Tài liệu Đồ án Hệ thống tự động hóa xử lý nước thải: Đồ án: Hệ thống tự động
hóa xử lý nước thải
MỤC LỤC
HỆ THỐNG TỰĐỘNG HOÁ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
I. KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI.5
1. Khảo sát và đánh giá trình độ công nghệ xử lý nước thải .......................5
2. Khả năng áp dụng tựđộng hoá xử lý nước thải nhà máy bia..................9
II.NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ TỰĐỘNG HOÁ XỬ LÝ NƯỚC
THẢI.......................................................................................................10
1. Mục đích áp dụng tựđộng hoá xử lý nước thải.....................................10
2. Yêu cầu và cơ sở xây dựng hệ thống tựđộng hoá ...............................10
3. Thiết kế các chức năng hệ thống tựđộng hoá xử lý nước thải .............12
4. Lưu đồ hoạt động của hệ thống tựđộng hoá xử lý nước thải ...............19
5. Lựa chọn công nghệ và thiết kế mô hình hệ thống tựđộng hoá ........... 30
6. Giới thiệu các thiết bị chính trong hệ thống tựđộng hoá.......................35
7. Thiết k...
53 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đồ án Hệ thống tự động hóa xử lý nước thải, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án: Hệ thống tự động
hóa xử lý nước thải
MỤC LỤC
HỆ THỐNG TỰĐỘNG HOÁ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
I. KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI.5
1. Khảo sát và đánh giá trình độ công nghệ xử lý nước thải .......................5
2. Khả năng áp dụng tựđộng hoá xử lý nước thải nhà máy bia..................9
II.NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ TỰĐỘNG HOÁ XỬ LÝ NƯỚC
THẢI.......................................................................................................10
1. Mục đích áp dụng tựđộng hoá xử lý nước thải.....................................10
2. Yêu cầu và cơ sở xây dựng hệ thống tựđộng hoá ...............................10
3. Thiết kế các chức năng hệ thống tựđộng hoá xử lý nước thải .............12
4. Lưu đồ hoạt động của hệ thống tựđộng hoá xử lý nước thải ...............19
5. Lựa chọn công nghệ và thiết kế mô hình hệ thống tựđộng hoá ........... 30
6. Giới thiệu các thiết bị chính trong hệ thống tựđộng hoá.......................35
7. Thiết kế phần mềm SCADA (Superviser Control And Data Aquisision) cho hệthống TĐH
.................................................................................................42
III.PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TỰĐỘNG HOÁ XỬ LÝ NƯỚC THẢI51
1. Tính ưu việt của tựđộng hoá về mặt kinh tế - kỹ thuật..........................51
2. Các chỉ số về hiệu quả kinh tế của tựđộng hoá....................................51
IV.PHỤ LỤC...............................................................................................55
1. Sơđồ hệ thống điện - tựđộng hoá........................................................55
2. Mã chương trình điều khiển trên PLC....................................................55
V.TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ SỬ DỤNG..................................................65
Quy định các từ viết tắt trong tài liệu
Từ viết tắt Viết đầy đủ
XLNT Xử lý nước thải
HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải
HTTĐH Hệ thống tựđộng hoá
ĐK Điều khiển
CB Cảnh báo
BĐ Báo động
SC Sự cố
P Pump (bơm)
DP Dosing Pump (bơm định lượng)
SP Sludge Pump (bơm bùn)
D Decanter (máy ép bùn)
M Motor
B Blower (máy thổi khí)
FL Flow (lưu lượng)
LV Level (mức nước)
FI Frequency Inverter (Biến tần)
TỔNG QUAN VỀ TỰĐỘNG HOÁ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRÊN THẾ GIỚI
Cùng với sự phát triển của sản xuất công nghiệp, xử lý nước thải công nghiệp đang là vấn đề vô
cùng quan trọng, bảo đảm cho sự trong sạch môi trường sống đồng thời góp phần vào sự phát triển
bền vững của nền kinh tế mọi quốc gia trên thế giới. Tại nhiều nước có nền công nghiệp phát triển
cao như Nhật, Mỹ, Anh, Pháp,... các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đã được nghiên cứu và
đưa vào ứng dụng từ lâu, đặc biệt các thành tựu tiên tiến trong lĩnh vực tựđộng hoá cũng đã được áp
dụng và đem lại hiệu quả kỹ thuật, kinh tế xã hội vô cùng to lớn.
Nhiều hãng đi đầu trong lĩnh vực này như USFilter, Aquatec Maxcon, Hunter Water Corporation
(HWC), Global Industries.Inc... đã đưa ra các giải pháp công nghệ xử lý nước thải hiện đại. Những
công nghệ tựđộng hoá của các công ty hàng đầu trên thế giới nhưSIEMENS, AB, YOKOGAWA,...
được sử dụng rộng rãi trong các công trình xử lý nước thải. Có thể nói trình độ tựđộng hoá xử lý
nước thải đã đạt mức cao, tất cả các công việc giám sát, điều khiển đều có thể thực hiện được tại một
Trung tâm, tại đây người vận hành được hỗ trợbởi những công cụđơn giản, dễ sử dụng như giao diện
đồ hoạ trên PC, điều khiển bằng kích chuột,... góp phần nâng hiệu quả cho công việc quản lý điều
hành dây chuyền công nghệ. Ngoài ra cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông,
khoảng cách về không gian và thời gian đã được rút ngắn, cho phép người vân hành có thểđiều khiển
từ cách xa hàng ngàn km với chỉ một máy tính PC hoặc nhận được thông tin về hệ thống thông qua
SMS. Hơn thế, hệ thống tựđộng hoá xử lý nước thải còn được tích hợp với các hệ thống điều hành ở
cấp độđiều khiển cao hơn như cấp điều hành sản xuất (manufacturing execution: workflow, order
tracking, resources), cấp xí nghiệp (enterprise:Production planning, orders, purchase) và trên cùng là
cấp quản trị (administration:Planning, Statistics, Finances) nhằm nâng cao hơn nữa mức tựđộng hoá
và tối ưu hoá quá trình sản xuất.
Ngoài ra, trong lĩnh vực điều khiển đã có rất nhiều các lý thuyết điều khiển hiện đại được áp dụng
nhưđiều khiển mờ, mạng nơ-ron, điều khiển dự báo trước (predicted control), điều khiển lai ghép
(hybrid control),... được ứng dụng trong xử lý nước thải để nâng cao chất lượng điều khiển và hiệu
suất của các công đoạn xử lý. Lý thuyết hệ chuyên gia cũng được áp dụng mở ra khả năng tựđộng
hoá hoàn toàn cho xử lý nước thải[3].
I. KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
1. Khảo sát và đánh giá trình độ công nghệ xử lý nước thải
Khảo sát công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia gồm nhiều công đoạn được thể hiện nhưtrên Hình 1. Hoạt
động của hệ thống như sau:
Nước thải từ nhà máy được thu gom vào hố bơm. Từ hố bơm P1 bơm nước qua song chắn rác.
Đây là bước xử lý sơ bộ. Mục đích của quá trình là khử tất cả các tạp vật có thể gây ra sựcố trong
quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải như làm tắc máy bơm, đường ống hoặc kênh dẫn. Đây là
bước quan trọng đảm bảo an toàn và điều kiện làm việc thuận lợi cho cả hệthống. Rác tựđộng vào
thùng chứa bằng cách xối nước liên tục hoặc cào thủ công.
Sau song chắn rác, nước tự chảy vào bể cân bằng. Bể này có tác dụng điều hoà lưu lượng để duy
trì dòng thải vào gần như không đổi cho các công đoạn sau, khắc phục những vấn đềvận hành do sự
dao động lưu lượng nước thải gây ra và nâng cao hiệu suất của các quá trình ởcuối dây chuyền xử lý.
Nhiệt độ nước được đo thủ công theo chu kỳ hoặc thời điểm tuỳ thuộc vào kỹ sư vận hành. Máy bơm
P2 sẽ bơm nước từ bể cân bằng vào bể trung hoà và ổn định lưu lượng.[5]
Nước thải chứa các axít vô cơ hoặc kiềm cần được trung hoà đưa pH về khoảng 7±0.2 trước khi
sử dụng cho công đoạn xử lý tiếp theo. Trung hoà nước thải thực hiện bằng cách bổsung các tác
nhân hoá học. Trong quá trình trung hoà, một lượng bùn cặn được tạo thành. Lượng bùn này phụ
thuộc vào nồng độ và thành phần của nước thải cũng như loại và lượng các tác nhân sử dụng cho quá
trình [5]
Để trung hoà trong công nghệ này người ta sử dụng tác nhân hoá học là NaOH và HCl. Khi pH
vượt ngưỡng dưới thì bơm định lượng DP bổ sung thêm NaOH, khi pH vượt ngưỡng trên thì DP bổ
sung HCl và cho máy khuấy M1 hoạt động. Máy khuấy tạo điều kiện thuận lợi cho phản ứng trung
hoà và làm đồng đều hoá chất bổ sung với nước thải. Điều khiển pH được thực hiện thủ công. Để
bảo đảm an toàn cho vi sinh vật người vận hành thường xuyên phải đo tay độ pH đầu nguồn nước
vào bể kỵ khí đểđảm bảo chắc chắn rằng pH không vượt ngưỡng cho phép. Khi phát hiện pH không
đạt yêu cầu thì người vận hành tắt P1, P2, P3 để cắt nguồn nước không bảo đảm chỉ tiêu pH cho
công đoạn xử lý sinh học tiếp sau vì các vi sinh vật rất nhạy cảm với pH, pH ảnh hưởng rất lớn đến
quá trình tạo men trong tế bào và quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng vào tế bào. Nếu vi sinh vật
chết sẽ cần nhiều thời gian và kinh phí đểkhôi phục lại chúng đồng thời làm gián đoạn sản xuất [5]
Sau khi trung hoà nước được xử lý tiếp bằng các phương pháp sinh học. Người ta sử dụng các
phương pháp sinh học để làm sạch nước thải khỏi nhiều chất hữu cơ hoà tan và một sốchất vô cơ như
H2S, các chất sunfit, amoniac, nitơ…Phương pháp này dựa trên cơ sở sử dụng hoạt động của vi sinh
vật để phân huỷ các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các chất
hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình dinh
dưỡng, chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản nên sinh khối
của chúng được tăng lên. Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hoá
sinh hoá [4]. Trong công nghệ sử dụng hai phương pháp là kỵ khí và hiếu khí tại các bể kỵ khí và
hiếu khí (Hình 1).
Phương pháp kỵ khí được dùng để lên men bùn cặn sinh ra trong quá trình xử lý bằng phương
pháp sinh học hoặc nước thải công nghiệp chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao (BOD=4÷5 g/l). Đây
là phương pháp cổđiển nhất dùng đểổn định bùn cặn, trong đó các vi khuẩn kỵ khí phân huỷ các chất
hữu cơ. Tuỳ thuộc vào loại sản phẩm cuối cùng, người ta phân loại quá trình này thành: lên men
rượu, lên men axit lactic, lên men metan, ...Những sản phẩm cuối của quá trình lên men là: cồn, các
axit, axeton, khí CO2, H2, CH4. Trong công nghệcác chất khí (biogas) sẽđược thu hồi và đốt nhờ hệ
thống thu hồi và xử lý khí[4].
Phương pháp hiếu khí là phương pháp sử dụng các nhóm vi sinh vật hiếu khí. Bể hiếu khí luôn
chứa các vi khuẩn hiếu khí. Trong công đoạn có hệ thống sục khí bao gồm máy thổi khí B và các
ống dẫn khí làm nhiệm vụ cung cấp đủ lượng ôxi cần thiết cho vi khuẩn trong quá trình phân giải
chất hữu cơđồng thời xáo trộn làm tăng khả năng hấp thụ các chất hữu cơ của vi sinh vật đảm bảo sự
phân giải tối đa. Kết quả là hình thành các bông sinh học có thể lắng trọng lực ởđầu ra của bể. Đối
với đa số các vi sinh vật khoảng giá trị pH tối ưu là 6.5÷8.5. Nhiệt độ nước thải ảnh hưởng rất lớn tới
chức năng hoạt động của vi sinh vật. Đối với đa sốvi sinh vật, nhiệt độ nước thải phải từ 6÷37
0
C[4].
Nói chung giá trị DO luôn được bảo đảm trong khoảng cho phép nhờ công suất không đổi của máy
thổi khí theo thiết kế trừ trường hợp có sự cố (hỏng máy thổi, tắc ống dẫn khí,...) và được giám sát
thủ công. Nhiệt độ nước trong bểđo thủ công theo quy trình vận hành (định kỳ hoặc theo thời điểm
do kỹ sư vận hành quyết định).
