Tài liệu Đồ án Điều tra đánh giá tiềm năng và khả năng đóng góp của các nguồn năng lượng mới và tái tạo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào lưới điện của tỉnh: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
---------------------------------------
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ KHẢ
NĂNG ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NGUỒN
NLM&TT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀO LƯỚI ĐIỆN CỦA TỈNH
Ngành : THIẾT BỊ MẠNG – NHÀ MÁY ĐIỆN
Mã số:23.0
Học Viên: HÀ THỊ NINH
Người HD Khoa học : PGS.TS. ĐẶNG ĐÌNH THỐNG
Khoa đào tạo SĐH
Người HD khoa học
Đặng Đình Thống
Học viên
Hà Thị Ninh
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Nội dung Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. CÁC NGUỒN VÀ CÁC CÔNG NGHỆ NĂNG
LƢỢNG MỚI VÀ TÁI TẠO
3
1.1. CÁC NGUỒN NĂNG LƢỢNG MỚI VÀ TÁI TẠO VÀ CÁC
ĐẶC TÍNH CỦA CHÚNG
3
1.1.1. Các nguồn năng lƣợng mới và tái tạo 3
1.1.2. Các đặc tính của các nguồn năng lƣợng mới và tái tạo 6
1.2. CÁC CÔNG NGHỆ NĂNG LƢỢNG MỚI VÀ TÁI TẠO VÀ
CÁC ĐẶC TRƢNG CỦA CHÚNG
7
1.2.1. Công nghệ điện năng lƣợng mặt trời (NLMT) 7
1.2.2. Công ng...
102 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1697 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đồ án Điều tra đánh giá tiềm năng và khả năng đóng góp của các nguồn năng lượng mới và tái tạo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào lưới điện của tỉnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
---------------------------------------
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ KHẢ
NĂNG ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NGUỒN
NLM&TT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀO LƯỚI ĐIỆN CỦA TỈNH
Ngành : THIẾT BỊ MẠNG – NHÀ MÁY ĐIỆN
Mã số:23.0
Học Viên: HÀ THỊ NINH
Người HD Khoa học : PGS.TS. ĐẶNG ĐÌNH THỐNG
Khoa đào tạo SĐH
Người HD khoa học
Đặng Đình Thống
Học viên
Hà Thị Ninh
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Nội dung Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. CÁC NGUỒN VÀ CÁC CÔNG NGHỆ NĂNG
LƢỢNG MỚI VÀ TÁI TẠO
3
1.1. CÁC NGUỒN NĂNG LƢỢNG MỚI VÀ TÁI TẠO VÀ CÁC
ĐẶC TÍNH CỦA CHÚNG
3
1.1.1. Các nguồn năng lƣợng mới và tái tạo 3
1.1.2. Các đặc tính của các nguồn năng lƣợng mới và tái tạo 6
1.2. CÁC CÔNG NGHỆ NĂNG LƢỢNG MỚI VÀ TÁI TẠO VÀ
CÁC ĐẶC TRƢNG CỦA CHÚNG
7
1.2.1. Công nghệ điện năng lƣợng mặt trời (NLMT) 7
1.2.2. Công nghệ thuỷ điện nhỏ (TĐN) 11
1.2.3. Công nghệ điện gió 12
1.2.4. Phát điện từ sinh khối 14
1.2.5. Công nghệ địa nhiệt và điện địa nhiệt 15
1.2.6. Phát điện từ nguồn năng lƣợng đại dƣơng 16
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC NGUỒN ĐIỆN
TỪ NLM & TT
18
1.3.1. Trên thế giới 18
1.3.2. Tại Việt Nam 20
CHƢƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC NĂNG
LƢỢNG MỚI VÀ TÁI TẠO Ở THÁI NGUYÊN
24
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – XÃ HỘI 24
2.1.1. Vị trí địa lý. 24
2.1.2. Dân số 24
2.1.3. Địa hình – Khí hậu 26
2.1.4. Tài nguyên 26
2.2. HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN 28
2.2.1. Hiện trạng phụ tải 28
2.2.2.Dự báo nhu cầu điện 29
2.2.3.Các nguồn cung cấp điện năng 35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.3. TIỀM NĂNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC NĂNG LƢỢNG
MỚI VÀ TÁI TẠO Ở THÁI NGUYÊN
36
2.3.1. Vai trò của năng lƣợng mới và tái tạo 36
2.3.2. Các nguồn năng lƣợng mới và tái tạo ở Thái Nguyên. 38
2.3.3. Năng lƣợng thuỷ điện nhỏ. 38
2.3.4.Năng lƣợng sinh khối 45
2.3.5. Năng lƣợng mặt trời 50
2.4. HIỆN TRẠNG NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG
54
CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÁC CÔNG NGHỆ PHÁT ĐIỆN
NĂNG LƢỢNG MỚI VÀ TÁI TẠO
58
3.1. CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN 58
3.2. CÁC CÔNG NGHỆ ĐƢỢC ĐỀ NGHỊ 58
3.2.1. Năng lƣợng thuỷ điện nhỏ 59
3.2.2. Năng lƣợng sinh khối để phát điện 63
3.2.3. Năng lƣợng mặt trời 67
CHƢƠNG 4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG 79
4.1. TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN 79
4.2. TÁC ĐỘNG TỚI ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 85
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
LỜI NÓI ĐẦU
Bước sang thế kỷ 21, cùng với nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội ngày một
gia tăng trong khuôn khổ của nguồn tài nguyên bị hạn chế, loài người đang đứng
trước nguy cơ cạn kiệt của các nguồn tài nguyên năng lượng cổ điển và phải đương
đầu với vấn đề ô mhiễm môi trường sống đã ở mức báo động trong phạm vi toàn
cầu gây ra bởi lượng khí thải độc hại trong quá trình sử dụng năng lượng.
Vì vậy, việc tìm kiếm các nguồn năng lượng bổ sung và nghiên cứu sử dụng
các nguồn năng lượng mới và tái tạo đang được các quốc gia trên toàn thế giới quan
tâm. Năng lượng mới và tái tạo là những nguồn năng lượng sạch, có trữ lượng to
lớn và có khả năng tái tạo hầu như vô tận.
Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng nhu cầu sử dụng năng lượng
ngày càng tăng, nguồn năng lượng truyền thống dần dần không đáp ứng đủ nhu cầu
sử dụng năng lượng cho con người. Do vậy, việc điều tra, đánh giá tiềm năng và
khả năng đóng góp của các nguồn năng lượng mới và tái tạo là vấn đề cấp bách và
cần thiết.
Đề tài tốt nghiệp “Điều tra, đánh giá tiềm năng và khả năng đóng góp của
các nguồn NLM & TT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào lưới điện của Tỉnh” được
nghiên cứu với mục đích góp phần vào chiến lược phát triển năng lượng chung của
Tỉnh và cả nước, hiện tại nguồn năng lượng này có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng
điện cho những vùng miền núi xa xôi, hẻo lánh, những nơi chưa có điện lưới quốc
gia của Thái Nguyên, phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội, xoá đói, giảm
nghèo...Trong tương lai, nó có thể dần thay thế các nguồn năng lượng điện hiện nay.
Khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã có được các tài liệu liên quan hiện có về các
nguồn năng lượng mới và tái tạo ở Việt Nam và Thái Nguyên. Tuy nhiên, đây là
một lĩnh vực hoàn toàn mới do vậy các tài liệu còn rất hạn chế và các số liệu chưa
đầy đủ, có sự sai lệch số liệu từ các nguồn khác nhau ( các bài báo, dự án, tạp chí,
quy hoạch phát triển...), không phải tất cả các số liệu sử dụng đều cập nhật.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ
tận tình của PGS.TS Đặng Đình Thống – Giám đốc trung tâm năng lượng mới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, các sở Điện lực, Công nghiệp, Nông nghiệp, Tài
nguyên môi trường...cùng bạn bè, đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
CHƢƠNG 1
CÁC NGUỒN VÀ CÁC CÔNG NGHỆ NĂNG LƢỢNG MỚI
VÀ TÁI TẠO
1.1. CÁC NGUỒN NĂNG LƢỢNG MỚI VÀ TÁI TẠO VÀ CÁC ĐẶC TÍNH
CỦA CHÚNG
1.1.1. Các nguồn năng lƣợng mới và tái tạo
1.1.1.1 Năng lƣợng mặt trời.
Đây là nguồn năng lượng vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của sự sống trên trái đất. Đồng thời nó cũng là nguồn gốc của các dạng năng lượng
tái tạo khác như năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng các dòng
sông...Năng lượng mặt trời có thể nói là vô tận. Tuy nhiên để khai thác sử dụng
nguồn năng lượng này cần phải biết các đặc trưng và tính chất cơ bản của nó đặc
biệt khi tới bề mặt quả đất.
1.1.1.2. Năng lƣợng gió
Năng lượng gió là một dạng chuyển tiếp của năng lượng mặt trời, bởi chính
ánh nắng ban ngày đã đun nóng bầu khí quyển, tạo nên tình trạng chênh lệch nhiệt
độ và áp suất giữa nhiều vùng khác nhau, và các khối không khí từ những khu vực
có áp suất cao sẽ dịch chuyển nhanh đến những vùng có áp suất thấp hơn, tạo ra
hiện tượng gió thổi đều khắp trên bề mặt địa cầu.
Năng lượng gió được đánh giá là thân thiện nhất với môi trường và ít gây
ảnh hưởng xấu về mặt xã hội.
1.1.1.3. Năng lƣợng thuỷ điện nhỏ.
Theo đánh giá chung về thủy điện nhỏ thì rất lớn, đặc biệt là ở những khu
vực miền núi nơi tập trung rất nhiều sông suối nhỏ, mặt khác đây là nguồn năng
lượng có giá thành rẻ nên cần có chính sách khai thác và sử dụng hiệu quả.
Từ các con sông, suối chảy từ nguồn xuống biển đều mang theo một tiềm
năng về năng lượng (gọi là thuỷ năng). Thông thường nguồn thuỷ năng phụ thuộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
vào độ dốc sông suối và lưu lượng nước chảy qua. Nguồn thuỷ năng có thể phân
bố đều hoặc không đều trên một đoạn sông suối. Để tập trung năng lượng của dòng
chảy, nghĩa là để tạo được độ chênh lệch mực nước giữa thượng lưu và hạ lưu
người ta sử dụng một số phương pháp kiểu trạm thuỷ điện như: Phương pháp tập
trung năng lượng bằng đập ngăn, phương pháp tập trung năng lượng bằng đường
dẫn và phương pháp tổng hợp tập trung năng lượng dòng chảy.
1.1.1.4. Năng lƣợng sinh khối.
Sinh khối bao gồm các loài thực vật sinh trưởng và phát triển trên cạn cũng
như ở dưới nước, các phế thải hữu cơ như: rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê..., các
loại phế thải động vật như: phân người, phân gia súc, gia cầm.... Sinh khối là nguồn
năng lượng đầu tiên của loài người và mặc dù ngày nay các nguồn năng lượng hoá
thạch như: than đá, dầu mỏ, khí đốt là các nguồn năng lượng chính nhưng sinh khối
vẫn còn được sử dụng với một khối lượng và tỉ lệ khá lớn, nhất là ở các nước đang
phát triển.
Sinh khối là một nguồn năng lượng có khả năng tái sinh. Nó tồn tại và phát
triển được trên hành tinh chúng ta là nhờ có ánh sáng mặt trời. Các loài thực vật hấp
thụ ánh sáng mặt trời để thực hiện các phản ứng quang hợp, biến đổi các khoáng
chất, nước và các nguyên tố vô cơ khác thành các chất hữu cơ. Trong quá trình
quang hợp, thực vật còn hấp thụ khí cacbonic và tạo ra oxy là chất khí tạo ra sự
sống trên quả đất này. Các tính toán cho thấy rằng, hàng năm thực vật hấp thụ 0,1%
tổng năng lượng bức xạ mặt trời tới quả đất, và nhờ phản ứng quang hợp, tạo ra
2x10
11
tấn chất hữu cơ và cho một nguồn năng lượng rất lớn, khoảng 3x1012J.
Phần lớn các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam ta, được thiên
nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên năng lượng mặt trời rất dồi dào. Ở các nước
này mật độ năng lượng mặt trời khá cao, nằm trong khoảng từ 4 đến
7KWh/m
2.ngày, là điều kiện rất thuận lợi cho thực vật phát triển.
Phản ứng quang hợp còn là phản ứng cơ bản tạo ra thức ăn cho động vật.
Nếu kể đến cả sản phẩm oxy của phản ứng quang hợp ta có thể nói rằng sinh khối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
nói chung và thực vật nói riêng có ý nghĩa quyết định đối với sự sống trên hành
tinh chúng ta.
Năng lượng sinh khối hoàn toàn có thể thay thế các nguồn năng lượng hoá
thạch đang bị khai thác cạn kiệt và gây ra ô nhiễm môi trường nặng nề
1.1.1.5. Năng lƣợng địa nhiệt.
Địa nhiệt là nguồn năng lượng tự nhiên ở trong lòng quả đất, dưới lớp vỏ
không dày lắm của quả đất, nhiệt độ lên đến 10000C đến hơn 40000C, ở một số khu
vực áp suất cũng rất lớn, vượt quá 130MPa. Còn ở lớp trên cùng của vỏ Trái đất chỉ
có nhiệt độ bình quân trong năm là 150C, dưới lớp đó là một lớp có nhiệt độ bình
quân là 540
0C, còn tại lớp lõi trong nhiệt độ bình quân là 70000C. Khối năng lượng
khổng lồ đó tồn tại đồng hành với Trái đất và là nguồn năng lượng vô hạn sinh ra từ
các chuỗi phản ứng hạt nhân, sự phân hủy các chất phóng xạ tiến hành thường
xuyên trong lòng Trái đất như Thori (Th), Protactini (Pa), Urani (U)...vv, năng
lượng do các phản ứng phóng xạ được tích tụ trong lòng quả đất hàng triệu năm với
một lượng khổng lồ làm nóng chảy lõi quả đất dưới áp suất cao. Đi sâu xuống lòng
đất 2-40m (tùy địa điểm) ta sẽ gặp tầng Thường ôn, tức là tầng có nhiệt độ không
chịu ảnh hưởng của nhiệt độ Mặt Trời. Dưới tầng Thường ôn càng xuống sâu nhiệt
độ càng tăng.
Người ta gọi địa nhiệt cấp là độ sâu tính bằng mét đủ để nhiệt độ tăng lên
1
0C. Trị số trung bình là 33m. Nếu xuống sâu được đến 60km thì có nhiệt độ tới
1800
0C. Thường thường để khai thác nguồn năng lượng địa nhiệt người ta chỉ cần
khoan các giếng sâu 4-5km là tới vùng có nhiệt độ khoảng 2000C. Nước được làm
sôi lên sẽ theo ống dẫn lên và có thể làm chạy các máy phát điện...vv. Theo đánh
giá của các chuyên gia, có khoảng 10% diện tích vỏ quả đất có chữa các nguồn địa
nhiệt có thể đánh giá được tiềm năng của nó. Các nguồn này có thể cung cấp cho
nhân loại một nguồn năng lượng rất lớn.
1.1.1.6. Năng lƣợng đại dƣơng.
Tiềm năng năng lượng của các đại dương chứa trong sóng và thuỷ triều cũng
như trong sự chênh lệch nhiệt độ giữa lớp nước nóng trên bề mặt và các lớp nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
lạnh ở dưới đáy các đại dương là vô cùng to lớn. Gió thổi trên một khoảng không
gian bao la trên các đại dương sẽ tạo ra sóng biển dữ dội, liên tục và mang theo một
nguồn năng lượng có thể nói là vô tận. Thuỷ triều là kết quả giữa lực hút của mặt
trời, mặt trăng với quả đất và do sự chuyển động của quả đất xung quanh mặt trời,
cũng như sự quay xung quanh trục nghiêng của quả đất. Ở một số khu vực trên thế
giới, mức nước biển dâng lên và hạ xuống trên 12m hai lần trong một ngày. Đại
dương còn là một bộ thu năng lượng khổng lồ, hấp thụ năng lượng mặt trời dưới
dạng nhiệt năng làm nóng lớp nước ở bề mặt và tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa
lớp nước nóng ở bề mặt và nước lạnh dưới sâu.
