Tài liệu Đồ án Nghiên cứu các phương pháp điều chỉnh điện áp trong lưới phân phối điện áp dụng cải thiện chất lượng điện áp trong lưới phân phối điện Hưng Yên: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
-------------------------------------
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP TRONG
LƯỚI PHÂN PHỐI ĐIỆN
ÁP DỤNG CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG ĐIỆN ÁP TRONG LƯỚI
PHÂN PHỐI ĐIỆN HƯNG YÊN
Ngành: THIẾT BỊ MẠNG VÀ NHÀ MÁY ĐIỆN
Mã sỗ:
Học viên: NGUYỄN CHÍ NHÂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN BÁCH
THÁI NGUYÊN – 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
MỤC MỞ ĐẦU Trang 1
CHƢƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHẤT LƢỢNG
ĐIỆN NĂNG VÀ ĐIỀU CHỈNH CHẤT LƢỢNG ĐIỆN NĂNG
Trang 4
1.1 Chất lƣợng điện năng. Trang 4
1.2. Các phƣơng pháp điều chỉnh điện áp. Trang 8
1.2.1 Nguyên nhân gây biến động điện áp và ảnh hưởng của
nó đến chế độ làm việc của mạng và Thiết bị điện.
Trang 8
1.2.2.Quan hệ công suất phản kháng với điện áp. Trang 10
1.2.3.Các phương pháp điều chỉnh điện áp. Trang 12
1.3 Độ lệch điện áp. Trang 14
1.3.1 Độ lệch điện áp...
96 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đồ án Nghiên cứu các phương pháp điều chỉnh điện áp trong lưới phân phối điện áp dụng cải thiện chất lượng điện áp trong lưới phân phối điện Hưng Yên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
-------------------------------------
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP TRONG
LƯỚI PHÂN PHỐI ĐIỆN
ÁP DỤNG CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG ĐIỆN ÁP TRONG LƯỚI
PHÂN PHỐI ĐIỆN HƯNG YÊN
Ngành: THIẾT BỊ MẠNG VÀ NHÀ MÁY ĐIỆN
Mã sỗ:
Học viên: NGUYỄN CHÍ NHÂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN BÁCH
THÁI NGUYÊN – 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
MỤC MỞ ĐẦU Trang 1
CHƢƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHẤT LƢỢNG
ĐIỆN NĂNG VÀ ĐIỀU CHỈNH CHẤT LƢỢNG ĐIỆN NĂNG
Trang 4
1.1 Chất lƣợng điện năng. Trang 4
1.2. Các phƣơng pháp điều chỉnh điện áp. Trang 8
1.2.1 Nguyên nhân gây biến động điện áp và ảnh hưởng của
nó đến chế độ làm việc của mạng và Thiết bị điện.
Trang 8
1.2.2.Quan hệ công suất phản kháng với điện áp. Trang 10
1.2.3.Các phương pháp điều chỉnh điện áp. Trang 12
1.3 Độ lệch điện áp. Trang 14
1.3.1 Độ lệch điện áp tại phụ tải. Trang 14
1.3.2 Độ lệch điện áp trong lưới hạ áp. Trang 15
1.3.3 Diễn biến của điện áp trong lưới điện. Trang 18
1.4. Các phƣơng pháp điều chỉnh độ lệch điện áp. Trang 20
CHƢƠNG II: LƢỚI ĐIỆN HƢNG YÊN Trang 22
2.1 Cấu trúc hiện tại của lƣới điện Hƣng Yên và hƣớng phát
triển trong tƣơng lai.
Trang 22
2.2 Các thông số vận hành của lƣới điện Hƣng Yên.
2.3 Kiểm tra độ lệch điện áp của các trạm hạ áp trên lƣới
Hƣng Yên.
Trang 24
Trang 34
2.4 Đánh giá tình hình vận hành của lƣới điện Hƣng Yên -
Nội dung luận văn.
Trang 39
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ĐIỀU CHỈNH
CLĐA - CHƢƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN.
Trang 43
3.1 Tính toán các chỉ tiêu tổng quát. Trang 43
3.2 Điều chỉnh tối ƣu độ lệch điện áp. Trang 45
3.3 Tính toán các thông số của các phần tử lƣới phân phối. Trang 46
3.3.1-Tính toán thông số dây dẫn. Trang 46
3.3.1.1 Điện trở của dây dẫn. Trang 46
3.3.1.2 Điện kháng của dây dẫn. Trang 47
3.3.1.3 Sơ đồ thay thế của dây dẫn. Trang 47
3.3.2 Tính toán thông số Máy biến áp Trang 47
3.3.2.1. Điện trở tác dụng Rb. Trang 48
3.3.2.2. Điện kháng Xb. Trang 49
3.3.2.3. Điện dẫn tác dụng Gb. Trang 49
3.3.2.4. Điện dẫn phản kháng Bb. Trang 50
3.4 Sơ đồ tính toán lƣới phân phối, phƣơng pháp tính toán. Trang 51
3.4.1 Sơ đồ lưới phân phối Trang 51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.4.2 Tính toán tổn thất điện áp theo công suất. Trang 53
3.4.3 Chế độ tính toán tổn thất điện áp trong lưới phân phối. Trang 54
3.4.3.1 Các công thức áp dụng trong tính toán. Trang 54
3.4.3.2. Các chế độ cần tính toán, phương pháp tính. Trang 55
3.4.4 -Ví dụ tính toán Trang 56
3.5 Thuật toán và chƣơng trình tính. Trang 65
3.6 Kết luận Trang 76
CHƢƠNG 4: TÍNH TOÁN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP CẢI THIỆN CLĐA Ở LƢỚI PHÂN PHỐI HƢNG YÊN
Trang 78
4.1 Hiện trạng CLĐA ở Hƣng Yên. Trang 78
4.2 Phân tích các giải pháp nâng cao CLĐA và đề xuất giải
pháp nâng cao CLĐA đƣờng dây 377 Kim Động.
Trang 81
4.2.1 Điều chỉnh điện áp đầu nguồn tại trạm 110 kV Kim
Động.
Trang 82
4.2.2 Điều chỉnh đầu phân áp cố định của máy biến áp trung
gian 35/10 kV Khoái Châu.
Trang 83
4.2.3 Thay dây những đoạn có tổn thất điện áp lớn. Trang 85
4.2.4 Bù công suất phản kháng. Trang 87
MỤC KẾT LUẬN Trang 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 91
PHỤ LỤC 1: MÃ NGUỒN CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN,
ĐIỀU CHỈNH CHẤT LƯỢNG ĐIỆN ÁP
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ ĐIỀU CHỈNH CHẤT
LƯỢNG ĐIỆN ÁP LỘ 377 KIM ĐỘNG
PHỤ LỤC 3: ĐĨA CD PHẦN MỀM CHƯƠNG TRÌNH TÍNH
TOÁN.
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỤC MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng một
cách ấn tượng, đòi hỏi nhu cầu điện phải tăng rất nhanh ở mức 15%, thậm chí
cao hơn. Để đáp ứng nhu cầu trên, nước ta cần phải mở rộng rất lớn hệ thống
điện trong thập kỷ tới. Vốn cho đầu tư cần được huy động từ tất cả các nguồn,
gồm cả vốn tự có của EVN và các khoản đầu tư lớn từ bên ngoài vào các nhà
máy điện độc lập. Đồng thời với đáp ứng nhu cầu phát triển, EVN cũng đang
tiến hành một chương trình cải cách lớn, nhằm thiết lập một cấu trúc quản lý
mới, tái cơ cấu công ty điện lực hiện nay đang thống lĩnh ngành điện và từng
bước xây dựng một thị trường điện cạnh tranh. Áp lực phải đáp ứng nhu cầu
điện tăng nhanh và cao, sự cấp bách phải huy động các nguồn vốn đầu tư cho
các nguồn điện mới và đồng thời bảo đảm những cấu trúc và cơ cấu mới đang
được hình thành trong quá trình cải cách và tái cơ cấu đáp ứng được yêu cầu
dài hạn. Sự đồng thời diễn ra trên đã tạo ra những thách thức trong thời điểm
có thể nói là kịch tính nhất đối với ngành điện ViệtNam. Tăng trưởng của nhu
cầu điện ở Việt Nam hiện nay chủ yếu do gia tăng nhu cầu điện của ngành
công nghiệp và gia tăng sử dụng điện cho sinh hoạt của người dân. Trong giai
đoạn 2011-2015, nhu cầu điện dự kiến tiếp tục tăng cao ở mức 11%/năm.
Chương trình cải cách ngành điện dài hạn của Việt Nam đã bắt đầu được triển
khai với Luật Điện lực được thông qua vào cuối năm 2004, Cục Điều tiết
Điện lực được thành lập hoạt động dưới sự giám sát của Bộ trưởng Bộ Công
thương và Lộ trình cải cách đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu năm
2006. Những nỗ lực tái cơ cấu ngành điện và phát triển một thị trường điện
cạnh tranh là mục tiêu trong dài hạn. Điều quan trọng là cần bảo đảm rằng các
quyết định về tái cơ cấu và cổ phần hóa một loạt các đơn vị hiện trực thuộc
EVN và các thỏa thuận về phát triển các nhà máy điện độc lập phải là những
bước tiến phù hợp trong tương lai và năng lực, uy tín, hiệu lực của Cục Điều
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
tiết Điện lực cần được thiết lập để ban hành khung điều tiết để bảo đảm khả
năng dự báo trước cho các chủ đầu tư. Đó là một nhiệm vụ hết sức khó khăn
của ngành điện, trong đó việc nâng cao chất lượng điện năng ở lưới điện phân
phối có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng điện năng và chỉ tiêu kinh tế chung
của toàn hệ thống.
Với lưới điện phân phối việc đáp ứng những yêu cầu về chất lượng điện
năng gặp không ít khó khăn, đặc biệt ở các đường dây sử dụng các cấp điện
áp
6 kV, 10kV, 22kV, lấy qua các trạm trung gian 35/6 kV và 35/10kV không
có hệ thống điều áp dưới tải. Sự phát triển mạnh mẽ của phụ tải điện ảnh
hưởng chất lượng điện năng ở lưới điện phân phối thể hiện dễ nhận thấy là
chất lượng điện áp.
Xuất phát từ thực tiễn tác giả mong muốn đóng góp một phần những
tìm tòi, nghiên cứu của mình vào việc duy trì chỉ tiêu chất lượng điện áp trong
lưới điện phân phối có nhiều cấp điện áp nhưng không có hệ thống điều áp
dưới tải tại các trạm trung gian.
Luận văn bao gồm 4 chương và hai mục (Mục mở đầu và Mục kết luận), trong
đó:
Chương 1 Trình bày lý thuyết chung về chất lượng điện năng, các chỉ
tiêu chất lượng điện năng tại một số quốc gia và của Việt Nam, chú trọng
phân tích chỉ tiêu độ lệch điện áp, diễn biến của điện áp trong lưới điện phân
phối và các phương pháp điều chỉnh độ lệch điện áp.
Chương 2 Giới thiệu tổng quát về lưới điện tỉnh Hưng Yên, những yêu
cầu xuất phát từ thực tế về chất lượng điện năng.
Chương 3 Trình bày cụ thể phương pháp tính toán và điều chỉnh chất
lượng điện áp bao gồm kiểm tra độ lệch điện áp theo các tiêu chuẩn về chất
lượng điện áp, tính toán chỉ tiêu tổng quát, điều chỉnh tối ưu đầu phân áp cố
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
định của các máy biến áp phân phối, áp dụng cụ thể trên một đường dây thực
tế. Trong chương này cũng trình bày các công thức tính toán các phần tử,
phương pháp tính toán, sơ đồ tương đương của lưới điện có nhiều cấp điện áp,
các chế độ tính toán tổn thất điện áp và ví dụ tính toán. Dựa trên những phân
tích về phương pháp tính thành lập những giải thuật cho phép tính toán nhanh
và chính xác, tổ hợp thành chương trình máy tính thuận tiện trong sử dụng,
khả năng ứng dụng để tính toán các sơ đồ phức tạp trong thực tế vận hành của
lưới điện phân phối.
Chương 4: Dựa trên các số liệu thu thập từ thực tế vận hành của lưới
điện Hưng Yên và chương trình máy tính đó lập, áp dụng để tính toán và đề
xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng điện áp ở lưới phân phối Hưng
Yên.
Mục Kết luận: Đánh giá hiệu quả việc áp dụng phương pháp tính toán,
điều chỉnh điện áp trên lưới điện Hưng Yên.
Tác giả chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Trần Bách và các thầy
cô của Bộ môn Hệ thống điện trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo giúp tác giả hoàn thành luận văn. Cảm ơn các đồng
nghiệp đã giúp đỡ trong công việc để tác giả có thời gian học tập, thu thập số
liệu viết luận văn.
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
CHƢƠNG 1
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHẤT LƢỢNG ĐIỆN NĂNG VÀ ĐIỀU
CHỈNH CHẤT LƢỢNG ĐIỆN NĂNG
1.1 Chất lƣợng điện năng.
Lưới điện được đánh giá theo 4 tiêu chuẩn chính:
1- An toàn điện.
2- Chất lượng điện năng.
3- Độ tin cậy cung cấp điện.
4- Hiệu quả kinh tế.
Chất lượng điện áp là một chỉ tiêu trong tiêu chuẩn chất lượng điện năng, nó
được đánh giá bởi các chỉ tiêu sau:
1- Độ lệch điện áp trên cực của thiết bị dùng điện so với điện áp định mức.
2- Độ dao động điện áp.
3- Độ không đối xứng.
4- Độ không sin (sự biến dạng của đường cong điện áp, các thành phần sóng
hài bậc cao ...)
Chất lượng cung cấp điện bị ảnh hưởng đáng kể bởi chất lượng điện áp
cung cấp cho khách hàng, nó bị tác động bởi các thông số trên các đường dây
khác nhau. Có thể có các dạng như: sự biến đổi dài hạn của điện áp so với
điện áp định mức, điện áp thay đổi đột ngột, những xung dốc dao động hoặc
điện áp ba pha không cân bằng. Hơn nữa tính không đồng đều như tần số thay
đổi, sự không tuyến tính của hệ thống hoặc trở kháng phụ tải sẽ làm méo dạng
sóng điện áp, các xung nhọn do các thu lôi sinh ra cũng có thể được lan
truyền trong hệ thống cung cấp. Các trường hợp này được mô tả trong hình
sau.
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Hình 1 - 1: Dạng sóng điện áp lý tưởng và các thay đổi của điện áp.
a) Dạng sóng điện áp lý tưởng.
b) Các dạng thay đổi của sóng điện áp.
Các xung nhọn, xung tuần hoàn và nhiễu tần số cao có tính chất khu
vực. Nó được sinh ra một số do quá trình phóng điện của các thu lôi, do tác
động đóng cắt của các van điện tử công suất, do hồ quang của các điện cực vì
vậy chỉ có thể lan truyền trong phạm vi và thời điểm nhất định. Cũng như vậy
sự biến đổi tần số thường do các lò trung, cao tần sinh ra và mức độ lan
truyền cũng không lớn. Đối với hiện tượng điện áp thấp và điện áp cao thì có
thể xảy ra ở mọi nơi và xuất hiện dài hạn.
