Tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức: LỜI CẢM ƠN
Đồ án này là kết quả cố gắng của em dưới sự chỉ dạy và truyền đạt kiến thức rất tận tình của quý thầy cô trong suốt thời gian em được đào tạo tại trường.
Để hoàn thành đồ án này, trước tiên em xin trân trọng kính gửi lòng biết ơn sâu sắc đến cô Th.S Vũ Hải Yến – Giáo viên khoa Môi trường & Công nghệ sinh học đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện ý tưởng, truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm, những lời chỉ dạy vô cùng quý báu cho đồ án tốt nghiệp của em.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Môi trường & Công nghệ sinh học - Trường Đại học Công Nghệ Kỹ Thuật Tp.HCM, đã tận tâm truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu, dạy dỗ em trong suốt quá trình học tập và khuyến khích để em hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Bích Loan - Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Thủ Đức cùng ban lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện cho em được học hỏi tại cơ quan, đặc biệt xin gửi lời cảm ơn đến thầy Phạm Văn Danh, chị...
144 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1744 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Đồ án này là kết quả cố gắng của em dưới sự chỉ dạy và truyền đạt kiến thức rất tận tình của quý thầy cô trong suốt thời gian em được đào tạo tại trường.
Để hoàn thành đồ án này, trước tiên em xin trân trọng kính gửi lòng biết ơn sâu sắc đến cô Th.S Vũ Hải Yến – Giáo viên khoa Môi trường & Công nghệ sinh học đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện ý tưởng, truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm, những lời chỉ dạy vô cùng quý báu cho đồ án tốt nghiệp của em.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Môi trường & Công nghệ sinh học - Trường Đại học Công Nghệ Kỹ Thuật Tp.HCM, đã tận tâm truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu, dạy dỗ em trong suốt quá trình học tập và khuyến khích để em hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Bích Loan - Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Thủ Đức cùng ban lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện cho em được học hỏi tại cơ quan, đặc biệt xin gửi lời cảm ơn đến thầy Phạm Văn Danh, chị Nguyễn Thị Thanh Loan, chị Hồ Nguyệt Ánh, chị Trịnh Thị Hoài, chị Nguyễn Thị Huyền Trang, anh Lê Văn Chín, anh Huỳnh Vũ Thành Thi là nhân viên Tổ môi trường đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian em học tập tại cơ quan để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Cảm ơn các chú, các anh đội Dịch vụ Công cộng thuộc Công ty Công trình Giao thông Đô thị và Quản lý nhà Thủ Đức đã nhiệt tình cung cấp cho em những thông tin bổ ích, tạo điều kiện thuận lợi cho em có thể thực hiện đồ án.
Con xin cảm ơn ba mẹ đã nuôi nấng, chăm sóc và dạy dỗ con nên người. Cảm ơn ba mẹ và những người thân yêu đã luôn động viên, tạo điều kiện cho con học tập và luôn bên cạnh con trong suốt thời gian vừa qua.
Cuối cùng xin cảm ơn các bạn đã giúp đỡ, chia sẻ và động viên mình trong học tập cũng như thực hiện đồ án này.
Do sự hạn chế về trình độ cũng như kinh nghiệm cùng nhiều nguyên nhân khách quan khác, đồ án này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm. Kính mong sự chỉ dẫn của quý thầy cô, anh chị và sự góp ý của bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tp. HCM, ngày 07 tháng 9 năm 2011
Phan Thị Kim Phượng
MỤC LỤC
LỜI
TÀI LIỆU THAM KHẢO I
PHỤ LỤC II
Phụ lục 1: Quyết định 88/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 II
Phụ lục 2: Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 VI
Phụ lục 3: Quyết định 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT ngày 15/10/1998 XIII
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các dạng chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau 4
Bảng 1.2: Thành CTR từ nhiều nguồn khác nhau 7
Bảng 1.3: Hàm lượng C, H, O, N trong CTR 9
Bảng 1.4: Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị VN đầu năm 2007 11
Bảng 1.5: Tỷ lệ gia tăng chất thải rắn sinh hoạt từ năm 2000 – 2007 19
Bảng 1.6: Số lượng lao động thu gom chất thải rắn đô thị tại các quận/huyện của thành phố Hồ Chí Minh (năm 2008) 20
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất năm 2008 - 2009 của Quận Thủ Đức 26
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất nông nghiệp quận Thủ Đức 27
Bảng 2.3: Giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2009 29
Bảng 2.4: Dân số trung bình của các phường 30
Bảng 2.5: Trường lớp và giáo viên trên địa bàn Quận 32
Bảng 3.1: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở Quận Thủ Đức 35
Bảng 3.2: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của Quận Thủ Đức các năm 37
Bảng 3.3: Trang thiết bị và nhân lực làm việc tại các tổ thu gom rác dân lập 46
Bảng 3.4 Vị trí các bô rác Quận Thủ Đức 50
Bảng 5.1 Các thông số kỹ thuật chính của thùng ép kín 70
Bảng 5.2: Kết quả dự đoán dân số của Quận Thủ Đức đến năm 2030 73
Bảng 5.3: Kết quả dự đoán số chợ và trường học của Quận Thủ Đức đến năm 2030 75
Bảng 5.4: Kết quả dự đoán khối lượng CTRRSH của Quận Thủ Đức đến năm 2030 76
Bảng 5.5: Số thùng 660L cần đầu tư để thu gom CTR thực phẩm đến năm 2030 81
Bảng 5.6: Số thùng 660L cần đầu tư để thu gom CTR vô cơ đến năm 2030 85
Bảng 5.7: Số xe vận chuyển cần đầu tư qua các năm 89
Bảng 5.8: Khối lượng CTR thực phẩm và sản phẩm compost kỵ khí tại quận Thủ Đức dự đoán đến năm 2030 104
Bảng 5.9: Khối lượng sản phẩm compost hiếu khí và CTR còn lại mang đi chôn lấp của Quận Thủ Đức dự đoán đến năm 2030 105
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Phương tiện thu gom chất thải rắn của TP. Hồ Chí Minh 22
Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý Quận Thủ Đức 24
Hình 2.2: Phân bố các cấp địa hình Quận Thủ Đức 25
Hình 2.3: Biểu đồ so sánh giá trị sản xuất năm 2008 - 2009 của Quận Thủ Đức 26
Hình 2.4: Biểu đồ giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2009 29
Hình 2.5: Một số cơ sở y tế trên địa bàn Quận Thủ Đức 32
Hình 2.6: Một số trường trên Quận Thủ Đức 33
Hình 2.7: Các trung tâm văn hoá trên địa bàn Quận Thủ Đức 34
Hình 3.1: Tồn trữ chất thải rắn tại hộ gia đinh 38
Hình 3.2: Tồn trữ chất thải rắn tại cơ sở sản xuất công nghiệp 41
Hình 3.3: Phương tiện thu gom chất thải rắn của lực lượng dân lập 42
Hình 3.4: Sơ đồ tổ chức Đội dịch vụ công cộng 43
Hình 3.5: Phương tiện vận chuyển CTR được sử dụng tại Quận Thủ Đức 44
Hình 3.6: Sơ đồ phương thức thu gom, vận chuyển 46
Hình 3.7: Vị trí các bô CTR Quận Thủ Đức 50
Hình 3.8: Bô CTR trung chuyển nằm giữa khu dân cư tại khu phố 7, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức 52
Hình 5.1: Mẫu thùng chứa CTR sử dụng cho chương trình PLCTRTN 93
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTR
Chất thải rắn
CTRSH
Chất thải rắn sinh hoạt
Phí MT
Phí môi trường
Phí BVMT
Phí bảo vệ môi trường
Phí VSMT
Phí vệ sinh môi trường
CN – XD
Công nghiệp – Xây dựng
TM – DV
Thương mại – Dịch vụ
QĐ
Quyết định
UBND
Ủy ban nhân dân
MTĐT
Môi trường đô thị
HĐND
Hội đồng nhân dân
Phòng TC – KH
Phòng Tài chính - Kế hoạch
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
CSSX
Cơ sở sản xuất
DVCI
Dịch vụ công ích
Cty CTGTĐT & QLN
Công ty Công trình Giao thông Đô thị và Quản lý nhà
TCMT
Tiêu chuẩn môi trường
lỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay các vấn đề liên quan đến môi trường luôn được mọi người quan tâm vì môi trường đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cuộc sống ngày càng được cải thiện, nhu cầu của con người ngày càng nâng cao, đồng thời con người càng thải ra nhiều chất thải hơn. Một trong những loại chất thải được tạo ra với khối lượng lớn từ con người là chất thải rắn sinh hoạt. Hiện nay trên thế giới, các nước phát triển đã không còn gặp quá nhiều khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn do họ đã tìm tòi nghiên cứu và đưa vào áp dụng những kỹ thuật công nghệ cao và không ngừng cải tiến trong tất cả các khâu kể cả kỹ thuật lẫn quản lý. Đi cùng xu hướng chung của thế giới, Việt Nam tuy dân số đô thị mới chiếm 20% dân số cả nước nhưng do cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, hệ thống quản lý chưa tốt nên tình trạng môi trường sa sút nghiêm trọng.
Thủ Đức là nơi tập trung các ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những đô thị phát triển ở nước ta. Song song với sự phát triển này là tình trạng dân nhập cư ngày càng nhiều nên dân số ở đây ngày càng tăng thì nhu cầu sinh hoạt càng cao kéo theo lượng chất thải rắn do con người thải ra càng nhiều dẫn đến ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng và cuộc sống của con người ngày càng bị ảnh hưởng.
Trong đó, Quận Thủ Đức là một điểm nóng về chất thải rắn. Do có tính chất bán nông thôn bán thành thị nên vấn đề quản lý chất thải rắn chưa triệt để. Hằng ngày, lượng chất thải rắn thải của Quận trung bình lên tới 255 tấn/ngày và còn có khả năng tăng lên đáng kể trong các năm sắp tới.
Hiện tại công tác quản lý ở Quận vẫn dựa trên giấy tờ là chủ yếu, đặc biệt lĩnh vực quản lý chất thải rắn còn rất mới mẻ, vì thế cấp quản lý ở trên không thể nắm rõ được hết những thông tin về các cấp dưới và cứ như thế làm cho quá trình quản lý lỏng lẻo, không đạt hiệu quả.
Để góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân cũng như các bộ phận có liên quan tới môi trường khu vực, nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường do chất thải rắn tại Quận Thủ Đức, chúng ta phải có cách nhìn nhận và đánh giá nghiêm túc vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực này trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường. Chính vì lý do này mà đề tài “Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức” được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn tại quận Thủ Đức trong vòng 10 năm trở lại đây đồng thời định hướng cho công tác quản lý sắp tới.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Thủ Đức.
- Đánh giá công tác thu phí và nộp phí chất thải rắn theo Quyết định 88/2008/QĐ – UBND trên địa bàn Quận.
- Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho quận Thủ Đức đến năm 2030.
3. Nội dung nghiên cứu:
- Giới thiệu tổng quan về hệ thống quản lý chất thải rắn.
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường của quận.
- Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận.
- Công tác thu phí và nộp phí chất thải rắn của 12 phường trên địa bàn quận.
- Những vấn đề còn tồn đọng trong hệ thống quản lý.
- Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu, tổng hợp thông tin:
- Từ Sở Tài nguyên & Môi trường Tp.HCM;
- Chi cục Bảo vệ Môi trường Tp.HCM;
- Phòng Tài nguyên & Môi trường Thủ Đức;
- Công ty CTGTĐT & QLN Thủ Đức (Nghiệp đoàn rác);
- Ủy ban nhân dân 12 phường;
- Từ sách báo, tài liệu tham khảo, mạng Internet.
Phương pháp đánh giá, xử lý số liệu: từ số liệu thu thập được và những thông tin liên quan tiến hành phân tích và so sánh để từ đó làm tư liệu cho luận văn.
Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của thầy cô trong Khoa Môi trường & Công nghệ sinh học - Trường Đại học Công Nghệ Kỹ Thuật Tp.HCM; cán bộ, chuyên viên tại Tổ Môi trường - Phòng Tài nguyên & Môi trường Thủ Đức.
5. Dự kiến kết quả nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: 20/6/2011 – 21/8/2011
- Địa điểm nghiên cứu: Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Thủ Đức.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
1.1 Khái niệm về chất thải rắn:
1.1.1 Chất thải rắn là gì?
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
1.1.2 Các nguồn phát sinh:
Các dạng chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau được trình bày tóm tắt trong bảng 1.1
Bảng 1.1: Các dạng chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau.
Nguồn phát sinh
Nơi phát sinh
Các dạng chất thải rắn
Khu dân cư
Hộ gia đình, biệt thự, chung cư
Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hoá (bằng giấy, gỗ, vải, da, cao su, PE, PP, thiếc, nhôm, thủy tinh…), tro, đồ dùng điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa, thủy tinh…), chất thải độc hại như chất tẩy rửa (bột giặt, chất tẩy trắng…), thuốc diệt côn trùng, nước xịt phòng bám trên rác thải.
Khu thương mại
Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ, các trạm sửa chữa, bảo hành và dịch vụ.
Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, chất thải nguy hại.
Cơ quan, công sở
Trường học, bệnh viện, văn phòng cơ quan chính phủ.
Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, chất thải nguy hại
Công trình xây dựng
Khu nhà xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp mở rộng đường phố, cao ốc, san nền xây dựng.
Xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ, bê tông, gỗ, ống dẫn.
Dịch vụ công cộng đô thị
Hoạt động dọn rác vệ sinh đường phố, công viên, khu vui chơi, giải trí, bùn cống rãnh.
Giấy, nilon, vỏ bao gói, thực phẩm thừa, lá cây, cành cây, bùn cống rãnh.
Khu công nghiệp
Công nghiệp xây dựng, chế tạo, công nghiệp nặng, nhẹ, lọc dầu, hoá chất, nhiệt điện.
Chất thải do quá trình sản xuất công nghiệp, phế liệu.
Nông nghiệp
Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn cây ăn quả, nông trại.
Lá cây, cành cây, xác gia súc, thức ăn gia súc thừa hay hư hỏng, rơm rạ, chất thải nguy hại như thuốc sát trùng, phân bón, thuốc trừ sâu được thải ra cùng với bao bì đựng hoá chất đó.
(Nguồn: Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993)
Phân loại chất thải rắn đô thị:
1.1.3.1 Theo vị trí hình thành: phân biệt chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ….
1.1.3.2 Theo thành phần hóa học và vật lý: phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại….
1.1.3.3 Theo bản chất nguồn tạo thành:
Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt động sống của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Gồm:
- Chất thải thực phẩm: các phần thừa thãi, không ăn được sinh ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn….
- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt của dân cư.
- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm rạ, lá cây… ở các gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp.
- Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói.
- Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như rơm, cây trồng, chăn nuôi, bao bì đựng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật.
Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm:
- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các nhà máy nhiệt điện;
- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất;
- Các phế thải trong quá trình công nghệ;
- Bao bì đóng gói sản phẩm;
- Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình.
Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan… có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe con người, động vật và cây cỏ.
- Chất thải từ các nhà máy xử lý: chất thải rắn từ hệ thống xử lý nước cấp, nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp.
- Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Các nguồn phát sinh ra chất thải bệnh viện bao gồm:
Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật;
Các loại kim tiêm, ống tiêm;
Các chi cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ;
Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân;
Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thủy ngân, arsen, xianua….
Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện.
- Các chất thải nguy hại nông nghiệp: là các loại phân hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật.
1.1.4. Thành phần của CTR:
- Thành phần của CTR mô tả các thành phần riêng biệt mà từ đó tạo nên các dòng chất thải, mối quan hệ giữa các thành phần này được biểu diễn theo % khối lượng. Thành phần CTR có thể là thành phần riêng biệt hoặc thành phần hóa học.
Bảng 1.2: Thành phần CTR từ nhiều nguồn khác nhau.
S
T
T
Thành phần
Phần trăm khối lượng (%)
Hộ gia đình
Nhà trường
Nhà hàng Khách sạn
Rác chợ
1
Rác thực phẩm
61,0 - 96,6
23,5 - 75,
79,5 - 100,0
20,2 – 100
2
Giấy
1,0 - 19,7
1,5 - 27,5
0 - 2,8
0 - 11,4
3
Carton
0 - 4,6
0
0-0,5
0 - 4,9
4
Vỏ sò, ốc, cua
0
0
0
0 - 10,1
5
Nhựa
0 - 10,8
3,5 - 18,9
0 - 6,0
0 - 7,6
6
Tre, rơm rạ
0
0
0
0 - 7,6
7
Thủy tinh
0 - 25,0
1,3 - 2,5
0 - 1,0
0 - 4,9
8
Nilon
0 - 36,6
8,5 - 34,4
0 - 5,3
0 - 6,5
9
Gỗ
0 - 7,2
0 - 20,2
0
0 - 5,3
10
Lon đồ hộp
0 - 10,2
0 - 4,0
0 - 1,5
0 - 2,1
11
Tro
0
0
0
0 - 2,3
12
Vải
0 - 14,2
1,0 - 3,8
0
0,5 - 8,1
13
Da
0
0 - 4,2
0
0-1,6
14
Sành sứ
0 - 10,5
0
0 - 1,3
0 - 1,5
15
Cao su mềm
0
0
0
0 - 5,6
16
Cao su cứng
0 - 2,8
0
0
0 - 4,2
17
Kim loại màu
0 - 3,3
0
0
0 - 5,9
18
Xà bần
0 - 9,3
0
0
0 - 4,0
19
Styrofoam
0 - 1,3
1,0 - 2,0
0 - 2,1
0 - 6,3
(Nguồn: CITENCO – CENTEMA, 2002)
Bảng 1.2: Cho ta thấy trong thành phần riêng biệt của CTRSH, chất thải thực phẩm chiểm tỷ lệ cao nhất, kế đến là giấy, nylon, nhựa,…, tro và da có giá trị thấp nhất.
Bảng 1.3: Hàm lượng C, H, O, N trong CTR.
S
T
T
Thành phần
Tính theo phần trăm trọng lượng khô
Carbon
Hydro
Oxy
Nitơ
Tro
Lưu huỳnh
1
Thực phẩm
48.00
6.40
37.50
2.60
5.00
0.40
2
Giấy
3.50
6.0
44.00
0.30
6.00
0.20
3
Carton
4.40
5.90
44.60
0.30
5.00
0.20
4
Plastic
60.00
7.20
22.80
-
10.00
-
5
Vải
55.00
6.60
31.20
4.60
2.45
0.15
6
Cao su
78.00
10.00
-
2.00
10.00
-
7
Da
60.00
8.00
11.6
10.0
10.00
0.40
8
Rác làm vườn
47.80
6.00
38.0
3.40
4.50
0.30
9
Gỗ
49.50
6.00
42.7
0.20
1.50
0.10
10
Bụi, tro, gạch
26.30
3.00
2.00
0.50
68.00
0.20
(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001)
Bảng 1.3 cho thấy, thành phần C là cao nhất, tùy theo mỗi loại CTR mà thành phần của nó cũng thay đổi. Thành phần này được sử dụng để xác định nhiệt lượng của CTR.
1.1.5 Tính chất của chất thải rắn:
- Dễ nổ (N): Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của phản ứng hoá học (tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh.
- Dễ cháy (C): bao gồm
+ Chất thải lỏng dễ cháy: là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa chất rắn hòa tan hoặc lơ lửng có nhiệt độ cháy không quá 555oC.
+ Chất thải rắn dễ cháy: là các chất rắn có khả năng sẵn sàng bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.
+ Chất thải có khả năng tự bốc cháy: là chất rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bắt lửa.
- Ăn mòn (AM): Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn thương nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá huỷ các loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2) hay kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5).
- Oxi hoá (OH): Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó.
- Gây nhiễm trùng (NT): Các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố được cho là gây bệnh cho con người và động vật.
- Có độc tính (Đ): bao gồm
+ Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khỏe qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
+ Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da.
+ Độc tính sinh thái (ĐS): Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập tức hoặc từ từ đối với môi trường, thông qua tích luỹ sinh học và (hay) tác hại đến các hệ sinh vật.
1.2 Tốc độ phát sinh chất thải rắn:
Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình quân đạt trên 7%/năm. Năm 2005, tốc độ này đạt 8,43%, là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 9 năm qua. Cuối năm 2005, dân số Việt Nam là 83.119.900 người tăng 5,48 triệu người, trong đó tỉ lệ dân số thành thị 26,97%; tương ứng tỉ lệ dân số nông thôn là 73,03%. Đến năm 2010, dân số thành thị lên tới 30,4 triệu người, chiếm 33% dân số và dự báo đến năm 2020 là 46 triệu người, chiếm 45% dân số cả nước.
Tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp.
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị.
Bảng 1.4: Lượng CTR phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007.
STT
Loại đô thị
Lượng CTRSHbình quân trênđầu người(kg/người/ngày)
Lượng CTRSH đô thị phát sinh
Tấn/ngày
Tấn/năm
1
Đặc biệt
0,84
8.000
2.920.000
2
Loại I
0,96
1.885
688.025
3
Loại II
0,72
3.433
1.253.045
4
Loại III
0,73
3.738
1.364.370
5
Loại VI
0,65
626
228.490
Tổng
6.453.930
(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007 và báo cáo của các địa phương.)
1.2.1 Phương pháp dùng xác định khối lượng CTR:
Xác định khối lượng CTR phát sinh và được thu gom là một trong những điểm quan trọng của việc quản lý CTR. Các số liệu đánh giá thu thập về tổng khối lượng chất thải phát sinh cũng như khối lượng CTR được sử dụng nhằm:
- Hoạch định và đánh giá kết quả của quá trình thu hồi, tái sinh tái chế.
- Thiết kế các phương tiện vận chuyển, thiết bị vận chuyển, xử lý CTR.
Đo thể tích và khối lượng:
- Trong phương pháp này cả khối lượng hoặc thể tích của CTR đều được dùng để đo đạc lượng CTR. Tuy nhiên phương pháp đo thể tích thường có sự sai số cao.
- Để tránh nhầm lẫn lượng CTR nên được biễu diễn dưới dạng khối lượng, khối lượng là thông số biễu diễn chính xác nhất lượng CTR vì có thể cân trực tiếp mà không cần kể đến mức độ nén ép. Biễu diễn bằng khối lượng cũng cẩn thiết trong tính toán vận chuyển vì lượng chất thải được phép chuyên chở trên đường thường quy định bởi giới hạn khối lượng hơn là thể tích.
Phương pháp đếm tải:
Phương pháp này dựa vào xe thu gom, đặc điểm và tính chất của nguồn chất thải tương ứng (loại chất thải, thể tích ưóc lượng) được ghi nhận trong một thời gian dài. Khối lượng chất thải phát sinh trong thời gian khảo sát (gọi là khối lượng đơn vị) sẽ được tính toán bằng cách sử dng các số liệu thu thập được tại khu vực nghiên cứu trên và các số liệu đã biết.
Phương pháp cân bằng vật chất:
Đây là phương pháp cho kết quả chính xác nhất, thực hiện cho các nguồn phát sinh riêng lẻ như các hộ gia đình, khu thương mại, các khu công nghiệp. Phương pháp này sẽ cho những dữ liệu đáng tin cậy cho chương trình quản lý CTR.
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát sinh CTR:
1.2.2.1 Ảnh hưởng của việc giảm thiểu và tái sinh chất thải tại nguồn:
- Có thể nói việc giảm chất thải tại nguồn là phương pháp hiệu quả nhất nhằm làm giảm số lượng CTR, giảm chi phí phân loại và các tác động bất lợi do chúng gây ra đối với môi trường.
- Giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh có thể thực hiện qua các bước như thiết kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm sao cho lượng chất thải ra chiếm một lượng nhỏ nhất, thể tích vật liệu sử dụng ít nhất và thời gian sử dụng của sản phẩm dài nhất. Việc giảm thiểu chất thải có thể xảy ra ở mọi nơi như các hộ gia đình, các khu thương mại, các khu công nghiệp thông qua khuynh hướng tìm kiếm và mua những sản phẩm hữu dụng và việc có thể tái sử dụng sản phẩm đó. Nhưng trên thực tế hiện nay thì thiểu chất thải tại nguồn chưa được thực hiện một cách nghiêm ngặt và đồng bộ nên không ưóc tính được ảnh hưởng của công tác thiểu chất thải tại nguồn tới việc phát sinh chất thải. Tuy nhiên nó đã trở thành yếu tố quan trọng cần được nhà nước và người dân quan tâm để giảm lượng chất thải trong tương lai.
Ảnh hưởng của luật pháp:
Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phát sinh khối lượng CTR là sự ban hành các luật lệ, quy định liên quan tới việc sử dụng các vật liệu và đổ bỏ phế thải... ví dụ như quy định các loại vật liệu làm thùng chứa và bao bì, quy định về việc sử dụng túi vải, túi giấy thay cho túi nilon… chính các quy định này khuyến khích việc mua bán và sử dụng lại các loại chai, lọ chứa.
Ý thức người dân:
Khối lượng CTR phát sinh sẽ giảm đáng kể nếu người dân bằng lòng và sẵn sàng thay đổi ý muốn cá nhân, tập quán và cách sống cách duy trì bảo vệ tài nguyên nguyên thiên nhiên đồng thời giảm gánh nặng về kinh tế, điều này có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý CTR. Chương trình giáo dục thường xuyên là cơ sở dẫn đến sự thay đổi thái độ của công chúng.
Sự thay đổi theo mùa:
- Vào các mùa lễ tết và giáng sinh, đây là mùa mà nhu cầu tiêu dùng của con người gia tăng kéo theo lượng CTR ra môi trường cũng tăng theo.
- Ngoài ra lượng CTRSH còn phụ thuộc vào thời tiết như mùa hè ở các nước ôn đới CTR thực phẩm chứa nhiều rau và trái cây.
1.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường:
1.3.1 Ô nhiễm môi trường nước:
Theo Chi cục bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Hồ Chí Minh), hiện mỗi ngày có trên 1.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ dân và các cơ sở sản xuất bị xả xuống các dòng kênh, con sông trên địa bàn thành phố gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
CTR nặng lắng xuống đáy làm tắc đường lưu thông của nước, CTR nhỏ, nhẹ lơ lửng làm đục nguồn nước. CTR có kích thước lớn như giấy vụn, túi nilông nổi lên trên mặt nước làm giảm bề mặt trao đổi oxi giữa nước và không khí. Chất hữu cơ trong nước bị phân hủy nhanh tạo các sản phẩm trung gian và các sản phẩm phân hủy bốc mùi hôi thối.
Ô nhiễm môi trường đất:
Nước rò rỉ từ các bãi CTR mang nhiều chất ô nhiễm và độc hại khi không được kiểm soát xâm nhập khe đất gây hại cho hệ sinh vật trong đất và cản trở sự tuần hoàn vật chất trong đất gây ô nhiễm đất. Thành phần các kim loại nặng, vi khuẩn, plastic trong nước CTR gây độc cho cây trồng và động vật đất.
1.3.3 Ô nhiễm môi trường không khí:
Bụi phát thải vào không khí trong quá trình lưu trữ, vận chuyển CTR gây ô nhiễm không khí. CTR có thành phần sinh học dễ phân hủy cùng với điều kiện khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao nên sau một thời gian ngắn chúng bị phân huỷ hiếu khí và kị khí sinh ra các chất độc hại và có mùi hôi khó chịu như CO2, CO, H2S, CH4, NH3… ngay từ khâu thu gom đến bãi chôn lấp. Khí Mêtan có thể gây cháy nổ nên CTR cũng là nguồn phát sinh chất thải thứ cấp nguy hại.
1.3.4 Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người:
Phá hủy cảnh quan môi trường: CTR không được thu gom nằm tại các con hẻm, khu phố… gây nên những hình ảnh không đẹp cho các đô thị, đặc biệt là các đô thị du lịch. Bên cạnh đó, các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh gây rò rỉ và phát tán mùi hôi tạo nên hình ảnh không tốt về cảnh quan đô thị.
Gây hại cho sinh vật và con người: trong chất thải rắn sinh hoạt có chứa khá nhiều vi khuẩn, nấm… nếu phát tán trong không khí, nguồn nước sẽ ảnh hướng đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn hay hô hấp.
Tóm lại: Chất thải rắn là nguồn ô nhiễm toàn diện đến môi trường sống: nước, đất, không khí. Các chất hữu cơ khó phân hủy, kim loại nặng... trong chất thải sẽ thấm vào đất, nước làm nguồn nước mặt, nước ngầm đều bị nhiễm độc, không dùng được.
1.4 Các phương pháp xử lý CTR:
1.4.1 Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ Hydromex:
- Đây là một công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Hoa Kỳ (2/1996), công nghệ này nhằm xử lý chất thải rắn đô thị kể cả rác độc hại thành các sản phẩm phục vụ xây dựng, làm vật liệu, ….
- Bản chất của công nghệ là nghiền nhỏ CTR sau đó hoà polyme và sử dụng áp lực lớn nén, ép, định hình các sản phẩm. CTR sau khi được thu gom (CTR hỗn hợp, kể cả CTR cồng kềnh) chuyển về nhà máy, chất thải rắn không cần phân loại được đưa vào cắt, nghiền nhỏ sau nó chuyển tới thiết bị trộn băng tải. Chất thải lỏng được pha trộn trong bồn phản ứng, các chất trung hoà và khử độc xảy ra trong bồn. Sau đó, chất thải lỏng từ bồn phản ứng được bơm vào các thiết bị trộn; chất thải kết dính với nhau sau khi thành phần polymer được cho thêm vào. Sản phẩm ở dạng bột được chuyển đến nhà máy ép khuôn và cho ra sản phẩm mới, công nghệ này an toàn về mặt môi trường và không độc hại.
- Ưu điểm:
+ Công nghệ đơn giản, chi phí không lớn;
+ Xử lý được CTR và lỏng; CTR sau xử lý bán thành phẩm;
+ Tăng cường khả năng tái chế, tận dụng chất thải, tiết kiệm diện tích làm bãi chôn lấp.
1.4.2 Phương pháp đốt:
- Đốt CTR là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại chất thải nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là quá trình sử dụng nhiệt để chuyển đổi chất thải từ dạng rắn sang dạng khí, lỏng và tro… đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. Hay nói cách khác đốt CTR là giai đoạn oxy hoá nhiệt đô cao với sự có mặt của oxy trong không khí trong đó có CTR độc hại được chuyển hoá thành khí và CTR không cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc không được làm sạch thoát ra ngoài không khí, CTR còn lại thì được mang đi chôn lấp.