1.1.2. Các đặc tính của các nguồn năng lƣợng mới và tái tạo
1.1.2.1. Đặc tính phong phú và có thể tái sinh:
Có thể nói các nguồn năng lượng mới và tái tạo (NLM & TT) rất phong phú
và có sẵn do thiên nhiên ban tặng cho chúng ta, không những thế hầu hết các nguồn
năng lượng này đều có thể tái tạo được. Về nguồn mà nói thì năng lượng mặt trời
hết sức dồi dào, rồi gió, năng lượng thủy điện nhỏ, năng lượng sinh khối, năng
lượng thủy triều, sóng biển, địa nhiệt cũng có trữ lượng khá lớn nếu không muốn
nói là khó có thể cạn kiệt được. Tiềm năng của năng lượng tái tạo hay năng lượng
tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là
vô hạn. Vô hạn có hai nghĩa: Hoặc là năng lượng tồn tại nhiều đến mức mà không
thể trở thành cạn kiệt vì sự sử dụng của con người (thí dụ như năng lượng Mặt Trời)
hoặc là năng lượng tự tái tạo trong thời gian ngắn và liên tục (thí dụ như năng lượng
sinh khối) trong các quy trình còn diễn tiến trong một thời gian dài trên Trái Đất.
Ngược lại với việc sử dụng các quy trình này là việc khai thác các nguồn năng
lượng như than đá hay dầu mỏ, những nguồn năng lượng truyền thống mà ngày nay
được tiêu dùng nhanh hơn là được tạo ra rất nhiều. Theo ý nghĩa của định nghĩa tồn
tại "vô tận" thì phản ứng tổng hợp hạt nhân (phản ứng nhiệt hạch), khi có thể thực
hiện trên bình diện kỹ thuật, và phản ứng phân rã hạt nhân (phản ứng phân hạch)
với các lò phản ứng tái sinh, khi năng lượng hao tốn lúc khai thác uranium hay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
thorium có thể được giữ ở mức thấp, đều là những nguồn năng lượng tái tạo mặc
dù là thường thì chúng không được tính vào loại năng lượng này.
1.1.2.2. Nguồn năng lượng sạch và không gây ô nhiễm môi trường
Tất cả các nguồn NLM & TT đều sạch nên việc sử dụng các nguồn năng
lượng này sẽ mang lại nhiều lợi ích về sinh thái cũng như là lợi ích gián tiếp cho
kinh tế. So sánh với các nguồn năng lượng truyền thống như: Than đá, hoá thạch
hay thuỷ điện, năng lượng tái tạo có nhiều ưu điểm hơn vì tránh được các hậu quả
có hại đến môi trường. Năng lượng gió được đánh giá là thân thiện nhất với môi
trường và ít gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội. Để xây dựng một nhà máy thủy điện
lớn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng các rủi ro có thể xảy ra với đập nước. Ngoài ra,
việc di dân cũng như việc mất các vùng đất canh tác truyền thống sẽ đặt gánh nặng
lên vai những người dân xung quanh khu vực đặt nhà máy, và đây cũng là bài toán
khó đối với các nhà hoạch định chính sách. Hơn nữa, các khu vực để có thể quy
hoạch các đập nước tại Việt Nam cũng không còn nhiều.
Song hành với các nhà máy điện hạt nhân là nguy cơ gây ảnh hưởng lâu dài
đến cuộc sống của người dân xung quanh nhà máy. Các bài học về rò rỉ hạt nhân
cộng thêm chi phí đầu tư cho công nghệ, kĩ thuật quá lớn khiến càng ngày càng có
nhiều sự ngần ngại khi sử dụng loại năng lượng này.
Các nhà máy điện chạy nhiên liệu hóa thạch thì luôn là những thủ phạm gây
ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe người dân. Hơn thế
nguồn nhiên liệu này kém ổn định và giá có xu thế ngày một tăng cao.
Theo báo cáo từ Tổ chức Hoà Bình Xanh và Hội đồng Năng lượng Tái tạo
châu Âu việc đầu tư vào năng lượng xanh tới năm 2030 sẽ giảm một nửa lượng phát
thải CO2. Bản báo cáo này cung cấp một luận cứ kinh tế về sự luân chuyển các
khoản đầu tư toàn cầu sang năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thuỷ điện, địa
nhiệt và năng lượng sinh khối trong hơn nửa thế kỷ tới.
1.2. CÁC CÔNG NGHỆ NĂNG LƢỢNG MỚI VÀ TÁI TẠO VÀ CÁC
ĐẶC TRƢNG CỦA CHÚNG
1.2.1. Công nghệ điện năng lƣợng mặt trời (NLMT)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Có thể xem mặt trời là một quả cầu cách quả đất 150 triệu km. Đường kính
mặt trời 1,39 triệu km, lớn hơn 109 lần đường kính quả đất, áp suất ở phần trong
mặt trời rất cao, cao hơn áp suất khí quyển ở quả đất khoảng chục triệu lần. Nhiệt
độ trên mặt trời biến đổi từ hơn 15 triệu độ ở trong lõi tới 6 000 độ ở mặt ngoài của
nó.
Khí quyển mặt trời chứa khoảng 78,4% khí Hydro (H2), 19,8% Heli (He), các
nguyên tố kim loại và các nguyên tố khác chỉ chiếm 1,8%.
Các điều kiện về áp suất, nhiệt độ và thành phần khí quyển trên mặt trời là điều
kiện lý tưởng cho phản ứng nhiệt hạt nhân và tạo ra nguồn năng lượng khổng lồ.
Mỗi giây nó phát ra năng lượng tương đương với năng lượng đốt cháy hết 1,32.1016
tấn than đá.
Tuy nhiên bề mặt quả đất chỉ nhận được 17,57.1016 W, tương đương năng lượng
đốt cháy hết 6 triệu tấn than đá.
NLMT rất lớn, nhưng phân bố lại mỏng, chỉ khoảng 800-1000W/m2 nên việc
khai thác khá khó khăn.
Bản chất bức xạ mặt trời (BXMT) là sóng điện từ có phổ bước sóng rất rộng, từ
hàng km đến phần tỷ m. ánh sáng nhìn thấy có bước sóng từ 0.4 đến 0,7 m, chỉ
chiếm một phần rất nhỏ phổ BXMT (hình 1.1).
Hình 1.1. Phổ BXMT
Tuy nhiên khi BXMT xuyên qua lớp khí quyển tới bề mặt quả đất, do các
phân tử khí, hơi nước, các hạt bụi,… làm tán xạ, hấp thụ, nên phổ và cường độ
BXMT trên mặt đất bị giảm đi rất đáng kể.
1.2.1.1. Công nghệ nhiệt mặt trời (NMT)
10
-10
10
-8
10
-6 10
10
10
-4
10
-2
10
0
10
2
10
4 10
6
10
8 10
12
10
14
Tia
vũ
trụ
Tia
Rơnghen
Tia tử
ngoại
Tia
nhìn
thấy
Tia
hồng
ngoại
Sóng
ngắn
Sóng vô tuyến điện
( )
m)
Tia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
a. Hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính là một trong những hiệu ứng quan trọng nhất được ứng
dụng để khai thác năng lượng mặt trời. Nguyên lý hoạt động như sau: Các loại
kính xây dựng cho các tia BXMT có bước sóng truyền qua một cách dễ dàng, trong
khi đó các bức xạ có > 0,7 m (các tia này còn được gọi là tia nhiệt) thì bị kính
phản xạ trở lại.
Trước hết ta khảo sát một hộp thu nhiệt mặt trời như hình 1.2. Mặt trên hộp
được đậy bằng tấm kính (1). Thành xung quanh và đáy hộp có lớp vật liệu cách
nhiệt dày (2). Đáy trong của hộp được làm bằng tấm kim loại dẫn nhiệt tốt, mặt trên
của nó phủ một lớp sơn đen, hấp thụ nhiệt tốt và được gọi là tấm hấp thụ (3).
Hình 1.2. Sơ đồ hộp thu NLMT theo nguyên lý hiệu ứng nhà kính
Các tia bức xạ mặt trời (BXMT) có bước sóng < 0,7 m tới mặt hộp thu, đi
qua tấm kính phủ phía trên (1), tới bề mặt tấm hấp thụ (3). Tấm này hấp thụ năng
lượng BXMT và chuyển hoá thành nhiệt làm cho tấm hấp thụ nóng lên, khi đó nó
trở thành nguồn phát xạ thứ cấp phát ra các tia bức xạ nhiệt có bước
sóng
m7,0
, hướng về mọi phía. Các tia đi lên phía trên bị tấm kính ngăn lại,
không ra ngoài được. Nhờ vậy, hộp thu liên tục nhận BXMT nên tấm hấp thụ được
nung nóng dần lên và có thể đạt đến nhiệt độ hàng trăm độ. Như vậy năng lượng
nhiệt mặt trời bị "giam" trong hộp, giống như một cái bẫy nhiệt - năng lượng vào
được nhưng không thể ra được. Đó là nguyên lý “hiệu ứng nhà kính”. Nhiệt độ của
tấm hấp thụ càng cao, phát xạ nhiệt từ mặt hấp thụ càng lớn, cho đến khi năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
lượng mà tấm hấp thụ nhận được từ BXMT cân bằng với năng lượng mất mát cho
môi trường xung quanh thì trạng thái cân bằng nhiệt được thiết lập.
b. Bộ thu phẳng
Bộ thu phẳng có cấu tạo dựa trên nguyên lý hiệu ứng nhà kính như đã mô tả
trên, nhưng tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng nhiệt khác nhau phần thu nhiệt có thể
có các dạng kết cấu khác nhau. Bộ thu Năng lượng mặt trời (NLMT) có thể được
ứng dụng trong nhiều mục đích khác nhau như để sản xuất nước nóng, sấy nông hải
sản phẩm, chưng cất nước, sưởi ấm nhà cửa v.v…Nó có thể có nhiều hình dạng
khác nhau được thiết kế cho phù hợp với mục đích sử dụng.
1.2.1.2. Công nghệ điện mặt trời (ĐMT)
Hiện nay có hai công nghệ để sản xuất điện bằng NLMT. Đó là công nghệ
Nhiệt điện mặt trời và công nghệ Pin mặt trời (hay pin quang điện). Trong công
nghệ thứ nhất, năng lượng mặt trời được hội tụ nhờ các hệ thống gương hội tụ như
máng parabol, đĩa parabol, gương cầu...để tập trung ánh sáng mặt trời thành các
nguồn nhiệt có mật độ năng lượng và do đó có nhiệt độ rất cao, có thể làm bốc hơi
nước ở nhiệt độ và áp suất lớn và sau đó hơi làm quay các Tuabin để sản xuất ra
điện năng. Còn trong công nghệ pin mặt trời, năng lượng mặt trời được biến đổi
trực tiếp thành điện năng nhờ các tế bào quang điện bán dẫn được chế tạo từ các vật
liệu bán dẫn điện. Các pin mặt trời sản xuất ra điện năng một cách liên tục chừng
nào còn bức xạ mặt trời tới nó. Các hệ thống pin mặt trời rất đơn giản, không có
phần chuyển động, không đòi hỏi phải bảo dưỡng chăm sóc thường xuyên như các
hệ thống năng lượng khác, nên các hệ thống rất được quan tâm nghiên cứu, phát
triển và ứng dụng. Ngay từ năm 1950 các pin mặt trời đã trở thành nguồn điện rất
tin cậy cho các vệ tinh nhân tạo và hiện nay là các tàu vũ trụ. Đặc biệt từ cuộc
khủng hoảng dầu lửa năm 1973, các hoạt động nghiên cứu hoàn thiện công nghệ pin
mặt trời đã phát triển mạnh mẽ. Hiện nay sản xuất pin mặt trời đã trở thành một
trong các ngành công nghiệp quan trọng ở nhiều nước công nghiệp phát triển trên
thế giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
1.2.2. Công nghệ thuỷ điện nhỏ (TĐN)
1.2.2.1. Công nghệ thuỷ năng và các đặc điểm
Các con sông, suối chảy từ nguồn xuống biển đều mang theo một tiềm năng
về năng lượng (gọi là thuỷ năng). Thông thường các nguồn thuỷ năng phụ thuộc
vào độ dốc sông suối và lưu lượng nước chảy qua. Nguồn thuỷ năng có thể phân bố
đều hoặc không đều trên một đoạn sông suối. Để tập trung năng lượng của dòng
chảy, nghĩa là để tạo được độ chênh mực nước giữa thượng lưu (TL) và hạ lưu (HL)
người ta sử dụng ba phương pháp ứng với ba kiểu trạm thuỷ điện sau đây:
a. Phương pháp tập trung năng lượng bằng đập ngăn
Phương pháp này là đắp đập tạo nên độ chênh mực nước giữa TL và HL.
Đập có nhiều loại: đập đất, đập đá và đập bêtông. Còn trạm thuỷ điện có thể bố trí
sau đập hay trong lòng đập. Trạm thuỷ điện này gọi là trạm thuỷ điện sau đập hay
trạm thuỷ điện trong lòng đập. Vì độ cao đập hạn chế nên phương pháp này được sử
dụng chỉ cho các đoạn sông suối có độ dốc nhỏ. Cột nước toàn phần của trạm thuỷ
điện được xác định bằng hiệu mực nước TL và HL.
b. Phương pháp tập trung năng lượng bằng đường dẫn
Phương pháp này sử dụng đường dẫn để tạo độ chênh mực nước giữa thượng
lưu và hạ lưu. Trạm thuỷ điện này gọi là trạm thuỷ điện đường dẫn. Đường dẫn có
thể bằng đường ống hoặc kênh dẫn. Trạm thuỷ điện dạng này thích hợp với các con
sông, suối có độ dốc lớn hay có bậc thác.
c. Phương pháp tổng hợp tập trung năng lượng dòng chảy
Phương pháp này tạo độ chênh mực nước bằng đập ngăn và bằng đường dẫn
đối với đoạn sông có độ dốc khác nhau. Độ chênh mực nước của trạm bằng tổng độ
chênh mực nước đập tạo nên và độ chênh của đường dẫn. Trạm thuỷ điện dạng này
gọi là trạm thuỷ điện tổng hợp. Cột áp toàn phần được xác định bằng tổng cột áp do
đập và đường dẫn tạo nên.
1.2.2.2. Các ứng dụng
Đối với một trạm thuỷ điện nhỏ quan trọng nhất là phương pháp xác định
kích thước tuabin. Tuabin nước được sử dụng chủ yếu để kéo máy phát điện nhằm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
cung cấp điện cho các hộ sử dụng. Ở các vùng miền núi, tuabin nước còn được sử
dụng để làm quay trực tiếp máy bơm cấp nước sinh hoạt và tưới cây. Ngoài ra
tuabin nước còn được sử dụng để chạy các máy công cụ khác: Máy gia công cơ khí,
máy xay xát, ...vv.
a. Tuabin nước chạy máy phát điện
Tuabin được nối trực tiếp với máy phát điện hoặc gián tiếp thông qua các bộ truyền
động. Công suất của máy phát điện sẽ được xác định theo công suất của tuabin, còn
vòng quay của máy phát được chọn theo số vòng quay đồng bộ.
* Tuabin kéo trực tiếp máy phát
Loại này có số vòng quay của tuabin bằng số vòng quay của máy phát
* Tuabin kéo máy phát qua bộ truyền
Loại này thì số vòng quay của tuabin thường nhỏ hơn vòng quay của máy phát và
được xác xác định theo tỷ số truyền của bộ truyền đai hay hộp số cơ khí.
b. Tuabin kéo bơm
Để phục vụ cho việc cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới cho vùng sâu,
vùng xa, nơi có nguồn thuỷ năng nhỏ, người ta sử dụng tuabin để trực tiếp kéo bơm.