Để ngăn ngừa các hiệu ứng có hại cho thiết bị của hệ thống cung cấp
trong một mức độ nhất định, luật và các quy định khác nhau đã tồn tại trong
các vùng khác nhau để chắc rằng mức độ của điện áp cung cấp không được ra
ngoài dung sai đã quy định. Các đặc tính của điện áp cung cấp được chỉ rõ
trong các tiêu chuẩn chất lượng điện áp thường được mô tả bởi tần số, độ lớn,
dạng sóng và tính đối xứng của điện áp 3 pha. Trên thế giới có sự dao động
tương đối rộng trong việc chấp nhận các dung sai có liên quan đến điện áp.
Các tiêu chuẩn luôn luôn được phát triển hợp lý để đáp lại sự phát triển của kỹ
thuật, kinh tế và chính trị.
Bởi vì một vài tình tiết ảnh hưởng đến điện áp cung cấp là ngẫu nhiên
trong thời gian và không gian ( vị trí ) nên một vài đặc trưng có thể được mô
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
tả trong các tiêu chuẩn với các tham số tĩnh để thay thế cho các giới hạn đặc
biệt. Một khía cạnh quan trọng trong việc áp dụng các tiêu chuẩn là để xem
xét ở nơi nào và ở đâu trong mạng cung cấp, các đặc tính của điện áp là định
mức. Tiêu chuẩn châu Âu EN50160 chỉ rõ các đặc điểm của điện áp ở các đầu
cuối cung cấp cho khách hàng dưới các điều kiện vận hành bình thường. Các
đầu cuối cung cấp được định nghĩa là điểm kết nối của khách hàng nối vào hệ
thống cộng cộng.
EN50160 chỉ ra rằng, trong các thành viên của Eropean Communities -
Cộng đồng Châu Âu, dải biến đổi giá trị hiệu dụng (RMS) của điện áp cung
cấp trong 10 phút (điện áp pha hoặc điện áp dây) là Vn ± 10% với 95% thời
gian trong tuần. Với hệ thống 3 pha 4 dây, Vn = 230 V giữa pha và trung tính.
Nói đúng ra, điều này có nghĩa là mỗi tuần có hơn 8 giờ không có giới hạn
cho giá trị của điện áp cung cấp. Cũng có một số chỉ trích rằng dung sai điện
áp Vn ± 10% là quá rộng. Đến năm 2003, điện áp danh định và dung sai có
thể sẽ khác, các giá trị đã bắt đầu cao hơn phù hợp hơn với HD472S1. Trong
thời gian chuyển tiếp, các vùng có hệ thống 220/380V có thể sẽ đưa ra điện áp
230/400V + 6%/-10%, các vùng khác có hệ thống 240/415V sẽ đưa ra điện áp
230/400 V +10%/-6%.
Tần số của hệ thống cung cấp phụ thuộc sự tương tác giữa các máy
phát và phụ tải, giữa dung lượng các máy phát và nhu cầu của phụ tải. Điều
này có nghĩa là sẽ khó khăn hơn cho các hệ thống nhỏ, cô lập, để duy trì chính
xác tần số so với các các hệ thống nối liền đồng bộ với một hệ thống lân cận.
Trong Eropean Communities - Cộng đồng Châu Âu tần số danh định (định
mức) của điện áp cung cấp được quy định là 50Hz. Theo EN50160 giá trị
trung bình của tần số cơ bản đo được trong thời gian hơn 10s với hệ thống
phân phối nối liền đồng bộ với một hệ thống lân cận là 50Hz ±1% trong suốt
95% thời gian trong tuần và 50Hz +4% /-6% trong 100% thời gian trong tuần.
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Hệ thống phân phối không nối liền đồng bộ với một hệ thống lân cận có dải
dung sai tần số là ± 2%. Dung sai tần số của EN50160 cũng giống với quy
định hiện thời của các nước thành viên.
Trong một series nghiên cứu về sự mức độ thay đổi điện áp ở khách
hàng, một công ty điện lực Anh đã ghi lại các giá trị điện áp cực đại và cực
tiểu của một số khách hàng mỗi giờ một lần. Từ các thông tin giá trị trung
bình của điện áp cực đại và cực tiểu trên khách hàng vẽ được đồ thị như
( Hình 1- 2 ).
Hình 1- 2: Sự thay đổi của điện áp trên phụ tải trong ngày.
Từ đồ thị biểu diễn trên ta nhận thấy sự phụ thuộc của giá trị điện áp
vào các thời điểm trong ngày, hay nói khác hơn là phụ thuộc vào quy luật
hoạt động của phụ tải.
Tại Việt Nam, chất lượng điện năng được quy định tại mục 2, điều
31của nghị định số 45/2001/NĐ- CP ngày 02/8/2001 của Chính phủ như sau:
1-Về điện áp:
Trong điều kiện vận hành bình thường, điện áp được phép dao động
trong khoảng (5% so với điện áp danh định và được xác định tại phía thứ cấp
của máy biến áp cấp điện cho bên mua hoặc tại vị trí khác do hai bên thỏa
thuận trong hợp đồng khi bên mua đạt hệ số công suất cos = 0,85 và thực
hiện đúng biểu đồ phụ tải đã thỏa thuận trong hợp đồng).
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Trong trường hợp lưới điện chưa ổn định, điện áp được dao động từ
+5% đến -10%.
2-Về tần số: Trong điều kiện bình thường, tần số hệ thống điện được
dao động trong phạm vi (0,2Hz so với tần số định mức là 50Hz). Trường hợp
hệ thống chưa ổn định, cho phép độ lệch tần số là (0,5Hz).
3-Trong trường hợp bên mua cần chất lượng điện năng cao hơn tiêu
chuẩn quy định tại các khoản 1 và 2, điều này, các bên phải thỏa thuận trong
hợp đồng.
Với các quy định trên ta nhận thấy tiêu chuẩn chất lượng điện năng của
nước ta khá cao so với tiêu chuẩn của cộng đồng châu Âu.
Lưới điện Hưng Yên có tất cả những biến động của điện áp như đã mô
tả ở trên. Điện áp thấp thường thấy ở các khu vực cuối các đường dây dài cấp
điện cho các khu vực nông thôn. Điện áp cao xuất hiện tại các phụ tải gần đầu
nguồn do điều áp dưới tải không phù hợp, do đặt đầu phân áp không chưa hợp
lý hoặc do vận hành quá bù ở các trạm phân phối gần đâu nguồn. Dao động
điện áp, xung điện áp, sóng hài, thường xuất hiện tại các khu vực công nghiệp
Phố Nối.. Do quá tải các máy biến áp phân phối, do vận hành các lò hồ
quang điện, lò trung tần để sản xuất thép.
1.2. Các phƣơng pháp điều chỉnh điện áp:
1.2.1 Nguyên nhân gây biến động điện áp và ảnh hưởng của nó đến
chế độ làm việc của mạng và Thiết bị điện.
Nếu điện áp đặt vào phụ tải không đúng với điện áp định mức của phụ
tải yêu cầu thì ít hay nhiều tình trạng làm việc của phụ tải đó cũng trở lên
không tốt. Nói cách khác, độ lệch điện áp càng lớn thì chỉ tiêu kinh tế của các
thiết bị dùng điện càng thấp.
Theo định nghĩa độ lệch điện áp bằng:
U = U – Uđm (V, kV).
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Độ lệch điện áp tính theo phần trăm so với điện áp định mức bằng:
Trong đó:
U: là điện áp thực tế đặt vào phụ tải (V, kV).
Uđm: là điện áp định mức của mạng điện (V, kV).
Độ lệch điện áp sinh ra ở nơi tiêu thụ điện là do bởi hai nguyên nhân:
Nguyên nhân phát sinh ở bản thân các hộ dùng điện và nguyên nhân phát sinh
do sự biến đổi về tình trạng vận hành của hệ thống điện.
Phụ tải của các hộ dùng điện luôn thay đổi gây nên độ lệch điện áp, vì phụ tải
thay đổi khiến công suất chuyên chở trong mạng điện thay đổi, mức tổn thất
công suất và tổn thất điện áp trong mạng điện cũng thay đổi, gây ra các độ
lệch khác nhau về điện áp. Đây là các biến đổi tự nhiên và chậm. Khi phương
thức vận hành của các nhà máy điện trong hệ thống hoặc một sự thay đổi nào
đó trong cấu trúc lưới cũng khiến cho sự phân bố công suất trong toàn bộ hệ
thống bị thay đổi, do đó mức tổn thất điện áp cũng thay đổi và làm biến đổi
luôn cả độ lệch điện áp nơi dùng điện. Đối với động cơ không đồng bộ, khi
điện áp trên đầu cực động cơ bị giảm thấp thì mô men quay và tốc độ sẽ giảm,
dòng điện tăng lên làm tăng phát nóng trong động cơ, động cơ khó khởi động,
thời gian khởi động kéo dài. Đối với thiết bị chiếu sáng thì khi điện áp giảm,
quang thông của đèn nung nóng sẽ giảm, điện áp giảm 5% thì quang thông
giảm 10%, dẫn đến giảm năng suất và chất lượng lao động, không đảm bảo an
toàn lao động. Khi điện áp tăng cao, tuổi thọ của đèn sẽ giảm. Điện áp tăng
quá cao gây nguy hiểm cho thiết bị hệ thống điện. Điện áp thấp làm giảm ổn
định tĩnh của hệ thống tải điện, giảm khả năng ổn định động và ổn định tổng
quát, nếu thấp quá có thể gây mất ổn định phụ tải.
Đối với máy biến áp , khi điện áp tăng, làm tăng tổn thất không tải, tăng tự
cảm ứng trong lõi thép và có thể đẫn đến nguy hiểm do máy bị phát nóng cục
%100
dm
U
dm
UU
δU%
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
bộ, khi điện áp tăng cao quá sẽ làm hỏng cách điện. Điện áp giảm sẽ làm giảm
lượng công suất phản kháng do máy phát điện và các thiết bị bù sinh ra. Mức
điện áp trong hệ thống điện ảnh hưởng lớn đến tổn thất công suất và tổn thất
điện năng trong hệ thống điện. Độ lệch điện áp thường xuất hiện trong lúc sự
cố: Dây đứt hoặc máy phát lớn nhất của nhà máy điện bị hỏng phải ngừng
hoạt động …Trên thực tế không thể nào giữ được điện áp ở phụ tải luôn luôn
đúng bằng định mức, nhưng nếu giữ được với một độ lệch điện áp tương đối
nhỏ thì các phụ tải điện vẫn giữ được một chỉ tiêu khinh tế tốt.
Độ lệch điện áp được quy định như sau:
- Đối với các động cơ điện ở các xí nghiệp công nghiệp.
- 5% ≤ U ≤ + 10%.
- Đối với thiết bị chiếu sáng trong các xí nghiệp công nghiệp, trong các công
sở và chiếu sáng công cộng - 2,5% ≤ U ≤ + 5%.
- Đối với các thiết bị dùng điện khác ở thành phố và xí nghiệp.
- 5% ≤ U ≤ + 5%.
- Đối với các thiết bị dùng điện đấu vào mạng điện nông nghiệp.
- 10 ≤ U ≤ + 10%.
Trong trạng thái sự cố, cho phép tăng giới hạn thêm + 2,5% và giảm dưới hạn
dưới thêm 5%.
1.2.2.Quan hệ công suất phản kháng với điện áp.
Nhu cầu công suất phản kháng thay đổi gây ra sự biến đổi điện áp.
Trong lưới điện trung áp, hạ áp R khá lớn dòng công suất tác dụng cũng ảnh
hưởng đến điện áp. Nhưng không thể dùng cách điều chỉnh dòng công suất
tác dụng để điều chỉnh điện áp được, vì công suất tác dụng là yêu cầu của phụ
tải để sinh ra năng lượng, chỉ có thể được cung cấp từ các nhà máy điện. Còn
công suất phản kháng không sinh công, nó chỉ là dòng công suất gây từ
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
trường dao động trên lưới điện, rất cần thiết nhưng có thể cấp tại chỗ cho phụ
tải. Do đó trong các lưới này.
Vẫn phải điều chỉnh điện áp bằng cách điều chỉnh cân bằng công suất phản
kháng. Khi điện áp một điểm nào đó của hệ thống điện nằm trong phạm vi
cho phép thì có nghĩa là công suất phản kháng của nguồn đủ đáp ứng yêu cầu
của phụ tải tại điểm đó. Nếu điện áp cao thì thừa công suất phản kháng, còn
khi điện áp thấp thì là thiếu công suất phản kháng. Công suất phản kháng
thường thiếu trong chế độ phụ tải max cần phải có thêm nguồn, còn trong chế
độ phụ tải min lại có nguy cơ thừa do điện dung của đường dây và cáp gây ra,
cần phải có thiết bị tiêu thụ. Cân bằng công suất phản kháng vừa có tính chất
hệ thống vừa có tính chất địa phương. Do đó điều chỉnh cân bằng công suất
phản kháng phải thực hiện cả ở cấp hệ thống lẫn cấp địa phương. Ở cấp hệ
thống điều chỉnh điện áp ở mức trung bình của hệ thống, còn ở cấp địa
phương điều chỉnh nhằm đạt được yêu cầu điện áp cụ thể của địa phương.
Cân bằng công suất phản kháng được thực hiện bằng hai cách.
- Điều chỉnh công suất phản kháng của các nguồn công suất phản kháng như
nhà máy điện, máy bù đồng bộ, các bộ tụ bù.
- Điều chỉnh dòng công suất phản kháng hay phân bố lại công suất phản
kháng trên mạng điện bằng cách điều chỉnh đầu phân áp ở các máy biến áp,
điều chỉnh thực hiện bù dọc..
Khi tính toán điều chỉnh điện áp chỉ cần xét hai chế độ đặc trưng của phụ tải,
đó là chế độ phụ tải công suất cực đại (max) và chế độ công suất cực tiểu phụ
tải (min). Nếu đảm bảo chất lượng điện áp ở hai chế độ này thì sẽ đảm bảo
điện áp ở các chế độ còn lại.
Khi tính toán điều chỉnh điện áp cũng không cần phải xét đến mọi điểm trong
mạng điện hạ áp, chỉ cần xét đến một số điểm, bảo đảm chất lượng điện áp ở
các điểm đó thì các điểm còn lại cũng được bảo đảm, đó là những điểm kiểm
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
tra. Những điểm kiểm tra được chọn là những điểm gần nguồn nhất và xa
nguồn nhất. Trong vận hành phải thường xuyên theo dõi điện áp ở các điểm
kiểm tra, đưa ra các biện pháp điều chỉnh điện áp thích hợp để đảm bảo chất
lượng điện áp. Khi phụ tải luôn thay đổi theo thời gian, cần phải kịp thời đề ra
và thực hiện các biện pháp sao cho chất lượng điện áp luôn đạt tiêu chuẩn quy
định.
1.2.3.Các phương pháp điều chỉnh điện áp.
Để điều chỉnh điện áp ta có thể thực hiện các biện pháp sau:
1. Điều chỉnh điện áp máy phát điện bằng cách điều chỉnh dòng điện kích
thích.
2. Điều chỉnh điện áp đầu ra của máy biến áp tăng áp và của máy biến áp
giảm áp bằng cách đặt đầu phân áp cố định hoặc điều áp dưới tải.
3. Điều chỉnh điện áp trên đường dây tải điện bằng máy biến áp điều chỉnh và
máy biến áp bổ trợ.
4. Đặt các thiết bị bù ngang có điều chỉnh để thay đổi tổn thất điện áp trên
đường dây, có thể dùng bộ tụ điện, máy bù đồng bộ hoặc động cơ điện đồng
bộ có điều chỉnh kích từ.
