Tài liệu Đồ án Đo nối khống chế ảnh ngoại nghiệp bằng công nghệ GPS: Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 1 - Trắc địa B -K48
Mục lục
Lời mở đầu............................................................................................................ 2
Chương I: Đo nối điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp....................................... 3
I.1. Quy trình thành lập bản đồ bằng phương pháp đo ảnh ................................... 3
I.2. Vị trí và nhiệm vụ của công tác đo nối khống chế ảnh đối với công tác đo
ảnh ......................................................................................................................... 4
I.3 Các yêu cầu cơ bản đối với điểm khống chế ảnh............................................. 5
I.4 Các phương pháp đo nối khống chế ảnh .......................................................... 6
Chương II: Công nghệ GPS trong công tác đo nối khống chế ảnh ngoại
nghiệp ................................................................................................................. 15
II.1....
63 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đồ án Đo nối khống chế ảnh ngoại nghiệp bằng công nghệ GPS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 1 - Trắc địa B -K48
Mục lục
Lời mở đầu............................................................................................................ 2
Chương I: Đo nối điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp....................................... 3
I.1. Quy trình thành lập bản đồ bằng phương pháp đo ảnh ................................... 3
I.2. Vị trí và nhiệm vụ của công tác đo nối khống chế ảnh đối với công tác đo
ảnh ......................................................................................................................... 4
I.3 Các yêu cầu cơ bản đối với điểm khống chế ảnh............................................. 5
I.4 Các phương pháp đo nối khống chế ảnh .......................................................... 6
Chương II: Công nghệ GPS trong công tác đo nối khống chế ảnh ngoại
nghiệp ................................................................................................................. 15
II.1. Giới thiệu công nghệ GPS............................................................................ 15
II.2. ứng dụng công nghệ GPS trong đo nối khống chế ảnh ............................... 31
Chương III: Thực nghiệm đo nối khống chế ảnh khu đo Bến Tre ............... 46
III.1 Khái quát về khu vực thực nghiệm.............................................................. 46
III.2 Các bước xử lý số liệu ................................................................................. 51
III.3 Đánh giá độ chính xác và kết quả ............................................................... 61
Kết luận .............................................................................................................. 62
Tài liệu tham khảo............................................................................................. 63
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 2 - Trắc địa B -K48
LờI Mở ĐầU
Ngày nay khoa học kỹ thuật đã đem lại nhiều bước tiến nhảy vọt trong sự
phát triển kinh tế. Con người đã từng bước đưa những thiết bị kỹ thuật hiện đại
vào ứng dụng trong cuộc sống để giải phóng dần sức lao động của mình. Một
trong những ứng dụng của con người là đưa hệ thống định vị toàn cầu GPS vào
ứng dụng trong nhiều ngành như: Hàng hải, hàng không, an ninh quốc phòng và
nhất là trong công tác trắc địa và bản đồ...
Hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System) là hệ thống
định vị, dẫn đường sử dụng các vệ tinh nhân tạo do Bộ Quốc Phòng Mỹ triển
khai từ năm 1970. Ban đầu hệ thống này được sử dụng chủ yếu cho mục đích
quân sự, nhưng do tính ưu việt của hệ thống này mà nó đã và đang được ứng
dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động kinh tế, xã hội. Trắc địa và bản đồ cũng là
một trong những ngành ứng dụng công nghệ này có hiệu quả những tính năng ưu
việt đó.
ở nước ta đã đưa kỹ thật định vị toàn cầu GPS vào sử dụng một cách có
hiệu quả trong công tác trắc địa và bản đồ từ đầu những năm 1990. Thực tế cho
thấy ngành trắc địa nước ta đã làm chủ công nghệ này và đã giải quyết được
nhiều nhiệm vụ quan trọng trong công tác trắc địa. Vì thế để tìm hiểu và chứng
minh tính ứng dụng thực tiễn cao của công nghệ GPS trong lĩnh vực trắc địa và
bản đồ nói chung và trong ngành trắc địa ảnh nói riêng em đã chọn đề tài:
“ Đo nối khống chế ảnh ngoại nghiệp bằng công nghệ GPS”. Nhằm mục đích
nêu rõ những khả năng ứng dụng công nghệ GPS trong việc xác định toạ độ
điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp phục vụ công tác tăng dày khống chế ảnh.
Nội dung đồ án gồm:
Chương I : Những vấn đề cơ bản về điểm khống chế ngoại nghiệp và
công nghệ dùng để đo nối
Chương II : Công nghệ GPS trong công tác đo nối điểm khống chế ngoại
nghiệp
Chương III: Thực nghiệm đo nối khống chế ảnh khu đo Bến Tre
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 3 - Trắc địa B -K48
Chương I
đo nối điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp
i.1. quy trình thành lập bản đồ bằng phương pháp đo ảnh
Trong trắc địa phương pháp đo ảnh hay còn gọi là phương pháp trắc địa ảnh,
là một phương pháp cơ bản trong đo vẽ bản đồ địa hình, địa chính các loại.
Trong đó, phương pháp trắc địa ảnh hàng không là phương pháp chủ yếu trong
công tác đo vẽ bản đồ các loại tỷ lệ khác nhau đặc biệt bản đồ địa hình trung
bình và nhỏ. Đo ảnh có 2 quá trình cơ bản là:
- Quá trình thu nhận hình ảnh thông tin ban đầu của đối tượng đo
- Quá trình dựng lại và đo đạc trên mô hình của đối tượng đo từ hình ảnh
chụp hoặc các thông tin thu được
Ngày nay với những thành tựu phát triển hiện đại về khoa học kỹ thuật và
công nghệ, phương pháp đo ảnh có khả năng đáp ứng được các yêu cầu đa dạng
về thành lập bản đồ địa hình, địa chính .
Để thành lập bản đồ bằng phương pháp ảnh thì việc lựa chọn quy trình công
nghệ đo vẽ cũng tuỳ thuộc vào đặc điểm địa hình, quy mô khu đo và các điều
kiện kỹ thuật cụ thể. Ta có thể tổng quát quy trình công nghệ của phương pháp
ảnh như sau.
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 4 - Trắc địa B -K48
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình công nghệ tổng quát của phương pháp đo ảnh.
I.2. Vị trí và nhiệm vụ của công tác đo nối khống chế ảnh
đối với công tác đo ảnh
Trong công tác đo vẽ ảnh hàng không các điểm khống chế là cơ sở cho việc
xác định vị trí không gian trong hệ toạ độ trắc địa của chùm tia hoặc các mô
hình lập thể được xác định từ các ảnh bay chụp, vì các nguyên tố định hướng
ngoài của ảnh hàng không thường không được xác định bằng các phương pháp
vật lý trong khi bay chụp với độ chính xác yêu cầu. Các điểm khống chế ảnh nói
trên là những điểm địa vật được xác đánh dấu trên các ảnh đo và đồng thời được
xác định toạ độ của chúng trong hệ toạ độ trắc địa.
Đo vẽ ảnh
quang cơ
Đo vẽ ảnh
giải tích
Đo vẽ
ảnh số
Đối tượng đo vẽ
Công tác thiết kế
và đo nối KCANN
Công tác bay chụp ảnh Công tác điều vẽ
Các quá trình xử lý và đo vẽ ảnh trong phòng
Phương pháp đo ảnh đơn Phương pháp đo ảnh lập thể
Công tác tăng dày
khống chế ảnh
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 5 - Trắc địa B -K48
Tuy nhiên, nếu tất cả các điểm khống chế ảnh đều phải tiến hành đo đạc xác
định ngoài thực địa thì khối lượng công tác sẽ tăng lên rất lớn. Vì vậy trong
phương pháp đo ảnh, người ta dựa trên các tính chất hình học cơ bản của ảnh đo
và nguyên lý để xây dựng các phương pháp đo đạc trong phòng nhằm xác định
toạ độ trắc địa của các điểm khống chế thay cho phần lớn công tác đo đạc ngoài
trời. Công tác này gọi là công tác tăng dày khống chế ảnh trong trắc địa ảnh.
Qua đây ta có thể thấy công tác đo nối khống chế ảnh được thực hiện theo
yêu cầu của công tác tăng dày khống chế ảnh và nó có vị trí then chốt trong quá
trình đo vẽ ảnh như được biểu thị ở sơ đồ quy trình công nghệ phần I.1 . Từ quy
trình công nghệ trên ta có thể thấy : Công tác đo nối khống chế ảnh là một khâu
quan trọng trong toàn bộ quy trình công nghệ đo vẽ.
Nhiệm vụ của công tác đo nối khống chế ảnh là xác định toạ độ trắc địa của
các điểm khống chế đo vẽ ảnh được chọn và đánh dấu ở những vị trí thích hợp
trên các ảnh đo nhằm làm cơ sở cho việc liên kết các đối tượng đo vẽ trong
phòng với miền thực địa. Ngoài ra công tác đo nối khống chế ảnh còn có nhiệm
vụ nữa là tính toán các yếu tố định hướng ngoài của ảnh.
I.3. các yêu cầu cơ bản đối với điểm khống chế ảnh
I.3.1. Độ chính xác của bản đồ được quy định như sau
I.3.1.1. Sai số trung phương vị trí địa vật biểu thị trên bản đồ gốc so với vị trí của
điểm khống chế đo vẽ gần nhất tính theo tỷ lệ bản đồ thành lập không được vượt
quá các giá trị sau đây:
a) 0,5 mm khi thành lập bản đồ ở vùng đồng bằng và vùng đồi;
b) 0,7 mm khi thành lập bản đồ ở vùng núi.
I.3.1.2. Sai số trung phương độ cao của đường bình độ, điểm đặc trưng địa hình,
điểm ghi chú độ cao biểu thị trên bản đồ gốc so với độ cao điểm khống chế độ
cao ngoại nghiệp gần nhất tính theo khoảng cao đều đường bình độ cơ bản
không vượt quá các giá trị sau:
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 6 - Trắc địa B -K48
Khoảng cao đều
đường bình độ cơ
bản
Sai số trung phương về độ cao (tính theo khoảng
cao đều cơ bản)
1: 2000 1: 5000
0,5 m và 1,0 m 1/4 1/4
2,5 m 1/3 1/3
5,0 m 1/3 1/3
Đối với khu vực ẩn khuất và đặc biệt khó khăn các sai số trên được phép
tăng lên 1,5 lần.
I.3.1.3. Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế ảnh ngoại
nghiệp, điểm khống chế đo vẽ ngoại nghiệp so với vị trí điểm tọa độ quốc gia
gần nhất sau bình sai tính theo tỷ lệ bản đồ thành lập không vượt quá 0,1 mm ở
vùng quang đãng và 0,15 mm ở vùng ẩn khuất.
I.3.1.4. Sai số trung phương độ cao của điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm
khống chế đo vẽ sau bình sai so với điểm độ cao quốc gia gần nhất không vượt
quá 1/10 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản ở vùng quang đãng và 1/5
khoảng cao đều đường bình độ cơ bản ở vùng ẩn khuất.
I.3.2. Sai số giới hạn của vị trí địa vật; của độ cao đường bình độ, độ cao điểm
đặc trưng địa hình, độ cao điểm ghi chú độ cao; của vị trí mặt phẳng và độ cao
điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ không được vượt quá 2
lần các sai số quy định tại Mục I.3.1. Khi kiểm tra, sai số lớn nhất không được
vượt quá sai số giới hạn. Số lượng các trường hợp có sai số vượt hạn sai nhưng
nhỏ hơn sai số giới hạn phải bảo đảm về mặt phẳng không vượt quá 5% tổng số
các trường hợp kiểm tra, về độ cao không vượt quá 5% tổng số các trường hợp
kiểm tra ở vùng quang đãng và 10% tổng số các trường hợp kiểm tra ở vùng khó
khăn, ẩn khuất. Trong mọi trường hợp các sai số đều không được mang tính hệ
thống.
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 7 - Trắc địa B -K48
I.3.3. Thiết kế, đo nối điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp
I.3.2.1. Nguyên tắc thiết kế điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp
a) Các điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp phải khống chế được toàn bộ
diện tích đo vẽ. Điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp phải bố trí vào các vị trí ít
nhất có độ phủ 3 với các điểm nằm trên một tuyến bay; độ phủ 4,6 với các điểm
nằm trên hai tuyến bay và cách mép ảnh không nhỏ hơn 1cm.
b) Mật độ và vị trí của các điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp phụ thuộc
vào chương trình tăng dày nội nghiệp được sử dụng và phải được tính toán trên
cơ sở đảm bảo độ chính xác về tọa độ mặt phẳng và độ cao của điểm chi tiết trên
bản đồ. Đồ hình thiết kế điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp trong khối tăng dày
theo sơ đồ.
+ + + + ++ + + + + +
+
+
+
+
+
+
+ + + + + + + + + +
+
+++ + + + + + + + +
+ + + + + + + + ++ +
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+ +
+
+ +
+ +
+ +
Trong sơ đồ trên: là điểm khống chế tổng hợp (X, Y, H);
là điểm khống chế độ cao;
+ là tâm chính ảnh.
Công thức tính toán số lượng mô hình giữa các điểm khống chế ảnh:
a) Khi tăng dày mặt phẳng:
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 8 - Trắc địa B -K48
b) Khi tăng dày độ cao:
Trong đó:
- ms là sai số trung phương về mặt phẳng.
- mh là sai số trung phương về độ cao.
- mp, q là sai số trung phương đo thị sai đo tọa độ trên trạm xử lý ảnh số.
- mxy là sai số trung phương đo tọa độ độ ảnh.
- n là số đường đáy.
- H là chiều cao bay chụp.
- b là cạnh đáy ảnh.