- Ưu điểm:
+ Xử lý triệt để các chất độc hại của chất thải đô thị;
+ Thu hồi năng lượng nhiệt để tái sử dụng vào mục đích quan trọng;
+ Hiệu quả xử lý cao đối với loại chất hữu cơ có vi trùng lây nhiễm như chất thải y tế cũng như chất thải nguy hại khác.
- Nhược điểm:
+ Vốn đầu tư ban đầu cao hơn rất nhiều so với các phương pháp xử lý khác và việc thiết kế lò đốt phức tạp đòi hỏi năng lực kỹ thuật cao;
+ Đối với chất thải có hàm lượng ẩm cao, hay các thành phần không cháy cao thì việc đốt rác không thuận lợi.
1.4.3 Phương pháp sinh học:
- Phương pháp sinh học với sự tham gia của các vi sinh vật, xử lý bằng phương pháp này thực chất là một công nghệ khép kín. Chất thải rắn sinh hoạt sau khi thu gom sẽ được băng tải để phân loại. Chất thải rắn hữu cơ được tách riêng sau đó được nghiền nhỏ rồi đem ủ. Trong khoảng 10 – 12 ngày sẽ diễn ra quá trình lên men sinh học kỵ khí và hiếu khí.
- Quá trình phân hủy sinh học sẽ sinh ra các loại khí sinh học trong đó có khí metan. Ở những quy trình lâu năm khí metan có thể lên tới 60 - 65%. Còn tại quá trình lên men hiếu khí CTR hữu cơ sẽ được chuyển hóa thành phân vi sinh. Kết quả cho thấy khi tiến hành xử lý CTR tại một số nhà máy ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy mỗi tấn CTR thải hữu cơ sau khi xử lý sẽ thu được khoảng 300 kg phân và vi sinh và 5m3 khí sinh học. Những sản phẩm này sẽ được thu hồi và sử dụng trong sản xuất.
- Có thể nói xử lý bằng công nghệ sinh học đã đem lại hiệu quả kinh tế hết sức thuyết phục nó có rất nhiều ưu điểm vượt trội như:
+ Tuy so vốn đầu tư ban đầu cao hơn 2 – 3 lần bãi chôn lấp nhưng tính tổng thể lượng thời gian sử dụng thì rẻ hơn các bãi chôn lấp rất nhiều. Nhà máy chỉ cần 20% diện tích bãi chôn lấp nên tiết kiệm được 80% đất đai;
+ Sản xuất được lượng phân bón và nhiệt đáng kể để phục vụ đời sống. Qua phân tích thành phần chất thải rắn sinh hoạt cho thấy thành phần CTR hữu cơ của thành phố chúng ta chiếm khoảng 55 – 60% là tỷ lệ rất cao và thích hợp với phương pháp này. Theo các nhà chuyên môn thì tiềm năng CTR để chế biến phân vi sinh và khí sinh học của chúng ta là rất lớn. Với tốc độ dân số tăng nhanh như hiện nay thì dự kiến năm 2020 lượng CTR mà thành phố thải ra là 1.952.354 tấn/năm. Lượng CTR này sẽ cho khoảng 3.619.600 m3 khí sinh học mà mỗi m3 khí sẽ cho khoảng 1.27kWh điện và 5.600 kcal nhiệt trị.
1.4.4 Phương pháp chôn lấp:
- Chôn lấp là phương pháp cổ điển nhất, kinh tế nhất và có thể chấp nhận được về mặt môi trường. Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu lượng chất thải, tái sinh, tái sử dụng và cả kỹ thuật chuyển hoá chất thải, việc thải bỏ phần chất thải còn lại ra bãi chôn lấp vẫn là một khâu trong chiến lược quản lý tổng hợp CTR.
- Ưu điểm:
+ Phù hợp với vùng có diện tích đất rộng;
+ Xử lý được tất cả các loại CTR kể cả CTR mà các phương pháp khác không thể xử lý triệt để hoặc không xử lý được;
+ Sau khi đóng cửa BCL có có thể sử dụng với mục đích khác nhau như: bãi giữ xe, sân chơi, công viên. Vốn đầu tư ban đầu, chi phí hoạt động BCL thấp hơn so với các phương pháp khác;
+ Thu hồi năng lượng từ khí gas.
- Nhược điểm:
+ Tốn rất nhiều diện tích đất, nhất là nơi tài nguyên đất còn khan hiếm;
+ Khó khăn trong việc kiểm soát lượng khí thải và nước rỉ rác;
+ Có nguy cơ gây cháy nổ nguy hiểm do phát sinh khí CH4, H2S; + Phải quan trắc chất lượng môi trường sau khi đóng cửa.
1.4.5 Phương pháp nhiệt phân:
So với phương pháp chôn lấp và phương pháp đốt, phương pháp nhiệt phân với nhiệt độ thấp tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn như: cho ra sản phẩm chính là than tổng hợp có hàm lượng lưu huỳnh thấp có thể dung làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, quy trình xử lý đơn giản, vì xử lý trong nhiệt độ thấp (khoảng 50oC) nên tránh được các nguy cơ phản ứng sinh ra chất độc hại và hiệu quả xử lý cao.
Tình hình quản lý chất thải rắn tại Thành phố Hồ Chí Minh:
1.5.1 Thực trạng phát thải chất thải rắn tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Các khu đô thị tuy chỉ chiếm 33% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 2 triệu tấn chất thải mỗi năm (gần bằng 18% tổng lượng chất thải của cả nước). Nguyên nhân chính là do số dân tập trung cao, nhu cầu tiêu dùng lớn, hoạt động thương mại đa dạng và tốc độ đô thị hoá cao.
Hiện nay, khoảng 80% trong số 2,6 triệu tấn chất thải công nghiệp phát sinh mỗi năm là từ các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Nam. Trong các loại chất thải, chất thải nguy hại là mối hiểm họa đặc biệt. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất là các cơ sở công nghiệp (với 130.000 tấn/năm) và các bệnh viện (21.000 tấn/năm). Theo thống kê, lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm tới 75% tổng lượng chất thải công nghiệp nguy hại của cả nước.
Báo cáo của Sở Tài nguyên & Môi trường TP.HCM, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom được trên địa bàn nhìn chung có sự gia tăng nhanh trong khoảng thời gian 2000 - 2007.
Bảng 1.5: Tỷ lệ gia tăng CTRSH tại quận Thủ Đức từ năm 2000 – 2007.
Năm
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
Tỷ lệ gia tăng chất thải hàng năm (%)
(Tấn/năm)
(Tấn/ngày)
2000
1.172.958
3.214
10,01
2001
1.369.358
3.752
16,74
2002
1.568.477
4.297
14,54
2003
1.662.849
4.556
6,02
2004
1.763.866
4.833
6,07
2005
1.744.976
4.781
-1,07
2006
1.888.199
5.173
8,21
2007
1.954.236
5.354
3,50
(Nguồn: Sở tài nguyên & Môi trường, 2008)
1.5.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn ở Tp. Hồ Chí Minh:
1.5.2.1 Lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại Tp. HCM:
Hiện nay trên địa bàn Tp. HCM đang tồn tại song song 2 hệ thống tổ chức thu gom chất thải rắn sinh hoạt: hệ thống thu gom công lập và hệ thống thu gom dân lập.
- Hệ thống công lập gồm 22 Công ty Dịch vụ Công ích của các Quận. Hệ thống này đảm nhận toàn bộ việc quét dọn vệ sinh đường phố, thu gom CTR chợ, CTR cơ quan và các công trình công cộng, đồng thời thực hiện dịch vụ thu gom CTR sinh hoạt cho khoảng 30% số hộ dân trên địa bàn, sau đó đưa về trạm trung chuyển hoặc đưa thẳng tới bãi CTR. Một số đơn vị ký hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị để vận chuyển CTR trên địa bàn.
- Hệ thống thu gom dân lập bao gồm các cá nhân thu gom chất thải rắn, các Nghiệp đoàn thu gom và các Hợp tác xã vệ sinh môi trường. Lực lượng thu gom dân lập chủ yếu thu gom CTR hộ dân (thông qua hình thức thỏa thuận hợp đồng dưới sự quản lý của UBND Phường), trên 70% hộ dân trên địa bàn và các công ty gia đình
(Nguồn: Cục Thống kê và Viện Nghiên cứu Phát triển, 2008).
Bảng 1.6: Số lượng lao động thu gom chất thải rắn đô thị tại các quận/huyện của thành phố Hồ Chí Minh năm 2008.
STT
Quận/Huyện
Lao động thu công (người)
Công lập
Dân lập
1
Quận 1
270
73
2
Quận 2
30
50
3
Quận 3
131
370
4
Quận 4
68
130
5
Quận 5
140
200
6
Quận 6
158
185
7
Quận 7
86
120
8
Quận 8
150
125
9
Quận 9
33
160
10
Quận 10
136
140
11
Quận 11
100
250
12
Quận 12
32
110
13
Quận Phú Nhuận
96
288
14
Quận Bình Thạnh
236
220
15
Quận Tân Bình
325
464
16
Quận Tân Phú
96
130
17
Quận Thủ Đức
32
115
18
Quận Bình Tân
120
95
19
Quận Gò Vấp
74
165
20
Huyện Hóc Môn
23
40
21
Huyện Nhà Bè
30
85
22
Huyện Bình Chánh
96
215
23
Huyện Củ Chi
60
50
24
Huyện Cần Giờ
19
-
Tổng cộng
2.541
3.780
(Nguồn: Thống kê từ Sở Tài nguyên và Môi trường, 2008)
1.5.2.2 Quy trình thu gom:
Quy trình thu gom của lực lượng thu gom công lập:
- Quy trình thu gom thủ công: Công nhân xuất phát từ địa điểm tập trung thùng, công nhân đẩy thùng 660L đi thu gom hết các hộ ở một bên tuyến đường sau đó quay về bên còn lại của tuyến đường để thu gom tiếp. Nếu tuyến thu gom có một người thì người công nhân có thể đẩy từ 1 tới 2 thùng 660L, tuyến có 2 người có thể đẩy từ 2 - 3 thùng 660L đến khoảng giữa tuyến đường, đẩy từng thùng đi thu gom rác hộ dân dọc theo 2 bên đường đến khi đầy, sau đó đẩy các thùng đến điểm hẹn.
- Quy trình thu gom cơ giới: Xe chạy chậm dọc theo lề đường của các tuyến được quy định trước, một công nhân đi nhặt các túi rác bỏ vào trong xe. Xe đầy, chạy về trạm trung chuyển đổ rồi tiếp tục đi thu gom cho tới hết tuyến quy định.
Quy trình thu gom của lực lượng dân lập:
Lực lượng CTR dân lập sử dụng phương tiện cá nhân đến thu gom CTR tại các nguồn thải (chủ yếu là hộ dân) theo giờ đã thỏa thuận với chủ nguồn thải hay theo giờ họ quyết định. Sau khi thu gom tại nguồn thải họ phân loại một số chất thải rắn có thể tái chế đem bán phế liệu. Sau đó, chất thải rắn sẽ được đưa về trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển, một số công nhân thu gom sẽ thu nhặt lại một lần nữa chất thải rắn có thể tái chế, sau đó xe tải và xe ép lớn (từ 7 - 10 tấn) tiếp nhận chất thải rắn và vận chuyển ra bãi chôn lấp.
1.5.2.3 Phương tiện thu gom chất thải rắn:
Phương tiện thu gom CTR hiện nay vẫn chưa thống nhất, mỗi địa bàn sử dụng phương tiện thu gom khác nhau, có khi một địa bàn sử dụng cùng lúc nhiều loại phương tiện tùy vào mức độ tiện dụng và tổ chức thu gom sử dụng. Các loại phương tiện rất đa dạng là các loại xe ba gác, xe lam, xe máy dầu. Dung tích chứa của các phương tiện này đều bị lực lượng thu gom tận dụng tối đa, thậm chí quá tải do phần lớn các phương tiện đều bị cơi nới cao lên. Các loại phương tiện như xe lam, xe ba gác (do lực lượng rác dân lập sử dụng) có khả năng thu gom rác với khối lượng lớn gấp 1,5 - 2 lần so với các loại thùng 660L và vận tốc vận chuyển cũng nhanh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hầu hết các phương tiện này là tự chế, không theo quy chuẩn hay thiết kế đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường nên các phương tiện này thường không bảo đảm vệ sinh môi trường trong khi thu gom.
Thu gom bằng xe ba gác máy
Thu gom bằng thùng 650L
Hình 1.1: Phương tiện thu gom chất thải rắn của TP. Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 2
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI
QUẬN THỦ ĐỨC
Điều kiện tự nhiên:
2.1.1 Vị trí địa lý:
Quận Thủ Đức nằm ở cửa ngõ phía Bắc - Đông Bắc là một quận vành đai của thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích 47,76 km2 với 12 phường trực thuộc.
Quận Thủ Đức nằm trên trục lộ giao thông quan trọng nối liền thành phố với khu vực miền Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc, được bao bọc bởi sông Sài Gòn và xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa (quốc lộ 52). Ranh giới địa giới của quận giáp với:
Phía Bắc giáp huyện Dĩ An (tỉnh Bình Dương).
Phía Nam giáp quận Bình Thạnh, quận 2.
Phía Đông giáp quận 9, quận 2.
Phía Tây giáp huyện Thuận An (tỉnh Bình Dương), quận 12, quận Gò Vấp.
Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý Quận Thủ Đức.
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Thủ Đức).
2.1.2 Khí hậu:
Quận Thủ Đức nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa với các đặc điểm là:
Mùa mưa: gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình năm từ 1300 – 1950 mm.
Mùa khô: gió mùa Đông Bắc (biến tính) thổi từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa hầu như không đáng kể, chiếm từ 3,2% - 6,7% lượng mưa cả năm.
Nhiệt độ trung bình 27oC, tháng 4 có nhiệt độ cao nhất 29oC, tháng 12 có nhiệt độ thấp nhất 25.5oC. Biên độ nhiệt thấp nhất 3,5oC. Đặc điểm về nhiệt độ không khí ở thành phố khá ổn định, phù hợp với quy luật biến thiên trong năm của nhiệt độ vùng nhiệt đới.
2.1.3 Địa hình:
Địa hình tương đối bằng phẳng, trải dài trên miền đất cao lượn sóng của khu vực Đông Nam Bộ.
Phía Bắc là những đồi thấp, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, kéo dài từ Thuận An (Bình Dương) về hướng Nam, có cao trình đỉnh khoảng +30 đến +34m, những đồi này không lớn, độ rộng từ 0,2 đến 1,5 km và hạ thấp nhanh chóng đến cao trình +1,4m nối tiếp là vùng thấp trũng khá bằng phẳng (từ 0 đến 1,4m) ra đến ven sông lớn, có độ dốc cục bộ hướng về rạch suối Nhung, rạch Xuân Trường và những vùng thấp trũng ở phía Nam. Vùng địa hình thấp, trũng, khá bằng phẳng kéo dài đến bờ sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Thủ Đức).
Ở vùng địa hình trũng (có nơi cao trình <0,00m), chịu tác động thường xuyên của thủy triều nên có đặc điểm khá bằng phẳng và mạng lưới sông ngòi, kênh rạch khá dày đặc.
