Đồ án Giải pháp xác thực người dùng bằng công nghệ Captive Portal

Tài liệu Đồ án Giải pháp xác thực người dùng bằng công nghệ Captive Portal: LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án tốt nghiệp, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong Bộ môn tin học trường ĐHDL Hải Phòng đã trực tiếp giảng dạy và cung cấp cho em những kiến thức quý báu để em có thể tìm hiểu và tiếp cận với những công nghệ và lĩnh vực mới. Đặc biệt em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến TS. Phạm Hồng Thái và CN. Lương Việt Nguyên - ĐH Công nghệ đã tận tình hướng dẫn em cũng như tạo mọi điều kiện về tài liệu và kiến thức để em có thể hoàn thành được luận án tốt nghiệp này. Và cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, tới các bạn đã động viên, góp ý và sát cánh cùng em trên con đường học tập. Do thời gian eo hẹp và khả năng có hạn nên luận án tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, phê bình của quý thầy cô và các bạn để chương trình được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Hải Phòng, tháng 8 năm 2007 Sinh viên Lê Thị Thùy Lương MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay vấn đề toàn cầu hoá và nền k...

doc77 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1970 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đồ án Giải pháp xác thực người dùng bằng công nghệ Captive Portal, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án tốt nghiệp, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong Bộ môn tin học trường ĐHDL Hải Phòng đã trực tiếp giảng dạy và cung cấp cho em những kiến thức quý báu để em có thể tìm hiểu và tiếp cận với những công nghệ và lĩnh vực mới. Đặc biệt em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến TS. Phạm Hồng Thái và CN. Lương Việt Nguyên - ĐH Công nghệ đã tận tình hướng dẫn em cũng như tạo mọi điều kiện về tài liệu và kiến thức để em có thể hoàn thành được luận án tốt nghiệp này. Và cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, tới các bạn đã động viên, góp ý và sát cánh cùng em trên con đường học tập. Do thời gian eo hẹp và khả năng có hạn nên luận án tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, phê bình của quý thầy cô và các bạn để chương trình được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Hải Phòng, tháng 8 năm 2007 Sinh viên Lê Thị Thùy Lương MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay vấn đề toàn cầu hoá và nền kinh tế thị trường mở cửa đã mang lại nhiều cơ hội làm ăn hợp tác kinh doanh và phát triển. Các ngành công nghiệp máy tính và truyền thông phát triển đã đưa thế giới chuyển sang thời đại mới: thời đại công nghệ thông tin. Việc nắm bắt và ứng dụng Công nghệ thông tin trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, xã hội đã đem lại cho các doanh nghiệp và các tổ chức những thành tựu và lợi ích to lớn. Máy tính đã trở thành công cụ đắc lực và không thể thiếu của con người, con người có thể ngồi tại chỗ mà vẫn nắm bắt được các thông tin trên thế giới hàng ngày đó là nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của Internet. Các tổ chức, công ty hay các cơ quan đều phải (tính đến) xây dựng hệ thống tài nguyên chung để có thể phục vụ cho nhu cầu của các nhân viên và khách hàng. Và một nhu cầu tất yếu sẽ nảy sinh là người quản lý hệ thống phải kiểm soát được việc truy nhập sử dụng các tài nguyên đó. Một vài người có nhiều quyền hơn một vài người khác. Ngoài ra, người quản lý cũng muốn rằng những người khác nhau không thể truy nhập được vào các tài nguyên nào đó của nhau. Để thực hiện được các nhu cầu truy nhập trên, chúng ta phải xác định được người dùng hệ thống là ai để có thể phục vụ một cách chính xác nhất, đó chính là việc xác thực người dùng. Đây là một vấn đề nóng bỏng và đang được quan tâm hiện nay. Đó là một trong những nguyên nhân khiến em chọn đề tài "Giải pháp xác thực người dùng bằng công nghệ Captive Portal”. Với công nghệ Captive Portal sẽ bắt buộc một máy muốn sử dụng Internet trong mạng thì trước tiên phải sử dụng trình duyệt để “được” tới một trang đặc biệt (thường dùng cho mục đích xác thực). Captive Portal sẽ chuyển hướng trình duyệt tới thiết bị xác thực an ninh. Điều này được thực hiện bằng cách bắt tất cả các gói tin, kể cả địa chỉ và cổng, đến khi người dùng mở một trình duyệt và thử truy cập Internet. Tại thời điểm đó, trình duyệt sẽ được chuyển hướng tới trang Web đặc biệt yêu cầu xác thực (đăng nhập) hoặc thanh toán, hoặc đơn giản chỉ là hiện một bảng thông báo về các quy định mà người dùng sẽ phải tuân theo và yêu cầu người dùng phải chấp nhận các quy định đó trước khi truy cập Internet. Captive Portal thường được triển khai ở hầu hết các điểm truy nhập Wi-Fi và nó cũng có thể được dùng để điều khiển mạng có dây. Đề tài gồm phần mở đầu, bốn chương và kết luận Chương 1: Vấn đề an ninh an toàn mạng máy tính và các giải pháp xác thực người dùng Trình bày tổng quan về vấn đề an ninh trong mạng máy tính, các nguy cơ và vấn đề bảo mật hệ thống mạng. Tìm hiểu khái niệm xác thực người dùng và các giải pháp xác thực người dùng phổ biến. Qua đó đưa ra được các ưu điểm và nhược điểm của các giải pháp đó. Chương II: Mạng không dây và các chính sách bảo mật Chương này tìm hiểu khái quát về mạng không dây và các chính sách bảo mật. Chương III: Công nghệ Captive Portal và sử dụng Radius xác thực trong WLAN Chương này đi vào khảo sát một công nghệ xác thực người dùng. Đó là xác thực người dùng bằng công nghệ Captive Portal. Chương IV: Cài đặt và thử nghiệm phân mềm ChilliSpot Chương này sẽ trình bày về cách cấu hình; cách triển khai cài đặt và sử dụng chương trình. Phần kết luận: Phần này tóm tắt kết quả đạt được, đưa ra những hạn chế của và hướng khai thác hệ thống trên thực tế. Chương 1: VẤN ĐỀ AN NINH AN TOÀN MẠNG MÁY TÍNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP XÁC THỰC NGƯỜI DÙNG 1.1. Tổng quan về vấn đề an ninh an toàn mạng máy tính 1.1.1. Đe dọa an ninh từ đâu? Trong xã hội, cái thiện và cái ác luôn song song tồn tại như hai mặt không tách rời, chúng luôn phủ định nhau. Có biết bao nhiêu người muốn hướng tới cái chân thiện, cái tốt đẹp, thì cũng có không ít kẻ vì mục đích này hay mục đích khác lại làm cho cái ác nảy sinh, lấn lướt cái thiện. Sự giằng co giữa cái thiện và cái ác ấy luôn là vấn đề bức xúc của xã hội, cần phải loại trừ cái ác, thế nhưng cái ác lại luôn nảy sinh theo thời gian. Mạng máy tính cũng vậy, có những người phải mất biết bao nhiêu công sức nghiên cứu ra các biện pháp bảo vệ cho an ninh của tổ chức mình, thì cũng lại có kẻ tìm mọi cách phá vỡ lớp bảo vệ đó với nhiều ý đồ khác nhau. Mục đích của người lương thiện là luôn muốn tạo ra các khả năng bảo vệ an ninh cho tổ chức rất rõ ràng. Ngược lại, ý đồ của kẻ xấu lại ở nhiều góc độ, cung bậc khác nhau. Có kẻ muốn phá vỡ lớp vỏ an ninh để chứng tỏ khả năng của mình, để thoả mãn thói hư ích kỷ. Loại người này thường làm hại người khác bằng cách phá hoại các tài nguyên trên mạng, xâm phạm quyền riêng tư hoặc bôi nhọ danh dự của họ. Nguy hiểm hơn, có những kẻ lại muốn đoạt không các nguồn lợi của người khác như việc lấy cắp các thông tin mật của các công ty, đột nhập vào ngân hàng để chuyển trộm tiền... Bởi trên thực tế, hầu hết các tổ chức công ty tham gia vào mạng máy tính toàn cầu đều có một lượng lớn các thông tin kết nối trực tuyến. Trong lượng lớn các thông tin ấy, có các thông tin bí mật như: các bí mật thương mại, các kế hoạch phát triển sản phẩm, chiến lược maketing, phân tích tài chính... hay các thông tin về nhân sự, bí mật riêng tư... Các thông tin này hết sức quan trọng, việc để lộ ra các thông tin cho các đối thủ cạnh tranh sẽ dẫn đến một hậu quả hết sức nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải bất cứ khi nào muốn những kẻ xấu cũng có thể thực hiện được mục đích của mình. Chúng cần phải có thời gian, những sơ hở, yếu kém của chính những hệ thống bảo vệ an ninh mạng. Và để thực hiện được điều đó, chúng cũng phải có trí tuệ thông minh cộng với cả một chuỗi dài kinh nghiệm. Còn để xây dựng được các biện pháp đảm bảo an ninh, đòi hỏi ở người xây dựng cũng không kém về trí tuệ và kinh nghiệm thực tiễn. Như thế, cả hai mặt tích cực và tiêu cực ấy đều được thực hiện bởi bàn tay khối óc của con người, không có máy móc nào có thể thay thế được. Vậy, vấn đề an ninh an toàn mạng máy tính hoàn toàn mang tính con người. Ban đầu, những trò phá hoại chỉ mang tính chất là trò chơi của những người có trí tuệ không nhằm mục đích vụ lợi, xấu xa. Tuy nhiên, khi mạng máy tính trở nên phổ dụng, có sự kết nối của nhiều tổ chức, công ty, cá nhân với nhiều thông tin bí mật, thì những trò phá hoại ấy lại không ngừng gia tăng. Sự phá hoại ấy đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, nó đã trở thành một loại tội phạm. Theo số liệu thống kê của CERT (Computer Emegency Response Team) thì số lượng các vụ tấn công trên Internet được thông báo cho tổ chức này là ít hơn 200 vào năm 1989, khoảng 400 vào năm 1991, 1400 năm 1993 và 2241 năm 1994. Những vụ tấn công này nhằm vào tất cả các máy tính có mặt trên Internet, từ các máy tính của các công ty lớn như AT & T, IBM, các trường đại học, các cơ quan nhà nước, các nhà băng... Những con số đưa ra này, trên thực tế chỉ là phần nổi của tảng băng. Một phần lớn các vụ tấn công không được thông báo vì nhiều lý do khác nhau, như sự mất uy tín, hoặc chỉ đơn giản là họ không hề biết mình bị tấn công. Thực tế, đe doạ an ninh không chỉ ở bên ngoài tổ chức, mà bên trong tổ chức vấn đề cũng hết sức nghiêm trọng. Đe dọa bên trong tổ chức xẩy ra lớn hơn bên ngoài, nguyên nhân chính là do các nhân viên có quyền truy nhập hệ thống gây ra. Vì họ có quyền truy nhập hệ thống nên họ có thể tìm được các điểm yếu của hệ thống, hoặc vô tình họ cũng có thể phá hủy hay tạo cơ hội cho những kẻ khác xâm nhập hệ thống. Và nguy hiểm hơn, một khi họ là kẻ bất mãn hay phản bội thì hậu quả không thể lường trước được. Tóm lại, vấn đề an ninh an toàn mạng máy tính hoàn toàn là vấn đề con người và không ngừng gia tăng, nó có thể bị đe doạ từ bên ngoài hoặc bên trong tổ chức. Vấn đề này đã trở thành mối lo ngại lớn cho bất kì chủ thể nào tham gia vào mạng máy tính toàn cầu. Và như vậy, để đảm bảo việc trao đổi thông tin an toàn và an ninh cho mạng máy tính, buộc các tổ chức đó phải triển khai các biện pháp bảo vệ đảm bảo an ninh, mà trước hết là cho chính mình. 1.1.2. Các giải pháp cơ bản đảm bảo an ninh Như trên ta đã thấy, an ninh an toàn mạng máy tính có thể bị đe doạ từ rất nhiều góc độ và nguyên nhân khác nhau. Đe doạ an ninh có thể xuất phát từ bên ngoài mạng nội bộ hoặc cũng có thể xuất phát từ ngay bên trong tổ chức. Do đó, việc đảm bảo an ninh an toàn cho mạng máy tính cần phải có nhiều giải pháp cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, tổng quan nhất có ba giải pháp cơ bản sau: Giải pháp về phần cứng. Giải pháp về phần mềm. Giải pháp về con người. Đây là ba giải pháp tổng quát nhất mà bất kì một nhà quản trị an ninh nào cũng phải tính đến trong công tác đảm bảo an ninh an toàn mạng máy tính. Mỗi giải pháp có một ưu nhược điểm riêng mà người quản trị an ninh cần phải biết phân tích, tổng hợp và chọn lựa để tạo khả năng đảm bảo an ninh tối ưu nhất cho tổ chức mình. Giải pháp phần cứng là giải pháp sử dụng các thiết bị vật lý như các hệ thống máy chuyên dụng, cũng có thể là các thiết lập trong mô hình mạng (thiết lập kênh truyền riêng, mạng riêng)... Giải pháp phần cứng thông thường đi kèm với nó là hệ thống phần mềm điều khiển tương ứng. Đây là một giải pháp không phổ biến, vì không linh hoạt trong việc đáp ứng với các tiến bộ của các dịch vụ mới xuất hiện, và chi phí rất cao. Khác với giải pháp phần cứng, giải pháp về phần mềm hết sức đa dạng. Giải pháp phần mềm có thể phụ thuộc hay không phụ thuộc vào phần cứng. Cụ thể các giải pháp về phần mềm như: các phương pháp xác thực, các phương pháp mã hoá, mạng riêng ảo, các hệ thống bức tường lửa,... Các phương pháp xác thực và mã hoá đảm bảo cho thông tin truyền trên mạng một cách an toàn nhất. Vì với cách thức làm việc của nó, thông tin thật trên đường truyền được mã hoá dưới dạng mà những kẻ “nhòm trộm” không thể thấy được, hoặc nếu thông tin bị sửa đổi thì tại nơi nhận sẽ có cơ chế phát hiện sự sửa đổi đó. Còn phương pháp sử dụng hệ thống bức tường lửa lại đảm bảo an ninh ở góc độ khác. Bằng cách thiết lập các luật tại một điểm đặc biệt (thường gọi là điểm nghẹt) giữa hệ thống mạng bên trong (mạng cần bảo vệ) với hệ thống mạng bên ngoài (mạng được coi là không an toàn về bảo mật - hay là Internet), hệ thống bức tường lửa hoàn toàn có thể kiểm soát các kết nối trao đổi thông tin giữa hai mạng. Với cách thức này, hệ thống tường lửa đảm bảo an ninh khá tốt cho hệ thống mạng cần bảo vệ. Như thế, giải pháp về phần mềm gần như hoàn toàn gồm các chương trình