Tài liệu Đồ án Quản trị danh mục sản phẩm của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam: Đồ án tốt nghiệp:
" Quản trị danh mục sản phẩm của Tổng
công ty chăn nuôi Việt Nam"
ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Giáo viên hướng dẫn : G.V: Nguyễn Thị Tâm
Sinh viên : Vũ Văn Tuyến
Lớp : Marketing 44b
Đề tài: Quản trị danh mục sản phẩm của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam .
LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi các doanh nghiệp Nhà nước phải đối diện trực
tiếp với thị trường, phải thay đổi cách thức làm ăn mới có thể tồn tại và phát
triển bền vững trong cơ chế thị trường nhất là trong thời đại tự do hoá thương
mại như hiện nay... Do đó các doanh nghiệp phải tự đổi mới về mọi mặt để tạo
ra được hàng hoá có sức cạnh tranh cao.
Là doanh nghiệp nhà nước, Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam đã dần từng
bước thích nghi được với cơ chế thị trường để tăng trưởng và phát triển. Các sản
phẩm của Tổng Công Ty (...
83 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đồ án Quản trị danh mục sản phẩm của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án tốt nghiệp:
" Quản trị danh mục sản phẩm của Tổng
công ty chăn nuôi Việt Nam"
ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Giáo viên hướng dẫn : G.V: Nguyễn Thị Tâm
Sinh viên : Vũ Văn Tuyến
Lớp : Marketing 44b
Đề tài: Quản trị danh mục sản phẩm của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam .
LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi các doanh nghiệp Nhà nước phải đối diện trực
tiếp với thị trường, phải thay đổi cách thức làm ăn mới có thể tồn tại và phát
triển bền vững trong cơ chế thị trường nhất là trong thời đại tự do hoá thương
mại như hiện nay... Do đó các doanh nghiệp phải tự đổi mới về mọi mặt để tạo
ra được hàng hoá có sức cạnh tranh cao.
Là doanh nghiệp nhà nước, Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam đã dần từng
bước thích nghi được với cơ chế thị trường để tăng trưởng và phát triển. Các sản
phẩm của Tổng Công Ty (TCT) đã khẳng định được vị thế của mình trong nước
và dần chiếm lĩnh được thị trường nước ngoài. Với sự phát triển đó TCT đã
khẳng định được lợi thế của mình trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm chăn
nuôi trong đó thịt lợn là sản phẩm có thế mạnh, chất lượng tốt, giá trị sử dụng
cao, đảm bảo đủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn khác do
các nước nhập khẩu yêu cầu. Hiện nay thịt lợn không thể thiếu được trong cuộc
sống hằng ngày của con người và được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Tuy nhiên cũng như nhiều doanh nghiệp kinh doanh XNK khác, Tổng
công ty chăn nuôi Việt nam còn gặp nhiều khó khăn, thử thách trong công tác
kinh doanh. Mối quan tâm chung của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân
viên trong tổng công ty là: Làm thế nào để đưa ra các giải pháp phù hợp để khắc
phục và hạn chế khó khăn, thúc đẩy hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh,
tăng kim ngạch xuất khẩu và mở rộng thị trường nội địa đưa Tổng công ty chăn
nuôi Việt Nam lớn mạnh xứng đáng là "con chim đầu đàn" của ngành chăn nuôi
Việt Nam.
Xuất phát từ thực tiễn trên và qua quá trình thực tập tại TCT em đã chọn
đề tài “ Quản trị danh mục sản phẩm của TCT chăn nuôi VN’’ làm chuyên đề tốt
nghiệp của mình. Trọng tâm chính của chuyên đề là giải quyết vấn đề xuất khẩu
thịt lợn của TCT, đây cũng là thực trạng mà TCT đang phải đối mặt.
Nội dung của chuyên đề:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu hàng hoá của
doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Chương II: Thực trạng kinh doanh xuất khẩu thịt lợn của TCT.
Chương III: Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thịt lợn của TCT.
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
HÀNG HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ
TRƯỜNG.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Khái niệm:
Danh mục sản phẩm là tập hợp tất cả các chủng loại hàng hoá và các đơn
vị hàng hoá do một người bán cụ thể đem chào bán cho người mua. Danh mục
hàng hoá được phản ánh qua bề rộng, mức độ phong phú, bề sâu và mức độ hài
hoà của nó.
Bề rộng của danh mục sản phẩm là tổng thể số các chủng loại hàng hoá
do công ty sản xuất.
Mức độ phong phú của danh mục sản phẩm là tổng số những mặt hàng
thành phần của nó.
Bề sâu của danh mục sản phẩm là tổng số các đơn vị sản phẩm cụ thể
được chào bán trong từng mặt hàng riêng của một chủng loại.
Mức độ hài hoà của danh mục hàng hoá phản ánh mức độ gần gũi của
hàng hoá thuộc các nhóm chủng loại hàng hoá khác nhau xét theo góc độ mục
đích sử dụng cuối cùng, hoặc những yêu cầu về tổ chức sản xuất, các kênh phân
phối hay một tiêu chuẩn nào đó.
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoặc dịch vụ của một quốc gia này sang
một quốc gia khác nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Song hoạt
động này có những nét riêng phức tạp hơn trong nước như giao dịch với những
người có quốc tịch khác nhau, thị trường rộng lớn khó kiểm soát, mua bán qua
trung gian nhiều, đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ mạnh và hàng hoá phải
vận chuyển qua biên giới, cửa khẩu các quốc gia khác nhau nên phải tuân thủ
theo các tập quán quốc tế cũng như luật lệ từng địa phương khác nhau.
1.2. Đặc điểm của xuất khẩu ở doanh nghiệp thương mại.
Cùng với nhập khẩu, xuất khẩu là một trong hai hình thức cơ bản, quan
trọng nhất của thương mại quốc tế. Nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ
mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong lẫn
bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển và
chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Hoạt động xuất khẩu đã xuất hiện từ rất lâu đời và ngày càng phát triển.
Từ hình thức đơn giản đầu tiên là hàng đổi hàng, ngày nay hoạt động xuất khẩu
đang diễn ra rất sôi động với nhiều hình thức phong phú đa dạng hơn như hợp
tác sản xuất và gia công quốc tế, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, làm các dịch
vụ xuất khẩu, đại lý, uỷ thác xuất khẩu...
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh
tế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và
công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động đó đều có chung một mục đích là
đem lại lợi ích cho các nước tham gia.
Hoạt động xuất khẩu được tổ chức, thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều
khâu từ điều tra thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hoá xuất khẩu, thương
nhân giao dịch, các bước tiến hành giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng, tổ
chức thực hiện hợp đồng cho đến khi hàng hoá chuyển đến cảng chuyển giao
quyền sở hữu cho người mua, hoàn thành thanh toán. Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ
này phải được nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng, đặt chúng trong mối quan hệ lẫn
nhau, tranh thủ nắm bắt những lợi thế nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất, phục vụ
đầy đủ và kịp thời cho sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Đối với người tham gia hoạt động xuất khẩu, trước khi bước vào nghiên
cứu, thực hiện các khâu nghiệp vụ phải nắm bắt được các thông tin về nhu cầu
hàng hoá, thị hiếu, tập quán tiêu dùng giá cả, xu hướng biến động của nó ở thị
trường nước ngoài. Ngoài ra vấn đề mà những người tham gia hoạt động xuất
khẩu cần quan tâm là những tập tục, thói quen, những rào cản văn hoá v.v… của
mỗi quốc gia nhập khẩu. Những điều đó phải trở thành nếp thường xuyên trong
tư duy mỗi nhà kinh doanh Thương mại Quốc tế.
2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp.
Cùng với quá trình phát triển lâu dài của mình, các hình thức kinh doanh
xuất khẩu ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Hầu hết các hình thức đều
cố gắng khai thác tối đa những lợi thế do xuất khẩu mang lại. Tuy nhiên trong
điều kiện nền kinh tế như nước ta hiện nay việc huy động tất cả những nguồn
lực, những hình thức xuất khẩu chưa thực sự được khai thác tối đa, các hình
thức xuất khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu còn nghèo nàn
và chưa sử dụng được các nguồn lực trong nước để xuất khẩu có hiệu quả cao
như các nước khác trong khu vực. Đây cũng thực tế mà TCT đang phải đối mặt,
tuy nhiên với việc hỗ trợ của nhà nước TCT đang ngày dần hoàn thiện mình và
trở thành mũi nhọn hàng đầu trong lĩnh vực chăn nuôi và xuất khẩu thức ăn.m
Theo Nghị định 33/CP (19/ 4/ 1994) thì hoạt động xuất khẩu ở nước ta
bao gồm các hình thức chủ yếu sau đây:
2.1- Xuất khẩu trực tiếp:
Là hình thức mà nhà xuất khẩu gặp trực tiếp hoặc quan hệ trực tiếp qua
điện tín để thoả thuận trực tiếp về hàng hoá, gía cả cũng như các biện pháp giao
dịch với người nhập khẩu. Những nội dung này được thoả thuận một cách tự
nguyện, không ràng buộc với lần giao dịch trước, việc mua không nhất thiết phải
gắn liền với việc bán. Các công việc chủ yếu của loại hình này là nhà xuất khẩu
phải tìm hiểu thị trường tiếp cận khách hàng, người nhập khẩu sẽ hỏi giá và đặt
hàng, nhà xuất khẩu chào giá, hai bên kết thúc quá trình hoàn giá và ký hợp
đồng. Xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi đầu tư lớn và có mức độ rủi ro cao. Tuy nhiên
xuất khẩu trực tiếp cho phép hy vọng đạt được mức lợi nhuận cao. Có nhiều giải
pháp có thể lựa chọn :
- Tổ chức một bộ phận xuất khẩu riêng của công ty. Hình thức này cho
phép công ty có thể kiểm soát dễ dàng hoạt động xuất khẩu, tạo ra một sự thống
nhất trong quản lý.
- Thành lập một chi nhánh xuất khẩu ở nước ngoài. Giải pháp này giúp
việc xuất khẩu trở lên thuận tiện hơn, dễ dàng tiếp cận với những khách hàng
mục tiêu. Ngoài ra việc lựa chọn giải pháp này sẽ giải quyết phần nào vấn đề rào
cản về văn hoá.
- Sử dụng đại diện thương mại quốc tế.
- Ký hợp đồng với các hãng phân phối của nước ngoài.
2.2. Xuất khẩu gián tiếp (thông qua trung gian):
Phương thức đơn giản nhất là xuất khẩu một phần sản phẩm ra thị trường
bên ngoài. Xuất khẩu thụ động là chỉ xuất khẩu xản phẩm dư thừa ra thị trường
nước ngoài. Xuất khẩu chủ động là doanh nghiệp mong muốn tấn công vào thị
trường nhất định. Trong cả hai trường hợp, doanh nghiệp tiếp tục sản xuất tại
nước mình miễn là sản phẩm phù hợp với thị trường xuất khẩu.
Ban đầu, các doanh nghiệp thường áp dụng phương thức xuất khẩu gián
tiếp là xuất khẩu thông qua trung gian chuyên hoạt động trong lĩnh vực xuất
nhập khẩu. Phương thức này không đòi hỏi vốn đầu tư lớn và do đó rủi ro thấp.
Tuy nhiên người trung gian thưòng chỉ lựa chọn mặt hàng xuất khẩu có lợi nhất
cho họ và thường nảy sinh mâu thuẫn về phân chia lợi nhuận giữa người sản
xuất và người trung gian. Khác với hình thức xuất khẩu trực tiếp, trong hoạt
động xuất khẩu uỷ thác tất cả mọi việc kiến lập quan hệ giữa người xuất khẩu và
người nhập khẩu cũng như việc qui định các điều kiện mua bán phải thông qua
một người thứ 3 được gọi là người nhận uỷ thác. Người nhận uỷ thác tiến hành
hoạt động xuất khẩu với danh nghĩa của mình nhưng mọi chi phí đều do bên có
hàng xuất khẩu, bên uỷ thác thanh toán. Về bản chất chi phí trả cho bên nhận uỷ
thác chính là tiền thù lao trả cho đại lý. Doanh nghiệp cũng không thể kiểm soát
việc tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài.
*Xuất khẩu gián tiếp có 4 khả năng lựa chọn sau:
-Xuất khẩu thông qua hãng xuất khẩu trong nước.
-Xuất khẩu thông qua đại lý xuất khẩu.
-Xuất khẩu thông qua hiệp hội xuất khẩu.
-Xuất khẩu thông qua việc sử dụng kênh phân phối của người thứ ba đã
tồn tại để tiêu thụ sẩn phẩm của họ.
2.3. Buôn bán đối lưu:
Đây là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu phải kết hợp chặt chẽ
với nhập khẩu. Nhà xuất khẩu đồng thời là nhà nhập khẩu, mục đích để thu về
hàng hoá có giá trị tương đương với hàng xuất khẩu bởi vậy nó còn gọi là
phương thức đổi hàng. Trong hoạt động xuất khẩu này yêu cầu cân bằng về mặt
hàng, giá cả, tổng giá trị và điều kiện giao hàng được đặc biệt chú ý.
2.4. Gia công quốc tế:
Là phương thức kinh doanh người đặt mua gia công ở nước ngoài cung
cấp máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu theo mẫu hàng và định mức trước.
Người nhận gia công làm theo yêu cầu của khách hàng, toàn bộ sản phẩm
làm ra người nhận gia công sẽ giao lại toàn bộ cho người đặt gia công và để
nhận tiền gia công gọi là phí gia công.
Gia công quốc tế là hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản
xuất, thị trường nước ngoài là nơi cung cấp nguyên vật liệu cũng chính là nơi
tiêu thụ mặt hàng đó, đồng thời nó có tác dụng là xuất khẩu lao động tại chỗ,
trường học về kỹ thuật và quản lý và là quá trình tích luỹ vốn cho những nước ít
vốn.
2.5. Tạm nhập tái xuất:
Tái xuất là xuất khẩu trở lại nước ngoài những hàng hoá đã được nhập
khẩu nhưng chưa qua dỡ bến ở nước tái xuất.
Nước xuất khẩu Nước nhập khẩu
Nước tái xuất
Nhiệm vụ này là nghiệp vụ giao dịch 3 bên.
Hình thức chuyển khẩu là hàng hoá đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước
nhập khẩu không đi qua nước tái xuất.
Tiền tệ
Nước xuất khẩu Nước nhập khẩu
Hàng hoá
2.6. Xuất khẩu theo nghị định thư (xuất khẩu trả nợ)
Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu theo chỉ tiêu của Nhà nước
giao cho để tiến hành một hoặc một số mặt hàng nhất định cho chính phủ nước
ngoài trên cơ sở nghị định thư đã ký giữa hai chính phủ.
Hình thức này cho phép doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí
trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng. Mặt khác, thực hiện hình
thức này thường không có sự rủi ro trong thanh toán.
3. Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Nhìn nhận dưới góc độ của một doanh nghiệp thì hoạt động xuất khẩu
thực chất là hoạt động bán hàng hay hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp trên phạm vi quốc tế. Như vậy việc xuất khẩu sản phẩm ra thị trường
nước ngoài lằm trong chiến lược tiêu thụ của doanh nghiệp, tuy nhiên nó khác
với tiêu thụ trong nước là: Bán hàng hoá ở những thị trường khác nhau về văn
hoá, ngôn ngữ, luật pháp, chính sách, tập quán tín ngưỡng ... Nhưng cũng chính
về sự khác biệt đó mà mở ra cho doanh nghiệp một cơ hội phát triển kinh doanh
lớn hơn và lâu dài hơn. Tuy nhiên để có thể khẳng định được sản phẩm của
mình trên thị trường quốc tế đòi hỏi bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải chiến
lược nghiên cứu cụ thể và một sự đầu tư nhất định.
Tiêu thụ sản phẩm là một bộ phận quan trọng của hoạt động thương mại
doanh nghiệp bởi hàng hoá được sản xuất ra, mua về phải được tiêu thụ, đó là
điều kiện quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường,
với việc gia tăng hàng hoá ngày càng nhiều trên thị trường, nhiều doanh nghiệp
đã chuyển hướng từ sản xuất sang tiêu thụ. Những cố gắng này càng ngày càng
có ý nghĩa to lớn hơn trong việc thực hiện mục đích kinh doanh. Từ đó, khái
niệm MARKETING xuất hiện với nghĩa: mọi cố gắng của doanh nghiệp đều
hướng đến mục đích cần thiết là tiêu thụ sản phẩm, hướng về những thị trường
đang còn bỏ ngỏ. Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều các đối thủ cạnh tranh
đây cũng là một cơ hội để doanh nghiệp khẳng định được vị thế của mình, tuy
nhiên nguy cơ bị mất thị trường là rất lớn. Một thị trường không thể tồn tại quá
nhiều các đối thủ cạnh tranh vì vậy xu thế xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc
tế ngày càng phát huy được tác dụng làm giảm bớt sự tắc nghẹn trong khâu tiêu
thụ của doanh nghiệp.
Như vậy xuất khẩu đóng góp vào quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế,
thúc đẩy sản xuất phát triển. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ giúp các nước
kém phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ nông nghiệp sang công nghiệp phù
hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới.
Hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng vì nó tạo điều kiện mở rộng
khả năng tiêu dùng của một nước. Ngoại thương cho phép một nước có thể sử
dụng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn giới hạn khả năng sản xuất.
Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả
sản xuất của từng quốc gia. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì phân
công lao động ngày càng sâu sắc. Ngày nay đã có những sản phẩm mà việc chế
tạo từng bộ phận được thực hiện ở nhiều nước khác nhau. Để hoàn thiện được
sản phẩm đó, người ta phải tiến hành xuất khẩu linh kiện từ nước này sang nước
khác để lắp ráp.
Đối với một đất nước cũng không nhất thiết sản xuất tạo ra đủ mặt hàng
mà mình cần. Thông qua xuất khẩu, họ có thể tập trung vào sản xuất một vài
loại mà mình có lợi thế sau đó mang ra trao đổi những thứ mà mình cần.
Rõ ràng ta thấy ở đây xuất khẩu là rất quan trọng trong việc thúc đẩy
chuyên môn hoá sản xuất, giúp cho các nước khai thác được triệt để lợi thế của
mình tạo điều kiện cho các quốc gia tiến hành chuyên môn hoá sau.
Với đặc điểm đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai
bên, xuất khẩu nhằm tăng lợi nhuận cho mỗi quốc gia, đặc biệt đối với những
nước nghèo, đồng tiền có giá trị thấp thì đó là nhân tố tích cực tới cung cầu
ngoại tệ, tạo điều kiện cho nền sản xuất trong nước phát triển.
Đồng thời nó cũng là một nhân tố quyết định sự tăng trưởng phát triển
kinh tế. Thực tế chứng minh những nước phát triển là những nước có nền ngoại
thương năng động và phát triển có những thế mạnh nhất định về xuất khẩu.
Hoạt động xuất khẩu với nhiều hình thức đa dạng, thể hiện sự phát triển
của phân công lao động quốc tế. Vì vậy nó đã chiếm vị trí trung tâm trong các
hoạt động kinh tế đối ngoại và thực hiện các chức năng cơ bản sau:
* Lưu thông hàng hoá trong nước với thị trường nước ngoài.
* Tạo nguồn vốn kỹ thuật từ bên ngoài có lợi trong quá trình sản xuất
trong nước. Xuất khẩu hàng hoá thu nguồn ngoại tệ cho đất nước là nguồn vốn
vật chất cần thiết cho hiện đại hoá và công nghiệp hoá. Trong khi đó, nhập khẩu
tạo điều kiện cho việc tiếp nhận những dây chuyền công nghệ, kỹ thuật tiên tiến
từ nước ngoài, làm tăng hiệu quả sản xuất trong nước.
* Xuất khẩu có thể làm thay đổi cơ cấu sản xuất của tổng sản phẩm xã hội
và tổng thu nhập quốc dân nhằm thích ứng với nhu cầu tích luỹ. Xuất khẩu thúc
đẩy khoa học phát triển làm tăng C – giá trị máy móc thiết bị và giảm V – giá trị
lao động cấu thành trong giá trị hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu hữu cơ của tư bản.
* Xuất khẩu làm tăng hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo ra môi
trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, tăng khả năng khai thác lợi thế của
mỗi quốc gia.
* Xuất khẩu tác động trực tiếp đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải
thiện đời sống nhân dân tác động của xuất khẩu ảnh hưởng rất nhiều tới các lĩnh
vực của cuộc sống như: giúp làm phong phú mặt hàng trong nước, nâng cao sự
chọn lựa cho người tiêu dùng. sản xuất hàng hoá xuất khẩu sẽ thu hút được hàng
triệu lao động vào làm việc tạo ra thu nhập ổn định, đồng thời tạo ra ngoại tệ để
nhập khẩu hàng tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu ngày càng phong phú của nhân dân.
* Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế trên cơ sở vì
lợi ích mỗi bên, đồng thời gắn liền sản xuất trong nước với phân công lao động
quốc tế. Xuất khẩu là một trong những nội dung chính trong chính sách đối
ngoại của nước ta đối với các nước trên thế giới vì mục tiêu dân giàu nước
mạnh. Như vậy có thể nói đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo động lực cần thiết cho việc
giải quyết những vấn đề thiết yếu của nền kinh tế. Điều này nói lên tính khách
quan của việc tăng cường xuất khẩu trong quá trình phát triển nền kinh tế.
* Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có thêm rất nhiều cơ
hội để tiêu thụ sản phẩm của mình với khối lượng lớn và với các chủng loại
hàng hoá phong phú đa dạng khác nhau.
+ Nhờ có xuất khẩu mà doanh nghiệp luôn luôn sẵn sàng đổi mới và hoàn
thiện cơ cấu sản xuất kinh doanh phù hợp với thị trường và theo kịp sự phát
triển chung của thế giới.
+ Doanh nghiệp trong quá trình tiền hành hoạt động xuất khẩu có nhiều
cơ hội mở rộng quan hệ làm ăn buôn bán với nhiều đối tác nước ngoài. Qua đó
sẽ tiếp thu được nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh , quản lý doanh
nghiệp của mình.
+>Nguồn ngoại tệ do xuất khẩu mang lại giúp doanh nghiệp có thêm
nguồn tài chính mạnh để tái đầu tư vào quá trình sản xuất cả về chiều rộng cũng
như chiều sâu.
+>Doanh nghiệp có thể mang lại lợi ích cho xã hội nhiều hơn thông qua
sản xuất hàng xuất khẩu thu hút nhiều lao động tạo thu nhập ổn định, đồng thời
tạo ra thu nhập để nhập khẩu vật tư, tư liệu sản xuất, vật phẩm tiêu dùng phục vụ
cho sản xuất cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
II. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP.
Xuất khẩu là hoạt động hết sức phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều
nhân tố khác nhau. Hoạt động xuất khẩu phải trải qua nhiều khâu ràng buộc lẫn
nhau và đòi hỏi nhà xuất khẩu phải hết sức thận trọng, linh hoạt để nắm bắt được
thời cơ, giảm rủi ro và thu được lợi nhuận cao nhất. Tuỳ theo các loại hình xuất
khẩu khác nhau mà số bước thực hiện cũng như các hình thức tiến hành có
những nét khác nhau. Song về cơ bản, nội dung của hoạt động xuất khẩu thường
bao gồm những vấn đề chủ yếu sau đây:
1- Nghiên cứu thị trường:
Nghiên cứu thị trường là công việc cần thiết đầu tiên đối với bất cứ một
nhà kinh doanh nào muốn tham gia vào thị trường thế giới. Việc nghiên cứu thị
trường tốt sẽ tạo khả năng cho các nhà kinh doanh nhận ra được quy luật vận
động của từng loại hàng hoá cụ thể thông qua sự biến đổi nhu cầu, hàng cung
ứng, giá cả trên thị trường, qua đó giúp nhà kinh doanh giải quyết được các vấn
đề của thực tiễn kinh doanh cũng như yêu cầu của thị trường.
Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng là quá trình điều tra để tìm thị
trường cho một sản phẩm cụ thể hay một nhóm sản phẩm, kể cả phương pháp để
thực hiện mục tiêu đó. Hoặc cũng có thể hiểu đó là quá trình thu nhập thông tin,
số liệu về thị trường, so sánh, phân tích số liệu đó và rút ra kết luận. Những kết
luận này sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định đúng đắn để lập kế hoạch
MARKETING... Chính vì thế, nghiên cứu thị trường là một hoạt động đóng vai
trò ngày càng quan trọng giúp các nhà kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn trong
hoạt động xuất khẩu của mình.
Có thể nói nghiên cứu thị trường là một công việc khá phức tạp vì nó trải
ra trong một khoảng không gian rất rộng với sự khác biệt về lịch sử, điều kiện
địa lý tự nhiên và cả môi trường văn hoá. Nó đòi hỏi người nghiên cứu phải có
khả năng phân tích, giải thích được những hành vi, thái độ cơ bản trong kinh
doanh và tiêu dùng của thị trường... Chính vì thế, việc nghiên cứu thị trường
Quốc tế gắn liền với chi phí cao và phải đầu tư một lượng thời gian lớn.
Đối với việc xuất khẩu thịt lợn ra thị trường nước ngoài đòi hỏi các nhà
nghiên cứu thị trường phải lắm rõ tất cả các đặc tính, mức tiêu thụ, khả năng
cạnh tranh của sản phẩm v..v. Sản phẩm thịt lợn khi xuất khẩu ra thị trường thế
giới sẽ có nhiều khó khăn trong việc thống nhất độ an toàn, sự kiểm định về chất
lượng chung của hai bên. Vì thế để lựa chọn được thị trường phù hợp cho sản
phẩm của mình bắt buộc mỗi doanh nghiệp phải có sự đầu tư và nghiên cứu cụ
thể thị trường muốn tung sản phẩm vào.
Nghiên cứu thị trường thường được tiến hành theo hai phương pháp
chính:
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Là thu nhập các thông tin từ các nguồn tài
liệu đã được xuất bản công khai hay bán công khai, xử lý các thông tin đó.
Đây là phương pháp phổ thông nhất vì nó đỡ tốn kém và phù hợp với khả
năng của những người xuất khẩu mới tham gia vào thị trường thế giới. Tuy
nhiên nó cũng có hạn chế như chậm và mức độ tin cậy không lớn.
- Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường: Là việc thu nhập thông tin chủ
yếu thông qua tiếp xúc với mọi người trên hiện trường. Đây là một phương
pháp đem lại những thông tin chính xác, thường xuyên được xử lý giúp
người xử dụng có phản ứng linh hoạt hơn. Song đây cũng là một hoạt động
tốn kém và không phải ai cũng có đủ trình độ để làm được.
Việc nghiên cứu thị trường có thể hiểu một cách đơn giản nhất là tìm
kiếm câu trả lời thoả đáng cho những câu hỏi mà doanh nghiệp xuất khẩu buộc
phải làm:
* Phân bố dân cư trong địa bàn ra sao ?
* Mức thu nhập của dân cư ?
* Trình độ văn hoá và nghề nghiệp phổ biến của dân cư.
* Phong tục, tập quán của thị trường.
* Yếu tố chính của thị trường.
* Sản phẩm cùng chủng loại hoặc tương tự như sản phẩm của doanh
nghiệp đã xuất hiện trên thị trường chưa ?
* Phản ứng của người tiêu dùng với sản phẩm đó.
* Sức tiêu thụ những sản phẩm cùng chủng loại trên thị trường ?
* Những khách hàng nào sẽ có nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp ?
* Người tiêu dùng muốn gì và cần gì ?
* Làm thế nào để thoả mãn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng ?
* Sức mua của thị trường với sản phẩm của doanh nghiệp.
* Phương thức phân phối sản phẩm và mạng lưới tiêu thụ nào sẽ phù hợp
và đạt hiệu quả nhất.
* Thời điểm nào sẽ đưa sản phẩm ra thị trường ?
Sau khi giải đáp được những câu hỏi trên, nhà xuất khẩu cần phải có kế
hoạch đưa sản phẩm ra thị trường một cách cụ thể, chu đáo.
Việc giải đáp những câu hỏi trên thường không đồng nhất giữa những
người được giao nhiệm vụ nghiên cứu, thăm dò và khảo sát thị trường. Điều này
cũng dễ hiểu bởi trình độ nhận thức và khả năng của mỗi người khác nhau. Do
đó, không thể cử duy nhất một người đi tìm hiểu thị trường mà phải cử nhiều
người và trên cơ sở đánh giá của mỗi người để tìm ra những ý kiến đồng nhất,
những ý kiến xác đáng nhất (trong những ý kiến đồng) sẽ đánh giá được thực
chất nhu cầu, thị trường và sức mua của người tiêu dùng.
Một điều mà nhà xuất khẩu phải luôn ghi nhớ rằng nghiên cứu thị trường
không có nghĩa là xác định nhu cầu, thị hiếu, sức mua ... Hiện nay tại thị trường
mà phải cao hơn thế, xa hơn thế là tìm được khuynh hướng của thị trường để sản
phẩm của doanh nghiệp luôn luôn hấp dẫn và thuyết phục người tiêu dùng.
Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát thị trường điều quan trọng hơn cả
đối với nhà sản xuất là tìm hiểu sự biến động giá cả trên thị trường quốc tế của
mặt hàng xuất khẩu. Vì vậy, nhà xuất khẩu cần có đầy đủ thông tin về vấn đề
này để có những quyết định kịp thời. Bên cạnh đó, do hàng hoá xuất khẩu
thường phải đi qua các nước, các khu vực khác nhau, do đó sự thay đổi giá cả
của hàng hoá chủ yếu phụ thuộc vào các khoản chi phí sau:
* Giá trị hàng hoá đơn thuần.
* Bao bì.
* Thuế xuất khẩu.
* Chi phí vận chuyển, bảo quản.
* Chi phí bảo hiểm.
* Chi phí khác.
