Đồ án Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tai nạn giao thông đường bộ

Tài liệu Đồ án Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tai nạn giao thông đường bộ: MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Theo thống kê của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, năm 2006 trên cả nước đã xảy ra 13.253 vụ TNGT, làm chết 11.489 người, bị thương 10.213 người. So với năm 2005, tuy số người bị thương giảm nhưng số vụ TNGT tăng hơn 1%, đặc biệt số người chết do TNGT tăng với tỷ lệ cao: hơn 10%. Trong những nguyên nhân gây TNGT thì có tới hơn 70% là do người điều khiển phóng nhanh, vượt ẩu, đi không đúng làn đường quy định. Cũng theo số liệu thống kê, khoảng 50% người đi xe gắn máy khi chuyển hướng không sử dụng đèn báo; 70% không dùng phanh tay; 85% không biết dùng còi đúng lúc; 90% không sử dụng đúng, hợp lý đèn chiếu sáng xa, gần; 72% không có thói quen đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy trên đường quốc lộ. Với những số liệu trên cho thấy tai nạn giao thông đang ngày càng trở nên bức bối hơn bao giờ hết. Trong phạm vi quản lý nhà nước về an toàn giao thông, Bộ giao thông vận tải và Ủy ban an toàn giao thông quốc gia cần có một cơ sở dữ liệu về Tai nạn giao thông trên toàn ...

doc43 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đồ án Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tai nạn giao thông đường bộ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Theo thống kê của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, năm 2006 trên cả nước đã xảy ra 13.253 vụ TNGT, làm chết 11.489 người, bị thương 10.213 người. So với năm 2005, tuy số người bị thương giảm nhưng số vụ TNGT tăng hơn 1%, đặc biệt số người chết do TNGT tăng với tỷ lệ cao: hơn 10%. Trong những nguyên nhân gây TNGT thì có tới hơn 70% là do người điều khiển phóng nhanh, vượt ẩu, đi không đúng làn đường quy định. Cũng theo số liệu thống kê, khoảng 50% người đi xe gắn máy khi chuyển hướng không sử dụng đèn báo; 70% không dùng phanh tay; 85% không biết dùng còi đúng lúc; 90% không sử dụng đúng, hợp lý đèn chiếu sáng xa, gần; 72% không có thói quen đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy trên đường quốc lộ. Với những số liệu trên cho thấy tai nạn giao thông đang ngày càng trở nên bức bối hơn bao giờ hết. Trong phạm vi quản lý nhà nước về an toàn giao thông, Bộ giao thông vận tải và Ủy ban an toàn giao thông quốc gia cần có một cơ sở dữ liệu về Tai nạn giao thông trên toàn quốc. Do vậy “Nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông” là một yêu cầu cấp thiết. Được sự đồng ý của Nhà trường và sự giúp đỡ của Tiến sĩ Phùng Văn Ổn - Trung tâm tin học Bộ Giao thông Vận tải, em đã nhận nhiệm vụ trên để thực hiện khoá luận tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả hôm nay, em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Phùng Văn Ổn, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo và các cán bộ, nhân viên Trường ĐHDL Hải Phòng, những người đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian em học tập tại trường. Em cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các cô chú, các anh chị tại Trung tâm Tin học Bộ Giao thông Vận tải, đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt cho em trong thời gian thực tập tại Trung tâm. Tuy có nhiều cố gắng trong quá trình học tập nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý quý báu của tất cả các thầy cô giáo cũng như tất cả các bạn để kết quả của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng, ngày ..........tháng ……. năm 2007 Sinh viên Lê Hoàng Tùng CHƯƠNG I. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG 1.1. Hiện trạng quản lý dữ liệu tai nạn giao thông tại Việt Nam Hiện nay theo quy định, một vụ tai nạn giao thông được tính đến khi mức độ thương tật của người bị nạn là 5% (nạn nhân phải vào viện) hoặc thiệt hại về tài sản quá 1.000.000 đồng. Mức độ thương tật từ 5% đến 20% và phải nằm viện dưới 30 ngày được coi là chấn thương nhẹ, mức độ thương tật quá 20% và phải nằm viện trên 30 ngày được coi là chấn thương nặng. Tử vong do tai nạn giao thông được thống kê trong vòng 31 ngày sau khi xảy ra tai nạn nếu nguyên nhân tử vong trực tiếp do tai nạn, nhưng thông thường nguyên nhân tử vong được thống kê là do tai nạn giao thông nếu người bị nạn chết trong vòng 7 ngày, đôi khi chỉ tính ở thời điểm tai nạn xảy ra. 1.1.1. Quản lý dữ liệu tai nạn giao thông Hiện nay, cảnh sát giao thông thực hiện báo cáo tai nạn theo mẫu báo cáo tai nạn giao thông tại hiện trường và gửi lên Phòng cảnh sát giao thông huyện/quận trong vòng 1 tháng sau khi xảy ra tai nạn. Nếu vụ tai nạn có từ 1 người chết trở lên thì một bản báo cáo sẽ được gửi ngay lập tức tới Phòng cảnh sát giao thông bằng FAX để nhận thông tin quản lý kịp thời. Hàng tháng các Phòng cảnh sát giao thông huyện/quận tổng hợp thông tin về số vụ tai nạn được báo cáo, số tử vong và chấn thương, phân tích sơ bộ về nguyên nhân tai nạn, phương tiện liên quan, và địa điểm xảy ra tai nạn và báo cáo Sở công an tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. Các Sở công an tổng hợp thông tin về số vụ tai nạn được báo cáo, số tử vong và chấn thương, phương tiện liên quan, và địa điểm xảy ra tai nạn rồi gửi về Cục cảnh sát giao thông. Cục cảnh sát giao thông sẽ làm báo cáo tổng hợp và gửi cho Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia. Trình tự báo cáo tai nạn giao thông hiện tại như sau: - Khi xảy ra một vụ tai nạn, người dân báo cho đồn cảnh sát gần nhất hoặc cảnh sát trên đường, hoặc ở một số trường hợp họ tự giải quyết sự việc mà không có sự can thiệp của cảnh sát. - Sau khi được thông báo, cảnh sát điều tra sẽ đến hiện trường thu thập, điều tra và hoàn tất báo cáo tai nạn. Nếu vụ tai nạn không liên quan đến hình sự, cảnh sát điều tra sẽ gửi các báo cáo lên phòng cảnh sát giao thông. Đối với các vụ tai nạn nghiêm trọng liên quan đến trách nhiệm hình sự mà xử phạt lớn hơn 15 năm tù, cảnh sát điều tra quận huyện sẽ gửi báo cáo hoàn chỉnh lên cảnh sát điều tra cấp tỉnh/thành phố tiếp quản theo quy định của pháp luật. Sơ đồ luồng thông tin báo cáo tai nạn giao thông hiện tại - Cảnh sát giao thông tỉnh/thành phố có trách nhiệm giải quyết các vụ tai nạn liên quan đến các cán bộ cấp cao hoặc với người nước ngoài. - Tại hiện trường tai nạn, cảnh sát giao thông có trách nhiệm cấp cứu nạn nhân, giữ hiện trường và giải phóng tắc nghẽn giao thông. - Các thông tin tai nạn được giữ ở phòng cảnh sát giao thông huyện/thị trấn, hoặc đôi khi được giữ ở phòng cảnh sát giao thông tỉnh/thành phố. - Cảnh sát điều tra cấp tỉnh/thành phố có trách nhiệm lưu giữ các thông tin về các vụ tai nạn nghiêm trọng có liên quan đến trách