Để phục vụ cho công tác tăng dày điểm khống chế ảnh trong phòng điểm
khống chế ảnh ngoại nghiệp có ba loại sau đây:
- Điểm khống chế tổng hợp tức là các điểm khống chế ảnh được xác định
cả toạ độ mặt phẳng và độ cao;
- Điểm khống chế mặt phẳng;
- Điểm khống chế độ cao;
Những điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp dù được xác định bằng phương
pháp gì cũng đều phải thoả mãn các yêu cầu về độ chính xác, về khối lượng và vị
trí điểm quy định sau đây:
Số lượng điểm và phương án bố trí điểm khống chế ngoại nghiệp phụ
thuộc vào độ chính xác cần đạt của điểm khống chế tăng dày để phục vụ cho
nhiệm vụ đo vẽ cụ thể. Ngày nay, với những phát triển mới của các phương pháp
tam giác ảnh cho phép nâng cao độ chính xác và hiệu quả của công tác tăng dày,
nên số lượng điểm khống chế ngoại nghiệp được giảm tới mức tối thiểu và
phương án bố trí điểm cũng rất linh hoạt.
mS = 0,25mxy n3
mh = mp,q n3 + 19n +48H
12,5b
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 9 - Trắc địa B -K48
Hình 1.2.1
Hình 1.2.2
Hình 1.2 Các phương án bố trí điểm khống chế ngoại nghiệp
Hình 1.2.1. Phương pháp bố trí điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp cho lưới
có tuyến bay chặn.
Hình 1.2.2. Phương pháp bố trí điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp cho lưới
không có tuyến bay chặn.
Ký hiệu: là điểm khống chế tổng hợp (X, Y, H);
là điểm khống chế độ cao;
Hình 1.2 mô tả một vài ví dụ về phương án bố trí điểm khống chế ngoại
nghiệp cho công tác tăng dày theo các phương pháp khác nhau.
+ + + + ++ + + + + +
+
+
+
+
+
+
+ + + + + + + + + +
+
+++ + + + + + + + +
+ + + + + + + + ++ +
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+ + + + ++ + + + + +
+
+
+
+
+
+
+ + + + + + + + + +
+
+++ + + + + + + + +
+ + + + + + + + ++ +
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+ +
+ +
+
+ +
++
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 10 - Trắc địa B -K48
c) Điểm kiểm tra ngoại nghiệp được xác định với độ chính xác tương
đương điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp. Điểm kiểm tra phải bố trí vào vị trí yếu
nhất và rải đều trong khối tăng dày, mỗi khối phải có ít nhất một điểm; với
những khối lớn bảo đảm từ 40 đến 60 mô hình có 1 điểm.
I.3.4. Chọn, chích, tu chỉnh điểm khống chế ảnh
a) Điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp được chọn phải tồn tại ở thực địa và
có hình ảnh rõ nét trên ảnh, đảm bảo nhận biết và chích trên ảnh với độ chính
xác 0,1 mm. Nếu điểm chọn vào vị trí giao nhau của các địa vật hình tuyến thì góc giao
nhau phải nằm trong khoảng từ 300 đến 1500, nếu điểm chọn vào địa vật hình tròn thì đường
kính phải nhỏ hơn 0,3 mm trên ảnh. Ngoài các yêu cầu trên, cần chọn điểm khống chế
ảnh ngoại nghiệp vào vị trí thuận tiện cho đo nối.
b) Điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp phải đóng cọc gỗ hoặc dùng sơn
đánh dấu vị trí ở thực địa, đảm bảo tồn tại ổn định trong thời gian thi công và
kiểm tra, nghiệm thu.
c) Các điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm kiểm tra, điểm tọa độ và
độ cao quốc gia được sử dụng làm cơ sở để đo nối khống chế ảnh ngoại nghiệp
nếu đủ điều kiện về vị trí địa vật để chích đều phải chích lên ảnh khống chế tại
thực địa, đường kính lỗ chích không vượt quá 0,15 mm trên ảnh.
d) Tất cả các điểm được chích lên ảnh khống chế đều phải được tu chỉnh
lên mặt phải và mặt trái của ảnh. Trên mặt phải ảnh, các điểm được khoanh vị trí,
ghi tên điểm; trên mặt trá i vẽ sơ đồ ghi chú điểm gồm sơ đồ tổng quan và sơ đồ mô tả chi
tiết vị trí điểm. Cách thức tu chỉnh như ( Hình 1.3 và Hình 1.4). Các điểm tọa độ và
độ cao quốc gia được sử dụng làm cơ sở để đo nối khống chế ảnh ngoại nghiệp
nhưng không đủ điều kiện để chích lên ảnh phải tu chỉnh lên mặt phải của ảnh.
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 11 - Trắc địa B -K48
Hình1.3. Tu chỉnh mặt phải ảnh khống chế
N1002 - Điểm khống chế ảnh mặt phẳng (vòng tròn màu đỏ đường
kính 1 cm và số hiệu điểm màu đỏ).
H309 - Điểm khống chế ảnh độ cao (vòng tròn màu xanh đường
kính 1 cm, số hiệu điểm màu xanh).
N1003 - Điểm khống chế ảnh mặt phẳng và độ cao (vòng tròn ngoài
màu đỏ đường kính 1cm, vòng tròn trong màu xanh đường
kính 0,6cm và số hiệu điểm màu đỏ).
11514 - Điểm toạ độ quốc gia (tam giác màu đỏ cạnh 1 cm, số hiệu
điểm màu đỏ).
11521 - Điểm toạ độ quốc gia chích không chính xác (tam giác
cạnh 1 cm màu đỏ; số hiệu điểm màu đỏ).
I(HN-HP)7LD - Điểm độ cao quốc gia (vòng tròn màu xanh lá cây
đường kính 1 cm, số hiệu điểm màu xanh lá cây).
F-48-68-
(256-k)
N1002
H309
11514
11521
N1003
I(HN-HP)7LD
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 12 - Trắc địa B -K48
Hình 1.4. Tu chỉnh mặt trái ảnh khống chế
N1002 - Điểm khống chế mặt phẳng.
H309 - Điểm khống chế độ cao.
8,35 - Độ cao của điểm.
0,6 - Tỷ cao hoặc tỷ sâu của điểm.
(Đường kính các vòng tròn đều bằng 3 mm, kích thước ô vuông 4 cm x 4 cm; nội
dung tu chỉnh vẽ và ghi chú bằng chì đen).
I.3.5. Đo nối điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp
a) Điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp phải được đo nối với ít nhất 2 điểm
có tọa độ và độ cao quốc gia.
b) Khi đo vẽ bản đồ bằng phương pháp đo vẽ phối hợp thì tất cả các điểm
khống chế ảnh đều phải xác định độ cao với độ chính xác theo quy định tại Mục
I.3.1.
Người chích: Lê Bốn
Ngày chích: 12/6/2008
Chích ở giữa ngã 3 bờ ruộng
N1002
H309
8,35 Người chích: Lê BốnNgày chích: 12/6/2008
Chích ở góc bờ ruộng
0,6
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 13 - Trắc địa B -K48
c) Việc đo nối điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp bằng máy GPS, máy toàn
đạc điện tử, máy kinh vĩ phải tuân theo quy định kỹ thuật áp dụng đối với từng
loại thiết bị.
d) Điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp phải được tính toán và bình sai trong
hệ toạ độ quốc gia VN-2000, hệ độ cao quốc gia.
I.4. Các phương pháp đo nối khống chế ảnh
Đo nối khống chế ảnh xác định toạ độ điểm khống chế phục vụ cho tăng
dày tam giác ảnh hoặc khống chế cho từng mô hình đơn. Có thể dùng phương
pháp đo đạc như đo nối bằng máy toàn đạc, bằng công nghệ GPS.
I.4.1. Đo nối khống chế ảnh bằng máy toàn đạc
Hiện nay có rất nhiều máy toàn đạc có độ chính xác cao có thể dùng để: Lập
lưới lưới cơ sở, lưới đo vẽ cho đến quá trình đo vẽ cho độ chính xác cao và nhanh
chóng.
Khi đo nối khống chế ảnh ngoại nghiệp ta có thể dùng máy toàn đạc, ta tiến
hành đo góc và đo cạnh từ các điểm Nhà nước đến điểm khống chế ảnh đã được
bố trí ngoài thực địa. Sau đó tiến hành bình sai và đánh giá độ chính xác.
Một số tham số kỹ thuật của các máy toàn đạc điện tử
TT Tên máy Hãng sảnxuất
Độ chính xác
đo góc ( ” )
Độ chính xác
đo cạnh
(mm)
Khoảng cách
đo1gương
(m)
1 SET2000 SOKKIA 2 2 + 2ppm 2400
2 SET 3000 SOKKIA 3 2 + 2ppm 2200
3 SET 2B,C SOKKIA 2 3 + 2ppm 2900
4 GTS 701 Topcon 2 2 + 2ppm 2400
5 TC 1610 Leica 1.5 2 + 2ppm 2500
6 TC 1700 Leica 1.5 2 + 2ppm 2500
7 TC 2002 Leica 0.5 1 + 1ppm 2000
8 TC 2003 Leica 0.5 1 + 1ppm 2000
9 TCR 705 Leica 5 5 + 2ppm 3000
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 14 - Trắc địa B -K48
Hình 1.5. Một số loại máy toàn đạc
Nhưng đo bằng phương pháp nay thì có nhược điểm là chịu ảnh hưởng của
điều kiện thời tiết, các điểm phải thông hướng với nhau, cạnh bố trí ngắn trong
khi điểm KCANN lại chiếm trên diện tích rất rộng, do đó ảnh hưởng đến tính
chặt chẽ của mô hình phân bố điểm và năng suất công việc.
I.4.1. Đo nối khống chế ảnh bằng công nghệ GPS
Hiện nay công nghệ GPS được ứng dụng rộng rãi, có thể dùng máy thu GPS
đặt tại các điểm Nhà nước đo nối để xác định toạ độ điểm khống chế ảnh ngoại
nghiệp. Nếu sử dụng phương pháp này sẽ giảm đáng kể mật độ điểm khống chế
toạ độ địa chính các cấp cũng như đảm bảo được tính chặt chẽ của các mô hình
phân bố điểm.
Trong đo nối khống chế ảnh ngoại nghiệp bằng GPS cần xác định các session
đo thông qua đồ hình lưới. Việc bình sai GPS có sử dụng mô hình Geoid bình sai
sẽ dùng được độ cao để làm khống chế ảnh.
Ví dụ: Đồ hình secsion đo bằng 3 máy thu GPS.
117403
117401
117402
N 002
N 001
N 003
N 005
N 004
Các vòng khép cùng session.
Các vòng khép khác session.
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 15 - Trắc địa B -K48
Chương II
Công nghệ GPS trong công tác đo nối
khống chế ảnh ngoại nghiệp
II.1. Giới thiệu công nghệ GPS
II.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của hệ thống định vị toàn cầu GPS
Hệ thống định vị toàn cầu GPS ( Global Positioning System ) là hệ thống
định vị và đạo hàng, hệ thống này ra đời nhằm đáp ứng ý tưởng sử dụng vệ tinh
nhân tạo của trái đất vào mục đích định vị dẫn đường trên mặt đất, ít phụ thuộc
vào thời tiết và thời điểm trong ngày. Nó đã được các nhà khoa học Liên Xô và
Mỹ đề cập đến từ những năm của thập niên 50-60 (thế kỷ XX), khi Liên Xô
phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất( vệ tinh Sputnhich-1) vào
năm 1957, từ đó các nhà khoa học quân sự của hai nước và các nhà khoa học
trên thế giới đã tiếp tục nghiên cứu và đạt được những thành công trong việc sử
dụng vệ tinh của mình. Để xác định vị trí của các điểm trên mặt đất hoặc trên đại
dương phục vụ cho việc dẫn đường tàu, thuyền, máy bay và các phương tiện
quân sự khác. Bước đầu các hệ thống định vị vệ tinh khu vực được xây dựng
nhằm đáp ứng nhu cầu định vị chính xác cao cho cả một vùng rộng lớn mà ít
phụ thuộc vào các điều kiện không gian và thời gian. Người ta xây dựng các hệ
thống định vị vệ tinh khu vực trong đó vệ tinh thường được sử dụng là vệ tinh
địa tĩnh. Một số hệ thống định vị vệ tinh được xây dựng thuộc loại này như:
- Hệ thống STAR - FIX.
- Hệ thống EUTELTRACS và hệ thống OMNITRACS.
- Hệ thống NAVSTAR.
Vào những năm đầu của thập niên 60 ( thế kỷ XX) thì hệ thống định vị
toàn cầu được ra đời như:
- Hệ thống TRANSIT của Mỹ.
- Hệ thống TSICADA của Liên Xô.
Vào khoảng giữa những năm 60 (thế kỷ XX) Bộ quốc phòng Mỹ khuyến
khích xây dựng một hệ thống đạo hàng vệ tinh hoàn hảo so với hệ thống
TRANSIT. ý tưởng chính của đề án do Hải quân Mỹ đề xuất là sử dụng khoảng
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 16 - Trắc địa B -K48
cách đo từ các điểm trên mặt đất đến vệ tinh trên cơ sở biết chính xác tốc độ và
thời gian lan truyền tín hiệu vô tuyến, đề án có tên là TIMATION. Các công
trình nghiên cứu tương tự cũng được không quân Mỹ tiến hành trong khuôn khổ
chương trình mang mã số 612B. Song từ năm 1973 Bộ quốc phòng Mỹ quyết
định đình chỉ cả hai chương trình này để triển khai phối hợp nghiên cứu xây
dựng hệ thống đạo hàng vô tuyến vệ tinh trên cơ sở kết quả của chương trình
TRANSIT và hai chương trình vừa nói tới. Hệ thống này có tên gọi đúng là
NAVSTAR GPS (Navigation Satellite Providing Timing and Ranging Global
Poisitioning Sytem). Nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống là xác định tọa độ không
gian và tốc độ chuyển động của điểm xét trên tàu vũ trụ, máy bay, tàu thủy và
trên đất liền phục vụ cho Bộ quốc phòng Mỹ và các cơ quan dân sự. Khi được
hoàn tất, hệ thống sẽ gồm 21 vệ tinh hoạt động và 3 vệ tinh dự trữ, các vệ tinh
bay trên 6 quỹ đạo gần như tròn, ở độ cao cỡ 20200 km với chu kỳ xấp xỉ 12 giờ.
Với cách bố trí này thì trong suốt 24 giờ tại bất kỳ điểm nào trên trái đất cũng sẽ
quan sát được ít nhất 4 vệ tinh. Các vệ tinh đầu tiên của hệ thống được phóng lên
quy đạo vào ngày 22 tháng 2 năm 1978. Từ ngày 8 tháng 12 năm 1993, trên 6
quỹ đạo của hệ thống GPS đã đủ 24 vệ tinh, toàn bộ hệ thống 24 vệ tinh được
đưa vào hoạt động hoàn chỉnh từ tháng 5 năm 1994.