máy tính, do đó chi phí cho giải pháp này sẽ ít hơn so với giải pháp về phần cứng. Bên cạnh hai giải pháp trên, giải pháp về chính sách con người là một giải pháp hết sức cơ bản và không thể thiếu được. Vì như phần trên đã thấy, vấn đề an ninh an toàn mạng máy tính hoàn toàn là vấn đề con người, do đó việc đưa ra một hành lang pháp lý và các quy nguyên tắc làm việc cụ thể là cần thiết. Ở đây, hành lang pháp lý có thể gồm: các điều khoản trong bộ luật của nhà nước, các văn bản dưới luật,... Còn các quy định có thể do từng tổ chức đặt ra cho phù hợp với từng đặc điểm riêng. Các quy định có thể như: quy định về nhân sự, việc sử dụng máy, sử dụng phần mềm,... Và như vậy, sẽ hiệu quả nhất trong việc đảm bảo an ninh an toàn cho hệ thống mạng máy tính một khi ta thực hiện triệt để giải pháp về chính sách con người. Tóm lại, vấn đề an ninh an toàn mạng máy tính là một vấn đề lớn, nó yêu cầu cần phải có một giải pháp tổng thể, không chỉ phần mềm, phần cứng máy tính mà nó đòi hỏi cả vấn đề chính sách về con người. Và vấn đề này cần phải được thực hiện một cách thường xuyên liên tục, không bao giờ triệt để được vì nó luôn nảy sinh theo thời gian. Tuy nhiên, bằng các giải pháp tổng thể hợp lý, đặc biệt là giải quyết tốt vấn đề chính sách về con người ta có thể tạo ra cho mình sự an toàn chắc chắn hơn. 1.2. Vấn đề bảo mật hệ thống và mạng 1.2.1. Các vấn dề chung về bảo mật hệ thống và mạng Đặc điểm chung của một hệ thống mạng là có nhiều người sử dụng chung và phân tán về mặt địa lý nên việc bảo vệ tài nguyên phức tạp hơn nhiều so với việc môi trường một máy tính đơn lẻ, hoặc một người sử dụng. Hoạt động của người quản trị hệ thống mạng phải đảm bảo các thông tin trên mạng là tin cậy và sử dụng đúng mục đích, đối tượng đồng thời đảm bảo mạng hoạt động ổn định không bị tấn công bởi những kẻ phá hoại. Nhưng trên thực tế là không một mạng nào đảm bảo là an toàn tuyệt đối, một hệ thống dù được bảo vệ chắc chắn đến mức nào thì cũng có lúc bị vô hiệu hóa bởi những kẻ có ý đồ xấu. 1.2.2. Một số khái niệm và lịch sử bảo mật hệ thống a. Đối tượng tấn công mạng (intruder) Đối tượng là những cá nhân hoặc tổ chức sử dụng những kiến thức về mạng và các công cụ phá hoại (gồm phần cứng hoặc phần mềm) để dò tìm các điểm yếu và các lỗ hổng bảo mật trên hệ thống, thực hiện các hoạt động xâm nhập và chiếm đoạt tài nguyên trái phép. Một số đối tượng tấn công mạng như: Hacker: là những kẻ xâm nhập vào mạng trái phép bằng cách sử dụng các công cụ phá mật khẩu hoặc khai thác các điểm yếu của thành phần truy nhập trên hệ thống Masquerader: Là những kẻ giả mạo thông tin trên mạng như giả mạo địa chỉ IP, tên miền, định danh người dùng… Eavesdropping: Là những đối tượng nghe trộm thông tin trên mạng, sử dụng các công cụ Sniffer, sau đó dùng các công cụ phân tích và debug để lấy được các thông tin có giá trị. Những đối tượng tấn công mạng có thể nhằm nhiều mục đích khác nhau như ăn cắp các thông tin có giá trị về kinh tế, phá hoại hệ thống mạng có chủ định, hoặc có thể đó là những hành động vô ý thức… b. Các lỗ hổng bảo mật Các lỗ hổng bảo mật là những điểm yếu trên hệ thống hoặc ẩn chứa trong một dịch vụ mà dựa vào đó kẻ tấn công có thể xâm nhập trái phép vào hệ thống để thực hiện những hành động phá hoại chiếm đoạt tài nguyên bất hợp pháp. Có nhiều nguyên nhân gây ra những lỗ hổng bảo mật: có thể do lỗi của bản thân hệ thống, hoặc phần mềm cung cấp hoặc người quản trị yếu kém không hiểu sâu về các dịch vụ cung cấp… Mức độ ảnh hưởng của các lỗ hổng tới hệ thống là khác nhau. Có lỗ hổng chỉ ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ cung cấp, có lỗ hổng ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống hoặc phá hủy hệ thống. c. Chính sách bảo mật Chính sách bảo mật là tập hợp các quy tắc áp dụng cho những người tham gia quản trị mạng, có sử dụng các tài nguyên và các dịch vụ mạng. Đối với từng trường hợp phải có chính sách bảo mật khác nhau. Chính sách bảo mật giúp người sử dụng biết trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ các tài nguyên trên mạng, đồng thời còn giúp cho nhà quản trị mạng thiết lập các biện pháp đảm bảo hữu hiệu trong quá trình trang bị, cấu hình và kiểm soát hoạt động của hệ thống và mạng. 1.3. Các kiến thức cơ bản về xác thực người dùng Khi người sử dụng muốn truy nhập vào một hệ thống máy tính, thông thường, người sử dụng cần cung cấp các thông tin nhận dạng cho máy tính. Khi nhận được các thông tin ấy, máy tính kiểm tra xem người sử dụng có quyền truy nhập vào hệ thống không. Đây cũng là một nguyên tắc cơ bản được áp dụng cho một người khi muốn trao đổi thông tin với người khác: Trước tiên cần phải xác định người tham gia trao đổi thông tin có đúng là người muốn trao đổi không. Do đó cần phải có một phương thức để cung cấp đặc điểm nhận dạng nhằm đảm bảo người trao đổi thông tin là hợp lệ. Quá trình này được gọi là xác thực người sử dụng. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vấn đề xác thực người dùng đang được quan tâm và đã có nhiều giải pháp được sử dụng và nghiên cứu. Có rất nhiều cách để xác thực: người sử dụng có thể cung cấp các thông tin mà chỉ có người đó mới biết: ví dụ mật khẩu, mã số cá nhân,… hoặc người đó có thể cung cấp các thông tin riêng khác như số chứng minh thư, thẻ từ, thẻ thông minh… Trong đó, mỗi giải pháp lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng khác nhau. 1.3.1. Khái niệm về xác thực người dùng Xác thực người dùng là một quá trình qua đó hệ thống có thể xác minh rằng một ai đó thực sự là họ. Quá trình xác thực sẽ xác định xem một người có phải là người được sử dụng hệ thống không. Nó thường đi kèm với quá trình xác định quyền hạn của người đó trong hệ thống. 1.3.2. Các giải pháp xác thực người dùng phổ biến a. Giải pháp sử dụng tên và mật khẩu Mô tả Đây là giải pháp truyền thống hay được sử dụng nhất, là giải pháp sử dụng tài khoản của hệ thống. Mỗi tài khoản bao gồm tên truy nhập (uername) và mật khẩu (password). Tên truy nhập dùng để phân biệt các người dùng khác nhau (thường là duy nhất trong hệ thống), còn mật khẩu để xác thực lại người sử dụng tên đó có đúng là người dùng thật sự không. Mật khẩu thường do người sở hữu tên truy nhập tương ứng đặt và được giữ bí mật chỉ có người đó biết. Khi người dùng muốn đăng nhập và sử dụng tài nguyên hệ thống thì phải đăng nhập bằng cách nhập tên và mật khẩu của mình. Trước hết, hệ thống sẽ đối chiếu tên truy nhập của người dùng đưa vào với cơ sở dữ liệu tên người dùng, nếu tồn tại tên người dùng như vậy thì hệ thống tiếp tục đối chiếu mật khẩu được đưa vào tương ứng với tên truy nhập trong cơ sở dữ liệu. Qua 2 lần đối chiếu nếu thỏa mãn thì người đăng nhập là người dùng hợp lệ của hệ thống. Ưu điềm Thiết kế và sử dụng đơn giản, tốn ít tài nguyên. Hệ thống chỉ gồm một cơ sở dữ liệu người dùng với 2 thông tin chủ yếu là tên truy nhập và mật khẩu. Tương ứng với mỗi tên truy nhập là quyền sử dụng của người đó trong hệ thống. Do đó các thông tin này không chiếm nhiều tài nguyên. Người dùng dễ hiểu và dễ sử dụng. Chi phí để thực hiện giải pháp này là rẻ so với các giải pháp khác. Nó không phụ thuộc vào các thiết bị phần cứng mà chỉ dựa trên phần mềm. Giải pháp này có khả năng làm việc trên mọi hệ điều hành. Do đó, việc thực hiện giải pháp này khá dễ dàng và không tốn kém. Nhược điểm Giải pháp này có nhược điểm lớn nhất là không có được sự bảo mật cao. Vì người dùng thường có tên đăng nhập nhiều người dùng có. Mặt khác, người dùng thường chọn mật khẩu dễ nhớ hoặc không cẩn thận khi gõ mật khẩu, do vậy dễ bị tấn công. Kẻ tấn công có nhiều phương pháp để đạt được mật khẩu như thâm nhập vào hệ thống đọc file mật khẩu, dự đoán mật khẩu, vét cạn các từ trong từ điển để tìm mật khẩu, hoặc có thể lừa người dùng để lộ mật khẩu. Một số biện pháp để tăng thêm tính bảo mật cho giải pháp này: Đặt mật khẩu phức tạp: mật khẩu phải chứa tối thiểu 6 ký tự, không trùng với tên đăng nhập, chứa các loại ký tự là chữ cái, chữ số, ký tự đặc biệt. Nếu đặt như vậy thì kẻ muốn tấn công cũng sẽ rất khó đoán được mật khẩu. Thay đổi mật khẩu: quy định sau một thời gian nhất định mật khẩu sẽ không còn tác dụng đối với hệ thống và người dùng phải đặt lại mật khẩu khác. Mật khẩu sẽ được thay đổi nên khả năng kiểm soát tình trạng an toàn của mật khẩu cao hơn. Mã hóa thông tin: Trong môi trường làm việc là mạng, những nhà thiết kế thường dùng biện pháp mã hóa thông tin đăng nhập từ một máy khách nào đó trước khi chúng được gửi đi tới máy chủ của hệ thống. Do đó, khả năng bị mất cắp mật khẩu sẽ giảm đi rất nhiều khi kẻ xấu bắt gói tin đăng nhập trên đường truyền. Hiện nay, giải pháp mật khẩu sử dụng một lần (one-time password) được sử dụng rất nhiều trong các ứng dụng. Các mật khẩu trong danh sách chỉ có thể sử dụng một lần duy nhất mà không thể sử dụng lại trong những lần đăng nhập sau. Có 2 cách để hệ thống mật khẩu sử dụng một lần có thể làm việc là: Danh sách các mật khẩu được tạo ra một cách ngẫu nhiên bởi hệ thống và được sao làm 2 bản, một bản cho người dùng và một bản cho hệ thống. Danh sách mật khẩu được tạo ra theo yêu cầu của người sử dụng và được hệ thống công nhận. Quá trình thực hiện: Sử dụng thuật toán MD4 (hiện nay là MD5) từ một giá trị cho trước (do người dùng hoặc do máy ngẫu nhiên tạo ra) để tạo ra khóa đầu tiên, tiếp tục áp dụng thuật toán MD4 cho khóa đầu tiên để được khóa thứ 2 …và cứ áp dụng liên tục thuật toán MD4 để sinh ra các khóa nối tiếp nhau. Khi xác thực người dùng, hệ thống phải biết một trong các khóa (khóa thứ n) , nó sẽ hỏi người dùng khóa trước đó (khóa thứ n-1). Nếu người dùng nhập đúng khóa n-1 thì hệ thống sẽ cho người dùng đăng nhập và ghi lại khóa n-1 vào bộ nhớ. Đến lần đăng nhập sau, hệ thống sẽ hỏi người dùng khóa thứ n-2 … Khi dùng thuật toán MD4 để sinh ra kết quả thì từ kết quả hầu như không thể suy ngược lại giá trị đầu vào nên hệ thống không thể tìm ra được khóa thứ n-1 là gì, mặc dù khi biết cả khóa thứ n. Tuy nhiên, theo cách này kẻ xấu vẫn có thể tấn công. Nếu người dùng tự thiết lập giá trị đầu vào để xây dựng hệ thống khóa thì rất có thể nó sẽ được đoán ra theo các cách giống như khi đoán các mật khẩu thông thường. Đối với những từ đoán được, kẻ tấn công sẽ áp dụng thuật toán MD4 để sinh ra các khóa và sẽ thử hết các khóa này cho đến khi tìm được khóa người dùng đang sử dụng. Còn trong trường hợp hệ thống sẽ tự sinh ra giá trị ban đầu và một lượng mật khẩu đủ dùng trong một thời gian nào đó, người dùng sẽ có một danh sách các mật khẩu được đánh thứ tự. Về phía người dùng, họ sẽ không thích phải dùng nhiều mật khẩu. Điều này gây phiền toái cho người dùng và khả năng bị mất cắp danh sách khóa là rất cao. Ngoài ra, kẻ tấn công còn có thể dùng phương pháp bắt gói tin đăng nhập của người dùng để lấy mật khẩu. Ứng dụng Giải pháp này đã và đang được sử dụng rất nhiều trong các ứng dụng. Nó được ứng dụng trên một máy tính và đặc biệt được ứng dụng cả trên mạng. Kể cả các cơ quan, tổ chức không có điều kiện kinh tế để có thể trang bị cho hệ thống mạng của mình các đường truyền tốc độ cao thì vẫn có thể sử dụng giải pháp này. Bởi vì, thông tin truyền và lưu trữ chỉ bao gồm tên đăng nhập và mật khẩu. Dung lượng truyền đi trên đường truyền nhỏ nên dù đường truyền có băng thông không lớn thì thông tin này cũng được truyền đi trong một khoảng thời gian chấp nhận được. Các ứng dụng tiêu biểu hiện nay đang sử dụng giải pháp xác thực bằng mật khẩu như: Hệ điều hành (Windows, Unix…), các dịch vụ thư điện tử, thương mại điện tử… b. Giải pháp dùng thẻ thông minh Mô tả Thẻ thông minh (smart cart) là một thẻ plastic có kích cỡ như thẻ tín dụng được trang bị một vi mạch dùng để chứa bộ nhớ và một mạch xử lý với hệ điều hành để kiểm soát bộ nhớ. Nó có thể lưu trữ dữ liệu về thông tin cá nhân, tiền hoặc một số thông tin khác mà sự thay đổi của chúng cần được kiểm soát chặt chẽ. Ngoài ra, nó có thể lưu trữ các khóa mã hóa để người dùng có thể nhận dạng qua mạng, chữ ký điện tử … Đặc biệt, hiện nay thẻ thông minh có hỗ trợ chứng nhận số. Nó mã hóa dữ liệu và kiểm tra tính hợp lệ của các giao dịch qua mạng. Đây là một giải pháp rất hiệu quả và linh động cho các vấn đề về xác thực người dùng. Hiện nay, các cơ quan tổ chức dùng thẻ rầt nhiều. Đầu tiên, những thông tin cần thiết cho việc nhận dạng các nhân viên trong cơ quan, tổ chức sẽ được lưu vào bộ nhớ của thẻ. Sau đó, nó được cung cấp cho các nhân viên tương ứng với các thông tin đó. Mỗi cơ quan, tổ chức khác nhau sẽ có các yêu cầu về thông tin xác thực khác nhau nhưng thường là các thông tin như tên truy nhập, mật khẩu và một số thông tin cá nhân khác. Trong hệ thống thông tin đòi hỏi phải có xác thực người dùng, nhân viên trong tổ chức chỉ cần đưa thẻ vào thiết bị đọc thẻ và nhập vào một mã số bí mật nào đó để xác nhận với hệ thống là chính họ là người sở hữu chiếc thẻ đó. Khi