Tài liệu Đồ án Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre quy mô 600 giường: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẾN TRE
QUY MÔ 600 GIƯỜNG
Chuyên ngành: MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Hoàng Hưng
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Cúc
MSSV: 09B1080012 Lớp: 09HMT2
TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên : Nguyễn Thị Thu Cúc MSSV : 09B1080012
Ngành : Kỹ thuật môi trường Lớp : 09HMT2
1. Đồ án tốt nghiệp:Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre quy mô 600 giường.
2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):
Khảo sát số liệu liên quan đến dự án
Xác định nguồn ô nhiễm và tác hại đến môi trường
Đánh giá các tác động có hại gây ảnh hưởng môi trường.
Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp khống chế các tác có hại đến môi trường
Xây dựng chương trình giám sát môi trường.
3. Ngày ...
156 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1558 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đồ án Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre quy mô 600 giường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẾN TRE
QUY MÔ 600 GIƯỜNG
Chuyên ngành: MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Hoàng Hưng
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Cúc
MSSV: 09B1080012 Lớp: 09HMT2
TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên : Nguyễn Thị Thu Cúc MSSV : 09B1080012
Ngành : Kỹ thuật môi trường Lớp : 09HMT2
1. Đồ án tốt nghiệp:Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre quy mô 600 giường.
2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):
Khảo sát số liệu liên quan đến dự án
Xác định nguồn ô nhiễm và tác hại đến môi trường
Đánh giá các tác động có hại gây ảnh hưởng môi trường.
Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp khống chế các tác có hại đến môi trường
Xây dựng chương trình giám sát môi trường.
3. Ngày giao đồ án tốt nghiệp: 13/11/2010
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 08/03/2011
5. Họ tên người hướng dẫn : Phần hướng dẫn:
PGS.TS Hoàng Hưng …………………………………
Nội dung và yêu cầu đồ án tốt nghiệp đã được thông qua bộ môn.
Ngày tháng năm 2011
Chủ nghiệm bộ môn. Người hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN
Người duyệt (chấm sơ bộ):……………………………………………………..
Đơn vị:…………………………………………………………………………..
Ngày bảo vệ:………………………………………………………………….....
Điểm tổng kết:………………………………………………………………......
Nơi lưu trữ đồ án tốt nghiệp:……………………………………………………
PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi Nguyễn Thị Thu Cúc cam kết đồ án tốt nghiệp đề tài: Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh đa khoa tỉnh Bến Tre là quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hoàng Hưng.
Các thông tin và kết quả nêu trong đồ án tốt nghiệp là trung thực, không sao chép đồ án, luận văn của bất cứ ai dưới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin chụi trách nhiệm về sự cam đoan của mình.
Tp,HCM, ngày…tháng… năm
Nguyễn Thị Thu Cúc
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt được đồ án tốt nghiệp Đánh giá tác động môi trường dự án bệnh viện đa khoa tỉnh Bến tre quy mô 600 giường em xin gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc tới quý thầy cô giáo trong trường Đại học kỹ thuật Công Nghệ Tp. HCM nói chung và các thầy cô trong khoa Công nghệ Sinh học và môi trường đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báo trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Hoàng Hưng, thầy đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp. Trong thời gian làm việc với thầy, em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều rất cần thiết cho em trong quá trình học tập và công tác sau này.
Đồng thời xin chân thành cảm ơn các anh chị công ty cổ phần kỹ thuật môi trường Greenworl đã tạo điều kiện giúp tôi có một môi trường tốt để thực hiện đề tài. Sau cùng xin gửi lời Cám ơn đến tất cả các anh chị, các bạn sinh viên lớp 09HMT12 đã đóng góp những ý kiến thiết thực để tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này
Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT v
DANH SÁCH CÁC BẢNG vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH viii
TÀI LIỆU THAM KHẢO 141
PHỤ LỤC 142
Phụ lục 1 Các bảng vẽ liên quan 143
Phụ lục 2 Các văn bảng liên quan 148
Phụ lục 3 Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng môi trường 160
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
BHYT - Bảo hiểm y tế
BKHCNMT - Bộ Khoa học Công nghệ Môi Trường
BTNMT - Bộ Tài nguyên và Môi trường
BYT - Bộ y tế
CBCNV - Cán bộ công nhân viên
CTR - Chất thải rắn
ĐTM - Đánh giá tác động môi trường
HTXLNT - Hệ thống xử lý nước thải
MTTQ - Mặt trận tổ quốc
PCCC - Phòng cháy chữa cháy
QCVN - Quy chuẩn Việt Nam
QHCT - Quy hoạch chi tiết
TBYT - Thiết bị y tế
TCMR - Tiêm chủng mở rộng
TCMT - Tiêu chuẩn môi trường
TCVN - Tiêu chuẩn Việt Nam
THC - Tổng hidrocacbon
TPHCM - Thành phố Hồ Chí Minh
UBND - Uỷ ban Nhân dân
VTYT - Vật tư y tế
WHO - Tổ chức Y tế Thế giới
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Hiện trạng các loại đất trong khu vực qui hoạch 10
Bảng 2.2 Tổng hợp cơ cấu sử dụng đất 12
Bảng 2.3 Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đối với từng ô đất 13
Bảng 2.4 Danh sách máy móc thiết bị dự kiến 21
Bảng 2.5 Thiết bị chính được dự phòng máy phát điện 25
Bảng 2.6 Kế hoạch thực hiện dự án 31
Bảng 3.1 Diễn biến nhiệt độ trung bình các năm tại tỉnh Bến Tre 34
Bảng 3.2 Diễn biến lượng mưa trung bình tháng các năm tại tỉnh Bến Tre 35
Bảng 3.3 Diễn biến độ ẩm tương đối trung bình các năm tại tỉnh Bến Tre 36
Bảng 3.4 Diễn biến số giờ nắng các năm ghi nhận tại tỉnh Bến Tre 36
Bảng 3.5 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí 38
Bảng 3.6 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí 38
Bảng 3.7 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước mặt 39
Bảng 3.8 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 40
Bảng 3.9 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước cấp 41
Bảng 3.10 Kết quả phân tích chất lượng nước cấp 41
Bảng 4.1 Liệt kê các nguồn gây tác động trong quá trình xây dựng 49
Bảng 4.2 Ước tính tải lượng bụi phát sinh trong quá trình xây dựng 51
Bảng 4.3 Thành phần và tính chất dầu DO 53
Bảng 4.4 Hệ số và tải lượng ô nhiễm do đốt dầu DO của các phương tiện vận chuyển, thi công trong công trường 54
Bảng 4.5 Bảng tổng hợp định mức sử dụng nhiên liệu của một số thiết bị xây dựng 54
Bảng 4.6 Hệ số ô nhiễm của các chất trong khí thải khi đốt dầu DO 55
Bảng 4.7 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm từ quá trình đốt dầu DO 56
Bảng 4.8 Mức ồn của các thiết bị thi công. 57
Bảng 4.9 Các vấn đề ô nhiễm chính và nguồn gốc phát sinh 61
Bảng 4.10 Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm khi chạy máy phát điện 64
Bảng 4.11 Tính chất nước thải y tế trước khi xử lý 67
Bảng 4.12 Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của bệnh viện 68
Bảng 4.13 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 69
Bảng 4.14 Nguồn phát sinh chất thải rắn của bệnh viện 70
Bảng 4.15 Thành phần rác thải y tế 72
Bảng 4.16 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 73
Bảng 4.17 Mức ồn từ các thiết bị thi công 75
Bảng 4.18 Tiêu chuẩn các yếu tố vi khí hậu trong môi trường lao động 77
Bảng 4.19 Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng 80
Bảng 4.20 Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động 80
Bảng 4.21 Tác hại của SO2 đối với con người và động vật 86
Bảng 4.22 Mức gây độc của CO ở những nồng độ khác nhau 88
Bảng 4.23 Tác hại của CO2 ở những nồng độ khác nhau 88
Bảng 4.24 Tác hại của khí Clo và hơi axit clohydric ở những nồng độ khác nhau 89
Bảng 4.25 Tổng hợp các tác động chính trong quá trình đầu tư và hoạt động dự án 96
Bảng 5.1 Số liệu về an toàn bức xạ 109
Bảng 5.2 Vị trí và chỉ tiêu giám sát không khí hàng năm 133
Bảng 5.3 Chi phí giám sát chất lượng môi trường không khí hàng năm trong giai đoạn xây dựng 134
Bảng 5.4 Chi phí giám sát chất lượng nước mặt hằng năm trang giai đoạn xây dựng 135
Bảng 5.5 Chi phí giám sát chất lượng môi trường không khí hàng năm 136
Bảng 5.6 Chi phí giám sát đặc tính nước thải hàng năm 136
Bảng 5.7 Chi phí giám sát đặc tính nước mặt hàng năm 137
Bảng 5.8 Ước tính kinh phí giám sát chất lượng môi trường hàng năm 138
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ khám và chữa bệnh….. 18
Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống cấp khí trung tâm 29
Hình 5.1 Sơ đồ mạng lưới thoát nước mưa của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre 112
Hình 5.2 Sơ đồ mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre………………………………………….. 113
Hình 5.3 Sơ đồ mạng lưới thoát nước thải y tế của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre 113
Hình 5.4 Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn. 114
Hình 5.5 Quy trình công nghệ xử lý nước thải của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre. 116
Hình 5 .6. Sơ đồ hệ thống thu gom, phân loại chất thải y tế 122
MỞ ĐẦU
Ngày nay khoa học và công nghệ đang phát triển với tốc độ chưa từng có trong lịch sử loài người và ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi quốc gia. Mọi lĩnh vực hoạt động của con người đều có mối quan hệ mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau. Việc phát triển kinh tế xã hội gắn kết với bảo vệ môi trường bền vững là vấn đề quan trọng hiện nay. Trước tình hình đó vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề đang đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta nói riêng cũng như cả thế giới nói chung cần phải quan tâm hàng đầu. Đó cũng là mối quan tâm sâu sắc không những của cơ quan quản lý nhà nước mà còn là của từng người dân, từng nhà đầu tư trong nước cũng như ngoài nước tại Việt Nam. Để đảm bảo an toàn môi trường, một dự án trước khi hoạt động cần phải được đánh giá tác động môi trường để có biện pháp kiểm soát tránh gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre quy mô 600 giường là một dự án tương đối lớn, vì vậy trong quá trình thực hiện dự án chắc chắn sẽ phát sinh những vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, hệ sinh thái…Do vậy việc dự báo, đề xuất các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động ô nhiễm môi trường của dự án là cần thiết.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường được xây dựng nhằm phục vụ công tác quản lý bảo vệ môi trường, đề xuất các dự báo, các biện pháp tổng hợp để ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của quá trình xây dựng và hoạt động của dự án đến môi trường xung quanh.
LÝ DO THỰC HIỆN ĐỒ ÁN
Hiện tại qui mô và chất lượng của Bệnh viện đa khoa tỉnh hiện có (Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu) không còn đáp ứng cả về qui mô và chất lượng của nhu cầu khám và chữa bệnh của nhân dân tỉnh Bến Tre. Trong đó có tỷ lệ tiếp nhận điều trị nội trú rất thấp (khoảng 20% số lượt bệnh nhân đến khám) và thực trạng về cơ sở vật chất, đặc biệt là trang thiết bị y tế vẫn chưa đáp ứng yêu cầu khám và điều trị của bệnh nhân.
Việc đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bến Tre quy mô 600 giường là cần thiết và cấp bách. Nó phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền và ban ngành của tỉnh Bến Tre, phù hợp và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre nói riêng và của vùng đồng bằng Sông Cửu Long nói chung.
Tuy nhiên, cần phải phân tích các nguồn gây ô nhiễm cũng như các biện pháp giảm thiểu, kiểm soát ô nhiễm đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường.Đó là lý do để tôi lựa chọn đề tài “ Đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre quy mô 600 giường tại xã Bình Phú, Tp Bến Tre- Tỉnh Bến Tre’’
MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN
Đánh giá những tác động của dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre quy mô 600 giường gây ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của con người.
Phân tích và xác định những tác động có lợi, có hại từ những hoạt động của dự án đến môi trường tại khu vực cũng như các vùng lân cận nơi dự kiến xây dựng công trình.
Đề xuất các biện pháp quản lý và công nghệ để giảm thiểu các tác động gây ô nhiễm môi trường do hoạt động của dự án gây ra.
Lập chương trình quan trắc, giám sát chất lượng môi trường trong quá trình hoạt động của dự án.
CHƯƠNG 1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1.1 Nội dung
Khảo sát các số liệu liên quan đến địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội của địa phương cụ thể là khu vực xây dựng dự án.
Các tiêu chuẩn môi trường được nhà nước quy định.
Xác định nhu cầu cấp nước, cấp điện để phục vụ cho quá trình hoạt động của dự án.
Xác định nguồn ô nhiễm và tác hại của chúng đến môi trường. Đánh giá tác động của dự án trong giai đoạn xây dựng cũng như khi dự án đi vào hoạt động.
Ngiên cứu và đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm khống chế các tác động có hại đến môi trường tự nhiên-kinh tế- xã hội do dự án gây ra.
Xây dựng chương trình giám sát môi trường.
1.2 Các phương pháp đánh giá tác động môi trường
1. Phương pháp lập bảng kiểm tra: là liệt kê các thành phần môi trường liên quan đến các hoạt động phát triển. Sau đó đem đối chiếu với các tiêu chuẩn môi trường được ban hành.
2. Phương pháp ma trận: là liệt kê các hành động (hoạt động) từ khi chuẩn bị đến khi dự án đi vào hoạt động, lập bảng đối chiếu giữa các nhân tố môi trường có thể bị tác động (tiêu cực hay tích cực) với các hoạt động phát triển.
3. Phương pháp khảo sát thực địa: nó được nghiên cứu trên thực tế, các thông số và các dữ liệu cũng được đo đạc cụ thể, phương pháp mang tính chất thực tế và độ chính xác rõ ràng cao.
4. Phương pháp chỉ số môi trường: là đưa ra các đánh giá chung về chất lượng môi trường khi chưa có dự án so với khi dự án đi vào hoạt động.
5. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích: là sử dụng biểu đồ hai chiều dùng để mô tả những chi phí trong quá thình thực hiện dự án và những lợi ích của chúng đem lại thuận lợi tốt nhất sau khi dự án đi vào hoạt động.
6. Phương pháp mạng lưới: là phương pháp phân tích các tác động song song và nối tiếp nhau xác định mối quan hệ nhân quả giữa các tác động đó với các mối quan hệ đó có thể kết nối lại với nhau thành một mạng lưới tác động môi trường.
7. Phương pháp so sánh: là lấy dữ liệu có sẵn đem so sánh với những tiêu chuẩn và những số liệu của dự án trước, nhằm mục đích đem lại hiệu quả tốt nhất.
8. Phương pháp mô hình hóa: là phương pháp tổng hợp các kiến thức khác nhau như toán học, vật lý học, hóa học... cộng với sự hiểu biết về tác động sẽ được mô hình hóa. Nó được ứng dụng để đánh giá khả năng lan truyền chất ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, ước tính giá trị các thông số chi phí lợi ích... của một số chất ô nhiễm có khả năng gây tác hại đến môi trường trong khu vực.
Hiện nay nhiều phương pháp đánh giá tác động môi trường đã được sử dụng trên thế giới nhưng nói chung phương pháp đánh giá tác động môi trường có thể được phân loại sau:
Phương pháp nhận dạng
Mô tả hiện trạng của hệ thống môi trường
Xác định tất cả các thành phần của hoạt động sản xuất.