II.1.2. Cấu trúc chung của hệ thống định vị toàn cầu GPS
Hệ thống định vị toàn cầu GPS bao gồm ba bộ phận cấu thành ( hình 2.1),
đó là:
- Đoạn không gian (Space Segment)
- Đoạn điều khiển (Control Segment)
- Đoạn sử dụng (User Serment)
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 17 - Trắc địa B -K48
Hình 2.1 Các phần của hệ thống định vị toàn cầu
Đoạn không gian (Space Segment)
Đoạn này gồm 24 vệ tinh, trong đó có 3 vệ tinh dự trữ, chuyển động trên 6
mặt phẳng quỹ đạo cách đều nhau và có góc nghiêng 55o so với mặt phẳng xích
đạo của trái đất. Quỹ đạo của vệ tinh gần như tròn, vệ tinh bay ở độ cao xấp xỉ
20200 km so với mặt đất, chu kỳ quay của vệ tinh là 718 phút (xấp xỉ 12h). Do
vậy sẽ bay qua đúng thời điểm cho trước trên mặt đất mỗi ngày một lần, với cách
phân bố như vậy thì tại bất kỳ thời điểm nào, ở bất kỳ vị trí nào trên trái đất cũng
nhìn thấy ít nhất 4 vệ tinh.
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 18 - Trắc địa B -K48
Hình 2.2. Hệ thống định vị toàn cầu GPS
Hình 2.3. Vệ tinh GPS
Mỗi vệ tinh được trang bị máy phát tần số chuẩn nguyên tử chính xác cao
cỡ 10-12 giây. Máy phát này tạo ra các tín hiệu tần số cơ sở 10,23 MHz, từ đây
tạo ra các sóng tải tần số L1= 1575,42 MHz và L2= 1227,60 MHz, các sóng tải
được điều biến bởi hai loại Code khác nhau: C/A – Code và P – Code.
+ C/A - Code(Coarse/ Acquistion) là Code thô/thâu tóm, nó được sử dụng
cho các mục đích dân sự và chỉ điều biến sóng tải L1, C/A- có tần số 1,023
MHz. Mỗi vệ tinh được gán một C/A – Code riêng biệt.
+ P - Code (Precise) là Code chính xác, nó được sử dụng cho mục đích
quân sự và điều biến cả hai sóng L1,L2. Code này có tần số 10,23 MHz, độ dài
toàn phần là 267 ngày, nghĩa là chỉ sau 267 ngày P- Code mới lặp lại. Tuy vậy,
người ta chia Code này thành các đoạn có độ dài 7 ngày, và gán cho mỗi vệ tinh
một trong các đoạn Code như thế, cứ sau một tuần lại thay đổi nên P- Code rất
khó bị giải mã để sử dụng nếu không được cho phép.
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 19 - Trắc địa B -K48
Cả hai sóng tải L1 và L2 còn được điều biến bởi các thông tin đạo hàng
bao gồm: Ephemerit của vệ tinh, thời gian của hệ thống, số hiệu chỉnh cho đồng
hồ của vệ tinh, đồ hình phân bố vệ tinh trên bầu trời và tình trạng của hệ thống.
Mỗi vệ tinh GPS có khối lượng 1830 kg khi phóng và 930 kg khi bay trên quỹ
đạo. Các máy móc thiết bị hoạt động nhờ năng lượng pin mặt trời với sải cánh
rộng. Tuổi thọ của vệ tinh theo thiết kế là 7,5 năm, tuy nhiên vệ tinh hỏng sớm
hơn so với dự kiến và đã lần lượt bị thay thế.
Các nhiệm vụ chủ yếu của vệ tinh GPS:
- Nhận và lưu giữ lịch vệ tinh mới được gửi lên từ trạm điều khiển.
- Thực hiện các phép xử lý có chọn lọc trên vệ tinh bằng các bộ vi xử lý
đặt trên vệ tinh.
- Duy trì khả năng chính xác cao của thời gian bằng 2 đồng hồ nguyên tử
Censium và 2 đồng hồ hồng ngọc Rubidium.
- Thay đổi quỹ đạo bay của vệ tinh theo sự điều khiển của mặt đất.
- Truyền thông tin và tín hiệu trên hai tần số L1 và L2 rất ổn định và nhất
quán.
Đoạn điều khiển (Control Segment)
Đoạn này gồm 4 trạm quán sát trên mặt đất trong đó có một trạm điều
khiển trung tâm đặt tại Colorado Springs; 4 trạm theo dõi đặt tại Hawai (Thái
Bình Dương), Ascension Island (Đại Tây Dương), Diego Garcia (ấn Độ Dương),
các trạm này tạo thành một vành đai bao quanh trái đất.
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 20 - Trắc địa B -K48
Hình 2.4 Các trạm điều khiển mặt đất của hệ thống GPS
Nhiệm vụ của đoạn điều khiển là điều khiển toàn bộ hoạt động và chức
năng của các vệ tinh trên cơ sở theo dõi chuyển động quỹ đạo vệ tinh cũng như
hoạt động của đồng hồ trên đó. Tất cả các trạm đều có máy thu GPS, và chúng
tiến hành đo khoảng cách và thay đổi khoảng cách tới tất cả các vệ tinh có thể
quan sát được, đồng thời đo các số liệu khí tượng. Tất cả các số liệu đo nhận
được ở mỗi trạm đều được truyền về trạm trung tâm, trạm trung tâm xử lý các số
liệu truyền từ trạm theo dõi về cùng với các số liệu đo của chính nó. Kết quả xử
lý cho ra các Ephemerit chính xác hóa của vệ tinh và số hiệu chỉnh cho các đồng
hồ trên vệ tinh. Từ trảm trung tâm các số liệu được lan truyền trở lại cho các
trạm theo dõi để từ đó truyền tiếp lên cho các vệ tinh cùng các lệnh điều khiển
khác. Các thông tin đạo hàng và thông tin thời gian trên vệ tinh thường xuyên
được chính xác hóa và chung sẽ được cấp cho người sử dụng thông qua các sóng
tải L1 và L2. Việc chính xác hóa thông tin như thế được tiến hành 3 lần trong
một ngày.
Đoạn sử dụng (User Segment)
Đoạn sử dụng bao gồm tất cả các máy móc, thiết bị thu nhận thông tin từ
vệ tinh để khai thác và sử dụng cho các mục đích và yêu cầu khác nhau của
khách hàng cả trên trời, trên biển và trên đất liền. Đó có thể là máy thu riêng biệt
hoạt động độc lập (định vị tuyệt đối) hay nhóm gồm từ hai máy thu trở nên hoạt
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 21 - Trắc địa B -K48
động đồng thời theo một lịch trình thời gian nhất định (định vị tương đối) hoặc
hoạt động theo chế độ một máy thu đóng vai trò máy chủ phát tín hiệu vô tuyến
hiệu chỉnh cho các máy thu khác (định vị vi phân).
Bộ phận người sử dụng bao gồm tất cả mọi người sử dụng quân sự và dân sự.
Phân loại máy thu: Có 4 loại máy thu GPS như sau:
Nhóm 1: Máy thu chỉ xử lý duy nhất mã C/A trên tần số L1
Nhóm 2: Máy thu xử lý mã C/A và pha sóng mang L1 thường gọi tắt là máy
thu một tần số.
Nhóm 3: Máy thu xử lý mã C/A và pha sóng mang L1, L2 thường gọi tắt là
máy thu hai tần.
Nhóm 4: Máy thu xử lý mã Y và pha sóng mang L1, L2 chỉ có quân đội Mỹ
và đồng minh mới có.
Hình 2.5. Một số loại máy thu GPS
II.1.3. Các nguyên lý định vị bằng GPS
Trong kỹ thuật GPS có nhiều phương pháp định vị khác nhau có thể đáp
ứng yêu cầu đa dạng của người sử dụng. Có thể có nhiều cách phân loại các
phương pháp định vị GPS. Dưới đây là cách phân loại thành ba phương pháp là
định vị GPS tuyệt đối, định vị GPS tương đối và định vị GPS vi phân.
II.1.3.1. Định vị GPS tuyệt đối
1. Định vị tuyệt đối bằng khoảng cách giả
Đo GPS tuyệt đối là trường hợp sử dụng máy thu GPS để xác định ngay
tọa độ các điểm trong hệ tọa độ WGS - 84 (là hệ tọa độ cơ sở của hệ thống GPS).
Tọa độ đó có thể là hệ tọa độ vuông góc không gian (X, Y, Z) hoặc tọa độ mặt
cầu (B, L, H). Việc đo GPS tuyệt đối được thực hiện trên cơ sở sử dụng đại lượng
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 22 - Trắc địa B -K48
đo là khoảng cách giả từ vệ tinh đến máy thu theo nguyên tắc giao hội không
gian từ các điểm có tọa độ đã biết là các vệ tinh để tính ra tọa độ cần xác định
theo công thức:
R = 222 )()()( PSPSPS ZZYYXX + c.t (2.1)
Trong đó:
XS, YS, ZS là tọa độ địa tâm của vệ tinh trong hệ WGS – 84.
XP, YP, ZP là tọa độ địa tâm của điểm đặt máy trong hệ WGS – 84.
R là khoảng cách từ vệ tinh đến máy thu.
c là vận tốc truyền tín hiệu.
t là sai số không đồng bộ giữa đồng hồ máy thu và đồng hồ vệ tinh.
Như vậy, để xác định cả ba thành phần tọa độ tuyệt đối của điểm đăt máy
và đại lượng t thì cần phải đo khoảng cách giả đồng thời từ ít nhất là 4 vệ tinh.
Trên thực tế, với hệ thống vệ tinh hoạt động đầy đủ như hiện nay, số lượng vệ
tinh quan sát đồng thời thường 4. Khi đó lời giải đơn trị được rút ra nhờ
phương pháp xử lý số liệu đo theo nguyên tắc số bình phương nhỏ nhất.
2. Định vị tuyệt đối bằng pha sóng tải
Khoảng cách giả có thể nhận được từ các trị đo pha sóng tải. Mô hình toán
học của các trị đo này như sau:
Φ ji (t)=
1 ρ ji (t) + N ji + f j. δ ji (t) (2.2)
Trong đó:
Φ ji (t) là pha sóng tải được đo.
là bước sóng.
ρ ji (t) là khoảng cách hình học từ điểm quan sát đến vệ tinh.
N ji là số nguyên đa trị.
f j là tần số của tín hiệu vệ tinh.
δ ji (t) là tổng hợp sai số đồng hồ vệ tinh và đồng hồ máy thu.
3. Định vị tuyệt đối bằng tần số DOPPLER
Mô hình toán học của số liệu Doppler được thể hiện ở công thức sau:
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 23 - Trắc địa B -K48
D ji (t) = ρ ji (t) + c.δ ji (t) (2.3)
Trong đó các giá trị xem xét là đạo hàm theo thời gian của khoảng cách
giả code hoặc pha.
Trong phương trình trên:
D ji (t) là hiệu ứng Doppler quan sát được, còn gọi là tốc độ khoảng cách .
ρ ji (t) là tốc độ tức thời bán kính vectơ giữa vệ tinh và máy thu.
.δ ji (t) là đạo hàm theo thời gian của độ sai đồng hồ phối hợp.
II.1.3.2. Định vị GPS tương đối
Định vị GPS tương đối là trường hợp sử dụng ít nhất hai máy thu GPS đặt
ở những điểm quan sát khác nhau để xác định hiệu tọa độ vuông góc không
gian( X, Y, Z) hay hiệu tọa độ mặt cầu (B, L, H) giữa chúng trong hệ
tọa độ WGS - 84, tức là xác định tọa độ tương đối (vị trí tương hỗ) của chúng.
Kết quả định vị tương đối thường là cạnh (khoảng cách) giữa các điểm đặt máy,
những cạnh này được đưa vào bình sai trong mạng lưới đo cạnh rồi dựa vào tọa
độ đã biết của một số điểm cứng để tính ra tọa độ của các điểm lưới còn lại.
Phép định vị GPS tương đối thường được thực hiện trên cơ sở sử dụng đại lượng
đo pha của sóng tải. Để đạt được độ chính cao, giữa hai điểm xét và đối với hai
vệ tinh, người ta tạo ra và sử dụng ba bậc sai phân khác nhau (bậc 1, bậc 2, bậc
3) cho pha sóng tải nhằm làm giảm hoặc triệt tiêu ảnh hưởng của các sai số liên
quan đến vệ tinh và máy thu cũng như sai số liên quan đến trị đa trị N. Có ba
phương pháp định vị GPS tương đối là định vị tĩnh, định vị động và định vị giả
động.
1. Định vị tĩnh
Là trường hợp sử dụng hai máy thu GPS, một máy đặt ở điểm đã biết tọa
độ, còn máy kia đặt ở điểm cần xác định. Cả hai máy phải đồng thời thu tín hiệu
từ ít nhất từ 4 vệ tinh chung liên tục trong khoảng thời gian ít nhất là một giờ
đồng hồ. Khoảng thời gian thu đo phải kéo dài là để đủ cho đồ hình phân bố vệ
tin thay đổi, từ đó có thể xác định được trị đa trị N. Phương pháp này cho độ
chính xác cao nhất trong pháp định vị GPS tương đối, có thể đạt cỡ cm, thậm chí
mm ở khoảng cách giữa hai điểm xét tới hàng chục và hàng trăm km. Tuy nhiên
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 24 - Trắc địa B -K48
nó cũng có nhược điểm là năng suất không cao do thời gian đo kéo dài. Hiện nay
đã có phương pháp định vị tĩnh nhanh (FastStatic) cho phép giảm thời gian đo (
theo chế độ đo tĩnh) xuống còn từ 5 đến 20 phút (tùy theo điều kiện khí quyển và
số lượng vệ tinh thu tín hiệu), độ chính xác đạt tới hàng mm ở khoảng cách hàng
chục km, nhưng phải sử dụng máy hai tần và phần mềm chuyên dụng , dẫn đến
giá thành cao.