Hiện nay Tổng công ty chăn nuôi VN đã dần khẳng định được vị thế của
mình trên thị trường thế giới, sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang một số
thị trường chính như: Trung Quốc, HongKong, Nga, Nhật, v.v…Tuy nhiên do
yêu cầu ngày càng cao của người dân cũng như do sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật mà yêu cầu chất lượng thịt lợn ngày càng cao. Tổng công ty chăn nuôi VN
đang đứng trước nhiều khó khăn nhất định, những khó khăn về việc áp dụng dây
chuyền công nghệ trong khâu chế biến, cũng như trong quá trình chăn nuôi, vì
thế khi xuất khẩu thịt lợn ra thị trường thế giới công ty đã mất đi rất nhiêu lợi
thế cạnh tranh của mình như giá xuất khẩu thường cao, chất lượng của sản phẩm
chưa đáp ứng được một số thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, Đài Loan,v.v…Để
hạn chế nhược điểm đó thì TCT đã chọn cho mình những thị trường phù hợp với
khả năng cạnh tranh cũng như yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Ngoài ra TCT
còn đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
2 - Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh:
* Trên cơ sở những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận
thị trường, đơn vị kinh doanh xây dựng và kế hoạch kinh doanh của mình. Việc
xây dựng bao gồm: Đánh giá tình hình thị trường, sức mua, khả năng cạnh tranh,
thị hiếu của người tiêu dùng , đưa ra bức tranh tổng quát về hoạt động kinh
doanh, những thuận lợi và khó khăn.
* Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh.
* Đề ra mục tiêu cụ thể như: Bán sản phẩm ở thị trường nào, bán bao
nhiêu và với giá bao nhiêu? ...
* Đề ra biện pháp và công cụ thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
* Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh thông qua một số
các chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ.
- Chỉ tiêu thời gian hoà vốn.
- Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi.
- Chỉ tiêu điểm hoà vốn.
3 - Tổ chức thực hiện kế hoạch xuất khẩu.
3.1 - Tạo nguồn hàng xuất khẩu.
Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là toàn bộ hoạt động từ đầu tư, sản xuất
cho các nghiệp vụ nghiên cứu thị trường, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng,
vận chuyển, bảo quản ... Nhằm tạo ra hàng hoá có đầy đủ tiêu chuẩn cần thiết
cho xuất khẩu. Như vậy công tác tạo nguồn cho xuất khẩu có thể được chia
thành hai hoạt động chính:
* Hoạt động sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Đối với doanh nghiệp sản xuất
hàng hoá xuất khẩu thì đây là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất.
* Những hoạt động nghiệp vụ phục vụ cho công tác tạo ra nguồn hàng
cho xuất khẩu, thường do các tổ chức ngoại thương làm chức năng trung gian.
Như đã biết, phần lớn các hoạt động nghiệp vụ tổ chức thu mua tạo nguồn
hàng xuất khẩu chỉ làm tăng thêm chi phí thuộc chi phí lưu thông chứ không làm
tăng thêm giá trị sử dụng của hàng hoá. Do vậy các nhà xuất khẩu cần nghiên
cứu để đơn giản hoá các nghiệp vụ nhằm tăng lợi nhuận cho mình.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, hệ thống các đại lý thu
mua hàng xuất khẩu được coi là nhân tố quan trọng mang tính quyết định trực
tiếp đến chất lượng của hàng xuất khẩu, đến tiến độ giao hàng, thực hiện hợp
đồng, uy tín của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh. Thực tế cho thấy một
doanh nghiệp xuất khẩu mạnh không phải chỉ vì dài vốn mà là do có hệ thống
khách hàng mạnh, hệ thống đại lý thu mua rộng khắp, hoạt động thường xuyên,
bám sát thị trường.
Công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu là hệ thống các công
việc bao gồm:
- Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu:
Đây là việc nghiên cứu khả năng cung cấp hàng xuất khẩu trên thị trường,
được xác định bởi nguồn hàng thực tế và nguồn hàng tiềm năng. Trong đó
nguồn hàng thực tế là nguồn đã có và đang sẵn sàng đưa vào lưu thông. Nguồn
hàng tiềm năng là nguồn hàng chưa xuất hiện, nó có thể có hoặc không xuất hiện
trên thị trường. Với nguồn hàng này, nhà xuất khẩu phải có đầu tư, có đơn đặt
hàng với nhà sản xuất, và đây là nguồn hàng rất quan trọng trong xuất khẩu.
Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu còn nhằm xác định chủng loại mặt
hàng, kích cỡ, mẫu mã , công cụ, giá cả, thời vụ những đặc điểm, tính năng riêng
của từng mặt hàng. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải xác định được xem mặt
hàng dự định xuất khẩu có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường nước ngoài
về những chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tế hay không ?
Mặt khác nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu còn phải xác định được giá cả
hàng hoá đó trong nước, so sánh với giá quốc tế để dự tính được mức lãi sẽ thu
được. Bên cạnh đó, người làm công tác này cũng cần tìm hiểu chính sách quản
lý của Nhà nước về mặt hàng đó như thế nào ?
Tất cả những công việc trên sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro của
thị trường, tiến hành khai thác ổn định nguồn hàng trong khoảng thời gian hợp
lý, làm cơ sở chắc chắn cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
- Tổ chức hệ thống thu mua hàng xuất khẩu.
Xây dựng một hệ thống thu mua thông qua đại lý và chi nhánh mình,
doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tiết kiệm được chi phí thu mua, nâng cao năng xuất
và hiệu quả thu mua.
Hệ thống thu mua bao gồm mạng lưới các đại lý, hệ thống kho tàng ở các
địa phương, các khu vực có loại hàng thu mua. Chi phí này khá lớn, do vậy
doanh nghiệp phải có sự lựa chọn cân nhắc trước khi chọn đại lý và xây dựng
kho, đặc biệt là những kho đòi hỏi phải trang bị những phương tiện hiện đại, đắt
tiền. Hệ thống thu mua đồng thời phải gắn với các phương án vận chuyển hàng
hoá, với điều kiện giao thông của các địa phương.
Ngoài ra đầu tư cho người sản xuất cũng là một cách làm chắc chắn, lâu
dài để đảm bảo có nguồn hàng ổn định trước sự tranh mua trên thị trường nội
địa. Tuy vậy, do yêu cầu của đầu tư nên các doanh nghiệp phải có vốn lớn và
cũng chứa đựng nhiều rủi ro do sự biến động của thị trường, nhất là khi giá cả
trên thị trường hạ xuống dưới mức kinh doanh có lãi. Trong việc này đòi hỏi các
doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật cao, hiểu biết về sản
phẩm, am hiểu tình hình thị trường. Điều này không phải bao giờ các nhà xuất
khẩu cũng làm được bởi ngày nay có nhiều sản phẩm thuộc loại kỹ thuật cao,
phức tạp và rất đa dạng.
- Ký kết hợp đồng thu mua.
Phần lớn khối lượng hàng hoá được mua bán giữa các doanh nghiệp ngoại
thương với các nhà sản xuất hoặc các khách hàng thông qua hợp đồng thu mua,
đổi hàng, gia công ... Do vậy việc ký kết hợp đồng có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu. Dựa trên những thoả thuận và
tự nguyện, các bên ký kết hợp đồng làm cơ sở vững chắc đảm bảo cho các hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách bình thường. Đây chính là
cơ sở pháp lý cho mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người cung cấp hàng.
- Xúc tiến khai thác nguồn hàng xuất khẩu.
Sau khi đã ký kết hợp đồng với các khách hàng và các đơn vị sản xuất, nhà
xuất khẩu phải lập được kế hoạch thu mua, tiến hành sắp xếp các phần việc phải làm
và chỉ đạo các bộ phận làm việc theo kế hoạch. Cụ thể gồm những phần việc sau:
- Đưa hệ thống kênh thu mua đã được thiết lập vào hoạt động.
- Chuẩn bị đầy đủ các thủ tục giấy tờ giao nhận hàng theo hợp đồng đã
ký.
- Tổ chức hệ thống kho tàng tại điểm nút của các kênh.
- Tổ chức vận chuyển hàng theo các địa điểm đã qui định.
- Chuẩn bị đầy đủ tiền thanh toán.
Trong quá trình thu mua, nhà xuất khẩu phải ghi bảng biểu để theo dõi
tiến độ thực hiện kế hoạch thu mua nhằm kịp thời phát hiện ra những ách tắc để
có biện pháp xử lý kịp thời.
- Tiếp nhận, bảo quản và xuất kho hàng xuất khẩu.
Phần lớn hàng hoá trước khi xuất khẩu đều phải qua một hoặc một số kho
để đảm bảo, phân loại, đóng gói, nhờ làm thủ tục xuất khẩu. Nhà xuất khẩu cần
chuẩn bị tốt các kho để tiếp nhận hàng xuất khẩu.
Công tác bảo quản hàng hoá trong kho là một nhiệm vụ quan trọng của
chủ kho hàng. Chủ kho hàng phải có trách nhiệm không để hàng hư hỏng, đổ vỡ,
mất mát... trừ khi những sự cố đó là do bất khả kháng gây ra.
Cuối cùng là công việc xuất kho hàng xuất khẩu. Trong công đoạn này
cần chú ý nhất là phải có đầy đủ các giấy tờ, hoá đơn hợp lệ.
3.2 - Đàm phám, ký kết hợp đồng xuất khẩu.
- Đàm phán là việc bàn bạc trao đổi với nhau các điều kiện mua bán giữa
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để đi đến thống nhất ký kết hợp đồng. Có
nhiều hình thức đàm phám khác nhau:
Đàm phám qua thư tín: Đây là hình thức chủ yếu để giao dịch kinh doanh
giữa các nhà xuất nhập khẩu. Những cuộc tiếp xúc ban đầu thường là qua thư từ,
Ngay cả khi hai bên có điều kiện gặp gỡ trực tiếp thì duy trì quan hệ qua thư tín
thương mại vẫn là cần thiết. So với gặp gỡ trực tiếp thì giao dịch qua thư tín tiết
kiệm được rất nhiều chi phí. Trong cùng một lúc có thể giao dịch được với nhiều
khách hàng ở nhiều nước khác nhau. Mặt khác, người viết thư tín cũng có điều
kiện để cân nhắc suy nghĩ, tranh thủ ý kiến của nhiều người và có thế khéo léo
dấu kín được ý định của mình. Tuy nhiên, giao dịch bằng thư tín thường mất rất
nhiều thời gian và do đó có thể bỏ lỡ mất thời cơ mua bán. Người ta có thể sử
dụng điện tín để khắc phục nhược điểm này.
Đàm phán bằng gặp gỡ trực tiếp: Gặp gỡ trực tiếp giữa hai bên để trao
đổi mọi điều kiện buôn bán là một hình thức đặc biệt quan trọng. Hình thức này
đẩy nhanh tốc độ giải quyết mọi vấn đề giữa hai bên và nhiều khi là lối thoát cho
những đàm phán bằng thư tín đã kéo dài quá lâu mà không có kết quả. Đàm
phán bằng gặp gỡ trực tiếp tuy hiệu quả hơn hình thức bằng thư tín, điện tín,
song đây cũng là hình thức đàm phán khó khăn nhất, đòi hỏi người tiến hành
đàm phám phải giỏi nghiệp vụ, tự tin, phản ứng nhạy bén đủ tỉnh táo và bình
tĩnh do xét ý đồ của đối phương.
- Mặc dù có sự khác nhau giữa các hình thức đàm phán song nhìn chung
các cuộc đàm phán đều tập trung giải quyết những nội dung sau:
Chào giá (phát giá): Là việc nhà kinh doanh thể hiện rõ ý định bán hàng
của mình là thời cơ đề nghị ký kết hợp đồng. Trong chào hàng, nhà xuất khẩu
phải nêu rõ tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, điều kiện, cơ sở giao hàng,
giá cả ...
Hoàn giá (mặc cả): Trong trường hợp người nhận được chào hàng không
chấp nhận hoàn toàn chào hàng đó mà muốn đưa ra đề nghị mới thì đề nghị mới
gọi là hoàn giá. Mỗi lần giao dịch thường phải trải qua nhiều lần hoàn giá mới đi
đến kết thúc.
Chấp nhận: Là sự đồng ý tất cả các điều kiện của chào hàng hoặc sau khi
đã hoàn giá, do cả hai phía cùng chấp nhận. Khi đó hợp đồng được thành lập.
Xác nhận: Sau khi hai bên mua bán đã thống nhất thoả thuận với nhau về
các điều kiện giao dịch, có ghi lại cẩn thận các điều khoản đã thoả thuận rồi gửi
cho bên kia. Đó là văn bản xác nhận thường được lập thành 2 bản, bên xác nhận
ký trước rồi gửi cho bên kia. Bên kia ký xong trả lại một bản và giữ lại một bản.
Sau khi hai bên tiến hành giao dịch đàm phán có kết quả sẽ tiến hành ký
kết hợp đồng kinh tế - Hợp đồng thương mại Quốc tế. Nội dung của hợp đồng
phải thể hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền hạn của cả hai bên tham gia ký kết. Hợp
đồng thể hiện dưới hình thức bằng văn bản là hình thức bắt buộc đối với các đơn
vị xuất khẩu ở nước ta .
.3.3 - Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Sau khi hợp đồng được ký kết, cần xác định rõ trách nhiệm nội dung,
trình tự công việc làm, bố trí thời gian, bảng biểu theo dõi tiến độ công việc
không để sai xoát xảy ra.
- Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu bao gồm các bước:
Sơ đồ: Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
* Kiểm tra L/C:
Sau khi hợp đồng xuất khẩu đã được hai bên ký kết, người xuất khẩu cần
phải kiểm tra lại L/C do người nhập khẩu mở tại ngân hàng có khớp với nội
dung trong hợp đồng không. Nếu có yêu cầu sửa đổi thì phải thông báo cho
người mua sửa lại L/C tại ngân hàng mở L/C. Mọi nội dung sửa đổi phải có sự
xác nhận của ngân hàng mở L/C thì L/C đó mới có hiệu lực, văn bản sửa đổi trở
thành một bộ phận cấu thành không thể tách rời L/C cũ và nội dung cũ bị huỷ
bỏ.
* Xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá:
Việc xin giấy phép xuất khẩu trước đây là một công việc bắt buộc đối với
tất cả các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài.
Nhưng bắt đầu từ ngày 18/03/1998 theo quyết định số 55/1998/QĐ/TTg ban
hành ngày 02/03/1998 của Thủ tướng Chính phủ thì tất cả các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế đều được quyền xuất khẩu hàng hoá phù hợp với
nội dung đăng ký kinh doanh trong nước của doanh nghiệp, không cần phải xin
giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tại Bộ Thương mại nữa. Tuy nhiên quyết
định này không áp dụng với một số mặt hàng đang quản lý theo cơ chế riêng, cụ
thể là những mặt hàng gạo, chất nổ, sách báo, ngọc trai, đá quý, kim loại quý,
tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ.
Đơn xin giấy phép xuất khẩu bao gồm:
Ký hợp đồng
xuất khẩu Kiểm tra
L/C
Xin giấy phép
xuất khẩu
Chuẩn bị hàng
hoá
Giao hàng lên
tàu
Làm thủ tục
hải quan
Kiểm nghiệm
hàng hoá
Uỷ thác thuê
tàu
Mua bảo
hiểm
Làm thủ
tục thanh
t á
Giải quyết
khiếu nại
- Phiếu hạn ngạch (nếu hàng thuộc nhóm hàng Nhà nước quản lý bằng
hạn ngạch).
