập hợp các giao tiếp và các phương thức được thực hiện bởi MSP nhằm cho phép việc điều khiển một ứng dụng TAPI 3 trên phương tiện trong suốt phiên liên lạc truyền thông. II.1.6. TAPI Server : TAPI Server được xem như kho trung tâm lưu trữ các thông tin về hệ thống điện thoại trên máy người dùng. Tiến trình của dịch vụ này giám sát các tài nguyên cục bộ và ở xa của hệ thống điện thoại, giám sát các ứng dụng TAPI, và thực hiện một giao tiếp phù hợp với các TSP. (xem mô hình lập trình hệ thống điện thoại ở phần sau để thấy mối liên hệ giữa TAPI Server và các thành phần khác) . Trong Windows 95, 98, NT, TAPI Server (Tapisrv.exe) sẽ chạy như một tiến trình riêng biệt. Trong Windows 2000, nó chạy trong ngữ cảnh của Svchost.exe . Khi ứng dụng nạp TAPI DLL và thực hiện công việc khởi tạo xong, DLL sẽ xây dựng một kết nối tới TAPI Server. Sau đó TAPI Server sẽ nạp các TSP. II.1.7. TSP (Telephony Service Provider ) : TSP thực chất là một thư viện liên kết động hỗ trợ việc điều khiển các thiết bị truyền thông thông qua một tập các hàm dịch vụ. Ứng dụng TAPI sử dụng các lệnh được chuẩn hóa , và TSP điều khiển các lệnh đặc trưng mà cần phải được trao đổi với thiết bị. II.1.8. TSPI (Telephony Service Provider Interface) : TSP phải tạo ra một giao tiếp TSP phù hợp để thực hiện chức năng như một nhà cung cấp dịch vụ trong môi trường hệ thống điện thoại. TSPI định nghĩa ra các hàm ngoại mà được hỗ trợ bởi TSP. Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 12 II.1.9. Service Providers : Đây được xem như bộ phận cung cấp các dịch vụ cần thiết để thực hiện việc điều khiển thiết bị điện thoại một cách chi tiết. TSP cung cấp các điều khiển cuộc gọi và MSP nếu có sẽ cung cấp điều khiển luồng qua phương tiện. Tất cả các TSP thực thi bên trong tiến trình TAPISRV. Các bộ phận cung cấp dịch vụ có thể tạo ra các thread ngay trong ngữ cảnh của TAPISRV khi cần và được chắc chắn rằng không có tài nguyên nào mà chúng tạo ra bị hủy do thoát khỏi một ứng dụng cá nhân nào đó. Khi cần TAPI Server có thể dịch các câu lệnh của ứng dụng sang tập các lệnh phù hợp như là TSPI. Các MSP thực thi ngay trong tiến trình của ứng dụng, cho phép phản hồi nhanh một số yêu cầu trong việc điều khiển phương tiện. TAPI DLL cung cấp một kết nối chặt chẽ tới MSPI. Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 13 II.2. Mô hình lập trình cho hệ thống điện thoại : - Ứng dụng TAPI sẽ nạp thư viện TAPI (TAPI DLL) vào và sử dụng TAPI cho các nhu cầu truyền thông - TAPI sẽ tạo ra một kết nối với TAPI Server. Ngoài ra, với TAPI phiên bản 3 sẽ tạo thêm một đối tượng MSP và kết nối với nó bằng cách sử dụng tập các câu lệnh được định nghĩa trước, hình thành nên MSPI - Khi ứng dụng thực hiện một thao tác TAPI, thư viện TAPI sẽ làm một số kiểm tra cần thiết , sau đó sẽ chuyển thông tin cho TAPISVR Ứng dụng TAPI TAPI DLL (Dynamic Link Library) MSP (Media Service Provider) TAPISVR (TAPI Server) TSP (TAPI Service Provider) Device MSPI Service Providers TSPI Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 14 - TAPISVR liên lạc với các tài nguyên khả dụng trên máy tính và giao tiếp với các TSP bằng cách sử dụng TSPI - Những kết nối giữa TSP và MSP được diễn ra bằng cách sử dụng một kết nối ảo thông qua TAPI DLL và TAPISVR - TSP và MSP sẽ làm nhiệm vụ cung cấp những thông tin về các trạng thái, chức năng của thiết bị khi có yêu cầu. Kết quả của việc lập trình theo mô hình này là ứng dụng vẫn có thể hoạt động khi thay thế thiết bị mới mà không cần thực hiện những thay đổi mã nguồn. II.3. Mô hình ứng dụng TAPI : 1. Khởi tạo TAPI (TAPI Initialization) : - Khởi tạo môi trường truyền thông trên máy tính - Việc khởi tạo là đồng bộ và không quay trở về cho tới khi thao tác hoàn tất hoặc bị lỗi - Nếu TAPISRV không đang chạy thì TAPI sẽ gọi nó - TAPI thiết lập một kết nối cho tiến trình TAPISRV Khởi tạo TAPI Điều khiển phiên làm việc Điều khiển thiết bị Điều khiển phương tiện Kết thúc TAPI Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 15 - TAPISRV nạp vào các bộ phận cung cấp dịch vụ được chỉ định trong registry và buộc chúng khởi tạo những thiết bị mà chúng hỗ trợ. - Lấy số phiên bản thích hợp cho ứng dụng TAPI, TAPI và bộ cung cấp dịch vụ điện thoại . Công việc này bắt buộc phải làm ở TAPI 2. - Kiểm tra và thu nhận thông tin liên quan đến các thiết bị khả dụng cho ứng dụng TAPI - Đăng ký thông điệp để nhận được các sự kiện liên quan tới những thay đổi trạng thái của đường truyền. 2. Điều khiển phiên làm việc (Session Control) : - Một phiên làm việc nói chung hay một cuộc gọi nói riêng là một kết nối giữa hai hay nhiều địa chỉ. Kết nối này là động và các đối tượng liên quan phải được tạo , quản lý và hủy khi không còn dùng. Trong trường hợp đơn giản nhất thì đây là quá trình từ lúc tạo cho đến lúc ngắt kết nối một cuộc gọi. - Gồm 2 công việc chính :  Điều khiển hoạt động của phiên làm việc : khởi tạo, duy trì và kết thúc phiên làm việc  Lấy thông tin của phiên làm việc : lấy những thông tin chi tiết trong phiên làm việc. 3. Điều khiển thiết bị (Device Control) : - Thiết lập và lấy thông tin của các thiết bị  Network : là lớp giao vận cho việc truyền thông.  Line : là một kết nối tới một network. Đó là một thiết bị vật lý như bảng mạch fax, modem, hay cạc ISDN. Thiết bị có thể không cần kết nối thẳng vào máy tính mà có ứng dụng TAPI đang chạy  Channel : là sự chia nhỏ của một line  Address : một address đại diện cho một sự định vị trên network. Mỗi line hay channel đều có một hay nhiều địa chỉ liên kết với nhau Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 16  Terminal : một nguồn hoàn trả lại cho một địa chỉ đặc trưng và một kiểu phương tiện. 4. Điều khiển phương tiện (Media Control) : - Phương tiện của phiên làm việc truyền thông được thiết kế cho dữ liệu truyền qua. Nó cho phép một ứng dụng nhận biết những thay đổi của các kiểu phương tiện và điều chỉnh các luồng trên phương tiện như âm lượng của tiếng nói được truyền. Đó cũng có thể là việc gửi và nhận các tín hiệu DTMF từ điện thoại. 5. Kết thúc TAPI (TAPI Shutdown) : - Kết thúc các phiên làm việc - Giải phóng các tài nguyên hệ thống đang chiếm giữ II.4. Các phiên bản TAPI : Bất kỳ một vấn đề nào liên quan đến TAPI cũng gồm có 3 thành phần : chương trình ứng dụng, TSP, và chính bản thân của TAPI. Mỗi một trong ba thành phần này đều có thể hỗ trợ đến một phiên bản TAPI tối đa nào đó . Đây là công việc của ứng dụng phải kiểm tra và chọn lựa phiên bản cao nhất của TAPI mà cả ba thành phần này đều hỗ trợ. Các con số phiên bản này được duy trì sự tương thích khi Microsoft mở rộng các khả năng của TAPI. Các phiên bản của hệ điều hành Windows khác nhau sẽ hỗ trợ các phiên bản Windows khác nhau : Hệ điều hành Windows Phiên bản TAPI ban đầu Phiên bản TAPI tối đa có thể nâng cấp Windows 95 1.4 2.2 Windows 98 2.0 2.2 Windows ME 2.2 2.2 Windows NT 4 2.2 *SP5 2.2 Windows 2000 3.0 3.3 Windows XP 3.3 3.3 Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 17 Có một sự thuận lợi là các ứng dụng TAPI 1.4 vẫn có thể hoạt động mà không gặp vấn đề gì khi chạy trên các hệ điều hành Windows khác. Còn một ứng dụng TAPI 2.0 sẽ tự động loại bỏ một số chức năng của nó khi chạy cùng với một TSP 1.4. Dưới đây là các chức năng được hỗ trợ thêm đối với mỗi phiên bản TAPI : Phiên bản TAPI Các chức năng chính được hỗ trợ thêm 1.4 Các chức năng cơ bản cho Windows 32 bit 2.0 Đầy đủ các chức năng cho Windows 32 bit; Hỗ trợ Unicode 2.1 Hỗ trợ Client/Server 2.2 Quản lý cuộc gọi chuyên dụng 3.0 Giao tiếp kiểu COM (Component Object Model); Hỗ trợ Media Stream Providers ; TSP 2.1 vẫn được dùng 3.1 Một số điều khiển thiết bị điện thoại và một số giao tiếp trạm chuyên dụng Có 2 thay đổi lớn trong các phiên bản này. Thứ nhất là ở phiên bản TAPI 2.1 khi chức năng hỗ trợ Client/Server được thêm vào. Điều này tạo khả năng cho thiết bị hệ thống điện thoại có thể được cài đặt trên một máy Server mà các máy Client trong mạng có thể truy cập được. Thay đổi lớn thứ hai đến với TAPI 3.0 khi nó được tổ chức như một bộ các đối tượng kiểu COM , sẽ tốt hơn kiểu kiến trúc ngôn ngữ C++ cho Windows. Nó tạo điều kiện dễ dàng cho việc viết các ứng dụng bằng bất cứ ngôn ngữ nào : C++ , Visual Basic hay Java. Ngoài ra , chức năng khác biệt chính là khả năng hỗ trợ MSP (Media Service Providers) nhằm cung cấp cách thức truy cập các luồng phương tiện trong một cuộc gọi và có thể hỗ trợ hệ thống điện thoại theo giao thức internet (IP) Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 18 III. DTMF trong hệ thống điện thoại : - DTMF là viết tắt của cụm từ “Dual Tone Multi Frequency” (Cặp tín hiệu đa tần). Mỗi khi ta nhấn phím để gọi điện thoại, các âm thanh phát ra mà ta nghe được chính là các tín hiệu DTMF được gửi đến tổng đài. - Theo chuẩn thì có tổng cộng 16 cặp tín hiệu DTMF tương ứng với 16 phím bấm trên điện thoại. Tuy nhiên, với các máy điện thoại thông thường hiện nay, chỉ có 12 phím trên điện thoại có thể gửi tín hiệu này, đó là : 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, *, # . Bốn cặp tín hiệu còn lại thì thường không dùng đến, đó là các phím : A, B, C, D . - 16 cặp tín hiệu này được tổ chức dưới dạng ma trận 4x4. Khi ta nhấn 1 phím bình thường trên điện thoại, sẽ có 2 tín hiệu được phát đi : 1 tín hiệu thuộc nhóm tần số cao và 1 tín hiệu thuộc nhóm tần số thấp. Sự kết hợp của 2 tín hiệu này sẽ tạo ra một tín hiệu DTMF. Ví dụ : Khi ta nhấn phím số 1 trên điện thoại thì sẽ tạo ra cặp tín hiệu (1209Hz , 697Hz), nhấn phím # thì sẽ tạo ra cặp tín hiệu (1477Hz , 941Hz ) 1209 Hz 1336 Hz 1477 Hz 1633 Hz 697 Hz [1] [2] [3] A 770 Hz [4] [5] [6] B 852 Hz [7] [8] [9] C 941 Hz [*] [0] [#] D - Các tín hiệu DTMF này thường được sử dụng trong dịch vụ hộp thư thoại hoặc trong hệ thống máy điện thoại trả lời tự động. Khi một người gọi điện tới, máy sẽ nhận các yêu cầu của người đó thông qua các tín hiệu này. Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 19 Chương 2 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU I. Cơ sở dữ liệu trong thế giới hiện đại : Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ do tiến sĩ E.F.Codd sáng chế đầu tiên vào năm 1970 để lưu trữ thông tin. Mô hình này là nền tảng của tất cả các hệ quản trị cơ sở dữ liệu thương mại như Access, SQL Server, Oracle, vv... Trong cơ sở dữ liệu quan hệ, các mục dữ liệu được lưu trữ trong các bảng (table), được cấu tạo bởi các dòng gọi là các mẫu tin (record) và các cột gọi là các trường (field). Cơ sở dữ liệu quan hệ cho phép nối các bảng với nhau với mục đích truy cập các mẫu tin liên quan với nhau chứa trong các bảng khác nhau. Ví dụ, ta có một cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin học sinh. Trong cơ sở dữ liệu này, mỗi mẩu tin tương ứng với một học sinh. Mỗi mẩu tin có 6 trường : mã số , họ , tên , ngày sinh, giới tính, mã nơi sinh. Đối với mọi học sinh, ta muốn biết cùng loại thông tin nhưng những chi tiết cụ thể về từng học sinh dĩ nhiên là khác nhau. Từng học sinh phải được xác định một cách riêng rẽ, do đó mỗi mẫu tin sẽ có một mã nhận dạng duy nhất được gọi là khóa (key). Khóa có thể được dùng để tham chiếu chéo (cross reference) thông tin lưu trong các bảng khác nhau trong cùng cơ sở dữ liệu. Các mẩu tin trong cơ sở dữ liệu có dạng như sau: Mã số Họ Tên Ngày sinh Giới tính Mã nơi sinh 0058613 Bùi Danh Đạt 26/01/1980 Nam 31 0058614 Nguyễn Thị Trinh 8/10/1985 Nữ 31 Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 20 II. Sơ lược về ODBC (Open DataBase Connectivity) : Chuẩn ODBC ra đời năm 1982 và được hỗ trợ bởi Microsoft. ODBC là một định nghĩa chuẩn của ứng dụng lập trình giao tiếp (API) được sử dụng để truy cập dữ liệu quan hệ hoặc truy xuất tuần tự theo chỉ mục (indexed sequential access method (SAM)) . Mọi hệ quản trị cơ sở dữ liệu đều hỗ trợ giao tiếp ODBC bằng cách cung cấp cho nó một driver tương ứng. Các ứng dụng được viết bằng C, C++, Visual Basic đều có thể truy xuất được mọi cơ sở dữ liệu được cài đặt trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu . ODBC nhắm tới một thiên đường cho việc truy cập dữ liệu . Đó là một công nghệ cho phép ứng dụng client nối với cơ sở dữ liệu từ xa. Lưu trú trên máy Client, ODBC tìm cách làm cho nguồn dữ liệu quan hệ trở thành tổng quát đối với ứng dụng Client. Điều này có nghĩa là ứng dụng Client không cần quan tâm kiểu cơ sở dữ liệu nó đang nối là gì. ODBC không phù hợp với cơ sở dữ liệu không phải là cơ sở dữ liệu quan hệ như dữ liệu dạng ISAM bởi vì nó không có các giao tiếp cho phép tìm kiếm truy cập ngẫu nhiên các mẫu tin, việc thiết lập các phạm vi hoặc duyệt qua các chỉ mục . ODBC đơn giản là không được thiết kế để truy cập dữ liệu ISAM. III. Các cách truy xuất cơ sở dữ liệu : III.1. DAO (Data Access Objects): Như tên gọi của nó, các đối tượng truy cập dữ liệu, DAO được sử dụng để thao tác với cơ sở dữ liệu thông qua lập trình. . Với DAO ta có thể thi hành các câu truy vấn, cập nhật dữ liệu trong các bảng và cấu trúc cho cơ sở dữ liệu. DAO cũng được các nhà lập trình sử dụng để truy cập các cơ sở dữ liệu trên máy cá nhân hay Client/Server và DAO hoạt động khá hiệu quả với cơ sở dữ liệu Access III.2. RDO (Remote Data Object) : RDO tương tự như DAO nhưng mục đích chính là để truy cập dữ liệu từ xa thông qua ODBC. Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 21 III.3. ADO (ActiveX Data Objects) : ADO là nền tảng của kỹ thuật truy cập cơ sở dữ liệu Internet. Tuy nhiên, ta có thể sử dụng ADO không chỉ để truy cập dữ liệu thông qua trang Web mà còn có thể dùng nó để lấy dữ liệu từ ứng dụng. ADO là giao diện dựa trên đối tượng cho công nghệ dữ liệu mới nổi gọi là OLE DB. OLE DB được thiết kế để thay thế ODBC như một phương thức truy cập dữ liệu. ODBC hiện thời là tiêu chuẩn phía Client để truy cập các cơ sở dữ liệu quan hệ . OLE DB đi sâu hơn một bước bằng cách làm cho tất cả các nguồn dữ liệu trở thành tổng quát đối với ứng dụng Client. IV. Sơ lược về SQL (Structured Query Language) : SQL là viết tắt của cụm từ “Structured Query Language” , tạm dịch là ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc. SQL thuộc loại ngôn ngữ thế hệ thứ tư. Việc sử dụng nó có thể giải quyết nhanh chóng vấn đề cung cấp thông tin mà với ngôn ngữ thế hệ thứ ba phải tốn khá nhiều thời gian mã hóa. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, SQL ngày càng được mở rộng.  Ngôn ngữ : SQL không phải là ngôn ngữ thảo chương theo nghĩa cổ điển mà là một tập hợp các động từ cho phép thao tác các bảng (table). Các động từ này có thể có ở trong các ngôn ngữ khác ( C, COBOL, FORTRAN, ... )  Truy vấn : Đây không phải là chức năng duy nhất. SQL còn cho phép xác định cấu trúc dữ liệu , đặc trưng hóa ràng buộc toàn vẹn để đảm bảo sự tương thích giữa chúng, thiết lập các luật truy cập để đảm bảo bí mật thông tin. Những chức năng này đều thực hiện một cách đơn giản thông qua khả năng hỏi và truy xuất . Hiện tại mọi cố gắng để làm phong phú SQL đều nhằm vào hướng này.  Có cấu trúc : SQL không phải là một mô hình hợp thức khi đối chiếu với lý thuyết ngôn ngữ hình thức. Trong nó còn các tồn tại , ví dụ khi dùng kỹ thuật lồng nhau , tổ hợp các chức năng, vv.. Ngày nay SQL đã được chuẩn hóa và trở thành chuẩn mực của việc truy xuất các cơ sở dữ liệu quan hệ. Những giao diện khác thực hiện qua thực Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 22 đơn , cửa sổ, lưới, vv.... thường được cung cấp bởi SQL. SQL trở thành các điểm vào bắt buộc đối với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ . Ngoài SQL, trên thế giới còn có các ngôn ngữ khác như QUEL, QBE cũng cho phép thao tác cơ sở dữ liệu quan hệ. QUEL là ngôn ngữ do đại học Berkeley đề nghị cho hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ INGRES của họ. Hiện tại QUEL ngày càng ít được dùng. QBE (Query By Example) là ngôn ngữ “mắt lưới” xuất phát từ logic, thông thường nó được xây dựng trên SQL. QBE ngày nay vẫn còn được sử dụng bởi Access Một cách tổng quát, SQL dùng mọi tiêu chuẩn tìm kiếm được xây dựng từ logic mệnh đề bậc nhất, nó gồm 4 từ khóa cơ bản : SELECT (Tìm), INSERT (Chèn), DELETE (Xóa), UPDATE (Sửa) Các đối tượng truy cập dữ liệu DAO, RDO, ADO đều hỗ trợ rất mạnh việc thực thi các câu lệnh SQL nhằm tạo sự uyển chuyển, linh động và tối ưu trong các thao tác dữ liệu. Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 23 Chương 3 SƠ LƯỢC VỀ TIẾNG NÓI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP TIẾNG NÓI I. Sơ lược về tiếng nói : I.1. Đặc tính chung của tiếng nói : Tiếng nói là công cụ diễn đạt thông tin rất uyển chuyển và đặc biệt. Khi chúng ta phát ra một tiếng thì có rất nhiều bộ phận như lưỡi, thanh môn, môi, họng, thanh quản…kết hợp với nhau để tạo thành âm thanh. Âm thanh này lan truyền trong không khí để đến tai người nhận; chính vì sự kết hợp của rất nhiều bộ phận để tạo ra âm thanh này nên âm thanh được phát ra ở mỗi lần hầu như là khác nhau. Vì vậy việc phân chia tiếng nói thành những loại có đặc tính riêng là rất khó. Ở đây người ta tạm chia thành ba loại:  Voiced sound : Khi chúng ta nói chữ "a" hay chữ "o" thanh môn của ta rung và giãn ra, áp suất không khí ban đầu lớn và từ từ giảm xuống, lúc này âm phát ra có dạng sóng wave đặc trưng như hình vẽ. Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 24  Unvoiced sound : Là âm khi ta phát ra một tiếng mà thanh môn không rung. Có hai loại cơ bản: phụ âm sát (fricative) và âm bật hơi (aspirate). Đối với phụ âm sát (khi phát âm vần "s"), điểm co thắt được tạo ra tại vài điểm trên bộ máy phát âm, và không khí được đẩy qua nó. Vì điểm co thắt có khuynh hướng xảy ra gần miệng, tiếng dội của bộ máy phát âm có ảnh hưởng nhỏ trong việc tạo nên phụ âm sát. Đối với âm bật hơi (khi phát âm vần "h") sự dao động không khí xảy ra tại thanh môn bởi vì dây thanh âm được giữ lại một phần. Trong trường hợp này, tiếng dội của bộ máy phát âm điều chỉnh phổ của tiếng ồn. Điều này được thấy rõ nhất khi chúng ta nghe những âm thanh nhỏ, xì xào.  Plosive sound : Trong trường hợp này, bộ máy phát âm được đóng kín, áp suất không khí bị nén và được giải thoát thình lình. Sự giải thoát nhanh chóng áp suất này tạo nên một sự kích thích ngắn cho bộ máy phát âm. Sự kích thích ngắn này có thể xảy ra với sự có rung / không rung của dây thanh môn để tạo nên âm thanh voice/unvoice plosive I.2. Công nghệ Text–to–speech dùng để tổng hợp tiếng nói : Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 25 Text-to-speech là một kỹ thuật dùng để chuyển dạng văn bản (text) sang tiếng nói (speech) . Text–to–speech được phân loại dựa vào phương pháp chuyển văn bản sang tiếng nói :  Concatenated word : Với phương pháp này, những từ và ngữ phải được thu âm trước. Khi nhận được một chuỗi cần đọc, máy sẽ tách ra thành từng từ một. Sau đó, máy sẽ tìm các từ đã được thu âm tương ứng và ghép lại với nhau , tạo ra một chuỗi tiếng nói liên tục  Tổng hợp : Phương pháp này phức tạp hơn nhiều vì sẽ tổng hợp tạo âm giống như những gì được tạo bởi giọng nói của con người phát ra. Phương pháp này cần cung cấp nhiều bộ lọc mô phỏng chiều dài, cổ họng, khoang miệng, hình dạng môi và vị trí lưỡi. Tuy nhiên tiếng nói được tạo bởi kỹ thuật tổng hợp này thường ít giống giọng con người , nhưng có thể đạt được những chất lượng khác nhau của giọng bằng cách thay đổi một vài thông số.  