2. Định vị động
Là phương pháp sử dụng một máy thu đặt cố định tại một điểm đã biết tọa
độ suốt quá trình đo, trong khi một ( hoặc nhiều) máy di dộng chuyển đến các
điểm cần xác định với thời gian đo tại mỗi điểm là một phút. Theo phương pháp
này, cần phải có một cạnh đáy đã biết trước để tính đa trị N khởi đầu ( trị đa trị
này sau đó được giữ nguyên để khoảng cách vệ tinh - máy thu cho các điểm đo
tiếp theo trong suốt chu kì đo). Máy cố định thu tín hiệu liên tục tại một đầu
cạnh đáy này, còn máy di động xuất phát từ đầu cạnh còn lại, sau đó lần lượt đo
các điểm cần xác định, cuối cùng lại khép về đo lại điểm ban đầu để kiểm tra trị
đa trị N. Yêu cầu nhất thiết của phương pháp này là cả máy cố định và máy di
động đồng thời phải thu tín hiệu liên tục từ ít nhất là 4 vệ tinh chung trong suốt
quá trình đo. Đòi hỏi khá ngặt nghèo đó cũng chính là nhược điểm của phương
pháp này, tuy nhiên nó cũng cho phép đạt độ chính xác định vị giống như
phương pháp định vị tĩnh.
3. Định vị giả động
Thực chất là kết hợp giữa định vị tĩnh và định vị động, cụ thể là tổ chức
thực hiện ở thực địa theo định vị động nhưng xử lý kết quả theo định vị tĩnh.
Trong phương pháp này không cần làm thủ tục khởi đo, tức là không cần sử dụng
cạnh đã biết. Theo đó, máy cố định đặt tại một điểm đã biết tọa độ và thu tín
hiệu trong suốt quá trình đo, còn máy di động lần lượt đo các điểm cần xác định
, mỗi điểm thu tín hiệu từ 5 đến 10 phút (có thể tắt máy trong quá trình di
chuyển giữa các điểm). Sau khi đo hết lượt, máy di động quay về điểm xuất phát
để lặp lại quá trình đo lại tất cả các điểm theo đúng trình tự như lần đo thứ nhất
nhưng phải bảo đảm cho khoảng thời gian giãn cách giữa hai lần đo tại một điểm
không ít hơn một giờ đồng hồ (tức là khoảng thời gian đủ để đồ hình phân bố vệ
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 25 - Trắc địa B -K48
tinh thay đổi nhằm xác định được tri đa trị N) . Yêu cầu nhất thiết trong phương
pháp này là phải có được ít nhất được 3 vệ tinh chung cho cả hai lần đo tại một
điểm quan sát. Phương pháp này dễ tổ chức thực hiện hơn nhưng độ chính xác
đinh vị thấp hơn so với phương pháp định vị động.
II.1.3.3. Định vị GPS vi phân (DGPS – DifferentialGPS)
Trong các phương pháp định vị GPS có một phương pháp đặc biệt gọi là
Định vị GPS vi phân (DGPS – DifferentialGPS) . Theo phương pháp này cần có
một máy thu được đặt tại điểm đã biết tọa độ và một (hay nhiều) máy thu khác
đặt tại vị trí cần xác định tọa độ (vị trí đó có thể là điểm cố định hay điểm di
động như trên máy bay, tàu biển...). Cả hai máy thu cố định và di động cần tiến
hành đồng thời thu tín hiệu từ các vệ tinh như nhau. Máy thu cố định dùng tọa
độ đã biết so sánh với tạo độ vừa xác định theo tín hiệu GPS để tính toán ra độ
lệch tọa độ tại điểm đặt máy (hoặc sai lệch khoảng cách giả từ vệ tinh đến máy
thu) do nhiễu tín hiệu. Có thể coi độ sai lệch đó là như nhau đối với cả hai máy
thu cố định và di động, vì thế nó được truyền cho máy thu di động để hiệu chỉnh
kết quả định vị nhằm đạt độ chính xác tốt hơn.
Trường hợp số hiệu chỉnh vừa nêu được máy thu cố định truyền trực tiếp
cho máy thu di động thông qua sóng vô tuyến (nhờ bộ thu hoặc phát sóng đi kèm
máy GPS) thì gọi là định vị GPS vi phân tức thời (real-time DGPS). Khi đó chỉ
có thể hiệu chỉnh khoảng cách giả đo bằng mã đo cạnh, độ chính xác định vị đạt
khoảng (13) m. Còn việc so sánh tọa độ ở máy cố định và hiệu chỉnh kết quả
ở máy di động được thực hiện trong phòng (sau khi đo xong) thì được gọi là định
vị GPS vi phân hậu kỳ (post-processed DGPS). Khi đó có thể hiệu chỉnh khoảng
cách giả xác định bằng pha sóng tải, độ chính xác định vị có thể đạt cỡ dm thậm
trí cm.
Về nguyên tắc. kỹ thuật DGPS có thể được sử dụng cho cả định vị GPS
tuyệt đối và định vị GPS tương đối. Hiện nay, DGPS đã có bước phát triển ở mức
độ mới là định vị GPS vi phân diện rộng (Wide Area DGPS, WADGPS), trong
đó người ta tổ chức một số điểm cứng (đặt máy cố định) bao quanh một khu vực
lớn (đường kính không quá 500 km). Tại đó thường xuyên thu dữ kiện để tính và
truyền số cải chính cho các máy di động trong khu vực.
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 26 - Trắc địa B -K48
II.1.4. Các nguồn sai số ảnh hưởng đến kết quả đo GPS
Các nguồn sai số ảnh hưởng tới độ chính xác định vị vệ tinh GPS bao gồm
các nguồn sai số chính sau:
II.1.4.1. Sai số hệ thống
1. Sai số của đồng hồ trên vệ tinh và trong đồng hồ máy thu
Độ chính xác đồng hồ và đồng bộ thời gian giữa đồng hồ máy thu và đồng
hồ vệ tinh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao độ chính xác và kết quả
đo GPS. Tất nhiên cải tiến đồng hồ máy thu là việc có thể làm ngay được, như
lắp đặt đồng hồ nguyên tử như trên vệ tinh, tuy nhiên giá thành máy thu sẽ rất
cao. Do vậy, người ta chỉ có thể cải tiến đồng hồ thạch anh trong máy thu để khả
năng ổn định hơn trong giai đoạn đồng bộ với đồng hồ vệ tinh.
2. Sai số quỹ đạo vệ tinh
Đây là nguồn sai số khá lớn nhưng tác động chủ yếu vào tọa độ tuyệt đối
trong hệ WGS-84 chỉ có thể xác định được với độ chính xác khoảng 10 m đến
100m. Tọa độ này có vai trò rất quan trọng trong việc tính toán gia số tọa độ X,
Y, Z của các Baseline. Nếu độ chính xác tọa độ tuyệt đối của một đầu
Baseline tăng được từ 1m đến 2m thì độ chính xác của X, Y, Z cố thể tăng
thêm được 1 dm. Chính vì vậy người ta cần có tọa độ trong hệ WGS-84 tới cỡ 2m
để có được Baseline có độ chính xác cao. Để khắc phục sai số này người ta sử
dụng các biện pháp sau:
- Sử dụng lịch vệ tinh chính xác tại thời điểm đo:Lịch vệ tinh chính xác có
thể có được nếu yêu cầu NASA hoặc IGS cung cấp, nhưng cách này không tiện
dụng vì phải chờ đợi một khoảng thời gian không ngắn.
- Quan trắc liên tục trong 24 giờ: tức là 2 vòng quỹ đạo của vệ tinh có thể
hiệu chỉnh được lịch vệ tinh thông qua các phần mềm xử lý mới, độ chính xác
đạt tới 1m. Độ chính xác này đã được thử nghiệm tại Việt Nam và đã so sánh kết
quả đo tọa độ tuyệt đối với kết quả lan truyền tọa độ theo các Baseline từ một
điểm gốc tọa độ tuyệt đối cũng như với tọa độ đo nối với lưới IGS quốc tế.
- Sử dụng hệ thống DGPS toàn cầu do OMNISTAR cung cấp theo công nghệ
RTCM với các số hiệu chỉnh tọa độ được cung cấp từ hệ thống các trạm cố định
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 27 - Trắc địa B -K48
toàn cầu. Công nghệ này cũng đã được thử nghiệm tại Việt Nam và cho độ chính
xác đạt tới 1m như lý thuyết đã dự báo.
II.1.4.2. Sai số do môi trường
1. Sai số do tầng điện ly và tầng đối lưu
Sai số do tầng điện ly: Đây là sai số do hiện tượng khúc xạ tia sóng đi từ
khoảng không vũ trụ vào tầng đầu tiên của khí quyển. Sai số này không gây ảnh
hưởng lớn đến kết quả đo trong khoảng cách ngắn mà chỉ có ý nghĩa trên khoảng
cách dài. Để khắc phục sai số này người ta sử dụng tần số thứ hai để chỉnh vào
các trị đo trên khoảng cách dài.
Sai số do tầng đối lưu: Đây là hiện tượng khúc xạ tia sống đi từ lớp khí
quyển gần mặt đất. Tầng đối lưu phân bố trong phạm vi từ mặt đất tới độ cao gần
50 km. Khi qua tầng đối lưu tốc độ truyền sóng biến động phức tạp hơn, tùy
thuộc vào tình hình mặt đất (như sông, hồ, sa mạc...) và thời tiết. Sai số này có
tác động chủ yếu vào các trị đo trên khoảng cách ngắn mà không phụ thuộc
nhiều vào khoảng cách dài.
Trước đây người ta yêu cầu đo nhiệt độ, áp suất, độ ẩm để tính số hiệu
chỉnh do ảnh hưởng của tầng đối lưu. Đến nay các phần mềm đã sử dụng số hiệu
chỉnh theo mô hình tầng đối lưu tạo độ chính xác cao hơn số hiệu chỉnh theo
nhiệt độ, áp suất, độ ẩm.
2. Sai số do hiện tượng đường dẫn
Sai số này do hai nguồn gây ra, một là do các nguồn phát sóng ngắn
quanh máy thu tạo nên (như các đài truyền hình, truyền thanh), hai là do song
GPS phản xạ từ các vật thể đặt quanh antenna. Để khắc phục các sai số này
người ta cải tiến các antenna có độ nhạy cao hơn nhằm tạo khả năng tự lọc nhiễu
và đặt thêm các bộ lọc trong phần mềm, bên cạnh đó người ta quy định chỉ quan
sát vệ tinh ở độ cao từ 15o trở nên so với mặt phẳng chân trời.
3. Sai số do hiện tượng trượt chu kỳ
Điểm quan trọng nhất khi đo GPS là phải thu được tín hiệu ít nhất từ 4 vệ
tinh tức là phải có tầm nhìn thông tới các vê tinh đó.
Tín hiệu vệ tinh là sóng cực ngắn trong phổ điện tử, nó có thể xuyên qua
mây mù, song không thể truyền qua được tán cây hoặc các vật che chắn. Do vậy
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 28 - Trắc địa B -K48
tầm nhìn vệ tinh thông thoáng lên bầu trời có tầm quan trọng đặc biệt đối với
công tác đo đạc.
Khi sử dụng trị đo pha cần phải bảo đảm thu tín hiệu vệ tinh trực tiếp, liên
tục nhằm xác định sô nguyên lần bước sóng khởi đầu, tuy nhiên có những trường
hợp ngay cả khi vệ tinh nhìn thấy nhưng máy thu vẫn bị gián đoạn thu tín hiệu,
trường hợp đó có một chu kỳ không xác định đã trôi qua mà máy thu không đếm
được khiến cho số nguyên lần bước sóng thay đổi làm sai kết quả định vị. Do đó
phải phát hiện và xác định sự trượt chu kỳ trong tín hiệu GPS. Một số máy thu có
thể nhận biết được sự trượt chu kỳ và thêm vào số hiệu chỉnh tương ứng khi sử lý
số liệu. Mặt khác khi tính toán xử lý số liệu đo GPS có thể dùng sai phân bậc ba
đẻ nhận biết và xử lý hiện tượng trượt chu kỳ.
II.1.4.3. Sai số do đồ hình vệ tinh
Ta biết rằng việc định vị GPS là việc giải bài toán giao hội nghịch không
gian dựa vào điểm gốc là các vệ tinh và khoảng cách đến các máy thu. Trong
trường hợp tối ưu khi tín hiệu vệ tinh GPS là vệ tinh phải có sự phân bố hình học
cân đối trên bầu trời xung quanh điểm đo. Chỉ số mô tả đồ hình vệ tinh gọi là hệ
số phân tán độ chính xác- hệ số DOP (Delution of Precision). Chỉ số DOP là
nghịch đảo thể tích của khối tỷ diện tạo thành giữa các vệ tinh và máy thu.
δ = DOPδo
Chỉ số DOP chia ra các loại:
VDOP : là độ suy giảm chính xác trong cao độ.
HDOP : là độ suy giảm chính xác trong mặt phẳng 2D.
PDOP : là độ suy giảm chính xác vị trí không gian 3D.
TDOP : là độ suy giảm chính xác trong thời gian.
GDOP : là độ suy giảm chính xác không gian 3D và thời gian.
II.1.4.4. Sai số do người đo
Khi đo GPS, tâm hình học của antenna may thu cần đặt chính xác trên tâm
mốc điểm đo theo đường dây dọi. antenna phả đặt cân bằng, chiêu cao từ tâm
hình học của antenna cần đo và ghi chính xác. Đo chiều cao không chính xác là
lỗi hay mắc phải của người đo GPS. Ngay cả khi xác định tọa độ mặt phẳng đo
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 29 - Trắc địa B -K48
chiều cao cũng rất quan trọng vì GPS là hệ thống định vị ba chiều, sai số chiều
cao sẽ lan truyền sang vị trí mặt phẳng và ngược lại.
II.1.5. Một số hệ thống định vị toàn cầu khác
Song hành với hệ thống NAVSTAR GPS, còn có hai hệ thống định vị toàn
cầu tương tự là hệ thống GLONASS – Global Navigation Satellite System (của
Nga) và hệ thống GALILEO (của liên minh Châu Âu).
1.Hệ thống định vị toàn cầu GLONASS
Đây là hệ thống định vị toàn cầu do Liên Xô chế tạo cũng đã được đưa vào
sử dụng từ năm 1982. Hệ thống cũng bao gồm 24 vệ tinh nhưng quay trong 3
mặt phẳng quỹ đạo có bán kính từ 18840 km đến 19940 km, trên mỗi quỹ đạo
các vệ tinh có độ giãn cách là 45o, chu kỳ quay cỡ 676 phút.