Nước thải sau khi được xử lý tại bể hiếu khí sẽ tràn sang bể lắng đứng. Tại đây sử dụng phương
pháp lắng trọng lực. Trong nước thải vào các bể này chứa bùn hoạt tính là sản phẩm của quá trình
phân giải của vi sinh tại bể hiếu khí. Bùn hoạt tính có dạng bông màu vàng nâu, dễ lắng, kích thước
từ 3 đến 5µm. Những bông này gồm các vi sinh vật sống và chất rắn (40%). Vi sinh bao gồm vi
khuẩn, động vật bậc thấp, dòi, giun, nấm men, nấm mốc, xạkhuẩn,.... [4], một phần bùn được đưa
quay trở lại bể hiếu khí để bảo đảm đủ lượng vi sinh cần thiết. Bể lắng có thể tích thiết kếđủ lớn để
nước được lưu trong đó vài giờ, đủ thời gian cho quá trình lắng, do đó có thể xả bùn và ép bùn liên
tục (luôn bật máy gạt bùn M2, bơm hút bùn SP và máy ép bùn D). Các van tay V4, V5 được mở
trước ở các độ mở nhất định, các mức mở này do kỹ sư vận hành thực hiện nhằm đảm bảo sự cân
bằng giữa thức ăn và vi khuẩn hiếu khí.
Đánh giá trình độ công nghệ tựđộng hoá xử lý nước thải nhà máy bia
Trên cơ sở khảo sát công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia nói trên chúng tôi đưa ra đánh giá như
sau:
. Công nghệ có khả năng cho phép chất lượng nước đầu ra đạt TCVN theo đúng quy
định (TCVN 7221:2002, TCVN 5945:1995)
. Công nghệ chưa áp dụng tựđộng hoá, việc giám sát điều khiển được thực hiện thủcông
dẫn tới độổn định, tin cậy thấp
. Hiệu quả kỹ thuật, kinh tế, xã hội chưa cao.
Thống kê các thiết bịđiện hiện có trong dây chuyền công nghệ XLNT
Bảng 1 Danh mục thiết bịđiện hiện có
TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật chính
1 Bơm nước P1, P2, P3 Công suất 5.5 KW
2 Bơm bùn SP Công suất 2.2 KW
3 Máy thổi khí B Công suất 15 KW
4 Máy khuấy M1 Công suất 2.2 KW; 60 rpm
5 Máy ép bùn D Công suất 15 KW
6 Máy gạt bùn M2 Công suất 5.5 KW; 0.2rpm
7 Bơm hoá chất DP Công suất 0.5 KW
8 Van điện từ V1, V2 Nguồn cấp 220V AC
D
BÙN KHÔ
MÁY ÉP BÙN
Hình 1 Sơđồ công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia hiện tại
2. Khả năng áp dụng tựđộng hoá xử lý nước thải nhà máy bia
Tại nhiều quốc gia có nền công nghiệp phát triển cao (Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp,...), các hệ
thống xử lý nước thải công nghiệp đã được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng từ lâu. Nhiều hãng hàng
đầu trong lĩnh vực này như USFilter, Aquatec Maxcon, Hunter Water Corporation(HWC), Global
Industries.Inc ... đã đưa ra các giải pháp công nghệ tiên tiến xử lý nước thải. Hầu hết các công nghệ
hiện đại ngày nay đều được tựđộng hoá cao, nhờđó đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả như
mong muốn.
Tại Việt Nam đã có những nhà máy xử lý nước thải hiện đại, sử dụng hoàn toàn hoặc phần lớn
các công nghệ của nước ngoài do đó mức độ tựđộng hoá cao, tuy nhiên giá thành đắt, nhiều công
nghệ không mang tính mở nên khó làm chủ hoàn toàn, chi phí nâng cấp, bảo trì rất lớn.
Qua khảo sát kết hợp nghiên cứu, tìm hiểu các hệ thống xử lý nước thải trong và ngoài nước,
chúng tôi khẳng định rằng chúng ta hoàn toàn có thể tự thiết kế và xây dựng một hệthống tựđộng hoá
hiện đại cho dây chuyền xử lý nước thải nhà máy bia. Bên cạnh đó, chính nhờ phát huy tối đa nội lực
trong nước chi phí đầu tư và bảo trì hệ thống sẽ giảm đáng kể.
Mức độ tựđộng hoá chủ yếu phụ thuộc vào khả năng đầu tư của nhà máy, song một thiết kế hợp lý
dựa trên các chuẩn quốc tế mở sẽ cho phép linh hoạt khi lựa chọn cấu hình hệ thống cũng như nâng
cấp mức độ tựđộng hoá và mở rộng hệ thống một cách dễ dàng trong tương lai.
Hệ thống tựđộng hoá sẽ cho phép giám sát điều khiển tất cả các công đoạn xử lý nước thải từ một
Trung tâm điều khiển. Để làm được điều này cần trang bị thêm các thiết bịđo lường, điều khiển và
xây dựng thêm một số chức năng cần thiết đối với hệ thống tựđộng hoá xử lý nước thải hiện đại. Các
thiết bịđo lường, điều khiển nói chung rất sẵn có tại Việt Nam với nhiều đại diện của các hãng lớn
như Endress+Hauser, Yokogawa, Siemens,...Đây là một thuận lợi khi xây dựng hệ thống tựđộng
hoá.
Tóm lại:
Tựđộng hoá cho xử lý nước thải nhà máy bia là hoàn toàn khả thi về kỹ thuật và kinh tếtrong
điều kiện Việt Nam hiện nay.
II. NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ TỰĐỘNG HOÁ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
1. Mục đích áp dụng tựđộng hoá xử lý nước thải
Tựđộng hoá xử lý nước thải là điều cần thiết nhưng cũng không cần phải chạy đua theo mốt, mà
phải phân tích rõ mục đích của tựđộng hoá và đặc biệt phải chú ý: vì sao phải tựđộng hoá và cho
ai?[1]
Cải thiện điều kiện làm việc: Mục đích đầu tiên của tựđộng hoá là phải loại bỏ công việc lặp lại và
khó nhọc cho việc vận hành, ví dụ: liên tục theo dõi, kiểm tra nhiều thông số công nghệ, tắt bật cơ
cấu chấp hành, ghi chép số liệu, sự cố,...Tựđộng hoá và giám sát bằng máy tính làm tiện lợi thêm
khả năng khống chế từ xa một số lượng lớn các thông tin, đơn giản hoá nhiệm vụ khai thác, giám sát
và quản lý.[1]
Nâng cao hiệu quả của thiết bị: Trước hết ta có thể cải thiện chất lượng xử lý nước bằng các thiết
bịđo và điều chỉnh . Ví dụ nhưđịnh lượng chất phản ứng, mức độ ô xy hoá, kiểm tra nhiệt độ các bể
phản ứng…Tựđộng hoá quá trình cho phép giải phóng con người và làm tăng tốc độ tin cậy của hệ
thống. Nhưng mục tiêu quan trọng là nâng cao độ chắc chắn vận hành của thiết bị có tính đến các
tiêu chuẩn độ tin cậy qua việc nghiên cứu các sự cố vận hành. Nghĩa là dự phòng các phương án để
thiết bị có thể làm việc liên tục trong trường hợp bịhỏng hóc một bộ phận nào đó bằng cách đưa
tựđộng các thiết bị dự phòng vào làm việc và giải quyết hỏng hóc. Tựđộng hoá cho phép việc nghiên
cứu thống kê các dữ liệu đã thu được, mở ra con đường tối ưu của việc xử lý.[1]
Tăng năng suất lao động: Tựđộng hoá nhằm nâng cao năng suất bằng cách giảm chi phí vận hành.
Ta cũng có thể tối ưu hoá giá thành năng lượng chi phí hàng giờ và chi phí vật liệu. Giảm nhân công
vận hành và giảm công việc bảo dưỡng cũng cho phép giảm giá thành.[1]
Trợ giúp việc giám sát: Nó bao gồm việc lắp đặt bộ biến đổi, phát hiện báo động, đặt các phương
tiện ghi các dữ liệu và truyền đi xa cho đến nơi giám sát bằng máy tính. Tựđộng hoá không có mục
đích riêng, mức độ phức tạp của thiết bị phải đáp ứng điều kiện của nhà máy và đối tượng xử lý.
Tựđộng hoá chỉ xem như một bộ trợ giúp, không ép buộc. Một trong những hậu quả của một hệ
thống tựđộng không chắc chắn là khi “mất nhớ” nó không tiếp xúc trực tiếp được với quá trình công
nghệđược nữa. Tuy nhiên những ưu điểm của nó quá rõ ràng nếu thiết bịđược một chuyên gia về xử
lý nước thải thiết kế và vận hành thực hiện.[1]
2. Yêu cầu và cơ sở xây dựng hệ thống tựđộng hoá
Hệ thống tựđộng hoá có thể chia làm hai phần: hệ thống thông tin và hệ thống điều khiển.
Hệ thống thông tin có nhiệm vụ thực hiện các chức năng thông tin. Các chức năng này cho phép
giám sát quá trình công nghệ: cụ thể là thu thập, bảo quản, thống kê và ghi lại các thông tin đã diễn
ra của quá trình điều khiển, cần cho dự báo trước các tình huống sự cố hay thông tin về sự thay đổi
yêu cầu đặt trước của quá trình[1].
Hệ thống điều khiển dùng để tạo ra và thực hiện các tác động điều khiển dựa trên các nguyên lý
điều khiển các đại lượng phụ thuộc của quá trình công nghệ; thực hiện điều khiển
tối ưu; bằng các phương tiện tựđộng thực hiện các thao tác logic và theo chương trình đối với các
phần tử phân tán (điều khiển phân tán các cơ cấu chấp hành , các liên động sự cố, khởi động và dừng
hệ thống máy ...).[1].
Đối với mỗi hệ thống tựđộng điều khiển quá trình công nghệ không nhất thiết phải thực hiện tất cả
các chức năng kể trên. Một số các chức năng không thích hợp với đối tượng công nghệ này lại có thể
thích hợp với đối tượng công nghệ trong hệ thống điều khiển ở mức cao hơn. Hệ thống tựđộng điều
khiển quá trình công nghệ thực chất là điều khiển tập trung quá trình đó nhờ các phương tiện kỹ
thuật điều khiển tựđộng.[1].
Vấn đềđo lường từ xa các thông số của hệ thống công nghệ là rất quan trọng. Các thông sốcần đo
có thể kểđến như: mực nước trong các bể chứa, trong các buồng đầu vào công trình, lưu lượng, các
chỉ số chất lượng nước như pH, T, DO,.... Các thiết bị cho tín hiệu từ xa giúp người điều khiển nhìn
nhận được toàn cảnh về trạng thái làm việc của các thiết bị. Các thiết bị hiện trường truyền về Trung
tâm điều khiển các tín hiệu sau đây: tín hiệu về tắt sự cố, vềhỏng hóc các thiết bịđiều khiển hay của
các thiết bị phụ trợ (quạt, máy bơm ...), giá trị sự cốcủa các thông số công nghệ, sự trục trặc điều tiết
chất phản ứng ....[1].
Các phòng trong Trung tâm điều khiển thường được sắp xếp liền kề nhau, phòng có diện tích lớn
là phòng điều khiển chính có đặt các tủ nhiều thiết bị có bàn ghế của người vận hành. Đằng sau tủ là
các bộ phận cung cấp nguồn, điều khiển xa và các đầu vào của cáp. Trong Trung tâm điều khiển, các
tủ, trạm đặt thiết bịđiều khiển cần được sắp xếp như thế nào đểngười điều khiển từ chỗ ngồi làm việc
có thể bao quát được tất cả các dụng cụđo lường và các tín hiệu. Kết cấu các tủ và trạm điều khiển
yêu cầu phải đơn giản nhưng cho khả năng lắp ráp dụng cụ một cách dễ dàng hoặc có thể thực hiện
đổi chỗ chúng khi cần thiết. Trên sơđồbằng các ký hiệu tương ứng làm tái hiện lại các tín hiệu truyền
từ xa, đánh dấu trạng thái tác động của các máy bơm, của khoá van, của các cầu giao dầu và các thiết
bị khác. Bằng sự thay đổi màu sắc, ánh sáng và kim quay chỉ trạng thái của đối tượng. Khi có các tín
hiệu cảnh báo, báo động cần cho ánh sáng đèn nhấp nháy..[1].
Với tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ tựđộng các phương tiện điều khiển ngày một
hiện đại hơn, có độ chắc chắn, tinh vi trong công tác lại có kích thước thu nhỏ. Rất tiện ích về nhiều
mặt. Điều đó đạt được khi các quá trình công nghệđược điều khiển bằng các thiết bị vừa tính toán
vừa điều khiển lại vừa có khả năng tựđộng lập trình gọi là thiết bị tựđộng lập trình công nghiệp (máy
tính PC và các thiết bị tựđộng khả trình PLC) và chúng được lắp đặt làm việc trong mạng riêng gọi
là mạng công nghiệp. Nhờ có mạng truyền thông công nghiệp mà điều hành, quản lý giám sát một
nhà máy, xí nghiệp nói chung hay một quá trình công nghệ nói riêng thu được nhiều kết quả tốt
hơn..[1].
