Đồ án Phân tích thiết kế hệ thống quản lý giảng dạy của trường phổ thông

Tài liệu Đồ án Phân tích thiết kế hệ thống quản lý giảng dạy của trường phổ thông: Lời giới thiệu Ngày nay sự phát triển của công nghệ thông tin đã giúp cho việc quản lý hồ sơ, sổ sách trong các cơ quan trở nên rất tiện lợi. Và vấn đề tin học hoá trong việc quản lý hồ sơ sổ sách trong các trường phổ là mục tiêu quan trọng của ban lãnh đạo của các trường ngày nay. Khác với việc quản lý hồ sơ theo phương pháp thủ công truyền thống, việc quản lý hồ sơ bởi máy tính đã khắc phục được những khó khăn và yếu kém của quản lý theo phương pháp truyền thống, đó là giảm được số lượng người tham gia quản lý, sự vòng vèo trong các quy trình xử lý, tốc độ việc cập nhật và lấy thông tin tăng lên rất nhiều, thông tin tập trung và gọn nhẹ không cồng kềnh, việc tính toán bằng máy cũng giảm tối thiểu những sai sót. Trên thực tế việc tin học hoá quá trình quản lý giảng dạy của giáo viên trong các trường phổ thông ở nước ta tuy đang diễn ra nhưng kết quả đạt được là chưa cao. Nó chỉ diễn ra mạnh ở những khu vực là những trung tâm tin học lớn của nước. Còn ở các trường phổ thông ở những n...

doc12 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2651 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Phân tích thiết kế hệ thống quản lý giảng dạy của trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời giới thiệu Ngày nay sự phát triển của công nghệ thông tin đã giúp cho việc quản lý hồ sơ, sổ sách trong các cơ quan trở nên rất tiện lợi. Và vấn đề tin học hoá trong việc quản lý hồ sơ sổ sách trong các trường phổ là mục tiêu quan trọng của ban lãnh đạo của các trường ngày nay. Khác với việc quản lý hồ sơ theo phương pháp thủ công truyền thống, việc quản lý hồ sơ bởi máy tính đã khắc phục được những khó khăn và yếu kém của quản lý theo phương pháp truyền thống, đó là giảm được số lượng người tham gia quản lý, sự vòng vèo trong các quy trình xử lý, tốc độ việc cập nhật và lấy thông tin tăng lên rất nhiều, thông tin tập trung và gọn nhẹ không cồng kềnh, việc tính toán bằng máy cũng giảm tối thiểu những sai sót. Trên thực tế việc tin học hoá quá trình quản lý giảng dạy của giáo viên trong các trường phổ thông ở nước ta tuy đang diễn ra nhưng kết quả đạt được là chưa cao. Nó chỉ diễn ra mạnh ở những khu vực là những trung tâm tin học lớn của nước. Còn ở các trường phổ thông ở những nơi mà tin học chưa phát triển thì việc quản lý học tập của học sinh chủ yếu vẫn theo phương pháp thủ công, nếu có thì mức độ áp dụng mới chỉ là để thiết kế và in ấn các hoá đơn chứng từ và bảng điểm, vì vậy hiệu quả vẫn chưa cao. Lý do chủ yếu là hiểu biết về tin học của những người thực hiện quản lý không có. Việc chuyển bài toán quản lý học tập của học sinh từ phương pháp thủ công sang ngôn ngữ tin học là vấn đề mấu chốt trong quá trình ứng dụng tin học vào quản lý. Và đây là công việc của những người làm tin học. Bài toán phân tích và thiết kế hệ thống quản lý giảng dạy của giáo