Đồ án Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện kinh tế - Xã hội tỉnh Bình Dương đến 2025

Tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện kinh tế - Xã hội tỉnh Bình Dương đến 2025: LỜI CAM ĐOAN ******* Em xin cam đoan: Đồ án tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu và học hỏi của em dưới sự hướng dẫn của TS. Chế Đình Lý, không sao chép từ bất cứ tài liệu nào. Các số liệu được sử dụng trong đồ án để thực hiện cho việc đánh giá, nhận xét, đề xuất là số liệu khảo sát thực tế. Ngoài ra em cũng có sử dụng một số nhận xét nhận định của các tác giả từ các nguồn khác nhau và được ghi trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình. TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 7 năm 2011 Tác giả luận văn Lê Ngọc Tú LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các em và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu nhà trường, các quý thầy cô Khoa Môi Trường –Công Nghệ Sinh...

docx95 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện kinh tế - Xã hội tỉnh Bình Dương đến 2025, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN ******* Em xin cam đoan: Đồ án tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu và học hỏi của em dưới sự hướng dẫn của TS. Chế Đình Lý, không sao chép từ bất cứ tài liệu nào. Các số liệu được sử dụng trong đồ án để thực hiện cho việc đánh giá, nhận xét, đề xuất là số liệu khảo sát thực tế. Ngoài ra em cũng có sử dụng một số nhận xét nhận định của các tác giả từ các nguồn khác nhau và được ghi trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình. TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 7 năm 2011 Tác giả luận văn Lê Ngọc Tú LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các em và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu nhà trường, các quý thầy cô Khoa Môi Trường –Công Nghệ Sinh học – Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích và cần thiết để hoàn thành luận văn tốt nghiệp đại học. Tiến Sĩ Chế Đình Lý- Phó Viện Trưởng Viện Môi Trường và Tài Nguyên TP Hồ Chí Minh, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, định hướng cho em trong suốt quá trình thực tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Anh Nguyễn Thanh Hải, anh Nguyễn Hiền Thân - Viện Môi Trường và Tài Nguyên TP Hồ Chí Minh đã động viên giúp đỡ và chỉ bảo em rất nhiều để em có thể hoàn thành được luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè trong lớp 07DMT đã động viên và giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn. Và cuối cùng con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, đấng sinh thành đã luôn ở bên cạnh giúp con vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống cũng như trong học tập để con được như ngày hôm nay. Lời cuối cùng em xin gửi đến toàn thể quý Thầy cô Khoa Môi Trường- Công Nghệ Sinh Học, Thầy T.S Chế Đình Lý, Ba Mẹ luôn được mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn ! Tp Hồ Chí Minh,tháng 7 năm 2011 Sinh viên: Lê Ngọc Tú MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCL Bãi chôn lấp BQL KCN Ban quản lý Khu công nghiệp BVMT Bảo vệ môi trường CDM Clean Development Mechanism- Cơ chế phát triển sạch CN Công nghiệp CT Chỉ thị CTR Chất thải rắn CTRCNNH Chất thải rắn Công nghiệp nguy hại CTRĐT Chất thải rắn nguy hại CTRNN Chất thải rắn Nông nghiệp CTRSH Chất thải rắn Sinh hoạt GDP Gross Domestic Product –Tổng sản phẩm quốc nội HTX Hợp tác xã HSPT Hệ số phát thải KHCNMT Khoa Học Công nghệ Môi Trường QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam Th.S Thạc Sĩ TN&MT Tài Nguyên và Môi Trường TNHH MTV CTĐT Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên TTLT Thông tư liên tịch Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TX Thị Xã UBND Ủy ban Nhân dân XD Xây Dựng XN Xí Nghiệp XLNT Xử lý nước thải DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1 Các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương 11 Bảng 2. 1Số lượng công nhân phụ trách công tác vệ sinh của Công ty TNHH một thành viên công trình đô thị Bình Dương 30 Bảng 2. 2 Số lượng trang thiết bị phục vụ công tác thu gom chất thải rắn của Công ty TNHH một thành viên công trình đô thị Bình Dương 31 Bảng 2. 3 Các đơn vị hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt các huyện 33 Bảng 2. 4 Số lượng trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn của các huyện 34 Bảng 4. 1 Dự báo dân số đến 2025 51 Bảng 4. 2 Khối lượng rác sinh hoạt phát sinh từ năm 2010 đến năm 2025 52 Bảng 4. 3 Dự báo khối lượng rác Nông nghiệp phát sinh 2025 53 Bảng 4. 4 Khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh đến năm 2025 55 Bảng 4. 5 Tổng hợp khối lượng CTRĐT 57 Bảng 4. 6 Định mức bãi chôn lấp 57 Bảng 4. 7 Cân đối nhu cầu bãi chôn lấp 57 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. 1 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương 21 Hình 1. 2 Các nhóm đất chính ở Bình Dương 22 Hình 1. 3 Biểu đồ dân số đô thị Bình Dương từ năm 1997- 2010 23 Hình 1. 4 Cơ cấu kinh tế tỉnh 24 Hình 1. 5 Quy hoạch đô thị Tây –Nam Bến Cát 25 Hình 1. 6 Thành phố mới Bình Dương 25 Hình 1. 7 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp 26 Hình 1. 8 Tỉ lệ chuồng trại chăn nuôi được xử lý chất thải 27 Hình 2.1 Sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị tỉnh Bình Dương 35 Hình 4. 1 Tổng khối lượng rác sinh hoạt đến 2025 61 Hình 4. 2 Dự báo tổng khối lượng rác nông nghiệp đến năm 2025 63 Hình 4. 3 Khối lượng rác thải công nghiệp 2025 65 Hình 5. 1 Mẫu túi chứa chất thải đã phân loại cho chương trình phân loại rác tại nguồn 68 Hình 5. 2 Các loại thùng chứa rác thông dụng hiện nay 68 Hình 5. 3 Minh họa cho các loại chất thải được in trên nắp thùng chứa rác. 69 Hình 5. 4 Thùng rác chứa rác thải công nghiệp 70 PHẦN MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Môi trường Việt Nam trong 10 năm đã chịu những tác động đáng kể do tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và gia tăng khai thác tài nguyên thiên nhiên. Do đó môi trường ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống thường ngày. Chất thải rắn(CTR) vẫn đang là vấn đề bức xúc, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cộng đồng và phát triển bền vững của Việt Nam. Tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh cả nước mỗi năm vào khoảng 28 triệu tấn. Dự báo tổng lượng chất thải rắn sẽ phát sinh đến năm 2015 khoảng 43,6 triệu tấn; năm 2020 khoảng 67,6 triệu tấn; năm 2025 khoảng 91 triệu tấn.(BộTN&MT 2010 ) Cùng với sự phát triển chung của đất nước, qua nhiều năm liên tục thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tỉnh Bình Dương đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế - xã hội, thì còn phát sinh lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị nhưng vẫn chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Công tác thu gom, xử lý chất thải rắn đô thị đạt khoảng 81%, chủ yếu tập trung tại các khu vực nội thị (HoàngPhạm 2010). Công ty công trình đô thị, các đội vệ sinh dân lập thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp tại các bãi chôn lấp chất thải rắn bảo đảm tiêu chuẩn hợp vệ sinh, còn lại đều là các bãi rác lộ thiên hoặc đổ tự nhiên. Một số bãi rác cũng đang quá tải, lượng rác thu gom phải chuyển chở đến nơi xử lý mới rất xa. Còn lại hầu hết các chất thải rắn nguy hại đều phải xử lý chung cùng các loại rác thải khác. Đây đang là một nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cộng đồng. Đang trên đà phát triển công nghiệp, một trong những thách thức lớn của Bình Dương là thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế – xã hội với nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Vì vậy việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn đô thị phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Tỉnh Bình Dương là vấn đề cần thiết và cấp bách mà hiện chưa có đề tài nghiên cứu nào đề cập đến. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến 2025” làm luận văn tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật môi trường của Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp Hồ Chí Minh. 1.2 Tổng quan tài liệu Vấn đề chất thải rắn nói chung và chất thải rắn đô thị nói riêng đang được Nhà nước và các cơ quan tổ chức quan tâm. Nên trong thời gian qua đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu khoa học quan tâm. Trước hết phải kể đến các nghiên cứu ở Viện Môi Trường và Tài Nguyên TP HCM. Trong đó, có các đề tài nghiên cứu về hiện trạng, quy hoạch và công nghệ xử lý chất thải rắn như sau: Tác giả Nguyễn Thanh Phong (Phong) với đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khả thi xử lý chất thải rắn khu liên hợp Nam Bình Dương phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh” đã đưa ra các công nghệ xử lý CTR gồm các công nghệ tái chế, chôn lấp hợp vệ sinh, xử lý chất thải công nghiệp, nước rỉ rác cho khu liên hợp. Đồng thời xây dựng chương trình quản lý và giám sát chất lượng môi trường cho khu liên hợp Nam Bình Dương. Đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất thải rắn. Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2010” của Th.S Nguyễn Văn Phước (Phước 2006) . Trong nghiên cứu này tác giả đã thu thập số liệu thực tế về chất thải rắn trên địa bàn tỉnh cho thấy rõ hiện trạng CTR, hiện trạng quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý CTR. Và đã đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp với tỉnh Bình Dương. Không ngừng ở đó, trong các trường đại học trên khắp cả nước cũng có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này với nhiều mảng đề tài khác nhau. Đại học Kỹ Thuật –Công Nghệ, Đại Học Bách Khoa TP HCM, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên cũng tham gia tích cực nghiên cứu ở lĩnh vực này. Đại học Kỹ Thuật –Công Nghệ thì có một số đề tài như sau: Vào năm 2005 Phan Thị Lâm Tuyền (Tuyền 2005) đã bảo vệ đề tài: “Nghiên cứu quy hoạch hệ thống chất thải rắn tại huyện Di Linh- Tỉnh Lâm Đồng” đã phân tích và giúp chúng ta thấy rõ các tác động tích cực và tiêu cực, gián tiếp hoặc trực tiếp, giai đoạn trước mắt hay lâu dài của các hoạt động có liên quan đến chất thải rắn; Về mảng nghiên cứu hiện trạng đã được rất nhiều tác giả chú ý quan tâm: “Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý và xử lý chất thải rắn ở Thị xã Gò Công” của tác giả Lê Nguyên Kim Ngân (Ngân 2008) đã đánh giá và đề xuất được biện pháp phân loại thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn cho Thị Xã Gò Công. Đại học Bách Khoa có những nghiên cứu sau đây:“Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” được thực hiện bởi Trần Nhật Nguyên (Nguyên 2008). Đề tài đã phân tích đánh giá thực trạng lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh. Dự báo các vấn đề có liên qua đến quản lý CTR đến năm 2020 và đề xuất xây dựng hệ thống quản lý thu gom chất thải rắn sinh hoạt; Luận văn tốt nghiệp đại học của Trương Văn Hiếu (Hiếu 2008)“Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất quản lý CTR sinh hoạt cho TP Tam Kỳ - Quãng Ngãi”. Luận văn đã khảo sát đánh giá hiện trạng thu gom CTR và nhận thức của người dân về CTRSH. Từ những vấn đề hiện trạng thu gom CTR tác giả đã đề xuất giải pháp quản lý CTRSH tại Tp Tam Kỳ. Lĩnh vực chất thải rắn cũng được nhiều quan tâm từ trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Tp Hồ Chí Minh: Tác giả Nguyễn Phú Khánh (Khánh 2007) “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại Thị xã Tân An – tỉnh Long An”. Nghiên cứu và đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt đối với môi trường tại Thị xã Tân An- Long An. Đồng thời xây dựng các giải pháp quản lý CTRSH nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng cường tiết kiêm năng lượng thông qua việc phân loại; Sinh viên Dương Hoàng Vũ (Vũ 2005) với đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại Thị xã Bà Rịa – Vũng Tàu”. Tác giả đã đi sâu vào phân tích và làm rõ tác động môi trường rác thải sinh hoạt trên địa bà Thị xã Bà Rịa –Vũng Tàu. Từ những cơ sở đó xây dựng được các giải pháp quản lý để kiểm soát rác thải sinh hoạt phù hợp trên địa bàn thị xã. Những đề tài nghiên cứu về chất thải rắn nói chung và Bình Dương nói riêng trong thời gian qua rất nhiều Các nghiên cứu này góp phần làm cho việc quản lý ngày càng hoàn thiện hơn, dần đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn và giải quyết được một số vấn đề đang đặt ra. Tuy nhiên các đề tài trên vẫn chưa có đóng góp nhiều cho việc quản lí chất thải rắn nói chung và chất thải rắn đô thị nói riêng để đảm bảo sự trong lành cho môi trường, tiết kiệm năng lượng thông qua tái chế và đảm bảo phát triển bền vững bảo vệ môi trường. Qua phân tích trên đây, cho thấy vấn đề cần thiết là tìm ra những giải pháp rỏ ràng và khả thi nhất để quản lý chất thải rắn đô thị áp dụng thực tế phù hợp cho địa