Chúng ta cũng biết rằng công nghệ làm sạch nước thải rất phức tạp, vì trong đó có nhiều quá trình
khác biệt nhau xảy ra… Mặt khác các quá trình đó về phương diện công nghệ cũng còn nhiều vấn đề
chưa được nghiên cứu thấu đáo. Nước thải là một môi trường luôn thay đổi về thành phần cấu tạo
bởi các hợp chất và lưu lượng: lại có độẩm, độ kết dính, độ ô xít hoá, nhiệt độ biến đổi nên gây nhiều
khó khăn phức tạp cho việc áp dụng tựđộng hoá. Cụ thể nhưta không thể sử dụng các thiết bị tựđộng
đã sản xuất hàng loạt lưu hành trên thị trường nhưcho tựđộng hoá các môi trường bình thường khác,
mà phải chọn các thiết bị tựđộng hoá chuyên sử dụng cho tựđộng hoá ở môi trường đặc biệt như
nước thải. Các loại cảm biến này phải chống chọi được những ảnh hưởng khắc nghịêt của môi
trường ô xy hoá cao, có độđậm đặc các loại rác bẩn vô cơ và hữu cơ, có thể có nhiệt độ cao….[1].
Với một đối tượng luôn thay đổi là nước thải (lưu lượng, mức độ bẩn, nồng độ các chất bẩn,
lượng bùn hoạt tính…), lại có những hạn chế về phía công nghệ nên việc đưa công trình vào làm
việc ở chếđộ tối ưu về cả kỹ thuật lẫn kinh tế là một nhiệm vụ nan giải. Vì vây, khi tựđộng hoá các
quá trình xử lý nước thải, chếđộ công nghệ luôn cần được dịch chỉnh sao cho theo sát gần với các
điều kiện thay đổi của môi trường. Như vậy nhiệm vụ của tựđộng hoá các công trình xử lý nước thải
đã được hiện ra rõ nét là: tổ chức việc điều khiển, kiểm tra, bảo vệ, cho tín hiệu tựđộng về sự làm
việc của các công trình công nghệ từ một Trung tâm điều khiển sao cho công trình xử lý nước thải có
hiệu quả cao. Tuỳ thuộc vào qui mô của trạm xử lý (công suất thiết kê, kết cấu của công trình) và đặc
tính của nước thải cần xử lý mà chọn khối lượng và mức độ tựđộng hoá cho phù hợp về mặt kinh tế
(tựđộng hoá từng phần hay toàn phần).[1].
Trong các trạm điều khiển được trang bị nhiều sơđồ của quá trình công nghệ xử lý nước thải. Các
sơđồ này phải chỉ rõ được trạng thái làm việc của tất cả các công trình, máy móc mà nó điều khiển
(trạng thái "làm việc", "dừng máy", hay "sự cố"). Ngoài ra các sơđồđó phải cho khả năng theo dõi dễ
dàng các tín hiệu; đơn giản hoá và giảm các sai sót trong việc điều khiển. Để tiện cho việc theo dõi,
kiểm tra công tác của các thiết bị máy móc, ở các trạm điều khiển đặt cách xa công trình nên sử dụng
thiết bị truyền hình công nghiệp..[1].
Ngày nay khoa học công nghệ mỗi ngày một phát triển. Trong việc áp dụng tựđộng hoá vào việc
điều khiển, kiểm tra, bảo vệ các công trình công nghệđã gặt hái được những thành quảđáng ca ngợi.
Trong các hệ thống điều khiển người ta đã sử dụng các block logic hay các máy tính điện tử có thiết
bịđo lường từ xa các thông tin ở dạng tín hiệu tương tự hoặc dạng số rất tiện ích, đã có các thiết bị
gọi là thiết bị tựđộng lập trình công nghiệp ra đời (API) hơn hẳn các bộđiều chỉnh trước đây, có khả
năng tính toán và điều khiển; có thể kết nối với đối tượng điều khiển qua các cảm biến điện tử có độ
tin cậy cao với cơ cấu chấp hành và các thiết bị ngoại vi khác (màn hình, phím lập trình, thẻđiện tử,
mạng thông tin…). Cũng đã có các API có khả năng điều khiển quá trình đồng thời với nhiều thông
sốđầu vào biến đổi với các qui luật khác nhau. Các API có khả năng làm việc trong điều kiện khắc
nghiệt về môi trường. Sự xuất hiện của thiết bị tựđộng lập trình công nghiệp đã mở ra những triển
vọng tốt đẹp trong việc áp dụng tựđộng hoá vào điều khiển các công trình xử lý nước thải..[1].
3. Thiết kế các chức năng hệ thống tựđộng hoá xử lý nước thải
Đểđạt được mục đích cũng nhưđáp ứng các yêu cầu nói trên, hệ thống tựđộng hoá xử lý nước thải
cần có những chức năng cơ bản sau đây:
a) Điều chỉnh tựđộng
Điều chỉnh tựđộng là sử dụng các thiết bị tựđộng để tác động lên quá trình công nghệ cần điều
khiển theo một chếđộ làm việc đã định sẵn. Mỗi quá trình công nghệ xảy ra trong đối tượng điều
chỉnh được đặc trưng bởi một hay vài đại lượng. Một sốđại lượng được duy trì không đổi, một sốđại
lượng khác được thay đổi trong giới hạn cho trước nào đó.[1]
Đây là một trong những chức năng quan trọng nhất quyết định đến mức độ tựđộng hoá. Trong dây
chuyền xử lý nước thải nhà máy bia có ba khâu điều chỉnh tựđộng là điều chỉnh pH tại Bể trung hoà,
lưu lượng nước vào Bể kỵ khí và DO tại bể hiếu khí.
b) Giám sát điều khiển có khoảng cách hoặc từ xa
Nếu điều khiển bằng tay trực tiếp tại chỗ người vận hành có thể phải tiếp xúc với môi trường độc
hại, đi lại khó khăn và tốn thời gian. Mặt khác nhiều trường hợp, ví dụ như sự cốhoặc mất điều khiển
tựđộng, đòi hỏi điều khiển tay phải kịp thời và đồng bộ, ví dụ như dừng nhanh nhiều máy bơm đặt
tại nhiều vị trí khác nhau, điều khiển cùng lúc nhiều quá trình có liên quan hệ quả với nhau. Để làm
được điều này hệ thống tựđộng hoá phải có chức năng điều khiển có khoảng cách, cụ thể là điều
khiển từ Trung tâm đặt cách dây chuyền công nghệmột khoảng cách nhất định (hàng chục đến hàng
trăm mét).
Điều khiển từ xa qua mạng LAN, WAN cũng là một chức năng không thể thiếu hiện nay trong
nhiều hệ thống tựđộng hoá nói chung và xử lý nước thải nói riêng. Giám sát, điều khiển, trao đổi dữ
liệu từ xa là nền tảng cho việc xây dựng hệ thống điều hành sản xuất MES (Manufacturing
Execution System) nhằm đem lại hiệu quả kỹ thuật, kinh tế, xã hội một cách toàn diện. MES tạo ra
một cầu nối thông suốt hai chiều giữa khối quản lý và sản xuất, giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất từ
khâu hoạch định kế hoạch đến khâu sản xuất ra thành phẩm cuối cùng, cung cấp các chức năng lập
kế hoạch; quản lý nhân lực, thiết bị, nguyên vật liệu; theo dõi quá trình sản xuất, chất lượng sản
phẩm, sự cố máy móc,....
Ngoài ra, điều khiển từ xa còn cho phép giảm đáng kể số lượng chuyên gia công nghệ, kỹthuật
cần thiết cho vận hành, bảo trì hệ thống tựđộng hoá. Một nhóm chuyên gia có thểđiều hành cùng lúc
cả mạng lưới các nhà máy xử lý nước thải tại nhiều nơi trong thành phố, nhiều tỉnh mà không cần
đến tận nơi. Đặc biệt, ngày nay mạng Internet toàn cầu đã rút ngắn khoảng cách về không gian và
thời gian khiến cho khó ai có thể tin được từ cách xa hàng nghìn km vẫn có thể giám sát, điều khiển
thậm chí chuẩn đoán, sửa lỗi, nạp lại chương trình cho thiết bịđiều khiển từ bất kỳđịa điểm nào trên
thế giới,... nhưng đó là sự thực!!!
Hệ thống tựđộng hoá xử lý nước thải nhà máy bia có chức năng giám sát điều khiển có khoảng
cách (từ Trung tâm điều khiển) và từ xa (qua mạng LAN hoặc Internet) các máy bơm, máy khuấy,
máy gạt bùn, ép bùn, thổi khí, van điện từ và các thông số công nghệ
c) Hiển thị thông số công nghệ
Chức năng này giúp cho việc theo dõi, giám sát các thông số chất lượng nước, trạng thái thiết bị,
sự cố một cách thuận tiện, dễ hiểu đối với người vận hành. Việc hiển thịđược thiết kế hợp lý về màu
sắc, bố trí các cửa sổ, kiểu thể hiện. Màu sắc không quá loè loẹt, dùng các gam màu dịu không gây
mỏi mắt khi nhìn lâu. Cảnh báo, báo động bằng đổi màu và nhấp nháy liên tục để gây sự chú ý. Kiểu
thể hiện đa dạng : kiểu số riêng biệt, kiểu bảng thống kê, kiểu đồ thị trực tuyến (online trend).
d) Cấu hình hệ thống
Chức năng này dùng đểđặt và thay đổi các tham số công nghệ cho hệ thống tựđộng hoá, chủ yếu
là các giá trị chủđạo (setpoint), ngưỡng cảnh báo sớm, ngưỡng báo động. Các tham sốđặt sẽđược
truyền từ PC xuống thiết bịđiều khiển sau đó lại được truyền ngược lại PC đểso sánh, nếu thấy
không trùng nhau thì báo động, trái lại chứng tỏ rằng việc truyền và xử lý dữ liệu chính xác, đường
truyền và thiết bịđiều khiển không có sự cố. Chức năng này nâng cao độ an toàn (fail-safe) của hệ
thống.
e) Bảo vệ tựđộng
Bảo vệ hệ thống máy móc, đường ống và các đối tượng khác khỏi các sự cốđược thực hiện bởi
các thiết bị chuyên dụng để ngắt các bộ phận bị sự cố. Ngoài ra các thiết bị tựđộng
còn thực hiện chức năng liên động tựđộng, cho phép bảo vệ các thiết bị máy móc khỏi nguy hiểm do
thao tác nhầm lẫn của người vận hành. Ta phân biệt hai loại liên động: liên động sựcố và liên động
cấm chỉ.
Liên động sự cố dùng đểđiều khiển bảo vệ (ví dụ: điều khiển dừng) một nhóm máy móc thiết bị
có liên quan khi sự cố xảy ra
Liên động cấm chỉ loại trừ khả năng điều khiển sai, không đúng trình tự có khả năng gây sự cố.
f) Cảnh báo/Báo động
Chức năng được thực hiện bằng còi, đèn nhấp nháy trên bàn điều khiển hoặc biểu tượng nhấp
nháy trên PC, hiển thị thông báo dạng chữ trên PC, gửi tin nhắn tới điện thoại di động của những
người có trách nhiệm thông qua dịch vụ tin nhắn SMS. Hệ thống đưa ra cảnh báo khi giá trị thông số
vượt ngưỡng cảnh báo sớm hoặc thông số vượt ngưỡng báo động trong giai đoạn quá độ của quá
trình điều khiển. Báo động được đưa ra khi thông số vượt ngưỡng báo động liên tục trong khoảng
thời gian nhất định (lớn hơn thời gian điều chỉnh ngầm định) hoặc báo động sự cốđường truyền, sự
cố thiết bịđiều khiển, cơ cấu chấp hành, báo động sựcố cảm biến. Sự khác biệt giữa cảnh báo và báo
động ở chỗ: cảnh báo tự mất đi khi thông sốhết vượt ngưỡng, trái lại báo động sẽ tồn tại cho đến khi
người vận hành xử lý xong sự cố và tự quyết định xoá bỏ trạng thái báo động. Như vậy mức độ cần
chú ý của người vận hành đối với báo động phải cao hơn cảnh báo.
g) Lưu trữ, báo cáo thống kê
Lưu trữ và lập báo cáo thống kê dữ liệu về thông số chất lượng nước, trạng thái hoạt động, sự cố,
thời gian hoạt động của máy móc thiết bị, tổng lượng nước đã xử lý, lượng hoá chất đã dùng, danh
sách người đã vận hành, bộ tham số công nghệđã thay đổi và nhiều thông tin khác cần thiết cho các
chuyên gia công nghệ, kỹ thuật và các nhà quản lý trong việc điều chỉnh đểđạt chếđộ làm việc tối ưu;
phát hiện, dự báo sự cố; bảo trì thay thế kịp thời máy móc thiết bị; điều hành sản xuất và tính toán
hiệu quả kinh tế.