5. Đặt thiết bị bù dọc trên đường dây để thay đổi điện kháng đường dây nhằm
thay đổi tổn thất điện áp.
Theo bản chất vật lý, chỉ có hai phương pháp điều chỉnh điện áp, hoăc
thêm nguồn công suất phản kháng hoặc phân bố lại công suất phản kháng trên
mạng điện, phương pháp sau chỉ có hiệu quả khi hệ thống điện có đủ công
suất phản kháng. Khi hệ thống điện thiếu công suất phản kháng, phương pháp
duy nhất để điều chỉnh điện áp là tăng thêm các nguồn công suất phản kháng.
Do sự phức tạp về cấu trúc hệ thống điện, về chế độ làm việc của phụ tải và
sự phân cấp trong khi thiết kế, thi công và quản lý vận hành, mà việc điều
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
chỉnh điện áp một cách thống nhất trong toàn hệ thống điện là không thể thực
hiện được. Nhiệm vụ điều chỉnh điện áp được phân chia cho từng khu vực của
hệ thống điện. Ở nhà máy điện, ở mạng điện khu vực và mạng điện địa
phương. Ở mỗi khu vực điều chỉnh điện áp nhằm đảm các yêu cầu về điện áp
ở đầu ra và được tiêu chuẩn hoá. Ở nhà máy điện điều chỉnh điện áp nhằm
nhằm đảm bảo điện áp đầu vào của mạng điện khu vực bằng cách điều chỉnh
điện áp máy phát phối hợp với sử dụng đúng đầu phân áp máy biến áp tăng
áp. Điều chỉnh điện áp ở mạng điện khu vực phải đảm bảo điện áp đầu ra của
trạm biến áp khu vực đã được quy định. Còn mạng điện phân phối trực tiếp
cung cấp điện năng cho các cho các hộ tiêu thụ, nên việc điều chỉnh điện áp ở
đây rất quan trọng và là nhiệm vụ chính để đảm bảo chất lượng điện áp. Để có
thể điều chỉnh tốt điện áp quá trình điều chỉnh được chia theo thời gian thành
ba giai đoạn là điều chỉnh sơ cấp, điều chỉnh thứ cấp và điều chỉnh cấp ba.
1. Điều chỉnh sơ cấp là quá trình đáp ứng nhanh và tức thời các biến
đổi nhanh và ngẫu nhiên điện áp của thiết bị điều chỉnh điện áp máy phát điện
và các máy bù tĩnh. Điều chỉnh sơ cấp thực hiện tự động trong thời gian vài
chục phần trăm giây. Điều chỉnh sơ cấp nhằm mục đích giữ điện áp lưới điện
ở mức an toàn, tránh nguy cơ sụt áp trong chế độ vận hành bình thường và
nhất là khi sự cố.
2. Điều chỉnh thứ cấp để đối phó với các biến đổi chậm của điện áp.
Điều chỉnh thứ cấp hiệu chỉnh lại các giá trị các giá trị điện áp chỉnh định của
các thiết bị điều chỉnh sơ cấp trong miền nó phụ trách và điều chỉnh các tụ bù,
các kháng điện và các máy biến áp điều áp dưới tải trong từng miền. Quá
trình này kết thúc trong vòng 3 phút. Mức diện áp trong mỗi miền được điều
chỉnh bằng một hệ thống điều chỉnh thứ cấp riêng. Hệ thống này tác động
nhanh và có phối hợp với các nguồn công suất phản kháng trong miền. Hoạt
động của hệ thống dựa trên cơ sở theo dõi và điều chỉnh điện áp tại một điểm
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
đặc biệt của miền gọi là điểm quan sát. Thiết bị điều chỉnh đặt ở điều độ miền
nhận giá trị điện áp đo tại điểm quan sát và so sánh với giá trị của điểm này đã
được tính trước. Nếu có sự sai khác thì đưa ra lệnh điều khiển đến các nguồn
công suất phản kháng và các máy biến áp điều áp dưới tải ỏ trong miền. Lệnh
này có thể tăng thêm công suất phản kháng phát ra, cũng có thể tiêu thụ công
suất phản kháng thừa. Sự phân chia miền làm cho qúa trình điều chỉnh điện
áp nhanh và đáp ứng được yêu cầu cục bộ. Tuy nhiên, chia hệ thống điện
thành các miền độc lập không phải dễ, các miền vẫn có ảnh hưởng và phụ
thuộc lẫn nhau, cho nên hệ thống điều khiển phối hợp với mức độ tự động hoá
cao, ngày nay đã được phát triển và áp dụng giải quyết vấn đề này.
3. Điều chỉnh cấp 3 để điều hoà mức điện áp giữa các miền điều chỉnh
thứ cấp, với mục đích tối ưu hoá mức điện áp của hệ thống điện theo tiêu
chuẩn kinh tế và an toàn. Quá trình này có thể thực hiện bằng tay hay tự động.
Thực hiện nhiệm vụ này do hệ thống điều độ trung tâm đảm nhiệm. Điều
chỉnh điện áp miền có thể là điều chỉnh tập trung tại các trung tâm cung cấp
điện và cũng có thể điều chỉnh cục bộ trục tiếp tại các hộ tiêu thụ. Tuỳ theo
đặc điểm thay đổi của phụ tải. Điều chỉnh ổn định điện áp được thực hiện đối
với hộ tiêu thụ thực tế phụ tải là không đổi, ví dụ như các nhà máy, xí nghiệp
làm việc ba ca cần phải giữ mức điện áp không đổi. Điều chỉnh điện áp bậc 2
thường được thực hiện với loại hộ tiêu thụ có đồ thị phụ tải 2 bậc. Còn trường
hợp phụ tải thay đổi suốt ngày đêm thì ta phải thực hiện điều chỉnh đối ứng.
Với một giá trị phụ tải sẽ có một trị số điện áp và tổn thất điện áp. Để độ lệch
điện áp không khỏi miền giáo trị cho phép, cần phải điều chỉnh điện áp, ví dụ
như điều chỉnh điện áp theo sự thay đổi dòng điện phụ tải. Thực tế phụ tải
biến đổi không chỉ trong ngày đêm mà còn tay đổi trong suốt năm. Tuỳ theo
vĩ độ của mỗi nước, như ở nước ta phụ tải lớn nhất trong năm là vào mùa hè
và nhỏ nhất là vào mùa đông. Vậy điều chỉnh đối ứng bao gồm việc trhay đổi
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
điện áp theo phụ tải không chỉ trong ngày đêm mà còn theo mùa trong năm.
Như vậy cần phải giữ điện áp tại thanh cái nhà máy điện và trạm biến áp cao
hơn trong thời gian có phụ tải cao nhất và hạ thấp đến điện áp điện áp định
mức trong thời gian phụ tải thấp nhất.
1.3 Độ lệch điện áp
1.3.1 Độ lệch điện áp tại phụ tải
Điện áp thực tế trên cực của các thiết bị điện so với điện áp định mức.
V%100
dm
U
dm
UU
δU%
U là điện áp thực tế trên cực thiết bị điện. Độ lệch điện áp phải thoả mãn điều
kiện:
UU -δU
U ,δU
là giới hạn trên và giới hạn dưới của độ lệch điện áp.
Tiêu chuẩn về độ lệch điện áp của các nước khác nhau là khác nhau. Nghị
định số 45/2001/NĐ- CP của Chính phủ quy định điện áp (Thường được xác
định tại điểm đo đếm) dao động ± 5% so với điện áp định mức trong chế độ
vận hành bình thường và +5%, -10% so với điện áp định mức với lưới chưa
ổn định.
Vậy độ lệch điện áp trong chế độ vận hành bình thường là:
%5δU-
%5δU
1.3.2 Độ lệch điện áp trong lưới hạ áp
Lưới phân phối hạ áp cấp điện cho hầu hết thiết bị điện. Trong lưới
phân phối hạ áp chỗ nào cũng có thể đấu nối thết bị sử dụng điện, vì vậy trong
toàn bộ lưới phân phối hạ áp và trong mọi thời gian, điện áp phải thoả mãn
tiêu chuẩn:
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
UUδU xt-
với x - địa điểm; t- thời gian.
Song ta thấy rằng có hai vị trí và hai thời điểm mà ở đó chất lượng điện
áp đáp ứng yêu cầu thì tất cả các vị trí còn lại và trong mọi thời gian sẽ đảm
bảo đạt yêu cầu về độ lệch điện áp. Đó là điểm đầu lưới (điểm B) và điểm
cuối lưới (điểm A) trong hai chế độ max và min của phụ tải.
Phối hợp các điều kiện trên ta lập thành 4 tiêu chuẩn, trong đó quy ước
số 1 chỉ chế độ max, số 2 chỉ chế độ min:
Từ đồ thị trên ta nhận thấy độ lệch điện áp phải luôn nằm trong vùng
gạch chéo trên Hình 1- 3 gọi là miền chất lượng.
Nếu sử dụng tiêu chuẩn (1) thì phải đo đạc điện áp tại 2 điểm A và B
trong cả 2 chế độ max và min.
Giả thiết rằng tổn thất điện áp trên lưới hạ thế được cho trước, ta chỉ
đánh giá tổn thất điện áp trên lưới trung áp. Vì vậy ta có thể quy đổi về đánh
Miền CLĐA
Trạm phân phối Lýới hạ ỏp
A B
UB UA
U+
U-
UH
Miền CLĐA
U+
U-
Pmin Pmax
P
U
UH2
UH
1
1
3
2
Hình 1-3 Hình 1- 4
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
giá CLĐA chỉ ở điểm B là điểm đầu của LPP hạ áp và cũng là điện áp trên
thanh cái 0,4kV của trạm phân phối.
Ta biết rằng:
111 HBA UUU
222 HBA UUU
(2)
Với
HU
là tổn thất trên lưới hạ áp.
Thay vào (1):
UUUU HB 11
UUUU HB 22
UUU B 1
UUU B 2
Chuyển
1HU
và
2HU
sang hai vế:
111 HBH UUUHU
222 HBH UUUHU
UUU B 2
Ta nhận thấy nếu 2 bất phương trình trên thoả mãn vế trái thì 2 bất
phương trình sau cũng thoả mãn, còn nếu 2 bất phương trình sau thoả mãn vế
phải thì 2 phương trình trên cũng thoả mãn, do đó tiêu chuẩn CLĐA chỉ còn
là:
UUHU BH 11
UUHU BH 22
(3)
Trên Hình 1- 4 là đồ thị biểu diễn tiêu chuẩn (3), chế độ max ứng với
công suất Pmax còn chế độ min ứng với công suất Pmin của phụ tải.
Tiêu chuẩn này được áp dụng như sau: Cho biết ví dụ 5% theo tiêu
chuẩn tổn thất điện áp trên lưới hạ áp. Biết Pmax, Pmin ta sẽ tính được =
(Pmin/Pmax), sau đó lập đồ thị đánh giá chất lượng điện áp như trên Hình 1- 4.
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Sau đó đo điện áp trên thanh cái trạm phân phối trong ché độ max và min,
tính UB1 và UB2. Đặt 2 điểm này vào đồ thị rồi nối chúng bằng một đường
thẳng, đó là đường điện áp thực tế. Nếu đường này nằm gọn trong miền
CLĐA thì CLĐA của lưới phân phối đạt yêu cầu ( Đường 1) nếu có phần nằm
ngoài như đường 2 và 3 thì CLĐA không đạt yêu cầu. Tuỳ theo vị trí của
đường điện áp mà ta có thể rút ra cách thức cải thiện điện áp. Ví dụ với đường
2 điện áp không đạt yêu cầu song ta có thể cải thiện bằng cách thay đổi đầu
phân áp cố định của máy biến áp phân phối, cụ thể là dùng nấc điện áp ra cao
hơn, đường điện áp sẽ tịnh tiến lên trên và đi vào miền CLĐA. Trong trường
hợp của đường 3 thì không thể thay đổi đầu phân áp cố định để cải thiện
CLĐA được vì nếu đạt trong chế độ max thì chế độ min sẽ quá áp, nếu đạt
trong chế độ min thì chế độ max điện áp sẽ thấp. Trong trường hợp này ta chỉ
có thể dùng biện pháp xoay ngang đường điện áp bằng các biện pháp như
điều áp dưới tải ở các trạm biến áp, dùng tụ có điều chỉnh, hoặc tăng tiết diện
dây dẫn để giảm tổn thất điện áp.
1.3.3 Diễn biến của điện áp trong lưới điện
Xét LPP như trên Hình 1- 5
Hình 1- 5: Diễn biến điện áp dọc theo lưới điện.
MBA nguån
E UTA
§D trung ¸p Luíi h¹ ¸p
EP UB UB
MBA PP
B
UH
A
UA
UTA1
UTA2
UB1
UB2
U
H1
UH2
U+
U-
E1
E2
0
1
2
Ep1
Ep2
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Ở chế độ max, nhờ bộ điều áp dưới tải ở các trạm 110kV nên điện áp
đầu nguồn đạt độ lệch E1 so với điện áp định mức. Khi truyền tải trên đường
dây trung áp, điện áp sụt giảm một lượng là (UTA làm điện áp thanh cái đầu
vào máy biến áp phân phối giảm xuống (Đường 1) nhưng tại máy biến áp
phân phối có các đầu phân áp cố định nên điện áp có thể tăng lên hoặc giảm,
tuỳ theo vị trí đầu phân áp đến điện áp Ep1. Ở đầu ra của máy biến áp phân
phối điện áp giảm xuống do tổn thất điện áp (UB1 trong máy biến áp phân
phối). Đến điểm A ở cuối lưới phân phối hạ áp điện áp giảm xuống thấp hơn
nữa do tổn thất (UH1 trên lưới hạ áp).
Ở chế độ min cũng tương tự, ta có đường biểu diễn điện áp là đường 2.
Nếu đường điện áp nằm trọn trong miền chất lượng điện áp (miền gạch chéo)
thì Chất lượng điện áp đạt yêu cầu, ngược lại là không đạt, cần phải có các
biện pháp điều chỉnh.
áp dụng tiêu chuẩn (1) ta có thể đánh giá được chất lượng điện áp tại các nút
cung cấp điện cho phụ tải và có thể chọn được đầu phân áp thích hợp với cấu
trúc lưới phân phối và các thông số vận hành cho trước. Song với tiêu chuẩn
này ta không so sánh được hiệu quả của các biện pháp điều chỉnh điện áp và
không thể lập mô hình tính toán để giải trên máy tính điện tử. Để khắc phục ta
đưa ra tiêu chuẩn tổng quát sau:
Từ sơ đồ trên ta có thể lập các biểu thức tính toán:
1111 BpTAB UEUEU
2222 BpTAB UEUEU
(4)
111 HBA UUU
222 HBA UUU
Xét thêm độ không nhạy ồ của thiết bị điều áp ta rút ra 2 tiêu chuẩn:
UUUU B11
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
UUUU B22 (5)
Tiêu chuẩn (5) cho phép đánh giá chất lượng điện áp của toàn lưới hạ áp tại
điểm B là thanh cái ra của máy biến áp hạ áp khi đã biết tổn thất điện áp trong
lưới hạ áp ở chế độ max ÄU1 và chế độ min ÄU2.