bàn tỉnh Bình Dương. Để bổ sung vào các vấn đề và hạn chế đã được trình bày, trong đề tài nghiên cứu này sẽ trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu: Hiện trạng chất thải rắn đô thị của Bình Dương hiện nay như thế nào ? làm thế nào để quản lý chất thải rắn đô thị tại tỉnh Bình Dương? Để trả lời câu hỏi đó, trong đề tài sẽ giải quyết các vấn đề nghiên cứu sau đây: Hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị và công tác quản lý CTR đô thị ở tỉnh Bình Dương như thế nào? Những bên liên quan nào đến quản lý chất thải rắn đô thị? Những chính sách nào đã được Tỉnh Ban hành liên quan đến quản lý CTR đô thị? Dự báo tốc độ phát sinh chất thải rắn đô thị tỉnh Bình dương trong tương lai đến năm 2025 Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp chất thải rắn đô thị ở tỉnh Bình Dương 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu luận văn Đánh giá hiện trạng, dự báo chất thải rắn đô thị của tỉnh Bình Dương đến năm 2025 và đề xuất các biện pháp quản lý. Các mục tiêu cụ thể của luận văn Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị và công tác quản lý chất thải rắn đô thị ở tỉnh Bình Dương. Phân tích các bên liên quan trong việc quản lý chất thải rắn đô thị. Đánh giá hiệu quả của các chính sách quản lý chất thải rắn đô thị của Tỉnh Bình Dương Dự báo tốc độ phát sinh chất thải rắn đô thị tỉnh Bình dương trong tương lai đến năm 2025 Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp chất thải rắn đô thị ở tỉnh Bình Dương 1.4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra thu thập tài liệu Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của khu vực nghiên cứu Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn Các văn bản pháp quy về quản lý chất thải rắn đô thị PP khảo sát thực địa Tham quan tìm hiểu thực tế hệ thống thu gom và trung chuyển,các bãi chôn lấp rác để có cái nhìn toàn diện hơn về hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị ở tỉnh Bình Dương. Địa điểm khảo sát: TX. Thủ Dầu Một, TX. Thuận An, TX. Dĩ An Thời gian khảo sát : từ 17 đến 30 tháng 5 năm 2011 Số lần khảo sát: 2-4 lần/ địa điểm PP phân tích các bên liên quan: Sử dụng các dữ liệu đánh giá định lượng, nhằm định lượng hóa mối liên hệ tương tác giữa quản lý chất thải rắn đô thị và các bên liên quan.Phân tích chức năng nhiệm vụ của các bên liên quan đến việc để thực hiện nhằm hoàn thiện chương trình quản lý chất thải rắn đô thị tỉnh Bình Dương. PP phân tích SWOT: (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) Dùng xác định định hướng, chiến lược phát triển hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị tỉnh Bình Dương. PP dự báo khối lượng Kế thừa hệ số phát thải CTR ĐT đã có sẵn trong tài liệu tham khảo Dùng phần mềm Excel để tính toán hệ số phát thải. Sử dụng công thức Euler để dự báo dân số làm cơ sở dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt. Dựa vào số dân và tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm của địa phương tính lượng rác thải sinh hoạt hiện tại và ước tính khối lượng phát sinh đến năm 2025.Công thức tính (theo mô hình Euler cải tiến), có thể tính sự tăng trưởng dân số theo phương trình: Ni+1=Ni + r×Ni+1/2×∆t Trong đó: Ni: dân số của năm trước năm cần tính (người) Ni+1: Dân số năm cần tính (người) r : Tốc độ gia tăng dân sô hằng năm (%) ∆t : khoảng thời gian (năm) (thường lấy ∆t =1) Dự báo sản lượng sản xuất công nghiệp đến 2025: Dùng công thức ngoại suy theo tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: = + .L ( L = 1,2,3...) Mà (nghìn tấn) Trong đó: : Sản lượng cuối cùng của dãy số thời gian. : Sản lượng dự báo theo thời gian i(i=1,n):Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn Để tính toán dự báo lượng chất thải qua các năm trong luận văn sẽ tiến hành tính toán như sau: Chất thải rắn sinh hoạt Thải lượng (lượng chất ô nhiễm) = Hệ số phát thải x dân số Chất thải từ các ngành công nghiệp Thải lượng = Hệ số phát thải x sản lượng sản xuất Chất thải từ nông nghiệp Trồng trọt : Thải lượng = Hệ số phát thải x sản lượng cây trồng Chăn nuôi: Thải lượng = Hệ số phát thải x số lượng ( gia súc, gia cầm ) Tóm tắt tiến trình nghiên cứu Thu thập báo cáo CTR ĐT Xây dựng các giải pháp quản lý CTR ĐT Bình Dương Dự báo chất thải rắn đô thị BD đến năm 2025 Các bên liên quan và Chính sách quản lý CTR Hiện trạng CTR ĐT & BCL tỉnh Bình Dương Báo cáo Luận văn tốt nghiệp Thu thập tài liệu tại CTy cấp thoat nước môi trường BD về CTR Thu thập chính sách,Luật CTR, phân tích hiệu quả Thu thập CN XL CTR Phân tích SWOT Phân tích các bên liên quan Tìm HSPT- Tính khối lượng rác thải tương lai- Cân đối nhu cầu BCL Đánh giá hiện trạng chất thải rắn đô thị và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2025 Khảo sát hiện trường (BCL) Thu thập tài liệu tại Sở TN&MT về kinh tế xã hội Dùng phần mềm Excel tính toán HSPT 1.5 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tổng quát các đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương dựa trên các tài liệu có sẵn, bao gồm niên giám thống kê, các thành phố thị xã, thị trấn trong toàn tỉnh. Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011. 1.6 Ý nghĩa đề tài Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu tổng quan về chất thải rắn dựa trên những tài liệu có cơ sơ khoa học, được nhiều người biết và sử dụng như là tài liệu tham khảo. Đưa ra cái nhìn tổng quát hơn về chất thải rắn đô thị cũng như giá trị thực sự của chất thải rắn, biến những cái bỏ đi thành những thứ có thể sử dụng được. Ý nghĩa thực tiễn Việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn góp phần cung cấp các dịch vụ vệ sinh đô thị ngày càng tiên tiến phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội. Chất lượng vệ sinh đô thị ngày càng được nâng cao, ý thức bảo vệ môi trường của dân được cải thiện, góp phần đem lại một môi trường sạch đẹp, văn minh cho tỉnh Bình Dương Tính mới của đề tài Khảo sát chất thải rắn đô thị trên toàn địa bàn tỉnh Bình Dương Áp dụng hệ số phát thải của WHO cho CTRCN, CTRNN. PHẦN 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG Để có thể nhận thức được những vấn đề liên quan đến chất thải rắn đô thị thì trong chương 1 sẽ trình bày các đặc điểm kinh tế xã hội có tác động liên quan đến quá trình phát sinh CTR ĐT. 1.1 Khát quát đặc điểm tự nhiên 1.1.1 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm về phía Bắc của Tp Hồ Chí Minh. Bình Dương có diện tích tự nhiên là 2.695,54 km2, chiếm 11% diện tích khu vực miền Đông Nam Bộ và chiếm 0,83% diện tích cả nước. Tọa độ địa lý được giới hạn: Từ 11052’ đến 12018’ vĩ độ Bắc, từ 106045’ đến 107030’ kinh độ Đông. Ranh giới hành chánh như sau: Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp Bình Phước, phía Đông giáp Tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, Bình Dương có 03 thị xã và 06 huyện với 11 phường, 9 thị trấn, 71 xã. Diện tích các huyện, thị xã được trình bày trong bảng 1.1sau: Bảng 1. 1 Các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Toàn tỉnh 26.554,54 100 1. Thị xã Thủ Dầu Một 8.787,88 3,26 2. Thị xã Thuận An 8.425,78 3,13 3, Thị xã Dĩ An 6.029,92 2,24 4. Huyện Bến Cát 58.837,46 21,83 5. Huyện Tân Uyên 61.344,13 22,76 6. Huyện Phú Giáo 54.145,16 20,09 7. Huyện Dầu Tiếng 71.984,21 26,70 “Nguồn: ” Hình 1. 1 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương “Nguồn: ” 1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; là tỉnh bình nguyên có địa hình lượn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10 m đến 15m so với mặt biển. Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau: vùng địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi ... Đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại ( xem hình 1.2 sau). Hình 1. 2 Các nhóm đất chính ở Bình Dương “Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005-2010” Như vậy, trong 6 nhóm đất có trong tỉnh, nhóm đất đỏ vàng có tỷ trọng cao nhất, chiếm đến 46,12% diện tích tự nhiên; kế đến là nhóm đất xám: 42,42%; nhóm đất phù sa: 5,13%; nhóm đất phèn: 1,23%; nhóm đất dốc tụ: 0,94% và cuối cùng là nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá, chỉ chiếm 0,02%. Với sự đa dạng và phong phú về chủng loại đất đai cho phép người dân nơi đây trong được nhiều loại cây: cây công nghiệp, cây ăn trái, các loại hoa màu,….Và cũng tạo ra nhiều mẫu thừa thải sau khi trồng trọt, thu hoạch cây trồng. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào giống cây trong trồng trọt tạo ra nhiều cây cho năng suất cao, chất thải phát sinh ra thấp nhất là yêu cầu cấp bách hiện nay của Tỉnh. 1.1.3 Khí hậu, thời tiết Bình Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, phân bố thành 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa mưa từ tháng 5 – 11 và mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong 05 năm là 26,780C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,20C (tháng 4/2005), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 24,40C (tháng 1/2009). Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là 4,80C. Độ ẩm không khí trong 05 năm trung bình từ 80 – 84% và có sự biến đổi theo mùa khá rõ rệt. Độ ẩm trung bình vào mùa mưa là 90% và độ ẩm trung bình vào mùa khô là 78%. Lượng mưa trung bình trong 05 năm qua từ 1.734,2 – 2.286,8 mm. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 341mm; tháng mưa ít nhất là tháng 1, trung bình dưới 20 mm. Chế độ gió tương đối ổn định, Bình Dương có hai hướng gió chủ đạo trong năm là gió Tây – Tây Nam và gió Đông – Đông Bắc. Gió Tây – Tây Nam là hướng gió thịnh hành trong mùa mưa và hướng gió Đông – Đông Bắc là hướng gió thịnh hành trong mùa khô. Tuy nhiên Bình Dương với khí hậu nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao thì các chất thải rắn đô thị phát sinh không được thu gom vứt bừa bãi lung tung thì ngấm nước mưa, gây ra nước rỉ rác và khi nắng nóng lên thì bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm khu vực dân cư và môi trường xung quanh. 1.2 Tình hình kinh tế - xã hội có liên quan đến chất thải rắn đô thị 1.2.1 Sự phát triển dân số Dân số: 2.185.655 người (9/2010) Bình Dương với mật độ dân số 675 người/km². Trong 5 năm từ 2005-2010 dân số tỉnh Bình Dương đã tăng gấp đôi, là tỉnh có tốc độ tăng dân số cao nhất nước với tỷ lệ tăng trung bình 7,3%/năm. Qua biểu đồ hình 1.3 thì quy mô dân số đô thị của tỉnh ngày một lớn nhanh, chủ yếu là tăng do cơ học. Dân số đô thị phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở Thị xã Dĩ An, Thuận An (nơi tập trung nhiều khu công nghiệp). Dân cư ngoại tỉnh cũng đổ về đây làm việc và sinh sống. Việc gia tăng dân số cơ học sẽ gây áp lực mạnh đối với địa phương trong việc giải quyết lao động, việc làm, nhà ở và cung cấp các dịch vụ tiện ích công cộng, nhất là về nước sạch, vệ sinh môi trường và thu gom, xử lý chất thải. Hình 1. 3 Biểu đồ dân số đô thị Bình Dương từ năm 1999- 2010 “Nguồn: Niên giám thống kê 2010” 1.2.2 Y tế Hệ thống y tế cơ sở công lập của tỉnh tiếp tục được củng cố, hoàn thiện. Hệ thống y tế tư nhân phát triển mạnh, toàn tỉnh hiện có 763 cơ sở y tế và dịch vụ y tế, 1453 cơ sở dược và 189 cơ sở y học cổ truyền. Lượng rác thải y tế phát sinh trung bình hơn 1 tấn/ngày. Một số chất thải đặc trưng của y tế: Chất thải sinh hoạt thông thường từ sinh hoạt của nhân viên y tế, bệnh nhân và người thăm nuôi; chất thải y tế: bông băng, ống chuyền dịch, ống chích, bình lọc máu…đã qua sử dụng của bệnh nhân, chất thải là hóa chất, phóng xạ, thuốc gây độc…và chất thải sinh hoạt của khoa lây nhiễm, vật dụng thải bỏ của bệnh nhân lây nhiễm; chất thải là bệnh phẩm bao gồm phần bị hoại tử của quá trình phẫu thuật,các xét nghiệm máu… Tuy nhiên, ngành y tế vẫn chưa có phương án thu gom, xử lý rác thải y tế cho toàn ngành, đặc biệt là chất thải y tế cấp xã và y tế hoạt động tư nhân theo hướng xử lý tập trung tại Khu liên hợp rác của tỉnh. 1.2.4 Phát triển đô thị mới Hiện nay, tỷ lệ đô thị hóa toàn Bình Dương ước đạt 45%, diện tích nhà ở đạt 16,92 m2/người. Toàn tỉnh hiện có 112 dự án đầu tư khu dân cư, nhà ở thương mại với tổng diện tích là 6.253 ha; trong đó, có 28 dự án đã cơ bản hoàn chỉnh, 38 dự án đang xây dựng hạ tầng kỹ thuật và 46 dự án đang đền bù giải tỏa. Mục tiêu phát triển đô thị tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 là xây dựng đô thị Bình Dương trở thành một cực phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cùng với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, vấn đề ô nhiễm môi trường công nghiệp, đô thị cũng ngày càng gia tăng và trở nên đáng báo động; đó là việc gia tăng nhanh chóng khối lượng và số lượng các loại chất thải công nghiệp và sinh hoạt phát sinh, nhất là chất thải nguy hại... Hình 1. 5 Quy hoạch đô thị Tây –Nam Bến Cát (Nguồn: Hình 1. 