Tài liệu Định hướng vai trò của mô hình thông tin công trình BIM trong ngành xây dựng tại Việt Nam: 108T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
Định hướng vai trò của mô hình thông tin
công trình BIM trong ngành xây dựng tại Việt Nam
Defining Building Information Modeling - BIM role in Vietnam construction industry
Lê Anh Dũng, Phạm Thành
Tóm tắt
Bài báo này đưa ra góc nhìn và nhận
định về BIM, cũng như khả năng ứng
dụng BIM cho ngành xây dựng ở Việt
Nam. BIM không đơn thuần là sử dụng
công vụ vẽ 3D, BIM nên được nhìn như
một giải pháp mới có thể thay thế và cải
tiến nhiều về cách thức quản lý và phối
hợp dự án xây dựng trong ngành xây
dựng tại Việt Nam từ đó nâng cao chất
lượng và năng suất lao động, đem lại lợi
ích cho tất cả các bên. Chuyển dịch sang
môi trường làm việc sử dụng BIM không
đơn thuần là cách tạo mô hình mà còn là
cách sử dụng các ứng dụng từ mô hình
như thế nào tại các giai đoạn kết hợp
với quy trình, các thiết bị máy hỗ trợ và
các nền tảng trao đổi dữ liệu đồng bộ.
Từ khóa: BIM, hợp tác, điều phối, quản trị ...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Định hướng vai trò của mô hình thông tin công trình BIM trong ngành xây dựng tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
108T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
Định hướng vai trò của mô hình thông tin
công trình BIM trong ngành xây dựng tại Việt Nam
Defining Building Information Modeling - BIM role in Vietnam construction industry
Lê Anh Dũng, Phạm Thành
Tóm tắt
Bài báo này đưa ra góc nhìn và nhận
định về BIM, cũng như khả năng ứng
dụng BIM cho ngành xây dựng ở Việt
Nam. BIM không đơn thuần là sử dụng
công vụ vẽ 3D, BIM nên được nhìn như
một giải pháp mới có thể thay thế và cải
tiến nhiều về cách thức quản lý và phối
hợp dự án xây dựng trong ngành xây
dựng tại Việt Nam từ đó nâng cao chất
lượng và năng suất lao động, đem lại lợi
ích cho tất cả các bên. Chuyển dịch sang
môi trường làm việc sử dụng BIM không
đơn thuần là cách tạo mô hình mà còn là
cách sử dụng các ứng dụng từ mô hình
như thế nào tại các giai đoạn kết hợp
với quy trình, các thiết bị máy hỗ trợ và
các nền tảng trao đổi dữ liệu đồng bộ.
Từ khóa: BIM, hợp tác, điều phối, quản trị BIM,
tích hợp
Abstract
This paper presents perspective and
definition of BIM, as well as the ability to
apply BIM to Vietnam construction industry.
BIM is not only a tool for 3D visualization, it
should be considered as a new solution to
replace and increase collaboration or project
management in Vietnam; therefore, improve
labour efficiency and brings benefit to all
stakeholder in the project. Switching to
BIM working environment does not means
to learn a new 3D modeling method, it is
how to apply BIM into each project phrase
inherent to the best process practice which
would integrate the data to highly advantage
mobile, survey, scan equiments and common
data environment.
Keywords: BIM, collaboration, coordination,
BIM project management, integration
PGS.TS. Lê Anh Dũng
Khoa Xây dựng
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Ths. Phạm Thành
Công ty TNHH tư vấn và ứng dụng
Công nghệ BIM Việt Nam
1. Đặt vấn đề.
Building Information Modeling-BIM hay Mô hình thông tin công trình hiện đang là
chủ đề chiếm được sự quan tâm trong ngành xây dựng tại Việt Nam. Sau Quyết định
số 2500/QĐ-TTg của Thủ tướng Chỉnh phủ về Đề án áp dụng BIM tại Việt Nam nhu
cầu tìm hiểu về BIM lại càng lớn hơn bao giờ hết. Vậy BIM có thực sự hữu ích và đóng
vai trò gì trong điều kiện bối cảnh của ngành xây dựng và mức độ phát triển xã hội hiện
tại ở Việt Nam. Muốn BIM đi vào thực tiễn như đúng kỳ vọng thì hướng tiếp cận nào
sẽ phù hợp nhất.
