Tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN
Ngành : MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lê Thị Vu Lan
Sinh viên thực hiện : Vũ Kim Tùng
MSSV: 09B1080084 Lớp: 09HMT1
TP. Hồ Chí Minh, 2011
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 1
SVTH: Vũ Kim Tùng
MỤC LỤC
Mục lục 1
Danh mục hình 3
Danh mục chữ viết tắt 4
Chương I: MỞ ĐẦU 5
1.1. Lời mở đầu 5
1.2. Mục tiêu 6
1.3. Nhiệm vụ đề tài 6
1.4. Phương pháp nghiên cứu 6
1.5. Đối tượng nghiên cứu 6
1.6. Phạm vi nghiên cứu 6
1.7. Nội dung nghiên cứu 6
Chương II: TỔNG QUAN VỀ QUẬN BÌNH TÂN VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ CHẤT
THẢI RẮN 8
2.1. Giới thiệu chung về quận Bình Tân 8
2.2. Phòng Tài nguyên và Môi trường 12
2.3. Cơ cấu tổ chức, nhân sự phòng ...
55 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN
Ngành : MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lê Thị Vu Lan
Sinh viên thực hiện : Vũ Kim Tùng
MSSV: 09B1080084 Lớp: 09HMT1
TP. Hồ Chí Minh, 2011
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 1
SVTH: Vũ Kim Tùng
MỤC LỤC
Mục lục 1
Danh mục hình 3
Danh mục chữ viết tắt 4
Chương I: MỞ ĐẦU 5
1.1. Lời mở đầu 5
1.2. Mục tiêu 6
1.3. Nhiệm vụ đề tài 6
1.4. Phương pháp nghiên cứu 6
1.5. Đối tượng nghiên cứu 6
1.6. Phạm vi nghiên cứu 6
1.7. Nội dung nghiên cứu 6
Chương II: TỔNG QUAN VỀ QUẬN BÌNH TÂN VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ CHẤT
THẢI RẮN 8
2.1. Giới thiệu chung về quận Bình Tân 8
2.2. Phòng Tài nguyên và Môi trường 12
2.3. Cơ cấu tổ chức, nhân sự phòng Tài nguyên và Môi trường 13
2.4. Khái niệm chất thải rắn đô thị 13
2.5. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn đô thị 14
2.6. Phân loại chất thải rắn đô thị 14
2.7. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại TPHCM 18
2.7.1. Thu gom 18
2.7.2. Trung chuyển và vận chuyển 19
2.7.3. Xử lý chất thải 19
2.7.4. Phân loại rác tại nguồn có những bất lợi và lợi ích 20
2.7.5. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại quận Bình Tân 20
Chương III: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN 27
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 2
SVTH: Vũ Kim Tùng
3.1. Hệ thống quản lý lực lượng thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân 27
3.1.1. Hệ thống quản lý hành chính 27
3.1.2. Hệ thống quản lý kỹ thuật 31
3.2. Công tác quản lý lực lượng thu gom rác 10 phường 37
3.2.1. Phường An Lạc 37
3.2.2. Phường An Lạc A 38
3.2.3. Phường Tân Tạo 39
3.2.4. Phường Tân Tạo A 40
3.2.5. Phường Bình Trị Đông 40
3.2.6. Phường Bình Trị Đông A 41
3.2.7. Phường Bình Trị Đông B 42
3.2.8. Phường Bình Hưng Hòa 43
3.2.9. Phường Bình Hưng Hòa A 43
3.2.10. Phường Bình Hưng Hòa B 43
3.3. Đánh giá công tác quản lý lực lượng thu gom rác dân lập 44
3.3.1 Kết quả đạt được 44
3.3.2. Những vấn đề còn tồn tại 45
Chương IV: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ 47
4.1. Đề xuất biện pháp quản lý rác thải 47
4.2. Đề xuất của phòng Tài nguyên và Môi trường 48
4.3. Đề xuất phương hướng quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân
đến năm 2015 48
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
5.1. Kết luận 50
5.2. Kiến nghị 51
Tài liệu tham khảo 53
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 3
SVTH: Vũ Kim Tùng
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng Tài nguyên và Môi trường 13
Hình 2: Các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải 18
Bảng 1: Các điểm thường xuyên bị vứt rác bừa bãi ở quận Bình Tân 22
Bảng 2: Thống kê các tổ thu gom rác dân lập phường An Lạc 37
Bảng 3: Thống kê khối lượng chất thải rắn trên địa bàn phường An Lạc A 38
Bảng 4: Thống kê khống lượng chất thải rắn trên địa bàn phường Tân Tạo 39
Bảng 5: Thống kê phương tiện thu gom và vận chuyển 40
Bảng 6: Khối lượng chất thải rắn trên địa bàn phường Bình Trị Đông A 42
Bảng 7: Phạm vi thu gom của các tổ trong phường Bình Trị Đông B 42
Bảng 8: Thống kê lực lượng thu gom rác dân lập tại 10 phường 44
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 4
SVTH: Vũ Kim Tùng
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
CTR: Chất thải rắn
CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt
UBND: Ủy ban nhân dân
BTĐ: Bình Trị Đông
NĐ – CP: Nghị định – chính phủ
QĐ – UB : Quyết định- ủy ban
GTSX: Giá trị sản xuất
TM – DV: Thương mại – dịch vụ
XD: Xây dựng
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
KDC: Khu dân cư
TNMT: Tài nguyên và môi trường
CSSX: Cơ sở sản xuất
HD-GT-PC: Hướng dẫn giao thông công chánh
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 5
SVTH: Vũ Kim Tùng
CHƢƠNG I
MỞ ĐẦU
1.1 Lời mở đầu:
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung dân số đông nhất cả nước và
cũng là nơi đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi kinh tế
ngày càng phát triển thì các hoạt động sản xuất diễn ra ngày càng nhanh hơn,
nhiều hơn và năng động hơn; điều này đồng nghĩa với việc chất thải ô nhiễm
thải ra môi trường ngày càng nhiều hơn, gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt
động sống của con người.
Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm rác thải trên địa bàn quận Bình
Tân chủ yếu là do ý thức người dân chưa cao, thiếu phương tiện thu gom rác,
đặc biết là công tác quản lý còn chậm. Nếu tình trạng ô nhiễm rác thải cứ kéo
dài và ngày càng trầm trọng, điều khó tránh khỏi là nguồn tài nguyên nước sẽ
bị ô nhiễm; cư dân xung quanh các bãi rác tự phát dễ bị các bệnh truyền
nhiễm; ngoài ra rác thải ứ đọng gây tắc nghẽn dòng chảy của các kênh rạch,
phát tán bệnh tật; …
Hiện trạng ô nhiễm môi trường nói chung và rác thải sinh hoạt nói
riêng trên địa bàn quận Bình Tân đang là nỗi băn khoăn lo lắng của các cơ
quan chức năng cũng như của những người dân sống trên địa bàn quận. Vì
vậy, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có những biện pháp quản lý về môi
trường sao cho có hiệu quả, để đem lại một môi trường sống tốt đẹp hơn cho
con người và cho xã hội.
Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản
lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân” được chọn để thực hiện.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 6
SVTH: Vũ Kim Tùng
1.2 Mục tiêu
Đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt và công tác quản lý lực lượng thu
gom rác sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân và đề xuất các biện pháp quản
lý rác thải sinh hoạt phù hợp.
1.3 Nhiệm vụ của đề tài
Đánh giá được kết quả của công tác quản lý rác thải sinh hoạt và lực
lượng thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân trong thời gian qua.
Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý rác sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân
định hướng đến năm 2015.
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
- Điều tra khảo sát thực địa.
- Thu thập số liệu liên quan.
- Thống kê tổng hợp số liệu.
1.5 Đối tƣợng nghiên cứu
Hệ thống quản lý lực lượng thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân.
Công tác quản lý lực lượng thu gom rác dân lập trên địa bàn 10 phường
của quận Bình Tân.
Số liệu, tài liệu liên quan đến công tác quản lý lực lượng thu gom rác
sinh hoạt.
1.6 Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn quận Bình Tân.
1.7 Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát công tác quản lý lực lượng thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn
quận Bình Tân.
- Đánh giá kết quả của công tác quản lý lực lượng thu gom rác sinh hoạt
trên địa bàn quận Bình Tân.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 7
SVTH: Vũ Kim Tùng
- Ghi nhận một số vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý lực lượng thu
gom rác sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân.
- Đề xuất các biện pháp quản lý rác sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân
định hướng đến năm 2015.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 8
SVTH: Vũ Kim Tùng
CHƢƠNG II
TỔNG QUAN VỀ QUẬN BÌNH TÂN VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ
CHẤT THẢI RẮN
2.1. Giới thiệu chung về quận Bình Tân
Quận Bình Tân là đô thị mới được thành lập bao gồm 10 phường theo
nghị định 130/NĐ-CP ngày 05/11/2003 của Chính Phủ, từ Thị trấn An Lạc,
xã Bình Hưng Hoà, xã Bình Trị Đông và xã Tân Tạo của huyện Bình Chánh
trước đây, với diện tích tự nhiên là 5188,67 ha (10 phường gồm: An Lạc, An
Lạc A, Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Trị Đông B, Bình Hưng Hòa,
Bình Hưng Hòa A, Bình Hưng Hòa B, Tân Tạo và Tân Tạo A). Trong những
năm gần đây tốc độ đô thị hoá diễn ra khá nhanh, có phường hầu như không
còn đất nông nghiệp. Hiện nay nhiều mặt kinh tế - xã hội của quận phát triển
nhanh theo hướng đô thị.
Vị trí địa lý
Quận Bình Tân nằm ở phía Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh, giới hạn
trong tọa độ từ 10027’38’’ đến 10045’30’’ vĩ độ Bắc và từ 106027’51’’ đến
106
042’00’’ kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn, quận 12.
Phía Nam giáp huyện Bình Chánh, quận 8.
Phía Đông giáp quận Tân Phú, quận 6.
Phía Tây giáp huyện Bình Chánh.
Mặt khác, quận Bình Tân có hệ thống giao thông đường bộ khá thuận
tiện, nhiều trục lộ chính nối liền giữa quận Bình Tân với các tỉnh đồng bằng
Sông Cửu Long nên được xem như cửa ngõ của thành phố đi về các tỉnh miền
Tây. Mạng giao thông quận Bình Tân có các trục chính sau:
Quốc lộ 1A theo hướng Bắc – Nam.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 9
SVTH: Vũ Kim Tùng
Tỉnh lộ 10 theo hướng Đông – Tây.
Ngoài ra, trên địa bàn quận Bình Tân còn có một số đường liên khu
vực và đường nội bộ.
Địa hình – thổ nhưỡng
Địa hình
Bao trùm lên toàn bộ khu vực Bình Tân là địa hình đồng bằng, bề mặt
hơi dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Địa hình tương đối bằng phẳng và bị
phân cắt bởi một số sông và kênh rạch. Độ cao của mặt địa hình biến động từ
0,5 – 4 m, phổ biến từ 1 – 3 m so với mực nước biển.
Thổ nhưỡng
Về thổ nhưỡng quận Bình Tân có 3 loại chính:
Đất xám nằm ở phía Bắc thuộc các phường Bình Hưng Hoà, Bình
Trị Đông thành phần cơ học là đất pha thịt nhẹ kết cấu rời rạc.
Đất phù sa thuộc phường Tân Tạo và một phần của phường Tân Tạo
A.
