Tài liệu Đồ án Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đoán đọc ảnh trong thành lập bản đồ bằng công nghệ ảnh số: Đồ án tốt nghiệp
Sv: Phan Thị Thuý Lớp: Trắc địa A - K481
LỜI NểI ĐẦU
Cựng với sự phỏt triển ngày càng mạnh mẽ của cụng nghệ thụng tin.
Cụng nghệ xử lớ ảnh số đang được ứng dụng rộng rói trong lĩnh vực hiện
chỉnh, cập nhật và thành lập mới cỏc loại bản đồ đặc biệt là bản đồ địa hỡnh.
Do cú nhiều ưu việt như rỳt ngắn được thời gian thực hiện, nõng cao được
năng suất lao động, tăng độ chớnh xỏc của bản đồ cũng như lượng thụng tin
trờn bản đồ, thuận tiện cho việc sử dụng, sửa chữa, cập nhật thụng tin mới
cũng như thụng tin lưu trữ, bảo quản, bảo mật bản đồ.
Cỏc kết quả nghiờn cứu lý thuyết cũng như việc phõn tớch cỏc cụng
trỡnh thực nghiệm về đoỏn đọc ảnh cho phộp đi đến kết luận rằng cỏc tư liệu
ảnh hàng khụng cú một vai trũ quan trọng trong cỏc lĩnh vực nghiờn cứu như :
địa lớ học, địa chất học, nghiờn cứu về mụi trường, cỏc khớ tượng học. Khi
phỏt triển cỏc phương phỏp hàng khụng truyền thống cú thể sử dụng những tư
liệu này cho đoỏn đọc địa hỡnh và chuyờn đề.
Trong bản...
82 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1041 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đồ án Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đoán đọc ảnh trong thành lập bản đồ bằng công nghệ ảnh số, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K481
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin.
Công nghệ xử lí ảnh số đang được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực hiện
chỉnh, cập nhật và thành lập mới các loại bản đồ đặc biệt là bản đồ địa hình.
Do có nhiều ưu việt như rút ngắn được thời gian thực hiện, nâng cao được
năng suất lao động, tăng độ chính xác của bản đồ cũng như lượng thông tin
trên bản đồ, thuận tiện cho việc sử dụng, sửa chữa, cập nhật thông tin mới
cũng như thông tin lưu trữ, bảo quản, bảo mật bản đồ.
Các kết quả nghiên cứu lý thuyết cũng như việc phân tích các công
trình thực nghiệm về đoán đọc ảnh cho phép đi đến kết luận rằng các tư liệu
ảnh hàng không có một vai trò quan trọng trong các lĩnh vực nghiên cứu như :
địa lí học, địa chất học, nghiên cứu về môi trường, các khí tượng học. Khi
phát triển các phương pháp hàng không truyền thống có thể sử dụng những tư
liệu này cho đoán đọc địa hình và chuyên đề.
Trong bản đồ địa hình các tư liệu ảnh hàng không cho phép nghiên cứu
các vấn đề tối ưu bề mặt trái đất trên bản đồ địa hình, giải quyết các bài toán
trắc địa.
Tuy nhiên với quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa hình bằng công
nghệ đo vẽ ảnh số hiện tại còn chưa tận dụng hết khả năng ưu việt của ảnh số
đặc biệt là khâu đoán đọc vãn làm theo công nghệ truyền thống là vẽ thủ công
trên ảnh phóng to, rồi điều vẽ ngoại nghiệp, số tác nghiệp viên có thể đoán
đọc tốt, vẽ trên ảnh theo đúng kí hiệu và lực nét là ít. Gây ra rất tốn thời gian,
công sức và đem lại hiệu quả kinh tế không cao, độ chính xác chi tiết hạn chế.
Với xu thế phát triển rất nhanh của công nghệ xử lí ảnh số có độ phân
giải cao. Thấy rõ tính cấp thiết của việc ứng dụng công nghệ xử lí ảnh số vào
trong đoán đọc phục vụ cho công tác thành lập bản đồ địa hình tôi đã đi sâu
nghiên cứu khả năng đoán đọc của ảnh số với độ phân giải cao. Căn cứ vào
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K482
điều kiện, cơ sở của bộ môn trắc địa ảnh cùng với sự hướng dẫn tận tình của
T.S. Trần Đình Trí tôi đã thực hiện đồ án tôt nghiệp này với đề tài :
“Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đoán đọc ảnh trong
thành lập bản đồ bằng công nghệ ảnh số”.
Nội dung của bản đồ án được trình bày cụ thể và chi tiết trong ba
chương như sau:
Lời nói đầu
Chương 1 : Đo vẽ thành lập bản đồ địa hình bằng công nghệ đo vẽ ảnh
số
Chương 2 : Công tác đoán đọc ảnh hàng không trong thành lập bản đồ
địa hình
Chương 3 : Các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác đoán đọc ảnh
hàng không trong quy trình thành lập bản đồ địa hình băng công nghệ ảnh số
Kết luận và kiến nghị
Hoàn thành bản đồ án này ngoài những kiến thức đã được trang bị
trong thời gian học tập của bản thân, còn có sự giúp đỡ của các thầy cô trong
bộ môn Trắc địa Ảnh, cùng các ban bè đồng nghiệp. Đặc biệt là sư hướng dẫn
đầy tận tình của thầy giáo, Tiến sĩ Trần Đình Trí trong suốt quá trình làm đồ
án. Nhân đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất.
Mặc dù đã có nhiều cố găng tìm tòi học hỏi nhưng với trình độ và kinh
nghiệm còn hạn chế nên đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót.
Chính vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy, cô giáo trong
Bộ môn, và đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để bản đồ án của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Thúy
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K483
CHƯƠNG I :
ĐO VẼ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH BẰNG
CÔNG NGHỆ ẢNH SỐ
I.1. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA
HÌNH BẰNG CÔNG NGHỆ ĐO ẢNH SỐ
Bản đồ địa hình là một loại bản đồ mang tính chất đặc biệt quan trọng,
nó có yêu cầu chặt chẽ về độ chính xác cũng như phương thức thể hiện nội
dung. Công nghệ thành lập bản đồ địa hình phải trải qua nhiều công đoạn với
yêu cầu chặt chẽ về lí luận và thao tác. Do vậy để đánh giá hết khả năng, hạn
chế và xu hướng phát triển của công nghệ số thành lập bản đồ số, ta có quy
trình thành lập bản đồ bao gồn các công đoạn như sau:
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K484
Khảo sát thiết kế, lập luận
chứng kinh tế
Chụp ảnh
hàng không
Đo khống chế ảnh ngoại
nghiệp
Điều vẽ
ảnh ngoại
nghiệp
Tăng dày nội nghiệp
Quét ảnh hàng
không
Xây dựng mô hình
lập thể
Đo vẽ các đặc trương địa hình
Mạng lưới các điểm độ cao
Tạo mô hình số địa
hình ( DTM )
Nắn ảnh trực giao
Biên tập
Số hóa địa vật
Kiểm tra, nghiệm thu các cấp
In bản đồ
Nội suy, biên tập bình độ
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K485
1.2.CÔNG TÁC KHẢO SÁT VÀ LẬP LUẬN CHỨNG KINH TẾ
KĨ THUẬT
Thu tập các số liệu trắc địa, bản đồ, khảo sát tình hình địa lí kinh tế,
nắm bắt yêu cầu nhiệm vụ và khả năng kĩ thuật. Lập luận chứng kinh tế kĩ
thuật đưa ra các phương án thực hiện, lịch tiến hành nhằm đảm bảo yêu cầu kĩ
thuật tính kinh tế và khả năng thực thi.
-Tình hình và đặc điểm khu đo
Để nắm tình hình địa lí, kinh tế của khu đo cần tiến hành công tác khảo sát
điều tra tại khu đo vẽ, liên hệ với chính quyền các cấp ở địa phương để thu
thập về tình hình kinh tế, xã hội như: đời sống, ngành nghề của người dân trên
khu đo, tình hình an ninh trật tự và ý thức của người dân trong khu cực, trình
độ văn hóa và mức độ hiểu biết của người dân trong khu đo, những hoạt động
văn hóa xã hội như tôn giáo, phong tục tập quán, dân tộc…Khảo sát thực địa
để nắm được mức độ phức tạp của địa hình khu đo, hệ thống giao thông sự
phân bố hệ thống này và từ đó đánh giá mức độ thuận tiện của nó. Hệ thống
thủy văn và mức độ chia cắt và và sự phân bố của hệ thống này và từ đó đánh
giá sự phân bố của hệ thống, sự ảnh hưởng của hệ thống này trong việc đi lại
làm việc trong khu đo, các chế độ thủy triều, chế độ thời tiết của khu vực, và
sự phân bố dân cư, tình hình kiến thiết cơ sở hạ tầng trên khu đo. Tình trạng
thực phủ, với những khu vực rừng thì cần điều tra về loại rừng, loại cây, chiều
cao cây, mức độ che phủ của nó. Ngoài ra cần khảo sat những loại cây trồng
chủ yếu trong nông nghiệp, tình hình thực phủ trong dân cư…
- Các tư liệu cần thiết:
Để làm tốt công tác này chúng ta cần xem xét các tài liệu, tư liệu trắc địa và
bản đồ đã được tiến hành trước đó trên khu đo như: Hệ thống mạng lưới trắc
địa hiện có trên khu đo và gần khu đo trong đó có các số liệu tọa độ, số liệu
độ cao, sơ họa các mốc đó. Các loại tư liệu bản đồ hiện có như bản đồ địa
hình các tỉ lệ, tư liệu bản đồ địa chính, bản đồ địa giới hành chính …
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K486
- Xác minh thực địa:
Xác minh tại thực địa hiện trạng các điểm tọa độ và độ cao nhà nước
các cấp, khẳng đinh mức độ tin cậy của các tư liệu tham khảo đã thu thập
được.
- Lập luận chứng kinh tế kĩ thuật.
Sau khi có đầy đủ điều kiện cần thiết thì ta tiến hành lập luận chứng
kinh té kĩ thuật, đưa ra các phương án thực hiện, lịch tiến hành nhằm đảm bảo
yêu cầu kĩ thuật tính kinh tế và khả năng thực thi
I.3 CHỤP ẢNH HÀNG KHÔNG:
Đây là công đoạn đầu tiên trong phương pháp thành lập bản đồ bằng ảnh hàng
không. Nó có ý nghĩa rất quan trọng tới độ chính xác của bản đồ cần thành lập
và hiệu quả kinh tế mà nó mang lại.Với khu vục đo vẽ bản đồ mà chưa có ảnh
chụp hoăc ảnh chụp đã cũ và trên thực địa có nhiều thay đổi thì phải tiến hành
bay chụp mới. Các tham số hình hoc chụp ảnh được chọn phụ thuộc vào
nhiệm vụ của công tác chụp ảnh, phương pháp đo vẽ ảnh sẽ sử dụng, cũng
như phụ thuộc vao điều kiện địa lí tự nhiên của khu vực đo vẽ.
Ta có các tham số hình học chụp ảnh như sau:
Tỷ lệ chụp ảnh: Thông thường tỷ lệ chụp ảnh phụ thuộc trước và phụ
thuộc vào tỷ lệ bản đồ cần thành lập. Tỷ lệ ảnh thường nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ
cần thành lập khoảng từ 3 ÷ 5 lần.
Độ cao bay chụp: Để đảm bảo độ chính xác bản đồ cần thành lập bằng
phương pháp đo ảnh lập thể, thì độ cao bay chụp không vượt quá giá trị độ
cao được xác định theo công thức sau:
h
p
bH
.
(1.1)
Trong đó :
b : là đường đáy ảnh.
h :là sai số trung bình cho phép khi xác định độ cao điểm chi tiết trên
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K487
bản đồ.
Δp :là sai số trung bình do độ chênh thị sai ngang
Ngày nay với kỹ thuật tiên tiến của công nghệ GPS trong dẫn đường bay chụp
(đạo hàng), đặc biệt là kĩ thuật định vị GPS động cho phép ta xác định tọa độ
tâm chụp ngay trong lúc chụp ảnh đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng kĩ
thuật bay chụp. Cùng với chất lượng của hệ thống quang học, hóa ảnh của
máy chụp và phim chụp được nâng cao. Cho ra những tấm ảnh chất lượng
cao, phát huy độ chính xác cho các công đoạn xử lí sau này, giảm nhẹ công
sức cho con người, nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.4 ĐO NỐI KHỐNG CHẾ ẢNH NGOẠI NGHIỆP
Đo nối khống chế ảnh là toàn bộ công tác bố trí điểm, đo đạc và đánh d â ấu
vị trí điểm trên ản h đo. Tất cả các điểm khống chế ảnh dù được xác định bằng
phương pháp gi cũng đều thỏa mãn các yêu cầu sau.
1.4.1 Yêu cầu về số lượng và phương án bố trí điểm:
Điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp là cơ sở trực tiếp xác định tọa độ và
độ cao của các điểm tăng dày phục vụ cho công tác định hướng mô hình. Nó
thỏa mãn một số yêu cầu sau:
- Độ chính xác phải cao hơn độ chính xác điểm tăng dày ít nhất một cấp.
- Số lượng và vị trí điểm bố trí linh hoạt theo yêu cầu độ chính xác điểm
tăng dày và phương pháp tăng dày.
Căn cứ vào yêu cầu độ chính xác và vị trí của điểm khống chế ảnh ta
thấy rằng các điểm khống chế ảnh được chọn là những địa vật tự nhiên rõ nét,
có trên ảnh và có ngoài thực địa, nên bố trí là những diểm giao nhau của
những địa vật hình tuyến như chỗ giao nhau của ngã ba đường, ngã ba ruộng,
và đặc biệt là cần bố trí ở những chỗ bằng phẳng, không phải là điểm độ cao
như mặt ruộng, yên ngựa… không nên bố trí điểm khống chế ở những nơi có
độ cao thay đổi đột ngột như các đỉnh núi hoặc như nóc nhà …
1.4.2 Công tác đo nối khống chế ảnh ngoại nghiệp
Đo nối được tiến hành nhằm xác định tọa độ của các điểm khống chế
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K488
ảnh ngoại nghiệp phục vụ cho tăng dày tam giác ảnh không gian hoặc khống
chế cho từng mô hình đơn. Các điểm này đóng vai trò định hướng lưới tam
giác ảnh không gian. Các điểm này đóng vai trò định hướng lưới tam giác ảnh
không gian. Các điểm đo nối bao gồm: điểm đo nối mặt phẳng là những điểm
chỉ cần xác định tọa độ mặt phẳng X,Y; điểm đo nối độ cao là những điểm
cần xác đinh độ cao Z và điểm đo nối tổng hợp là những điểm cần xác định cả
tọa độ mặt phẳng và độ cao X,Y,Z.
Có 3 phương pháp để xác định tọa độ, độ cao của điểm khống chế ảnh
là : phương pháp lưới tam giác, phương pháp xây dựng lưới đường chuyền và
phương pháp sử dụng công nghệ GPS.
1 Đo nối khống chế ảnh bằng lưới tam giác nhỏ
Với phương pháp này có thể sử dụng nhiều dạng lưới khác nhau như:
Chuỗi tam giác đơn, đa giác trung tâm, tứ giác trắc địa, giao hội hướng và
cạnh. Dựa trên các điểm hạng cao của nhà nước để thành lập lưới đo góc , đo
cạnh, sau đó tiến hành đo các góc hoặc cạnh gốc và phép giải tam giác. Tùy
thuộc vào tình hình thực tế của khu đo cũng như yêu cầu kĩ thuật cụ thể của
công trình mà bố trí đồ hình cho phù hợp.
2 Đo nối khống chế ảnh bằng lưới đường chuyền .
Với loại lưới này thì ngày nay người ta thường sử dung các loại máy
móc kĩ thuật hiện đại như : máy đo dài, máy toàn đạc điện tử với khả năng đo
cạnh với độ chính xác rất cao và tốc độ đo nhanh, những yêu cầu về vị trí để
bố trí điểm ngoài thực địa đơn giản hơn v ì thông thường mỗi điểm đo chỉ
thông với 2 hướng, đo nối khống chế ảnh bằng lưới đường chuyền kinh vĩ
cũng rất thuận tiện và ít tốn kém. Vì vậy hiện nay đây là phương pháp được
ứng dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả công việc cao.