viên trường PTTH là đề tài thực tập chuyên nghành của nhóm sinh viên chúng em, nhằm giúp sinh viên tiến hành khảo sát và thực hiện phân tích thiết kế một hệ thống có thực, giúp sinh viên nắm vững môn học này cũng như bước đầu làm quen với công việc phân tích và thiết kế một hệ thống tin học, có những hiểu biết cơ bản về công việc này. Nhóm sinh viên chúng em tiến hành khảo sát hệ thống quản lý học tập của trường PTTH Liên Hà và trường PTCS Dục Tú – Huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội. Công việc phân tích và thiết kế được chia làm các phần sau: Tiến hành khảo sát hệ thống bằng việc phỏng vấn trực tiếp BGH của trường và thu thập các tài liệu cần thiết để nắm được các hoạt động trong công việc quản lý học tập học sinh của trường. Từ đó nhận diện và tóm tắt được các chức năng chính của hệ thống cần khảo sát. Phân tích và thiết kế hệ thống : Phân tích đánh giá hệ thống cũ. Đưa ra sơ đồ phân cấp chức năng và sơ đồ luồng dữ liệu của hệ thống cũ. Thiết kế hệ thống mới. Đưa ra biểu đồ luồng dữ liệu và sơ đồ thực thể của hệ thống mới. Thiết kế chương trình. Trên thực tế, công việc quản lý học tập của học sinh ở trường PTTH là một quá trình phức tạp, liên quan đến nhiều công việc cũng như nhiều ban ngành đoàn thể, nhưng trong bài phân tích này chúng em chỉ hạn chế phân tích những chức năng chính trong quá trình quản lý học tập của học sinh trong trường PTTH. Thành viên trong nhóm làm đề tài thực tập này: Đinh Ngọc Thi. Nguyễn Văn Tùng. Lớp : Tin 2 K43 Trong quá trình thực hiện đồ án này, chúng em nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo của trường PTTH Liên Hà, trường PTCS Dục Tú, và đặc biệt là thầy Hiệu Trưởng trường PTTH Liên Hà Đỗ Văn Mạn, thầy Hiệu Phó trường PTCS Dục Tú Đỗ Bá Đạt cùng sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Nguyễn Trinh Anh, giảng viên bộ môn Khoa Học Máy Tính-Khoa Công Nghệ Thông Tin trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Chúng em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các thầy và các cô trong quá trình chúng em làm đề tài. Một lần nữa chúng em xin chân thành cám ơn các thầy các cô! Các sinh viên Đinh Ngọc Thi Nguyễn Văn Tùng Mục lục Thực tập chuyên nghành - năm học 2001 - 2002 Đề tài: Phân tích thiết kế hệ thống quản lý giảng dạy của trường phổ thông. (Trường tiến hành tìm hiểu khảo sát: Trường PTTH Liên Hà - Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội Trường PTCS Dục Tú - Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội ) Phần I: Tìm hiểu và đánh giá hoạt động hệ thống cũ. (Tập chung mô tả công tác quản lý giảng dạy tại trường PTTH Liên Hà ) Mô tả hoạt động hệ thống cũ: Theo những thông tin thu được qua nhiều buổi tiếp xúc với Ban Giám Hiệu của trường PTTH Liên Hà - Huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội, chúng em xin mô tả lại hoạt động của hệ thống quản lý giảng dạy của trường như sau: Hiện nay, trường PTTH Liên Hà có 63 giáo viên trực tiếp giảng dạy trên tổng số 30 lớp học hệ chính quy (gồm 3 khối lớp: khối 10, khối 11, khối 12. Mỗi khối có tất cả 10 lớp). Mỗi giáo viên khi vào công tác tại trường cần có các hồ sơ (Gọi tên là “hồ sơ giáo viên” ) phục vụ việc quản lý của Ban Giám Hiệu trong suốt quá trình công tác tại trường như sau: Sơ yếu lý lịch của giáo viên. Giấy khám sức khoẻ, giấy khai sinh. Lý lịch Đảng, Đoàn (nếu có). Quyết định chuyển đến công tác tại trường của Sở Giáo Dục đối với giáo viên đó. Các loại bằng cấp, chứng chỉ của giáo viên.... Trong quá trình công tác tại trường, nếu thông tin về giáo viên có gì thay đổi (như lấy vợ, lấy chồng, được kết nạp Đảng, được đề bạt làm cán bộ quản lý hay có sự thay đổi về nơi ở...) thì Ban Giám Hiệu sẽ đưa cho giáo viên đó tập hồ sơ giáo viên của giáo viên đó để họ cập nhật lại thông tin vào hồ sơ và nộp lại Ban Giám Hiệu. Việc cập nhật lại hồ sơ giáo viên phải được thực hiện thường xuyên ngay khi có thay đổi về tình hình giáo viên trong trường (theo báo cáo của giáo viên). Việc thuyên chuyển công tác của giáo viên từ trường này sang trường khác là do Sở Giáo Dục quyết định theo yêu cầu và nguyện vọng của Ban Giám Hiệu trường, nguyện vọng của bản thân giáo viên. Nó thường căn cứ vào một số điều kiện chính sau: Hoàn cảnh gia đình của giáo viên đó như có sự thay đổi về nơi ở. (Đây là điều kiện cần xem xét đầu tiên). Sự thay đổi nhiệm vụ công tác do cấp trên giao cho. Tình hình thừa hay thiếu giáo viên trường được ghi rõ trong “Báo cáo tình hình đầu năm học” của trường báo cáo lên cho Sở Giáo Dục Hà Nội. Căn cứ vào những kiến nghị đề xuất của trường và nguyện vọng của giáo viên, Sở Giáo Dục sẽ ra các quyết định biên chế giáo viên mới hoặc thuyên chuyển giáo viên trong trường cho phù hợp với tình hình của năm học mới. Với mỗi giáo viên công tác tại trường, Ban Giám Hiệu trường sẽ lập một hồ sơ có tên là “Hồ sơ thanh tra chuyên môn” do Sở Giáo Dục Hà Nội phát cho. Sổ này do Ban Giám Hiệu trường dùng quản lý chuyên môn giảng dạy của giáo viên đó trong quá trình công tác tại trường (được dùng qua nhiều năm). Cách sử dụng sổ này trong công tác quản lý sẽ mô tả ở phần quản lý giảng dạy sau. Theo đúng chuyên môn đào tạo của mình, mỗi giáo viên sẽ được phân công công tác vào các tổ, bộ môn trong trường. Giống như mọi trường PTTH khác trong cả nước, trường PTTH Liên Hà có 3 tổ chuyên môn với 6 bộ môn được liệt kê dưới đây (bảng liệt kê danh sách tổ, bộ môn cùng với số lượng giáo viên của từng tổ, bộ môn của trường). Tên tổ, bộ môn Tổ trưởng Số giáo viên Tổ KHTN Bộ môn toán Trần Đình Châu 12 giáo viên. Bộ môn lý-KTCN Nguyễn Thiện Minh 10 giáo viên. Bộ môn Hoá-Sinh Nguyễn Thu An 10 giáo viên. Tổ KHXH Bộ môn Văn Nguyễn Văn Hoán 11 giáo viên. Bộ môn Sử-Địa-GDCD. Hoàng Thị Tám 9 giáo viên. Tổ,bộ môn Ngoại Ngữ và Thể Dục Nguyễn Văn Phúc 11 giáo viên. Vào đầu năm học, căn cứ vào “bản dự kiến kế hoạch đầu năm” đã được lập từ cuối năm học trước, chỉ đạo của Sở Giáo Dục về công tác chuẩn bị đầu năm, chương trình đào tạo do Bộ Giáo Dục quy định, tình hình giáo viên