6 Thành phố mới Bình Dương (Nguồn: 1.2.4 Tăng trưởng kinh tế Cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện nay là công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng 63% - 32,6% và 4,4%; so với năm 2005, dịch vụ tăng 4,5%, công nghiệp giảm 0,5% và nông nghiệp giảm 4%. Hình 1. 4 Cơ cấu kinh tế tỉnh “Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005-2009” Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tương đối cao và khá ổn định so với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, do đó tỉnh luôn luôn tạo ra sức hấp dẫn về việc thu hút đầu tư và lực lượng lao động từ các địa phương khác chuyển đến. Chính điều này đã tạo ra một sức ép đối với môi trường tỉnh do phát triển dân số, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, hoạt động giao thông vận tải và vấn đề hội nhập quốc tế. 1.2.5 Công nghiệp Ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 20% hàng năm, đạt gấp 2.5 lần năm 2005. (Sản lượng một số ngành sản xuất công nghiệp được trình bày trong phần Phụ lục A.).Tuy nhiên, các sản phẩm trên thường tiêu thụ nhiều nguyên liệu, năng lượng và quá trình sản xuất cũng gây ô nhiễm môi trường với mỗi ngành nghề là một đặc trưng chất thải khác nhau. Ngành hóa chất và bảo vệ thực vật: bao gồm chất thải hóa chất, chất thải nguyên liệu đóng gói, chất thải nhiễm dầu; Ngành dệt nhuộm: Chất thải từ quá trình nhuộm ( hóa chất nhuộm, hóa chất tẩy trắng,…), chất thải dầu; Ngành dược phẩm: quá trình sản xuất dược phẩm thường thải ra những chất rắn hữu cơ độc hại (thường các xưởng virus, vi trùng,kiểm nghiệm); Ngành sản xuất giày da: Rác da giày thuộc nhóm chất thải công nghiệp, gồm chất dẻo, chất xốp sinh ra trong quá trình sản xuất giày dép và các sản phẩm da. Loại rác thải này tuy dễ cháy nhưng lại rất khó phân huỷ khi chôn lấp và gây độc hại với môi trường lâu dài. Các loại rác thải da giầy thường chứa dung môi, chứa dầu và các chất nguy hại… 1.2.6 Nông nghiệp Giai đoạn 2005- 2009, ngành nông – lâm – ngư nghiệp tuy giảm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế nhưng vẫn tăng bình quân 4,7% hàng năm, trong đó ngành nông nghiệp tăng 4,6% so với cùng kỳ . Hình 1. 7 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp “Nguồn: Niên giám thống kê Bình Dương năm 2009” Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt tăng bình quân 3,2%; ngành chăn nuôi tăng 13,7% hàng năm; tỷ trọng trồng trọt – chăn nuôi đến năm 2009 là 68,2% - 26,7%; cây lâu năm và chăn nuôi tập trung tiếp tục là thế mạnh của Tỉnh. Năng suất cây trồng vật nuôi tăng từ 5-10% so với năm 2005 do ứng dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Trong hoạt động chăn nuôi: chất thải chăn nuôi được thải trực tiếp xuống ao, rạch, sông mà không qua bất kỳ khâu xử lý nào gây ô nhiễm môi trường đất, nước, và gây mùi khó chịu, chỉ có một số được xử lý bằng cách ủ làm phân bón hoặc sử dụng mô hình biogas. Tỉ lệ chuồng trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh được xử lý chất thải đã tăng dần qua các năm và đến năm 2010 đã đạt được tỉ lệ 60% chuồng trại có xử lý chất thải. Hình 1. 8 Tỉ lệ chuồng trại chăn nuôi được xử lý chất thải Phát triển dịch vụ, du lịch Lượng khách du lịch đến tỉnh Bình Dương các năm gần đây đã gia tăng. Năm 2009 số khách đến là 2.996.203 người, chủ yếu là khách trong nước, tăng gấp nhiều lần lần so với năm 2005. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến không nhiều, chỉ chiếm 4% tổng số khách du lịch, đa số là khách của các văn phòng, các công ty và các khu công nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh. Hoạt động du lịch của tỉnh có bước phát triển nhanh, hạ tầng một số dự án, khu du lịch lớn được quan tâm đầu tư đưa vào sử dụng bước đầu đã tăng sức hấp dẫn, thu hút du khách đến tỉnh tham quan du lịch. Phát triển du lịch tỉnh đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn nữa cho việc phát triển hạ tầng du lịch cùng với việc nâng cao chất lượng các sản lượng dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, sự phát triển du lịch tỉnh cũng đang gây ra một sức ép đối với môi trường từ nước thải, rác thải. CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG Để hiểu rỏ hơn về công tác quản lý chất thải tại địa bàn tỉnh Bình Dương. Chương 2 sẽ làm rõ : (1) Hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị tại Bình Dương; (2) Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn đô thị tại Bình Dương. 2.1 Hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị tại Bình Dương 2.1.1 Hệ thống quản lý chất thải rắn Sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị được trình bày tóm tắt trong hình 2.1 sau đây. Công tác thu gom, vận chuyển, tái sinh và xử lý chất thải công nghiệp được thực hiện với nhiều bất cập. Lưu trữ tại nguồn Thu gom Trung chuyển và vận chuyển Tái chế và xử lý Bãi chôn lấp Nguồn phát sinh Hình 2.1 Sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị tỉnh Bình Dương “Nguồn:CTy cấp thoát nước- môi trường Bình Dương” Với sự phát triển không ngừng của tỉnh Bình Dương thì việc quản lý chất thải rắn trong những năm qua đã có những kết quả tích cực, kiểm soát được phần lớn nguồn chất thải rắn và giữ gìn được vệ sinh đô thị tương đối sạch nhưng với nhu cầu phát triển hiện nay thì hệ thống quản lý chất thải rắn cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế về mặt tổ chức quản lý, công nghệ, chiến lược phát triển,…và cần có sự quan tâm đầu tư xây dựng trong tương lai. Hệ thống quy trình, quy phạm: Cho đến nay mặc dù đã có nhiều quy định về việc giữ gìn vệ sinh đô thị nhưng các văn bản này đều mang tính chất đối phó, thiếu sự liên kết nên đôi khi còn mang tính mâu thuẫn lẫn nhau. Cần phải được xác định lại những nội dung ở các văn bản này và biên soạn thống nhất, bổ sung, cập nhật thành hệ thống văn bản quy trình, quy phạm chính thức theo hướng phát triển để áp dụng trong giai đoạn mới. Hệ thống quản lý hành chính: Trên cùng là UBND tỉnh, Sở TN&MT, các Công ty công trình công cộng huyện, thị, các đội vệ sinh thu gom tư nhân, hợp tác xã vận chuyển. Mặc dù đã có quy chế quản lý bộ phận thu gom tư nhân nhưng việc áp dụng thực thi còn kém, không cưỡng chế nên ít hiệu quả. Hệ thống tài chính: Hiện nay hệ thống này chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách của tỉnh, chỉ có một ít các huyện thị có thu nhưng cũng không đủ để bù chi. Hệ thống tác nghiệp: Do chưa có tiêu chuẩn trong công tác quản lý có nhiều hình thức quản lý khác nhau, có những chính sách cơ quan khác nhau, trang thiết bị, vật tư sử dụng khác nhau và điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động. Hệ thống công nghệ: Tuy đã xác lập được các công nghệ cần áp dụng nhưng việc triển khai vào thực tế đã vấp nhiều vấn đề do thiếu kiến thức và đồng bộ trong quản lý chuyên ngành. Do đó, cần xác lập và ban hành các quy trình, quy phạm cụ thể cho từng công nghệ như tái chế, sản xuất sản phẩm theo các hướng khác nhau, đốt, chôn lấp,.. Hệ thống cơ sở hạ tầng: Hiện nay cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực này còn thiếu nhiều và chưa đúng tiêu chuẩn, do đó cần phải có kế hoạch xây dựng trong tương lai gần để làm nền tảng cho hệ thống quản lý chất thải rắn. 2.1.2 Đánh giá nhận xét Hệ thống quản lý chất thải rắn tỉnh Bình Dương về nhiều mặt cho thấy là hiệu quả hoạt động chưa cao và còn nhiều điều chưa hợp lý, trong đó có các nguyên nhân chính như sau: Hệ thống văn bản pháp quy về BVMT nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng còn thiếu và chưa đồng bộ. Công tác quản lý Nhà nước về môi trường ở các cấp còn chưa đáp ứng được nhu cầu. Nguồn ngân sách cấp cho quản lý chất thải rắn còn thiếu. Lệ phí vệ sinh đô thị tính trung bình trên đầu người/ tháng ở mức quá nhỏ so với chi phí quản lý thực tế. Trong những năm gần đây công tác quản lý chất thải rắn của tỉnh đã được chú trọng hơn trước, nhưng về cơ bản hình thức và nội dung hoạt động còn ít và chậm đổi mới. Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả hoạt động thì phải tích cực trong việc cải thiện toàn bộ hệ thống nói chung và hệ thống quản lý hành chính nói riêng. 2.2 Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn đô thị tại Bình Dương 2.2.1 Thành phần, khối lượng CTRĐT Thành phần tính chất rác thải đô thị được trình bày ở bảng 2.1 sau đây: Bảng 2. 1 Thành phần và tính chất rác thải đô thị tại một số đô thị của tỉnh Bình Dương STT Thành phần và tính chất rác đô thị được đưa tới bãi rác Bãi rác thị xã Thủ Dầu Một Bãi rác thị xã Lái Thiêu A THÀNH PHẦN VẬT LÝ (% trọng lượng) Giấy, giẻ vụn, vải sợi Chất hữu cơ Plactic Da và cao su 18,71 65,07 10,38 5,84 14,90 64,87 16,06 4,17 B THÀNH PHẦN HÓA HỌC Độ ẩm Hàm lượng tro Tỷ trọng Hàm lượng các chất hữu cơ dễ bay hơi pH 30,77 44,44 192 kg/m3 23,81 5,46 38,1 76,19 233 kg/m3 55,56 5,11 “Nguồn: Nghiên cứu thực trạng chất thải rắn và đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2010” Kết quả phấn tích ở bảng trên cho thấy thành phần rác đô thị ở Bình Dương chiếm tỷ lệ cao nhất là các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (khoảng 65%). Đây là điều kiên khá thích hợp chế biến rác thành phân hữu cơ. Tỷ lệ giấy vải sợi khá cao (14,9 ÷18,71%) cùng với tỷ lệ plastic rất cao (10,38÷16,06%) trong thành phần rác thải đô thị mở ra nhiều triển vọng cho việc tái sinh chất thải rắn đô thị trong tương lai thông qua chương trình phân loại rác tại nguồn. Thành phần rác thải công nghiệp của một số ngành nghề sản xuất được thể hiện trong phụ lục F. Thành phần chính là bao bì, nhựa, vỏ chai…...có thể tái chế. 2.2.2 Hiện trạng hệ thống thu gom Theo thống kê năm 2008, trên địa bàn tỉnh Bình Dương phát sinh khoảng 700 - 800 tấn chất thải rắn đô thị/ngày. Trong đó, tỷ lệ thu gom, xử lý chỉ đạt trung bình khoảng 70%. Việc thu gom và vận chuyển chất thải rắn toàn tỉnh Bình Dương do khoảng 65 đơn vị, cá nhân thực hiện. 2.2.2.1 Trên địa bàn thị xã Thủ Dầu Một: Khối lượng chất thải rắn đô thị ước tính phát sinh khoảng 140-150 tấn/ ngày (vào năm 2008). Trong đó rác sinh hoạt 140 tấn, xà bần 10 tấn. Nhưng hiện tại chỉ thu gom được khoảng 70% và 30% còn lại là do dân tự xử lý bằng hình thức đốt hoặc chôn lấp. Công ty TNHH MTV CTĐT Bình Dương đảm nhiệm công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại địa bàn thị xã Thủ Dầu Một. Hiện nay mới chỉ có khoảng hơn 30% số hộ dân là Công ty thu tiền vệ sinh được, số còn lại một là không đóng tiền, hai là rơi vào những đối tượng tự xử lý (chôn lấp hoặc đốt). Theo số liệu tại Công ty TNHH MTV CTĐT Bình Dương, số lượng công nhân phụ trách công tác vệ sinh được trình bày trong bảng 2.1 sau: Bảng 2. 2Số lượng công nhân phụ trách công tác vệ sinh của Công ty TNHH một thành viên công trình đô thị Bình Dương STT Tổ công tác Số công nhân Khu vực phụ trách 1 Tổ đường 56 Phường Phú Cường, Hiệp Thành, Nghĩa Lợi Hòa 2 Tổ quét chợ 17 Chợ Thị Xã 3 Tổ tài xế 50 Vận chuyển tại nguồn - trạm trung chuyển – Bãi chôn lấp 4 Tổ duy trì xe đạp 8 Phụ trách đường phố 5 Tổ vỉa hè 10 Rác lề đường 6 Tổ lấy rác hẻm 6 7 Tổ xử lý rác 3 8 Tổ rửa bụi đường 2 Tổng cộng 152 “Nguồn: Công ty TNHH MTV môi trường- đô thị Bình Dương” Khối lượng thực hiện năm 2009: Diện tích quét chính lòng đường, vĩa hè: 7052,67/59 tuyến Diện tích quét chính vĩa hè: 7466,8/59 tuyến đường Tổng chiều dài quét duy trì ban ngày: 11724,8 km Cự ly thu gom rác trung bình: khoảng 33,5 km/ chuyến Chất thải rắn được thu gom và vận chuyển bằng xe ép kín, xe tải benz trong đó chủ yếu là rác sinh hoạt, xà bần và phế thải xây dựng, bùn hố ga, chà cây… tại các điểm, tuyến đường được thuê bao trên địa bàn Thị Xã Thủ Dầu Một chở thẳng về xí nghiệp xử lý chất thải thuộc xã Chánh Phú Hòa. Các đội rác dân lập thuộc các phường, xã thu gom rác trên các tuyến đường, ngõ hẻm tập kết rác trên trục đường chính để xe Công ty đến thu gom chở về xí nghiệp xử lý chất thải. Hiện nay trên địa bàn Thị xã việc thu gom vận chuyển rác trên các trục chính, hẻm nhỏ ở các khu vực nội ô Thị xã là gần 100%. Khu vực ngoại ô Thị xã, việc thu gom chỉ được thực hiện trên các trục chính do Công ty thực hiện và một số hẻm lớn có yêu cầu thì đội rác dân lập sẽ thu gom. Bảng 2. 