Để thực hiện được phần này có thể sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp liệt kê
Phương pháp ma trận môi trường
Phương pháp dự đoán
Xác định sự thay đổi đáng kể của môi trường
Dự đoán về khối lượng và không gian của sự thay đổi đã xác định ở trên.
Đánh giá khả năng ảnh hưởng sẽ xảy ra theo thời gian.
Để thực hiện được phần này có thể sử dụng các phương pháp sau:
Các hệ thống thông tin môi trường và mô hình khuếch tán
Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, tỉ lệ hóa và đo đạc phân tích.
Phương pháp đánh giá
Xác định mức độ thiệt hại và lợi ích của các nhóm cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện dự án.
Xác định và so sánh lợi ích giữa các phương án thực hiện.
Để thực hiện được phần nay có thể sử dụng các phương pháp sau:
Hệ thống đánh giá môi trường.
Phân tích kinh tế.
Các phương pháp đánh giá tác động môi trường đối với dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre bao gồm:
Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa
Sưu tầm tài liệu và khảo sát thực tế:
Địa hình, địa chất
Khí tượng thủy văn
Thủy vực và nguồn nước
Các hệ sinh thái
Sưu tầm tài liệu về cơ sở hạ tầng:
Hệ thống cấp nước
Hệ thống thoát nước
Hệ thống đường giao thông
Hệ thống thông tin liên lạc
Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Mạng lưới điện và hệ thống cung cấp năng lượng.
Khảo sát hiện trạng môi trường khu vực dự án:
Khảo sát chất lượng nước mặt
Khảo sát chất lượng nước cấp
Khảo sát chất lượng không khí
Phương pháp liệt kê (Checklists)
Liệt kê các tác động môi trường do hoạt động xây dựng dự án.
Liệt kê các tác động môi trường do quá trình vận hành dự án gây ra, bao gồm các nhân tố gây ô nhiễm môi trường: nước thải; khí thải; chất thải rắn; an toàn lao động; cháy nổ; vệ sinh môi trường…
Dựa trên kinh nghiệm phát triển của các Bệnh viện đa khoa, dự báo các tác động đến môi trường, kinh tế và xã hội trong khu vực do hoạt động của dự án gây ra.
Phương pháp so sánh
So sánh về lợi ích kỹ thuật và kinh tế, lựa chọn và đề xuất phương án giảm thiểu các tác động do hoạt động của dự án gây ra đối với môi trường, kinh tế và xã hội.
1.3 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường
Báo cáo ĐTM cho dự án “Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre” được lập dựa trên các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật sau:
Cơ sở pháp lý
Luật Bảo Vệ Môi Trường Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của của quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 về việc quản lý và đầu tư xây dựng.
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo Vệ Môi Trường.
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo Vệ Môi Trường.
Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính Phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Nghị định 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.
Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường về việc công bố danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng.
Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại.
Thông tư số 05/2008/TT- BTNMT của Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường ban hành ngày 08 tháng 12 năm 2008 về việc hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường thay thế --Thông tư số 08/2008/TT- BTNMT của Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường ban hành ngày 08 tháng 09 năm 2006.
Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/02/2004 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy.
Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y Tế Về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế.
Thông tư 16/2009/TT-BTNMT ngày 17 tháng 10 năm 2009, Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Thông tư 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009, Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Các văn bản pháp luật liên quan đến dự án
Quyết định về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Bến Tre – Xã Bình Phú – TP Bến Tre – Tỉnh Bến Tre của UBND tỉnh bến Tre ngày 03 tháng 11 năm 2009.
Văn bản kỹ thuật
QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
TCVN 6561:1999 - Tiêu chuẩn an toàn bức xạ ion hóa tại các cơ sở X-quang.
QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
QCVN 19: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
QCVN 20: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.
QCVN 02: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế.
QCVN 08: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
QCVN 09: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
TCVN 7382:2004 – Chất lượng nước – Nước thải bệnh viện – Tiêu chuẩn thải.
TCVN 5949: 1998 và TCVN 5948: 1999 - Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn.
TCVN 6962: 2001 - Các tiêu chuẩn liên quan đến độ rung.
Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
TCVN 6705: 2000, TCVN 6706: 2000 và TCVN 6707: 2000- Các tiêu chuẩn liên quan đến chất thải rắn không nguy hại.
CHƯƠNG 2. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
Dự án
DỰ ÁN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẾN TRE
Địa điểm: Xã Bình Phú – TP Bến Tre – Tỉnh Bến Tre
Chủ dự án
Tên công ty : Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu
Đại diện : Ông Phạm Quốc Tuấn Chức vụ: P. Giám đốc
Địa chỉ trụ sở chính : 109 Đoàn Hoàng Minh, Phường 5, TP.Bến Tre, Tỉnh Bến Tre
Ngành nghề kinh doanh : Bệnh viện
Vị trí địa lý của dự án
Địa điểm quy hoạch Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bến Tre thuộc xã Bình Phú – Tp Bến Tre - tỉnh Bến Tre, với diện tích quy hoạch là 10,6 ha. Khu đất dự án có các vị trí tiếp giáp như sau:
Phía Tây Nam giáp với đường liên xã Bình Phú – Mỹ Thành.
Phía Tây Bắc giáp với đường vào cầu Hàm Luông.
Phía Đông Nam và phía Đông Bắc giáp với đường dự kiến mở theo qui hoạch.
(Bản vẽ vị trí khu đất dự án được đính kèm trong phần phụ lục)
Việc lựa chọn địa điểm xây dựng đã đạt được các yếu tố sau:
Phù hợp với qui hoạch đã được UBND Tỉnh Bến Tre phê duyệt, trong đó có tính đến phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.
Điều kiện môi trường đáp ứng và tiêu chuẩn, qui định của công trình Bệnh viện đa khoa
Vị trí phải dễ tiếp cận từ các khu dân cư trong địa bàn, gần đường giao thông chính, phù hợp với qui hoạch chung. Không ở trong các khu vực có nguy cơ hiểm họa về thiên tai và địa chất yếu.
Diện tích, kích thước hoàn toàn đủ để bố trí xây dựng các hạng mục công trình, trong đó có dự phòng để cho phát triển mở rộng Bệnh viện trong tương lai xa (tới năm 2020).
Căn cứ vào các yếu tố trên, việc lựa chọn vị trí xây dựng bệnh viện tại xã Bình Phú – tỉnh Bến Tre là hoàn toàn phù hợp.
Trong phạm vi ranh giới qui hoạch, hiện tại chủ yếu là đất trồng dừa và mương nước chiếm tỷ lệ 85,05% diện tích. Còn lại là đất ở của một số hộ dân (khoảng 50 hộ), kênh mương và đường giao thông nhỏ.
Trong phạm vi ranh giới qui hoạch không có các công trình công cộng, công trình sản xuất có khoảng 68 công trình nhà ở với các hình thức nhà thấp tầng, chất lượng kiên cố và bán kiên cố. Nhà kiên cố được xây dựng chủ yếu trên trục giao thông chính, nhà bán kiên cố phân bố trong khu vực vườn dừa.
Bảng 2.1 Hiện trạng các loại đất trong khu vực qui hoạch
Stt
Khu Vực
Diện Tích (m2)
Diện Tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng khu vực qui hoạch
105,963
10,60
100,00
1
Đất ở hiện có (khoảng 50 hộ)
13,258
1,33
12,51
2
Đất trồng dừa, mương nước
90,119
9,01
85,05
3
Giao thông hiện có
25,86
0,26
2,44
(Nguồn: Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre, 2009).
Nội dung chủ yếu của dự án
2.4.1.Mục tiêu của Dự án
Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre có quy mô 600 giường tương đối lớn với các mục tiêu chính như sau:
Phấn đấu đưa bệnh viện đạt tiêu chuẩn bệnh viện đa khoa hạng II và là trung tâm về
chuyên môn y khoa nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế của toàn mạng lưới y tế trong tỉnh Bến Tre, làm đòn bẩy cho chương trình xã hội hóa công tác y tế.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác khám và chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tỉnh Bến Tre.
Đảm bảo bệnh nhân được cấp cứu, khám và chữa bệnh kịp thời và đạt yêu cầu chất lượng ngay tại bệnh viện đa khoa tỉnh.
Giảm tỷ lệ tử vong dưới 0,6% (năm 2009 tỉ lệ tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu là 0,6%).
Giảm số ngày điều trị trung bình cho một bệnh nhân còn 06 ngày ( năm 2009 số ngày điều trị trung bình/ bệnh nội trú tại BVĐK NĐC là 6,26 ngày).
Tăng khả năng phẫu thuật của bệnh viện so với trước đây.
2.4.2 Các thông số quy hoạch dự án
Tổng diện tích của dự án:105963 m2
Khu vực cây xanh dịch vụ và đỗ xe: 22512 m2
Đất đường đô thị: 11299 m2
Diện tích xây dựng: 72152 m2
Đất công trình khu cán bộ, hành chính, hậu cần: 45907 m2
Đất cây xanh : 7138 m2
Đất công trình hạ tầng kỹ thuật: 2034 m2
Đất giao thông nội bộ: 17073 m2
2.4.3 Giải pháp kiến trúc công trình
Bố trí các khu chức năng trong bệnh viện.
Diện tích đất khu vực khám chữa bệnh và hậu cần.
Khu vực khoa khám và điều trị ngoại trú: Bố trí gần khu vực cổng chính, đảm bảo yêu cầu đón tiếp, hướng dẫn và khám bệnh.
Khu vực kỹ thuật nghiệp vụ: Bố trí ở vị trí trung tâm nhằm phục vụ thuận tiện cho cả khám ngoại trú và nội trú.
Khu vực điều trị nội trú: Bố trí nằm phía sau khu vực kỹ thuật nghiệp vụ. Riêng khu vực lây nhiễm bố trí ở phía Tây – Bắc khu đất nhằm đảm bảo điều kiện cách ly về hướng gió và khoảng cách cần thiết đối với khu vực khác của bệnh viện.
Khu vực hành chính quản trị - hậu cần: Khu hành chính bố trí gần khu vực cổng chính và hướng nhìn ra tuyến đường phía Đông Bắc, góp phần tạo bộ mặt kiến trúc cho khu vực bệnh viện, phù hợp cho yêu cầu quản lý bệnh viện và nghiên cứu,
đào tạo. Riêng khu tang lễ bố trí nằm khuất phía Tây của bệnh viện và gần cổng phụ nhằm đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường, thuận tiện vận chuyển.
Khu vực dịch vụ tổng hợp: Bố trí phía sau của bệnh viện, phù hợp với các hoạt động phục vụ cho khu nội trú như: phục vụ giặt tẩy, khử trùng, sửa chữa và bảo trì nhà ở nhân thân, bếp và nhà ăn…
Sau đây là bảng tổng hợp cơ cấu sử dụng đất của dự án.
Bảng 2.2 Tổng hợp cơ cấu sử dụng đất
Stt
Loại đất, chức năng
Diện tích (m2)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng khu vực QHCT 1/500
105963
10.60
100.00
A
Khu vực cây xanh dịch vụ và giao thông đô thị
33811
3.38
31.91
a.1
Khu vực cây xanh, dịch vụ và đỗ xe
22512
2.25
21.25
a.2
Đất đường đô thị
11299
1.13
10.66
B
Khu vực xây dựng bệnh viện
72152
7.22
68.09
b.1
Đất công trình KCB, hành chính, hậu cần
45907
4.59
43.32
b.2
Đất cây xanh
7138
0.71
6.74
b.3
Đất công trình hạ tầng kỹ thuật
2034
0.20
1.92
b.4
Đất giao thông nội bộ
17073
1.71
16.11
(Nguồn: Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre, 2009).
Khu vực cây xanh tập trung: Bệnh viện có 2 khu vực cây xanh tập trung nằm phía trước khu Khoa khám điều trị ngoại trú và Khu vực hành chính quản trị, đáp ứng yêu cầu của bệnh viện về tổ chức cảnh quan và cách ly với khu vực lân cận.
Khu vực hạ tầng kỹ thuật: Bố trí trạm xử lý nước, rác thải nằm ở phía Tây Bắc của bệnh viện và gần cổng phụ nhằm đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường, thuận tiện vận chuyển. khu vực trạm cấp nước, cấp điện đặt ở phía Đông Bắc giáp đường chính đô thị nhằm đấu nối thuận lợi với hệ thống điện, nước theo qui hoạch của khu vực.
Khu vực giao thông, bãi xe: Các bãi xe bố trí cạnh các khu vực cổng ra vào. Đường nội là đường phục vụ xe cấp cứu, xe chữa cháy, xe vận chuyển với mặt cắt đường rộng 12m (lòng 6m, vỉa hè 2x3m).
Bảng 2.3 Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đối với từng ô đất
Stt
Loại đất, chứng năng
Ký hiệu ô đất
Diện tích (m2)
Mật độ xây dựng tối đa (%)
Diện tích XD tối đa (m2)
Tầng cao TB (tầng)
Diện tích sàn tối đa (m2)
Hệ số SDĐ (lần)
Tổng khu vực QHCT 1/500
105963
17
18272
3.5
64349
0.61
A
Khu vực cây xanh, dịch vụ và giao thông đô thị
33811
3
1126
1.0
1126
0.03
A.1
Khu vực cây xanh, dịch vụ và bãi xe đô thị
CX-ĐT
22512
5
1126
1.0
1126
0.05
A.2
Đất đường đô thị (đề xuất mở rộng đường phía trước BV)
GT-ĐT
11299
B
Khu vực XD Bệnh viện
72152
24
17147
3.7
63224
0.88
B.1
Đất công trình khám chữa bệnh, hành chính, hậu cần
45907
36
16485
3.8
62562
1.36
1.1
A- khám và điều trị ngoại trú (nhà số 1,2,3,4)
B- hành chính quản trị (nhà số 5)
C- kỹ thuật nghiệp vụ (nhà số 6)
D- điều trị nội trú (nhà số 7,8)
CT1
26692
45
12011
4.0
48046
1.80
1.2
Điều trị nội trú, dịch vụ tổng hợp, nghỉ lưu trú (nhà số 9,11,12)
CT2
7956
35
2785
4.0
11138
1.40
1.3
Khoa truyền nhiễm, khoa giải phẩu bệnh và nhà tang lễ; gar a kho X-quang (nhà số 10,13,14,17)
CT3
11259
15
1689
2.0
3378
0.30
B.2
Đất cây xanh
7138
5
357
1.0
357
0.05
2.1
Khu vực cây xanh, vườn dạo thường trực (nhà số 17, 17A)
CX1
3802
5
190
1.0
190
0.05
2.2
Khu vực cây xanh vường dạo, thường trực (nhà số 17), sân TDTT (số 18)
CX2
3336
5
167
1.0
167
0.05
B.3
Đất công trình hạ tầng kỹ thuật
2034
15
305
1.0
305
0.15
3.1
Trạm cấp điện, nước (nhà số 15)
HT1
558
15
84
1.0
84
0.15
3.2
Trạm xử lý nước thải và rác thải (nhà số 16)
HT2
1476
15
221
1.0
224
0.15
B.4
Đất giao thông nội bộ
17073
4.1
Bãi đỗ xe (ô tô, xe máy)
P1
2304
4.2
Bãi đổ xe (ô tô, xe máy)
P2
2219
4.3
Đường giao thông (rộng 12m)
12550
(Nguồn: Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre, 2009).