Hai âm tố (Diphone Concatenation) : Phương pháp này nối những đoạn ngắn âm thanh được số hóa lại với nhau và tạo ra âm thanh liên tục. Mỗi diphone bao gồm hai âm vị (phonemes), một âm vị bắt đầu âm ,âm vị còn lại kết thúc âm. Ví dụ từ "hello" bao gồm những âm vị sau: " h eh l oe" .Những diphone tương ứng là "silence - h h -eh eh -l l-oe oe-silence” . Diphone được tạo bằng cách thu giọng người và xác định một cách cẩn thận tỉ mỉ vị trí bắt đầu và kết thúc của những âm vị. Mặc dù kỹ thuật này có thể tạo âm giống thật, phải tốn công sức để làm việc này và giọng không cố định bởi những âm vị chỉ đặc trưng bởi ngôn ngữ của người phát âm. I.3. Sự cần thiết của công nghệ Text–to–speech (TTS) : Một ứng dụng sử dụng TTS khi nó cần chuyển dạng văn bản mang tính chất động sang dạng tiếng nói. Đó là những văn bản có thể thay đổi thường xuyên, không cố định. Nếu chúng ta sử dụng phương pháp ghi âm cho toàn văn bản thì trước hết là không gian lưu trữ sẽ cần rất lớn nếu như văn bản đó Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 26 dài hoặc có nhiều văn bản khác nhau. Và sau đó nếu ta thay đổi văn bản khác thì sẽ phải tiến hành ghi âm lại. Nói tóm lại TTS có một số lợi ích và ứng dụng như sau : - Đọc văn bản động : TTS hữu dụng cho những văn bản thay đổi thường xuyên. Ví dụ : sau khi nhận được e-mail, ta có thể yêu cầu máy tự đọc cho mình nghe. - Kiểm tra văn bản : Với một văn bản chi chít chữ, ta có thể yêu cầu máy đọc để phát hiện những từ gõ sai - Tiết kiệm không gian lưu trữ - Thông báo bằng giọng nói thay cho chuỗi thông báo trên màn hình - Ứng dụng truyền thông : TTS được ứng dụng trong hộp thư thoại, hệ thống trả lời tự động II. Các phương pháp tổng hợp tiếng nói trong hệ thống tiếng Việt : II.1. Sự cần thiết của việc tổng hợp tiếng nói : Khi cần thông báo cho người sử dụng bằng tiếng nói thì những chuỗi tiếng nói này phải được thu âm trước. Cách đơn giản nhất là mỗi câu nói ta thu âm lại thành một file. Khi cần đọc câu nào thì ta mở file âm thanh tương ứng với câu đó. Cách làm này có ưu điểm là trung thực và đạt độ tự nhiên cao nhưng có hai nhược điểm rất lớn là không linh hoạt và tốn nhiều dung lượng nhớ để lưu trữ các file âm thanh. Nhằm tăng tính linh hoạt cho hệ thống tự động và giảm dung lượng lưu trữ , ta phải dùng kỹ thuật tổng hợp tiếng nói. II.2. Các tiêu chuẩn cần thỏa mãn khi tổng hợp tiếng nói : Tiếng nói tổng hợp dù sao cũng không phải là tiếng nói thực cho nên không thể giống hoàn toàn tiếng nói tự nhiên. Tuy nhiên khi sử dụng kỹ thuật này, cần thỏa 2 tiêu chuẩn tối thiểu: - Đạt độ trung thực tương đối để mọi người có thể hiểu được mà không cần học hỏi hoặc tập trung nghe cao độ. Nếu không đạt được điều này thì tiếng nói tổng hợp sẽ không thể sử dụng được trong thực tế vì sẽ làm người nghe khó chịu. Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 27 - Khối lượng lưu trữ không quá lớn để tiện sử dụng và có thể phổ biến nhiều nơi II.3. Các phương pháp tổng hợp tiếng nói cho tiếng Việt : Có 2 hướng tổng hợp tiếng nói chính là tổng hợp dựa vào việc phân tích tần số và tổng hợp dựa vào việc ghép âm. Đối với hướng phân tích tần số, ta phân tích các đặc trưng tiếng nói để tìm ra tần số, pha. Khi tổng hợp sẽ tái tạo tiếng nói từ các đặc tính này. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì hướng này rất phức tạp và chất lượng âm còn kém. Trong khi đó, hướng tổng hợp dựa vào việc ghép âm dễ dàng được hiện thực trên máy tính hơn.  Ghép từng từ đơn : Tính chất tiếng Việt là âm của từ đầu không ảnh hưởng âm các từ sau. Do đó ta có thể ghép các từ thành một câu. Tiếng Việt phổ thông có khoảng hơn 6000 từ. Nếu ta thu với tần số lấy mẫu 8KHz, 8 bit/mẫu, mono, nén PCM. Mỗi từ thu trong 0.8 giây thì khối lượng âm thanh cần lưu trữ là: 6000 * 8000 * 1 * 1 * 0.8 = 38,400,000 byte  Nhận xét : - Phương pháp này đạt độ tự nhiên cao nhất và cách hiện thực đơn giản nhất. - Mức độ ảnh hưởng của từ đi trước với từ đi sau là không đáng kể và có thể chấp nhận được. - Không thể thu âm đầy đủ các từ trong tiếng Việt vì tiếng Việt có rất nhiều từ vay mượn từ các thứ tiếng khác, và có từ không có trong từ điển tiếng Việt nhưng vẫn có thể phát âm ra được. - Khối lượng dữ liệu của phương pháp này là khá lớn so với các phương pháp khác. Tuy nhiên, với dung lượng đĩa cứng ngày nay thì vấn đề dung lượng như thế không phải là vấn đề đáng lo ngại.  Ghép âm theo các âm tiết cơ bản nhất: Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 28 Ví dụ: "bằng" được ghép từ [b]+[ằ]+[ng] Phương pháp này có khối lượng lưu trữ nhỏ nhất vì chỉ có 28 phụ âm và 68 nguyên âm cùng các biến thể thanh. Khối lượng lưu trữ: (28+68) * 8000 * 1 * 1 * 0.8 = 614,400 byte  Nhận xét : - Khối lượng lưu trữ rất nhỏ - Rất khó hiện thực vì khi phụ âm có vai trò làm phụ âm cuối, chúng được phát âm khác với khi chúng làm phụ âm đầu. Phụ âm đầu mở ra để kết hợp với nguyên âm, phụ âm cuối khép lại không kết hợp với nguyên âm nữa. Cần chú ý khi phát âm nguyên âm trong trường hợp âm cuối là loại tắc (vô thanh), ví dụ như p, t, c. Khi này thanh điệu không thể hiện trên phụ âm cuối mà thể hiện ở giai đoạn chuyển tiếp từ nguyên âm sang âm cuối. - Chất lượng âm của phương pháp này rất thấp.  Ghép âm từ hai âm (loại 1): Ví dụ : "bằng" được ghép từ [b] + [ ằng] . Một từ được tách ra làm hai phần là phụ âm đầu và vần. điều này căn cứ trên đặc điểm tiếng Việt là phụ âm đầu ít phụ thuộc vào phần vần và thanh điệu. Trong đó, phụ âm đầu được cắt rất ngắn chỉ còn lại âm bật. Phần vần cũng được cắt bỏ ở phần đầu một lượng tưng ứng. Phương pháp này cho chất lượng âm thanh tương đương so với phương pháp ghép từ đơn. Theo phương pháp này ta tách được 28 phụ âm đầu và 650 phần vần. Với cách thu âm như trước thì khối lượng lưu trữ sẽ là: 650 * 8000 * 1 * 1 * (0.8 - 0.15) + 28 * 8000 * 1 * 1 * 0.15 = 3,143,600 byte Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 29  Nhận xét : - Một từ tiếng việt bao gồm 2 phần: phần âm đầu và phần vần. Âm đầu chủ yếu là các phụ âm trong tiếng việt. Ứng với một loại âm đầu ( ở đây chủ yếu là phụ âm ) phần vần ở phía sau sẽ thay đổi theo một quy luật nào đó so với phần vần chuẩn khi chưa có âm đầu tuỳ theo cách phát âm của phụ âm. Chẳng hạn : /t/ /am/ t /ch/ /am/ ch nếu đem /ch/ ráp với /am/ t thì tiếng phát ra sẽ không trung thực, tức là khi xây dựng mô hình âm thanh phần vần độc lập với so với âm đầu sẽ không tận dụng được hết tính phân biệt giữa các từ do sự biến đổi phổ tín hiệu phần vần so với tác động của các âm đầu khác nhau. Âm của phụ âm “tr” Âm của vần “inh” Vần “inh” sau khi được xén bớt phần thừa Âm “tr” sau khi được xén bớt phần thừa Âm của từ “trinh” HÌNH MÔ TẢ CÁCH GHÉP HAI ÂM THÀNH TỪ Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 30 - Để tìm ra quy luật biến đổi phổ tín hiệu này đòi hỏi ta phải có máy phân tích phổ và đi vào lĩnh vực xử lý tiếng nói, ta mới có thể quan sát và phân tích mẫu sóng âm tại từng thời điểm nhằm tìm ra quy luật.  Ghép âm từ hai âm (loại 2): Ví dụ "bằng" được ghép từ [bà]+[ằng] Phương pháp này gần giống phương pháp trên nhưng phần phụ âm đầu được cắt lấn sang phần vần. Theo đó, ta sẽ có 28*650 = 18,200 phần phụ âm đầu tương ứng với 650 phần vần. Trong thực tế, chỉ cần khoảng 1400 phần đầu. Như vậy khối lượng lưu trữ tổng cộng sẽ là: (1400+650)* 8000 * 1 * 1 * 0.8 = 13,120,000 byte  Nhận xét : - Vị trí cắt lấn sang phần vần nên khó xác định vì đây là vùng trộn lẫn giữa hai âm. - Tuy khối lượng lưu trữ là nhỏ so với ghép từ (2.5 lần) nhưng lớn hơn nhiều so với ghép âm loại 1 (4 lần). - Khi dùng phương pháp ghép âm thì việc chuẩn bị các âm mất thời gian rất lớn. Việc chuẩn bị âm được thực hiện thủ công do không thể xác định chính xác vị trí cần cắt. Do đó nếu phương pháp này có số lượng âm lớn gấp 4 lần thì thời gian và chi phí bỏ ra cũng lớn gấp 4 lần so với phương pháp ghép âm loại một. - Ngoài ra chất lượng âm của phương pháp này cũng chưa được kiểm nghiệm để có thể đánh giá ưu điểm về chất lượng so với phương pháp loại 1. III. Giới thiệu về file Wave (*.wav) : III.1. Khái niệm về file Wave và file RIFF : File Wave là một dạng file theo chuẩn của Microsoft cho phép lưu trữ dữ liệu sóng âm được số hóa. Nó hỗ trợ rất đa dạng các thông số của âm thanh như số bit lượng tử hóa, tốc độ lấy mẫu, số kênh. Dạng file này rất phổ biến trên các thế hệ máy tính IBM và được sử dụng rộng rãi trong các chương trình chuyên nghiệp để xử lý các sóng âm được số hóa. Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 31 File Wave là một trong số các file thuộc chuẩn của file RIFF (Resource Interchange File Format - Dạng file trao đổi tài nguyên). File RIFF sử dụng phương pháp lưu trữ dữ liệu trong các chunk. Mỗi chunk sẽ gồm 3 trường :  Tên nhận dạng của chunk (ID) : gồm 4 byte kiểu Char  Kích thước của chunk (Size) : Kiểu DoubleWord. Giá trị này không bao gồm 4 byte của ID và 4 byte của Size  Dữ liệu của chunk đó (Data) Đặc biệt, chunk RIFF có thể chứa các chunk khác trong trường dữ liệu. Các chunk này được gọi là subchunk và chunk RIFF lúc này được gọi là parent chunk. Một file RIFF luôn bắt đầu bằng một chunk RIFF. Kích thước của chunk RIFF là kích tổng số byte mà trường dữ liệu của nó chiếm, nói cách khác chính là kích thước của file RIFF - 8 . Tất cả các chunk khác trong file RIFF đều là subchunk của chunk RIFF. Chunk RIFF có thêm một trường bổ sung nằm ở 4 byte đầu tiên trong trường dữ liệu của nó. Trường bổ sung này được gọi là kiểu định dạng (form type) , gồm 4 byte kiểu Char. Nó cho biết dạng dữ liệu được lưu trữ bên trong file RIFF là gì. Ví dụ, đối với các file Wave trường này sẽ có tên là “WAVE” , đối với các file Avi trường này sẽ có tên là “AVI ” Hình sau minh họa 2 subchunk trong chunk RIFF của file RIFF : Trường dữ liệu (Data) của chunk RIFF Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 32 III.2. Cấu trúc file Wave : Một file wave là một tập hợp các loại chunk khác nhau. Vì file Wave chính là file RIFF nên chunk đầu tiên sẽ là chunk RIFF. Ngoài ra, có 2 chunk rất quan trọng không thể thiếu là chunk Format mô tả các thông số của sóng âm như tốc độ lấy mẫu, số bit lượng tử hóa, vv... Chunk thứ hai là chunk Data để chứa dữ liệu âm thanh đã được số hóa. Các chunk khác tùy trường hợp có thể có, có thể không. III.2.1. Chunk Format : Cấu trúc của chunk Format được định nghĩa như sau :  Trước hết chunk Format luôn có tên nhận dạng là “fmt ”. Kích thước của chunk Format có thể thay đổi tùy theo giá trị của wFormatTag. Giá trị này cho biết chuẩn nén âm thanh. Có hơn 50 chuẩn của Microsoft và các hãng khác được định nghĩa trong file mmreg.h . Thông thường chuẩn PCM (Pulse Code Modulation) của Microsoft là chuẩn phổ biến nhất. Với chuẩn này, các mẫu âm thanh được lưu trữ sẽ không được nén và có giá trị được định nghĩa là 1.  wChannels là số kênh âm thanh. Giá trị 1 cho âm thanh mono, 2 cho âm thanh stereo, 4 cho âm thanh 4 kênh, vv ...  