3 Phương pháp định vị vệ tinh GPS.
Cùng với sự phát triển của kỹ thuật định vị vệ tinh GPS, công tác đo
nối điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp cũng phát triển với việc ứng dụng kỹ
thuật GPS trong việc xác định tọa độ các điểm. GPS là một hệ thống dẫn
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K489
đường và định vị có độ chính xá c rất cao cùng hệ thống vệ tinh , máy thu, các
phần mềm xử lý số liệu hoàn hảo ngày càng được hoàn thiện không nghững
thuận tiện trong công tác dẫn đường bay chụp mà còn rất thuận tiện cho việc
xác định tọa độ các điểm, với những yêu cầu vể vị trí điểm ngo ài thực địa rất
đơn giản và tốc độ đo nhanh chóng, đảm bảo độ chính xác cao cho tất cả các
điểm khống chế ở mọi tỷ lệ bản đổ cần thành lập. Có hai phương pháp định vị
vệ tinh GPS đó là phương pháp định vị tuyệt đối và phương pháp định vị
tương đối:
- Phương pháp định vị tuyệt đối: Là phương pháp sử dụng máy thu
GPS để xác định ra tọa độ WGS-84. Trong đó có thể thành phần tọa độ vuông
góc không gian ( X,Y,H ) hoặc các thành phần tọa độ trắc địa ( B,L,H ) trong
hệ thống tọa độ WGS-84 là hệ thống tọa độ cơ sở của hệ thống GPS.
Việc đo GPS tuyệt đối được thực hiện trên cơ sở sử dụng đại lượng đo là
khoảng cách giữa vệ tinh đến máy thu theo nguyên tắc giao hội không gian từ
các điểm đã biết tọa độ là vệ tinh .
- Phương pháp định vị tương đối : Đây là phương pháp sử dụng hai
máy thu GPS đặt ở hai điểm quan sát khác nhau để xác định hiệu tọa độ giữa
hai điểm xét, người ta đã tọa ra và sử dụng những sai phân khác nhau cho pha
sóng tải làm giảm ảnh hưởng của các nguồn sai số. Hiện nay công nghệ GPS
là công nghệ hiện đại nhất và được sử dụng rộng rãi trong trắc địa.
4 Xác định độ cao cho các điểm khống chế ảnh.
Có 3 phương pháp được sử dụng để xác định độ cao cho các điểm
khống chế ảnh đó là phương pháp thủy chuẩn hình học, đo cao lương giác và
phương pháp đo cao bằng GPS.
- Thủy chuẩn hình học là phương pháp cổ truyền , đo cao dựa trên
nguyên lý tia ngắm nằm ngang của máy thủy chuẩn để xác định chênh cao
giữa các điểm đo, đây là phương pháp cho độ chính xác cao đảm bảo việc xác
định độ cao của các điểm khống chế ảnh nhưng có một hạn chế của phương
pháp này là thời gian đo lâu tốn nhiều công sức và nó thường sử dụng cho
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4810
những nơi địa hình có mức độ khó khăn nhỏ kết hợp vơi những phương pháp
khác để xác định độ cao cho các điểm khống chế ảnh.
- Đo cao lượng giác thường được sử dụng kết hượp cùng với việc đo
nối khống chế mặt phẳng, khi đo khống chế mặt phẳng người ta đo luôn góc
đứng, chiều cao máy, chiều cao tiêu sau đó khoảng cách giữa để tính ra
chênh cao của chúng.
Với sự phát triển của kĩ thuật đo đac thì hiện nay có các máy đo với độ
chính xác đo góc và cạnh cao như máy đo dài, máy toàn đạc điện tử.. nên việc
đo cao lượng giác bằng những phương tiện này để xác định độ cao cho những
điểm khống chế ảnh là rất hiệu quả, nhất là với những điểm khống chế ảnh
tổng hợp nằm trên những vị trí có địa hình hiểm trở nhiều khó khăn
- Sử dụng công nghệ GPS: Việc xác định tọa độ bằng công nghệ GPS
thường được sử dụng đồng thời với việc xác định tọa độ mặt phẳng cho các
điểm khống chế ảnh. Đây là một phương pháp hiện đại nhất hiện nay cho kết
quả nhanh và cho hiệu quả công việc rất cao.
1.5 CÔNG TÁC ĐOÁN ĐỌC VÀ ĐIỀU VẼ ẢNH .
Công tác đoán đọc và điều vẽ ảnh nhằm xác định định tính và định
lượng của các yếu tố địa vật dựa theo hình ảnh của chúng được chụp trên ảnh.
Tùy theo yêu cầu của từng loại bản đồ mà xác định nội dung và khối lượng
của công tác đoán đọc và điều vẽ. Người ta thường sử dụng các phương pháp
đoán đọc điều vẽ sau:
1.5.1 Điều vẽ ngoại nghiệp.
Điều vẽ ngoại nghiệp được áp dụng khi thành lập bản đồ tỉ lệ lớn, các
vùng có nhiều địa vật thay đổi, các vùng dân cư cần thu thập nhiều số liệu chi
tiết mà không thể hoặc khó có thể xác định trên mô hình lập thể. Phụ thuộc
vào quy trình công nghệ đo vẽ hoặc đặc điểm địa lý của khu đo và mức độ
nghiên cứu của nó. Phụ thuộc vào tài liệu bay chụp mới hay cũ và các tài liệu
đã có trên khu đo mà chọn phương pháp điều vẽ cho phù hợp.
Hiện nay, khi thành lập bản đồ tỉ lệ lớn bằng công nghệ số thì tốt nhất
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4811
là điều vẽ trên ảnh đã được nắn đúng bằng bản đồ cần thành lập. Công tác
điều vẽ có thể thực hiện bằng hai cách sau:
Điều vẽ ngoài trời dày đặc: thương áp dụng khi đo vẽ lập thể mà khu
đo có nhiều công trình xây dựng và khi đo vẽ phối hợp để thành lập bản đồ tỷ
lệ lớn
Điều vẽ ngoài trời theo tuyến: thường áp dụng cho những khu dân cư,
khu vực tương đối phức tạp cho việc đoán đọc trong phòng, khu vực chưa
nghiên cứu đầy đủ và có ít tài liệu.
1.5.2 Đoán đọc trong phòng.
Cơ sở của đoán đọc trong phòng là sử dụng các chuẩn đoán đọc trực
tiếp và chuẩn đoán đọc gián tiếp để giải đoán các yếu tố địa vật. Hình dáng,
kích thước, nền ảnh, bóng địa vật là các chuẩn đoán đọc điều vẽ trực tiếp, còn
các quy luật phân bố và quan hệ tương hỗ của các địa vật được phát hiện từ
trước là các chuẩn đoán đọc điều vẽ gián tiếp. Các chuẩn đoán đọc điều vẽ
trực tiếp và gián tiếp của các địa vật cần thể hiện lên bản đồ của khu đo, phải
được phát hiện trên cơ sở nghiên cứu tỷ mỉ ảnh mẫu, cũng như trên cơ sở so
sánh ảnh hàng không với tư liệu bản đồ thu thập được. Khi đoán đọc điều vẽ
trong phòng trước hết phải sử dụng kết hợp các chuẩn đoán đọc trực tiếp và
các chuẩn đoán đọc điều vẽ gián tiếp.
1.5.3 Đoán đọc và điều vẽ theo phương pháp kết hợp.
Đây là phương pháp kết hợp giữa đoán đọc điều vẽ ngoài trời và đoán
đọc trong phòng. Phương pháp này phù hợp cho việc thành lập nhiều loại bản
đồ ngoại trừ bản đồ địa chính. Thông thường người ta đoán thường đoán đọc
trong phòng trước rồi mới điều vẽ ngoài trời theo tuyến đã thiết kế. Đây cũng
là phương pháp hiện nay được sử dụng phổ biến.
1.6 CÔNG TÁC TĂNG DÀY KHỐNG CHẾ ẢNH NỘI NGHIỆP
1.6.1 Xây dụng project
Tạo dựng project là tập hợp và sắp xếp các file dữ liệu cần thiết cho
một khu đo trên trạm đo vẽ ảnh số. Tên thư mục thường được lấy từ tên của
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4812
khu đo vẽ. Trong đó chứa các file dữ liệu như file camera chứa các thông tin
của máy ảnh hay file control chứa tọa độ và độ chính xác của điểm khống chế
ngoại nghiệp. Ngoài ra trong thư mục còn có các file kết quả. Lúc đầu các file
kết quả này còn là các file trống chỉ đến khi một số công đoạn được thực hiện
xong thì các file này mới hoàn chỉnh.
Sauk hi tạo xong project thì hệ thống quy chiếu, hệ tọa độ, độ cao, lưới
chiếu của khu đo mới được thành lập. Và một điều cần chú ý là các thông số
kĩ thuật, kiểm định, hệ tọa độ, đơn vị đo, thông số các tuyến bay, tọa độ, độ
chính xác của các điểm khống chế và các ngưỡng giới hạn cho sự hội tụ của
các bài toán bình sai.
1.6.2 Tăng dày khống chế ảnh.
Đây là khâu quan trọng trong toàn bộ quy trình công nghệ đo vẽ ảnh số.
Từ các điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp đã có trên ảnh kết hợp với việc chọn
điểm, chích điểm, chuyển điểm tọa độ ảnh và bình sai khối tam giác ảnh
không gian. Xác định tọa độ và độ cao các điểm tăng dày, đảm bảo mỗi mô
hình có ít nhất 3 điểm khống chế đạt độ chính xác phục vụ cho công tác định
hướng tuyệt đối. Sai số vị trí mặt phẳng của các điểm khống chế tăng dày ít
nhất phải đạt được là 0.1mm. M bd , còn sai sô về độ cao phải bé hơn hoặc
bằng 1/5 khoảng cao đều ( không kể vùng bằng phẳng hay vùng núi cao).
Nhiệm vụ là xác định tọa độ điểm khống chế đo vẽ được chọn và đánh dấu ở
những vị trí thích hợp trên các ảnh đo nhằm làm cơ sở để liên kết các đối
tượng đo vẽ trong phòng với thực địa.
1.6.3 Định hướng trong .
Đây là công tác đầu tiên được thực hiện trên một tấm ảnh. Quá trình
định hướng trong thiết lập một mối quan hệ tọa độ ảnh t hông qua tọa độ kiểm
định của các mấu khung camera với đơn vị mm và hệ tọa độ ảnh quét thông
qua tọa độ đo được của hình ảnh các mấu khung camera trên ảnh quet tương
ứng hiển thị theo hàng cột pixel.
Như vậy bản chất của định hướng trong của ảnh số là chuy ển hệ tọa độ
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4813
không gian hai chiều từ hệ tọa độ của ảnh quét sang hệ tọa độ mặt phẳng ảnh.
Nếu như ảnh được quét từ phim thì mối quan hệ này vẫn được thiết lập cho
từng tấm ảnh một. Bài toán chuyển đổi hệ tọa độ có thể được thực hiện thông
qua việc đo tọa độ pixel của các mấu khung.
Các mấu khung có tọa độ trong cả hai hệ và bài toán chuyển đổi được
thực hiện thông qua việc thực hiện đo tọa độ pixel của các mấu khung kết hợp
với tọa độ kiểm định của chúng. Mô hình thường được sử dụng là chuyển đổi
affine ( bậc 1 với 6 tham số ).
x = a0 + a1xp +a2yp
y = b0 + b0xp+b2yp
Trong đó :
a ,bi - là tham só tính chuyển (i=1,2)
xp ,yp -là tạo độ pixel của ảnh sô
x,y - là tọa độ mặt phắng ảnh
Sở dĩ trên trạm xử lý ảnh số thường chọn mô hình chuyển đổi là affine vì: đối
với các ảnh chụp từ phim thông qua quét ảnh được ảnh số thì hình dạng của
ảnh thường thay đổi cho biến dạng của ảnh hàng không đều theo chiều ngang
và chiều dọc. Góc giữa các trục tọa độ có thể không vuông góc, hai trục tọa
độ có thể lệch nhau trong khoảng 50 m ( góc lệch affine ), độ co giãn có thể
đạt tới 90 m trên tấm ảnh 23x 23cm dẫn tới sai số tọa độ điểm ảnh vào
khoảng 20÷30 m. Do vậy phải nên dùng mô hình affine để khử các sai số
này.
Giá trị sai số trung phương trọng số đơn vị của định hướng trong cần
phải đạt là nhỏ hơn 0.3 kích thước pixel.
Hiện nay trên các trạm đo ảnh số khả năng định hướng trong là khá tốt
vấn đề kĩ thuật là nhận dạng mẫu khung tự động. Phần mềm định hướng phải
tìm được tâm của mấu khung và mô hình thường được sử dụng là affine.
1.6.4 Định hướng tương đối
Là quá trình xác định mối liên hệ giữa tấm ảnh trái và tấm ảnh phải của
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4814
một cặp ảnh lập thể. Nó xác định được vị trí của các góc xoay của tấm ảnh
này so với tấm ảnh của một cặp ảnh lập thể thông qua việc đo các điểm định
hướng mô hình lập thể.
Quá trình này được thực hiện bằng cách đo tại các điểm có vị trí phân
bố chuẩn trên từng mô hình nhằm khử thị sai dọc tại các điểm trên vị trí
chuẩn. Công tác định hướng tương đối cặp ảnh lập thể được thực hiện bằng
cách đo đạc lần lượt tại các điểm trên cặp ảnh lập thể.
Để xây dựng mô hình lập thể, tối thiểu phải đo tọa độ ảnh ba cặp điểm
định hướng ( là các điểm địa vật có hình ảnh rõ nét, kích thước nhỏ và nằm
trong phạm vi vị trí chuẩn theo lý thuyết ) đối với một cặp ảnh lập thể.
Đối với việc thành lập bản đồ tỷ lệ lớn nói chung và nhất là đối với các
khu vực địa hình phức tạp nên chọn và đo thêm các điểm định hướng, tốt nhất
là đo 5 cặp điểm định hướng chuẩn đối với cặp ảnh lập thể.
Các giá trị thị sai còn tồn tại đối với tất cả các điểm trong mô hình và
giá trị sai số trung phương trọng số đơn vị của khâu định hướng tương đối
từng cặp ảnh lập thể ( 0 ) yêu cầu phải nhỏ hơn 0.3 kích thước pixel.
1.6.5 Liên kết các giải bay
Khi định hướng tương đối được hoàn thành thì các mô hình lập thể
trong các tuyến bay hình thành. Như vậy phải liên kết các tuyến bay thành
một khối ảnh bằng việc đo các điểm nối trên mỗi mô hình đó nhằm tính
chuyển tọa độ không gian đo ảnh của các mô hình trong cả khối về một hệ tọa
độ đồng nhất. Hệ tọa độ không gian đo ảnh ( khi bình sai tương đối ) hoặc hệ
tọa độ trắc địa ( khi bình sai tuyệt đối )
Để liên kết các giải bay cần có số lượn g tối thiểu là ba điểm nối đối với
từng cặp giải bay kế tiếp nhau. Các điểm nối cần phải nằm trong độ phủ và
nằm cách mép ảnh tối thiểu là 1÷ 1,5 cm.
Để làm tăng độ tin cậy của việc liên kết giải bay, nên chọn và đo các điểm nối
với số lượng lớn hơn 3 điểm ( tối thiểu cũng phải là 4 điểm nối giữa hai giải
bay kế tiếp nhau).
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4815
Sau khi đo đủ các điểm nối cho tất cả các giải bay yêu cầu phải:
- Tiến hành bình sai tương đối từng nhóm của giải bay và cho toàn khối
ảnh.
- Giá trị trung phương trọng số đơn vị của khâu đ ịnh hướng tương đối
toàn ảnh khối ( 0 ) phải nhỏ hươn 0.3 kích thước pixel.
- Quá trình định hướng khối ảnh được coi là đạt yêu cầu ( không phụ
thuộc tỷ lệ bản đồ cần thành lập) nếu đạt được đồng thời các giá trị thị sai còn
tồn tại đối với tất cả các điểm trong khối tam giác ảnh và các giá trị sai số
trung phương trọng số đơn vị ( 0 ) của tất cả các khâu :
+ Định hướng tương đối từng cặp ảnh lập thể
+ Bình sai khái lược từng giải bay
+ Bình sai khái lược cả khối ảnh
Đều nằm trong giới hạn nhỏ hơn 0.3 kích thước pixel.
1.6.6 Định hướng tuyệt đối
Định hướng tuyệt đối là bước cuối cùng đối với một mô hình. Nếu
trong mỗi mô hình lập thể có đủ số lượng điểm có tọa độ trong hệ tọa độ
trong hệ tọa độ mặt đất. Tối thiểu là phải có hai điểm khống chế tổng hợp (
X,Y,H ) và một số điểm khống chế độ cao ( H ) thì hoàn thành bước định
hướng tuyệt đối chương trình sẽ tính chuyển tọa độ mô hình sang tọa độ mặt
đất tương ứng.