Hình 2.2: Phân bố các cấp địa hình Quận Thủ Đức.
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi Trường quận Thủ Đức).
Điều kiện kinh tế - xã hội:
2.2.1 Đặc điểm kinh tế:
Quận Thủ Đức là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh. Tổng giá trị sản xuất các ngành năm 2009 là 3760894 triệu đồng tăng 8% so với năm 2008.
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất năm 2008 – 2009 của Quận Thủ Đức.
Ngành
Đơn vị
2008
2009
Tốc độ tăng (%)
CN – XD
Tr.đồng
2703878
2901871
7
TM – DV
Tr.đồng
699678
829579
15
Nông nghiệp
Tr.đồng
27012
29444
8
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008 - 2009)
Triệu đồng
Hình 2.3: Biểu đồ so sánh giá trị sản xuất năm 2008 - 2009 của Quận Thủ Đức.
2.2.1.1 Giá trị sản xuất nông nghiệp:
Do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm để làm đất ở và cho quá trình công nghiệp hóa. Năm 2009, diện tích đất nông nghiệp còn khoảng 72.4 ha giảm 30.91 ha so với năm 2008. Quận đã có chủ trương và biện pháp chỉ đạo từng bước khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng theo hướng tăng giá trị và chất lượng hàng hóa. Hiện nay, trên địa bàn Quận ngành trồng hoa kiểng, cây giống đang có xu hướng phát triển ổn định. Ngành chăn nuôi gặp khó khăn do dịch bệnh, ngoài ra chất lượng sản phẩm tiêu thụ đòi hỏi ngày càng cao, khó cạnh tranh trên thị trường.
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất nông nghiệp quận Thủ Đức.
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Thực hiện
2008
2009
I/ Giá trị tổng sản lượng
1000đ
27011703
29443967
1/ Ngành trồng trọt
+ Giá trị TSL (giá CĐ 1994)
“
18346473
21059602
2/ Ngành chăn nuôi
+ Giá trị TSL (giá CĐ 1994)
“
8665230
8384365
II/ Các chỉ tiêu cụ thể
A/ TRỒNG TRỌT
Diện tích canh tác
Ha
103.31
72.4
Diện tích gieo trồng
Ha
269.64
209.01
1/ Diện tích cây lương thực
Ha
6.5
5.4
Lúa
Ha
5
3.9
Hoa màu
Ha
1.5
1.5
Sản lượng lương thực quy thóc
tấn
24
22
a/ Lúa - Diện tích
Ha
5
3.9
- Năng suất
t/ha
2.92
3.05
- Sản lượng
tấn
14.61
11.88
b/ Màu - Diện tích
Ha
1.4
1.5
Sản lượng hoa màu quy thóc
tấn
9.18
10.5
2/ Diện tích cây thực phẩm
Ha
Rau các loại - Diện tích
Ha
217.68
166.19
- Năng suất
t/ha
22.90
23.36
- Sản lượng
tấn
4985
3882
Sêri - Diện tích
Ha
8.95
7.2
- Năng suất
t/ha
2
4
- Sản lượng
tấn
17.9
28.8
3/ Diện tích cây lâu năm
Ha
130
124
Cây trồng tập trung
Ha
130
124
Cây cho sản phẩm
Ha
114.15
119
B/ Chăn nuôi
1/ Heo
Tổng đàn
Con
5469
7044
2/ Bò
Tổng đàn
Con
1005
874
Trong đó: Bò sữa
Con
666
587
3/ Thủy sản
Diện tích nuôi trồng
Ha
31
26
Sản lượng cá + tôm
tấn
179.8
142
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008 - 2009)
2.2.1.2 Sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp:
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 đạt 2901871 triệu đồng tăng 7% so với cùng kỳ năm 2008. Giá trị sản xuất công nghiệp của Quận tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến. Trong đó, các ngành sản xuất như ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị chung. Riêng ngành công nghiệp khai thác mõ chiếm tỷ trọng nhỏ. Bên cạnh đó, một số ngành sản xuất như chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường cạnh tranh gay gắt, sản xuất gây ô nhiễm môi trường nên phải thu hẹp sản xuất.
Bảng 2.3: Giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2009.
Thành phần
Đơn vị tính
Năm 2009
Tốc độ tăng trưởng (%)
Giá trị công nghiệp
Tr.đồng
2901871
7%
DN ngoài quốc doanh
Tr.đồng
2701755
6%
Tiểu thủ công nghiệp
Tr.đồng
200116
12%
(Nguồn: Niên giám thống kê 2008 - 2009)
Hình 2.4: Biểu đồ giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2009
2.2.1.3 Thương mại và dịch vụ:
TM - DV có chiều hướng gia tăng nhưng chỉ chiếm 22% trong cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành kinh tế của Quận. Tổng doanh thu năm 2009 đạt giá trị 829579 triệu đồng tăng hơn 129901 triệu đồng so với năm 2008. Trong đó, doanh thu của doanh nghiệp nhà nước là 20732 giảm 3497 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2008. Các hợp tác xã có doanh thu đạt được là 12159 triệu đồng tăng 4453 triệu đồng, về doanh nghiệp tư nhân có doanh thu 170550 triệu đồng tăng 29045 triệu đồng so với năm 2008. Các công ty TNHH có doanh thu đạt được là 416040 triệu đồng tăng hơn 30561 triệu đồng, về cá thể đạt doanh thu 239700 triệu đồng tăng 70200 triệu đồng so với năm ngoái. Toàn quận có 21583 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực TM - DV với các hình thức cho thuê biệt thự, nhà hàng, dịch vụ du lịch, ăn uống…. Các ngành thương nghiệp bán lẻ, ăn uống phát triển và đã trở thành một thế mạnh của quận.
2.2.2 Đặc điểm xã hội:
2.2.2.1 Dân số:
Quận Thủ Đức có diện tích 47,7 km2 với dân số 433170 người tăng 6% so với năm 2009. Trong đó, nữ là 223492 người chiếm 51,6% tổng dân số.
Dân số Thủ Đức đang trên đà tăng nhanh trong những năm qua cụ thể từ năm 2006 - 2009. Việc gia tăng dân số trên địa bàn Quận chủ yếu là tăng cơ học, tỷ lệ tăng tự nhiên ở mức thấp đang có xu hướng giảm dần còn khoảng 0,76%; trong khi đó, tỷ lệ tăng cơ học tăng nhanh lên 6,35% so với năm 2008 là 1,35%. Tỷ lệ tăng dân số cơ học ở mức cao là do những yếu tố tác động: sự bùng phát các khu công nghiệp, khu chế xuất, sự gia tăng các trường đại học và sự di chuyển dân số từ nội thành ra các quận vùng ven trong những năm gần đây.
Việc gia tăng dân số làm phát sinh nhiều vấn đề nan giải như giải quyết nhà ở, việc làm, tệ nạn xã hội, an ninh trật tự và điều cốt lõi là khối lượng rác ngày càng tăng gây ảnh hưởng đến môi trường sống, nhất là các khu công nghiệp đã tạo áp lực lớn cho Quận về vấn đề quản lý trong công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn.
Bảng 2.3: Dân số trung bình của các phường.
Phường
Năm 2008
Năm 2009
Linh Đông
28164
29281
Hiệp Bình Chánh
61638
67650
Hiệp Bình Phước
36610
38905
Tam Phú
21361
22059
Linh Xuân
47990
52357
Linh Chiểu
27780
29360
Trường Thọ
30576
32339
Bình Chiểu
57081
62950
Linh Tây
18456
19108
Bình Thọ
15222
15866
Tam Bình
24154
25528
Linh Trung
48734
53168
Tổng cộng
405233
433170
(Nguồn: Niên giám thống kê 2008 - 2009)
2.2.2.2 Y tế:
Quận Thủ Đức từng bước hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, mỗi trạm đều có 1 - 2 bác sĩ, các nữ hộ sinh hoặc y sĩ nhi theo qui định. Bên cạnh đó, Quận đã tập trung thực hiện các chương trình quốc gia về tiêm mở rộng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, kế hoạch hóa gia đình, quản lý các bệnh xã hội, công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống HIV/AIDS, tăng cường vận động hiến máu nhân đạo.
Tổng số cơ sở y tế trên địa bàn Quận Thủ Đức là 15 cơ sở, trong đó có 2 bệnh viện Đa Khoa, 12 trạm y tế phường và 1 đội vệ sinh phòng dịch. Ngoài ra còn có các chi hội chữ thập đỏ cấp quận đến phường với tổng số hội viên là 5717 người và 33 điểm sơ cấp cứu bố trí khắp địa bàn Quận. Về hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân: có 5 phòng khám đa khoa tư nhân, 120 phòng mạch tư, 28 cơ sở khám chữa bệnh Đông y và trên 200 nhà thuốc.
Trung tâm y tế quận Thủ Đức
Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức
Hình 2.5: Một số cở sở y tế trên địa bàn Quận Thủ Đức.
2.2.2.3 Giáo dục – Đào tạo:
Quận Thủ Đức không ngừng tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thực hiện theo chủ trương mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo chống tiêu cực trong thi cử, không chạy theo thành tích.
Bảng 2.5: Trường lớp và giáo viên trên địa bàn Quận.
ĐVT
2008
2009
1/ Trường học
Trường
128
133
- Mẫu giáo
“
95
100
- Phổ thông
“
33
33
+ Cấp I
“
21
21
+ Cấp II
“
12
12
2/ Lớp học
Lớp
1340
1409
- Mẫu giáo
“
453
479
- Phổ thông
“
887
930
+ Cấp I
“
542
574
+ Cấp II
“
345
356
3/ Phòng học
Phòng
1316
1358
- Mẫu giáo
“
453
502
- Phổ thông
“
863
856
+ Cấp I
“
550
541
+ Cấp II
“
313
315
4/ Giáo viên
Người
1904
2039
- Mẫu giáo
“
697
758
- Phổ thông
“
1207
1281
+ Cấp I
“
600
623
+ Cấp II
“
607
658
(Nguồn niên giám thống kê 2008 - 2009)
Trường THPT Nguyễn Hữu Huân
Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật
Hình 2.6: Một số trường trên địa bàn quận Thủ Đức.
2.2.2.4 Văn hóa – Thể thao:
- Về hoạt động văn hóa: Có bước chuyển biến tích cực trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Quận, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được tập trung thực hiện. Năm 2010, quyết tâm thực hiện nét đẹp văn minh đô thị. Trong năm 2009, Quận đã tổ chức thành công các đợt hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ thu hút đông đảo lực lượng quần chúng tham gia.
- Về hoạt động thể thao: Tình hình hoạt động thể dục thể thao của Quận tiếp tục phát huy. Năm 2009, Quận tham gia tất cả các giải thi đấu cấp thành phố và cấp toàn quốc, tổ chức các giải cấp quận. Ngoài ra, Quận còn thường xuyên phát động phong trào thể dục, thể thao theo hình thức đội, nhóm.
Trung tâm văn hoá Quận Thủ Đức
Nhà thiếu nhi Quận Thủ Đức
Hình 2.7: Các trung tâm văn hoá trên địa bàn Quận Thủ Đức.
chương 3
HỆ THỐNG QUẢN LÝ, THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN sinh HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC
Nguồn gốc phát sinh:
Theo thống kê, chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức phát sinh từ các nguồn sau:
Từ các hộ gia đình;
Từ các công sở, nhà máy, xí nghiệp, trường học;
Từ các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê;
Từ bệnh viện;
Từ siêu thị, chợ, cửa hàng bách hóa;
Từ hoạt động vệ sinh đường phố;
Từ các khu vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan;
Từ các công trình xây dựng.
Thành phần và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận:
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở Quận Thủ Đức được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở Quận Thủ Đức.
Phân loại
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Khối lượng (kg)
Tỷ lệ (%)
Khối lượng (kg)
Tỷ lệ (%)
Khối lượng (kg)
Tỷ lệ (%)
Giấy
0.06
2.4
0.07
4.0
0.04
2.4
Thủy tinh
0.005
0.2
0.003
0.1
-
-
Kim loại
0.035
1.4
0.02
1.1
0.03
1.8
Nhựa
0.3
12.2
0.2
11.4
0.2
11.9
Chất hữu cơ
2.01
81.4
1.38
78.8
1.3
77.4
Chất độc hại
-
-
-
-
-
-
Sành, sứ, vỏ sò ốc
0.01
0.4
0.01
0.6
0.02
1.2
Các hợp chất khó phân hủy
0.01
0.4
0.01
0.6
-
-
Chất có thể đốt cháy
0.04
1.6
0.06
3.4
0.09
5.3
Tổng cộng
2.47
100
1.75
100
1.68
100
(Nguồn: Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường, 2005)
Trong đó:
Nhóm 1: Nhóm hộ có thu nhập cao, tính bình quân trên đầu người > 1.200.000 đồng/ tháng
Nhóm 2: Nhóm hộ có thu nhập trung bình, tính bình quân trên đầu người từ 600.000 - 1.200.000 đồng/ tháng
Nhóm 3: Nhóm hộ có thu nhập thấp, tính bình quân trên đầu người < 600.000 đồng/ tháng
Nhận xét:
Kết quả phân tích cho thấy thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức cũng tương tự như thành phần CTRSH chung của thành phố là có chất hữu cơ (thức ăn dư thừa, rau quả…) chiếm tỷ lệ cao, dao động từ 77,4 - 81,4%. Thành phần có thể tái sử dụng như giấy, thủy tinh, kim loại, nhựa chiếm tỷ lệ tương đối lớn từ 16,1 - 16,6%. Các thành phần khác như sành sứ, vỏ sò, ốc, chất hữu cơ khó phân hủy, chất có thể đốt cháy chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Bảng 3.2: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của Quận Thủ Đức qua các năm.
Năm
Tháng
2006
2007
2008
2009
2010
1
7.349,37
6.410,58
6.489,08
6.659,90
6.576,68
2
6.333,45
6.002,00
5.927,27
6.160,63
6.138,22
3
6.773,31
6.467,99
6.541,05
7.118,27
6.770,35
4
6.746,37
6.212,48
6.592,03
7.183,55
6.801,29
5
7.019,24
6.699,90
7.206,65
7.512,10
7.119,86
6
6.489,93
6.620,14
6.579,28
7.372,12
7.789,31
7
6.604,85
7.071,32
6.758,26
7.653,76
7.814,14
8
6.524,06
6.543,08
6.607,21
6.989,00
7.582,59
9
6.181,62
6.364,72
6.332,77
6.624,18
7.403.30
10
6.176,54
6.592,88
6.388,12
6.928,94
7.431,48
11
5.586,41
6.193,10
6.064,29
6.583,17
7.116,07
12
5.644,26
6.432,83
6.740,67
6.649,67
7.092,43
Tổng cộng
77.429,41
77.611,02
78.226,68
83.435,29
85.635,72
(Nguồn: Đội Dịch vụ công ích Quận Thủ Đức)
Nhận xét:
Từ năm 2006 - 2010, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức có chiều hướng gia tăng. Năm 2010, khối lượng CTR tăng 1.2 lần so với năm 2006 nguyên nhân là do dân số ngày càng tăng và quận Thủ Đức đang trong giai đoạn phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa.