Đất phèn phân bố ở An Lạc và một phần phường Tân Tạo.
Nhìn chung vị trí địa lý của quận Bình Tân thuận lợi cho sự hình thành
phát triển đô thị mới.
Thuỷ văn
Hệ thống sông, kênh rạch của quận chịu sự chi lưu của các sông Sài
Gòn, Nhà Bè - Soài Rạp và sông Vàm Cỏ Đông nên có chế độ thủy văn bán
nhật triều không đều dễ gây ngập úng vào mùa mưa và nhiễm mặn nội đồng
vào mùa khô.
Khí hậu
Quận Bình Tân có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nóng
ẩm và mưa nhiều, nhiệt độ khá ổn định. Khí hậu hàng năm có hai mùa rõ rệt:
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 10
SVTH: Vũ Kim Tùng
Mùa mưa: từ tháng 05 đến tháng 11.
Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 04.
Nhiệt độ không khí trung bình của năm là 270C, độ ẩm bình quân năm
là 79,5%. Lượng mưa trung bình năm đạt 1.979 mm với số ngày mưa trung
bình trong năm là 154 ngày. Lượng bốc hơi trung bình là 3,7%/ngày.
Thảm thực vật
Thực vật khu vực quận Bình Tân rất ít, số lượng cây lớn không đáng
kể, chủ yếu do con người trồng. Các cây lớn tập trung các cụm công nghiệp,
khu công nghiệp Tân Tạo, Công ty Pouyuen, …
Đặc điểm dân cư và nguồn nhân lực
Mật độ phân bố dân cư không đều, dân số quận Bình Tân tính đến ngày
30 tháng 09 năm 2008 là 482.723 người, trong đó nữ chiếm 280.272 người.
Phần lớn là dân nhập cư từ các tỉnh khác đến, chủ yếu tập trung ở các phường
Tân Tạo, Bình Hưng Hòa B, do các phường có nhiều xí nghiệp sản xuất. Vì
vậy, việc tăng dân số bên cạnh có các mặt tích cực nhưng cũng là áp lực lớn
trong việc quản lý con người, sự quá tải về giáo dục, y tế, nhà ở, ...
Trên địa bàn quận Bình Tân có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống,
trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 91,27% so với tổng số dân, dân tộc
Hoa chiếm 8,45%, còn lại là các dân tộc Khơme, Chăm, Tày, Thái, Mường,
Nùng, người nước ngoài, … Tôn giáo gồm có Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo,
Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo, Hồi Giáo, … trong đó Phật Giáo chiếm 27,26%
trong tổng số dân theo đạo.
Cơ cấu kinh tế
Công nghiệp
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp theo
thành phần kinh tế, kinh tế đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất và có
xu hướng tăng. Ngược lại, thành phần kinh tế nhà nước có xu hướng giảm.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 11
SVTH: Vũ Kim Tùng
Nguyên nhân của tình hình trên là sự hình thành các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp đã thu hút đáng kể nhà đầu tư nước ngoài.
Khu công nghiệp do thành phố quản lý: khu công nghiệp Tân Tạo và
khu công nghiệp Vĩnh Lộc. Riêng Công ty Cồ phần TNHH Pouyuen là công
ty có vốn 100% nước ngoài chuyên sản xuất giày da, diện tích 15 ha.
Cụm công nghiệp do quận quản lý: Thiên Tuế, Hợp Thành Hưng, Việt
Tài, Hai Thành với tổng diện tích 31,4 ha. Bốn cụm công nghiệp đều hình
thành tự phát, các chủ đầu tư tự đứng ra đầu tư về giao thông, điện, nước, hệ
thống nước thải, ... phần lớn thu hút những ngành nghề may mặc, giày da là
chủ yếu.
Thương mại – dịch vụ
Hiện nay, dịch vụ nhà trọ phát triển tự phát rất mạnh, có 802 dịch vụ
nhà trọ có đăng ký kinh doanh. Trên thực tế, các dịch vụ nhà trọ ước lượng
lên đến 3.322 dịch vụ, tập trung ở vùng lân cận các khu công nghiệp. Nhìn
chung, dịch vụ cho thuê nhà trọ rất phức tạp, hầu hết các đối tượng thuê đều
là dân nhập cư nên dễ phát sinh tình trạng mất an ninh trật tự.
Nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm mạnh do tác động của đô thị
hoá và phát triển các công trình hạ tầng nên giá trị sản xuất ngành nông
nghiệp – thủy sản có xu hướng giảm dần hàng năm. Quỹ đất nông nghiệp mỗi
năm giảm khoảng 437 ha. Cụ thể: năm 2005 là 2.888,5 ha; năm 2006 là
2.390,5 ha; đến năm 2008 là 1.571,8 ha (giảm 1.310,7 ha). Khu vực còn canh
tác nông nghiệp chủ yếu về phía nam, tập trung phường Tân Tạo, Tân Tạo A
nhưng năng suất rất thấp.
Ngành giáo dục
Ngành giáo dục bao gồm giáo dục mầm non, tiểu học được xây dựng
phủ khắp trên địa bàn 10 phường. Riêng giáo dục trung học cơ sở và trung
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 12
SVTH: Vũ Kim Tùng
học phổ thông chỉ tập trung trên địa bàn vài phường như An Lạc, An Lạc A,
Tân Tạo.
Trong những năm gần đây số học sinh trung học phổ thông tăng khá
nhanh trong khi cơ sở vật chất trường lớp không tăng tương ứng, vấn đề này
đã gây áp lực trong tuyển sinh lớp 10. Vì vậy, định hướng trong tương lai Nhà
nước cần quan tâm đến lĩnh vực này nhiều hơn.
Ngành y tế
Mạng lưới y tế cơ sở: 01 bệnh viện quận Bình Tân tại phường Tân Tạo
và 9 trạm y tế phường. Nhìn chung, các trạm y tế chưa đạt chuẩn quốc gia
theo quy định của Bộ Y tế.
Mạng lưới y tế tư nhân: gồm có 02 bệnh viện đa khoa tư nhân (Triều An
và Quốc Ánh) và 277 cơ sở phòng khám tư nhân, đại lý thuốc, nhà thuốc, cơ
sở y học cổ truyền….
Văn hoá thông tin – thể dục thể thao
Quận Bình Tân có 01 trung tâm văn hoá thông tin – thể dục thể thao
quận; 02 trung tâm văn hoá thông tin – thể dục thể thao phường; 01 đài phát
thanh. Trên địa bàn 10 phường đều có trạm truyền thanh; 01 thư viện và 01 tủ
sách ở câu lạc bộ văn hoá thể dục thể thao.
Kinh tế quận Bình Tân ngày càng phát triển mạnh về các ngành công
nghiệp, thương mại – dịch vụ, ngược lại ngành nông nghiệp ngày càng mất vị
trí. Quận Bình Tân với hệ thống văn hóa - giáo dục – y tế tương đối phát triển
nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu người dân trong khu vực, vì vậy cần định
hướng quy hoạch phát triển về các lĩnh vực này.
2.2. Phòng Tài nguyên và Môi trường:
Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bình Tân là cơ quan chuyên môn
thuộc UBND quận Bình Tân có chức năng tham mưu, giúp UBND quận Bình
Tân thực hiện quản lý nhà nước về: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 13
SVTH: Vũ Kim Tùng
nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng, thuỷ văn, đo đạc, bản đồ, vệ sinh
môi trường, rác thải.
2.3. Cơ cấu tổ chức, nhân sự phòng Tài nguyên và Môi trường
Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bình Tân có 1 Trưởng phòng và 2
phó Trưởng phòng.
Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước UBND,
chủ tịch UBND quận Bình Tân, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc
Sở Tài nguyên và Môi trường về thực hiện các mặt công tác chuyên môn và
trước pháp luật về thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao
và toàn bộ hoạt động của Phòng.
Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt
công tác, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và pháp luật về nhiệm vụ được
phân công. Khi trưởng phòng vắng mặt, một phó phòng được trưởng phòng
uỷ quyền điều hành các hoạt động của Phòng.
Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bình Tân tổ chức thành các tổ chuyên
môn như sau:
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng Tài nguyên và Môi trường
2.4. Khái niệm chất thải rắn đô thị
Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng, ...). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh
ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Phòng Tài nguyên và Môi trường
Tổ cấp giấy sử
dụng đất và nhà
Tổ giải quyết
tranh chấp
Tổ lưu
trữ
Tổ môi
trường
Tổ tài
nguyên
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 14
SVTH: Vũ Kim Tùng
Theo quan điểm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị)
được định nghĩa là: vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực
đô thị mà không đòi hỏi dược bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó chất
thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như
một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom.
2.5. Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị
Các nguồn phát sinh CTR bao gồm: khu dân cư, khu thương mại (nhà
hàng, khách sạn, siêu thị, chợ,…), cơ quan, công sở (trường học, trung tâm và
viện nghiên cứu, bệnh viện,…), khu xây dựng và phá hủy các công trình xây
dựng, khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi giải
trí, đường phố,...), nhà máy xử lý chất thải, công nghiệp và nông nghiệp. Chất
thải rắn đô thị có thể xem như chất thải công cộng ngoại trừ các CTR từ quá
trình sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
2.6. Phân loại chất thải rắn đô thị
Phân loại chất thải rắn có thể dựa vào nguồn gốc phát sinh, đặc tính chất
thải, mục đích quản lý…Hiện nay, ở nước ta và nhiều nước trên tế giới chất
thải rắn được phân loại theo: công nghệ xử lý và bản chất nguồn tạo thành.
Các loại chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại
theo nhiều cách:
a) Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong
nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ…
b) Theo thành phần hóa học và vật lý: người ta phân biệt theo các thành
phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da ,
giẻ vụn, cao su, chất dẻo…
c) Theo bản chất nguồn tạo thành: chất thải rắn được phân thành các loại:
- Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 15
SVTH: Vũ Kim Tùng
học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần
bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo,
thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà
vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v… Theo phương diện khoa
học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau:
- Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả… loại chất thải
này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các chất
có mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại
thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các
nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ...
- Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và
phân của các động vật khác.
- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu
vực sinh hoạt của dân cư.
- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt
cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than , củi và các chất thải dễ cháy
khác trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ
than.
- Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là các lá cây, que,
củi, nilon, vỏ bao gói…
Chất thải rắn công nghiệp: là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công
nghiệp gồm:
- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro , xỉ trong
các nhà máy nhiệt điện;
- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất;
- Các phế thải trong quá trình công nghệ;
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 16
SVTH: Vũ Kim Tùng
- Bao bì đóng gói sản phẩm.
Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất cát, gạch ngói, bê tông vỡ do các
hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình v.v…chất thải xây dựng gồm:
- Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng;
- Đất đá do việc đào móng trong xây dựng ;
- Các vật liệu như kim loại, chất dẻo…
Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước
thiên nhiên, nước thải sinh hoạt , bùn cặn từ các cống thoát nước thành phố.
Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt
động nông nghiệp, thí dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản
phẩm thải ra từ chế biến sữa, của các lò giết mổ… Hiện tại việc quản lý và xả
các loại chất thải nông nghiệp không thuộc về trách nhiệm của các công ty
môi trường đô thị của các địa phương.
d) Theo mức độ nguy hại: chất thải rắn được phân thành các loại:
Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng , độc hại,
chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng
xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan.. có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe người
, động vật và cây cỏ.
Nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công
nghiệp và nông nghiệp.
Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây
nguy hại với môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Theo quy chế quản lý
chất thải y tế, các loại chất thải y tế nguy hại được phát sinh từ các hoạt động
chuyên môn trong các bệnh viện, trạm xá và trạm y tế. Các nguồn phát sinh ra
chất thải bệnh viện bao gồm:
- Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị , phẫu thuật;
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 17
SVTH: Vũ Kim Tùng
- Các loại kim tiêm, ống tiêm;
- Các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ;
- Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân;
- Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thủy ngân,
Cadimi, Arsen, Xianua …
- Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện.
Các chất nguy hại do các cơ sở công nghiệp hóa chất thải ra có tính độc tính
cao, tác động xấu đến sức khỏe, do đó việc xử lý chúng phải có những giải
pháp kỹ thuật để hạn chế tác động độc hại đó.
Các chất thải nguy hại từ các hoạt động công nghiệp chủ yếu là các loại
phân hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và
các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành
phần.
Trong số các chất thải của thành phố, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ có thể sơ chế
dùng ngay trong sản xuất và tiêu dùng, còn phần lớn phải hủy bỏ hoặc phải
qua một quá trình chế biến phức tạp, qua nhiều khâu mới có thể sử dụng lại
nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của con người. Lượng chất thải trong thành
phố tăng lên do tác động của nhiều nhân tố như: sự tăng trưởng và phát triển
của sản xuất, sự gia tăng dân số, sự phát triển về trình độ và tính chất của tiêu
dùng trong thành phố v.v… Các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất
thải được trình bày ở hình 2.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 18
SVTH: Vũ Kim Tùng
2.7. Hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.7.1. Thu gom:
Hệ thống thu gom dân lập bao gồm các cá nhân thu gom rác, các nghiệp
đoàn thu gom và các Hợp tác xã vệ sinh môi trường. Lực lượng thu gom dân
lập chủ yếu thu gom rác hộ dân (thông qua hình thức thỏa thuận hợp đồng
dưới sự quản lý của UBND Phường), trên 70% hộ dân trên địa bàn và các
công ty gia đình (Nguồn: Điều tra chỉ số hài lòng về dịch vụ thu gom 2008,
Cục Thống kê và Viện Nghiên cứu Phát triển). Rác dân lập chịu trách nhiệm
quét dọn rác trong các ngỏ hẻm, sau đó tập kết rác đến các điểm hẹn dọc
Các hoạt động kinh tế
xã hội của con người
Các quá
trình
sản xuất
Các quá
trình
phi sản
xuất
Hoạt động
sống và tái
sản sinh con
người
Các hoạt
động
quản lý
Các hoạt
động giao
tiếp và
đối ngoại
Chất Thải
Dạng lỏng Dạng khí Dạng rắn
Bùn
ga
cống
Chất
lỏng
dầu mỡ
Hơi
độc
hại
Chất thải
sinh hoạt
Chất thải
công
nghiệp
Các
loại
khác
Hình 2. Các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 19
SVTH: Vũ Kim Tùng
đường hoặc bô rác trung chuyển và chuyển giao rác cho các đơn vị vận
chuyển rác.
Lực lượng rác dân lập sử dụng phương tiện cá nhân đến thu gom rác tại
các nguồn thải (chủ yếu là hộ dân) theo giờ đã thỏa thuận với chủ nguồn thải
hay theo giờ họ quyết định. Sau khi thu gom tại nguồn thải họ phân loại một
số chất thải rắn có thể tái chế đem bán phế liệu. Sau đó, một số rác dân lập
đẩy xe (thùng) đến điểm hẹn đổ vào xe cơ giới theo giờ quy định của đơn vị
vận chuyển, một số khác đến đổ rác trực tiếp tại bô rác gần nhất.
Tại các điểm hẹn, chất thải rắn từ xe đẩy tay sẽ được đưa lên các xe ép nhỏ
(2-4 tấn) và đưa về trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển, một số công
nhân thu gom sẽ thu nhặt lại một lần nữa chất thải rắn có thể tái chế, sau đó xe
tải và xe ép lớn (từ 7-10 tấn) tiếp nhận chất thải rắn và vận chuyển ra bãi chôn
lấp.
Tập trung rác về các điểm hẹn gây mất vẻ mỹ quan, gây ô nhễm môi
trường và cản trở giao thông. Công đoạn này được thực hiện bằng thủ công là
chính nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người công nhân do thời
gian tiếp xúc với chất thải kéo dài.
2.7.2. Trung chuyển và vận chuyển:
Trung chuyển theo 2 cách: rác từ các điểm hẹn vận chuyển bằng xe tải đến
trạm trung chuyển hoặc các xe ép rác đến điểm hẹn để ép rác để giảm thể tích
rồi vận chuyển đến trạm trung chuyển.
2.7. 3. Xử lý chất thải:
Nhà máy phân bón Hoc Môn đã ngưng hoạt động do hoạt động thiếu hiệu
quả. Hiện nay rác sinh hoạt của thành phố được đem đi chôn lấp tại các bãi
Đông Thạnh có diện tích 40 ha tại huyện Hóc Môn, Vĩnh lộc A, Đa Phước,
Xuân Thới Sơn. Tuy nhiên thực trạng, một số bãi chôn lấp ở TP.HCM không
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 20
SVTH: Vũ Kim Tùng
đảm bảo vệ sinh môi trường do không được vận hành đúng quy trình kỹ thuật
hay thiết kế không đạt yêu cầu nên gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường.
2.7.4. Phân loại rác tại nguồn có những bất lợi và lợi ích:
Trong thành phần rác thải sinh hoạt chất hữu cơ chiếm tỷ trọng chủ yếu
với rác chợ, nhà hàng, khách sạn,… Còn rác tại các công sở, trường học, khu
thương mại có tỷ lệ các chất có thể tái chế, tái sử dụng cao.
a. Hậu quả không phân loại rác tại nguồn:
- Lãng phí một nguồn nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ tốt.
- Không tận dụng các phế liệu có thể tái sinh, tái sử dụng.
- Tốn đất và kinh phí đầu tư xây dựng bãi chôn lấp….
b. Lợi ích khi phân loại rác sinh hoạt tại nguồn:
- Dễ áp dụng các biện pháp xử lý tiếp theo như xử lý sinh học hay hóa học,…
đối với thành phần hữ cơ trong rác, có thể ủ để sản xuất phân compost.
- Giảm đáng kể khối lượng chất thải.
- Góp phần nâng cao nhận thức và trình độ phát triển của cộng đồng….
2.7.5. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Bình
Tân
Hiện nay hệ thống thu gom rác đã được triển khai tới hầu hết các khu dân
cư nhưng khối lượng rác sinh hoạt thu gom không triệt để, chỉ khoảng 80-
85%. Người dân chưa quen với lối sống mới nên tuy có người thu gom rác
nhưng vẫn còn hiện tượng chôn, đổ rác trong vườn rồi đốt. Một số thì đổ ra
kênh rạch, ao hồ gần nhà khiến nguồn nước và môi trường chung quanh bị ô
nhiễm. Như con Kênh 19-5 chạy dài từ quận Tân Phú sang quận Bình Tân,
hai bên bờ kênh chợ búa, hàng quán và các cơ sở sản xuất nhỏ cũng thi nhau
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 21
SVTH: Vũ Kim Tùng
mọc lên và hoạt động tấp nập. Nhiều người dân vô tư thả rác xuống kênh,
luôn bốc mùi không thể ngửi được.
Việc kiểm soát và thống kê rác sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân gặp
nhiều khó khăn do dân cư trên địa bàn phần lớn là dân nhập cư và có xu
hướng ngày càng tăng. Bên cạnh đó diện tích đất trống trên địa bàn quận lớn,
việc ý thức về môi trường còn chưa cao nên người dân vứt rác bừa bãi vào
các phần đất hoang.
Ngoài ra, hàng ngày trên địa bàn quận còn thải ra khối lượng rác rất lớn từ
các xí nghiệp sản xuất, các công trình xây dựng, bến xe, chợ, trường học,
bệnh viện,…Hầu hết, các đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ và vừa, lượng phát
sinh chất thải công nghiệp ít, các đơn vị có chức năng thu gom chất thải công
nghiệp không ký hợp đồng thu gom. Vì vậy, dẫn đến hiện trạng các đơn vị
sản xuất để lẫn rác công nghiệp vào rác sinh hoạt, được các tổ rác dân lập thu
gom, vận chuyển đến trạm chung chuyển.
Hiện nay, chất thải rắn có xu hướng ngày càng tăng là do quận Bình Tân
tập trung nhiều khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất dân sẽ tập trung về đây
để làm việc.
a) Nguồn gốc phát sinh trên địa bàn quận Bình Tân:
- Rác từ các hộ dân cư, cơ quan, trường học ( chủ yếu là rác sinh hoạt)
- Rác từ siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, nhà sách,…
- Rác y tế.
- Rác đường phố.
- Rác công nghiệp…..
b) Khối lượng rác trên địa bàn quận Bình Tân:
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 22
SVTH: Vũ Kim Tùng
Với dân số năm 2009 là 575.568 người ( bao gồm khách du lịch lưu trú
trên địa bàn trong năm). Tốc độ phát sinh rác thải bình quân đầu người
khoảng 0.64kg, từ đó ta tính được lượng rác sinh hoạt của quận là 368.363
tấn/ngày đêm (62.000.009 tấn/năm). Ngoài ra trên địa bàn quận còn có một số
lượng lớn lượng rác xà bần sinh ra chưa được thu gom.
Tóm lại, tổng lượng chất thải rắn trên địa bàn quận là rất lớn mà khối
lượng rác thu gom được là khoảng 300 tấn /ngày , khối lượng rác còn lại sẽ
được thải thẳng vào kênh rạch, ao hồ, đất trống,…
Bảng 1: Các điểm thường xuyên bị vứt rác bừa bãi ở quận Bình Tân
Địa điểm phát
sinh
Mô tả địa
điểm phát
sinh
Khối
lượng
phát sinh
ước tính
Thời điểm phát sinh
ướt tính Đối tượng
xả thải
Nguyên
nhân xả
thải Thường
xuyên
Phát sinh
mới
Ngã 3 đường
số 1 và đường
An Dương
Vương, phường
An Lạc A.
Vỉa hè 50–70 Kg X
Do người
đi đường
nơi khác
mang đến
và các xe
bán hàng
rong
Không có
thùng rác
công
cộng
Khu dân cư
An Lạc, Bình Trị
Đông.
Đất trống 50–70 Kg X
Những
người sống
gần khu
vực
Thiếu ý
thức Khu dân cư
Bác Lương Bèo
thuộc khu phố 3,
Phường Tân Tạo
A.
Chợ
tự phát
20–50 Kg X
Số người
mua bán tại
khu vực.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 23
SVTH: Vũ Kim Tùng
379 Tân Hòa
Đông, phường
BTĐ
Đất trống
100 Kg
X
Khách
vãng lai
Thiếu ý
thức
Cạnh 356 Tân
Hòa Đông,
phường Bình Trị
Đông.
Đất trống
100 – 150
Kg
X
Khách
vãng lai
Gần 210 Đất
Mới, Bình Trị
Đông
Đất trống 50–70 Kg X
Khách
vãng lai
Thiếu ý
thức
Ngã 4 Chiến
Lược, Bình Trị
Đông.
Đất trống
70–100
Kg
X
Khách
vãng lai
Thiếu ý
thức
Gần 305 Lê
Văn Quới,
phường Bình Trị
Đông.