dwSamplesPerSec là tốc độ lấy mẫu, nghĩa là số mẫu được phát trong một giây, đơn vị là Hertz . Có 3 giá trị thông dụng là : 11025, 22050 và 44100 Hz mặc dù các tốc độ khác vẫn được dùng. typedef struct { WORD wFormatTag; WORD nChannels; DWORD nSamplesPerSec; DWORD nAvgBytesPerSec; WORD nBlockAlign; WORD wBitsPerSample; WORD cbSize; } WAVEFORMATEX; Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 33  dwAvgBytesPerSec sẽ chỉ ra có bao nhiêu byte được phát mỗi giây. Nếu là chuẩn PCM thì giá trị này chính là dwSamplesPerSec * wBlockAlign . Ngược lại, giá trị này phải được tính toán phù hợp với chuẩn tương ứng.  wBlockAlign là kích thước của một khung mẫu âm thanh, tính theo byte. Ví dụ một khung mẫu âm thanh 16-bit mono là 2 byte, 16-bit stereo là 4 byte. Nếu chuẩn là PCM thì giá trị này bằng wChannels * (wBitsPerSample / 8)  wBitsPerSample cho biết số bit dùng để lượng tử hóa mỗi điểm lấy mẫu. Nếu chuẩn là PCM thì giá trị này là 8 hoặc 16. Vì các mẫu phải được lưu dạng BYTE hoặc WORD nên khi lưu trữ vẫn phải lưu hẳn 1 BYTE hoặc 1 WORD. Ví dụ số bit lượng tử hóa là 12 thì sẽ có 4 bit thừa không dùng tới.  cbSize là kích thước của những thông tin mở rộng thêm được thêm vào cuối cấu trúc WAVEFORMATEX. Thông tin này được dùng khi chuẩn khác PCM. Với chuẩn PCM thì giá trị này bẳng 0 III.2.2. Chunk Data : Sau chunk Format là chunk Data. Chunk này chỉ đơn giản chứa các mẫu âm thanh đã được số hóa. Tùy theo số kênh được chọn và số bit dùng để lượng tử hóa mà các mẫu âm thanh này được sắp xếp khác nhau trong chunk Data. Có 2 khái niệm về điểm mẫu và khung mẫu  Một điểm mẫu chính là một giá trị đại diện cho một mẫu âm thanh được lấy tại một thời điểm nào đó. Nếu số bit dùng để lượng tử hóa là 8 thì giá trị của một điểm mẫu dao động từ 0 đến 255. Nếu số bit dùng để lượng tử hóa là 16 thì giá trị của một điểm mẫu dao động từ đến -32768 đến 32767. Đối với âm thanh có nhiều kênh, các điểm mẫu từ mỗi kênh sẽ được xếp xen kẽ. Ví dụ với âm thanh stereo, các điểm mẫu sẽ được lưu trữ như sau : mẫu đầu tiên của kênh trái rồi tới mẫu đầu tiên của kênh phải, tiếp đó là mẫu thứ hai của kênh trái rồi tới mẫu thứ hai của kênh phải, ... và cứ như thế. Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 34  Một khung mẫu bao gồm nhiều điểm mẫu được phát đồng thời. Ví dụ, với âm thanh stereo, 2 điểm mẫu thuộc 2 kênh sẽ tạo thành một khung mẫu Khung mẫu 1 Khung mẫu 2 Khung mẫu N Kênh 1 Kênh 2 Kênh 1 Kênh 2 ... Kênh 1 Kênh 2 = 1 điểm mẫu Với âm thanh mono thì mỗi khung mẫu chỉ có 1 điểm mẫu. Đối với âm thanh có nhiều kênh thì tùy theo số lượng kênh mà các thứ tự của các điểm mẫu trong một khung mẫu sẽ khác nhau : 1 2 Stereo Trái Phải 1 2 3 3 kênh Trái Phải Giữa 1 2 3 4 Quad Trái - Trước Phải - Trước Trái - Sau Phải - Sau 1 2 3 4 4 kênh Trái Giữa Phải Surround 1 2 3 4 5 6 6 kênh Giữa - Trái Trái Giữa Giữa - Phải Phải Surround Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 35 Tóm lại cấu trúc file Wave được mô tả như bảng sau : Mô tả Kích thước Giá trị thông thường Tên của chunk RIFF (RIFF chunk ID) 4 byte “RIFF” Kích thước chunk RIFF (RIFF chunk size) 4 byte Kích thước file RIFF - 8 Định dạng của file RIFF (Form type) 4 byte "WAVE" Tên của chunk Format (Format chunk ID) 4 byte “fmt “ Kích thước chunk Format (Format chunk size) 4 byte 16 Chuẩn của file Wave (wFormatTag) 2 byte PCM = 1 Số kênh (wChannels) 2 byte mono = 1 stereo = 2 Tốc độ lấy mẫu (dwSamplesPerSec) 4 byte 11025 Hz, 22050 Hz, 44100 Hz Số byte/1 giây (dwAvgBytesPerSec) 4 byte dwSamplesPerSec * wBlockAlign Kích thước khung mẫu (wBlockAlign) 2 byte wChannels * (wBitsPerSample / 8) Số bit lượng tử hóa (wBitsPerSample) 2 byte 8 16 Tên của chunk Data (Data chunk ID) 4 byte "data" Kích thước chunk Data (Data chunk size) 4 byte wBlockAlign * Tổng số khung mẫu Dữ liệu mẫu âm thanh ? ? Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 36 IV. Các phương pháp phát một file Wave : IV.1. Dùng hàm sndPlaySound hoặc PlaySound : Windows cung cấp 2 hàm sau để phát một file wave : sndPlaySound và PlaySound . Hai hàm này tuy gọn, nhẹ, đơn giản nhưng sẽ nạp toàn bộ dữ liệu âm thanh vào bộ nhớ, và cũng vì vậy mà kích thước của file sẽ bị giới hạn đến 100 KB. Ngoài ra, hai hàm này cũng đòi hỏi định dạng của dữ liệu âm thanh phải được nhận biết bởi trình điều khiển âm thanh và chỉ phát ra soundcard. IV.2. Dùng MCI (Media Control Interface) : Các hàm của MCI được chứa trong thư viện Winmm.lib của Windows. Các khai báo đặc tả liên quan được cung cấp trong 2 file Mmsystem.h và Windows.h Để phát một file Wave có kích thước lớn hơn, Windows cung cấp một giao tiếp MCI (Media Control Interface). Đây là một giao tiếp rất mạnh thực hiện công việc giao tiếp giữa ứng dụng và thiết bị âm thanh để thu hoặc phát rất nhiều loại file âm thanh như : phát các bản nhạc từ CD Audio, các file Wave, Midi, Video, vv... MCI là tập hợp các hàm, mỗi hàm có một chức năng riêng biệt. Điều đặc biệt là MCI sử dụng các chuỗi lệnh để nhận biết công việc cần làm. Ví dụ, hàm mciSendString() sẽ gửi các chuỗi lệnh sau để phát 10000 mẫu âm thanh : mciSendString( "open c:\Sound\MyWave.wav type waveaudio alias finch", lpszReturnString, lstrlen(lpszReturnString), NULL); mciSendString("set finch time format samples", lpszReturnString, lstrlen(lpszReturnString), NULL); mciSendString("play finch from 1 to 10000", lpszReturnString, lstrlen(lpszReturnString), NULL); mciSendString("close finch", lpszReturnString, lstrlen(lpszReturnString), NULL); IV.3. Dùng các hàm cấp thấp của Windows : Các hàm này được chứa trong thư viện Winmm.lib của Windows. Các khai báo đặc tả liên quan được cung cấp trong 2 file Mmsystem.h và Windows.h Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 37 4 hàm chính sau đây sẽ luôn được dùng để điều khiển việc phát một file Wave : waveOutOpen() waveOutPrepareHeader() waveOutWrite() waveOutClose() Trong đó, hàm waveOutOpen() sẽ yêu cầu cung cấp địa chỉ của một hàm gọi là CallBack. Hàm CallBack này sẽ cho biết một trong 3 sự kiện liên quan sẽ xảy ra , và 3 sự kiện này tương ứng với 3 thông điệp sau được gửi đến hàm CallBack : MM_WOM_OPEN Được gửi khi thiết bị được mở bằng hàm waveOutOpen() MM_WOM_DONE Được gửi khi thiết bị đã phát xong khối dữ liệu âm thanh mà được gửi đi bằng hàm waveOutWrite() MM_WOM_CLOSE Được gửi khi thiết bị được đóng bằng hàm waveOutClose() Ngoài ra, hàm waveOutOpen() còn đòi hỏi một số tham số quan trọng như : mã nhận dạng thiết bị âm thanh, handle của thiết bị sau khi mở, con trỏ tới một cấu trúc mô tả file Wave. Để chọn thiết bị âm thanh mặc định, ta dùng hằng WAVE_MAPPER thay cho mã nhận dạng thiết bị âm thanh. Hàm waveOutPrepareHeader() sẽ tạo ra một header cho khối dữ liệu âm thanh sẽ phát bao gồm cả các mẫu âm thanh đã được nạp vào bộ nhớ. Cuối cùng, hàm waveOutWrite() sẽ bắt đầu gửi khối dữ liệu âm thanh này ra thiết bị để phát với header đó. Sau khi phát xong, ta phải gọi hàm waveOutClose() để đóng thiết bị đã mở nhằm giải phóng tài nguyên hệ thống. Tất cả các hàm liên quan đến công việc phát âm thanh này đều hoạt động thông qua handle của thiết bị mà được lấy từ hàm waveOutOpen(). Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 38  Nhận xét chung về 3 cách phát file Wave : - Theo thứ tự của 3 cách nêu trên thì tính đơn giản tỷ lệ nghịch với tính linh động, uyển chuyển trong việc phát một file Wave, nghĩa là ta muốn nắm quyền kiểm soát, điều khiển càng nhiều thì phải thực hiện càng nhiều thao tác. - Trong 3 cách phát file Wave trên thì 2 cách đầu (dùng hàm sndPlaySound, PlaySound hoặc MCI) ta không cần quan tâm đến việc đọc file Wave và nạp các mẫu âm thanh vào bộ nhớ. Riêng cách thứ ba thì điều này là bắt buộc. Phần dưới đây sẽ nói sơ về cách đọc dữ liệu âm thanh vào bộ nhớ trước khi gọi các hàm đó. V. Cách đọc file Wave vào bộ nhớ : Để thao tác với file Wave, Windows cung cấp hàng loạt các hàm được chứa trong thư viện Winmm.lib. Sau đây là một số hàm chính thực hiện công việc đọc file Wave : Để làm việc với file Wave, ta phải mở file đó bằng hàm : mmioOpen() Sau đó định vị vào chunk ta cần bằng hàm : mmioDescend() Lúc này con trỏ file sẽ trỏ vào đầu phần dữ liệu của chunk đó và ta sẽ đọc dữ liệu vào bộ nhớ bằng hàm : mmioRead() Khi làm việc xong với 1 chunk, trước khi muốn định vị vào một chunk khác, ta phải ra khỏi chunk cũ bằng hàm : mmioAscend() Sau khi hoàn tất công việc, ta sẽ đóng file Wave đã mở bằng hàm : mmioClose() Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 39 Trước khi đọc dữ liệu âm thanh vào bộ nhớ, ta nên đọc header của file Wave trong chunk Format. Từ header này ta sẽ xác định tổng số byte mà bộ nhớ cần để lưu trữ dữ liệu âm thanh và tiến hành cấp phát bộ nhớ bằng hàm : GlobalAlloc() Sau đó ta chỉ việc đọc dữ liệu vào vùng nhớ đó. Bất cứ lúc nào cần ta cũng có thể giải phóng vùng nhớ đó bằng hàm : GlobalFree() Ngoài ra, nếu ta muốn thay đổi vị trí hiện tại của con trỏ file sau khi đã mở file, ta có thể dùng hàm : mmioSeek() VI. Phương pháp thu âm : Với MCI đã giới thiệu ở phần trên để phát một file Wave, ta cũng có thể dùng MCI để thu âm. Cách thứ hai là dùng các hàm cấp thấp của Windows. Như đã giới thiệu, các hàm này sẽ cho ta sự linh hoạt trong mọi thao tác. Trước hết ta phải mở thiết bị âm thanh bằng hàm : waveInOpen() Tương tự như khi phát, ta phải cung cấp địa chỉ của một hàm gọi là hàm CallBack mà sẽ phát ra các sự kiện liên quan đến quá trình thu âm. Các thông điệp tương ứng với các sự kiện này là : MM_WIM_OPEN Được gửi khi thiết bị được mở bằng hàm waveInOpen() MM_WIM_DATA Được gửi khi thiết bị hoàn tất việc thu âm sau khi gọi hàm waveInStart() MM_WIM_CLOSE Được gửi khi thiết bị được đóng bằng hàm waveInClose() Ngoài ra, ta cũng cần cung cấp mã nhận dạng thiết bị âm thanh và một cấu trúc mô tả các thông số định dạng của file Wave. Để chọn thiết bị âm thanh mặc định, ta dùng hằng WAVE_MAPPER thay cho mã nhận dạng thiết bị âm thanh. Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 40 Một việc khác không thể thiếu là cấp phát bộ nhớ để lưu các mẫu âm thanh thu được. Dựa vào các thông số được mô tả trong cấu trúc file Wave, ta phải tính toán dung lượng bộ nhớ tối thiểu cần được cấp phát trong một khoảng thời gian nào đó. Cụ thể là : dwAvgBytesPerSec * thời gian thu âm Kế đó, ta sẽ tạo ra header file sẽ thu âm bao gồm cả vùng nhớ vừa cấp phát bằng hàm : waveInPrepareHeader() Sau đó ta sẽ gửi những thông tin này đến thiết bị thu âm bằng hàm : waveInAddBuffer() Cuối cùng, quá trình thu âm sẽ được bắt đầu bằng hàm : waveInStart() Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 41 PHẦN 3 THIẾT KẾ HỆ THỐNG Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 42 Chương 1 SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG I. Lưu đồ giải thuật : Nếu nhìn một cách tổng quát thì chương trình sẽ gồm 4 giai đoạn chính :  Kết nối cuộc gọi tới  Tiếp nhận yêu cầu của người gọi  Tìm dữ liệu trong máy tính  Thông báo kết quả tìm được Dưới đây là lưu đồ hoạt động tổng quát của chương trình : Bắt đầu Chuông reo Kết nối Có phím bấm Tìm dữ liệu Thông báo kết quả F T T F Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 43 II. Sơ đồ luồng hoạt động của hệ thống : Sau khi cuộc gọi đã được kết nối với máy tính, hệ thống sẽ ở một trong 11 trạng thái sau đây : Trạng thái Ý nghĩa MENU Đang thông báo các mục trong menu MASO Đang nhận vào mã số học sinh NGHIHOC Đang lấy ra thông tin về các lần nghỉ học của học sinh VIPHAM Đang lấy ra thông tin về các lần vi phạm nội quy của học sinh KQKIEMTRA Đang lấy ra kết quả của các lần kiểm tra trong tháng KQTHI Đang lấy ra kết quả thi học kỳ KQTHANG Đang lấy ra kết quả cuối tháng KQHOCKY Đang lấy ra kết quả cuối học kỳ KQNAMHOC Đang lấy ra kết quả cuối năm học HOCSINH Đang lấy ra thông tin chi tiết về học sinh NAMHOC Đang chọn năm học Dựa vào các trạng thái này mà hệ thống biết được công việc hiện tại cần thực hiện là gì. Hoạt động của hệ thống được mô tả qua sơ đồ dưới đây :  Mỗi hình elip tượng trưng cho một thủ tục để thực hiện công việc tương ứng.  Các đường mũi tên chỉ hướng thực hiện giữa các thủ tục.  Các con số, dấu *, # và tên trạng thái nằm trên đường mũi tên có ý nghĩa hoặc là trạng thái hiện tại hoặc là chúng được gửi đi theo luồng hoạt động của hệ thống. Nếu chúng được bao giữa hai dấu < > thì đó là trạng thái hiện tại, nếu không thì chúng sẽ được gửi từ thủ tục này tới thủ tục kia. Thủ tục “nhận mã DTMF” sẽ nhận mã DTMF từ người gọi, sau đó sẽ truyền tới các thủ tục khác. Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 44 Trong sơ đồ này chỉ tập trung chủ yếu ở phần nhận yêu cầu của người gọi. Sau khi nhận yêu cầu, hệ thống chỉ việc tìm dữ liệu và thông báo kết quả cho người gọi theo một luồng hoạt động duy nhất. Chi tiết về hoạt động sẽ được đề cập trong các phần sau. Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 45 Bắt đầu Chờ Kết nối Nhận mã số Tìm dữ liệu Nhận tháng Nhận học kỳ Nhận năm học 0..9 1..2 0..9 MASO #,*, 0..9 MENU MASO MENU < M EN U > *, #, 0 ..9 < *> < #> M AS O < 1> N G H IH O C < 2> V IP H AM < 3> K Q K IE M TR A < 4> K Q TH I < 9> N AM H O C < 6> K Q H O CK Y < 5> K Q TH AN G Menu Thông báo kết quả Nhận mã DTMF < Th án g hợ p lệ > <H ọc k ỳ hợ p lệ > < 7> K Q NA M H O C MENU < 8> H O C SI NH Ngắt kết nối Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 46 Chương 2 HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP GIỮA ĐIỆN THOẠI VÀ MÁY TÍNH Yêu cầu của ứng dụng là chỉ cần tạo một phiên làm việc giữa máy tính và điện thoại để có thể nhận được các mã DTMF và truyền tiếng nói tới người gọi. Với yêu cầu này, mọi phiên bản TAPI cho ứng dụng 32-bit đều hỗ trợ nên em chọn phiên bản đầu tiên là TAPI 1.4 . Phiên bản này được thiết kế theo kiến trúc ngôn ngữ C++ nên khi lập trình trong Visual Basic sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên, ứng dụng TAPI 1.4 sẽ có thể chạy trên mọi phiên bản Windows 32-bit và không đòi hỏi cấu hình cao, trong khi ứng dụng TAPI 3 chỉ chạy trên Windows 2000/XP. Để sử dụng các hàm của TAPI, các hàm này phải được khai báo trước trong một module giống như các hàm API khác của Windows. Sau đây là các bước để tạo một kết nối với cuộc gọi tới : I. Khởi tạo đường truyền (line) : Mọi hoạt động giao tiếp giữa điện thoại và máy tính muốn diễn ra thì trước hết cần phải khởi tạo đường truyền giữa máy tính và điện thoại. Ở đây, modem sẽ là thiết bị trung gian giữa máy tính và điện thoại. Vì thế, đường truyền mà ta cần quan tâm chính là modem. Một máy tính có thể có gắn nhiều hơn một modem. Vì vậy, trước hết ta cần phải sử dụng hàm lineInitialize() để lấy về tổng số đường truyền (line) mà nó phát hiện có trong máy. Cũng từ đây, ta sẽ chỉ định hàm nào sẽ tiếp nhận các sự kiện được sinh ra bởi các hoạt động của TAPI (ví dụ như khi chuông reo, khi có mã DTMF được gửi tới, vv...). Hàm này được gọi là lineCallBack() , do ta tự định nghĩa. Sau đó, ta sẽ lấy địa chỉ của hàm này và đưa vào hàm lineInitialize() như là một tham số của hàm lineInitialize() Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 47 Sau khi đã khởi tạo thành công, lineInitialize() sẽ trả về một handle của TAPI đã nạp vào bộ nhớ. Handle này sẽ được sử dụng trong suốt quá trình hoạt động của hệ thống. II. Kiểm tra đường truyền (line) hợp lệ : Vì mục đích của ta là lấy được các modem hiện có nên ta cần phải kiểm tra những line nào thích hợp. Sau khi có được tổng số các line, ta duyệt qua từng line để tìm line thích hợp bằng cách kết hợp gọi 2 hàm lineNegotiateAPIVersion() và lineGetDevCaps(). Ứng với mỗi line, hàm lineNegotiateAPIVersion() sẽ trả về con số phiên bản (version) API mà tương thích với phiên bản của TAPI hiện đang sử dụng. Với con số phiên bản lấy được, hàm lineGetDevCaps() sẽ kiểm tra và trả về những chức năng được hỗ trợ trên line này. Từ đây, ta sẽ chọn được các line thích hợp chính là các modem hiện có. III. Mở line : Để bắt đầu cho sự bắt tay làm việc giữa máy tính và điện thoại, sau khi đã chọn được line thích hợp, ta mở line đó bằng hàm lineOpen(). Nếu mở thành công. nó sẽ trả về một handle của line được mở. Với handle này, ta sẽ điều khiển mọi hoạt động diễn ra trên line này. IV. Đăng ký các sự kiện cho TAPI : Mọi sự kiện liên quan đến TAPI (ví dụ chuông reo, phát/nhận các mã DTMF, ... ) được gửi đến hàm lineCallBack() đều phải được đăng ký sau khi mở line. Để đăng ký, ta gọi hàm lineSetStatusMessages() và đưa vào giá trị mô tả các sự kiện mà ta cần. Giá trị này thực chất là một dãy các 32 bit liên tiếp, mỗi bit tương ứng với một sự kiện của TAPI. V. Kết nối với cuộc gọi đến : Khi có tín hiệu gọi tới (chuông reo), thông điệp LINEDEVSTATE_RINGING sẽ được gửi tới trong hàm lineCallBack() cùng Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 48 với một handle của cuộc gọi đó. Nếu số tiếng chuông reo bằng với một con số mà ta quy định trước đó thì ta sẽ gọi hàm lineAnswer() với handle vừa nhận được để kết nối với cuộc gọi đến. Công việc này tương đương với việc nhấc máy điện thoại lên để trả lời người gọi tới. Vì vậy, kể từ lúc này, ta có thể gửi và nhận các mã DTMF hoặc gửi đi một chuỗi âm thanh nào đó và người gọi có thể nghe được. VI. Thu nhận các mã DTMF : Một khi đã kết nối thành công với cuộc gọi đến, ta gọi hàm lineMonitorDigits() để giám sát và thu nhận các mã DTMF được gửi tới. Có thể nói đây là phần trung tâm của hệ thống, vì hệ thống sẽ tiếp nhận yêu cầu của người gọi thông qua các mã DTMF này. Khi người gọi nhấn các phím trên điện thoại thì thông điệp LINE_MONITORDIGITS sẽ được gửi tới hàm lineCallBack() cùng với các mã DTMF tương ứng như sau : Phím Mã DTMF (Hex) 0 30 1 31 2 32 3 33 4 34 5 35 6 36 7 37 8 38 9 39 * 2A # 23 VII. Kết thúc cuộc gọi : Khi người gọi chọn yêu cầu “kết cầu thúc cuộc gọi” từ menu hoặc người gọi gác máy bất kỳ lúc nào, ta phải gọi hàm lineDrop() để hủy cuộc gọi hiện Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 49 tại đang kết nối và hàm lineDeallocateCall() để giải phóng cuộc gọi khỏi bộ nhớ. Bây giờ hệ thống sẽ trở về trạng thái chờ đợi cuộc gọi khác đến. VIII. Đóng line hiện tại : Nếu muốn chọn modem khác để hoạt động, hoặc kết thúc hoạt động của hệ thống, ta cần gọi hàm lineClose() để đóng line hiện tại đang được mở. Đây là điều nên làm vì nó sẽ hoàn trả tài nguyên về cho máy. IX. Kết thúc TAPI : Sau khi khởi tạo các line bằng hàm lineInitialize(), một số tài nguyên hệ thống sẽ bị chiếm dụng suốt phiên làm việc của TAPI. Khi thoát chương trình, ta gọi hàm lineShutdown() để kết thúc phiên làm việc đó, đồng thời giải phóng các tài nguyên hệ thống. Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 50 Chương 3 THIẾT KẾ VÀ TRUY XUẤT CƠ SỞ DỮ LIỆU I. Sơ lược về cơ sở dữ liệu : Một số đặc điểm của cơ sở dữ liệu dùng trong chương trình này : - Mô hình cơ sở dữ liệu được chọn là mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ - Được cài đặt trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access 97. - Phông chữ được sử dụng trong cơ sở dữ liệu này thuộc bảng mã VNI Windows (2 byte). Mặc dù bảng mã này sử dụng 2 byte để mã hóa một ký tự tiếng Việt , nhưng toàn bộ các ký tự hoa và ký tự thường đều cùng nằm trong một phông chữ. Còn bảng mã TCVN3 (ABC) chỉ sử dụng 1 byte cho mỗi ký tự tiếng Việt nhưng lại phân ra thành 2 phông khác nhau : một phông cho chữ hoa và một phông cho chữ thường. Điều này sẽ gây khó khăn cho cả việc thiết kế và việc nhập dữ liệu từ người dùng. Bảng mã Unicode cũng sử dụng 2 byte cho mỗi ký tự tiếng Việt nhưng giá trị chênh lệch mã ASCII giữa ký tự hoa và ký tự thường không đồng đều. Còn bảng mã VNI thì giá trị chênh lệch này luôn là 20h. Ví dụ : chữ “A” có mã ASCII là 41h, chữ “a” có mã ASCII là 61h ; chữ “B” có mã ASCII là 42h, chữ “b” có mã ASCII là 62h . Sự chênh lệch đồng đều này sẽ thuận lợi cho việc chuyển đổi giữa chữ hoa và chữ thường. Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 51 II. Mô hình quan niệm dữ liệu : - Teân HKyø HOÏC KYØ - - Hoï HS - Teân HS - Ngaøy sinh - Giôùi tính Maõ HS HOÏC SINH - - Teân NH Maõ NH NAÊM HOÏC - - Teân NS Maõ NS NÔI SINH - - Teân lôùp Maõ lôùp LÔÙP - - - Maõ HS Maõ lôùp Maõ NH HS - LÔÙP - Teân khoái KHOÁI - - - - - Ñieåm thi Maõ HS Maõ MH Maõ NH HKThi THI - - - - - - - Ñieåm KT Maõ HS Maõ MH Maõ LKT Maõ NH Thaùng KT Laàn KT KIEÅM TRA - - Teân LKT Maõ LKT LOAÏI KT - - Teân MH Maõ MH MOÂN HOÏC - - Maõ MH Teân khoái MH - KHOÁI - - Teân LD Maõ LD LYÙ DO - - - - ÑTB thaùng - Haïng thaùng Maõ HS Teân Thaùng Maõ NH - Maõ HK - Maõ HL KQ THAÙNG - - - ÑTB HKyø - Haïng HKyø Maõ HS Teân HKyø - - Maõ HK - Maõ HL Maõ NH KQ HOÏC KYØ - - - ÑTB NH - Haïng NHø Maõ HS Maõ NH - Maõ HK - Maõ HL KQ NAÊM HOÏC - Teân thaùng THAÙNG - - Teân HK Maõ HK HAÏNH KIEÅM - - Teân HL Maõ HL HOÏC LÖÏC 1 1 1 1 1 n n n n n n n n n n 1 n n 1 1 1 n n 1 1 11 1 1 n 1 1 11 n n n n 1 1 n n 1 111 n n n n n nnn 1 1 1 1 1 - - - Soá ngaøy nghæ - Giaáy pheùp Maõ HS Ngaøy NH NGHÆ HOÏC n - - - Maõ HS Ngaøy VP Laàn VP VI PHAÏM - - Teân loãi Maõ loãi LOÃI n 1 1 n Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 52 III. Hoạt động truy xuất cơ sở dữ liệu : Đối tượng truy xuất dữ liệu được sử dụng trong chương trình này là Microsoft DAO 3.6. Khi hệ thống bắt đầu hoạt động, cơ sở dữ liệu sẽ được mở bằng phương thức OpenDatabase() để sẵn sàng phục vụ cho các hoạt động truy xuất dữ liệu. Và khi hệ thống ngừng hoạt động, cơ sở dữ liệu cũng sẽ được đóng lại bằng phương thức Close. Mỗi khi có người gọi tới muốn nghe một kết quả nào đó thì hệ thống sẽ yêu cầu người gọi cung cấp một số thông số cần thiết như : mã số học sinh, tên tháng hoặc tên học kỳ muốn biết, vv.... Từ những thông số này, hệ thống sẽ tạo ra một câu truy vấn SQL để tìm kết quả trong cơ sở dữ liệu và lấy về thông qua phương thức OpenRecordset(). Nếu không tìm thấy kết quả nào, thuộc tính EOF của biến đối tượng Recordset sẽ mang giá trị TRUE và ngược lại sẽ mang giá trị FALSE. Vì mỗi lần truy vấn, hệ thống chỉ truy vấn trên một học sinh và được giới hạn bởi một tháng hoặc một học kỳ nào đó nên tốc độ truy vấn khá nhanh, người gọi có thể nhận được kết quả ngay mà không phải chờ lâu. Ngoài ra, vì cơ sở dữ liệu được cài đặt bằng Access nên được hỗ trợ cơ chế cập nhật dữ liệu động, hệ thống có thể hoạt động liên tục kể cả lúc dữ liệu đang được cập nhật vào. IV. Chương trình cập nhật dữ liệu : Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người quản trị hệ thống, ngoài chương trình chính là thông báo kết quả còn có thêm một chương trình phụ kèm theo để cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu. Người dùng có thể mở chương trình này thông qua menu của chương trình chính, kể cả lúc hệ thống đang hoạt động. Các phần cập nhật dữ liệu trong chương trình này đều sử dụng đối tượng truy cập dữ liệu Microsoft DAO 3.6 . Mọi thao tác với cơ sở dữ liệu đều thông qua các phương thức có sẵn của DAO , đồng thời kết hợp với các câu lệnh SQL. Trước khi thực hiện cập nhật dữ liệu, người sử dụng cần phải chọn năm học và lớp ở năm học đó. Mọi thao tác cập nhật sẽ ảnh hưởng tới một trong Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 53 các học sinh thuộc lớp đó. Chương trình cập nhật dữ liệu tổ chức dạng menu gồm 8 phần : 1. Học sinh : - Dùng để cập nhật các thông tin chi tiết về học sinh - Khi thêm một học sinh mới vào lớp được chọn, chương trình sẽ tự sinh ra một mã số cho học sinh đó. Mã số này được đánh theo số thứ tự tăng dần. Vì vậy, chương trình sẽ lấy mã số của học sinh cuối cùng trong bảng HOCSINH rồi tăng lên một đơn vị để làm mã số cho học sinh mới sắp sửa thêm vào. Mã số này sẽ luôn được chương trình quản lý, người dùng không thể tự ý thay đổi. - Ở phần ngày sinh, để người sử dụng không phải lúng túng trong việc gõ ngày tháng theo kiểu của Mỹ (tháng/ngày/năm) , em đã viết thêm một hàm chuyển từ kiểu ngày/tháng/năm sang kiểu tháng/ngày/năm để lưu vào cơ sở dữ liệu. Nhờ đó, người dùng có thể gõ vào ngày sinh bình thường theo kiểu Việt Nam. Song song đó, em cũng phải viết thêm hàm chuyển ngược lại từ tháng/ngày/năm sang ngày/tháng/năm nhằm hiển thị ra màn hình ngày sinh được lấy từ cơ sở dữ liệu. - Trong phần nơi sinh, tên của tất cả 61 tỉnh/thành phố đã được nạp sẵn vì một học sinh có thể học tại trường thuộc tỉnh/thành phố này nhưng lại được sinh ra ở một tỉnh/thành phố khác. - Ứng với mỗi học sinh được thêm vào bảng HOCSINH thì mã số của học sinh đó cùng với mã lớp và mã năm học sẽ được cập nhật vào trong bảng HS_LOP để biết học sinh đó thuộc lớp nào ở năm học nào. - Vì mỗi học sinh sẽ được gán cho một mã số duy nhất nên mỗi học sinh chỉ được thêm vào trong bảng HOCSINH một lần. Do đó, nút “Chuyển lớp” được dùng để chuyển một học sinh từ lớp này sang lớp khác ở cùng năm học. Nhờ đó mà các kết quả trước đó của học sinh sẽ vẫn được bào toàn. Công việc này đơn giản chỉ là cập nhật lại mã lớp mới thay cho mã lớp cũ. - Tương tự , nút “Học sinh cũ” sẽ cho phép thêm tất cả các học sinh thuộc một lớp nào đó ở năm học trước vào lớp hiện tại ở năm học hiện tại. Lúc này chương trình chỉ cập nhật các học sinh vào bảng HS_LOP. Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 54 2. Nghỉ học : - Dùng để thêm các lần nghỉ học của học sinh - Phần nhập ngày nghi học được thiết kế tương tự như phần ngày sinh ở trên - Dữ liệu sẽ được ghi vào bảng NGHIHOC 3. Lỗi vi phạm : - Dùng để thêm các lần vi phạm nội quy của học sinh - Phần nhập ngày vi phạm được thiết kế tương tự như phần ngày sinh ở trên - Dữ liệu sẽ được ghi vào bảng VIPHAM 4. Điểm kiểm tra : - Dùng để thêm điểm kiểm tra của học sinh - Dữ liệu sẽ được ghi vào bảng KQKIEMTRA 5. Điểm thi : - Dùng để thêm điểm thi của học sinh - Dữ liệu sẽ được ghi vào bảng KQTHI 6. Kết quả cuối tháng : - Dùng để thêm kết quả ở cuối tháng của học sinh - Dữ liệu sẽ được ghi vào bảng KQTHANG 7. Kết quả cuối học kỳ : - Dùng để thêm kết quả ở cuối học kỳ của học sinh - Dữ liệu sẽ được ghi vào bảng KQHOCKY 8. Kết quả cuối năm học : - Dùng để thêm kết quả ở cuối năm học của học sinh - Dữ liệu sẽ được ghi vào bảng KQNAMHOC Ngoài ra, nhằm tạo sự linh động cho người dùng, chương trình còn cho phép thêm mới một số loại dữ liệu sau : năm học, lớp, lý do nghỉ học, lý do vi phạm nội quy, môn học, loại kiểm tra. Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 55 Chương 4 TỔ CHỨC, TRUY XUẤT VÀ PHÁT FILE TIẾNG NÓI Sau khi đã tìm kiếm dữ liệu trong cơ sở dữ liệu , công việc cuối cùng là thông báo kết quả bằng giọng nói qua điện thoại cho người gọi nghe, tức là chuyển dữ liệu từ dạng chữ, số sang tiếng nói. Công việc này chủ yếu gồm 2 giai đoạn chính : tìm dữ liệu tiếng nói tương ứng và phát qua điện thoại . Trước hết, em sẽ giới thiệu về cách tổ chức và lưu trữ tiếng nói. I. Chọn phương pháp tổng hợp tiếng nói : Ở phần cơ sở lý thuyết tổng hợp tiếng nói, em đã nêu bốn phương pháp ghép âm, trong đó đáng chú ý là phương pháp ghép âm loại một và phương pháp ghép từng từ đơn. Để đảm bảo chất lương âm cho ứng dụng, em dùng phương pháp ghép từ đơn. II. Chọn định dạng (format) cho file tiếng nói : Có rất nhiều chuẩn khác nhau cho file âm thanh. Tuy nhiên nếu chọn chuẩn cho ra tiếng nói chất lượng càng cao thì kích thước dữ liệu thu âm cũng sẽ càng lớn. Ở đây, tiếng nói sẽ được truyền qua điện thoại nên không cần chất lượng cao như các bài nhạc, nhưng cũng không quá thấp khiến người gọi khó nghe. Sau khi thử nghiệm, em chọn chuẩn với các thông số như sau : Kiểu mã hóa PCM Số kênh 1 (mono) Tần số lấy mẫu 11025 Hz Số byte trên 1 giây 11025 Số byte trên 1 mẫu 1 Số bit trên một mẫu 8 III. Cách tổ chức file tiếng nói : Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 56 Tiếng Việt có khoảng hơn 6000 từ đơn thông dụng. Dù tổ chức như thế nào thì ta cũng phải thu âm cho từng từ. Ngoài ra còn có một số câu nói sẽ được thu nguyên văn như : lời chào, lời tạm biệt, lời yêu cầu, thông báo lỗi , vv... Có hai cách tổ chức file tiếng nói : 1. Tổ chức thành từng file .wav : Ta sẽ tiến hành thu âm mỗi từ thành một file .wav . Khi cần từ nào thì phát file .wav tương ứng. Đây là cách bình thường nhất, đơn giản nhất và dễ thực hiện nhất. Với một file .wav đúng chuẩn thì ta có thể dùng bất kỳ chương trình thu nhạc nào để thu, và lúc phát thì cũng có rất nhiều điều khiển hoặc hàm để phát file .wav này. Vì thế ta sẽ đỡ mất thời gian và công sức để lập trình lại. Tuy nhiên, với số lượng hơn 6000 từ thì đây không phải là cách giải quyết tốt. Lý do là vì sau khi thu âm xong tất cả, ta sẽ có tổng cộng 6000 file .wav được lưu trên đĩa cứng, chưa kể một số file .wav để thu các câu nói nguyên văn. Với số lượng lớn các file .wav như vậy, công việc sao chép hoặc di chuyển sẽ gặp nhiều khó khăn và mất thời gian, Ngoài ra dung lượng đĩa để lưu trữ sẽ bị lãng phí rất nhiều vì cơ chế cấp phát dung lượng đĩa theo cluster. Hơn hết, đối với chương trình này thì cách tổ chức này có một nhược điểm rất lớn, đó là để đọc ra một câu nói, chương trình sẽ phải mở và đóng liên tục rất nhiều file .wav. Điều này làm cho tiếng nói giữa các từ bị gián đoạn, không liên tục một cách tự nhiên, đồng thời tốc độ thực hiện cũng chậm đi rất nhiều. 2. Tổ chức thành các file dữ liệu tiếng nói (chỉ lưu trữ các mẫu âm thanh) : Như đã giới thiệu trong phần cơ sở lý thuyết, mỗi file âm thanh sẽ gồm 2 phần : phần header và phần dữ liệu (data) . Mặc dù ta phải thu âm từng từ nhưng các lần thu này đều phải theo một chuẩn nhất định, hay nói cách khác là các thông số trong phần header phải hoàn toàn giống nhau. Dựa vào đặc điểm này, ta có thể cắt bỏ các header ra, chỉ lưu trữ các mẫu âm thanh. Như vậy ta có thể chỉ cần 1 file duy nhất để lưu trữ các mẫu âm thanh này. Tuy nhiên, kích thước file này sẽ lên tới hàng chục MB. Điều này sẽ làm chậm quá trình đọc file để phát cũng như sẽ làm chậm quá trình cập nhật hoặc xóa dữ liệu trong file này (tức là khi thu hoặc xóa 1 từ). Để giải Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 57 quyết vấn đề này, em chia thành 24 file (*.sam) tương ứng với 24 chữ cái tiếng Anh. Mỗi file này sẽ chứa dữ liệu của các từ thuộc cùng 1 chữ cái đầu tiên (ví dụ : “trinh”, “thành” thuộc file T.sam). Với tiếng Việt thì có thêm 1 số chữ cái riêng như : Đ , Ă , Â , Ê, Ô , Ổ, Ở , Ú, vv.... Đây thực ra chỉ là các chữ cái cơ bản có ghép thêm dấu vào. Vì vậy, em sắp chúng theo chữ cái cơ bản, tức là “Đ” sẽ thuộc file D.sam , “Ă” sẽ thuộc file A.sam, “Ú” sẽ thuộc file U.sam Song song đó, ta phải tổ chức một bảng chỉ mục (index) cho các từ đã được thu âm. Bảng chỉ mục này sẽ gồm có 4 mục : từ được thu âm, vị trí bắt đầu (FileOffset) , kích thước của phần dữ liệu tiếng nói (DataSize) và tên nhóm (chữ cái cơ bản đầu tiên) ứng với từ này trong file *.sam . Thông thường, bảng chỉ mục này sẽ được tổ chức thành một file riêng lẻ. Khi cần sẽ mở file này, dùng một thuật toán để tìm kiếm từ đã được thu âm, sau đó đọc ra giá trị FileOffset , DataSize và tên nhóm tương ứng. Dựa vào 3 giá trị này, ta sẽ mở file *.sam tương ứng để đọc phần dữ liệu tiếng nói vào bộ nhớ , sau đó phát đi cùng với một header được quy định trước. Tuy nhiên, ở chương trình này, em sẽ ghép bảng chỉ mục này vào trong file cơ sở dữ liệu