Tổ hợp như vậy gọi là bơm thuỷ luân. Tuabin kéo bơm có hai loại: Buồng hở và
buồng kín
* Tuabin buồng hở cột nước thấp 0,4 đến 4m, cột áp bơm đạt 2 đến 24m.
Loại này thường là tuabin hướng trục, được nối trực tiếp với máy bơm. Máy bơm
được sử dụng có thể là bơm ly tâm một cấp hay nhiều cấp
* Tuabin buồng kín cột nước tuabin từ 2m trở lên, cột áp bơm từ 7m đến
hàng trăm mét. Loại này có thể nối trực tiếp hay gián tiếp với máy bơm qua bộ
truyền đai hay hộp số. Bơm sử dụng có thể là bơm một cấp hay nhiều cấp, bơm
thường có lưu lượng nhỏ và cột áp cao, có thể sử dụng bơm xoáy hay bơm ly tâm,
trường hợp bơm nước sạch cho sinh hoạt có thể dùng bơm piston.
1.2.3. Công nghệ điện gió
1.2.3.1. Năng lượng gió (NLG) và đặc điểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Năng lượng gió thường được khai thác từ các trạm đặt ở độ cao (20-70)m
so với bề mặt trái đất. Trên độ cao lớn (8-12)km gọi là tầng đối lưu, có gió thường
xuyên hơn và gọi là dòng chảy luồng (hay luồng khí). Gió loại này có vận tốc lớn
(25-80)m/s. Tiềm năng năng lượng của chúng lớn hơn nhiều. Đặc tính gió ở tầng
này khác nhiều so với đặc tính gió trên mặt đất. Song sử dụng gió ở độ cao này gặp
phải một số khó khăn rất lớn về mặt kỹ thuật khi chuyển tải điện từ độ cao lớn tới
mặt đất.
Đặc tính quan trọng nhất đánh giá động năng của gió là vận tốc. Dưới ảnh
hưởng của một loạt các yếu tố khí tượng (sự nhiễu loạn khí quyển, sự thay đổi tác
động của mặt trời và lượng năng lượng nhiệt truyền tới mặt đất...), đồng thời các
điều kiện địa hình tại chỗ, tốc độ gió thay đổi cả về giá trị và hướng. Hướng véctơ
vận tốc cho thấy vị trí tính theo góc của nó ứng với hướng được lấy làm gốc tính
toán (thường là hướng Bắc).
Vận tốc gió có tác động đáng kể tới động cơ gió và ảnh hưởng tới hệ thống
điều chỉnh tự động, việc sản sinh ra năng lượng phụ thuộc trước hết vào vận tốc gió
trung bình theo thời gian và diện tích bề mặt bánh công tác động cơ gió. Vận tốc gió
trung bình theo thời gian xác định bằng tỷ số của tổng các giá trị vận tốc gió tức
thời đo được với số lần đo trong khoảng thời gian đo.
Vận tốc gió trung bình thay đổi đáng kể trong thời gian khác nhau trong
ngày, trong các tháng và các mùa. Do vậy người ta phân biệt diễn biến vận tốc theo
ngày, tháng, mùa đặc trưng cho xu hướng chung thay đổi vận tốc trong các chu kỳ
thời gian kể trên. Việc nghiên cứu sự biến đổi của vận tốc sẽ thuận lợi hơn nhờ sự
phân tích tổng hợp tính quy luật và sự biến đổi ngẫu nhiên cường độ gió trong một
khoảng thời gian chọn trước cũng như trên một diện tích không gian hữu hạn.
Thông thường ở các trạm khí tượng vận tốc gió trung bình được xác định trong
khoảng thời gian là 2 phút.
Đặc trưng của NLG là tập hợp các dữ liệu cần thiết và đủ độ tin cậy đặc
trưng cho gió như là một nguồn năng lượng và cho phép làm rõ giá trị năng lượng
của nó. Đó cũng là một hệ thống các dữ liệu đặc trưng cho chế độ gió ở các vùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
khác nhau, trên cơ sở đó có thể tính toán các chế độ và thời gian làm việc của tổ
máy với công suất này hoặc khác, và năng lượng tổng cộng có thể khai thác được.
Đặc tính đặc trưng quan trọng nhất là mật độ phân bố các vận tốc gió khác
nhau, diễn biến các chu kỳ làm việc và sự lặng gió, các chế độ vận tốc cực đại
(bão). Các giá trị vận tốc gió trung bình năm và trung bình mùa cũng là những đặc
trưng quan trọng, thuận lợi để đánh giá tiềm năng NLG.
Đặc tính quan trọng hơn cần phải kể đến là hàm quy luật thống kê tần số biến
đổi vận tốc gió trong khoảng thời gian xác định. Khi biết quy luật xác định và thông
số của hàm này và khi có các đặc tính của các tổ máy NLG, có thể đánh giá được
năng lượng sản ra, thời gian dừng làm việc, hệ số sử dụng, công suất lắp đặt, hiệu
quả kinh tế...vv.
Trong lĩnh vực NLG, mô hình toán có ý nghĩa quan trọng để đánh giá dung
lượng thiết bị Ắcquy, dự trữ công suất và đồng thời các biểu đồ cung cấp năng
lượng của tổ máy, vì rằng không thể tích trữ năng lượng gió cho tới khi nó thực hiện
được công hữu ích. Nói cách khác động cơ gió không có Ắcquy chỉ có thể làm việc
theo biểu đồ không điều khiển.
Gió là một nguồn năng lượng có đặc tính ưu việt là có ở tất cả mọi nơi. Song
việc ứng dụng NLG trong các quá trình sản suất là hết sức khó khăn, để nhận được
công suất lớn cần có động cơ gió kích thước rất lớn. Thêm vào đó là NLG không ổn
định theo thời gian nên khó sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và giao thông.
1.2.3.2. Các ứng dụng
Từ lâu con người đã biết sử dụng năng lượng gió để tạo ra cơ năng thay thế
cho sức lao động nặng nhọc, điển hình như các thuyền buồm chạy bằng sức gió, cối
xay gió...Ngày nay việc nghiên cứu, ứng dụng năng lượng gió được rất nhiều nước
quan tâm. Ứng dụng quan trọng nhất của năng lương gió là dùng để sản xuất ra điện
năng thông qua các động cơ gió, ứng dụng quan trọng thứ hai là bơm nước. Người
ta sử dụng các loại bơm khác nhau ghép nối với động cơ gió để bơm nước.
1.2.4. Phát điện từ sinh khối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Có hai công nghệ để làm biến đổi sinh khối ra các dạng năng lượng. Đó là
công nghệ nhiệt hoá và công nghệ sinh hoá. Công nghệ sinh hoá sử dụng các phản
ứng lên men sinh khối như lên men rượu, lên men kỵ khí nhờ các chủng loại vi sinh
để biến đổi sinh khối ở áp suất và nhiệt độ thấp thành các loại nhiên liệu khí (khí
sinh học) hoặc lỏng (ethanol, methanol…). Ngược lại công nghệ nhiệt hoá sử dụng
các quá trình nhiệt độ cao để biến đổi sinh khối nhờ các quá trình đốt cháy, nhiệt
phân, khí hoá, chất lỏng.
Khí sinh học có rất nhiều ứng dụng như thắp sáng, dùng làm nhiên liệu đun
nấu, phát điện, v.v... Ngoài ra công nghệ khí sinh học còn là một công nghệ làm
sạch môi trường.
1.2.5. Công nghệ địa nhiệt và điện địa nhiệt
Địa nhiệt là nguồn năng lượng nhiệt tự nhiên ở trong lòng Quả đất. Có 5 loại
nguồn địa nhiệt. Đó là: nguồn nước nóng, nguồn áp suất địa nhiệt, nguồn đá nóng
khô, các núi lửa hoạt động và magma. Nhiệt từ các nguồn hay từ mỏ địa nhiệt có thể
khai thác nhờ sử dụng một số chất lỏng tự nhiên của quả đất để làm chất làm việc
vận chuyển nhiệt. Năng lượng nhiệt này có thể cho qua tuabin để phát điện hoặc
dùng một cách trực tiếp cho các quá trình gia nhiệt hoặc chế biến nhiệt công nghiệp.
Để khai thác các nguồn địa nhiệt người ta thường sử dụng phương pháp khoan như:
khai thác dầu hay khí đốt.
Đối với các nguồn địa nhiệt nông và nhiệt độ không cao (thấp hơn 1700C)
thường người ta khai thác nhiệt một cách trực tiếp hoặc sử dụng gián tiếp qua bộ
trao đổi nhiệt. Để sử dụng năng lượng địa nhiệt có hiệu quả thông thường người ta
sử dụng ngay tại chỗ, nơi có nguồn địa nhiệt khai thác, vì khi dẫn nhiệt đi xa (ống
dẫn) hao phí nhiệt sẽ lớn.
Để phát điện người ta có thể sử dụng một số hệ thống như:
a. Hệ thống hơi khô: Người ta lấy hơi nước từ các giếng đá khô và sau đó
cho trực tiếp qua tuabin để phát điện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
b. Hệ thống hoá hơi đơn: Nước nóng từ nguồn địa nhiệt được làm bốc
hơi theo kiểu xung (nổ) và sau đó dẫn qua tuabin phát điện. Nước thải còn lại được
đưa trở lại nguồn (mỏ) địa nhiệt.
c. Hệ thống hoá hơi kép: Trong hệ thống này hơi nước được tạo ra trong
hai giai đoạn để tận dụng được nhiều hơn năng lượng địa nhiệt. Trong giai đoạn đầu
hơi nước được tách ra khỏi hỗn hợp nước nóng và hơi khi lấy dưới mỏ lên và cho
qua tuabin phát điện. Nước nóng được tách ra lại được hoá hơi theo kiểu xung và lại
được cho qua tuabin phát điện. Cuối cùng nước nóng thải còn lại được bơm trở lại
nguồn địa nhiệt.
d. Hệ thống hai tầng: Để tránh được hiện tượng ăn mòn và đóng cặn sinh
ra khi chất lỏng địa nhiệt đi trực tiếp qua hệ thống phát điện người ta dùng hệ thống
hai tầng nhờ bộ trao đổi nhiệt. Ở tầng thứ nhất chất lỏng địa nhiệt được bơm từ
giếng lên, đi qua bộ trao đổi nhiệt để truyền nhiệt cho chất lỏng làm việc, sau đó nó
được làm ngưng tụ và cho trở về nguồn địa nhiệt. Ở tầng thứ hai, một chất lỏng
khác hoạt động theo chu trình kín, nhận nhiệt ở bộ trao đổi nhiệt, tới tuabin phát
điện, qua bộ ngưng tụ, trở về bộ trao đổi nhiệt. Các nhà máy điện địa nhiệt hoạt
động theo hệ thống hai tầng này có thể được thiết kế theo nhiều kiểu khác nhau để
tận dụng tối đa nguồn năng lượng địa nhiệt.
e. Hệ thống kết hợp: Là hệ thống sử dụng đồng thời cả hơi nước và áp suất
địa nhiệt. Trong hệ thống này hơi nước ở áp suất cao được dẫn qua hệ thống ống
dẫn với vận tốc rất lớn và cho xả vào các tuabin hơi để phát điện. Động năng rất lớn
của các dòng hơi trong các ống qua tuabin đã được chuyển thành điện năng.
Ngoài ứng dụng phát điện năng lượng địa nhiệt có nhiệt độ thấp hay trung
bình có thể dùng để sưởi ấm hay sản xuất nước nóng cho các mục đích sinh hoạt
trong các gia đình hay các cơ sở công cộng như: trường học, bệnh viện, nhà hàng,
khách sạn...vv.
1.2.6. Phát điện từ nguồn năng lƣợng đại dƣơng
1.2.6.1. Năng lượng thuỷ triều:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Năng lượng thuỷ triều có tính chu kỳ, có thể là nửa ngày, nửa năm hoặc dài
hơn. Các chu kỳ này ảnh hưởng đến độ chênh lệch của thuỷ triều. Để khai thác
nguồn năng lượng dạng này cần hiểu biết đầy đủ các quy luật vận động của thuỷ
triều. Biên độ của các chu kỳ thuỷ triều tăng lên một cách rất đáng kể, ở một số
vùng biển có địa hình đặc biệt như ở các cửa sông, ở các vịnh dạng hình phễu, ở các
khu vực có các đảo hay các doi đất chia mặt biển thành từng ngăn tạo ra sự phản xạ
và cộng hưởng sóng biển.
Các hệ thống năng lượng thuỷ triều có hồ chứa có thể được thiết kế để hoạt
động theo một trong ba phương thức sau:
- Phát điện khi triều lên
- Phát điện khi triều xuống
- Phát điện cả hai chiều
1.2.6.2. Năng lượng nhiệt đại dương
Nước nóng ở bề mặt và nước lạnh ở dưới tầng sâu của đại dương, nếu đem
lại gần nhau có thể sử dụng như là các nguồn nóng và nguồn lạnh trong một máy
nhiệt. Một máy nhiệt hoạt động với hai nguồn nhiệt như thế cũng giống như các
máy nhiệt trong các nhà máy nhiệt điện, nhưng máy nhiệt đại dương lại không cần
dùng một loại nhiên liệu nào cả. Một điều rất quan trọng đối với các nhà máy nhiệt
điện đại dương là cần phải lựa chọn sử dụng các vật liệu và thiết bị vừa phải chịu
được điều kiện môi trường biển rất khắc nghiệt, lại phải vừa đảm bảo hiệu quả kinh
tế.
1.2.6.3.Năng lượng sóng biển
Đây cũng là một nguồn năng lượng rất lớn và hấp dẫn. Tiềm năng năng
lượng sóng biển phụ thuộc vào vị trí địa lý, thậm chí ngay ở một vị trí đã cho năng
lượng sóng biển cũng biến đổi theo thời gian từng giờ, từng ngày và từng mùa. Tuỳ
theo nguyên lý hoạt động mà các thiết bị khai thác sóng biển được nghiên cứu, thiết
kế và chế tạo theo từng loại khác nhau. Trên thế giới đã có nhiều công ty nghiên
cứu, thiết kế và chế tạo các thiết bị khai thác năng lượng sóng biển, nhưng nói
chung số lượng cũng như công suất thiết bị còn nhỏ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC NGUỒN ĐIỆN
TỪ NLM & TT
1.3.1. Trên thế giới
Hiện nay trên thế giới việc nghiên cứu ứng dụng của các nguồn năng lượng
mới và tái tạo đang phát triển rất mạnh mẽ. Xuất phát từ tình hình thực tiễn là nguồn
năng lượng truyền thống đang ngày càng cạn kiệt, thêm vào đó là nhu cầu sử dụng
năng lượng phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau ngày càng tăng. Chính vì vậy
mà việc nghiên cứu và ứng dụng các nguồn năng lượng có thể tái sinh, các nguồn
năng lượng thân thiện với môi trường, và đặc biệt là các nguồn năng lượng này có
thể nói rất dồi dào cần được quan tâm và có chính sách cụ thể.
Quốc gia đầu tiên phát triển ở lĩnh vực này đó phải kể đến là Đức. Tại quốc
gia này chủ yếu ứng dụng nguồn năng lượng mặt trời và năng lượng gió để phục vụ
nhu cầu sử dụng. Hệ thống cung cấp điện đã tương đối ổn định dựa trên một hạ tầng
cơ sở tập trung với các nhà máy phát điện lớn và mạng lưới dẫn điện đường dài.
Việc cung cấp điện ngày một tăng thông qua các thiết bị dùng năng lượng gió hay
quang điện có thể sẽ thay đổi hạ tầng cơ sở này trong thời gian tới.