3 Số lượng trang thiết bị phục vụ công tác thu gom chất thải rắn của Công ty TNHH một thành viên công trình đô thị Bình Dương STT Thiết bị thu gom – vận chuyển Số lượng 1 Thùng 240 L 55 3 Xe ép rác 2.5 tấn Xe ép rác 5 tấn Xe ép rác 6,5 tấn Xe ép rác 10 tấn 06 07 02 06 4 Xe tải 4 tấn 09 5 Xe tải 2 tấn 06 6 Xe tải benz 10 tấn 01 “Nguồn: Công ty TNHH MTV môi trường- đô thị Bình Dương’ Với số lượng nhân lực và số lượng trang thiết bị như trên, Công ty TNHH CTĐT Bình Dương có thừa khả năng thực hiện thu gom, vận chuyển trên địa bàn thị xã Thủ Dầu Một. Công ty TNHH MTV CTĐT Bình Dương hướng tới việc mở rộng đầu tư đấu thầu sang các huyện khác trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 2.2.2.2 Trên địa bàn Thị xã Thuận An Khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh trên địa bàn huyện ước tính khoảng 120 – 140 tấn/ ngày. Tại TX.Thuận An, hiện nay có Xí nghiệp Công trình công cộng TX.Thuận An chủ yếu thu gom chất thải rắn tại thị trấn Lái Thiêu và khu vực chợ Búng rồi vận chuyển lên Khu liên hợp để chôn lấp. Bên cạnh đó, còn có 3 đơn vị tư nhân lớn cũng đang hoạt động thu gom rác sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, chất thải rắn do các đơn vị tư nhân thu gom vẫn chưa được chuyển toàn bộ về bãi rác tạm của huyện để Xí nghiệp Công trình công cộng Thuận An vận chuyển tiếp lên Khu liên hợp. Một số đơn vị tư nhân sau khi thu gom chất thải rắn vẫn đổ tại các bãi rác gần khu dân cư Thuận Giao hoặc một số bãi rác tự phát tại các khu đất trống và một số còn lại có xu hướng vận chuyển về bô rác Tân Bình của TX.Dĩ An (xã An Phú) và thành phố Hồ Chí Minh (xã Bình Hòa). Nguyên nhân chính của việc này là do khi đổ rác tại bô trung chuyển của huyện Thuận An các tổ thu gom dân lập phải đóng phí 30.000 đồng/tấn. Điều này, khác so với các huyện khác trên địa bàn và ảnh hưởng đến người thu gom rác nên không đổ rác tại các bô này để không phải đóng tiền. Tỷ lệ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom được của Thuận An hiện nay chiếm khoảng 80%, 110 tấn/ ngày; trong đó khoảng 50 tấn/ ngày được vận chuyển về Khu liên hợp, lượng chất thải rắn còn lại do các đơn vị tư nhân thu gom thì không quản lý được. Việc quản lý các tổ thu gom rác dân lập do Ủy ban nhân dân thị trấn/xã quản lý. Trong đó có những nơi quản lý rất tốt như thị trấn Lái Thiêu, nhưng cũng có nơi quản lý rất kém như xã Thuận Giao, để phát sinh những bãi đổ rác lộ thiên không đảm bảo chất lượng vệ sinh. Rác từ các khu công nghiệp hiện nay một phần lớn do Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước - môi trường Bình Dương thực hiện thu gom và vận chuyển lên Khu xử lý. Phần còn lại do các đơn vị thu gom phế liệu trong Khu công nghiệp thu gom. Tuy nhiên, mục đích của các đơn vị này là thu phế liệu chứ không phải thu gom rác sinh hoạt; rác sinh hoạt chỉ là phần đi kèm họ bắt buộc phải thu gom, là điều kiện cần cho họ thu gom phế liệu trong khu công nghiệp. Chính vì vậy, họ thường không có ý thức giao rác đến đúng nơi xử lý cuối cùng (Khu liên hiệp xử lý Nam Bình Dương) mà đổ bậy ra các khu vực xung quanh gây ô nhiễm môi trường. 2.2.2.3 Trên địa bàn Thị xã Dĩ An Trên địa bàn TX.Dĩ An hiện nay có 32 tổ thu gom rác dân lập ở 7 xã, thị trấn với 201 tổ viên tham gia; cùng với Hợp tác xã thu gom (Hợp tác xã chợ Dĩ An); các tổ này thu gom rác sinh hoạt tại các chợ, hộ dân, cơ quan sau đó vận chuyển đến các bô trung chuyển tại xã Tân Bình và An Bình để Xí nghiệp Công trình công cộng vận chuyển lên Khu liên hợp. Hiện chỉ có 27/34 (chiếm 79%) Tổ thu gom rác thải đã đăng ký kinh doanh với UBND huyện. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh mỗi ngày của TX.Dĩ An ước tính khoảng 140 tấn (thu gom khoảng 80%). Hàng ngày, khoảng 100 – 120 tấn chất thải rắn của huyện được vận chuyển lên Khu liên hợp, lượng còn lại được đưa về đổ ở tỉnh Đồng Nai và quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh do địa bàn có ranh giới giáp các vùng lân cận này. Về phương tiện của những người thu gom rác dân lập hầu hết đều là phương tiện tự chế (14 xe cải tiến, 08 xe lam và các xe đẩy tay, ba gác), không đảm bảo chất lượng vệ sinh. Một số xã đã chuyển sang xe ôtô 1,5 tấn (10 xe) và 02 xe ép nhỏ. Xí nghiệp Công trình công cộng TX.Dĩ An cũng thực hiện thu gom rác tại một số địa điểm, chủ yếu là tại các cơ quan, trường học, xí nghiệp. Trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom gồm 01 xe 2,5 tấn và 01 xe 05 tấn. 2.2.2.4 Trên địa bàn các huyện còn lại Chất thải rắn sinh hoạt của các huyện Bến Cát, Tân Uyên, Phú Giáo và Dầu Tiếng chưa được thu gom, quản lý theo quy định. Phần lớn chất thải rắn sinh hoạt được nhân dân tự thu gom, đổ trực tiếp vào các bãi rác lộ thiên rồi dùng các chế phẩm khử mùi và đốt để giảm thể tích. Một nguyên nhân gây nên tình trạng trên là do phí xử lý rác tại Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương quá cao, nên các đơn vị này có xu hướng tự xử lý tại địa bàn huyện. Việc xử lý này thường không đảm bảo chất lượng vệ sinh do không thực hiện theo các quy trình xử lý hợp vệ sinh (chi phí quá cao) nên việc gây ô nhiễm môi trường cho khu vực xung quanh là không thể tránh khỏi. Các đơn vị thu gom trên địa bàn huyện được thống kê tại bảng 2.3 như sau: Bảng 2. 4 Các đơn vị hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt các huyện STT Huyện Đơn vị thu gom Công lập Dân lập 1 Bến Cát - Đội Công trình công cộng huyện Bến Cát - HTX vệ sinh môi trường Thành Long 2 Tân Uyên - Xí nghiệp Công trình công cộng huyện Tân Uyên - HTX nông nghiệp 30/4 - BQL chợ Tân Thành 3 Dầu Tiếng - Đội Công trình công cộng huyện Dầu Tiếng 02 đơn vị 4 Phú Giáo - Đội Công trình công cộng huyện Phú Giáo (Nguồn: Báo cáo hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tỉnh Bình Dương năm 2007) Trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn của Huyện Dầu Tiếng, Huyện Phú Giáo được trình bày ở bảng 2.4 sau: Bảng 2. 5 Số lượng trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn của các huyện STT Trang thiết bị thu gom – vận chuyển Số lượng Tình trạng sử dụng Huyện Dầu Tiếng 1 Thùng 240 L 42 Sử dụng năm 2001 2 Thùng 660 L 20 Sử dụng năm 2001 3 Xe ép 7 tấn 1 Tốt 4 Xe ép 3,5 tấn 1 Huyện Phú Giáo 1 Thùng 140 L 8 Sử dụng năm 2004 2 Thùng 240 L 55 Sử dụng năm 2006 3 Thùng 660 L 5 Sử dụng năm 2006 4 Xe 5,3 m3 1 Sử dụng năm 2000 5 Xe 9,3 m3 1 Sử dụng năm 2005 (Nguồn: Báo cáo hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tỉnh Bình Dương năm 2007) Đa số trang thiết bị đều được trang bị từ lâu, cũ kĩ, không hiện đai, không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển rác. 2.2.3 Hiện trạng công tác vận chuyển, trung chuyển chất thải rắn đô thị tại Bình Dương 2.2.3.1 Thị xã Thủ Dầu Một Vận chuyển rác trên địa bàn do Công ty TNHH MTV CTĐT Bình Dương đảm trách. Khối lượng rác vận chuyển về khu liên hợp khoảng 80-100 tấn/ngày. Phương tiện vận chuyển hiện nay của Công ty TNHH MTV CTĐT Bình Dương là 02 xe ép rác 20m3 và 01 xe tải ben 15 tấn. Công tác trung chuyển được thực hiện thông qua trạm trung chuyển Truông Bồng Bông. Thực chất đây chỉ là một bô rác hở (có tôn chắn xung quanh) với diện tích khoảng 2.400 m2. Thời gian tiếp nhận rác tại trạm trung chuyển này là từ 20 giờ đến 04 giờ sáng ngày hôm sau. Thời gian vận chuyển rác là từ 05 giờ đến 16 giờ. Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh môi trường tại trạm trung chuyển cũng chưa thật sự tốt. Ngoài ra, tại thị xã còn phát sinh một số các điểm hẹn không đạt chất lượng vệ sinh môi trường, gây mùi hôi và thiếu mỹ quan. Việc đầu tư trạm trung chuyển mới cần được thực hiện và theo nguyện vọng của Ủy ban nhân dân thị xã thì nên do thị xã đầu tư chứ không giao cho Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước - môi trường Bình Dương thực hiện. 2.2.3.2 Thị xã Thuận An Việc vận chuyển rác tại địa bàn do Xí nghiệp Công trình công cộng của huyện thực hiện theo hình thức giao việc từ Ủy ban nhân dân huyện – phương thức chung của nhiều nơi trên tỉnh Bình Dương. Chi phí vận chuyển và xử lý hàng tháng sẽ được huyện trả cho Xí nghiệp và đơn vị xử lý trên Khu liên hiệp. Trang thiết bị hiện nay của xí nghiệp gồm có 01 xe ép rác 12,5 tấn, 03 xe 6,5 tấn (trong đó có 01 xe sắp đầu tư). Tuy nhiên, những xe đang hoạt động đều ở trong tình trạng xuống cấp gây ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình thu gom (xe hiệu Trường Long). Một tình trạng xảy ra nữa là các xe này không cạp được thùng thu gom 660 lít nên khó khăn khi tiếp nhận rác từ thùng ở trên đường. Vì vậy hầu như rác đều phải được vận chuyển về bô rác của Thị xã. Hiện nay, huyện chỉ có một trạm trung chuyển nằm ở xã Thuận Giao. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có 12/18 tổ thu gom rác dân lập đem đổ rác ở đây. Do cự li thu gom khá rộng, xe vận chuyển không cạp được thùng và ít trạm trung chuyển nên việc thu gom, vận chuyển rác còn gặp nhiều khó khăn. Cự li vận chuyển trung bình từ Thị xã lên Khu liên hiệp xử lý rác là 32 km. Trung bình hàng ngày Xí nghiệp vận chuyển lên Khu liên hiệp khoảng 60 – 70 tấn rác. 2.2.3.3 Thị xã Dĩ An Xí nghiệp công trình công cộng huyện phụ trách công tác vận chuyển lên khu liên hợp. Hiện nay, Xí nghiệp công trình công cộng Thị xã đang được xem xét cấp thêm 01 xe vận chuyển 11 tấn, vì hiện nay Xí nghiệp đang phải đi thuê 03 xe 11 tấn ở ngoài. Đề xuất của Xí nghiệp là cấp đủ 04 xe ép rác 11 tấn thì mới có khả năng vận chuyển hết số lượng rác trên địa bàn huyện về nơi xử lý. Cự li vận chuyển đến khu xử lý là khoảng 50 km nên cần thiết phải có nhiều xe ép với tải trọng lớn mới đảm bảo tính kinh tế trong vận chuyển. Thời gian vận chuyển hiện nay là vào ban ngày từ 07 giờ đến 17 giờ. Trạm trung chuyển duy nhất của huyện hiện nay là trạm trung chuyển Tân Bình. Với nhu cầu hiện tại và dự kiến khối lượng phát sinh trong những năm sắp tới, Xí nghiệp công trình công cộng đề xuất phải đầu tư thêm 01 trạm trung chuyển nữa. 2.2.3.4 Các huyện còn lại Rác thải sinh hoạt của các huyện Bến Cát, Tân Uyên, Phú Giao, Dầu Tiếng chưa thu gom, quản lý được, phần lớn rác sinh hoạt được nhân dân tự thu gom, đổ thải, đối với lượng rác thu gom được cũng đổ trực tiếp vào các bãi đất lộ thiên rồi dùng các phế phẩm khử mùi và đốt để giảm thể tích rác. Số lượng thống kê các đơn vị vận chuyển rác sinh hoạt trên địa các huyện như sau: Bến Cát: 02 đơn vị (Đội công trình công cộng huyện Bến Cát và HTX vệ sinh môi trường Thành Long). Tân Uyên: 03 đơn vị (Xí nghiệp công trình công cộng huyện Tân Uyên; HTX nông nghiệp 30/4 và Ban quản lý chợ Tân Thành). Dầu Tiếng: 03 đơn vị (Đội công trình công cộng huyện Dầu Tiếng và 02 cá nhân). Phú Giáo: Đội công trình công cộng huyện Phú Giáo. Tại các huyện này việc vận chuyển lên bãi chôn lấp còn hạn chế do có ý kiến rằng phí xử lý rác của Khu liên hiệp quá cao, các huyện không co đủ kinh phí chi trả. Vì vậy các huyện này ưu tiên xử lý ngay tại huyện. Tuy nhiên, do quy trình xử lý còn thô sơ, đơn giản nên thường không đảm bảo chất lượng vệ sinh. Hiện trạng tái sinh, tái chế Việc thu hồi và tái chế sử dụng chất thải rắn là hoạt động phát triển tự phát ở tỉnh Bình Dương. Các tư nhân tự tổ chức thu gom tái chế chất thải rắn theo hình thức thủ công nghiệp và sản xuất thực phẩm. Hệ thống này sử dụng rất nhiều lao động và tập hợp những tay nghề rất đặc biệt. Hiện nay, trong hệ thống QL CTR đã có đề cập đến lĩnh vực tái chế. Hoạt động thu hồi và tái chế phế liệu từ rác xảy ra trong các công đoạn của hệ thống quản lý như sau: - Chất thải rắn tại nguồn được thu gom bởi hộ gia đình. - Một số người nhặt rác tại điểm đổ rác của hộ dân tại vỉa hè -Thu hồi tại điểm hẹn - Trạm trung chuyển - Bãi chôn lấp Thành phấn rác tái chế chủ yếu là nhựa, thủy tinh, cao su, bìa carton, vải, một phần bao nhựa,…..còn các thành phần như rác thực phẩm, mút xốp, xà bần hầu như không được thu hồi và đổ bỏ tại bãi rác. 2.2.5 Đánh giá, nhận xét Qua những phân tích trên những mặt còn tồn tại của hệ thống kỹ thuật như sau: 2.2.5.1 Đối với hệ thống thu gom Về cơ cấu tổ chức, hoạt động Đối với các Công ty, xí nghiệp, Hợp tác xã: Đây là những đơn vị có cơ cấu tổ chức bộ máy hoàn chỉnh, có tính độc lập cao, là những tổ chức kinh tế hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã. Những tổ chức này có khả năng hạch toán tài chính, tự thuê mướn lao động thu gom rác nên rất thuận lợi để áp dụng các chính sách của Nhà nước cho các tổ chức này. Do đó, đây là các tổ chức cần được định hướng phát triển trong thời gian tới. Đối với các tổ, đội thu gom rác dân lập: Việc tổ chức lực lượng thu gom rác dân lập thành các đội, tổ thu gom và các mô hình hoạt động của các đội, tổ thu gom ngày càng đa dạng đã góp phần không nhỏ vào quá trình quản lý công tác thu gom của tỉnh. Tuy nhiên, mô hình đội, tổ thu gom cũng có rất nhiều điểm hạn chế: Đội, tổ thu gom rác dân lập chỉ là các tổ chức nghề xã hội, không phải các tổ chức kinh tế nên khó tạo ra tính cạnh tranh trong họat động, do đó không kích thích người lao động tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao cho xã hội, người dân. Bộ máy tổ chức của các đội, tổ thu gom thường rất đơn giản, hầu như không gây ảnh hưởng nhiều tới quá trình thực hiện thu gom của người công nhân thu gom rác. Qua các mô hình đội, tổ thu gom ở trên cho thấy: để có thể hoạt động tốt và duy trì hoạt động thường xuyên, các đơn vị phải có sự tham gia tích cực của các cấp chính quyền ở phường/xã, thị trấn trong quản lý (Uỷ ban nhân dân phường/xã) cũng như sự tham gia của các Công ty, Xí nghiệp Công trình công cộng trong công tác hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, với hoạt động như vậy các đội, tổ thu gom không có tính tự chủ cao. Do đó, khi những sự hỗ trợ này không còn thì hoạt động của các đội, tổ thu gom cũng