KQHT.mdb . Khi cần ta chỉ việc dùng phương thức Seek của đối tượng Recordset để tìm từ được thu âm và tiếp tục tương tự như trên. Với cách tổ chức dữ liệu tiếng nói như thế này, ta đã khắc phục được các nhược điểm mà cách trên đã mắc phải. Tuy nhiên, mọi công việc từ thu âm, ghi vào file cho đến đọc file và phát ra âm thanh thì ta phải tự làm lấy, có nghĩa là ta phải viết rất nhiều mã lệnh để thực hiện. Do đó sẽ mất khá nhiều thời gian và nếu không nghiên cứu kỹ , chương trình sẽ chiếm nhiều tài nguyên của hệ thống và có thể xảy ra xung đột, tranh chấp tài nguyên hệ thống với các ứng dụng khác. Mặc dù vậy, sau khi chạy thử, chương trình hoạt động khá tốt và nhanh hơn. Đây là cách tổ chức dữ liệu tiếng nói được sử dụng trong chương trình này. Ngoài ra, còn có thêm một file @.sam chứa dữ liệu của các câu thông báo, lời chảo . Sở dĩ em chọn tên “@” mà không phải một tên nào khác là vì trong bảng mã ASCII , ký tự “@” đứng trước ký tự “A”. Nhờ đó ta có thể Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 58 đưa vào vòng lặp từ ký tự “@” tới ký tự “Z” cho một số việc nào đó (ví dụ mở tất cả các file *.sam). Khi người dùng đang thu lại một số từ nào đó, các file *.sam sẽ bị thay đổi. Vì vậy, những lúc này, khi có người gọi tới, hệ thống phải thông báo cho người gọi biết hệ thống đang bận cập nhật dữ liệu. Dữ liệu của câu thông báo này phải để ra một file riêng (wait.sam). FileOffset và DataSize của khối dữ liệu này cũng được lưu trong bảng chỉ mục như những khối dữ liệu khác trong các file *.sam . IV. Chọn phương pháp phát và thu tiếng nói : Vì các dữ liệu tiếng nói được ta tự tổ chức và lưu trữ trong các file *.sam nên để phát và thu thì ta chỉ có thể sử dụng các hàm multimedia cấp thấp của Windows. Ta sẽ điều khiển toàn bộ quá trình này, từ việc cấp phát bộ nhớ , định vị khối dữ liệu tiếng nói trong file *.sam cho đến việc chọn thiết bị âm thanh và phát tiếng nói đi, hoặc thu tiếng nói vào vùng đệm và lưu vào file *.sam. V. Đọc dữ liệu tiếng nói vào bộ nhớ : Để phát một câu nói, ta phải tách câu đó thành các từ đơn lẻ, sau đó tìm dữ liệu tiếng nói tương ứng của các từ đó rồi phát đi. Tuy nhiên, mỗi lần như thế hệ thống sẽ phải thực hiện hàng loạt các công việc như khởi tạo và dọn dẹp vùng đệm , mở và đóng thiết bị vào ra âm thanh. Vì vậy, ở đây em sẽ không phát lần lượt từng từ mà sẽ đọc hết vào bộ nhớ rồi phát đi một lần. Nhờ đó tốc độ và chất lượng âm thanh được cải thiện đáng kể. Các bước thực hiện như sau : - Mở các file *.sam bằng hàm mmioOpen() - Tách một chuỗi thành các từ đơn - Kiểm tra nếu từ nào là số thì chuyển thành chữ - Tìm lần lượt các từ đó trong bảng chỉ mục đồng thời lấy ra 3 giá trị FileOffset , DataSize và tên nhóm , nếu từ nào không có thì sẽ bỏ qua. Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 59 - Lần lượt đọc vào vùng đệm dữ liệu tiếng nói của từng từ . Vùng đệm này được tạo ra có kích thước bằng tổng kích thước của các dữ liệu tiếng nói. Để tìm đến đúng offset trong file *.sam và đọc dữ liệu ra, ta sử dụng 2 hàm thuộc bộ hàm multimedia : mmioSeek() và mmioRead() VI. Phát dữ liệu tiếng nói từ vùng đệm : Muốn phát âm thanh đi, ta phải chỉ ra thiết bị mà âm thanh sẽ xuất ra. Ở đây, thiết bị xuất âm thanh chính là modem. Vậy trước hết, ta phải lấy giá trị ID tương ứng cho cuộc gọi được kết nối thông qua modem. Cuộc gọi này có handle được lưu giữ ngay khi có tín hiệu gọi đến, kết hợp với handle của line hiện tại để truyền cho hàm lineGetID(). Giá trị ID này sẽ thay đổi tương ứng với mỗi cuộc gọi đến. Vì vậy, ta chỉ cần thực hiện việc này một lần cho mỗi cuộc gọi đến. Sau khi có ID của thiết bị xuất âm thanh và vùng đệm dữ liệu tiếng nói đã sẵn sàng, ta lần lượt gọi các hàm waveOutOpen(), waveOutPrepareHeader(), waveOutWrite() để bắt đầu phát đi cùng với một vài thông số của header đã nêu ở phần 2. Tất cả các hàm này đều đã được giới thiệu trong phần cơ sở lý thuyết. VII. Chương trình thu âm : Mặc dù các từ tiếng Việt cũng như các lời chào và tạm biệt đã được thu âm sẵn trước khi tới tay người sử dụng, chương trình thông báo kết quả học tập vẫn kèm thêm một chương trình thu âm nhằm cho phép người dùng thu âm lại nếu cần. Ngoài chức năng thu, chương trình còn cho phép phát lại hoặc xóa bất cứ từ nào đã thu âm. Nếu một từ đã có mà ta thu lại thì từ cũ đã thu âm sẽ bị thay bằng từ mới vừa thu âm. Để thu âm thì người dùng cần trang bị một micro loa nối vào soundcard. Các chức năng của chương trình thu âm : 1. Thu : Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 60 - Các thông số cần cung cấp cho header hoàn toàn giống như đã nêu ở phần 2 - Để điều khiển soundcard dùng để thu âm, ta gọi hàm waveInOpen() với ID của thiết bị thu âm thanh sẽ được gán bằng hằng WAVE_MAPPER và chương trình sẽ tự động chọn thiết bị thu âm thanh phù hợp. - Tiếp đó ta phải tạo ra vùng đệm để lưu trữ các mẫu âm thanh thu được. Vùng đệm này có kích thước tối đa được tính như sau : BufferSize = MaxTime * Số mẫu trên 1giây * Số byte trên 1 mẫu Với MaxTime được quy định là 90 giây. Khi thời gian thu đến 90 giây thì chương trình sẽ ngừng thu và ghi dữ liệu vừa thu vào file. - Sau đó, dùng 2 hàm waveInPrepareHeader() và waveInAddBuffer() để nạp header chuẩn bị cho việc thu. Khi đã sẵn sàng, hàm waveInStart() sẽ bắt đầu công việc thu âm. Từ lúc này mọi âm thanh thu vào sẽ được lưu vào vùng đệm. - Khi ngừng thu, chương trình sẽ kiểm tra từ được nhập vào đã có chưa, nếu có thì sẽ xóa phần dữ liệu tiếng nói cũ và ghi lại dữ liệu mới vào cuối file *.sam tương ứng, đồng thời cập nhật lại 2 giá trị FileOffset và DataSize trong bảng chỉ mục. Song song đó, chương trình cũng sẽ cập nhật lại FileOffset và DataSize của các từ trong nhóm mà có FileOffset > FileOffset của từ vừa cập nhật. Đó là vì khối dữ liệu tương ứng trong file *.sam đã bị xóa (khối dữ liệu mới được để ở cuối file) nên toàn bộ các khối dữ liệu phía dưới sẽ được đôn lên, dẫn đến FileOffset của các từ phía dưới thay đổi theo. Còn FileOffset của các từ phía trên không thay đổi Như thế các FileOffset của các từ phía dưới sẽ được cập nhật lại như sau: FileOffset = FileOffset - DataSize của từ vừa xóa Nếu từ này chưa có thì dữ liệu tiếng nói sẽ được ghi vào cuối file *.sam tương ứng , đồng thời thêm từ này và 3 giá trị FileOffset , DataSize và tên nhóm vào bảng chỉ mục. Tên nhóm sẽ là chữ cái cơ bản dựa vào ký tự đầu tiên của từ vừa thu. Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 61 - Tuy nhiên thường trước và sau khi khi thu âm sẽ có một khoảng im lặng. Khi phát ra một câu gồm nhiều từ ghép lại, nếu khoảng im lặng này quá lâu sẽ làm ngắt quãng câu nói. Do đó, trước khi ghi dữ liệu tiếng nói vào file *.sam , chương trình sẽ cắt bỏ những mẫu âm thanh nào có giá trị nằm trong khoảng 7Ah đến 86h. 2. Phát : - Quá trình phát ở đây tương tự như quá trình phát qua điện thoại, chỉ khác ở chỗ thiết bị xuất âm thanh là soundcard. Lúc này ID của thiết bị phát âm thanh sẽ được gán bằng hằng WAVE_MAPPER và chương trình sẽ tự động chọn thiết bị phát âm thanh phù hợp. 3. Xóa : - Trước tiên chương trình sẽ đọc 2 giá trị FileOffset và DataSize tương ứng với từ cần xóa. Dựa vào đó chương trình sẽ định vị được khối dữ liệu tiếng nói cần loại bỏ trong file *.sam tương ứng. - Chương trình sẽ đọc lại 2 khối dữ liệu trước và sau khối dữ liệu cần cắt bỏ , sau đó ghi ra một file tạm, xóa file *.sam , sau đó đổi tên file tạm trở thành *.sam đó - Lúc này trong bảng chỉ mục, FileOffset của các từ được thu trước đó không còn đúng so với file *.sam mới nữa. Vì vậy, ta phải tiến hành cập nhật lại những từ nào thuộc cùng nhóm với từ vừa xóa và FileOffset có lớn hơn FileOffset của từ vừa xóa, tương tự như trong phần thu một từ đã có. 4. Chèn khoảng im lặng : - Có một số từ cần thêm một khoảng thời gian im lặng ở đầu hoặc cuối từ vừa thu . Vì vậy chương trình cung cấp thêm chức năng này - Dựa vào thời gian im lặng đầu và cuối (theo mili giây) do người dùng nhập vào, chương trình sẽ tính toán kích thước dữ liệu mới như sau : DataSize= DataSize + (TgDau+TgCuoi)/1000*11500 - Số mẫu âm thanh cần thêm vào đầu và cuối được tính : SoMauDau = TgDau/1000*11500 SoMauCuoi = TgCuoi/1000*11500 Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 62 - Tất cả các mẫu âm thanh được thêm vào sẽ được gán giá trị 80h. - Bây giờ ta chỉ việc đọc khối dữ liệu tiếng nói cũ vào bộ nhớ, sau đó xóa khối dữ liệu này trong file *.sam, cuối cùng ghi lại vào cuối file này các mẫu im lặng đầu, khối dữ liệu tiếng nói cũ trong bộ nhớ và các mẫu im lặng cuối. đồng thời cập nhật lại 2 giá trị FileOffset và DataSize của từ đó vào bảng chỉ mục và FileOffset của các từ phía trước bị thay đổi. Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 63 PHẦN 4 VẬN HÀNH VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 64 I. Vận hành : I.1. Chưong trình chính : Lần đầu tiên chạy chương trình, hộp thoại cấu hình sẽ hiện ra cho người dùng chọn modem, số tiếng chuông reo và thời gian rỗi tối đa. Khi bắt đầu chạy, chương trình có giao diện như sau : Đây là trạng thái của hệ thống đang tắt, nghĩa là mọi cuộc gọi tới sẽ không được trả lời. Sau khi nhấn nút “Chờ cuộc gọi” thì hệ thống sẽ bắt đầu hoạt động, chờ tín hiệu của cuộc gọi tới : Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 65 Nếu có người gọi tới, hình ảnh minh họa tiếng chuông đang reo của chiếc điện thoại như sau : Sau một số tiếng chuông reo được đặt trước thì hệ thống sẽ “nhấc máy” để trả lời người gọi : Sau khi người gọi kết thúc cuộc gọi, hệ thống sẽ trở lại trạng thái 2, tức là chờ đợi cuộc gọi khác. Khi hệ thống đang hoạt động, bất kỳ lúc nào người sử dụng nhấn nút “Dừng” thì hệ thống sẽ ngắt kết nối (nếu có) và ngừng hoạt động ngay. Tóm lại, hệ thống sẽ ở một trong 4 trạng thái trên. Ngoài ra, người dùng có thể mở chương trình cập nhật dữ liệu và thu tiếng nói thông qua menu “Cập nhật dữ liệu” : Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 66 I.2. Chưong trình cập nhật dữ liệu : Chương trình chia làm 8 phần cập nhật sẽ được chọn thông qua menu : Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 67 Phần “Học sinh” sẽ cho phép thêm, sửa, xóa các học sinh thuộc lớp và năm học hiện tại được chọn : Trong phần này, nút “Chuyển