Bảng: 1.1: Tỷ lệ của năng lượng tái tạo trong sản xuất điện tại Đức
Sản xuất điện tại Đức (GWh)
Năm
Tổng số
lƣợng điện
tiêu dùng
Tổng số
năng
lƣợng tái
tạo
Tỷ lệ
năng
lƣợng tái
tạo ( %)
Sức
nƣớc
Sức
gió
Sinh
khối
Quang
điện
Địa
nhiệt
1990 550.700 17.045 3,1 15.579,7 43,1 1.422 0,6
1991 539.600 15.142 2,8 13.551,7 140 1.450 0,7
1992 532.800 17.975 3,4 16.152,8 275,2 1.545 1,5
1993 527.900 18.280 3,5 16.264,3 443 1.570 2,8
1994 530.800 20.233 3,8 17.449,1 909,2 1.870 4,2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
1995 541.600 21.923 4,0 18.335 1.563 2.020 5,3
1996 547.400 20.392 3,7 16.151,0 2.031,9 2.203 6,1
1997 549.900 21.249 3,9 15.793 2.966 2.479 11
1998 556.700 24.569 4,4 17.264,0 4.489,0 2.800 15,6
1999 557.300 28.275 5,1 19.707,6 5.528,3 3.020 19,1
2000 576.400 35.399 6,1 21.700 9.500 4.129 70
2001 580.500 36.480 6,3 19.800 11.500 5.065 115
2002 581.700 42.697 7,3 20.200 15.900 6.417 180
2003 44.697 7,7 18.700 18.500 6.909 255
2004 55.756 9,6 20.900 25.000 9.356 500 0,4
Nguồn:
Tại Nhật Bản đang nghiên cứu và sẽ tung ra thị trường các tế bào năng lượng
mặt trời nhỏ hình cầu có thể nhận ánh sáng mặt trời từ mọi hướng với hiệu suất
chuyển đổi quang điện cao. Các tế bào này có tên gọi Sphelar, đường kính 1 - 1,5
mm. Sphelar có thể tạo ra năng lượng điện từ ánh sáng mặt trời trực tiếp hay gián
tiếp và có thể thu năng lượng theo bất cứ hướng nào (không nhất thiết phải đối diện
trực tiếp với mặt trời). Ngoài ứng dụng trong việc tạo năng lượng điện dùng cho
sinh hoạt, các nhà nghiên cứu công ty Kyosemin hiện đang nghiên cứu ứng dụng
Sphelar vào trong điện thoại di động.
Điện gió đã được sử dụng phổ biến ở Châu Âu và là một nguồn điện rất có
tiềm năng. Đứng đầu về sản xuất điện gió ở châu Âu hiện nay là Đức, Tây Ban Nha
và Đan Mạch. Mỗi năm, người ta lại cho xây dựng thêm khoảng 30% số nhà máy
điện gió mới đem lại sản lượng 15 tỷ kWh. Hiện Đan Mạch là nước có nhà máy
điện gió ven bờ biển lớn nhất thế giới. Hà Lan cũng có trang trại gió lớn, chạy dài 5
km ven biển. Tổ chức đa quốc gia AMEC và Năng lượng Anh tới đây sẽ lắp 300
tuốc bin gió trên các bãi hoang và đầm lầy của mũi đảo phía bắc Hebrit Scotland.
Với vốn đầu tư 500 triệu bảng Anh, dự tính đây sẽ là nhà máy điện gió lớn nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
châu Âu, cho khoảng 1% tổng nhu cầu điện của Anh. Người ta cũng lắp đặt tuốc
bin từ suốt phía Tây Ireland đến biển Baltic. Nước Mỹ đã có một số trạm gió đầu
tiên tại Bắc Dakota. Chính phủ thuê đất của nhân dân với giá 2.000 USD/năm (bình
thường họ thu được 500USD/năm từ nông nghiệp). Điện khí hydro chỉ vài năm nữa
sẽ hết sức thông dụng. Ở Ireland, từ các năm 70, người ta đã lắp đặt các giàn địa
nhiệt để tận dụng tiềm năng to lớn của các núi lửa và suối nước nóng đang hoạt
động, nhằm sản xuất điện. Đến nay, họ đã tìm cách tách khí hydro nguyên chất ra
khỏi hơi nước để chạy máy. Những thử nghiệm quy mô đầu tiên về loại khí này đã
được các hãng Demler Critler, Shell và Liên minh châu Âu tài trợ, khoảng vài chục
triệu Euro. Vào năm 2005, tại đây xe buýt, xe hơi, các tàu đánh bắt cá sử dụng
nguyên liệu hydro đã được thử nghiệm và thu được kết quả tốt. Trong tương lai sẽ
triển khai ứng dụng rộng rãi vào tất cả các phương tiện (khoảng 30 - 40 năm tới).
Khí hydro có rất nhiều trên mặt nước các sông hồ, đại dương và sẽ là một nguồn
năng lượng vô tận, sạch, không độc, không gây ô nhiễm.
Điện mặt trời đem lại cho kinh tế thế giới 2,2 tỷ USD/năm. Nước đã lắp đặt
giàn pin mặt trời 15 triệu Watt đầu tiên là Tây Ban Nha, rồi Đức, Mỹ. Mới đây,
Nam Phi, Italia, Australia và ấn Độ đã cho lắp đặt các giàn pin mặt trời lớn, mỗi cái
có thể sinh được hơn 100 triệu Watt. Một số dự án đã được hoàn thành năm 2002,
phí tổn hiện tại là 0,15 USD cho 1 kWh và trong 8 - 10 năm nữa giá thành sẽ hạ
xuống chỉ còn 0,08 USD cho 1 kWh.
Điện hạt nhân mặc dù có những sự cố nhỏ, nhưng vẫn là một nguồn năng
lượng sạch hữu hiệu nay mai (ích lợi của điện hạt nhân không phụ thuộc vào thời
tiết). Theo đánh giá của các chuyên gia nguyên tử, điều quan trọng khi xây dựng các
lò điện là phải cẩn thận, an toàn. Ngoài ra, xử lý, chôn cất rác thải nguyên tử rất
quan trọng: nơi chôn dưới lòng đất phải thật ổn định, không xói mòn và nếu phát xạ
vẫn thăm dò và tránh nhiễm độc được.
1.3.2. Tại Việt Nam
Về vấn đề này hiện nay ở Việt Nam nói chung vẫn còn khá mới mẻ. Trước
đây thì nhà nước chưa quan tâm, nhưng 5 năm trở lại đây thì có chuyển biến khá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
mạnh về nguồn năng lượng tái tạo. Từ đó có chính sách hỗ trợ nghiên cứu và đầu
tư cho nguồn này. Cũng do thiếu điện nên đây là cơ hội cho năng lượng tái tạo phát
triển. Đầu tư nay cũng khá lớn như vay tiền WB, tổng kinh phí 400 triệu đô la, để
điện khí hóa nông thôn, trong đó có nghiên cứu đánh giá các nguồn năng lượng tái
tạo và xây dựng khai thác năng lượng tái tạo để phục vụ điện khí hóa nông thôn. Dự
án này thực hiện từ năm 2000 đến 2010.
Dự án ODA Phần Lan với kinh phí 30 triệu đô la. Ủy ban Dân tộc Miền Núi
làm chủ đầu tư. Dự án này cung cấp điện mặt trời cho khoảng 300 xã miền núi khó
khăn, các xã vùng sâu vùng xa. Ngoài ra những dự án dưới 10 triệu đô thì nhiều
lắm.
Việc hợp tác với các Tổ chức Phi chính phủ trong lĩnh vực này cũng nhiều.
Hiện nay tại trung tâm Năng Lượng Mới trường Đại học Bách Khoa Hà Nội có
nhiều hợp tác trong lĩnh vực này, song song với việc quan hệ hợp tác với các tổ
chức này thì trung tâm này còn thường xuyên nghiên cứu và đưa vào lắp đặt nhiều
dự án cung cấp điện bằng những nguồn năng lượng tái tạo tại những vùng chưa có
điện lưới quốc gia như: Tỉnh Bắc Giang, Tỉnh Bình Định, Tỉnh Quảng Trị hay một
số địa phương khác trong cả nước.
Đánh giá chung nhất ở Việt Nam các dạng năng lượng tái tạo hay năng lượng
mới đều có. Về nguồn mà nói thì năng lượng mặt trời rất phong phú, rồi gió, năng
lượng thủy điện nhỏ, năng lượng sinh khối, năng lượng thủy triều, sóng biển, địa
nhiệt.
Trữ lượng thì khá lớn, tiềm năng của các nguồn thì: về thủy điện nhỏ rất lớn
như khu vực miền núi phía Bắc, phía Tây dọc biên giới Việt Lào. Năng lượng mặt
trời là khá nhất là từ Đà Nẵng trở vào. Năng lượng sinh khối trong rừng cũng rất lớn
, ngoài ra còn hai nguồn năng lượng sinh khối khác là bã mía thì chưa tận dụng hết
nguồn hoàn toàn chưa sử dụng là vỏ trấu.
Khí sinh học tiềm năng cũng lớn vì chăn nuôi nay cũng ở qui mô công
nghiệp, trang trại. Năng lượng đại dương gồm nguồn sóng biển, thủy triều và nhiệt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
đại dương thì cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào để
khai thác.
Năng lượng gió Việt Nam thì không tốt bằng các nước châu Âu , thế nhưng
dọc bờ biển và hải đảo thì Việt Nam cao nhất so với các nước trong khu vực. Nay
do số liệu về gió trên độ cao 40 mét thì Việt Nam chưa có nhiều.
Hiện nay đang xây dựng một số cột đo gió độ cao trên 40 mét; khi đánh giá
được thì mới có thể khai thác. Năng lượng địa nhiệt của Việt Nam cũng khá nhiều
nguồn, có đến 300 vị trí có thể khai thác nhưng đến nay chưa có nghiên cứu sâu để
khai thác ứng dụng.
Từ các đánh giá về thực trạng ngành năng lượng của Việt Nam trong thời
gian qua cho thấy để đảm bảo an toàn cung cấp năng lượng, cần phải có một kế
hoạch phát triển năng lượng dài hạn và đề ra các chính sách năng lượng quốc gia
theo quan điểm chỉ đạo đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội IX của Đảng: “Phát
triển năng lượng đi trước một bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo
đảm an toàn năng lượng quốc gia”.
Với quan điểm chỉ đạo đã được nêu trên, để góp phần thực hiện thành công
mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng, mục tiêu tổng quát phát triển
ngành năng lượng nước ta trong giai đoạn tới là:
“Khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng
trong nước; Cung cấp đầy đủ năng lượng với chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp
lý cho phát triển kinh tế xã hội; đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; Đa dạng hoá
phương thức đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng, từng bước hình thành
và phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh; Đẩy mạnh phát triển nguồn năng
lượng mới và tái tạo để đáp ứng cho nhu cầu, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới,
hải đảo. Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững ngành năng lượng, phát triển đi đôi
bảo vệ môi trường”.
Có chính sách ưu đãi về tài chính và mở rộng hợp tác quốc tế để tăng cường
công tác tìm kiếm thăm dò nhằm nâng cao trữ lượng và khả năng khai thác than,
dầu, khí đốt, năng lượng mới và tái tạo. Đảm bảo trữ lượng về nhiên liệu hoá thạch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
trong nước (than, dầu và khí đốt), trên quan điểm tối ưu hoá sử dụng và kéo dài độ
sẵn sàng trữ lượng năng lượng.
Tổ chức điều tra đánh giá tiềm năng nguồn năng lượng mới và tái tạo, xây
dựng quy hoạch sử dụng năng lượng mới.
Các doanh nghiệp phát điện đến năm 2010 phải có 3%, năm 2020 có 5%,
năm 2040 có 10% công suất nguồn sử dụng nguồn năng lượng và tái tạo. Các đơn
vị công cộng, dịch vụ (bệnh viện, trường học, cơ quan nhà nước, nhà hàng…) có sử
dụng nước nóng, có 10% được cấp từ thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời.
Nhà nước khuyến khích việc khai thác, sử dụng năng lượng mới và tái tạo:
hỗ trợ kinh phí cho các chương trình điều tra, nghiên cứu, chế tạo thử, xây dựng các
điểm điển hình sử dụng năng lượng mới tái tạo; miễn thuế nhập khẩu, thuế sản xuất,
lưu thông các thiết bị, công nghệ năng lượng mới và tái tạo.
Lựa chọn công nghệ thích hợp với điều kiện của Việt Nam, đưa nhanh vào
đời sống, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi.
Phối hợp, lồng ghép chương trình phát triển năng lượng mới và tái tạo với
các chương trình khác ở nông thôn như chương trình điện khí hoá nông thôn, trồng
rừng, xoá đối giảm nghèo, chương trình nước sạch…
Tổ chức điều tra đánh giá tiềm năng nguồn năng lượng mới và tái tạo, xây
dựng quy hoạch sử dụng năng lượng mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
CHƢƠNG 2
TIỀM NĂNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC NĂNG LƢỢNG MỚI
VÀ TÁI TẠO Ở THÁI NGUYÊN
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
2.1.1. Vị trí địa lý.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, nằm trong vùng Trung du và Miền núi Bắc
bộ với diện tích tự nhiên là 3.541,5015 km2
Đường quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh là
cửa ngõ phía nam nối Thái Nguyên với Hà Nội, các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, với
các tỉnh khác trong cả nước, đồng thời là cửa ngõ phí bắc qua các tỉnh Bắc Kạn,
Cao Bằng thông sang biên giới Trung Quốc.
Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm kinh tế chính trị của Việt Bắc
nói riêng và đồng bằng Trung du miền núi Đông Bắc nói chung, Thái Nguyên là
một cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi và vùng đồng bằng
Bắc bộ.
Tóm lại, Thái Nguyên có điều kiện địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn
hoá và xã hội không chỉ hiện nay mà cả trong tương lai.
2.1.2. Dân số
Theo Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, dân số Thái Nguyên năm 2005 là
1.108.775 người, tốc độ tăng dân số năm 2005 là 1,17%/năm. Mật độ dân số năm
2005 là 313,08 người/km2. Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn năm 2005 là
23,41-76,59%. Năm 2005 lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ tương đối cao
78,64%. Thái Nguyên có 8 dân tộc là: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Cao lan,
Mông & Hoa trong đó dân tộc kinh chiếm khoảng 76% và 7 dân tộc còn lại khoảng
24%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
H
ìn
h
2
.1
B
ản
đ
ồ
h
àn
h
ch
ín
h
tỉn
h
T
h
ái N
g
u
y
ên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 26 -----
2.1.3. Địa hình – Khí hậu
Thái Nguyên có nhiều dẫy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam, thấp dần
xuống phía nam và chấm dứt ở đèo Khế. Cấu trúc ở vùng núi phía Bắc chủ yếu là
đá phong hoá mạnh tạo thành nhiều hang động, thung lũng nhỏ. Mặc dù là tỉnh
trung du miền núi nhưng địa hình tỉnh Thái Nguyên không phức tạp so với các tỉnh
khác trong vùng. Đây cũng là một trong những thuận lợi của tỉnh trong việc canh
tác nông lâm nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội mà nhiều tỉnh trung du miền núi
phía bắc khác không có.
Khí hậu Thái Nguyên chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10 với lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 – 2.500mm. Mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau với nhiệt độ trung bình 21 – 220C. Riêng tháng 8 lượng mưa
chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng
nhất (tháng 6: 38,90C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,20C) là 23,70C. Tổng số giờ
nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho
các tháng trong năm. Nhìn chung, khí hậu Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho
việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành
nông-lâm nghiệp, là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến
nông-lâm sản, thực phẩm.
Với đặc điểm trên Địa hình – Khí hậu Thái Nguyên rất thuận lợi cho việc
phát triển NLTT, địa hình đồi núi, độ dốc cao, lượng mưa hàng năm lớn tạo cho
Tỉnh một tiềm năng lớn về thuỷ điện nhỏ.