Hình 1- 6 Hình 1-7
Tiêu chuẩn (5) được vẽ trên Hình 1- 6 theo quan hệ với công suất phụ tải, giả
thiết quan hệ này là tuyến tính. Miền gạch chéo lớn là miền Chất lượng điện
áp, nghĩa là khi độ lệch điện áp nằm trong miền này thì chất lượng, có nghĩa
là khi độ lệch điện áp tại B nằm trong miền này thì chất lượng điện áp trong
toàn lưới hạ áp được đảm bảo và ngược lại.
Tiêu chuẩn này được vẽ trên Hình 1- 7 với trục ngang là độ lệch điện áp UB1.
Chất lượng điện áp được đảm bảo khi (UB1 nằm trong miền gạch chéo giữa
(U- + ÄU1 + ồ ) và (U+ - ồ ).
1.4 Các phƣơng pháp điều chỉnh độ lệch điện áp.
Trong các công thức (4) ta nhận thấy tất cả các thành phần đều có thể
thay đổi để điều chỉnh chất lượng điện áp.
Để điều chỉnh điện áp ta có thể áp dụng các phương pháp sau:
1- Điều chỉnh điện áp đầu nguồn E1 và E2 bằng cách điều áp dưới tải
tự động hoặc bằng tay ở các trạm 110(220)kV.
D U 2
P 2 0
d U-
d U+
d U
P (kW)
D U 1
e
e
P 1
U + + U -
d U B0 -
d D U 1 e
0
1
+
d e
d U B1
Y 1
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
2- Đặt đúng đầu phân áp cố định của máy biến áp phân phối để đạt độ
tăng thêm điện áp Ep.
3- Lựa chọn tiết diện dây dẫn hợp lý để điều chỉnh tổn thất điện áp trên
lưới trung áp và hạ áp. (U trên lưới trung áp và hạ áp phải nhỏ hơn tổn thất
điện áp cho phép tương ứng UTACP và UHACP ).
Đó là 3 biện pháp chính được phối hợp sử dụng để điều chỉnh điện áp.
Trong những trường hợp riêng mà các biện pháp này không đạt hiệu quả thì
có thể áp dụng các biện pháp phụ thêm là:
4- Bù công suất phản kháng ở phụ tải.
5- Bù dọc trên đường dây trung áp.
6- Dùng các máy biến áp chuyên dùng để tự động điều chỉnh điện áp.
Bộ các đại lượng E, Ep và UTACP, UTACP quyết định chất lượng điện áp,
chúng được xác định đồng bộ với nhau. ở mỗi hệ thống điện, theo điều kiện
riêng, các đại lượng này có giá trị khác nhau.
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
CHƢƠNG II
LƢỚI ĐIỆN HƢNG YÊN
2.1 Cấu trúc hiện tại của lƣới điện Hƣng Yên và hƣớng phát triển
trong tƣơng lai.
Hưng Yên là một tỉnh nhỏ với điện tích tự nhiên 932,09 Km2, dân số
trên 1,1 triệu người, phía bắc giáp với Bắc Ninh, phía đông giáp với Hải
Dương, phía nam giáp với Thái Bình và Hà Nam, phía tây giáp với Hà
Đông. Hưng Yên là một tỉnh đồng bằng không có rừng núi, cách Hà Nội 64
km về hướng đông nam. Dù xa biển nhưng Hưng Yên có nhiều sông rạch.
Bốn sông chính là: Sông Hồng Hà ở phía tây, phân ranh rới với tỉnh Hà
nam; Sông Luộc ở phía nam, phân ranh rới với tỉnh Thái Bình; sông Đào và
sông Cửu Yên ở phía Đông, phân ranh rới với tỉnh Hải Dương. Ngoài ra,
sông Hoan Ái chảy ở giữa tỉnh đã cùng với sông Cửu Yên chia các sông
rạch thành ba vùng riên biệt: Vùng đất cao gồm các huyện Mỹ Hào, Văn
Lâm và Yên Mỹ. Vùng trung bình gồm các huyện Khoái Châu, Kim Động
và Ân Thi. Vùng đất thấp gồm hai huyện Tiên Nữ và Phù Cừ.
Khí hậu Hưng Yên có hai mùa rõ rệt. Mùa nóng từ tháng năm đến tháng
chín, mùa lạnh bắt đầu từ tháng mười một đến tháng ba. Nhiệt độ trung bình
khoảng 23 độ bách phân. Tháng nào cũng mưa, nhiều nhất từ tháng năm
đến tháng tám. Quốc lộ 5 và liên tỉnh lộ 39 nối liền Hưng Yên với các tỉnh
khác.
Hưng Yên là một tỉnh nông nghiệp nghiệp cơ cấu kinh tế nông nghiệp
15,4 % Công nghiệp, Xây dựng 42,3 %, Dịch vụ 32,3 %, tỷ trọng điện sản
xuất trong công nghiệp chiếm vào khoảng 65% so với tổng điện năng tiêu thụ.
Lưới điện phân phối của Hưng Yên là lưới điện có các cấp điện áp 35 kV, 22
kV và 10 kV có trung tính cách ly, trung tính trực tiếp nối đất hoặc nối đất
gián tiếp qua cuộn dập hồ quang. Lưới điện phân phối vận hành theo chế độ
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
mạng điện hở hình tia hoặc phân nhánh hoặc mạch vòng nhưng vận hành hở,
độ dài mỗi xuất tuyến không quá 100 Km. Nguồn cung cấp cho các xuất
tuyến do bốn trạm: Trạm 110 kV - Lạc Đạo; Trạm 110 kV - Giai Phạm; Trạm
110 kV - Kim Động; Trạm 110 kV - Phố Cao, Bốn trạm 110 kV này được
cung cấp bởi trạm 220 kV Phố Nối và các trạm trung gian 35/10 kV cung cấp.
Do các điều kiện về địa lý, kinh tế , mức độ yêu cầu cung cấp điện của phụ
tải…. nên lưới điện phân phố ở các khu vực cũng khác nhau về mật độ phụ
tải, chiều dài đường dây, công suất truyền dẫn cũng như tổn thất điện áp, tổn
thất điện năng và độ tin cậy cung cấp điện.
Phụ tải của lưới điện Hưng Yên có đặc điểm phụ tải công nghiệp tập
trung, phụ tải sản sinh hoạt và sản xuất nhỏ, phụ tải nông thôn. Lưới điện 35
kV, 22 kV được cung cấp trực tiếp từ các trạm 110 kV. Với cấp điện áp 10
kV một số đường dây được cấp trục tiếp từ các trạm 110 kV cho các phụ tải
cao áp hoặc khu công nghiệp tập trung, phần còn lại từ các trạm trung gian
35/10 kV. Hưng Yên có bốn trạm 110 kV và 01 trạm 220 kV. Các trạm 110
kV và 220 kV đều có hệ thống điều áp dưới tải, điện áp đầu nguồn của các
xuất tuyến phân phối thường giữ cố định. Ngoài các trạm 110 kV và 220 kV
còn có 4 trạm trung gian 35/10 kV cấp điện cho các phụ tải hỗn hợp và một số
trạm trung gian chuyên dùng cấp cho các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp.
Các trạm trung gian đều không có hệ thống điều áp dưới tải, điện áp thanh cái
đầu ra của các trạm trung gian phụ thuộc vào phụ tải và điện áp đầu nguồn
cấp từ các trạm 110 kV. Phụ tải của các trạm 110 kV rất đa dạng , do các
đường dây cấp cho các khu vực có tính chất khác nhau như phụ tải sinh hoạt,
phụ tải sản xuất ban ngày, phụ tải sản xuất ba ca nên biểu đồ phụ tải của các
đường dây rất khác nhau. Hơn nữa, do quy định tính giá điện vào các giờ cao
điểm ngày, cao điểm đêm và thấp điểm lệch nhau lớn nên các nhà máy, xí
nghiệp sử dụng công suất lớn thường sản xuất vào giờ thấp điểm để giảm giá
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
thành, vì vậy giá trị PMax và PMin của các đường dây chênh lệch lớn song đồ
thị phụ tải toàn trạm khu vực hoặc toàn tỉnh tương đối bằng phẳng.
Những năm gần dây tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Hưng
Yên rất cao khoảng 13,7 % do nhu cầu sản xuất phát triển nên lưới điện
Hưng yên có mức tăng trưởng khá lớn, bình quân trong 5 năm gần dây là
18,45 % mỗi năm. Với mức độ tăng trưởng như vậy và căn cứ nhu cầu sử
dụng điện của các dự án đang vã sẽ triển khai từ nay đến năm 2015 sẽ phải
xây dựng thêm 7 trạm biến áp 110 kV( 1. Trạm biến áp 110 kV - Yên Mỹ - 40
MVA; 2. Trạm biến áp 110 kV - Hưng Yên - 25 MVA; 3. TBA 110 kV -
Khoái Châu - 25 MVA; 4. TBA 110 kV - Minh Đức - 40 MVA ; 5. TBA 110
kV - Văn Giang- 40MVA; 6. TBA 110kV - Tiên Lữ - 25MVA; 7. TBA 110
kV - Ân Thi - 25MVA) so với 4 trạm biến áp hiện có để đáp ứng yêu cầu cảu
phụ tải.
Để áp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng điện năng và độ tin cậy
cung cấp điện, ngành điện đang tiến hành hiện đại hoá các trạm khu vực ở cấp
điện áp 110 kV, 220kV bằng cách thay thế các thiết bị cũ bàng các thiết bị
hiện đại như máy cắt khí SF6, máy cắt chân không và các rơ le bảo vệ kỹ
thuật số, các bộ tụ bù dọc và bù ngang được lắp đặt. Điện áp trung thế cũng
có sự thay đổi về cấp điện áp, sẽ trú trọng phát triển lưới điện trung áp ở cấp
điện áp 35 kV và 22 kV, hạn chế xây dựng các đường dây 10 kV. Cấp điện áp
10 kV sẽ chỉ dùng để cấp điện cho các phụ tải cao áp như động cơ cao áp, lò
điện hồ quang hoặc các nhà máy công nghiệp nặng.
2.2 Các thông số vận hành của lƣới điện Hƣng Yên.
Thông số phụ tải Hưng Yên 6 tháng đầu năm 2007.
Tổng điện năng tiêu thụ : 383.420.000 kWh
Điện năng tiêu thụ ngày cao nhất : 3.110.123 Kwh.
Điện năng tiêu thụ trung bình trong ngày : 2.130.111 kWh
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
Điện năng tiêu thụ ngày thấp nhất : 1.895.328 Kwh.
Công suất tiêu thụ lớp nhất PMax : 202. MW
Công suất tiêu thụ nhở nhất PMin : 62,1. MW
Tổng công suất tiêu thụ trong toàn tỉnh thay đổi theo mùa và theo các
ngày trong tuần. Do ảnh hưởng của thời tiết và của sản xuất. Vào các ngày
thứ bẩy và chủ nhật, công suất tiêu thụ giảm do các nhà máy, xí nghiệp, công
sở giảm công suất. Các ngày làm việc công suất tiêu thụ tăng do ảnh hưởng
của sản xuất công nghiệp. Cũng do ảnh hưởng của sản xuất công nghiệp nên
cao điểm ngày vào khoảng 9h00 tăng mạnh và lớn hơn cao điểm tối. Do có
nhiều cơ sở sản xuất ba ca nên biểu đồ phụ tải ngày toàn tỉnh tương đối bằng
phẳng.
Những nhận xét trên được rút ra từ các số liệu thu thập tại trạm 110 kV
Kim Động, trên các đường dây xuất tuyến của trạm và các trạm trung gian
35/10 Kim Động, Trung gian Đìa, Trung gian Khoái Châu, trạm hạ áp 35/0,4
kV. Thông số đo đạc tại trạm 110 kV Kim Động được thể hiện ở các trang
sau.
Bảng 2-1. Phụ tải trung bình tỉnh Hưng Yên tháng 4/2007
Giờ
PTb CN và thứ 7
(Mw)
PTb thứ 2,3,4
(Mw)
PTb thứ 5, 6
(Mw)
1 70,83 94,54 74,46
2 77,93 103,09 82,76
3 74,13 99,08 81,74
4 78,08 98,23 82,43
5 83,98 115,50 96,89
6 103,03 137,77 120,09
7 99,60 130,64 117,50
8 100,40 137,37 117,09
9 110,44 144,34 116,76
10 121,75 155,42 137,03
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
11 125,11 165,68 142,35
12 99,70 130,90 115,16
13 92,85 126,24 111,44
14 104,36 135,32 121,03
15 111,93 144,13 122,20
16 111,80 151,80 134,60
17 117,18 156,87 135,74
18 115,93 158,94 133,40
19 106,03 142,96 124,79
20 94,58 133,62 115,93
21 91,06 123,33 105,76
22 86,55 114,09 95,60
23 78,46 106,96 89,19
24 71,64 107,36 84,75
§å thÞ phô t¶i trung b×nh TØnh H•ng Yªn th¸ng 4/2007
0.00
20.00
40.00
60.00
80.00
10 .00
1 0.00
140.00
160.00
180.00
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25
t(h)
P
(M
W
) T5, T6
T2, 3, 4
T7, CN
Hình 2-1 Đồ thị phụ tải trung bình tỉnh Hưng Yên tháng 4/2007
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
Bảng 2 – 2. Bảng tiêu thụ điện năng tỉnh Hưng Yên các ngày trong tháng 4
/2007
Ngày Điện năng tiêu thụ ( kWh)
1. 2.124.018
2. 2.388.909
3. 2.896.933
4. 2.986.095
5. 2.284.099
6. 2.131.706
7. 1.750.304
8. 2.155.345
9. 2.228.221
10. 2.333.302
11. 2.304.657
12. 2498.580
13. 2.405.865
14. 2.080.811
15. 2.210.868
16. 2.545.082
17. 2.421.637
18. 2.145.570
19. 2.406.761
20. 2.267.326
21. 2.293.100
22. 2.550.500
23. 2.570.959
24. 1.878.656
25. 2.313.769
26. 2.288.415
27. 1.910.478
28. 1.767.382
29. 1.533.324
30. 2.131.706
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
Hình 2-2 Đồ thị tiêu thụ công suất trung bình tháng 4 năm 2007 tỉnh Hưng
Yên
Hình 2 - 3 Đồ thị phụ tải trung bình ngày, đêm lộ 171.
§iÖn n¨ng tieu thu ( kWh)
0
500,000
1,000,000
1,500,000
2,000,000
2,500,000
3,000,000
3,500,000
1.
•
4.
•
7.