nhiệm hình sự của cảnh sát giao thông tỉnh/thành. - Cảnh sát giao thông tỉnh báo cáo số liệu tai nạn giao thông lên văn phòng cảnh sát giao thông quốc gia. - Các báo cáo tai nạn được lưu giữ ở phòng cảnh sát giao thông hoặc cảnh sát điều tra tiếp nhận vụ tai nạn. Khoảng 30% số vụ tai nạn được báo cáo bởi Phòng cảnh sát giao thông tỉnh và 70% bởi cảnh sát giao thông quận huyện. Các nguồn thông tin về tai nạn giao thông khác bao gồm: Cục Đường bộ từ các công ty duy tu bảo dưỡng đường, các sở giao thông tỉnh, các Ban an toàn giao thông tỉnh, Bộ Y Tế và các bệnh viện, các công ty bảo hiểm. 1.1.2. Các vấn đề và vướng mắc Các vấn đề và vướng mắc liên quan đến cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông bao gồm: - Cảnh sát chỉ báo cáo một số lượng nhỏ các vụ tai nạn giao thông. - Có sự khác biệt về số lượng tai nạn và tử vong giữa các báo cáo của cảnh sát giao thông, bệnh viện và Cục đường bộ. - Khác biệt định nghĩa về "tai nạn giao thông", "chấn thương". - Việc báo cáo chi tiết tai nạn của cảnh sát giao thông còn chậm. - Các cơ quan quản lý đường bộ cũng thu thập thông tin tai nạn (chủ yếu là để ước tính số lượng vụ tai nạn tại một điểm), nhưng cũng không đầy đủ và không đạt tiêu chuẩn. - Chưa có cơ sở dữ liệu hoặc hệ thống máy tính toàn quốc để thu thập, phân tích và báo cáo có hiệu quả số liệu tai nạn giao đường bộ. - Thiếu trang thiết bị máy tính và kỹ năng sử dụng máy tính ở các trạm cảnh sát. - Quyền sở hữu và tiếp cận đối với cơ sở dữ liệu và phân tích tai nạn rất hạn chế - cảnh sát giao thông không cung cấp số liệu cho các cơ quan quản lý đường bộ vì vậy họ phải sử dụng số liệu không đầy đủ của mình để phân tích điểm đen và phân tích các đầu tư cải tạo đường bộ. - Việc tuyên truyền các số liệu tai nạn hạn chế. - Việc báo cáo và phân tích cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông được tiến hành mà không có sự phối hợp giữa các tỉnh hay giữa Bộ Y Tế với các bộ ngành khác. Thêm vào đó, vẫn chưa có sự thống nhất các quy trình thực hiện giữa các bộ ngành. Các số liệu báo cáo tai nạn giao thông đường bộ không phản ánh đúng tình hình thực tế. I.2. Nhiệm vụ xây dựng CSDL về tai nạn giao thông Trước tình hình diễn biến phức tạp về an toàn giao thông, Bộ trưởng Bộ GTVT kiêm Chủ tịch ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã ký quyết định số 390/QĐ-UBATGTQG ngày 27/12/2006 thành lập Tổ chuyên trách Diễn đàn An toàn giao thông trên mạng Internet với nhiệm vụ thu thập ý kiến của người dân về các Kế sách nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, cung cấp thông tin về tình hình tai nạn giao thông lên Diễn đàn. Trung tâm Tin học được giao nhiệm vụ xây dựng Diễn đàn này, trong đó có việc xây dựng CSDL về tai nạn giao thông để lưu trữ và cung cấp thông tin lên mạng Internet. Văn phòng Uỷ ban ATGT có trách nhiệm cung cấp thông tin về tai nạn giao thông để cập nhật vào CSDL. . CHƯƠNG 2. YÊU CẦU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2.1. Phạm vi, quy mô. Bộ GTVT có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải, trong đó có nhiệm vụ quản lý Nhà nước về an toàn giao thông. Tai nạn giao thông đã gây ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội đất nước. Kiềm chế và giảm tai nạn giao thông là yêu cầu rất cấp bách. Vì vậy, ngân hàng dữ liệu tai nạn giao thông này được xây dựng nhằm thu thập, lưu giữ và