2.1.4. Tài nguyên
2.1.4.1. Tài nguyên đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh 354.150,15ha, trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 265.386,65ha, chiếm 74,94% (trong đó đất lâm nghiệp quy
hoạch đến năm 2010 là 179.883,78ha)
+ Đất phi nông nghiệp: 39.173,90ha, chiếm 11,21% (trong đó đất chuyên dùng
đến năm 2010 là26.499ha)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 27 -----
+ Đất chưa sử dụng: 49.049,60 ha, chiếm 13,85%
Tài nguyên đất của Thái Nguyên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
2.1.4.2. Tài nguyên nước:
Thái Nguyên có hệ thống sông suối khá dày đặc với hai sông chính là: Sông
Công có lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá chạy dọc
theo chân núi Tam Đảo. Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lưu vực
3480 km
2
bắt nguồn từ chợ Đồn chảy theo hướng Bắc - Đông Nam. Ngoài ra, Thái
Nguyên còn có trữ lượng nước ngầm khá lớn, khoảng 3 tỷ m3, nhưng việc khai thác
sử dụng còn hạn chế.
Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, trên các con sông chảy qua có thể
xây dựng các công trình thuỷ điện kết hợp với thuỷ lợi quy mô nhỏ. Việc xây dựng
các công trình này sẽ góp phần làm cho nông thôn vùng cao tiến bộ nhanh trên các
mặt chế biến quy mô nhỏ, đặc biệt là bảo vệ khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn,
góp phần đưa ánh sáng và công nghiệp nông thôn phát triển.
2.1.4.3. Tài nguyên rừng:
Theo tài liệu của cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên còn khoảng
205.816,20 ha đất lâm nghiệp, chiếm khoảng 58,10% diện tích tự nhiên toàn tỉnh,
trong đó diện tích rừng tự nhiên là 103.774,03 ha, rừng trồng là 48.500,30 ha. Rừng
phòng hộ là 49.473ha, rừng đặc dụng là 28.190, rừng kinh tế là 74.612ha. Diện tích
đất chưa sử dụng là 53.533,60 ha, chiếm 15,10% diện tích tự nhiên, đây là diện tích
đất trống, đồi trọc. Diện tích đất trống đồi trọc này (phần lớn là diện tích rừng tự
nhiên trước kia bị tàn phá) có thể được coi như là một tiềm năng cho việc phát triển
ngành lâm nghiệp vừa là nhiệm vụ của tỉnh trong việc nhanh chóng phủ xanh đất
trống, đồi trọc.
Tóm lại, Thái Nguyên có điều kiện tự nhiên – xã hội rất thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế và với tốc độ tăng dân số khá cao thì nhu cầu sử dụng điện của
tỉnh ngày càng tăng. Hơn nữa, dân cư gồm nhiều dân tộc ít người đời sống kinh tế,
văn hoá còn thấp cần được quan tâm phát triển. Do đó điện lưới quốc không đáp
ứng đủ nhu cầu, việc sử dụng điện từ các nguồn năng lượng mới và tái tạo sẽ khắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 28 -----
phục được tình trạng thiếu điện. Mặt khác, Thái Nguyên có nguồn năng lượng mới
và tái tạo khá dồi dào. Với lượng mưa hàng năm tương đối lớn và một hệ thống
sông suối khá dày đặc tạo cho Thái Nguyên một tiềm năng phong phú về thuỷ điện.
Diện tích tự nhiên của tỉnh chủ yếu là rừng núi, nền kinh tế nông – lâm nghiệp là
chính cung cấp cho tỉnh tiềm năng sinh khối rất lớn, nguồn năng lượng mặt trời
cũng rất đáng kể.
2.2. HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN
2.2.1. Hiện trạng phụ tải
Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của tỉnh phát triển đều và nhanh
trên nhiều lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, nông lâm nghiệp, thương mại , dịch vụ.
Bởi vậy nhu cầu sử dụng điện cũng tăng theo.
Năm 2005 điện thương phẩm của tỉnh 811,2 triệu kWh, tăng 7,5 % so với
năm 2004, Pmax đạt 183 MW. Tốc độ tăng điện thương phẩm 2001 – 2005 là
16,33% trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân GDP giai đoạn 2001- 2005 là
8,92%. Bình quân điện năng thương phẩm tính theo đầu người của tỉnh năm 2005 là
733,6kWh, gấp 1,5 lần so với toàn quốc ( 560kWh/người/năm).
Bảng 2.1: Hiện trạng tiêu thụ điện năng giai đoạn 2000 – 2005
Đơn vị: Triệu kWh
Ngành 2000 2001 2002 2003 2004 2005
1.Công nghiệp – XD 246,62 302,72 376,52 406,73 548,32 581,94
2.Nông, lâm, thuỷ sản 0,91 1,08 1,28 1,52 1,79 2,07
3.Thương mại, dịch vụ 2,07 2,15 2,59 3,18 4,70 5,72
4.Quản lý và TDDC 122,69 127,54 143,53 166,87 185,79 205,97
5.Các nhu cầu khác 8,43 10,05 11,31 12,59 13,65 15,51
Tổng thƣơng phẩm 380,72 443,54 535,23 644,88 754,26 811,21
Nguồn: Viện năng lượng – Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2006-2010, có xét tới 2015
Hiện trạng tiêu thụ điện thương phẩm của tỉnh trong những năm gần đây
được tổng hợp một cách cụ thể trong bảng 2.1 Từ các số liệu trên ta có nhận xét:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 29 -----
- Cơ cấu tiêu thụ điện năng thương phẩm của Thái Nguyên không có sự thay
đổi nhiều, điện cho Công nghiệp – Xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất ( trên 70%) ,
kế đến là điện cho quản lý và tiêu dùng dân cư, thương mại, dịch vụ và nông
nghiệp.
- Điện thương phẩm của các phụ tải không ngừng tăng lên theo hàng năm
Nhu cầu phụ tải ngày càng tăng, trong tương lai cùng với sự phát triển kinh tế nhu
cầu phụ tải sẽ tăng cao hơn. Vì vậy việc phát triển các nguồn cung cấp điện là rất
quan trọng.
2.2.2.Dự báo nhu cầu điện
2.2.2.1. Lựa chọn mô hình và phƣơng pháp dự báo nhu cầu điện
a. Các phương pháp dự báo nhu cầu điện năng:
- Phương pháp hệ số đàn hồi:
Đây là phương pháp thích hợp với các dự báo trung và dài hạn.
Phương pháp này dựa trên cơ sở dự báo của các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội.
Nhu cầu điện năng được mô phỏng theo quan hệ đàn hồi với tốc độ tăng trưởng
kinh tế.
Hệ số đàn hồi ( ) được tính theo công thức sau:
Tốc độ tăng nhu cầu điện (%)
Hệ số đàn hồi =
Tốc độ tăng trưởng GDP (%)
Các hệ số đàn hồi được xác định theo từng ngành theo chuỗi phân tích qúa
khứ.
- Phương pháp ngoại suy theo thời gian:
Nội dung của phương pháp này là nghiên cứu sự diễn biến của điện
năng trong một khoảng thời gian quá khứ tương đối ổn định để tìm ra một quy luật
nào đó, rồi dùng nó để dự báo cho tương lai. Nhược điểm của phương pháp này là
chỉ cho kết quả chính xác nếu tương lai không có nhiễu và quá khứ phải tuân theo
một quy luật.
- Phương pháp chuyên gia:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 30 -----
Nội dung chính là sự hiểu biết sâu sắc của các chuyên gia giỏi. Các chuyên
gia sẽ đưa ra các dự báo của mình.
- Phương pháp dự báo trực tiếp:
Nội dung của phương pháp là xác định nhu cầu điện năng của năm dự báo
dựa trên tổng sản lượng kinh tế của các ngành năm đó và suất tiêu hao điện năng
của từng loại sản phẩm hoặc suất tiêu hao trung bình cho một hộ gia đình, bệnh
viện, trường học, khách sạn. Phương pháp này tỏ ra khá chính xác khi có tương đối
đầy đủ các thông tin về tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, các phụ tải dự kiến mới và
phát triển mở rộng của các ngành kinh tế, mức độ áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ
thuật ... Với các ưu điểm về độ chính xác, bám sát thực tế phát triển của khu vực dự
báo, không quá phức tạp nên phương pháp này được dùng phổ biến cho các dự báo
ngắn hạn 1-3 năm và trung hạn từ 5-7 năm, trong các đề án quy hoạch tỉnh, thành
phố ...
b. Lựa chọn phương pháp dự báo nhu cầu điện năng:
Phù hợp với hoàn cảnh thực tế của địa phương và số liệu điều tra, thu thập
được từ các tài liệu pháp lý, nhu cầu điện của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn quy
hoạch được dự báo theo hai phương pháp:
+ Phương pháp tính trực tiếp được sử dụng cho giai đoạn 2006 - 2010,
2011-2015.
+ Phương pháp hệ số đàn hồi được áp dụng để kiểm chứng lại kết quả của
phương pháp trực tiếp trong giai đoạn 2006 - 2010 và dự báo nhu cầu điện của tỉnh
trong giai đoạn từ 2010 – 2015.
Quá trình tính toán dự báo nhu cầu điện tỉnh Thái Nguyên theo cơ cấu 5
thành phần bao gồm:
- Nhu cầu điện cho công nghiệp – xây dựng;
- Nhu cầu điện cho nông – lâm - thuỷ sản;
- Nhu cầu điện cho thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng;
- Nhu cầu điện cho quản lý và tiêu dùng dân cư;
- Nhu cầu điện cho phục vụ các hoạt động khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 31 -----
2.2.2.2. Tính toán dự báo nhu cầu điện tỉnh Thái Nguyên
Nhu cầu điện giai đoạn 2015 của tỉnh Thái Nguyên được dự báo theo
phương pháp trực tiếp trên cơ sở dự báo nhu cầu cho từng thành phần phụ tải sau đó
tổng hợp thành nhu cầu điện của toàn tỉnh.
Bảng 2.2: Kết quả tính toán nhu cầu điện toàn tỉnh Thái Nguyên
Năm Thành phần Nhu cầu điện
2005 Công suất (MW) 183
85
415,9
811,2
Trong đó Gang thép (MW)
Điện TP không kể Gang thép (106 kWh)
Điện TP kể cả Gang thép (106 kWh)
Điện nhận (106 kWh) 855,8
14,7%
16,3%
Tăng trưởng bình quân điện TP (01-05)
- Không kể Gang thép
- Kể cả Gang thép
2010 Công suất (MW) 323
110
940,6
1512,6
1598,0
17,7%
13,3%
Trong đó Gang thép (MW)
Điện TP không kể Gang thép (106 kWh)
Điện TP kể cả Gang thép (106 kWh)
Điện nhận (106 kWh)
Tăng trưởng bình quân điện TP (01-05)
- Không kể Gang thép
- Kể cả Gang thép
2015 Công suất (MW) 510
135
1850
2685,0
2850,5
Trong đó Gang thép (MW)
Điện TP không kể Gang thép (106 kWh)
Điện TP kể cả Gang thép (106 kWh)
Điện nhận (106 kWh)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 32 -----
Năm Thành phần Nhu cầu điện
Tăng trưởng bình quân điện TP (01-05)
- Không kể Gang thép
- Kể cả Gang thép
14,5%
12,2%
Nguồn: Viện năng lượng – Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2006-2010, có xét tới 2015
Sự tăng trưởng về nhu cầu điện được thể hiện ở hình 2.2
Trong đó:
*Nhu cầu điện cho Nông – Lâm - Thuỷ sản
Chủ yếu là nhu cầu điện cho các chạm bơm tưới tiêu, được tính theo công
suất và số máy bơm được huy động theo từng giai đoạn của từng trạm bơm. Dự
kiến từ nay đến năm 2010 toàn tỉnh sẽ xây dựng thêm 33 trạm bơm mới.
Kết quả tính toán nhu cầu điện cho thành phần này như sau:
Bảng 2.3: Nhu cầu điện cho Nông – Lâm - Thuỷ sản
Năm Thành phần Nhu cầu % so với điện
TP
2005 Công suất tưới/tiêu (MW)
điện năng A (106 kWh)
Tốc độ tăng trưởng (01-05)
1,29/0,45
2,07
17,7%
0,25%
0
500
000
1500
2000
2500
3000
Năm 2005 N ăm 2010 N ăm 2015Sản
l
ư
ợ
n
g
(
1
0
6
k
W
h
)
Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng điện năng thương phẩm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 33 -----
2010 Công suất tưới/tiêu (MW)
điện năng A (106 kWh)
Tốc độ tăng trưởng (06-2010)
2,18/0,45
4,03
14,3%
0,3%
2015 Công suất tưới/tiêu (MW)
điện năng A (106 kWh)
Tốc độ tăng trưởng (11-15)
2,83/0,45
6,65
10,2%
0,2%
Nguồn: Viện năng lượng – Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2006-2010,, có xét tới 2015
*Nhu cầu điện cho tiêu dùng dân cư
Phụ tải điện cấp cho sinh hoạt gia đình được tính theo định mức tiêu thu điện
năng cho từng hộ gia đình trong một năm theo từng khu vực đặc trưng (Thành phố,
thị trấn huyện, nông thôn). Định mức này được tính theo tài liệu hướng dẫn của
tổng công ty Điện lực Việt Nam có căn cứ hiệu chỉnh theo tiêu thụ điện năng thực tế
của năm vừa qua của tỉnh: Đề án có so sánh với mức sử dụng điện nông thôn của
một số tỉnh có đặc trưng tương tự. Định mức tiêu thụ điện năng cho tiêu dùng dân
cư được trình bày trong bảng.
0
1
2
3
4
5
6
7
Năm 2005 N ăm 2010 N ăm 2015Đ
iệ
n
n
ăn
g
(
1
0
6
k
W
h
)
Hình 2.3: Tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện cho Nông – Lâm - Thuỷ
sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 34 -----
Bảng 2.4: Định mức tiêu thụ điện năng cho tiêu dùng dân cƣ
Khu vực Năm 2005 Năm 2010
W/hộ kWh/hộ.năm W/hộ kWh/hộ.năm
1. Thành phố Thái Nguyên
- Nội thành 700 1500 1000 2500
- Ngoại thành 500 1200 850 2000
2. Thị trấn 550 950 700 1400
3. Nông thôn
- Đồng bằng 320 550 450 850
- Miền núi 250 375 300 550
Nguồn: Viện năng lượng – Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2006-2010, có xét tới 2015
Kết quả tính nhu cầu điện cho tiêu dùng dân cư như sau:
Bảng 2.5. Nhu cầu điện cho tiêu dùng dân cƣ
Năm Thành phần Nhu cầu % so với điện TP
2005 Công suất (MW)
Điện năng A (106 kWh)
Tốc độ tăng trưởng (01-05)
76,8
206,0
10,9%
15,4%
2010 Công suất (MW)
Điện năng A (106 kWh)
Tốc độ tăng trưởng (06-2010)
121,8
358,2
11,7%
13,7%
2015
Công suất (MW)
Điện năng A (106 kWh)
Tốc độ tăng trưởng (01-05)
199,0
624,0
11,7%
13,2%
Nguồn: Viện năng lượng – Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2006-2010, có xét tới 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 35 -----
2.2.3.Các nguồn cung cấp điện năng
- Nguồn điện: Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn có công suất thiết kế 2x50MW,
đã đưa vào vận hành năm 2006.
- Các trạm nguồn từ điện lưới quốc gia: tỉnh Thái Nguyên hiện tại được cấp
điện từ lưới điện quốc gia thông qua trạm biến áp Thái Nguyên 220/110/22kV-
(2x125)MVA và 110/35/6kV-(2x63)MVA tại thành phố Thái Nguyên và trạm
220kV Sóc Sơn thông qua các đường dây 110kV Thái Nguyên – Sóc Sơn, và đường
dây 110kV Sóc Sơn – Gò Đầm.Trạm 220kV Thái Nguyên ngoài việc cung cấp điện
cho tỉnh Thái Nguyên còn cung cấp điện cho một số tỉnh lân cận như Bắc Cạn, Cao
Bằng.