Đối với quá trình tăng dày khống chế cho một tuyến hay một khối ảnh
thì quá trình định hướng tuyệt đối chỉ là đo các điểm kh ống chế ngoại nghiệp
trên tất cả các mô hình lập thể mà các điểm này xuất hiện. Sau đó mới có thể
thực hiện việc bình sai tính chuyển từ hệ tọa độ không gian đo ảnh sang hệ tọa
độ mặt đất cho cả khối. Trong quá trình đo các điểm khống chế ảnh ngoại
nghiệp có trong khối ảnh phải đảm bảo không làm phá vỡ kết quả độ chính
xác đạt được của các khâu như: Định hường tương đối từng mô hình lập thể
và bình sai tương đối từng dải bay và toàn khối ảnh. Vì vậy khi tiến hành đo
các điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp cần chú ý:
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4816
- Dựa trên sơ đồ thiết kế lưới khống chế ngoại nghiệp, ghi chú điểm và
các vị trí châm trích điểm trên ảnh.
- Trước hết phải dung tiêu đo đơn để đo điểm trên từng tấm ảnh, sau đó
phải kiểm tra lại bằng cách quan sát lập thể và đo chính thức từng mô hình lập
thể.
- Giá trị sai số tồn tại các điểm khống chế cũng phải tuân theo giá trị
giới hạn yêu cầu như đối với các điểm định hướng.
1.6.7 Bình sai khối tam giác ảnh không gian :
Phương pháp xây dựng và bình sai lưới tam giác ảnh không gian trong
phạm vi lớn gồm nhiều dải bay và nhiều mô hình được gọi là phương pháp
bình sai khối tam giác ảnh không gian. Căn cứ vào phương thức sử dụng đơn
vị hình học cơ bản để xây dựng lưới tam gi ác ảnh không gian mà hình thành
các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp bình sai khối tam giác ảnh không gian khối theo mô
hình : Phương pháp này lấy mô hình lập thể lầm đon vị hình học cơ bản để
xây dựng lưới. Cơ sở toán học của phương pháp là bài toán chuyển đổi từ hệ
tọa độ mô hình về hệ tọa độ chung của lưới và việc định hướng tuyệt đối lưới
dựa trên cơ sở các điểm khống chế ngoại nghiệp.
- Phương pháp bình sai khối tam giác ảnh không gian theo chùm tia :
Phương pháp này lấy chùm tia của ảnh đơn làm đơn vị hình học cơ bản để
xây dựng lưới, cơ sở toán học là quá trình định hướng và liên kết chùm tia (
tức là xác định các nguyên tố định hướng ngoài của chùm tia ) .
- Phương pháp bình sai khối lưới tam giác ảnh không gian tự hiệu chỉnh
: Tiến hành dựa vào phương trình số hiệu chỉnh một số các tham số bổ trợ
nhằm hiệu chỉnh ảnh hưởng của một số loại sai số hệ thống nếu không thì
chính bản than nó sẽ làm giảm độ chính xác của phương pháp .
- Phương pháp bình sai hỗn hợp lưới tam giác ảnh không gian : Phương
pháp này ra đời do sự phát triển của công nghệ nhằm bổ trợ cho hai phương
pháp trên. Phương pháp này kết hợp tọa độ ảnh với các trị đo hỗn hợp khác
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4817
như trị đo góc, trị đo cạnh, trị đo phương vị, đặc biệt là tọa độ tâm chụp được
xác định bằng kĩ thuật định vị GPS sử dụng vào việc xây dựng và bình sai
lưới tam giác ảnh không gian.
Trong thực tế bình sai khối tam giác ảnh không gian thường sử dụng
các chương trình đã lập sẵn như: Photo -T, PATB-GPS và các chương trình có
tính năng tương đương. Khi bình sai tuyệt đối cần sử dụng một số điểm khống
chế ngoại nghiệp làm điểm kiểm tra. Sau khi bình sai tiến hành so sánh số
chênh giữa giá trị tính được và giá trị tọa độ gốc của các điểm kiểm tra đó.
Các giá trị chênh tọa độ này phải nằm trong giới hạn cho phép của quy phạm.
Trong quá trình bình sai nếu phát hiện các điểm khống chế có sai số vị trí mặt
bằng và độ cao lớn thì phải được kiểm tra đo lại hoặc bổ sung.
1.7 CÔNG TÁC ĐO VẼ CÁC YẾU TỐ NỘI DUNG BẢN ĐỒ ĐỊA
HÌNH .
1.7.1 xây dụng mô hình lập thể
Mô hình lập thể được xây dựng từ cặp ảnh lập thể, sau quá trình tăng
dày khống chế ảnh, trong bộ nhớ của máy tính có các giá trị nguyên tố định
hướng tuyệt đối trong phạm vi của mô hình đơn.
Việc xây dựng mô hình lập thể trên trạm ảnh số phục vụ công tác đo vẽ
có hai trường hợp :
- Trường họp sử dụng phần mềm ISDM để tăng dày khống chế ảnh
ngay trên trạm ảnh số thì kết quả là các yếu tố định hướng có thể sử dụng vào
quá trình tạo mô hình lập thể để tiến hành công tác đo vẽ.
- Trường hợp tăng dày trên máy đo vẽ giải tích thông thường, kết quả
thu được là toàn bộ tọa độ trắc địa của các điểm khống chế trên khu vực tăng
dày, với vị trí điểm được đánh dấu trên phim. Sử dụng các kết quả trên để xây
dựng mô hình lập thể đo vẽ trên trạm ảnh số tuàn tự theo các bước sau :
+ Định hướng trong ( IO ) thành lập hệ tọa độ ảnh.
+ Định hường tương đối ( RO ) xác định vị trí tương đối ảnh này so với
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4818
ảnh khác.
+ Định hướng tuyệt đối ( AO ) được sử dụng để đưa mô hình về tọa độ
thực địa, thiết lập sự tương quan giữa tọa độ mô hình và tọa độ thực địa.
1.7.2 Lập mô hình số địa hình và nội suy đường bình độ:
Các điểm đặc trưng của địa hình như đường phân thủy, hợp thủy, biển,
ao, hồ đỉnh núi yên ngựa, các vị trí thay đổi đột biến của địa hình như sườn
dốc, vách sụt, đe điều … được đo độ cao t rực tiếp, các đường khoanh vùng
cho các khu vực mây che, bóng núi, vùng rừng cây quá cao khó xác định mặt
đất.
Từ các yếu tố mô tả địa hình trên, tiến hành lập mô hình số độ cao địa
hình bằng các phần mềm chuyen dụng như MGE-MAT…
- Mô hình số độ cao có nhiều cách biểu diễn nhưng trong đó chủ yếu là
hai dạng ô vuông hay GRID được xây dựng bởi một tập hợp các điểm bố trí
dưới dạng hình vuông hay hình chữ nhật và được phân bố đều trên bề mặt mô
hình, mỗi điểm là một địa diện cho một mắt lưới. Số lượng điểm t ăng càng
dày thì sự phản ánh bề mặt địa hình càng chi tiết và chính xác.
- Mô hình lưới tam giác không chuẩn là sự liên kết các điểm, các đặc
trưng theo một quy cách nhất định tạo thành nhiều tam giác không trùng
nhau, trùm phủ bề mặt địa hình.
Nội suy đường bình độ : Trên cơ sở mô hình số độ cao ta có thể tiến
hành nội suy đường bình độ với các khoảng cao đều cho trước.
1.7.3 Tạo bình đồ ảnh:
- Việc tạo bình đồ ảnh qua các bước sau :
+ Nắn ảnh tực giao: sau khi có mô hình số độ cao ta tiến hành nắn ảnh
trực giao, ảnh được nắn phải đảm bảo chất lượng hình ảnh và độ chính xác về
vị trí mặt bằng như quy định của quy phạm.
+ Kiểm tra vị trí của điểm khống chế tăng dày sau đó kiểm tra tiếp bien
ảnh nắn. Để kiểm tra vị trí các điểm khống chế tăng dày ta sử dụng phần mềm
IASC hoặc MGE/Base Images. Để kiểm tra tiếp biên các tờ ảnh nắn ta cũng
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4819
sử dụng các phần mềm nói trên, sau đó chọn các đối tượng rõ nét trong toàn
bộ độ phủ giữa các tấm ảnh nắn để xác định sai số tiếp biên giữa chúng và đối
chiếu với hạn sai của quy phạm. Tiếp theo ta cắt ghép theo mảnh bản đồ.
1.7.4 Số hóa nội dung bản đồ và biên tập.
1.7.4.1 Số hóa nội dung bản đồ
Các yếu tố nội dung bản đồ được biểu thị trên bản đồ địa hình theo một
mức độ như nhau và được biểu thị trên 7 file nội dung theo quy định của cục
Đo đạc và Bản đồ
1. File cơ sở :
- Xác định lưới chiếu, kinh tuyến trung ương, hệ tọa độ.
- Tọ độ và độ cao nhà nước, điểm thiên văn.
- Khung và trình bày ngoài khung.
2. File thủy hệ :
- Biểu thị toàn bộ mạng lưới biển, sông, suối, ao hồ.
- Các yếu tố liên quan đến thủy hệ như: Đê điều đắp cao, xe sâu,
cống…
3. File địa hình :
- Biểu thị dáng đất, chất đất như : Bình đồ, độ cao, núi đá, bái cát,
đầm lầy…
- Các đối tượng liên quan : Vách đá, sườn đất sụt đứt gãy, gò đống …
4. File giao thông :
- Mạng lưới đường xá : Đường đất, đường nhựa, đường bê tông,
đường sắt…
- CÁc đối tượng liên quan : Cầu cống, đò, phà, các đường đắp cao, xẻ
sâu, hệ thống dẫn đường..
5. File dân cư và các đối tượng kinh tế xã hội :
6. File ranh giới :
7. File thực vật :
1.7.4.2 Biên tập nội dung bản đồ
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4820
Là quá trình chuẩn hóa dữ liệu không giấnu khi đã số hóa và bao gồm
việc gán các thuộc tính đồ họa cho các yếu tố để đúng với yêu cầu của quy
phạm. Chuẩn hóa các đối tượng về màu sắc, đường nét, kích thước chữ, danh
pháp theo đúng quy phạm.
1.7.5 Kiểm tra nghiệm thu các cấp.
1.7.6 In ấn và giao nộp.
Trên đây là toàn bộ quy trình thành lập bản đồ địa hình bằng c ông nghệ
ảnh số. Như vậy ta thấy rằng với quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa
hình theo quy trình công nghệ truyền thống trên thì công tác đoán đọc, điều vẽ
ảnh nội nghiệp vẫn làm theo công nghệ truyền thống là vẽ thủ công trên ảnh
phóng to. Như vậy khả năng đoán đọc sẽ có độ chính xác hạn chế đồng thời
tốn nhiều công sức và tiền của.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, máy móc ngày càng hiện đại
đã hỗ trợ đắc lực trong khâu đoán đọc, điều vẽ ảnh với độ chính xác cao, và
đem lại hiệu quả công việc rất lớn.
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4821
CHƯƠNG II
CÔNG TÁC ĐOÁN ĐỌC ẢNH HÀNG KHÔNG
TRONG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐOÁN ĐỌC ẢNH HÀNG KHÔNG
2.1.1 Trữ lượng thông tin của ảnh hàng không
Trữ lượng thông tin của ảnh hàng không là toàn bộ thông tin về bề mặt
địa hình, hay về một đối tượng nào đó được chụp trên ảnh. Trữ lượng thông
tin của ảnh hàng không có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của công tác đoán
đọc điều vẽ ảnh. Trữ lượng thông tin của ảnh chia ra làm : lượng thông tin
hình thức, lượng thông tin xác suất, và lượng thông tin giá trị.
- Thông tin hình thức: phản ánh mối quan hệ giữa lượng thông tin ghi
nhận được trên ảnh với khả năng phân biệt và độ tươ ng phản của ảnh. Thông
tin được xây dụng lên từ các nguyên tố thông tin. Trữ lượng thông tin của ảnh
phụ thuộc vào kích thước hạt nhũ của vật liệu cảm quang và phụ thuộc vào
mức độ nền màu khác nhau tạo nên hình ảnh.
Ảnh hàng không bao gồm n phân tử hình ả nh, với m nền màu khác
nhau ta sẽ có N = mn trạng thái khác nhau. Trong lí thuyết thông tin thì trữ
lượng thông tin I được biểu thị bằng logarit số trạng thái, tức là :
I= log2N = nlog2 m ( 2.1 )
Ta có thể tính các số lượng n các yếu tố của hình ảnh được chụp trên
ảnh theo công thức :
N=s(2R)2 ( 2.2 )
Trong đó :
S : diện tích của tấm ảnh hàng không.
R : khả năng phân biệt trung bình của ảnh hàng không
Nếu lấy logarit cơ số 2 thì trữ lượng thông tin I sẽ được biểu thị bằng
đơn vị “bít”. Theo công thức ( 2.1 ) và ( 2.2 ) ta có thể tính được trữ lượng
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4822
thông tin chứa trong một tấm ảnh cỡ 18× 18 cm với khả năng phân biệt và số
lượng nền màu khác nhau theo bảng sau :
Khả năng phân biệt R (nét/mm) Trữ lượng thông tin ( bit)
m = 2 m=10
11 16.106 50.106
15 29.106 92.106
18 42.106 133.106
Từ bảng trên ta thấy trữ lượng thông tin sẽ được tăng nhanh khi tăng
khả năng phân biệt của ảnh, còn khi tăng số lượng nền màu thì trữ lượng
thông tin của ảnh có tăng nhưng chậm hơn rất nhiều
Trữ lượng thông tin ở trên cho ta sự hình dung về trữ lượng thông tin
lớn nhất có thể có. Việc tính toán theo công thức ( 2.1 ) rất quan trọng khi lựa
chọn các phương tiện kĩ thuật để chụp ảnh.
- Việc xác định trữ lượng thông tin của ảnh theo công thức ( 2.2 ) được
thực hiệ với giả thiết là tất cả sự kết hợp các yếu tố hình ảnh và mức nền màu
đều có xác suất như nhau. Nhưng trên thực tế thì không phải như thế. Để đánh
giá thông tin phải lưu ý là sự kết hợp như vậy có xác suất khác nhau và phụ
thuộc vào tính chất của cảnh quan. Do vậy khái niệm về thông tin xác suất
được đưa vào.
Số lượng thông tin có trong một bản tin nào đó có quan hệ với tần số
hay xác suất xuất hiện của bản tin đó. Nếu chọn từ x bản tin, mỗi một bản tin
có thể được nhận với xác suất P(x) thì thông tin tối thiểu chứa trong một bản
tin có thể tính theo công thức Senon:
H = -
n
x 1
P(x)logP(x) ( 2.3 )
Trong đó:
n : số lượng thông tin
H : entropi biểu thị tính bất định xuất hiện khi đoán nhận địa vật
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4823
Vì quá trình đoán đọc điều vẽ là quá trình thông tin logic nên tính bất
định được loại bỏ. Thông tin và entropi liên hệ tỉ lệ nghịch với nhau. Thông
tin càng nhiều thì tính bất định càng nhỏ, tức là entropi càng nhỏ, nếu không
có nhiễu thì thông tin bằng entropi theo giá trị tuyệt đối, nhưng do nhiễu luôn
tồn tại nên thông tin không bằng entropi được.
-Thông tin đánh giá : bao gồm thông tin có ích, thông tin có ích quy
ước và thông tin vô ích. Thông tin có ích là thông tin sử dụng trực tiếp có ích
chovieecj đoán đọc điều vẽ. Thông tin có ích quy ước là thông tin phục vụ
cho việc đoán nhận đối tượng bằng thông tin có ích. Nó có ý nghĩa như là vật
chỉ báo để đoán đọc điều vẽ. Thông tin vô ích là thông tin không giúp ích gì
cho việc đoán đọc điều vẽ hay còn gọi là thông tin nhiễu. Ví dụ như: để đoán
đọc điều vẽ ảnh địa hình, thì ảnh của con đường là thông tin hữu ích, ảnh của
con đường mòn ngắt quãng là thông tin hữu ích quy ước, là vật chỉ báo để
đoán đọc điều vẽ chỗ lội, còn ảnh của các đám mây trên mặt địa hình là thông
tin nhiễu.
2.1.2 Đoán đọc ảnh hàng không, cấu trúc logic của quá trình đoán đọc.
Đoán đọc ảnh hàng không là quá trình thu nhận thông tin của các đối
tượng theo ảnh của chúng dựa vào các quy luật tạo hình quang học, tạo hình
hình học và quy luật phân bố của các địa vậ t.