xử lý, phân tích các dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ phục vụ công tác nghiên cứu và quản lý của ngành giao thông vận tải. 2.2. Yêu cầu số liệu và tổ chức thu thập, cập nhật số liệu 2.2.1. Yêu cầu số liệu Căn cứ vào phạm vi, quy mô và đối tượng như vậy, các yêu cầu số liệu đầu vào được thiết kế như sau: a.1. Các số liệu đầu vào: Thời điểm xảy ra tai nạn: Giờ Ngày Tháng Năm Số người chết người Số người bị thương người Số phương tiện hư hỏng hoàn toàn Xe con xe Xe máy xe Xe khách xe Xe đạp xe Xe tải xe Xe khác xe Số phương tiện hư hỏng một phần Xe con xe Xe máy xe Xe khách xe Xe đạp xe Xe tải xe Xe khác xe Ước tính thiệt hạiđồng Thời tiết: Nắng Sương mù Nhiều mây Gió to, bão Mưa lũ Mật độ giao thông Vắng vẻ Bình thường Đông Người điều khiển phương tiện bị nạn (1) Giới tính Nam Nữ Tuổi Bằng lái: Có Không (2) Giới tính Nam Nữ Tuổi Bằng lái: Có Không ……. Loại tai nạn Xe máy - Xe máy Xe máy - Ôtô con Xe máy - Xe thô sơ Xe máy - Người đi bộ Xe máy - Tàu hỏa Ôtô con - Ôtô con Ôtô con - xe thô sơ Ôtô con - người đi bộ Ôtô con - tàu hỏa Tự ngã Loại khác Địa điểm xảy ra tai nạn Lý trình: Km .................... Tên đường: ...................... Thuộc: Quốc lộ Đường tỉnh Đường đô thị Đường khác Thuộc Quận, huyện: ...................... Tỉnh, thành phố: ............................ Hiện trạng đường xảy ra tai nạn Loại mặt đường BT Nhựa BTXM Cấp phối Đất Loại đường Thẳng Vào khúc cua Đường đèo, dốc Trên cầu Trên phà Hệ thống chiếu sáng: Có Không Loại giao cắt: Có kiểm soát Không có kiểm soát Giao cắt với đường sắt: Có đường ngang Không có đường ngang Tổ chức giao thông Đường 1 chiều Đường 2 chiều có dải phân cách cứng Đường 2 chiều không có dải phân cách Cấp đường I IV II V III Hệ thống tín hiệu: Có Không Tình trạng mặt đường: Khô Ướt, trơn Lầy lội Ngập lụt Đang sửa chữa Khác Sơ bộ nguyên nhân tai nạn ................................ a.2. Các số liệu tổng hợp: - Số vụ tai nạn phân theo thời gian; - Số vụ tai nạn phân theo mức độ thiệt hại; - Số vụ tai nạn theo thời tiết; - Số vụ tai nạn phân theo mật độ giao thông; - Số vụ tai nạn phân theo tuổi người điều khiển phương tiện; - Số vụ tai nạn phân theo giới tính; - Số vụ tai nạn phân theo tỷ lệ có/không có bằng lái xe thích hợp; - Số vụ tai nạn phân theo loại tai nạn; - Số vụ tai nạn phân theo loại đường: Quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị, đường khác; - Số vụ tai nạn phân theo hiện trạng đường: Loại mặt đường, loại đường, hệ thống chiếu sáng, loại giao cắt, giao cắt với đường sắt (trường hợp tai nạn trên đường sắt), tổ chức giao thông, cấp đường, hệ thống tín hiệu, tình trạng mặt đường; Số vụ tai nạn phân theo nguyên nhân. 2.2.2. Tổ chức thu thập thông tin Trên cơ sở phân cấp quản lý hiện nay, việc tổ chức thu thập thông tin có thể được tiến hành như sau: a. Thông qua cảnh sát giao thông Về nguyên tắc, các tai nạn giao thông xảy ra đều được cơ quan cảnh sát giao thông lập biên bản. Vì vậy, có thể đặt máy trạm tại các các đơn vị cơ sở: cấp tỉnh/thành, quận/huyện hoặc có điều kiện có thể đặt máy trạm đến các đội cảnh sát giao thông đường bộ. Định kỳ hàng ngày các đơn vị nhập dữ liệu và truyền về trung tâm. b. Thông qua các đơn vị quản lý thuộc ngành GTVT Ngành giao thông vận tải cũng có các đơn vị trực thuộc làm công tác quản lý giao thông. Lưu trữ số liệu tai nạn giao thông là một trong những nhiệm vụ của các đơn vị này. Vì vậy, một cách làm khác là tổ chức thu thập dữ liệu tai nạn giao thông thông qua các đơn vị trực thuộc ngành GTVT. Các máy trạm được trang bị và lắp đặt tại các đơn vị cơ sở, có thể là các phân khu quản lý đường bộ và các Sở GTVT các tỉnh. Định kỳ hàng ngày các đơn vị nhập dữ liệu và truyền về trung tâm. CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG. 3.1.Mô tả quá trình hoạt động của hệ thống. 