3.3 Hiện trạng tồn trữ chất thải rắn đô thị trên địa bàn Quận Thủ Đức:
3.3.1 Tồn trữ chất thải rắn tại hộ gia đình:
Hiện tại, các gia đình thường sử dụng những thùng nhựa có nắp đậy, xô, thùng sơn không có nắp đậy, sọt, cần xé bằng tre nứa. Các thiết bị lưu chứa này thường được đặt phổ biến ở trong nhà hoặc đưa ra trước cửa do đó thường phát sinh mùi hôi.
Ngoài ra, phương thức chứa rác trong bao nylon cũng được sử dụng khá phổ biến. Do thói quen không muốn để CTRSH trong nhà nên CTRSH thường được cho vào bịch nylon, đem ra để trước nhà vào buổi sáng chờ xe thu gom, do đó làm mất mỹ quan khu phố, cũng như góp phần nhân rộng môi trường lan truyền dịch bệnh.
Tất cả các loại bịch nylon đựng trong các thùng CTR hay chứa CTR tại hộ gia đình phần lớn đều làm từ loại vật liệu với chất liệu PVC (polyvinylclorua) khó phân huỷ với đủ loại màu sắc và kích cỡ. Các loại bịch này nếu không được thu lại mà thải ra bãi chôn lấp sẽ làm giảm nhanh diện tích của bãi chôn lấp do thời gian tồn tại của chúng là rất lâu.
Hình 3.1 Tồn trữ chất thải rắn tại hộ gia đình
Phần lớn các hộ dân sống ven kênh rạch thường tự xử lý bằng cách đổ xuống kênh hoặc các khoảng trống xung quanh khu vực sinh sống chứ không tồn trữ và giao cho đơn vị thu gom. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm kênh rạch, tắc nghẽn dòng chảy.
3.3.2 Tồn trữ chất thải rắn tại cơ quan, công sở, trường học:
Chất thải rắn tại các cơ quan, công sở thường được lưu chứa trong các thùng chứa có nắp đậy và đảm bảo vệ sinh. Tại các phòng ban, phòng học đều có các thùng rác riêng, thường là các thùng nhựa có nắp đậy với dung tích từ 10 - 15 lít. Hầu hết trong mỗi thùng rác đều có bịch nylon bằng nhựa PVC. Chất thải rắn sau khi được chứa trong các thùng nhỏ tại mỗi phòng ban, phòng học cuối ngày sẽ được nhân viên tạp vụ của cơ quan đưa ra các thùng rác lớn (240 - 660 lít) để cho đơn vị thu gom đến nhận.
3.3.3 Tồn trữ chất thải rắn tại chợ:
Phần lớn các sạp hàng không có thiết bị lưu trữ chất thải rắn. CTR thường được lưu trữ trong bao nylon (thường là bằng chất liệu PVC) hoặc đổ thành đống trước sạp. Môi trường tại khu vực buôn bán hàng tươi sống (rau, cá…) không đảm bảo vệ sinh. CTR và nước rửa thực phẩm hoà lẫn vào nhau một mặt gây khó khăn cho việc thu gom, mặt khác gây cảm giác dơ bẩn, không thoải mái cho người đi chợ.
Đối với những chợ tự phát (thường là ở các hẻm, các khu phố…), do không có đủ diện tích để làm nơi tập trung CTR, nên điểm tập trung CTR thường là đường phố, sau đó mới được công nhân thu gom và chuyển thẳng lên xe vận chuyển. Điều này vừa làm mất mỹ quan, vừa gây ô nhiễm khu vực lân cận do điểm tập trung CTR lộ thiên, không được che chắn.
3.3.4 Tồn trữ chất thải rắn tại các siêu thị và khu thương mại:
Thiết bị tồn trữ thường là các thùng 20 lít có nắp đậy và có bịch nylon bên trong (bịch PVC là phổ biến) đặt trong siêu thị, khu thương mại để người mua hàng bỏ CTR. CTR từ các thùng nhỏ này sẽ được đưa đến điểm tập trung phía sau siêu thị hay khu thương mại đổ vào các thùng 660 lít. Chất lượng vệ sinh tại các điểm tập trung này khá tốt ít khi để xảy ra tình trạng nước rỉ rác tràn ra. Tuy nhiên các điểm tập trung này thường nằm lộ thiên ngoài trời nên khi trời mưa dễ gây chảy tràn nước rác trong thùng ra ngoài. Các loại chất thải rắn tái sinh tái chế khác (giấy, bao bì nylon, nhựa, thuỷ tinh) thường được lưu trong kho chứa và thường xuyên có một đội ngũ phế liệu đến thu mua thường xuyên.
3.3.5 Tồn trữ chất thải rắn tại bệnh viện và các cơ sở y tế:
Công tác tồn trữ tại các bệnh viện được thực hiện khá tốt. CTR y tế và rác sinh hoạt được lưu chứa vào những nơi khác nhau ở những thùng chứa khác nhau. CTR tại các phòng khám bệnh được đưa vào hai loại thùng khác nhau có màu sắc và ghi chữ lên từng thùng để phân biệt. Dung tích thùng thường là 10 - 15 lít trong có các bịch nylon bằng PVC.
CTR từ các phòng bệnh sẽ được đưa xuống điểm tập trung rác của bệnh viện. Điểm tập trung này thường cách xa các phòng bệnh. CTR y tế được đưa vào các thùng 240 lít màu vàng và chứa trong các phòng lạnh đúng tiêu chuẩn hoặc lưu chứa cách xa các thùng 240 lít màu xanh chứa rác sinh hoạt. Công tác vệ sinh sau khi thu gom cũng được các bệnh viện chú ý và thực hiện khá tốt: thùng rác được làm sạch sẽ, nơi tồn trữ được cọ rửa sau khi thu gom, nước từ khu chứa rác được đưa đến hệ thống xử lý nước thải chung của bệnh viện.
3.3.6 Tồn trữ chất thải rắn sinh hoạt tại các cơ sở sản xuất công nghiệp:
Tại các nhà máy lớn nằm trong khu công nghiệp - khu chế xuất thường có nơi lưu chứa CTR riêng, thường quy định khu vực CTRSH riêng với chất thải nguy hại. Thiết bị lưu chứa thường là thùng 240 lít. Công tác vệ sinh nơi lưu chứa trước và sau thu gom thường được các doanh nghiệp thực hiện tốt về vệ sinh môi trường vì ảnh hưởng đến bộ mặt kinh doanh của nhà máy.
Đối với các các cơ sở doanh nghiệp vừa và nhỏ thì công tác lưu trữ chưa được quan tâm. Hầu hết không có nơi lưu chứa riêng chất thải nguy hại và CTRSH.
Hình 3.2: Tồn trữ chất thải rắn tại cơ sở sản xuất công nghiệp
Hệ thống quản lý chất thải rắn trên địa bàn Quận Thủ Đức:
3.4.1 Hiện trạng thu gom, vận chuyển trên địa bàn Quận Thủ Đức:
Trên địa bàn Quận Thủ Đức có 2 đơn vị chịu trách nhiệm thu gom và vận chuyển chất thải rắn là Công ty Công trình Giao thông Đô thị & Quản lý Nhà Thủ Đức và đội thu gom CTR dân lập.
Đội thu gom CTR dân lập
Xuất phát từ nếp sống đô thị và nhu cầu của đại bộ phận người dân, từ rất lâu trên địa bàn các phường đô thị hóa của Quận đã tự phát hình thành một bộ phận lao động tự do làm dịch vụ thu gom CTR tại từng hộ dân để được trả công theo thỏa thuận. Đặc điểm của những người làm dịch vụ này là hoạt động phân tán, tùy tiện không thống nhất giờ giấc, thậm chí tự tìm nơi đổ CTR, CTR thu gom được không theo một quy trình, quy phạm nào. Do đó, trong một thời gian dài tình hình ô nhiễm trên địa bàn dân cư vẫn chậm được cải thiện và không thể kiểm soát.
Đội thu gom CTR dân lập được thành lập riêng tại các phường do dân tự lập ra không chịu sự quản lý của bất cứ công ty, cơ quan nào. Nhưng từ năm 1998, khi nhà nước ban hành quyết định số 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT thì các đường dây CTR dân lập được đưa vào cho các UBND phường quản lý thông qua khung quy định về mức lệ phí thu gom CTR, ngoài ra các khoảng lệ phí thu gom CTR Đội tự hoạch toán lấy thu bù chi, không ảnh hưởng đến nguồn tài chính của phường.
Hiện nay, toàn Quận có tất cả 177 đường dây CTR trong đó có 152 đoàn viên Nghiệp đoàn CTR dân lập. Nhiều người đã chuyển đổi phương tiện cơ giới và thi lấy bằng xe tải cho phù hợp với tình hình thực tế xã hội của Quận. Họ rất tích cực thu gom CTR khắp nơi trên địa bàn, đến những nơi mà phương tiện chuyên dùng của Công ty CTGTĐT và QLN không thu gom được.
Hình 3.3: Phương tiện thu gom CTR của lực lượng dân lập.
Công ty Công trình Giao thông Đô thị & Quản lý nhà Thủ Đức
Chức năng
Công ty Công trình Giao thông Đô thị & Quản lý Nhà Thủ Đức là đơn vị trực thuộc Ủy ban Nhân dân Quận Thủ Đức. Công ty có chức năng sau:
Quét dọn, thu gom và vận chuyển rác sinh hoạt tại các đường phố lớn;
Thu gom và vận chuyển rác tại các chợ phường, chợ đầu mối rau quả;
Xây dựng và sửa chữa công trình giao thông, công trình đô thị;
Quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước, quản lý và khai thác cho thuê kho bãi;
Tư vấn xây dựng, thiết kế các công trình dân dụng;
Ngoài các chức năng trên Cty CTGTĐT & QLN Thủ Đức còn hợp đồng với các cơ sở sản xuất công nghiệp để thu gom và vận chuyển CTR công nghiệp.
Trong đó, đội Dịch vụ công cộng chịu trách nhiệm chính về vấn đề thu gom, quét dọn và vận chuyển CTR của Quận Thủ Đức:
Vận chuyển CTR từ các bô rác của 10 phường trên địa bàn Quận đến bãi chôn lấp của Thành phố (trừ Hiệp Bình Chánh và Hiệp Bình Phước do Công ty MTĐT Thành phố vận chuyển).
Quét dọn đường phố, vét hố ga, thu gom CTR tại các hộ nằm ở các tuyến đường lớn như Quốc lộ 1A, Võ Văn Ngân….
Quản lý hoạt động của các đội CTR dân lập đổ vào các bô.
Định kỳ kiểm tra các bô CTR và tình trạng đổ CTR lậu.
Sơ đồ tổ chức của đội dịch vụ công cộng
Hình 3.4: Sơ đồ tổ chức Đội dịch vụ công cộng
Nhân lực
Tổng số công nhân viên của Cty CTGTĐT & QLN Thủ Đức hoạt động trong lĩnh vực thu gom và vận chuyển CTR là 131 người, trong đó có 14 kỹ thuật viên, 11 tài xế, 40 người vận chuyển, 8 thợ máy và 50 công nhân vệ sinh. Đội ngũ công nhân được tập huấn và phổ biến kiến thức về phương pháp an toàn lao động 1 năm/lần.
Trang thiết bị thu gom và vận chuyển
Xe ép 4 - 5 tấn : 2 chiếc
Xe ép 7 - 11 tấn : 9 chiếc
Các loại xe ép hiện nay của Cty CTGTĐT & QLN Thủ Đức là xe chuyên dùng, nhập từ nước ngoài về hầu hết đều trong tình trạng sử dụng tốt và được duy tu, bảo dưỡng hàng tháng.
Hình 3.5: Phương tiện vận chuyển CTR được sử dụng tại Quận Thủ Đức.
3.4.2 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình quản lý:
Thuận lợi:
Thực hiện Quyết định 5424/QĐ-UB-QLĐT ngày 15/10/1998 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về tổ chức và hoạt động của lực lượng làm dịch vụ thu gom CTR dân lập trên địa bàn thành phố và hướng dẫn thực hiện số 67/HD-UB ngày 08/03/1999 của UBND Quận Thủ Đức giao trách nhiệm cho Công ty Công trình Giao thông Đô thị và Quản lý nhà Thủ Đức kết hợp với UBND các phường để đưa lực lượng thu gom CTR vào tổ chức với tên gọi là “ TỔ LẤY CTR DÂN LẬP” và cấp giấy chứng nhận hành nghề cho người lao động tạo điều kiện an tâm hơn trong công tác của mình.
Được sự quan tâm của UBND Quận Thủ Đức, phòng Tài nguyên Môi trường phối hợp với UBND các phường đã tổ chức các cuộc vận động tuyên truyền nhân dân về ý thức bảo vệ môi trường. Do đó, ngày càng có nhiều hộ dân trên địa bàn Quận tự nguyện đăng ký dịch vụ thu gom CTR dân lập và đổ CTR đúng nơi quy định.
Khó khăn:
Hiện nay công tác quản lý hệ thống CTR dân lập do phường đảm trách, tuy nhiên do nhân sự phải kiêm nhiều việc nên chưa có sự giám sát chặt chẽ dẫn đến hiệu quả quản lý không cao, còn nhiều bất cập: một số hộ dân chưa có ý thức về bảo vệ môi trường vẫn xả CTR bừa bãi ra đường phố hay kênh rạch gây ô nhiễm môi trường nhưng không bị xử phạt.
Phương tiện chuyên dùng phục vụ trong công tác thu gom của tổ lấy CTR dân lập còn chậm chuyển đổi do đó không đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
Nhận thức về môi trường của đội ngũ thu gom rác chưa cao: vẫn còn tình trạng treo các bao CTR phân loại bên hông xe gây mất an toàn và ảnh hưởng đến môi trường do rơi vãi CTR và nước CTR.
3.5 Phương thức thu gom, quét dọn,vận chuyển chất thải rắn đô thị trên địa bàn Quận Thủ Đức.
3.5.1 Sơ đồ phương thức thu gom, vận chuyển:
Hình 3.6: Sơ đồ phương thức thu gom, vận chuyển.
3.5.2 Phương thức thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận:
Phương tiện thu gom
Bảng 3.3: Trang thiết bị và nhân lực làm việc tại các tổ thu gom CTR dân lập.
STT
Phường
Nhân lực
Thiết bị
Xe lam
Máy dầu
Ba gác
Xe tải
Tổng số xe
Ghi chú
1
Bình Chiểu
16
0
1
1
11
16
2
Bình Thọ
13
0
0
4
7
11
03 xe liên phường
3
Hiệp Bình Chánh
28
5
0
17
5
28
4
Hiệp Bình Phước
17
1
2
7
5
15
01 xe liên phường
5
Linh Chiểu
14
0
1
2
5
14
6
Linh Đông
11
3
2
1
4
10
04 xe liên phường, 02 xe liên kết
7
Linh Tây
12
2
1
1
1
11
8
Linh Trung
19
2
4
1
8
19
01 xe liên phường, 01 xe liên kết
9
Linh Xuân
15
3
5
2
1
11
04 xe liên phường
10
Tam Bình
10
0
1
0
7
10
11
Tam Phú
05
1
3
0
0
4
02 xe liên phường
12
Trường Thọ
17
1
3
8
3
17
02 xe liên kết
Tổng cộng
177
18
23
44
57
166
(Nguồn: Đội Dịch vụ công cộng Quận Thủ Đức, 2010)
Phương thức thu gom
Đội thu gom và vận chuyển CTR trực thuộc Cty CTGTĐT & QLN TĐ có nhiệm vụ thu gom CTR ở các hộ mặt tiền đường lớn (Quốc lộ 1A, Tỉnh lộ 43, đường liên phường Hiệp Bình Phước, Võ Văn Ngân…), CTR đường phố và CTR chợ.