- Bản sao hợp đồng xuất khẩu.
- L/C.
- Một số giấy tờ liên quan khác.
* Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu:
Sau khi xin được giấy phép xuất khẩu, người xuất khẩu phải tiến hành
chuẩn bị hàng hoá. Công việc gồm 3 công đoạn sau:
- Thu gom tập trung thành lô hàng xuất khẩu: Ở đây, doanh nghiệp xuất
khẩu tổ chức thu gom hàng bằng nhiều biện pháp khác nhau.
- Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu: Việc đóng gói bao bì phải căn cứ vào
hợp đồng đã ký kết. Bao bì phải đảm bảo được phẩm chất của hàng hoá, dễ nhận
biết hàng hoá, gây ấn tượng cho người mua.
- Kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu: Ký hiệu bằng số hay chữ, hình vẽ được
ghi ở mặt ngoài bao bì để thông báo những thông tin cần thiết cho việc giao
nhận, bỗc dỡ, bảo quản hàng hoá. Khi kẻ ký mã hiệu hàng hóa phải đảm bảo nội
dung cần thông báo cho người nhận hàng, cho việc tổ chức vận chuyển và bảo
quản hàng hoá, đồng thời phải đảm bảo yêu cầu sáng sủa, rõ ràng, dễ hiểu.
* Thuê tàu:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá, việc thuê tàu chở
hàng dựa vào các căn cứ sau đây:
- Hợp đồng xuất khẩu.
- Đặc điểm hàng hoá xuất khẩu.
- Điều kiện vận tải.
Chẳng hạn, nếu điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng là CIF hoặc
CRF thì người xuất khẩu có trách nhiệm phải thuê tàu. Nếu là FOB thì trách
nhiệm thuê tàu lại thuộc về người nhập khẩu.
Nếu hàng hoá xuất khẩu cần phải bảo quản tươi sống thì cần phải thuê tàu
chuyên dụng có thiết bị đông lạnh. Hay cần chở hàng có khối lượng nhỏ lẻ
người ta thường không thuê tàu chuyến mà thuê tàu chợ.
Như vậy, trên thực tế người xuất khẩu có nhiệm vụ thuê tàu hay không
còn tuỳ thuộc vào điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng đã ký kết.
* Kiểm nghiệm hàng hoá.
Kiểm tra lại chất lượng hàng hoá xuất khẩu là công việc cần thiết và quan
trọng vì nhờ công tác này mà quyền lợi của khách hàng được bảo đảm, ngăn
chặn kịp thời những hậu quả xấu phân định trách nhiệm rõ ràng giữa các khâu
sản xuất cũng như tạo nguồn hàng, đảm bảo uy tín của nhà xuất khẩu cũng như
nhà sản xuất trong quan hệ buôn bán.
Công tác kiểm tra hàng xuất khẩu được tiến hành ngay sau khi hàng
chuẩn bị đóng gói tại cơ sở sản xuất, còn hàng kiểm tra ở cửa khẩu là do khách
hàng trực tiếp kiểm tra hoặc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phụ thuộc vào sự
thoả thuận của 2 bên.
* Làm thủ tục hải quan.
Đây là qui định bắt buộc đối với bất cứ loại hàng hoá nào, công tác này
được tiến hành qua 3 bước:
-Khai báo hải quan: Chủ hàng có trách nhiệm kê khai đầy đủ các chi tiết
về hàng hoá một cách trung thực và chính xác lên tờ khai hải quan. Nội dung tờ
khai hải quan gồm có: Loại hàng, tên hàng, số lượng, giá trị hàng hoá, nước
nhập khẩu. Tờ khai hải quan được xuất trình cùng với một số giấy tờ khác như
hợp đồng xuất khẩu, giấy phép, hoá đơn...
- Xuất trình hàng hoá và nộp thuế: Sau khi khai báo chủ hàng cần sắp xếp
hàng hóa một cách hợp lý để thuận tiện cho việc hải quan kiểm tra và tính thuế.
-Thực hiện các quyết định của hải quan: Đây là khâu cuối cùng nhằm
hoàn tất quá trình làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu. Đơn vị xuất
khẩu có nghĩa vụ thực hiện một cách nghiêm túc các quyết định của hải quan
đối với lô hàng là cho phép hay không cho phép xuất khẩu...
* Giao hàng lên tàu:
Trong trường hợp nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm chuyên chở thì công
việc giao hàng lên tàu tiến hành theo trình tự sau:
-Căn cứ vào chi tiết hàng xuất khẩu lập bảng đăng ký hàng chuyên chở.
-Xuất trình bảng dăng ký hàng hoá chuyên chở cho người chuyên chở để
lấy hồ sơ xếp hàng.
-Bố trí chuyên chở hàng vào cảng và bốc xếp hàng lên tàu.
-Lấy biên lai thuyền phó sau khi xếp hàng lên tàu. Đây là xác nhận của
tàu vận chuyển về số hàng đã bốc xếp lên tàu, sau đó lấy biên lai thuyền phó
đổi lấy vận đơn đường biển. Vận đơn này có giá trị về mặt pháp lý làm cơ sở
giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra về hàng hoá được chuyên chở giữa
người thuê tàu và người vận tải.
* Mua bảo hiểm:
Việc chuyên chở hàng xuất khẩu thường phải trải qua một lộ trình rất dài,
chứa đựng nhiều yếu tố bất thường của điều kiện tự nhiên đặc biệt là chuyên chở
bằng đường biển, do đó thường gặp phải rủi ro và gây ra tổn thất. Để tránh được
những thiệt hại không thể lường trước đó, hàng hoá xuất khẩu thường được mua
bảo hiểm.
Tuỳ vào thoả thuận trong hợp đồng mà nhà xuất khẩu hay nhà nhập khẩu
có trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hoá. Có hai loại hợp đồng bảo hiểm là
hợp đồng bảo hiểm bao và hợp đồng bảo hiểm chuyến (Open Policy và Voyage
Policy).
Khi ký kết hợp đồng bảo hiểm cần phải nắm vững các điều kiện bảo hiểm:
-Điều kiện bảo hiểm A: Bảo hiểm mọi rủi ro.
-Điểu kiện bảo hiểm B: Bảo hiểm có bồi thường tổn thất riêng.
-Điều kiện bảo hiểm C: Bảo hiểm không bồi thường tổn thất riêng.
* Thanh toán hợp đồng:
Đây là khâu cuối cùng nhưng cũng là khâu quan trọng phản ánh kết quả
của hoạt động xuất khẩu. Hiệu quả kinh tế của khu vực kinh doanh xuất khẩu
một phần nhờ vào chất lượng của việc thanh toán.
Do đặc điểm buôn bán với người nước ngoài nên khâu thanh toán khá phức
tạp bởi có nhiều phương thức thanh toán khác nhau như thanh toán bằng thư tín
dụng, nhờ thu kèm chứng từ, chuyển tiền... Tuỳ theo mỗi giao dịch xuất khẩu cụ
thể mà ta có thể lựa chọn phương thức nào có lợi cho mình nhất. Nhưng nói
chung đều cần phải lưu ý đến các vấn đề sau:
-Tỷ giá hối đoái.
-Tiền tệ trong thanh toán.
-Thời hạn thanh toán.
-Phương thức và hình thức thanh toán.
-Điều kiện đảm bảo hối đoái.
* Giải quyết tranh chấp:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng có thể xảy ra những vấn đề không
mong muốn làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện hợp đồng, hai bên sẽ căn cứ
vào điều khoản “giải quyết tranh chấp, khiếu nại (nếu có)” trong hợp đồng để
giải quyết. Thông thường hai bên sẽ đưa vụ việc ra giải quyết ở cơ quan trọng tài
kinh tế và mọi phán quyết của trọng tài là chung thẩm và có giá trị bắt buộc đối
với hai bên.
4. Đánh giá hiệu quả thực hiện hợp đồng:
Để đánh giá kết quả cụ thể của một hợp đồng xuất khẩu, các nhà xuất khẩu
phải trải qua các khâu đánh giá, nghiệm thu kết quả của hợp đồng. Có thể nói
hiệu quả là mối quan tâm hàng đầu của các đơn vị kinh tế và là một tiêu chuẩn
quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu. Tuy rằng lợi nhuận là mục
tiêu của doanh nghiệp xuất khẩu nhưng bên cạnh đó tiết kiệm lao động xã hội
hay tăng năng suất lao động xã hội lại là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế
của xuất khẩu.
Hiệu quả kinh tế của một hoạt động xuất khẩu được đánh giá thông qua các
chỉ tiêu chủ yếu như:
-Chỉ tiêu lợi nhuận.
-Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của xuất khẩu.
-Chỉ tiêu doanh lợi xuất khẩu.
-Chỉ tiêu doanh lợi xuất khẩu trong điều kiện tín dụng.
-Chỉ tiêu điểm hoà vốn.
-Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn...
III. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
CỦA DOANH NGHIỆP.
1. Các nhân tố khách quan:
Mỗi một chủ thể hoạt động trong xã hội đều chịu sự chi phối nhất định của
môi trường xung quanh. Đó là tổng hợp tất cả các yếu tố có tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp qua lại lẫn nhau. Chính những nhân tố này sẽ quy định xu hướng
và trạng thái hành động của chủ thể. Trong kinh doanh thương mại quốc tế các
doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu sự chi phối của các nhân tố bên trong lẫn nhân
tố bên ngoài nước. Các nhân tố này thường xuyên biến đổi làm cho hoạt động
xuất khẩu càng trở nên phức tạp hơn. Chính vì thế, việc các doanh nghiệp kinh
doanh xuất khẩu phải theo dõi, nắm bắt và phân tích thường xuyên ảnh hưởng
của từng nhân tố đối với việc kinh doanh của mình là việc làm thiết thực không
thể phủ nhận được.
Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh là các yếu tố khách quan mà
doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Nghiên cứu các yếu tố này không
nhằm để điều khiển nó theo ý muốn của doanh nghiệp mà nhằm tạo ra khả năng
thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của nó.
Môi trường kinh doanh tác động liên tục đến hoạt động của doanh nghiệp
theo những xu hướng khác nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả năng thực
hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Ảnh hưởng của môi trường kinh
doanh có thể ở các tầng (thứ bậc) khác nhau vĩ mô/vi môi; mạnh/yếu; trực
tiếp/gián tiếp... Nhưng về mặt nguyên tắc, cần phản ảnh được sự tác động của nó
trong chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Để nghiên cứu và đưa được tác động của môi trường kinh doanh vào chiến
lược, có thể phân tích môi trường kinh doanh bao quanh doanh nghiệp qua các
môi trường thành phần. Có thể kể đến một số môi trường chủ yếu như:
1.1. Môi trường văn hoá và xã hội:
Yếu tố văn hoá - xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng và có
ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nghiên
cứu các yếu tố này từ những giác độ khác nhau tuỳ theo mục tiêu nghiên cứu.
Trong trường hợp này, chúng ta đặc biệt quan tâm đến sự ảnh hưởng của các yếu
tố này trong việc hình thành và đặc điểm thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp.
Các thị trường luôn bao gồm con người thực với số tiền mà họ sử dụng
trong việc thoả mãn các nhu cầu của họ. Một cách đơn giản có thể hiểu: thị
trường = khách hàng + túi tiền của họ. Các thông tin về môi trường này cho
phép doanh nghiệp có thể hiểu biết ở những mức độ khác nhau (từ khái quát đến
cụ thể) về đối tượng phục vụ của mình. Qua đó, có thể đưa ra một cách chính
xác sản phẩm và cách thức phục vụ khách hàng.
Tiêu thức thường được nghiên cứu khi phân tích môi trường văn hoá - xã
hội và ảnh hưởng của nó đến kinh doanh:
- Dân số: (Quy mô của nhu cầu và tính đa dạng của nhu cầu)
Số người hiện trên thị trường. Tiêu thức này ảnh hưởng đến dung lượng thị
trường có thể đạt đến. Thông thường, dân số càng lớn thì quy mô thị trường
càng lớn, nhu cầu về nhóm sản phẩm (sản phẩm) càng lớn, khối lượng tiêu thụ
một sọ nào đó càng lớn, khả năng đảm bảo hiệu quả kinh doanh càng cao, cơ hội
thương mại lớn... Tóm lại: Có nhiều cơ hội hấp dẫn hơn cho doanh nghiệp trong
hoạt động thương mại và ngược lại.
- Xu hướng vận động của dân số: (Dạng của nhu cầu và sản phẩm đáp
ứng).
Tỷ lệ sinh/tử, độ tuổi trung bình và các lớp người già trẻ. Tiêu thức này ảnh
hưởng chủ yếu đến nhu cầu và việc hình thành các dòng sản phẩm thoả mãn nó
trên thị trường, các yêu cầu về cách thức đáp ứng của doanh nghiệp như lựa
chọn sản phẩm đáp ứng, hoạt động xúc tiến...
- Hộ gia đình và xu hướng vận động: (Chất lượng và quy cách sản phẩm
khi thoả mãm nhu cầu của cả gia đình)
Độ lớn của một gia đình (bao gồm nhiều người trong gia đình). Có ảnh
hưởng đến số lượng, quy acchs sản phẩm cụ thể... khi sản phẩm đó đáp ứng cho
nhu cầu chung của cả gia đình. Đặc biệt có ý nghĩa khi phân tích trong mối liên
hệ với thu nhập của người tiêu thụ.
-Sự dịch chuyển dân cư và xu hướng vận động:
Sự hình thành hay suy giảm mức độ tập trung dân cư (người tiêu thụ) ở một
khu vực địa lý hẹp. Có ảnh hưởng lớn đến sự xuất hiện cơ hội mới hoặc suy tàn
cơ hội hiện tại của doanh nghiệp.
-Thu nhập và phân bổ thu nhập của người tiêu thụ: (Yêu cầu về sự thoả
mãu nhu cầu theo khả năng tài chính).
Lượng tiền mà người tiêu thụ có thể sử dụng để thoả mãn nhu cầu cá nhân
của họ. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, số lượng tiền (thu nhập) sẽ được
trang trải cho các nhu cầu theo những tỷ lệ khác nhau và mức độ ưu tiên khác
nhau. Điều này ảnh hưởng đến sự lựa chọn loại sản phẩm và chất lượng cần đáp
ứng của sản phẩm, hình thành nên khái niệm về chất lượng sản phẩm theo cách
đánh giá của người tiêu thụ: Sản phẩm vừa đủ. Doanh nghiệp có nhiều cơ hội để
lựa chọn sản phẩm thoả mãn khác hàng theo mức độ yêu cầu khác nhau về chất
lượng, chủng loại (thay thế) và dịch vụ.
-Nghề nghiệp, tầng lớp xã hội: (Yêu cầu về sự thoả mãn nhu cầu theo địa vị
xã hội).