Hiện nay hệ thống GLONASS cũng đang trong giai đoạn đầu hoạt động
với 14 vệ tinh.
Ngày 25 tháng 12 năm 2005, ROSKOSMOS (Cơ quan Không gian Nga)
đã phóng bổ xung 3 vệ tinh mới nằm trong kế hoạch triển khai cho hoàn chỉnh
mạng lưới 24 vệ tinh được triển khai thành 3 quỹ đạo bao quanh Trái đất. Toàn
hệ thống sẽ hoạt động vào năm 2010.
Hình 2.6 Một số vệ tinh của hệ thống GLONASS
2. Hệ thống định vị toàn cầu GALILEO
Vào 5h GMT sáng ngày 28 tháng 12 năm 2005, thông qua tên lửa Soyouz
từ sân bay vũ trụ Baikonour tại Kazakhstan cơ quan không gian Châu Âu (ESA)
đã phóng vệ tinh GIOVE-A lên quỹ đạo địa tĩnh, bắt đầu bước thử nghiệm cho
chương trình “Hệ thống định vị toàn cầu GALILEO”.
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 30 - Trắc địa B -K48
Nhiệm vụ đầu tiên của vệ tinh GIOVE-A (nặng 600 kg, sẽ hoạt động ở độ
cao 23222 km) là bảo đảm việc sử dụng tần số sóng vô tuyến được Liên đoàn
Viễn thông quốc tế (ITU) phân bổ cho hệ thống GALIELO.
Đồng thời thử nghiệm hiệu quả hoạt động của hai đồng hồ nguyên tử (cốt
lõi sống còn của hệ thống định vị toàn cầu), cùng các thông số kỹ thuật khác
phục vụ cho việc triển khai các vệ tinh trong chương trình GALILEO, mà theo
kế hoạch sẽ bắt đầu phóng lên năm 2006.
Theo ESA, hệ thống GALILEO có tổng cộng 30 vệ tinh, dự kiến bắt đầu
hoạt động vào năm 2008 và hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống vào năm 2010. Hệ
thống thử nghiệm nhiều công nghệ mới, chẳng hạn như đồng hồ nguyên tử, máy
tạo tín hiệu và thiết bị thu tín hiệu của người sử dụng.
Khi đi vào hoạt động hệ thống GALILEO sẽ xác định vị trí bằng công
nghệ real-time, tức là dựa vào thời gian truyền tín hiệu để xác định vị trí cần tìm.
Với tốc độ truyền tín hiệu cực nhanh, gần như tức thời, hệ thống GALILEO được
trông đợi có thể xác định một vật thể trên mặt đất với sai số trong khoảng 1m.
Vì là hệ thống định vị đầu tiên phục vụ cho mục đích dân sự, hệ thống
GALILEO còn hứa hẹn rất nhiều lợi ích về mặt kinh tế, xã hội và khoa học kỹ
thuật. Cụ thể, nhờ độ chính xác cao của hệ thống GALILEO mà hệ thống quản
lý giao thông đô thị của nhiều nước có thể được tự động hóa hoàn toàn, giúp cơ
quan chức trách theo dõi chặt chẽ và chính xác mọi hoạt động đang lưu thông
trên các tuyến xa lộ, giám sát hiệu quả các điểm kẹt xe, tai nạn. Hơn nữa hệ
thống GALILEO còn có khả năng tích hợp với các chíp đặc biệt gắn trong điện
thoại di động, biến nó thành một thiết bị định vị vô tuyến vô cùng tiện lợi.
Hình 2.7 Mô hình hệ thống GALILEO khi hoàn thành
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 31 - Trắc địa B -K48
Hình 2.8 Hình ảnh một số vệ tinh của hệ thống GALILEO
II.2. ứng dụng công nghệ GPS trong đo nối khống Chế
ảnh
II.2.1. Ưu điểm khi dùng công nghệ GPS để đo nối khống chế ảnh
Với sự ra đời của hệ thống định vị toàn cầu GPS những người làm công tác
trắc địa có được một phương tiện đo đạc hiện đại chứa đựng nhiều tính năng ưu
việt đáng kể so với các phương pháp truyền thống, mà trước hết là trong lĩnh vực
vẫn thường gọi là các công tác khống chế tọa độ. Hệ thống này cho phép đạt độ
chính xác cao về vị trí tương đối giữa các điểm xét hầu như rất ít phụ thuộc vào
khoảng cách giữa chúng và không cần thông hướng, do vậy việc phân cấp các
mạng lưới trắc địa và xây dựng chúng theo sơ đồ đi từ tổng quát đến chi tiết trở
nên không còn là vấn đề nguyên tác nữa. Bên cạnh đó hệ thống không đòi hỏi
thông hướng giữa các điểm đo, hầu như không đòi hỏi về điều kiện thời tiết và
thời điểm đo, còn khoảng thời gian đo tại mỗi điểm thường không quá 2 - 3 giờ
đồng hồ, thậm chí chỉ cần 2 - 3 ba phút tùy thuộc vào cách đo và yêu cầu về độ
chính xác. Có thể nói, công nghệ GPS đã tạo ra một cuộc cách mạng thực sự
trong lĩnh vực trắc địa, và nó còn hàm chứa nhiều khả năng và ưu thế tiềm ẩn
đang được khai thác.
Từ những ưu điểm khi dùng hệ thống GPS cho phép ta lựa chọn các điểm
khống chế ngoại nghiệp ở những vị trí tối ưu cho các khối tăng dày theo các
phương án bố trí điểm khống chế ngoại nghiệp cho phù hợp với từng phương
pháp và yêu cầu về độ chính xác.
II.2.2. Quy định kỹ thuật đo và xử lý tính toán bình sai kết quả đo GPS
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 32 - Trắc địa B -K48
1. Quy định chung
1.1 Việc đo GPS trong Trắc địa cần được tiến hành theo một phương án kỹ thuật
đã được phê duyệt nhằm xác định chính xác các giá trị tọa độ điểm GPS phục vụ
cho công việc thành lập lưới trắc địa trong thời gian ngắn nhất và đạt hiệu quả
kinh tế cao..
1.2 Đo GPS trong trắc địa được tiến hành theo các trình tự như sau
- Thu thập tài liệu gốc và số liệu gốc.
- Chọn hệ thống tọa độ và thời gian.
- Lập phương án kỹ thuật và trình duyệt.
- Chọn điểm và chôn mốc.
- Lựa chọn máy móc và thiết bị.
- Đo ngắm.
- Ghi sổ đo ngoại nghiệp.
- Xử lý số liệu.
- Báo cáo tổng kết và nộp thành quả.
1.3 Các cấp đo và phương pháp GPS nêu trong phương án kỹ thuật được chọn tùy
thuộc vào yêu cầu độ chính xác xác định đại lượng cần bố trí, đại lượng dịch
chuyển và đặc điểm của từng đối tượng công trình.
2. Hệ thống tọa độ và thời gian
2.1 Hệ thống tọa độ
2.1.1 Đo GPS sử dụng hệ thống tọa độ toàn cầu WGS - 84 (Hệ tọa độ trắc địa
quốc tế) khi có yêu cầu sử dụng hệ tọa độ HN 72 hoặc hệ tọa độ nào khác thì
phải tính chuyển tọa độ. Các tham số hình học cơ bản của Elipxoid toàn cầu và
Elipxoid tham khảo của các hệ tọa độ phải phù hợp với quy định ở bảng 1. Hệ
tọa độ VN – 2000 có các tham số hình học cơ bản của Elipxoid hoàn toàn giống
với hệ tọa độ trắc địa Quốc tế WGS – 84.
2.1.2 Khi đo GPS các yêu cầu sử dụng hệ tọa độ địa phương hoặc hệ tọa độ độc
lập thì phải tính chuyển đổi tọa độ và cần phải có các tham số kỹ thuật sau:
- Tham số hình học của Elipxoid tham khảo.
- Độ kinh của kinh tuyến trục giữa múi chiếu.
- Hằng số cộng vào tung độ, hoành độ.
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 33 - Trắc địa B -K48
- Độ cao thường của mặt chiếu.
- Tọa độ điểm khởi tính và phương vị khởi tính.
2.1.3 Khi tính chuyển từ hệ tọa độ trắc địa Quốc tế của lưới GPS sang hệ tọa độ
khu vực, cần phải đảm bảo yêu cầu. Bình sai lưới GPS trong hệ tọa độ vuông góc
phẳng theo phép chiếu Gauus ( Ko = 1), kinh tuyến trục Lo cách khu đo không
quá 20 km. Nếu sử dụng phép chiếu UTM 6o ( Ko= 0.9996) thì kinh tuyến trục
cách khu đo trong giới hạn 160 km đến 200 km. Nếu sử dụng phép chiếu UTM
3o ( Ko = 0.9999) thì kinh tuyến trục cách khu đo trong giới hạn 70 km đến 110
km. Khi chọn phép chiếu Gauus phải sử dụng Elipxoid Krasovxky, còn nếu dùng
phép chiếu UTM thì sử dụng Elipxoid WGS – 84.
Bảng 1. Tham số hình học cơ bản
Elipxoid toàn cầu Elipxoid tham khảo
Hệ tọa độ
tham số
WGS - 84 HN - 72
Bán trục lớn a (m) 6378137 6378245
Bán trục nhỏ b (m) 6356752.3142 6356863.019
Độ dẹt α 1/298.257223563 1/298.3
Bình phương độ lệch tâm thứ
nhất e2 0.00669437999013 0.0066934216
Bình phương độ lệch tâm thứ
nhất e’2 0.006739496742227 0.0067385254
2.1.4 Khi tính chuyển đổi độ cao GPS thành độ cao thường thì cần sử dụng hệ
độ cao nhà nước với điểm gốc độ cao quốc gia.
2.2 Hệ thống thời gian
Thời gian trong đo GPS được sử dụng là thời gian quốc tế UTC. Khi muốn dùng
giờ Việt Nam thì phải tiến hành chuyển đổi ( giờ Hà Nội = giờ GPS + 7).
3. Thiết kế kỹ thuật lưới GPS
3.1 Phân cấp hạng lưới
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 34 - Trắc địa B -K48
3.1.1 Dựa vào chiều dài trung bình giữa 2 điểm lân cận và độ chính xác của nó,
lưới GPS được chia thành các hạng II, III, IV và các cấp 1. Khi thành lập lưới có
thể thực hiện theo phương án tuần tự bao gồm tất cả các cấp, hạng hoặc lưới vượt
cấp, lưới cung một cấp, hạng
3.1.2 Độ chính xác chiều dài giữa hai điểm lân cận của các cấp lưới GPS được
tính theo công thức
262 ).10.( Dba
Độ chính xác phương vị của cạnh được tính theo công thức
2
2
2
D
qpm
Trong đó:
a - sai số cố định (mm)
b - hệ số sai số tỷ lệ
D - chiều dài cạnh đo (km)
Với máy thu 4600 LS : a= 5 mm; b=1; p”=1; q”=5
Hoặc D
m
m D
3.1.3 Các yêu cầu kỹ thuật chủ yếu của các cấp lưới GPS phải phù hợp với quy
định nêu ở bảng 2. Chiều dài cạnh ngắn nhất giữa 2 điểm lân cận bằng 1/2 đến
1/3 chiều dài cạnh trung bình, chiều dài cạnh lớn nhất bằng 2 3 lần chiều dài
cạnh trung bình. Khi chiều dài cạnh nhỏ hơn 200 m, sai số trung phương chiều
dài cạnh phải nhỏ hơn 20 mm
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 35 - Trắc địa B -K48
Bảng 2. Yêu cầu kỹ thuật chủ yếu của lưới GPS
được thành lập để phục vụ đo vẽ bản đồ
Cấp hạng
Chiều dài
cạnh trung
bình (km)
a (mm) b (110-6) Sai số trung phương tươngđối cạnh yếu nhất
II 9 10 2 1/120 000
III 5 10 5 1/80 000
IV 2 10 10 1/45 000
1 1 10 10 1/20 000
2 < 1 15 20 1/10 000
3.1.4 Đối với lưới GPS thiết lập để khống chế thi công và quan trắc chuyển dịch
biến dạng công trình thì phải dựa vào yêu cầu độ chính xác của từng công trình
mà thiết kế lưới sao cho thỏa mãn yêu cầu đó.
3.2. Nguyên tắc thành lập và thiết kế lưới
3.2.1 Trước khi thiết kế mạng lưới GPS cần phải thu thập tài liệu sau
- Bản đồ địa hình tỷ lệ lớn nhất đã có trong khu vực xây dựng công trình
- Tài liệu về lưới khống chế mặt bằng và độ cao đã có trong khu đo, kèm theo
báo cáo tổng kết kỹ thuật thành lập lưới.
- Các tài liệu về địa chất công trình, địa chất thủy văn, giao thông, thủy hệ và các
tài liệu liên quan đến qui hoạch phát triển khu đo.
3.2.2 Việc thiết kế lưới GPS phải căn cứ vào yêu cầu thực tế và trên cơ sở điều
tra nghiên cứu kỹ các tài liệu gốc, số liệu gốc hiện có tại khu vực cần đo. Trong
lưới GPS giữa các điểm không cần nhìn thấy nhau, nhưng để có thể tăng dày lưới
bằng phương pháp đo truyền thống, mỗi điểm GPS cần phải nhìn thông đến ít
nhất một điểm khác.
3.2.3 Khi thiết kế lưới, để tận dụng các tư liệu trắc địa, bản đồ đã có, nên sử
dụng hệ tọa độ đã có của khu đo. Các điểm khống chế đã có nếu phù hợp với yêu
cầu của điểm lưới GPS thì tận dụng các mốc của chúng.
3.2.4 Lưới GPS phải được tạo thành 1 hoặc nhiều vồng đo độc lập, tuyến phù
hợp. Số lượng cạnh trong vồng đo độc lập, tuyến phù hợp trong các cấp lưới GPS
phải tuân theo qui định nêu trong bảng 3.