đã nhập đúng mã này, thiết bị đọc thẻ sẽ đọc các thông tin nhận dạng được ghi trong thẻ và chuyển các thông tin này đến hệ thống, sau đó hệ thống sẽ kiểm tra chúng với cơ sở dữ liệu người dùng. Ưu điểm Nhờ vào kiến trúc vật lý và logic của thẻ mà đã giảm được rất nhiều các nguy cơ gây mất an toàn thông tin. Mọi hoạt động của thẻ đều được kiểm soát bởi hệ điều hành nên các thông tin cần giữ bí mật sẽ không thể lấy ra được từ thẻ. Các thông tin bên trong thẻ không thể bị kẻ xấu lấy cắp như các thông tin được lưu trữ trong các phần mềm hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông thường. Các khóa bí mật dùng cho chữ ký điện tử và nhận dạng đều được lưu trữ bên trong thẻ. Nhà sản xuất thẻ cũng như người sở hữu thẻ đều không thể biết được các khóa này. Vì vậy, chúng không thể bị lấy cắp hay bị sao chép. Mỗi chiếc thẻ đều có số nhận dạng PIN để tránh việc đánh cắp và bị kẻ xấu sử dụng. Trước khi sử dụng thẻ, người dùng phải nhập vào số PIN của thẻ. Cơ chế quản lý số PIN của thẻ cũng rất an toàn bởi vì số PIN gần như không thể đoán ra được. Mặt khác, thẻ quy định số lần nhập tối đa, nếu số lần nhập không chính xác liên tục đến con số quy định thì thẻ sẽ tự động khóa. Muốn mở khóa thì người dùng phải nhập vào một số dùng để mở khóa của thẻ. Tương tự, nếu nhập không chính xác liên tiếp đến một số nào đó thẻ sẽ bị khóa vĩnh viễn và không thể sử dụng lại nữa. Như vậy, việc sử dụng thẻ là rất an toàn và thuận tiện. Giờ đây người dùng thay vì phải nhớ nhiều số mà chỉ phải nhớ một số, còn các thông tin nhận dạng đều ở trong thẻ. Trong trường hợp thẻ bị mất cắp, kẻ lấy cắp cũng không thể sử dụng được thẻ vì không có số PIN. Nhược điểm Tuy giải pháp này đã hạn chế được sự mất cắp thẻ bằng cách kết hợp thẻ với một số PIN nhưng vẫn có thể bị đánh cắp cả thẻ và cả số PIN. Vẫn bắt người dùng phải nhớ số PIN và phải thêm một chiếc thẻ mới có thể thực hiện việc xác thực. Để áp dụng giải pháp này, các cơ quan phải trang bị thêm các thiết bị như thiết bị đọc thẻ, thiết bị ghi, các phần mềm hỗ trợ …Số lượng và giá thành của các thiết bị này không phải là nhỏ, do đó khá là tốn kém. Các dịch vụ hỗ trợ phổ biến cho việc xác thực bằng thẻ là chưa đầy đủ. Các dịch vụ thư điện tử, các dịch vụ thương mại …cần đến xác thực trên Internet đều chưa hỗ trợ xác thực bằng thẻ. Hiện nay, hầu như các nhà cung cấp giải pháp xác thực bằng thẻ đều phát triển các dịch vụ theo mô hình riêng của mình, sử dụng các thiết bị riêng chưa thống nhất, do đó khả năng liên hệ giữa các hệ thống hầu như không có. Ứng dụng Đây được coi là giải pháp tương đối hoàn chỉnh và được nhận định là có tiềm năng lớn. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều công ty lớn đang phát triển những giải pháp xác thực hoàn thiện hơn về cả mức độ an toàn và khả năng linh động trong việc sử dụng thẻ. Có rất nhiều quốc gia đã sử dụng công nghệ này để làm chưng minh thư, thẻ rút tiền ngân hàng… Giải pháp này ngày càng được sử dụng nhiều hơn do sự phát triển về khoa học công nghệ, giá thành của thẻ cũng như của các thiết bị có liên quan giảm đi rất nhiều trong thời gian vừa qua. Tổ chức chuẩn hóa quốc tế ISO đã và đang đưa ra những tiêu chuẩn thống nhất trong việc xây dựng và phát triển thẻ. c. Giải pháp xác thực sử dụng các kỹ thuật sinh trắc học Mô tả Tuy giải pháp xác thực sử dụng thẻ thông minh khá an toàn và linh hoạt nhưng trong những lĩnh vực quan trọng cần sự an toàn chặt chẽ như ngân hàng, quân sự … đòi hỏi phải có giải pháp khác an toàn hơn. Và các nhà nghiên cứu đã đưa ra giải pháp xác thực sử dụng các kỹ thuật sinh trắc học để giải quyết những vấn đề đó. Giải pháp này dựa vào một số bộ phận của con người như dấu vân tay, hình dạng lòng bàn tay, mắt, giọng nói…Đây là những đặc điểm đặc trưng mà không của người nào hoàn toàn giống của người nào. Để xác thực trong máy tính, chúng ta phải số hóa và lưu trữ các đặc điểm này vào một cơ sở dữ liệu. Ngoài ra còn phải có các thiết bị để ghi nhận các thông tin và chuyển về để đối chiếu với cơ sở dữ liệu đã có trong hệ thống. Ở phía máy khách, người dùng sử dụng một thiết bị đầu cuối có hỗ trợ biểu mẫu dùng cho việc đăng nhập vào hệ thống hoặc trong môi trường Internet thì sử dụng trình duyệt để mở trang đăng nhập. Người dùng sẽ phải điền vào biểu mẫu mật khẩu hay một thông tin nhận dạng tương tự và cung cấp mẫu sinh trắc học như dấu vân tay, hình dạng lòng bàn tay, mắt, giọng nói, chữ ký …thông qua các thiết bị nhận dạng được tích hợp trong đó. Sau đó, các thông tin này sẽ được chuyển về trung tâm xác thực của hệ thống để kiểm tra. Trung tâm sẽ phân tích mẫu thu được và đối chiếu xem mẫu tương ứng với mật khẩu được lưu trong cơ sở dữ liệu có trùng hay không, nếu trùng thì người dùng đăng nhập là hợp lệ. Và hệ thống sẽ đưa ra các quyền hạn, tài nguyên phù hợp cho người sử dụng. Ưu điểm Người dùng hầu như không thể thay đổi được đặc điểm các bộ phận như dấu vân tay, mắt …để dùng trong xác thực. Người dùng cũng không thể đưa những đặc điểm này cho người khác sử dụng như thẻ hay mật khẩu được. Các đặc điểm sinh trắc học này thì không thể bị mất cắp. Ngày nay với trình độ khoa học công nghệ phát triển, việc nhận biết các thông tin sinh trắc học đã có thể phân biệt được thông tin sinh trắc học của người sống và của người chết. Nhược điểm Khi mà các dữ liệu sinh trắc học khó có sự thay đổi như dấu vân tay, mắt được sử dụng trong các ứng dụng khác nhau thì rất dễ bị đánh cắp. Trên thế giới vẫn chưa có một chuẩn chung nào cho việc số hóa các mẫu sinh trắc học. Mặt khác, các nhà sản xuất khác nhau cung cấp các thiết bị xác thực mẫu sinh trắc học theo các chuẩn khác nhau không có sự thống nhất. Do đó, việc trang bị hệ thống xác thực này không có tính linh động cao. Có một số thông tin có thể bị thay đổi vì nhiều lý do. Ví dụ: Dấu vân tay bị thay đối do bị chấn thương, giọng nói bị méo do bị viêm họng …Do đó, việc xác thực đúng các thông tin này thường rất thấp. Ở nhiều nơi việc đưa giải pháp này vào các ứng dụng trên Internet là không thực tế. Các thông tin xác thực sinh trắc học thường khá lớn trong khi băng thông đường truyền không phải ở đâu cũng đủ rộng. Dẫn đến kết quả phản hồi lại rất chậm. Ứng dụng Đây là một giải pháp có mức độ an toàn cao nhất và được đánh giá là có khả năng phát triển rộng rãi. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển hiện đại sẽ làm tăng thêm sự an toàn, tính tiện lợi và giảm giá thành của các thiết bị liên quan đến. Một số hãng phần mềm lớn đã hỗ trợ giải pháp xác thực bằng sinh trắc học như hãng Microsoft với các phiên bản hệ điều hành Windows NT, Windows 2000… Nước Anh cũng đã bắt đầu nghiên cứu và đưa vào triển khai kế hoạch sử dụng các thông tin sinh trắc học trong công việc quản lý như các thẻ dịch vụ, chứng minh thư … 1.3.3. Các giao thức xác thực Dịch vụ xác thực đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo cho một hệ thống hoạt động an toàn. Một hệ thống thường phải xác thực một thực thể trước khi tiến hành truyền thông với thực thể đó. Nhận dạng của thực thể sau đó được sử dụng để xác định quyền truy cập hay để thực hiện chống chối bỏ. Trong giao thức xác thực, hai bên thường đồng ý chia sẻ một bí mật để đảm bảo tính toàn vẹn và tính bí mật. Các kỹ thuật xác thực thường dựa trên ba mô hình: bạn-có-cái-gì-đó, bạn-biết-cái-gì-đó và bạn-là-cái-gì-đó. Trong mô hình xác thực bạn-biết-cái-gì-đó, người sử dụng đưa ra tri thức về một cái gì đó ví dụ như password hoặc một số định danh cá nhân. Trong hướng tiếp cận bạn-có-cái-gì-đó, người sử dụng chứng minh sự chiếm hữu một vật gì đó ví dụ như một khóa vật lý, một dấu hiệu, một card tự nhận dạng hoặc một khóa bí mật được lưu trữ trên smart card. Mô hình bạn-là-cái-gì-đấy dựa trên một đặc điểm không thể thay đổi của người sử dụng như giọng nói, dấu vân tay hay võng mạc. Vì các kỹ thuật này không cung cấp đủ sự đảm bảo về nhận dạng nếu được sử dụng đơn lẻ, nên các hệ thống kết hợp cả ba mô hình có thể được sử dụng. Các hệ thống này yêu cầu người sử dụng đưa ra hơn một loại bằng chứng để chứng minh nhận dạng của mình. Ví dụ như một máy ATM (Asynchronous Transfer Mode) yêu cầu một người chứng minh cả tri thức về số nhận dạng cá nhân và sự sở hữu một card để truy cập được đến account của mình. Hệ thống xác thực có thể thực hiện các giao thức xác thực phức tạp với các thiết bị kiểm tra nhận dạng của người sử dụng. Các giao thức này có thể sử dụng các thao tác mã hóa phức tạp và sử dụng các khóa mã hóa dài để ngăn cản nhiều loại tấn công truyền thống. Sau đây là một số giao thức xác thực phổ biến: § Giao thức thử thách và trả lời: Giao thức thử thách và trả lời cho phép người truy nhập tự xác thực mình với hệ thống bằng cách chứng minh hiểu biết của mình về giá trị mật mã bí mật mà không yêu cầu người truy nhập tiết lộ bí mật. Hệ thống xác thực đưa ra cho người truy nhập một số được tạo ra một cách ngẫu nhiên được gọi là thử thách. Người truy nhập nhập số thử thách và giá trị mật để hàm mật mã tính ra câu trả lời. Hệ thống xác thực nét nhận dạng của người truy nhập nếu câu trả lời là giá trị mong đợi. Bởi vì thử thách là một số ngẫu nhiên, giao thức thử thách – trả lời cung cấp một lá chắn có hiệu quả chống lại sự tấn công lặp lại. § Giao thức xác thực không tiết lộ bí mật: cho phép người sử dụng tự xác thực với một hệ thống bằng cách chứng minh tri thức về một giá trị bí mật mà không yêu cầu người sử dụng tiết lộ bí mật. Hệ thống xác thực gửi cho người sử dụng một số bất kỳ. Người sử dụng sử dụng giá trị bất kỳ đó và bí mật để tính toán một giá trị trả lời. Hệ thống xác nhận nhận dạng của người sử dụng nếu giá trị trả lời đúng. § Giao thức biến đổi mật khẩu: một người sử dụng xử lý mật khẩu của mình thông qua một hàm băm và gửi kết quả cho hệ thống xác thực. Hệ thống so sánh giá trị băm với giá trị băm đúng mà nó lưu trữ, người sử dụng sẽ được xác thực nếu hai giá trị này giống nhau. Nếu hệ thống lưu trữ mật khẩu thay vì lưu trữ các giá trị băm của nó, nó phải tính toán giá trị băm trước khi thực hiện so sánh. Các giao thức này ngăn chặn việc ăn cắp mật khẩu trên đường truyền nhưng lại dễ bị đánh lừa bởi các cuộc tấn công lặp lại. § Giao thức sử dụng mật khẩu một lần: là cải tiến của phương pháp biến đổi mật khẩu để chống lại các cuộc tấn công lặp lại. Giao thức này yêu cầu người sử dụng và hệ thống xác thực chia sẻ một số bí mật nhỏ n. Người sử dụng băm mật khẩu của mình n lần để tạo ra mật khẩu sử dụng một lần và gửi nó tới hệ thống, trong khi đó hệ thống cũng thực hiện băm giá trị mật khẩu của người sử dụng mà nó lưu trữ n lần và sẽ xác thực người sử dụng nếu hai giá trị này trùng nhau. Các cuộc tấn công lặp lại không thể thực hiện được bởi mật khẩu lần sau không xác định được từ mật khẩu của lần truy nhập trước. § Giao thức sử dụng chứng chỉ số: là một dạng khác của giao thức xác thực không tiết lộ bí mật trong đó giá trị mã hóa bí mật là một khóa riêng và hệ thống xác thực sử dụng khóa công khai tương ứng để kiểm tra trả lời. 1.3.4. Nhận xét Giải pháp xác thực sử dụng tên và mật khẩu là giải pháp truyền thống được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nó có hiệu quả, đơn giản, nhanh gọn và giá thành thấp. Song, giải pháp này còn tồn tại khá nhiều bất cập, nguy cơ bị đánh cắp cao. Khi ứng dụng trên Internet, các thông tin này cũng rất dễ bị lấy cắp trong quá trình truyền thông tin đi. Hiện nay, để hạn chế các nhược điểm này, có nhiều cơ chế bảo mật được sử dụng như mật khẩu dùng một lần. Giải pháp xác thực sử dụng thẻ đã hạn chế một số nhược điểm của giải pháp dùng tên và mật khẩu. Các thông tin cần thiết của người dùng được lưu trữ ngay trên thẻ. Các thẻ hầu như đều yêu cầu người sử dụng phải nhập vào một số nhận dạng PIN làm tăng thêm mức độ an toàn. Đây là giải pháp khá hoàn chỉnh và an toàn nhưng chi phí cho việc áp dụng giải pháp này lại cao. Các nước phát triển trên thế giới sử dụng nhiều. Giải pháp xác thực sử dụng kỹ thuật trong sinh trắc học cung cấp một cơ chế đặc biệt an toàn. Người dùng sẽ được xác thực thông qua những gì của chính mình. Nhưng việc áp dụng giải pháp này trong các ứng dụng trên Internet là không khả quan vì đường truyền băng thông không đủ lớn so với lượng thông tin cần truyền. Mặt khác, giải pháp này đòi hỏi phải có các trang thiết bị với công nghệ cao và hiện đại nên việc áp dụng giải pháp này còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, trên thế giới để nâng cao tính an toàn, một số nhà sản xuất đã cung cấp những giải pháp kết hợp các giải pháp khác nhau. Tuy nhiên, nó đòi hỏi các trang thiết bị hiện đại và giá thành rất cao. Và thực tế hiện nay, sự kết hợp này chưa được sử dụng nhiều. Chương 2: MẠNG KHÔNG DÂY VÀ CÁC CHÍNH SÁCH BẢO MẬT Mạng không dây là một công nghệ sử dụng sóng điện từ để truyền tin. Hiện nay mạng không dây được ứng dụng trong rất nhiều thiết bị, đặc biệt là các thiết