Một số chức năng mở rộng trong tương lai
h) Điều khiển dự phòng
Sự cố của hệ thống tựđộng có thể gây ra những tổn thất vô cùng lớn (do chi phí khởi động lại, do
dẫn đến hỏng thiết bị, hỏng sản phẩm,..), thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng con người. Trong
dây chuyền xử lý nước thải nhà máy bia bằng phương pháp sinh học, vi khuẩn nếu bị chết sẽđòi hỏi
nhiều thời gian và kinh phí để phục hồi, mặt khác nếu thiết bịđiều khiển bị hỏng thì phải điều khiển
tay, khó chính xác, do đó điều khiển dự phòng là cần thiết để nâng cao độ tin cậy của hệ thống điều
khiển. Xây dựng hệ thống có điều khiển dự phòng sẽ làm tăng chi phí đầu tư ban đầu, nhưng với lựa
chọn giải pháp hợp lý cùng với thiết kế ban đầu có khả năng mở rộng sẽ làm cho việc nâng cấp thành
hệđiều khiển dự phòng ít tốn kém mà vẫn có hiệu quả. Chúng tôi lựa chọn điều khiển dự phòng mềm
(Software Redundancy) hay còn gọi là dự phòng ấm (Warm Standby) cho CPU điều khiển vì vừa
đáp ứng yêu cầu công nghệ vừa có giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện Việt Nam
i) Hỗ trợ quyết định hoặc hệ chuyên gia
Số lượng thông số chất lượng nước cần đảm bảo đạt TCVN là vài chục (TCVN 5945:1995 có
khoảng 30), tuy nhiên do trình độ công nghệ, do bản chất thông số, do điều kiện kinh tế
nhà máy không cho phép đo tức thời được tất cả các thông số cần cho hệ thống điều khiển. Chỉ một
vài thông số như pH, T, DO, Turbidity, NO3,... được đo và điều khiển tựđộng, các thông số khác
phải dùng máy phân tích, có thông sốđòi hỏi thời gian phân tích lâu như BOD5 cần tới 5 ngày. Mặt
khác chất lượng nước đầu vào nói chung là không ổn định, phụ thuộc vào thời gian, thời tiết, vào
hoạt động của nhà máy do đó cần hiệu chỉnh lại tham số công nghệ là cần thiết.
Đểđiều chỉnh tham số công nghệ, sau khi phân tích chất lượng nước, chuyên gia công nghệ sẽ căn
cứ vào chỉ số chất lượng nước đầu vào và đầu ra đểđiều chỉnh lại các thiết bị cho hợp lý (điều chỉnh
bơm định lượng hoá chất, thời gian phản ứng, thời gian lắng,....). Tuy vậy việc điều chỉnh này mang
tính chủ quan và phụ thuộc nhiều vào trình độ và kinh nghiệm của chuyên gia. Chính vì vậy chức
năng hỗ trợ quyết định sẽđưa ra các bộ tham số có tính chất gợi ý cho người vận hành khi điều chỉnh
(điều chỉnh xung quanh giá trị gợi ý), đồng thời nếu bộ tham sốđiều chỉnh đem đến chất lượng nước
đầu ra đạt yêu cầu thì người vận hành có thểlưu lại trong cơ sở dữ liệu tạo ra kho kinh nghiệm cho
các lần điều chỉnh sau. Ở mức cao hơn, hệ chuyên gia sẽ thay cho một chuyên gia công nghệđể
tựđộng phát sinh ra bộ tham sốđiều chỉnh và tự học.
Hình 2 là sơđồ tổng kết các chức năng của hệ thống tựđộng hoá. Để thực hiện các chức năng trên Hệ
thống TĐH cần có thêm một số thiết bị bổ sung. Dây chuyền công nghệ áp dụng tựđộng hoá và danh
mục các thiết bịđiện - tựđộng hoá tại hiện trường thể hiện tương ứng trong Hình 3 và Bảng 2
Hình 2 Sơđồ chức năng hệ thống tựđộng hoá
Điều chỉnh DO
Giám sát, điều khiển động cơ
Giám sát, điều khiển van
Giám sát, điều khiển thông số nước
Nhập giá trị chủđạo (setpoint)
Nhập ngưỡng cảnh báo/báo động
Nhập các thông số khác của hệ thống
Bảo vệ liên động tựđộng sự cố
Bảo vệ liên động cấm chỉ
Cảnh báo sớm
Báo động sự cố
Giải trừ sự cố
Lưu trữ, báo cáo thông số chất lượng nước
Lưu trữ, báo cáo sự cố, cảnh báo, báo động
Lưu trữ, báo cáo thông số cần cho quản lý
D
BÙN KHÔ
MÁY ÉP BÙN
Hình 3 Sơđồ công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia sau khi áp dụng tựđộng hoá
Bảng 2 Danh mục thiết bịđiện - tựđộng hoá tại hiện trường của hệ thống TĐH XLNT
TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật chính
1 Bơm nước P1, P2, P3 Công suất 5.5 KW
2 Bơm bùn SP Công suất 2.2 KW
3 Máy thổi khí B Công suất 15 KW
4 Máy khuấy M1 Công suất 2.2 KW; 60 rpm
5 Máy ép bùn D Công suất 15 KW
6 Máy gạt bùn M2 Công suất 5.5 KW; 0.2rpm
7 Bơm hoá chất DP Công suất 0.5 KW
8 Van điện từ V1, V2 Nguồn cấp 220V AC
9 Thiết bịđo pH1, pH2, T1, T2, DO, FL1, FL2 Mức bảo vệ IP65-68
10 Khống chế mức LV1, LV2, LV3, LV4
11 Biến tần FI1 điều khiển P3 Công suất 5.5 KW
12 Biến tần FI2 điều khiển B Công suất 15 KW
4. Lưu đồ hoạt động của hệ thống tựđộng hoá xử lý nước thải
Điều chỉnh pH trong Bể trung hoà
Lưu đồđiều chỉnh pH được hiển thị trên Hình 4. Để tiết kiệm chi phí mua thiết bị, chỉdùng một
bơm định lượng. Khi pH<pH_Low (ngưỡng điều khiển dưới), đóng van HCl, nếu còn NaOH thì mở
van NaOH, tính lượng bơm đểđiều khiển bơm đạt lượng cần, bật bơm NaOH và máy khuấy. Trái lại
nếu pH>pH_Hi (ngưỡng điều khiển trên), đóng van NaOH, nếu còn HCl thì mở van HCl, tính lượng
bơm đểđiều khiển bơm đạt lượng cần, bật bơm HCl và máy khuấy. Điều khiển theo luật PID sử dụng
PID mềm kiểu điều khiển liên tục hoặc điều khiển tạo xung.[6]
Khi điều khiển tay, không cho phép mở cùng một lúc hai van NaOH và HCl (liên động cấm chỉ).
Khi muốn bơm NaOH bắt buộc phải mở van NaOH trước, trái lại nếu van đang đóng thì không cho
phép bơm. Tương tựđối với bơm HCl. Đây chính là điều kiện khoá liên động để tránh hỏng bơm.
Điều kiện liên động này được đặt trong PLC. Khi chếđộ là Manual thì người vận hành có thể tự
quyết định bật bơm hoá chất bao lâu để pH đạt yêu cầu (lượng hoá chất tỷ lệ với thời gian mở bơm).
Nếu bơm hoá chất dùng biến tần thì có thể thiết kế núm điều chỉnh mịn cho lượng hoá chất trên bàn
điều khiển hoặc HMI.
Điều khiển khoá liên động đối với pH
Lưu đồđiều khiển khoá liên động đối với pH thể hiện trên Hình 5. Đối với trường hợp giá trị pH2
vượt ngưỡng, nếu đặt chếđộ là Manual thì người vận hành sẽ quan sát biến động pH trên màn hình.
Khi pH2 vượt ngưỡng thì người vận hành sẽ tự quyết định đưa ra lệnh điều khiển cho PLC để tắt các
bơm P1, P2, P3. Nếu chếđộ là Auto thì PLC sẽ tựđộng tắt các bơm P1, P2, P3 nếu các khoá liên
động được khoá, trái lại bơm vẫn hoạt động bình thường. Có nhiều khoá liên động phụ cho phép
người vận hành lựa chọn bơm cần tắt khi có sự cố. Việc cho phép bơm hoạt động trở lại và hết báo
động chỉ khi đã bấm nút giải trừ sự cố trên bàn điều khiển.
Trong lưu đồ biến SC (sự cố) chỉđược chương trình trên PLC cho =1 duy nhất 1 lần khi pH2 vượt
ngưỡng và chương trình chỉđưa biến này về 0 khi tín hiệu từ nút giải trừ sự cốđưa về PLC là =1. Còn
nếu không thì cho dù pH2 sau đó có không vượt ngưỡng nữa thì biến SC vẫn duy trì =1 và đèn báo
động nhấp nháy để người vận hành biết được đã có sự cố nào đó trong công đoạn Bể trung hoà, từđó
kiểm tra xem khâu điều khiển pH có vấn đề gì không (ví dụ: hỏng bơm định lượng, hỏng van điện,
tắc ống dẫn hoá chất, hỏng cảm biến pH1), và sau khi xử lý xong thì bấm giải trừđể xoá bỏ sự cốđi.
Như vậy sau một khâu điều khiển nào đó mà kiểm tra thấy thông sốđiều chỉnh vẫn không đạt yêu cầu
thì phải ngừng bắt buộc một sốthiết bịđểđảm bảo an toàn.
Hình 4 Lưu đồđiều chỉnh pH trong Bể trung hoà Hình 5 Lưu đồđiều khiển khoá liên động đối với
pH
Điều chỉnh DO trong Bể hiếu khí
Lưu đồđiều chỉnh DO được hiển thị trên Hình 6. Thiết bịđo DO sẽđưa giá trị phản hồi cho vòng
điều khiển kín trong chương trình PLC. PLC sẽđưa ra tín hiệu điều khiển (dòng hoặc áp) cho biến
tần cho động cơ của máy thổi khí để có DO như mong muốn. Sử dụng biến tần sẽ tiết kiệm điện
năng nhờđiều chỉnh DO vừa đủ yêu cầu, trái với trường hợp không có điều chỉnh DO có thể quá lớn
không cần thiết.
Nếu DO không đạt yêu cầu thì chứng tỏ khâu điều khiển có sự cố (ví dụ: hỏng biến tần, tắc đường
dẫn khí, hỏng động cơ) và cần báo động.
Hình 6 Lưu đồđiều chỉnh DO trong Bể hiếu khí
Điều chỉnh lưu lượng vào Bể kỵ khí
Đểđiều chỉnh lưu lượng (Hình 7) chỉ cần đặt trước giá trịđầu vào (dòng hoặc áp) cho biến tần,
trong biến tần tích hợp sẵn bộđiều khiển PID đểđiều chỉnh ổn định tốc độđộng cơ bơm, nhờđó ổn
định lưu lượng theo giá trị chủđạo (setpoint). Sử dụng biến tần sẽ tiết kiệm điện vì biến tần có sẵn
chức năng tựđộng điều chỉnh công suất động cơ theo phụ tải. Nếu lưu lượng không đạt thì P1, P2
hoặc P3 có sự cố hoặc đường ống có sự cố và cần báo động.
Hình 7 Lưu đồđiều chỉnh lưu lượng vào Bể kỵ khí
Điều khiển bơm P1 vào Bể cân bằng
Lưu đồđiều khiển bơm P1 vào bể cân bằng được hiển thị trên Hình 8. Ở chếđộ Auto bơm P1
sẽđược điều khiển tựđộng tắt/bật theo mức nước trong bể cân bằng. Ở chếđộ Manual việc tắt/bật P1
hoàn toàn do người vận hành quyết định
Hình 8 Lưu đồđiều khiển bơm P1
Cảnh báo sự cố
Lưu đồ cảnh báo sự cốđược hiển thị trên Hình 9 và Hình 10. Các cảnh báo gồm hai loại: cảnh báo
vượt ngưỡng (phát hiện bằng cách so sánh giá trị thiết bịđo với ngưỡng đặt trước trong chương trình)
và cảnh báo theo thiết bị khống chế dạng tiếp điểm (ví dụ: van phao). Trong dây chuyền công nghệ
có các cảnh báo cho các thông số sau: T, pH, DO, lưu lượng, mức nước, mức hoá chất.