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 36 - Trắc địa B -K48
Bảng 3. Quy định về số lượng cạnh trong vòng đo độc lập
hoặc tuyến phù hợp đối với các cấp lưới GPS
Cấp hạng II III IV 1 2
Số cạnh trong vòng đo độc lập
hoặc tuyến phù hợp 6 8 10 10 10
3.2.5 Để tính tọa độ các điểm GPS trong hệ tọa độ mặt đất cần phải có số liệu
khởi tính trong hệ tọa độ mặt đất và đo nối với một số điểm khống chế địa
phương. Đối với công trình lớn, số điểm đo nối cần phải lớn hơn 3, đối với các
công trình nhỏ, số điểm đo nối từ 23.
3.2.6 Để tính độ cao thường của các điểm GPS cần dẫn độ cao tới các điểm GPS
theo qui định sau
- Để đo nối độ cao cần phải dùng phương pháp thủy chuẩn hình học có độ cao
chính xác từ hạng IV trở lên hoặc dùng phương pháp đo cao khác có độ chính
xác tương đương.
- Độ cao thường của các điểm GPS, sau khi tính toán và phân tích, nếu phù hợp
với yêu cầu về độ chính xác có thể dùng để đo vẽ bản đồ.
4. Chọn điểm và chôn mốc
4.1 Điểm đo bằng công nghệ GPS phải chọn ở vị trí thỏa mãn các điều kiện sau
đây:
- Đảm bảo góc nhìn xung quanh điểm về phía thiên đỉnh ( thị trường từ tâm ăng
ten của máy nhìn lên bầu trời) không bị che khuất là 150o. Trường hợp có hương
bị che khuất khi lập lịch đo phải chọn đủ số vệ tinh tối thiểu chung cho các trạm
đo đồng thời có quỹ đạo không đi qua hướng bị che khuất.
- Cách đài phát sóng điện lớn không dưới 500 m.
- Thuận tiện cho việc phát triển các đường chuyền, lưới giải tích cấp 1,2. Nếu
điểm GPS dự kiến là điểm khởi tính của lưới cấp 1, 2 thì phải lưu ý tới việc thông
hướng cho việc đo nối phương vị sau này.
4.2 Sau khi chọn điểm phải ghi chú điểm.
4.3 Mốc của các điểm GPS là mốc hai tầng có dấu sứ ở tâm của cả hai tầng, Mốc
chôn chìm với độ sâu của mặt mốc là 0,2 m. Xung quanh mốc phải đổ tường bê
tông bảo vệ.
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 37 - Trắc địa B -K48
4.4 Các điểm GPS được đánh dấu như sau: số hiệu điểm gồm 6 chữ số: 3 chữ số
đầu là số thứ tự tờ bản đồ tỉ lệ 1: 100 000, số thứ tư là số 4. Hai số sau cùng là số
thứ tự của điểm nằm trong tờ bản đồ 1: 100 000 bắt đầu từ 0,1,2... đến hết ( ví dụ
104401).
4.5 Sau khi chôn mốc phải tiến hành bàn giao mốc cho chính quyền địa phương
với sự có mặt của cán bộ địa chính của địa phương.
5. Công tác đo GPS
5.1 Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản
- Yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi đo GPS các cấp phải phù hợp với quy định được
nêu trong bảng 4.
- Khi quan trắc GPS ở các cấp hệ số suy giảm độ chính xác vị trí không gian 3
chiều PDOP của các cấp hạng lưới GPS phải < 6, ( quy định số vệ tinh 6).
5.2 Lập kế hoạch đo
- Trước khi tiến hành đo cần sử dụng phần mềm PLAN hoặc QUICK PLAN để
lập lịch đo và cần lập bảng dự báo các vệ tinh có thể quan sát được. Trong bảng
có: Số hiệu vệ tinh, độ cao vệ tinh và góc phương vị, thời gian quan sát tốt nhất
để quan sát nhóm vệ tinh tốt nhất, hệ số suy giảm độ chính xác vị trí không gian
3 chiều SV 6. Khi xung quanh điểm đo có nhiều địa vật che chắn phải lập lịch
đo theo điều kiện chr chắn thực tế tại các điểm đo.
- Tọa độ dùng để lập bảng dự báo cho các vệ tinh là độ kinh, độ vĩ trung bình
của khu đo. Thời gian dự báo nên dùng thời gian trung bình khi đo ngắm. Khi
khu đo lớn thời gian đo kéo dài thì cần lập bảng dự báo cho từng phân khu với
thời gian đo khác nhau và dùng lịch vệ tinh quảng bá có tuổi không quá 20 ngày.
- Căn cứ vào số lượng vệ tinh máy thu, đồ hình lưới GPS đã thiết kế và bảng dự
báo vệ tinh. Lập bảng điều độ đo ngắm với nội dung: Thời gian đo, số liệu trạm
đo, tên trạm đo, số liệu máy thu ...
- Độ dài ca đo không ít hơn 30 phút, với điều kiện số vệ tinh quan sát không ít
hơn 6 và PDOP không lớn hơn 5. Thời gian đo có thể kéo dài thêm đối với cạnh
dài hoặc điều kiện thu tín hiệu tại điểm đo không tốt. Thời gian tối thiểu của ca
đo nên tham khảo số liệu ở bảng 5.
5.3 Yêu cầu đo ngắm
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 38 - Trắc địa B -K48
- Công tác do ngắm trong lưới GPS bao gồm các thao tác: Khởi tính máy thu
GPS tại trạm đo và quy trình thu tín hiệu ghi vào bộ nhớ của máy.
- Nếu sử dụng ít nhất ba máy thu GPS một tần số hoặc hai tần số có tham số độ
chính xác a 5 mm, b 2ppm và có định tâm quang học để đo lưới GPS.
- Định tâm quang học của máy thu GPS cần được kiểm nghiệm trước khi sử
dụng, bảo đảm sai số định tâm 1 mm.
- Các dây dẫn nối từ antenna đến máy thu và các thiết bị phụ trợ được kiểm tra
không có sai sót, mới được tiến hành thu tín hiệu.
- Trước khi mở máy cho một ca đo phải đo chiều cao antenna bằng thước chuyên
dùng đọc số đến 1mm, ghi tên máy, đo lại chiều cao antenna để kiểm tra, chênh
lệch chiều cao antenna. Sau khi tắt máy, đo lại chiều cao antenna để kiểm tra,
chênh lệch chiều cao antenna giữa 2 lần đo không vượt quá 2 mm và lấy giá
trị trung bình ghi vào sổ đo. Nếu như chênh lệch vượt quá hạn sai cho phép, thì
phải tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất ý kiến xử lý và ghi vào cột ghi chú trong sổ
đo.
- Sau khi máy thu bắt đầu ghi nhận số liệu, người đo có thể sử dụng các chức
năng của bàn phím, chọn menu, tìm thông tin trạm đo, số vệ tinh thu được tín
hiệu, số hiệu vệ tinh, tỷ số nhiễu tín hiệu, kết quả định vị tức thời, tình trạng ghi,
giữ số liệu ( đối với máy thu có bàn phím điều khiển).
- Trong quá trình đo của một ca đo không được tiến hành các thao tác sau: tắt
máy thu và khởi động lại; tiến hành tự đo thử (trừ khi phát hiện có sự cố; thay
đổi góc cao của vệ tinh; thay đổi tần xuất thu tín hiệu; thay đổi vị trí antenna; ấn
phím hoãn và xoá thông tin.
- Trong thời gian đo người đo không được rời máy, thường xuyên theo dõi tình
trạng làm việc của máy thu, theo dõi nguồn điện, tình hình vệ tinh và ghi số liệu;
đồng thời đề phòng máy bị chấn động làm chuyển dịch, đề phòng người và vật
thể khác gần antenna che chắn tín hiệu vệ tinh.
- Trong khi máy thu đang làm việc không được dùng bộ đàm hoặc điện thoại di
động ở gần máy thu. Khi có sấm chớp, mưa to phải tắt máy, ngừng đo và thu cất
antenna đề phòng sét đánh.
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 39 - Trắc địa B -K48
- Trong khi đo phải bảo đảm máy thu hoạt động bình thường, ghi số liệu chính
xác. Sau mỗi ngày đo nên kịp thời trút số liệu vào đĩa cứng, đĩa mềm của máy
tính để tránh mất số liệu.
Bảng 4. Yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi đo các cấp
Hạng mục Cấp hạng
Phương pháp
đo
Hạng
II
Hạng
III
Hạng
IV
Cấp
1
Cấp
2
Góc cao của vệ
tinh(o)
Đo tĩnh
tĩnh nhanh
15 15 15 15 15
Số lượng vệ tinh
quan trắc dùng
được
Đo tĩnh
tĩnh nhanh
4 4
5
4
5
4
5
4
5
Số lần đo lặp
trung bình tại
trạm
Đo tĩnh
tĩnh nhanh
2 2
2
1.6
1.6
1.6
1.6
1.6
1.6
Thời gian quan
trắc: Độ dài thời
gian thu tín hiệu
ngắn nhất (phút)
Đo tĩnh
tĩnh nhanh
90 60
20
45
15
45
15
45
15
Tần suất thu tín
hiệu (s)
Đo tĩnh
tĩnh nhanh
10
60
10
60
10
60
10
60
10
60
Bảng 5. Thời gian tối thiểu ca đo
Độ dài cạnh đo
[km]
Độ dài thời gian ca đo
[phút]
0-1 20-30
1-5 30-60
5-10 60-90
10-20 90-120
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 40 - Trắc địa B -K48
6. Tính toán khái lược và bình sai
6.1 Trước khi tính cạnh phải tính chiều cao thẳng đứng của antenna theo công
thức phù hợp với từng loại antenna. Chiều cao antenna tính đến 1mm và phải
nhập vào cho từng trạm đo để tính cạnh. Phải kiểm tra các giá trị nhiệt độ, áp
suất và độ ẩm khi nhập số liệu vào để tính cạnh.
6.2 Các điểm đo GPS đồng thời phải tính thành các cạnh độc lập theo phần mềm
xử lý sau đó ( POST PROCESSING) tương ứng và chọn lời giải tối ưu
(OPTIMUM) hoặc cố định (FIXED).
6.3 Tên file kết quả gồm 8 số và phần mở rộng: 4 số đầu là 4 số cuối của số hiệu
điểm đầu, 4 số cuối là 4 số cuối số hiệu điểm cuối cùng, phần mở rộng là OPT,
FIX, FLT hoăcTRP. Khi xử lý bằng phần mềm TRIMVEC – PLUS phải lấy cả
file nhị phân có phần mở rộng là SSF.
6.4 Các chỉ tiêu khi xử lý cạnh phải đạt được như sau:
STT Chiều dài cạnh(km) RMS RDOP RATIO
1 1 - 10 0.02 + 0.004D (km) < 0.1 3.0
2 10 - 20 0.03 + 0.003D < 0.1 2.8
Trường hợp một trong các chỉ tiêu vượt giá trị cho phép nhưng không quá
1.5 lần thì xem xét kết quả tính sai số khép hình và bình sai sơ bộ để chấp nhận
lời giải hay phải đo lại.
6.5 Sau khi tính cạnh trong toàn lưới phải tiến hành tính sai số khép hình theo sơ
đồ đo.
6.6 Bình sai lưới GPS phải tiến hành theo chương trình được tổng cục Địa chính
cho phép sử dụng.
6.7 Quá trình tính toán bình sai tiến hành theo các bước sau đây:
- Bình sai trong hệ WGS - 84.
- Tính độ cao Goeid trên elipxoid WGS - 84 của tất cả các điểm.
- Tính độ cao Geoid trẽn elipxoid qui chiếu quốc gia của tất cả các điểm.
- Tính tọa độ vuông góc không gian theo elipxoid qui chiếu quốc gia của các
điểm khởi tính tọa độ và độ cao.
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 41 - Trắc địa B -K48
- Bình sai lưới trong hệ tọa độ vuông góc không gian theo elipxoid qui chiếu
quốc gia và tính chuyển tọa độ về tọa độ quốc gia.
- Đánh giá độ chính xác
- Biên tập thành quả.
6.8 Các chỉ tiêu sai số phải đạt được sau bình sai như sau:
- Sai số trung phương phương vị trí điểm 0.07 m.
- Sai số góc phương vị 2” .
- Sai số tương đối cạnh như bảng sau đây
Chiều dài cạnh Sai số tương hỗ
5 -15 km Dưới 1/200 000
3- 5 km Dưới 1/100 000
Dưới 3 km Sai số tuyệt đối không quá 0.012 m
II.2.3 Quy trình đo nối khống chế ảnh bằng công nghệ GPS
1. Khối ảnh
Để có thể tiến hành đo nối khống chế ảnh ngoại nghiệp thì trước hết ta
phải có tư liệu ảnh. ở đây là các ảnh hàng không, từ những tấm ảnh tạo thành
khối ảnh sau đó chọn các điểm khống chế ảnh và châm chích nên đó để sau đó ta
bố trí ngoài thực địa. Việc chọn và bố trí điểm tiến hành theo yêu cầu kỹ thuật
như đã nêu ở chương I.
2. Điểm gốc tọa độ và độ cao nhà nước
Công tác đo nối khống chế ảnh có nhiệm vụ là đưa tọa độ ảnh về hệ tọa độ
quốc gia. Do đó công việc tiếp theo của quy trình công nghệ đo nối là phải tìm
được điểm gốc nhà nước. Những điểm này đã có tọa độ hoặc độ cao, từ những
điểm này ta sẽ tiến hành đo nối vào các điểm khống chế ảnh. Khi đo nối ta nên
tìm tối thiểu từ 23 điểm gốc nhà nước trong đó có một điểm độ cao.
3. Thiết kế điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp
Kỹ thật định vị GPS không yêu cầu điều kiện thông hướng giữa các điểm,
nên điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp cần được chọn là các địa vật rõ nét hoặc
đã được đánh dấu tại các vị trí chuẩn trong lưới tam giác ảnh không gian. Đồng
thời chú ý bảo đảm điều kiện tốt cho việc bắt tín hiệu của vệ tinh, tránh các loại
địa vật sau:
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 42 - Trắc địa B -K48
- Các địa vật ở vùng địa hình có sự phản xạ lớn như: Điểm gần mặt nước, điểm
địa vật ở vùng đồi trọc, điểm địa vật ở vùng có hàm lượng mối cao hoặc có
khoáng sản kim loại...