CTR từ các hộ gia đình: được thu gom với tần suất 1 lần/ngày, sau đó tập trung về các bô CTR của các phường để đưa lên xe ép chuyên dùng vận chuyển ra bãi CTR chung của thành phố.
CTR đường phố và các khu vực công cộng: được quét dọn và thu gom sau đó tập trung về bô CTR của các phường.
CTR chợ: được công nhân vệ sinh thu gom, tập trung tại một địa điểm trong khu vực chợ, sau đó chuyển đi bằng xe chuyên dùng.
Đội thu gom CTR dân lập chịu trách nhiệm thu gom CTR hộ dân ở các hẻm và đường phố nhỏ. Phương tiện và dụng cụ thu gom CTR của Đội thu gom CTR dân lập do công nhân vệ sinh tự trang bị, chủ yếu là xe ba gác, xe lam và xe máy dầu và xe tải.
Nhận xét:
Phương tiện thu gom của lực lượng dân lập chỉ có 57 chiếc đã chuyển đổi, còn 85 chiếc chưa chuyển đổi trong đó gồm 44 xe ba gác, 18 xe lam và 23 xe lam máy dầu.
Hiện nay, việc quản lý lực lượng thu gom CTR dân lập đã đi vào nề nếp nhưng tình trạng thu gom CTR “da beo” vẫn còn tồn tại. Bên cạnh đó, tỷ lệ thu gom CTR dân lập đến nay đạt 80% (62.564 hộ/ 77.568 hộ) do nhiều hộ dân ven bờ kênh không ký hợp đồng thu gom CTR mà họ bỏ rác xuống lòng kênh.
3.5.3 Phương thức quét dọn chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức:
Việc quét dọn đường phố được thực hiện bởi Đội vệ sinh thuộc Đội dịch vụ công cộng - Công ty Công trình Giao thông Đô thị và Quản lý nhà Thủ Đức.
Thời gian quét dọn từ 20 giờ tới 22 giờ.
Sau khi quét dọn CTR, các công nhân thu gom lại vào xe Lavi và đưa đến bô CTR của Quận để chờ xe chuyên dùng đến vận chuyển lên bãi chôn lấp Thành phố.
3.5.4 Phương thức vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức:
CTR sau khi thu gom được vận chuyển đến các bô CTR tại các phường sau đó đưa lên xe ép chuyên dùng vận chuyển ra bãi rác chung của thành phố.
Việc vận chuyển CTR ra khỏi địa bàn Thủ Đức được thực hiện bởi Đội vận chuyển thuộc Đội dịch vụ công cộng - Cty CTGTĐT & QLN TĐ và Công ty Môi trường Đô thị thành phố (Cty MTĐT TP). Phân công địa bàn vận chuyển như sau:
Công ty CTGTĐT & QLN Thủ Đức:
Khu vực vận chuyển: 10/12 phường.
Dọn quang: các tuyến tỉnh lộ, hương lộ và đường nội thị chưa quét.
Công ty Môi trường Đô thị thành phố:
Khu vực vận chuyển: 2/12 phường (Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước).
Dọn quang: tuyến quốc lộ, xa lộ.
Hiện trạng hoạt động tại các bô CTR trên địa bàn Quận Thủ Đức:
Địa bàn quận Thủ Đức có 08 bô CTR trung chuyển: Linh Xuân, Tâm Thần, Trường Thọ, Linh Tây, Gò Dưa, Bệnh Viện, Sở Gà và Hiệp Bình Chánh. Các bô CTR đều được Công ty Công trình Giao thông Đô thị và Quản lý nhà Thủ Đức lấy CTR hàng ngày. Riêng CTR ở bô Hiệp Bình Chánh thì được Công ty Môi trường Đô thị Thành phố lấy.
3.6.1 Vị trí các bô CTR:
Hình 3.7: Vị trí các bô CTR Quận Thủ Đức.
(Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Quận Thủ Đức)
Bảng 3.4: Vị trí các bô CTR Quận Thủ Đức.
Phường
Số lượng
Tên
Vị trí
Tam Phú
2
Bô Sở Gà
Đường Tam Bình, Khu phố 1
Bô Tâm Thần
Đường Phú Châu, Khu phố 4
Linh Trung
1
Bô Bệnh Viện
Đường Lê Văn Chí, Khu phố 1
Linh Tây
1
Bô Linh Tây
Đường Đào Trinh Nhất, Khu phố 1
Linh Đông
1
Bô Gò Dưa
Đường Kha Vạn Cân, ngã ba Kha Vạn Cân – Linh Đông
Linh Xuân
1
Bô Linh Xuân
Đường số 9, Khu phố 5
Trường Thọ
1
Bô Trường Thọ
Đường số 4
Hiệp Bình Chánh
1
Bô Hiệp Bình Chánh
Đường Hiệp Bình, Khu phố 7
(Nguồn: Khảo sát thực tế)
3.6.2 Hoạt động tại các bô CTR:
Ở mỗi bô CTR sẽ có Đội quản lý bô CTR rác thuộc Đội dịch vụ công cộng - Cty CTGT Đô thị & QLN Thủ Đức quản lý việc đổ rác của các đội CTR dân lập.
Hàng ngày, Đội quản lý bô lấy số liệu về số chuyến xe CTR dân lập đổ vào các bô.
Ngoài ra, Đội còn định kỳ kiểm tra các bô CTR nhằm phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng đổ CTR lậu.
Nhận xét :
Các bô CTR nằm gần các trục đường chính nên thuận lợi cho các xe đổ CTR đến thu gom. Tuy nhiên do các bô hở và nằm trong khu dân cư nên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người dân cũng như mỹ quan đô thị. Các bô CTR được xây dựng rải rác nhiều năm, vị trí không còn phù hợp. Tại các bô CTR Linh Tây và Bệnh Viện vào giờ cao điểm CTR thường xuyên tràn ra ngoài bô. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do có rất nhiều nhà dân mọc lên xung quanh. Mặt khác, lực lượng thu lượm ve chai hoạt động bên ngoài bô CTR gây cản trở giao thông, làm mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến người dân. Các bô CTR nằm rải rác do đó khi các xe thu gom vận chuyển đến bô phải mất một quãng đường đáng kể dẫn đến tình trạng hao phí nhiên liệu trong quá trình vận chuyển. Các phường chưa có bô CTR: Bình Chiểu, Bình Thọ, Linh Chiểu, Tam Bình, Hiệp Bình Phước.
Bên cạnh đó, các bãi CTR chỉ là trạm trung chuyển, không được quy hoạch đầu tư đúng mức nên các vấn đề môi trường đã phát sinh làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh như: chất thải rắn các loại, khí thải, nước thải….
Ví dụ: Bô CTR trung chuyển tại khu phố 7, phường Hiệp Bình Chánh tồn tại đã gần mười năm nay nên chất lượng cuộc sống của người dân tại đây bị sụt giảm bởi mùi hôi thối và nguy cơ tiềm ẩn dịch. Dù đã kiến nghị di dời bô CTR trong nhiều năm nhưng cho đến nay, kiến nghị đó vẫn không thể được đáp ứng.
Hình 3.8: Bô CTR trung chuyển nằm giữa khu dân cư tại khu phố 7, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức gây ô nhiễm trầm trọng.
3.7 Nhận xét chung về hệ thống quản lý, thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị trên địa bàn Quận Thủ Đức:
Công tác thu gom CTR rác và quản lý CTRSH hiện nay trên địa bàn Quận là khá tốt, tỷ lệ CTR được thu gom đạt khoảng 80 - 85% tổng lượng CTR phát sinh. Tại các bô CTR trên địa bàn Quận, hầu hết lượng CTR được vận chuyển đi hết trong ngày, sau khi vận chuyển CTR đi, nền bô CTR luôn được phun nước rửa sạch. Tuy nhiên, phần tỷ lệ CTR không được thu gom (15 - 20%) lại tập trung chủ yếu vào các khu dân cư sống ven kênh rạch (rạch Gò Dưa, kênh Ba Bò, rạch Bình Thọ…) và các khu dân cư nhà vườn ở xa trung tâm (phường Hiệp Bình Phước, Tam Phú, Bình Chiểu). Đối với các khu vực dân cư nhà vườn ở xa trung tâm, lượng rác sinh hoạt phát sinh là rất ít vì phần lớn các loại thức ăn dư thừa, rau quả đều được người dân tận thu triệt để làm thức ăn nuôi heo, gà… nên phần CTR rác chủ yếu là các loại nylon, giấy vụn… thường được người dân tập trung và đốt ở khoảng đất trống sau nhà. Nhưng đối với các khu dân cư sống ven kênh thì tình hình CTRSH không được thu gom là một vấn đề lớn cần được giải quyết. Hiện nay, ở các khu vực ven kênh rạch, hầu hết người dân có cuộc sống khó khăn, là dân tạm cư từ các vùng khác đến, đường vào các khu vực này lầy lội và rất nhỏ nên hầu hết các xe thu gom CTR không vào đến nơi và người dân cũng không có tiền trả khoảng phí thu gom CTR hàng tháng, CTR chủ yếu bị vứt bỏ xuống kênh rạch gây tình trạng ứ đọng CTR, gây mất vệ sinh môi trường một cách nghiêm trọng.
3.7.1 Đối với hệ thống thu gom công lập:
Do Công ty Công trình Giao thông Đô thị & Quản lý nhà Thủ Đức đảm nhiệm, vấn đề tổ chức thu gom, vận chuyển đã di vào nề nếp, từng bước ổn định và tăng cường. Đây là lực lượng nòng cốt có trách nhiệm duy trì các hoạt động thu gom CTR khu vực công cộng. Song hệ thống thu gom công lập vẫn còn tồn tại những điểm yếu sau:
Vì Cty CTGTĐT & QLN Thủ Đức đảm nhiệm nhiều mảng khác nhau nên quản lý chưa chặt chẽ, còn hiện tượng chồng chéo trong việc vận chuyển CTR của các cơ sở sản xuất trên cùng một tuyến đường gây lãng phí về thời gian cũng như nhân lực và nhiên liệu.
3.7.2 Đối với hệ thống thu gom CTR dân lập:
Hệ thống thu gom CTR dân lập đã được hình thành tự phát từ rất lâu. Một số người thu gom CTR thường không ký hợp đồng bằng văn bản với hộ dân nên đã gây ra nhiều vấn đề như nhiều hộ dân đóng chi phí hàng tháng không đúng theo quy định, 3 - 5 hộ đổ chung sọt CTR. Tổ lấy CTR dân lập được thành lập dựa trên Quyết định số 5424/QĐ-UB-QLĐT của UBND thành phố về việc ban hành quy chế tổ chức quản lý lực lượng thu gom CTR dân lập trên địa bàn Quận nhưng trong quá trình thực hiện gặp phải các vấn đề sau:
Công tác quản lý do phường đảm trách. Tuy nhiên, nhân sự kiêm nhiệm nhiều công việc nên chưa có sự giám sát chặt chẽ dẫn đến hiệu quả quản lý chưa cao, còn nhiều bất cập.
Phương tiện chuyên dùng phục vụ trong công tác thu gom còn chậm chuyển đổi do đó không đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường (sau khi thu gom còn rơi vãi CTR, rò rỉ nước gây mùi hôi thối).
Lực lượng thu gom CTR dân lập không được trang bị các thiết bị bảo hộ lao động và không mặc đồng phục khi làm việc, quần áo xốc xếch lại có mặt trên đường trong thời gian dài làm mất vẻ văn minh sạch đẹp của đô thị.
CHƯƠNG 4
CÔNG TÁC THU PHÍ VÀ NỘP PHÍ CTR THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 88/2008/QĐ – UBND TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC
QĐ số 88/2008/QĐ – UBND ban hành ngày 20/12/2008 của UBND TP. Hồ Chí Minh về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường chính thức được triển khai trên địa bàn quận Thủ Đức vào đầu tháng 05/2009, tính đến nay đã được hơn 1 năm.
Quyết định số 88/2008/QĐ – UBND:
4.1.1 Một số khái niệm:
- Công cụ kinh tế: là những chính sách, biện pháp nhằm thay đổi chi phí và lợi ích của các hoạt động kinh tế thường xuyên tác động tới môi trường, tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc gây ra các thiệt hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng.
- Phí môi trường là một công cụ kinh tế trong quản lý môi trường. “Phí MT là một khoản thu của ngân sách cho hoạt động BVMT, tính trên lượng phát thải của chất ô nhiễm và chi phí xử lý ô nhiễm hoặc khắc phục tác động tiêu cực do chất ô nhiễm gây ra đối với môi trường”.
- Phí vệ sinh là khoản thu nhằm mục đích bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí đầu tư cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn địa phương: chi phí cho tổ chức hoạt động của đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải theo quy trình kỹ thuật của cơ quan có thẩm quyền quy định (chưa bao gồm chi phí xử lý CTR đảm bảo TCMT).
- Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn: là khoản thu nhằm bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí đầu tư cho hoạt động xử lý chất thải rắn thông thường đảm bảo tiêu chuẩn môi trường như: đốt, khử khuẩn, trung hòa, trơ hóa, chôn lấp hợp vệ sinh….
4.2.2 Cơ sở của việc ban hành QĐ số 88/2008/QĐ-UBND:
Cơ sở hình thành QĐ số 88/2008/QĐ – UBND là do chủ trương giảm ngân sách của thành phố. Vấn đề này xuất phát từ các nội dung sau:
Tăng thêm ngân sách địa phương sau khi triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND để chi trả cho các khoản sau đây:
Chi phí cho việc xử lý chất thải rắn đảm bảo TCMT.
Chi phí hỗ trợ cho việc phân loại chất thải rắn, bao gồm cả hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân trong việc phân loại CTR tại nguồn.
Chi phí hỗ trợ cho đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp, công trình xử lý, công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý và tiêu hủy chất thải rắn….
Nhu cầu của việc thu phí chất thải rắn:
Quá trình đô thị hóa và các sức ép về dân số dẫn đến khối lượng CTR gia tăng. Để xử lý tình trạng trên, đảm bảo chất lượng môi trường, Tp. Hồ Chí Minh phải chi mỗi năm gần 900 tỷ đồng, tốc độ tăng chi phí này khoảng 10 – 12% năm, đây là gánh nặng không nhỏ cho ngân sách.
Trình độ dân trí ngày càng tăng, thu nhập của người dân ngày càng ổn định, người dân sẽ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề môi trường. Khi người dân có thói quen đóng phí, việc xả rác bừa bãi sẽ giảm đi nhiều… đó là những yếu tố để triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND thành công.
Việc thu phí nhằm:
Tạo nhận thức đúng cho cộng đồng về các hoạt động liên quan tới chất thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt.
Tạo tinh thần chia sẻ cho các chủ nguồn thải với Nhà nước gánh nặng xử lý lượng rác thải phát sinh.
Giảm dần việc bao cấp trong công tác quản lý CTR trên địa bàn.