Quá trình đoán đọc điều vẽ ảnh là quá trình tổng hợp nâng cao các giai
đoạn nhận thức, từ bước nhận thức sơ bộ đến các bước nhận thức cụ thể rồi
mới hợp nhất các nhận thức lại.
Cấu trúc logic thường áp dụng cho việ c đoán đọc, điều vẽ các địa vật
độc lập. Trong quá trình đoán đọc điều vẽ ảnh ta liên tục chuyển từ việc đoán
nhận địa vật này hay địa vật khác, từ việc đoán nhận các địa vật đơn giản đến
các địa vật phức tạp và ngược lại. Để phát hiện ra mối qu an hệ tương hỗ giữa
các địa vật, tiến hành liên kết các địa vật thành một lãnh thổ tự nhiên, trong
đoán đọc điều vẽ ảnh không những cần những tấm ảnh riêng biệt mà còn cần
cả sơ đồ ảnh, bình đồ ảnh của bề mặt địa hình, tức là chuyển từ việc đoán đọc
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4824
điều vẽ các địa vật riêng biệt sang việc đoán đọc điều vẽ trạng thái các địa vật.
Khi đã hiểu được các trạng thái địa vật ta có thể quay lai việc đoán đọc điều
vẽ các địa vật riêng biệt ở mức độ cao hơn với việc xử lí thông tin phù hợp
hơn.
Sau đây ta sẽ tìm hiểu một cách chi tiết cấu trúc logic của quá trình
đoán đọc điều vẽ ảnh.
a. Nhìn thấy : là việc cảm thụ riêng biệt các yếu tố hình ảnh của địa
vật trên ảnh mà không cần phát hiện ra bản chất của chúng. Ví dụ ta nhìn thấy
một hình tam giác trên ảnh, đây là kết quả làm việc của bộ lọc thị giác. Người
ta chia ra làm ba giai đoạn thị giác quan sát ảnh đơn và ảnh lập thể.
Ảnh đơn Ảnh lập thể
Nhìn không rõ Nhận được hiệu ứng sơ bộ
Nhìn rõ Hình thành hiệu ứng lập thể
Nhìn rõ hình dáng Ổn định hiệu ứng lập thể
b. Giải đoán : Là sự thu nhận hình ảnh độc lập của đối tượng và phân
chia nó thành các phần có định tính và định lượng xác định, đồng thời đánh
giá hình ảnh đã đoán nhận được. Như vậy việc giải đoán sẽ có ba giai đoạn:
- Giai đoạn thu nhận hình ảnh một cách trọn vẹn ( giai đoạn tổng hợp)
- Giai đoạn phân chia hình ảnh thành các thành phần và thu thập các
đặc trưng riêng của chúng ( giai đoạn phân tích )
- Giai đoạn đánh giá hình ảnh nhận được ( giai đoạn tổng hợp ở mức độ
cao hơn )
Quá trình này hình thành dưới tác động các thông tin mà tác nghiệp
viên điều vẽ có được khi bắt đầu công tác. Trước khi giải đoán có ba trạng
thái đặc biệt tạo ra, đó là:
- Người đoán đọc không biết gì về địa vật cần đoán đọc điều vẽ. Khi đó
cần phải khảo sát ngoài trời hay xây dựng các giả thiết. Trạng thái này gọi là
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4825
trạng thái nhận thức tương đương.
- Người đoán đọc điều vẽ không biết được hình ảnh của địa vật trên ảnh
nhưng biết được nó trên bản đồ theo mô tả, theo kết quả khảo sát ngoài trời.
Người đoán đọc điều vẽ so sánh hình dáng của đối tượng cần đoán đọc điều
vẽ với hình ảnh của nó và theo sự giống nhau của các chuẩn đoán đọc điều vẽ
mà giải đoán nó. Việc đoán đọc, điều vẽ này gọi là giới hạn nhận thức.
- Người đoán đọc điều vẽ biết rất rõ địa vật theo kinh nghiệm của bản
thân, việc nhận biết chỉ là việc so sánh hình ảnh đã biết với hình ảnh đã tìm
ra. Trạng thái này gọi là giới hạn của nhận thức đã biết.
C. Phân loại: Là việc phát hiện bản chất của các dấu hiệu chung các
địa vật riêng biệt, là chuyển từ đặc tính riêng biệt về đặc tính chung. Có khi
khi phân loại người ta vẽ kí hiệu quy ước lên trên ảnh của địa vật đã được
đoán đọc, điều vẽ.
2.2 CƠ SỞ CỦA ĐOÁN ĐỌC ĐIỀU VẼ ẢNH.
2.2.1 Cơ sở địa lý của đoán đọc điều vẽ ảnh:
2.2.1.1 Nghiên cứu cơ sở địa lý của các chuẩn đoán đọc điều vẽ :
Các đối tượng tự nhiên của bề mặt địa hình không phân bố một cách
tùy tiện mà theo một quy luật nhất định. Tập hợp có tính quy luật các đối
tượng tạo ra một quần thể lãnh thổ tự nhiên. Vì vậy để đoán đọc điều vẽ được
chính xác ta phải nghiên cứu kỹ các đặc điểm địa lý của quần thể. Tuy nhiên
theo các tài liệu bay chụp, tài liệu bản đồ, tài liệu khảo sát ngoài trời và các tài
liệu khác, người ta phân vùng khu vực nghiên cứu và xác định những chuẩn
đoán đọc điều vẽ cần dùng cho từng khu vực đó. Trong đó cảnh quan địa lí -
đơn vị cơ bản của quần thể lãnh thổ tự nhiên là khu vực có nguồn gốc phát
sinh và lịch sử phát triển, có cùng một cơ sở địa lý thống nhất, có một sự kết
hợp giống nhau về các điều kiện thủy văn, thổ nhưỡng, có cùng một hình
dạng địa hình, một điều kiện khí hậu, một xã hội động vật và thực vật.
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4826
Quần thể tự nhiên đơn giản nhất là tiểu cảnh khu. Trong phạm vi tiểu
cảnh khu các điều kiện tự nhiên như khí hậu, nham thạch, dạng địa hình, xã
hội thực vật hoàn toàn giống nhau và thống nhất. Quần thể lãnh thổ tự nhiên
phức tạp hơn gồm các t iểu cảnh khu liên kết với nhau gọi là cảnh. Đó là các
bãi bồi, thung lũng, đầm lầy, các vùng hạ lưu bằng phẳng . Thường thì cảnh
khu dễ đoán nhận ra trên ảnh theo cấu trúc địa mại đặc trưng của chúng.
Cảnh quan là tập hợp những cảnh khu giống nhau về quy lu ật, biết
được các tính chất quang học của các phần riêng biệt ta có thể nghiên cứu tính
chất quang học và địa mạo của tiểu cảnh khu, của cảnh quan.
Do tác động của con người trong việc khai khuẩn đất đai, do sự phá
hủy của hệ tương hỗ bên trong nên khả năng đoán đọc điều vẽ các đối tượng
bị giảm.
Việc thay đổi lớp phủ thổ nhưỡng, thực vật hoàn toàn không làm thay
đổi địa hình do vậy tính chỉ báo của địa hình vẫn được giữ nguyên. Ranh giới
vùng đất canh tác được chụp lên trên ảnh với nhiều hình dạng hình học khác
nhau, làm vỡ tính chất toàn vẹn của sự cảm thụ, làm cho sự phân chia ranh
giới tự nhiên của lớp phủ thực vật, thổ nhưỡng, quần thể lãnh thổ tự nhiên sử
dụng khi đoán đọc điều vẽ khó hơn. Quần thể lãnh thổ tự nhiên được đặc
trưng bằng hình ảnh riêng t heo dấu hiệu này ta dễ dàng xác định được chúng
trên ảnh hàng không. Hình dáng của vị trí địa hình là dấu hiệu cơ bản để phân
lạoi cảnh khu một cách sơ bộ. Để điều vẽ đoán đọc cảnh khu không đứng
riêng biệt trên ảnh, người ta sử dụng vi địa hình đặc trưng, các lưới sói mòn,
các thay đổi có tính quy luật của lớp thổ nhưỡng, thực vật, hình dáng, ngoại
hình khu đo.
Ví dụ : Ở vùng đồng bằng ranh giới của quần thể lãnh thổ tự nhiên
trong cùng điều kiện khí hậu như nhau được kiểm tra bằng ranh giới của việc
tạo thành các cảnh khu. Ở vùng núi do ảnh hưởng của các đai khí hậu, các đai
độ cao, do độ chiếu sang của mặt trời, mối quan hệ giữa cấu trúc địa mạo của
cảnh quan và cấu trúc địa chất được biểu thị bằng mối liên hệ phức tạp hơn
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4827
nhiều, điều này dẫn đến sự hình thành các quần thể lãnh thổ tự nhiên khác
nhau ngay trên một lướp thổ nhưỡng.
2.2.1.2 Các chỉ báo cấu trúc bên trong cảnh quan:
Việc sử dụng các chuẩn đoán đọc điều vẽ tổng hợp phản ánh cấu trúc
cảnh quan là cơ sở của phương pháp đoán đọc điều vẽ ảnh theo dấu hiệu chỉ
báo, khi đó vật chỉ báo - các dấu hiệu dễ quan sát trên ảnh như lớp phủ thực
vật, hình dạng địa hình, hệ thống thủy văn… sẽ xác định rõ đặc tính địa vật
không sát được như nước ngầm, cấu trúc địa chất… còn địa vật được chỉ báo
là các địa vật khó quan sát và không quan sát được trên ảnh trực tiếp được
nhưng nhờ sử dụng các quy luật chỉ báo nên dễ nhận biết, xác định dễ hơn.
Quan hệ tương hỗ bên trong của cảnh quan và quan hệ phụ thuộc giữa các
phần bên ngoài của khu đó. Chẳng hạn như quan hệ gi ữa địa hình và thực vật,
nước ngầm là cơ sở của việc đoán nhận nước ngầm theo tiêu chuẩn gián tiếp
trên ảnh. Mối quan hệ tương hỗ chỉ có thể phát hiện khi phân tích một cách
chi tiết các quy luật địa chất thủy văn, điều kiện hình thành nước ngầm, quá
trình phát triển và chế độ nước ngầm. Đây là nội dung cơ bản của việc nghiên
cứu chỉ báo của thủy văn.
Theo quan hệ chỉ báo người ta phân ra làm hai loại: chỉ báo trực tiếp và
chỉ báo gián tiếp.
+ Loại chỉ báo trực tiếp có quan hệ trực tiếp với đối tượng chỉ báo.
+ Loại gián tiếp có quan hệ gián tiếp với đối tượng chỉ báo.
Theo dạng chỉ báo có thể chia ra 2 loại: Chỉ báo thành phần và chỉ báo
tổng hợp.
+ Chỉ báo thành phần đại diện cho một thành phần của cảnh quan ( địa
hình, thực vật )
+ Chỉ báo tổng hợp ( còn gọi là chỉ báo cảnh quan ) đại diện cho một
tập hợp các thành phần cảnh quan trong mối quan hệ không gian giữa chún
trên toàn lãnh thổ nghiên cứu.
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4828
Theo tính chất của địa vật được chỉ báo người ta chia ra : Chỉ báo địa
chất và chỉ báo thạch học, chỉ báo Hal o và chỉ báo thủy văn.
+ Chỉ báo địa chất đặc trưng cho điều kiện địa chất.
+ Chỉ báo thạch học đặc trưng cho thành phần thạch học địa tầng bề
mặt.
+ Chỉ báo Halo đặc trưng cho dạng và mức độ hóa mặt của dạng đá mẹ
định phân hóa. Chỉ báo thủy văn đặc trưng cho nước ngầm.
Như ta đã biết địa hình là chỉ báo quan trọng cho cấu trúc bên trong
cảnh quan. Đặc điểm của địa hình phụ thuộc vào quá trình hình thành địa
hình, cấu trúc địa chất, nước mặn, nước ngầm, lớp phủ thực vật, thổ nhưỡng
và các yếu tố tự nhiên khác. Các chuẩn gián tiếp như đặc trưng của mạng lưới
thủy văn trầm tích, thực phủ cho phép ta đoán nhận hình dáng của địa hình có
độ cao tương đối nhỏ.
Ví dụ : Mạng lưới sông ngòi hình tâm hỏa giúp ta phán đoán sự có mặt
của một vùng đất nhô cao hình tròn, hay vùng đất lõm có quan hệ với các hoạt
động địa chất.
Địa hình quyết định độ ẩm, điều kiện tưới tiêu, điều kiện bồi tụ các
khoáng chất, chất hữu cơ, địa hình ảnh hưởng tới mục nước ngầm, tới cường
độ của sự tạo dốc và hình thành thổ nhưỡng, thời gian ch iếu sang chiều dốc,
độ nghiêng nhỏ của sườn dốc, độ cao của địa hình đai cao được phản ánh bởi
các lớp thực vật tương ứng có liên quan tới số bức xạ năng lượng mặt trời bởi
mức độ bao phủ của lớp phủ thực vật thổ nhưỡng. Trên ảnh hàng không địa
hình có cấu trúc đặc trưng nhờ dụng cụ lập thể ta có thể nhìn thấy độ sâu của
địa hình, hướng của địa hình và độ xói mòn của chúng.
Ngoài địa hình ra thực vật cũng là chỉ báo quan trọng về cấu trúc bên
trong của cảnh quan bởi thực vật chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện sinh
trưởng như: thổ nhưỡng, độ ẩm, ánh sang. Chẳng hạn trong điều kiện khí hậu,
địa hình như nhau nhưng ở trên lớp đất thấm nước của túi nước ngầm thì cây
cối tươi tốt, còn vùng lân cận thì cây cối khô cằn chậm phát triển.
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4829
Thủy văn cũng là chỉ báo về cấu trúc bên trong của cảnh quan do đặc
tính hoạt động của sông, chế độ và quy luật vận động của dòng chảy nên đặc
điểm của địa hình, thổ nhưỡng và thực vật cũng theo góc tạo bởi dòng chảy
của suối phụ và suối chính ta có thể phán đoán độ dốc chung của đị a hình.
Góc càng nhọn thì địa hình khu vực giữa suối chính và suối phụ càng dốc.
Mối quan hệ chặt chẽ của thủy văn với địa hình cho phép ta sử dụng mạng
cấu trúc thủy văn như một chỉ báo khi đoán đọc điều vẽ địa chất, địa mạo.
Qua việc nghiên cứu khả năng của đoán đọc điều vẽ chỉ báo ta đi đến kết luận
là địa vật và hiện tương của khu đo đều có những chỉ báo nhất định . Việc
nghiên cứu những chỉ báo rất quan trọng, đặc biệt khi đoán đọc điều vẽ các
địa vật, hiện tượng không thể hiện trên ảnh như nước ngầm, địa hình thực vật
dưới thảm thực vật… Do vậy khi đoán đọc điều vẽ phải nghiên cứu phát hiện
đầy đủ các quy luật của chỉ báo, quy luật phân bố của các địa chất cũng như
tập hợp các yếu tố cảnh quan, chỉ có nghiên cứu đầy đủ các quan hệ chỉ báo,
quy luật phân bố của các địa vật mới đảm bảo chất lượng của việc đoán đọc
điều vẽ.
2.2.1.3. Đoán đọc điều vẽ gián tiếp trên cơ sở mối quan hệ tương hỗ
giữa các đối tượng.
Giữa các đối tượng bên trong và bên ngoài của tập hợp tự nhiên cùng
loài cũng có mối quan hệ tương hỗ nhất định, mối quan hệ tương hỗ đó được
biểu thị bằng phần trăm, chỉ chỉ tiêu chất lượng của các yếu tố bên trong cảnh
quan, xác định theo các chương trình tương quan lập từ các tham số đã biết và
các ẩn số cần xác định. Chẳng hạn để phân biệt đất sét, đất mặn và đầm lầy
khi đoán đọc điều vẽ trong một cảnh quan hoang mạc ta phải nghiên cứu mối
quan hệ giữa chúng với địa hình theo tỷ lệ lớn. Ta biết rằng đất sét luôn phân
bố ở khu vực không có điều kiện thoát nước, đầm lầy thường phân bố ở các
triền sông hay các chỗ trũng, còn đất mặn thường gặp ở khắp nơi nhưng ở
vùng đất trũng, các thung lũng hay gặp hơn theo vị trí tương đối của vùng đất
thấp liên quan đến thủy văn, mà ta dẽ dàng nhận biết. Như vậy ta có thể sử
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4830
dụng chuẩn gián tiếp để nhận biết đất sét và đất mặn ở vùng trũng cùng với
việc tăng độ dốc của sườn, điều kiện thoát nước sẽ tăng lên và điều kiện giữ
mùn và độ ẩm giảm xuống, nó phản ánh đến đặc trưng của lớp phủ thực vật.