Vị trí của người tiêu thụ trong xã hội. Có ảnh hưởng lớn đến quan điểm và
cách thức ứng xử trên thị trường. Các yêu cầu về sản phẩm và phục vụ tương
ứng với quan điểm thoả mãn nhu cầu được hình thành theo nhóm.
-Dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, nền văn hoá. (Sự đa dạng của nhu
cầu và cách thức thoả mãn).
Bản sắc, đặc điểm văn hoá - xã hội của từng nhóm khách hàng (lớn) phản
ảnh quan điểm và cách thức sử dụng sản phẩm. Vừa yêu cầu đáp ứng tính riêng
biệt về nhu cầu vừa tạo cơ hội đa dạng hoá khả năng đáp ứng của doanh nghiệp
cho nhu cầu. Đòi hỏi phân đoạn thị trường và có chiến lược marketing tương
thích để nâng cao khả năng cạnh tranh.
1.2. Môi trường chính trị - luật pháp:
Các yếu tố thuộc lĩnh vực chính trị và luật pháp chi phối mạnh mẽ sự hình
thành cơ hội thương mại và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh
nghiệp nào. Sự ổn định của môi trường chính trị đã được xác định là một trong
những điều kiện tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Sự thay đổi điều kiện chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp
này, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác hoặc ngược lại. Hệ thống
pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trong những điều kiện tiền đề ngoài
kinh tế của doanh nghiệp. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật
trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố cơ bản thuộc môi trường thành phần này thường được lưu ý là:
-Quan điểm, mục tiêu định hướng phát triển xã hội và nền kinh tế của
Đảng cầm quyền.
-Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu của
Chính phủ và khả năng điều hành của Chính phủ.
-Mức ổn định chính trị - xã hội.
-Thái độ và phản ứng của các tổ chức xã hội, của các nhà phê bình xã hội.
-Thái độ và phản ứng của dân chúng (người tiêu thụ).
-Hệ thống luật pháp với mức độ hoàn thiện của nó và hiệu lực thực hiện
luật pháp trong đời sống kinh tế - xã hội...
1.3 - Môi trường kinh tế và công nghệ:
Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế và công nghệ đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn. Các yếu tố thuộc môi trường này
quy định cách thức doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng tiềm
năng của mình và qua đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho từng doanh nghiệp.
Xu hướng vận động và bất cứ thay đổi nào của các yếu tố thuộc môi trường này
đều tạo ra hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp ở những mức độ
khác nhau và thậm chí, dẫn đến yêu cầu thay đổi mục tiêu và chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố quan trọng của môi trường này và tác động của nó đến cơ hội
kinh doanh của doanh nghiệp.
* Tiềm năng của nền kinh tế.
Yếu tố tổng quát, phản ảnh các nguồn lực có thể được huy động và chất
lượng của nó: tài nguyên, con người, vị trí địa lý, dự trữ quốc gia...
Liên quan đến các định hướng và tính bền vững của cơ hội chiến lược của
doanh nghiệp.
* Các thay đổi về cấu trúc, cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân.
Tác động đến sự thay đổi vị trí, vai trò và xu hướng phát triển của các
ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân, kéo theo sự thay đổi chiều hướng phát
triển của doanh nghiệp.
* Tốc độ tăng trưởng kinh tế ( + / -).
Xu hướng phát triển chung của nền kinh tế hoặc từng ngành. Liên quan
trực tiếp/gián tiếp đến khả năng tăng trưởng/giảm thiểu, mở rộng/thu hẹp quy
mô của từng doanh nghiệp.
* Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát.
Ảnh hưởng đến hiệu quả thực, thu nhập, tích luỹ, kích thích hoặc kìm hãm
tăng trưởng, xu hướng đầu tư, xu hướng tiêu dùng...
* Hoạt động ngoại thương, xu hướng mở/đóng của nền kinh tế.
Tác động mạnh đến các cơ hội phát triển của doanh nghiệp, các điều kiện
của cạnh tranh, khả năng sử dụng ưu thế quốc gia và thế giới về công nghệ
nguồn vốn, hàng hoá, mở rộng quy mô hoạt động...
* Tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi của đồng tiền quốc gia (nội tệ)
Độ ổn định của đồng tiền nội tệ, xu hướng tăng giảm giá của đồng nội tệ,
việc lựa chọn ngoại tệ, trong giao dịch thương mại... ảnh hưởng lớn đến khả
năng thành công của một chiến lược và từng thương vụ cụ thể.
* Hệ thống thuế, mức độ hoàn thiện và thực thi.
Liên quan đến sự “công bằng” trong cạnh tranh, thể hiện hướng ưu tiên
phát triển trong nền kinh tế và cần được xem xét khi đánh giá cơ hội kinh doanh.
* Mức độ toàn dụng nhân công (0% thất nghiệp).
Liên quan đến nguồn lực lao động, chi phí nhân công, thu nhập của tầng
lớp xã hội, ảnh hưởng đến xu hướng tiêu thụ của các tầng lớp dân cư...
* Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nền kinh tế.
Các điều kiện phục vụ sản xuất, kinh doanh. Một mặt tạo cơ sở cho kinh
doanh thuận lợi khi khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có của nền kinh tế hoặc cung cấp
các sản phẩm để phát triển cơ sở hạ tầng. Mặt khác, hạn chế khả năng đầu tư,
phát triển kinh doanh. Ảnh hưởng cả đến điều kiện lẫn cơ hội kinh doanh của
doanh nghiệp.
* Trình độ trang thiết bị kỹ thuật/công nghệ của ngành/nền kinh tế.
Liên quan đến mức độ tiên tiến/trung bình/lạc hậu của công nghệ và trang
bị đang được sử dụng trong nền kinh tế/ngành kinh tế. Ảnh hưởng trực tiếp đến
yêu cầu đổi mới công nghệ trang thiết bị; khả năng sản xuất sản phẩm với các
cấp chất lượng, năng suất lao động, khả năng cạnh tranh, lựa chọn và cung cấp
công nghệ, thiết bị...
* Khả năng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong nền kinh
tế/ngành kinh tế.
Phản ảnh tiềm năng phát triển và đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ
quản lý... liên quan đến đổi mới sản phẩm, chu kỳ sống của sản phẩm, khả năng
cạnh tranh có tính tiên phong.
1.4 - Môi trường cạnh tranh:
Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thoả mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu
quả hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển. Duy trì cạnh tranh bình đẳng
và đúng luật là nhiệm vụ của Chính phủ. Trong điều kiện đó vừa mở ra các cơ
hội để doanh nghiệp kiến tạo hoạt động của mình, vừa yêu cầu các doanh nghiệp
phải luôn vươn lên phía trước “vượt qua đối thủ”. Điều kiện để cạnh tranh và
các thành phần tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh để “Vượt lên phía
trước” tạo ra môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp cần xác
định cho mình một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo. Chiến lược cạnh tranh càng
phản ánh được các yếu tố ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh bao quanh
doanh nghiệp.
* Điều kiện chung về cạnh tranh trên thị trường.
Các quan điểm khuyến khích hay hạn chế cạnh tranh, vai trò và khả năng
của Chính phủ trong việc điều khiển cạnh tranh, các quy định về cạnh tranh và
ảnh hưởng của nó trong thực tiễn kinh doanh... có liên quan đến quá trình đánh
giá cơ hội kinh doanh và lựa chọn giải pháp cạnh tranh.
* Số lượng đối thủ.
Bao gồm cả các đối thủ cạnh tranh sơ cấp (cùng tiêu thụ các sản phẩm
đồng nhất) và các đối thủ cạnh tranh thứ cấp (sản xuất và tiêu thụ những sản
phẩm có khả năng thay thế) là cơ sở để xác định mức độ khốc liệt của cạnh tranh
trên thị trường thông qua đánh giá trạng thái cạnh tranh của thị trường mà doanh
nghiệp sẽ tham gia. Có 4 trạng thái cạnh tranh cơ bản của thị trường:
-Trạng thái thị trường cạnh tranh thuần tuý:
Rất nhiều đối thủ với quy mô nhỏ và có sản phẩm đồng nhất (tương tự).
Doanh nghiệp định giá theo thị trường và không có khả năng tự đặt giá.
-Trạng thái thị trường cạnh tranh hỗn tạp:
Có một số đối thủ có quy mô lớn của thị trường đưa ra bán sản phẩm
đồng nhất cơ bản. Giá được xác định theo thị trường, đôi khi có thể có khả năng
điều chỉnh giá của doanh nghiệp.
-Trạng thái thị trường cạnh tranh độc quyền:
Có một số ít đối thủ có quy mô lớn (nhỏ) đưa ra bán các sản phẩm khác
nhau (không đồng nhất) dưới con mắt của khách hàng. Doanh nghiệp có khả
năng điều chỉnh giá nhưng không hoàn toàn tuỳ ý mình.
-Trạng thái thị trường độc quyền:
Chỉ có một doanh nghiệp đưa sản phẩm ra bán trên thị trường. Không có
đối thủ cạnh tranh. Hoàn toàn có quyền định giá.
Trạng thái của thị trường gợi ý về lựa chọn chiến lược cạnh tranh khi xem
xét vị thế của doanh nghiệp.
* Ưu nhược điểm của đối thủ:
Liên quan đến sức mạnh cụ thể của từng đối thủ trên thị trường: Quy mô thị
phần kiểm soát, tiềm lực tài chính, kỹ thuật - công nghệ, tổ chức - quản lý, lợi
thế cạnh tranh, uy tín hình ảnh của doanh nghiệp, mức độ quen thuộc của nhãn
hiệu hàng hoá... Qua đó, xác định vị thế của đối thủ và doanh nghiệp tên thị
trường doanh nghiệp dẫn đầu/doanh nghiệp thách thức/doanh nghiệp theo sau
(núp bóng/doanh nghiệp đang tìm chỗ đứng trên thị trường) để xác định chiến
lược cạnh tranh thích ứng.
* Chiến lược cạnh tranh của các đối thủ:
Liên quan đến mục tiêu/giải pháp và cách thức cạnh tranh của từng doanh
nghiệp trên thị trường. Mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược cạnh tranh
khác nhau. Nhưng thông thường, chiến lược cạnh tranh được xây dựng dựa theo
vị thế của nó trên thị trường.
- Doanh nghiệp dẫn đầu: Có thể chọn mục tiêu:
+ Tăng trưởng nhanh và tập trung quan tâm đến mở rộng quy mô toàn thị
trường bằng cách thu hút thêm khách hàng, nghiên cứu tìm công dụng mới của
sản phẩm, tăng số lượng sản phẩm trong 1 lần sử dụng, hoặc tăng thị phần trên
thị trường hiện tại.
+ Tăng trưởng ổn định và tập trung quan tâm đến yêu cầu bảo vệ thị phần
hiện có, chống sự xâm nhập của đối thủ. Trong trường hợp này, có thể sử dụng
các chiến lược:
Chiến lược đổi mới: Phát triển các loại sản phẩm mới, dịch vụ và cách thức
phân phối mới để duy trì vị trí đứng đầu ngành chống lại ý đồ tương ứng của đối
thủ.
Chiến lược củng cố: Chủ động bảo toàn sức mạnh trên thị trường dựa vào
việc chú trọng giữ mức giá hợp lý, đưa ra sản phẩm với quy mô, hình thức, mẫu
mã mới.
Chiến lược đối đầu: Đảm bảo khả năng phản ứng nhanh, linh hoạt và trực
tiếp trước đối thủ thách thức thông qua “chiến tranh” giá cả, khuyễn mãi hoặc
giành giật đại lý...
Chiến lược quấy nhiễu: Cố ý tác động tiêu cực đến người cung ứng hoặc
người tiêu thụ để làm giảm uy tín hoặc hình ảnh của đối thủ cạnh tranh.
- Doanh nghiệp thách thức:
Chiếm vị thế thứ 2 trên thị trường. Thường lựa chọn mục tiêu tăng trưởng
nhanh ở cấp Công ty, thực hiện chiến lược tăng trưởng tập trung, có lợi thế cạnh
tranh mạnh và có khả năng kiên trì theo đuổi mục tiêu, có khả năng giành thị
phần của doanh nghiệp đứng đầu hoặc thâu tóm thị phần của các doanh nghiệp
nhỏ, yếu hơn. Trong trường hợp không đối đầu trực tiếp, có thể dùng chiến lược
“bao vây” (đánh chặn) để giành phần. Cách thức sử dụng trong chiến lược cạnh
tranh thường được nhắc đến (với tư cách là quan trọng nhất) là:
+ Giữ giá ở mức thấp hơn đối thủ cạnh tranh.
+ Đổi mới (cải tiến) sản phẩm, kích thích nhu cầu mới.
+ Hoàn thiện dịch vụ: cách thức giao hàng, bán hàng.
+ Hoàn thiện mạng lưới phân phối, lực lượng bán hàng.
+ Tăng cường xúc tiến bán hàng, quảng cáo...
- Doanh nghiệp theo sau (núp bóng).
Có vị thế trung bình yếu trên thị trường. Không muốn và không có khả
năng thách thức (đối đầu trực diện) với doanh nghiệp đứng đầu thị trường. Thị
phần thường nhỏ hơn doanh nghiệp đứng đầu. Chú trọng đến việc bảo vệ thị
phần hiện tại của doanh nghiệp bằng cách giữ vững khách hàng hiện tại hoặc mở
rộng thị phần qua các khách hàng tiềm năng.
- Doanh nghiệp đang tìm chỗ đứng trên thị trường.
Chưa xác định được vị trí đảm bảo yêu cầu an toàn, đang tìm cách khai
thác các vị trí nhỏ, “kẽ hở” cơn “sốt” lại trên thị trường mà các doanh nghiệp lớn
bỏ qua hoặc chưa khai thác tốt để “lách” vào thị trường. Tập trung vào hướng
phát triển chuyên doanh theo đặc điểm khách hàng, mặt hàng, chất lượng hàng
hoá, dịch vụ hoặc khu vực địa lý...
1.5 - Môi trường địa lý - sinh thái:
Tham gia vào quá trình xác định cơ hội và khả năng khai thác cơ hội kinh
doanh còn các yếu tố thuộc môi trường địa lý và sinh thái. Các yếu tố địa lý từ
lâu đã được nghiên cứu và xem xét để có kết luận về cách thức và hiệu quả kinh
doanh. Các yếu tố thuộc vấn đề sinh thái và bảo vệ môi trường tự nhien ngày
nay rất được xem trọng và ảnh hưởng rất lớn đến các cơ hội kinh doanh (bán
hàng) của doanh nghiệp. Các yếu tố môi trường sinh thái không chỉ liên quan
đến vấn đề phát triển bền vững của một quốc gia mà còn liên quan lớn đến khả
năng phát triển bền vững của từng doanh nghiệp. Những yếu tố cơ bản cần quan
tâm nghiên cứu gồm:
* Vị trí địa lý:
Địa điểm có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong hoạt động thương mại
của doanh nghiệp:
-Khoảng cách (không gian) khi liên hẹ với các nhóm khách hàng mà doanh
nghiệp có khả năng chinh phục. Liên quan đến sự thuận lợi trong vận chuyển và chi
phí vận chuyển, khả năng cạnh tranh nhờ lợi thế về mức chi phí vận chuyển thấp.