sẽ gặp khó khăn và hầu như tan rã. Ngoài ra, với cách thức tổ chức này, các đội, tổ thu gom cũng không thể có đủ chi phí để tái đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị thu gom hay đầu tư vào các lĩnh vực khác. Do đó, định hướng trong thời gian tới các tổ chức đội, tổ thu gom dân lập cần phải thay đổi cách thức hoạt động. Về đảm bảo chất lượng vệ sinh Đối với các Công ty, xí nghiệp, Hợp tác xã: Với trang thiết bị thu gom khá đồng bộ và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật nên chất lượng thu gom của lực lượng này khá đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị theo yêu cầu chung của tỉnh. Đối với các Hợp tác xã tuy chưa quy mô bằng các Công ty, xí nghiệp nhưng cũng đã bước đầu có đầu tư trang thiết bị mới phù hợp với quy chuẩn đảm bảo môi trường. Các tuyến đường do các đơn vị này đảm trách thường được thu gom đúng giờ quy định, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn giao thông trong khi thu gom. - Đối với các tổ, đội thu gom rác dân lập: Lực lượng thu gom chất thải rắn dân lập do trang thiết bị thu gom còn thô sơ nên việc ô nhiễm môi trường, rơi vãi chất thải rắn dọc đường hay chảy nước rỉ rác trong quá trình thu gom là hoàn toàn không thể tránh khỏi. Ngoài ra, một tình trạng vẫn còn phổ biến trong thu gom của lực lượng dân lập là chưa lấy rác đúng theo thời gian quy định, tình trạng bỏ không lấy rác đúng ngày còn nhiều. Phù hợp với định hướng xã hội hóa công tác thu gom vận chuyển của tỉnh Việc thực hiện xã hội hóa các công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn của tỉnh là công tác đang rất cần được thực hiện mạnh mẽ. Để thực hiện quá trình xã hội hóa các đơn vị tham gia quá trình đấu thầu phải có các tiêu chuẩn hợp lý, có đội ngũ công nhân lành nghề và được tổ chức khoa học, hợp lý. Với những yêu cầu cơ bản đó thì hiện nay, hầu như chỉ có các đơn vị thu gom chất thải rắn công lập mới đáp ứng được. Các đơn vị thu gom chất thải rắn dân lập chưa đủ khả năng tài chính, chưa có cơ cấu tổ chức tốt do đó quá trình đấu thầu sẽ không thể thực hiện được đối với họ. Một vấn đề quan trọng nữa trong công tác xã hội hóa thu gom chất thải rắn là tiết kiệm chi phí trong thu gom. Việc thu gom da beo như hiện tại (thu gom không tập trung) sẽ làm gia tăng chí phí chung của hệ thống gây lãng phí công lao động và hao mòn thiết bị. Do đó, cần phải cơ cấu lại các khu vực thu gom hợp lý về tuyến, cự li và thời gian thu gom để vừa đảm bảo hiệu quả tiết kiệm, vừa đảm bảo chất lượng vệ sinh và mỹ quan đô thị. 2.2.5.2 Đối với hệ thống vận chuyển, trung chuyển Sử dụng xe cơ giới thu gom dọc các trục đường chính và thu gom các điểm hẹn là công nghệ lạc hậu vừa không có hiệu quả kinh tế và đảm bảo môi trường. Thống kê cho thấy số lượng xe vận chuyển có tuổi thọ cao, không đảm bảo về môi trường trong quá trình tác nghiệp. Các xe ép rác khi vận chuyển làm phát sinh mùi và nước rỉ rác suốt quá trình thu gom và vận chuyển rác. Số lượng trạm trung chuyển còn quá ít, trong khi quãng đường vận chuyển lại quá xa. Điều này dẫn đến tình trạng tại các khu vực như huyện Bến Cát, Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng chưa thu gom, quản lý được, phần lớn rác sinh hoạt được nhân dân tự thu gom, đổ thải, đối với lượng rác thu gom được cũng đổ trực tiếp vào các bãi đất lộ thiên rồi dùng các phế phẩm khử mùi và đốt để giảm thể tích rác. Điều này không những gây ảnh hưởng tạm thời đến cuộc sống của người dân mà lâu dài có thể gây những tác động lớn trên phạm vi rộng của xã hay huyện. Ngoài ra, do quãng đường vận chuyển quá dài nên không kinh tế, tốn nhiều chi phí của Nhà nước. Hơn nữa, nếu để tình trạng này tiếp tục xảy ra thì khó có thể thu hút các thành phần kinh tế tham gia xã hội hóa cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển rác tại các huyện này. Công nghệ sử dụng tại các trạm trung chuyển đơn giản và chưa đảm bảo vệ sinh môi trường. Công tác xử lý mùi hôi, xử lý nước rỉ rác trong quá trình trung chuyển chưa thật sự được thực hiện tốt ở các trạm trung chuyển. Các trạm trung chuyển chủ yếu là các bãi đất trống lộ thiên, khu đất có mái tôn che xung quanh, không đảm bảo vệ sinh môi trường. Những nơi này cần được quy hoạch lại và xây dựng thành các trạm trung chuyển kín hơn. Việc quy hoạch các trạm trung chuyển thực hiện quá chậm nên không đảm bảo quy trình vận chuyển, gián tiếp gây ô nhiễm môi trường. 2.2.5.3 Đối với hoạt động tái sinh, tái chế Chưa có chính sách khuyến khích phân loại chất thải rắn tại nguồn. Tại khu xử lý chất thải rắn chưa có phương tiện và thiết bị phân loại nên chưa có thể phát triển các phương tiện xử lý có quy mô và hiện đại. Tỷ lệ chất thải rắn được thu hồi để tái sử dụng vào khoảng 12-20%, chủ yếu do những người chuyên bới rác để thu nhặt các phế thải nhựa, giấy, kim loại, thủy tinh. Tỷ lệ thu hồi chất thải rắn từ nguồn phát sinh cho đến tận nơi xử lý. Tuy nhiên, hoạt động thu nhập chất thải rắn là hoàn toàn tự phát, không được tổ chức và quản lý. Chưa phát triển được kỹ thuật chế biến phân hữu cơ tổng hợp cao do đó một khối lượng rác thực phẩm lớn chứa hàm lượng chất hữu cơ cao lại chôn lấp xuống bãi rác. CHƯƠNG 3 : CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ BÌNH DƯƠNG Để đưa ra biện pháp quản lý chất thải rắn phù hợp tại các đô thị của tỉnh Bình Dương, một yếu tố quan trọng cần được chú trọng là phân tích các bên có liên quan, các chính sách mà Nhà nước và UBND tỉnh đã ban hành nhằm phục vụ cho công tác quản lý chất thải rắn. Chương 3 sẽ trình bày những nội dung sau đây: (1) Các bên liên quan đến quản lý chất thải rắn đô thị Bình Dương; (2) Các chính sách quản lý chất thải rắn đô thị đã ban hành tại Bình Dương. 3.1 Các bên liên quan đến quản lý chất thải rắn đô thị Bình Dương Cơ quan Thanh tra môi trường Các cơ quan thông tin đại chúng báo, đài… Sở Tài chính Phòng UBND Tỉnh GP quản lý CTR ĐT. Nâng cao ý thức BVMT Các doanh nghiệp Chi cục BVMT _ Sở TN& MT BD Sở xây dựng BD XN xử lý chất thải Cá nhân và hộ gia đình BQL KCN Tỉnh UBND Tỉnh UBND Phường, thị trấn Các nhà khoa học, các viện nghiên cứu và trường đại học Sở Kế hoạch và đầu tư Sở Khoa học Công nghệ Bình Dương UBND huyện, thị xã Các thành phần có liên quan đến quản lý chất thải rắn Thành phần liên quan trực tiếp Cá nhân và các hộ gia đình: Cá nhân, hộ gia đình có hoạt động phát sinh chất thải rắn chủ yếu là rác hữu cơ (rau, củ, quả, thức ăn thừa…) và các loại các loại chất thải còn lại (sành, sứ, xỉ than, giấy nilon….). Đây cũng là thành phần phát sinh chủ yếu của chất thải rắn đô thị. Các cá nhân và hộ gia đình phải có trách nhiệm thu gom và phân loại rác tại nguồn và có nghĩa vụ nộp phí vệ sinh theo quy định của chính quyền địa phương. Các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp hỗ trợ quá trình thu gom và vận chuyển xử lý chất thải rắn. Đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào hệ thống sản xuất nhằm giảm việc phát sinh chất thải rắn là thấp nhất. Sở Tài Nguyên và Môi trường: Trách nhiệm quản lý Nhà nước về môi trường. Trong đó: +/ Tham mưu trình UBND tỉnh về các quy định, kế hoạch, chương trình liên quan đến môi trường. +/ Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường +/ Thanh kiểm tra, giải quyết khiếu nại về các vấn đề môi trường Đồng thời thực hiện giám sát môi trường và quản lý trong công tác trung chuyển và xử lý, chôn lấp chất thải rắn đô thị, vận hành các trạm trung chuyển và Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn. Sở Xây dựng:Xây dựng các trạm trung chuyển, Khu liên hiệp xử lý và các công tác quản lý đô thị liên quan đến quá trình thu gom, vận chuyển. Công ty TNHH một thành viên Công Trình Đô Thị Bình Dương: doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích và kinh doanh dịch vụ với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện công tác vệ sinh - thoát nước, quản lý - chăm sóc công viên cây xanh, duy tu và vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng... Mỗi ngày hai lần quét vệ sinh đường phố, còn bố trí công nhân dùng xe đạp đi lại liên tục trên một số tuyến đường nội ô để nhặt rác, bảo đảm các tuyến đường luôn được sạch, đẹp. Thành phần liên quan gián tiếp: Sở Y tế: Sở Y tế trình UBND tỉnh ban hành hướng dẫn quy định bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh phòng dịch, không gây ô nhiễm môi trường của chất thải rắn theo quy định của Bộ Y tế. Đồng thời ban hành hướng dẫn phân loại, bảo quản chất thải rắn nguy hại trong cơ sở sản xuất, làng nghề, y tế, nghiên cứu thử nghiệm để phục vụ công tác thu gom, phân loại chất thải rắn. Sở Khoa học và Công nghệ: Sở có trách nhiệm quyết định quá trình xử lý chất thải công nghiệp để đảm bảo cơ sở công nghiệp đó tự xử lý sơ bộ để trách ô nhiễm bải chôn lấp của Tỉnh. Sở đưa ra các hướng dẫn và các đề xuất tùy thuộc vào hoàn cảnh nhưng vẫn có trách nhiệm thực hiện. Sở Tài chính: Sở Tài chính có chức năng thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt phí vệ sinh của chất thải rắn thông thường.Hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ về tài chính đối với việc xã hội hóa hoạt động đầu tư quản lý chất thải rắn. Sở Công nghiệp: Sở Công nghiệp chịu trách nhiệm về Công nghiệp và các khu Công nghiệp. Sở này có quan hệ chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư. Họ luôn quan tâm đến sản phẩm rác thải Công nghiệp và cố gắng bố trí địa điểm cho các cơ sở Công nghiệp có rác thải giống nhau vào trong cùng một khu. Những khu Công nghiệp này có trách nhiệm xử lý sơ bộ rác thải của mình để tránh gây ô nhiễm các bãi rác ở khu chôn lấp được đề xuất. Sở Kế Hoạch và Đầu Tư: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư chuẩn bị kế hoạch ngân sách cho các dự án đầu tư. Bao gồm việc xây dựng và cơ sở hạ tầng và thiết bị để xử lý và quản lý các rác thải. Ủy ban nhân dân Tỉnh: UBND là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, theo dõi, xem xét và chỉ đạo cho cơ quan chức năng quản lý về môi trường là Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Xây dựng thực hiện các công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng. UBND các huyện, thị xã: UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thực hiện công tác quản lý nhà nước về quản lý chất thải rắn theo quy định phân cấp của UBND tỉnh. Giao nhiệm vụ cho hai phòng Tài nguyên Môi trường và phòng Quản lý đô thị thực hiện các chức năng sau: +/ Phòng Quản lý đô thị: quản lý đô thị và các đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển (các xí nghiệp hay đội công trình công cộng). +/ Phòng Tài nguyên và Môi trường: việc kiểm soát và giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường trong thu gom, vận chuyển . Phòng Tài chính UBND Tỉnh: Phòng Tài chính được UBND Tỉnh ủy quyền để liên hệ trực tiếp với các nhà tài trợ. Phòng mở một tài khoản riêng cho từng dự án tài trợ. Nguồn tài trợ mà họ nhận được phải được Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư thông qua. Thủ tục thanh toán cho các dự án xây dựng đã được quy định và mỗi dự án mới đều có một Hội đồng. Phòng là đơn vị chịu trách nhiệm cuối cùng trước mọi khoản thanh toán cho nhà thầu. Phòng có quyền đóng góp ý kiến hoặc phản đối các quyết định của ban quản lý dự án về mọi việc liên quan đến tài chính. UBND phường, thị trấn: UBND phường, xã, thị trấn các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư có trách nhiệm giám sát quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn quản lý. Trong trường hợp phát hiện những vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn, cần thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật. Ban quản lý Khu công nghiệp: Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất (hoặc Công ty đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp): quản lý chất lượng vệ sinh trong khu công nghiệp của mình; yêu cầu các đơn vị hoạt động trong khu công nghiệp phải thực hiện đấu thầu (hoặc ký hợp đồng trực tiếp) với các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn đô thị có chức năng để có thể giám sát được chất lượng vệ sinh.Báo cáo Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh hàng năm về các nội dung trong công tác quản lý chất thải rắn. Qua những phân tích về thành phần trực tiếp các bên có liên quan đến hệ thống quản lý chất thải rắn thì thấy rằng đối với mỗi Sở đều có những chức năng liên đới đến quản lý chất thải rắn nhưng không rõ ràng, gây khó khăn trong công tác quản lý. Cụ thể là với những chức năng, nhiệm vụ chưa rõ ràng của Sở TN&MT và Sở Xây Dựng nên đã xảy ra tình trạng chồng chéo trong quản lý. Trong khi công tác quản lý đô thị do Sở Xây dựng quản lý nhưng khi xảy ra ô nhiễm môi trường hay khiếu kiện trong thu gom, vận chuyển thì trách nhiệm lại do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện giải quyết. Việc này thực chất chưa được cụ thể hóa bằng văn bản của Ủy ban nên tình trạng quản lý chồng chéo, không ai chịu trách nhiệm là việc không thể tránh khỏi. Đối với các bên liên quan gián tiếp ở cấp huyện, thị xã thì cũng giống như các bên liên quan ở Sở, mang nhiều tính chồng chéo. Việc quản lý và định hướng phát triển hệ thống ở cấp huyện cũng vì thế rất kém. Việc quản lý đô thị và các đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển (các xí nghiệp hay đội công trình công cộng của huyện) do phòng Quản lý đô thị thực hiện. Nhưng việc kiểm soát và giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường trong thu gom, vận chuyển lại do phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đảm trách. Với cơ cấu tổ chức chồng chéo như vậy, việc thực hiện các chương trình kế hoạch của tỉnh về quản lý chất thải rắn hầu như rất khó thực hiện. Để có thể quản lý tốt rất cần phải có sự phân công rõ ràng từ lãnh đạo Tỉnh và phải được cụ thể hóa bằng một văn bản pháp lý. Việc phân công này cần thực hiện theo nội dung tại Chương II - Điều 8 của Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nội dung cụ thể này sẽ được đề cập trong Chương 5. 