bị cầm tay ví dụ như: Pocket PC, điện thoại di động thế hệ mới … Mục đích chính của công nghệ không dây là cung cấp cho người sử dụng khả năng truy cập thông tin ở bất cứ đâu và tại bất kì thời điểm nào với các thiết bị có vị trí liên tục thay đổi. 2.1. Giới thiệu chung về mạng không dây Ngày nay sự phát triển công nghệ đã diễn ra với một tốc độ chóng mặt, không thể đoán trước. Công nghệ Internet cũng không nằm ngoài xu hướng đó, chỉ cách đây một thời gian ngắn khi các modem 56Kbps đang còn phổ biến và được nhiều người chấp nhận, nhưng đến nay với công nghệ DSL thì người dùng có thể truy cập Internet tốc độ cao ngay tại chính nhà mình với đường kết nối có thể lên tới 6Mbps. Chưa bao giờ người dùng có thể truy nhập miễn phí rất nhiều thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện. Con người có thể ngồi nhà và tìm kiếm trao đổi thông tin với tốc độ tải dữ liệu lên tới hàng megabit. Nhưng thực sự thì chi phí cho DSL là không rẻ, điều đó làm cho nó không phải là một giải pháp tối ưu đối với người dùng. Với sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị cầm tay và các thiết bị hỗ trợ không dây đã đưa đến một công nghệ mới chính là công nghệ mạng không dây, dùng sóng điện từ để thực hiện các giao thức truyền tin không cần qua dây hoặc cáp nối. Giao tiếp qua mạng không dây hiện nay được cung cấp rất dễ dàng, giá rẻ, dịch vụ mạng băng thông rộng. Cùng với các thiết bị hỗ trợ như là bluetooth, mạng không dây đang được áp dụng rộng rãi, đặc biệt với các thiết bị cầm tay như là: mobile, PDA, pocketPC, … Công nghệ không dây - đúng với tên gọi của nó - là công nghệ cho phép một hoặc nhiều thiết bị giao tiếp được với nhau mà không cần những kết nối vật lí hay nói cách khác là kết nối mà không cần đến cable mạng. Công nghệ không dây sử dụng sóng radio trong khi các công nghệ truyền thống sử dụng các loại cable làm phương tiện truyền dữ liệu. Phạm vị của công nghệ không dây là rất lớn, kể từ những hệ thống mạng trên diện rộng và phức tạp như mạng WLAN, mạng điện thoại di động cho tới những hệ thống, thiết bị cực kì đơn giản như tai nghe, micro không dây và một loạt các thiết bị không có nhiệm vụ lưu trữ và xử lí thông tin khác. Nó cũng bao gồm các thiết bị hồng ngoại như các loại điều khiển từ xa, một số loại chuột và bàn phím không dây và tai nghe stereo không dây, các thiết bị loại này đều cần một không gian không bị chắn giữa hai thiết bị truyền và nhận tín hiệu để đóng đường kết nối. Mục đích chính của công nghệ không dây là cung cấp cho người sử dụng khả năng truy cập thông tin ở bất cứ đâu và tại bất kì thời điểm nào với các thiết bị có vị trí liên tục thay đổi. Trong lĩnh vực phát triển ứng dụng cho công nghệ không dây, điều đầu tiên phải nhắc tới chính là các ứng dụng phục vụ cho việc đàm thoại bằng các thiết bị điện thoại di động. Nhưng ngày nay, với sự phát triển liên tục của các thiết bị di động, nền tảng mạng di động và cả nhu cầu của người sử dụng, lĩnh vực phát triển ứng dụng cho công nghệ không dây đã được mở ra nhiều hướng đầy tiềm năng như truy cập Internet, truy cập tới các tài nguyên đa phương tiện và các trò chơi . 2.2. Lịch sử phát triển và sự phát triển của mạng không dây 2.2.1. Lịch sử phát triển của mạng không dây Sau đây là những thông tin cơ bản dẫn đến sự ra đời của hệ thống truyền thông không dây hiện nay: Năm 1928: Lần đầu tiên John Baird đã sử dụng bộ biến điệu biên độ trong công nghệ không dây để thu phát tín hiệu Tivi qua thái bình dương. Năm 1933: Amstrong phát minh ra bộ biến điệu tần số Năm 1958: Hệ thống mạng không dây đầu tiên ở Đức ra đời, đó là hệ thống A-Netz, theo công nghệ tương tự sử dụng tần số 160MHz. Đến năm 1971 mức độ phủ sóng đạt 80% diện tích lãnh thổ, phục vụ hơn 11.000 khách hàng. Năm 1982: Hệ thống mới ra đời, sử dụng dải tần 900MHz, cho phép truyền âm thanh và dữ liệu, đó là hệ thống GSM (Groupe Speciale Mobile) (sau này thuật ngữ này viết tắt cho Global System for Mobile communication). Năm 1983: Mỹ đưa ra hệ thống AMPS và đến năm 1989 hệ thống này được phát triển thành hệ thống điện thoại di động tương tự làm việc ở dải tần 850 MHz. Đầu năm 1990: Đánh dấu sự khởi đầu của hệ thống kỹ thuật số hoàn chỉnh. Năm 1991, cơ quan Tiêu chuẩn truyền thông Châu Âu ETSI phát triển chuẩn DECT cho hệ thống điện thoại không dây kỹ thuật số, làm việc ở dải tần 1880-1900 MHz với phạm vi liên lạc 100-500m, gồm 120 kênh khác nhau, có thể chuyển tải được 2Mbit/s. Hệ thống có khả năng hỗ trợ 10.000 người sử dụng trên 1 km² và sau đó đã được sử dụng ở hơn 40 nước. Năm 1991: GSM được chuẩn hoá, phiên bản đầu tiên của GSM được gọi là hệ thống toàn cầu cho truyền thông di động, hoạt động ở tần số 900MHz, sử dụng 124 kênh song công. GSM có thể cung cấp dịch vụ trên phạm vi quốc tế, tự động định vị những dịch vụ, nhận dạng, mã hoá, nhắn tin ngắn với 160 ký tự, fax. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 130 nước sử dụng các hệ thống truyền thông theo chuẩn GSM. Năm 1996: Chuẩn ESTI được chuẩn hoá thành HYPERLAN (High Performance Radio Local Area Network) hoạt động ở tần số 5.2GHz, băng thông đường truyền lên tới 23,5Mbit/s. Năm 1997: Chuẩn IEEE 802.11 ra đời, hoạt động ở dải tần 2,4 GHz và băng thông 2Mbit/s (có thể nâng lên 10Mbit/s) Năm 1998: Đánh dấu sự bắt đầu của truyền thông di động bằng việc sử dụng vệ tinh với hệ thống Iridium. Hệ thống này bao gồm 66 vệ tinh quay quanh trái đất ở tầng thấp và sử dụng dải tần 1.6GHz cho việc kết nối với điện thoại di động . 2.2.2. Sự phát triển của mạng không dây Mạng không dây có tuổi đời còn rẩt trẻ, tuy nhiên trên thể giới đã có tới hàng triệu người sử dụng Web phone và các thiết bị cầm tay không dây để truy cập Internet. Các quốc gia và các tập đoàn đa quốc gia đang nỗ lực rất lớn để thiết lập một cơ sở hạ tầng không dây vững chắc. Để thấy được sự phát triển của mạng không dây chúng ta sẽ so sánh mạng không dây và mạng có dây và các ứng dụng của chúng với nhau. Hình 1. Mạng không dây có dây và các ứng dụng của nó Mạng không dây bắt đầu phát triển vào năm 1990 nhưng mãi cho tới năm 2000 nó mới thực sự phát triển. Công nghệ truy cập không dây thế hệ 2G truyền với tốc độ: từ 9,6 -> 19,2 kbps, tốc độ này thấp hơn nhiều so với di-up Destop Pc kết nối Internet. Tuy nhiên, ở thế hệ 2.5G tốc độ này đã lên tới100 kbps, thế hệ 3G tốc độ đạt 2 -> 4Mbps. Với tốc độ này cho phép kết nối không dây chạy nhanh hơn nhiều so với kết nối có dây và các dịch vụ DSL. Hình vẽ trên cho thấy: ở thế hệ 2G, các thông điệp được truyền đi chủ yếu dưới dạng tiếng nói và văn bản. Nhưng thế hệ 2.5G đặc biệt là 3G đã mở ra một cánh cửa mới cho nhiều ứng dụng không dây mới ví dụ như hội thảo qua mạng … Một so sánh nữa mà chúng tôi muốn đưa ra đó là: số lượng thuê bao (Subscrible) không dây và có dây truy cập Internet. Từ năm 2003 trở về trước số lượng thuê bao có dây cao hơn nhiều so với không dây. Theo dự đoán của ông Ericson, thì đến năm 2006 số thuê bao không dây sẽ cao hơn nhiều. (Minh họa Hình 2) Hình 2: Truy cập internet di động 2.2.3. Các thế hệ phát triển của mạng không dây Các thế hệ phát triển của mạng không dây được phân chia dựa vào công nghệ truy cập không dây(Wireless Access Technology). 1G. Hệ thống mạng không dây thế hệ thứ nhất ra đời vào cuối những năm 70 đầu những năm 80. Hệ thống được xây dựng với mục đích duy nhất truyền tiếng nói dựa trên công nghệ FDMA. Với công nghệ này, mỗi người gọi sẽ có một kênh tần số riêng . 2G. Thế hệ thứ 2 ra đời vào cuối những năm 80 đầu những năm 90. Hệ thống đã được số hóa, chất lượng đường truyền được cải thiện đáng kể, dung lượng hệ thống tăng lên, phạm vi của khu vực phủ sóng tăng lên. Công nghệ đa truy nhập chính được sử dụng cho thế hệ 2G đó là TDMA và CDMA. 3G. Thế hệ 3G là thế hệ của tiếng nói kỹ thuật số và dữ liệu. Hệ thống có thể truyền được tiếng nói, dữ liệu , hình ảnh, audio và video. Công nghệ sử dụng chính là W-CDMA and CDMA 2000. W-CDMA(Wideband CDMA): có băng thông 5MHz, cùng hoạt động với GSM, có thể chuyển giao với cell của GSM, thúc đẩy bởi UMTS (Universal Mobile Telecommunication System) của châu Âu. CDMA 2000: được đưa ra bởi Qualcomm của US, băng thông 5MHz, không cùng hoạt động với GSM, không thể chuyển giao với cell của GSM. 2.5G. Băng thông 100 kbps, lớn hơn nhiều so với thế hệ 2G nhưng thấp hơn nhiều so với thế hệ 3G. 4G. Thế hệ 4G gắn liền với sự phát triển của mạng LAN không dây. 2.3. Công nghệ phổ biến của mạng không dây 2.3.1. Công nghệ TDMA Hệ thống sử dụng TDMA hoạt động theo kênh tần số, trong đó các caller sử dụng chế độ chia sẻ thời gian theo kênh tấn số này, mỗi caller sẽ sử dụng một khe thời gian trong cả chuỗi khe thời gian. Ưu điểm của hệ thống TDMA: tăng hiệu quả truyền dữ liệu. Công nghệ TDMA phân chia người sử dụng theo thời gian vì vậy đảm bảo cho các sự truyền thông diễn ra đồng thời không gây ra xung đột. Bên cạnh đó, một nhược điểm của TDMA là mỗi một caller có một khe thời gian được định nghĩa trước, kết quả là khi mà một caller đang đi lang thang từ khối này sang khối khác thì tất cả khe thời gian của khối tiếp theo đã bị chiếm dữ, vì vậy có thể bị ngừng kết nối. 2.3.2. Công nghệ GSM GSM(Group Special Mobile hoặc Global System for Mobile Communication) Công nghệ này trước kia phát triển chủ yếu ở Châu Âu và Mĩ. Tuy nhiên, ngày nay GSM đã phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Hệ thống triển khai GSM là DECT (digital enhanced cordless telephony), dùng chuẩn IS – 136 và iDEN(integrated Digital Enhanced Network). 2.3.3. Công nghệ CDMA CDMA và GSM thuộc thế hệ 2G. Công nghệ CDMA hoạt động ở dải tần 1.25MHz, được đặc tả trong chuẩn IS – 95. CDMA cho sử dụng toàn bộ phổ tần số, có khả năng đồng bộ người dùng tuy nhiên mức độ điện năng của toàn bộ người dùng phải như nhau, tại trạm cơ sở biết mọi người dùng. Tín hiệu truyền đi với chất lượng tốt, giao tiếp an toàn. Ngày nay có khá nhiều các chuẩn mobile phone đang được phát triển dựa trên công nghệ CDMA. 2.3.4. Công nghệ WiFi Wifi - Wireless Fidelity là tên gọi mà các nhà sản xuất đặt cho một chuẩn kết nối không dây (IEEE 802.11), công nghệ sử dụng sóng radio để thiết lập hệ thống kết nối mạng không dây. Công nghệ WiFi cho phép kết nối Internet vô tuyến với tốc độ cực nhanh, có thể sử dụng trong vòng bán kính từ vài chục mét trở lên. Bằng cách thiết lập nhiều điểm truy cập hay còn gọi là “điểm nóng” (hot spots). Đây là công nghệ mạng được thương mại hóa tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Một mạng Internet không dây Wifi thường gồm ba bộ phận cơ bản: điểm truy cập (Access Point); card giao tiếp mạng (Network Interface Card - NIC); và bộ phận thu phát, kết nối thông tin tại các nút mạng gọi là Wireless CPE (Customer Premier Equipment). Trong đó, Access Point đóng vai trò trung tâm của toàn mạng, là điểm phát và thu sóng, trao đổi thông tin với tất cả các máy trạm trong mạng, cho phép duy trì kết nối hoặc ngăn chặn các máy trạm tham gia vào mạng. Một Access Point có thể cho phép tới hàng nghìn máy tính trong vùng phủ sóng truy cập mạng cùng lúc. Đến nay, Viện Kỹ thuật điện và Điện tử của Mỹ (Institute of Electrical and Electronic Engineers - IEEE) đã phát triển ba chỉ tiêu kỹ thuật cho mạng LAN không dây gồm: chuẩn 802.11a ở tần số 5,lGHz, tốc độ 54Mbps; chuẩn 802.11b ở tần số 2,4 GHz, tốc độ 11 Mbps; và chuẩn 802.11g ở tần số 2,4GHz, tốc độ 54Mbps. Các ứng dụng mạng LAN, hệ điều hành hoặc giao thức mạng, bao gồm cả TCP/IP, có thể chạy trên mạng không dây WLAN (Wireless Local Area Network) tương thích chuẩn 802.11 dễ dàng mà không cần tới hệ thống cáp dẫn lằng nhằng. Wifi đặc biệt thích hợp cho nhu cầu sử dụng di động và các điểm truy cập đông người dùng. Nó cho phép người sử dụng truy cập mạng giống như khi sử dụng công nghệ mạng máy tính truyền thống tại bất cứ thời điểm nào trong vùng phủ sóng. Thêm vào đó, Wifi có độ linh hoạt và khả năng phát triển mạng lớn do không bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi lại vị trí, thiết kế lại mang máy tính. Cũng vì là mạng không dây nên Wifi khắc phục được những hạn chế về đường cáp vật lý, giảm được nhiều chi phí triển khai thi công dây mạng và không phải tác động nhiều tới cơ sở hạ tầng. 2.3.5. Công Nghệ WiMax WiMax cũng tương tự như WiFi. Cả hai đều tạo ra các điểm nóng truy nhập, tức là vùng xung quanh một ăngten trung tâm để mọi người có thể chia sẻ thông tin và truy nhập Internet chỉ bằng một chiếc laptop đã cài đặt. Trong khi Wi-Fi chỉ bao phủ trong vùng rộng vài trăm feet (1 feet = 0,3048m), WiMax có thể bao phủ vùng rộng 25 đến 30 dặm. Như vậy, WiMax có thể được dùng để thay thế cả các công nghệ băng thông rộng truyền thống, sử dụng đường điện thoại cố định và dây cáp. Công nghệ WiMax sử dụng băng tần 10 MHz hứa hẹn tốc độ truyền 30 Mb/giây trong phạm vi 1 km ở khu vực đông dân và 5 km ở vùng hẻo lánh. WiMax sử dụng chuẩn OFDM (Phân chia tần số trực giao) với khả năng tiêu thụ năng lượng thấp hơn WiFi. OFDM có thể thu hẹp băng thông khi kết nối mạng và chỉ áp dụng tốc độ cao nhất trong quá trình truyền thông tin. Khi gói dữ liệu đã tới nơi, hệ thống chuyển sang chế độ không hoạt động trong khi WiFi không thể thực hiện được điều này."Wimax là tiềm năng lớn cho công nghệ mạng di động thế hệ 4 (4G)". 