4.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị khi triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND:
Sở TN & MT:
Ban hành quy trình thu gom, vận chuyển CTR thông thường trên địa bàn các quận/huyện.
Chủ trì xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật công tác thu gom, vận chuyển CTR thông thường trình cơ quan chức năng phê duyệt.
Trình UBND thành phố phê duyệt đơn giá thu gom, vận chuyển CTR thông thường của từng quận/huyện.
Chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng hướng dẫn các đơn vị, quận/huyện, phường/xã tổ chức thực hiện thống nhất công tác thu phí VSMT và phí BVMT đối với CTR thông thường trên địa bàn thành phố.
Hướng dẫn các quận/huyện tổ chức công tác quản lý, công tác giám sát, kiểm tra, xử phạt các vi phạm quy định về BVMT.
Đề xuất mức thu phí với HĐND, tiến đến xóa bao cấp trong lĩnh vực thu gom.
Sở Tài chính:
Phối hợp với Sở TN – MT ban hành phí và hướng dẫn quản lý phí.
Phối hợp đề xuất điều chỉnh mức thu cho phù hợp với tình hình thực tế.
Cục Thuế:
Tổ chức, phát hành biên lai thu phí, hướng dẫn và quyết toán biên lai để xác định số thu phí vệ sinh. Xem xét, miễn giảm thuế thu nhập đối với lực lượng thu gom rác dân lập.
Phòng TN & MT quận/huyện:
Phối hợp với phòng Tài chính – Kế hoạch xác định cự ly thu gom trung bình của các đơn vị thu gom.
Thống kê số lượng và mức phí của các chủ nguồn thải trên địa bàn.
Tổ chức tuyên truyền về thu phí theo QĐ số 88/2008/QĐ – UBND, báo cáo tiến độ….
Phòng Tài chính - Kế hoạch:
Hướng dẫn trích chi phí quản lý cho đơn vị thu phí. Phối hợp với các đơn vị thu phí xác định mức chi phí thu gom tại nguồn để trả cho các đối tượng thu gom. Đảm bảo sự hợp lý và chính xác về số lượng phí, đảm bảo ngân sách sau khi chi trả các khoản liên quan.
UBND phường/xã:
Phối hợp hoạt động triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND với các đơn vị cấp trên. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị thu phí theo quy định và theo hợp đồng ký với đơn vị thu gom.
Cá nhân, đơn vị thu phí:
Phối hợp với đơn vị thu gom chất thải rắn thông thường và chủ nguồn thải để xác định đối tượng, khối lượng và mức phí phải thu theo đúng quy định nhà nước. Tổ chức đội ngũ và trang bị phương tiện phục vụ cho công tác xây dựng quy chế nội bộ về thu - chi - trích nộp phí. Thu phí chủ nguồn thải theo biên lai do cơ quan thuế ban hành, đảm bảo thu phí 100% đối với chủ nguồn thải được đơn vị thu gom cung cấp dịch vụ. Thanh toán chi phí trả lại cho các đơn vị thu gom, nộp phí còn lại về phòng TC - KH.
Chủ nguồn thải:
Phối hợp với đơn vị thu gom và đơn vị thu phí kê khai khối lượng CTR thông thường phát sinh. Ký hợp đồng với đơn vị thu gom theo mức phí mà nhà nước quy định (áp dụng với đối tượng ngoài hộ gia đình).
Đơn vị thu gom:
Phối hợp với đơn vị thu phí, kê khai số lượng CTR thông thường. Tổ chức đội ngũ và phương tiện thực hiện thu gom CTR thông thường theo quy định của pháp luật.
4.1.4 Công tác triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND:
Tất cả các Phường đều thực hiện các kế hoạch chung của quận về triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND. Trong đó, công tác và phương tiện tuyên truyền các phường giống nhau, đều sử dụng các hệ thống loa phát thanh, tổ chức các cuộc họp giao ban phối hợp các kỳ sinh hoạt tổ dân phố để tuyên truyền cho các đối tượng thực hiện.
Bên cạnh đó, UBND các phường phân công cán bộ, nhân sự tiến hành công tác triển khai ký kết hợp đồng bao gồm các bước sau:
Bước 1: Ký kết hợp đồng, giao nhiệm vụ cho các tổ thu gom rác.
Bước 2: Soạn thảo các mẫu “Hợp đồng cung cấp dịch vụ thu gom chất thải rắn thông thường” để giao cho các tổ thu gom rác ký kết với các chủ nguồn thải là hộ gia đình và ngoài hộ gia đình.
Bước 3: UBND phường tổ chức mời các hộ chưa đồng ý ký hợp đồng nhằm tuyên truyền, phổ biến thực hiện QĐ 88/2008/QĐ – UBND. Đối với các cơ sở cố tình không chịu ký kết hợp đồng, UBND phường áp dụng các biện pháp quản lý nhà nước để xử lý (kiểm tra vệ sinh môi trường, kiểm tra nguồn rác thải, trật tự lòng lề đường, đăng ký kinh doanh…).
Tóm lại: Công tác tổ chức thực hiện (triển khai áp dụng và thực hiện) bao gồm: công tác tuyên truyền, công tác kê khai phân loại đối tượng, công tác ký kết hợp đồng và công tác thu phí, với sự phối hợp hoạt động của Phòng TN & MT, Phòng TC – KH, các đơn vị thu gom, chủ nguồn thải và các Phường. Đây đều là những công tác thực hiện lần đầu, chưa thông qua tập huấn nên chưa thể hiện được yếu tố kinh nghiệm.
Những vấn đề tồn tại trong hệ thống triển khai áp dụng và thực hiện:
Việc ban hành, áp dụng và thực hiện QĐ số 88/2008/QĐ – UBND là một hệ thống triển khai công cụ kinh tế vào quản lý môi trường. Ban hành quyết định là đại diện cho “thẩm quyền” của nhà nước, thực hiện quyết định là đại diện cho “thực quyền” của nhân dân. Khi quyền lợi của mỗi bên khác nhau hoặc đối tượng bị áp dụng không hiểu rõ mục đích của nhà nước sẽ nảy sinh những xung đột. Đối với việc ban hành QĐ số 88/2008/QĐ – UBND, không thực hiện “trưng cầu dân ý” đã tác động đến các quyền lợi của người thực hiện, đồng thời trong nội bộ của đối tượng thực hiện cũng có những nhận thức khác nhau về quyền lợi của mình với các quyền lợi kinh tế, quyền lợi xã hội và quyền lợi môi trường. Sự khác nhau về quyền lợi trong vấn đề là nguyên nhân dẫn đến các xung đột môi trường.
4.2.1 Xung đột môi trường xung quanh vấn đề triển khai áp dụng và thực hiện QĐ số 88/2008/QĐ – UBND:
Hệ tác động của QĐ số 88/2008/QĐ – UBND bao gồm chính quyền - đối tượng thu gom - chủ nguồn thải. Những định mức khác nhau xung quanh QĐ số 88/2008/QĐ – UBND đã gây nên “xung đột môi trường” giữa các bên liên quan: chính quyền và đối tượng thu gom, chính quyền và chủ nguồn thải, đối tượng thu gom và chủ nguồn thải, chủ nguồn thải đăng ký và chủ nguồn thải tự do, đối tượng thu gom lớn và đối tượng thu gom nhỏ. Những xung đột này được bắt đầu từ sự khác biệt về các quyền lợi kinh tế, quyền lợi xã hội trong mục đích môi trường.
4.2.2 Xung đột môi trường trong hệ tác động giữa Chính quyền và Đơn vị thu gom:
Xung đột giữa chính quyền và đối tượng thu gom là một xung đột môi trường được xuất phát từ sự khác nhau trong quyền lợi về kinh tế môi trường giữa các bên liên quan với các định mức xung đột về QĐ số 88/2008/QĐ – UBND, hệ thống các giá trị khác nhau, sự tham gia của các bên liên quan, phân bố quyền lực và cơ chế quản lý.
Chính quyền là người ban hành quyết định, triển khai cho các cấp khác nhau trong hệ thống quản lý của mình áp dụng nhằm đạt kết quả từ sự thực hiện của đối tượng thu gom với mong muốn là sự hợp tác trên tinh thần tự nguyện.
Nhằm mục đích môi trường, chính quyền đã để các đội thu gom CTR dân lập tự thỏa thuận, tự định mức thu và tự thu tiền CTR đối với các đối tượng chủ nguồn thải. Tuy nhiên với sức ép về dân số, quá trình đô thị hóa đã đẩy các vấn đề môi trường ngày càng trầm trọng, đồng thời chính quyền chịu nhiều sức ép từ việc chi ngân sách cho các vấn đề thu gom và xử lý, do đó không đảm bảo chiến lược môi trường hướng tới “Phát thải bằng không”. Việc quyết định ban hành quyết định số 88/2008/QĐ – UBND, chính quyền đã diễn giải rất rõ ràng về sự cần thiết, nguyên tắc, mục tiêu của công tác thu phí, mức phí ban hành và các bản hướng dẫn đi kèm.
Mục đích của việc ban hành quyết định số 88/2008/QĐ – UBND là rất rõ, bao gồm mục đích kinh tế và mục đích môi trường. Kinh tế là mục đích trước mắt, nhằm giảm ngân sách để chi trả cho các vấn đề khác. Môi trường là mục đích lâu dài của chính quyền, ngân sách thu được sẽ bổ sung để giải quyết các vấn đề môi trường hiện tại và trong tương lai.
Cũng trong định mức về nhận thức đối với quyết định số 88/2008/QĐ – UBND, đối tượng thu gom đã nhận thức theo chiều hướng khác với những mục đích của chính quyền. Đối tượng thu gom cho rằng quyết định số 88/2008/QĐ – UBND ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Đối tượng này chỉ ra rằng, trước kia họ tự thỏa thuận với các chủ nguồn thải, tự thu, tự chi, tự phân chia địa bàn và tự kiếm thêm các hợp đồng mới. Mục tiêu chính của họ là về lợi nhuận kinh tế của bản thân, chứ không phải vì môi trường. Đối tượng này nhận thức về QĐ 88/2008/QĐ – UBND đã đánh mất quyền chủ động của họ đối với công việc thu gom. Trước khi có quyết định 88, họ chỉ phải nộp một số lệ phí nhỏ đối với phường, đối với hộ gia đình là 3 - 5% và đối với các hợp đồng của cơ sở sản xuất là 10 - 15%, sau khi QĐ số 88/2008/QĐ – UBND ban hành, với đối tượng trong hộ gia đình phải nộp từ 10 - 20% và đối tượng ngoài hộ gia đình phải nộp từ 23 - 30%. Đồng thời, trước khi ban hành, mọi thống kê về số lượng chủ nguồn thải đều do đối tượng thu gom đưa lên và Phường cũng như các đơn vị chức năng khác không kiểm soát được số lượng này. Khi quyết định 88 được ban hành, họ mất chức năng chủ động thu chi và phải phối hợp với Phường làm rõ tất cả các chủ nguồn thải, các vấn đề về hỗ trợ chuyển đổi phương tiện. Những nguyên nhân trên chủ đạo là sự nhận thức không đầy đủ về phí rác thải, chỉ đặt mục tiêu kinh tế lên hàng đầu và sự mập mờ trong việc kê khai đã tạo nên xung đột với chính quyền về quyền lợi kinh tế và mục đích môi trường.
Tóm lại: Xung đột môi trường giữa Chính quyền và đối tượng thu gom chủ yếu do nhận thức không đầy đủ của đối tượng thu gom. Đối tượng này chỉ đề cao lợi nhuận kinh tế, không quan tâm đến hiệu quả môi trường. Các vấn đề xung quanh số phí phải nộp và chuyển đổi xe là cái cớ của xung đột trên. Chính xung đột này đã làm chậm trễ tiến độ và hiệu quả triển khai của QĐ số 88/2008/QĐ – UBND.
4.2.3 Xung đột môi trường trong hệ tác động giữa chính quyền và chủ nguồn thải:
QĐ số 88/2008/QĐ – UBND của chính quyền chủ yếu ban hành cho đối tượng chủ nguồn thải thực hiện. Nhìn chung xung đột môi trường giữa hai đối tượng trên khác với xung đột với đối tượng thu gom.
Đối tượng chủ nguồn thải được chia làm hai bộ phận: hộ gia đình và ngoài hộ gia đình. Các đối tượng trong hộ gia đình tỏ ra chấp nhận thực hiện QĐ số 88/2008/QĐ – UBND trên tinh thần tự nguyện, chỉ có thiểu số hộ gia đình tỏ ra bức xúc với chính quyền về mức phí, mặc dù chính quyền không thực hiện chưng cầu dân ý.
Đối tượng ngoài hộ gia đình tỏ ra không hài lòng với chính quyền thông qua QĐ số 88/2008/QĐ – UBND. Thực tế cho thấy, những cơ sở phát thải chất thải rắn thông thường chỉ ở mức hộ dân vẫn phải nộp mức phí như theo quyết định, tuy nhiên đối tượng này là thiểu số. Các đối tượng trong nhóm II và nhóm III tỏ ra chậm trễ trong việc kê khai khối lượng rác và kí hợp đồng. Đa số đối tượng này cảm thấy mức phí ban hành là quá cao và nhận thức của họ về lợi ích môi trường nhìn chung chưa định hình nên họ kiến nghị điều chỉnh mức phí hợp lý.
Như vậy, nguyên nhân của xung đột trên vẫn nằm ở điểm: thiếu nhận thức về lợi ích môi trường mà QĐ số 88/2008/QĐ – UBND đem lại, đồng thời do chính quyền không tiến hành trưng cầu dân ý để kịp điều chỉnh phản hồi. Xung đột này có thể điều chỉnh dễ dàng bằng giả thuyết: giảm phí hoặc kê khai kiểm tra lượng thải đúng thực tế.
4.2.4 Xung đột môi trường giữa đối tượng thu gom và đối tượng phát thải:
Hệ tác động giữa đối tượng thu gom và chủ nguồn thải cũng tồn tại những xung đột môi trường. Như đã nói ở trên, đối tượng thu gom thực hiện công tác thu gom chỉ vì mục tiêu lợi nhuận kinh tế. Trong khi mục đích thỏa thuận với đối tượng này của chủ nguồn thải là nhu cầu vận chuyển chất thải đi chỗ khác để đảm bảo vệ sinh, đồng thời họ phải trả một lượng phí nhất định cho đơn vị thu gom đó.
Đối tượng thu gom xung đột với chủ nguồn thải chủ yếu là do họ phải thu gom một khối lượng CTR “khống” (CTR không đăng ký) từ những sọt rác chung. Điều này làm tăng khối lượng CTR thu gom, tăng số chuyến vận chuyển….
Đối tượng chủ nguồn thải lại xung đột môi trường với đối tượng thu gom ở trách nhiệm của người thu gom. Đa số chủ nguồn thải không hài lòng với công tác thu gom bao gồm: thời gian thu gom, thái độ thu gom và phương tiện thu gom.