•
10
. •
13
. •
16
. •
19
. •
22
. •
25
. •
28
. •
§iÖn n¨ng tiªu thô (
kWh)
( Ngày)
§å thÞ phô t¶i trung b×nh ngµy ®ªm cña lé 171
Tr¹m 110kV Kim §éng th¸ng 4/2007
0.00
5.00
10.00
15.00
20.00
25.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
t (h)
P(
M
W
)
T7-CN
T2, T6
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
§å thÞ phô t¶i trung b×nh ngµy ®ªm cña lé 172
Tr¹m 110kV Phè Cao th¸ng 4/2007
0
2
4
6
8
10
12
14
16
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
t (h)
P
(M
W
)
T7-CN
T2 - T6
§å thÞ phô t¶i trung b×nh ngµy ®ªm cña lé 171
Tr¹m 110kV Phè Cao th¸ng 4/2007
0
5
10
15
20
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
t(h)
P
(P
W
)
T7- CN
T2-T6
Hình 2- 4
Hình 2 - 5
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
Bảng 2-3 Thông số phụ tải trung bình các đường dây 35kV của trạm 110 kV
Kim Động tháng 4/2007
Giờ
35kV Kim
Động
Tổng P 35 kV
Kim Động
(MW)
I 371 (A) I 373 (A) I 375 (A) I 377 (A)
1 36.5 6,39 40 5 5 40
2 36,5 6,38 40 5 5 40
3 36.5 6,38 40 5 5 40
4 36,5 6,38 40 5 5 40
5 37 11.8 60 5 5 50
6 37 11,6 115 5 5 70
7 37 11,5 70 5 5 60
8 37 10,1 65 5 5 60
9 37,2 10,1 75 5 5 70
10 37,2 12,6 100 10 15 90
11 37 15,8 125 15 15 105
12 37 10,9 100 10 5 70
13 37 8,39 70 10 5 50
14 37 8,57 65 10 5 50
15 37 9,48 75 10 5 65
16 37 10,4 80 10 10 70
17 37,1 14,8 110 15 10 80
18 37,3 18.9 135 20 15 120
19 37,2 18,6 165 15 15 135
20 37 16,6 130 15 15 100
21 37 14,5 110 15 10 90
22 37 11,8 85 10 10 80
23 37 8,9 50 5 5 40
24 37 6,75 45 5 5 40
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
Đồ thị phụ tải trung bình các đường dây 35kv của trạm 110 kV Kim Động
§å thÞ phô t¶i tr¹m 110 Kim §éng 4/2007
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
1 4 7 10 13 16 19 22
Giê (t)
G
ia
tr
i
Uotb đầu nguồn (35kV)
Ptb 35 kV (MW)
I371 (A)
I373 (A)
I375 (A)
I377 (A)
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23
t (h)
P(
M
W
)
Lé 971 (MW)
Lé 972 (MW)
§å thÞ phô t¶i trung b×nh ngµy ®ªm
tr¹m trung gian 35/10 kV Kim §éng th¸ng 4/2007
Hình 2 - 6
Hình 2 - 7
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
§å thÞ phô t¶i trung b×nh ngµy ®ªm
tr¹m trung gian 35/10 kV §×a th¸ng 4/2007
0
0.5
1
1.5
2
2.5
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
t (h)
P
(M
W
)
Lé (971)
§å thÞ th«ng sè trung b×nh ngµy ®ªm Lé 971 Song Mai
Tr¹m trung gian 35/10 Kim §éng th¸ng 4/2007
0
2
4
6
8
10
12
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23
t(h)
kV
; M
W U thanh cái 10 (kV)
T2-T6
T7, CN
Hình 2 - 9
Hình 2 - 8
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
§å thÞ th«ng sè trung b×nh ngµy ®ªm Lé 972 §a Léc
Tr¹m trung gian 35/10 Kim §éng th¸ng 4/2007
0.0
2.0
4.0
6.0
8.0
10.0
12.0
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23
t(h)
k
V
;
M
W U thanh cái (kV)
T2-T6
T7, CN
2.3 Kiểm tra độ lệch điện áp của các trạm hạ áp trên lƣới Hƣng
Yên.
Do đo đạc và tính toán ta biết: E1, E2, UTA1, UTA2, UH1, UH2, UB1, UB2,
Pmin, Pmax. Từ các số liệu này tính UB1, UB2 sau đó xây dựng đồ thị chất
lượng điện áp.
1111 BpTAB UEUEU
2222 BpTAB UEUEU
Hình 2 - 10
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
Miền chất lượng điện áp bị chặn trên bởi (U+ và chặn dưới bởi đường nối hai
điểm:
min2 ,PUU H
và
max1,PUU H
.
Xác định điểm
min2 ,PU B
và
max1 ,PU B
, nối lại ta được đường điện áp.
Dựa trên đường điện áp này để phân tích kết quả và rút ra kết luận điều chỉnh.
Với giả thiết rằng lưới phân phối hạ áp là tốt, và tổn thất điện áp lưới hạ áp là:
%51 HU
;
%5,22 HU
Ta sẽ nghiên cứu cứu riêng lưới phân phối trung áp và đề ra các biện
pháp nhằm đáp ứng độ lệch điện áp là 5% trên phụ tải. Vậy tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng điện áp là:
11 UUHU BH
0% UB1 5%
22 UUHU BH
2,5% UB2 5%
Bảng 2- 4 Số liệu đo được trên thanh cái 0,4kV của các trạm thuộc đường dây
970 Khoái Châu. Ta lập đồ thị biểu diễn chất lượng điện áp một số trạm:
Tên trạm Loại MBA
Điện áp
hạ thế (V)
Dòng điện hạ thế
Imax (A)
Xóm An Bắc 180 - 10/0,4 361 195
Thôn Đông Kết 320 - 10/0,4 361 379
Thôn Trung Châu 180 - 10/0,4 361 260
Thôn Lạc Thuỷ 100 - 10/0,4 357 118
Thôn Phú Mỹ 180 - 10/0,4 357 169
Thôn Hoà Hợp 180 - 10/0,4 357 213
Uỷ Ban Tân Châu 180 - 10/0,4 355 260
Bưu điện Tân Châu 30 - 10/0,4 383 43,5
Thôn Mãn Hoà 180 - 10/0,4 352 231
Thôn Hồng Châu 320 - 10/0,4 350 379
Bến Chung Châu 180 - 10/0,4 353 260
Thôn Mạn Xuyên 320 - 10/0,4 352 379
Thôn Năm Mẫu 100 - 10/0,4 350 114
Thôn Phương Trù 250 - 10/0,4 348 361
Xóm Đường Tứ 180 - 10/0,4 346 213
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Tên trạm
Loại MBA
Điện áp hạ thế
(V)
Dòng điện
hạ
thế.
Imin (A)
Xóm An Bắc 180 - 10/0,4 383 12,5
Thôn Đông Kết 320 - 10/0,4 392 30
Thôn Trung Châu 180 - 10/0,4 381 20
Thôn Lạc Thuỷ 100 - 10/0,4 382 12,5
Thôn Phú Mỹ 180 - 10/0,4 385 20
Thôn Hoà Hợp 180 - 10/0,4 391 50
Uỷ Ban Tân Châu 180 - 10/0,4 388 62,5
Bưu điện Tân Châu 30 - 10/0,4 387 25
Thôn Mãn Hoà 180 - 10/0,4 381 20
Thôn Hồng Châu 320 - 10/0,4 383 25
Bến Chung Châu 180 - 10/0,4 385 20
Thôn Mạn Xuyên 320 - 10/0,4 392 30
Thôn Năm Mẫu 100 - 10/0,4 383 15
Thôn Phương Trù 250 - 10/0,4 391 50
Xóm Đường Tứ 180 - 10/0,4 393 35
Tên trạm
Loại máy
biến áp
Độ lệch
điện áp
0,4 kV ở
chế độ
Max (%)
Độ lệch
điện áp
0,4 kV ở
chế độ Min
(%)
Dòng điện
0,4 kV ở
chế độ
Max (A)
Dòng điện
0,4 kV ở
chế độ Min
(A)
Uỷ Ban
Tân Châu
180 - 10/0,4
- 6,578 2,105 260 62,5
Bưu điện
Tân Châu
30 - 10/0,4
0,78 1,84 43,5 25
Bến Chung
Châu
180 - 10/0,4
- 7,10 1,315 260 20
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
Hình 2-11.Đồ thị chất lượng điện áp của một số trạm 0,4kV đo tại thanh cái
hạ áp.
Từ đồ thị ta nhận thấy trạm Bưu điện Tân Châu đạt yêu cầu chất lượng điện
áp so với quy định của nghị định 45CP.
Trạm Uỷ Ban Tân Châu và Trạm Bến Trung Châu không đạt yêu cầu
khi vận hành ở chế dộ max song ta có thể cải thiện bằng cách thay đổi nấc
phân áp của máy biến áp phân phối, điện áp sẽ đạt yêu cầu.
Một số trạm cấp điện hạ áp phục vụ phụ tải sinh hoạt, các phụ tải được
đấu nối ở mọi nơi trên đường dây 0,4kV. Vì vậy phải xét đến tổn thất điện áp
trên lưới hạ áp. Với giả thiết sụt áp trên lưới hạ áp UH1 = 5%; UH2 = 2,5%;
ta lập đồ thị chất lượng điện áp ở một số trạm sinh hoạt trên đường dây 970
Khoái Châu:
-10 %
-13 %
-12 %
-11 %
-9 %
-8 %
-7 %
-6 %
-5 %
-4 %
- d U
3 %
-3 %
-2 %
-1 %
2 %
1 %
0 %
Pmin Pmax
5 %
4 %
+ d U
Trạm Uỷ Ban Tân Châu
Trạm Buu điện Tân Châu
Trạm Bến Trung Châu
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
Tên trạm
Loại máy
biến áp
Độ lệch
điện áp
0,4 kV ở
chế độ
Max (%)
Độ lệch
điện áp
0,4 kV ở
chế độ
Min (%)
Dòng
điện 0,4
kV ở chế
độ Max
(A)
Dòng
điện 0,4
kV ở chế
độ Min
(A)
Xóm An Bắc 180 - 10/0,4 - 5 0,78 195 12,5
Thôn Đông Kết 320 - 10/0,4 - 5 3,15 379 30
Thôn Trung
Châu
180 - 10/0,4
- 5 0,26
260 20
Thôn Lạc Thuỷ 100 - 10/0,4 - 6,05 0,52 118 12,5
Thôn Phú Mỹ 180 - 10/0,4 - 6,05 1,32 169 20
Thôn Hoà Hợp 180 - 10/0,4 - 6,05 2,89 213 50
Thôn Mãn Hoà 180 - 10/0,4 - 7,36 0,263 231 20
Thôn Hồng
Châu
320 - 10/0,4
- 7,89 0,78
379 25
Thôn Mạn
Xuyên 320 - 10/0,4
- 7,36 3,15
392
30
Thôn Năm Mẫu 100 - 10/0,4 - 7,89 0,79 383 15
Thôn Phương
Trù 250 - 10/0,4
- 8,42 2,89
391
50
Xóm Đường Tứ 180 - 10/0,4 - 8,94 3,42 213 35
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Hình 2-12.Đồ thị chất lượng điện áp của một số trạm 0,4kV đo tại thanh cái
hạ áp
Từ bảng số liệu tổng hợp và đồ thị vùng giới hạn đảm bảo chất lượng
điện năng ta thấy các trạm 10/0.4kV đều đạt yêu cầu ở chế độ min nhưng ở
chế độ max điện áp quá thấp. Với các trạm này thay đổi đầu phân áp không
đạt kết quả mong muốn do đường đặc tính quá dốc.
Kết luận: Đường đặc tính điện áp của các trạm trên cùng đường dây rất
khác nhau, không thể áp dụng chung một biện pháp điều chỉnh. Vì vậy cần
thiết phải tính toán toàn bộ đường dây 371 Kim Động và phân tích đề ra các
biện pháp điều chỉnh phù hợp.
2.4 Đánh giá tình hình vận hành của lƣới điện Hƣng Yên - Nội
dung luận văn.
Qua các thông số đo đạc ở trên và ở phần phụ lục ta có nhận xét sau:
Trạm Xóm Đông Bắc
Trạm Thôn Lạc Thuỷ
Trạm Thôn Đông Kết
-8 %
-9 %
-7 %
-6 %
-5 %
-4 %
d U
-
3 %
-3 %
-2 %
-1 %
1 %
0 %
Pmin
2 %
d U
5 %
4 %
+
Pmax
D U H1
D
Trạm Thôn Trung Châu
Trạm Thôn Phú Mỹ
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
- Độ chênh lệch giữa Pmax và Pmin trên các đường dây khá lớn. Tỷ số
Pmin/Pmax của các đường dây dao động từ 15% ÷ 27%
- Chế độ max của các đường dây có tính chất công nghiệp thường trùng với
chế độ min của các đường dây có tính chất sinh hoạt, công sở.
- Đồ thị phụ tải đầu nguồn các trạm 110kV tương đối bằng phẳng.
- Công suất sử dụng cũng như điện năng tiêu thụ vào các ngày nghỉ như thứ
7và chủ nhật có giảm so với các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ sáu nhưng
không đáng kể.
- Tổn thất điện áp trên đường dây 35kV khá nhỏ.
- Chất lượng điện áp tại các điểm cuối đường dây 10 kV khá lớn chất lượng
điện áp tại các điểm cuối đường dây 10 kV vào thời điểm max không đạt yêu
cầu thể hiện ở đường dây 971 trạm trung gian 35/10 Kim Động, tổn thất điện
áp trên lộ 372 Kim Động quá lớn.
Các kết quả đo đạc thực tế trên một số đường dây cũng phù hợp với các số
liệu thống kê thông số vận hành của toàn bộ lưới điện khu vực Hưng Yên. Ta
nhận thấy chất lượng điện năng không đồng đều ở các khu vực khác nhau.
Các khu công nghiệp nặng như Phố Nối, khu công nghiệp Sài Đồng hầu hết
đạt yêu cầu về độ lệch điện áp nhưng có hiện tượng dao động điện áp, sóng
hài trên một số đường dây hoặc trạm.
Các khu vực phụ tải sinh hoạt đô thị, công sở như thành phố Thị xã Hưng
Yên, trung tâm các thị trấn chất lượng điện năng đạt yêu cầu.
Khu vực nông thôn, phụ tải chủ yếu là sinh hoạt, chất lượng điện năng không
đạt yêu cầu, biểu hiện ở độ lệch điện áp thường vượt ra ngoài tiêu chuẩn.
Các khu vực sản xuất công nghiệp nặng do vận hành lò hồ quang, lò trung
tần, khởi động những động cơ công suất lớn sinh ra dao động điện áp, sóng
hài, độ không sin và biến đổi tần số ở một số đường dây và trạm biến áp.
Đường dây cấp điện cho các phụ tải này thường ngắn, có sơ đồ hình tia và
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
xuất phát trực tiếp từ các trạm 110kV có điều áp nên độ lệch điện áp đạt yêu
cầu. Nhưng cũng do trở kháng đường dây nhỏ, dung lượng máy biến áp
không lớn nên dao động điện áp trên các đường dây có phụ tải đặc biệt dễ gây
ảnh hưởng đến điện áp của các phụ tải nối chung thanh cái thứ cấp trạm
110kV.
Khu vực thị xã Hưng Yên và trung tâm các thị trấn, chất lượng điện năng đạt
yêu cầu ở hầu hết các trạm phân phối do đường dây ngắn, phụ tải ít chênh
lệch giữa cao điểm và thấp điểm. Các đường dây cấp cho các phụ tải này
thường xuất phát trực tiếp từ các trạm 110kV. Tuy nhiên trên một số đường
dây hạ áp có hiện tượng dao động điện áp do những phụ tải của các xưởng sản
xuất nhỏ gây nên khi sử dụng máy hàn hoặc khởi động động cơ.
Những đường dây dài, cấp điện cho các phụ tải hỗn hợp gồm những xí nghiệp
sản xuất một ca, sinh hoạt, công sở và các đường dây cấp điện cho các khu
vực nông thôn độ lệch điện áp không đạt yêu cầu. Nguyên nhân do điện áp
đầu nguồn các trạm 110 kV thường duy trì ở một giá trị cố định nhưng giữa
phụ tải chế độ max và phụ tải chế độ min có độ chênh lệch lớn. Đầu phân áp ở
các trạm phân phối thường được đặt theo kinh nghiệm nên thường chỉ đạt độ
lệch điện áp theo yêu cầu với mức tải trung bình nhưng không đáp ứng được
chỉ tiêu độ lệch điện áp trong chế độ max hoặc min. Điều này cũng xảy ra cả
với những trạm biến áp cấp điện cho phụ tải đô thị và công nghiệp.