3.1.1 Các bên liên quan đến nguồn gốc phát sinh CTRĐT - Các hộ gia đình trong các khu dân cư: làm phát sinh chất thải rắn sinh hoạt (chủ yếu là rác thực phẩm, đồ dùng gia đình….) thì phải thực hiện phân loại rác tại nguồn và phải thực hiện lưu giữ chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường, đổ chất thải đúng thời gian, đúng nơi qui định. - Các bệnh viện: thải ra các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh điều trị phẫu thuật, các loại kim tiêm, ống tiêm, các thi thể cắt vỏ, chất thải sinh hoạt từ bệnh nhân, các chất thải nguy hiểm: chì, thủy ngân, arsen….và các chất thải phóng xạ. Các chất thải có chứa các chất có đặc tính gây nguy hiểm với môi trường và sức khỏe cộng đồng cho nên các bệnh viện phải có trách nhiệm phân loại rác thải trước khi đưa ra ngoài. -Các nơi công cộng, công sở, trường học: nguồn rác thải tại các nơi này bao gồm: vỏ bút bi, giấy loại, báo, tạp chí củ, ….có thể phân loại để tái chế. 3.1.2 Các bên liên quan đến quá trình thu gom vận chuyển và xử lý CTRĐT - Các công ty, xí nghiệp, hợp tác xã: Thu gom chất thải rắn trên các trục đường chính và một phần rác được tập kết của các đội thu gom rác dân lập. Sau đó chở thẳng về Khu xử lý Chánh Phú Hòa. - Các tổ, đội thu gom rác dân lập: Thu gom rác trên các tuyến đường, ngõ hẻm tập kết rác trên trục đường chính để xe Công ty, xí nghiệp đến thu gom chở về xí nghiệp xử lý chất thải. Một phần phế liệu được thu gom từ các đội rác dân lập này. Mô hình hoạt động của các đội, tổ thu gom ngày càng đa dạng đã góp phần không nhỏ vào quá trình quản lý công tác thu gom của tỉnh. - Xí nghiệp xử lý chất thải Bình Dương – Công ty TNHH 1 thành viên Cấp thoát nước, môi trường: Là nơi các đơn vị thu gom chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp của các địa phương đưa về. Bên cạnh đó xí nghiệp cũng trang bị các thiết bị thu gom chất thải rắn của các doanh nghiệp (chủ yếu trong KCN Việt Nam – Singapore). Quá trình xử lý các chất thải rắn cũng được diễn ra ở đây. 3.1.3 Các bên liên quan bị ảnh hưởng CTRĐT - Cộng đồng dân cư sống gần bãi chôn lấp, khu công nghiệp: Các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ gây hôi thối, phát triển vi khuẩn làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, làm mất vệ sinh môi trường. Dân cư sinh sống quanh đây bị nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn,… do loại chất thải rắn gây ra. - Các công nhân thu gom, phân loại và vận chuyển rác: Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng qui định là nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải các CTRNH từ y tế, công nghiệp như: kim tiêm, ống chích, mầm bệnh, hợp chất hữu cơ bị halogen hóa.... Chỗ tập trung rác hữu cơ là nơi thu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián và các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho người thu gom. 3.2 Các chính sách quản lý chất thải rắn đô thị đã ban hành và đánh giá hiệu quả áp dụng tại Bình Dương 3.2.1 Các chính sách quản lý chất thải rắn đô thị đã ban hành tại Bình Dương Quyết định số 108/2006/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2006 về việc ban hành chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2010; Quyết định số 12/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định Bảo vệ Môi trường tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 12/12/2008. Quyết định số 2379/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2008 về việc ban hành kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2007 – 2010; Quy định Bảo vệ Môi trường tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 12/12/2008 của UBND tỉnh Bình Dương; Chỉ thị số 20/2007/CT-UBND ngày 06/06/2007 về việc tăng cường công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Chỉ thị số 08/2008/CT-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2008 về việc tăng cường công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 3.2.2 Đánh giá hiệu quả áp dụng các chính sách quản lý chất thải rắn tại Bình Dương Tỉnh Bình Dương đã có chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất xen kẽ trong khu dân cư, vùng đô thị; theo tiêu chí đã ban hành Quy định bảo vệ môi trường tỉnh, quy định về quản lý chất thải rắn, xác định các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm phải di dời ra khỏi khu dân cư, đô thị… Tỉnh ủy và UBND tỉnh ban hành chủ trương, chính sách hạn chế tối đa đầu tư mới các dự án thuộc loại gây ô nhiễm nặng…Nhưng hiện áp dụng nhiều nhất vẫn là các văn bản của Trung Ương như Nghị định 59 và một số các Thông tư hướng dẫn. Cùng với việc ban hành một số văn bản quy định thì Bình Dương cũng chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm. Từ năm 2009 đến giữa năm 2010, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì và phối hợp thanh tra, kiểm tra 1.407 doanh nghiệp, xử phạt 744 cơ sở với tổng số tiền 13,4 tỷ đồng. Sau khi thành lập (3/2009), Đội kiểm tra liên ngành về công tác bảo vệ môi trường của tỉnh tiến hành kiểm tra, xử lý 32 doanh nghiệp vi phạm, thường xuyên gây ô nhiễm. Tuy nhiên những nỗ lực trên vẫn là chưa đủ. Bởi trên thực tế, vẫn còn tình trạng ô nhiễm do quá trình sản xuất công nghiệp. Do đó, để công tác quản lý đem lại hiệu quả cần rất nhiều các văn bản chi tiết mang tính chất phù hợp riêng tại địa bàn Tỉnh. CHƯƠNG 4: DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ PHÁT SINH TRONG TƯƠNG LAI ĐẾN 2025 Chương 3 luận văn đã phân tích các bên liên quan và đánh giá các chính sách quản lý chất thải rắn độ thị tại Bình Dương, trong chương 4 này sẽ thực hiện dự báo khối lượng CTR đô thị đến năm 2025 nhằm làm cơ sở cho việc đề xuất quản lý, quy hoạch cân đối bãi chôn lấp rác trong tương lai , bảo vệ môi trường trong tương lai. Nội dung trình bày bao gồm: (1) Tính toán và dự báo khối lượng CTR ĐT: Sinh hoạt; nông Nghiệp; công nghiệp. (2) Đánh giá nhu cầu và cân đối bãi chôn lấp rác. 4.1 Các phương pháp tính toán dự báo khối lượng chất thải rắn Hiện nay, trên thế giới và tại Việt Nam tổng quát chung có 3 phương pháp chính được áp dụng để tính toán khối lượng chất thải rắn bao gồm: phương pháp lấy mẫu hoặc đo trực tiếp, phương pháp cân bằng vật chất và phương pháp sử dụng hệ số phát thải. 4.1.1 Phương pháp lấy mẫu hoặc đo trực tiếp Phương pháp này bao gồm cả việc lấy mẫu định kỳ và giám sát liên tục và được dựa trên nồng độ đo được của các chất ô nhiễm trong dòng thải. Phương pháp này có thể được áp dụng để tính toán thải lượng của khí thải, nước thải và chất thải rắn. Phương pháp này có độ chính xác rất cao, tuy nhiên chi phí thực hiện cao. 4.1.2 Phương pháp cân bằng vật chất Phương pháp này dựa vào nguyên lý cân bằng vật chất. Một cân bằng khối lượng được xác định bằng số lượng của chất đi vào và ra của một thiết bị toàn bộ, quy trình, hoặc phần của thiết bị. Phát thải có thể được tính như sự khác biệt giữa đầu vào và đầu ra của từng chất được liệt kê. Phương pháp này có thể được áp dụng để tính toán thải lượng của nước thải và chất thải rắn. Phương pháp này có độ chính xác tương đối cao, nhưng có nhược điểm là việc xác định tổn thất trong quá trình sản xuất là không dễ. 4.1.3 Phương pháp sử dụng hệ số phát thải Đây là phương pháp dựa trên lượng phát thải trung bình đo được từ quá trình tương tự và các cơ sở. Hệ số phát thải (HSPT) được xây dựng bằng quá trình thống kê khối lượng chất thải (kg hay tấn) từ nhiều nguồn thải tương tự đã và đang hoạt động, tính trên một đơn vị sản xuất như: diện tích đất công nghiệp (m2 hay ha), đơn vị sản phẩm đầu ra (tấn, m, m2, m3, cái,,,), nhân công (người) hoặc doanh thu (đồng, USD,…) để sử dụng cho các tính toán, dự báo mở rộng, Yếu tố thời gian đôi khi cũng được đưa vào như một đơn vị thứ nguyên của hệ số ví dụng như: kg/ha/ngày, kg/người/ngày,… Nhiệm vụ chính của hệ số phát thải trung bình là để từ đó có thể tính toán, dự báo nhanh đối với các nguồn thải tiềm tàng đang hoặc sẽ hình thành ở một địa điểm cụ thể. Phương pháp này có thể được áp dụng để tính toán thải lượng của khí thải, nước thải và chất thải rắn. Đây là phương pháp phổ biến và được áp dụng rộng rãi. Trong quá trình học hỏi nghiên cứu nhiều phương pháp tính và trong điều kiện thực tế của địa phương thì tác giả lựa chọn phương pháp tính dựa trên hệ số phát thải. Bởi vì những ưu điểm của phương pháp này mang lại như sau: Phương pháp được ứng dụng rộng và có cơ sở pháp lý cao. Các số liệu được thu thập dễ dàng, có tính khoa học. Kết quả sau khi tính toán sai số trong phạm vi chấp nhận được ( dưới 10% ). Tính được phần lớn các nguồn gây ô nhiễm quan trọng gây ra ô nhiễm môi trường chất thải rắn trong phạm vi toàn tỉnh. 4.2 Kết quả dự báo 4.2.1 Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt Dự báo dân số đến năm 2025 Phương pháp dự báo chất thải rắn sinh hoạt theo số dân và tỷ lệ tăng dân số. Theo phương pháp này căn cứ trên số dân của tỉnh Bình Dương hiện tại kết hợp với mô hình toán học Euler để dự báo dân số của tỉnh Bình Dương trong những năm kế tiếp. Từ đó có thể tính toán tổng lượng rác thải phát sinh hiện tại cũng như trong tương lai của tỉnh. Bảng 4. 1 Dự báo dân số đến 2025 Năm Dân số (người) Năm Dân số (người) 2010 2018 1768941 2011 1637847 2019 1788507 2012 1655963 2020 1808288 2013 1674278 2021 1828289 2014 1692797 2022 1848511 2015 1711520 2023 1868956 2016 1730450 2024 1889628 2017 1749590 2025 1910528 Dựa vào bảng trên có thể dự đoán khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của Bình Dương từ năm 2011 đến năm 2025 .Tốc độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị trung bình ở Việt Nam năm 2007 là 0.73 kg/người/ ngày (BộTN&MT 2010 ). Chọn 0.73 kg/người/ ngày là tốc độ phát thải chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị của Bình Dương . Bảng 4. 2 Khối lượng rác sinh hoạt phát sinh từ năm 2010 đến năm 2025 Năm Dân số HSPT(kg/người/ngày) Khối lượng rác (tấn) 2015 1711520 0.73 45603450 2020 1808288 0.76 50161909 2025 1910528 0.79 55090075 Sau đây là biểu đồ thể hiện tổng lượng rác thải sinh hoạt ở hình 4.1: Hình 4. 1 Tổng khối lượng rác sinh hoạt đến 2025 Nhận xét : Qua hình 4.3 biểu đồ ở trên tổng khối lượng rác sinh hoạt đến 2025 nhìn chung thì khối lượng rác đang gia tăng nhanh. Từ 2011 đến 2025 lượng rác tăng 1.55% khối lượng chất thải rắn. Giai đoạn từ năm 2011đến 2015 tăng khoảng 0.88 % khối lượng chất thải rắn Giai đoan từ năm 2016 đến 2020 tăng rất nhanh lên tới 1.63% % khối lượng chất thải rắn. Giai đoạn từ năm 2021 đến 2025 tăng 0.88 % % khối lượng chất thải rắn. Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở Bình Dương đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng. Trong khi đó, cơ số phương tiện, lực lượng công nhân vệ sinh của Công ty Công trình đô thị và cả đội ngũ lấy rác dân lập hiện có không thể đủ để giải phóng rác kịp thời. Vì vậy, số lượng rác “lưu trú” trên vỉa hè, đường phố bị kéo dài đã gây mất vẻ mỹ quan phố thị và điều quan trọng hơn là sẽ gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường sống. Đã đến lúc vấn đề rác thải sinh hoạt đô thị cần được ngành chức năng quan tâm, tìm giải pháp xử lý hữu hiệuvà đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra. 4.2.2 Dự báo chất thải rắn nông nghiệp Hệ số phát thải nông nghiệp được lấy ở tài liệu đánh giá nhanh của WHO năm 1993 được trình bày ở phụ lục C. Có hệ số phát thải thì có thể tính toán khối lương rác Nông nghiệp phát sinh trong tương lai đến năm 2025. Số liệu được trình bày ở bảng 4.3 sau: Bảng 4. 3 Dự báo khối lượng rác Nông nghiệp phát sinh 2025 STT  Ngành Nông nghiệp HSPT Đơn vị 2015 2020 2025 1 Lúa gạo 800 kg/tấn sp 42016000 56615200 71214400 2 Đường (mía) 300 kg/tấn sp 32799300 148964800 210464800 3 Cà phê 3500 kg/tấn sp 883750 397600 593200 4 Ngũ cốc khác 700 kg/tấn sp 7731500 15443200 22050400 5 Chăn nuôi trâu 4000 kg/con 47454000 14436000 19381200 6 Chăn nuôi lợn 700 kg/con 8304450 108115200 147254000 7 Chăn nuôi bò 4000 kg/con 122006000 23166400 21931600 Tổng khối lượng CTR nông nghiệp 261195000 367138400 492889600 Biểu đồ dự báo khối lượng chất thải rắn Nông nghiệp được trình bày trong hình 4.2 sau đây: Hình 4. 