4.2.5 Xung đột môi trường giữa nội bộ đối tượng thu gom:
Địa bàn luôn là vấn đề nóng bỏng của đối tượng thu gom. Địa bàn thu gom đều do các đầu nậu tự phân chia với nhau, trong quá trình thu gom trên cùng một tuyến đường, cùng ranh giới đường, luôn có sự “tranh giành địa bàn”. Các đầu nậu lớn thường có khoảng 3 đường dây rác trở lên với số lượng hộ gia đình và ngoài hộ gia đình lớn. Các đầu nậu lớn dễ dàng thực hiện chuyển đổi phương tiện, trong khi các đầu nậu nhỏ khó khăn trong vấn đề này. Việc cạnh tranh địa bàn thu gom giữa các đầu nậu sau khi quyết định 88 ban hành ngày càng trở nên căng thẳng. Vấn đề chuyển đổi phương tiện và các vấn đề khác làm giảm khả năng cạnh tranh của các đầu nậu nhỏ đây là thời cơ cho các đầu nậu lớn thu tóm địa bàn.
Như vậy, xung đột nội bộ trên xuất phát từ địa bàn và việc chuyển đổi phương tiện. Các xung đột này tỏ ra nghiêm trọng nếu đầu nậu này muốn thâu tóm địa bàn của đầu nậu khác. Việc thực hiện Quyết định 88 là một giải pháp quản lý quyền lợi của các đầu nậu.
Những tồn tại sau khi triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND:
QĐ số 88/2008/QĐ – UBND được UBND Tp. Hồ Chí Minh ban hành ngày 20/12/2008 và bắt đầu triển khai thực hiện tại quận Thủ Đức vào đầu tháng 5 năm 2009, đến thời điểm nay đã được hơn 1 năm. Việc triển khai QĐ số 88/2008/QĐ – UBND trong thời gian qua đã đạt những kết quả rất đáng ghi nhận, song bên cạnh kết quả đó, luôn tồn tại và nảy sinh các vấn đề khó khăn.
4.3.1 Tồn tại trong bản thân QĐ số 88/2008/QĐ – UBND:
Chưa nêu rõ các quyền lợi mà nhà nước đảm bảo cho các đối tượng chủ nguồn thải và đối tượng thu gom. Chưa quy định các đơn vị chức trách giải quyết các tranh chấp, bất đồng, không thống nhất giữa chủ nguồn thải, người thu gom và người thu phí.
Chưa nêu rõ việc thu phí đối với ký túc xá cho sinh viên các trường đại học. Chưa nêu rõ mức thu phí cụ thể đối với các hộ kinh doanh nhà trọ.
Mức phí thu đối với các đối tượng tại chợ được phản ánh là quá cao. Chưa có quy chế hoạt động của đối tượng thu gom rác.
4.3.2 Tồn tại trong quá trình áp dụng của chính quyền:
Lực lượng triển khai thực hiện quá mỏng. Đơn vị phụ trách ở cấp Phường nhiều nhất là 2 người, đa số là 1 người. Đơn vị thu phí cũng chỉ có 1 - 2 người.
Việc tổ chức sắp xếp lại địa bàn luôn nảy sinh các vấn đề xung đột à khó giải quyết. Công tác quản lý chủ nguồn thải của phường yếu kém không đi sát thực tiễn. Một số đường dây rác không hợp tác triển khai áp dụng và thực hiện.
Việc thu phí trực tiếp từ chủ nguồn thải là do đối tượng thu gom đảm nhiệm. Vai trò hỗ trợ công tác triển khai thực hiện của các tổ chức, đoàn hội như: Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể ở địa phương chưa được phát huy triệt để.
4.3.3 Tồn tại trong quá trình thực hiện của đối tượng thu gom:
Trình độ của người thu gom thấp, nhận thức của người thu gom về QĐ số 88/2008/QĐ – UBND còn hạn chế.
Đối tượng thu gom đặt mục đích kinh tế lên hàng đầu, không có mục đích môi trường trong công tác của họ.
Các đường dây rác kê khai không đúng với số liệu nhằm đóng phí ít hơn so với tiền thu thực tế. Vấn đề chuyển đối phương tiện của các đầu nậu nhỏ gặp nhiều khó khăn.
Thái độ làm việc của đối tượng thu gom khiến đa số các chủ nguồn thải không hài lòng. Vấn đề tranh giành địa bàn gây trì trệ quá trình thu gom.
4.3.4 Tồn tại trong quá trình thực hiện của chủ nguồn thải:
Nhận thức về QĐ số 88/2008/QĐ – UBND còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các đối tượng phát thải nhiều.
Chủ nguồn thải phản ánh mức phí quá cao, chậm trễ thực hiện ký hợp đồng thu gom và nộp phí theo QĐ số 88/2008/QĐ – UBND.
Tóm lại: việc áp dụng và thực hiện QĐ số 88/2008/QĐ – UBND là một hệ thống phối hợp giữa chính quyền, chủ nguồn thải và đơn vị thu phí. Trong thời gian áp dụng và thực hiện ngắn đã nảy sinh các vấn đề về xung đột môi trường. Xung đột môi trường giữa các bên liên quan gây nên những khó khăn, tồn tại trong quá trình triển khai.
- Chính quyền ban hành nhưng chưa trưng cầu dân ý đã thể hiện sự yếu kém trong cơ chế quản lý của mình. Nhìn vào thực tế, QĐ số 88/2008/QĐ – UBND chưa được các đối tượng thực hiện trên tinh thần trách nhiệm và tự nguyện. Vì vậy, việc tác động vào đối tượng thu gom là “chìa khóa” để triển khai thực hiện QĐ số 88/2008/QĐ – UBND phù hợp và toàn diện, đảm bảo mục đích môi trường.
CHƯƠNG 5
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT QUẬN THỦ ĐỨC
Về hình thức tổ chức thu gom CTR:
- Sắp xếp, tổ chức lại Công ty công ích quận chú trọng đến việc nâng cao năng lực đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa khâu thu gom và vận chuyển trong một qui trình thống nhất.
- Thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, khuyến khích các chủ đường CTR có qui mô hoạt động lớn thành lập doanh nghiệp tư nhân thực hiện dịch vụ vệ sinh môi trường, hoạt động theo luật doanh nghiệp năm 2005.
- Thành lập Tổ hợp tác thu gom CTR (hoặc với tên gọi khác là Nhóm liên kết, Tổ tương trợ…) theo qui định của Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác.
5.2 Về cơ chế quản lý:
Cần có sự chỉ đạo thống nhất từ các cấp chính quyền thành phố, quận huyện, phường xã trong việc quản lý chất thải rắn nói chung, trong đó qui định cụ thể đối với việc quản lý hoạt động thu gom CTRSH, đặc biệt là tổ chức quản lý lực lượng CTR dân lập trên địa bàn Quận. Cụ thể, xây dựng và sớm ban hành qui chế quản lý hoạt động thu gom CTR, trong qui chế cần qui định rõ các nội dung sau:
- Phân cấp cho UBND phường trực tiếp quản lý nhà nước hoạt động thu gom CTRSH trên địa bàn.
- Qui định các loại hình tổ chức thu gom CTRSH được phép hoạt động (công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác…) và phải đăng ký hoạt động thu gom CTRSH với UBND phường.
- Tiêu chuẩn phương tiện thu gom CTR (đáp ứng yêu cầu về vệ sinh, mỹ quan, phù hợp với công nghệ vận chuyển, yêu cầu phân loại CTR tại nguồn…).
- Các qui định bảo đảm vệ sinh trong quá trình thu gom CTR (không để rơi vãi, chảy nước dơ, bốc mùi hôi...).
- Các qui định về xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường đối với người dân và các tổ chức cung ứng dịch vụ vệ sinh.
- Qui định cơ quan chức năng kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường.
- Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị thực hiện thu gom CTR, phối hợp gữa khâu thu gom và vận chuyển.
- Qui định việc thu phí và mức thu phí thu gom CTRSH.
5.3 Về công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR:
Tại Tp.HCM, từ những năm 1998, Công ty Môi trường Đô thị đã đưa vào thử nghiệm trạm trung chuyển ép CTR kín với những thiết bị lưu chứa hiện đại, đảm bảo việc lưu chứa CTR kín, giảm mùi hôi đáp ứng được tiêu chuẩn khắc khe về môi trường. Do đó, tác giả đề xuất phương án như sau:
CTR sinh hoạt dân cư
CTR sinh hoạt công cộng
Thu gom CTR dân lập hay từ dịch vụ công ích
Xe thu gom loại nhỏ
Xe thu gom loại trung
Trạm trung chuyển
Phân loại
Thùng ép kín
Xe chở đến bãi đổ Thành phố
CTRSH phát sinh tại các khu vực công cộng và khu dân cư được bỏ vào trong những thùng chứa CTR. CTR sẽ được thu gom định kỳ và vận chuyển thẳng về trạm trung chuyển. Sử dụng xe tải thùng kín, có hệ thống nâng hạ phía sau thùng xe vận chuyển, sau đó vận chuyển những thùng này về trạm trung chuyển.
CTR sau khi được tập trung về trạm trung chuyển, CTR được ép vào những thùng chứa CTR kín trước khi được vận chuyển đến bãi xử lý. Để đảm bảo việc lưu chứa CTR trong trạm trung chuyển ép CTR kín không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, bên trong trạm được lắp đặt hệ thống phun xịt chất khử mùi nhằm giảm thiểu mùi hôi phát sinh.
Sau khi thùng chứa CTR đã ép đầy CTR sẽ được xe chuyên dùng chuyển thẳng về công trường xử lý CTR.
Nước thải phát sinh từ quá trình: vệ sinh thiết bị, nhà xưởng… sẽ được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
Thùng ép CTR kín có cơ cấu ép:
- Thùng ép CTR kín được thiết kế lắp trên các xe tải có hệ thống móc cẩu đa năng. Buồng ép và buồng chứa CTR được lắp đồng bộ dính liền với các bộ phận cơ bản gồm: buồng ép, máng nhận CTR, hệ thống thủy lực, hệ thống dẫn động, hệ thống điện và buồng chứa. Hệ thống dẫn động có thể được lắp ngay trên thùng ép kín hoặc được đặt bên ngoài thùng.
- Hệ thống điều khiển được lắp ngay trên thùng dễ thao tác và linh hoạt. CTR được đổ vào thùng ép kín nhờ cơ cấu nâng cặp đa năng, vừa nâng được các loại thùng rác từ 0,12 - 1,10 (m3); vừa có thể cặp máng hứng rác từ các xe đẩy tay.
Bảng 5.1: Các thông số kỹ thuật chính của thùng ép kín.
Kích thước của thùng ép kín:
- Tổng chiều dài
5550 (mm)
- Tổng chiều cao
2500 (mm)
- Tổng chiều rộng
2260 (mm)
- Thể tích thùng chứa
17 (m3)
- Chiều cao móc nâng
1560 (mm)
- Chiều rộng giữa 2 thanh trượt
1060 (mm)
Tỉ số ép
2,5:1
Chu kỳ nén
25 - 30 (s)
Lực ép
28 tấn
Vật liệu thùng
Sàn thùng: thép tấm 5 (mm)
Hông và trần thùng thép tấm 3 (mm)
Joint cửa sau
Loại joint chữ P
Lắp ghép thùng
Ghép hàn, mối hàn đảm bảo gấu đều, đạt yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ.
Cơ cấu khóa cửa
Dạng trục vít bánh vít đảm bảo thao tác nhanh, nhẹ, tự hãm khi đi trên đường.
Hệ thống chống nước chảy
Có ống dẫn nước thải ra ngoài trong quá trình ép CTR, có van khóa lại khi vận chuyển trên đường. Có đệm cao su làm kín giữa thân thùng chứa và cửa sau không cho nước thải chảy ra ngoài trong quá trình ép cũng như quá trình vận chuyển.
(Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM)
5.4 Đối với các tổ chức hoạt động thu gom CTR:
Hoạt động thu gom CTR là hoạt động có tính chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người thu gom do đó cần có những chính sách hỗ trợ cho các tổ chức thu gom CTR như:
- Nhà nước cần bảo đảm nguồn kinh phí hoạt động cho các tổ chức thu gom CTRSH.
- Tăng cường chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để người lao động chuyển đổi phương tiện hoạt động.
- Chính sách ưu đãi về thuế cho các đơn vị khi tham gia hoạt động thu gom CTRSH.
- Thực hiện các chế độ bảo hiểm cho người lao động; đầu tư đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, Sở, Ban ngành cần có Quy chế mới phù hợp với tình hình hiện nay về quản lý đội ngũ CTR dân lập đồng thời xây dựng đội ngũ chuyên trách ở các phường.
- Chính quyền địa phương cần tổ chức điều tra và theo dõi thường xuyên việc thu gom CTR dân lập. Đưa ra các biện pháp chế tài đối với các cá nhân, đường dây CTR không thực hiện đúng quy trình thu gom CTR và chủ nguồn thải không ký hợp đồng thu gom.
- Mặt khác, tập hợp lực lượng CTR dân lập này thành hợp tác xã hoặc công ty để dễ quản lý. Tổ chức các lớp tập huấn về thu gom CTR cho các công nhân.
5.5 Giải pháp thực hiện QĐ số 88/2008/QĐ-UBND:
Để đảm bảo tính logic của hệ thống triển khai và đề xuất giải pháp QĐ số 88/2008/QĐ – UBND phù hợp với các đối tượng liên quan, các giải pháp được đặt ra như sau:
- Tăng cường quản lý hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với các phòng ban liên quan, UBND 12 phường, Nghiệp đoàn CTR dân lập, Ban điều hành khu phố, Tổ trưởng tổ dân phố trong công tác điều tra và thẩm định thu phí theo QĐ số 88/2008/QĐ – UBND.
- Điều chỉnh các lỗ hổng trong nội dung QĐ số 88/2008/QĐ – UBND về các vấn đề: mức phí thu gom đối với các đối tượng ngoài hộ gia đình, tỷ lệ trích nộp phí của nhóm III trong đối tượng ngoài hộ gia đình, mức phí đối với trường học, chợ và các nhà trọ.
- Tăng cường nguồn nhân lực để việc triển khai thực hiện một cách hiệu quả hơn, đặc biệt là nguồn nhân lực của đơn vị thu phí.
- Phát huy triệt để vai trò của các cơ quan, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc ở địa phương. Tăng cường chất lượng công tác tuyên truyền, thực hiện thu phí CTR thải để các đối tượng thực hiện thấy rõ ý nghĩa môi trường to lớn của công tác, từ đó chấp thuận thực hiện trên tinh thần tự nguyện.
5.6 Biện pháp phân loại CTR tại nguồn:
5.6.1 Dự báo dân số phát sinh đến năm 2030:
Để dự đoán dân số Quận Thủ Đức đến 2030 có thể dùng phương trình Euler cải tiến: Ni +1 = N0 * (1 + k)Δt
Trong đó:
- Ni+1 : dân số của năm tính toán thứ i+1 (người).
- No : Dân số của Quận Thủ Đức là 448.573 người (năm 2010).
- Δt : độ chênh lệch giữa các năm, thường Δt = 1.
- k : tỷ lệ gia tăng dân số, k = 2% = 0,02.
Kết quả thể hiện trong bảng 5.2
Bảng 5.2: Kết quả dự đoán dân số của Quận Thủ Đức đến năm 2030.
STT
Năm
Dân số
1
2010
448.573
2
2011
457.544
3
2012
466.695
4
2013
476.029
5
2014
485.549
6
2015
495.260
7
2016
505.166
8
2017
515.269
9
2018
525.574
10
2019
536.086
11
2020
546.807
12
2021
557.743
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BAI LAM.doc