Ở các đường dây có sử dụng máy biến áp trung gian không có điều áp
dưới tải 35/10kV thì độ lệch điện áp hầu hết không đạt yêu cầu. Với những
đoạn đường dây vận hành ở cấp điện áp 35kV thì tổn thất điện áp trên đường
dây không lớn, độ lệch điện áp không đảm bảo chủ yếu do giá trị điện áp đầu
nguồn các trạm có điều áp dưới tải 110kV không phù hợp ở các chế độ max,
min, nhưng với cấp điện áp 10kV tổn thất điện áp trên đường dây có giá trị
đáng kể, đặc biệt với với những đường dây dài. Hơn nữa, máy biến áp trung
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
gian tạo thành một trở kháng tương đương khá lớn nối tiếp trên đường dây
làm tăng tổng trở tương đương của đường dây dẫn từ trạm khu vực có điều áp
(220kV hoặc 110kV) đến phụ tải 0.4kV, vì vậy làm trầm trọng hơn độ chênh
lệch điện áp tương đối giữa chế độ max và min.
Để đảm bảo chất lượng điện năng cần phải nghiên cứu chi tiết rất nhiều
vấn đề. Trong các tiêu chuẩn về chất lượng điện năng thì độ lệch điện áp ảnh
hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu kinh tế của lưới điện. Với cấu trúc phức tạp của
lưới điện phân phối và những diễn biến đa dạng của độ lệch điện áp cần phải
có sự nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi tiến hành những hiệu chỉnh cần thiết để
nâng cao chỉ tiêu chất lượng, tiết kiệm kinh phí đầu tư. Đáp ứng những đòi
hỏi xuất phát từ thực tế vận hành lưới điện phân phối, luận văn này sẽ nghiên
cứu các phương pháp đánh giá chất lượng điện năng của lưới điện, xây dựng
chương trình tính toán trên máy tính, áp dụng nghiên cứu chất lượng điện áp ở
lưới phân phối có nhiều cấp điện áp ( 110kV; 35kV 10kV; 0.4kV) và đề xuất
các biện pháp cải tạo để nâng cao chất lượng điện áp.
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ĐIỀU CHỈNH CLĐA - CHƢƠNG
TRÌNH TÍNH TOÁN
Tính toán điều chỉnh điện áp bao gồm kiểm tra chất lượng điện
áp ở một trạm hạ áp nào đó, chọn đầu phân áp cố định ở máy biến áp phân
phối, tính các biện pháp điều chỉnh cần thiết khác để đảm bảo độ lệch điện áp
ở giá trị tối ưu.
3.1 Tính toán các chỉ tiêu tổng quát
Việc kiểm tra độ lệch điện áp cho phép đánh giá chất lượng điện
áp tại một phụ tải nào đó có đạt tiêu chuẩn hay không nhưng không cho phép
đánh giá tổng quát toàn bộ một xuất tuyến và không xác định được giá trị điện
áp tối ưu. Vì vậy ta phải tính chỉ tiêu tổng quát.
Áp dụng tiêu chuẩn (5) và gán cho trục dọc giá trị Y1 phụ thuộc UB1
bằng hàm số sau:
2
1
1
1
1
2
2
2
UUU
UUU
U
Y
B
(6)
Từ biểu thức trên ta nhận thấy rằng đây là hàm Hyperbol có các tính chất sau:
- Nếu UB1 nằm trong miền chất lượng điện áp thì Y1<1 và có giá trị nhỏ nhất
ở chính giữa miền này, đó là điểm UB0:
2
1
0
UUU
UB
- Nếu UB1 bằng đúng giới hạn chất lượng điện áp ( 1UU ) và
(
U
) thì Y1=1.
- Nếu UB1 nằm ngoài miền chất lượng điện áp thì Y1 >1 và tăng
nhanh theo bậc 2 khi chất lượng điện áp suy giảm.
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Với các tính chất này Y1 có thể sử dụng làm tiêu chuẩn tổng quát để
đánh giá chất lượng điện áp ở chế độ max và tương tự với chế độ min ta có:
2
2
2
2
2
2
2
2
UUU
UUU
U
Y
B
(7)
Nếu U+ và U- có giá trị đối xứng qua điểm 0 như tiêu chuẩn chất lượng điện
áp ở Việt Nam đã quy định trong nghị định 45CP thì:
2
1
1
1
1
22
2
2
UU
U
U
Y
B
,
2
1
2
2
2
22
2
2
UU
U
U
Y
B
(8)
Trong biểu thức (8) ÄU2 được thay bằng ( .ÄU1: là hệ số tải của máy
biến áp hạ áp). Từ biểu thức này ta có thể xây dựng tiêu chuẩn tổng quát cho
chế độ bất kỳ:
2
22
2
2
X
X
BX
x
UU
U
U
Y (9)
Trong lưới hạ áp hai chế độ max và min có ý nghĩa quyết định, nếu
đảm bảo chất lượng điện áp ở hai chế độ này thì sẽ đảm bảo chất lượng điện
áp ở tất cả các chế độ còn lại, do đó khi xét chung toàn lưới hạ áp phải xét
đồng thời hai chế độ này. Tiêu chuẩn tổng quát chung cho toàn lưới hạ áp là:
Y = Y1 + Y2 (10)
Các tiêu chuẩn (6)(7) và (8) là các hàm giải tích nên khắc phục
được các nhược điểm của tiêu chuẩn (1)
Ý nghĩa của các tiêu chuẩn (6) và (7) như sau:
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Xét chế độ max, giả thiết rằng ở B giữ được độ lệch điện áp tối
ưu
UB1 = U1/2 như vậy ở điểm cuối lưới hạ áp, điểm A, độ lệch
điện áp sẽ là:
2
1
111
U
UUU BA
Như vậy ở chính giữa lưới hạ áp độ lệch điện áp là (UB1 = 0), tức là điện áp
tuyệt đối có giá trị định mức. Theo chứng minh bằng thực nghiệm của
Besnertnui [xxx] thì đại bộ phận điện năng sẽ được tiêu thụ với điện áp định
mức, điều này cũng đúng với các chế độ còn lại.
Đối với lưới phân phối được cung cấp bởi một trạm khu vực có nhiều
máy biến áp hạ áp thì tiêu chuẩn chất lượng điện áp chung được tính như sau:
N
IYIY
1
)()(
Trong đó Y(I) là tiêu chuẩn tổng quát của máy biến áp hạ áp được tính theo
(7) hoặc (8); ((I) là hệ số trọng:
)(
)(
)(
IA
IA
I
hoặc
)(
)(
)(
IP
IP
I
với P(I): Công suất phụ tải max.
A(I): Điện năng tiêu thụ trong thời gian xét.
3.2 Điều chỉnh tối ƣu độ lệch điện áp
Khi đã biết cấu trúc của lưới phân phối, phụ tải của các máy biến
áp hạ áp ở hai chế độ max và min hoặc phụ tải ở chế độ max và hệ số tải (
Điện áp đầu lưới phân phối E1, E2 có thể đảm bảo được bởi điều áp dưới tải ở
trạm khu vực, khả năng các đầu phân áp cố định của các máy biến áp, ta cần
chọn đầu phân áp cố định cho từng máy biến áp hạ áp sao cho chất lượng điện
áp thoả mãn tốt nhất hai chế độ max và min, tức là sao cho hàm mục tiêu đạt
min:
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
min
.2)().(.2
2/)().()(2
.2)(.2
2/)()(2
)()()()(
2
1
12
1
2
1
11
1
21
IUIU
IUIIU
IUU
IUIU
IIYIYIY
B
N
B
N
(14)
Các biến ở đây là số thứ tự của các đầu phân áp của từng máy
biến áp hạ áp thể hiện qua độ tăng thêm điện áp ở máy biến áp hạ áp Ep:
)(.1)( 0 IEINE pp
(15)
trong đó Np(I) là số thứ tự đầu phân áp của máy biến áp hạ áp I, E0(I)
là độ tăng thêm điện áp giữa hai đầu phân áp. Np(I) phải thoả mãn các hạn
chế:
)()(1 max ININ pp
(16)
Npmax(I) là số đầu phân áp của máy biến áp hạ áp. Tại Hưng Yên cũng như
hầu hết mọi nơi ở nước ta dùng 2 loại máy biến áp với
Npmax = 3; E0 = 5% và Npmax = 5; E0 = 2,5% .
Như vậy các biến là rời rạc và nguyên với bậc là 1. Hơn nữa mọi biến
của Np(I) chỉ có tác dụng đến chất lượng điện áp của riêng từng máy biến áp
hạ áp.
Bài toán này có các đặc điểm:
- Không có dạng hàm tường minh mô tả trực tiếp quan hệ giữa hàm
mục tiêu và các biến.
- Các biến là rời rạc và nguyên.
- Hàm mục tiêu là lồi dạng Hyperbol chỉ có 1 nghiệm tối ưu.
Với bài toán này ta giải bằng cách tìm kiếm dần trên cơ sở đánh giá liên
tục hàm mục tiêu.
3.3 Tính toán các thông số của các phần tử lƣới phân phối
3.3.1 Tính toán thông số dây dẫn.
3.3.1.1 Điện trở của dây dẫn.
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Điện trở một chiều của dây dẫn ở 200C được xác định theo biểu thức:
0
F
L
R
Trong đó ( : là điện trở suất (.mm2/km, F là tiết diện dây dẫn mm2,
L chiều dài km ).
Khi nhiệt độ khác 200C thì điện trở có giá trị:
2010 tRRt
Do hiệu ứng bề mặt nên điện trở đối với dòng điện xoay chiều có giá trị lớn
hơn, song với tiết diện dây sử dụng trong lưới điện trung, hạ áp không quá lớn
nên sự khác biệt không đáng kể, ta có thể sử dụng sử dụng giá trị điện trở một
chiều để tính toán cho lưới điện xoay chiều. Số liệu điện trở suất sẵn có trong
các sổ tay tra cứu hoặc trong bảng đặc tính kỹ thuật của nhà sản xuất.
3.3.1.2 Điện kháng của dây dẫn:
Điện kháng của dây dẫn được tính theo công thức:
kmrDfLX / 0,0157D/r0,145log1005,0/log46,050.14,3.22 -30
với r : bán kính dây dẫn mm, D là khoảng cách trung bình hình học giữa các
dây dẫn:
mmDDD D 132312
Khoảng cách trung bình D phụ thuộc cấp điện áp, với điện áp 6kV - D =1,5m;
điện áp 35kV - D = 3,5m.
3.3.1.3 Sơ đồ thay thế của dây dẫn.
Ngoài các thông số nêu trên, dây dẫn còn có điện dẫn tác dụng do hiện
tượng vầng quang điện và điện dẫn phản kháng do điện dung của các dây dẫn
đối với nhau, nhưng với lưới trung áp điện áp, các giá trị này rất nhỏ, có thể
bỏ qua nên sơ đồ thay thế của dây dẫn trên không lưới trung áp như sau:
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Hình 3-1 Sơ đồ thay thế của dây dẫn
3.3.2 Tính toán thông số Máy biến áp.
Trong lưới trung áp hầu hết chỉ sử dụng máy biến áp hai cuộn dây, vì
vậy ta chỉ phân tích các thông số của loại máy biến áp này.
Máy biến áp hai cuộn dây được thay thế bằng sơ đồ hình ( với các tham số Rb,
Xb, Gb, Bb ) theo sơ đồ trên hình vẽ:
Hình 3-2 Sơ đồ thay thế hình
Theo cấu trúc sơ đồ hình3 - 2 ta có:
Zb = Rb + jXb
Yb = Gb + jBb
Các thông số được xác định như sau:
3.3.2.1. Điện trở tác dụng Rb
Tổn thất công suất tác dụng trong các cuộn dây máy biến áp được xác
định từ thí nghiệm ngắn mạch:
bdmRI
2
N 3P
.
k R b
D S 0 = D P 0 + j D Q 0
X b
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Với Rb - tổng trở tác dụng của cuộn dây sơ và thứ cấp đã quy đổi về phía điện
áp cao (
'
21 rrRb
).
Công suất định mức của máy biến áp :
dm
dm
dm
U
S
IIUS
3
3 dmdmdm
Vậy
kVAkV,kW,, 103
2
2
dm
dmN
b
S
UP
R
3.3.2.2. Điện kháng Xb.
Điện áp giáng trên điện kháng của máy biến áp tính theo phần trăm
điện áp định mức:
%100
2
x
f
bdm
U
XI
U
Trong đó Xb - tổng điện kháng của bên sơ cấp và thứ cấp đã quy đổi về phía
điện áp cao (
'
21 XXX b
).
Uf - điện áp pha định mức phía cao áp.
Vậy ta có:
kVAkV,, 10
2
dm
dmx
b
S
UU
X
Điện áp ngắn mạch phần trăm so với điện áp định mức được xác định từ công
thức:
22
N xr UUU
Nhưng với các máy biến áp công suất lớn, thành phần điện áp giáng trên điện
trở rất nhỏ so với thành phần điện áp giáng trên điện kháng ( Ur Ux), do đó
thường không xét đến Ur và lấy Ux = UN. Vì vậy điện kháng của máy biến áp
hai cuộn dây là:
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
2
10 ,kV,kVAN dm
b
dm
U U
X
S
3.3.2.3. Điện dẫn tác dụng Gb.
Tổn thất tác dụng khi không tải của máy biến áp là:
bdm GUP .
2
0
Vì vậy, điện dẫn tác dụng của máy biến áp là:
kVkW,, 10 13
2
0
dm
b
U
P
G
3.3.2.4. Điện dẫn phản kháng Bb
Vì điện dẫn tác dụng Gb rât nhỏ so với điện dẫn phản kháng nên có thể
cho rằng dòng điện không tải I0 chỉ chạy qua điện dẫn phản kháng Bb. Khi đó
công suất từ hoá máy biến áp bằng:
kVA
SI
Q dm ,kV
100
.0
0
Trong đó I0 là dòng điện không tải phần trăm so với dòng định mức.
Hơn nữa, công suất từ hoá bằng:
bdm BUQ ,
2
0
Nên:
kVkW,, 10 15
2
0
dm
dm
b
U
SI
B
Điện áp trong mạng điện sai lệch không nhiều so với điện áp định mức nên ta
có thể dùng sơ đồ thay thế của máy biến áp hai cuộn dây như hình3 - 3 :
.
k R b
D S 0 = D P 0 + j D Q 0
X b
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Hình 3 - 3 Sơ đồ thay thế của máy biến áp 2 cuộn dây
Trong đó (S0 là là phụ tải đặc trưng cho tổn thất không tải của máy biến áp,
Rb, Xb là điện trở và điện kháng của máy biến áp, phần tử còn lại là một máy
biến áp lý tưởng không có tổng trở nhưng có tỷ số biến áp k bằng tỷ số biến
của máy biến áp thực, hay bằng tỷ số giữa điện áp danh định cao áp và điện
áp danh định hạ áp:
Tỷ số biến áp của máy biến áp lý tưởng này có thể được thay đổi bằng cách
thay đổi bằng tay đầu phân áp cố định trên máy biến áp khi máy biến áp
không vận hành. Máy biến áp phân phối thường có 2 loại: 3 nấc với mỗi nấc
đạt độ thay đổi điện áp 5% và 5 nấc với mỗi nấc có độ thay đổi 2.5% điện áp.