2 Tổng khối lượng rác nông nghiệp đến năm 2025 Nhận xét: Nhìn vào hình 4.4 biểu đồ trên thấy giai đoạn từ năm 2011 đến 2025 khối lượng chất thải rắn tăng 3.89% trong vòng 15 năm. Tổng lượng rác thải nông nghiêp tăng vì những ngành sản xuất như lúa, mía, cà phê thì chỉ thu hoạch được phần hạt (lúa, cà phê), thân (mía) còn những thành phần còn lại thì được thải bỏ và chăn nuôi trâu, bò, lợn thì lượng phân thải ra hàng ngày cũng rất lớn. Và hiện nay tỷ trọng nông nghiệp của tỉnh Bình Dương ngày càng thu hẹp để nhường đất cho tỉnh phát triển công nghiệp. Ngành nông nghiệp sẽ hướng tới tập trung chủ yếu phát triển theo công nghệ cao. Bình Dương có nền nông nghiệp vượt trội so với nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước, đã hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, tỉnh có 9 doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. ngoài ra chưa tính đến thành phần doanh nghiệp chuyên chế biến nông lâm, thủy sản, chế biến thức ăn gia súc đang phát triển mạnh, đây là động lực quan trọng để tỉnh Bình Dương đưa nền nông nghiệp tiến tới sản xuất theo công nghệ cao. 4.2.3 Dự báo chất thải rắn công nghiệp Hệ số phát thải chất thải rắn cho chúng ta biết được khối lượng chất thải rắn phát sinh trên một đơn vị sản phẩm đối với từng loại hình sản xuất. Và để tính toán, xác định lượng CTRCN phát sinh sử dụng HSPT trong WHO (1993). HSPT được trình bày ở Phụ lục C. Khối lượng CTRCN phát sinh đến 2025 được trình bày ở bảng 4.4 sau đây: Bảng 4. 4 Khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh đến năm 2025 Stt DỰ BÁO LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN PHÁT SINH ĐẾN NĂM 2025 (tấn) Năm 2015 2020 2025 1 Hóa chất 1757000 1997000 2237000 2 May mặc 2651837 3469442 4287047 3 Giấy 12909100 16622300 20335500 4 Giày da 3061086 3304845 3548604 5 Nhựa, cao su 1652550 1652550 1652550 6 Dược phẩm 125666223 125681635 125697046 7 Thực phẩm 121055100 158174700 195294300 Tổng lượng CTR 268752897 310902471 353052046 Biểu đồ tổng khối lượng chất thải rắn công nghiệp được thể hiện qua hình 4.3 sau đây: Hình 4. 3 Khối lượng rác thải công nghiệp 2025 Nhận xét: Khối lương rác thải công nghiệp ngày càng tăng nhanh. Trong vòng 15 năm tới từ năm 2011 đến năm 2025 tăng 2.68 %. Giai đoạn 2011 – 2015 tăng 2.67 % Giai đoạn 2016 – 2020 tăng 2.29 % Giai đoạn 2021 – 2025 tăng chậm lại 2 % Trong 3 giai đoạn thì giai đoạn 2011 – 2015 tăng nhiều nhất 2.67 %. Khối lượng chất thải rắn công nghiệp ở Bình Dương ngày một tăng lên chứng tỏ tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghiệp Bình Dương nhanh. Dẫn đến việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, xử lý rác thải công nghiệp ở đây gặp rất nhiều khó khăn. Vấn đề cấp thiết hiện nay là tìm ra phương hiệu quả và áp dụng cộng nghệ kĩ thuật cao vào quá trình xử lý chất thải rắn công nghiệp. 4.3 Đánh giá và cân đối nhu cầu quy họach bải chôn lấp. Để giảm thiểu CTR chôn lấp tiết kiệm diện tích đất chôn lấp thì phải tăng lượng tái chế CTR. Theo hiện trạng chất thải rắn đã trình bày ở chương 2, mục 2.2.4.3 thì Bình Dương trong những năm vừa qua tỷ lệ chất thải rắn được thu hồi để tái sử dụng vào khoảng 12-20%. Bảng 4. 5 Tổng hợp khối lượng CTRĐT Năm CTRSH (kg/người/năm) CTR CN (tấn/năm) Tổng lượng rác thải 2015 45603450 268752897 314356347 2020 50161909 310902471 361064380 2025 55090075 353052046 408142121 Nếu theo hiện trạng thì tái chế 20% (tối đa trong khoảng 12-20%) thì số còn lại phải chôn lấp là 80% CTR. Vậy khối lượng rác thải cần chôn lấp là: Mrác chôn lấp= ∑rác thải - (80% × ∑rác thải ) Giả sử rằng trong tương lai tái chế chiếm 50% tổng khối lượng rác thì tương tự như trên cũng tính được khối lượng rác thải cần phải chôn lấp như sau: Mrác chôn lấp= ∑rác thải - ( 50% × ∑rác thải ) Giả sử tái chế chiếm 75% thì diện tích bãi chôn lấp giảm đi rất lớn và đây là điều kiện lý tưởng cần hướng tới trong quản lý CTR ĐT tương lai. Cách tính tương tự. Ở Thông tư liên tịch 01/2001 có quy định định mức bãi chôn lấp như sau: Bảng 4. 6 Định mức bãi chôn lấp STT Loại bãi Dân số đô thị hiện tại (người) Lượng rác (tấn/năm) Diện tích bãi 1 Nhỏ ≤ 100.000 20.000 ≤ 10 ha 2 Vừa 100.000-300.000 65.000 10-30 ha 3 Lớn 300.000-1.000.000 200.000 30-50 ha 4 Rất lớn ≥1.000.000 >200.000 ≥ 50 ha Bảng 4. 7 Cân đối nhu cầu bãi chôn lấp Tái chế 20% Năm 2015 2020 2025 CTR CN (tấn/năm) 213596716.4 247124377.6 280652038 CTR SH (tấn/năm) 36482760 40129527.2 44072060 ∑ CTR (tấn/năm) 250079476.4 287253904.8 324724098 Diện tích BCL ≥ 50 ha ≥ 50 ha ≥ 50 ha Tái chế 50% CTR CN(tấn/năm) 134376448 155451236 176526023.5 CTR SH(tấn/năm) 22801725 25080954.5 27545037.5 ∑ CTR(tấn/năm) 157178173 180532190.5 204071061 Diện tích BCL 10-30 ha 10-30 ha 30-50 ha Tái chế 75% CTR CN(tấn/năm) 67188224 77725618 88263011.75 CTR SH(tấn/năm) 11400862.5 12540477.25 13772518.75 ∑ CTR(tấn/năm) 78589086.5 90266095.25 102035530.5 Diện tích BCL 10-30 ha 10-30 ha 10-30 ha Bảng 4.7 ở trên đã trình bày diện tích bãi chôn lấp trong tương lai dựa vào dự báo khối lượng và việc tái chế rác thải ở Bình Dương. Từ đây có thể thấy lợi ích của việc tái chế rác thải. Qua các dự báo khối lượng thì năm 2011: CTRSH là 1.195.628,12 tấn, CTRNN là 235.567.140 tấn, CTRCN là 235.033.237 tấn, đến năm 2025 thì con số này đã lên tới: CTRSH 1.509.317,31 tấn, CTRNN 507.439.300 tấn, CTRCN là 353.052.046 tấn. Khối lượng rác ngày càng tăng nhanh, gây áp lực lớn đối với xã hội. Trước tình hình đó thì để giảm tác động môi trường của CTR đô thị, trong chương 4 sẽ đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Tỉnh Bình Dương. CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH Trên cơ sở đã phân tích ở những chương trước, chương 5 sẽ đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn đô thị phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội Bình Dương. Nội dung trình bày : (1) Xây dựng chiến lược quản lý CTR ĐT bằng phương pháp phân tích SWOT. (2) Các giải pháp phối hợp các bên liên quan. 5.1 Xây dựng định hướng chiến lược quản lý CTR ĐT bằng phương pháp phân tích SWOT Căn cứ vào sơ đồ hệ thống quản lý CTR ĐT trong phụ lục E, phân tích SWOT cho thấy Các điểm mạnh của hệ thống QLCTR hiện nay Các phòng trong Chi cục BVMT và các đô thị đã có sự phân công trách nhiệm và nhận thức rõ ràng về công tác xử lý chất thải. Cơ sở hạ tầng hệ thống thu gom vận chuyển tương đối hoàn chỉnh. Đội ngũ cán bộ, chuyên gia nhiệt tình, có quyết tâm cao . Định hướng các hoạt động ưu tiên cho các đô thị trong địa bàn tỉnh (là những nguồn phát sinh lớn và nhu cầu phát sinh trong tương lai tương ứng với tốc độ tăng dân cư đô thị). Các điểm yếu hiện nay: Chưa thực hiện tốt công tác phân loại rác tại nguồn và tái sinh tái chế rác thải. Nhận thức về CTRCN của doanh nghiệp thấp dẫn đến việc không xác định được đối tượng có chức năng thu gom chất thải phát sinh trong doanh nghiệp là ai. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phân bố nhiều ngoài KCN, gây khó khăn cho công tác thu gom, vận chuyển chất thải. Thiếu cơ sở hạ tầng (trạm trung chuyển quá ít và không hợp vệ sinh) trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom trung chuyển (xe ép rác). Chưa đủ kinh nghiệm và năng lực quản lý hiệu quả các dự án xử lý rác thải tiên tiến. Năng lực và trách nhiệm quản lý CTR chưa được quy định rõ ràng, chưa tập trung và phát huy đầy đủ ở các cấp quản lý. Các cơ hội của QLCTR tại Bình Dương: Được lảnh đạo thành phố quan tâm Nhiều thành phần (tư nhân, nhà nước, tổ chức nước ngoài..) sẳn sàng đầu tư vào hệ thống quản lý rác thải đô thị. Có nhiều cơ hội vay vốn nước ngoài (ODA,BOT,…) Phương tiện thông tin đại chúng sẵn sàng. Người dân ủng hộ với Nhà nước trong các chương trình bảo vệ môi trường. Sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu sử dụng rác thải làm nguyên liệu và năng lượng đầu vào Các thách thức QLCTR phải đối mặt: Gia tăng nhanh chóng dân số đô thị dẫn đến gia tăng nguồn phát sinh CTR vfa tạo áp lực không nhỏ đến hệ thống thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý hiện tại. Thiếu các quy định, chính sách phù hợp trong việc quản lý. Thiếu kinh phí đầu tư cho các chương trình dự án quản lý và xử lý rác thải. Hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện. Ý thức cộng đồng về BVMT còn thiếu và yếu. Từ những phân tích SWOT trên đây, có thể kết xuất các định hướng phát triển hệ thống quản lý CTR tại Bình dương, nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường cho Bình Dương như sau: Các chiến lược phát huy điểm mạnh giành lấy cơ hội: Lập dự án vay vốn Lập dự án kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước. Xây dựng các tiêu chí lựa chọn dự án quản lý ,xử lý rác tối ưu ( tài chính, môi trường, công nghệ) Xây dựng chương trình nâng cao năng lực quản lý Tận dụng các phương tiện thông đại chúng để tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường. Tăng cường tính thực thi của hệ thống pháp luật thông qua thanh tra, kiểm tra và xử phạt. Các chiến lược để điểm yếu không làm mất cơ hội Xây dựng qui hoạch tổng thể quản lý CTR ĐT Xây dựng, triển khai dự án phân loại rác từ nguồn Lựa chọn các dự án xử lý rác bằng công nghệ tiên tiến Hiện đại hóa các bộ phận thu gom, vận chuyển Xây dựng các chương trình quan trắc môi trường tại các bãi chôn lấp để kiểm soát ô nhiễm môi trường Tiếp tục khắc phục các điểm thiếu sót bất cập của các qui định, chính sách hiện hành. Xây dựng các chương trình giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng. Tái sinh, tái chế rác thải Các chiến lược phát huy điểm mạnh để khắc phục vượt qua thử thách Kêu gọi các dự án đầu tư của các cơ quan, tổ chức, thành phần kinh tế, đẩy mạnh công tác xã hội hóa công tác chất thải rắn. Xây dựng các chương trình nâng cao năng lực quản lý nhà nước. Xây dựng các chương trình giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng. Xây dựng cơ chế quản lý thống nhất, đồng bộ. Các chiến lược không để thử thách làm phát triển điểm yếu Hoàn thiện các quy định, chính sách cho phù hợp. Tạo điều kiện thu hút đầu tư nhờ vào cơ chế hỗ trợ chính sách về thuế, tài chính. Đẩy mạnh công tác xử lý vi phạm cưỡng chế, phạt hành chính. Qua phân tích và kết hợp giữa Điểm mạnh- Điểm yếu- Cơ hội- Thách thức có thể rút ra các chiến lược chính ưu tiên cho hệ thống QLCTR ĐT tại Bình Dương như sau: 1. Xây dựng các chương trình nâng cao năng lực quản lý nhà nước Mục đích: nâng cao kiến thức về quản lý nhà nước, các quy định về quản lý CTRĐT, tác động và khả năng giảm thiểu tại nguồn, phân loại và các biện pháp tái sử dụng, tái chế, xử lý và tiêu hủy CTRĐT. Đối tượng đào tạo, tập huấn: Phòng KSON và quản lý chất thải (CCBVMT) Phòng TNMT các Huyện Phòng XD và môi trường (BQL các KCN) Đơn vị đầu tư hạ tầng KCN Nội dung tập huấn: Kiến thức về quản lý nhà nước Các quy định của nhà nước về BVMT, quản lý CTRĐT Tác động và các khả năng giảm thiểu chất thải tại nguồn Phân loại và các biện pháp xử lý, tiêu hủy CTRĐT . Nội dung, phương pháp và kế hoạch triển khai các hoạt động quản lý CTRĐT 2. Khắc phục các điểm thiếu sót bất cập của các quy định, chính sách hiện hành Để thực hiện quản lý hệ thống chất thải rắn đô thị một cách tốt nhất, việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy là không thể thiếu. Đối với một hệ thống quản lý với khối lượng công việc khá lớn như tại Tỉnh Bình Dương, hệ thống văn bản pháp quy cần được hoàn thiện với một số các văn bản chủ yếu như sau: (1) Quy định về quản lý chất thải rắn đô thị tại Bình Dương Quy định này sẽ chi tiết hóa các quy định của Chính phủ về quản lý chất thải rắn đô thị; đồng thời tạo cách ứng xử cụ thể phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Nội dung chủ yếu của quy định này bao gồm: Quy định về cách thức tồn trữ, phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, chôn lấp cuối cùng chất thải rắn đô thị. Quy định về cách thức thu, nộp và quản lý phí vệ sinh (phí thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý đối với chất thải rắn đô thị). Quy định rõ các hành vi, cách ứng xử đối với công tác quản lý chất thải rắn đô thị của các chủ thề từ trách nhiệm của các chủ nguồn thải, chủ thu gom vận chuyển, xử lý và trách nhiệm của các ban ngành, chính quyền địa phương. (2) Các quy trình kỹ thuật và quy chuẩn chất lượng vệ sinh trong quá trình thực hiện Quy định này nêu rõ các quy trình thực hiện công tác thu gom, vận chuyển, chôn lấp chất thải rắn. Đây là cơ sở cho các đơn vị thu gom, vận chuyển trên địa bàn tỉnh thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh. Các quy chuẩn về chất lượng vệ sinh là cơ sở pháp lý và cơ sở kỹ thuật để các cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra, giám sát chất lượng vệ sinh trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đây cũng là các cơ sở pháp lý và kỹ thuật để đánh giá các hồ sơ thầu trong đấu thầu các công tác vệ sinh đô thị trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát việc thực hiện công tác thu gom và phân loại rác thải ở các doanh nghiệp. 