Điện năng của tỉnh chủ yếu được cung cấp từ nguồn điện lưới quốc gia và
phụ thuộc vào nguồn điện quốc gia. Trong tình hình hiện nay, nước ta đang xảy ra
tình trạng thiếu điện, cũng như các tỉnh khác trong cả nước Thái Nguyên thường
xuyên xảy quá tải và phải thực hiện cắt điện luân phiên để giảm tải, ảnh hưởng đến
sản xuất và sinh hoạt của người dân. Trong tương lai khi nhu mà nhu cầu tiêu thụ
điện ngày càng tăng, các nguồn điện hiện tại không đáp ứng đủ thì việc phát triển
các nguồn điện địa phương là cần thiết và cấp bách. Thái Nguyên có một tiềm năng
năng lượng mới và tái tạo khá rồi dào, việc khai thác các nguồn điện năng lượng
mới và tái tạo sẽ đáp ứng được một phần nhu cầu điện cho tiêu dùng dân cư và nhu
cầu điện cho Nông – Lâm - Thuỷ sản ( mục 2.2.2)
0
100
200
300
400
500
600
700
Năm 2005 N ăm 2010 N ăm 2015Đ
iệ
n
n
ăn
g
(
1
0
6
k
W
h
)
Hình 2.4. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện cho tiêu dùng dân
cư
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 36 -----
2.3. TIỀM NĂNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC NĂNG LƢỢNG MỚI
VÀ TÁI TẠO Ở THÁI NGUYÊN
2.3.1. Vai trò của năng lƣợng mới và tái tạo
Năng lượng mới và tái tạo là nguồn năng lượng của nhân loại trong tương lai
và trước mắt là nguồn năng lượng để cân bằng những nhu cầu năng lượng ngày
càng tăng lên trong thế kỷ 21. Năng lượng mới và tái tạo là nguồn năng lượng sạch,
có thể giúp nhân loại tránh khỏi thảm hoạ môi trường do sự sử dụng các nguồn năng
lượng hoá thạch trong những thế kỷ vừa qua dẫn đến sự thay đổi khí hậu trái đất. Vì
vậy nghiên cứu, ứng dụng năng lượng mới là nhu cầu và xu hướng tất yếu của các
nước trên thế giới cũng như của nước ta trong những thập niên tới bởi những lý do
chính sau:
1- Các nguồn năng lượng hoá thạch (than, dầu, khí) đang cạn kiệt nhanh
chóng. Trong khi đó dân số thế giới tăng rất nhanh nên nhu cầu năng lượng cũng
tăng lên rất lớn.
2- Giá năng lượng hoá thạch sẽ ngày càng cao do sự khai thác khó khăn và
do các chi phí bảo vệ môi trường bắt buộc.
3- Sử dụng năng lượng mới thay dần năng lượng hoá thạch sẽ làm giảm
nguy cơ phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng.
4- Năng lượng mới có tiềm năng rất lớn về thị trường trong tương lai.
Người ta dự báo là các công nghệ năng lượng mới sẽ hoàn thiện vào khoảng
năm 2020. Đồng thời với quá trình đó là giá năng lượng mới sẽ giảm liên tục. Đặc
biệt đối với pin mặt trời thì giá giảm rất nhanh, khoảng (6-8)%/năm. Hình 2.6 cho
thấy sự biến đổi giá điện năng đối với các công nghệ năng lượng mới (Pin mặt trời,
điện gió, sinh khối) và các nguồn năng lượng truyền thống (than, khí). Điện năng từ
các công nghệ năng lượng gió và sinh khối giảm liên tục với tốc độ trung bình là
3%/năm, pin mặt trời giảm (6-8)%/năm. Các giá điện năng từ than và khí giả thiết là
không đổi (than: 6cént/KWh; khí: 12 cént/KWh). Nhưng trong thực tế giá điện năng
từ than và dầu khí có thể tăng ngày càng cao hơn. Như vậy, đến khoảng (2015-
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 37 -----
Hình 2.6. Dự báo về giá một số nguồn năng lượng mới
Hinh 2.5. Thị trường tiêu thu năng lượng trên toàn thế giới
2020) các nguồn năng lượng mới đã hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với các
nguồn năng lượng hoá thạch.
Nguồn: GS.Ts. Trần Đình Long – Quy hoạch phát triển năng lượng và điện lực
Nguồn: Trường ĐHBK Hà Nội – Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu về năng lượng
nông thôn đến năm 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 38 -----
2.3.2. Các nguồn năng lƣợng mới và tái tạo ở Thái Nguyên.
Do điều kiện tự nhiên của tỉnh nên tại Thái Nguyên có các nguồn năng lượng
mới chủ yếu sau:
- Năng lượng thuỷ điện nhỏ
- Năng lượng mặt trời;
- Năng lượng sinh khối.
Các nguồn khác như năng lượng gió vì tốc độ gió rất thấp chỉ khoảng 2m/s
nên không có khả năng phát điện. Thái Nguyên nằm hoàn toàn trong đất liền nên
không có nguồn năng lượng đại dương. Đối với nguồn năng lượng địa nhiệt tiềm
năng rất nhỏ, hơn nữa việc nghiên cứu rất hạn chế.
Trong khuôn khổ đề tài chỉ đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác của 3
nguồn năng lượng mới chủ yếu của Thái Nguyên là năng lượng mặt trời, năng
lượng thuỷ điện nhỏ, năng lượng sinh khối.
2.3.3. Năng lƣợng thuỷ điện nhỏ.
2.3.3.1. Phƣơng pháp đánh giá:
Ở nước ta phương pháp đánh giá tiềm năng thuỷ điện đã được nhiều cơ quan
nghiên cứu quan tâm tiến hành từ lâu, nhất là những năm 80, và đã đưa ra được các
kết luận tin cậy. Tiềm năng thuỷ điện được đánh giá qua các chỉ số: Tiềm năng lý
thuyết, tiềm năng kinh tế kỹ thuật.
a.. Tiềm năng lý thuyết:
Tiềm năng lý thuyết là nguồn năng lượng tiềm tàng, sẵn có nếu toàn bộ các
dòng nước trong các sông ngòi trên toàn bộ địa phận tỉnh đều chảy qua tua bin để
phát điện với hiệu suất 100%.
Phương pháp tính toán cụ thể về tiềm năng lý thuyết của thuỷ điện đã được
trình bày trong các tài liệu chuyên môn.
Công thức cơ bản để tính tiềm năng thuỷ điện lý thuyết của con sông i là:
Ni =
Ei =
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 39 -----
Trong đó: Ni: là công suất lý thuyết của dòng đang xét (KW)
Ei: là trữ lượng thuỷ năng lý thuyết của dòng đang xét (kWh/năm)
Q: là lưu lượng trung bình nhiều năm của sông (m3/s)
dH: là chênh lệch độ cao đáy (m)
W: là lượng nước trung bình nhiều năm (m3/năm)
Hn, Hc: Cao độ đáy tại đầu nguồn và cửa ra (m)
Trong các công thức trên, các biến Q, W, H đều là những hàm phức tạp của
chiều dài dòng chảy L, nên trong thực tế tính toán, người ta phân chia chiều dài
dòng sông thành nhiều đoạn nhỏ và thay thế gần đúng các tích phân bằng tổng sai
phân:
Ni =
Ei =
Trong đó:
n: là số phân đoạn. Trong mỗi phân đoạn độ dốc được coi như không đổi
và lưu lượng thì biến đổi tuyến tính;
Qj, Wj: thứ tự là giá trị trung bình trong đoạn j của lưu lượng trung bình
nhiều năm và lượng dòng chảy trung bình nhiều năm của sông i đang xét;
Hj: Độ hạ thấp cao trình đấy của đoạn j.
Áp dụng phương pháp tính của một con sông như trên cho toàn bộ các sông
trong khu vực hay trên phạm vi toàn lãnh thổ ta sẽ tính được lượng trữ năng lý
thuyết của một khu vực hay của toàn quốc gia.
Trong tính toán người ta cần sử dụng các tài liệu cơ bản sau:
- Tài liệu về địa hình bao gồm các bản đồ địa hình với các tỷ lệ xích thích
hợp của từng khu vực. Trên bản đồ địa hình có thể xác định được các thông số địa
hình của từng con sông như diện tích lưu vực, chiều dài dòng chảy, độ dốc đáy sông
theo các phân đoạn định trước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 40 -----
- Tài liệu thuỷ văn để xác định các thông số về dòng chảy như lưu lượng
trung bình nhiều năm hoặc lượng dòng chảy trung bình nhiều năm tại các vị trí tính
toán trên mạng sông. Theo quy phạm của nước ngoài, lưu lượng trung bình nhiều
năm của các dòng sông chủ yếu phải được tính toán bằng số liệu thực đo về lưu
lượng trong nhiều năm của mạng lưới trạm khí tượng thuỷ văn trên khu vực. Ở
những nơi không có trạm thuỷ văn thì có thể cho phép sử dụng bản đồ đẳng trị mô
đuyn dòng chảy trung bình nhiều năm sẵn có nhưng phải hiệu chỉnh lại kết quả dựa
theo số liệu thực đo của các trạm thuỷ văn kế cận hoặc dựa theo số liệu điều tra,
khảo sát thực địa trong một thời kỳ nhất định. Sự sử lý đúng đắn và nghiêm ngặn
các thông số thuỷ văn là các yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo độ tin cậy của
các kết quả tính toán. Ở Việt Nam, chúng ta không có đủ điều kiện để thực hiện tính
toán thuỷ văn nghiêm chỉnh như quy định của một số nước ngoài vì mạng lưới trạm
khí tượng thuỷ văn ở miền núi rất thưa thớt trong đó các trạm có đo đạc dòng chảy
một cách liên tục thì lại càng hiếm hoi. Do đó việc tính toán lưu lượng trung bình
nhiều năm trên các sông suối nhỏ chỉ có thể thực hiện bằng các phép tính nội suy
trên bản đồ đường đẳng trị mô đuyn dòng chảy sẵn có.
b. Tiềm năng kinh tế, kỹ thuật
Do những hạn chế của điều kiện địa hình, địa chất, điều kiện thi công, cơ sở
hạ tầng, trình độ công nghệ … được gọi chung là điều kiện kỹ thuật, người ta chỉ có
khả năng khai thác được một phần của tiềm năng thuỷ điện lý thuyết tại các tuyến
bậc thang và các vị trí dự kiến xây dựng công trình nhất định. Như trên đã nêu,
nguồn năng nượng thuỷ điện có thể được khai thác mà chỉ bị hạn chế bởi các điều
kiện kỹ thuật như vậy được gọi là trữ năng kỹ thuật của thuỷ điện. Tuy nhiên người
ta cũng không thể khai thác nguồn tài nguyên này bằng bất kỳ giá nào. Xây dựng
công trình thuỷ điện với các hồ chứa điều tiết để khai thác nguồn năng lượng của
dòng sông thực chất là thực hiện một sự chuyển đổi điều kiện tài nguyên và môi
trường. Sự chuyển đổi này có thể tạo ra các điều kiện mới, giá trị mới mà con người
có thể sử dụng cho các lợi ích kinh tế xã hội nhưng mặt khác nó cũng có thể gây ra
những tổn thất to lớn về kinh tế, xã hội, môi trường trong đó khó có thể đánh giá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 41 -----
được hết các tổn thất về nhân văn cũng như khó lường được đầy đủ các thảm hoạ
gây ra cho hạ du trong tương lai khai thác vận hành. Đó là cái giá mà con người
phải trả khi khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên này buộc người ta phải xem xét,
cân nhắc so với những điều lợi mà việc khai thác đó mang lại. Tất nhiên, người ta
chỉ khai thác nguồn năng lượng tại các vị trí công trình cho phép về điều kiện kỹ
thuật đồng thời có hiệu quả kinh tế sau khi đã phân tích so sánh giữa lợi ích và tổn
thất. Đó là trữ năng kinh tế của thuỷ điện, một bộ phận của trữ năng kỹ thuật.
Như vậy, khác với trữ lượng thuỷ năng lý thuyết là một đại lượng chỉ phụ
thuộc vào các điều kiện khí hậu nên mang tính ổn định, hầu như không thay đổi,
việc đánh giá trữ năng kỹ thuật và trữ năng kinh tế còn phụ thuộc vào điều kiện kinh
tế, xã hội và trình độ công nghệ của quốc gia mà những yếu tố này lại có thể thay
đổi theo thời gian nhờ vào các tiến bộ khoa học và kinh tế xã hội.
Mặc dù có sự phân biệt trong những định nghĩa về trữ năng kỹ thuật và trữ
năng kinh tế nhưng trong các công trình nghiên cứu trước đây về tiềm năng thuỷ
điện nước ta thường không phân định rạch ròi hai loại trữ lượng này mà được gộp
chúng để xem xét gọi là trữ năng kinh tế kỹ thuật.
Việc đánh giá trữ năng kỹ thuật và trữ năng kinh tế đòi hỏi một khối lượng
khảo sát và tính toán to lớn và phức tạp hơn rất nhiều so với việc đánh giá trữ lượng
thuỷ năng lý thuyết. Ở đây người ta phải thực hiện nhiều nội dung tính toán về thuỷ
văn, điều tiết dòng chảy, thuỷ năng, thuỷ công, kinh tế … Và phải sử dụng nhiều
loại số liệu điều tra cơ bản với yêu cầu chất lượng cao như:
+ Các bản đồ địa hình có đường đồng mức tương đối chi tiết trên các khu
vực, các tuyến công trình và các vị trí dự kiến xây dựng công trình thuỷ điện trên
từng hệ thống sông.
+ Các tài liệu địa chất phục vụ cho việc lựa chọn các phương án vị trí công
trình, tính toán sử lý nền móng, tính toán thuỷ công, tổn thất nước …
+ Các tài liệu khí tượng thuỷ văn được đo đạc trong nhiều năm để xác định
các đặc trung thống kê các yếu tố thuỷ văn dùng cho tính toán thuỷ năng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 42 -----
+ Các tài liệu kinh tế, xã hội của các khu hưởng lợi, và đặc biệt của khu vực
dân cư bị di chuyển.
2.3.3.2. Hệ thống sông suối của Thái Nguyên
Do sự kiến tạo địa lí từ xa xưa đã tạo cho Thái Nguyên có mật độ sông suối
khá dày. Hai hệ thống sông chính là hệ thống sông Công và hệ thống sông Cầu.
Sông Cầu là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình. Lưu
vực sông Cầu là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, có vị trí địa lý đặc
biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã
hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó. Sông Cầu đoạn chảy qua Thái Nguyên
gồm các huyện Đồng Hỷ, Phú Lương, thành phố Thái Nguyên, Phú Bình, Phổ Yên
Sông Cầu có độ cao bình quân lưu vực: 190 m, độ dốc bình quân 16,1%,
chiều rộng lưu vực trung bình: 31 km, mật độ lưới sông 0,95 km/km² và hệ số uốn
khúc 2,02. Lưu vực sông Cầu nằm trong vùng mưa lớn (1.500 - 2.700 mm/năm)
Tổng lưu lượng nước hàng năm đạt đến 4,2 tỷ m
Chế độ thuỷ văn của sông Cầu được chia thành 2 mùa: mùa lũ và mùa khô.
* Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 và chiếm 70-80% tổng lưu lượng
dòng chảy trong năm.
* Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, chỉ chiếm 20-30% tổng lưu
lượng dòng chảy của năm.
Sông Công tên một con sông chảy trong tỉnh Thái Nguyên, là chi lưu của
sông Cầu. Phần lớn chiều dài chảy trên địa phận các huyện Định Hóa, Đại Từ, thị
xã Sông Công, huyện Phổ Yên. Sông Công bắt nguồn từ vùng Đèo Khế, tỉnh Thái
Nguyên, chảy theo hướng tây bắc-đông nam. Sông này dài 96 km. Diện tích lưu
vực 951 km², cao trung bình 224 m, độ dốc trung bình 27,3%, mật độ sông suối
1,20 km/km². Tổng lượng nước 0,794 km³ ứng với lưu lượng trung bình năm 25
m³/s, môđun dòng chảy năm 26 l/s.km². Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm
74,7% lượng nước cả năm; tháng 8 có lượng dòng chảy lớn nhất chiếm 19,30%
lượng nước cả năm; tháng cạn kiệt nhất chiếm 1,8% lượng nước cả năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 43 -----
Một số sông nội tỉnh như:
+ Sông Đu thuộc huyện Phú Lương với chiều dài 32 km, diện tích lưu vực
261 km
2
bắt nguồn từ chợ Mới, Bắc Cạn chảy trong địa phận huyện Phú lương và
nhập vào sông Cầu tại Sơn Cẩm.