Khối xây dựng
A KHU CÁC KHOA KHÁM BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
1 Khu vực tiếp đón, thủ tục
2 Khoa khám bệnh và điều trị ngoại trú
3 Khoa cấp cứu
B KHU CÁC PHÒNG KỸ THUẬT – NGHIỆP VỤ - CẬN LÂM SÀNG
4 Khoa chẩn đoán hình ảnh
5 Khoa hóa sinh
6 Khoa vi sinh
7 Khoa giải phẫu bệnh
8 Khoa chống nhiễm khuẩn
C KHU CÁC KHOA ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
9 Khoa điều trị tích cực và chống độc
10 Khoa huyết học truyền máu
11 Ngân hàng máu và các chế phẩm từ máu
12 Khoa vật lý trị liệu – phục hồi chức năng
13 Khoa dinh dưỡng
14 Khoa nội nhi
15 Khoa nội tổng hợp
16 Khoa nội tim mạch
17 Khoa nội tiêu hóa
18 Khoa nội cơ – xương – khớp
19 Khoa nội tiết
20 Khoa da liễu
21 Khoa thần kinh
22 Khoa gây mê hồi sức
23 Khoa ngoại
24 Khoa bỏng
25 Khoa phụ - sản
26 Khoa mắt
27 Khoa tai mũi họng
28 Khoa răng hàm mặt
29 Khoa truyền nhiễm
30 Khoa y học cổ truyền
31 Khoa y học hạt nhân và ung bướu
32 Lão khoa (khoa người cao tuổi)
D KHU CÁC PHÒNG HÀNH CHÍNH – QUẢN TRỊ - HẬU CẦN
33 Phòng hành chính – quản trị
34 Khoa dược và kho thuốc _VTYT
35 Quầy thuốc, dụng cụ y tế
36 Kho vật tư và xưởng cơ điện
37 Phòng bảo vệ và an ninh
38 Nhà xe công cụ, xe CB-CNV
39 Nhà xe cấp cứu
40 Khu khí y tế
41 Khu dịch vụ tổng hợp
E KHU VỰC CÔNG CỘNG
42 Nhà khách
43 Khu nhà xác và tang lễ
F KHU VỰC CÂY XANH VÀ GIAO THÔNG NỘI BỘ
44 Đường nội bộ
45 Cây xanh thảm cỏ
46 Đường dạo trong công viên
47 Bãi trông xe của khách và bệnh nhân
48 Sân thể thao nhỏ
G KHU VỰC TRẠM CẤP ĐIỆN, TRẠM CẤP NƯỚC
49 Trạm biến áp và phân phối điện, nhà để máy phát điện dự phòng
50 Trạm bơm tăng áp và hệ thống ống – van tiếp nhận và bể chứa nước sạch từ trạm cấp nước.
51 Khu tập trung và phân loại chất thải rắn
52 Khu xử lý nước thải, rác thải
Bố cục không gian kiến trúc (Dự kiến sơ bộ)
Các công trình chính được bố trí tập trung đối xứng xung quanh trục trung tâm của bệnh viện chạy theo trục Tây Bắc _ Đông Nam của khu đất, vuông góc với đường đô thị lên cầu Hàm Luông. Các khối công trình đều có 01 mặt tiếp giáp với đường giao thông đối nội của bệnh viện, 01 mặt giáp với hệ thống nhà cầu có mái che. Giữa các công trình đều bố trí sân vườn, đường dạo nhằm tạo cảnh quan đồng thời là nơi nghỉ ngơi tập luyện của bệnh nhân.
2.4.4 Công nghệ và kỹ thuật
Bệnh nhân nhn
Bác sỹ,y tá, hộ lý chuyên khoa,thiết bị y tế, dinh dưỡng
Nhân viên y tế, tài chính
Chuẩn đoán
Phân về các khoa điều trị
Chuyển tuyến
Bệnh nhân khỏe mạnh, xuất viện
Đón tiếp
Phân loại
Khám bệnh
Bác sỹ chuyên khoa, thiết bị y tế chuyên khoa,xét nghiệm
Hình 2.1. Sơ đồ khám và chữa bệnh
Ghi chú: Dây chuyền khám chữa bệnh
Các yếu tố đầu vào
Lựa chọn công nghệ
Công nghệ dịch vụ y tế đa khoa và khép kín
Bệnh viện được thiết kế để khép kín dịch vụ chăm sóc y tế từ khâu Khám, Tiếp nhận và Điều trị bệnh, cho đến công tác Phục hồi chức năng. Có khoa dinh dưỡng giúp chuẩn hóa dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe người bệnh trước và trong khi điều trị cũng như sau đó là phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân ở cuối quá trình điều trị. Tư vấn dinh dưỡng được xác định là một hoạt động quan trọng trong toàn bộ quy trình khám và điều trị của Bệnh viện.
Bệnh viện không duy trì Khoa tâm thần và không tổ chức Khoa lao và Bệnh phổi do đã có hai bệnh viện chuyên khoa này trong địa bàn tỉnh và cũng do Sở Y tế tỉnh Bến Tre quản lý.
Công nghệ dịch vụ khép kín bao gồm việc Thiết kế kiến trúc và Phân bố các khoa phòng chuyên môn được bố trí hợp lý theo nguyên tắc:
Phân dòng bệnh nhân (và người nhà bệnh nhân) từ khâu khám và sau đó là khâu tiếp nhận và điều trị nội trú. Nguyên tắc dòng chảy dịch vụ song song được áp dụng cho tất cả các khoa lâm sàng đối với các khoa phòng cận lâm sàng.
Các khoa lâm sàng có bệnh nhân nội trú không gây nhiễm chéo với nhau. Sự phân bố các khoa phòng này được thiết kế ưu tiên chống nhiễm chéo theo hướng trục đứng (các tầng) có tính đến việc một cá nhân di chuyển tối ưu.
Các phòng Hành chánh, Kế hoạch – tài chính và khoa cận lâm sàng, dịch vụ bệnh nhân (thanh toán và tài chính, BHYT, Thuốc và VTYT, các Phòng xét nghiệm, …) được thiết kế tương đối biệt lập và có thể được tiếp cận đa hướng, có tính đến ưu tiên giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo cho các khoa phòng này.
Điều hành quản lý bệnh viện thông qua hệ thống máy tính nối mạng sử dụng chung một phần mềm quản lý bệnh viện có phân quyền cho các cấp khác nhau để phục vụ việc báo cáo và tổ chức – điều hành.
Các chất thải rắn và chất thải lỏng từ các hoạt động khám và điều trị được thiết kế xuôi dòng theo chiều vùng có nguy cơ ô nhiễm tăng lên cho đến nơi tập kết trước khi được phân loại, vận chuyển và xử lý.
Việc cung cấp và phát thuốc hoặc các VTYT cho bệnh nhân được tập trung hóa tại khoa Dược và VTYT sau đó khép kín trong các khoa lâm sàng theo các quy định của BYT về thuốc và VTYT dùng trong điều trị, nhất là đối với bệnh nhân bảo hiểm y tế.
Các dịch vụ từ bên ngoài như cung cấp điện nước, thu gom chất thải rắn, dịch vụ sửa chữa TBYT, vật tư TBYT, hoạt động Tang lễ, … đều được quy về một đầu mối thông qua sự quản lý của một phòng duy nhất là Phòng Vật tư của Bệnh viện.
Lựa chọn trang thiết bị y tế và dụng cụ
Việc trang bị các máy móc y tế sẽ tạo điều kiện giúp các chuyên khoa và chuyên gia của Bệnh viện có thể triển khai thực hiện các kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị, giúp bệnh viện thực hiện được các kế hoạch về việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào khám chữa bệnh và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học y học như cấy ghép tạng, ung thư, … Đồng thời, việc mua sắm các thiết bị đó trong dự án này để đáp ứng với quá trình hội nhập, nâng bệnh viện ngang tầm với các bệnh viện và hệ thống y tế trong khu vực, đi cùng với sự phát triển của đất nước.
Các tiêu chí chính để đưa ra các phương án lựa chọn thiết bị
Hiện đại, tuổi thọ cao, chất lượng đảm bảo tin cậy, sản xuất từ năm 2009 trở đi, chi phí vận hành thấp, chế độ bảo hành, thay thế phụ kiện thuận tiện, không gây ô nhiễm môi trường, an toàn.
Nguyên tắc chung lựa chọn công nghệ chủng loại và số lượng thiết bị y tế
Căn cứ chung
Công nghệ áp dụng trong các thiết bị y tế của Dự án phải là công nghệ mới, hiện đại, có nguồn gốc từ Hàn Quốc hoặc các quốc gia có truyền thống và uy tín về cung cấp trang thiết bị y tế. Các công nghệ, thiết bị có nguồn gốc từ Hàn Quốc sẽ được ưu tiên sử dụng. Nhưng trong mọi trường hợp, tỷ lệ nguồn gốc thiết bị Hàn Quốc của toàn bộ trang thiết bị y tế mua sắm ít nhất phải đạt trên 70%. Các tiêu chuẩn chứng chỉ về chất lượng sau đây là bắt buộc đối với công nghệ, máy móc thiết bị mua sắm cho Dự án:
Chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng thiết bị: ISO 9001 và 2001.
Chứng chỉ về hệ thống quản lý môi trường: EN 14001 – 2001.
Số giường thực các khoa lâm sàng
Công nghệ, chủng loại, số lượng trang thiết bị sẽ trang bị dựa trên quy mô giường của mỗi khoa lâm sàng theo các hướng dẫn của Bộ Y tế và căn cứ vào kinh nghiệm khám và chữa bệnh những năm trước của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bến Tre (Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu).
Máy móc thiết bị của dự án
Trang thiết bị y tế thiết yếu dự trù sẽ được đầu tư vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre ngoài danh mục tiêu chuẩn của Bộ Y tế (Theo quyết định số 437/QĐ - BYT của Bộ Y Tế đã ban hành), Bệnh viện còn đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại nhằm trở thành trung tâm khám chữa bệnh và nghiên cứu khoa học về y tế lớn của tỉnh và khu vực. Danh sách máy móc thiết bị dự kiến của dự án được trình bày trong Bảng 2.4.
Bảng 2.4 Danh sách máy móc thiết bị dự kiến
STT
Tên thiết bị, máy móc
Tình trạng
1
Máy chụp cắt lớp (CT Scan 64 lớp)
Mới hoàn toàn
2
Máy cộng hưởng từ (MRI)
3
Máy chụp mạch vành
“
4
Máy X – quang liều thấp
“
5
Máy chụp vú
“
6
Các máy tia xạ (Cobalt 60)
“
7
Các máy phòng xét nghiệm tế bào ung thư
“
8
Tim phổi máy người lớn
“
9
Tim phổi máy trẻ em
“
10
Máy sốc tim và khử rung tim
“
11
Máy định vị phẫu thuật
“
12
Dao mổ laser và cyberknife
“
13
Các monitor bệnh nhân kết nối Trung tâm theo dõi bệnh nhân
“
14
Các máy lọc máu thẩm tách (thận nhân tạo)
“
15
Các máy truyền dịch (bơm tiêm điện các loại)
“
16
Hệ thống thiết bị xử lý máu cho và ngân hàng máu
“
17
Hệ thống máy tính nối mạng và sử dụng chung một phần mềm quản lý BV
“
(Nguồn: Báo cáo đầu tư Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre, 2009).
2.4.5 Các công trình phụ trợ
Hệ thống giao thông
Hàng rào
Hàng rào xây bao quanh toàn bộ ranh giới lô đất được lựa chọn địa điểm để xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre tổng diện tích 205.799 m2.
Tổng chiều dài hàng rào là 1996 m. Trong đó hàng rào phía giáp trục đường chính được thiết kế đẹp, phía dưới là tường gạch, phía trên là sắt thoáng (853m).
Hàng rào phía các mặt còn lại được xây dựng bằng trụ bê tông cốt thép 150x150 cách nhau 3,6m, ở giữa là hệ thống dây thép gai (1143m).
Cây xanh
Cây xanh cách ly và dọc theo các tuyến đường giao thông chính: trồng các cây có tán lá đẹp để tạo bóng mát phù hợp với khí hậu địa phương như phượng vĩ, bằng lăng… Không trồng các loại cây dễ đổ và các loại cây có nhựa độc.
Cây xanh trong trong vườn hao: trồng các loại cây bụi có hoa đẹp để tạo cảnh quan và cải thiện khí hậu. Không trồng các loại cây có hoa quả thu hút ruồi muỗi, sâu bọ…
Hệ thống giao thông ngoài hàng rào
Vị trí khu vực bệnh viện rất thuận lợi cho giao thông đi lại: Xung quanh khu vực quy
hoạch là các tuyến đường khu vực quy hoạch.
Phía Bắc giáp tuyến đường quốc lộ 60 mới từ ngã ba Tân Thành đến Cầu Hàm Luông có quy mô 60m. Tuyến đường thu gom nằm phía Bắc Bệnh viện có quy mô 25m, để làm tuyến đường chính của Bệnh viện. Phía Nam giáp tuyến đường quy hoạch quy mô 28m. Phía Đông giáp tuyến đường quy hoạch quy mô 28m. Phía Tây giáp tuyến đường hiện trạng là tuyến đường liên xã Bình Phú - Mỹ Thành quy mô mặt đường cấp phối 6.0m.
Hệ thống giao thông trong hàng rào
Với tính chất khu vực nghiên cứu quy hoạch là Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu – tỉnh Bến Tre. Trên cơ sở nghiên cứu các giải pháp công nghệ trong Bệnh viện, quy hoạch mạng lưới đường nội bộ như sau: Bố trí hệ thống đường nội bộ theo hình bàn cờ bao quanh các công trình chính của Bệnh viện.
Bố trí một cổng chính ở phía Bắc ra đường thu gom mở rộng và ba cổng phụ ra các đường phố khu vực bao quanh.
Các công trình phục vụ giao thông
Bãi đỗ xe: trong khu vực Bệnh viện có bố trí 2 khu vực đỗ xe lớn dành cho ô tô, xe máy và xe đạp. Ngoài ra còn bố trí 2 bãi đỗ xe nhỏ nằm trên đường dành cho ô tô. Đảm bảo đủ điều diện tích đỗ xe cho cán bộ Bệnh viện và khách.
Hệ thống thoát nước mưa
Trên cơ sở san nền, thoát nước, hướng dốc của khu vực từ Đông Bắc sang Tây Nam. Toàn bộ nước mưa được phân làm 2 lưu vực và thu gom, thoát ra cống thoát nước trên tuyến đường phía Đông, thoát ra sông Hàm Luông và rạch Cái Hiên.
Lưu vực 1 có diện tích 4.2 ha, được thu gom và thoát vào tuyến cống thoát nước mưa
D800 trên tuyến đường quy hoạch phía đông ra sông Hàm Luông.
Lưu vực 2 có diện tích khoảng 6.3 ha được thu gom và thoát ra tuyến cống D800 trên tuyến đường quy hoạch phía Đông, thoát ra rạch Cái Hiên.
Hệ thống thoát nước thải
Hệ thống thoát nước thải là hệ thống thoát nước riêng độc lập hoàn toàn với hệ thống thoát nước mưa.
Nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh trong bệnh viện được thu gom về trạm xử lý nước thải của toàn khu để xử lý tập trung đạt tiêu chuẩn cho phép TCVN 7382:2004, mức I
trước khi xả vào tuyến ống thoát nước thải bên ngoài khu vực dự án.