2.3.6. Công nghệ GPRS GPRS đã được nhắc đến nhiều trong khoảng 3-4 năm trở lại đây. GPRS (General Packet Radio Service) là công nghệ chuyển mạch gói được phát triển trên nền tảng công nghệ thông tin di động toàn cầu (GSM: Global System for Mobile) sử dụng đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA: Time Division Multiple Access). Với công nghệ GPRS, tốc độ đường truyền có thể đạt tới 150 Kbp/s, gấp tới 15 lần đường truyền hiện nay (GSM mới chỉ đạt tốc độ 9,6kbp/s). Người sử dụng có thể truy cập Internet từ điện thoại di động có tính năng WAP để gửi tin nhắn hình ảnh và âm thanh; chia sẻ các kênh truyền số liệu tốc độ cao và ứng dụng đa phương tiện; truyền ảnh, truyền dữ liệu tốc độ cao, thương mại điện tử... GPRS là bước quan trọng hội nhập tới các mạng thông tin thế hệ ba (3G). 2.4. Các chuẩn phổ biến của mạng không dây Chuẩn 802.1. Là chuẩn không dây đầu tiên được đưa ra trong “802 family”, được đề xuất bởi IEEE năm 1997, và định nghĩa ba công nghệ được sử dụng trong tầng vật lý: FHSS ở 2.4Ghz, DSSS ở 2.4 Ghz, và Infrared. Các mạng radio 802.11b và 802.11g sử dụng DSSS có thể đạt được tốc độ truyền dữ liệu là 1 hoặc 2Mbps trong khi có mạng radio sử dụng truyền thông FHSS và hồng ngoại không đạt được như vậy. Chuẩn 802.11a. Theo tài liệu có trên IEEE cả 802.11a và 802.11b đều được phê chuẩn vào 16/09/1999. Trước đó, 802.11a được biết đến như là sự chấm hết cho 802.11b, như là nó không chỉ truyền dữ liệu nhanh hơn (lên tới 54Mbs) mà còn thực hiện ở một phổ hoàn toàn khác, 5Ghz UNII band. Nó sử dụng công nghệ mã hoá gọi là OFDM ( Orthogonal Frequency Division Multiplexing ). Với những hứa hẹn về tốc độ thực thi cao hơn, không bị nhiễu với các thiết bị 2.4GHz, 802.11có vẻ đầy tiềm năng và nó được đưa ra thị trường chậm hơn 802.11b. 802.11a cũng phải trải qua một số vấn đề: tại cùng điều kiện mức năng lượng như nhau, các tín hiệu tại 5GHz chỉ được truyền đi với khoảng cách bằng một nửa so với các tín hiệu cùng loại ở 2.5Ghz, đây thực sự là rào cản công nghệ với các nhà thiết kế và thực thi. Kết quả là 802.11a không được sử dụng rộng rãi như 802.11b cũng như giá thành vẫn ở mức cao dù giá thiết bị đã giảm xuống theo thời gian. Chuẩn 802.11b. Đây là chuẩn phố biến (được thừa nhận do thực tế sản xuất) trong một vài năm trở lại đây. Nó đem lại khả năng truyền cũng như thông lượng truyền dữ liệu đáng nể (trong khi sóng radio có thể gửi frames với tốc độ có thể lên tới 11Mbps, chi phí giao thức làm cho tốc độ dữ liệu chỉ khoảng 5 tới 6 Mbps ngang với chuẩn Ethernet 10baseT). Nó sử dụng DSSS ở 2.4Ghz, và tự động lựa chọn tốc độ tốc độ truyền dữ liệu tốt nhất (1, 2, 5.5, hoặc 11Mbps), phụ thuộc vào năng lượng tín hiệu hiện thời.. Ưu điểm lớn nhất của nó chính là tính phổ biến: hàng triệu các thiết bị 802.11b đã được mang đến các vùng trên thế giới, giá cả của các thiết bị cũng tương đối rẻ mà không chỉ có thế rât nhiều các máy tính xách tay cũng như các thiết bị cầm tay bây giờ đã được kèm theo với khả năng kết nối dựa trên chuẩn 802.11b. Chuẩn 802.11g. Sử dụng mã hóa OFDM của 802.11a ở dải tần 2.4Ghz, và cũng hạ xuống tới DSSS để tương thích ngược với các sóng radio của 802.11b. Điều đó có nghĩa là các tốc độ thuộc dòng 54Mbps theo lí thuyết có thể đạt được ở dải tần 2.4Ghz, trong khi tất cả vẫn được giữ lại để tương thích với các thiết bị 802.11b đang hiện có. Điều đó thực sự rất hứa hẹn, các thiết bị được bán ra giờ đây có thể nâng cấp thành 802.11g thông qua nâng cấp các firmware, 802.11g thực sự sẽ hưa hẹn trở thành công nghệ chính phổ biến trong thời gian tới với sự khắc phục các nhước điểm về kĩ thuật, giá cả, sự tương thích của 802.11a. Chuẩn 802.16. Được đưa ra vào năm 2001, 802.16 hứa hẹn sẽ khắc phục được tất cả các thiếu sót của những ứng dụng khoảng cách xa so với các chuẩn 802.11. Do họ gia đình chuẩn 802.11 chỉ áp dụng trong các mạng LAN, không được sử dụng trong các khoảng cách xa nên 802.16 được thiết kế như một chuẩn cung cấp một cơ sở hạ tầng cho mạng không dây cho các thành phố, với khoảng cách được tính bằng km. Nó sử dụng tần số từ 10 đến 66Ghz để cung cấp các dịch vụ thương mại chất lượng tới các trạm, các toà nhà … Các thiết bị cho 802.16 đã có trên thị trường và giá cả sẽ tốt hơn theo thời gian. Chuẩn 802.1x. Phương thức 802.1x không chỉ là phương thức của mạng không dây. Nó được mô tả như là một phương pháp cho xác thực cổng và có thể áp dụng cho bất kì mạng nào, cả không dây lẫn có dây. Chuẩn Bluetooth. Ngày nay, Bluetooth là chuẩn khá phổ biến của mạng Ad Hoc. Chuẩn Bluetooth là một đặc điểm kĩ thuật của tính toán và giao tiếp từ xa. Chuẩn Bluetooth hoạt động ở băng thông radio 2.45GHz và hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên tới 720 kbps. Trong tương lai nó có thể hỗ trợ đồng thời ba kênh tiếng nói cùng diễn ra một lúc, nó có thể làm giảm xung đột bên trong của các thiết bị khác nhau hoạt động ở cùng một băng thông tần số. Chuẩn IEEE 802.15 dựa trên các đặc điểm của Bluetooth Version1.1. Các ứng dụng mạng của chuẩn Bluetooth bao gồm: sự đồng bộ hóa không dây, truy cập Internet, Intranet, e-mail bằng cách sử dụng kết nối máy tính cá nhân cục bộ, có thể tính toán ẩn thông qua các ứng dụng tính toán tự động . 2.6. Công nghệ tấn công và cách phòng thủ 2.6.1. Phương pháp tấn công bằng Rogue Access Point Thuật ngữ “Rogue Access Point” là để chỉ những Access Point được triển khai trái phép nhằm những mục đích xấu. Nhưng trên thực tế nó dùng để chỉ tất cả các thiết bị được triển khai trái phép bất kể mục đích thực là gì. a. Các nhân viên triển khai Access Point trái phép Do sự tiện dụng của các thiết bị mạng không dây tại gia đình nên một vài nhân viên đã gắn những Access Point rẻ tiền vào mạng WLAN nội bộ. Chính những hành động không cố ý này của người dùng đã vô tình tạo nên một lỗ hổng lớn có thể dẫn tới việc dò rỉ các thông tin quan trọng ra ngoài. Những Access Point rẻ tiền này có thể không tuân theo các thủ tục tiêu chuẩn triển khai do đó tạo nên nhiều vấn đề bảo mật trong mạng không dây và có dây. Những vị khách bên trong tòa nhà và các hacker bên ngoài tòa nhà có thể kết nối tới các Access Point này để ăn cắp băng thông, gửi nhìêu nội dung xấu tới người khác, lấy các dữ liệu quan trọng, tấn công các tài sản của công ty, hoặc sử dụng mạng đó để tấn công các mạng khác. b. Các Access Point không được cấu hình đúng cách Thình thoảng một cái Access Point có thể bỗng nhiên trở thành một thiết bị thâm nhập trái phép chỉ bởi một lỗi cấu hình rất nhỏ. Thay đổi trong việc thiết lập xác định dịch vụ, thiết lập xác nhận, thiết lập mã hóa …, có thể diễn ra nghiêm trọng bởi vì chúng có thể cho phép sự kết hợp trái phép nếu không được cấu hình đúng cách. Lấy ví dụ, trong chế độ xác thực mở, bất cứ thiết bị không dây ở máy khách nào trong trạng thái 1 (chưa được xác thực và chưa được liên kết) đều có thể gửi những yêu cầu xác thực tới một Access Point và nếu xác thực thành công thì có thể chuyển sang trạng thái 2 (được xác thực và chưa được liên kết). Nếu như một Access Point không xác định đúng người dùng bởi những lối cấu hình thì kẻ tấn công có thể gửi rất nhiều yêu cầu xác thực là tràn bảng chứa thông tin xác thực người dùng của Access Point, và làm cho nó không thể phục vụ được những người dùng hợp pháp khác. c. Rogue Access Point từ những mạng WLAN lân cận Những máy tính sử dụng chuẩn 802.11 ngày nay đều tự động chọn cái Access Point gần nhất và kết nối với chúng. Ví dụ, Window XP tự động kết nối tới liên kết gần nhất có thể ở trong vùng lân cận. Chính bởi vì đặc tính này mà các máy tính của một tổ chức có thể kết nối tới những Access Point của một tổ chức lân cận. Mặc dù là các Access Point lân cận này không phải chủ ý muốn lôi kéo các máy tính đó, nhưng chính sự liên kết này có thể làm lộ các thông tin nhạy cảm. Trong mạng ad-hoc, các thiết bị không dây có thể liên lạc trực tiếp giữa chúng mà không cần một thiết bị tạo mạng LAN như là Access Point. Mặc dù các thiết bị này về bản chất có thể tự chia sẻ dữ liệu tuy nhiên chúng có thể gây ra những đe dọa nguy hiểm cho cả tổ chức bởi vì chúng thiếu những biện pháp bảo mật cần thiết như là việc xác thực người dùng 802.1x, và mã hóa khóa động. Kết quả là mạng ad-hoc có thể gây ra nhiều mối nguy hiểm cho dữ liệu (khi dữ liệu không được mã hóa). Thêm vào đó, việc xác thực người dùng yếu cũng có thể cho phép các thiết bị truy cập bất hợp pháp. Nếu như các thiết bị trong mạng ad-hoc có kết nối với mạng có dây thì toàn bộ hệ thống mạng có dây đều bị đặt trong tình trạng nguy hiểm. d. Các Rogue Access Point không áp dụng đúng các chính sách bảo mật Các tổ chức có thể thiết lập các chính sách bảo mật lên trên các Access Point tham gia truy nhập vào mạng không dây. Chính sách cơ bản nhất là dựa trên việc phân loại các địa chỉ MAC. Các tổ chức có thể cấu hình trước cho phép một loạt các địa chỉ MAC hợp lệ và định danh của một số các thiết bị khác ngoài danh sách địa chỉ MAC để nhằm ngăn chặn việc xâm nhập trái phép của các thiết bi khác. Hoặc giả như một tổ chức chỉ hoàn toàn dùng các Access Point của hãng Cisco thì một chiếc Access Point của một hãng khác chắc chắn là chiếc không hợp lệ rồi. Một cách đơn giản, các tổ chức có thể thiết lập hàng loạt các chính sách sử dụng SSID, loại sóng truyền thông, và kênh. Bất cứ khi nào một chiếc Access Point bị phát hiện là không tuân theo các chính sách đã được thiết lập trước này thì nó đều bị coi là Access Point trái phép. e. Các Rogue Access Point được điều khiển bới kẻ tấn công Các mạng LAN không dây phải chịu rất nhiều cuộc tấn công. Thêm vào đó các công cụ tấn công mã nguồn mở đã làm cho công việc của những kẻ tấn công dễ dàng hơn. Những kẻ tấn công có thể cài đặt những Access Point với cùng chỉ số SSID như những chiếc Access Point hợp lệ khác. Khi các máy tính nhận được tín hiệu mạnh hơn từ chiếc Access Point mà kẻ tấn công điều khiển thì chúng sẽ tự động kết nối với chiếc Access Point đó. Sau đó thì kẻ tấn công có thể thực hiện một cuộc tấn công. Những kẻ tấn công sẽ điều khiển các máy tính truy cập vào Access Point bằng cách sử dụng một chiếc laptop dùng mạng không dây và một vài thiết bị khác, kẻ tấn công có thể phá hoại thành công những dịch vụ không dây ở xung quanh đó. Phần lớn các cuộc tấn công từ chối dịch vụ là đều nhằm vào việc làm cạn kiệt những tài nguyên của Access Point như là bảng chứa thông tin xác thực người dùng. Tóm lại, một rogue Access Point là một Access Point không đáng tin cậy hoặc chưa được xác định đang chạy trong hệ thống WLAN của bạn. Việc dò tìm các Access Point bất hợp pháp này là bước đầu tiên để phòng vệ cho hệ thống WLAN của bạn. 2.6.2. Tổng hợp các phương pháp tấn công khác a. Tấn công Duration Các thiết bị không dây có một bộ cảm biến để ưu tiên việc dùng sóng RF. Bộ cảm biến này làm giảm khả năng 2 thiết bị cùng truyền phát một lúc. Những nút không dây dành quyền sử dụng kênh truyền sóng trong một khoảng thời gian nhất định quy định trong gói tin. Thông thường một gói tin 802.11 có định dạng như sau: Giá trị Duration trong gói tin này là để chỉ khoảng chờ tính theo mini giây mà kênh sẽ dành để phục vụ cho thiết bị truyền gói tin này tới. Véctơ định vị mạng sẽ lưu giữ thông tin về khoảng chờ này và định ra cho mỗi nút. Quy luật cơ bản nhất là bất cứ nút nào cũng có thể truyền tin chỉ khi véctơ định vị mạng đang ở số 0 hay nói cách khác tức là không có nút nào đang chiếm giữ kênh tại thời điểm đó. Những kẻ tấn công đã lợi dụng đặc điểm này của véctơ định vị mạng. Một kẻ tấn công có thể gửi một gói tin với một giá trị khoảng đợi rất lớn. Điều này buộc cho tất cả các nút khác sẽ phải đợi cho đến khi giá trị đó trở về 0. Nếu như kẻ tấn công thành công trong việc gửi liên tục nhìều gói tin với khoảng đợi lớn, thì nó sẽ ngăn cản các nút khác hoạt động trong một thời gian dài và do đó gây ra từ chối dịch vụ. Chương trình WiFi Manager có thể cảnh báo khi nó phát hiện ra những thông số thời gian Duration không bình thường được gửi đi. Các nhà quản trị mạng WLAN ngay lập tức phải phân tích xem thông số Duration đó là vô tình hay là cố ý được gửi bởi kẻ tấn công. b. Tấn công tràn kết nối Tấn công tràn kết nối là một kiểu tấn công từ chối dịch vụ mà kẻ tấn công cố gắng lấp đầy bảng kết nối của Access Point bằng cách làm tràn Access Point bởi một loạt các thông tin yêu cầu kết nối giả. Theo chuẩn 802.11 thì chứng thực dùng khóa chia sẻ gặp nhiều khiếm quyết và rất ít khi được sử dụng. Cách duy nhất là sử dụng chứng