Đất trống
100–150
Kg
X
Khách
vãng lai
Thiếu ý
thức
Đường Tây
Lân KP7, Bình
Trị Đông A.
Vỉa hè 100 Kg X Người dân
Thiếu ý
thức
Hẻm 730
KP5, Bình Trị
Đông A.
Vỉa hè 100 Kg X Người dân
Thiếu ý
thức
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 24
SVTH: Vũ Kim Tùng
Tổ 89 KP4,
phường Bình Trị
Đông B.
Đất trống
có cây
nhưng
không
rào chắn
750 Kg X
Buông
bán hàng
rong ở địa
phương
khác
Thiếu ý
thức
Kênh 19/5
thuộc địa bàn
phường Bình
Hưng Hòa.
Lòng
kênh
500 Kg X
Hộ gia
đình
Thiếu ý
thức
Kênh Tham
Lương
Lòng
kênh
300 Kg X
Hộ may gia
công
Thiếu ý
thức
Kênh nước
đen thuộc
KP4,5,6 thuộc
địa bàn phường
Bình Hưng Hoà
A.
Dọc bờ
kênh
nước đen
50–70 Kg X
Đơn vị thi
công kênh
nước đen
và khách
vãng lai.
Công
trình thi
công dở
dang;
người
dân
Hẻm 80,
đường Bùi
Dương Lịch,
KP1, Bình Hưng
Hòa B.
Vỉa hè
100–150
Kg
X
Những
người bán
hàng rong.
Thiếu ý
thức
Tổ 44, đường
Nguyễn Thị Tú,
KP2, phường
Bình Hưng Hòa
B.
Vỉa hè 20–50 Kg X
Khách
vãng lai
Thiếu ý
thức
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 25
SVTH: Vũ Kim Tùng
Tổ 27, 29
đường Bình
Thành, KP2,
phường Bình
Hưng Hòa B.
Đất trống 500 Kg X
Công
nhân,
những
người
buông bán
hàng rong.
Thiếu ý
thức
Giáp ranh tổ
90, 96, KP5,
đường số 6
phường Bình
Hưng Hòa B .
Đất trống 500 Kg X
Người dân
địa phương
Thiếu ý
thức
Cầu Cây
Cám, tổ 121,
KP6, phường
Bình Hưng Hòa
B.
Đất trống 20–50 Kg X
Người dân
địa phương
, khách
vãng lai .
Thiếu ý
thức
Đường cầu
Bình Thuận, tổ
111, KP6, Bình
Hưng Hòa B.
Chợ tự
phát
500 Kg X
Bán hàng
rong.
Thiếu ý
thức
Hẻm 18,15,26
tổ 118, KP6,
Bình Hưng Hòa
B.
Đất trống 20–50 Kg X
Người
dân địa
phương ,
khách vãng
lai .
Thiếu ý
thức
(Nguồn: Ủy ban nhân dân quận Bình Tân)
Nhận xét:
Qua bảng trên, ta thấy được những nơi công cộng là những điểm thường
xuyên có rác tồn đọng. Nhưng nơi có lượng rác tồn đọng nhiều nhất là những
bãi đất trống ( 500kg – 750kg), do một phần là khác vãng lai và đa phần là do
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 26
SVTH: Vũ Kim Tùng
hộ dân sống gần các khu đất trống không đăng ký thu gom rác với các lực
lượng thu gom rác sinh hoạt tại địa phương, và ý thức của người dân không
giữ gìn vệ sinh chung (thuộc các khu vực phường Bình Trị Đông B và
phường Bình Hưng Hòa B), hiện tượng xả rác tại các con kênh ngày càng phổ
biến điển hình là rác dày đặc làm chặn dòng chảy tại kênh 19 tháng 5 thuộc
phường Bình Hưng Hòa. Đối với các khu chợ tự phát, thường do các tiểu
thương, người dân sống gần khu chợ tự phát thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh
chung. Tại một số bờ kênh như kênh Nước Đen thuộc phường Bình Hưng
Hòa A, phường Bình Hưng Hòa hiện tượng người dân đem rác ra đổ tại các
bãi đất trống dọc bờ kênh ngày càng phổ biến, một phần do khách vãng lai
dẫn đến hiện tượng rác thải được chất thành đống gây ra việc ô nhiễm không
khí xung quanh và lòng kênh.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 27
SVTH: Vũ Kim Tùng
CHƢƠNG III
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC SINH
HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN
3.1. HỆ THỐNG QUẢN LÝ LỰC LƢỢNG THU GOM RÁC SINH
HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN:
3.1.1. Hệ thống quản lý hành chính:
Hình 3: Sơ đồ cơ cấu quản lý hành chính lực lượng thu gom rác.
a. Đơn vị quản lý:
a.1. Những quy định:
Dịch vụ thu gom rác dân lập là lực lượng làm nhiệm vụ thu gom rác được
hình thành dưới sự quản lý của nhà nước trong các khu dân cư theo nhu cầu
của nhân dân, vận chuyển rác đến đúng nơi quy định và được người dân trả
công theo hợp đồng, không được hưởng lương và các chế độ phụ cấp theo
quy định của nhà nước.
a.2. Chức năng của lực lượng thu gom rác dân lập:
Thu gom rác sinh hoạt của hộ gia đình, khu dân cư….
UBND Quận
UBND Phường
Phòng Tài nguyên và Môi trường
Tổ thu gom rác
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 28
SVTH: Vũ Kim Tùng
a.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng là nhiệm vụ thu gom rác dân
lập:
Nhiệm vụ: dịch vụ thu gom rác dân lập làm nhiệm vụ thu gom rác của hộ
dân trong các khu dân cư, thực hiện thu gom rác theo nhu cầu của nhân dân.
b. Cơ cấu tổ chức – nhân sự và kinh phí hoạt động:
b.1. Mạng lưới tổ chức của lực lượng thu gom rác dân lập :
Cơ quan quản lý: UBND phường là cơ quan trực tiếp tổ chức quản lý, chỉ
đạo điều hành mọi mặt hoạt động của “Tổ thu gom rác dân lập”
b.1. Cơ cấu tổ chức của “Tổ thu gom rác dân lập”:
Nhân sự của “Tổ thu gom rác dân lập”: có từ 3-9 người. trong đó có một tổ
trưởng và một tổ phó.
Tổ trưởng, tổ phó được bầu tại hội nghị toàn thể của tổ do UBND phường
chủ trì.
c. Điều kiện và thủ tục để đƣợc gia nhập vào lực lƣợng dịch vụ thu gom
rác dân lập:
c.1. Điều kiện để được gia nhập:
Nam có độ tuổi từ 18-60 tuổi.
Nữ có độ tuổi từ 18-55 tuổi.
Có sức khỏe để làm việc lấy rác tại địa bàn được phân công.
Có lai lịch rõ ràng, có hộ khẩu thường trú hoặc giấy tạm trú hợp lệ.
c.2. Hồ sơ gia nhập:
Đơn xin gia nhập gởi UBND phường.
Giấy khám sức khỏe.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 29
SVTH: Vũ Kim Tùng
Lý lịch cá nhân có xác nhận đóng dấu của địa phương về nơi thường trú
tạm trú.
c.3. Thủ tục hành chánh trong việc chứng nhận hoạt động:
Lực lượng thu gom rác dân lập chỉ được phép hoạt động sau khi đã được
ủy ban nhân dân phường ra quyết định thành lập tổ dịch vụ.
Đối với cá nhân: những người có đủ điều kiện được gia nhập lực lượng
thu gom rác dân lập thì UBND phường ra quyết định chấp thuận và bố trí vào
tổ dịch vụ lấy rác dân lập.
Đối với tập thể: UBND phường ra quyết định thành lập “Tổ lấy rác dân
lập” và gửi quyết định thành lập tổ, cùng với danh sách tổ trưởng, tổ phó cùng
các thành viên lên ủy ban nhân dân quận, phòng quản lý đô thị quận, phòng
tài chính kế hoạch quận để biết theo dõi chỉ đạo hoạt động.
c.4. Kinh phí hoạt động của “Tổ thu gom rác dân lập”:
- Mức thu:
Phòng tài chính kế hoạch dựa trên đơn giá thu gom rác được thành phố
ban hành hướng dẫn đơn giá thực hiện hợp đồng giữa “ Tổ thu gom rác dân
lập” và các hộ dân, hướng dẫn in ấn hợp đồng cấp phát phiếu thu, phiếu chi
và quyết toán theo quy định của pháp luật.
- Phương thức thu:
Căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng thu gom rác giữa dịch vụ thu gom
rác và các hộ dân được UBND phường chấp thuận để thu tiền lấy rác (hình
thức thu hàng tháng) và khi thực hiện thu tiền phải có biên lai theo quy định
của nhà nước.
Việc nhận và quyết toán thu chi tiền lấy rác hàng tháng của tổ dịch vụ phải
do tổ trưởng tổ dịch vụ chụi trách nhiệm trước UBND phường các khoản chi
tiền thu được từ việc làm dịch vụ thu gom rác của các hộ dân.
- Các khoản chi:
Tiền thu được từ việc thu gom rác sinh hoạt các hộ dân trong tháng của “
Tổ thu gom rác” do UBND phường quản lý được chi vào các khoản sau (theo
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 30
SVTH: Vũ Kim Tùng
hướng dẫn số 5424/HD-GT-PC ngày 31/3/1999 của Sở Giao Thông Công
Chánh TPHCM)
- 90% dùng để chi trả lương cho người trực tiếp làm dịch vụ thu gom rác
và khấu hao trang thiết bị dụng cụ lao động.
-10% dùng vào chi phí quản lý, được quy thành 100% phân chia như sau:
70% phụ cấp trách nhiệm cho ủy ban nhân dân phường sở tại để UBND
phường chi phí vào việc in ấn bản hợp đồng, mua biên lai thu tiền, chi phụ
cấp trách nhiệm cho cán bộ nhân viên chuyên trách của UBND phường theo
dõi.
20% phụ cấp trách nhiệm cho tổ kiểm tra giám sát chất lượng vệ sinh của
quận.
10% phụ cấp trách nhiệm cho tổ trưởng, tổ phó của “ Tổ thu gom rác dân
lập”.
-UBND 10 phường có trách nhiệm công khai tài chính theo chu kỳ tháng,
quý, năm.
d. Hoạt động của dịch vụ thu gom rác dân lập:
d.1. Phạm vi hoạt động:
- “Tổ thu gom rác dân lập” được hoạt động thu gom rác ở các nơi :
Hộ dân, khu vực gia cư.
Các khu vực mà đơn vị chủ đầu tư chưa có kế hoạch đấu thầu.
Mỗi tổ viên lấy rác không được thực hiện quá 200 hộ/1 người (theo
hướng dẫn 5424/HD-GT-PC ngày 31/3/1999 của Sở Giao Thông Công Chánh
TP.HCM)
- Tổ thu gom rác dân lập tuyệt đối không được thu gom rác bệnh phẩm, rác
chứa các chất độc hại vì các loại này phải do đơn vị chuyên ngành thực hiện.
d.2. Ký hợp đồng thu gom rác:
Tổ trưởng hay tổ phó là người đại diện ký kết hợp đồng thu gom rác với
các hộ dân.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 31
SVTH: Vũ Kim Tùng
Trong trường hợp nơi nào chỉ có 1-2 người làm rác dân lập thì tổ viên trực
tiếp ký hợp đồng với các hộ dân.