+ Sông Chu thuộc huyện Định Hóa, chiều dài 20 km, diện tích lưu vực 220
Km
2
.
+ Sông Dong thuộc huyện Võ Nhai,chiều dài 21 km, diện tích lưu vực 211
km
2, bắt nguồn từ dãy núi Lò Sén và chảy sang địa phận Hữu Lũng, Lạng Sơn.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều các sông nhỏ và ngắn, hàng nghìn
dòng suối. Ví dụ như sông Đèo so, sông Máng, sông Ngòi Cheo, sông Ngòi Rồng,
sông Nginh…; suối Thác Kiêm , Thượng Nung, Khau Vàng, Thượng Lương, Suối
Cái, suối Bốc, Nà Dâu, Khe Cốc, La Bằng, Suối Cát, Nước Giáp, Đá Lạnh, Suối
Ngườm, Bạch Giương…
Do đặc điểm địa hình đồi núi, với lượng mưa hàng năm tương đối lớn đã tạo
cho các sông suối có độ dốc lớn, lưu lượng dòng chảy cao, là một tiềm năng to lớn
về thuỷ điện nhỏ cần được điều tra, đánh giá và khai thác.
2.3.3.3. Đánh giá tiềm năng thuỷ điện nhỏ ở Thái Nguyên
Theo đánh giá của Viện Năng Lượng, Tổng tiềm năng lý thuyết của thuỷ
điện nhỏ ước tính 212 MW. Tổng tiềm năng kinh tế, kỹ thuật của thủy điện nhỏ ở
Thái Nguyên có 18 vị trí có khả năng khai thác với tổng công suất lắp đặt gần 400
KW. Tuy nhiên ở các vị trí này hầu hết chỉ có tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ
với công suất 50 KW.
Tiềm năng thủy điện nhỏ của tỉnh Thái Nguyên như sau:
Bảng 2.6: Tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ tỉnh Thái Nguyên ( 50 kW)
Tên trạm TĐ Địa điểm
Công suất
(kW)
Ghi chú
1. Nhị Ca Như Cố- H. Phú Lương 11
2. Bình Văn H. Phú Lương 12
3. Khe Thưởng Nông Hạ - H. Phú Lương 12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 44 -----
Tên trạm TĐ Địa điểm
Công suất
(kW)
Ghi chú
4. Khe Quan H. Phú Lương 15
5. Khe Lương H. Phú Lương 6
6. Khe Chè H. Phú Lương 20
7. Khuổi Càn Quy Kỳ- H. Định Hóa 15
8. Khuôn Lồng Quy Kỳ- H. Định Hóa 9
9. Phú Cường H. Đại Từ 24
10. Phượng
Hoàng
H. Đại Từ 10
11. La Bằng H. Đại Từ 5
12. Hoàng Nông H. Đại Từ 8
13. Đập Lếp H. Phổ Yên 15
14. Võ Nhai H. Võ Nhai 12
15. Tân Hòa H. Phú Bình 30
16. Lã Yên H. Phú Bình 120
17. Lang Bình H. Phú Bình 50
18. Thắng Lợi Sông Công 20
Tổng: 394
Nguồn: Viện năng lượng – Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2006-2010, có xét tới 2015
Trên địa bàn tỉnh có một số địa điểm có khả năng xây dựng các trạm thuỷ
điện vừa có công suất > 100 kW.
Bảng 2.7: Tiềm năng phát triển thủy điện vừa tỉnh Thái Nguyên (> 100 kW)
Tên trạm TĐ Công suất (kW) Ghi chú
1. Yên Lạc 100
2. Bắc Hoài 168
3. Đồng Quang 202
4. Yên Vạc 265
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 45 -----
5. Nậm Cắt 514
6. Yên Thịnh 500
7. Nghĩa Tá 150
8. Núi Cốc 1980
Tổng: 3879
Nguồn: Trung tâm thuỷ điện –Viện khoa học thuỷ lợi - Báo cáo đề tài “ Tiềm năng, hiện
trạng và phương hướng phát triển thuỷ điện nhỏ ở Việt Nam”
Ngoài những vị trí có tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ trên, tỉnh Thái
Nguyên còn có khả năng phát triển thủy điện nhỏ tại các hồ, đập trong tỉnh như hồ
Núi Cốc, Thượng nguồn sông Cầu, đập Văn Lang …Tỉnh có chủ trương khai thác
thủy điện Hồ Núi Cốc và hồ Văn Lang ( Đồng Hỷ).
2.3.4. Năng lƣợng sinh khối
Nguồn năng lượng sinh khối bao gồm củi gỗ, phụ phẩm nông lâm nghiệp và
các phế thải thực vật khác. Với diện tích tự nhiên của tỉnh chủ yếu là rừng núi, nền
kinh tế nông – lâm nghiệp là chính cung cấp cho tỉnh tiềm năng sinh khối dồi dào.
Vì vậy việc đánh giá tiềm năng và khả năng khai khác của năng lượng sinh khối là
rất cần thiết.
2.3.4.1. Khả năng cung cấp sinh khối
a. Tiềm năng củi gỗ
Tiềm năng SK là tổng hợp các loại cây rừng tự nhiên và cây trồng tại thời
điểm đánh giá. Tiềm năng này được sử dụng vào nhiều mục đích như: phòng hộ,
bảo vệ môi trường sinh thái, lấy gỗ và một phần sử dụng cho mục đích làm nhiên
liệu.
Để đánh giá khả năng cung cấp sinh khối ta căn cứ vào các số liệu thống kê
sau:
- Phân loại đất: Rừng tự nhiên, rừng trồng, các loại đồi núi trọc,…Số liệu các
hạng đất trình bày trong bảng 2.8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 46 -----
Bảng 2.8: Diện tích đất theo các dạng sử dụng
TT Loại đất theo các dạng sử dụng Diện tích (ha)
1
2
3
4
5
6
7
Rừng tự nhiên
Rừng trồng
Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng
Đất không có rừng
Đất trồng cây ăn quả
Đất trồng cây phân tán
103774,3
48500,3
49473,0
28190,0
53533,6
10500,0
30591,3
Tổng: 324562.5
Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái nguyên
- Số liệu đánh giá về trữ lượng SK trên một ha của các hạng đất ( theo tài liệu
của Bộ lâm nghiệp, Niên giám thống kê Nông –Lâm- Ngư nghiệp 1985- 95, ÉMAP)
b. Khả năng cung cấp củi gỗ
Khả năng cung cấp củi gỗ chỉ là một phần của tiềm năng gỗ sinh khối. Theo
kinh nghiệm của nhiều nước, khả năng này chỉ được tính khoảng 25 – 30 % tăng
trưởng hàng năm của tổng gỗ sinh học. Trong điều kiện cụ thể của nước ta, do rừng
bị tàn phá nặng nề, bởi vậy theo chủ trương hạn chế khai thác rừng của nhà nước và
dự án cụ thể về đóng cửa rừng của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (tháng 6
năm 1997), thì rừng đặc dụng không tác động, rừng sản xuất và rừng phòng hộ chỉ
được phép khai thác rất hạn chế (như cây xấu, cây cong, chèn ép do mật độ cây quá
dày …)
Khả năng khai thác gỗ củi theo từng hạng đất được đánh giá như sau:
- Đối với rừng tự nhiên chỉ 1 tấn/ha.năm
- Rừng trồng khoảng 50% lượng tăng trưởng
- Từ đất trồng đồi trọc ước tính 0,5tấn/ha.năm
- Từ cây trồng phân tán khoảng 50% lượng tăng trưởng
- Từ các loại cây công nghiệp, ăn quả lâu năm khoảng 0,5-1tấn/ha.năm tùy
từng loại cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 47 -----
Để sơ bộ đánh giá ta sử dụng phương pháp tính trực tiếp như sau:
* Khả năng cung cấp sinh khối của rừng tự nhiên:
Theo đề án đóng cửa rừng tự nhiên của Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn tháng 6/1997, hiện nay chính phủ có chủ trương hạn chế khai thác rừng tự
nhiên, rừng đặc dụng không được phép tác động, chỉ được phép khai thác một số
khu rừng sản xuất nhất định. Đối với phần lớn rừng sản xuất và rừng phòng hộ còn
lại không được phép khai thác, song cũng cần có tác động các biện pháp lâm sinh để
nâng cao chất lượng của rừng. Được phép chặt cây sâu bệnh, cây cong queo, cây
chèn ép, cây mục, củi khô. Ước tính sản lượng lấy ra là 1tấn/ha/năm.
Tổng sản lượng củi lấy ra từ rừng tự nhiên 103 774,3 tấn.
* Khả năng cung cấp sinh khối từ rừng trồng:
Cũng như rừng tự nhiên, rừng trồng cũng được phân ra theo công dụng: sản
xuất, phòng hộ và đặc dụng, với giả định lượng tăng trưởng bình quân năm là
10m
3/ha, lượng củi lấy ra là 50% lượng tăng trưởng, tỷ trọng 0,7tấn/m3. Như vậy
rừng trồng có khả năng cung cấp 3,5tấn củi/ha/năm.
Tổng sản lượng lấy củi lấy ra từ rừng trồng là: 48500,3.3,5 = 169 751,05tấn
* Khả năng cung cấp sinh khối từ đồi trọc:
Đây là loại rừng đã bị khai thác hết gỗ, chỉ còn lại trảng cỏ hay cây bụi. Nếu
khoanh nuôi bảo vệ tốt loại rừng này sẽ phát triển và cho sản lượng củi ước tính
0,5tấn/ha/năm
Tổng sản lượng lấy ra từ đồi trọc là: 0,5. 53533,6 = 26 766,8tấn
* Khả năng cung cấp sinh khối từ cây trồng phân tán
Cây trồng phân tán gồm các loại cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản
trồng phân tán trong thôn, xóm, vườn nhà, đường giao thông, bờ kênh rạch … Với
mục đích tận dụng mọi loại đất có thể cung cấp gỗ củi là chủ yếu. Lượng tăng
trưởng bình quân năm của loại cây lấy gỗ và cây ăn quả là 6m3/ha, sử dụng củi 50%
lượng tăng trưởng, tỷ trọng 0,7tấn/m3. Như vậy cây trồng phân tán có khả năng
cung cấp 2tấn củi/ha/năm.
Tổng sản lượng củi lấy ra là: 2. 30591,3 = 61 182,6tấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 48 -----
* Sinh khối từ cây công nghiệp và cây ăn quả trồng tập trung:
Các loại cây này bao gồm: chè, nhãn, vải, cam, chanh …
- Cây chè: Việc chăm sóc, tỉa cành hàng năm cho thu hoạch một lượng củi
đáng kể, bình quân 0,5tấn củi/ha/năm
- Các loại cây ăn quả khác: Lượng củi do tỉa cành, nhánh hàng năm ước tính
1tấn/ha
Tổng sản lượng củi từ cây chè và cây ăn quả trông tập trung là: 15000.0,5 +
10500.1 = 18 000 tấn
* Sinh khối từ phế thải, phế liệu gỗ:
Phế thải trong chế biến gỗ bao gồm: mùn cưa, bìa bắp, đầu mẩu, vỏ bào. Số
phế liệu này chiếm tới 60% lượng gỗ tròn đưa vào chế biến
Lượng gỗ xẻ là: 12031 m3, lượng phế thải tương đương là:
(12031m
3: 40).60.0,7 tấn/m3 = 12 632,55 tấn
c. Chất đốt thực vật và phụ phẩm trong nông nghiệp
* Chất đốt từ cây lúa:
Viện khoa học Nông nghiệp đã phân tích từ mẫu cây của nhiều giống lúa cho
thấy: tỷ lệ rơm rạ khô chiếm 55%, tỷ lệ thóc khô chiếm 45%, tỷ lệ trấu trong thóc
khô chiếm 25%. Lượng rơm rạ khô dùng làm chất đốt 50%, làm phân và chăn nuôi
trâu bò 50%, lượng trấu dùng làm chất đốt 100%.
Sản lượng lúa năm 2005 của tỉnh là 322700 tấn, từ đó ta tính được lượng phụ
phẩm làm chất đốt như sau:
- Rơm rạ: ( 322700:45). 55 = 394411 tấn
Sử dụng chất đốt 50% là 197205,5 tấn
- Trấu: 322700.25% = 80675,0 tấn
----------------------------
Cộng: 277880,5 tấn
*Chất đốt từ cây ngô:
Cây ngô và lõi ngô khô có trọng lượng bằng 2 lần trọng lượng ngô hạt, trong
đó 50% dùng làm chất đốt, 50% cho trâu bò ăn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 49 -----
Sản lượng ngô năm 2005 là 65384 tấn, vậy lượng phụ phẩm dùng làm chất
đốt là : 65 384 tấn
*Chất đốt từ phụ phẩm các loại cây khác: (sắn, mía, đậu, lạc, đỗ, khoai… )
ước tính khoảng 52 468 tấn
Khả năng cung cấp chất đốt thực vật của tỉnh năm 2005 được tổng hợp trong
bảng 2.9
Bảng 2.9: Khả năng cung cấp sinh khối năm 2005
TT Nguồn sinh khối Tổng tiềm năng
1
2
3
4
5
6
7
Rừng tự nhiên
Rừng trồng
Đất không có rừng
Đất trồng cây ăn quả
Đất trồng cây phân tán
Phế thải, phế liệu gỗ
Phụ phẩm trong nông nghiệp
103 774,3
169 751,0
26 766,8
18 000,0
61 182,6
12 632,5
395 732,5
Tổng: 787839,7
2.3.4.2. Đánh giá tổng tiềm năng sinh khối
Phần điện năng có thể phát ra từ nguồn sinh khối được tính toán với hệ số
quy đổi ra năng lượng trung bình 4160 kWh/ 1 tấn sinh khối (đã qui đổi ra gỗ) và
hệ số khai thác 30% được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 2.10: Tiềm năng phát điện từ sinh khối
TT Nguồn sinh khối
Tổng tiềm năng
(tấn/năm)
Qui đổi ra năng
lƣợng
(kWh/năm)
Lƣợng điện năng
với hệ số khái
thác 30%
(kWh/năm)
1 Rừng tự nhiên 103 774,3 431 701 088 129 510 326
2 Rừng trồng 169 751,0 706 164 160 211 849 248
3 Đất không có rừng 26 766,8 111 349 888 33 418 466
4 Đất trồng cây ăn quả 18 000,0 74 880 000 22 464 000
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 50 -----
5 Đất trồng cây phân tán 61 182,6 254 519 616 76 355 884
6 Phế thải, phế liệu gỗ 12 632,5 52 551 200 15 765 360
7 Phụ phẩm trong nông
nghiệp
395 732,5 1 646 247 200 493 874 160
Tổng: 787839,7 3 277 413 152 983 223 945
Hiện nay tỉnh có chủ trương tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển Nông- Lâm
nghiệp thông qua các chương trình trọng điểm của ngành bao gồm: Chương trình
lương thực - thực phẩm, chương trình cây công nghiệp - cây ăn quả và chương trình
khoanh nuôi, bảo vệ rừng và phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Tiềm năng về nguồn
cung cấp sinh khối ngày càng tăng.
2.3.5. Năng lƣợng mặt trời
2.3.5.1. Đặc điểm nguồn năng lƣợng mặt trời
Năng lượng mặt trời là một trong các nguồn năng lượng tái tạo quan trọng nhất
mà thiên nhiên ban tặng cho hành tinh chúng ta. Đồng thời nó cũng là nguồn gốc
của các nguồn năng lượng tái tạo khác như năng lượng gió, năng lượng sinh khối,
năng lượng các dòng sông,… Năng lượng mặt trời có thể nói là vô tận và nó là một
nguồn năng lượng sạch.Trong quá trình sử dụng, nguồn năng lượng này không sinh
ra khí nhà kính hay gây ra các hiệu ứng tiêu cực tới khí hậu toàn cầu.