thực mở một thủ tục dựa trên sự chứng thực cao hơn từ 802.1x hoặc VPN. Chứng thực mở cho phép bất cứ máy khách nào được chứng thực sau đó kết nối. Một kẻ tấn công có thể làm tràn bảng kết nối của Access Point bằng cách tạo ra nhiều máy khách đạt tới trạng thái được chứng thực và được kết nối. Một khi bảng kết nối đã tràn thì các máy khách khác sẽ không thể kết nối được với Access Point và lúc này tấn công từ chối dịch vụ đã thành công. Khi WiFi tìm kiếm các địa chỉ MAC giả và lần theo những hoạt động của 802.1x và việc truyền dữ liệu sau khi một kết nối máy khách thành công để ngăn chặn kiểu tấn công từ chối dịch vụ này. c. Tấn công tràn phân tách Tấn công phân tách là một dạng của tấn công từ chối dịch vụ để buộc các máy khách luôn ở trạng thái được chứng thực nhưng chưa được kết nối bằng cách lừa gửi những gói tin phân tách từ Access Point tới các máy khách. Cứ mỗi khi máy khách yêu cầu dịch vụ kết nối thì kẻ tấn công lại gửi một gói tin phân tách đến cho máy khách làm cho máy khách không thể nào kết nối thành công được và không thể đạt được trạng thái được chứng thực và được kết nối. WiFi manager phát hiện ra kiểu tấn công từ chối dịch vụ này bằng cách dò tìm các gói tin phân tách giả và lần theo tình trạng chứng thực và kết nối của các máy khách. Một khi được cảnh báo, các Access Point và máy khách bị tấn công sẽ bị phát hiện và người quản trị mạng WLAN có thể giải quyết vấn đề này. d. Tấn công ngăn cản chứng thực Tấn công ngăn cản chứng thực là một dạng của tấn công từ chối dịch vụ bằng cách cố tình tạo ra các gói tin chứng thực với các thông số sai (thông số dịch vụ chứng thực và mã trạng thái) từ các máy khách ở trạng thái được chứng thực và được kết nối đến một Access Point. Khi nhận được các gói tin chứng thực sai này, Access Point sẽ chuyển máy khách về trạng thái chưa được chứng thực và chưa được kết nối làm ngưng kết nối đường truyền. Công cụ để thực hiện kiểu tấn công này gọi là Fata-jack – một phiên bản nâng cấp của Wlan-jack víêt bởi Mark Osbourne. WiFi manager sẽ phát hiện ra dạng tấn công từ chối dịch vụ này bằng cách quan sát các địa chỉ MAC giả và các chứng thực thất bại. Những cảnh báo này cũng ám chỉ các nỗ lực xâm nhập vào hệ thống. Mỗi khi một thiết bị không dây thất bại nhiều lần trong việc chứng thực với một Access Point thì WiFi manager sẽ đưa ra một lời cảnh báo về việc có một kẻ tấn công tiềm tàng đang cố gắng chọc thủng hệ thống bảo mật. Chú ý rằng những cảnh báo này chỉ chú trọng và phương thức chứng thực 802.11 (Hệ thống mở và chia sẻ khóa). Chứng thực 802.1x và EAP sẽ dựa trên những cảnh báo của WiFi manager khác. e. Tấn công tràn chứng thực Tấn công tràn chứng thực là một kiểu tấn công từ chối dịch vụ nhằm mục đích làm tràn ngập bảng lưu trữ dữ liệu truy cập của Access Point bằng cách dùng nhiều máy khách gửi rất nhiều yêu cầu chứng thực tới Access Point. Bảng lưu dữ liệu truy cập của Access Point là nơi mà Access Point lưu trữ thông tin về tình trạng máy khách và nó có kích cỡ giới hạn phụ thuộc vào bộ nhớ vật lý. Mỗi khi nhận được một yêu cầu chứng thực thì Access Point đều tạo ra một bảng lưu lại đầu vào ở trạng thái chưa chứng thực và chưa kết nối trong bảng kết nối Khi bảng kết nối này đã bị đầy tràn, các máy khách khách sẽ không thể được chứng thực và kết nối với Access Point, do đó cuộc tấn công từ chối dịch vụ này đã thành công. WiFi manager sẽ phát hiện ra kiểu tấn công từ chối dịch vụ này bằng cách dò tìm các tình trạng chứng thực và kết nối trong bảng tình trạng máy khách. Một khi có cảnh báo thì Access Point và máy khách bị tấn công sẽ được phát hiện và người quản trị mạng WLAN sẽ được báo. f. Tấn công tràn gây từ chối xác nhận Tấn công tràn gây ra từ chối xác thực là một dạng tấn công từ chối dịch vụ nhằm mục đích đưa các máy khách tới trạng thái chưa chứng thực và chưa kết nối bằng cách giả truyền các gói tin từ chối xác thực tới địa chỉ unicast của máy khách. Với những sự bổ sung của các máy khách hiện nay thì dạng tấn công này là rất hiệu quả và ngay lập tức gây ra sự chia cắt giữa Access Point và máy khách. Điển hình, các máy khách sẽ phải chứng thực lại và kết nối lặp đi lặp lại đến dịch vụ cho đến khi nào kẻ tấn công gửi một gói tin từ chối xác thực khác. Kẻ tấn công sẽ sử dụng các gói tin giả từ chối xác thực này tới tất cả các máy khách trong dịch vụ. g. Tấn công tràn Access Point Access Point lưu trữ bảng thông tin tình trạng máy khách ở trong bảng liên kết máy khách. Mỗi khi bảng liên kết máy khách đạt tới mức cho phép của các máy khách kết nối, Access Point sẽ bắt đầu từ chối các yêu cầu kết nối mới. Tình trạng này của Access Point gọi là tình trạng quá tải. WiFi manager sẽ từ chối các yêu cầu kết nối và cảnh bảo tới người quản trị. Một Access Point có thể bị quá tải vì một trong các lý do sau: Thực sự bị quá tải bởi lượng người truy cập quá đông: Các Access Point ở trong các vùng có mật độ truy cập đông thường bị quá tải. Đây là chuyện hết sức bình thường. Việc này có thể được giải quyết bằng cách thêm nhiều Access Point nữa vào vùng đó. Kiểu tấn công từ chối dịch vụ sử dụng sự kết nối giả: Nếu như Access Point không thực sự bị quá tải nhưng vẫn từ chối các máy khách thì nó chính là đã bị tấn công từ chối dịch vụ. Những kẻ tấn công sử dụng máy laptop có WiFi và các công cụ mã nguồn mở để gây ra vấn đề này. Nếu có quá nhiều cảnh báo về tấn công từ chối dịch vụ vào một Access Point thì phải khoanh vùng và tìm kẻ tấn công để làm cho Access Point này hoạt động bình thường trở lại. 2.7. Chính sách bảo mật mạng không dây 2.7.1. Đánh giá về hệ thống bảo mật của WLAN Một mạng WLAN là cách hoàn hảo để chúng ta kết nối dữ liệu trong một tòa nhà mà không cần phải thiết đặt hàng đống dây rợ trong văn phòng. Tuy nhiên đi kèm với sự tiện lợi đó là rất nhiều vấn đề về an ninh đang còn tồn tại ở WLAN. Trong phần lớn các mạng LAN, hệ thống dây nằm ở trong văn phòng, vì thế nếu muốn phá hoại thì trước tiên kẻ tấn công phải đánh bại hệ thống phòng thủ vật lý. Tuy nhiên sóng radio trong mạng không dây lại có thể đi xuyên ra ngòai tòa nhà làm gây nên rất nhiều nguy hiểm cho hệ thống mạng WLAN. Nói tóm lại hệ thống bảo mật của WLAN còn rất nhiều lỗ hổ và các nhà quản trị mạng WLAN cần tuân theo các chính sách bảo mật nghiêm ngặt. 2.7.2. Chính sách bảo mật WLAN Với bất cứ mạng WLAN nào bạn cũng nên xem xét việc áp dụng các chính sách này đối với những tài nguyên để tránh những kẻ xâm nhập bất hợp pháp. Kích hoạt bảo vệ WEP ít thôi. Thực tế thì WEP rất yếu, nó không đủ để bảo vệ các thông tin quý giá ở trong mạng. Vấn đề của chuẩn 802.11b là nó không hỗ trợ việc thay đổi WEP động nên làm cho việc mã hóa yếu đi từng ngày. Tận dụng các cơ chế trao đổi khóa tĩnh. Hiện nay với chuẩn 802.11i bạn có thể dùng cơ chế WiFi Protected Access để tăng cường khả năng an ninh cho mạng. Đảm bảo rằng các card mạng và các phần cứng Access Point đều được cập nhật. Các nhà sản xuất thường xuyên đưa các bản patch mới để tăng cường khả năng bảo mật của các thiết bị này. Đảm bảo rằng không có người lạ nào có thể reset Access Point. Đừng để Access Point ở nơi dễ dàng chạm tới nếu không thì bạn sẽ phải hối tiếc đó. Hãy cấu hình Access Point đúng cách. Điều này là rất quan trọng nhưng nhiều khi các nhà quản trị quá chủ quan vì nó quá là đơn giản. Hãy đặt các Password thật mạnh cho Access Point. Để đảm bảo rằng chỉ có admin mới có thể kiểm soát chiếc Access Point. Đừng sử dụng các tên SSID mặc định. Đặt tên mặc định thì bạn dễ nhớ nhưng điều này cũng làm cho kẻ tấn công cảm thấy dễ dàng hơn. Hãy hạn chết sóng radio lan ra bên ngoài. Việc này có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh mức độ phát sóng của các Access Point để đảm bảo sóng chỉ ở trong tòa nhà. Hãy cài đặt các tường lửa cá nhân. Sẽ khó hơn cho các hacker khi gặp phải tường lửa tốt. Tận dụng hệ thống mạng ảo ở các máy khách để tăng cường khả năng bảo mật của WLAN. Quan sát kỹ lưỡng khi có những tình huống khả nghi để có thể xử lý kịp thời. Chương 3: CÔNG NGHỆ CAPTIVE PORTAL VÀ SỬ DỤNG RADIUS XÁC THỰC TRONG WLAN 3.1. Công nghệ Captive Portal là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm Captive Portal (viết tắt là CP) thông qua cách thức hoạt động của chúng. Công nghệ CP sẽ bắt buộc một máy muốn sử dụng Internet trong mạng thì trước tiên phải sử dụng trình duyệt để “được” tới một trang đặc biệt (thường dùng cho mục đích xác thực). CP sẽ chuyển hướng trình duyệt tới thiết bị xác thực an ninh. Điều này được thực hiện bằng cách bắt tất cả các gói tin, kể cả địa chỉ và cổng, đến khi người dùng mở một trình duyệt và thử truy cập Internet. Tại thời điểm đó, trình duyệt sẽ được chuyển hướng tới trang web đặc biệt yêu cầu xác thực (đăng nhập) hoặc thanh toán, hoặc đơn giản chỉ là hiện một bảng thông báo về các quy định mà người dùng sẽ phải tuân theo và yêu cầu người dùng phải chấp nhận các quy định đó trước khi truy cập Internet. CP thường được triển khai ở hầu hết các điểm truy nhập WiFi và nó cũng có thể được dùng để điều khiển mạng có dây. Do trang web đăng nhập phải truy cập được từ trình duyệt của máy khách, do đó trang web này cần phải đặt ngay trên gateway hoặc trên một web server nằm trong “danh sách trắng” nghĩa là có thể truy cập mà không cần quá trình xác thực. Ngoài việc có danh sách trắng của các địa chỉ URL, một vài loại gateway còn có danh sách trắng đối với một vài cổng TCP. 3.1.1. Các cách triển triển khai a. Chuyển hướng bằng HTTP (Hypertext Transfer Protocol) Nếu một máy khách chưa xác thực truy cập đến một website, trình duyệt sẽ yêu cầu địa chỉ IP tương ứng với tên miền từ máy chủ DNS và nhận được thông tin này như bình thường. Tiếp đó trình duyệt sẽ gửi một yêu cầu HTTP đến địa chỉ IP đó. Tuy nhiên yêu cầu này sẽ bị firewall chặn lại và chuyển tiếp tới một máy chủ chuyển tiếp. Máy chủ chuyển tiếp này phản hồi với một trả lời HTTP thông thường, trong đó gồm mã trạng thái HTTP 302 để chuyển hướng máy khách tới CP. Đối với máy khách thì quá trình này hoàn toàn “trong suốt”. Máy khách sẽ tưởng rằng website đó đã thực sự trả lời với yêu cầu đầu tiên và gửi thông tin chuyển hướng. b. Chuyển hướng bằng DNS Nếu một máy khách chưa xác thực truy cập đến một website, trình duyệt sẽ yêu cầu địa chỉ IP tương ứng với tên miền từ máy chủ DNS. Thay vì trả về IP chính xác của tên miền website đó, máy chủ DNS sẽ trả về IP của CP. Nếu quản trị mạng không có hành động ngăn ngừa thì cách thức này có thể dễ dàng bị vượt qua bằng cách sử dụng một máy chủ DNS khác tại máy khách. 3.1.3. Giới thiệu một số phần mềm sử dụng công nghệ Captive Portal a. Dành cho FreeBSD/OpenBSD PfSense pfSense là một phiên bản phần mềm tường lửa được tách ra từ phần mềm tường lửa mã nguồn mở m0n0wall phát triển trên nền hệ điều hành FreeBSD. Gói phần mềm bao gồm hệ hiều hành Unix FreeBSD và các gói dịch tích hợp có chức năng router, tường lửa, máy chủ VPN, và một số dịch khác. Với mục tiêu là các hệ thống PC nhúng, gói phần mềm được thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng cài đặt thông qua giao diện web và đặc biệt là có khả năng cài đặt thêm gói dịch vụ để mở rộng tính năng. Trang web chính thức của pfSense là www.pfSense.com. Để có thể tiếp tục thao tác như trong bài viết, các bạn vào mục downloads trên website, chọn download phiên bản iso LiveCD và ghi ra đĩa CD tập tin iso này. Ưu điểm Miễn phí. Có khả năng bổ sung thêm tính năng bằng gói dịch vụ cộng thêm. Dễ cài đặt, cấu hình. Hạn chế Phải trang bị thêm modem nếu không có sẵn. Không được hỗ trợ từ nhà sản xuất như các thiết bị cân bằng tải khác. Vẫn chưa có tính năng lọc URL như các thiết bị thương mại. Đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức cơ bản về mạng để cấu hình. b. Dành cho Linux PacketFence ( sử dụng ARP Spoofing thay vì lọc địa chỉ MAC/IP. Có thể được sử dụng để phát hiện/cô lập worms. Sử dụng Snort cho IDS. ZeroShell ( là một bản phân phối Linux nhỏ dạng LiveCD hoặc CompactFlash có chứa một multi-gateway Captive Portal. ... c. Dành cho Windows DNS Redirector ( không cần MAC, cho phép tích hộp 3rd party với MAC. ... d. Các loại khác HotSpotSystem.com ( Giải pháp hoàn thiện cho dịch vụ HotSpot trả tiền và miễn phí. WorldSpot.net ( Giải pháp dựa trên ChilliSpot. Miễn phí cho các HotSpot miễn phí. ... 3.1.4. Một số hạn chế Hấu hết các sản phẩm này chỉ đòi hỏi người sử dụng tới một trang đăng nhập có mã hoá SSL, sau đó IP và MAC của họ sẽ được cho phép đi qua gateway. Điều này sẽ có thể bị lợi dụng với một công cụ nghe lén gói tin đơn giản. Một khi địa chỉ IP và MAC của một máy tính khác đã được xác thực thì một máy tính bất kì có thể giả mạo địa chỉ IP và MAC của máy tính đó và do đó được phép đi qua gateway. Những platform có Wi-Fi và TCP/IP stack nhưng không có trình duyệt hỗ trợ HTTPS thì không thể sử dụng nhiều loại CP. Ví dụ như máy chơi game Nintendo DS sử dụng Nintendo Wi-Fi Connection. 