2.2.1.4 Đoán đọc điều vẽ trên cơ sở ảnh mẫu.
Mẫu đoán đọc điều vẽ là hình ảnh điển hình của một khu đo nào đó đã
được khảo sát và đoán đọc điều vẽ, kiểm tra ngoài trời với múc độ tin cậy
nhất định. Nó phản ánh toàn bộ địa vật trên ảnh trong điều kiện chụp ảnh xác
định. Mẫu đoán đọc điều vẽ thường được thành lập từ các cặp ản h lập thể .
Việc đoán đọc điều vẽ các đối tượng trên các khu vực được tiến hành bằng
cách so sánh ảnh chụp khu vực đó với ảnh mẫu điều vẽ và bản chất là so sánh
tương tự chứ không phải là so sánh đồng nhất.
- Theo nội dung người ta chia ra hai loại : Mẫu đoán đọc điều vẽ
chuyên đề và mẫu đoán đọc điều vẽ tổng hợp :
+ Mẫu đoán đọc điều vẽ chuyên đề chỉ chứa một yếu tố cảnh quan.
Ví dụ : Chỉ riêng yếu tố thổ nhưỡng hay chỉ riêng yếu tố thực vật.
+ Mẫu đoán đọc điều vẽ tổng hợp thường đi kèm với mẫu khảo sát đ a
đối tượng trong tập hợp cảnh quan với độ chi tiết đồng đều hoặc với độ chi
tiết khác nhau.
- Theo nguyên tắc sử dụng người ta chia ra ảnh mẫu đoán đọc điều vẽ
hệ thống và ảnh mẫu đoán đọc điều vẽ lãnh thổ :
+ Ảnh mẫu hệ thống mô tả tính chất các đối tượng riêng biệt theo một
hệ thống nhất đinh trong một lĩnh vực nào đó.
+ Ảnh mẫu lãnh thổ mô tả tính chất của tập hợp các yếu tố theo cảnh
quan, cảnh khu. Ảnh mẫu loại này được xây dụng theo hệ thống cảnh quan .
- Theo công dụng người ta chia ra làm hai loại ảnh mẫu: Ảnh mẫu dùng
chung và ảnh mẫu dùng riêng :
+ Ảnh mẫu dùng chung thường được thành lập dưới dạng Album và có
thể sử dụng mọi trường hợp đoán đọc điều vẽ ảnh và cho công tác đào tạo cán
bộ kĩ thuật đoán đọc điều vẽ ảnh trên khu vực nào đó.
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4831
2.2.2. Cơ sở sinh lí của đoán đọc điều vẽ :
2.2.2.1. Các quy luật thụ cảm thụ giác về giới hạn thị giác :
Đoán đọc điều vẽ ảnh là quá trình thông tin logic gắn liền với hoạt
đọng sang tạo của con người, liên quan tới khả năng cảm thụ của thị giác. Cơ
quan thụ cảm thị giác của mắt gồm ba phần :
- Hệ thống thu nhận hình ảnh: Đầu dây thần kinh thị giác nằm trong
võng mạc của mắt thu nhận kích thích và biến đổi tín hiệu ánh sáng của tác
nhân kích thích.
- Bộ truyền : Dây thần kinh thị giác truyền kích thích vào vỏ não con
người.
- Trung tâm của bộ phận phân tích thị giác : Ở đây kích thích thần kinh
được truyền thành thụ cảm thị giác và hình thành hình ảnh.
Mắt người thực hiện chức năng quan trọng trong đoán đọc điều vẽ ảnh.
Mắt người được cấu tạo từ 3 phần chính là màng , nhân, và thủy tinh thể. Màu
sắc được cảm thụ nhờ ba loại dây thần kinh hình nón. Khi dây thần kinh loại 1
bị kích thích sẽ cho thụ cảm màu đỏ , loại hai cho màu lục và loại 3 cho màu
chàm.
Ánh sáng có độ dài bước sóng khác nhau sẽ kích thích 3 loại dây thần
kinh này ở mức độ khác nhau và mắt người sẽ phân tích tác dụng phổ ánh
sang lên nó, khi đánh giá thành phần của tia đơn sắc trong phổ ánh sáng đó vỏ
não sẽ tổng hợp các đại lượng tương đối của kích thích đỏ, lục, chàm do vậy
ta sẽ nhìn được màu sắc của đối tượng. Cảm thụ thị giác đầu tiên tăng nhanh
rồi đạt tới độ rõ cức đại, nó sẽ ổn định khi hình thành hình ảnh. Mắt người
cảm thụ lớn nhất đối với màu vàng và màu xanh da trời. Độ cảm thụ của mắt
sẽ giảm nhiều với ánh sáng màu đỏ, lục và chàm tím. Mắt ng ười có khả năng
phân biệt khoảng 200 nền màu với nhiều sắc độ khác nhau.
2.2.2.2 Các đặc điểm của cảm thụ thị giác:
Khả năng thông tin của phương pháp đoán đọc điều vẽ trực tiếp phụ
thuộc vào khả năng cảm thụ hình ảnh của mắt người, khả năng đoán đọc điều
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4832
vẽ của ảnh, phụ thuộc vào thiết bị kĩ thuật sử dụng của người đoán đọc điều
vẽ. Khả năng thụ cảm hình ảnh của mắt người phụ thuộc vào độ tinh của mắt
và độ tương phản của thị giác. Mắt người sẽ không phân biệt được hai điểm
sáng nếu như ảnh của chúng được tạo trên một sợi dây thần kinh hình nón vì
một sợi dây thần kinh chỉ truyền về vỏ não một cảm giác. Hai điểm chỉ phân
biệt một cách rõ ràng nếu như hình ảnh của hai điểm đó được tạo trên hai dây
thần kinh khác nhau. Vì vậy độ tinh giới hạn của thị giác đượ c đặc trưng bằng
góc mà người dưới góc đó từ tiếp điểm người ta nhìn thấy đường kính của dây
thần kinh.
Để thấy được cặp ảnh lập thể phải có hai tấm ảnh chụp từ hai điểm
khác nhau với tỉ lệ của chúng không vượt quá 16% mỗi mắt chỉ được nhìn
một ảnh, góc giao hội của các cặp tia chiếu cùng tên không quá 16o.
2.2.2.3 Ảnh hưởng của quá trình thị giác đến độ chính xác của việc
đoán đọc điều vẽ ảnh.
Khả năng thụ cảm và phân tích thị giác của mắt người ảnh hưởn đến
hiệu quả của việc đoán đọc điều vẽ ảnh. Khả năng này được đặc trưng bằng
số lượng thông tin mà mắt người thụ cảm được trong 1 đơn vị thời gian. Khả
năng này khoảng 70 bít/s và bị giảm xuống khi xử lí truyền thông tin, các yếu
tố ảnh hưởng đến độ chính xác của việc đoán đọc điều vẽ là sự mệt mỏi của
mắt, sự điều tiết thích nghi của mắt, sự thiếu sót của thông tin ảo giác và khả
năng đoán đọc điều vẽ của ảnh.
Nếu khi làm việc bằng mắt nhiều, mắt dễ bị mỏi, đặc biệt là khi làm
viếc với thiết bị nhìn lập thể. Để nâng cao độ chính xác của việc đoán đọc
điều vẽ ảnh tức khả năng truyền đạt lên hình ảnh các chi tiết nhỏ của địa vật,
phải tăng tương phản của hình ảnh, độ rõ nét cũng như tỷ lệ của hình ảnh
Tỷ lệ của ảnh quyết định khả năng đoán đọc điều vẽ. Tỷ lệ ảnh chụp
càng lớn thì khả năng đoán đọc điều vẽ ảnh càng cao. Tuy vậy cũng phải đảm
bảo giá thành của sản phẩm.
2.2.3 Cơ sở chụp ảnh của đoán đọc điều vẽ.
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4833
2.2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo thành ảnh hìn h học.
Ảnh là một tài liệu góc quan trọng để thành lập bản đồ địa hình, nó
quyết định chất lượng công tác đoán đọc điều vẽ, ảnh thu được là kết quả của
tác động tương hỗ của nhiều yếu tố vật lý gồm: Độ sáng và màu sắc khác
nhau của địa vật, đặc điểm của máy chụp ảnh, đặc điểm chụp ảnh trên các
phương tiện bay và chế độ xử lí hóa ảnh.
Các tham số của máy chụp ảnh hưởng đến khả năng đoán đọc điều vẽ
của ảnh bao gồm: Tiêu cự của máy chụp ảnh, độ sáng của kính vật, sai số méo
hình kính vật, kính lọc màu, độ chuyển dịch hình ảnh… của máy chụp ảnh.
2.2.3.2. Đặc trưng quang học của bề mặt trái đất.
Hình ảnh của khu đo chụp lên trên phụ thuộc vào đặc trưng quang học
các đối tượng của bề mặt trái đất, được xác định bằng việc kết hợp nhiều yếu
tố tự nhiên và kĩ thuật. Các yếu tố tự nhiên bao gồm: Bề ngoài cảnh quan,
khoảng độ chói của cảnh quan và độ sáng, độ mù c ủa không khí.
2.2.3.3 Đặc điểm của việc khôi phục hình ảnh.
Các yếu tố kĩ thuật quyết định đến việc khôi phục hình ảnh của địa vật
khi chụp ảnh, do vậy ảnh hưởng đến khả năng thông tin của hình ảnh. Bao
gồm: Phim ảnh, độ nhạy, hệ số tương phản, độ rộng chụp ảnh, độ mờ… là các
đặc trưng quan trọng của phim chụp ảnh.
Xử lí hóa phim chụp có ý nghĩa quan trọng với việc nhận được những
tấm ảnh có khả năng đoán đọc điều vẽ tối ưu. Để in ảnh có chất lượng đoán
đọc điều vẽ ta sử dụng máy in ảnh điện tử dạng Elcop, nó có thể tự động điều
chỉnh độ sáng cho từng phần phim âm cần lộ quang.
2.2.3.4. Đặc trưng độ chói của cảnh quan.
Khi đoán đọc điều vẽ ảnh, các địa vật được nhận biết riêng biệt ở trên
ảnh nhờ sự khác nhau về nền của chúng. Để có được tấm ảnh có lượng thô ng
tin lớn nhất, khi ta chụp phải biết được chỉ số độ chói và các địa vật ảnh
hưởng đến chất lượng hình ảnh.
2.2.3.5. Lựa chọn tham số hình học tối ưu để chụp ảnh.
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4834
Để nâng cao khả năng đoán đọc điều vẽ ảnh ta cần lựa chọn chính xác
các tham số chụp ảnh như thời gian chụp, loại phim, điều kiện kĩ thuật hàng
không, điều kiện quang học, máy chụp ảnh..
Độ cao bay chụp và tiêu cự máy chụp ảnh quyết định đến tỉ lệ nằm
ngang của ảnh chụp, quyết định tỉ lệ thẳng đứng của mô hình lập thể khu đo.
Các yếu tố kĩ thuật hàng không như tốc độ bay và tính ổn định của máy bay
cũng như độ phủ của các giải bay kề và trong dải bay đối với việc đoán đọc
điều vẽ rất quan trọng.
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐOÁN ĐỌC ĐIỀU VẼ, CÁC CHUẨN
ĐOÁN ĐỌC ĐIỀU VẼ.
2.3.1.Các phương pháp đoán đọc ảnh
Đoán đọc điều vẽ ảnh hàng không là một trong những quá trình cơ bản
của việc thành lập và hiện chỉnh bản đồ địa hình. Phụ thuộc vào quy trình
công nghệ của công tác trắc địa- địa hình, vào đặc điểm địa lí của khu đo và
mức độ nghiên cứu nó, phụ thuộc vào tài liệu bay chụp và các tài liệu có ý
nghĩa bản đồ có được trên khu đo mà người ta sử dụng một trong các phương
pháp đoán đọc điều vẽ sau: đoán đọc điều vẽ ngoài trời, đoán đọc điều vẽ
trong phòng và đoán đọc điều vẽ kết hợp.
Phụ thuộc vào nội dung, đoán đọc điều vẽ có thể chia ra thành đoán đọc
địa hình và chuyên ngành. Khi đoán đọc địa hình thì các hình ảnh đối tượng
trên ảnh chụp, ta nhận được thông tin về bề mặt trái đất, các đối tượng của nó
và các công trình xây dựng trên nó. Khi đoán đọc chuyên ngành thì phải chọn
ra những thông tin về từng chủ đề phục vụ cho mục đích chuyên ngành như
nông nghiệp, lâm nghiệp, địa chất…
Hiện nay người ta chia ra các phương pháp đoán đọc sau:
Phương pháp trực quan: trong phương pháp này thông tin từ các bức
ảnh được đọc và phân tích của con người.
Phương pháp máy móc trực quan: trong phương pháp này thông tin thị
tần sơ bộ được biến đổi bằng máy móc thuyết trình lược chuyên môn hóa
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4835
hoặc tổng hợp với mục đích giảm nhẹ việc phân tích trực quan tiếp theo của
hình ảnh nhận được.
Phương pháp bán tự động: trong phương pháp này việc đọc thông tin từ
các bức ảnh và phân tích hoặc phân tích trực tiếp theo từng dòng của thông tin
hình tần được ghi được thực hiện bằng máy móc thuyết trình chuyên dụng
hoặc tổng hợp với tham gia tích trực của trắc thử.
Phương pháp tự động: Trong phương pháp này việc đoán đọc hoàn toàn
thực hiện bằng máy móc. Con người xác định nhiệm vụ và cho chương trình
xử lí thông tin hình tần.
Các phương pháp này có thể chuyển đổi từ cách này sang cách khác
theo quá trình hoàn thiện của chúng và sự thay đổi chức năng của con người
trong việc thực hiện chúng.
2.3.2 Các chuẩn của đoán đọc điều vẽ
Việc đoán đọc điều vẽ ảnh được tiến hành theo các chuẩn đoán đọc
điều vẽ trực tiếp, gián tiếp, tổng hợp và các tài liệu bổ sung có ý nghĩa bản đồ.
2.3.2.1. Chuẩn đoán đọc điều vẽ trực tiếp
Các đặc tính của địa vật được truyền trực tiếp lên ảnh và được mắt
người cảm thụ trực tiếp gọi là chuẩn đoán đoc điều vẽ trực tiếp. Chúng bao
gồm hình dạng, kích thước, nền màu, màu sắc, và ảnh bóng của địa vật
- Chuẩn hình dáng
Đây là chuẩn đoán đọc điều vẽ trực tiếp cơ bản, theo chuẩn này ta xác
định được sự có mặt của địa vật và tính chất của địa vật đó. Việc quan sát
bằng mắt của người đoán đọc điều vẽ trước tiên sẽ phát hiện ra chính diện
mạo của địa vật có trên ảnh.
Khi sử dụng chuẩn hình dáng chúng ta phải lưu ý một số đặc điểm tạo
hình học của đối tượng. Trên ảnh các đối tượng được biểu thị bằng hình dáng
như trên bản đồ, tức là giữ nguyên tính đồng dạng với địa vật nhưng có kích
thước nhỏ hơn, hệ số thu nhỏ phụ thuộc vào tỷ lệ ảnh chụp, các đối tượng có
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4836
hình dạng như nhau ở các vùng khác nhau của ảnh sẽ có hình dạng khác nhau
( khi ảnh có góc nghiêng nhỏ ).
Có một số loại đối tượng của bề mặt địa hình có hình dạng hình ảnh
xác định như nhà cửa.. và hình dạng không xác định như ao hồ tự nhiên, đồng
cỏ…
Ngoài ra còn có các chuẩn hình dáng như hình tuyến, hình vết, hình
khối, hình phẳng là những chuẩn hình dáng quan trọng trong đoán đọc điều
vẽ, như các yếu tố giao thông thủy lợi, ngôi nhà trong khu dân cư…
- Chuẩn kích thước
Kích thước hình ảnh cũng là chuẩn đoán đọc điều vẽ trực tiếp nhưng ít
chắc chắn hơn chuẩn hình dáng. Kích thước ảnh địa vật trên ảnh phụ thuộc
vào tỉ lệ ảnh. Có thể xác định kích thước thực tế của địa vật theo tỉ lệ ảnh hay
bằng cách so sánh kích thước hình ảnh của địa vật khác đã biết theo công thức
:
L = L’
'l
l ( 2.4 )
Trong đó :
L : chiều dài địa vật cần xác định ngoài thực tế (m)
l : chiều dài địa vật cần xác định trên ảnh (mm)
L’: chiều dài của ảnh địa vật đã biết ngoài thực địa (m)
l’ : chiều dài của ảnh địa vật đã biết trên ảnh (mm)
Với chuẩn kích thước, người ta biết được một số tính chất đặc trưng
của địa vật bằng cách gián tiếp, ví dụ theo kích thước của cầu người ta có thể
biết được trọng tải của cầu. Chuẩn kích thước dùng để đoán đọc điều vẽ các
địa vật có cùng hình dạng.