-Khoảng cách (không gian) với các nguồn cung cấp hàng hoá, lao động,
nguyên liệu cho doanh nghiệp. Liên quan đến các chi phí đầu vào và giá thành.
-Địa điểm thuận lợi cho việc giao dịch/mua bán của khách hàng: nơi tập
trung dân cư, trung tâm mua bán, trung tâm sản xuất công nghiệp, nông nghiệp...
liên quan đến sự chú ý của khách hàng đặc biệt trong bán lẻ...
* Khí hậu, thời tiết, tính chất mùa vụ:
Ảnh hưởng đến các chu kỳ sản xuất, tiêu dùng trong khu vực, đến nhu cầu
về các loại sản phẩm được tiêu dùng của khách hàng, các yêu cầu về sự phù hợp
của sản phẩm, vấn đề dự trữ, bảo quản hàng hoá, tính đa dạng theo hướng
chuyên môn hoá hoặc lợi thế so sánh trong buôn bán...
* Các vấn đề cân bằng sinh thái ô nhiễm môi trường:
Liên quan đến mối quan tâm của con người về môi trường và những hiện
tượng bất thường của khí hậu, thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến yêu cầu phát
triển bền vững. Mối liên hệ giữa tính tự nhiên của xã hội về bảo vệ thiên nhiên
tự nhiên bao quanh con người, sự nhận thức và quan điểm xã hội về bảo vệ thiên
nhiên và xu hướng thay đổi các điều kiện tự nhiên vừa có khả năng thu hẹp cơ
hôị kinh doanh, vừa mở ra khả năng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp
xoay quanh yêu cầu bảo vệ môi trường tự nhiên.
-Tăng chi phí sản xuất /kinh doanh: Yêu cầu về trang thiết bị xử lý chất
thải, chống ô nhiễm.
-Nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm có khả năng giảm thiếu hệ
số ô nhiễm thay thế các sản phẩm cũ.
-Nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm chống ô nhiễm.
-Hạn chế/giảm/cấm sử dụng một số sản phẩm thuộc tài nguyên thiên nhiên
(gỗ, động vật quý hiếm...), sản phẩm hoá chất (CFO, thuốc diệt cỏ...)
2 - Nhân tố chủ quan:
2.1 - Tiềm lực tài chính:
Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua
khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả
năng phân phối (đầu tư) có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu
quả các nguồn vốn trong kinh doanh thể hiện qua các chỉ tiêu:
- Vốn chủ sở hữu (vốn tự có): Độ lớn (khối lượng) tiền của chủ sở hữu hoặc
của các cổ đông tham gia góp vốn vào doanh nghiệp. Là yếu tố chủ chốt quyết
định đến quy mô của doanh nghiệp và quy mô (tầm cỡ) cơ hội có thể khai thác.
- Vốn huy động: Vốn vay, trái phiếu doanh nghiệp... phản ánh khả năng thu
hút các nguồn đầu tư trong nền kinh tế vào hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp (do nhiều yếu tố tác
động) là khác nhau. Yếu tố này tham gia vào việc hình thành và khai thác cơ hội
của doanh nghiệp.
- Tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận: Chỉ tiêu được tính theo % từ nguồn lợi
nhuận thu được giành cho bổ sung nguồn vốn tự có. Phản ánh khả năng tăng
trưởng vốn tiềm năng và quy mô kinh doanh mới.
- Giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường: Thường biến động, thậm
chí rất lớn. Phản ánh xu thế phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá của thị
trường về sức mạnh (hiệu quả) của doanh nghiệp trong kinh doanh.
- Khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn: Bao gồm các khả năng trả lãi cho
nợ dài hạn (từ lợi nhuận) và khả năng trả vốn trong nợ dài hạn (liên quan đến cơ
cấu vốn dài hạn), nguồn tiền mặt và khả năng nhanh chóng chuyển thành tiền
mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (tài khoản vãng lai) - thường thể hiện
qua vòng quay vốn lưu động, vòng quay dự trữ hàng hoá, vòng qua tài khoản
thu/chi... phản ánh mức độ “lành mạnh” của tài chính doanh nghiệp, có thể liên
quan trực tiếp đến phá sản hoặc vỡ nợ.
- Các tỷ lệ khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả đầu tư và kinh doanh của
doanh nghiệp. Có thể qua các chỉ tiêu cơ bản: % lợi nhuận trên doanh thu (lượng
lợi nhuận thu được trên một đơn vị tiền tệ doanh thu), tỷ suất thu hồi đầu tư (%
về số lợi nhuận thu được trên tổng số vốn đầu tư).
2.2 - Tiềm năng con người:
Trong kinh doanh (đặc biệt trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ) con người
là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. KENICHI OHMAE đã
đặt con người ở vị trí số một, trên cả vốn và tài sản khi đánh giá sức mạnh của
một doanh nghiệp. Chính con người với năng lực thật của họ mới lựa chọn đúng
được cơ hội và sử dụng các sức mạnh khác mà họ đã và sẽ có: Vốn, tài sản, kỹ
thuật, công nghệ... một cách có hiệu quả để khai thác và vượt qua nhiệm vụ ưu
tiên mang tính chiến lược trong kinh doanh.
Các yếu tố quan trong nên quan tâm:
a) Lực lượng lao động có năng suất, có khả năng phân tích và sáng tạo:
liên quan đến khả năng tập hợp và đào tạo một đội ngũ những người lao động có
khả năng đáp ứng cao yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Để có khả năng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh, một người phải
có thể hội tụ đủ các yếu tố: tố chất - kiến thức - kinh nghiệm. Tố chất là yếu tố
bẩm sinh, kiến thức do học tập nghiên cứu mà có, kinh nghiệm do quá trình tích
luỹ cá nhân lao động mà có. Sự khác biệt về yếu tố trên hình thành nên những cá
nhân có khả năng khác nhau.
-Người quản lý (lãnh đạo) các cấp (ra quyết định).
-Người tham mưu (nghiên cứu đánh giá cơ hội, xây dựng chiến lược/kế
hoạch ...)
-Người sáng tạo (nghiên cứu, phát triển ý đồ mới, sản phẩm mới).
-Người thừa hành (thực hành tác nghiệp cụ thể).
Một doanh nghiệp có sức mạnh về con người là doanh nghiệp có khả năng
(và thực hiện) lựa chọn đúng và đủ số lượng lao động cho từng vị trí công tác và
sắp xếp đúng người trong một hệ thống thống nhất theo nhu cầu của công việc.
b) Chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực: Liên quan đến sức
mạnh tiềm năng của doanh nghiệp về con người. Chiến lược con người và phát
triển nguồn nhân lực cho thấy khả năng chủ động phát triển sức mạnh con người
của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và đổi mới thường xuyên,
cạnh tranh và thích nghi của kinh tế thị trường. Chiến lược này liên quan không
chỉ đến những vấn đề về đội ngũ lao động hiện tại mà còn tạo khả năng thu hút
nguồn lao động xã hội nhằm kiến tạo được cho doanh nghiệp một đội ngũ lao
động:
-Trung thành và luôn hướng về doanh nghiệp
-Có khả năng chuyên môn cao, lao động giỏi, năng suất và sáng tạo.
-Có sức khoẻ, có khả năng hoà nhập và đoàn kết tốt.
2.3 - Tiềm lực vô hình (tài sản vô hình)
Tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động
thương mại thông qua khả năng “bán hàng” gián tiếp của doanh nghiệp. Sức
mạnh thể thiện ở khả năng và tác động đến sự lựa chọn, chấp nhận và quyết định
mua hàng của khách hàng. Vô hình bởi người ta không lượng hoá được một
cách trực tiếp mà phải “đo” qua các tham số trung gian.
Tiềm lực vô hình không tự nhiên mà có. Tuy có thể được hình thành một
cách tự nhiên, nhưng nhìn chung tiềm lực vô hình cần được tạo dựng một cách
có ý thức thông qua các mục tiêu và chiến lược xây dựng tiềm lực vô hình cho
doanh nghiệp và cần chú ý đến khía cạnh này trong tất cả các hoạt động của
doanh nghiệp.
Có nhiều nội dung khác nhau có thể sử dụng khi xác định và phát triển tiềm
lực vô hình.
a) Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường :
Một hình ảnh “tốt” về doanh nghiệp liên quan đến hàng hoá, dịch vụ, chất
lượng sản phẩm, thái độ đối với khách hàng, giá cả... là cơ sở tạo ra sự quan tâm
của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp. Sự “cảm tình”, “tin cậy”, “hiểu
biết đầy đủ” về doanh nghiệp (thể chế) có thể giúp đỡ nhiều cho việc ra quyết
định có tính “ưu tiên” khi mua hàng của khách hàng. Điều này cho phép doanh
nghiệp “dễ” bán được sản phẩm của mình hơn.
b) Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá:
Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp thường liên quan đến khả năng bán
các dòng sản phẩm khác nhau của doanh nghiệp. Mức độ nổi tiếng của nhãn
hiệu hàng hoá liên quan đến một loại sản phẩm với nhãn hiệu cụ thể của doanh
nghiệp. Mức độ đạt được về thứ bậc trong “5 mức độ quen thuộc của nhãn hiệu
hàng hoá” (1. Nhãn hiệu bị loại bỏ, 2. Nhãn hiệu không được chấp nhận, 3.
Chấp nhận nhãn hiệu, 4. Nhãn hiệu ưa thích, 5. Nhãn hiệu nổi tiếng) trên thực tế
có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mua sắm và ra quyết định của khách hàng.
Nhãn hiệu ở thứ bậc càng cao, khả năng bán hàng càng tốt.
c) Uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp:
Hình ảnh và uy tín của lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến các
giao dịch thương mại, đặc biệt trong hình thức bán hàng ở “cấp cao nhất”, đặc
biệt trong hình thức bán hàng ở “cao cấp nhất”, trong các hợp đồng lớn (doanh
nghiệp lớn/ vừa) hoặc trong giao dịch bán hàng ở các doanh nghiệp nhỏ. Mở
rộng ra, còn liên quan đến cá nhân người bán hàng ở các cấp. Thực chất, liên
quan đến cái “tình” trong bán hàng và uy tín, quan hệ cá nhân trong kinh doanh.
thể hiện mối quan hệ xã hội, tính “văn hoá”, “nhân văn” trong quan hệ thương
nghiệp hoặc một bộ phận, một cá nhân trong doanh nghiệp. Các chiến lược và
định hướng phát triển kinh doanh cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khả năng
phát triển tiềm năng này.
2.4 - Khả năng kiểm soát / chi phối / độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng
hoá và dự trữ hợp lý hàng hoá của doanh nghiệp
Yếu tố này ảnh hưởng đến “đầu vào” của doanh nghiệp và tác động mạnh
mẽ đến kết quả thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như ở khâu cuói cùng
là tiêu thụ sản phẩm. Các kế hoạch MARKETING nói chung và các tham số
điều khiển kinh doanh thường được xây dựng theo tình huống thực tại thời điểm
xây dựng kế hoạch. Tuy có tính đến biến động của thị trường, song không được
vượt quá một tỷ lệ biến động nào đó. Sự thay đổi quá mức của “đầu vào” sẽ ảnh
hưởng đến “giá đầu vào”, “chí phí”, “thời điểm giao hàng”, “khối lượng cung
cấp”... đã được tính đến trong hợp đồng đầu ra. Không kiểm soát/ chi phối hoặc
không đảm bảo được sự ổn định, chủ động về nguồn cung cấp hàng hoá cho
doanh nghiệp có thể phá vỡ hoặc làm hỏng hoàn toàn chương trình kinh doanh
của doanh nghiệp.
2.5 - Trình độ tổ chức - quản lý:
Ảnh hưởng đến kết quả toàn bộ hệ thống nhưng không chỉ mình nó mà
luôn phụ thuộc ít nhất vào cách thức và kết quả của một phần tử khác (2).
-Hệ thống luôn được hình thành bởi các phần tử đã được tập hợp thành
các tập hợp con. Các tập hợp con này xuất hiện trong tập hợp lớn với tư cách là
các phần tử có tính chất (1) và (2).
Một cách khác, một hệ thống là một tổng thể mà nó không thể chia cắt
được thành các bộ phận có ảnh hưởng độc lập đói với nó. Và như vậy, kết quả
thực hiện của một hệ thống (doanh nghiệp) không chỉ là tổng của kết quả thực
hiện của các bộ phận, chức năng, nghiệp vụ được xem xét riêng biệt, mà nó là
hàm số của những tương tác giữa chúng. Điều đó có nghĩa là: khi mỗi một bộ
phận, chức năng, nghiệp vụ của doanh nghiệp được tách riêng ra để thực hiện,
tốt như nó có thể, thì toàn bộ hệ thống sẽ không thực hiện được tốt như nó có
thể. Một doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình thì đồng thời phải đạt
đến một trình độ tổ chức, quản lý tương ứng. Khả năng tổ chức, quản lý doanh
nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp,bao quát tập trung vào những mối quan hệ
tương tác của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thể tạo nên sức mạnh thật sự cho
doanh nghiệp trong doanh nghiệp.
2.6. Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ, bí quyết công nghệ
của doanh nghiệp:
Ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí, giá thành và chất lượng hàng
hoá được đưa ra đáp ứng khách hàng. Liên quan đến mức độ (chất lượng) thoả
mãn nhu cầu, khả năng cạnh tranh, lựa chọn cơ hội và các tác nghiệp khác của
doanh nghiệp trên thị trường.
2.7. Vị trí địa lý, cơ sở vật chất - kỹ thuật của doanh nghiệp:
Vị trí địa lý có thể xem xét ở khía cạnh rộng khi phân tích môi trường kinh
doanh của doanh nghiệp, có thể đưa vào sức mạnh vô hình của doanh nghiệp.
Trong trường hợp này, muốn nhấn mạnh sức mạnh thật sự cần quan tấm khi
đánh giá một “địa điểm cụ thể” mà doanh nghiệp đang sở hữu và khai thác trong
kinh doanh. Điều này có ý nghĩa quan trọng với các doanh nghiệp thương mại
khi đặt điểm bán hàng. Cơ sở vật chất - kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định
doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh thiết bị, nhà xưởng, văn phòng...
phản ánh tiềm lực vật chất và liên quan đến quy mô, khả năng, lợi thế kinh
doanh của doanh nghiệp.
CHƯƠNG III:
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỊT LỢN CỦA TỔNG CÔNG TY
CHĂN NUÔI VIỆT NAM.
I.TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CHĂN NUÔI VIỆT NAM.
1.Lịch sử hình thành và phảt triẻn của TCT.
Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam là 1 doanh nghiệp Nhà nước được thành
lập theo nghị quyết số 90 /TTG ngày 07/ 03 /1994 của thủ tướng chính phủ trên
cơ sở sắp xếp lại :
-Liên hiệp các xí gia cầm Việt Nam
-Tổng công ty xuất khẩu súc sản và gia cầm
-Công ty gia súc và thức ăn chăn nuôi khu vực I
-Công ty trâu bò thịt sữa…
Và một số các đơn vị thuộc ngành chăn nuôi trên phạm vi của cả nước thuộc bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn tại thời điểm thành lập.
Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam có tên giao dịch quốc tế: Việt Nam
NATIONAL LIVESTOCK CORPORATION.Tên viết tắt là VINALIVESCO.
Trụ sở chính đặt tại nhà số 519 phố Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà
Trưng, thành phố Hà Nội.
Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam được đặt các chi nhánh đại diện tại
thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và nước ngoài phù hợp với luật
pháp Việt Nam. Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước
có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại kho bạc và các ngân
hàng theo quy định của Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo điều lệ tổ
chức và hoạt động của Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam do Hội đồng quản trị
Tổng Công ty Xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam phê duyệt và ban hành.
Tổng Công ty chăn nuôi từ khi mới thành lập bao gồm 51 đơn vị trong đó
có 46 đơn vị thành viên hạch toán độc lập, 02 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 03
đơn vị hành chính sự nghiệp.
2. Cơ cấu tổ chức, chức năng của Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam
2.1. Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty chăn nuôi bao gồm:
-Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị có 5 thành viên do Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm. Trong đó có 01
thành viên là Chủ tịch Hội đồng quản trị, 01 thành viên kiêm Tổng Giám đốc, 01
thành viên kiêm trưởng ban kiểm soát.
Hội đồng quản trị có một số chuyên viên chuyên trách giúp việc cho chủ
tịch Hội đồng quản trị quyết định .
Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng Công
ty theo nhiệm vụ Nhà nước giao.
Ban kiểm soát có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ do Hội đồng quản
trị giao về việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng Giám đốc, bộ
máy giúp việc và các đơn vị thành viên Tổng Công ty trong việc chấp hành pháp
luật, điều lệ Tổng Công ty, các Nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị.
Tổng Giám đốc, các phó giám đốc và kế toán trưởng đều do Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Tổng Giám đốc có bộ máy giúp việc điều hành gồm: Văn phòng Tổng
Công ty, các phòng ban nghiệp vụ, được tổ chức và bổ nhiệm theo quy định tại
điều lệ mẫu của Tổng Công ty Nhà nước do Chính phủ ban hành. Tổng Giám
đốc là đại diện pháp nhân của Tổng Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị, trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trước pháp
luật về điều hành hoạt động của Tổng Công ty. Tổng Giám đốc là người có
quyền điều hành cao nhất trong Tổng Công ty.
Phó Giám đốc là người giúp Tổng Giám đốc điều hành 1 hoặc 1 số lĩnh vực,
địa bàn đơn vị của Tổng Công ty theo sự phân công của Tổng Giám đốc và chịu
trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Kế toán trưởng giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán,
thông kê của Tổng Công ty, có quyền và nhiệm vụ theo quy định của Pháp luật.
Văn phòng Tổng Công ty và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức
năng them mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc trong quản lý
điều hành công việc.
Các đơn vị thành viên của Tổng Công ty. Khi thành lập Tổng Công ty có
46 thành viên hạch toán độc lập, 02 thành viên hạch toán phụ thuộc, 03 đơn vị
hành chính sự nghiệp. Qua 5 năm hoạt động một số các thành viên được sắp
xếp lại, đổi tên để hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Đến đầu
năm 2002, Tổng Công ty còn 28 đơn vị thành viên,1 chi nhánh và 2 liên doanh
phân bổ phía Bắc 22 đơn vị , miền Trung 2 đơn vị , và phía Nam 4 đơn vị
Sơ đồ1 : Cơ cấu tổ chức tổng Công ty
Hội đồng quản trị
Ban Giám đốc điều hành
V
ăn
p
hò
ng
T
ổn
g
C
.
ty
Ph
òn
g
T
C
K
T
P
hò
ng
K
H
Đ
T
Ph
òn
g
T
C
C
B
Ph
òn
g
K
TS
X
C
ác
p
hò
ng
K
D
Công ty Xí nghiệp Nông trường TT. kỹ thuật
Tr
ại
Tr
ạm
Xí
n
gh
iệ
p
Ph
òn
g
Đ
ội
s
ản
x
uấ
t
Đ
ội
D
V
C
ác
p
hò
ng
Đ
ội
s
ản
x
uấ
t
Đ
ội
D
V
Tr
ạm
v
ật
tư
Tr
ạm
s
ản
x
uấ
t
Đ
ội
D
V
(Theo nguồn của Tổng Công Ty chăn Nuôi Việt Nam)
2.2. Chức năng của Tổng Công ty.
Tổng Công ty có 2 chức năng chính: Tổng Công ty thay mặt Nhà nước ,
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý ngành chăn nuôi Việt Nam.
Điều hành sản xuất kinh doanh các đơn vị thành viên.
Ngoài chức năng quản lý Tổng Công ty còn có chức năng kinh doanh tạo
nguồn thu trang trải cho hoạt động của Tổng Công ty và nộp ngân sách cho Nhà
nước . Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là : Chăn nuôi gia súc , gia cầm và các
vật nuôi khác, sản xuất chế biến , kinh doanh nguyên vật liệu và thức ăn chăn
nuôi, sản xuất chế biến các sản phẩm chăn nuôi( như chế biến thịt thực phẩm
các loại), kinh doanh, vật tư , thiết bị, máy móc, dược phẩm và các loại hoá chất,
trồng trọt cây làm thức ăn gia súc, cây lương thực cây ăn quả, cây công nghiệp
và môi sinh , Xây dựng sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng , điện nước , trực
tiếp xuất nhập khẩu. ..
2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn.
-Tổ chức xây dựng , quy hoạch mạng lưới các đơn vị thành viên trong
lĩnh vực sản xuất, chăn nuôi chế biến xuất khẩu.
-Giám sát kết quả hoạt động chăn nuôi , xuất nhập khẩu…
- Tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ và những vấn đề có liên quan
đến công nghiệp hoá và hiện đại hoá ngành chăn nuôi.
- Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ , nhân viên, công nhân kỹ thụât chăn
nuôi.
- Tư vấn và đầu tư chăn nuôi.
-Giúp đỡ các địa phương về kỹ thụât , tổ chức sản xuất kinh doanh xuất
khẩu.
-Hoàn thành các kế hoạch xuất nhập khẩu.
-Kiểm tra báo cáo Nhà nước ( Bộ chủ quản) kết quả hoạt động chăn nuôi
xuất khẩu)
-Sản xuất thu mua và xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi.
-Đóng góp ngân sách Nhà nước .
-Tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu
-Thiết lập thị trường nước ngoài để nhập khẩu các sản phẩm phục vụ cho
ngành chăn nuôi ..vv.
* Về quyền hạn của một Tổng Công ty có quyền hạn của một tổng Công ty
lớn được thiết lập theo mô hình TCT "90”, TCT “91”.
-Tham gia vào các hội nghị Chính phủ.
-Thiết lập mối quan hệ với các đơn vị trong nước và nước ngoài.
-Liên kết liên doanh với nước ngoài.
-Tham gia hoạt động sản xuất , chế biến dịch vụ thương mại , đầu tư xuất
nhập khẩu.
-Được quyền mở trường lớp đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ theo
những chuyên ngành trong lĩnh vực chăn nuôi.
3. Các yếu tố nguồn lực của Công ty .
3.1. Nhân sự.
Khi thành lập Tổng Công ty quản lý gần 8000 cán bộ công nhân viên. Đến
cuối năm 2001 Tổng số cán bộ công nhân viên là 4.800 người hấu hết là trình độ
Đại học và sau đại học với độ tuổi tương đối cao ( Ví dụ ở văn phòng Tổng
Công ty có tới trên 70% cán bộ công nhân viên trên 40 tuổi)
Trong công tác cán bộ Tổng Công ty đã kịp thời thực hiện đúng quy định,
tất cả các đơn vị được kiện toàn đội ngũ , cán bộ quản lý và có chuyển biến
tích cực trong sản xuất kinh doanh. Trong thực tế việc đào tạo và đào tạo lại một
số cán bộ để đảm trách các nhiệm vụ cần thiết tại các đơn vị trực thuộc cũng
như các ban ngành của Tổng Công ty nhiều hạn chế. Tuy nhiên với sự quan tâm
chỉ đạo của Tổng Công ty và nhiệt tình trách nhiệm của cán bộ nên vẫn hoàn
thành nhiệm vụ được giao. Tổng Công ty cũng đã thực hiện chiến lược lâu dài,
cử 1 số đồng chí cán bộ đương chức theo họccác lớp đào tạo cơ bản để phục vụ
công tác; xây dựng được quy chế về quản lý và phân cấp quản lý cán bộ trong
toàn Tổng Công ty , làm cơ sở thực hiện đầy đủ chính sách cán bộ và công tác
cán bộ lâu dài.
3.2. Tài chính:
Khi mới thành lập, Tổng vốn kinh doanh của toàn Công ty đạt 111 tỷ 653
triệu đồng. Đến năm 2003 Tổng vốn kinh doanh của Tổng Công ty đạt 215 tỷ
718 triệu đồng tăng gần 2 lần . Nguồn vốn chỉ sở hữu tăng trong 5 năm là
104.065 triệu đồng ( Tăng 93% so với năm 1998 ) trong đó tăng chủ yếu do
ngân sách Nhà nước cập 102.735 triệu đồng ( Chiếm 98,7% nguồn tăng)
Trong đó cấp bổ sung vốn lưu động : 44.735 triệu đồng và cấp vốn đầu tư
xây dựng cơ bản : 58.000 triệu đồng ( Chưa kế vốn cho các dự án đang dang dở và
được tập trung toàn bộ cho các doanh nghiệp sản xuất chăn nuôi).
Ngoài phần tăng do Nhà nước ấp còn do các doanh nghiệp hoạt động sản
xuất kinh doanh có lãi, tự bổ sung từ nguồn quỹ đầu tư phát triển chiếm tỷ lệ rất
thấp 1.330 triệu đồng. Doanh thu toàn tổng Công ty năm 2003 đạt 1.024 tỷ đồng,
gấp 2,76 lần so với năm 1998 nhưng lại tập trung chủ yếu ở 3 doanh nghiệp lớn
đạt 792 tỷ , chiếm tới 80% doanh thu toàn tổng Công ty ( Văn phòng Tổng Công
ty 262 tỷ, Animex Sài Gòn : 272 tỷ , Công ty vật tư và giống gia súc 258 tỷ . Năm
2002 tỷ lệ này là 84% doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp chăn nuôi tăng chậm. Kết quả kinh doanh dần dần có lãi với xu hướng ổn
định . Năm 2003 toàn Tổng Công ty lãi 1.324 triệu đồng và điều quan trọng là cơ
cấu loại thu nhập này đã thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tỷ lệ thu nhập từ
hoạt động kinh doanh tăng lên , số lãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh tăng
nhưng vẫn tập trung ở 3 doanh nghiệp có doanh thu lớn ( Chiếm 76% số lãi của
toàn Tổng Công ty trong khi tổng số vốn kinh doanh chủ sở hữu chỉ chiếm 25%
của toàn tổng Công ty). Tỷ trọng lãi trên doanh thu và lãi trên vốn của toàn Tổng
Công ty đã ở mức thấp so với các Tổng Công ty khác. Trong đó chủ yếu là thuế
GTGT ( 25 tỷ) và thuế xuất nhập khẩu ( 53 tỷ).
Mặc dù có sự hỗ trợ tương đối lớn của Nhà nước về vốn nhưng các khoản
vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp chăn nuôi tăng thêm cơ sở
vật chất, tăng năng lực sản xuất nhưng hiệu quả của đầu tư chưa tăng tương xứng
cả về doanh thu và kết quả kinh doanh.
3.3. Trình độ khoa học công nghệ.
Từ khi thành lập Tổng công ty đã có một số kết quả đáng kể về khoa học
công nghệ trong chăn nuôi.
Về nghiên cứu khoa học, đây được coi là một giải pháp cho việc ứng dụng
nhanh các tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi, thú y nhằm tăng năng suất và giảm giá
thành các sản phẩm chăn nuôi, từ đó tăng hiệu quả trong chăn nuôi. Tổng công ty
chăn nuôi Việt Nam đã đề nghị và được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
chấp thuận đưa vào chương trình nghiên cứu khoa học các đề tài nghiên cứu nhằm
phục vụ kịp thời cho sản xuất. Năm năm qua Tổng công ty đã tiến hành nghiên cứu
17 đề tài, trong đó 11 đề tài về giống, 3 đề tài về thức ăn, 3 đề tài về thú y, đã được
hội đồng khoa học của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đánh giá tốt. Trong
đó 9 đề tài được công nhận là tiến bộ kỹ thuật và được phép đưa vào sản xuất.
Về ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, Tổng công ty đã tiếp thu
một số giống gia súc gia cầm của một số hãng nước ngoài có công nghệ tiên tiến
như gà thịt AA (Mỹ), ISA (Pháp), ROSS (Anh), Lợn PIC (Anh), HYBRID (Pháp),
Bò cao sản H-F (Hà Lan)…
Hiện đại hoá trang thiết bị chăn nuôi và chế biến, đây là một trong những nội
dung quan trọng của việc đổi mới công nghệ chăn nuôi. Song song với việc đổi
mới con giống cùng với sự giúp đỡ của nhà nước, Tổng công ty tiến hành đổi mới
theo hướng hiện đại hoá trang thiết bị trong chăn nuôi hiện có đã cũ và lạc hậu, áp
dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến là công nghệ chăn nuôi chuồng kín, điều hoà
khí hậu tối ưu cho sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Trong chăn nuôi lợn, áp
dụng hệ thống chuồng lồng cho lợn nái nuôi con, lợn sau cai sữa. Trong chăn nuôi
gia cầm, sử dụng hệ thống máng ăn và uống tự động, áp dụng công nghệ máy ấp
hiện đại . Trong sản xuất con giống, đổi mới công nghệ sản xuất tinh bò đông lạnh
tại trung tâm tinh đông lạnh MONCADA đã tiếp thu và ứng dụng thành công công
nghệ sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ, thay thế cho sản xuất tinh đông lạnh
dạng viên. Ngoài ra còn dựa vào ứng dụng thiết bị sản xuất nitơ lỏng để phục vụ
cho việc bảo quản tinh đông lạnh.
II.. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU THỊT
LỢN CỦA TỔNG CÔNG TY CHĂN NUÔI VIỆT NAM..
1. Tình hình XNK năm 2002, 2004 của toàn Tổng công ty.
Từ năm 1999 đến năm 2004 Tổng công ty đã và đang hoạt động trong bối
cảnh kinh tế thị trường thế giới, khu vực và trong nước có nhiều khó khăn phức tạp.
Năm 2000 Liên Bang Nga, Hồng Kông và các nước Đông Nam á - Những thị
trường nhập khẩu 100% khối lượng hàng do Tổng công ty xuất khẩu lâm vào
khủng hoảng tài chính, đồng tiền bị phá giá, hệ thống ngân hàng rệu rã, hoạt động
thanh toán quốc tế bị ách tắc. Do tác động của khủng hoảng tài chính, các chỉ tiêu
phát triển kinh tế của nước ta đã không đạt được như dự kiến ban đầu, sức mua trên
thị trường trong nước cũng bị giảm sút rõ rệt.