Báo động sự cố
Lưu đồ báo động sự cốđược hiển thị trên Hình 11. Việc Kiểm tra phát hiện sự cốđược thực hiện
bằng các phương pháp sau:
. PP1 : Bằng thiết bị chuyên dụng như các thiết bị bảo vệ và báo động sự cốđộng cơ,
bơm,...
. PP2: Xây dựng mạch phụ trợ riêng phục vụ báo động và bảo vệ liên động
. PP3: Bằng chương trình kết hợp tín hiệu phản hồi
Trong đó PP3 là đơn giản nhất, được thực hiện theo nguyên tắc so sánh kết quảđầu ra thực tế của
quá trình điều khiển với giá trị yêu cầu. Ví dụ: nếu người vận hành hoặc chương trình ra lệnh điều
khiển bật động cơ nhưng tín hiệu phản hồi (từ mạch phụ trợ hoặc thiết bịđo nhưđo tốc độ,...) báo
động cơ tắt thì báo động sự cố. Tuy nhiên PP3 có nhược điểm là nếu thiết bịđiều khiển (PLC) hỏng
thì không thể báo động được, do đó cần kết hợp cả 3 phương pháp và thậm chí cảđiều khiển dự
phòng để tăng độ tin cậy.
Hình 9 Lưu đồ cảnh báo sự cố-1
Điều khiển bơm bùn
Lưu đồđiều khiển bơm bùn thể hiện trên Hình 12.
5. Lựa chọn công nghệ và thiết kế mô hình hệ thống tựđộng hoá
a) Yêu cầu lựa chọn công nghệ
Công nghệ hệ thống tựđộng hoá được lựa chọn trên cơ sở sau:
. Hệ thống điều khiển sử dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực tựđộng hóa đồng thời
thiết bị, vật tư phải thông dụng trên thị trường Việt Nam để thuận tiện trong bảo hành, thay thế, sửa
chữa khi có sự cố.
. Hệ thống phải dễ dàng mở rộng, hỗ trợ nối ghép với các hệ thống khác thông qua các
mạng công nghiệp thông dụng đã được chuẩn hóa theo các chuẩn hóa quốc tế (nhưProfibus,
Industrial Ethernet, ...) khi cần thiết sau này.
. Phần mềm điều hành hệ thống được xây dựng trên nền hệ SCADA mở, hỗ trợ nhiều
chuẩn thông dụng hiện nay trên thế giới.
. Đầu đo và các cơ cấu chấp hành cần được lựa chọn đảm bảo môi trường, điều kiện làm
việc đặc biệt trong xử lý nước thải. Cụ thể cần sử dụng các loại đầu đo chuyên dụng, thiết kếđúng
cho các ứng dụng trong lĩnh vực xử lý nước thải với các tiêu chuẩn bảo vệ cao (ít nhất IP65, chủ yếu
IP67/IP68).
b) Các thành phần hệ thống tựđộng hoá và lựa chọn công nghệ
Hệ thống điều khiển tựđộng bao gồm các thành phần chính sau:
. Tủđiện cấp nguồn động lực và điều khiển.
. Trạm điều khiển tựđộng.
. Trạm máy tính.
. Bàn điều khiển bằng tay
. Khối các thiết bịđo, transmitter.
. Cơ cấu chấp hành (động cơ, van điện).
Tủđiện cấp nguồn động lực và điều khiển
Tủđiện cấp nguồn động lực và điều khiển gồm các thành phần chính sau:
. Các bộ cầu chì, cầu dao, aptomat, rơle nhiệt.
. Các thiết bịđo điện, đèn chỉ thị, đồng hồ von kế và ampe kế
. Các thiết bị chuyển dòng.
Tất cả các thiết bị trong Tủđiện cấp nguồn có cùng dạng thiết kế, bền, làm từ thép, cơ cấu chuyển
mạch đáp ứng các tiêu chuẩn về cung cấp điện và có sơđồ, tài liệu chi tiết kèm theo. Các thanh
chuyển làm bằng đồng, có trang bị phần bao bọc bên ngoài.
Các cơ cấu chuyển mạch được gắn trong cửa, có nhãn nhận dạng. Các nhãn mác phía dưới của
cửa tủđiện sẽ cung cấp các dữ liệu: mức điện áp, dòng điện, tần số, dòng ngắn mạch, mức độ dòng
của thanh chuyển mạch chính và phân loại bảo vệ. Tủđiện được sơn tĩnh điện chống ăn mòn và trang
bị quạt thông gió. Các thiết bị, vật tư chủ yếu lựa chọn có xuất xứ từNhật hoặc G7. Tủ sẽ do Việt
Nam thiết kế chế tạo vỏ, đi dây và lắp đặt.
Trạm điều khiển tựđộng
Trạm điều khiển tựđộng là đầu não của toàn bộ hệ thống. Tại đây toàn bộ các thông tin đo lường
từ các thiết bịđo, cơ cấu chấp hành, trạng thái hệ thống được kiểm soát chặt chẽ, xử lý, tính toán và
ra các lệnh điều khiển kịp thời, trực tiếp tới từng đối tượng điều khiển.
Trạm điều khiển tựđộng được xây dựng trên cơ sở bộ khả trình SIMATIC PLC S7-300 của hãng
SIEMENS cho phép đáp ứng các yêu cầu lựa chọn công nghệđã nêu trên đồng thời giá thành phải
chăng và có khả năng mở rộng, nâng cấp thành hệđiều khiển dự phòng một cách dễ dàng. Ngoài ra,
nhiều công trình tại Việt Nam và trên thế giới sử dụng công nghệ tựđộng hoá SIMATIC đã chứng
tỏđộổn định và tin cậy cao và SIEMENS là một trong những hãng lớn trong lĩnh vực tựđộng hoá đã
có mặt tại Việt Nam từ lâu với đại diện và nhiều đại lý phân phối chính thức, có hỗ trợ kỹ thuật tốt.
Trạm máy tính
Do yêu cầu làm việc liên tục 24/24 , 7/7 nên Trạm máy tính được xây dựng trên cơ sở các PC
công nghiệp có độ bền, tin cậy cao. Trạm máy tính bao gồm 01 IPC SIMATIC WinCC Server, 01
máy IPC SIMATIC WinCC Client, Switch Module, Router và SMS MODEM.
Bàn điều khiển bằng tay
Bàn điều khiển giúp vận hành hệ thống trong chếđộ bằng tay. Bàn điều khiển được thiết kế gồm
các nút ấn, đèn hiệu và còi báo động. Các thiết bị, vật tư lựa chọn có xuất xứ từ Nhật hoặc G7. Bàn
điều khiển sẽ do Việt Nam thiết kế chế tạo.
Khối các thiết bịđo, transmitter
Các đầu đo là loại đặc chủng dùng trong xử lý nước thải với mức độ bảo vệ cao (đa phần IP65,
IP67 hoặc IP68), chủ yếu sử dụng của hãng Endress&Hauser (E+H) [8]có hiển thị số tại chỗ. E+H
sản xuất các thiết bịđo chuyên dụng chất lượng cao cho xử lý nước thải. Hãng có đại diện và nhà
phân phối chính thức tại Việt Nam.
Cơ cấu chấp hành
Các động cơ, van điện từđã có sẵn trong hệ thống. Biến tần điều khiển động cơ sử dụng của hãng
Control Techniques (Anh)[7]
c) Thiết kế mô hình hệ thống tựđộng hoá
Giải thích mô hình
Việc điều khiển xử lý nước thải được tập trung vào một Trung tâm điều khiển (Hình 13), từđây có
thể theo dõi giám sát, điều khiển toàn bộ dây chuyền. Trung tâm có thểđặt ngay bên cạnh công trình
cần điều khiển hoặc ở vị trí cách xa công trình. Người vận hành tại Trung tâm phải làm các nhiệm vụ
sau:
. Theo dõi, kiểm tra các thông số về mặt chất lượng và số lượng của quá trình công nghệ
. Theo dõi các tín hiệu về trạng thái, chếđộ làm việc của thiết bị, về cảnh báo, báo động
. Thông qua các chỉ số theo dõi để lựa chọn chếđộ làm việc tối ưu cho dây chuyền công
nghệ. Chếđộ làm việc tối ưu được hiểu là chếđộ mà trong đó chi phí về nguyên vật liệu và năng
lượng trên một đơn vị sản phẩm là ít nhất.
Trung tâm điều khiển có 02 IPC (Industrial PC), trong đó có một máy chủ IPC Server, một máy
khách IPC Client1 kết nối với nhau qua Switch, chuẩn truyền thông là IE (Industrial Ethernet).
Router cho phép hệ thống máy tính kết nối với IPC Client2 điều khiển từ xa thông qua mạng
Internet. SMS MODEM cho phép IPC Server trao đổi thông tin với máy mobile phone của người có
trách nhiệm. IPC Server kết nối với Trạm điều khiển PLC qua mạng MPI nhờ trên IPC Server có
Card truyền thông công nghiệp SIMATIC CP 5613. Bàn điều khiển tay, cơ cấu chấp hành và cảm
biến kết nối với các module mở rộng của Trạm điều khiển bằng cáp tín hiệu chuẩn.
Người vận hành điều khiển hệ thống thông qua IPC hoặc Bàn điều khiển. Tủđiện cấp nguồn,
Trạm điều khiển tựđộng PLC đặt trong phòng điều khiển cách hệ thống máy tính và bàn điều khiển
một khoảng cách ngắn (theo thiết kế tính theo đường dây dưới 50m) và không cần phải theo dõi
thường xuyên trong quá trình vận hành. Toàn bộ các số liệu quá trình và trạng thái hệ thống cũng
như các cảnh báo, báo động sẽđược thể hiện trên máy tính và các đèn báo, trên bàn điều khiển.
Tín hiệu từ tất cả các nút điều khiển tay đều đi qua PLC, trừ nút dừng khẩn cấp ESTOP. Trên bàn
điều khiển có nút chuyển đổi giữa hai chếđộ: điều khiển tựđộng (Auto) và điều khiển tay (Manual) .
Chếđộđiều khiển do người vận hành bằng tay quyết định. Khi người vận hành chuyển khoá sang
Manual thì PLC sẽ không thực hiện các chức năng điều khiển tựđộng của các khâu sau: pH, DO,
Flow và người vận hành hoàn toàn chủđộng trong điều khiển tay. Cũng có thể thiết kế chi tiết hơn
nữa bằng cách thêm 03 khoá phụ cho ba khâu điều khiển pH, DO, Flow, nếu đã chuyển sang Manual
nhưng khoá phụ nào vẫn mở thì vẫn bị sựchi phối của điều khiển tựđộng (trong trường hợp này
Manual chỉ là chếđộ bán tựđộng). Khi chếđộđiều khiển là Manual tất cả các nút điều khiển ON/OFF
trên giao diện người máy (HMI) trên IPC đều bị vô hiệu hoá. Tuy nhiên PLC vẫn đưa dữ liệu về IPC
và thực hiện cảnh báo/báo động và cho phép đặt cấu hình. Khi vận hành hệ thống trong chếđộ bằng
tay có thểlựa chọn một số hoặc tất cả các công đoạn trong hệ thống sẽđiều khiển bằng tay (thông qua
bàn điều khiển bằng tay hoặc kích hoạt chuột trên máy tính) trong khi các công đoạn còn lại vẫn
chạy trong chếđộ tựđộng. Đối với các công đoạn vận hành bằng tay, người vận hành sẽtự quyết định
việc điều khiển các thiết bị trong công đoạn đó trong khi PLC mặc dù không tham gia trực tiếp vào
quá trình điều khiển nhưng vẫn giám sát các hoạt này và do vậy vẫn đảm bảo các chức năng hiển thị
các giá trịđo, cảnh báo, báo động sự cố cho người vận hành.
Trái lại, nếu người vận hành vặn khoá trên bàn điều khiển sang chếđộ Auto thì các nút điều khiển
ON/OFF các động cơ, điều khiển lượng hoá chất, lưu lượng nước trên bàn điều khiển tay đều bị vô
hiệu hoá trừ nút ESTOP và nút giải trừ sự cố. Khi chuyển chếđộ thì đèn trên bàn điều khiển và trên
HMI đều đồng bộ thay đổi theo. Khi vận hành trong chếđộ tựđộng, hệ thống sẽ tựđộng cập nhật số
liệu từ các đầu đo, nhận biết trạng thái làm việc của các thiết bị, máy móc trong hệ thống và xử lý,
tựđộng điều khiển các thiết bị theo chu trình công nghệđịnh trước. Chu trình này có thể dễ dàng thay
đổi các tham số làm việc, có thể can thiệp, chuyển đổi sang chếđộ vận hành bằng tay dễ dàng cũng
như sau đó có thểđưa trở lại về chếđộ tựđộng để hệ thống tiếp tục điều khiển chu trình công nghệ.