trong trường..., Ban Giám Hiệu trường lập ra “thời khoá biểu toàn trường” ghi lại lịch công tác của từng giáo viên trong từng ngày một (ở đay ta không quan tâm tới công tác lập thời khoá biểu của trường vì nó là một đầu vào của hệ thống mà ta đang phân tích và khảo sát). Xin nói thêm một chút: hiện tại trường đang sử dụng một chương trình lập TKB học tập do công ty thiết bị trường học của Bộ GD cài đặt. Thời khoá biểu giảng dạy này ghi rõ tên giáo viên dạy môn nào, lớp nào, từ tiết nào đến tiết nào. Trích mẫu “thời khoá biểu toàn trường”: Họ và tên Thứ 2 ..... Thứ 7 Tiết1 Tiết2 Tiết3 Tiết4 Tiết5 ..... Trần Đình Châu Toán Lớp10A Toán Lớp10A Nghỉ Toán Lớp12D Toán Lớp12D ..... ..... ..... Thời khoá biểu của toàn trường sẽ được để tại văn phòng của trường để mọi giáo viên cũng như Ban Giám Hiệu có thể dễ dàng theo dõi. (Giáo viên sẽ ghi lại lịch giảng dạy của mình vào “sổ công tác” của mình để tiện theo dõi và thực hiện cho đúng lịch đã được phân công). Hàng ngày, căn cứ vào “phân phối chương trình” của Bộ cho bộ môn mà mình giảng dạy, lịch giảng dạy của cá nhân giáo viên tiến hành lập giáo án, ghi kế hoạch giảng dạy vào “Sổ báo giảng” và lên lớp giảng bài cho học sinh. Ban Giám Hiệu cùng với các tổ trưởng của từng bộ môn sẽ trực tiếp theo dõi và kiểm tra việc lên lớp giảng dạy của mỗi giáo viên trong trường. Mỗi một tổ trưởng sẽ được cấp cho một “sổ theo dõi ngày công” để theo dõi ngày công của từng giáo viên trong bộ môn của mình. Hàng ngày, nếu vì một lý do nào đó giáo viên không đến lớp được (đi công tác, có việc gia đình đột xuất, ốm đau...) thì giáo viên sẽ phải thông báo lại cho tổ trưởng để tổ trưởng có thể nắm rõ. Nếu được thì tổ trưởng sẽ bố trí giáo viên khác trong bộ môn dạy thay hoặc lên kế hoạch để giáo viên đó dạy bù cho kịp chương trình. Cuối tháng, tổ trưởng sẽ tổng kết số tiết đi muộn, số tiêt nghỉ của từng giáo viên trong tổ, lý do nghỉ hay đi muộn, số tiết đã dạy bù, dạy thay của từng giáo viên trong tổ của mình. Sổ theo dõi ngày công tổ + Tháng: ...... Stt Họ và tên Số lần đi muộn Tổng tiết nghỉ Lý do nghỉ Số tiết D.bù Tổng tiết D.thay Dạy thay cho đ/c Dạy Họp 1 Trần Đình Châu 0 2 0 Nghỉ ốm 0 0 0 ... ...... 12 ...... Ghi chú: Ban Giám Hiệu trường theo dõi ngày công và tình hình giảng dạy của giáo viên hàng ngày thông qua sổ “sổ trực giám hiệu”. Nội dung của sổ gồm có hai phần: Phần1: Theo dõi số tiết nghỉ từng ngày của giáo viên, bên cạnh số tiết nghỉ có ghi P: nếu có phép, K: nếu không có phép, H: nếu đi công tác, DT: dạy thay giáo viên khác. Phần 2: Ghi tình hình chung của giáo viên, học sinh và các công việc quản lý cần thực hiện theo từng ngày. Hàng ngày, nếu Ban Giám Hiệu thấy có giáo viên nào đó nghỉ dạy theo lịch đã phân công tại văn phòng thì Ban Giám Hiệu sẽ ghi lại vào phần I của sổ trực. Cuối ngày, Hiệu Trưởng sẽ nhận xét đánh giá tình hình chung của giáo viên, học sinh trong ngày và ghi lại những việc cần xử lý trong ngày vào phần II của sổ trực. Sổ trực giám hiệu luôn được Hiệu Trưởng hoặc Hiệu Phó cập nhật thông tin hàng ngày và được lưu tại văn phòng nhà trường để mọi giáo viên có thể nắm được tình hình chung của nhà trường trong mỗi ngày. Trích mẫu của “Sổ trực giám hiệu”: Theo dõi ngày công tháng...... năm học 200.. - 200.. Stt Họ và tên Tuần: 10/9 16/9 Tuần: 17/9 23/9 ...... 