3.2. Sử dụng RADIUS cho quá trình xác thực trong WLAN Với khả năng hỗ trợ xác thực cho cả chuẩn không dây 802.1X, RADIUS là giải pháp không thể thiếu cho các doanh nghiệp muốn quản lý tập trung và tăng cường tính bảo mật cho hệ thống. Việc bảo mật mạng LAN không dây (WLAN) sử dụng chuẩn 802.1X kết hợp với xác thực người dùng trên Access Point. Một máy chủ thực hiện việc xác thực trên nền tảng RADIUS có thể là một giải pháp tốt cung cấp xác thực cho chuẩn 802.1X. Trong phần này tôi sẽ giới thiệu về cách thức làm việc của RADIUS và vì sao phải cần thiết máy chủ RADIUS để hỗ trợ việc xác thực cho WLAN. 3.2.1. Xác thực, cấp phép, và thanh toán Giao thức Remote Authentication Dial In User Service (RADIUS) được định nghĩa trong RFC 2865: Với khả năng cung cấp xác thực tập trung, cấp phép và điều khiển truy cập cho các phiên làm việc với SLIP và PPP Dial-up – như việc cung cấp xác thực của các nhà cung cấp dịch vụ Internet đều dựa trên giao thức này để xác thực người dùng khi họ truy cập Internet. Nó cần thiết trong tất cả các bộ dịch vụ truy cập mạng(Network Access Server-NAS) để làm việc với danh sách tên và mật khẩu cho việc cấp phép, RADIUS Yêu cầu truy nhập sẽ chuyển các thông tin tới một máy chủ xác thực, thông thường nó là một máy chủ xác thực, cấp phép và thanh toán (máy chủ). Trong kiến trúc của hệ thống nó tạo ra khả năng tập trung các thông tin của người dùng, các điều kiện truy cập trên một điểm duy nhất, trong khi có khả năng cung cấp cho một hệ thống lớn, cung cấp giải pháp NASs. Khi một người dùng kết nối, NAS sẽ gửi một thông báo dạng RADIUS Yêu cầu truy nhập tới máy chủ xác thực, chuyển các thông tin như tên và mật khẩu, thông qua một cổng xác định, NAS nhận dạng, và một thông báo xác thực. Sau khi nhận được các thông tin máy chủ sử dụng các gói tin được cung cấp như NAS nhận dạng và xác thực thẩm định lại việc NAS đó có được phép gửi các yêu cầu đó không. Nếu có khả năng, máy chủ sẽ tìm kiểm tra thông tin tên và mật khẩu mà người dùng yêu cầu truy cập trong cơ sở dữ lệu. Nếu quá trình kiểm tra là đúng thì nó sẽ mang một thông tin trong Yêu cầu truy nhập quyết định quá trình truy cập của người dùng đó là được chấp nhận. Khi quá trình xác thực bắt đầu được sử dụng, máy chủ có thể sẽ trả về một RADIUS Thách thức truy nhập mang một số ngẫu nhiên. NAS sẽ chuyển thông tin đến người dùng từ xa (với ví dụ này sử dụng CHAP). Khi đó người dùng sẽ phải trả lời đúng các yêu cầu xác nhận, sau đó NAS sẽ chuyển tới một thông báo RADIUS Yêu cầu truy nhập. Nếu máy chủ sau khi kiểm tra các thông tin của người dùng hoàn toàn thoả mãn sẽ cho phép sử dụng dịch vụ, nó sẽ trả về một thông báo dạng RADIUS Chấp nhận truy nhập. Nếu không thoả mãn máy chủ sẽ trả về một tin RADIUS Từ chối truy nhập và NAS sẽ ngắt kết nối với người dùng. Khi một gói tin Chấp nhận truy nhập được nhận và RADIUS tính toán đã được thiết lập, NAS sẽ gửi một gói tin RADIUS Yêu cầu thanh toán tới máy chủ. Máy chủ sẽ thêm các thông tin vào file Log của nó, với việc NAS sẽ cho phép phiên làm việc với người dùng bắt đầu khi nào, và kết thúc khi nào, RADIUS Thanh toán làm nhiệm vụ ghi lại quá trình xác thực của người dùng vào hệ thống, khi kết thúc phiên làm việc NAS sẽ gửi một thông tin RADIUS Yêu cầu thanh toán. 3.2.2. Sự an toàn và mở rộng Tất cả các thông báo của RADIUS đều được đóng gói bởi gói dữ liệu người dùng UDP, nó bao gồm các thông tin như: kiểu thông báo, số thứ tự, độ dài, xác thực, và một loạt các giá trị thuộc tính. Xác thực: tác dụng của xác thực là cung cấp một chế độ bảo mật. NAS và máy chủ sử dụng xác thực để hiểu đuợc các thông tin đã được mã hoá của nhau như mật khẩu chẳng hạn. Nó cũng giúp NAS phát hiện sự giả mạo của gói tin RADIUS Trả lời. Cuối cùng, nó được sử dụng làm cho biến mật khẩu thành một dạng nào đó, ngăn chặn việc làm lộ mật khẩu của người dùng trong các thông báo RADIUS. Xác thực gửi yêu cầu truy nhập trong một số ngẫu nhiên. MD5 sẽ băm (hash) số ngẫu nhiên đó thành một dạng riêng là OR’ed cho mật khẩu của người dùng và gửi trong yêu cầu truy nhập mật khẩu người dùng. Toàn bộ RADIUS Trả lời sau đó được MD5 băm với cùng thông số bảo mật của xác thực, và các thông số trả lời khác. Xác thực giúp cho quá trình giao tiếp giữa NAS và máy chủ được bảo mật nhưng nếu kẻ tấn công tóm được cả hai gói tin RADIUS Yêu cầu truy nhập và Trả lời truy nhập thì có thể thực hiện "tấn công từ điển" để phân tích việc đóng gói này. Trong điều kiện thực tế việc giải mã khó khăn bạn cần phải sử dụng những thông số dài hơn, toàn bộ vấn đề có khả năng nguy hại cho quá trình truyền tải này được miêu tả rất kỹ trong RFC 3580. Cặp giá trị thuộc tính: Thông tin được mang bởi RADIUS đuợc miêu tả trong một dạng giá trị thuộc tính, để hỗ trợ cho nhiều công nghệ khác nhau, và nhiều phương thức xác thực khác nhau. Một chuẩn được định nghĩa trong cặp giá trị thuộc tính , bao gồm tên người dùng-mật khẩu, NAS-địa chỉ IP, cổng NAS-kiểu dịch vụ. Các nhà sản xuất cũng có thể định nghĩa cặp giá trị thuộc tính để mang các thông tin của mình. Thêm vào đó, rất nhiều chuẩn cặp giá trị thuộc tính được định nghĩa trong nhiều năm để hỗ trợ giao thức xác thực mở rộng (Extensible Authentication Protocol-EAP), một dạng khác cũ hơn của nó là giao thức PAP và CHAP dial-up. Ta có thể tìm thấy trong tài liệu RFC 3579 cho phiên bản mới nhất của RADIUS hỗ trợ EAP. Trong phần này sẽ nói rất rõ về hỗ trợ xác thực cho WLAN, từ khi chuẩn EAP được sử dụng cho 802.1X cổng điều khiển truy cập để cho phép xác thực từ bên ngoài cho mạng không dây. 3.2.3. Áp dụng RADIUS cho mạng LAN không dây Trong một mạng không dây sử dụng 802.1X cổng điều khiển truy cập, các máy trạm sử dụng không dây với vai trò người sử dụng từ xa và điểm truy nhập không dây làm việc với vai trò như một NAS. Để thay thế cho việc kết nối đến NAS với dial-up như giao thức PPP, trạm không dây kết nối đến Access Point bằng việc sử dụng giao thức 802.11. Một quá trình được thực hiện, trạm không dây gửi một thông báo EAP bắt đầu tới Access Point. Access Point sẽ yêu cầu trạm nhận dạng và chuyển các thông tin đó tới một máy chủ với thông tin là RADIUS Yêu cầu truy nhập thuộc tính tên người dùng. Bây giờ ta đã hiểu, máy chủ và trạm không dây hoàn thành quá trình bằng việc chuyển các thông tin RADIUS Thách thức truy nhập và Yêu cầu truy nhập qua Access Point. Được quyết định bởi phía trên là một dạng EAP, thông tin này được chuyển trong một đường hầm được mã hoá TLS (Encypted TLS Tunnel). Nếu máy chủ gửi một thông báo chấp nhận truy nhập, Access Point và trạm không dây sẽ hoàn thành quá trình kết nối và thực hiện phiên làm việc với việc sử dụng WEB hay TKIP để mã hoá dữ liệu. Và tại điểm đó, Access Point sẽ không cấm cổng và trạm không dây có thể gửi và nhận dữ liệu từ hệ thống mạng một cách bình thường. Chúng ta cần lưu ý là mã hoá dữ liệu từ trạm không dây tới Access Point khác với quá trình mã hoá từ Access Point tới máy chủ. Nếu máy chủ gửi một thông báo từ chối truy nhập, Access Point sẽ ngắt kết nối tới trạm. Trạm có thể cố gắng thử lại quá tình xác thực, nhưng Access Point sẽ cấm trạm này không gửi được các gói tin tới các Access Point ở gần đó. Chú ý là trạm này hoàn toàn có khả năng nghe được các dữ liệu được truyền đi từ các trạm khác. Trên thực tế dữ liệu được truyền qua sóng radio và đó là câu trả lời tại sao ta phải mã hoá dữ liệu khi truyền trong mạng không dây. Giá trị thuộc tính bao gồm trong thông báo của RADIUS có thể sử dụng bởi máy chủ để quyết định phiên làm việc giữa Access Point và trạm không dây. Chính xác các thông tin thêm vào có thể phụ thuộc vào máy chủ hay Access Point và trạm bạn sử dụng. 3.2.4.Thực hiện các tùy chọn Một vấn đề đầu tiên ta phải hiều vai trò của RADIUS trong quá trình xác thực của WLAN, ta phải thiết lập một máy chủ hỗ trợ sự tương tác. - Nếu có một máy chủ trong mạng gọi là RADIUS, nó đã sẵn sàng để hỗ trợ xác thực cho chuẩn 802.1X và cho phép chọn lựa các dạng EAP. Nếu đã có thì chuyển tiếp đến bước tiếp theo là làm thế nào để thiết lập tính năng này. - Nếu ta có một máy chủ RADIUS không hỗ trợ 802.1X, hoặc không hỗ trợ các dạng EAP, ta có thể lựa chọn bằng cách cập nhật các phiên bản phần mềm mới hơn cho máy chủ, hay là có thể cài đặt một máy chủ mới. Nếu khi cài đặt một máy chủ hỗ trợ xác thực cho chuẩn 802.1X, ta có thể sử dụng tính năng RADIUS proxy để thiết lập một chuỗi các máy chủ, cùng chia sẻ chung một cơ sở dữ liệu tập trung, RADIUS proxy có thể sử dụng để chuyển các yêu cầu xác thực tới máy chủ có khả năng xác thực qua chuẩn 802.1X. - Nếu không có một máy chủ RADIUS thì cần thiết phải cài đặt một máy chủ cho quá trình xác thực của WLAN, lựa chọn cài đặt này là một công việc thú vị. 3.2.5. Kết luận Với cơ sở tập trung, giải pháp sử dụng RADIUS cho mạng WLAN là rất quan trọng bởi nếu một hệ thống mạng của chúng ta có rất nhiều Access Point việc cấu hình để bảo mật hệ thống này là rất khó nếu quản lý riêng biệt, người dùng có thể xác thực từ nhiều Access Point khác nhau và điều đó là không bảo mật. Khi sử dụng RADIUS cho WLAN mang lại khả năng tiện lợi rất cao, xác thực cho toàn bộ hệ thống nhiều Access Point, … cung cấp các giải pháp thông minh hơn. Chương 4: CÀI ĐẶT VÀ THỬ NGHIỆM PHẦN MỀM CHILLISPOT 4.1. Giới thiệu ChilliSpot ChilliSpot là một phần mềm sử dụng công nghệ Captive Portal mã nguồn mở dùng để điều khiển truy nhập mạng LAN không dây. Phần mềm được sử dụng để xác thực người dùng của một mạng LAN không dây. Có hỗ trợ đăng nhập qua web, xác thực, cấp quyền và thống kê được điều khiển thông qua máy chủ radius. ChilliSpot có bản dịch cho các phiên bản: Redhat, Fedora, Debian, Mandrake và OpenWRT. 4.1.1. Phương pháp xác thực của ChilliSpot ChilliSpot hỗ trợ 2 phương pháp xác thực: Phương pháp truy nhập phổ thông (UAM - Universal Access Method) Bảo vệ truy cập mạng không dây (WPA - Wireless Protected Access) Với UAM, máy khách không dây được cấp một địa chỉ IP do Chilli cấp. Khi người dùng khởi động trình duyệt web, Chilli sẽ bắt kết nối TCP và gửi tới trình duyệt web xác thực của máy chủ. ChilliSpot sẽ hỏi người dùng username và password. Password được mã hóa và gửi lại cho ChilliSpot. Với WPA, xác thực được điều khiển bởi Access Point và sau đó được chuyển từ Access Point đến ChilliSpot. Nếu như WPA được sử dụng kết nối giữa Access Point và máy khách được mã hóa. Đối với UAM và WPA, ChilliSpot chuyển yêu cầu xác thực cho máy chủ radius. Máy chủ radius gửi một thông báo chấp nhận truy cập tới Chilli nếu việc xác thực đó thành công. Cách khác là sự truy nhập bị loại bỏ được gửi sau. 4.1.2. Một số giao diện của ChilliSpot ChilliSpot có 3 giao diện chính: Một giao diện liên kết xuống dưới để chấp nhận kết nối từ khách hàng. Một giao diện radius để xác thực khách hàng. Một giao diện mạng liên kết lên trên để chuyển tiếp lưu lượng cho những mạng khác. Xác thực máy khách được thực hiện bởi máy chủ radius ngoài. Cho UAM CHAP-Challenge và CHAP-Password như chỉ rõ RFC 2865 được sử dụng. Cho WPA thuộc tính EAP- Thông báo radius được định nghĩa trong RFC 2869 được sử dụng. Thông báo các thuộc tính được mô tả trong RFC 2548 được sử dụng để chuyển các khóa mã hóa từ máy chủ radius tới ChilliSpot. Ngoài ra, giao diện radius còn hỗ trợ thống kê. Giao diện liên kết xuống dưới chấp nhận DHCP và yêu cầu ARP từ máy khách. Máy khách có thể trong 2 trạng thái: Không được xác thực và được xác thực. Trong trạng thái không được xác thực, mạng yêu cầu máy khách được gửi một lần nữa tới web server xác thực. Trong một ứng dụng không đựợc xác thực điển hình, máy khách sẽ được chuyển tiếp tới web server và nhập lại tên và mật khẩu. Web server chuyển tiếp người dùng tới Chilli có nghĩa là gửi một lần nữa trình duyệt web tới Chilli. Một yêu cầu xác thực chuyển tiếp tới máy chủ radius. Nếu xác thực thành công trạng thái của máy khách được thay đổi thành được xác thực. Phương pháp xác thực này chính là phương pháp truy nhập phổ thông (UAM). Giống một trong những khả năng tới UAM mà các Access Point có thể được định hình để xác thực khách hàng bởi việc sử dụng bảo vệ truy nhập không dây (WPA). Trong quyền xác thực trường hợp này được chuyển từ Access Point tới Chilli bởi việc sử dụng giao thức radius. Yêu cầu radius nhận được là sự ủy quyền bởi Chilli và chuyển tiếp tới máy chủ radius. Giao diện liên kết lên trên được thực hiện bởi việc sử dụng bộ điều khiển TUN/TAP. Khi Chilli khởi động một giao diện TUN được thiết lập và để tùy chọn cấu hình ngoài tập lệnh được gọi. 4.1.3. Yêu cầu để xây dựng một HotSpot Để xây dựng một HotSpot cần những thành phần sau đây: Đường kết nối Internet. Wireless LAN access point Phần mềm ChilliSpot Máy chủ RADIUS Máy chủ Web 4.1.4. Kiến trúc mạng khi xây dựng Một kiến trúc mạng tiêu biểu như hình dưới đây: Máy khách không dây có thể thiết lập kết nối không dây