- Chuẩn nền ảnh
Nền ảnh là độ hóa đen của phim chụp ở chỗ tương ứng của ảnh địa
vậtvà sau này là độ đen ảnh. Độ đen là hàm logarit độ sáng của bề mặt địa vật
được chụp ảnh. Cường độ khác nhau của tia sáng phản xạ từ vật chụp chiếu
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4837
lên vật liệu ảnh sẽ làm hóa đen lớp nhũ ảnh ở các mức độ khác nhau. Nền ảnh
của địa vật được chụp lên ảnh chủ yếu phụ thuộc vào : Khả năng phản xạ của
địa vật, cấu trúc của bề mặt địa vật, độ nhạy của nhũ ảnh, độ ẩm của đối
tượng chụp.
- Chuẩn bóng
Ảnh của bóng địa vật trên ảnh là chuẩn đoán đọc điều vẽ ngược, chỉ có
bóng mới cho phép ta xác định tính chất của địa vật, ngoài ra bóng còn che
lấp bên cạnh gây ảnh hưởng ch o đoán đọc điều vẽ. có hai loại : bóng bản thân
và bóng đổ
Bóng bản thân là bóng nằm ngay tại chính bản thân địa vật đó, tức là
địa vật không được chiếu sáng. Bóng bản than làm nổi tính không gian của
địa vật.
Bóng đổ là bóng địa vật hắt xuống mặt đất hay xuống địa vật khác,
bóng đổ có hình dạng quen thuộc của địa vật. Bóng đổ được tạo ra bằng tia
chiếu nghiêng nên hình dáng của bóng đổ và hình dạng của địa vật nhìn bên
cạnh không hoàn toàn đồng dạng. Chiều dài bóng đổ phụ thuộc vào độ dốc
của địa hình và độ cao củ a mặt trời ở thời điểm chụp ảnh.
Khi biết được độ dài của bóng hình ảnh ta có thể tính được độ cao của
đối tượng theo công thức:
H= ma.l.tg ( 2.5 )
Trong đó:
h : độ cao đối tượng
m : mẫu số tỉ lệ bản đồ
l : độ dốc bóng trên ảnh
: góc hợp bởi tia mặt trời và mặt phẳng.
2.3.2.2 Chuẩn đoán đọc điều vẽ gián tiếp
Chuẩn đoán đọc điều vẽ gián tiếp được xây dựng trên mối quan hệ
tương hỗ của các đối tượng tự nhiên với nhau và với cảnh quan, chỉ ra sự có
mặt của các đối tượng hay các tính chất của chúng không thể hiện tren ảnh,
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4838
hoặc không xác định được theo các chuẩn trực tiếp. Mối quan hệ tương hỗ có
tính quy luật giữa các đối tượng của khu đo vẽ xuất hiện theo hai hướng cơ
bản : tính kéo theo tương ứng của địa vật này với địa vật khác và sự thay đổi
tính chất của địa vật này do ảnh hưởng của địa vật khác.
Theo tính kéo theo tương ứng của địa vật này đối với địa vật khác
người ta có thể nhận biết trên ảnh:
- Các địa vật mà theo chuẩn trực tiếp của chúng không thể nhận biết
được vì chúng thể hiện không rõ rang hay không đầy đủ.
- Các địa vật được chụp trên ảnh cùng một nền màu.
Theo sự thay đổi tính chất của địa vật này dô ảnh hưởng của địa vật
khác ta có thể đoán nhận:
- Các địa vật bị các địa vật khác che khuất
- Các địa vật không có trên bề mặt đất nhưng có ảnh hưởng đến tính
chất của địa vật ở trên chúng, do đó làm cho chuẩn trực tiếp của địa vật này
thay đổi
- Chuẩn dấu vết hoạt động là chuẩn đoán đọc điều vẽ gián tiếp quan
trọng khi đoán đọc điều vẽ các địa vật động như sông suôi, đường xá, khu dân
cư…
2.3.2.3 Chuẩn đoán đọc điều vẽ tổng hợp
Chuẩn đoán đọc điều vẽ tổng hợp là tập hợp tất cả các chuẩn trực tiếp
và gián tiếp. Người ta thành lập chẩn này trên cơ sở của phương pháp đoán
đọc điều vẽ cảnh quan. Cấu trúc nền của hình ảnh được hình thành từ các
thành phần : hình dáng, diện tích, nền màu.
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4839
Sơ đồ cấu trúc logic của quá trình đoán đọc, điều vẽ ảnh
Bắt đầu trạng thái làm việc và kế
hoạch hóa quá trình đoán đọc, điều vẽ
Phân tích đánh giá
thông tin ban đầu
Nghiên cứu cấu
trúc chung qua hệ
thống ảnh hàng
không
Kế hoạch hóa các
giai đoạn đoán đọc
điều vẽ
Giai đoạn tìm kiếm
Giải đoán
địa vật
Phân chia tình
trạng bên ngoài
Giải đoán
tình trạng
Phân tích các yếu tố
bên trong trạng thái
Đoán đọc điều vẽ
theo phương pháp
tương tự
Giai đọan
nội suy
Đoán đọc điều
vẽ theo phương
pháp tương tự
Giai đoạn kiểm tra
Đánh giá chung
Nhận biết các
địa vật riêng
biệt
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4840
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT HỖ TRỢ CÔNG TÁC ĐOÁN ĐỌC
ẢNH HÀNG KHÔNG TRONG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ BẰNG CÔNG
NGHỆ ẢNH SỐ
3.1 ẢNH SỐ TRONG ĐO VẼ ẢNH
Ảnh số được hình thành trong không gian ba chiều với các trục tọa độ
Xn , Yn , Dn. Trong mặt phẳng Xn , Yn , ảnh số có dạng ma trận hình chữ nhật,
mỗi một phần tử của ma trận được gọi là pixel, kích thước các pixel và
khoảng cách giữa chúng thường như nhau. Hệ tọa độ phẳng vuông góc với
các trục tọa độ Xn và Yn được gọi là hệ tọa độ pixel. Hệ tọa độ này hoàn toàn
khác hệ tọa độ phẳng ảnh.
Mỗi pixel ứng với một giá trị bằng số, đây là trị trung bình về độ đen
quang học trên toàn bộ diện tích 1 pixel. Khi biến đổi thành số, cả một khoảng
độ đen quang học được mã hóa thành 256, hoặc 512 hay 1024 b ậc. Từ cặp
ảnh lập thể số có thể xây dựng mô hình hình học 3 chiều của đối tượng chụp.
Khác với ảnh tương tự các tham số đặc trưng cho tính chất mô tả và đo
đạc của ảnh số phụ thuộc vào kích thước hình học của phần tử ảnh – pixel của
máy chụp ảnh số hay máy quét ảnh để tạo nên ảnh số.
Kích thước của pixel được xác định bằng kích thước của phần tử ảnh
trong máy chụp ảnh hoặc phần tử khe quét của máy quét. Giá trị này được
chọn phụ thuộc vào độ chính xác đo tọa độ điểm ảnh, xây dựng mô hình số
địa hình hay đ oán đọc và điều vẽ ảnh, độ lớn này có thể thay đổi tùy thuộc
theo yêu cầu.
Tính chất mô tả của ảnh số được đực trưng bằng hai khả năng: khả
năng ghi nhận các độ tương phản khác nhau và khả năng ghi nhận các chi tiết
nhỏ nhất của đối tượng trên 1 mm hình ản h.
Độ tương phản quang học của đối tượng được xác định bằng hiệu
năng lượng bức xạ của chúng trong cùng một chế độ chiếu sáng. Trong quá
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4841
trình lan truyền từ đối tượng tới thiết bị ghi nhận ( hay chụp ảnh ) độ tương
phản quang học có thể bị thay đổi do ảnh hưởng của môi trường, của thiết bị
ghi… Vì vậy độ tương phản quang học không trùng với độ tương phản tông
màu.
Độ tương phản tông màu ( nền màu ) – còn gọi là độ tương phản chụp
ảnh của hai đối tượng 1 và 2 kề nhau, được xác định bằng hiệu độ đen quang
học của hình ảnh trên ảnh số
Δ12 = D1 – D2
Chính giá trị này mới quyết định đến khả năng đoán đọc của ảnh số.
Để đánh giá khả năng ghi nhận độ tương phản quang học bằng độ
tương phản nền màu người ta sử dụng các đặc trưng độ mờ, phạm vi ánh sáng
hữu ích, hệ số tương phản.
Khả năng ghi nhận những chi tiết nhỏ nhất của đối tượng trên ảnh số
được xác định bằng khả năng phân biệt , độ rõ nét của hình ảnh và độ phân
giải thực tế. Khả năng phân biệt được xác định bằng số lượng các vạch đường
nét trong 1 mm hình ảnh của đối tượng độ tương phản tuyệt đối. Để xác định
khả năng phân biệt người ta sử dụng các tiêu bản mẫu, trên có các hình ảnh
đường nét có độ tương phản bằng 1.
Khả năng mô tả của ảnh nhìn chung chỉ là một khái niệm tương đối. độ
lớn của chúng có thể thay đổi tới vài lần nếu tiến hành đánh gi á chúng với các
độ tương phản tông màu khác nhau, trên các vùng khác nhau của ảnh
R = f(D).
Khả năng phân biệt thực tế được xác định bằng kích thước nhỏ nhất
của đối tượng có thể phân biệt ở trên ảnh :
RTĐ = R2
m a
=
k
tb
f9.0
Hd ; (3.1)
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4842
Khả năng phân biệt thực tế RTD được sử dụng như là một chuẩn để
đánh giá chất lượng ảnh, bởi vì nó cho biết kích thước cụ thể của các đối
tượng nhỏ nhất có thể giải đoán ở trên ảnh .
Từ công thức xác định xác định độ nhạy tương phản δ nhòe
δnhòe = δ0 ( 1+ k3δl3 ) ( 3.2)
Trong đó :
k - hệ số phụ thuộc vào dạng của đường cong biên phản ánh hiệu độ
đen giữa các mục tiêu kề cạnh.
δl - độ rộng của dải nhòe hình ảnh.
Khi đường cong biên có dạng gần thẳng thì k = 8,4 3. Khi tỉ lệ ảnh càng
nhỏ thì đại lượng δl được giảm đáng kể nên làm cho giới hạn phân biệt lớn
hơn. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi đoán đọc điều vẽ ảnh tỉ lệ nhỏ.
Độ rõ nét của hình ảnh được xác định bằng khả năng ghi nhận hình
dạng đối tượng bằng hình ảnh, và được xác định bằng giới hạn sử dụng hệ số
phóng đại khi quan sát thực tế bằng mắt. Tiêu chuẩn này liên quan mật thiết
với hệ số phóng đại tối ưu. Trên thực tế, độ rõ nét của hình ảnh được đánh giá
nhờ sử dụng các kính lúp với 2 hệ số phóng đại: 11 và 17 lần.
Độ rõ nét đạt yêu cầu : khi quan sát ảnh với hệ số phóng đại 17 lần mà
không thấy độ nhòe.
Lx X
D
Hình 3.1: Đường cong biên của 2 đối tượng kề nhau.
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4843
Độ rõ nét thấp: khi quan sát ảnh với hệ số phóng đại 17 lần thấy độ
nhòe, nhưng với 11 lần thì không bị n hòe.
Độ rõ nét không đạt yêu cầu : khi quan sát với hệ số phóng đại 11 lần
đã phát hiện thấy độ nhòe.
Tính chất đo đạc của ảnh số được xác định bằng độ chính xác đo các
tham số hình học của ảnh như chiều dài, chiều rộng , khoảng cách, diện tích ,
thể tích. Tuy nhiên độ chính xác của các kết quả đo còn phụ thuộc vào rất
nhiều các dữ kiện, chủ yếu nhất trong số này là :
- Độ nhòe của hình ảnh do chiết quang khí quyển, do điều quang, do
chuyển động của máy chụp ảnh trong quá trình bay chụp, do kích thước của
pixel.
- Sự biến dạng của phép chiếu xuyên tâm do ảnh hưởng của độ cong
quả đất, chiết quang khí quyển, méo hình kính vật, biến dạng vật liệu ảnh
- Sai số đo điểm trên trạm đo vẽ ảnh số do sai số nhận biết điểm, sai số
cắt tiêu đo, sai số thiết bị đo.
3.2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐOÁN ĐỌC ẢNH SỐ
Như chúng ta đã biết, vấn đề lí thuyết và thực tế ứng dụng của công tác
đoán đọc và điều vẽ ảnh tương tự đã được nghiên cứu kĩ và trình bày khá
hoàn chỉnh trong các tài liệu khoa học. Điều khác biệt cơ bản nhất của ảnh số
nhận được qua quá trình quét ảnh, hoặc chụp bằng máy chụp ảnh số, là hình
ảnh được cấu thành từ các phần tử rời rạc cơ bản – pixel. Cấu trúc pixel của
hình ảnh làm thay đổi các đặc trưng của đoán đọc của ảnh. Để có cơ sở đánh
giá khả năng đoán đọc của ảnh số, của cặp ảnh lập thể số chúng ta cần phân
tích sự ảnh hưởng của khả năng phân biệt tới khả năng đoán đọc ảnh số.
3.2.1 Đối với ảnh số đơn
Để đoán đọc được các đối tượng cần nghiên cứu trên các tấm ảnh tương
tự thì hình ảnh của chúng trên ảnh phải được tập hợp từ một số phần tử hình
ảnh hữu hạn nào đó ( trong ảnh số gọi là pixel ). Số lượng các phần tử ảnh
phụ thuộc vào hình dạng của đối tượng. Nếu xác định được số phần tử tối
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4844
thiểu đó ta có thể đánh giá được khả năng mô tả của ảnh. Chuẩn để đánh giá
khả năng mô tả của ảnh phải là : khả năng phân biệt ( KNPB ) trên ảnh - khả
năng phân biệt được các chi tiết nhỏ nhất của hình ảnh, và khả năng phân biệt
thực tế.
Khả năng phân biệt của ảnh được tính từ công thức :
R =
a2
1 (3.3)
Trong đó a là kích thước tối thiểu của hình ảnh đối tượng trên ảnh mà
mắt người có thể nhận biết được. Khả năng phân biệt thực tế được xác định từ
công thức :
A = 3a 10.
R2
m ; (3.4)
Trong đó ma là mẫu số tỉ lệ của ảnh
A là kích thước đối tượng nhận biết được trên thực địa.
Đối với ảnh số, các khái niệm đó mang một tính chất khác biệt hơn.
Trong đó, khả năng phân biệt của ảnh số được xác định theo độ lớn ( kích
thước ) của phần tử nhỏ nhất của hình ảnh – pixel, thì :
R=
M22
1 ( 3.5)
Trong đó M là độ phân giải không gian của ảnh số: đó chính là kích
thước của pixel trên ảnh.
Kích thước tương ứng của pixel trên thực địa sẽ là :
MTD = 3a 10.R2
m ( 3.6)
Trong đó MTD là khả năng phân biệt không gian của ảnh số trên thực
địa.
Trong các công thức, các pixel của ảnh số có dạng vuông, độ phân giải
đó được tính theo một hướn song song với hướng quét.
Đối với các hướng khác thì khả năng p hân biệt sẽ là:
Rα = R.cosα
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4845
Trong đó α là góc nhọn tạo bởi hướng quan sát và dòng quét.
Như vậy theo công thức ( 3.5) ta có thể tính được độ phân giải cao nhất
của ảnh số. Đối với các hình ảnh được tạo bởi các pixel có hình dạng chữ
nhật, với kích thước các cạnh là Mx, My thì khả năng phân biệt được tính theo
công thức :
R =
2
y
2
x MM2
1
(3.7)
Và khả năng phan biệt trên thực địa :
MTD = 2y2x MM .m.10-3 (3.8)
Cần phải nói thêm rằng, độ phân giải được chọn để quét ảnh c ó ý nghĩa
khi độ lớn của nó không được nhỏ hơn phân nửa độ phân giải của ảnh gốc, có
nghĩa là :
M ≥ 1/2 Rag (3.9)
với pixel sử dụng để quét ảnh có dạng hình vuông, hoặc :
2
y
2
x MM 1/ 2 Rag
với pixel sử dụng để quét ảnh có dạng hình chữ nhật với kích thước
theo hai hướng là Mx và My thì Rag là độ phân giải của ảnh gốc. Trong trường
hợp ngược lại, độ phân giải của ảnh của ảnh số sẽ không có ý nghĩa.