2 3 4 5 6 7 2 3 4 5 6 7 ...... 1 .... ...... 2 ...... 3 ...... 63 Phần theo dõi tình hình chung của trong ngày Tuần thứ: ..... Từ ngày:..... đến ngày:...... Thứ Ca (sáng/chiều) Tình hình giáo viên Tình hình học sinh Công việc Q.lý cần làm (Ký tên) 2 ... 7 Phần thanh tra và kiểm tra chuyên môn giảng dạy của giáo viên: Do Ban Giám Hiệu và Sở Giáo Dục thực hiện và ghi lại các nhận xét đánh giá của Ban Giám Hiệu trường và thanh tra viên của Sở vào hồ sơ thanh tra chuyên môn. “hồ Sơ thanh tra chuyên môn” gồm có 3 phần sau: Phần 1: Sơ yếu lý lịch sơ lược của giáo viên, quá trình đào tạo, bồi dưỡng và hoạt động chuyên môn của giáo viên. Phần này do giáo viên tự ghi, ký tên hàng năm có bổ sung nếu có sự thay đổi. Phần 2: Nhận xét, đánh giá và xếp loại giáo viên của Hiệu Trưởng trường. Phần này do Hiệu Trưởng ghi trong hoặc sau từng năm học theo kế hoạch kiểm tra đầu năm của nhà trường, có tham khảo nhận xét đánh giá của tổ chuyên môn. Nhận xét đánh giá của Hiệu Trưởng được thông báo cho giáo viên để họ đưa ra ý kiến và ký vào nhận xét đánh giá. Phần 3: Biên bản thanh tra, kiểm tra giáo viên của sở: Phần này dùng cho các cuộc thanh tra, kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên theo thông tư hướng dẫn hoạt động thanh tra trong bậc PTTH, bậc PTCS. Các phần này do thanh tra viên kiểm tra ghi, có ý kiến và chữ ký của giáo viên, Hiệu Trưởng và có đóng dấu của nhà trường. Việc thanh tra thực hiện theo quy định của Sở Giáo Dục: 1 năm, Ban Giám Hiệu trường phải thanh tra toàn diện được 1/3 giáo viên toàn trường. Sở thanh tra đột xuất và số giáo viên được thanh tra tuỳ từng năm có khác nhau không có báo trước. Việc thanh tra chuyên môn được thực hiện thông qua bốn nội dung chính sau: Dự giờ trên lớp: Ban Giám Hiệu cùng với tổ trưởng tổ chuyên môn hoặc giáo viên trong tổ đến dự giờ giảng của giáo viên để nhận xét đánh giá đúng chuyên môn giảng dạy của giáo viên đó. (Theo quy định của Sở thì Ban Giám Hiệu trường phải dự ít nhất 2 giờ trên tuần). Thực hiện chương trình: Kiểm tra xem giáo viên nào đó có thực hiện đúng theo phân phối chương trình giảng dạy của môn đó hay không. Kiểm tra việc thực hiện đúng theo sổ báo giảng, giáo án của môn học hay không. Việc kiểm tra tiến hành trực tiếp trên lớp thông qua các buổi dự giờ. Tổ chuyên môn có thể tự kiểm tra hàng tuần hoặc hàng tháng các giáo viên trong tổ của mình. Kiểm tra quy chế cho điểm của giáo viên: Căn cứ vào quy định về số lượng điểm, thời gian hoàn thành số đầu điểm của môn học, và thông qua việc kiểm tra sổ điểm của giáo viên nhà trường sẽ phát hiện những giáo viên nào không thực hiện đúng quy định chung, những giáo viên nào chưa hoàn thành cơ số điểm cho học sinh hay thực