Mẫu hợp đồng ký kết giữa “Tổ thu gom rác dân lập” với các hộ dân do
UBND phường in và phát hành cho các “Tổ thu gom rác dân lập”.
d.3.Thời gian và phương tiện chở rác:
- Thời gian: thời gian, địa điểm tập kết, giao rác tại các điểm hẹn là 18 giờ
trở đi (theo đơn vị nhận thầu công tác quyét thu gom vận chuyển rác và
các “Tổ thu gom rác dân lập”)
- Phương tiện chở rác:
Xe tải phục vụ cho việc thu gom rác đều do “Tổ thu gom rác dân lập” tự
đầu tư mua sắm và đưa vào hoạt động thu gom rác đều phải đúng theo quy
định của pháp luật trong quá trình thu gom rác sinh hoạt
Trong quá trình thu gom, vận chuyển không được chất rác cao quá thùng
xe, không treo bao túi và dụng cụ thu gom quanh thùng xe làm mất vẻ văn
minh, mỹ quan và không đảm bảo an toàn lao động, giao thông.
3.1.2 Hệ thống quản lý kỹ thuật:
3.1.2.1.Hệ thống điểm hẹn và thu gom rác:
Hiện nay trên địa bàn quận Bình Tân có 16 điểm hẹn rác.
Stt Tên điểm hẹn Phƣờng Vị trí
1 ĐH An Lạc 1
An Lạc
Cuối đường số 1 Khu dân cư Nam
Hùng Vương.
2 ĐH An Lạc 2
Đường An Dương Vương – Đại lộ
Đông Tây
3 ĐH An Lạc A An Lạc A
Đầu đường số 7 (bên hông công ty
LikSin)
4 ĐH Tân Tạo Tân Tạo Quốc lộ 1A - Đường số 7
5 ĐH Tân Tạo A Tân Tạo A
Cuối đường số 7 nối dài Khu dân cư
Bắc Lương Bèo
6 ĐH BTĐ1
Bình Trị Đông
Đường Đất Mới, cạnh ao cá Bác Hồ
7 ĐH BTĐ2
Đường Lê Văn Quới, cạnh văn
phòng KP1
8 ĐH BTĐ3
Trước cty Fosaco - đường Phan
Anh
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 32
SVTH: Vũ Kim Tùng
9 ĐH BTĐA Bình Trị Đông A Vị trí đất công Hương lộ 2
10 ĐH BTĐB1
Bình Trị Đông B
Lối vào siêu thị Big C, KP 13
11 ĐH BTĐB2 Công viên đường số 36, KP 2
12 ĐH BHH1
Bình Hưng Hòa
Vị trí điểm hẹn KCN Tân Bình mở
rộng
13 ĐH BHH2 Đường vào Bãi chôn lấp Gò Cát
14 ĐH BHHA1
Bình Hưng Hòa A
Khu đất công cạnh nhà bia đường
Kênh Nước Đen
15 ĐH BHHA2 Điểm hẹn Bình Long
16 ĐH BHHB Bình Hưng Hòa B
Khu đất công gần VP khu phố 4 (vị
trí điểm hẹn)
(Nguồn: Ủy ban nhân dân quận Bình Tân)
Hệ thống thu gom rác trên địa bàn quận Bình Tân chỉ tồn tại lực lượng thu
gom rác dân lập. Lực lượng thu gom rác dân lập đảm nhiệm thu gom rác từ
các hộ dân, rác chợ, rác ở các cơ quan …Theo chương trình quản lý rác dân
lập của quận Bình Tân, hiện nay quận có khoảng 198 tổ rác dân lập thuộc 10
phường.
3.1.2.2. Lực lƣợng thu gom rác dân lập:
Những nội dung tìm hiểu lần lượt như sau số lượng các tuyến thu gom trên
địa bàn Quận Bình Tân, quy trình thu gom rác, cách thức lấy rác, thời gian
hoạt động, phạm vi phục vụ, khối lượng rác thu gom được, chất lượng vệ sinh
môi trường khi lấy rác và khi vận chuyển, trang bị bảo hộ lao động của công
nhân. Mức độ ảnh hưởng khi làm việc, thành phần phế liệu thu gom được, lộ
trình và thời gian thu gom.
a. Quy trình thu gom:
Trên địa bàn quận có các quy trình thu gom chính sau:
- Thu gom vận chuyển rác (06) chợ.
- Thu gom vận chuyển rác từ các Điểm hẹn.
- Thu gom vận chuyển rác quét đường.
- Thu gom vận chuyển rác dọn quang. Các tuyến dọn quang bao gồm:
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 33
SVTH: Vũ Kim Tùng
+ Bình Long
+ Phan Anh
+ An Dương Vương
+ Kinh Dương Vương
+ Hồ Học Lãm
+ Trần Đại Nghĩa
+ Nguyễn Cửu Phú
+ Quốc lộ 1A
Các qui trình vận chuyển thẳng đến bãi chôn lấp Đa Phước.
b. Quy trình thu gom vận chuyển rác từ 16 Điểm Hẹn về BCL Đa Phước
1. Quy trình 1: An Lạc
ĐH An Lạc 2 Đại Lộ Đông Tây Hồ Học Lãm Đường số 1 KDC Nam
Hùng Vương ĐH An Lạc 1 Hồ Học Lãm Kinh Dương Vương Vòng
xoay An Lạc Bãi chôn lấp Đa Phước
+ Cự ly = 24,3 Km
+ Khối lượng: 09 tấn/ngày
+ Loại phương tiện: xe ép tải trọng 10 tấn
+ Số chuyến: 01 chuyến/ngày.
2. Quy trình 2: An Lạc A
ĐH An Lạc A An Dương Vương Kinh Dương Vương Vòng xoay An Lạc
Bãi chôn lấp Đa Phước
+ Cự ly = 24,3 Km
+ Khối lượng: 07 tấn/ngày
+ Loại phương tiện: xe ép tải trọng 07 tấn
+ Số chuyến: 01 chuyến/ngày
3. Quy trình 3: Bình Trị Đông B
ĐH BTĐB 2 Đường số 36 Đường số 7 Tên Lửa Kinh Dương Vương
Vòng xoay An Lạc Bãi chôn lấp Đa Phước.
+ Cự ly = 24,5 Km
+ Khối lượng: 09 tấn/ngày
+ Loại phương tiện: xe ép tải trọng 10 tấn
+ Số chuyến: 01 chuyến/ngày
4. Quy trình 4: Bình Trị Đông B
ĐH BTĐB 1 Hồ Học Lãm QL1A Vòng xoay An Lạc Bãi chôn lấp Đa
Phước
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 34
SVTH: Vũ Kim Tùng
+ Cự ly = 21,6 Km
+ Khối lượng: 07 tấn/ngày
+ Loại phương tiện: xe ép tải trọng 07 tấn
+ Số chuyến: 01 chuyến/ngày
5. Quy trình 5: Tân Tạo
ĐH Tân Tạo QL1A Vòng xoay An Lạc Bãi chôn lấp Đa Phước
+ Cự ly = 24,8 Km
+ Khối lượng: 10 tấn/ngày
+ Loại phương tiện: xe ép tải trọng 10 tấn
+ Số chuyến: 01 chuyến/ngày
6. Quy trình 6: Tân Tạo A
ĐH Tân Tạo A QL1A Vòng xoay An Lạc Bãi chôn lấp Đa Phước.
+ Cự ly = 22,7 Km
+ Khối lượng: 10 tấn/ngày
+ Loại phương tiện: xe ép tải trọng 10 tấn
+ Số chuyến: 02 chuyến/ngày
7. Quy trình 7: Bình Trị Đông
ĐH BTĐ 3 Phan Anh An Dương Vương Kinh Dương Vương Vòng
xoay An Lạc Bãi chôn lấp Đa Phước
+ Cự ly = 25,8 Km
+ Khối lượng: 09 tấn/ngày
+ Loại phương tiện: xe ép tải trọng 10 tấn
+ Số chuyến: 01 chuyến/ngày
8. Quy trình 8: Bình Trị Đông
ĐH BTĐ 2 Lê Văn Quới Đất Mới ĐH BTĐ 1 Đất Mới Tỉnh lộ 10
Tên Lửa Kinh Dương Vương Vòng xoay An Lạc Bãi chôn lấp Đa
Phước
+ Cự ly = 27,3 Km
+ Khối lượng: 07 tấn/ngày
+ Loại phương tiện: xe ép tải trọng 07 tấn
+ Số chuyến: 01 chuyến/ngày
9. Quy trình 9: Bình Trị Đông A
ĐH BTĐA Hương lộ 2 QL1A Vòng xoay An Lạc Bãi chôn lấp Đa
Phước
+ Cự ly = 26,7 Km
+ Khối lượng: 09 tấn/ngày
+ Loại phương tiện: xe ép tải trọng 10 tấn
+ Số chuyến: 01 chuyến/ngày
10. Quy trình 10: Bình Hƣng Hoà
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 35
SVTH: Vũ Kim Tùng
ĐH BHH 1 QL1A Vòng xoay An Lạc Bãi chôn lấp Đa Phước
+ Cự ly = 34,6 Km
+ Khối lượng: 09 tấn/ngày
+ Loại phương tiện: xe ép tải trọng 10 tấn
+ Số chuyến: 01 chuyến/ngày
11. Quy trình 11: Bình Hƣng Hoà
ĐH BHH 2 QL1A ngã tư QL1A – Lê Trọng Tấn Vòng xoay An Lạc
Bãi chôn lấp Đa Phước
+ Cự ly = 33,0 Km
+ Khối lượng: 07 tấn/ngày
+ Loại phương tiện: xe ép tải trọng 07 tấn
+ Số chuyến: 01 chuyến/ngày
12. Quy trình 12: Bình Hƣng Hoà B
ĐH BHHB Nguyễn Thị Tú QL1A Vòng xoay An Lạc Bãi chôn lấp Đa
Phước
+ Cự ly = 33,0 Km
+ Khối lượng: 09 tấn/ngày
+ Loại phương tiện: xe ép tải trọng 10 tấn
+ Số chuyến: 01 chuyến/ngày
13. Quy trình 13: Bình Hƣng Hoà A
ĐH BHHA 1 Kênh Nước Đen Tân Kỳ Tân Quý QL1A Vòng xoay An
Lạc Bãi chôn lấp Đa Phước
+ Cự ly = 30,0 Km
+ Khối lượng: 09 tấn/ngày
+ Loại phương tiện: xe ép tải trọng 10 tấn
+ Số chuyến: 01 chuyến/ngày
14. Quy trình 14: Bình Hƣng Hoà A
ĐH BHHA 2 Bình Long Phan Anh An Dương Vương Kinh Dương
Vương Vòng xoay An Lạc Bãi chôn lấp Đa Phước
+ Cự ly = 28,9 Km
+ Khối lượng: 09 tấn/ngày
+ Loại phương tiện: xe ép tải trọng 10 tấn
+ Số chuyến: 01 chuyến/ngày
c. Quy trình thu gom vận chuyển rác từ 06 Chợ về BCL Đa Phước
a. Quy trình 15: Chợ Bình Trị Đông - Chợ An Lạc – Da Sà
Chợ Bình Trị Đông Trương Phước Phan Ấp Chiến Lược Trương Phước
Phan Tỉnh lộ 10 Chợ Da Sà Tỉnh lộ 10 An Dương Vương Kinh
Dương Vương quay đầu Chợ An Lạc quay đầu Kinh Dương Vương