Việc điều khiển các thiết bịcó thểđơn giản thông qua chuột máy tính.
Tín hiệu từ tất cả các sensor (đầu đo) và điều khiển cơ cấu chấp hành (bơm, van điện, máy sục, ...)
đặt tại các khu vực trong dây chuyền được đưa tập trung về một trung tâm giám sát và điều hành. Tại
đây mọi diễn biến hoạt động của từng đối tượng được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ thông qua bàn
điều khiển và trợ giúp của máy tính.
Các thông số về lưu lượng nước thải, khống chế mực nước trong các bể, chất lượng nước thải như
pH, nhiệt độ, ô xy hòa tan (DO) và tình trạng hoạt động của các thiết bịđược cập nhật về phòng điều
khiển trung tâm và hiển thị lên màn hình máy tính. Từđây, người vận hành hệ thống có thể nhận biết
một số thông số quan trọng về tính chất của nước thải trong từng hệ thống xử lý, hoạt động của các
thiết bị và có thểđiều khiển chúng theo mong muốn.
Các thông số hoạt động của hệ thống được ghi lưu lại trong đĩa cứng. Báo cáo hàng ngày qua các
bảng biểu được in ra máy in gắn với máy tính nhờ một chức năng trong phần mềm SCADA đã cài
đặt.
Một số quá trình điều khiển tựđộng đặc biệt trong dây chuyền công nghệ nhưđiều chỉnh pH, lưu
lượng nước được thực hiện thông qua các khối phần mềm chuyên dụng sử dụng các thuật toán điều
khiển kinh điển (PI, PID) và có thể kết hợp với phương pháp điều khiển hiện đại khác nhưđiều khiển
mờ, mạng nơron, ...
6. Giới thiệu các thiết bị chính trong hệ thống tựđộng hoá
a) Thiết bị trong Trạm điều khiển PLC và Trạm máy tính IPC[2]
Bảng 3 SIMATIC CPU 315-2DP Bảng 4 SIMATIC SM 321- 16DI
Tên Đặc điểm
Bộ nhớ chương trình 66K
Thời gian xử lý 1K lệnh 0.3ms
Số module mở rộng max 32
Bit nhớ 2048
Giao diện truyền thông PROFIBUS DP master/slave, MPI
Bộ thời gian/Bộđếm 128 Timers / 64 Counters
Nguồn cung cấp 24 VDC
Tên Đặc điểm
Số lượng đầu vào 16 đầu vào
Điện áp nguồn cấp 24V DC (min 20,4 max 28,8V DC)
Điện áp đầu vào 24V DC Từ 13 đến 30V DC là mức “1” Từ –30 đến +5V
DC là mức “0”
Dòng vào 9 mA
Đầu vào Cách li quang
Trễ tín hiệu vào 1,2 đến 4,8ms
Chiều dài cáp nối
Cáp không chống nhiễu 600m Cáp chống nhiễu là 1000m
Bảng 5 SIMATIC SM 331- 8AI Bảng 7 SIMATIC SM332-4AO Bảng 8 SIMATIC SM323-8DI/8DO
Tên Đặc điểm
Số lượng đầu vào 8 đầu vào
Điện áp nguồn cấp 24V DC
Báo lỗi Thông qua đèn đỏ báo lỗi trên modul
Điện áp cho phép đối với đầu vào 20V
điện áp
Dòng điện cho phép đối với đầu vào
dòng điện
0÷40mA
Độ phân giải
Đơn cực: 9/12/14bit Lưỡng cực: 9+S/12+S/14+S
Chiều dài cáp nối cho phép Cáp chống nhiễu 200 m
Tên Đặc điểm
Số lượng đầu ra 16 đầu ra
Điện áp nguồn cấp 24V DC (min 20,4 max 28,8V DC)
Dòng ra 5 mA
Đầu ra Cách li quang
Tần suất đầu ra Max 100Hz
Chiều dài cáp nối Cáp không chống nhiễu 600m Cáp chống nhiễu là 1000m
Tên Đặc điểm
Số lượng đầu ra 4 đầu ra
Điện áp nguồn cấp 24V DC
Báo lỗi Thông qua đèn đỏ báo lỗi trên modul
Ra kiểu điện áp 0 đến 10V, 1 tới 5V,(10V
Ra kiểu dòng điện 4 đến 20mA, 0 đến 20mA
Độ phân giải 11 bit +Sign
Chiều dài cáp nối cho phép Cáp chống nhiễu 200 m
Tên Đặc điểm
Số lượng đầu vào 8 đầu vào
Điện áp nguồn cấp 24V DC
Điện áp đầu vào 24V DC Mức logic “1” ứng với : 13 ÷ 30V Mức logic “0”
ứng với : -30 ÷ 5V
Dòng điện đầu vào ứng với mức
logic “1”
7 mA
Đầu vào Cách li quang
Trễ tín hiệu vào 1,2 đến 4,8ms
Số lượng đầu ra 8 đầu ra
Dòng điện đầu ra Mức logic “1” : 0.5A tại 600 Mức logic “0” : 0.5 mA
Dòng điện tổng của các đầu ra 4A
Tổn hao công suất 4.5W
Chiều dài cáp nối Cáp không chống nhiễu 600m Cáp chống nhiễu là 1000m
Bảng 9 Cấu hình IPC SIMATIC PC Tower
TT Tên
1 CPU Bộ xử lí Pentium III , 700MHz
2 RAM 128 Mbyte
3 Card mạng được tích hợp PROFIBUS-DP/MPI, và Ethernet
4 Floppy disk 1,44MB
5 hard disk 10,2 Gbyte
6 Keyboard, mouse, 2 cổng UBS, CD-ROM
b) Thiết bịđo lường (cảm biến + transmitter)[8]
Đo độ pH
Transmitter CPM 223-PR0305: Cho phép nối với các loại đầu đo CPF81/82. Hiện thị tại chỗ với
màn hình LCD với 6 loại ngôn ngữ khác nhau. Hiển thị các giá trịđo nhiệt độ, độ pH cùng một thời
điểm. Ngoài ra còn cho phép báo động, cảnh báo và điều khiển các thiết bịngoại vi .
Bảng 10 Các thông số kỹ thuật Transmitter CPM 223-PR0305
Tên Đặc điểm
Số lượng kênh đo 2 (đo pH và nhiệt độ)
Màn hình hiển thị LCD
Tín hiệu ra kênh pH và T0 0/4 ÷ 20mA
Dòng báo lỗi 2,4 ÷ 22mA
Độ phân dải lớn nhất 700 digits/mA
Dải đo pH pH -2 ÷ 16
Độ dài cáp đến sensor pH Max.50m
Dải đo nhiệt độ -5 ÷ +700C
Số lượng đầu ra kiểu Relay Max .4 (Dòng max.2A với tải cosϕ=1, tải kháng cosϕ=0,4
max.500V)
Khối lượng 0,7 Kg
Kích thước 96×96×145mm
Nhiệt độ làm việc -10 ÷ +550C
Đầu đo CPF81: Loại đầu đo này có hai loại là tích hợp sensor đo nhiệt độ và không tích hợp
sensor nhiệt độđược thiết kếđểđo trong môi trường nước thải công nghiệp.
Bảng 11 Các thông số kỹ thuật đầu đo CPF81
Tên Đặc điểm
Dải đo pH 0 ÷ 14 pH
Độ phân dải 0,01 pH
Dải đo nhiệt độ 0 ÷ 1100C
Độ phân dải 0,10C
Cáp nối 7 m (Max.200m)
Sensor nhiệt độ NTC
Nhiệt độ môi trường -10 ÷ +550C
Áp suất 10 bar/800C ; 3 bar/+1100C
Cấp bảo vệ IP68
Nguồn cấp Theo đường transmitter
Đo Dissolved Oxygen
Transmitter COM 223/253: Cho phép nối với các loại đầu đo COS31/41/71. Hiện thị tại chỗ với
màn hình LCD trên hai dòng text với 6 loại ngôn ngữ khác nhau. Hiẻn thị các giá trịđo nhiệt độ, độ
pH cùng một thời điểm. Ngoài ra còn cho phép báo động, cảnh báo và điều khiển các thiết bị ngoại
vi .
Bảng 12 Các thông số kỹ thuật Transmitter COM 223/253
Tên Đặc điểm
Số lượng kênh đo 2 (đo DO và nhiệt độ)
Màn hình hiện thị LCD
Tín hiệu ra kênh DO và T0 0/4 ÷ 20mA
Dòng báo lỗi 2,4 ÷ 22mA
Độ phân dải lớn nhất 700 digits/mA
Dải đo DO 0 ÷ 20mg/L
Độ dài cáp đến đầu đo Max.100m
Dải đo nhiệt độ -10 ÷ +600C
Số lượng đầu ra kiểu rơle Max .4 (Dòng max.2A với tải cosϕ=1, tải kháng cosϕ=0,4
max.500V)
Khối lượng 0,7 Kg
Kích thước 96×96×145mm
Nhiệt độ làm việc -10 ÷ +550C
Nguồn cấp 220VAC
Cấp bảo vệ IP65
Đầu đo COS41: Loại đầu đo này có hai loại là tích hợp sensor đo nhiệt độ và không tích hợp
sensor nhiệt độđược thiết kếđểđo trong môi trường nước thải công nghiệp.
Bảng 13 Các thông số kỹ thuật đầu đo COS41
Tên Đặc điểm
Dải đo DO 0 ÷ 20mg/L
Độ phân giải 0,01 mg/L
Dải đo nhiệt độ 0 ÷ 500C
Cáp nối 7 m (Max.50m)
Sensor nhiệt độ NTC
Nhiệt độ môi trường -5 ÷ +500C
Áp suất Max.10 bar
Cấp bảo vệ IP68
Nguồn cấp Theo đường transmitter
c) Thiết bị chấp hành[7]
Bảng 14 Thông số biến tần Commander SE của hãng Control Techniques
Tên thông số Giá trị
Nguồn cấp 3 pha 220-240V ± 10%, 48-62Hz
Hệ số cosφ > 0.97
Công suất động cơ - kW 5.5
Tần số ra 0 - 1000Hz
Dòng quá tải 150% trong
vòng 60s - A
37.5
Tên thông số Giá trị
Nguồn cấp 3 pha 220-240V ± 10%, 48-62Hz
Hệ số cosφ > 0.97
Công suất động cơ - kW 15
Tần số ra 0 - 1000Hz
Dòng quá tải 150% trong
vòng 60s - A
45.75
7. Thiết kế phần mềm SCADA (Superviser Control And Data Aquisision) cho hệ thống TĐH
Chương trình giám sát, điều khiển được phát triển trên nền SIMATIC WinCC V6.0 của hãng
SIEMENS. SIMATIC WinCC (Windows Control Center) là phần mềm giao diện người-máy (HMI-
Human Machine Interface) dựa trên máy tính PC và được chạy trên nền Windows NT 4.0/Windows
2000. WinCC được thiết kế cho phép theo dõi trực quan về quá trình hoạt động và xử lí của hệ thống
tựđộng cũng như hỗ trợ mạnh về xử lí giao diện. WinCC có đặc điểm chính sau:
. Xử lí tin cậy và đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu thông qua chức năng dự phòng
(redundancy)
. Chức năng mở rộng nhờ có tích hợp thành phần ActiveX
. Hệ thống giao tiếp mở thông qua OPC (OLE cho điều khiển quá trình)
. Dễ dàng cấu hình thông qua phần mềm SIMATIC STEP7.
. Khả năng cấu hình nối với nhiều máy tính theo mô hình Client-Server.
. WebBrowser cho phép truy cập từ xa qua mạng Internet.
. Dễ dàng phát triển nhờ các công cụ, thư viện tuỳ chọn (options) và các thành phần
mởrộng (Add-On) của các hãng thứ ba
WinCC version 6.0 là phầm mềm giao diện người máy trong môi trường hệđiều hành Window
2000 hoặc Window XP. Khác với các phiên bản trước (V4, V5), cơ sở dữ liệu của WinCC6.0 dựa
trên nên Microsoft SQL server 2000. Do vậy người sử dụng được cung cấp các công cụ lưu trữ, tích
hợp dữ liệu của SQL. Hơn nữa việc tích hợp thêm ngôn ngữ lập trình VBScript đã làm cho WinCC
6.0 trở nên mềm dẻo hơn trong khi lập trình. Ngoài ra, trong Version 6.0 còn có nhiều điểm mới
trong các vấn để về truyền thông qua OPC, về tích hợp Web, về vấn đề bảo mật…Vì vậy nhóm thực
hiện đã chọn WinCC V6.0 để thiết kế Phần mềm SCADA cho hệ thống tựđộng hoá xử lý nước thải.
a) Màn hình chính
Màn hình chính là màn hình hiển thịđầu tiên sau khi đăng nhập vào hệ thống. Trên màn hình này
có sơđồ tổng thể dây chuyền xử lý nước thải và các menu chính dạng nút bấmbutton (Hình 17). Khi
bấm vào các menu sẽ hiện các cửa sổ khác cho phép người vận hành khai thác các chức năng khác
của hệ thông hoặc có thông tin chi tiết hơn so với thông tin hiện có trên màn hình chính.