hiện không đúng yêu cầu của Bộ. Kiểm tra hồ sơ: Thanh tra các loại giáo án, sổ sách và hồ sơ của giáo viên. Việc thanh tra có thể báo trước theo kế hoạch kiểm tra đầu năm của nhà trường hay kiểm tra đột xuất không báo trước. Quá trình thực hiện thanh tra chuyên môn như sau: Trong năm học, Ban Giám Hiệu trường cùng tổ chuyên môn tiến hành các buổi kiểm tra dự giờ của các giáo viên trong trường (có thể kiểm tra đột xuất hoặc kiểm tra có báo trước). Theo quy định của Sở Giáo Dục Hà Nội thì, Ban Giám Hiệu trường phải dự được 2 tiết trong mỗi tuần và mỗi giáo viên trong trường phải tham gia dự giờ được 1 tiết. Cuối năm học, Hiệu Trưởng tiến hành tổng kết nhận xét của Ban Giám Hiệu vào phần 2 của “Hồ sơ thanh tra chuyên môn”. Sau khi đã ghi rõ các phần nhận xét đánh giá xếp loại giáo viên của Hiệu Trưởng, giáo viên sẽ được thông qua hồ sơ đó và ký xác nhận vào. Hàng năm, Sở Giáo Dục về thanh tra chuyên môn một số giáo viên trong trường và ghi nhận xét, đánh giá, xếp loại giáo viên đó vào sổ thanh tra tương tự như phần của Hiệu Trưởng trường. Cuối mỗi học kỳ(năm học), trường tiến hành sơ kết đánh giá hoạt động của trường trong kỳ (năm học) đó. Trước đó, trường để các giáo viên tự kiểm điểm cá nhân, thông qua nhận xét đánh giá của tổ chuyên môn và cuối cùng sẽ được thống nhất nhận xét, đánh giá, xếp loại từng giáo viên trong cuộc họp của Ban lãnh đạo trường. Thường vào cuối kỳ học hay cuối năm học, trường PTTH Liên Hà cần lập một số loại báo cáo tổng kết sau: Bảng tổng kết đánh giá giáo viên của từng tổ chuyên môn trong kỳ ( hay trong năm) học đó . Báo cáo sơ kết học kỳ, tổng kết năm học. Báo cáo danh sách giáo viên đăng ký được xét danh hiệu thi đua trong năm. Bản dự kiến kế hoạch chuẩn bị cho năm học tiếp theo. Để đưa ra được đánh giá tổng kết được kết quả công tác của từng giáo viên trong trường được chính xác, Ban Giám Hiệu cùng với tổ trưởng tổ chuyên môn cần phải kiểm tra đối chiếu sổ theo dõi ngày công của tổ, sổ trực hàng ngày của Ban Giám Hiệu. Từ đó mới đưa ra được tổng số giờ công, tổng số tiết đã nghỉ, tổng số tiết dạy thay giáo viên khác, tổng số tiết đã dạy bù.... của giáo viên nào đó trong trường. Nhận xét đánh giá hoạt động của hệ thống cũ: Từ những hiểu biết trên đây về công tác quản lý giảng dạy trong trường PTTH Liên Hà, chúng em xin đưa ra một số ý kiến nhận xét riêng của mình về hệ thông hiện tại như sau: Do công việc quản lý giảng dạy trong trường được thực hiện thủ công nên sẽ tốn nhiều thời gian của ban quản lý. Điều này càng đúng khi mà khối lượng hồ sơ sổ sách của trường dùng trong công tác quản lý giảng dạy cùng với số lượng giáo viên trong trường ngày càng lớn. Việc phải kiểm tra đối chiếu nhiều hồ sơ sổ sách bằng thủ công sẽ không tránh khỏi những sai xót không đáng có. Hơn thế nữa, số lượng công việc cần kiểm tra quản lý trong một trường PTTH là rất nhiều. Vì thế mà thời gian dành cho công tác quản lý giảng dạy cũng bị hạn chế nên việc thực hiện tốt nó theo đúng quy định của Sở Giáo Dục, Bộ Giáo Dục là rất khó. Cũng từ mô tả trên đây, ta nhận thấy việc tìm kiếm và ghi lại thông tin về giáo viên nghỉ dạy, dạy thay, dạy bù rất phức tạp. Tổ trưởng của các tổ chuyên môn phải làm nhiều việc như: ghi chép lại tên giáo viên xin nghỉ, giờ nghỉ và bài nghỉ ngày hôm đó. Sau đó phải kiểm tra xem có giáo viên nào trong bộ môn có thể dạy thay được giờ đó hay phải bố trí thời gian để giáo viên xin nghỉ có thể dạy bù giờ cho đủ thời lượng tiết học do Bộ quy định. Công việc ghi chép thủ công này rất dẽ bị bỏ qua khi mà công việc giảng dạy đã chiếm rất nhiều thời gian và tâm trí của người tổ trưởng. Do vậy tính chính xác trong việc quản lý giờ công của giáo viên dễ bị xem thường bỏ qua. Hơn nữa, việc phải tra danh sách các giáo viên trong bộ môn, lịch giảng dạy của mỗi người để tìm ra người có thể dạy thay mất nhiều thời gian và kém hiệu quả. Nếu như trong quá trình hoạt động, có một giáo viên nào đó nghỉ dạy một thời gian dài (đi công tác xa, ốm nặng, sinh con...) thì Ban Giám Hiệu vừa phải điều chỉnh lại lịch giảng dạy của các giáo viên khác cho phù hợp với tình hình nhân sự trong trường, vừa phải tính ra khối lượng giảng dạy vượt quá chỉ tiêu so với quy định của từng giáo viên để mà hoàn trả giờ công lao động thêm đó của họ. Đây là một vấn đề khá khó và đòi hỏi phải mất nhiều thời gian. Hay như vào cuối kỳ học hay năm học, giáo viên cần phải biết rõ kết quả hoạt động của mình trong năm đó để đối chiếu với những đánh giá nhận xét, đánh giá và xếp loại của Ban Giám Hiệu, của Sở Giáo Dục trong các đợt thanh tra giám sát chuyên môn trong năm học xem có xác đáng với mình hay không. Từ đó giáo viên mới có những kiến nghị chính đáng đảm bảo công bằng và chính xác trong công tác quản lý. Một điều nữa là, các dữ liệu quản lý giảng dạy nếu làm bằng thủ công qua nhiều năm thì phải lưu trữ một số lượng lớn hồ sơ, sổ sách nên rất khó quản lý về sau. Ví như việc tìm kiếm thông tin giảng dạy của giáo viên nào đó trong một khoảng thời gian nhiều năm sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức của người thực hiện. Ngược lại, nếu ta xử lý bằng máy tính thì kết quả lưu trữ rất gọn nhẹ (nếu biết cách tổ chức dữ liệu một cách khoa học) và sẽ làm việc nhanh chóng, có hiệu quả trong thời gian dài. Nó làm giảm nhẹ khá nhiều công sức cũng như thời gian của người quản lý. Trên đây là một số nhận xét của chúng em sau quá trình tìm hiểu thực tế hoạt động quản lý giảng dạy tại hai trường: PTTH Liên Hà và PTCS Dục Tú, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Phần II: mô hình chương trình hỗ trợ quản lý giảng dạy của trường. Hiện tại, công việc quản lý giảng dạy trong trường PTTH vẫn chủ yếu do Ban Giám Hiệu cùng tổ trưởng tổ chuyên môn trực tiếp quản lý điều hành. Công việc của toàn trường trong một năm học là rất nhiều, số lượng người tham gia trong công tác quản lý thì ít. Nên thời gian thực hiện còn chậm, hiệu quả đạt được còn chưa cao. Chính vì thế nên việc đưa ra một chương trình máy tính hỗ trợ Ban Giám Hiệu trường