Phương pháp được coi là chính xác nhất được sử dụng để xác định khả
năng phân biệt là đạt tiêu bản vào đúng bề mặt đối tượng với điều kiện của
môi trường thực tế rồi tiến hành chụp ảnh.
Khả năng phân biệt có thể xác định theo độ rộng trung bình của các đối
tượng hình tuyến như sau. Trên ảnh chọn 15 - 20 đối tượng hình tuyến có k ích
thước nhỏ nhất, có đường biên rõ ràng nhất, tiến hành đo độ rộng của chúng 3
lần, tính trị trung bình và loại đi các trị đo không thỏa mãn điều kiện
0.8d tb < di < 1.2 d tb (3.11)
Sau đó lại tiến hành đo và tính trung bình rồi loại bỏ … Cuối cùng khả
năng phân biệt được tính theo công thức:
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4846
R =
tbd2
9.0 (net/mm); ( 3.12 )
Phương pháp thứ ba được sử dụng để xác định khả năng phân biệt dựa
trên trị đo độ rộng của dải nhòe hình ảnh. Chọn trên ảnh hai đối tượng kề
nhau có độ phân giải lớn, ví dụ như bờ song – mặt nước, đường nhựa – mét
đá của đường… đo độ rộng của bước chuyển tiếp độ tương phản. Khả năng
phân biệt được tính gần đúng theo công thức sau:
R =
x
a
L8.2
m ( 3.13)
Trong đó ma là mẫu số tỷ lệ ảnh
Lx là độ rộng của dải nhòe, bước chuyển tiếp tông màu.
Phương pháp thứ tư được xây dụng trên mối liên hệ giữa khả năng
phân biệt với hệ số phóng đại tối ưu:
R = 2.5V (3.14)
Để xác định R, người ta chọn các vùng ở tâm và rìa ảnh trên đó có
nhiều địa vật với nhiều chi tiết nhỏ nhất. Sử dụng hệ thống quang học có độ
phóng đại thay đổi để quan sát hình ảnh. Hệ số phóng đại được coi là tối ưu,
khi độ lớn hơn nó không phát hiện them được chi tiết hình ảnh.
3.2.2 Đối với cặp ảnh lập thể số
Chúng ta biết rằng, mức độ xa gần của hai đối tượng không gian A và
B được đánh giá bằng hiệu ứng lập thể, hay lực nhìn không gian của hai mắt
qua công thức :
LA-B =
m
2
b
L A-B ( 3.15)
Ở đây L là khoảng cách từ mắt đến điểm quan sát B; A-B là hiệu 2
góc giao hội từ hai mắt tới A và B, b m là đường đáy quan sát của mắt. Trong
trường hợp giới hạn mối quan hệ trên được gắn với ngưỡng thụ cảm lập thể
độ sâu L và độ tinh nhọn của hiệu ứng lập thể VS :
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4847
L =
m
2
b
L vs (3.16)
Ngưỡng thụ cảm thị giác chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: dữ
kiện vật lí, dữ kiện sinh lí, độ chiếu sáng và thành phần phổ của nguồn sáng,
độ tương phản của hình ảnh, đặc trưng của phông nền, khoảng cách quan
sát… Do vậy, nó được biểu diễn bằng phương trình vật lí, dạng :
VS = k. V0 (3.17)
Trong đó VS là giới hạn trung bình lấy bằng V0 = 30’’
k là hệ số ảnh hưởng của tất cả các dữ kiện.
Như vậy, định lượng và mức độ chi tiết của các đối tượng không gian,
do mắt người thụ cảm được hình thành nên hệ thống thị giác lập thể xác định
bằng độ tinh nhọn của hiệu ứng lập thể. Về mặt hình học, theo trục nhìn của
mắt xác định chiều sâu L, còn theo hướng vuông góc với nó – độ tinh tuyến
tính L0 của hiệu ứng lập thể.
L0 = L. VS (3.18)
Từ các mối quan hệ trên thì với mắt thường, người ta có thể quan sát
được độ sâu chi tiết của đối tượng L trên mô hình tương tự :
L =
mb
L L0 (3.19)
Công thức ( 19) này sẽ được sử dụng trong điều kiện quan sát mới:
Mô hình lập thể được xây dựng từ cặp ảnh số.
Như chúng ta đã biết, đặc trưng cơ bản nhất của ảnh số đơn là tính
chất mô tả của nó được đặc trưng bằng độ phân giải tương ứng với kích thước
(Mx. My) của pixel khi quét ảnh tương tự. Đối với ảnh số đơn, độ phân giải R
được tính theo kích thước các cạnh của pixel :
R2 = ( M2x + M2y ) ( 3.20)
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4848
Trong đó Mx và My là kích thước của pixel quét theo 2 hướng xx và yy,
nếu sử dụng pixel hình vuông như các máy quét ảnh thong dụng hiện nay thì
Mx = My = M.
Trong quan sát lập thể, tương ứng với công thức ( 3.18) đã chứng
minh.
Ls =
mb
L R =
mb
L ( M2x + M2y )1/2. (3.21)
Dễ dàng nhận thấy, giá trị định lượng của Ls xác định chất lượng
mang tính định tính của mô hình lập thể của miền thực địa được xây dựng từ
cặp ảnh đã được số hóa ( mô hình lập thể số) với Ls càng nhỏ, tác nghiệp
viền có khả năng nhận biết và phân biệt các độ sâu khác nhau của đối tượng.
Ngược lại với Ls càng lớn thì các ranh giới nhỏ về độ sâu của chi tiết đối
tượng sẽ bị lược bỏ. Như vậy, mức độ tổng quát hóa về tính không gian của
nó hình ảnh số tỉ lệ thuận với kích thước MxMy ( hoặc M) của pixel.
Để xét mối tương quan của độ sâu, sử dụng hệ số k, được tính bằng tỷ
số giữa ngưỡng thụ cảm lập thể L của mô hình xây dựng từ cặp ảnh lập thể
tương tự và Ls – ngưỡng thụ cảm lập thể được xây dựng từ cặp ảnh lập thể
số:
k =
SL
L
=
R
L0 ; (3.22)
như vậy:
LS =
mb
L
=
k
L0 ; (3.23)
Đối với cặp ảnh lập thể số được quét bằng các pixel có hình dạng
vuông kích thước Mx = My = M , thì :
k = 0.7
M
L0 ; (3.24)
Trong phần cơ sở đo ảnh chúng ta đã biết, ngưỡng thụ cảm độ sâu của
cặp ảnh lập thể tương tự phụ thuộc vào hệ số phóng đại V của hệ thống quan
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4849
sát quang học, chiều cao bay chụp ảnh H, ( H = L ), và đường đáy chụp ảnh b
( ở tỷ lệ ảnh), được tính theo công thức:
L = H2.
bV
VS ; (3.25)
Bởi vì, khi quan sát ảnh với độ phóng đại V s, giá trị tuyến tính độ tinh
nhọn của hiệu ứng lập thể :
L0 = L. V
VS ; (3.26)
cho nªn, sö dông c¸c c«ng thøc trªn ®èi víi cÆp ¶nh lËp thÓ sè , chóng ta sÏ
cã ®îc :
Ls = b
H (M2x + M2y )1/2 ; (3.27)
Hoặc là:
Ls = bk
H L0 ; (3.28)
Qua các công thức đã chứng minh ở trên, chúng ta có thể sử dụng chúng để
đánh giá chất lượng quan sát lập thể để đoán đọc trong công nghệ đo ảnh số.
Mặt khác ta có thể sử dụng công thức trên để ước tính độ phân giải quét
ảnh phục vụ cho công tác đoán đọc các đối tượng không gian của bề mặt địa
hình:
M =
H4,1
bLS ; (3.29)
Ví dụ : Ta cần phân biệt chi tiết không gian của đối tượng Ls = 1m ,
cặp ảnh được chụp với độ cao bay chụp là H = 2000m; đường đáy chụp ảnh là
b = 90m, thì cần phải quét ảnh với kích thước của pixel là M = 30m. Hoặc
nếu cần phân biệt chi tiết đối tượng với độ sâu không gian là 0.5m ta phải
quét ảnh với độ phân giải là 15m.
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC ĐOÁN ĐỌC ẢNH.
3.3.1 Tăng lực phân giải của ảnh hàng không
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4850
Lực phân giải phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau. Một phần
trong số đó liên quan trực tiếp đến hệ thống máy chụp ảnh và có thể điều
chỉnh được, ví dụ như lực phân giải của kính vật trong máy chụp ảnh hang
không. Các yếu tố liên quan đến quá trình chụp ảnh khác thường thay đổi và
trên thực tế là không điều khiển được. Như chúng ta đã biết thời gian lộ sáng
chỉ có một vài phần trăm giây duy nhất ứng với lực phân giải cực đại có thể.
Và với bất kì một giá trị nào khác của thời gian lộ sáng đều làm giảm đi lực
phân giải của ảnh. Để giảm tối đa sự ảnh hưởng này khi chụp ảnh cần thực
hiện những điều kiện sau :
Phạm vi bắt ánh sáng hữu ích ( bề rộng phim ) phải lớn hơn khoảng
sáng của bề rộng địa hình.
Thời gian lộ sáng được chỉnh đến độ sáng xác suất nhất có thể có được
của các đối tượng, phải làm cho việc tạo thành mật độ quang học trên ảnh
hang không ứng với lực phân giải cực đại. Thực hiện được việc này là hết sức
khó khăn vì độ sáng của các đối tượng thay đổi trong giải đất rộng .
Có thể tăng độ phân giải của ảnh hàng không bằng cách nới rộng khe
tương đối của kính vật máy chụp ảnh. Những kính vật có độ hội sáng ,mạnh
hơn sẽ sử dụng để chụp ảnh trên những vật liệu ảnh có độ phân giải cao.
3.3.2 Tăng độ phân giải khi quét ảnh.
Trong hệ thống đo vẽ ảnh số, nguồn dữ liệu đầu vào phải là ảnh số.
Ảnh hàng không sau khi chụp cần được số hóa bằng thiết bị máy quét có độ
chính xác hình học và độ phân giải cao. Trong quá trình quét hàm liên tục giá
trị độ xám của ảnh trên phim sẽ được làm rời rạc và lượng tử hóa theo mức độ
xám (grey scale). Ảnh số sẽ là tập hợp các phần tử ảnh ( gọi la pixel ) được
sắp xếp theo dạng ma trận hai chiều mà mỗi phần tử ảnh được xác định bởi
một vị trí hàng / cột và một giá trị độ xám.
Độ phân giải của ảnh càng cao thì chất lượng hình học và bức xạ của
ảnh càng cao nhưng ngược lại nếu kích thước của file ảnh càng lớn, thời gian
quét ảnh lâu, lượng thông tin trên ảnh thừa. Độ phân giải thấp thì không đảm
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4851
bảo độ chính xác hình học, nhiều thông tin trên ảnh bị mất. Vì vậy việc lựa
chọn độ phân giải của ảnh quét cần căn cứ vào độ chính xác của bản đồ cần
thành lập, tỷ lệ của ảnh và mục đích sử dụng. Thông thường độ phân giải của
ảnh được tính bằng 100 μ / X , trong đó X bằng mẫu số tỉ lệ ảnh chia cho mẫu
số tỉ lệ bản đồ cần thành lập. Tùy theo các máy quét được sử dụ ng mà độ
phân giải có thể là 7.5, 15, 22.5, 30, 60, 120.. μm đối với máy quét
PhotoScan PS1 hay 7, 14, 21, 28 .. μm đối với máy SCAL.
3.3.3 Kĩ thuật nâng cao chất lượng hình ảnh
Một số công đoạn xử lí ảnh trong đo ảnh số và viễn thám thường phải
sử dụng các kĩ thuật nâng cao chất lượng hình ảnh. Các kĩ thuật này áp dụng
các thuật toán xử lí thông tin bức xạ của dữ liệu ảnh số nhằm làm nổi bật các
đối tượng cần quan tâm, giúp cho việc giải đoán ảnh bằng mắt hoặc bằng máy
móc, thiết bị kỹ thuật được thực hiện dễ dàng và chính xác hơn. Trong đo ảnh
số, các kỹ thuật thường được áp dụng nhất là thu phóng hình ảnh, biến đổi độ
xám ( độ tương phản của hình ảnh ). Người thao tác có thể thu nhỏ hoặc
phóng to hình ảnh để xem xét hình ảnh một cách tổng quát hay chi tiế t để xác
định vị trí của điểm đo.
Bằng cách biến đổi độ tương phản của hình ảnh, hay phóng to hình ảnh
tác nghiệp viên có thể chọn và đo điểm chính xác hơn rất nhiều, tránh được
các sai lầm trong thao tác.
3.3.3.1 Thu phóng ảnh số nhằm chọn hệ số thu phóng phù hợp
Trong đo vẽ ảnh số, thường phải hiển thị trên màn hình máy tính toàn
cảnh của một ảnh để xác định các khu vực cần nghiên cứu, cần đo vẽ. Mỗi file
ảnh số chứa hàng vạn pixel, nhưng hầu hết trên các hệ thống đo vẽ ảnh số
hiện nay chỉ có thể hiển thị trên màn hình một hình ảnh có kích thước không
lớn hơn 1024*1024 pixel trong một lần. Do đó sẽ rất hữu ích nếu có một thuật
toán đơn giản để làm tăng hay giảm kích thước của file ảnh ban đầu sao cho
chỉ cần một lần cũng có thể hiển thị được toàn cảnh của một ảnh hay một
phần của nó mà ta cần quan tâm.
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4852
Hình 3.2 Thu nhỏ ảnh số
Để thu nhỏ ảnh số xuống chỉ còn 1/(m.n) dung lượng ban đầu thì cứ
sau m hàng thì có 1 hàng được chọn, và cứ sau n cột thì có 1 cột được chọn để
hiển thị. Trên hình 3.2, nếu tính từ trên xuống dưới, từ trái qua phải thì các
pixel có vị trí hàng cột lẻ được chọn để hiển thị, và chúng được tô đậm.
Nếu như để thu nhỏ một ảnh ta phải bỏ bớt một hang, một cột thì để
phóng to ta lại phải thêm vào ảnh số gốc một hang và một cột.
Hình 3.3 Phóng to ảnh số
Kỹ thuật phóng to hình ảnh thường được áp dụng cho mục đích đoán
đọc ảnh bằng mắt. Trong xử lý ảnh số, ảnh phóng to làm kích thước của pixel
tăng lên nhiều lần. Nếu hệ số phóng đại là k lần thì mỗi pixel trên ảnh nguyên
0 2 7 6
0 6 7 1
1 9 2 9
7 1 5 1
11 12 10 8 7 9 4 5
6 8 9 9 6 12 3 7
8 4 5 6 9 11 10 12
13 14 12 26 25 25 26 28
29 30 28 29 32 34 35 36
31 12 14 15 16 1 23 12
12 3 3 4 15 16 12 13
14 15 16 17 15 16 15 14
11 10 7 4
8 5 9 10
29 28 32 35
12 3 15 12
0 0 2 2 7 7 6 6
0 0 2 2 7 7 6 6
0 0 6 6 7 7 1 1
0 0 6 6 7 7 1 1
1 1 9 9 2 2 9 9
1 1 9 9 2 2 9 9
7 7 1 1 5 5 1 1
7 7 1 1 5 5 1 1
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4853
thủy sẽ được thay thế bằng một khối với k*k pixel, tất cả pixel trong khối đều
có cùng một mức độ xám bằng mức độ xám của pixel nguyên thủy.
3.3.3.2. Biến đổi độ tương phản
Các bộ cảm biến ghi lại năng lượng bức xạ hay phản xạ tư các đối
tượng trên mặt đất. Thực tế, các loại đối tượng khác nhau sẽ có khả nặng phản
xạ khác nhau trong các dải phổ hẹp với các bước song khác nhau. Điều đó
dẫn đến sự tương phản giữa các loại đối tượng được ghi nhận bằng một má y
cảm biến. Thế nhưng ở vùng phổ của song ánh sáng nhìn thấy, hay ngay cả
trong vùng hồng ngoại, một số đối tượng tự nhiên hay nhân tạo của bề mặt tái
đất có độ sáng gần như nhau, nên độ tương phản ghi nhận được giữa chúng
rất thấp.
Tăng cường bước nhận ảnh là bước quan trọng tạo tiền đề cho xử lý
ảnh, gồm một loạt các kỹ thuật như tăng cường độ tương phản, khử nhiễu, nổi
màu….Tăng cường chất lượng ảnh được thực hiện nhằm hoàn thiện trạng
thái quan sát ảnh. Trong đó khôi phục ảnh được thực hiện nhằm khôi phục
lại hình ảnh gần với ảnh gốc nhất, trước khi nó bị biến dạng do nhiều nguyên
nhân gây nên.