Hệ thống cấp nước
Nguồn nước
Nguồn nước để phục vụ cho các nhu cầu của bệnh viện được lấy từ đường ống cấp nước trên trục đường phía Đông của Dự án tới cụm bể chứa, trạm bơm tăng áp với
tổng lưu lượng 750 m3/ngđ.
Nhu cầu sử dụng nước
Nhu cầu cấp nước
Tiêu chuẩn
Lưu lượng
Số giường: 600 (giường)
Tiêu chuẩn cấp nước Bệnh viện (lấy theo bảng K – Quy chuẩn hệ thống thoát nước trong nhà và công trình có tính tới yếu tố thực tế)
950 (l/giường.ngđ)
Qngtb= 570 m3/ngđ
Nhu cầu sử dụng nước cho giường bệnh
Qsh = 570 m3/ngày.
Nhu cầu sử dụng nước cho lượt khám và khách vãng lai
+ Cấp nước cho lượt khám và khách vãng lai: 15 l/người/ngày
+ Số lượt khám: 1.800 lượt/ngày
Cấp nước lượt khám và khách vãng lai:
Qsh = 1.800người x 15l/1000 = 27 m3/ngày.
Nhu cầu cấp nước cho nhân viên và thăm nuôi bệnh
+ Cấp nước cho nhân viên và người nhà thăm nuôi bệnh nhân: 50 l/người/ngày
+ Số nhân viên dự kiến 800 người
+ Số người thăm nuôi bệnh nhân: 600 người
Cấp nước nhân viên và người nhà thăm nuôi bệnh nhân:
Qsh = (800 + 600) người x 50l/1000 = 70 m3/ngày.
Nhu cầu vệ sinh sân bãi và hệ thống kỹ thuật khoảng 5 m3/ngđ
Vậy tổng lượng nước cấp cho Bệnh viện là:
Qbv = 570+27+70+5 = 672 m3/ngđ
Ngoài ra, Bệnh viện còn sử dụng nước cho PCCC. Bệnh viện có diện tích 105.963 m2, theo TCVN 2622 – 1995 số lượng đám cháy trên tổng mặt bằng là 1 đám với lưu lượng chữa cháy là 10 l/s, số đám cháy đồng thời là 2 với lưu lượng 2,5 l/s. vậy lưu lượng nước dự trữ phục vụ cho yêu cầu cấp nước cứu hỏa trong 3 h là:
Qcc = 3 x 12,5/1000 x 3600 = 135 m3
Hệ thống điện
Nguồn điện
Dự kiến nguồn điện sẽ lấy từ lưới điện trung thế của thành phố Bến Tre. Điểm đấu điện sẽ được cụ thể khi có quyết định và thỏa thuận của cơ quan quản lý điện lực tỉnh Bến Tre.
Để thuận tiện trong việc quản lý và vận hành hệ thống cung cấp điện, xây dựng 01 trạm biến thế gồm có 2 buồng:
01 buồng đặt tủ điện trung thế hợp bộ 24 kV và máy biến thế hạ thế
01 buồng đặt các tủ điện phân phối điện hạ thế
Tủ điện trung thế: Lựa chọn loại hợp bộ 3 khoang (02 khoang lắp đặt máy cắt đầu vào 24 kV – 630A, 01 khoang lắp đặt 01 cầu dao phụ tải kèm theo cầu chì ra máy biến thế hạ thế 24 kV-200A)
Máy biến thế hạ thế: Kiểu máy biến thế 3 pha, 2 cuộn dây đặt trong nhà làm mát tự nhiên bằng dầu, cấp điện áp 22/0,4 kV, tần số 50 Hz.
Tủ phân phối điện hạ thế: Được đặt trong buồng phân phối điện hạ thế gồm các thiết bị chính sau:
Tính toán lựa chọn công suất máy phát điện dự phòng
Bảng 2.5 Thiết bị chính được dự phòng máy phát điện
stt
Tên thiết bị
Ghi chú
Công suất
1
Máy chụp cắt lớp City (80 KVA x 1 máy)
80 KVA
2
Các máy X-quang (40KVA x 2 máy)
80 KVA
3
Máy điều hòa trung tâm 2 x 120 KVA
240 KVA
4
Hệ thống máy nén khí 5 x 18 KVA
90 KVA
5
Hệ thống trạm bơm nổi + ngầm
60 KVA
6
Hệ thống thang máy 15 KVA x 8
150 KVA
7
Dự phòng 30% chiếu sang ổ cấm
100 KVA
Tổng cộng
800 KVA
Theo công suất tính toán, để đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện, lựa chọn giải pháp thiết kế 01 máy phát điện dự phòng công suất 800 KVA cấp điện cho các phụ tải ưu tiên.
Hệ thống chiếu sáng
Hệ thống chiếu sáng chủ yếu của Bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn với độ rọi tương ứng với công năng sử dụng cho từng phòng, địa điểm cụ thể. Chọn loại đèn và bố trí phù hợp với kiến trúc mà vẫn đảm bảo độ rọi quy định.
Hệ thống thông tin liên lạc và mạng máy tính
Quyết tâm xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hoạt động tin cậy: Xây dựng một hệ thống máy chủ mạnh, có dự phòng cung cấp các dịch vụ Web, E-mail, CSDL, lưu dữ liệu. Xây dựng một hạ tầng mạng truyền thông tải thông tin rộng khắp trong nội Viện, sử dụng các đường truyền tốc độ cao quang dẫn, sử dụng truyền tải không dây cho các ứng dụng đến tận phòng bệnh nhân.
Hệ thống tổng đài điện thoại nội bộ
Xây dựng hệ thống camera giám sát trên nền IP giúp lãnh đạo quan sát được tình hình làm việc các nơi quan trọng: phòng mổ, khám bệnh, phòng chụp, địa điểm cần sự an ninh ở mọi lúc, mọi nơi thông qua máy tính cá nhân hoặc thiết bị không dây cầm tay.
Xây dựng hệ thống truyền thanh nội bộ, nhằm thông báo, hướng dẫn kịp thời cho cán bộ và bệnh nhân.
Xây dựng hệ thống chuông báo gọi ở các giường bệnh, giúp bệnh nhân chủ động thông tin tới y bác sỹ khi cần có sự trợ giúp.
Hệ thống xếp hàng tự động, cho phép cấp phát tự động thứ tự khám bệnh của bệnh nhân, đơn giản hóa việc quản lý, tránh chen lấn xô đẩy.
Dần triển khai hệ thống quản lý tổng thể bệnh viện bằng ứng dụng hệ thống CNTT.
Giải pháp phòng cháy chữa cháy và chống sét
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre là khu vực tập trung khám chữa bệnh, nên trong ngày thường có một lượng người tham gia điều trị và khám chữa bệnh. Để bảo đảm an toàn cơ sở vật chất và hơn hết là bảo đảm tính mạng cho con người cũng như tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn PCCC. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre được trang bị các hệ thống PCCC như sau :
Hệ thống báo cháy tự động
Hệ thống báo cháy tự động có chức năng kiểm tra. Phát hiện kịp thời sự cố cháy xảy ra ngay từ lúc mới khởi phát tại các khu vực mà hệ thống giám sát nhằm phát hiện kịp thời nhanh chóng những sự cố cháy, giúp chúng ta có những biện pháp chữa cháy hữu hiệu giảm thiểu sự thiệt hại về người và tài sản.
Hệ thống báo cháy tự động bao gồm các bộ phận cơ bản: Trung tâm xử lý báo cháy (Fire Alarm Control Panel). Các đầu báo cháy tự động: Đầu báo khói (Smoke Detector) và Đầu báo nhiệt (Heat Detector). Công tắc báo cháy khẩn (Manual Station). Chuông báo cháy (Fire Alarm Bell). Các yếu tố liên kết (accessories to connect). Nguồn điện (Power).
Chức năng và nhiệm vụ của từng thiết bị của hệ thống báo cháy tự động này đã được trình bày kỹ trong thuyết minh kỹ thuật PCCC Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre.
Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler và chữa cháy cấp nước vách tường
Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler và chữa cháy cấp nước vách tường nhằm làm hạ nhiệt độ đám cháy bằng nước, dẫn đến dập tắt đám cháy hoặc ngăn chặn không cho đám
cháy phát sinh và lan sang các khu vực khác.
Với vai trò này Hệ thống Chữa cháy tự động Sprinkler và chữa cháy cấp nước vách tường là một trong các hệ thống nhằm tăng cường thêm biện pháp bảo vệ an toàn tài sản vật chất , đồng thời giúp tránh được những thiệt hại sinh mạng và tài sản có thể có do rủi ro khi hỏa hoạn xảy ra.
Điều hòa không khí và hệ thống điều khiển thông gió
Yêu cầu của hệ thống điều hòa không khí
An toàn, đảm bảo thỏa mãn các điều kiện về xử lý không khí, khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch, chênh áp … và môi trường của Việt Nam.
Hợp lý, tiết kiệm về bố trí không gian, hài hòa với mỹ quan kiến trúc tổng thể tòa nhà, đồng thời phải đáp ứng được chức năng sử dụng là Bệnh viện Đa khoa.
Sử dụng công nghệ kỹ thuật số điều chỉnh công suất để tiết kiệm điện năng và không gây nhiễu sóng điện từ.
Đảm bảo tính khả thi về kỹ thuật và kinh tế.
Sử dụng công nghệ hiện đại trong thời điểm xây dựng.
Hệ thống có độ bền, độ tin cậy cao, đảm bảo hoạt động đủ tải.
Hiệu suất cao nhất, tiết kiệm điện năng nhất.
An toàn tuyệt đối cho việc sử dụng, vận hành, thuận lợi cho việc bảo trì, bảo dưỡng.
Lựa chọn hệ thống thiết bị
Đối với hệ thống điều hòa trung tâm
Tùy thuộc vào chức năng của các tòa nhà mà lựa chọn hệ thống điều hòa trung tâm hay điều hòa cục bộ nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư. Hệ thống điều hòa trung tâm sẽ được trang bị cho 03 tòa nhà quan trọng của Bệnh viện là Nhà kỹ thuật nghiệp vụ, nhà khám – điều trị ngoại trú và nhà hành chính. Các tòa nhà khác sẽ trang bị điều hòa cục bộ tùy theo nhu cầu sử dụng thực tế sau này.
Đối với hệ thống xử lý không khí phòng mổ
Hệ thống xử lý không khí cho các phòng mổ và hành lang sạch bao gồm các FCU (Fan coil unit), AHU (Air handling unit) xử lý gió tươi, điện trở sưởi, hệ thống phân phối gió và hệ thống phin lọc để tiến hành quá trình xử lý không khí như làm lạnh, sưởi ấm, khử ẩm, lọc khuẩn, tạo chênh áp suất …. nhằm tạo ra một môi trường vi khí hậu thoải mái cho kíp mổ và cho bệnh nhân.
Giải pháp thiết kế hệ thống cấp khí y tế
Hệ thống khí y tế trung tâm điển hình
Trung tâm cấp khí O,A,V
Van chặn
Van + giám sát cảnh báo
Các ổ ra cấp khí
Các thiết bị ngoại
Xử lý khí sạch y tế
Điều khiển
Giám sát cảnh báo trung tâm
Các khoa, phòng
Hình 2. 2. Sơ đồ hệ thống cấp khí trung tâm
Trung tâm cấp khí
Cung cấp Oxy
Sau khi so sánh ưu nhược điểm của các phương án, thì phương án chọn để cung cấp Oxy là dùng Téc lỏng + bình ôxy nén áp suất cao, cụ thể như sau:
Oxy từ các téc lỏng qua xử lý được cung cấp cho các khoa phòng. Dàn bình oxy nén áp suất cao chỉ để dự phòng khi có sự cố, hoặc khi bảo dưỡng, nạp téc.
Ưu điểm: Vốn đầu tư thấp
Thích hợp về công nghệ kỹ thuật với các bệnh đa khoa có quy mô vừa và lớn, vì vậy đây là phương án được dùng phổ biến nhất.
Cung cấp khí nén
Có 02 loại máy nén khí được sử dụng tạo khí nén, đó là: Máy nén khí có dầu bôi trơn và máy nén khí không dầu bôi trơn.
Với công nghệ vật liệu mới, các máy nén khí không dầu đã được nâng cao tuổi thọ đáng kể và để giảm các yêu cầu cao về kỹ thuật lọc khí, ta chọn máy nén khí không dầu. Tuy nhiên, loại này có độ ồn cao hơn, do đó ta chọn loại máy nén khí kiểu cánh quay (Rotary vane) hoặc loại vít quay (Rotary screw) để giảm được độ ồn xuống mức tối thiểu.
Cung cấp khí hút chân không
Với lý do độ ồn và tuổi thọ, máy hút chân không cánh quay để tạo khí hút cho hệ thống được chọn để cung cấp khí hút chân không.
Phương án đền bù và giải phóng mặt bằng
Tất cả các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án sẽ nhận được bồi thường và đủ pháp nhân được nhận hỗ trợ để phục hồi bất kể tình trạng định cư và sử dụng đất.
Tái định cư và thu hồi đất sẽ được giảm thiểu ở mức thấp nhất, được đưa vào tính toán.
Sẽ đưa ra mức chi phí bồi thường và phục hồi bằng với toàn bộ chi phí thay thế hay di dời mà không tính đến giá trị khấu hao.
Giải tỏa sẽ chưa bắt đầu trước khi các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án bắt đầu nhận được chi phí bồi thường.
Những hộ bị ảnh hưởng từ dự án sẽ đủ điều kiện để nhận chi phí bồi thường và phục hồi nếu đáp ứng được các điều kiện sau: Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận thường trú, biên lai thuế đất, hoặc trong trường hợp không có giấy chứng nhận trên trông qua hồ sơ địa chính của thị tứ hoặc nằm trong danh sách những hộ bị ảnh hưởng trước thời điểm hình thành kế hoạch tái định cư, đất họ sở hữu, thuê, trồng trọt, hoặc sử dụng để kinh doanh.
Điều kiện để những hộ bị ảnh hưởng bởi dự án được quyền nhận chi phí bồi thường và hỗ trợ trong các chương trình hành động tái định cư được phân loại như sau: hợp pháp, không hợp pháp và không được quyền.
Tiến độ thực hiện dự án
Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bến Tre được dự kiến xây dựng trong thời gian là 3 năm kể từ ngày Hiệp định vay giữa hai chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc có hiệu lực, bao gồm từ khâu chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, thiết kế bệnh viện Đa khoa 600 giường, mua sắm trang thiết bị, xây dựng và lắp đặt trang thiết bị, vận hành thử bệnh viện, nghiệm thu và bàn giao, quyết toán và kiểm toán dự án. Tiến độ thực hiện dự án được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 2.6 Kế hoạch thực hiện dự án
Nội dung thực hiện
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
1
Phê duyệt trong nước về FS
2
Nhà tài trợ thẩm định
3
Ký hiệp định vay
4
Lập HSMT xây lắp, thẩm định HSMT
5
Mở thầu, đánh giá HSDTXL
6
Hợp đồng XL và thi công
7
Lập HSMT thiết bị y tế, thẩm định HSMT
8
Mở thầu, đánh giá HSDT
9
Hợp đồng mua sắm thiết bị y tế
10
Lắp đặt TBYT
11
Đào tạo hướng dẫn sử dụng
12
Nghiệm thu bàn giao
13
Giai đoạn bảo hành
(Nguồn: Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre, 2009).