Điện áp tại điểm x là điện áp tại thanh cái hạ áp đã quy đổi về phía điện áp
cao. Khi tính được điện áp tại điểm x ta sẽ tính được điện áp thực trên thanh
cái hạ áp là:
k
U
U xB
.
.
3.4 Sơ đồ tính toán lƣới phân phối, phƣơng pháp tính toán.
3.4.1 Sơ đồ lưới phân phối
Lưới điện hiện tại vận hành chủ yếu là các thiết bị 3 pha hoặc nếu là
phụ tải một pha thì cũng được phân bố tương đối đều trên cả 3 pha, vì vậy ta
giả thiết lưới điện được vận hành trong chế độ đối xứng. Trong chế độ đối
xứng dòng điện trong dây trung tính bằng 0, dòng điện, điện áp trên cả 3 pha
như nhau, tổn thất điện áp, tổn thất công suất, tổn thất điện năng là như nhau.
Vì vậy sơ đồ thay thế để tính toán lưới điện đối xứng là sơ đồ một sợi.
Lưới điện phân phối khu vực Hưng Yên cũng như hầu hết các khu vực khác
đều sử dụng hệ thống điều áp dưới tải ở các trạm 110 (220)kV nên ta coi mỗi
U
HAđd
CAđd
U
k =
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
xuất tuyến của trạm 110kV ( hay còn gọi là một lộ, một đường dây) là một
đơn vị lưới phân phối độc lập để tính toán vì sự biến đổi dòng điện, điện áp
của các xuất tuyến độc lập với nhau. Lưới phân phối được mô phỏng bằng
thông số nút và thông số nhánh. Thông số nút chứa đựng điện áp nút và công
suất cấp từ nút cho các phần tử ngoài lưới. Thông số nhánh bao gồm thông số
điện trở, điện kháng, dòng điện, tổn thất điện áp của nhánh. Số nhánh được
lấy theo số nút cuối.
Trong một xuất tuyến của lưới phân phối thực tế thường gồm nhiều cấp
điện áp như 35kV, 22kV, 10kV và 0.4kV. Để thuận tiện cho tính toán ta quy
đổi thông số lưới về một cấp điện áp cơ sở, thường chọn quy đổi về cấp điện
áp đầu nguồn của xuất tuyến theo công thức:
+
+
Trong đó Z’ij: là tổng trở quy đổi về điện áp cơ sở của các phần tử nối
giữa nút i và nút j; Zij: là tổng trở thực của phân tử đó; (k): là tích các tỷ số
biến áp của các máy biến áp nối giữa cấp điện áp cơ sở và cấp điện áp thực
của phân tử.
Do điện áp thay đổi không nhiều so với giá trị định mức nên ta có thể lấy(k)
_ bằng tỷ số điện áp định mức giữa hai cấp:
Với Uđm thực: điện áp định mức thực của phân tử.
Uđmcs: là điện áp định mức của điện áp cơ sở.
Từ những kết quả phân tích trên, ta mô phỏng lưới phân phối như ví dụ dưới
đây, Si là công suất tiêu thụ tại nút i (Do các phần tử ngoài lưới, bao gồm cả
các phụ tải cao áp như động cơ cao áp, các thiết bị tiêu thụ điện áp cao)
2' ).( kZZ jjj ).(' kUU jjij
U
P =
đmcs
U
k đmthực
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
Hình 3- 4
Sơ đồ lưới thực:
3.4.2 Tính toán tổn thất điện áp theo công suất.
Hình 3 – 5 Sơ đồ thay thế của lưới thực:
Xuất phát từ các số liệu có thể thu thập được, trong thực tế tính toán,
thường dùng công suất tác dụng và công suất phản kháng. Công suất tác dụng
và công suất phản kháng ở phụ tải ký hiệu là P2, Q2, .
2S
, ở đầu nguồn là P1,
Q1, 1.S ; U là điện áp dây. Hình 3- 6: Sơ đồ thay thế và đồ thị véc tơ.
S 5 S 2
35/0,4kV 10/0,4kV 10/0,4kV
35/10kV
6
T 3
5
T 2
8 7
4 3
T 1
2
9
T 4
1
S 7 S 8 S 9
S 7 S 8
S 5 S 2
kT2
RbT2
XbT2
6 5 4
X 6 R 6
kT3
D S T2
RbT3
XbT3
X 5
D S T3
R 5
2 3
kT1
D S T1
RbT1 X 3 R 3
kT4
XbT4
RbT4
XbT1
S 9
7 8
1
X2 R 2
9
D S T4
d U D U
.
.
.
U 1
D .
I
U 2
0
.
2
I
. U 2
P 2 + jQ 2
.
1
U 1
P 1 + jQ 1
Z
U
.
.
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
Ta có:
222 cos3 IUP
222 sin3 IUQ
222
.
jQPS
111 cos3 IUP
111 sin3 IUQ
111
.
jQPS
222 QPS
PQarctg /
Vì đường dây đồng nhất nên 1 = 2 = .
Từ các công thức trên ta tính được:
1
1
2
2
33
cos
U
P
U
P
I
kV , kVA, kV, 10U 3
U
QXPR
310U
U
QXPX
Thành phần (U được sử dụng như độ sụt áp, có thể tính theo phần
trăm của Uđm như sau:
2U% 100 %, kVA, , kV10dm dm
U PR QX
U U
(17)
Trong lưới trung áp đến 35kV, tính gần đúng ta lấy U = Uđm của lưới
điện, công suất lấy ở cuối đường dây phía phụ tải, (U tính theo (17)
3.4.3 Chế độ tính toán tổn thất điện áp trong lưới phân phối.
3.4.3.1 Các công thức áp dụng trong tính toán.
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
Trong lưới phân phối đến điện áp 35kV do thành phần dung dẫn và
điện dẫn rất nhỏ, có thể bỏ qua. Điên áp cũng dao đông không lớn quanh giá
trị định mức nên thành phần U của tổn thất điện áp cũng rất nhỏ có thể bỏ
qua. Do đó một đoạn lưới nằm giữa hai phụ tải liên tiếp có công suất đi qua là
P và Q (hình dưới) có các công thức tính toán như sau: Hình 3 – 7.
kV , kVA, kV, 10U 3
U
QXPR
Hoặc.
kV , kVA, %,
10
U%
2
dmU
QXPR
Và
1, 2 là hai điểm đầu và cuối của đoạn lưới, dòng công suất đi từ 1 đến
2.
kV , kVAr,kW, kW, 10. 3
2
22
R
U
QP
P
dm
kV , kVAr,kW, kVAr, 10. 3
2
22
X
U
QP
Q
dm
.maxPA
3.4.3.2. Các chế độ cần tính toán, phương pháp tính.
Ta tính toán điện áp tại các phụ tải trên lưới ở hai thời điểm phụ tải cực
đại và phụ tải cực tiểu. Chế độ tính toán này là tính ở chế độ max chung và
min chung của lưới phân phối. Tức là lấy công suất của các phụ tải trong chế
UU 21 U12
U 2
R, X
U 1
2 1
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
độ này thay cho công suất max (min) của chúng để tính. Sử dụng phương
pháp này để tính toán tổn thất điện áp ta sẽ xác định được điện áp trên phụ tải
tại các thời điểm max và min của lưới phân phối.
Theo các số liệu đo đạc thực tế ở trên ta nhận thấy rằng công suất tiêu thụ tại
các phụ tải ở các thời điểm max và min tỷ lệ với điện năng tiêu thụ của phụ
tải. Điều này là hợp lý bởi vì phụ tải liên tục tăng trưởng. Các máy biến áp
phân phối khi thiết kế thường được tính để đáp ứng được mức độ tăng trưởng
của phụ tải ít nhất là sau 5 năm, thường là sau 10 năm. Nếu chỉ tính sau 5 năm
với mức tăng trưởng trung bình tại Hưng Yên là khoảng 18% mỗi năm thì sau
5 năm công suất yêu cầu của phụ tải đã tăng gần 2 lần. Như vậy công suất sử
dụng khi mới đóng điện vận hành chưa tới 50% dung lượng tính toán. Trong
lưới điện luôn bao gồm cả máy biến áp mới xây dựng và máy biến áp đã vận
hành lâu năm vì vậy giữa dung lượng định mức của máy biến áp và công suất
max, min không có tỷ lệ như nhau ở các máy biến áp khác nhau.
Với giả thiết biểu đồ phụ tải gần như nhau trong cùng khu vực thì công
suất tỷ lệ với điện năng tiêu thụ. Ta tính phân bố công suất trên các nhánh
bằng cách lấy công suất tại thời điểm max (min) tại đầu nguồn phân chia cho
các nhánh theo tỷ lệ điện năng tiêu thụ đã biết ở các thời gian gần với thời
điểm tính toán.
3.4.4 -Ví dụ tính toán.
Ví dụ tính tổn thất trên một đường dây có sơ đồ như sau:
A
T2 = 150 kWh
T 1
35kV-T1 0kV-T1
6 7
T 2
4
T 3
5
1800-35/10,5kV
180-10/0,4kV 320-10/0,4kV
S 4
TC35kV
3 2 1 AC50/8
4 km 3 km 3 km
A
T3 = 300 kWh
A S4 = 400 kWh
AC50/8 AC50/8
37kV
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
Thông số đầu nguồn:
Công suất max: Pmax = 1000 kW.
Công suất min: Pmin = 500 kW.
Điện áp tại thời điểm max và min: Umax = Umin = 37kV.
Hệ số công suất thời điểm max và min: cosmax = cosmin = 0.85.
Thông số đường dây và phụ tải:
- Các máy biến áp vận hành ở nấc điện áp định mức, các thông số còn lại như
trên hình vẽ.
Tra bảng:
- Điện trở, điện kháng của dây AC50/8 :
r0 = 0.59 /km
x0 = 0.429 /km ( ở điện áp 35kV)
x0 = 0.392 /km ( ở điện áp 10kV)
-Thông số quy về phía cao áp của máy biến áp 1800-35/10,5kV: DPo =
2,42kW;
DPn = 18,3kW; Un =7%; Io =5%
kVAkV,kW,, 103
2
2
dm
dmN
b
S
UP
R
kVAkV,, 10
2
dm
dmN
b
S
UU
X
RbT1 = 18,3*35^2*10^3/1800^2 = 6.91898
XbT1 = 7*35^2*10/1800 = 47.63888
- Thông số quy về phía cao áp của máy biến áp 180-10/0.4kV: DPo= 0.53
kW; DPn = 3,15kW Un = 4.5 %; Io=2.4 %
RbT2 = 3,15*10^2*10^3/180^2 = 9,72222
XbT2 = 4.5*10^2*10/180 = 25
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
- Thông số quy về phía cao áp của máy biến áp 320-10/0,4kV: DPo=1,9 kW;
DPn = 6,2kW ; Un% = 5,5 %; Io% = 7 %.
RbT3 = 6,2*10^2*10^3/320^2 = 6,0546
XbT3 = 5,5*10^2*10/320 = 17,1875
Quy đổi điện trở điện kháng của các nhánh 10kV sang cấp điện áp đầu nguồn
(35kV):
Hệ số quy đổi:
5,3
10
35
dmcs
dmthuc
U
U
k
2
..
' kZZ ijij
kUU ii
..
'
Trở kháng nhánh 2:
R2 = r0*l2 = 0.59 *4 = 2,36
X2 = x0*l2 = 0.429*4 =1,716
Trở kháng nhánh 3:
R3 = RbT1 = 4.42627
X3 = XbT1 = 26.79688
Trở kháng nhánh 4 và 5:
Trở kháng thực
R4 = R5 = r0*l4 = 0.59*3 = 1,77
X4 = X5 = x0*l4 = 0.392*3 = 1,176
Quy đổi sang điện áp 35kV:
2
4 5
R' R' 1,77* 3,5 21,6825
2
4 5
X' X' 1,176* 3,5 14,406
Trở kháng nhánh 6:
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
Trở kháng thực
R6 = RbT3 = 6,0546
X6 = Xb T3 = 17,1875
Quy đổi sang điện áp 35kV:
16885,745,3*0546,6' 26R
Trở kháng nhánh 7:
Trở kháng thực
R7 = RbT2 = 9.72222
X7 = XbT2 = 25
Quy đổi sang điện áp 35kV:
09695,1195,3*7222,9' 27R
306,255,3*25' 27X
* Tính hệ số biến áp của các máy biến áp ở cấp điện áp đầu nguồn (35kV):
- Hệ số biến áp của máy biến áp T1
Quy đổi điện áp định mức phía hạ thế về 35 kV:
kVkUU 75,365,3*5,10' 22
Hệ số biến áp của T1:
952.0
75.36
35
1 Tk
- Hệ số biến áp của máy biến áp T2 và T3:
Quy đổi điện áp định mức phía cao thế về 35 kV:
355,3*10' 22 kUU
kV.
Quy đổi điện áp định mức phía hạ thế về 35kV:
84.3638.0/10*5,3*4.0' 22 kUU kV.
Hệ số biến áp của T2 và T3:
210,54685,3*1875,17' 26
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
95.0
84.36
35
32 TT kk
Mạch điện thay thế:
Giải mạch điện thay thế:
1-Tổng điện năng tiêu thụ trên các phụ tải:
A = A nút4 + A6 +A7 = 400 + 150 + 300 = 850kWh.
2-Điện năng truyền dẫn trên các nhánh:
+ANhánh 7 = 150kWh.
+ANhánh 6 = 300kWh.
+ANhánh 5 = ANhánh 6 = 300kWh.
+ANhánh 4 = ANhánh 7 + ANhánh5 + Anút4 = 150 + 300 + 400 = 850kWh.
+ANhánh 3 = ANhánh4 = 850kWh.
+ANhánh 2 = ANhánh 3 = 850kWh.
- Công suất truyền dẫn trên các nhánh ở thời điểm max
+Pmax nhánh 7 = Pmax * Anhánh 7/A = 1000 * 150/850 = 176,47 kW.
Tương tự ta có:
+ Pmax nhánh6 = 352,94kW.
+ PmaxNhánh 5 = 352.94 kW.
U = 37kV
R5=21,6825 W
X5=14,408 W
S
6
S
7
S 4
kT2=0.95
R6=74,1688 W
X6=210,5468 W
5 4
3
kT3=0.95
D S T2
R7=119,0969 W
X7= 306,25 W
X4=14,406 W
D S T3
R4=21,6825 W
2
k3=0.952
D S T1
RbT1= 6,91898 W
XbT1= 47,63888 W
6 7
1
X2=1.716 W
R2=2.36 W
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
+ Pmax nhánh 4 = 1000kW.
+ Pmax nhánh 3 = 1000kW.
+ Pmax nhánh 2 = 1000kW.
- Công suất truyền dẫn trên các nhánh chế độ min:
+ Pmin nhánh 7 = Pmin * ANhánh 7/A = 500*150/850 = 88,23 kW.
Tương tự ta có:
+ Pmin Nhánh 6 = 176,47 kW.
+ Pmin Nhánh 5 = 176,47 kW.
+ Pmin Nhánh 4 = 500 kW.
+ Pmin Nhánh 3 = 500kW.
+ Pmin Nhánh 2 = 500kW.