Vòng xoay An Lạc Bãi chôn lấp Đa Phước
+ Cự ly = 27,9 Km
+ Khối lượng: 10 tấn/ngày
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 36
SVTH: Vũ Kim Tùng
+ Loại phương tiện: xe ép tải trọng 10 tấn
+ Số chuyến: 01 chuyến/ngày
b. Quy trình 16: Chợ Bình Hƣng Hoà – Chợ Bà Hom – Chợ KP2
Chợ Bình Hƣng Hoà QL1A Tỉnh Lộ 10 Lộ Tẻ Chợ Bà Hom
QL1A Hồ Học Lãm Chợ KP2 Hồ Học Lãm Kinh Dương Vương
Vòng xoay An Lạc Bãi chôn lấp Đa Phước
+ Cự ly = 29,6 Km
+ Khối lượng: 07 tấn/ngày
+ Loại phương tiện: xe ép tải trọng 07 tấn
+ Số chuyến: 01 chuyến/ngày
d. Quy trình thu gom vận chuyển rác dọn quang về BCL Đa Phước
a. Quy trình 17: dọn quang
Tân Kỳ Tân Quý – Bình Long Bình Long Phan Anh An Dương Vương
Kinh Dương Vương Hồ Học lãm ranh Q8 Hồ Ngọc Lãm QL1A
Vòng xoay An Lạc Trần Đại Nghĩa Nguyễn Cửu Phú Tỉnh Lộ 10
QL1A Ql1A – Hồ Học lãm QL1A ranh Q12 QL1A Vòng xoay An
Lạc Bãi chôn lấp Đa Phước
+ Cự ly thực tế = 66,8 Km. Cự ly thực hiện (khoán 50% cự ly thực tế) = 33,4 km
+ Khối lượng: 10 tấn/ngày
+ Loại phương tiện: xe ép tải trọng 10 tấn
+ Số chuyến: 01 chuyến/ngày
e. Quy trình thu gom vận chuyển rác quét đường về BCL Đa Phước
a. Quy trình 18: rác quét đƣờng 1
0,6tấn 1,4km 0,6tấn 0,8km 0,9tấn 1,3km
Tên Lửa/Kinh
Dương Vương
Kinh Dương
Vương/Hồ
Học Lãm
Kinh Dương
Vương/QL1A
0,6tấn 2,6km 0,6tấn 1,5km 0,6tấn 2,3km
QL1A/Hồ Học
Lãm
QL1A/Tỉnh Lộ
10
QL1A/Thoại Ngọc
Hầu
0,6tấn 3,0km 0,9tấn 6,7km 0,6tấn 23,8km
QL1A/Tân Kỳ
Tân Qúy
QL1A/Nguyễn
Thị Tú
QL1A/Tỉnh Lộ 10
Bãi Đa Phước
+ Cự ly = 43,4 km
+ Khối lượng: 6 tấn/ngày
+ Loại phương tiện: xe ép có tải trọng 7 tấn
+ Số chuyến: 1 chuyến/ngày
b. Quy trình 19: rác quét đƣờng 2
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 37
SVTH: Vũ Kim Tùng
0,9tấn 4,4km 0,6tấn 0,5km 0,6tấn 0,7km
Kinh Dương
Vương/Hồ Ngọc
Lãm
An Dương
Vương/Nguyễn
Qúi Yên
An Dương Vương
(cầu Mỹ Thuận)
0,6tấn 0,9km 0,7tấn 0,9km 0,9tấn 2,0km
An Dương
Vương/Phan
Đình Thông
An Dương
Vương/Đ.số 1
An Dương Vương
/Bà Hom
0,9tấn 2,1km 0,9tấn 0,9km 0,9tấn 1,8km
Phan Anh/Thoại
Ngọc Hầu
Thoại Ngọc Hầu
/Mã Lò
Mã Lò/Tỉnh Lộ 10
23,8km
Tỉnh lộ
10/QL1A
Bãi Đa Phước
+ Cự ly = 38,0 km
+ Khối lượng: 7 tấn/ngày
+ Loại phương tiện: xe ép có tải trọng 7 tấn
+ Số chuyến: 1 chuyến/ngày
3.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỰC LƢỢNG THU GOM RÁC 10
PHƢỜNG:
Quận Bình Tân là 01 trong 02 quận thí điểm của Thành phố không có
Công ty Dịch vụ Công ích. Việc thu gom rác sinh hoạt do các tổ rác dân lập
đảm nhiệm. Công tác quản lý lực lượng thu gom rác dân lập trên địa bàn quận
đã được UBND quận phân cấp cho UBND 10 Phường quản lý.
3.2.1. Phƣờng An Lạc:
- Trang bị bảo hộ lao động chưa được đồng nhất.
- Khu dân cư Nam Long,khu dân cư Nam Hùng Vương, khu dân cư Chợ Kiến
Đức II chưa bàn giao tuyến đường quyét rác.
Bảng 2 : Thống kê các tổ thu gom rác dân lập phường An Lạc
STT
Khu
phố
Số tổ thu gom Phương tiện
Số hộ đăng
ký
Số hộ không
đăng ký Số tổ
rác
Số
người
Xe
lam
Xe tải
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 38
SVTH: Vũ Kim Tùng
1 1 5 19 4 2 595 73
2 2 5 17 5 1 615 317
3 3 5 9 5 734 30
4 4 2 6 2 1024 196
5 5 4 13 3 1 661 131
6 6 5 14 5 1 656 196
Tổng
cộng
6 26 78 24 5 4285 943
(Nguồn UBND phường An Lạc)
3.2.2. Phƣờng An Lạc A:
Bảng 3: Thống kê khối lượng chất thải rắn trên địa bàn phường An Lạc A
Tên tổ rác Loại xe Tải trọng Số chuyến/ ngày
Khối lượng
rác/ngày
Lý Văn Thuận Tải 550 kg 3 2.5 tấn
Võ Minh trân Tải 550 kg 1 500 kg
Võ Thị Kiều Tải 2 tấn 2 3 tấn
Ngô Văn Phước Tải 2 tấn 1 1.5 tấn
Lý Mai Châu Tải 3 tấn 1 1.5 tấn
Lý Thị Diệu Xe lam 500 kg 5 3 tấn
Lê Văn Giàu Tải 2 tấn 1 2 tấn
Nguyễn Thị Ngọc
Mai Xe lam 500 kg 3 3 tấn
Đặng Văn Rỏn Tải 990 kg 7 1.9 tấn
Nguyễn Văn Thanh Tải 1 tấn 2 2 tấn
Trịnh Đức Long xe lam 500 kg 1 500 kg
Lê Văn Ngộ Tải 1 tấn 2 2 tấn
Lê Văn Tấn Tải 550 kg 2 1 tấn
(Nguồn Ủy ban nhân dân phường An Lạc A)
- Số lượng tổ thu gom gồm 14 tổ.
- Số lượng thành viên thu gom khoảng 28 người.
- Các phương tiện thu gom gồm 4 xe lam,12 xe tải.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 39
SVTH: Vũ Kim Tùng
- Số hộ đăng ký và chưa đăng ký thu gom rác phường chưa xác định được.
- Trang bị bảo hộ lao động chưa đồng nhất.
- Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường 25 tấn/ngày.
3.2.3. Phƣờng Tân Tạo:
- Số lượng tổ thu gom gồm 14 tổ.
- Số lượng thành viên tham gia thu gom khoảng 26 người. Mỗi tổ có 2 thành
viên.
- Các phương tiện thu gom gồm 13 xe kể cả xe lam và xe Dasu.
- Đối với các tuyến đường chính thời gian thu gom từ 6 giờ sáng đến 7 giờ 30
sáng. Đối với các hẻm thì thu gom đến 11 giờ.
- Phường tập kết rác tại điểm hẹn của phường nằm trên đường số 7 giao với
Quốc Lộ 1A. khối lượng rác đô thị trên địa bàn phường khoảng 21 tấn số
chuyến vận chuyển trong ngày là 21 chuyến.
- Hiện nay, trên địa bàn phường các tuyến đều được thu gom rác, chỉ còn
khoảng 300 hộ dân ở khu phố 1,2,3 chưa thực hiện thu gom vì đất trống người
dân tự thiêu hủy.
- Hiện nay theo phường thống kê được có 4228 hộ đã thực hiện đăng ký thu
gom rác. Trong đó có 2726 hộ kinh doanh đăng ký thu gom rác.
Bảng 4: Thống kê khối lượng chất thải rắn trên địa bàn phường Tân Tạo
Tên tổ rác Loại xe Tải trọng
Số chuyến/
ngày
Khối lượng
rác/ngày
Phan Hoài Nhân Tải 1 tấn 1 1 tấn
Ngô Văn Phước Tải 1 tấn 1 1 tấn
Ngô Văn Bảo Tải 1 tấn 1 1 tấn
Lê Văn Định Tải 1 tấn 1 1 tấn
Đỗ Văn Cẩm Tải 1 tấn 2 2 tấn
Nguyễn Văn
Trường Tải 1 tấn 2 2 tấn
Phan Hồng Phú Tải 1.4 tấn 2 2 tấn
Trần Khắc Nhu Tải 1 tấn 1 1 tấn
Nguyễn Kim Tròn Tải 1 tấn 1 1 tấn
Dương Văn Dẩn Tải 1 tấn 1 1 tấn
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 40
SVTH: Vũ Kim Tùng
Trần Văn Dân Tải 1 tấn 2 2 tấn
Trần Thanh Nhàn Tải 1 tấn 2 2 tấn
Nguyễn Văn Ri Tải 1 tấn 2 2 tấn
(Nguồn phường Tân Tạo)
3.2.4. Phƣờng Tân Tạo A:
- Số lượng tổ thu gom rác gồm 8 tổ.
- Số lượng thành viên tham gia thu gom rác gồm 24 người. Trong đó mỗi tổ
có 3 người.
- Các phương tiện thu gom rác gồm xe lam, xe tải.
- Trang thiết bị bảo hộ lao động chưa đồng nhất.
- Các tuyến đường chính như Tỉnh lộ 10, Nguyễn Cửu Phân, Trần Đại Nghĩa
lấy rác trước 7 giờ sáng. Các tuyến phụ như hẻm thì lấy rác đến chiều.
- Hầu hết các hộ đều được thu gom, có một số hộ tại khu phố 4,5 (khoảng 400
hộ) chưa thực hiện đăng ký thu gom.
- Khối lượng rác được thu gom trong 1 ngày khoảng 28 tấn.
Bảng 5: Thống kê phương tiện thu gom và vận chuyển
Tên tổ rác Loại xe Biển kiểm soát
Tiền Trung Thành Xe lam 56L-4735
Lê Văn Út Xe tải 56L-0432
Nguyễn Trọng Nghiệm Xe lam 54M-0303
Nguyễn Ngọc Loan Xe tải 54L-8559
Võ nguyễn Đăng Khoa Xe tải 57L-6594
Võ Thành Phương Xe tải 57L-6594
Trần Hoài Thông Xe tải 57L-6329
(Nguồn UBND phường Tân Tạo A)
3.2.5. Phƣờng Bình Trị Đông:
- Số lượng tổ thu gom gồm 30 tổ.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 41
SVTH: Vũ Kim Tùng
- Số lượng thành viên thu gom không thống kê được do nhân sự các tổ thường
xuyên thay đổi.
- Rác thu gom từ các hộ tập trung tại điểm hẹn Bình Trị Đông 1 (nằm tại
đường Đất Mới cạnh ao cá Bác Hồ).