3.1.1.Biểu đồ ngữ cảnh. Y/c báo cáo Báo cáo thống kê tình hình Quản trị hệ thống ĐƠN VỊ BÁO CÁO Thông tin tai nạn Thông báo /tin tức 0 HỆ THỐNG QUẢN LÝ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ LÃNH ĐẠO BỘ BỘ PHẬN QUẢN TRỊ Mô tả tương tác: BỘ PHẬN QUẢN TRỊ: Cập nhật các danh mục dùng chung cho các đơn vị, cung cấp quyền đăng nhập cho các đơn vị. ĐƠN VỊ BÁO CÁO: Cập nhật thông tin tai nạn giao thông tại địa bàn mình quản lý. Xem thông tin tình hình tai nạn giao thông tại khu vực mình quản lý. LÃNH ĐẠO BỘ: Yêu cầu báo cáo thống kê tình hình tai nạn giao thông tại các khu vực 3.1.2.Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0. Thông tin TNGT Thông tin trong pham vi đơn vị quản lý D CSDL TNGT 1.0 Cập nhật danh mục chung 2.0 Cập nhật biên bản TNGT đường bộ 3.0 Tìm kiếm, thống kê BỘ PHẬN QUẢN TRỊ ĐƠN VỊ BÁO CÁO LÃNH ĐẠO BỘ Thông tin danh mục dùng chung Báo cáo tổng hợp tìm kiếm 3.1.3.Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 . 3.1.3.1.Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 nhận được khi phân rã tiến trình 1.0 từ biểu đồ mức 0. Thông tin TTMĐ Thông tin TCGT Thông tin cấp đường Thông tin LĐ Thông tin loại mặt đường Loại tai nạ Thông tin Thông tin DM QH Thông tin DM TT Thông tin MĐGT thời tiết Thông tin loại 1.1 Cập nhật thời tiết 1.2 Cập nhật mật độ giao thông 1.3 Cập nhật tỉnh, thành 1.6 Cập nhật loại mặt đường 1.7 Cập nhật loại đường 1.4 Cập nhật quận, huyện 1.8 Cập nhật tổ chức giao thông 1.9 Cập nhật cấp đường 1.10 Cập nhật tình trạng mặt đường BỘ PHẬN QUẢN TRỊ D CSDL TNGT 1.5 Cập nhật loại tai nạn D CSDL TNGT Thông tin cần tìm Kết quả ĐƠN VỊ BÁO CÁO BỘ PHẬN QUẢN TRỊ LÃNH ĐẠO BỘ 3.1 Tìm kiếm thông tin tai nạn Thông tin tai nạn cần tìm 3.1.3.2.Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 nhận được khi phân rã tiến trình 3.0 từ biểu đồ mức 0. Báo cáo thống kê Thông tin trong phạm vi đơn vị quản lý Thống kê tai nạn ĐƠN VỊ BÁO CÁO D CSDL TNGT BỘ PHẬN QUẢN TRỊ LÃNH ĐẠO BỘ 3.2 Thống kê tai nạn Biểu đồ luồng dữ liệu mức 2 nhận được khi phân rã tiến trình 3.2 Thông tin trong phạm vi ĐV quản lý ĐƠN VỊ BÁO CÁO BỘ PHẬN QUẢN TRỊ LÃNH ĐẠO BỘ 3.2.1 Thống kê theo tỉnh thành Thống kê tai nạn 3.2.2 Thống kê theo thời gian 3.2.3 Thống kê mức thiệt hại 3.2.4 Thống kê theo loại phương tiện 3.2.5 Thống kê theo loại đường D CSDL TNGT Báo cáo thống kê tai nạn 3.1.4.Biểu đồ phẫn rã chức năng chi tiết HỆ THỐNG QUẢN LÝ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1. Cập nhật danh mục chung 1.1.Cập nhật thời tiết 1.2. Cập nhật mật độ GT 1.3. Cập nhật tỉnh/ thành 1.4. Cập nhật quận/ huyện 2. Cập nhật biên bản TNGT đường bộ 3. Tìm kiếm, thống kê 3.1. Tìm kiếm thông tin tai nạn 3.2. Thống kê tai nạn 1.5. Cập nhật loại tai nạn 1.6. Cập nhật loại mặt đường 1.7. Cập nhật loại đường 1.8. Cập nhật tổ chức GT 1.9. Cập nhật cấp đường 3.2.2.Theo thời gian 3.2.3. Mức thiệt hại 3.2.4.Theo loại PT 3.2.5.Theo