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
3.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường
3.1.1 Điều kiện địa hình địa chất
Bến Tre là một trong số 12 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long
Diện tích tự nhiên :2.315 km2
Dân số : 1.370.000 người
Đơn vị hành chính : Thành phố Bến Tre và 7 huyện
Vị trí địa lý: Tỉnh Bến Tre có dáng hình gần như một tam giác cân, có trục Tây Bắc – Đông Nam, nằm ở vị trí phía Nam TPHCM. Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển là 65 km.
Bến Tre là một tỉnh châu thổ nằm sát biển, có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao từ 1 – 2 m. Ở vùng đất giồng, cục bộ có nơi cao hơn địa hình chung quanh từ 3 – 5 m, rải rác có những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ven biển và ở các cửa sông. Bốn bề đều có sông nước bao bọc.
Bến Tre là một trong 12 tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long, được hợp thành bởi 3 cù lao lớn: An Hóa, Bảo và Minh do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên) bồi tụ nên qua nhiều thế kỷ. Hệ thống kênh rạch chằng chịt, ăn thông với nhau, nối liền với các sông lớn: Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên, không chỉ thuận cho giao thông thủy, mà còn tạo nên một tài nguyên nước dồi dào quanh năm cho nông nghiệp.
Thành phố Bến Tre có diện tích tự nhiên 6.742 ha, gồm 10 phường nội ô (P.1 – P.8, Phú Khương, Phú Tân) có 6 xã ngoại ô: Sơn Đông, Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận, Nhơn thạnh, Bình Phú và Phú Hưng. Dân số của thành phố là khoảng 143.700 người.
Khu đất thực hiện dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre thuộc xã Bình Phú, TP Bến Tre,
tỉnh Bến Tre có địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam. Cao độ địa hình tự nhiên từ 0,8m đến 2,2m, trung bình 1,5m.
3.1.2 Điều kiện khí tượng - thủy văn
Điều kiện thủy văn
Nằm ở hạ lưu sông Mekong, giáp với biển Đông, nơi mà 4 trong 9 "con rồng" nhả nước ra biển. Bến Tre có một mạng lưới sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài xấp xỉ 6.000 km, trong đó có sông Cổ Chiên 82 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Ba Lai 59 km, sông Mỹ Tho 83 km. Hiện nay dòng sông Tiền lại chẻ thành sông Vĩnh Long, và sông Mỹ Tho, rồi sông Mỹ Tho lại chẻ thêm một nhánh nữa là sông Hàm Luông, phát triển cho đến nay thành các sông Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, với các cửa: cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu.
Mật độ sông ngòi dày đặt này đã khiến cho giao thông thủy thuận lợi, nguồn thủy sản phong phú, nước tưới cho cây trồng ít gặp khó khăn, tuy nhiên cũng gây trở ngại đáng kể cho giao thông bộ, cũng như việc cấp nước vào mùa khô, khi thủy triều biển Đông đưa mặn vào sâu trong kênh rạch vào mùa gió chướng.
Điều kiện về khí tượng
Điều kiện khí hậu
Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26oC – 27oC. Trong năm không có nhiệt độ tháng nào trung bình dưới 20oC. Hằng năm, mặt trời đi qua thiên đỉnh 2 lần (16 tháng 4 và 27 tháng 7). Lượng bức xạ khá dồi dào, trung bình đạt tới 160kcal/cm2. Với vị trí nằm tiếp giáp với biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, vì nằm ngoài vĩ độ thấp (bão thường xảy ra từ vĩ độ 15o bắc trở lên). Ngoài ra, nhờ có gió đất liền, nên biên độ dao động ngày đêm giữa các khu vực bị giảm bớt .
Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa gió Tây Nam và Đông Bắc là 2 thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4 tạo nên 2 mùa rõ rệt. Mùa gió Đông Bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió Tây Nam là thời kỳ mưa ẩm. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.250 mm – 1.500 mm. Trong mùa khô, lượng mưa vào khoảng 2 đến 6% tổng lượng mưa cả năm.
Khí hậu Bến Tre cũng cho thấy thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự quang hợp và phát dục của cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, ngoài thuận lợi trên, Bến Tre cũng gặp những khó khăn do thời tiết nóng ẩm nên thường có nạn sâu bệnh, dịch bệnh, và nấm mốc phát sinh, phát triển quanh năm.
Trở ngại đáng kể trong nông nghiệp là vào mùa khô, lượng nước từ thượng nguồn đổ về giảm nhiều và gió chướng mạnh đưa nước biển sâu vào nội địa, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng đối với các huyện gần phía biển và ven biển.
Nhiệt độ
Điều đáng lưu ý nhất với nhiệt độ là sự dao động nhiệt độ trong ngày. Biên độ nhiệt đạt đến 10oC/ngày đêm. Vì vậy, mặc dù ban ngày trời nắng nóng, ban đêm và sáng sớm vẫn có sương. Đây là điều kiện thuận lợi cho cây cối phát triển và xanh tốt quanh năm. Nhiệt độ trung bình của năm 2006 là 28,2oC. Diễn biến nhiệt độ trung bình các năm tại tỉnh Bến Tre trình bày trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1 Diễn biến nhiệt độ trung bình các năm tại tỉnh Bến Tre
Tháng
Độ C
2003
2004
2005
2006
2007
CẢ NĂM
27,16
27,09
27,08
26,99
27,02
Tháng 1
26,0
25,4
25,3
25,6
24,7
Tháng 2
26,0
25,7
26,4
25,1
26,1
Tháng 3
27,8
27,1
27,8
27,1
27,0
Tháng 4
29,3
29,3
29,1
29,2
28,8
Tháng 5
28,4
29,1
28,0
28,7
29,0
Tháng 6
27,3
27,9
28,3
27,4
28,1
Tháng 7
27,6
25,2
26,9
27,3
26,6
Tháng 8
27,0
26,8
27,3
27,0
27,4
Tháng 9
27,6
27,3
27,0
27,2
27,1
Tháng 10
27,1
27,0
26,6
26,6
27,2
Tháng 11
25,9
27,2
27,1
27,5
26,8
Tháng 12
25,9
27,1
25,2
25,2
25,4
Lượng mưa
Lượng mưa mùa mưa chiếm khoảng 84% tổng lượng mưa cả năm. Mưa lớn tập trung từ tháng 7 đến tháng 11. Lượng mưa tháng cao nhất trong năm 2006 lên đến 1.695,5 mm. Diễn biến lượng mưa các năm đo đạc tại tỉnh Bến Tre được trình bày trong Bảng 3.2
Bảng 3.2 Diễn biến lượng mưa trung bình tháng các năm tại tỉnh Bến Tre
Tháng
Mm
2003
2004
2005
2006
2007
CẢ NĂM
1.686,0
1.213,5
1.511,7
1.474,8
1.695,5
Tháng 1
-
-
-
34,5
-
Tháng 2
0,1
-
-
-
-
Tháng 3
25,1
-
-
-
0,4
Tháng 4
52,8
0,5
24,0
-
3,9
Tháng 5
262,1
111,8
190,5
410,6
85,1
Tháng 6
280,8
175,6
68,5
161,5
94,8
Tháng 7
222,0
141,7
391,6
223,4
299,2
Tháng 8
180,8
165,1
247,6
139,2
216,0
Tháng 9
360,2
85,5
300,7
96,2
209,4
Tháng 10
262,8
417,1
265,3
280,2
366,2
Tháng 11
37,7
108,0
11,6
74,4
264,5
Tháng 12
1,6
802
11,9
54,8
156,0
(Nguồn: Cục thống kê) Đơn vị: mm/tháng
Độ ẩm tương đối
Các tháng mùa mưa có độ ẩm khá cao. Năm 2005, độ ẩm trung bình vào các tháng mùa mưa dao động trong khoảng 78 – 88%, cao nhất là các tháng 7, 10 (trung bình 89%).
Bảng 3.3 Diễn biến độ ẩm tương đối trung bình các năm tại tỉnh Bến Tre
Tháng
%
2003
2004
2005
2006
2007
CẢ NĂM
83,00
82,25
83,92
84,08
84,33
Tháng 1
82
78
80
81
81
Tháng 2
81
77
78
83
81
Tháng 3
79
78
78
81
79
Tháng 4
78
75
78
79
78
Tháng 5
84
80
86
83
83
Tháng 6
85
85
85
86
86
Tháng 7
85
85
89
87
88
Tháng 8
86
87
88
88
87
Tháng 9
87
86
88
88
88
Tháng 10
87
88
90
88
88
Tháng 11
82
85
84
81
87
Tháng 12
80
83
83
84
86
(Nguồn: Cục thống kê) Đơn vị: %
Số giờ nắng
Diễn biến số giờ nắng các năm tại tỉnh Bến Tre được trình bày trong Bảng 3.4.
Bảng 3.4 Diễn biến số giờ nắng các năm ghi nhận tại tỉnh Bến Tre
Tháng
Giờ
2003
2004
2005
2006
2007
CẢ NĂM
2.231,8
2.539,4
2.172,3
2.106,0
2.046,0
Tháng 1
175,0
251,5
220,1
197,7
177,0
Tháng 2
178,9
241,2
238,0
198,7
249,0
Tháng 3
207,0
290,5
285,2
233,0
252,0
Tháng 4
250,3
277,7
246,0
221,0
225,0
Tháng 5
211,6
251,2
124,0
169,8
207,0
Tháng 6
147,2
165,7
201,0
125,1
156,0
Tháng 7
214,0
195,0
167,4
163,5
117,0
Tháng 8
144,0
145,2
161,2
157,0
159,0
Tháng 9
191,1
158,4
138,0
168,4
147,0
Tháng 10
160,1
190,9
111,6
145,6
135,0
Tháng 11
146,1
156,2
162,0
195,3
132,0
Tháng 12
205,6
215,9
117,8
130,9
90,0
(Nguồn: Cục thống kê) Đơn vị: giờ/tháng 3.1.3 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường
3.1.3.1 Hiện trạng môi trường không khí
Hiện trạng chất lượng môi trường không khí của khu vực dự án được chúng tôi lấy mẫu phân tích vào ngày 04 tháng 12 năm 2010. Thời gian lấy mẫu từ 10h00 đến 12h, điều kiện vi khí hậu thời điểm lấy mẫu: trời mát, gió nhẹ, nhiệt độ dao động trong khoảng 30,6 – 31,30C.
Chỉ tiêu đo đạc
Chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án được đánh giá thông qua những thông số đặc trưng sau đây:
Điều kiện vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió.
Khí thải: NO2, SO2, CO.
Bụi.
Tiếng ồn.
Vị trí lấy mẫu
Vị trí trong khu vực dự án: KK1
Vị trí cuối hướng gió : KK2
Vị trí đầu hướng gió: KK3
Vị trí giáp khu vực nhà dân: KK4
Phương pháp đo đạc và phân tích mẫu
Bảng 3.5 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí
Stt
Chỉ tiêu
Phương pháp
1
Nhiệt độ, độ ẩm
Máy đo nhiệt độ, độ ẩm HANNA – HI 8564, Ý
2
Tốc độ gió
Máy đo tốc độ gió Turbo, Mỹ
3
Tiếng ồn
TCVN 5964 – 1995 (ó)
4
Bụi
TCVN 5067 – 1995 (ó)
5
NO2
APHA 486 (1998) (ó)
6
SO2
APHA 704 (1998) (ó)
7
CO
52 TCN 352 – 89
(Nguồn: Viện Công Nghệ Môi Trường Và Bảo Hộ Lao Động, 2010).
Kết quả đo đạc và phân tích mẫu
Bảng 3.6. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí
Vị trí đo đạc
KK1
KK2
KK3
KK4
QCVN 05:2009/BTNMT và TCVN 5949 – 1998
Nhiệt độ0C
29
29
29
29
-
Độ ẩm%
64-65
64-66
63-64
65-66
-
Tiếng ồn dBA
48-50
54-57
55-57
54-56
60
Bụi
0,22
0,24
0,19
0,22
0,3
Tốc độ gió m/s
0,3-0,6
0,4– 0,8
0,4 – 0,6
0,3 – 0,5
-
NO2 mg/m3
0,0004
0,0005
0,0005
0,0005
0,2
SO2 mg/m3
0,08
0,06
0,06
0,06
0,35
CO mg/m3
1,4
1,5
1,4
1,5
30
Kết quả chỉ có giá trị trên mẫu thử.
Kết quả phân tích được trình bày trong Bảng 2.6 cho thấy tất cả các chỉ tiêu về khí thải trong và ngoài khu vực dự án đều đạt quy chuẩn Việt Nam về chất lượng không khí xung quanh QCVN 05: 2009/BTNMT (trung bình 1giờ) của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Kết quả này là cơ sở để đánh giá mức độ ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh và tác động của một số nhân tố khác đến khu vực dự án khi Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre đi vào hoạt động.
3.1.3.2 Hiện trạng chất lượng nước mặt
Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt, tôi tiến hành khảo sát và lấy mẫu nước mặt tại sông Hàm Luông vào ngày 04 tháng 12 năm 2010, thời gian lấy mẫu từ 11h – 11h30.
Chỉ tiêu đo đạc
Các thông số đặc trưng cho tính chất nước mặt bao gồm: pH, DO, TDS, BOD5, COD, TSS, N-NH3, coliform. Các phương pháp phân tích dựa vào tiêu chuẩn Việt Nam.
Phương pháp phân tích mẫu
Trừ các chỉ tiêu pH và DO được đo trực tiếp tại hiện trường, mẫu được bảo quản và vận chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích các chỉ tiêu còn lại.
Bảng 3.7 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước mặt
Stt
Chỉ tiêu
Phương pháp
1
pH
Đo bằng máy pH Mettler Toledo MP 220, Thụy Sĩ
2
DO
Đo bằng máy DO WTW 330i, Đức
3
TDS
Đo bằng máy TDS Hach, Mỹ
4
COD
APHA 5220 C (2005) (ó)
5
BOD5
APHA 5210 B (2005) (ó)
6
TSS
APHA 2540 D (2005) (ó)
7
N-NH3
APHA 4500-NH3.C (2005) (ó)
8
Coliform
APHA 9221 B (2005)
(Nguồn: Viện Công Nghệ Môi Trường Và Bảo Hộ Lao Động, 2010. )
Chất lượng nước
Chất lượng nước mặt được đánh giá qua mẫu nước mặt lấy tại sông Hàm Luông được trình bày trong Bảng 3.8.
Bảng 3.8 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết Quả
QCVN 08:2008/BTNMT (cột B2)
1
pH, ở 25oC
-
7,2
5,5 – 9
2
TSS
g/l
42
100
3
DO
mgO2/l
5,1
2
4
COD
mgO2/l
30
50
5
BOD5
mgO2/l
18
25
6
N-NH3
mg/l
0,3
1
7
Coliform
MPN/100ml
4,2 x 103
10.000
Kết quả chỉ có giá trị trên mẫu thử.
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại sông Hàm Luông cho thấy tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn của quy chuẩn cho phép - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08:2008/BTNMT, cột B2).
3.1.3.3 Hiện trạng chất lượng nước cấp
Chỉ tiêu đo đạc
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước cấp bao gồm: pH, độ màu, độ cứng tổng, clorua, N-NH3, N-NO2-, N-NO3-, Sunfat, Fe tổng, coliform, Fecal coli. Tiêu chuẩn chất lượng, nước cấp sinh hoạt TCVN 5502 – 2003 được sử dụng để đánh giá chất lượng nước cấp.