- Các địa vật ở vùng có khả năng phản xạ nhiều chiều, như các thung lũng, các
sườn núi và tại các vùng có nhiều địa vật kiến trúc thượng tầng.
- Các điểm địa vật tại các khu vực có nguồn phát sóng điện từ mạnh, như các
trạm rada, các đường điện cao thế và các trạm biến thế...
- Bảo đảm góc nhìn lên bầu trời xung quanh điểm không nhỏ hơn 15o.
4. Thiết kế đồ hình đo GPS và xác định thời gian đo
Thông thường trong công tác đo nối khống chế ảnh ngoại nghiệp sử dụng
phương pháp định vị tương đối. Vì vậy cần thiết kế một trạm đo GPS cố định
trong lưới đo nối khống chế ảnh ngoại nghiệp sao cho bảo đảm độ chính xác
đồng đều trong lưới, đồng thời có khả năng tạo thành những đồ hình tối ưu cho
công tác đo đạc và xử lý số liệu. Hình 2.9 là một ví dụ về thiết kế một lưới đo nối
khống chế ảnh ngoại nghiệp bằng kỹ thuật định vị vệ tinh GPS và hình 2.10 mô
tả một vài đồ hình quan trắc được tạo thành từ 3 hay 4 máy thu GPS khi tiến
hành công tác đo nối ngoại nghiệp.
- Điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp đo bằng GPS
- Điểm khống chế cơ sở
Hình 2.9 Sơ đồ thiết kế lưới đo nối khống chế ảnh bằng GPS
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 43 - Trắc địa B -K48
1
1 1 2
2
2 3 3 4 3 4
a. Đồ hình đo với 3 máy b. Đồ hình đo với 4 máy
Hình 2.10 Sơ đồ bố trí đồ hình đo 3 hoặc 4 máy thu GPS
Hiện nay trên quỹ đạo luôn có đủ 24 vệ tinh GPS, nên tại mỗi điểm trạm
đo chỉ cần quan trắc 10 phút và không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Độ
chính xác của kết quả đo được xử lý bằng phần mềm chuyên dụng của máy có
thể đạt đến cỡ cm. trong trường hợp đồ hình tốt có thể đạt 1cm/10 km.
5. Đo GPS ngoại nghiệp
5.1 Trước khi đo phải lập lịch đo GPS và cần lưu ý
- Chọn khoảng thời gian đo có ít nhất 4 vệ tinh.
- Chọn PDOP (độ chính xác vị trí vệ tinh) không lớn hơn 5.0.
- Góc cao của vệ tinh phải lớn hơn 15o.
- Phân bố hình chiếu của vệ tinh trên mặt phẳng ngang đi qua điểm đo phải rải
đều quanh điểm đo.
- Nên chọn các vệ tinh có phương vị cắt ngang đường nối các điểm đo đồng thời.
- Lịch đo có thể lập một lần cho toàn bộ khu đo nhưng hàng ngày phải trừ đi thời
gian mọc sớm của vệ tinh (4 phút).
5.2 Máy thu tín hiệu vệ tinh là các loại máy TRIMBLE NAVIGATION
SURVEYOR seri 4000, 5000, ... Khi dùng các lại máy khác phải tiến hành thử
nghiệm.
5.3 Thời gian đo GPS trên các điểm theo quy phạm đã đo ở trên.
5.4 Chiều cao antenna đo 2 lần: trước và sau khi đo để kiểm tra, đọc số đến 1
mm và phải nạp vào máy
Phải ghi đầy đủ vào sổ đo: số hiệu điểm, tên điểm, thời tiết, người đo, người
ghi sổ, số hiệu trạm đo/lần đo, áp suất, nhiệt độ, tổng trị đo của từng vệ tinh,
tổng trị đo liên tục, vẽ sơ đồ đo nối và các ghi chú điểm.
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 44 - Trắc địa B -K48
5.5 Tùy thuộc vào bộ nhớ trong máy thu và kế hoạch tổ chức thi công, sau khi
kết thúc một hoặc một số trạm đo, số liệu trút vào máy vi tinh để tính toán và ghi
vào đĩa mềm để lưu. Khi trút số liệu vào máy vi tính phải kiểm tra tên file số
liệu, tên điểm, các số liệu về khí tượng và chiều cao antenna nạp vào máy có
đúng không, nếu sai sót phải chỉnh sửa ngay.
6. Xử lý số liệu đo GPS và bình sai
6.1 Tính toán khái lược bằng phần mềm Trimble Geomatices Office 1.63
Tính toán khái lược là tìm các giá trị xác suất nhất của các véctơ nối 2
điểm đo đồng thời, đó là DX, DY, DZ trong hệ WGS-84.
6.2 Bình sai lưới
Việc bình sai lưới được tiến hành theo phần mềm Trimble Geomatices
Office 1.63 của hãng TRIMBLE NAVAGATION.
Quá trình bình sai như sau:
- Lập lưới GPS từ các kết quả tính khái lược.
- Biên tập lại số hiệu điểm theo đúng sơ đồ thiết kế.
- Fix các điểm gốc tọa độ và độ cao Nhà nước trong hệ tọa độ VN- 2000,
lấy kinh tuyến trục của khu đo.
- Bình sai mạng lưới.
7. Đánh giá độ chính xác và báo cáo kết quả
Sau khi tính toán bình sai ta tiến hành đánh giá độ chính xác nếu đạt chỉ
tiêu kỹ thuật ta tiến hành việc báo cáo kết quả.
Kết quả bao gồm bảng tọa độ và độ cao theo hệ tọa độ, độ cao Nhà nước
và các sai số mx, my, mh.
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 45 - Trắc địa B -K48
Hình 2.11 Sơ đồ quy trình đo nối khống chế ảnh bằng công nghệ GPS.
Khối ảnh
Thiết kế điểm
KCANN
Thiết kế đồ hình đo
GPS và xác định
thời gian đo
Đo GPS ngoại nghiệp
Xử lý số liệu đo GPS
và bình sai
Đánh giá độ chính
xác và báo cáo
kết quả
Điểm gốc tọa độ và
độ cao nhà nước
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 46 - Trắc địa B -K48
Chương III
Thực nghiệm đo nối khống chế ảnh
khu đo bến tre
iii.1 Khái quát về khu vực thực nghiệm
III.1.1. Tình hình và đặc điểm khu thực nghiệm
1. Đối tượng thực nghiệm
Thực nghiệm tại địa bàn thuộc tỉnh Bến Tre với mục tiêu có được bản đồ
địa hình tỷ lệ 1: 5000 và mô hình số độ cao (DEM) để xây dựng cơ sở dữ liệu
GIS phục vụ phòng chống lũ lụt và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng
sông Cửu Long. Công trình được phối hợp thực hiện bởi Trung tâm Viễn thám
kết hợp với Viện Nghiên cứu Địa chính.
2. Vị trí khu vực thực nghiệm
Khu vực thực nghiệm tỉnh Bến Tre nằm trong phạm vi từ 10000’00” đến
11007’05” vĩ độ Bắc và từ 105026’30” đến 108048’45” kinh độ Đông. Diện tích
khu vực đo vẽ bản đồ khoảng 1364 km2
3. Đặc điểm địa lý tự nhiên
Đặc trưng địa lý của khu vực này là vùng đồng bằng với nhiều sông, rạch,
kênh, mương dày đặc. Địa hình tương đối thuần nhất là đồng bằng bằng phẳng,
hệ thống kênh rạch chằng chịt, chia cắt địa hình thành nhiều mảnh riêng biệt và
chịu ảnh hưởng ít của lũ lụt hàng năm. Hệ thống thủy văn trong khu vực rất phát
triển( mật độ khoảng 0,6 - 0,8 km/km2) với một mạng lưới sông, kênh, rạch
chằng chịt nối liền nhau đã tạo ra một diện mạo bề mặt của địa hình bị cắt sẻ
lớn. ở đây có hệ thống sông lớn là sông Tiền đổ ra biển bằng ba cửa chính: cửa
Đại, cửa Tiểu và cửa Hàm Luông, chia cắt địa bàn tỉnh Bến Tre thành nhiều vùng
riêng biệt. Do lượng phù sa lớn của sông Tiền đổ ra biển, nên hàng năm các vùng
bãi bồi ven sông, ven biển được bồi tụ rộng lớn hơn. Lớp phủ thực vật chủ yếu là
lúa và cây ăn quả chiếm diện tích rộng lớn, ngoài ra còn rừng tràm tự nhiên.
Rừng trồng có ở vùng chua phèn và dải ven biển, đặc biệt là ở các vùng bãi ven
biển có hệ sinh thái rừng ngập mặn, với loại cây chủ yếu đước, nắm... Khu thực
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 47 - Trắc địa B -K48
nghiệm có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao khá đều trong năm, trung
bình khoảng 27,40C. Khí hậu phân thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình
hàng năm khoảng 1620mm/năm, độ ẩm khoảng 83%, mùa lũ thường kéo dài
trong tháng 7, 8, 9.
4. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Khu thực nghiệm nằm trong vùng có rất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế
- xã hội của đồng bằng Cửu Long. Trước hết, đây là một trong những khu vực có
diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất Nam Bộ; là vùng có lợi thế phát triển du lịch
sinh thái nhất ở Việt Nam với các miệt vườn rộng lớn, nhiều loại cây ăn trái
ngon, khí hậu mát mẻ, cảnh quan đẹp ở Long Thới - Bến Tre. Ngành nuôi trồng
và chế biến thủy sản cũng rất phát triển với mô hình nuôi tôm tại các đầm ở ven
biển và vùng nước lợ, nuôi cá trong các bè thả ở trên sông Tiền, vùng biển van
các cửa sông. Trong khu vực có nhiều điểm dân cư đô thị như TX. Bến Tre và
nhiều thị trấn khác. Do đặc điểm địa lý khu đo có hệ thống kênh, rạch dày đặc,
chằng chịt nên mạng lưới giao thông đường thủy rất phát triển là đường giao
thông chủ yếu cho việc đi lại giữa các vùng; ở đây có nhiều tuyến đường thủy
quan trọng vận tải hành khách và hàng hóa đi lại giữa các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long. Hệ thống giao thông đường bộ ít và phân bố không đều, đường ô tô
có tuyến đường quốc lộ 1A và các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện nối với các
điểm dân cư lớn, còn lại là các đường đất chủ yếu chạy dọc theo các bờ kênh
rạch, thường bị ngập nước trong mùa mưa nên đi lại gặp nhiều khó khăn.
III.1.2 Hiện trạng thông tin tư liệu
1. Các tư liệu tọa độ và độ cao
a. Điểm toạ độ
Trong khu thực nghiệm có các điểm tọa độ Nhà nước hạng II và hệ thống
điểm địa chính cơ sở (ĐCCS) dày đặc. Các điểm tọa độ hạng II đã được tu bổ lại
và xây tường bao kiên cố trong các năm từ 1999 đến 2002. Các điểm địa chính
cơ sở hầu hết mới được xây dựng nên chất lượng mốc cồn tốt, nhưng một số
điểm đến nay đã bị che khuất bởi cây, do đó khi đo GPS cần phải chặt cây mới
đảm bảo yêu cầu trong việc thu tín hiệu
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 48 - Trắc địa B -K48
- Điểm tọa độ hạng II và ĐCCS: II-03; II-13; II-16; II-17; II-18; II-35; II-36; II-
37; II-29; II-31; II-32; II-43; II-50; II-51; II-49c; II-48; 682414; 670422;
b. Lưới độ cao
Trong khu thực nghiệm có các tuyến thủy chuẩn hạng I, II và hạng III
quốc gia. Các điểm độ cao hạng I, II được tu bổ lại và xây tường bao kiên cố
trong các năm từ 1999 đến 2002 nên còn rất tốt
Còn mạng lưới độ cao hạng III trong khu đo được xây dựng từ sau giải
phóng (năm 1976). Do mạng lưới được xây dựng cách đây đã lâu (28 năm), lại
theo quy phạm 1973, mốc chôn chím sâu cách mặt đất từ 30 đến 50 cm, hơn nữa
địa hình, địa vật xung quanh vị trí mốc đến nay thay đổi rất nhiều. Ghi chú các
mốc được lập sơ sài, thiếu các yếu tố định hướng chính xác. Đến nay, qua một
thời gian dài cộng với tốc độ phát triển của kinh tế xã hội rất nhanh, nhiều khu
công nghiệp, khu dân cư được xây dựng và mở rộng, các tuyến đường, kênh
mương được tu bổ nâng cấp mở rộng thêm, vì vậy việc tìm mốc cũ gặp nhiều
khó khăn. Nhiều mốc hiện nay không tìm thấy hoặc đã bị mất.
- Tuyến thủy chuẩn hạng II:
Trung Lương – Trà Vinh có 12 điểm: II(TL-TV)1; II(TL-TV)1-1; II(TL-TV)1-2;
II(TL-TV) 1-3; II(TL-TV)2; II(TL-TV)3; II(TL-TV)4; II(TL-TV)4-1; II(TL-
TV)4-2; II(TL-TV)4-3; II(TL-TV)7; II(TL-TV)8.
- Tuyến thủy chuẩn hạng III:
Vĩnh Long – Mỏ Cày có 8 điểm: III(VL-MC)1; III(VL-MC)2; III(VL-MC)3;
III(VL-MC)4; III(VL-MC)5; III(VL-MC)6; III(VL-MC)7; III(VL-MC)8.
Bến Tre – Hưng Nhượng có 6 điểm: III(BT-HN)1; III(BT-HN)2; III(BT-HN)3;
III(BT-HN)4; III(BT-HN)5; III(BT-HN)6.
c. Lưới tọa độ địa chính do địa phương xây dựng:
Trong những năm qua để phục vụ cho việc thành lập bản đồ địa chính các
loại tỷ lệ, các địa phương đã tiến hành đo đạc một số mạng lưới địa chính quy
đường chuyền cấp I,II. Lưới này chỉ dùng để tham khảo.
Với các điểm tọa độ hạng III, hệ thống điểm tọa độ địa chính cơ sở dày
đặc và các tuyến thủy chuẩn Nhà nước hạng I, II, III có trong khu vực cho thấy
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 49 - Trắc địa B -K48
đủ điều kiện để tiến hành đo khống chế ảnh cả về mặt phẳng và độ cao phục vụ
thành lập bình đồ ảnh và bản đồ địa hình cơ sở 1: 5000.