Về mặt vật chất thì mặt trời chứa đến 78,4% khí Hydro (H2), Heli (He)
chiếm 19,8%, các nguyên tố kim loại và các nguyên tố khác chỉ chiếm 1,8%.
Năng lượng do mặt trời bức xạ ra vũ trụ là một lượng khổng lồ. Mỗi giây nó
phát ra 3,865.10
26
J, tương đương với năng lượng đốt cháy hết 1,32.1016 tấn than đá
tiêu chuẩn. Nhưng bề mặt quả đất chỉ nhận được một năng lượng rất nhỏ và bằng
17,57.10
16J hay tương đương năng lượng đốt cháy của 6.106 tấn than đá.
Năng lượng khổng lồ từ mặt trời được xác định là sản phẩm của các phản
ứng nhiệt hạt nhân. Khối lượng của mặt trời xấp xỉ 2.1027 tấn. Để mặt trời chuyển
hoá hết khối lượng của nó thành năng lượng cần một khoảng thời gian là 15.1013
năm. Từ đó có thể thấy rằng nguồn năng lượng mặt trời là khổng lồ và lâu dài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 51 -----
Quả đất có thể xem gần đúng là một quả cầu quay xung quanh mặt trời trên
quỹ đạo gần tròn có bán kính trung bình là R=1,495.1011 m. Thời gian cần thiết để
quả đất quay được một vòng xung quanh mặt trời là 365 và 1/4 ngày hay một năm.
Ngoài chuyển động quay xung quanh mặt trời, quả đất còn tự quay xung quanh trục
riêng của nó. Chu kỳ quay của qủa đất xung quanh trục riêng của nó là 24 giờ hay
một ngày đêm. Sự định hướng của trục quay riêng của quả đất cùng với sự chuyển
động của nó xung quanh mặt trời và xung quanh trục riêng dẫn đến sự thay đổi liên
tục của bức xạ mặt trời trên bề mặt quả đất. Vì vậy năng lượng mặt trời có đặc tính
không ổn định.
Một đặc tính quan trọng khác của năng lượng mặt trời mà chúng ta cần phải
quan tâm khi sử dụng đó là năng lượng mặt trời có cường độ bức xạ biến đổi theo
không gian. Vì vậy định hướng dàn Pin mặt trời phụ thuộc vào địa phương lắp đặt.
2.3.5.2. Đánh giá tiềm năng
Bảng 2.11: Bức xạ tổng cộng trung bình tháng và năm của tỉnh Thái Nguyên
(kcal/cm2)
I II III IV V VI VII VIII I X X XI XII năm
3,2 6,4 7,6 10,1 12,3 10,9 11,9 12,1 11,6 8,9 7,3 6,0 110,2
Nguồn: Viện năng lượng – Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-
2010, có xét tới 2015
Bảng 2.12: Số giờ nắng trung bình tháng, năm của tỉnh Thái Nguyên (h)
I II III IV V VI VII VIII I X X XI XII năm
82,4 93,8 142,3 172,3 191,3 151,9 188,8 170,4 148,9 129,6 126,1 109,6 1707
Nguồn: Viện năng lượng – Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2006-2010, có xét tới 2015
Qua số liệu thống kê trên ta thấy Thái Nguyên có điều kiện thiên nhiên rất
thuận lợi cho việc ứng dụng năng lượng mặt trời. Hầu hết các tháng đều có nắng trừ
tháng 1, 2 và tháng 12 là bức xạ mặt trời hơi yếu. Tống số giờ nắng trong năm
1707h . Mức tổng xạ trung bình 110,2 kCal/cm2/năm. Biến trình năm có tổng xạ
cực đại chính vào tháng V, cực đại phụ vào tháng VIII, cực tiểu chính vào tháng I.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 52 -----
Từ các số liệu trên ta thấy tiềm năng của nguồn năng lượng mặt trời khá lớn và việc
ứng dụng nguồn năng lượng mặt trời để phát điện là hoàn toàn khả thi.
Tiềm năng của nguồn năng lượng mặt trời được đánh giá theo phương pháp
trực tiếp như sau:
a. Tiềm năng lý thuyết
Căn cứ vào các số liệu về diện tích tự nhiên của tỉnh và bảng số liệu bức xạ
tổng cộng trung bình tháng và năm của tỉnh Thái Nguyên ta có thể tính toán sơ bộ
tổng tiềm năng lý thuyết của nguồn năng lượng mặt trời như sau:
Tổng bức xạ trung bình của Thái Nguyên: 110,2 kcal/cm2.năm. Diện tích của
tỉnh 3541,5 Km2 = 3541,5.1010 cm2
Từ hai số liệu trên ta sẽ xác định được sơ bộ tổng tiềm năng lý thuyết trung
bình của tỉnh:
ALT = QTB. STN
Trong đó:
ATL: Tổng tiềm năng lý thuyết trung bình
QTB: Tổng bức xạ trung bình
STN : Diện tích tỉnh Thái Nguyên
ALT = 110,2.3541,5.10
10
= 390273,3.10
10
Kcal/năm
= 1626138,75.10
10
KJ/năm
= 451,7.10
10
KWh/năm = 4517 tỷ kWh/năm
Toàn bộ tiềm năng lý thuyết trên nếu ta dùng để sản xuất điện và sử dụng
công nghệ Pin mặt trời, hiệu suất 10% ta sẽ tính được tiềm năng phát điện của năng
lượng mặt trời:
ALTĐ = ALT. PMT
Trong đó:
ATLĐ: Tiềm năng phát điện của năng lượng mặt trời
ATL: Tổng tiềm năng lý thuyết trung bình
PMT : Hiệu suất của Pin mặt trời
ALTĐ = 451,7.10
10
. 10% = 45,17.10
10
KWh/năm = 451,7 tỷ kWh/năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 53 -----
Hiện nay tổng tiêu thụ điện cả nước ta là khoảng 50 – 55 tỷ kWh/năm. Tiềm
năng phát điện lý thuyết của NLMT trên địa bàn tỉnh ước tính khoảng 451,7 tỷ
kWh/năm. Như vậy NLMT ở TN có tiềm năng lớn gấp 8 -9 lần tiêu thụ điện cả
nước hiện nay.
Nếu dùng để sản xuất nhiệt với công nghệ hiệu ứng nhà kính, hiệu suất 40% .
Ta có tiềm năng nhiệt của năng lượng mặt trời:
QLTN = ALT. BTP
Trong đó:
QLTN: Tiềm năng nhiệt của năng lượng mặt trời
ATL: Tổng tiềm năng lý thuyết trung bình
BTP : Hiệu suất của bộ thu phẳng
QLTN = 1626138,75.10
10
. 40% = 651255,5.10
10
KJ/năm
b. Tiềm năng kinh tế kỹ thuật
Tương tự như việc đánh giá tiềm năng kinh tế kỹ thuật của thuỷ điện, khi
đánh giá tiềm năng kinh tế kỹ thuật của năng lượng mặt trời ta cũng cần phải quan
tâm đến những hạn chế của điều kiện địa hình, điều kiện thi công, lắp đặt, cơ sở hạ
tầng, trình độ công nghệ…người ta chỉ có thể khai thác được một phần của tiềm
năng lý thuyết. Đồng thời khi khai thác phải đem lại hiệu quả kinh tế.
Với đặc điểm của tỉnh là một vùng trung du miền núi, nên diện tích có dân
cư và các cơ sở sản xuất chỉ chiếm 11,21% diện tích tỉnh. Nguồn năng lượng mặt
trời chỉ đem lại hiệu quả kinh tế, kỹ thuật khi được ứng dụng ở những nơi có dân
cư sinh sống.
Từ những phân tích trên ta có thể tính toán sơ bộ tiềm năng Kinh tế - Kỹ
thuật sản xuất điện của NLMT :
AĐ = ALTĐ. Sdc
Trong đó:
AĐ: tiềm năng Kinh tế - Kỹ thuật sản xuất điện
ATLĐ: Tiềm năng phát điện của năng lượng mặt trời
Sdc: Diện tích có dân cư và các cơ sở sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 54 -----
AĐ = 45,17.10
10
. 11,21% = 5,064. 10
10
KWh/năm
Tiềm năng Kinh tế - Kỹ thuật sản xuất nhiệt:
QN = QLTN. Sdc
Trong đó:
QN: Tiềm năng Kinh tế - Kỹ thuật sản xuất nhiệt
QLTN: Tiềm năng nhiệt của năng lượng mặt trời
Sdc: Diện tích có dân cư và các cơ sở sản xuất
QN = 651255,5.10
10
. 11,21% = 73005,74.10
10
KJ/năm
So với nhu cầu tiêu thụ điện của tỉnh( đã được tính toán trong mục 2.2
chương 2) năm 2005 là 855,8.106kWh và trong những năm tới năm 2010 là 1598
kWH; đến năm 2015 là 2850,5.106kWh. Tiềm năng kinh tế kỹ thuật sản xuất điện
của NLMT gấp 60 lần lượng điện tiêu thụ năm 2005 và gấp 18 lần lượng điện tiêu
thụ năm 2015. Qua các số liệu trên ta thấy Thái Nguyên có tiềm năng NLMT tương
đối lớn. Việc ứng dụng NLMT có thể khắc phục được tình trạng thiếu điện hiện
nay, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong tương lai.
2.4. Hiện trạng nghiên cứu, ứng dụng
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên lưới điện đã phủ đến tất cả các xã
trong tỉnh. Đến cuối tháng 12 năm 2005, theo thống kê của Điện lực Thái Nguyên,
có 145/145 xã có điện. Khu vực nông thôn số hộ có điện chiếm tỷ lệ 95,36%. Hiện
nay tỉnh đang triển khai dự án năng lượng nông thôn 2 ( RE-II), do WB tài trợ. Dự
án sẽ cải tạo, nâng cấp và mở rộng lưới điện cho 30 xã thuộc 6 huyện: Phú Bình,
Định Hóa, Phú lương, Phổ Yên, Đại Từ, Đồng Hỷ. Theo quy hoạch phát triển lưới
điện của tỉnh, số hộ được cấp điện từ lưới điện quốc gia đến năm 2010 là 99,7%.
Như vậy cần nghiên cứu cấp điện cho các hộ còn lại bằng các nguồn năng lượng
mới và tái tạo.
Nguồn năng lượng sinh khối hiện nay mới chỉ dùng để phát nhiệt phục vụ
nhu cầu sinh hoạt. Năng lượng mặt trời, một số hộ gia đình dùng để đun nước nóng
sinh hoạt. Năng lượng thủy điện nhỏ bước đầu được ứng dụng để phát điện. Hiện tại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 55 -----
tỉnh đang xây dựng một nhà máy thuỷ điện cỡ vừa trên lưu vực sông Công, tại
huyện Đại Từ với công suất 1,98MW.
Trong những năm qua tỉnh đã xây dựng và lắp đặt 10 trạm thủy điện cỡ nhỏ
công suất từ 15-50 kW, với tổng công suất lắp máy là 240 kW. Tuy nhiên hầu hết
các trạm thủy điện này đã hỏng.
Bảng 2.13: Các trạm thủy điện nhỏ hiện có tỉnh Thái Nguyên ( Công suất
50 kW)
Tên công trình Địa điểm Công suất ( kW)
Tình trạng vận
hành
1. Chợ Chu H. Định Hóa 18 Hỏng 1979
2. Bình Thanh H. Định Hóa 20 Hỏng 1985
3. Bao Cường H. Định Hóa 20 Hỏng 1989
4. Lương Phú H. Phú Bình 48 Hỏng 1993
5. Dao Xa H. Phú Bình 34 Hỏng1994
6. Tân Dương H. Định Hóa 30 Hỏng 1995
7. Phương Tiến H. Định Hóa 15 Hỏng 1989
8. Tràng Xá H. Võ Nhai 20 Hỏng 1992
9. Dân Tiến H. Võ Nhai 15 Hỏng 1993
10. Thắng Lợi Sông Công 20 Hỏng 1994
Nguồn: Viện năng lượng – Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2006-2010, có xét tới 2015
Các trạm thủy điện nhỏ này được đưa vào sử dụng từ những năm 66 – 67, cả
thiết bị và công trình thủy công đều đã bị hỏng từ những năm 90, do các trạm này
được lắp đặt bằng các thiết bị do các nước xã hội chủ nghĩa (cũ) cung cấp như: Liên
Xô, Trung Quốc, Hungari, Tiệp Khắc ... Sau một thời gian làm việc trong điều kiện
chiến tranh phá hoại, công tác quản lý còn yếu kém, các thiết bị hư hỏng dần lại
không có thiết bị thay thế nên phần lớn các trạm thuỷ điện này đã phải ngừng hoạt
động và bị phá huỷ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 56 -----
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn hàng nghìn thủy điện cực nhỏ (thủy điện mini)
công suất 300 – 500 W phục vụ thắp sáng, nghe đài… cho các hộ gia đình ở những
nơi chưa có điện lưới quốc gia.
Qua nghiên cứu sơ bộ, dựa trên cơ sở các tài liệu và các kết quả khảo sát
đánh giá tại thực địa cho thấy tỉnh Thái Nguyên còn một số hộ khả năng kéo điện
lưới đến rất khó khăn. Để cấp điện cho những hộ dân này thích hợp nhất là dùng các
trạm thủy điện mini (thủy điện cực nhỏ)
PHƢƠNG ÁN CẤP ĐIỆN BẰNG NGUỒN THỦY ĐIỆN CỰC NHỎ CHO
CÁC HỘ CHƢA CÓ ĐIỆN LƢỚI ( 2005 – 2010 )
Số
TT
Huyện, xã Số hộ
Công suất
yêu cầu
( kW)
Thủy điện cực nhỏ
Số tổ
máy
Công
suất
Vốn đầu
tƣ ( tr.đ)
1 2 3 4 8 9 10
I
1
2
3
4
5
6
7
8
II
1
2
3
4
5
6
H. Võ Nhai
Phương Giao
Liên Minh
Bình Long
Vũ Chấn
Nghinh Tường
Sảng Mộc
Thượng Nung
Thần Xa
H. Định Hóa
Tân Thịnh
Tân Dương
Quy Kỳ
Kim Sơn
Bảo Linh
Bình Yên
634
141
43
171
24
102
92
37
23
492
88
110
133
26
47
15
285
63
19
77
11
46
41
17
10
222
40
50
60
12
21
7
950
211
65
257
37
153
138
55
34
738
133
166
200
39
71
22
285
63
19
77
11
46
41
17
10
222
40
50
60
12
21
7
1140
886
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 57 -----
7
8
Trung Lương
Phú Đình
49
23
22
10
74
34
22
10
Toàn tỉnh: 1126 507 1689 507 2027
Nguồn: Viện năng lượng- Quy hoạch phát triển điện lực Thái Nguyên giai
đoạn 2006-2010, có xét tới 2015
Trong tương lai khi mà các nguồn năng lượng hoá thạch ngày một cạn kiệt,
nhu cầu dùng điện ngày một tăng thì việc ứng dụng nguồn năng lượng mới để sản
xuất điện tại Thái Nguyên, Việt Nam và thế giới nói chung là cần thiết và cấp bách.
NLM và TT không chỉ dùng cho vùng sâu, vùng xa, nơi chưa có điện lưới mà trong
tương lai là một trong các nguồn năng lượng thay thế các nguồn năng lượng hoá
thạch khác. Sử dụng cho nông thôn vùng sâu vùng xa chỉ là một giải pháp trước
mắt. Với tiềm năng về các nguồn năng lượng mới của Tỉnh đã phân tích ở trên thì
việc ứng dụng năng lượng mới là hoàn toàn khả thi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
----- 58 -----
CHƢƠNG 3
PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÁC CÔNG NGHỆ PHÁT ĐIỆN
NĂNG LƢỢNG MỚI VÀ TÁI TẠO
3.1. Các tiêu chí lựa chọn
Cùng với sự p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1.pdf