Vị trí lấy mẫu
Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước cấp cho khu vực dự án, nhóm đo đạc khảo sát đã
tiến hành lấy mẫu và phân tích chất lượng nước cấp tại vòi nước cấp của hộ dân Nguyễn Thị Út – xã Bình Phú – TP Bến Tre – tỉnh Bến Tre vào ngày 04/12/2010.
Phương pháp phân tích mẫu
Trừ các chỉ tiêu pH được đo trực tiếp tại hiện trường, mẫu được bảo quản và vận chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích các chỉ tiêu còn lại.
Bảng 3.9 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước cấp
Stt
Chỉ tiêu
Phương pháp
1
pH, ở 25oC
TCVN 6492:1999 (ó)
2
Màu sắc
AHPA 2120 C (2005)
3
Độ cứng tổng
APHA 2340 C (2005)
4
N-NH3
APHA 4500-NH3.F (2005) (ó)
5
N-NO2-
APHA 4500-NO2-.B (2005) (ó)
6
N-NO3-
APHA 4500-NO3-
7
Cl-
APHA 4500-Cl-.B (2005)
8
SO42-
APHA 4500-SO42-.E (2005)
9
Fe tổng
APHA 3500-Fe.B (2005)
10
Coliform
APHA 9221 B (2005)
11
Fecal coli
APHA 9221 E (2005)
(Nguồn: Viện Công Nghệ Môi Trường Và Bảo Hộ Lao Động, 2010)
Chất lượng nước
Chất lượng nước cấp của khu vực được thể hiện trong Bảng 3.10.
Bảng 3.10 Kết quả phân tích chất lượng nước cấp
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết Quả
Nước cấp sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT
1
pH, ở 25oC
-
6,58
6 – 8,5
2
Màu sắc
Pt – Co
-
15
3
Độ cứng tổng
mgCaCO3/l
7,1
300
4
N-NH3
mg/l
0
3
5
N-NO2-
mg/l
0
1
6
N-NO3-
mg/l
0,14
10,0
7
Cl-
mg/l
8,2
250
8
SO42-
mg/l
5,6
-
9
Fe tổng
mg/l
0,02
0,5
10
Coliform
MPN/100ml
<3
2,2
11
Fecal coli
MPN/100ml
0
0
Kết quả chỉ có giá trị trên mẫu thử.
Ghi chú: KPH: không phát hiện.
Kết quả phân tích chất lượng nước cấp tại khu vực dự án cho thấy tất cả các chỉ tiêu phân tích đều đạt quy chuẩn cho phép Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt 02:2009/BYT (tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt).
3.2 Điều kiện kinh tế xã hội
3.2.1 Điều kiện kinh tế
Bình Phú là một xã mà cơ cấu nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, nền kinh tế của xã chủ yếu là trồng trọt, trong đó chủ yếu là trồng dừa, sơri và trồng xen một số cây ăn trái khác như bưởi, ca cao … kết hợp chăn nuôi bò và heo dưới dạng hộ gia đình. Sau khi được tỉnh và thành phố đầu tư và qua phong trào vận động nhân dân đóng góp xây dựng, hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn xã tương đối hoàn chỉnh. Từ đó nền kinh tế của xã phát triển dần theo hướng đô thị hóa: phát triển thương mại dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, giảm dần tỷ trọng về phát triển nông nghiệp.
Toàn xã hiện có: 412 cơ sở thương mại dịch vụ, 34 cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Thu nhập bình quân từ 14 – 15 triệu đồng/người/năm. Hộ nghèo 25 hộ, chiếm 1,23%.
Cơ cấu lao động
Số lao động trong độ tuổi: 4.986 người chiếm 72,92%, trong đó:
Lao động theo nông nghiệp và dịch vụ thương mại: 3.230 người.
Lao động công nghiệp: 1.085 người.
Số còn lại là học sinh – sinh viên: 671 người.
Hình thức tổ chức sản xuất
Về nông nghiệp và thương mại dịch vụ: Sản xuất theo dạng nhỏ lẻ, hộ gia đình. Do điều kiện diện tích đất sản xuất của từng hộ dân nhỏ, lẻ cùng với quá trình đô thị hóa nên mô hình trang trại không còn phù hợp. Riêng mô hình Hợp tác xã do hộ dân chưa thống nhất chủ trương thực hiện. Lực lượng lao động trong nông nghiệp còn thời gian nông nhàn nhiều; các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp với quy mô sản xuất nhỏ nên chủ yếu sử dụng lao động phổ thông, không có trình độ tay nghề.
3.2.2 Hạ tầng kinh tế xã hội
Giao thông
Toàn xã có 12.372 m đường giao thông liên xã, ấp. Có 04 tuyến lộ nhựa chính với tổng chiều dài khoảng 5.912 m, bao gồm: lộ Vàm ở ấp Bình Công nối liền Phường 7 – Bình Phú với tổng chiều dài 1.300 m; lộ phường 7 – Bình Phú nối liền với xã Mỹ Thành với tổng chiều dài 2.112 m; lộ Phường 6 – Bình Phú với tổng chiều dài 1.600 m; lộ Sơn Đông – Bình Phú với chiều dài 900m (phần Bình Phú), đồng thời tuyến đường tránh Quốc lộ 60 cắt ngang ấp Bình Thành – xã Bình Phú với chiều dài khoảng 700 m. Hiện trên địa bàn xã không còn các con đường lầy lội. Các lộ liên ấp đều được bê tông hóa với tổng chiều dài gần 4.250 m; một số tuyến lộ liên tổ cũng được bê tông hóa với tổng chiều dài trên 1.130 m. Các tuyến lộ liên tổ còn lại đều được sỏi hóa, cùng với việc cầu và đường vào cầu Hàm Luông hoàn thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, thông thương trong nhân dân.
Thủy lợi
Hệ thống công trình thủy lợi được xây dựng rải đều trong 4 ấp, đảm bảo phục vụ tưới tiêu sản xuất cho nhân dân, thoát lũ và triều cường dâng cao vào tháng 09 và tháng 10 âm lịch. Đa số các tuyến kênh này hàng năm tiến hành nạo vét và vận động nhân dân nạo vét nên cơ bản còn sử dụng tốt. Một số tuyến đã, đang được lắp đặt hệ thống cống thoát nước, một số tuyến đã bị bồi lắng hiện đang đề nghị lắp đặt cống và nạo vét trong năm
2010. Xã không có trạm bơm nước tưới, các tuyến kênh chưa được kiên cố hóa. Tổng chiều dài trên 9km.
Điện
Toàn xã đang sử dụng hệ thống điện do Chi nhánh điện thành phố cung cấp. Có 19 trạm hạ thế, chiều dài các tuyến hạ thế 22.933m, đường dây trung thế dài 5.497m. Số hộ sử dụng điện hiện nay là 2.027/2.027 hộ đạt 100% nhưng hiện một số khu vực chưa có đường dây hạ thế nên mỗi hộ dân phải tự trồng trụ kéo đường dây từ trạm hạ thế vào nhà nên tỷ lệ hao hụt điện lớn, không đảm bảo an toàn, mất mỹ quan.
Nhân lực
Số hộ: 2.027 hộ, sinh hoạt tại 71 tổ nhân dân tự quản.
Số nhân khẩu: 6.838 người (trong đó: nam 3.285 người, nữ 3.553 người).
Lao động trong độ tuổi: 4.986 người.
Nhận xét, đánh giá:
Nguồn nhân lực của xã Bình Phú dồi dào, độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn sẽ rất thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trình độ tay nghề trong độ tuổi lao động thấp; tâm lý, tư duy sản xuất còn nông nghiệp, số có trình độ đa số làm tại các thành phố lớn nên quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đòi hỏi cần phải có biện pháp đào tạo, nâng cao bồi dưỡng tay nghề, có chính sách thu hút nguồn nhân lực về phục vụ địa phương.
Văn hóa – giáo dục
Đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở, được trên kiểm tra và công nhận.
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục tham gia học chương trình trung học bằng nhiều hình thức là 98,74% (trong đó học các trường công lập: 96,3%).
Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 45,77%.
Y tế
Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế: đạt tỷ lệ 20% (1.368/6.838 người).
Mức độ đạt chuẩn quốc gia của trạm y tế: Trạm Y tế xã hiện có 01 bác sĩ, 02 Y sĩ, 01 cán bộ dân số gia đình, hợp đồng 01 cán bộ dược trung đảm bảo được công tác khám và điều trị bệnh cho nhân dân. Trạm đã được trên xây dựng sửa chữa, đầu tư các trang thiết bị. Qua đó được trên kiểm tra công nhận Trạm đạt chuẩn quốc gia.
Tỉnh Bến Tre có hơn 0,5 triệu lao động trong đó có 70,9% làm việc chính ở khu vực 1 (Nông, lâm nghiệp và thủy sản); 15,4% làm việc chính ở khu vực 2 (Công nghiệp và xây dựng) và khoảng 12,7% làm việc chính ở khu vực 3 (Dịch vụ).Thu nhập bình quân đầu người: năm 2005 là 7,4 triệu đồng, tăng trưởng trung bình 10,5%/1 năm.
Tỷ lệ hộ nghèo 13% (2008); tỷ lệ sinh 2,35% (Cao hơn gần 2 lần tỷ lệ sinh trung bình của cả nước là 1,2%), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,8%, tuổi thọ trung bình bằng với tuổi thọ trung bình của cả nước là 70 đối với nam và 74 đối với nữ.
Chăm sóc sức khỏe và cơ sở hạ tầng về y tế
Tỷ lệ bác sỹ trong dân số là 4,57 bác sĩ/10.000 dân (Năm 2008)
Số cơ sở chăm sóc sức khỏe toàn tình Bến Tre có tổng 178 cơ sở khám chữa bệnh và số giường bệnh là 2010, bình quân 14,66 giường/1 vạn dân (không tính giường trạm y tế xã). Trong đó có 1 bệnh viện đa khoa 500 giường (Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, 1 Bệnh viện YHCT 200 giường, 8 Bệnh viện đa khoa cấp quận huyện (Mỏ Cày, Giồng Trôm, Châu Thành, Chợ Lách, Bình Đại, ba Tri, Thạnh Phú) với số giường trung bình 60 và 160 trạm y tế xã trong đó có 62 trạm đạt chuẩn quốc gia về y tế. công suất sử dụng giường bệnh của hệ thống chăm sóc sức khỏe đạt gần 91% (Năm 2008).
Mô hình bệnh tật: dịch bệnh chủ yếu là sốt xuất huyết, sốt rubella, hội chứng chân – tay – miệng. Chương trình TCMR – tỷ lệ tiêm chủng mở rộng trẻ em dưới 5 tuổi còn đạt thấp so với kế hoạch. Chất lượng khám chữa bệnh còn hạn chế do cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ và trang thiết bị y tế chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của người dân. Đội ngũ cán bộ y học cổ truyền còn thiếu nhất là ở các trạm y tế xã, phường.
Tỷ lệ tử vong chung trong chăm sóc y tế là 0,26%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng khoảng 21,5%, tiêm chủng 7 loại vacxin cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt 98,63% (năm 2007).
Công tác chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo được quan tâm thực hiện, đã mua bảo hiểm y tế cho 145.302 người nghèo với tổng kinh phí khoảng 18,89 tỷ đồng.
Đánh giá chung về cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe
Theo báo cáo của Sở Y Tế tỉnh Bến Tre, năm 2008 tỉnh hiện nay có 3090 giường bệnh tính trung bình là 17,5 giường/ 1 vạn dân và 4,7 Bác sỹ/ 1 vạn dân. Tỷ lệ này của tỉnh Bến Tre đang là tỷ lệ thấp so với chỉ tiêu của Chính Phủ về cơ sở y tế trong dân (tiêu chuẩn phải đạt 20,5 giường bệnh/ 1 vạn dân vào năm 2010 và phấn đấu đạt 25 giường/ 1 vạn dân vào năm 2020 theo Quyết định 153/2006/QĐ – TTg ngày 30/6/2006). Tuy nhiên, một số yếu tố quan trọng gây quá tải hệ thống y tế là do chất lượng cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng làm suy giảm khả năng khám và chữa bệnh của mỗi cấp điều trị và cuối cùng người bệnh phải chuyển tuyến trên hoặc bệnh nhân tự chuyển lên tuyến kỹ thuật cao hơn và tuyến cuối cùng là bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre.
Trường học
Có 1 trường tiểu học với 8 phòng học (đạt chuẩn quốc gia). Tuy nhiên, hiện nay Trường phải bàn giao một phần mặt bằng để xây dựng Trường mầm non nên đã ảnh hưởng lớn đến việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
Có 1 trường mẫu giáo công lập với 04 phòng học (chi nhánh của Trường mẫu giáo Bình Minh thuộc Phường 7) và 01 Trường tư thục mầm non với 09 phòng học. Hai trường mầm non trên chưa đạt chuẩn.
Cơ sở vật chất văn hóa
Bình Phú có 4/4 ấp văn hóa, quá trình xây dựng đã được trên phúc tra và công nhận đạt chuẩn xã văn hóa vào tháng 09/2009. Tuy nhiên, do mặt bằng chưa có nên xã chưa xây dựng được nhà văn hóa và khu thể thao. Các ấp đều có tụ điểm văn hóa và tận dụng bố trí khu thể thao vui chơi giải trí cho nhân dân trong ấp. Hiện xã đang lập hồ sơ thiết kế xây dựng nhà văn hóa và khu thể thao.
Chợ
Được thành phố đầu tư xây dựng 01 chợ với 48 quầy hoạt động mua bán, bước đầu phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của nhân dân trong xã đảm bảo đúng tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng quy định. Hiện địa phương đang phối hợp với Ban Quản lý chợ thành phố hoàn chỉnh hồ sơ xây dựng chợ văn minh.
Bưu điện
Có 01 bưu điện văn hóa đặt tại trung tâm của xã và 02 điểm dịch vụ điện thoại công cộng để phục vụ cho nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân. Xã có 02 điểm dịch vụ Internet.
Nhà ở dân cư nông thôn
Nhà kiên cố và bán kiên cố: 1.803 căn (88,95%)
Nhà cây lá: 224 căn (11,05%).
Nhà tạm bợ: không có.
(Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Bình Phú, tháng 11/2009)
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các tác động đến môi trường do thực hiện dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Bến tre dựa trên quy hoạch của dự án cũng như các nguồn chất thải và các đặc điểm môi trường hiện tại trong khu vực của dự án. Đánh giá được thực hiện theo từng giai đoạn hoạt động như sau:
Giai đoạn xây dựng dự án.
Giai đoạn dự án đi vào hoạt động.
Việc thực hiện dự án sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường bên trong và bên ngoài khu vực dự án ở các mức độ khác nhau. Một số tác động ở mức độ không đáng kể mang tính tạm thời, bên cạnh đó, một số tác động khác mang tính chất thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động của dự án. Các tác động có thể xảy ra trong giai đoạn xây dựng và trong giai đoạn dự án chính thức đi vào hoạt động.
4.1 Nguồn gây tác động
4.1.1 Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
Nguồn phát sinh ô nhiễm và mức độ gây ô nhiễm từ vị trí dự án, từ trong quá trình triển khai dự án sẽ khác nhau theo từng giai đoạn thực hiện. Có hai giai đoạn chính phát sinh chất thải:
Giai đoạn xây dựng.
Giai đoạn hoạt động.
A GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre là một dự án có qui mô tương đối lớn. Theo kế hoạch thực hiện, dự án sẽ được thi công bao gồm công tác san ủi mặt bằng, san nền, xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc, xây dựng khu khám bệnh, khu điều trị,... Với khối lượng xây dựng nêu trên, tại khu vực dự án sẽ tập trung một số lượng thiết bị, máy móc thi công và nhân công xây dựng. Tất cả các yếu tố này có thể gây tác động tiêu cực tới môi trường không chỉ cho khu vực xây dựng mà cả cho khu vực dân cư xung quanh.
Các tác động gây ảnh hưởng xấu cho con người và môi trường trong quá trình xây dựng bao gồm tác động do ô nhiễm môi trường không khí, tác động do ô nhiễm môi trường nước, tác động do ô nhiễm môi trường đất, tai nạn lao động và khả năng cháy nổ.
Bảng 4.1 Liệt kê các nguồn gây tác động trong quá trình xây dựng
STT
Các hoạt động
Nguồn gây tác động
1
Giải phóng, san lấp mặt bằng
Xe ủi san lấp mặt bằng; xe vận tải chuyển đất, cát, đá, cây cối…
2
Xây dựng hệ thống giao thông, khu khám bệnh, khu chữa trị,…
Xe vận tải chuyển vật liệu XD, đất, cát, đá,…
Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy.
Tai nạn lao động.
3
Xây dựng hệ thống cấp, thoát nước và hệ thống xử lý nước, hệ thống cấp điện,….
Xe vận tải chuyển vật liệu XD, đất, cát, đá,…
Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy.
4
Vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ dự án.
Xe vận tải chuyển vật liệu XD, đất, cát, đá,…
5
Sinh hoạt của công nhân tại công trường.
Chất thải rắn và nước thải từ quá trình sinh hoạt của khoảng 100 công nhân viên trên công trường.
Nguồn gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn
Ô nhiễm do bụi
Bụi phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu từ các nguồn sau:
Bụi phát sinh từ quá trình đào và đắp trong công đoạn san nền.
Bụi phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu của các phương tiện vận chuyển, thi công trong công trường xây dựng.
Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng (đất đá, cát, xi măng).
Bụi phát sinh từ hoạt động thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật, khu khám bệnh, khu điều trị,…
Hiện tại, nồng độ bụi trong khu đất của dự án tương đối thấp (0,19 - 0,24 mg/m3) thấp hơn so với quy chuẩn cho phép đối với môi trường không khí xung quanh (nồng độ cho phép trung bình 1giờ là 0,3 mg/m3). Trong giai đoạn xây dựng, chắc chắn nồng độ bụi sẽ tăng lên đáng kể. Tham khảo kết quả đo đạc tại một số vị trí cách công trường đang thi công 50 m – 100 m, cuối hướng gió cho thấy nồng độ bụi ở mức 20 - 30 mg/m3, lớn hơn 60 – 100 lần tiêu chuẩn quy định giới hạn nồng độ bụi trong môi trường không khí xung quanh (CENTEMA, 2005). Khu vực dự án nằm gần khu vực người dân, do đó các hoạt động này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân cũng như của các công nhân trực tiếp tham gia thi công trên công trường.
Nhìn chung, ảnh hưởng từ bụi trong quá trình thi công xây dựng của một công trường là điều không thể tránh khỏi, do đó để giảm thiểu đến mức thấp nhất nguồn ô nhiễm này chủ đầu tư cùng với đơn vị thi công thực hiện các biện pháp thích hợp để quản lý hiệu quả.
Bụi phát sinh từ các phương tiện vận chuyển được tính toán như sau:
Theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có thể dự báo lượng bụi (có đường kính < 30µm) phát sinh từ quá trình thi công xây dựng với các giả thiết như sau:
Vận tốc xe chạy trung bình trên công trường: 10 km/h
Tải trọng trung bình: 5 tấn
Số bánh xe trung bình: 8 cái/xe
Số xe vận chuyển trung bình: 10 lượt/ngày
Quãng đường trung bình: 1 km (khu vực công trường)
Thời gian thi công xây dựng: 9 tháng
Bảng 4.2 Ước tính tải lượng bụi phát sinh trong quá trình xây dựng
Nguồn phát sinh
Hệ số phát sinh bụi
Lượng bụi phát sinh đơn vịkg/1000km.xe
Tải lượng phát thải TB ngày(kg/ngày)
Tải lượng phát thải TB khi thi công (kg)
Hoạt động thi công xây dựng
21.f
1.827
18,27
4.932,9
(Nguồn: Assessment of sources of air, Water and Land pollution - A guide to rapidsource inventory techniques and their use in formulating environmental control stratergies - Part one: Rapid inventory techniques in environmental pollution - World Health Organization, Geneva, 1993).
Ghi chú:
f : là hệ số phát sinh bụi thứ cấp khi xe chạy trên đường, có công thức tính f = v.M0,7.n0,5, trong đó:
v: vận tốc trung bình của xe (km/giờ)
M: tải trọng trung bình của xe (tấn)
n : số bánh xe trung bình
Các kết quả tính toán cho thấy lượng bụi gây ra do các phương tiện vận chuyển tại công trường trong thời gian thi công xây dựng vào khoảng 18,27 kg/ngày.
Cũng tương tự như vậy, hoạt động xây dựng mạng lưới thoát nước mưa, nước thải, hệ thống đường giao thông cũng gây ô nhiễm bụi tại khu vực thi công và những khu lân cận (đặc biệt vào những ngày nắng). Hiện tại, nồng độ bụi trong khu đất của dự án tương đối thấp (0,1 mg/m3) thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép đối với môi trường không khí xung quanh rất nhiều lần (nồng độ cho phép trung bình 1h là 0,3 mg/m3). Trong giai đoạn xây dựng, chắc chắn nồng độ bụi sẽ tăng lên đáng kể. Tham khảo kết quả đo đạc tại một số vị trí cách công trường đang thi công 50 m – 100 m, cuối hướng gió cho thấy nồng độ bụi ở mức 20-30 mg/m3, lớn hơn 60 – 100 lần tiêu chuẩn quy định giới hạn nồng độ bụi trong môi trường không khí xung quanh (Centema, 2005). Hiện tại, trong khu vực dự án có một vài hộ gia đình nên quá trình phát sinh bụi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của khu vực này và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe của công nhân trực tiếp xây dựng. Tuy nhiên, công tác thi công được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu nên mức độ ảnh hưởng từ giai đoạn sẽ giảm được phần nào những ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Bụi khuyếch tán từ quá trình san lấp mặt bằng và quá trình thi công các hạng mục công trình như sau:
Theo tính toán trong quá trình san lấp mặt bằng, tổng lượng đất cần vận chuyển ra vào khu vực dự án là: 53.000 m3. Tải trọng bình của đất là 2,6tấn/m3, tổng lượng đất vận chuyển là 137.800 tấn.
Hệ số ô nhiễm được xác định theo công thức sau:
(kg/tấn)
Trong đó:
E : hệ số ô nhiễm (kg/tấn)
K: cấu trúc hạt có giá trị trung bình 0,5
u: vận tốc gió (m/s): 0,6m/s
M: độ ẩm trung bình của vật liệu: 15%
Tổng lượng bụi phát sinh trong quá trình san lấp và thi công các hạng mục công trình là: 66.144 kg tương đương 182kg/ngày.
Ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện thi công trong công trường
Quá trình tập kết công nhân, di chuyển máy móc thiết bị thi công, phương tiện vận chuyển gây ra các ảnh hưởng nhất định đến môi trường xung quanh. Quá trình di chuyển máy móc không chỉ gây ra tiếng ồn, bụi mà còn ảnh hưởng đến chất lượng đường giao thông và thậm chí có thể gây hư hỏng thêm cho những con đường đang xuống cấp. Hoạt động của các phương tiện và thiết bị thi công sẽ làm phát sinh khí ô nhiễm chứa sản phẩm từ quá trình đốt nhiên liệu của các động cơ như NOx, SO2, CO, CO2, CxHy. Các phương tiện này chủ yếu phục vụ cho hoạt động đào - đắp đất, thi công nền móng, san ủi mặt bằng,… Theo khảo sát, số lượng phương tiện thi công tham khảo từ những dự án đã được xây dựng bởi trong giai đoạn thi công lớn nhất khoảng 6 phương tiện trong một ngày bao gồm máy san, xe lu, máy xúc, cần cẩu.
Lượng nhiên liệu (dầu DO) tiêu thụ của các phương tiện khác nhau, nhưng theo thực tế vận hành của các thiết bị thi công (máy san, máy ủi, xe lu, máy xúc, cần cẩu) thì bình quân lượng dầu tiêu thụ trung bình một ngày làm việc 12 tiếng của một phương tiện thi công khoảng 70 lít/ngày.
Bảng 4.3 Thành phần và tính chất dầu DO
Stt
Chỉ tiêu - đơn vị
Mức quy định (thông dụng)
1
Trị số Xêtan
Min
45
2
Thành phần cất (0C)
- Điểm cất 50% VOL
- Điểm cất 90% VOL
max
max
290
370
3
Độ nhớt/400C (mm2/s) (cS1)
Max
1,8 -5,0
4
Nhiệt độ bắt cháy cốckin (0C)
Min
60,00
5
Điểm đông đặc (0C)
Max
9,00
6
Hàm lượng tro (%Wt)
Max
0,02
7
Hàm lượng nước (%VOL)
Max
0,05
8
Hàm lượng lưu huỳnh (%Wt)
Max
0,05
9
Ăn mòn đồng, 3giờ/500C
Max
N-1
10
Màu sắc (ASTM)
Max
N-2
11
Tỷ trọng/150C (g/cm3)
Max
0,87
Nguồn: Petrolimex, 1994.
Tính toán lượng dầu tiêu thụ
Lượng dầu tiêu thụ trong một ngày của máy san, máy ủi,… là:
6 phương tiện x 70 lít/ngày = 420lít/ngày = 35 lít/giờ.
Theo tài liệu hướng dẫn sử dụng nhiên liệu - dầu - mỡ của Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2000 thì ta có những thông số sau:
Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO: S = 0,05%
Tỷ trọng của dầu: 0,85 tấn/m3
à Khối lượng dầu DO sử dụng trong một ngày: m = 35 lít/giờ x 0,85 tấn/m3 = 29,75 kg/giờ.
Tải lượng ô nhiễm do đốt dầu DO được trình bày trong Bảng 4.4.
Bảng 4.4 Hệ số và tải lượng ô nhiễm do đốt dầu DO của các phương tiện vận chuyển, thi công trong công trường
Khí thải
SO2
NO2
CO
Bụi
VOC
Hệ số ô nhiễm (kg/tấn) (*)
20S
55
28
4,3
12,0
Tải lượng ô nhiễm (g/h)
79,7
876,7
446,32
68,54
191,28
(*) Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution -WHO, 1993.
Trong đó S là hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu (0,25%).
Ô nhiễm do khí thải từ các thiết bị thi công trên công trường
Các thiết bị thi công trên công trường được trình bày cụ thể trong bảng sau:
Bảng 4.5 Bảng tổng hợp định mức sử dụng nhiên liệu của một số thiết bị xây dựng
Stt
Thiết bị, phương tiện
Số lượng
Lượng dầu/ thiết bị (lít)
Tổng lượng dầu DO sử dụng (lít)
Máy đầm/máy đầm bánh hơi
2
20
40
Búa
3
15
45
Máy ủi 110 cv
2
15
30
Máy đào 1,25 m3
1
10
10
Ô tô tưới nước
1
20
20
Máy bơm nước 20cv
2
20
40
Máy rải 50-60 m3/h
2
30
60
Lu 10 tấn
1
15
15
Máy san 108cv
1
10
10
Tổng
270
(Nguồn: tài liệu tổng hợp, Greenworld, 2009.)
Tính toán tải lượng (TL) và nồng độ ô nhiễm:
Quá trình tính toán chỉ với giả thiết các thiết bị máy móc hoạt động tập trung; nồng độ ô nhiễm xác định ở đây là nồng độ tại khu vực công trường thi công, xây dựng
(giả sử khu vực thi công là 1 nguồn điểm – tương đương với miệng thải).
Lưu lượng khí thải (LLKT):
Theo Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường Tp.HCM, lượng khí tạo thành khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg dầu DO ở 00C khoảng 22 – 25 m3.
Vậy lưu lượng khí thải do đốt dầu DO khi vận hành toàn bộ máy móc tại công trường:
270 x 25 x 0,87 = 5.873 m3/h = 1,63 m3/s.
Hệ số ô nhiễm (HSÔN):
Khí thải sinh ra từ quá trình đốt dầu DO bao gồm bụi, SO2, NOX, CO và VOC.
Bảng 4.6 Hệ số ô nhiễm của các chất trong khí thải khi đốt dầu DO
Stt
Các chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm (kg/tấn nhiên liệu)
Bụi
0,28
SO2
20 S
NOX
2,84
CO
0,71
(Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution, WHO, 1993)
S: Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO: 0,05%.
Tải lượng và nồng độ ô nhiễm:
Tải lượng (TL) = 270 x 0,87 x HSÔN/3600.
Nồng độ (mg/m3) = Tải lượng (g/s) x103/Lưu lượng khí thải (m3/s).
Dựa vào định mức tiêu thụ và hệ số ô nhiễm, tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu DO được trình bày như sau:
Bảng 4.7 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm từ quá trình đốt dầu DO
Chất ô nhiễm
Tải lượng ô nhiễm (g/s)
Nồng độ (mg/m3)
QCVN 19: 2009/BTNMT, B, Kv = 1,0, Kp = 0,9 (mg/m3)
Bụi tổng
0,0653
40,06
180
SO2
0,06525
40,03
450
NOX
0,1853
113,7
765
CO
0,0463
28,41
900
Ghi chú:
QCVN 19 : 2009/BTNMT; cột B; Kv =1,0; Kp = 1,0 (Cmax= C x Kp x Kv): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; cột B áp dụng đối với cơ sở sản xuất mới; Kv = 1,0; Kp= 0,9 lưu lượng thải20.000 p 100.000 m3/h.
Nhận xét:
Qua kết quả tính toán cho thấy, nồng độ các chất ô nhiễm thấp hơn rất nhiều so với quy chuẩn cho phép.
Bên cạnh đó, phép tính chỉ giả sử nguồn ô nhiễm là nguồn điểm. Trên thực tế, diện tích công trường xây dựng rất lớn và các máy móc thiết bị không hoạt động tập trung cùng lúc. Cho nên, nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh trong thực tế sẽ thấp hơn rất nhiều lần so với tính toán.
Ô nhiễm do tiếng ồn
Ô nhiễm do tiếng ồn trong quá trình xây dựng có thể tóm lược như sau:
Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện vận chuyển vật liệu san nền và vật liệu xây dựng.
Tiếng ồn phát sinh từ công tác gia cố nền móng.
Ô nhiễm tiếng ồn của các phương tiện và máy móc thi công trên công trường.
Bên cạnh nguồn ô nhiễm do hoạt động đào đắp, xây dựng, việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như cần trục, cần cẩu, khoan, xe lu, xe tải, … cũng gây ồn đáng kể. Mức ồn phát sinh từ thiết bị thi công tham khảo được trình bày trong Bảng 4.8
Bảng 4.8 Mức ồn của các thiết bị thi công.