Hầu hết các giá trị hiện thời của các thông số trong hệ thống được hiển thị trên màn hình chính.
Các giá trị thông số chất lượng nước được hiện dưới dạng số nằm trong các ô hình bình hành, khi
thông số vượt ngưỡng thì ô tương ứng sẽ nhấp nháy xanh/đỏ. Trạng thái các thiết bị chấp hành (động
cơ, van) được thể hiện bằng màu sắc: xanh là đang hoạt động, xám là dừng. Khống chế mức được
thể hiện bằng hai màu: xanh là chưa tới mức khống chế, trái lại thì màu đỏ.
b) Bảo mật hệ thống
Đểđảm bảo an toàn cho hệ thống tựđộng hoá, tránh xâm nhập bất hợp pháp và lỗi vận hành do
trình độ người sử dụng, phần mềm SCADA có chức năng phân quyền và bảo mật. Mỗi người sử
dụng tuỳ thuộc chức năng nhiệm vụđược giao sẽđược cấp một số quyền nhất định (ví dụ: chỉđược
xem mà không được điều khiển; được xem và điều khiển một số công đoạn; được thay đổi cấu hình
hệ thống; được thêm-sửa-xoá user;....), quyền cao nhất thuộc vềngười quản trị (Administrator). Mỗi
người sử dụng được cấp tên và mật khẩu đăng nhập ( Hình 18) để truy cập hệ thống
c) Màn hình điều khiển
Cơ cấu chấp hành (động cơ, van) có thểđiều khiển từ HMI bằng cách kích chuột hoặc dùng bàn
phím. Trên hình Hình 19 là cửa sổđiều khiển tắt/bật các động cơ máy bơm, máy thổi khí, máy khuấy,
máy gạt bùn, máy ép bùn, biến tần. Trên cửa sổ này cũng thể hiện trạng thái các thiết bịđó
(ON/OFF).
d) Các dạng hiển thị thông số
Ngoài cách thể hiện trên màn hình chính, các thông số còn được hiển thị dưới dạng đồ thị(Hình
20) và dạng bảng tập trung (Hình 21) nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người vận
hành trong việc theo dõi giám sát quá trình công nghệ.
e) Cấu hình hệ thống
Các cửa sổ cấu hình hệ thống cho phép đặt các giá trị chủđạo điều khiển và ngưỡng cảnh báo/báo
động cho từng thông số (Hình 22, Hình 23, Hình 24, Hình 25)
f) Cảnh báo/Báo động
Ngoài phương pháp cảnh báo bằng màu sắc, âm thanh, chức năng này còn cho phép lưu trữtất cả
các cảnh báo hiện tại vào một bảng chung để thuận tiện cho theo dõi tất cả hệ thống (Hình 26). Trên
bảng có nhiều thông tin chi tiết hơn các phương pháp thể hiện khác, ví dụ: chỉ rõ địa điểm sự cố,
hướng dẫn xử lý, gợi ý nguyên nhân,....
g) Lưu trữ, báo cáo thống kê
Lưu trữ các thông số công nghệ, trạng thái thiết bị, sự cốđược thực hiện theo chu kỳ hoặc thời
điểm tuỳ theo yêu cầu người vận hành. Dữ liệu lưu trữ sau đó sẽđược sử dụng làm báo cáo thống kê
theo nhiều tiêu chí khác nhau phục vụ cho công việc quản lý và bảo hành bảo trì thiết bị máy móc
(Hình 27)
Đồ thị trực tuyến
Hình 28, Hình 29 là hai ví dụ thể hiện đồ thị trực tuyến của thông số DO và T giúp người vận hành
dễ theo dõi giám sát và dự báo chiều hướng biến thiên của các thông số.
III. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TỰĐỘNG HOÁ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
1. Tính ưu việt của tựđộng hoá về mặt kinh tế - kỹ thuật
Để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế nước nhà, hướng đi đúng đắn nhất hiện
nay là thực hiện tựđộng hoá trong tất cả các ngành kỹ thuật nói chung và nói riêng là trong các công
trình xử lý nước thải công nghiệp với sự áp dụng khoa học công nghệ tựđộng hoá cao và các phương
tiện kỹ thuật hiện đại. Thực hiện tựđộng hoá các công trình xử lý nước thải công nghiệp không
những làm tăng độ tin cậy và tính liên tục hoạt động của hệthống mà còn đạt được một kết quả quan
trọng hơn hết là nâng cao được chất lượng xử lý nước làm cho chất lượng nước đạt yêu cầu mong
muốn của khách hàng một cách mỹ mãn. Đểđạt được điều đó phải liên tục kiểm tra tựđộng các quá
trình công nghệ bằng các thiết bị có độ nhạy cao, phát hiện ra sai lệch về chỉ số chất lượng và số
lượng một cách tức thời để tiến hành điều chỉnh chúng thay đổi trong giới hạn đã cho trước.
Tựđộng hoá làm tăng năng suất lao động và cải thiện môi trường làm việc của công nhân trong hệ
thống xử lý nước thải. Người công nhân không phải thực hiện các thao tác lặp đi lặp lại vừa nhàm
chán mà có thể là khó khăn, nặng nhọc. Họ không phải làm việc trong các phòng bụi, bẩn, độc hại.
Tựđộng hoá làm giảm mất mát hao phí chất phản ứng, tiết kiệm lượng nguyên vật liệu, năng
lượng điện và nước. Tựđộng hoá làm tăng khả năng tổ chức hiệu quả các quá trình sản xuất. Thứ
nhất là tạo điều kiện tăng cường áp dụng các phương pháp tiến bộ mới về khoa học công nghệ. Điều
này tự nó đã tăng cường hoá bản thân công trình công nghệ. Thứ hai là làm giảm số lượng công nhân
phục vụ quá trình sản xuất. Thứ ba, tăng khả năng tránh các sự cốhoặc giảm độ lớn hay giảm hậu
quả của các sự cố. Tạo điều kiện nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm.
Tóm lại tựđộng hoá không những đem lại những lợi ích về mặt kinh tế, công nghệ mà còn cho
thấy rõ tính ưu việt về mặt xã hội là giải phóng con người khỏi những công việc thủ công nặng nhọc.
Song vấn đề áp dụng tựđộng hoá hay không phần lớn vẫn là do hiệu quả về mặt kinh tế của nó quyết
định.[1]
2. Các chỉ số về hiệu quả kinh tế của tựđộng hoá
Khi áp dụng tựđộng hóa, các thao tác cần thực hiện trong dây chuyền sản xuất được thực hiện
bằng máy móc và chúng được điều khiển tựđộng do người ấn nút hoặc tựđộng hoàn toàn không cần
điều khiển. Điều đó làm giảm một số lượng lớn công nhân phục vụ trong dây chuyền và có thể
không cần người tham gia. Thực tế, tựđộng hoá xử lý nước thải đã giảm đến 2-3 lần số lượng công
nhân so với khi chưa tựđộng hoá.
Tựđộng hoá làm tăng năng suất làm việc của thiết bị do bớt thời gian nghỉđể sửa chữa sựcố.
Trong các trạm xử lý nước còn giảm được hao tổn nguyên vật liệu, chất phản ứng, đồng thời tiết
kiệm được năng lượng điện và nước. Các chi phí để sửa chữa thường xuyên hệ thống máy cũng giảm
đến 20% và làm tăng thời hạn phục vụ các thiết bị tới 30%, bớt số lần sự cốvà độ lớn cũng như hậu
quả của sự cố.Đối với môi trường làm việc của thiết bị cũng được cải thiện hơn và chính xác hơn.
Một điều tiện ích của tựđộng hoá là vẫn chỉ dùng hệ thống máy bơm thiết kế, ta có thểtăng giảm
công suất của thiết bị khi cần và do đó có thể giảm vốn đầu tư xây dựng công trình do giảm khối
lượng xây dựng, giảm khối tích nhà xưởng, giảm chiều cao giàn máy, giảm chiều rộng các lối đi
giữa các hệ thống máy bơm, giảm cả khối tích các phòng phụ trợđiều khiển. Mặt khác, áp dụng
tựđộng hoá là ta phải thêm khoản chi phí vào vốn đầu tưđể mua sắm là lắp ráp vận hành các phương
tiện tựđộng song những chi phí này có thể hoàn lại trong một thời gian ngắn do có các lợi thếđể giảm
các chi phí đã kể trên.
Đểđánh giá hiệu quả kinh tế khi áp dụng tựđộng hoá vào các quá trình sản xuất, người ta thường
đưa vào chỉ số thời gian hoàn vốn ban đầu của tựđộng hoá. Thời gian này được tính theo biểu thức
sau:
(K 2 −K1)
To =
(C2 −C1)*Q
Trong đó: T0 - thời gian hoàn vốn ban đầu (tính bằng năm): K - vốn đầu tư ban đầu; Q -đại lượng sản
phẩm hàng năm; C 1: giá thành 1 đơn vị sản phẩm khi công trình chưa được áp dụng tựđộng hoá; C
2: giá thành 1 đơn vị sản phẩm khi công trình đã được áp dụng tựđộng hoá; Cũng có khi chỉ số kinh
tế của tựđộng hoá còn xác định theo số phần trăm của chi phí vốn
đầu tưđược hoàn vốn sau 1 năm áp dụng tựđộng hoá:
1
E = *100%
To
Trong đó: E- phần trăm chi phí vốn đầu tưđược hoàn vốn sau 1 năm áp dụng tựđộng hoá; T0 - số
năm hoàn vốn đầu tư ban đầu. Thời gian hoàn vốn lâu nhất tuỳ thuộc vào mức độ tựđộng hoá được
sử dụng. Sau đây là
những chỉ số thời gian hoàn vốn tham khảo:
. Khi tựđộng hoá từng phần trên các thiết bị kỹ thuật. Cụ thể T0 = 1-1,5 năm.
. Khi tựđộng hoá từng quá trình và có sự thay đổi từng phần thiết bị T0 = 2-3 năm.
. Khi tựđộng hoá liên hợp các quá trình riêng rẽ không có sự thay đổi sơđồ công nghệT0
= 4-5 năm.
. Khi tựđộng hoá liên hợp đối tượng có thay đổi thiết bị và biến đổi sơđồ công nghệ T0 =
6 năm.
Trong thời kỳ hiện nay, khi nền công nghệ cao phát triển mạnh, việc áp dụng tin học vào tựđộng
hoá ngày càng nhiều và nó cho thấy rõ hiệu quả kinh tế và các tiện ích khác trong hệthống vận hành
tựđộng nên thời gian hoàn vốn sẽ hoàn thành nhanh hơn. Mặt khác nhờ có tựđộng hoá mà chất lượng
sản phẩm ngày một như ý để tăng tính cạnh tranh trên thị trường và đến đây ta khẳng định một điều
rằng chỉ áp dụng tựđộng hoá mới có được sản phẩm chất lượng cao, số lượng nhiều, chi phí ít và giá
thành rẻ. Do đó việc áp dụng tựđộng hoá vào các quá trình sản xuất là hướng đúng đắn nhất và chỉ
có theo hướng đi đó chúng ta mới có thểtiến tới hoà nhập APTA. [1]
3. Tính toán hiệu quả kinh tế
a) Dự toán chi tiết chi phí đầu tư tựđộng hóa cho hai công đoạn trung hòa và hiếu khí
Tiền thiết bị/vật tư
TT Thiết bị/vật tư Nước/Hãng SX SL Đơn giá
(triệu
đồng)
Giá
thành
(triệu
đồng)
1 pH,T sensor Endress+Hauser-Đức 02 5.1 10.2
2 pH,T transmitter Endress+Hauser-Đức 02 13.7 27.4
3 DO,T sensor Endress+Hauser-Đức 01 12.5 12.5
4 DO,T transmitter Endress+Hauser-Đức 01 13.0 13.0
5 Flowmeter (đo lưu lượng nước bơm
từ bể khuấy vào bể kỵ khí), DIN 150
ARKON-Anh 01 35.1 35.1
6 Flowmeter đo biogas Endress+Hauser-Đức 01 15.7 15.7
7 Biến tần (điều chỉnh lưu lượng nước
bơm từ bể khuấy vào bể kỵ khí)
5.5Kw
Control Technique-Anh 01 10.2 10.2
8 Biến tần (điều chỉnh DO trong bể hiếu
khí) 15Kw
Control Technique-Anh 01 15.3 15.3
9 PC dùng làm HMI (Human Machine
Interface) bao gồm CPU, monitor 17",
CD-ROM, Keyboard, Mouse.