3. Xây dựng, triển khai dự án phân loại rác từ nguồn. Đối với chất thải sinh hoạt tại các hộ gia đình phân làm 2 loại chính: Chất thải hữu cơ dễ bị phân hủy bởi vi khuẩn, vi sinh vật có trong môi trường tự nhiên ( các loại thức ăn thừa, lá cây, củ ,quả,..). Thành phần này thường chiếm tỷ lệ lớn từ 65- 85% trong rác thải sinh hoạt. Sau khi phân hủy, chúng trở thành những chất mùn hữu ích cho trồng trọt. Chất thải khó phân hủy: Kim loại, thủy tinh, giấy, chất dẻo.. thành phần này có thể tái sử dụng lại được. Trong mỗi hộ gia đình sử dụng 2 túi nilong chứa 2 loại chất thải. Để dễ dàng nhận biết loại chất thải cần phân loại, hạn chế sự nhầm lẫn các loại chất thải với nhau thì có thể phần biệt bằng túi nylon và thùng rác hộ gia đình như sau: Túi ny lon Chất liệu của túi chứa là loại túi PE. Hiện nay trên Thế Giới đang sử dụng phổ biến loại túi polymer có khả năng phân hủy sinh học để đựng chất thải thực phẩm đã phân loại. Màu sắc của túi ny lon nên phân theo loại rác: Đối với rác thực phẩm: màu xanh lá cây cho loại chất thải này, vì màu xanh lá tượng trưng cho cây cỏ, rau, thực phẩm,… Đối với rác còn lại: Sử dụng màu xám để chứa chất thải còn lại, đây cũng là màu dễ sản xuất do có thể sử dụng các sản phẩm tái chế từ nhựa. Túi sẽ được thiết kế theo dạng túi thông dụng trên thị trường hiện nay, không có quai xách nhằm trách trường hợp người dân sử dụng vào các mục đích khác.Trên mỗi loại túi nylon đựng chất thải sẽ in biểu tượng của loại chất thải cần phân loại và dòng chữ ghi rõ loại chất thải đó để người tham gia phân loại dễ dàng nhận biết. RÁC CÒN LẠI HÃY PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN RÁC THỰC PHẨM HÃY PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN Hình 5. 1 Mẫu túi chứa chất thải đã phân loại cho chương trình phân loại rác tại nguồn Túi sẽ được sản xuất với nhiều loại kích cỡ khác nhau, tương ứng với dung tích của các loại thùng chứa đưa vào sử dụng cho nhiều đối tượng trong chương trình (trường học, văn phòng, nhà hàng, khách sạn,…). Thùng chứa rác hộ gia đình Chất liệu thùng chứa cũng được làm từ nhựa PE. Màu sắc của thùng chứa rác cũng tương ứng với màu sắc của túi nylon của từng loại chất thải được phân loại. Màu xanh lá ứng với chất thải thực phẩm và màu xám ứng với chất thải còn lại. Hai loại thùng chứa chất thải cũng được in biểu tượng và logo tương tự như hai loại túi chứa nêu trên.Trên bề mặt nắp của mỗi thùng chứa sẽ in hình minh họa chất thải cần phân loại, giúp cho người dân dễ dàng nhận biết loại chất thải cần bỏ vào thùng (Hình 5.2). Chất thải thực phẩm Chất thải còn lại Hình 5. 2 Minh họa cho các loại chất thải được in trên nắp thùng chứa rác. Đối tượng đầu tư thùng trong dự án là hộ gia đình, dung tích thùng chứa là 15 lít, cho cả loại chất thải thực phẩm và chất thải còn lại. Ngoài loại thùng 10 L và 20 L dành cho hộ gia đình, thùng chứa sẽ được sản xuất với nhiều dung tích lớn hơn cho nhiều đối tượng như: nhà hàng, khách sạn, quán ăn,… Dung tích đề xuất là: 50L, 100L. Đối với chất thải công nghiệp và các xí nghiệp có thể phân ra làm 3 loại chất thải: Chất thải có thể tái chế được: kim loại, giấy, thủy tinh, chất dẻo… Chất thải khác tùy theo đặc điểm của từng cơ sở sản xuất. Chất thải nguy hại gồm kim loại nặng, chất phóng xạ, các hóa chất độc hại…. Đối với chất thải nông nghiệp có thể phân ra làm 2 loại chất thải: Chất thải chăn nuôi chủ yếu từ phân gia súc gia cầm và nước tiểu, nước dội rửa chuồng trại. Chất thải trồng trọt là những phế thải còn lại sau thu hoạch hoa màu, cây trồng ngắn ngày và lâu năm,…. Đối với bệnh viện, trạm y tế có thể chia ra làm 3 loại chính : Chất thải sinh hoạt thông thường từ sinh hoạt của nhân viên y tế, bệnh nhân và người thăm nuôi. Chất thải y tế: bông băng, ống chuyền dịch, ống chích, bình lọc máu…đã qua sử dụng của bệnh nhân, chất thải là hóa chất, phóng xạ, thuốc gây độc…và chất thải sinh hoạt của khoa lây nhiễm, vật dụng thải bỏ của bệnh nhân lây nhiễm. Chất thải là bệnh phẩm bao gồm phần bị hoại tử của quá trình phẫu thuật,các xét nghiệm máu… 4. Hiện đại hóa các bộ phận thu gom, vận chuyển và trung chuyển Thu gom Việc chuyển đổi các loại phương tiện 3, 4 bánh tự chế là rất cần thiết để đảm bảo vệ sinh trong quá trình thu gom. Như vậy với những yêu cầu đặt ra phương án chuyển đổi xe 3, 4 bánh tự chế được thực hiện như sau: Thu gom rác hộ dân với cự ly ≤ 1,5 km: Hiện nay, đánh giá các phương tiện đang sử dụng thì thùng rác 660L (bánh lớn và bánh nhỏ) có hiệu quả cao trong công tác thu gom chất thải rắn từ các hộ dân. Khả năng thu gom rác khoảng 150 – 200 hộ dân, cự ly thu gom 1,5-2 km (cự ly gần với trạm trung chuyển). Xe có hai loại bánh lớn và bánh nhỏ nên phù hợp với mọi địa hình. Suất đầu tư thấp, mỗi thùng mới có chi phí từ 5 – 6 triệu đồng/thùng. Thu gom rác hộ dân với cự ly > 1,5 km: Hiện tại có hai loại phương tiện sử dụng hiệu quả nhất gồm: xe tải 0,55 – 01 tấn và xe ép. Xe tải 0,55 – 01 tấn: có cải tiến hệ thống thủy lực nâng hạ thùng xe. Thùng xe kín (hở mui) có khả năng lưu giữ nước rỉ rác, khi xe đầy rác, công nhân chỉ việc phủ bạt nhựa hạn chế mùi hôi phát tán. Khả năng cơ động cao và phù hợp mọi địa hình. Suất đầu tư trung bình, khoảng 110 – 160 triệu đồng/chiếc. Tuy nhiên, hệ số nén rác thấp, khoảng 1,5:1. Lợi thế của xe tải nhỏ khoảng 550 kg là có thể đi vào những hẻm nhỏ có bề ngang từ 2,5 đến 3 m. Điều này thuận lợi cho công tác thu gom tại các hộ gia đình trong hẻm. Xe ép rác: là phương tiện chuyên dùng trong thu gom vận chuyển rác, dải tải trọng từ 1,8 tấn – 15 tấn. Để phù hợp với việc thu gom thì chỉ cần sử dụng xe ép rác từ 2 đến 2,5 tấn. Chi phí đầu tư khoảng 600 triệu đến 800 triệu đồng/chiếc. Các đội thu gom rác dân lập chưa đủ điều kiện về tài chính do đó nguồn vốn được cấp dựa trên sự phối hợp giữa ngân hàng với Ủy ban nhân dân tỉnh và các huyện/thị xã, Công ty, Xí nghiệp công trình công cộng để thực hiện hỗ trợ đầu tư. Ngân hàng cho người dân lập vay để chuyển đổi. Trung chuyển Xây thêm trạm trung chuyển rác để quảng đường vận chuyển rác ngắn lại đảm bảo an toàn vệ sinh đô thị. Vị trí xây dựng trạm ép rác kín cách xa trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính sự nghiệp, nhà thờ - chùa, chợ, cơ quan ngoại giao bán kính tối thiểu là 100m. Qui định về hạ tầng kỹ thuật: Tường rào bao quanh với chiều cao tối thiểu là 5m; Nhà bao che kín toàn bộ khu vực tiếp nhận CTRSH; Mặt bằng được tráng bằng bê tông chịu lực (chịu được tải trọng của xe ép); Hệ thống thu nước CTRSH (nước rửa sàn và nước rác); Hệ thống thoát nước mưa; Hệ thống xử lý nước rác (nếu có), mùi hôi khu tiếp nhận CTRSH; Trạm cân (đối với trạm ép rác sử dụng cho nhiều huyện/thị xã); Hệ thống cung cấp điện, nước; Hệ thống chiếu sáng; Hệ thống rửa xe; Có cổng bảo vệ. Vận chuyển Đầu tư mới xe ép rác và xe phải đảm bảo về mặt kỹ thuật như sau: Công suất phương tiện vận chuyển cơ giới phải phù hợp với lượng chất thải phát sinh trên địa bàn vận chuyển và cự ly vận chuyển. Với cự ly vận chuyển trung bình dưới 30 km nên sử dụng các xe vận chuyển từ 07 tấn trở xuống. Với cự ly trung bình từ 40 đến 70km nên sử dụng xe vận chuyển từ 10 đến 15 tấn. Thiết bị vận chuyển phải đảm bảo kín, không rò rỉ nước rác trong quá trình vận chuyển. Hiện nay, xe ép rác kín sử dụng hệ thống ép bằng thủy lực vẫn là phương tiện hữu hiệu nhất và thông dụng nhất để thu gom vận chuyển chất thải rắn. Tái sinh, tái chế rác thải Đối với rác thải sinh hoạt có khối lượng lớn dùng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh. Một phần chất thải sinh hoạt có hàm lượng chất hữu cơ cao sẽ được tận dụng chế biến thành phân hữu cơ tổng hợp theo hai công nghệ: Công nghệ 1 là ủ lên men hiếu khí, sục gió cưỡng bức kết hợp với đảo trộn. Công nghệ 2 là xử lý rác thải theo phương pháp sinh học để sản xuất phân hữu cơ tổng hợp và điện. Đối với chất thải công nghiệp sau khi phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển đến khu liên hiệp xử lý chất thải rắn để xử lý. Tại khu xử lý được phân loại các vật liệu có ích tái chế, các chất thải nguy hại xử lý theo công nghệ hóa rắn và ổn định là chính còn đốt là phụ. Đối với chất thải nông nghiệp: Các phế thải từ quá trình trồng trọt như là rơm rạ, cây xanh…thì áp dụng mô hình sản xuất phân hữu cơ sinh học hoặc có thể dùng làm chất đốt cho bà con nông dân. Các phế thải từ quá trình chăn nuôi chủ yếu là từ phân gia súc gia cầm và nước tiểu, nước dội rửa chuồng trại. Từ đó có thể đề xuất các biện pháp giảm thiểu chất thải như sau: xây dựng hầm Biogas để thu gom chất thải và tạo ra năng lượng sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày; kết hợp chăn nuôi chuồng trại với nuôi cá dưới ao để tận dụng phân chăn nuôi làm thức ăn cho cá. 6. Xây dựng các chương trình tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng có hiệu quả. Tuyên truyền cho hộ dân Việc tuyên truyền cho đối tượng hộ gia đình được thực hiện thông qua các cuộc họp tổ dân phố vào buổi tối. Người trực tiếp tuyên truyền là lực lượng tình nguyện viên và Đoàn viên thanh niên với sự hỗ trợ của các Tổ trưởng, Tổ phó tổ dân phố. Tất cả các tổ dân phố thuộc các phường trên địa bàn sẽ được hướng dẫn cách thức phân loại rác tại nguồn và kết hợp phát tờ bướm của chương trình. Ngoài việc tuyên truyền bằng lời và cung cấp các tờ rơi cho người tham dự, các các tình nguyện viên sẽ chiếu phim để tạo sự trực quan, sinh động trong buổi tuyên truyền.Và các tình nguyện viên cũng tham gia vào các hoạt động giáo dục môi trường như tuyên truyền lưu động, tổ chức trò chơi cho trẻ em tại khu dân cư… Các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp – cụm công nghiệp: Các doanh nghiệp thường thiếu nhận thức và kiến thức về: Quy chế quản lý chất thải rắn Các định nghĩa cơ bản và phân loại chất thải rắn Các chủ nguồn thải chất thải rắn cũng thiếu kiến thức về tránh phát sinh, tái sử dụng và thu hồi chất thải rắn, bao gồm công nghệ sạch. Cần có hoạt độ tuyên truyền và giáo dục để cải thiện trong nhận thức và kiến thức về lĩnh vực này cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Phương thức thực hiện: Tổ chức hội thảo các doanh nghiệp và CSSX về vấn đề quản lý CTRCN do Chi cục BVMT chủ trì, mục đích là bước đầu nâng cao nhận thức cho các chủ CSSX, chủ doanh nghiệp vì họ sẽ là nhân tố tuyên truyền tiếp theo cho các thành viên trong đơn vị sản xuất. Treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền với nội dung dễ hiểu, sinh động. Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho các ngành nghề sản xuất tiêu biểu. Tuyên truyền giáo dục cho các đối tượng khác Trường học: các cán bộ phụ trách đoàn đội tại các trường học trên địa bàn tỉnh, sau khi được tập huấn về kỹ năng phân loại rác sẽ hướng dẫn lại cho các học sinh, sinh viên trường mình thông qua các buổi sinh hoạt tập thể của toàn trường. Bên cạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn của các cán bộ phụ trách đoàn - đội, chương trình có hỗ trợ cung cấp các áp phích hướng dẫn kỹ thuật phân loại rác cụ thể bằng hình ảnh trực quan sinh động và băng rôn biểu ngữ của chương trình được treo ở trước trường. Ngoài ra thì cấp tiểu học có thể triển khai chương trình: “Thu gom vỏ hộp sữa đã qua sử dụng để đưa vào tái chế”. Những cơ sở giáo dục sẽ có hệ thống giỏ rác riêng dành cho các loại rác có thể tái chế. Khi vứt rác, học sinh sẽ phải phân loại rác hữu cơ, rác tái chế để bỏ vào những giỏ rác tương ứng. Bước đầu của việc phân loại rác sẽ bắt đầu từ những vỏ hộp sữa. Sau khi uống xong, các em phải đem rửa vỏ hộp, xếp lại rồi mới vứt vỏ hộp vào thùng rác tái chế. Chương trình này có thể được mở rộng đến các khối Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trên toàn địa bàn. Bậc đại học, cao đẳng tổ chức các cuộc thi học thuật: “Môi trường và con người”, “Ngày hội tái chế”….nhằm nâng cao nhận thức trong việc phân loại rác cho sinh viên. Các đối tượng còn lại (siêu thị, khu thương mại, chợ,…): Đối với các đối tượng này thì việc tuyên truyền được Phòng Tài Nguyên Môi Trường các huyện, thị xã thực hiện và quản lý. Cán bộ của Phòng sau khi được tập huấn sẽ tổ chức các buổi hướng dẫn cho đại diện các nguồn thải này. Chương trình sẽ hỗ trợ tuyên truyền bằng các tờ ápphích hướng dẫn. Tuyên truyền chung qua Đài phát thanh và truyền hình: Chương trình truyền thông qua phát thanh và truyền hình BTV2 được thực hiện chung cho toàn Tỉnh. Dự kiến chương trình phát sóng như sau:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxLE NGOC TU.docx