Chế độ max có:
-Tổn thất điện áp trên các nhánh trên các nhánh:
Công thức tính:
kV , kVA, %,
10
U%
2
dmU
QXPR
Chế độ max:
Umax Nhánh 2 =(1000*2,36 + [(1000/0,85)^2- 1000^2)^0,5] *1,716)/(10*35^2)
= 0,27946 %
Tương tự ta tính được
Umax Nhánh 3 = 2,97493 %
Umax Nhánh 4 = 2,49882 %
Umax Nhánh 5 = 0,88193 %
Umax Nhánh 6 = 5,89637374 %
Umax Nhánh 7 = 4,44983 %
Chế độ min:
Umin Nhánh 2 =(500*2,36 + ((400/0,85)^2- 400^2)^0,5*1,716)/(10*35^2)
= 0,13973393 %
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
Tương tự ta tính được
Umin Nhánh 3 = 1,48746556 %
Umin Nhánh 4 = 1,24940967 %
Umin Nhánh 5 = 0,44096665 %
Umin Nhánh 6 = 2,94818687 %
Umin Nhánh 7 = 2,22479078 %
- Điện áp tại các nút:
Chế độ max:
Umax Nút 1 = Umax Đầu nguồn = Umax = 37kV = 37*100/35 = 105,71429%
UmaxNút 2 = Umax Nút 1 - Umax Nhánh 2 = 105,71429 % - 0,27946 % = 105,43483
%
UmaxNút 3 = Umax Nút 2/kT - Umax Nhánh 3 = 105,43483 %/0,952 -2.97493%
=107,7759 %
Umax Nút 4 = Umax Nút 3 - Umax Nhánh 4 = 107,7759% - 2,49882 % = 105,2771%
Umax Nút 5 = Umax Nút 4 - Umax Nhánh 5 = 105,2771% - 0,88193 % = 104,39519 %
Umax Nút 6 = Umax Nút 5/kT3 - Umax Nhánh 6 = 104,39519 %/0,95 – 5,89637374 % =
103,9933 %
Umax Nút 7 = Umax Nút 4/kT2 – Umax Nhánh 7 = 105,2771%/0,95 – 2,22479078 % =
108,59320 %
Chế độ min:
Umin Nút 1 = Umin Đầu nguồn = Umin = 37kV = 37* 100/35 = 105,71429%
Umin Nút 2 = Umin Nút 1 - Umin Nhánh 2 = 105,71429% - 0,13973393 % =
105,574556 %
Umin Nút 3 = Umin Nút 2/kT1 - Umin Nhánh 3 = 105,574556 %/0,952 – 1,48746556 %
= 109,4101 %
Umin Nút 4 = Umin Nút 3 - Umin Nhánh 4 = 109,4101 % - 1.24940967 % = 108,16076
%
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
Umin Nút 5 = Umin Nút 4 - Umin Nhánh 5 = 108,16076 % - 0,44096665 % =
107,7198%
Umin Nút 6 = Umin Nút 5/kT3 - Umin Nhánh 6 = 107,7198%/0,95 – 2,94818687 %=
110,441%
Umin Nút 7 = Umin Nút 4/kT2 – Umin Nhánh 7 = 108,16076 %/0,95 – 2,22479078 %
= 111,62864%
-Kiểm tra CLĐA:
Công thức áp dụng:
Với phụ tải hạ áp có tính đến tổn thất điện áp trên lưới hạ thế:
11 UUHU BH
0% UB1 5%
22 UUHU BH 2,5% UB2 5%
Với phụ tải không tính đến tổn thất điện áp trên lưới hạ thế:
1 UUU B
-5% UB1 5%
2 UUU B
-5% UB2 5%
Kiểm tra độ lệch điện áp tại các nút có phụ tải, tức là có điện năng tiêu thụ:
nút 4, nút 6, nút 7:
- Độ lệch điện áp tại nút 4 (phụ tải cao áp) :
Umax Nút 4 = 105,71429% - 100% = 5,71429 % > 5% U1> (Điện áp
chế độ max lớn hơn quy định)
Umin Nút 4 = 108,16076 % - 100% = 8,16076% > 5% U2> (Điện áp
chế độ min lớn hơn quy định)
- Độ lệch điện áp tại nút 6 (Có tổn thất trên lưới hạ áp) :
Umax Nút 6 = 103,9933 % - 100% = 3,9933 % (Điện áp
chế độ max nhỏ hơn quy định)
Umin Nút 6 = 110,441% -100% = 10,441 % > 5% U2> (Điện áp chế
độ min lớn hơn quy định)
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
- Độ lệch điện áp tại nút 7 (có tổn thất trên lưới hạ áp) :
Umax Nút 7 = 108,59320 % - 100% = 8,5932 % > 5% U1> (Điện áp
chế độ max lớn hơn quy định)
Umin Nút 7 = 111,62864% - 100% = 11,6284 % > 5% U2> (Điện áp
chế độ min lớn hơn quy định)
-Tính chỉ tiêu tổnq quát (CTTQ):
Công thức áp dụng:
2
1
1
1
1
2
2
2
UUU
UUU
U
Y
B
(6)
2
2
2
2
2
2
2
2
UUU
UUU
U
Y
B
(7)
-Tính CTTQ cho phụ tải ở nút 4:
2
41
78,1*2055
2
055
5,714292
Y = (2*(5,71429)/(10-2*1,78))^2 = 3,14929
2
42
78,1*2055
2
0)5(5
8.160762
Y = (2*(8,16076)/(10-2*1,78))^2 = 6,42317
Y(4) = Y1(4) + Y2(4) = 9,57246
-Tính CTTQ cho phụ tải ở nút 6:
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
2
61
78,1*2555
2
555
3,99332
Y =(2*(3,9933-(5-5+5)/2)/(5+5-5-2*1,78))^2=
4,30159
2
62
78,1*25.255
2
5,2)5(5
10,4412
Y = 21,76672
Y(6) = Y1(6) + Y2(6) = 25,96879
-Tính CTTQ cho phụ tải ở nút 7:
2
71
78,1*2555
2
555
8,59322
Y =(2*(8,5932-(5-5+5)/2)/(5+5-5-2*1.78))^2=
71,6186
2
72
78.1*25.255
2
5.2)5(5
11.62842
Y = 27,75417.
Y(7) = Y1(7) + Y2(7) = 99,37277
7
7
6
6
4
4
1
)()( Y
A
A
Y
A
A
Y
A
A
IYIY
N
= 400/850*9,67246 + 300/850*25,96879 + 150/850*99,37277 = 24,10412.
Tiếp theo ta sẽ tiến hành lần lượt các biện pháp điều chỉnh điện áp:
- Điều chỉnh điện áp đầu nguồn, lặp lại các tính toán trên, xác định điện áp tối
ưu ở chế độ max và chế độ min. Điện áp tối ưu tương ứng với CTTQ nhỏ
nhất.
- Kiểm tra CLĐA (chất lượng điện áp) nếu chưa đạt tiến hành các biện pháp
khác như điều chỉnh nấc phân áp máy biến áp trung gian, điều chỉnh đầu phân
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
áp máy biến áp phân phối, thay dây, bù phản kháng… Mỗi một điều chỉnh
đều cần tính lại CTTQ và kiểm tra CLĐA nên số lượng tính toán rất nhiều,
không thể tính bằng tay ngay cả với một ví dụ đơn giản như trên.
Nhận xét: Với lưới phân phối thực tế, mỗi xuất tuyến có hàng trăm nút thì
khối lượng tính toán rất lớn. Không thể tính bằng tay, nhưng các phép tính
hầu hết chỉ là lặp lại nên dễ dàng lập thành chương trình máy tính.
3.5 Thuật toán và chƣơng trình tính.
Chương trình tính điện áp lưới phân phối được sử dụng để tính cho
từng xuất tuyến hoặc đồng thời các xuất tuyến cấp cho một khu vực cấp điện
cho các phụ tải có biểu đồ phụ tải tương đối giống nhau. Chương trình gồm
các phần sau:
1-Nhập các thông số vào bảng số liệu chuẩn.
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
- Nhập thông số điện trở, điện kháng của dây dẫn tương ứng với mã
hiệu dây và cấp điện áp.
- Nhập thông số các máy biến áp, tính toán các thông số điện trở, điện kháng,
hệ số biến áp.
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
2-Nhập số liệu mô tả cấu trúc lưới
- Nhập số liệu nút: Điện năng tiêu thụ của phụ tải ngoài lưới nối vào nút.
- Nhập thông số nhánh: mã hiệu và chiều dài dây dẫn hoặc mã hiệu máy biến
áp, cấp điện áp vận hành.
- Mô tả cấu trúc lưới bằng liên kết nút đầu, nút cuối. Các nút được đặt tên tuỳ
ý, song không được trùng tên, liên kết các nút đúng theo sơ đồ, không tạo
mạch vòng, không đứt đoạn.
- Liên kết tính toán thông số.
- Tính sơ đồ thay thế, mô phỏng đường dây bằng các nút và nhánh, tên nhánh
đượclấy theo nút cuối. Thông số nhánh được mô phỏng như R và X nối tiếp,
trị số phụthuộc chiều dài và thông số của dây đẫn. Máy biến áp được coi như
một nhánh đặc biệt có các thông số R, X và hệ số biến áp phụ thuộc thông số
của máy biến áp.
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
3-Tính tổn thất điện áp và điều chỉnh tối ưu điện áp.
-Tính phân bố dòng công suất theo tỷ lệ điện năng tiêu thụ. Chương
trình nhận dạng lưới sẽ tự động dò tìm nút đầu, nút cuối tạo ra liên kết các
nhánh của lưới, lập thành sơ đồ thay thế của đường dây và tính công suất
truyền dẫn trên từng đoạn nhánh.
-Tính tổn thất điện áp dựa trên công suất truyền tải trên từng nhánh và
thông số của nhánh.
-Tính điện áp trên các nút bằng hiệu số của điện áp đầu nguồn và tổng
sụt áp trên các nhánh nối từ nguồn đến nút đang xét.
-Tính chỉ tiêu tổng quát, thay đổi nấc phân áp ở các nhánh có máy biến
áp để chọn nấc tối ưu.
-So sánh giá trị điện áp tại các hộ tiêu thụ với các chỉ tiêu CLĐA. Kết
luận về chất lượng điện áp tại các hộ tiêu thụ.
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
Sơ đồ chương trình được mô tả ở trang sau.
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
Nhập số liệu chuẩn
Bảng thống số MBA.
- Thông số định mức BA.
- Tính trở, kháng MBA.
Nhập số liệu mô
tả cấu trúc lưới.
- Tên đường dây và
Điện áp đầu nguồn
Tính và điều chỉnh
điện áp tối ưu
- Tính quy đổi trở,
kháng
các nhánh về cấp điện
áp
đầu nguồn.
- Lập sơ đồ thay thế.
- Ra màn
hình.
Bảng số liệu
nút – nhánh.
- Sơ đồ liên kết
nút – nhánh.
- Thông số nhánh:
Đường dây hoặc MBA.
- Thông số nút: Điện năng
tiêu thụ tại nút và Công
suất bù phản
kháng
Chọn đường dây cần
tính
- Ra máy in
Ghi vào bảng số
liệu nút – nhánh.
Nhập thông số đầu nguồn.
- ( PMax, PMin; cosMax,
cosMin)
- Các tiêu chuẩn CLĐA.
- Nhận dạng cấu trúc lưới
theo
liên kết nút đầu – nút cuối.
- Tính lượng điện năng
truyền
tải trên các nhánh.
- Tính công suất truyền tải
trên
các nhánh.
- Tính tổn thất
điện áp trên các
nhánh ở thời
điểm Max, Min.
- Tính điện áp tại
các nút ở thời
điẻm Max, Min.
- Tính điều chỉnh
điện áp tối ưu
đầu phân áp của
các MBA.
- In kết quả tính.
- Kiểm tra CLĐA.
SƠ ĐỒ KHỐI CHƯƠNG TRÌNH TÍNH
Bảng số liệu trở,
kháng đường dây.
Số liệu điện trở, điện
kháng các loại dây
dẫn với các cấp điện
áp .
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
Trong chương trình có sử dụng giải thuật nhận dạng lưới điện phân
phối để tiện dụng với lưới điện vận hành thực tế có nhiều nhánh, nút. Việc sử
dụng các giải thuật này sẽ làm đơn giản cho việc nhập số liệu nút - nhánh do
không phải đăng ký trước số lượng nhánh, nút và ký hiệu nút cũng như thứ tự
nhập số liệu không cần phải theo quy luật.
Do đặc điểm của lưới điện phân phối là không có mạch vòng kín nên sự
liên kết giữa nút đầu và nút cuối cùng với thông số của đoạn nhánh nối giữa
hai nút đó đủ để vẽ sơ đồ toàn bộ lưới điện. Sau đây tác giả trình bày cụ thể
giải thuật tính điện năng, công suất và giải thuật tính điện áp nút.
1- Giải thuật tính điện năng, công suất nhánh.
Ý tưởng giải thuật:
- Lưới phân phối không có mạch vòng kín, nó gồm rất nhiều nút, đoạn
nhánh liên kết với nhau. Có thể hình dung lưới như một cây giao với thân là
đường trục, các nhánh tương ứng với các nhánh của lưới điện, các mắt nối
như các nút, gốc cây tương ứng với nút đầu nguồn. Thuật toán sẽ tiến hành bẻ
dần các nhánh từ ngoài vào trong đến khi hết nhánh thì kết thúc chương trình.
Ta có thể xét thuật toán nhận dạng lưới phân phối, tính điện năng, công suất
truyền dẫn trong nhánh theo cách tính từ dưới lên hay từ nút cuối về đầu
nguồn như sau:
Các bước thực hiện:
1- Duyệt từ đầu đến cuối dữ liệu, xác định một đoạn nhánh cuối của lưới.
2-Tính toán các thông số năng lượng của nhánh cuối như điện năng, công suất
truyền dẫn, tổn thất điện năng …trên nhánh cuối và ghi vào dữ liệu.
3- Đọc thông số năng lượng trên đoạn nhánh cuối vừa tính vào biến.
4- Xoá nhánh cuối ra khỏi chương trình.
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
5- Chuyển tiếp các thông số năng lượng của cuối lên đoạn nhánh trên nối trực
tiếp đến nhánh cuối bằng cách cộng giá trị của biến vào giá trị thông số năng
lượng của nhánh, ghi vào dữ liệu.
6- Quay trở lại bước 1 nếu không xác định được nhánh cuối (đã xoá toàn bộ
các nhánh ra khỏi chương trình) thì thoát khỏi chương trình.
7- Nạp lại toàn bộ file dữ liệu, tiến hành tính toán các phần khác.
Lưu đồ của giải thuật này được trình bày ở trang sau.
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoá 8 - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
n đầu as string.
n cuối as string
sum A, sinAnh as string
+ Mở bảng sinhAnh trong field dữ liệu
Set rs = db.Open Record set (SQL)
+ Xoá số liệu cũ:
Anh = 0; Cs = 0
+ Chuyển về bản ghi đầu tiên.
Rs.Move first
Tìm bản ghi có Cs = 0.
Find First “ Cs = 0 ”
Không thấy
rs.No match
Kết thúc.
END SUB
Đọc tên nút cuối vào biến.
n cuối = rs.Fields(nc)
Tìm nhánh có nút đầu = ncuối
và Cs = 0 trong bảng sinhAnh
Không thấy
rs.No match
Đúng
TRUE
Sai
FALSE
Sai
FALSE
+ Gọi chương trinh con tính điện năng nhánh.
Call Anh (sinAnh)
+
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc.pdf