trong công tác quản lý giảng dạy sẽ góp phần mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý giảng dạy của nhà trường. Nhưng trong phạm vi của đợt thực tập chuyên nghành, chúng em mới chỉ có thể đưa ra được mô hình của chương trình và các ý tưởng có thể giải quyết hỗ trợ phần nào cho hệ thông quản lý giảng dạy của trường PTTH mà thôi. Chương trình mà chúng em đưa ra có thể hỗ trợ hệ thống một số công việc sau: Quản lý hồ sơ giáo viên trong trường. Quản lý về thời lượng, ngày công giảng dạy của giáo viên. Đánh giá chuyên môn giảng dạy của giáo viên qua các kết quả thanh tra của Ban Giám Hiệu trường và Sở Giáo Dục Đào Tạo Hà Nội. Tổng kết lập báo cáo cuối kỳ và cuối năm học. Về công tác quản lý hồ sơ giáo viên: Gồm có các chức năng sau: Nhập sơ yếu lý lịch của giáo viên mới đến. Xử lý hồ sơ giáo viên chuyển công tác khỏi trường. Cập nhật thông tin thay đổi của giáo viên trong quá trình công tác tại trường. Đây là chức năng mà chỉ có Hiệu Trưởng, Hiệu Phó mới có quyền thay đổi (phân quyền truy nhập của hệ thống). Chức năng này thường được thực hiện vào đầu hoặc cuối năm học, kỳ học. Quản lý ngày công giảng dạy của giáo viên: Gồm có các chức năng sau: Nhập thời khoá biểu hiện đang thực hiện của trường. Nhập danh sách giáo viên nghỉ dạy. Tìm kiếm giáo viên dạy thay. Tính khối lượng giảng dạy của từng giáo viên trong mỗi tháng. Đây là chức năng được thực hiện hàng ngày trong quá trình công tác. Nó có thể được thực hiện bởi Ban Giám Hiệu hoặc một nhân viên văn phòng có hiểu biết về tin học đảm nhận. Đây chỉ thuần tuý là công việc nhập dữ liệu hàng ngày do “sổ theo dõi ngày công” của tổ chuyên môn và “sổ trực giám hiệu” mang lại. Kiểm tra chuyên môn giảng dạy của giáo viên: Có lẽ đây là vấn đề khó nhất và chương trình ít hỗ trợ được cho hệ thống quản lý giảng dạy được. Nó gồm hai cấp độ thanh tra: thanh tra cấp trường và cấp Sở. Nó gồm các chức năng sau: Nhập kết quả kiểm tra chuyên môn của Ban Giám Hiệu. Nhập kết quả thanh tra chuyên môn của Sở Giáo Dục. Đây cũng chỉ là công việc thuần tuý nhập dữ liệu vào cho hệ thống lưu trữ và xử lý tổng kết về sau. Tổng kết lập báo cáo kết quả giảng dạy của giáo viên: Gồm có các chức năng sau: Lập báo cáo tổng kết công tác giảng dạy của giáo viên. Lập báo cáo tình hình nhân sự trong trường cho Sở Giáo Dục Hà Nội. Lập báo cáo danh sách các giáo viên có thành tích để xét tặng danh hiệu... Các công việc trên sẽ được chương trình thực hiện tốt khi dữ liệu đầu vào từ các chức năng trước đó thực hiện chính xác. Nó là đầu ra của hệ thống của chúng ta. phần III: Các loại biểu đồ của hệ thống mới Biểu đồ phân cấp chức năng (BPC). Biểu đồ ngữ cảnh. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh (BLD). Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh. Biểu đồ mức khái niệm. Biều đồ cấu trúc dữ liệu. (Xem các loại biểu đồ ở phần cuối báo cáo)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOIDUNG.DOC
  • docBIEUDO1.DOC
  • docBIEUDO2.DOC
  • docGIAODIEN.DOC
  • docTHIETKE.DOC