2. Tư liệu ảnh
Khu thực nghiệm Bến Tre được phủ chùm ảnh hàng không thuộc khu C9: gồm
có ảnh C9-05, C9-06;
Các thông tin cơ bản về tư liệu ảnh hàng không cần sử dụng khu C9
Ngày chụp Tuyến bay SL ảnh Số hiệu ảnh Tỷ lệ ảnh TB
08/3/2005 10 35 36-70 1/22 000
07/1/2006 11 11 533-543 1/22 000
22/2/2006 11 17 591-607 1/22 000
07/1/2006 12 28 514-487 1/22 000
07/1/2006 13 30 456-485 1/22 000
07/1/2006 14 27 455-429 1/22 000
07/1/2006 15 28 400-427 1/22 000
07/1/2006 16 24 376-399 1/22 000
07/1/2006 17 23 350-372 1/22 000
Các thông số kỹ thuật như sau:
* Máy chụp ảnh, tiêu cự
- Khu C9-06 máy RMK - TOP15; tiêu cự 152,506 mm
- Khu C9- 23cm23cm
* Độ cao bay chụp
- Khu C9-05, C9-06 là: 3365 m
* Độ phủ dọc p khoảng: 65 - 75 %
* Độ phủ ngang q khoảng: 35 - 45 %
* Góc xoay trung bình nhỏ hơn 50
* Độ cong tuyến bay đạt yêu cầu
* Góc nghiêng đạt yêu cầu
* Tỷ lệ ảnh trung bình 1/ 22 000
Chất lượng phim ảnh tốt, đạt yêu cầu sử dụng.
3. Tư liệu bản đồ
Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 5 000 loại Gauss
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 50 - Trắc địa B -K48
Loại bản đồ này được thành lập bằng phương pháp đo vẽ ảnh lập thể từ năm
1991 đến năm 1997, hệ tọa độ HN - 72, múi 30, kinh tuyến trung ương 1050 và
1080. Cách chia mảnh và danh pháp bản đồ theo quy định của loại bản đồ địa
hình Gauss ở tỷ lệ 1: 5 000. Khoảng cao đều cơ bản 1 m, loại bản đồ này đảm
bảo các yêu cầu của quy phạm thành lập đo do Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước
trước đây ban hành.
Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 10 000 loại Gauss
Đây là loại bản đồ được thành lập bằng phương pháp đo vẽ ảnh lập thể theo
ảnh máy bay hoặc là được biên vẽ từ bản đồ tỷ lệ 1: 5000 chính quy về, do vậy
nội dung của chúng về cơ bản là đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy cần thiết.
Tuy nhiên, do bản đồ được thành lập đã khá lâu (1991- 1999), nên nhiều yếu tố
kinh tế - xã hội đã không còn hoặc ít còn phù hợp với thực tế. Trong khu đo loại
bản đồ này chỉ có rải rác ở một số khu vực nhỏ, bản đồ này chỉ dùng làm tài liệu
tham khảo.
Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 25 000, 1: 50 000 loại VN 2000
Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 25 000, 1:50 000 phủ trùm toàn bộ khu đo đã có ở
dạng số, do Trung tâm Viễn thám hiện chỉnh năm 2001 - 2003 theo ảnh vệ tinh
SPOT 4 (loại Panchromatic) chụp năm 2001. Loại bản đồ này được sử dụng để
tham khảo trong công tác điều vẽ ảnh, lập sơ đồ thiết kế đo vẽ, lưới khống chế
ảnh.
Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 100 000 loại VN 2000 và 1: 250 000
Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 100 000 loại VN 2000 do Nhà Xuất bản Bản đồ thành
lập bằng phương pháp biên vẽ từ bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 50 000 trong các năm
2002 - 2005. Chất lượng bản đồ này hoàn toàn theo loại bản đồ gốc là bản đồ tỷ
lệ được dùng để thành lập. Do vậy có nhiều khu vực nội dung bản đồ thông tin
đã cũ, ít hoặc không phù hợp với thực tế. Bản đồ ở tỷ lệ 1: 250 000 đang được
lưu hành và sử dụng ở dạng bản đồ nền trong hệ HN - 72 do Nhà Xuất bản Bản
đồ biên vẽ năm 1996- 1998 từ bản đồ UTM có chỉnh lý một số yếu tố kinh tế -
xã hội và đã được số hóa. Hiện nay Nhà Xuất bản Bản đồ đã và đang tiếp tục
biên vẽ và số hóa theo bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 100 000.
Bản đồ địa chính chính quy do địa phương xây dựng
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 51 - Trắc địa B -K48
Đây là loại bản đồ địa chính chính quy do địa phương xây dựng với nhiều loại
tỷ lệ từ 1: 500 đến 1: 5 000. Các vùng đô thị, vùng ven đô thị, vùng kinh tế trọng
điểm thành lập ở tỷ lệ 1: 500, 1: 100, 1: 2 000, còn lại thành lập ở tỷ lệ 1: 5000.
Nội dung của bản đồ đại chính gồm ranh giới các thửa đất, diện tích và loại đất.
Độ chính xác của bản đồ địa chính đảm bảo yêu cầu trong quy phạm thành lập
bản đồ địa chính theo tỷ lệ tương ứng, tài liệu này sử dụng để tham khảo phục vụ
công việc điều vẽ ảnh và bổ sung nội dung trong công tác biên tập bản đồ đại
hình cơ sở.
III.2 các bước xử lý số liệu
1. Tạo Project và định nghĩa hệ tọa độ
Trước khi bắt đầu xử lý số liệu một mạng lưới mới ta phải tạo một Project
mới để chứa lưới đó. Cách làm như sau:
- Khởi động mudul xử lý số liệu (TGOffice), menu chính của chương trình sẽ
hiện ra như hình 3.1
Hình 3.1
- Vào menu File chọn New Project cửa sổ New Project xuất hiện như hình 3.2
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 52 - Trắc địa B -K48
Hình 3.2
- Nhập tên Project(Name), chọn đơn vị metric, sau đó chọn nút OK cửa sổ
Project Properties như hình 3.3
Hình 3.3
- Chọn Coordinate Sytem xuất hiện cửa sổ như hình 3.4
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 53 - Trắc địa B -K48
Hình 3.4
- Chọn Change trong phần Coordinate system settings cửa sổ Select Coordinate
System xuất hiện như hình 3.5
Hình 3.5
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 54 - Trắc địa B -K48
- Chọn New System ấn nút Next cửa sổ Select Coordinate System Type kích
chuột vào Coordinate System And Zone.
Hình 3.6
- Chọn nút Next cửa sổ Select Coordinate System Zone xuất hiện như hình 3.7
chọn hệ tọa độ VN2000 ở cửa sổ Coordinate System Group, chọn kinh tuyến trục
105m3 ở cửa sổ Zone.
Hình 3.7
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 55 - Trắc địa B -K48
- Chọn nút Next cửa sổ Seclect Geoid Model xuất hiện, chọn EGM96(Global)
sau đó chọn nút Finish, cửa sổ Project Properties xuất hiện như hình 3.3 chọn
nút Apply ta sẽ có mành hình của chương trình như hình 3.9
Hình 3.8
Hình 3.9
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 56 - Trắc địa B -K48
2. Trút số liệu từ máy thu GPS
Trước khi tính toán ta phải trút số liệu vào Project để ở trong file Checkin,
số liệu vào là file*.DAT có trong máy thu, trong Project khác hoặc các file*.ssf
là các cạnh đã được xử lý. Khi trút số liệu ta chọn đường dẫn vào Checkin ở
Project vừa tạo.
- Chọn mudul Data Transfer xuất hiện cửa sổ như hình 3.10
Hình 3.10
3. Nhập tên điểm, chiều cao antenna và đưa điểm đo vào chương trình
Sau khi đã trút số liệu từ những máy thu ta tiến hành nhập tên điểm và
chiều cao antenna (với những máy chưa nhập khi đo), cách làm như sau:
- Từ cửa sổ chính của chương trình như hình 3.9 vào menu File chọn Import cửa
sổ Import xuất hiện như hình 3.10, chọn GPS data file(*.dat)
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 57 - Trắc địa B -K48
Hình 3.11
- Chọn nút OK cửa sổ Open xuất hiện như hình 3.11
Hình 3.12
- Chọn Open cửa sổ Dat checkin xuất hiện như hình 3.12, ta tiến hành nhập tên
điểm (Name) và chiều cao antenna (Antenna Height) như hình 3.13
Hình 3.13
4. Xử lý tín hiệu vệ tinh và tính baseline
Sau khi nhập tên điểm và chiều cao Antenna, ta tiến hành xử lý tín hiệu vệ
tinh. Vì trong lúc đo không phải lúc nào tín hiệu cũng ổn định do nhiều nguyên
nhân đã nêu ở chương II. Cách xử lý như sau:
- Vào menu View chọn Timeline ta có cửa sổ chính của chương trình như hình
3.14. Ta tiến hành cắt những tín hiệu vệ tinh bị nhiễu.
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 58 - Trắc địa B -K48
Hình 3.14
- Khi xử lý xong tín hiệu vệ tinh ta tiến hành tính baseline như sau:
Từ menu Survey chọn Process GPS Baselines cửa sổ GPS Processing như
hình 3.15.
Hình 3.15
Chọn nút Save để lưu kết quả ta sẽ được màn hình chính của chương trình
như hình 3.16
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 59 - Trắc địa B -K48
Hình 3.16
5. Fix các điểm gốc tọa độ, độ cao nhà nước và bình sai
Sau khi đã tính xong các baseline ta tiến hành Fix các điểm tạo độ và độ
cao nhà nước. Cách làm như sau:
- Từ menu Adjustment chọn Points cửa sổ Points xuất hiện ta tiến hành nhập
điểm tọa độ và độ cao như hình 3.17.
Hình 3.17
- Khi Fix xong các điểm tọa độ và độ cao ta tiến hành bình sai, từ menu
Adjustment chọn Adjust( 23 lần) như hình 3.18
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 60 - Trắc địa B -K48
Hình 3.18
Để xem kết quả, từ menu Reports chọn Network Adjustment Reports như hình
3.19
Hình 3.19
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 61 - Trắc địa B -K48
III. Đánh giá độ chính xác và kết quả
Theo quy phạm thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 5 000, khi đo nối khống
chế ảnh các yêu cầu độ chính xác cần phải đạt là:
* Sai số trung phương vị trí mặt phẳng là:
m s = 0,1 mm Mbđ = 500 mm = 0,5 m
* Sai số trung phương độ cao là:
m h = 1m 4
1 = 0.25 m
* Các chỉ tiêu khi đo nối bằng công nghệ GPS
- Máy thu một tần: RMS 0,04; Ratio 1,5: Reference variance 20
- Máy thu hai tần: RMS 0,04; Ratio 1,5: Reference variance 10
Từ kết quả bình sai ở phần phụ lục so sánh với yêu cầu trên ta có thể kết
luận: lưới đo đạt độ chính xác để thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 5 000.
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 62 - Trắc địa B -K48
Kết luận
Qua một thời gian nghiên cứu tài liệu và thực hiện đề tài “Đo nối khống
chế ảnh ngoại nghiệp bằng công nghệ GPS” cùng với sự hướng dẫn của thầy
giáo ThS Trần Trung Anh và tập thể cán bộ công nhân viên trong Viện Nghiên
Cứu Địa Chính đã giúp em hoàn thành đồ án. Từ kết quả thực hiện đồ án, em rút
ra một số kết luân sau:
1. Công nghệ GPS ra đời đã làm cho công tác trắc địa có được một phương tiện
đo đạc hiện đại với nhiều tính năng ưu việt đáng kể so với các phương pháp
truyền thống, đặc biệt trong lĩnh vực vẫn thường gọi là công tác khống chế tọa
độ.
2. Một số ưu điểm của hệ thống định vị GPS
- Khi đo nối khống chế ảnh ngoại nghiệp bằng công nghệ GPS sẽ đảm bảo khả
năng liên kết của đồ hình, giảm thiểu được số lượng điểm khống chế ngoại
nghiệp và cho phép liên kết khối và mô hình là rất tốt.
- Khi dùng công nghệ GPS để đo ta không cần quan tâm đến việc các điểm có
thông hướng với nhau không, không phụ thuộc vào đồ hình và khoảng cách giữa
các điểm.
- Cho kết quả nhanh và chính xác tiết kiệm được rất nhiều thời gian công sức khi
thành lập bản đồ so với các phương pháp truyền thống.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian dành cho việc nghiên cứu
trong khuôn khổ một đề tài tốt nghiệp quá ngắn và kinh nghiệm thực tế sản xuất
chưa có nên kết quả thu được sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong
được sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và sự góp ý của các bạn đồng nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 06 năm 2008
Sinh viên
Đỗ Mạnh Hà
Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ Mạnh Hà - 63 - Trắc địa B -K48
Tài liệu tham khảo
[1] GS.TSKH. Trương Anh Kiệt, Trắc địa ảnh “Phần công tác tăng dày khống
chế ảnh”, Hà Nội - 2004.
[2] Đỗ Ngọc Đường, Đặng Nam Chinh, “Bài giảng công nghệ GPS”, Hà Nội
tháng 01 năm 2007
[3] Phạm Hoàng Lân, “Công nghệ GPS(Dùng cho cao học ngành trắc địa)”
Hà Nội 1997
[4] Trần Bạch Giang, Phan Ngọc Mai. “ứng dụng công nghệ định vị toàn cầu
GPS trong đo đạc - bản đồ”, Hà Nội 2004
[5] Tổng cục Địa Chính, “ Thông tư: Hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ
tọa độ quốc gia VN - 2000”, Hà Nội ngày 20 tháng 6 năm 2006
[6] Bộ xây dựng, “ Quyết định: về việc ban hành TCXDVN 364:2006( Tiêu
chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình)”, Hà Nội ngày
28 tháng 2 năm 2006.
[7] Bộ tài nguyên và môi trường, “ Quyết định kỹ thuật: thành lập bản đồ địa
hình tỷ lệ 1: 2000 và 1: 5000 bằng công nghệ ảnh số” Hà Nội ngày 21 tháng 12
năm 2005.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 20.pdf