Đông nam á 01 9.5 9.5
10 SIMATIC PLC S7-300 SIEMENS-Đức 01 16.5 16.5
11 SIMATIC SM322 - 16DO SIEMENS-Đức 01 3.1 3.1
12 SIMATIC SM323 - 8DI/8DO SIEMENS-Đức 01 4.3 4.3
13 SIMATIC SM321 - 16DI SIEMENS-Đức 01 3.1 3.1
14 SIMATIC SM332 - 4AO SIEMENS-Đức 01 5.3 5.3
15 SIMATIC SM331 - 8AI SIEMENS-Đức 01 7.5 7.5
16 Nguồn cấp 24 V SIEMENS-Đức 01 1.9 1.9
17 Tủđiều khiển VIELINA-Việt Nam 01 4.2 4.2
18 Nút ấn, công tắc, rơle trung gian,
đèn/còi báo cảnh, cáp động lực, dây
tín hiệu và phụ kiện
Hàn quốc 3.9 3.9
Tổng chưa VAT 198.7
VAT 10% 19.87
Tổng đã có VAT 218. 57
Tiền công
TT Nội dung công việc Giá thành (triệu đồng)
1 Khảo sát, nghiên cứu công nghệ và phân tích khả năng ứng
dụng TĐH cho trạm xử lý nước thải
3
2 Phân tích, thiết kế chức năng phần cứng của hệ thống TĐH 5
3 Thiết kế sơđồđiện của hệ thống TĐH và lựa chọn linh
kiện/vật tư cần thiết cho sơđồ
5
Viết chương trình cho bộđiều khiển PLC 12
4 Kết nối, lắp ráp thiết bị phần cứng, và kiểm tra , thử trong
phòng thí nghiệm
5
5 Thiết kế chức năng, giao diện phần mềm HMI 5
6 Thiết kế cơ sở dữ liệu phần mềm HMI 5
7 Viết chương trình phần mềm HMI 15
Kết nối PC+ HMI và tủđiều khiển, kiểm tra các chức năng
của toàn bộ hệ thống trong phòng thí nghiệm
4
8 Lắp đặt, kết nối hệ thống tại hiện trường 4
Vận hành chạy thử, theo dõi và hiệu chỉnh 4
Làm tài liệu hướng dẫn sử dụng 1
Đào tạo, hướng dẫn sử dụng và chuyển giao 2
Bảo hành 12 tháng miễn phí 0
Tổng chưa VAT 70
VAT 10% 7
Tổng 77
Tổng dự toán là : 295.57 triệu đồng
b) Dự kiến hiệu quả thu được khi áp dụng TĐH
.........................
IV. PHỤ LỤC
1 Sơđồ hệ thống điện - tựđộng hoá
2 Mã chương trình điều khiển trên PLC
Chương trình điều khiển được viết trên ngôn ngữ STL cho bộđiều khiển khả trình SIMATIC PLC
S7-300 của hãng SIEMENS
Network 1: START/STOP
AN "STOP" A( O "START" O M 0.0 ) = M 0.0
Network 2: DEN START
A M 0.0 AN "DEN_DUNG" = "DEN_CHAY"
Network 3: DEN STOP
A M 0.0 AN "DEN_DUNG" = "DEN_CHAY"
Network 4: CT PHAO THAP
A M 0.0 A "PHAOCAO" = "DEN_CT_THAP"
Network 5: CT PHAO CAO
A M 0.0 A "PHAOTHAP" = "DEN_CT_CAO"
Network 6:DIEU KHIEN DONG CO P1
A M 0.0 A "TD/BT" A( ON M 8.3 O AN "CPLD" AN "LD_P1" ) = "DC_P1"
Network 7: DIEU KHIEN DONG CO P2
A M 0.0 A "TD/BT" A "PHAOTHAP" A(
ON M 8.3 O AN "CPLD" AN "LD_P2" ) = "DC_P2"
Network 8:CHUYEN DOI THANH GIA TRI THUC
A M 0.0 = L 20.0 A L 20.0 JNB _001 CALL FC 1
giatrivao:="PH1"
giatrira :=MD100
_001: A BR = M 0.1 A L 20.0 JNB _002 CALL FC
1
giatrivao:="PH2" giatrira :=MD104 _002: A
BR = M 0.2
Network 9: KIEM TRA PH1
A M 0.0 A "TD/BT" A M 0.1 A( L MD 100 L 6.800000e+000 <R ) = M 0.3
Network 10:MO VAN NAOH
A M 0.0 A "TD/BT" A M 0.3 FP M 1.3 AN "V_HCL" S "V_NAOH"
Network 11: KIEM TRA PH1
A M 0.0 A "TD/BT" A M 0.1 A( L MD 100 L 7.200000e+000
>R
)
= M 0.4
Network 12: MO VAN HCL
A M 0.0 A "TD/BT" A M 0.4 FP M 1.4 AN "V_NAOH" S "V_HCL"
Network 13: TAO TRE 2S
A M 0.0 A "TD/BT" A( O "V_NAOH" O "V_HCL" ) L S5T#2S SD T 5
Network 14:KHOI DONG BOM DINH LUONG
A T 5 FP M 0.5 S "DC_DP"
Network 15:DUNG BOM DINH LUONG
A( ON "V_NAOH" ON "V_HCL" ) FP M 0.6 R "DC_DP"
Network 16: TAO TRE 2S
A "DC_DP" L S5T#2S SF T 6
Network 17: KHOA VAN
A T 6 FN M 0.7 R "V_NAOH" R "V_HCL"
Network 18: KIEM TRA PH2
A M 0.0 A M 0.2 A( O( L MD 104 L 7.200000e+000 >=R
) O( L MD 104 L 6.800000e+000 <=R ) ) = M 1.0
Network 19: KIEM TRA PH2 TRONG T(s)
A M 1.0 L S5T#5S SD T 1
Network 20: BAT BAO DONG NEU PH2 VUOT NGUONG LIEN TUC TRONG THOI GIAN
T(s)
A M 0.0 A( O T 1 O M 8.3 ) AN "GTSC" = M 8.3
Network 21:DEN VA COI BAO DONG PH2 VUOT NGUONG
A M 0.0 A M 8.3 = "PH_CAO"
Network 22: LAY GIA TRI LUU LUONG
A M 0.0 A "TD/BT" JNB _003 CALL FC 3
gtvao:="LUULUONG"
gtra :=MD128 _003: A
BR = M 1.5
Network 23:DIEU KHIEN DONG CO P3
A M 1.5 = L 20.0 A L 20.0 JNB _004 CALL FC 2
vao:=MD128
ra :="TOCDO"
_004: A BR = M 1.6 A
L 20.0 BLD 102 =
"DC_P3"
A L 20.0 A M 1.6 = "E_BT"
Network 24:TAO TRE 1 GIO
A M 0.0 A "TD/BT" AN T 4 L S5T#1H SD T 4
Network 25: TAO TRE 8 GIO
A T 4 CD C 1 BLD 101 A( O M 0.0 ON M 1.2 ) L C#8 S C 1 NOP 0 NOP 0 NOP 0 A C 1 = M
1.2
Network 26: DK DONG CO HUT BUN
A M 0.0 A "TD/BT" AN T 5 A( ON M 1.2 O "DC_SP" ) = "DC_SP"
Network 27:DUNG DC HUT BUN SAU THOI GIAN T
A "DC_SP" L S5T#20S SD T 5
Network 28:DK BANG TAY
A M 0.0 AN "TD/BT" = L 20.0 A L 20.0 A "SW_P1" = "DC_P1" A L 20.0 A "SW_P2" =
"DC_P2"
A L 20.0 A "SW_M1" = "DC_M1" A L 20.0 A "SW_M2" = "DC_M2" A L 20.0 A( O
"SW_NAOH" O "DC_DP" ) = "V_NAOH" A L 20.0 A( O "SW_HCL" O "DC_DP" ) =
"V_HCL" A L 20.0 A( O "V_NAOH" O "V_HCL" ) A "SW_DP" = "DC_DP" A L 20.0 A
"SW_SP" = "DC_SP"
Network 29: DK BANG TAY P3
A M 0.0 AN "TD/BT" A "SW_P3" = L 20.0 A L 20.0 JNB _005 CALL FC 2
vao:=7.000000e+000
ra :="TOCDO"
_005: A BR = M 1.1 A
L 20.0 BLD 102 =
"DC_P3" A L 20.0
A M 1.1 = "E_BT"
Network30:DK BANG TAY DC EP BUN
A M 0.0 AN "TD/BT" A "SW_D" = L 20.0 A L 20.0 BLD 102 L S5T#10S SP T 2 A L 20.0 AN
"TG_DC_D" A T 2 = "Y_DC_D" A L 20.0 BLD 102 = "DC_D" A L 20.0 AN "Y_DC_D" =
"TG_DC_D"
Network31: DK BANG TAY DC THOI KHI
A M 0.0 AN "TD/BT" A "SW_B" = L 20.0 A L 20.0 BLD 102 L S5T#10S SP T 3 A L 20.0 AN
"TG_DC_B" A T 3 = "Y_DC_B" A L 20.0 BLD 102 = "DC_B" A L 20.0 AN "Y_DC_B" =
"TG_DC_B"
HAM FC1:
Network 1: INT to DINT
A M 0.0 JNB _001 L #giatrivao ITD T MD 110 SET SAVE
CLR _001:
A BR = M 2.1
Network 2: DINT to R
A M 2.1 JNB _002 L MD 110 DTR T MD 114 SET SAVE CLR
_002: A BR = M 2.2
Network 3 : CHUYEN THANH GIA TRI THUC
A M 2.2 JNB _003 L MD 114 L 5.850710e+002 /R T #giatrira
_003: NOP 0
HAM FC2:
Network 1: SO SANH GIA TRI VAO VOI NGUONG DUOI
L #vao L 7.500000e+000 <R = M 3.3
Network 2: NEU NHO HON
A M 3.3 JNB _001 L #vao L 1.000000e-001 +R T MD 130 AN OV SAVE CLR
_001: A BR = M 3.4
Network 3: SO SANH GIA TRI VAO VOI NGUONG TREN
L #vao L 8.200000e+000 >R = M 3.5
Network 4: NEU LON HON
A M 3.5
JNB _002 L #vao L 1.000000e-001 -R T MD 130 AN OV SAVE CLR
_002: A BR = M 3.6
Network 5: TINH TOAN DE DIEU KHIEN TOC DO DC P3
A( O M 3.4 O M 3.6 ) JNB _003 L MD 130 L 9.045000e+002 *R T MD 120 AN OV SAVE
CLR
_003: A BR = M 2.3
Network 6:
A M 2.3 JNB _004 L MD 120 RND T MD 124 AN OV SAVE CLR
_004: A BR = M 2.4
Network 7:
A M 2.4 JNB _005 L MD 124 L DW#16#FFF AD T MD 128 SET SAVE CLR
_005: A BR
= M 2.5
Network 8:
A M 2.5 JNB _006 L MD 128 T #ra
_006: NOP 0
HAM FC3:
Network 1: INT to DINT
A M 0.0 JNB _001 L #gtvao ITD T MD 120 SET SAVE CLR
_001: A BR = M 3.0
Network 2:DINT to R
A M 2.1 JNB _002 L MD 120 DTR T MD 124 SET SAVE CLR
_002: A BR = M 3.1
Network 3: TINH TOAN GIA TRI THUC
A M 2.2 JNB _003 L MD 124 L 8.191000e+001 /R T #gtra
_003: NOP 0
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ SỬ DỤNG
[1] PHẠM THỊ GIỚI; (2003), “Tựđộng hoá các công trình cấp và thoát nước”; NXB Xây
dựng.
[2] SIEMENS; (2003), “Catalog CA01”.
[3] TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGÀNH NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG; (1999), “Sổ tay xử
lý nước”(tập1, 2); NXB Xây dựng.
[4] TRẦN VĂN NHÂN, NGÔ THỊ NGA; (2002), “Giáo trình công nghệ xử lý nước
thải”; NXB Khoa học và kỹ thuật.
[5] PGS, TS HOÀNG VĂN NHUỆ; (2004), “Công nghệ môi trường, tập1-xử lý nước”;
NXB Xây dựng.
[6] JEAN-PETER YLEN; (2001), "Measuring, modeling and controlling the pH value and the
dynamic chemical state",Helsinki University of Technology Control Engineering Laboratory
[7] CONTROL TECHNIQUE; (2000), “User Guide - Commander SE”.
[8] E+H; (2003), "Guide to Instrumentation in Wastewater"
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đồ án- Hệ thống tự động hóa xử lý nước thải.pdf