loại đường 3.2.1.Theo tỉnh thành 1.10. Cập nhật tình trạng mặt đường Mô tả chi tiết chức năng lá: Cập nhật thời tiết: Cập nhật các danh mục thời tiết. Cập nhật mật độ GT: Cập nhật thông tin mật độ giao thông đường bộ. Cập nhật tỉnh/ thành: Cập nhật danh mục các Tỉnh/ Thành trong nước. Cập nhật quận/ huyện: Cập nhật danh mục các Quận/ Huyện trong các Tỉnh/ Thành. Cập nhật loại tai nạn: Cập nhật danh mục các loại tai nạn đường bộ. Cập nhật loại mặt đường: Cập nhật danh mục các loại mặt đường bộ. Cập nhật loại đường: Cập nhật danh mục các loại đường bộ. Cập nhật tổ chức GT: Cập nhật thông tin tổ chức giao thông đường bộ. Cập nhật cấp đường: Cập nhật thông tin về cấp đường bộ. Cập nhật tình trạng mặt đường: Cập nhật thông tin tình trạng mặt đường bộ. (2.0) Cập nhật biên bản TNGT đường bộ: Cập nhật thông tin về các vụ tai nạn giao thông đường bộ. (3.1) Tìm kiếm thông tin tai nạn: Tìm kiếm các thông tin về tai nạn giao thông đường bộ xảy ra trên các địa bàn. (3.2.1) Thống kê tai nạn theo tỉnh/ thành: Tổng hợp tình hình tai nạn giao thông tại các tỉnh/ thành. (3.2.2) Thống kê tai nạn theo thời gian: Tổng hợp tình hình tai nạn giao thông trong các năm. (3.2.3) Thống kê mức thiệt hại: Tổng hợp tình hình thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ. (3.2.4) Thống kê theo loại phương tiện: Tổng hợp tình hình về thiệt hại các loại phương tiện. (3.2.5) Thống kê theo loại đường: Tổng hợp tình hình tai nạn giao thông theo loại đường xảy ra tai nạn. 3.2.Phân tích,thiết kế cơ sở dữ liệu TNGT đường bộ. 3.2.1. Xác định các thuộc tính của quan hệ biên bản tai nạn giao thông đường bộ và bổ sung các thuộc tính. 1.SH_TNĐB 17.Số lượng xe khác hỏng hoàn toàn 33.Tình trạng sức khoẻ 2.Mã loại tai nạn 18.Số lượng xe con hỏng một phần 34.Lý trình 3.Tên loại tai nạn 19.Số lượng xe khách hỏng một phần 35.Tên đường 4.Mã tỉnh thành 20.Số lượng xe tải hỏng một phần 36.Mã loại mặt đường 5.Tên tỉnh thành 21.Số lượng xe máy hỏng một phần 37.Tên loại mặt đường 6.Mã quận huyện 22.Số lượng xe đạp hỏng một phần 38.Mã loại đường 7.Tên quận huyện 23.Số lượng xe khác hỏng một phần 39.Tên loại đường 8.Giờ tai nạn 24.Ước tính thiệt hại 40.Hệ thống chiếu sáng 9.Ngày tai nạn 25.Thời tiết 41.Loại giao cắt 10.Số người chết 26.Mật độ giao thông 42.Giao cắt với đường sắt 11.Số người bị thương 27.Mã NĐKPT 43.Tổ chức giao thông 12.Số lượng xe con hỏng hoàn toàn 28.Họ tên 44.Cấp đường 13.Số lượng xe khách hỏng hoàn toàn 29.Tuổi 45.Hệ thống tín hiệu 14.Số lượng xe tải hỏng hoàn toàn 30.Giới tính 46.Tình trạng mặt đường 15.Số lượng xe máy hỏng hoàn toàn 31.Địa chỉ 47.Nguyên nhân tai nạn 16.Số lượng xe đạp hỏng hoàn toàn 32.Bằng lái có hay không 3.2.2. Phân tích, chuẩn hóa Quan hệ trên chưa là chuẩn 1 vì nó chứa các thuộc tính lặp. Tách các thuộc tính lặp ta được các quan hệ sau : 1.NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN 1.SH_TNĐB 2.Mã NĐKPT 3.Họ tên 4.Tuổi 5.Giới tính 6.Địa chỉ 7.Bằng lái có hay không 8.Tình trạng sức khoẻ 2.TAI NẠN ĐƯỜNG BỘ 1.SH_TNĐB 15.Số lượng xe máy hỏng hoàn toàn 29.Mã loại mặt đường 2.Mã loại tai nạn 16.Số lượng xe đạp hỏng hoàn toàn 30.Tên loại mặt đường 3.Tên loại tai nạn 17.Số lượng xe khác hỏng hoàn toàn 31.Mã loại đường 4.Mã tỉnh thành 18.Số lượng xe con hỏng một phần 32.Tên loại đường 5.Tên tỉnh thành 19.Số lượng xe khách hỏng một phần 33.Hệ thống chiếu sáng 6.Mã quận huyện 20.Số lượng xe tải hỏng một phần 34.Loại giao cắt 7.Tên quận huyện 21.Số lượng xe máy hỏng một phần 35.Giao cắt với đường sắt 8.Giờ tai nạn 22.Số lượng xe đạp hỏng một phần 36.Tổ chức giao thông 9.Ngày tai nạn 23.Số lượng xe khác hỏng một phần 37.Cấp đường 10.Số người chết 24.