* Các kỹ thuật tăng cường chất lượng ảnh (Image Enhancement)
Nhiệm vụ của tăng cường chất lượng ảnh không phải là tăng lượng
thông tin vốn có trong ảnh mà làm nổi bật các đặc trưng vốn có của ảnh, làm
sao để có ảnh tốt hơn đẹp hơn, thuận lợi cho quá trình xử lý và đo vẽ ảnh.
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4854
Hình3.4.Các kỹ thuật tăng cường ảnh
Tăng cường chất lượng ảnh bao gồm các kỹ thuật điều khiển mức xám,
thay đổi độ tương phản, lọc giảm nhiễu, nội suy tái chia mẫu, phóng đại, nổi
biên…được mô tả tổng quát trong hình 3.4 trên.
* Sử dụng toán tử điểm để tăng cường ảnh
Toán tử điểm là toán tử không bộ nhớ, ở đó mức xám D [0.L] được
ánh xạ sang mức xám Đ[0,L]; Đ = f(D).Ánh xạ f có các dạng khác nhau phụ
thuộc vào các ứng dụng khác nhau, được liệt kê như sau:
Tăng độ tương phản :
Để đoán đọc các đối tượng địa hình trên ảnh hang không phụ thuộc rất
nhiều yếu tố, đặc biệt là độ tương phản của các đối tượng. Đặc điểm của việc
tạo ra sự khác nhau về độ sáng của các đối tượng địa hình trên ảnh được xác
định bởi các điều kiện lộ sáng và các phương pháp xử lí hóa ảnh các vật liệu
ảnh.
Các điều kiện lộ sáng chuẩn là:
- Bề rộng chup ảnh của phim lớn hơn khoảng sáng các đối tượng địa
hình.
Toán tử điểm
Tăng độ tương
phản
Xõa nhiễu Lọc gốc
Lọc tuyến tính
Chia cửa sổ
Toán tử KG
Làm trơn nhiễu
Toán tử điểm
Lọc trung bình
Biễn đổi
Lọc chọn màuLọc giải thấp
Mô hình hóa
Màu giả
Màu biến đổi
Màu giả
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4855
- Thời gian lộ sáng được điều chỉnh theo độ sáng trung bình của đối
tượng chụp, gây nên sự hình thành nên âm bản với mật độ quang học vượt
quá 0.85.
Vi phạm quy tắc chuẩn dẫn đến việc mất đối tượng trê n ảnh.
Để nhận được dương bản với chất lượng cao xuất phát từ quan điểm
đoán đọc cần thực hiện hai điều kiện sau :
+ Khoảng thời gian lộ sáng hữu ích của phim dương bản phải lớn hơn
mật độ quang học của âm bản.
Tích của các hệ số tương phản của âm bản và d ương bản lớn hơn 1 .
Tuy nhiên việc thực hiện được điều kiện thứ hai là rất khó khăn
Tóm lại, ảnh có độ tương phản quá thấp hay quá cao do điều kiện chụp
ảnh không chuẩn, ta có thể điều chỉnh lại độ tương phản bằng cách biến đổi
đầu vào theo các hàm tuyến tính hay phi tuyến. Khi sử dụng hàm tuyến tính
các độ dốc ,, phải lớn hơn trong một miền cắt dãn. Các cận là tham số a
và b có thể chọn khi xem xét của anh. Nếu dãn độ tương phản bằng hàm
tuyến tính ta có :
= = ảnh biến đổi trùng với ảnh gốc:
, , > 1 dãn độ tương phản: (3.30)
, , < 1 co độ tương phản:
Hàm số mũ trong biến đổi phi tuyến thường có dạng : f = (X[m,n])p.
Thuật toán tổng quát có dạng:
f(D) =
LDb
bDa
aD
;
D)bD(
D)aD(
D
b
a (3.31)
Các dộ dốc ,, xác định độ tương phản tương đối. L là mức xám cực
đại.
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4856
Tách nhiễu và phân ngưỡng
f(D) =
Db
bDa
aD0
;
L
D
0
(3.32)
Khi a = b = t; gọi là phân ngưỡng .
Tách nhiễu là trường hợp đặc biệt của dãn độ tương phản, khi hệ số α
= = = 0, được sử dụng một cách hữu hiệu để giảm nhiễu khi biết tín hiệu
vào nằm trong khoảng {a,b}.
Phân ngưỡng là trường hợp đặc biệt của tách nhiễu kh a = b = const và
đầu ra rõ rang là ảnh nhị phân. Phân ngưỡng được sử dụng trong kỹ thuật in
ảnh 2 màu vì ảnh gần nhị phân không thể cho ra ảnh nhị phân khi quét ảnh
bởi có sự xuất hiện của nhiễu do bộ cảm biến và sự biến đổi của nền.
Biến đổi âm bản: f(D) = L.D để tạo nên âm bản. Thường sử dụng f(D)
= 255 – D, rất có ích khi cần hiện các ảnh y học.
Cắt theo mức:
f(D) =
khacdi
bDa
;
D
L
Trích chọn bit:
Mỗi điểm ảnh được mã hóa trên B bít. Nếu B = 8 ta có ảnh 2 8 = 256
cấp độ xám ( ảnh đa cấp xám ); còn với B = 1 ta có ảnh nhị phân. Trong các
mã hóa này người ta chia làm hai loại : bit bậc thấp và bít bậc cao. Với bít bậc
cao độ bảo toàn thông tin cao hơn nhiều so với bit bậc thấp. Trong kỹ thuật
này ta có:
D = k12n-1 + k22n-2 + kn-12 + kn ; ( 3.34
Muốn chọn được thông tin có ý nghĩa nhất, bít thứ n và hiển thị chúng,
ta sử dụng phép biến đổi:
f(D) = L nếu kn = 1; hay với các giá trị khác của kn thì f(D) = 0.
Trừ ảnh
Trừ ảnh được sử dụng để tách nhiễu khỏi nền. Trong kỹ thuật này
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4857
người ta sử dụng ảnh ở hai thời điểm khác nhau, so sánh để tìm ra sự khác
nhau, dóng thẳng rồi trừ ảnh để có ảnh mới. Kỹ thuật này thường sử dụng
trong xử lí ảnh vệ tinh để dự báo thời tiết, hay ảnh chụp trong y học để chuẩn
đoán bệnh tật.
Nén giải độ xám
Trong nhiều trường hợp do giải rộng của ảnh quá lớn, cần phải thu nhỏ
dải độ sáng lại mà chúng ta thường gọi là nén giải độ sáng. Người ta thường
sử dụng phép biến đổi sau :
v(m,n) = clog10( u(m,n)) với c là hằng số biến đổi tỷ lệ độ sáng δ là rất nhỏ
so với u(m,n), được chọn cỡ 10-3.
Mô hình hóa và biến đổi lược đồ ( histogram) độ xám của ảnh
Lược đồ độ xám cung cấp rất nhiều thông tin về phân bố mức xám của
ảnh trong xử lí ảnh số đó chính là tính động của ảnh. Tính động này cho phép
phân tích sự phân bố mức xám của ảnh, ảnh sáng hay tối, đậm hay nhạt. Nếu
ảnh sáng, lược đồ độ xám lệch về bên phải ( mức xám cao), ngược lại nếu ảnh
nhạt lược đồ độ xám lệch về bên trái ( mức xám
thấp
Hình 3.5 Lược đồ độ xám
Trong kỹ thuật tăng cường ảnh, các thao tác chủ yếu là dựa vào kết quả
phân tích lược đồ độ xám để biến đổi giá trị độ xám của một điểm ảnh bằng
một hàm thuyến tính hay hàm phi tuyến. Các phép xử lý này là cơ sỏ để biến
a. Ảnh đậm b. Ảnh nhạt
Số điểm ảnh Số điểm ảnh
Mức xám
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4858
đổi độ tương phản của hình ảnh. Thí dụ, ta sử dụng hàm phi tuyến dạng log a:
f = a.log(…) :
Dm = a. log( D[m.n]).
Nếu ảnh có kích thước là 256*256 thì ta cần phải sử dụng 256 2 phép
biến đổi. Một cách tổng quát , nếu ảnh có kích thước n*n phần tử điểm song
chỉ có N mức xám ( N rất nhỏ so với n ) và phép biến đổi chỉ nhằm cải thi ện
một mức xám 1 N sang mức xám 1’ N’ thì có thể thực hiện nhanh hơn rất
nhiều. Do vậy có thể có cách như sau:
- Tính giá trị của hàm f : y = f( d i) với I = 1,2,…,N và lưu giá trị vào
một bảng.
- Duyệt toàn bộ ảnh , với mỗi điểm ảnh tra giá trị trong bảng ( ở đây
không cần tính), và từ đó thu được ảnh mới.
Kỹ thuật này có tên là bảng tra – LƯT ( look up table). Bảng tra LƯT
là một bảng chứa dữ liệu biến đổi một mức xám I sang mức xám j. Nó được
định nghĩa như sau :
- Cho Xi là một tập các mức xám ban đầu Xi = [0,1,2,…N]
Để minh họa, ta xét một ví dụ sau:
Cho ảnh số A gồm 16 pixel với 8 mức xám :
1 2 4 5
7 8 1 2
A = 1 4 3 6
4 5 6 2
Thành lập bảng tra LƯT :
Mức xám Bảng tra Mức xám Bảng tra
1 a.log(1) 5 a.log(5)
2 a.log(2) 6 a.log(6)
3 a.log(3) 7 a.log(7)
4 a.log(4) 8 a.log(8)
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4859
Thuật toán biến đổi được mô tả như sau:
- Tính bảng : LƯT : For k = 1 to N do LƯT [k]:= f (x [k])
- Biến đổi : For each pixel X[I,j] do Y [I,j] : = LƯT ( X[I,j])
a. Hàm biến đổi:
f(u) = )X(P i
u
0X
u
i
víi:
1N
0i
i
i
iu
)X(h
)X(h)X(P ; i = 0, 1 …(N-1); (3.35)
Trong đó h(Xi) là lược đồ mức xám X – số điểm ảnh có mức xám X i
U là mức xám đầu vào, còn V là mức xám đầu ra sẽ được
lượng tử hóa theo sơ đồ :
b. Mức Xám đầu vào U được biến đổi theo hàm phi tuyến trước. Có
thể sử dụng một trong các hàm dưới đây:
- f(u) = log (1+u); với u 0 ;
- (u) = u1/n ; u 0 ; n = 2, 3, …
- f(u) =
1N
0X
i
n/1
U
U
0X
i
n/1
U
i
i
)X(P
)X(P
với n = 2, 3 … (3.36)
Sau đó đầu ra được lượng hóa đều.
f(D) =(in -2in-1) ; với Int[bit/2n-1] ; n = 1,2 … B. (3.37)
3.3.4 Thay đổi độ rõ nét trên ả nh.
Như chúng ta đã biết, trên một tấm ảnh bao gồm rất nhiều thông tin,
nhiều đối tượng và nhiều khu vực khác nhau. Khi chụp lên ảnh thì chúng sẽ
có những gam màu đạm nh ạt, cũng như độ rõ nét khác nhau tùy thuộc vào
từng đối tượng và từng khu vực. V í dụ như khi đoán đọc ở khu vực đồi núi thì
yêu cầu độ rõ nét phải cao hơn khi đoán đọc ở khu vực đồng bằng… Khi đó
u
0X
i
i
)X(P Lượng tử hóa đềuVU V
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4860
chúng ta cần thay đổi độ rõ nét của ảnh bằng cách sử dụng phần mềm Irac C,
Vào thanh công cụ Ctrast chọn Gamma sẽ ra được bảng sau
Trên thanh công cụ này sẽ cho phép ta điều chỉnh độ rõ nét của các đối
tượng trên ảnh theo một vùng nào đó. Bằng cách click chuột vào 2 mũi tên
trên thanh công cụ Gamma chúng ta co thể điều chỉnh độ rõ nét của ảnh cho
phù hợp với từng khu vực để có thể đoán đọc các đối tượng trên ảnh một cách
tốt nhất.
3.3.5 Tạo ra các điều kiện tốt nhất để đoán đọc trực tiếp.
Sự khác nhau của con người trong khả năng giải hình dạng của các đối
tượng được thể hiện ở chất lượng xác suất đoán đọc. Làm tốt hơn các điều
kiện quan sát ảnh có thể nâng cao hơn độ nhạy của mắt và khả năng đoán đọc
trong khi đoán đọc ảnh. Một trong những cách nâng cao chất lượng đoán đọc
là sử dụng rộng rãi các mẫu đoán đọc chuẩn chuyên dung,các quy định chuẩn
để giúp người đoán đọc có thể cụ thể hóa được nội dung và tăng khả năng
đoán đọc.
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4861
A. Đối với công tác đoán đọc trực tiếp trên trạm ảnh số :
Trong công tác thành lập bản đồ tỷ lệ lớn ( tỷ lệ : 1/2000; 1/5000) có
thể đưa ra một số chuẩn đoán đọc, một số quy định đoán đọc ảnh như sau :
1. Đối với các đối tượng thủy hệ :
-Đo vẽ theo hình ảnh toàn bộ những đối tượng thủy văn có hình ảnh rõ
ràng.
- Các đối tượng hình tuyến được đo vẽ sao cho vừa có thể đảm bảo
được cả yêu cầu về trình bày bản đồ vừa đảm bảo độ chính xác về độ cao.
- Khi đo vẽ lưu ý đến tí nh liên tục và tương quan của các đối tượng
hình tuyến ( song, kênh, mương, đường …) Với đối tượng hình tuyến chạy
song song và gần nhau phải đo vẽ đầy đủ, không lấy bỏ theo quan niệm nội
dung bản đồ truyền thống.
Tuy nhiên , trên mô hình lập thể có những đoạn song, kênh mương có
hình ảnh rõ rang nhưng không đoán đọc được hướng liên thông với các tuyến
chính vẫn phải vẽ, những đoạn hình tuyến không rõ rang và những đoạn
không có khả năng liên thông với các tuyến chính ( ví dụ qua cống) phải đánh
dấu và ghi chú lại để thông tin cho ngoại nghiệp để xác định lại ngoài thực địa
- Sông, suối có độ rộng > 0.5 mm theo tỷ lệ bản đồ mới thể hiện bằng
hai nét.
- Không đo vẽ các đoạn sông, suối, mương ngắn hơn 1 cm, lơ lửng ( ví
dụ một đoạn suối nhỏ không xuất phát từ đâu và không đi đến đâu ).
- Đo vẽ hệ thống thủy hệ tự nhiên, kênh đào, mương máng, ao hồ theo
hình ảnh lập thể, phân loại theo độ rộng.
- Các loại bãi ven hồ nếu giải đoán được bằng kết quả quan sát lập thể
có diện tích > 15 cm2 theo tỷ lệ bản đồ mới biểu thị và thực hiện biểu thị theo
quy định sau :
+ Bãi bùn không phân biệt ngập hay không ngập nước.
+ Bãi cát ven bờ phân biệt ngập hay không ngập nước trên hay dưới
đường mép nước).
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4862
+ Bãi đá sỏi ven bờ không phân biệt ngập hay không ngập nước.
+ Các loại bãi ven bờ có thể kết hợp biểu thị : bùn + đá + sỏi + cát.
+ Giải đoán các loại cầu cống và theo tính chất, độ lớn mà thể hiện theo
đúng kí hiệu.
+ Các ao hồ có diện tích > 2mm2 trên bản đồ mới biểu thị.
2. Địa hình và các yếu tố tác động làm biến đổi địa h ình.
- Đo vẽ toàn bộ các đối tượng địa hình theo yêu cầu thể hiện nội dung
bản đồ (về đô chính xác , mật độ…). Ngoài các yếu tố đặc trưng địa hình (
đường bình độ, điểm độ cao đặc trưng …) cần phải đo vẽ các đối tượng mô tả
chi tiết bề mặt, phục vụ thành lập mô hình số địa hình( DTM).
Hình 3.1 Đo vẽ địa hình trên mô hình lập thể
3. Đường giao thông
Những tuyến đường giao thông không thể đoán đọc được chính xác độ
rộng từ 1 m trở lên : được đo vẽ theo hình ảnh của mép đường sao cho đảm
bảo tương quan với các đối tượng khác đi kèm như cạnh nhà, mép sông, kênh
§å ¸n tèt nghiÖp
Sv: Phan ThÞ Thuý Líp: Tr¾c ®Þa A - K4863
mương… còn các thông tin về lề đường, chất liệu rải mặt, tên đường … sẽ
được bổ sung ngoài thực đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 16.pdf