- Các phương tiện thu gom gồm xe tải, xe lam, xe dasu.
- Số hộ đăng ký và chưa đăng ký và chưa đăng ký thu gom rác phường chưa
xác định được.
- Thời gian thu gom rác không theo quy định. Tự hộ dân và tổ thu gom rác
thỏa thuận.
3.2.6. Phƣờng Bình Trị Đông A:
- Số lượng tổ thu gom gồm 18 tổ, 8 khu phố.
- Số lượng thành viên thu gom gồm 45 người.
- Các phương tiện thu gom gồm 3xe lam, 15 xe tải.
- Điểm tập kết rác tại điểm hẹn của phường Bình Trì Đông (do điểm hẹn của
phường hiện chưa hoạt động), thời gian lấy rác từ 7-13 giờ chiều.
- Hiện thu gom 11 tuyến chính và 350 hẻm.
- Có khoảng 3500 hộ đăng ký thu gom, trong đó có 48 cơ sở đăng ký thu
gom. Còn 2900 hộ đăng ký không thu gom rác.
Tên tổ rác Loại xe Tải trọng
Số chuyến/
ngày
Khối lượng
rác/ngày
Lê Văn Đẹp Tải 1 tấn 2 2 tấn
Trần Thị Ngọc
Phương Tải 1 tấn 2 2 tấn
Phan Văn Ngoán Xe lam 1 tấn 2 2 tấn
Phạm Thị Mẫn Tải 818 kg 2 2 tấn
Nguyễn Thị Mỹ Châu Tải 650 kg 2 1.3 tấn
Huỳnh Văn sáu Xe lam 700 kg 3 2.1 tấn
Lưu Văn Trí Tải 1 tấn 2 2 tấn
Trần Văn Đạt Tải 1 tấn 1 1 tấn
Dương Văn Dẫn Tải 1 tấn
Trần Văn Dũng xe lam 1 tấn 2 2 tấn
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 42
SVTH: Vũ Kim Tùng
Bảng 6: Khối lượng chất thải rắn trên địa bàn phường Bình Trị Đông A
(Nguồn phường Bình Trị Đông A)
3.2.7. Phƣờng Bình Trị Đông B:
- Số lượng thu gom rác gồm 14 tổ, 5 khu phố.
- Số lượng thành viên tham gia thu gom gồm 50 người.
- Các phương tiện thu gom rác gồm 2 xe tải nhỏ, 1 xe tải tự chế,10 xe tải.
- Điểm tập kết rác trên đường Tên Lửa.
Bảng 7: Phạm vi thu gom của các tổ trong phường Bình Trị Đông B
T
ổ
Địa bàn thu gom
1 Tiểu khu 2, 3 – khu phố 1, Tỉnh Lộ 10,
Tên Lửa
2 Khu phố 2, khu phố 3.
3 Tiểu khu 1
4 Khu phố 2
5 Khu phố 1
6 Khu phố 3
7 Tiểu khu 1
8 Hồ Ngọc Lãm – Khu phố 5
9 Tổ 90 – 98 khu phố 4, 5
1
0
Hẻm sinco khu phố 4
1
1
Quốc lộ 1A
Phan Văn Ngoan xe lam 1 tấn 2 2 tấn
Lê Hồng Phát Tải 660 kg 2 1.3 tấn
Ngô Minh Hưng Tải 1 tấn 2 2 tấn
Ngô Minh Thịnh Tải 1 tấn 2 2 tấn
Nguyễn Thanh Tâm Tải 500 kg 2 1.1 tấn
Nguyễn Thị Cúc Tải 1 tấn 2 2 tấn
Phạm Văn Minh Tải 818 kg 3 2.5 tấn
Trần Văn Dân Tải 1 tấn 5 10 tấn
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 43
SVTH: Vũ Kim Tùng
1
2
Khu y tế kỹ thuật cao – khu phố 4
(Nguồn UBND phường Bình Trị Đông B)
3.2.8. Phƣờng Bình Hƣng Hòa:
- Số lượng tổ thu gom rác gồm 21 tổ.
- Thời gian thu gom rác tại các hộ dân từ 5 giờ đến 7 giờ sáng.
- Địa điểm tập kết rác tại trạm trung chuyển đường Bình Long, một số tập kết
tại Hóc Môn.
- Các tuyến đường đã thu gom gồm Quốc Lộ 1 A, Tân Kỳ Tân Quý, đường số
5, số 11, số 15, số 9, đường 26/3, đường số 8, Phạm Đăng Giảm, đường số 3,
Lê Trọng Tấn, Đừng số 18.
- Có khoảng 4271 hộ ký hợp đồng thu gom rác.Khối lượng rác thu gom
khoảng 33 tấn/ngày.
3.2.9. Phƣờng Bình Hƣng Hòa A:
- Số lượng tổ thu gom rác gồm 38 tổ, 17 khu phố.
- Số lượng thành viên tham gia thu gom rác gồm 69 người.
- Các phương tiện thu gom rác gồm xe tải, xe ISUZU loại nhỏ.
- Thời gian lấy rác do người dân thương lượng cùng các tổ rác, cách 1 ngày
lấy 1 lần. Thời gian rác từ 6 giờ sáng đến 18 giờ.
- Các tuyến thu gom rác trải đều trên 17 khu phố.
- Theo kết quả thống kê có 8900 hộ đăng ký thu gom rác.
3.2.10. Phƣờng Bình Hƣng Hòa B:
- Số lượng tổ thu gom rác gồm 21 tổ.
- Phương tiện thu gom gồm xe lam, xe tải nhỏ, xe cải tiến.
- Thời gian tập kết rác tại điểm hẹn là 11 giờ, tại đường Bình Long. Thời gian
thu gom rác tại các hộ dân từ 7 giờ đến 11 giờ, đối với nơi phát sinh rác ít thì
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 44
SVTH: Vũ Kim Tùng
cách 1 ngày lấy rác 1 lần, còn những nơi phát sinh nhiều thì lấy rác từ 1 đến 2
lần/ngày.
Tóm lại, hiện nay, trên địa bàn quận Bình Tân có 198 tổ rác với nhân sự
khoảng 439 người hoạt động thu gom rác và có khoảng 132 phương tiện thu
gom (xe tải). Lực lượng thu gom rác dân lập đảm nhiệm thu gom rác từ các
hộ dân, rác chợ, rác ở các cơ quan…
Bảng 8: Thống kê lực lượng thu gom rác dân lập tại 10 phường
Phƣờng
Số tổ thu gom
Phƣơng tiện thu
gom (xe tải)
Số tổ
rác
Số ngƣời
An Lạc 26
Chưa xác
định được 11
An Lạc A 13 45 7
Taân Tạo 13 26 13
Taân Tạo A 9 24 5
Bình Trị Đông 30 60 21
Bình Tri Đông A 18 51 11
Bình Tri Đông B 14 50 7
Bình Hưng Hòa 21 36 14
Bình Hưng Hòa A 38 107 27
Bình Hưng Hòa B 21 40 16
(Nguồn UBND Quận)
3.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỰC LƢỢNG THU GOM RÁC
DÂN LẬP:
3.3.1. Kết quả đƣợc:
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 45
SVTH: Vũ Kim Tùng
Trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân 10 phường thực hiện tốt công tác tổ
chức lực lượng thu gom rác, đã thực hiện thu gom rác trong nhân dân, giao
cho đơn vị vận chuyển rác.
Thống kê được số lượng tổ thu gom rác trên địa bàn 10 phường bao gồm:
họ và tên, địa chỉ, thường trú, tạm trú, số điện thoại liên lạc của người đại
diện hộ dân thu gom rác dân lập.
Đã thực hiện rà soát và lập danh sách số lượng, khối lượng xả thải/tháng
và mức phí phải nộp của chủ nguồn thải ngoài hộ gia đình phục vụ cho công
tác thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường theo Quyết định số 88/QĐ-
UBND ngày 20/12/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về phí vệ sinh và phí
bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường.
Đã cập nhật được Danh sách hộ gia đình thuộc diện xóa đói giảm nghèo có
mã số (thuộc đối tượng miễn thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường).
Đã trang bị cho các tổ viên tổ rác dân lập trang phục, bảng tên và logo xe.
Đã liên hệ Chi cục Thuế quận lấy mẫu Biên lai thu phí vệ sinh và phí bảo
vệ môi trường phục vụ cho công tác quản lý thu gom rác.
Thực hiện kế hoạch khuyến khích hỗ trợ chuyển đổi phương tiện từ xe ba
bánh qua xe tải.
Đã xây dựng lịch trình và nội dung kiểm tra công tác quản lý rác dân lập
và vệ sinh môi trường của Ủy ban nhân dân 10 phường.
Đang tiến hành công tác thẩm định khối lượng xả thải/tháng của chủ
nguồn thải thuộc đối tượng ngoài hộ gia đình để điều chỉnh mức phí vệ sinh
và phí bảo vệ môi trường.
Đã chọn được vị trí và đang tiến hành xây dựng các điểm hẹn rác mới trên
địa bàn phường phục vụ cho công tác quét dọn, thu gom và vận chuyển chất
thải rắn thông thường trên địa bàn quận Bình Tân.
3.3.2. Những vấn đề còn tồn tại:
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 46
SVTH: Vũ Kim Tùng
Công tác thống kê số lượng, khối lượng xả thải/tháng và mức phí phải nộp
của chủ nguồn thải còn gặp khó khăn: chưa thống kê được theo đơn vị thu
gom do các tổ rác dân lập hoạt động thu gom trên nhiều địa bàn khác nhau,
thông tin về tên của chủ nguồn thải chưa rõ ràng và đầy đủ để phục vụ cho
công tác thẩm định xả thải/tháng.
Các tổ rác dân lập chưa báo cáo đầy đủ thông tin về số lượng, khối lượng
xả thải/tháng của chủ nguồn thải trên địa bàn thu gom cho Ủy ban nhân dân
phường.
Phần lớn các tổ rác dân lập chưa thực hiện ký hợp đồng thu gom với các
chủ nguồn thải thuộc đối tượng ngoài hộ gia đình và không phát biên lai thu
phí cho các chủ nguồn thải khi thu phí.
Vẫn còn tình trạng một số tổ rác dân lập không thu gom rác sinh hoạt hàng
ngày.
Một số tổ rác dân lập hoạt động thu gom rác sinh hoạt không theo thời
gian quy định gây cản trở giao thông.
Chưa xác định rõ lộ trình thu gom rác của một số tổ rác dân lập gây khó
khăn trong công tác quản lý.
Chưa xây dựng các biện pháp chế tài, đình chỉ hoạt động đối với các tổ thu
gom rác dân lập không thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân quận và
phường.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 47
SVTH: Vũ Kim Tùng
CHƢƠNG IV
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
4.1 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RÁC THẢI:
Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến các chủ nguồn thải các
quy định của Nhà nước liên quan đến công tác thu phí vệ sinh và phí bảo vệ
môi trường đối với chất thải rắn thông thường.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của lực lượng thu gom rác
sinh hoạt, phát hiện và khắc phục kịp thời các sự cố khi các tổ thu gom rác
không thực hiện tốt công tác thu gom.
Bố trí nhân sự phụ trách công tác quản lý lực lượng thu gom rác dân lập
tại địa phương với cơ cấu: cán bộ chuyên trách tại phường, mời các Trưởng
ban điều hành khu phố và các tổ trưởng tổ dân phố làm thành viên.