lớp” cho phép chuyển một học sinh từ lớp hiện tại sang lớp khác. Nút “Học sinh cũ” cho phép lấy lại tất cả các học sinh thuộc một lớp ở năm học trước. Đây chính là thời điểm bắt đầu năm học mới nên cần cho các học sinh lên lớp sang năm học mới. Bảy phần cập nhật còn lại sẽ có giao diện tương tự như nhau : Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 68 Ở bất kỳ phần nào, người dùng có thể tìm tới một học sinh nào đó thông qua mã số của học sinh. Ngoài ra, ở các mục như : năm học, lớp, lý do nghỉ học, lý do vi phạm nội quy, môn học, loại kiểm tra, người dùng có thể nhấn vào nút bên cạnh để thêm, sửa hoặc xóa tùy thích I.3. Chưong trình thu tiếng nói : Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 69 Bên trái là bảng liệt kê các từ đã được thu sẵn. Người dùng có thể chọn một từ trong bảng này hoặc gõ vào ô trắng bên phải để nghe hoặc thu âm lại hoặc xóa bỏ. Để tìm nhanh một từ, người dùng gõ vào ô trắng từ cần tìm rồi nhấn nút “Tìm” .Nếu tìm thấy, từ đó sẽ xuất hiện trong bảng liệt kê từ bên trái. Nếu không tìm thấy, một thông báo sẽ xuất hiện. Người dùng có thể chọn lời chào hoặc lời tạm biệt bên dưới bảng liệt kê từ để thu âm lại nếu muốn , nhưng không cho phép xóa. Để thu một từ (hoặc lời chào) , người dùng chỉ cần gõ từ đó vào ô trắng (theo bảng mã tiếng Việt là VNI for Windows) hoặc chọn từ đó ở bảng liệt kê , sau đó nhấn nút “Thu”. Quá trình thu âm sẽ bắt đầu cho tới khi người dùng nhấn nút “Dừng” hoặc quá 90 giây. Để nghe lại, người dùng có thể nhấn nút “Phát”. Nếu không hài lòng thì nhấn lại nút “Thu” và thực hiện việc thu âm lại. Nếu nhấn nút “Xóa” thì chương trình sẽ xóa từ hiện tại trong ô trắng Để chèn thêm một khoảng thời gian im lặng vào trước hoặc sau từ đã thu, gõ thời gian vào 2 ô trắng (đơn vị là mili giây), sau đó nhấn nút “Thêm” Phía dưới cùng là thanh trạng thái cho biết tiến trình thực hiện đang diễn ra của một thao tác nào đó. II. Đánh giá hệ thống : Sau khi hoàn tất và chạy thử chương trình , em có một số nhận xét như sau :  Ưu điểm : - Chạy được trên các phiên bản Windows khác nhau - Không đòi hỏi cấu hình máy tính cao. Chẳng hạn với cấu hình như sau, chương trình vẫn hoạt động tốt : CPU : AMD- K5 - 100 MHz ; RAM : 48 MB ; MODEM : Motorola 56K - Internal - Chương trình sử dụng giao tiếp là modem để hoạt động nên người dùng chỉ cần trang bị một modem (internal/external) với giá không quá cao. - Có khả năng đọc được hầu hết những từ tiếng Việt thông dụng Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 70 - Cho phép cập nhật dữ liệu của học sinh ngay khi hệ thống đang hoạt động - Cho phép thu lại tiếng nói của người dùng  Hạn chế : - Vì chương trình sử dụng giao tiếp là modem nên tại một thời điểm, hệ thống chỉ tiếp nhận được một cuộc gọi. Tuy nhiên, hệ thống chỉ hoạt động trong một trường học nên điều này có thể chấp nhận được. - Cơ sở dữ liệu được cài đặt bằng Access nên chưa được mã hóa để bảo mật - Vì thời gian có hạn nên tiếng nói thu vào chưa được lọc để đạt chất lượng cao hơn - Bảng chỉ mục chưa được tối ưu  Hướng phát triển : - Hỗ trợ telephony card nhằm kết nối với nhiều cuộc gọi tới ở cùng thời điểm. - Mã hóa cơ sở dữ liệu Access hoặc thay thế bằng hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác như Oracle, SQL Server, ... để tăng cường khả năng bào mật - Mở rộng chương trình cập nhật dữ liệu ở dạng bảng (lưới) nhằm cho phép thấy nhiều mẫu tin cùng lúc - Thêm một số chức năng cho chương trình thu âm để người dùng linh động hơn trong việc thu tiếng nói như : giảm độ ồn, chỉnh sửa trực tiếp sóng âm thanh ở dạng đồ họa, ... - Tạo lại bảng chỉ mục để tìm kiếm nhanh hơn Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 71 PHẦN 5 KẾT LUẬN Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 72 Chương trình “Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại” đã được hoàn thiện, có thể cài đặt để chạy trên bất kỳ hệ điều hành Windows 32-bit nào. Với những yêu cầu đặt ra của đề tài, chương trình đã giải quyết được và cho ra kết quả như mong muốn. Chương trình này có thể ứng dụng cho các trường học phổ thông. Đề tài “Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại” là một đề tài rất hay và thiết thực. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, em đã có dịp ôn lại rất nhiều kiến thức đã học như : phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý, cài đặt, kết nối và truy xuất cơ sở dữ liệu, tạo và xử lý file âm thanh và các kỹ thuật lập trình trong Visual Basic. Song song đó, em cũng được biết thêm nhiều điều mới như các kiến thức liên quan đến lập trình giao tiếp giữa điện thoại và máy tính (TAPI), lập trình giao tiếp với multimedia. Từ những kiến thức thu thập được , em đã hiểu được phần nào về hoạt động của các hộp thư thoại ( voice mail) và các hệ thống trả lời tự động (answering machine) mà hiện nay được sử dụng rất nhiều. Tuy đề tài đã được khép lại nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu và phát triển thêm nhằm mở rộng chương trình như : sử dụng telephony card để trả lời nhiều cuộc gọi ở cùng thời điểm, mở rộng cơ sở dữ liệu và tăng cường chức năng bảo mật, xử lý nhiều hơn tiếng nói được thu vào nhằm cho chất lượng cao hơn, vv... Đó là những mục tiêu phát triển mà bất cứ một chương trình nào cũng có. Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 73 PHỤ LỤC MÃ NGUỒN THỰC HIỆN MỘT SỐ CÔNG VIỆC CHÍNH Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 74 1. CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH  Mở cơ sở dữ liệu : 'Mo CSDL san sang cho viec tra loi 'Tra ve True neu mo thanh cong Private Function Open_Database() As Boolean 'Load database If File_Exist(SourcePath + "KQHT.mdb") Then Set DB = OpenDatabase(SourcePath + DBName) Set VRS = DB.OpenRecordset("tblVOICEINDEX", dbOpenTable) VRS.Index = "idxChuoi" Open_Database = True Else Open_Database = False End If End Function  Đóng cơ sở dữ liệu : Private Sub Close_Database() VRS.Close DB.Close End Sub  Khởi tạo TAPI : 'Khoi tao TAPI 'Tra ve False neu co loi Private Function Init_TAPI() As Boolean Dim Loi As Long Loi = lineInitialize(hTAPI, App.hInstance, AddressOf LineCallBack, App.EXEName, TotalLines) If Loi < 0 Then MsgBox "Không thể khởi tạo thư viện TAPI !", vbCritical, Title Init_TAPI = False Else Init_TAPI = True End If End Function  Chờ cuộc gọi tới : 'Cho doi 1 cuoc goi toi Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 75 'Tra ve thong bao loi neu co Public Function Wait_Call() As String Dim Loi As Long Wait_Call = vbNullString 'Mo Line If Not Open_Line() Then Wait_Call = "Không thể dùng modem được chọn !" Exit Function End If 'Dang ky cac Message cho Line Loi = lineSetStatusMessages(hLine, ALL_TAPIMESSAGES, 0) If Loi < 0 Then Wait_Call = "Không thể tạo sự kiện để nhận cuộc gọi !" Call Close_Line Exit Function End If frmKQHT.imgStatus.Picture = LoadResPicture("System_On", vbResBitmap) 'Function lineCallBack se duoc goi khi chuong reo End Function  Mở line hiện tại : 'Mo Line hien tai voi CurLineID ‘Tra ve True neu thanh cong Private Function Open_Line() As Boolean Dim Loi As Long Dim NegoVersion As Long 'Version lay duoc sau khi Negotiate Dim plineExtenID As lineExtensionID Call lineNegotiateAPIVersion(hTAPI, CurLineID, LOW_TAPIVERSION, HIGH_TAPIVERSION, NegoVersion, plineExtenID) If lineOpen(hTAPI, CurLineID, hLine, NegoVersion, Unused, _ Unused, LINECALLPRIVILEGE_OWNER, _ LINEMEDIAMODE_AUTOMATEDVOICE, Unused) < 0 Then 'Error Open_Line = False Else Open_Line = True End If End Function  Ngắt kết nối của cuộc gọi hiên tại : 'Ngat ket noi cuoc goi hien tai Public Sub Disconnect() If Playing Then Call Stop_Playing Call Wait Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 76 End If Call Drop_Call Call Close_Line ' Dong file wave sau khi doc xong du lieu file wave If Not frmKQHT.mnuRecord.Checked Then Call Close_VoiceFiles frmKQHT.mnuRecord.Enabled = True 'Neu KHONG phai do nhan nut STOP de disconnect thi 'tao Line moi de nhan cuoc goi khac If frmKQHT.cmdStop.Tag "clicked" Then Call Wait_Call End Sub  Hủy và giải phóng cuộc gọi hiện tại : 'Huy bo cuoc goi hien tai Private Sub Drop_Call() If hCall 0 Then Call lineDrop(hCall, "", 0) Call lineDeallocateCall(hCall) hCall = 0 End If End Sub  Đóng line hiện tại : 'Dong Line hien tai Private Sub Close_Line() If hLine 0 Then Call lineClose(hLine) hLine = 0 End If End Sub  Kết thúc TAPI : Private Sub ShutDown_TAPI() Call lineShutdown(hTAPI) End Sub  Tiếp nhận các sự kiện của TAPI : 'Xu ly cac su kien TAPI Public Function LineCallBack(ByVal dwDevice As Long, ByVal dwMsg As Long, ByVal dwCallbackInstance As Long, ByVal dwParam1 As Long, ByVal dwParam2 As Long, ByVal dwParam3 As Long) As Long On Error GoTo Thoat Select Case dwMsg Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại GVHD : Nguyễn Đức Thuần SVTH : Bùi Danh Đạt Trang 77 Case LINE_LINEDEVSTATE 'Thong diep cho trang thai cua LINE Call LineDevStateProc(dwDevice, dwCallbackInstance, dwParam1, dwParam2, dwParam3) Case LINE_CALLSTATE 'Thong diep cho trang thai cua CALL Call LineCallStateProc(dwDevice, dwCallbackInstance, dwParam1, dwParam2, dwParam3) Case LINE_MONITORDIGITS 'Thong diep cho tin hieu DTMF gui toi Call Receive_DTMF(dwParam1) End Select Exit Function Thoat: Call Disconnect End Function  Tiếp nhận các sự kiện liên quan đến cuộc gọi (call) : 'Xu ly cac su kien trang thai cua CALL 'hCall = dwDevice 'hCallback = hCallbackInstance 'CallState = dwParam1 Private Sub LineCallStateProc(ByVal dwDevice As Long, ByVal hCallbackInstance As Long, ByVal dwParam1 As Long, ByVal dwParam2 As Long, ByVal dwParam3 As Long) Select Case dwParam1 Case LINECALLSTATE_OFFERING: 'Tin hieu co cuoc goi toi hCall = dwDevice Case LINECALLSTATE_CONNECTED: Call After_Connected Case LINECALLSTATE_DISCONNECTED: 'Xay ra khi cuoc goi bi ngat Call Disconnect Case LINECALLSTATE_IDLE Call Disconnect End Select End Sub  Tiếp nhận các sự kiện liên quan đến line : 'Xu ly cac su lien trang thai cua LINE 'hLine = dwDevice 'hCallback = hCallbackInstance 'DeviceState = dwParam1 Thông báo kết quả họ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo thực tập- Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại.pdf
Tài liệu liên quan