Ước tính thiệt hại 38.Hệ thống tín hiệu 11.Số người bị thương 25.Thời tiết 39.Tình trạng mặt đường 12.Số lượng xe con hỏng hoàn toàn 26.Mật độ giao thông 40.Nguyên nhân tai nạn 13.Số lượng xe khách hỏng hoàn toàn 27.Lý trình 14.Số lượng xe tải hỏng hoàn toàn 28.Tên đường Bảng quan hệ TAI NẠN ĐƯƠNG BỘ chưa là chuẩn 3 vì có thuộc tính phụ thuộc bắc cầu vào khoá chính.Tách các quan hệ phụ thuộc bắc cầu ta được: 1.TỈNH THÀNH 1.Mã TT 2.Tên TT 2.QUẬN HUYỆN 1.Mã TT 2.Mã QH 3.Tên QH 3.LOẠI TAI NẠN 1.Mã loại tai nạn 2.Tên loại tai nạn 4.LOẠI MẶT ĐƯỜNG 1.Mã loại mặt đường 2.Tên loại mặt đường 5.LOẠI ĐƯỜNG 1.Mã loại đường 2.Tên loại đường 6.TAI NẠN ĐƯỜNG BỘ. 1.SH_TNĐB 13.Số lượng xe đạp hỏng hoàn toàn 25.Tên đường 2.Mã loại tai nạn 14.Số lượng xe khác hỏng hoàn toàn 26.Mã loại mặt đường 3.Mã quận huyện 15.Số lượng xe con hỏng một phần 27.Mã loại đường 4.Mã tỉnh thành 16.Số lượng xe khách hỏng một phần 28.Hệ thống chiếu sáng 5.Giờ tai nạn 17.Số lượng xe tải hỏng một phần 29.Loại giao cắt 6.Ngày tai nạn 18.Số lượng xe máy hỏng một phần 30.Giao cắt với đường sắt 7.Số người chết 19.Số lượng xe đạp hỏng một phần 31.Tổ chức giao thông 8.Số người bị thương 20.Số lượng xe khác hỏng một phần 32.Cấp đường 9.Số lượng xe con hỏng hoàn toàn 21.Ước tính thiệt hại 33.Hệ thống tín hiệu 10.Số lượng xe khách hỏng hoàn toàn 22.Thời tiết 34.Tình trạng mặt đường 11.Số lượng xe tải hỏng hoàn toàn 23.Mật độ giao thông 35.Nguyên nhân tai nạn 12.Số lượng xe máy hỏng hoàn toàn 24.Lý trình Các bảng quan hệ trên đã thuộc chuẩn 3. 3.2.3. Mối quan hệ giữa các bảng. TAI NẠN ĐƯỜNG BỘ # SH_TNĐB Mã QH Mã TT Giờ tai nạn Ngày tai nạn Số người chết Số người bị thương SL xe con hỏng HT SL xe khách hỏng HT SL xe tải hỏng HT SL xe máy hỏng HT SL xe đạp hỏng HT SL xe khác hỏng HT SL xe con hỏng MP SL xe khách hỏng MP SL xe tải hỏng MP SL xe máy hỏng MP SL xe đạp hỏng MP SL xe khác hỏng MP Ước tính thiệt hại Thời tiết Mật độ giao thông Mã LTN Lý trình Tên đường Mã LMĐ Mã LĐ Hệ thống chiếu sáng Loại giao cắt Giao cắt đường sắt Tổ chức giao thông Cấp đường Hệ thống tín hiệu Tình trạng mặt đường Nguyên nhân tai nạn NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN # SH_TNĐB # Mã NĐKPT Họ tên Tuổi Giới tính Địa chỉ Bằng lái có hay không Tình trạng sức khoẻ TỈNH THÀNH # Mã TT Tên TT QUẬN HUYỆN # Mã QH Tên QH Mã TT LOẠI ĐƯỜNG # Mã LĐ Tên LĐ LOẠI TAI NẠN # Mã LTN Tên LTN LOẠI MẶT ĐƯỜNG # Mã LMĐ Tên LMĐ TAI NẠN ĐƯỜNG BỘ # Thời điểm tai nạn # Tên đường ThờI tiết Mật độ giao thông Lý trình Hệ thống chiếu sáng LoạI giao cắt Giao cắt đường sắt Tổ chức giao thông PHƯƠNG TIỆN # LoạI xe Tên xe Chủ xe Biển số xe THIỆT HẠI PHƯƠNG TIỆN # Thời điểm tai nạn # Loại xe Tình trạng Số lượng THIỆT HẠI CON NGƯỜI # Thời điểm tai nạn # SH_Người Số người chết Số người bị thương NGƯỜI BỊ NẠN # SH_Người Địa chỉ Ngày sinh Giới tính Bằng lái có không CUNG ĐƯỜNG # Tên đường Tình trạng mặt đường Mã TT TINH THÀNH # Mã TT Tên TT LOẠI MẶT ĐƯỜNG # Mã LMĐ Tên LMĐ Tên đường LOẠI ĐƯỜNG # Mã LĐ Tên LĐ Tên đường CẤP ĐƯỜNG # Mã CĐ Tên CĐ Tên đường TAI NẠN # Thời điểm tai nạn