Xây dựng các quy định chế tài, đình chỉ hoạt động đối với các tổ thu gom
rác dân lập không thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân quận và
phường gây chậm trễ, khó khăn trong công tác chung về quản lý rác dân lập
của quận.
Xác nhận lộ trình đăng ký thu gom rác sinh hoạt cho các tổ rác dân lập.
Giao các tổ rác dân lập có trách nhiệm thu gom rác tại các thùng rác công
cộng cho các tổ rác dân lập trong lộ trình thu gom.
Thông báo đối với các tổ viên tổ thu gom rác phải thực hiện: đeo bảng
tên, trang bị đồng phục, dụng cụ bảo hộ lao động trong khi tác nghiệp do Ủy
ban nhân dân phường cung cấp. Phương tiện vận chuyển rác phải đảm bảo vệ
sinh, an toàn giao thông, thực hiện đúng các quy định của Luật giao thông.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 48
SVTH: Vũ Kim Tùng
Định kỳ mỗi tháng một lần (trước ngày 05), tổng hợp các báo cáo
công tác thu và trích phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường của tháng trước
và gửi về phòng Tài chính – Kế hoạch.
Hướng dẫn các hộ gia đình chưa có hệ thống thu gom chất thải rắn
sinh hoạt (những nơi các tổ rác dân lập không thể đến để thực hiện thu
gom rác sinh hoạt) thực hiện xử lý đúng theo quy định, không để tình
trạng đổ chất thải ra đường, sông ngòi, suối, kênh rạch và các nguồn nước
mặt.
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với các trường hợp
vi phạm trong lĩnh vực phí, lệ phí. Trường hợp vượt thẩm quyền, lập tờ
trình gửi Ủy ban nhân dân quận xử lý theo quy định.
Cập nhật danh sách hộ gia đình thuộc diện xóa đói giảm nghèo có
mã số (thuộc đối tượng miễn thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường) gửi
về phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài chính – Kế hoạch.
Phối hợp với chính quyền các cấp tuyên truyền phố biến phân loại
rác tại nguồn đến từng hộ dân, giải thích những ích lợi trong việc phân loại
rác tại nguồn cho các hộ dân.
4.2 Đề xuất của phòng Tài nguyên và Môi trƣờng
Tổ chức các lớp học về kiến thức chất thải rắn sinh hoạt các lực
lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt.
Thường xuyên thẩm định danh sách chủ nguồn thải, khối lượng xả
thải/tháng và mức phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải
rắn thông thường phải nộp của từng chủ nguồn thải do Đơn vị thu phí báo
cáo.
Phối hợp phòng Tài chính – Kế hoạch xây dựng đơn giá thu gom tại
nguồn bằng phương tiện cơ giới trên địa bàn quận.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 49
SVTH: Vũ Kim Tùng
4.3 Đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận
đến năm 2015:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện kiểm tra thống kê tất cả các chủ nguồn thải có
phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, phân loại chủ nguồn thải theo văn bản hướng
dẫn số 7345/LCQ-TNMT-TC-CT ngày 7 tháng 10 năm 2009 của liên cơ quan
Sở Tài nguyên và Môi trường – Sở Tài chính – Cục thuế về việc hướng dẫn
thực hiện Quyết định số 88/2008/QĐ-UBND ngày 20-12-2008 của Ủy ban
nhân dân thành phố về phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải
rắn thông thường.
- Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với lực lượng thực hiện dịch vụ
thu gom chất thải sắn sinh hoạt (lực lượng thu gom rác dân lập) một cách
khoa học, quản lý đầy đủ các thông tin về: số lượng tổ thu gom rác, nhân sự
từng tổ thu gom, số lượng phương tiện thu gom, loại phương tiện thu gom, lộ
trình thu gom, thời gian hoạt động thu gom từng tổ, mốc thời gian thu gom tại
điểm xuất phát và điểm kết thúc lộ trình và thời gian giao rác cho đơn vị vận
chuyển tại các điểm hẹn, danh sách các chủ nguồn thải thu gom của từng tổ,
tổng khối lượng thu gom rác trung bình một ngày của từng tổ thu gom và tổ
chức cập nhật biến động các thông tin thường xuyên để quản lý.
- Tổ chức thực hiện vận động trên tinh thần tự nguyện các tổ rác dân lập đi
vào hoạt động mang tính pháp lý của loại hình dịch vụ vệ sinh môi trường
dưới các hình thức hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã,
công ty TNHH, công ty cổ phần, nhằm đảm bảo quyền lợi thiết thực và nghĩa
vụ của các tổ rác dân lập hiện nay.
- Thiết lập các kế hoạch vạch tuyến thu gom trong tương lai.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 50
SVTH: Vũ Kim Tùng
CHƢƠNG V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN :
Sau một thời gian tìm hiểu rút ra được những kết luận như sau:
Ủy ban nhân dân 10 phường đang triển khai thực hiện thu phí vệ sinh và
phí bảo vệ môi trường đối với các chất thải rắn thông thường trên địa bàn
quận theo Kế hoạch 222/KH-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban
nhân dân quận Bình Tân.
Phòng Tài nguyên và Môi trường đang tiến hành công tác thẩm định khối
lượng rác xả thải/tháng của các chủ nguồn thải trên địa bàn quận Bình Tân
theo Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban nhân
dân quận Bình Tân.
Trên cơ sở báo cáo về phiếu thống kê số lượng, khối lượng của các chủ
nguồn thải từ đơn vị thu gom phục vụ thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi
trường của Ủy ban nhân 10 phường kết quả thẩm định khối lượng xả
thải/tháng đạt được, Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện tổng hợp và
báo cáo Sở Tái chính và Sở Tài nguyên và Môi trường về số lượng, khối
lượng xả thải/tháng và mức phí phải nộp của các chủ nguồn thải trên địa bàn
quận Bình Tân (nội dung báo cáo theo mẫu số 03 của Công văn 7345/LCQ-
TNMT-TC-CT).
Hiện nay, Công ty TNHH Một thành viên Môi trường Đô thị thành phố đã
trúng thầu gói thầu “Quét dọn vệ sinh đường phố, thu gom và vận chuyển
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 51
SVTH: Vũ Kim Tùng
chất thải rắn thông thường trên địa bàn quận Bình Tân”, hợp đồng được ký
vào ngày 17 tháng 9 năm 2010.
Ngày 01 tháng 10 năm 2010, gói thầu “Quét dọn vệ sinh đường phố, thu
gom và vận chuyển chất thải rắn thông thường trên địa bàn quận Bình Tân”
được công ty đưa vào hoạt động, Ủy ban nhân dân quận Bình Tân sẽ triển
khai công tác giám sát chất lượng vệ sinh các tuyến đường và công tác thu
gom và vận chuyển chất thải rắn thông thường trên địa bàn quận Bình Tân
của đơn vị nhận thầu.
5.2. KIẾN NGHỊ:
Nhằm nâng cao hiệu quả của việc quản lý rác dân lập tại quận Bình Tân,
em đưa ra một số đề xuất dựa trên kết quả tìm hiểu thực tế như sau:
- Xây dựng Quy chế mới về tổ chức và hoạt động của lực lượng thu gom
rác dân lập trên địa bàn quận Bình Tân thay thế Quy chế tạm thời năm 2004
của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, nhằm phục vụ công tác quản lý lực
lượng thu gom rác dân lập trong tình hình triển khai thu phí vệ sinh và phí bảo
vệ môi trường theo Quyết định số 88/2008/QĐ-UBND ngày 20-12-2008 của
Ủy ban nhân dân thành phố về phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với
chất thải rắn thông thường.
- Tổ chức nhiều các lớp học, chương trình tập huấn về kiến thức chất thải
rắn sinh hoạt cho các lực lượng thu gom rác sinh hoạt và chủ nguồn thải.
- Tạo công ăn việc làm cho các hộ dân trên địa bàn quận tham gia công tác
thu gom rác sinh hoạt để tạo nguồn thu cho quận trong công tác quản lý.
- Khi có các chương trình, kế hoạch hành động vệ sinh môi trường trên địa
bàn quận, lực lượng thu gom rác dân lập cũng góp phần tham gia để công tác
thực hiện của Ủy ban nhân dân quận thuận lợi hơn. Ví dụ: kế hoạch vệ sinh
rác đường phố ngày Tết, kế hoạch thực hiện triển khai ngày môi trường thế
giới,…
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 52
SVTH: Vũ Kim Tùng
- Các tổ rác dân lập hoạt động thu gom rác sinh hoạt trên nhiều địa bàn
khác nhau và thu gom theo các lộ trình không liên tục nên khó khăn trong
công tác quản lý.
- Xây dựng các quy định đối với chủ nguồn thải:
Phải trang bị thùng rác hợp vệ sinh, lưu chứa chất thải sinh hoạt không
để lẫn với các loại chất thải khác. Thực hiện giao rác khi có đơn vị thu gom
rác sau đó lưu giữ thùng rác bên trong nhà, không lưu chứa rác trong các thùng
gỗ, thùng xốp, sọt tre, túi nilon…đặt để ở lòng lề đường gây mất mỹ quan đô thị.
Các hộ gia đình chưa có hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt
(những nơi các tổ rác dân lập không thể đến để thực hiện thu gom) phải thực
hiện xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân
phường, không được đổ chất thải ra đường, sông ngòi, suối kênh rạch và các
nguồn nước mặt.
Kịp thời phản ánh đến Ủy ban nhân dân phường, phòng Tài nguyên và
Môi trường các trường hợp lực lượng thu gom rác sinh hoạt thu gom không
đúng quy định.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 53
SVTH: Vũ Kim Tùng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng - Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp
2004.
2. GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, TS. Ứng Quốc Dũng, TS Nguyễn Kim Thái – Chất
thải rắn đô thị ( tập 1) – Nhà xuất bản Xây Dựng Hà Nội 2001.
3. Nguyễn Văn Phước– Quản lý và xử lý chất thải rắn – Nhà xuất bản Đại học
quốc gia TP.HCM 2007.
4. Nghị định 59/2007/NĐ-CP “về quản lý chất thải rắn”.
5. Quyết định số 122/QĐ-TNMT-CTR ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Ủy ban
nhân dân thành phố về việc duyệt khối lượng công việc quét dọ vệ sinh đường phố,
thu gom vận chuyển chất thải rắn thông thường phục vụ công tác đấu thầu trên địa
bàn quận Bình Tân.
5. Quyết định của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân số 2494/2004/QĐ-UB “Quy
chế tạm thời về quản lý lực lượng thu gom rác” .
6. Quyết định số 88/2008/QĐ-UBND ngày 20/12/2008 của Ủy ban nhân dân
thành phố về phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường.
7. Quyết định của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân số 2475/2004/QĐ – UB “về
việc phân cấp quản lý dịch vụ thu gom rác dân lập”.
8. Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh 5424/1998/QĐ-
UB-QLĐT “Quy chế tạm thời của Ủy ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh về
quản lý lực lượng thu gom rác dân lập”
9. Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh 88/2008/QĐ –
UBND “về phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông
thường”
10. Xây dựng chương trình quản lý môi trường quận Bình Tân năm 2010.
11. Thực trạng tình hình môi trường quận Bình Tân trong thời gian qua.
12. www.binhtan.hochiminhcity.gov.vn.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
Bình Tân
GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan 54
SVTH: Vũ Kim Tùng
13. www.giadinh.net.vn.
14. www.toquoc.gov.vn.
15. www.ebook.com.vn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Tân Bình.pdf