Là một Tổng công ty hoạt động trong ngành chăn nuôi, có tham gia vào lưu
thông hàng hoá trên thị trường trong nước và ngoài nước, Tổng công ty và các đơn
vị trong Tổng công ty vẫn tiếp tục hoạt động và đã có cố gắng hoàn thành tốt nhiệm
vụ chuyên môn kế hoạch công tác trong từng năm. Chính vì vậy các mặt hàng xuất
khẩu truyền thống trong thời gian này vẫn tiếp tục được duy trì. Để thực hiện kế
hoạch XNK, một mặt phải lo thị trường, mặt khác Tổng công ty phải nỗ lực rất
nhiều để đảm bảo duy trì sản xuất, chế biến trong nước sẵn sàng có sản phẩm phục
vụ cho xuất khẩu.
Bảng 1:
Tình hình xuất nhập khẩu năm 2002, 2003, 2004 của toàn Tổng công
ty.
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 So sánh tỉ lệ
Tổng kim ngạch
XNK
Tấn Trị giá
1000US
D
Tấn Trị giá
1000US
D
Tấn Trị giá
1000US
D
2003/200
2
2004/20
03
41.868 59319 48.952 141,68 82,5
1. Xuất khẩu 12.506 14.551 6.938 116,35 47,7
- Thịt chế biến 2.842 3.734 9.475 11.143 2288 2.606 298.41 24,2
- Da trâu bò
muối
3.053 2.174 2.140 1521 1956 1019 69,96 91,4
- Hải sản các
loại
495 1.574 127 224 1.330 894 14,23 248,3
- Hàng nông
sản
3.204 3.090 397 188 2.122 3,81 534,5
- Hàng khác 575 635 297 110,43 46,8
2. Nhập khẩu 29.362 44.768 42.014 152,47 93,8
- Thuốc thú y,
nguyên liệu
khác
1.840 1.726 2.130 93,8 123,4
- Thực phẩm và
nguyên liệu
CNTP
5.187 10.937 11.778 210,85 107,3
- TĂCN và
nguyên liệu
139.57
8
21.012 124.77
1
26.402 23.050 125,65 87,3
TĂCN
- Con giống và
thiết bị CN
646 2.915 1.058 451,12 36,3
- Vật tư, MMTB,
hàng khác
575 2.752 3.998 478,6 159,9
* Ghi chú:
Thực hiện XNK năm 2004 đạt 48.952 ngàn USD, Trong đó có 2.432 ngàn
USD năm 2003 chuyển sang.
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam)
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Tình hình XNK năm 2004 của toàn Tổng công ty thực hiện 48.952 ngàn
USD bằng 82,5% so với năm 2003. Ba đơn vị có kim ngạch xuất khẩu lớn hơn
của Tổng công ty là Animex Sài Gòn, văn phòng Tổng công ty và công ty vật tư
giống gia súc.
- Về hoạt động:
Cả năm 2004 kim ngạch thực hiện được 6938 ngàn USD bằng 47,7% so
với năm 2003. Đi sâu vào phân tích từng mặt hàng ta thấy:
+ Mặt bằng xuất khẩu chính của Tổng công ty là thịt chế biến chỉ đạt 2606
ngàn USD bằng 24,2% so với năm 2003.
+ Mặt bằng xuất khẩu da trâu bò muối đạt 1019 ngàn USD bằng 91,4% so
với năm 2003.
+ Mặt hàng hải sản năm 2004 cao hơn năm 2003 cả số tiền và tỉ lệ (cao gấp
4 lần năm 2003).
+ Mặt hàng nông sản tăng lên đáng kể so với năm 2003 đạt 2122 ngàn USD
cao hơn năm 2003 là 1934 ngàn USD.
+ Hàng khác: Bị suy giảm đáng kể so với năm 2003 (giảm 338 ngàn USD
tương ứng 46,8%).
Nguyên nhân chính làm cho các mặt hàng có sự phát triển là do: Giá thịt
lợn hơi trong nước tăng qúa cao (có lúc lên tới 19.000đ/kg tại TPHCM, tháng
7/2004). Trong khi đó giá xuất khẩu lại giảm. Bình quân giá mua nguyên liệu
tăng khoảng 20%, giá xuất khẩu giảm hơn 10% so với năm 2003.
- Về hoạt động nhập khẩu: Cả năm 2004 đạt 42.014 ngàn USD sự thay đổi
của các mặt hàng nhập khẩu là không đáng kể. Đi sâu vào phân tích ta thấy:
+ Mặt hàng nhập khẩu chính vẫn là thức ăn chăn nuôi - Nhuyên liệu thức
ân chăn nuôi đạt 23.050 ngàn USD thấp hơn năm 2003 và bằng 87,3% năm
2003.
+ Mặt hàng thực phẩm và nguyên liệu CNTP tăng 841 ngàn USD tương
ứng 23,4% so với năm 2003.
+ Con giống và thiết bị chăn nuôi, vật tư, hàng khác có tăng giảm nhưng
không đáng kể so với các mặt hàng nhập khẩu khác.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty chăn nuôi Việt
Nam:
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2000,2001 năm 2002 của toàn
Tổng công ty.
TT
Năm
Chỉ tiêu
Giá trị (triệu đồng) So sánh (tỷ lệ %)
2002 2003 2004 2003/2002 2004/2003
1 Doanh thu 820.398 1.024.095 1.079.917 124,8 105,456
2 Chi phí 732.606 929.155 1.014.590 126,83 109,194
3 Lợi nhuận trước thuế 87.792 94.940 65.381 108,14 68,86
4 Thếu phải nộp 86.486 93.616 60.697 108,24 64,84
5 Lợi nhuận sau thuế 1.306 1.324 4.684 101,38 353,776
(Nguồn: Báo cáo kế toán tổng hợp của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam)
Năm 2004 toàn Tổng công ty đạt mức tăng trưởng ổn định và đạt hiệu qua
sản xuất kinh doanh cao hơn, năm 2003. Doanh thu đạt 1.079.917 triệu đồng
tăng 55.876 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 5,456% so với năm 2003. Trong đó
có nhiều doanh nghiệp sản xuất chăn nuôi đạt mức tăng trưởng cao như công ty
giốnglợn Miền Bác tăng 192%, công ty giống gia cầm lương Mỹ tăng 80%,
công ty giống bò sữa Mộc Châu tăng 30%. Doanh thu của các doanh nghiệp sản
xuất chăn nuôi chiếm tỷ trọng toàn Tổng công ty từ 12,4% (127 triệu đồng) năm
2003 lên 19,2% (208 triệu đồng) năm 2004 (tăng 63%).
Kết quả sản xuất kinh doanh đã đạt mức lãi 4.684 triệu đồng cao nhất
trong các năm vừa qua và xấp xỉ gấp 3,5 lần năm 2003. Đồng thời cơ cấu các
loại thu nhập cũng đạt theo chiều hướng tích cực khi số lãi của hoạt động sản
xuất kinh doah chính đã tăng lên nhiều so với các năm trước. Tỷ xuất lợi nhuận
liên doanh trên doanh thu đạt 0,43% (năm 2003 = 0,13%) và tỷ xuất lợi nhuận
trên vốn kinh doanh đạt 2,2% (năm 2003 = 0,67%).
3. Phân tích thực trạng. Xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi
Việt Nam.
3.1. Giá trị và sản lượng thịt lợn xuất khẩu:
Mặt hàng thịt lợn xuất khẩu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam chủ yếu
là thịt lợn mảnh, lợn sữa và lợn choai.
Trong mấy năm gần đây thì sản lượng mặt hàng lợn sữa được xuất khẩu
sang Hồng Kông, Đài Loan, Singapore chiếm ưu thế / hơn cả
Hình 1: Tình hình xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam.
Từ hình ta thấy: Tình hình xuất khaủa thịt lợn củaTổng công ty chăn nuôi
Việt Nam năm 2003 so với năm 2002 tăng lên rõ rệt; còn năm 2004 so với năm
2003 có tăng nhưngkhông đang kể.
Nguyên nhân chủ yếu là làm cho tình hình xuất khẩu thịt lợn của Tổng
công ty năm 2004 tăng ítlà do giá thịt lợn hơi trong nước tăng quá cao trong khi
đó giá xuất khẩu lại giảm mạnh.
Như vậy, qua số liệu trên ta thấy rằng sản lượng thịt lợn xuất khẩu của
Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam không ổn định, biến động qua các năm. Chính
vì vậy mà trong thời gian tới, Tổng công ty chăn nuôi cần có những giải pháp
để thoát khỏi tình trạng này.
3.2. Cơ cấu mặt hàng thịt lợn xất khẩu của Tổng công ty Việt Nam:
Cơ cấu mặt hàng thịt lợn xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty là thịt lợn
mảnh đông lạnh, lợn sữa và lợn choai.
0
2000
4000
6000
8000
10000
2002 2003 2004
So luong
Năm
Số lượng
5373
9711 9985
Trong đó, thịt lợn mảnh đông lạnh được xuất khẩu toàn bộ sang thị trường
Liên bang Nga, còn thịt lợn sữa và thịt lợn choai được xuất khẩu sang thị trường
Hồng Kông, Đài Loan, Singapore.
Như vậy, cơ cấu mặt hàng thịt lợn xuất khẩu của Tổng công ty còn đơn điệu,
chưa chế biến được nhiều mặt hàng như các nước Mỹ Trung Quốc, EU… Do đó
Tổng công ty cần phải cố gắng hơn nữa trong việc đa dạng hoá các mặt hàng thịt
lợn xuất khẩu đáp ứng được các nhu cầu thị trường nước ngoài.
TT
Năm
Chỉ tiêu
2002 2003 2004
Trị giá
(Triệu
tấn
Tỷ trọng
(%)
Trị giá
(Triệu tấn)
Tỷ
trong
(%)
Trị giá
(Triệu tấn)
Tỷ
trọng
(%)
1 Lợn mảnh 400 7,5 1711 16,6 1680 16,8
2 Lợn sữa 4023 74,8 6500 67 6701 67,1
3 Lợn choai 950 17,7 1500 15,4 1604 16,1
Tổng 5373 100 9711 100 9985 100
(Nguồn: Tài liệu thống kê của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam)
Qua số liệu trên ta thấy: Thị trường xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty còn
hạn hẹp, không ổn định. Đi sâu vào phân tích từng mặt hàng ta thấy:
+ Mặt hàng thịt lợn mảnh năm 2004 đã giảm 31 triệu tấn so với năm 2003.
Nguyên nhân là do giá thịt lợn hơi tỏng nước tăng qúa cao, giá xuất khẩu lại giảm
mặt khác các nước EU, Mỹ đã có những hành động tích cực thúc đẩy xuất khẩu
bằng cách tiến hành trợ cấp rất lơn cho mặt hàng này xâm nhập vào thị trường Nga
làm cho thị trường của Tổng công ty bị thu hẹp.
+ Mặt hàng lợn sữa và lợn choai đã có thay đổi.
Theo chiều hướng tích cực. Do Tổng công ty đã có những giải pháp phù
hợp và đã tìm được thêm thị trường cho mình đó là thị trường Đài Loan và
Singapore.
3.3. Thị trường xuất khẩu thịt lợn.
Nhìn chung trong thời gian qua, thị trường xuất khẩu thịt lợn chủ yếu của
tổng công ty chăn nuôi Việt Nam vẫn là thị trường Liên Bang Nga và thị trường
Hông Kông. Nhưng Tổng công ty vẫn chưa khai thác hết khả nă3ng nhu cầu của
2 thị trường này cho nên sản lượng xuất khẩu của Tổng công ty vẫn còn thấp,
không ổn định và biến động thất thường qua từng năm.
a. Thị trường liên Bang Nga: Cơ cấu mặt hàng thịt lợn xuất khẩu sang thị
trường Liên Băng Nga của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam chủ yếu là thịt lợn
mảnh còn lợn sữa và lợn choai rất hạn chế, có thời gian không xuất khẩu được.
Hiện na, Nga là một trong những thị trường nhập khẩu thịt lợn lớn nhất thế
giới trong khi đó thị trường Liên Bang Nga lại là thị trường truyền thống của
Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam. Tuy nhiên thời gian qua Tổng công ty chăn
nuôi Việt Nam chỉ xuất khẩu được một số lượng rất hạn chế, thậm chí năm 2002
Tổng công ty không xuất khẩu được một lượng thịt lợn nào sang thị trường này
theo hợp đồng thương mại, mà chỉ xuất khẩu được theo nghị định thư của chính
phủ.
Hình 2: Tình hình xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam
sang thị trường Nga.
(Nguồn: Tài liệu thống kê hàng năm của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam).
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty
chăn nuôi Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga giảm là từ cuối năm 2001
đến hết năm 2002 kinh tế của Liên Bang Nga có sự biến động lớn, giá nhập khẩu
thịt lợn của Nga xuống thấp nên Tổng công ty không thể xuất khẩu được trong
khi đó, những nhược điểm cố hữu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam là chất
lượng sản phẩm chưa cao, điều kiện vệ sinh thực phẩm kém, giá thành cao càng
bộc lộ rõ làm mất khả năng cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh mạnh trên
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
2002 2003 2004
Soluong
Số lượng
400
711 680 Đơn vị: Tấn
thị trường Nga như các doanh nghiệp của Mỹ, Trung Quốc, EU … Có thể cho
rằng năm 2002 là năm mà Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam đã mất thị phần
trên thị trường Liên Bang Nga (số lượng 400 tấn mà Tổng công ty Việt Nam
xuất khẩu sang Nga là số lượng xuất khẩu theo nghị định thư của chính phủ).
Đến năm 2003, nền kinh tế Nga bắt đầu đi vào ổn định, cùng với việc huỷ
bỏ viện trợ thịt lợn của EU do WTO ổn định đã giúp cho thị trường xuất khẩu
thịt lợn của Nga bước đầu đi vào ổn định và tìm lại quỹ đạo của nó. Do vậy mà
giá xuất khẩu thịt lợn vào thị trường Nga tăng lên và Tổng công ty chăn nuôi
Việt Nam lại có thể tiếp tục xuất khẩu thịt lợn sang thị trường truyền thống này.
Tuy nhiên với số lượng xuất khẩu là 1500 tấn theo hợp đồng thương mại (với
giá bán là 1200 USD/tấn) và 211 tấn xuất khẩu trả nợ theo nghị định thư thì nó
vẫn là con số nhỏ của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam.
Tóm lại, dù trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu thịt lợn của Tổng
công ty chăn nuôi Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga đã gặp nhiều khó
khăn và có thời gian đã không thể xuất khẩu sang Nga. Song hiện nay cùng với
sự phục hồi của nền kinh tế Nga, Tổng công ty đã dần tìm lại được thị trường
xuất khẩu thịt lợn của mình tại Nga. Đồng thời Tổng công ty cũng nhận định
rằng dù thời gian qua thị trường thịt lợn của Nga rất bấp bênh song Nga vẫn là
một thị trường nhập khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới. Với dân số khoảng 150 triệu
người và mức tiêu thị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn Quản trị danh mục sản phẩm của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam.pdf