Loại tai nạn Nguyên nhân Ước tính thiệt hại Mã TT CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 4.1.Cơ sở dữ liệu vật lý. (1) Bảng: Tình trạng mặt đường - Tên bảng: TTMD - Lưu trữ thông tin về tình trạng mặt đường (2) Bảng: Thời tiết - Tên bảng: Thoitiet - Lưu trữ thông tin về thời tiết (3) Bảng: Tổ chức giao thông - Tên bảng: TCGT - Lưu trữ thông tin về tổ chức giao thông (4) Bảng: Mật độ giao thông - Tên bảng: MDGT - Lưu trữ thông tin về mật độ giao thông (5) Bảng: Cấp đường - Tên bảng: Capduong - Lưu trữ thông tin về cấp đường (6) Bảng: Tỉnh/ Thành - Tên bảng: TINHTHANH - Lưu trữ thông tin về danh mục các Tỉnh/ Thành trong cả nước (7) Bảng: Quận/ Huyện - Tên bảng: QUANHUYEN - Lưu trữ thông tin về danh mục các Quận/ Huyện của Tỉnh/ Thành (8) Bảng: Loại tai nạn - Tên bảng: LOAITAINAN - Lưu trữ thông tin về các loại tai nạn (9) Bảng: Loại mặt đường - Tên bảng: LOAIMATDUONG - Lưu trữ thông tin về loại mặt đường (10) Bảng: Loại đường - Tên bảng: LOAIDUONG - Lưu trữ thông tin về loại đường (11) Bảng: Người điều khiển phương tiện - Tên bảng: NGUOIDIEUKHIENPHUONGTIEN - Lưu trữ thông tin về người điều khiển phương tiện tai nạn giao thông (12) Bảng: Tai nạn giao thông đường bộ - Tên bảng: TAINANDUONGBO - Lưu trữ thông tin về các vụ tai nạn giao thông đường bộ 4.2. Xây dựng các chức năng hệ thống. 1. Form đăng nhập. 2. Form chính sau khi đăng nhập thành công. 3. Form cấp quyền cho người dùng. 4. Form cập nhật danh mục thời tiết. 5. Form cập nhật danh mục Tỉnh/ Thành. 6. Form cập nhật danh mục Quận/ Huyện. 7. Form cập nhật danh mục Loại mặt đường. 8. Form Nhập thông tin người điều khiển phương tiện bị nạn. 9. Form Cập nhật biên bản tai nạn giao thông đường bộ. 10. Form Tìm kiếm thông tin tai nạn theo Tỉnh/ Thành. 11. Form Tìm kiếm thông tin tai nạn theo Quận/ Huyện. 12. Form Tìm kiếm người điều khiển phương tiện. 13.Form thống kê. 14.Một số báo cáo thống kê về tình hình tai nạn giao thông đường bộ. KẾT LUẬN Tai nạn giao thông đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Vì vậy, nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông phục vụ cho việc phân tích, đề ra các giải pháp để kiềm chế tai nạn giao thông là việc làm hết sức cần thiết. Trong phạm vi đồ án tốt nghiệp, em đã thực hiện được các nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu yêu cầu quản lý tai nạn giao thông đường bộ tại Trung tâm Tin học Bộ GTVT. - Phân tích thiết kế hệ thống về chức năng và dữ liệu. Chuẩn hóa dữ liệu, đưa về dạng chuẩn 3. - Viết phần mềm theo các kết quả phân tích, thiết kế nêu trên. Do thời gian có hạn, nên chắc chắn còn nhiều yêu cầu thực tế mà em chưa giải quyết được, nên mong muốn của em là sau khi hoàn thành khoá học, em sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện sản phẩm của mình và có thể áp dụng hiệu quả cho công tác quản lý an toàn giao thông của nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin. Biên soạn: PGS – TS Nguyễn Văn Vỵ . Trung tâm phát triển CNTT ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, 2004. 2. Nguyễn Thị Ngọc Mai(2004), Visual Basic 6.0 - Lập trình cơ sở dữ liệu, Nhà xuất bản lao động – xã hội 3. Luận văn Cao học của Nguyễn Trung Đức, 2006 4. Website Bộ Giao Thông Vận Tải: www.mt.gov.vn PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao cao tom tat_TNGT.doc
  • pdfBao_Cao.pdf
  • pptTRINH_CHIEU.ppt