tới Access Point nhưng trước hết nó phải xác thực với Chilli. Theo cấu trúc có 3 kiểu mạng khác nhau: Mạng ngoài: tiêu biểu là Internet hoặc Intranet. Sự truy nhập từ mạng ngoài được Chilli bảo vệ và chỉ cho phép lưu lượng từ máy khách đã được xác thực đi qua. Mạng trong: mạng bên trong đang nối Access Point với ChilliSpot. Được sử dụng để chuyển tiếp cho Ethernet các khung giữa Chilli và máy khách cũng như cho lưu lượng quản lý IP tới và từ những Access Point. Mạng không dây: máy khách được kết nối tới mạng không dây và những Access Point phục vụ nhu cầu nối giữa mạng trong và mạng không dây. Cho phép chuyển tiếp tới Ethernet các khung giữa Chilli và máy khách không dây. Chilli phụ thuộc vào một số máy chủ ngoài: Máy chủ DNS: khi truy nhập mạng ngoài, máy khách dựa trên một hay nhiều những máy chủ DNS để giải quyết tên miền đến những địa chỉ IP. Máy khách có được thông tin của máy chủ DNS và địa chỉ IP nhờ vào Chilli. Trước khi bắt đầu cài đặt ChilliSpot bạn phải xác định địa chỉ IP của ít nhất một máy chủ DNS mà có thể sử dụng mạng không dây. Nếu bạn không chỉ rõ máy chủ DNS Chillli sẽ sử dụng máy chủ DNS mà được chỉ định bởi hệ điều hành. Máy chủ UAM: khi một người đăng nhập, khi đó được gửi một lần nữa tới trang chủ xác thực và yêu cầu người dùng cho biết tên và mật khẩu. Nếu một máy chủ UAM không có sẵn thì có thể cài đặt một máy chủ Chilli. Máy chủ radius: quyền người dùng được lưu trữ trong một hay một số máy chủ radius. Bất cứ nơi nào máy khách kết nối tới mạng, Chilli sẽ liên hệ với máy chủ radius để xác nhận quyền người dùng. Nếu máy chủ radius riệng biệt không có sẵn thì có thể cài đặt trên máy chủ Chilli. Nói chung, Access Point cần phải định cấu hình với sự xác thực mở và không có sự mã hóa nào. Sự xác thực được điều khiển bởi Chilli. Để an toàn hơn Access Point cần phải định cấu hình cho sự bảo vệ truy nhập không dây. 4.2. Mô tả 4.2.1. Máy chủ Web xác thực Một máy chủ web xác thực là cần thiết để xác nhận những người dùng sử dụng phương pháp truy nhập phổ thông. Cho sự bảo vệ truy nhập mạng không dây máy chủ web là không cần thiết. Giao diện truyền thông tới máy chủ web thực hiện sử dụng giao thức HTTP. Không có “call backs ” nào từ máy chủ web đến Chilli là cần thiết để xác nhận máy khách. Điều này có nghĩa là HotSpot có thể được đặt đằng sau một cổng vào NAT (Network Address Translation - Hệ thống dịch địa chỉ IP), proxy hoặc firewall trong khi máy chủ web được định vị trên Internet công cộng. Chúng ta cung cấp một nguyên bản CGI (Common Gateway Interface – Hệ giao tiếp cổng vào chung) cho máy chủ web của bạn và sẽ hỏi người dùng tên và mật khẩu. Người dùng đưa thông tin này vào, mật khẩu được mã hóa sau đó được gửi tới Chilli và chuyển tiếp yêu cầu cho máy chủ radius. Bạn cần phải sử dụng giao thức SSL / TLS trên máy chủ web của bạn để bảo vệ tên và mật khẩu. 4.2.2. RADIUS a. Máy chủ radius Chúng ta không cung cấp bất kì phần mềm máy chủ radius nào. Cho những dự án nhỏ, chúng ta giới thiệu sử dụng máy chủ radius mã nguồn mở như: FreeRADIUS, Cistron hoặc OpenRADIUS. b. Những thuộc tính RADIUS Thuộc tính # Kiểu Yêu cầu xác thực Trả lời xác thực Yêu cầu chấp nhận Nhận xét User-name 1 String X X Tên đăng nhập đầy đủ của người dùng User-Password 2 String X Sử dụng cho UAM luân phiên tới CHAP-Password và CHAP-Challenge. CHAP-Password 3 String X Sử dụng cho UAM CHAP-Challenge 60 String X Sử dụng cho UAM EAP-Message 79 String X X Sử dụng cho WPA NAS-IP-Address 4 IPaddr X X Địa chỉ IP của Chilli (đặt bởi tùy chọn radiusnasip hoặc radiuslisten). Nếu cả radiuslisten lẫn nasipaddress đều không thiết lập NAS-địa chỉ IP thiết lập tới "0.0.0.0". Service-Type 6 Integer X X Đặt tới Đăng nhập những yêu cầu xác thực bình thường.Cho những thông báo -Yêu cầu quản lí cấu hình kiểu RFC 2882 tới máy chủ radius đây là thiết lập tới ChilliSpot cho phép duy nhất (0x38df0001). Thông báo sự chấp nhận từ máy chủ radius cho những thông báo quản lí cấu hình cũng phải thiết lập tới ChilliSpot cho phép duy nhất  (0x38df0001). Framed-IP-Address 8 IPaddr X X X Địa chỉ IP của người sử dụng Reply-Message 18 String X Lí do loại bỏ nếu hiện hành. State 24 String X X Gửi tới Chilli: Access-Accept hay Access-Challenge. Sử dụng trong suốt sau yêu cầu truy xuất. Class 25 String X X Sao chép trong suốt bởi Chilli từ Access-Accept tới Accounting-Request. Session-Timeout 27 Integer X Rời 1lần ngoài phiên là hoàn thành (giây) Idle-Timeout 28 Integer X Rời 1lần ngoài thời gian rỗi là hoàn thành (giây) Called-Station-ID 30 String X X Thiết lập radius gọi là lệnh chọn đường hay địa chỉ MAC của ChilliSpot nếu không hiện hành. Calling-Station-ID 31 String X X Địa chỉ MAC của máy khách NAS-ID 32 String X X Thiết lập tùy chọn radiusnasid nếu hiện hành. Acct-Status-Type 40 Integer X 1=Start, 2=Stop, 3=Interim-Update Acct-Input-Octets 42 Integer X Số của octets nhận từ máy khách. Acct-Output-Octets 43 Integer X Số của octets truyền tới máy khách. Acct-Session-ID 44 String X X ID duy nhất để liên kết Access-Request và Accounting-Request messages. Acct-Session-Time 46 Integer X Khoảng thời gian phiên làm việc Acct-Input-Packets 47 Integer X Số của gói tin nhận từ máy khách. Acct-Output-Packets 48 Integer X Số của gói tin truyền từ máy khách. Acct-Terminate-Cause 49 Integer X 1=User-Request, 2=Lost-Carrier, 4=Idle-Timeout, 5=Session-Timeout, 11=NAS-Reboot Acct-Input-Gigawords 52 Integer X Thời gian Acct-Input-Octets counter has wrapped around. Acct-Output-Gigawords 53 Integer X Thời gian Acct-Output-Octets counter has wrapped around. NAS-Port-Type 61 Integer X X 19=Wireless-IEEE-802.11 Message-Authenticator 80 String X X Luôn bao gồm trong Access-Request. Nếu hiện hành trong Access-Accept, Access-Challenge hay Access-reject Chilli sẽ xác nhận thông báo xác thực là chính xác. Acct-Interim-Interval 85 Integer X Nếu hiện hành trong Access-Accept Chilli sẽ tạo ra thời gian chuyển tiếp mục bản ghi với thời gian được chỉ rõ. WISPr-Location-ID 14122, 1 String X X Vị trí ID là thiết lập tùy chọn radiuslocationid nếu hiện hành. Cần phải trong định dạng: isocc=, cc=,ac=, network= WISPr-Location-Name 14122, 2 String X X Định vị tên là thiết lập tùy chọn radiuslocationname nếu hiện hành.Cần định dạng: , WISPr-Logoff-URL 14122, 3 String X Chilli bao gồm thuộc tính trong thông báo Access-Request .Thứ tự thông báo thao tác viên rời khỏi URL để sử dụng cho đăng kí của máy khách. Mặc định tới "". WISPr-Redirection-URL 14122, 4 String X Nếu hiện hành máy chủ sẽ gửi 1 lần nữa tới URL 1 xác thực. URL này cần 1 liên kết tới WISPr-Logoff-URL để cho phép máy khách rời khỏi hệ thống. WISPr-Bandwidth-Max-Up 14122, 7 Integer X Tốc độ truyền cực đại (b/s). Giới hạn bandwidth của kết nối. Chú ý thuộc tính này là b/s. WISPr-Bandwidth-Max-Down 14122, 8 Integer X Tốc độ nhận cực đại (b/s). giới hạn bandwidth của kết nối. Chú ý thuộc tính này chỉ rõ b/s. WISPr-Session-Terminate-Time 14122, 9 String X Thời gian người dùng bỏ kết nối trong định dạng ISO 8601 (YYYY-MM-DDThh:mm:ssTZD). Nếu TZD không được chỉ rõ giờ địa phương được giả thiết.Ví dụ ngắt kết nối vào 18 December 2001 at 7:00 PM UTC được chỉ rõ là 2001-12-18T19:00:00+00:00. ChilliSpot-Max-Input-Octets 14559, 1 Integer X octets số cực đại người dùng cho phép truyền. Sau giới hạn này người dùng sẽ ngừng kết nối. ChilliSpot-Max-Output-Octets 14559, 2 Integer X octets số cực đại người dùng cho phép nhận. Sau giới hạn này người dùng sẽ ngừng kết nối. ChilliSpot-Max-Total-Octets 14559, 3 X octets số cực đại người dùng cho phép chuyển giao(tổng truyền và nhận). Sau giới hạn này người dùng sẽ ngừng kết nối. ChilliSpot-UAM-Allowed X Khi nào nhận được từ máy chủ radius trong thông báo quản lí cấu hình kiểu RFC 2882 thuộc tính này sẽ tùy chọn dòng lệnh uamallowed. ChilliSpot-MAC-Allowed X Khi nào nhận được từ máy chủ radius trong thông báo quản lí cấu hình kiểu RFC 2882 thuộc tính này sẽ tùy chọn dòng lệnh macallowed. ChilliSpot-MAC-Interval Khi nào nhận được từ máy chủ radius trong thông báo quản lí cấu hình kiểu RFC 2882 thuộc tính này sẽ tùy chọn dòng lệnh interval. MS-MPPE-Send-Key 311,16 String X Sử dụng cho WPA MS-MPPE-Recv-Key 311,17 String X Sử dụng cho WPA 4.2.2. Access Point Chúng ta không giới thiệu Access Point từ bất kì nhà cung cấp đặc biệt nào. Cho UAM hầu như bất kì Access Point nào cũng sử dụng được. Nếu bạn muốn hỗ trợ WPA, bạn cần một Access Point mà hỗ trợ điều này. ChilliSpot được kiểm tra với những Access Point từ Cisco và Proxim để WPA hoạt động. 4.2.3. Máy khách Máy khách có thể chỉ là thiết bị mà có card WLAN PC hoặc xây dựng trong LAN không dây. Bạn phải tìm một máy khách “wifi” thích hợp. Đối với UAM, máy khách cần có một bộ duyệt web. Ví dụ những máy khách không dây với bộ duyệt web bao gồm những thiết bị nhúng và những phone WLAN VoIP nào đó. Đối với WPA, bạn cần một máy khách mà hỗ trợ điều này. Cái này cần hỗ trợ bởi cả card WLAN PC cũng như hệ điều hành. Microsoft cung cấp một gói WPA cho Windows XP. 4.2.4. Kiến trúc phần mềm Nền tảng chính cho ChilliSpot là Linux, nhưng nó có thể biên dịch phần mềm khác như: FreeBSD, OpenBSD, Solaris và even Apple OSX. Mục đích thiết kế chính của ChilliSpot là sự ổn định, có thể di chuyển được và biến đổi được. Kết quả của sự lựa chọn thiết kế như sau: Lập trình bằng ngôn ngữ C để hoàn thiện tính di chuyển được tiến tới những nền tảng khác. Sự trùng nhau được thực hiện sử dụng một vòng select() đơn để cải tiến có thể chuyển và cùng lúc đạt được thông lượng cao. Một quá trình máy khách tạo ra mỗi khi một yêu cầu xác thực http từ máy khách nhận được. Ứng dụng chỉ phát triển trong không gian người dùng. Cung cấp tính di chuyển tốt với chi phí thực hiện. Tính thực thi có thể tăng bởi việc người dùng thực hiện cách trình bày trong nhân. Duy trì kênh truy cập của bộ nhớ kiểm tra định vị và lỗi. Giúp cải tiến sự ổn định nhưng cần phải được tối ưu hóa cho sự thực thi ở giai đoạn về sau. 4.3. Cài đặt trên RedHat 9, Fedora (FC1,FC2,FC3 hoặc FC4) 4.3.1. Yêu cầu tối thiểu Bộ xử lý loại Intel pentium 233MHz (hoặc nhanh hơn). 2 card mạng. RAM 64 MB. Đĩa cứng 1 GB (nếu cài đặt hệ điều hành mới). Đĩa cứng trống 10 MB (nếu sử dụng hệ điều hành đã cài đặt). RedHat 9, Fedora 1, Fedora 2. 4.3.2. Chuẩn bị Trước khi bắt đầu cài đặt ChilliSpot, bạn sẽ cần phần cứng và phần mềm sau: Một PC phù hợp với 2 card mạng. Đĩa CD RedHat 9 hay Fedora 1 - 4 để cài đặt. File ChilliSpot cài đặt cho Redhat 9, Fedora 1 - 4. Bạn cũng cần quyết định sắp đặt bố trí mạng của bạn. Đối với mạng không dây và mạng trong, bạn có thể sử dụng địa chỉ IP cho trong lời giới thiệu. Địa chỉ IP của mạng ngoài thường được xác định bằng cấu hình có sẵn, vì vậy bạn cần tìm địa chỉ IP cũng như netmask cho mạng này. Hơn nữa, một địa chỉ IP thường được yêu cầu. Nếu bạn sử dụng địa chỉ IP động, bạn không cần định cấu hình địa chỉ IP và thông tin cổng. 4.3.3. Cài đặt Redhat hoặc Fedora Cài đặt Redhat hoặc Fedora trong mục này, những phần của cài đặt yêu cầu chú ý đặc biệt hơn nữa. Trong quá trình cài đặt bạn sẽ được hỏi một lựa chọn trong các lựa chọn. Dưới “Installation Type” chọn “Server”  Dưới "Network Configuration" cấu hình những giao diện thích hợp. eth0: Là giao diện ngoài của ChilliSpot (thường kết nối với Internet). Định hình giao diện này cho DHCP hoặc nếu bạn đang sử dụng địa chỉ IP tĩnh bạn cần định cấu hình cả địa chỉ IP và netmask. eth1: Là giao diện bên trong của ChilliSpot. Giao diện mạng này không cần định cấu hình mà nó tự động được định cấu hình bởi ChilliSpot. Bạn cần thiết lập hostname của máy chủ. Trong ví dụ này, chúng ta sử dụng “chilli”. Nếu bạn sử dụng DHCP cho giao diện ngoài, bạn làm bình thường không phải định cấu hình bất cứ cái gì. Nếu bạn sử dụng IP tĩnh, bạn sẽ cần điền vào "Gateway" cũng như "Primary DNS". Bạn có thể chọn điền vào "Secondary DNS" và "Tertiary DNS". Dưới "Firewall Configuration" chọn "Enable Firewall" (Redhat 9: an toàn mức " trung bình "). Chúng ta sẽ tùy chỉnh những quy tắc firewall về sau trong quá trình cài đặt, vì vậy bây giờ bạn có thể bỏ những tùy chọn firewall khác . Dưới "Package Group Selection" chọn những gói sau: "Server Configuration Tools" "Web Server" (không cần nếu sử dụng máy UAM riêng ) Dưới những chi tiết cho "Network Servers" chọn "freeradius"  (Không cần nếu sử dụng máy Radius riêng) Những công cụ quản lý. Đối với RedHat9, bạn cần download và biên dịch radius miễn phí từ www.freeradius.org. Không có gói khác nào cần bởi Chilli. Ở trên cài đặt quy định khoảng 850 MB của đĩa cứng. Bạn có thể cũng muốn cài đặt giao diện đồ họa người dùng hoặc gói khác, tuy nhiên điều này không được yêu cầu bởi Chilli. Sau khi bạn cài đặt Linux, hệ thống sẽ khởi động lại. Đăng nhập gốc và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBaocaototnghiep - TLuong-IN.doc
  • pptBCTotnghiep_THUYLUONG.ppt