Thiết bị
Mức ồn (dBA), cách nguồn 15 m
TCVN 5949-1998
Tài liệu (1)
Tài liệu (2)
Máy ủi
93,0
-
75
Máy đầm nén (xe lu)
-
72,0 – 74,0
Máy xúc gầu trước
-
72,0 – 84,0
Gầu ngược
-
72,0 – 93,0
Máy kéo
-
77,0 – 96,0
Máy cạp đất, máy san
-
80,0 – 93,0
Máy lát đường
-
87,0 – 88,5
Xe tải
-
82,0 – 94,0
Máy trộn bêtông
75,0
75,0 – 88,0
Bơm bêtông
-
80,0 – 83,0
Máy đầm bêtông
85,0
-
Cần trục di động
-
76,0 – 87,0
Cần trục Deric
-
86,5 – 88,5
Máy phát điện
-
72,0 – 82,5
Máy nén
80,0
75,0 – 87,0
Máy đóng cọc
75,0
95,0 – 106,0
(Nguồn: Tài liệu (1): Nguyễn Đinh Tuấn và cộng sự, 2000, Tài liệu (2): Mackernize, 1985).
Từ bảng 4.8 trên cho thấy, hầu hết độ ồn tại các máy đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5949-1998, từ 6 giờ - 18 giờ). Độ ồn phát sinh này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân trong công trường xây dựng.
Nguồn ồn từ hoạt động xây dựng là không thể tránh khỏi. Tác động này chỉ có tính chất tạm thời và gây ảnh hưởng cục bộ trong thời gian thi công. Tuy nhiên, nhận biết được tầm quan trọng của các nguồn ô nhiễm này, chủ đầu tư cùng với đơn vị thi công, xây dựng đã có kế hoạch cụ thể trong việc sử dụng các thiết bị thi công trong ngày một cách hợp lý, lựa chọn phương tiện tốt nhất có thể được để giảm bớt nguồn phát sinh tiếng ồn, tránh vận hành đồng thời nhiều thiết bị gây ồn và bố trí các thiết bị này xa khu vực bị ảnh hưởng.
Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
Nguồn gây ô nhiễm nước trong giai đoạn này chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân và nước mưa chảy tràn trên bề mặt công trường xây dựng.
Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của công nhân
Trong giai đoạn xây dựng, nguồn nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân thi công. Trên thực tế, tùy từng thời điểm thi công mà số lượng công nhân làm việc trong công trường sẽ khác nhau, nhưng bình quân khoảng 100 công nhân tham gia xây dựng tại công trường. Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt của công nhân trong giai đoạn xây dựng dự kiến sẽ lấy từ giếng khoan trong khu vực dự án.
Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của mỗi công nhân bình quân theo tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 33 – 2006 ban hành kèm theo Quyết định số 03/2006/QĐ – BXD ngày 17/3/2006, mỗi công nhân tiêu thụ khoảng 45 – 60 lít nước/ngày. Lượng nước thải phát sinh được tính bằng lượng nước sử dụng.
Qthải = 100 người x 60 lít/người.ngày = 6 m3/ngày
Nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất hữu cơ, cặn lơ lửng và cùng với các chất bài tiết có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh. Chất bài tiết được định nghĩa là phân và nước tiểu trong đó có chứa nhiều mầm bệnh truyền nhiễm dễ dàng lây lan từ người bệnh đến người khỏe mạnh. Nhìn chung, nước thải sinh hoạt và chất bài tiết là nguồn có chứa nhiều loại virus, vi khuẩn, giun sán gây bệnh cho con người. Do đó, khi nước thải sinh hoạt nhiễm chất bài tiết nếu thấm vào đất và thoát vào kênh rạch thì đây chính là nguồn ô nhiễm chủ yếu cho môi trường đất, nước ngầm và nước mặt của khu vực.
Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn trên mặt đường trong khu vực thi công có lưu lượng phụ thuộc vào yếu tố khí hậu trong khu vực. Lượng nước này thường có nồng độ chất lơ lửng cao và có thể bị nhiễm các tạp chất khác như dầu mỡ, vụn vật liệu xây dựng.
Tổng lượng nước mưa phát sinh từ khu vực dự án được ước tính theo công thức sau:
Q = x q x S
Trong đó:
S: diện tích khu vực dự án = 106.000 m2
: hệ số che phủ bề mặt = 0,45
q : là cường độ mưa = 166,7 x i, với i là lớp nước cao nhất của khu vực vào tháng có lượng mưa lớn nhất (theo Hoàng Huệ - 1996). Theo số liệu thủy văn của khu vực, lượng mưa lớn nhất trong ngày tháng là 959 mm. Giả sử trong tháng mưa nhiều nhất có 15 ngày mưa và mỗi ngày mưa 4 giờ, suy ra i = 0,27 mm/phút.
Tổng lượng nước mưa phát sinh từ khu vực dự án:
Q = 0,45 x 166,7 x 0,27 x 106.000 /1000 = 2.147 m3/s
Lượng nước mưa phát sinh trong khu vực dự án hiện tại tự chảy theo bề mặt địa hình tự nhiên dẫn ra rạch Cái Hiên rồi tiếp tục ra sông Hàm Luông.
Nguồn phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh từ việc phát quang khu đất dự án
Hiện trạng khu đất dự án là đất nông nghiệp, đất vườn, đất thổ cư,…. Khi khai hoang để xây dựng, lúa, cây tạp,… sẽ trở thành nguồn chất thải rắn. Nguồn chất thải này nếu không được thu gom và xử lý hợp lý sẽ gây ô nhiễm môi trường đất. Vì vậy, nguồn thải này cần phải đươc thu gom và xử lý hợp lý.
Chất thải rắn phát sinh từ việc bóc lớp đất hữu cơ trên bề mặt khu đất xây dựng dự án
Để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng, biện pháp xử lý nền là bóc lớp đất hữu cơ trên bề mặt. Thể tích đất bóc đi là 10.600 m3. Đây cũng là nguồn chất thải rắn cần phải được thu gom hợp lý.
Chất thải nguy hại từ hoạt động xây dựng của dự án
Trong quá trình xây dựng bệnh viện sẽ phát sinh một lượng chất thải rắn nguy hại như: dầu hắc và các thùng phuy chứa dầu hắc phục vụ cho công tác thi công đường giao thông, hóa chất xây dựng (sơn, chất chống thấm,…). Phần chất thải rắn này không gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người nhưng lại gây mất cảnh quan của khu vực. Đây cũng là một nguồn gây ô nhiễm cần được thu gom và xử lý hợp lý.
Chất thải từ hoạt động của công nhân xây dựng
Ngoài các nguồn trên, chất thải rắn còn được phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân trong suốt quá trình xây dựng.
Theo mức tính trung bình, lượng chất thải rắn phát sinh tính trên đầu người là 0,5 kg/ngày. Do đó, với số lượng 100 công nhân làm việc trên công trường, lượng rác sinh hoạt ước tính khoảng 50 kg/ngày. Lượng chất thải rắn này tuy không nhiều và chỉ phát sinh trong giai đoạn xây dựng nhưng nguồn chất thải này cũng cần được tập trung, thu gom và đổ bỏ theo đúng quy định.
Tác động khác
Hoạt động dịch vụ
Công nhân đến làm việc tại công trường khá lớn sẽ kéo theo việc hình thành các dịch vụ như: quán ăn, quán giải khát, các dịch vụ buôn bán nhỏ,… cũng tạo được việc làm và thu nhập, góp phần cải thiện đời sống người dân tại địa phương.
Giao thông vận tải
Việc bắt đầu tiến hành xây dựng các hạng mục công trình của dự án với qui mô khá lớn sẽ làm gia tăng mật độ của các phương tiện giao thông, chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng, điều động thêm máy móc thiết bị, tập kết thêm công nhân,... Nếu không có sự kết hợp hài hòa và việc sắp xếp cũng như quản lý khoa học thì các công đoạn sẽ gây ra ảnh hưởng lẫn nhau và ít nhiều sẽ gây ra các ảnh hưởng đến môi trường. Lưu lượng xe cộ, container vận tải dẫn đến công trường sẽ tăng lên từ đó sẽ gia tăng bụi, tiếng ồn, các ô nhiễm nhiệt cũng như tai nạn lao động, dễ xảy ra nguy cơ ùn tắc giao thông.
B. GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG
Khi dự án đi vào hoạt động, các tác động có thể gây ảnh hưởng xấu cho con người và môi trường, trên cơ sở phân tích hoạt động của dự án có thể tóm tắt các nguồn phát sinh ô nhiễm như sau:
Bảng 4.9 Các vấn đề ô nhiễm chính và nguồn gốc phát sinh
Các chất ô nhiễm chính
Nguồn gốc phát sinh
Ô nhiễm không khí
Etylen, ether, xeton, alcohol, phenol, formaldehyde và các chất hữu cơ bay hơi khác.
Trong quá trình khám chữa bệnh, khâu liệm và giải phẩu tử thi
Chlorine, hơi acid HOCl, HCl
Từ qiá trình giặt tẩy và khử trùng
Bức xạ hạt nhân
Trong quá trình điều trị bệnh
SOx, NOx, CO, bụi.
Máy phát điện dự phòng, bếp nấu trong căn tin và các phương tiện giao thông.
NH3, H2S, Clorua,…
Từ hệ thống thoát nước, từ khu vực lưu trữ CTR
Ồn, rung, nhiệt
Hoạt động của các máy móc, thiết bị, các phương tiện giao thông.
Ô nhiễm nước
Nước thải bệnh viện
Từ quá trình khám chữa bệnh
Nước thải sinh hoạt
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày của CBCNV và bệnh nhân.
Nước thải từ quá trình làm vệ sinh
Nước thải từ quá trình làm vệ sinh trong bệnh viện.
Nước tưới cây, sân vườn
Trong quá trình chăm sóc cây trong bệnh viện
Nước mưa
Nước mưa chảy tràn trong khu vực.
Ô nhiễm do chất thải rắn
Chất thải rắn y tế: bông băng, kim tiêm, túi nhựa, dược phẩm, bệnh phẩm, phim chụp X-quang, chai lọ thủy tinh, găng tay,…
Rác thải sinh hoạt: bao bì, thực phẩm, giấy vụn, chai lọ…
Trong quá trình khám chữa bệnh.
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày của CBCNV và bệnh nhân.
Ô nhiễm môi trường không khí
Bụi phát sinh trong khu vực bệnh viện
Bụi phát sinh từ các hoạt động của phòng khám; vệ sinh các phòng, khoa trong bệnh viện; vận hành máy móc sử dụng nhiên liệu là dầu DO... Các loại bụi này tồn tại ở trạng thái lơ lửng trong không khí, có khả năng gây các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn… cho nhân viên trực tiếp làm việc trong bệnh viện. Thành phần bụi chủ yếu là đất, cát có kích thước nhỏ. Tác hại của loại bụi này là không lớn nhưng cũng cần phòng ngừa ô nhiễm cho các bệnh nhân điều trị tại dự án trong tương lai.
Ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông trong khu vực
Việc hình thành bệnh viện sẽ kéo theo việc gia tăng hoạt động giao thông trong khu vực một cách đáng kể. Do đó, tác động đến môi trường không khí của khu vực dự án chủ yếu là do khói thải, tiếng ồn từ các phương tiện vận chuyển của người dân trong khu vực và hoạt động giao thông bên ngoài khu vực.
Hoạt động của các phương tiện giao thông sẽ làm phát sinh khí ô nhiễm có chứa sản phẩm từ quá trình đốt nhiên liệu của các động cơ như NOx, SO2, CO, CO2, VOC,…. Các thành phần này tùy theo đặc tính của mỗi loại mà tác động lên môi trường và sức khỏe của con người theo mỗi cách khác nhau. Ngoài ra, các phương tiện này khi vận chuyển trong bệnh viện còn phát ra tiếng ồn gây ảnh hưởng đến người dân trong khu vực.
Khí thải từ quá trình khám chữa bệnh
Khí thải phát sinh từ quá trình khám chữa bệnh, từ khu giặt tẩy trang thiết bị dụng cụ y tế. Thành phần các khí phát sinh từ các khu vực trên chủ yếu là:
Khí Clo (Cl2) phát sinh từ khâu giặt tẩy trang thiết bị dụng cụ y tế.
Khí formaldehyde phát sinh từ khâu tẩm liệm và giải phẩu tử thi.
Hơi alcohol phát sinh từ khâu sát trùng vết thương từ các phòng khám, chữa
bệnh.
Bức xạ hạt nhân
Bức xạ hạt nhân phát sinh từ phòng chụp X-quang, phòng Scanner.
Ứng dụng tia phóng xạ trong chẩn đoán bệnh được bắt đầu bằng việc chụp X quang vùng ngực, dạ dày, xương. Sau đó đến các ứng dụng khác như chụp X quang bằng máy tính (X ray CT- Computer Tomography) và pozitron CT,...
Chụp X quang cắt lớp bằng máy tính (X ray CT) là việc chẩn đoán bệnh bằng chụp cắt lớp. Đầu tiên, chiếu tia X từ nhiều hướng vào cơ thể sau đó đo đạc cường độ của tia X vào cơ thể bằng máy đo kiểm nghiệm, sử dụng các dữ liệu đó cùng với máy tính để tái hiện qua màn hình theo 3 chiều. Chụp X quang bằng máy tính được sử dụng trong việc chẩn đoán tổn thương mạch máu não, các khối u não.
Hơn nữa, việc chẩn đoán bệnh bằng việc cho vào cơ thể người bệnh nguyên tố đồng vị phóng xạ như một dạng thuốc y tế, sau đó đo đạc tia phóng xạ phát ra rồi phân tích trên máy tính và đưa ra hình ảnh về cơ năng của cơ quan nội tạng cũng đã được áp dụng trong thực tiễn.
Việc điều trị bệnh ung thư bằng chiếu xạ tia X, tia gamma cũng đã được áp dụng, hơn nữa công tác nghiên cứu chữa ung thư bằng sử dụng tia nơtron, tia proton và tia hạt nặng
hiện nay cũng đang được triển khai và mở rộng.
Khí thải từ máy phát điện dự phòng
Bệnh viện được xây dựng để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh thường xuyên của nhân dân. Để đảm bảo cho hoạt động của bệnh viện không bị ảnh hưởng bởi các sự cố mất điện, bệnh viện trang bị máy phát điện có công suất 800 KVA có thể chạy liên tục để cấp điện cho bệnh viện khi có sự cố. Máy phát điện dự phòng sử dụng nhiên liệu là dầu DO, ước tính lượng dầu DO sử dụng trong quá trình chạy 1 máy phát điện có công suất 800 KVA khoảng 100 lít/h.. Khối lượng riêng của dầu DO 0,84 kg/lít. Vậy nhu cầu tiêu thụ dầu tính theo khối lượng là 84kg/giờ. Quá trình hoạt động của máy phát điện sẽ sinh ra một số dạng khí thải như SO2, NO2, CO, bụi và tiếng ồn
Ước tính khi tiêu thụ 1kg dầu DO máy phát điện sẽ cho ra lượng khí thải là 38m3, như vậy lưu lượng khí thải của máy phát điện là 3.192m3/giờ. Hệ số ô nhiễm đối với quá trình vận hành máy phát điện chạy dầu theo đánh giá nhanh của WHO như sau:
Bảng 4.10 Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm khi chạy máy phát điện
TT
Chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm
(kg/tấn dầu)
Tải lượng ô nhiễm
(kg/giờ)
Nồng độ ô nhiễm
(mg/m3)
QCVN 19: 2009/BTNMT (Cột B)
1
Bụi tổng
1,6
0,134
42,11
200
2
SO2
7,26*S
0,305
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DATN_Nguyen Thi Thu Cuc.doc