2. Thực trạng việc sử dụng các phần mềm BIM ở Việt Nam
- BIM không đơn thuần là việc sử dụng các công cụ phần mềm khác AutoCAD phục
vụ các hoạt động vẽ thiết kế. Sự xuất hiện các phần mềm hỗ trợ vẽ thiết kế nhanh hơn
cho kiến trúc sư bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 2006÷2008, ban đầu các
phần mềm này đã giúp các kiến trúc sư Việt Nam nhanh chóng thể hiện các hình chiếu
bản vẽ nhanh hơn nhưng chất lượng thể hiện chưa thực sự làm hài lòng yêu cầu tuân
thủ các tiêu chuẩn thể hiện bản vẽ kỹ thuật. Theo thời gian, việc thể hiện bản vẽ đã
tương đối hoàn thiện sang các bộ môn khác như Kết cấu và Cơ điện, tuy nhiên phạm
vi sử dụng các ứng dụng của phần mềm ứng dụng BIM vẫn chưa vượt qua khỏi quan
điểm của người làm công tác thiết kế và trong giai đoạn thiết kế.
- Do đó khái niệm BIM ở Việt Nam vẫn nằm trong khoảng hiểu biết về một hay vài
phần mềm 3D phục vụ vẽ kỹ thuật với tốc độ sản xuất chậm, không đáp ứng kỳ vọng
triển khai dự án hiện tại và yêu cầu một sự thay đổi lớn giữa các bên liên quan trong
dự án mới đưa BIM trở nên rộng rãi và khả thi tại Việt Nam. Vậy các phần mềm ứng
dụng BIM có đơn thuần chỉ để vẽ và BIM nên được sử dụng như nào cho phù hợp
với bối cảnh hiện tại? Thực tế phần mềm chỉ là một trong những thành phần cơ bản
của BIM, hiện nay, phát triển phần mềm cho BIM đang là một lĩnh vực công nghệ xây
dựng rất phát triển trên thế giới. Cần phải hiểu một thực tế rằng, BIM không phải là bất
kỳ phần mềm nào cả, mà là tập hợp rất nhiều các phần mềm và công nghệ được sử
dụng trong suốt vòng đời của dự án. Con người mới chính là yếu tố huyết mạch để có
thể phát huy được vai trò của việc sử dụng các phần mềm/ công nghệ BIM trong dự
án một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, các phần mềm vẫn chưa có một tiêu chuẩn
chung, đồng bộ nên khả năng phối hợp vẫn còn kém, tạo ra những khó khăn trong việc
ứng dụng BIM.
3. Thực trạng ngành xây dựng Việt Nam
- Với đặc thù sử dụng vật liệu xây dựng chủ yếu chế tạo và đổ tại chỗ không phức
tạp, thiết bị kỹ thuật công trình mang tính điển hình hóa cao, công nghệ xây dựng còn
Hình 1. Các loại phần mềm ứng dụng trong Mô hình thông tin công trình BIM
109 S¬ 28 - 2017
hầu hết sử dụng sức người. Do đó sự phức tạp của công
trình không nằm ở yếu tố kỹ thuật hay giải pháp thiết kế thi
công mà lãng phí của ngành xây dựng tại Việt Nam hiện nay
chủ yếu hiện nằm trong phương pháp quản lý phối hợp giữa
các giai đoạn và các bên liên quan trong dự án do dự án
không có một nền tảng trao đổi dữ liệu có tính tích hợp cao
và sai sót do bất đối xứng thông tin giữa các sản phẩm thiết
kế đang là thực trạng hiện hữu.
- Đối với công trình dân dụng và công nghiệp, hồ sơ thiết
kế bản vẽ thi công được lập thông qua ba bộ môn chính Kiến
trúc, Kết Cấu, Cơ điện. Hầu hết phương pháp vẽ thiết kế
truyền thống dựa vào phần mềm vẽ kỹ thuật AutoCAD 2D với
dữ liệu rời rạc và nhiều sai sót, sai sót đến từ phương pháp
thể hiện hình vẽ và quản lý yếu kém khi có sự thay đổi mang
tính đồng bộ. Ngoài ra, thực trạng quản lý thiết kế mang tính
phân tán cao, nền tảng phối hợp giữa các bộ môn gần như
dựa vào kinh nghiệm do đó chất lượng thông tin trong bản
vẽ thiết kế rất thấp, đặc biệt hồ sơ thiết kế bản vẽ bộ môn
Cơ điện. Sự yếu kém trong quá trình quản lý và phối hợp các
hệ thống công trình làm giảm giá trị của sản phẩm thiết kế,
lãng phí nguồn lực và thời gian. Các đối tượng chính có liên
quan vẫn chưa có một hệ thống văn bản ràng buộc những
vai trò, trách nhiệm và các yêu cầu rõ ràng ngay từ thời điểm
bắt đầu dự án.
Hình 2. Các dữ liệu thiết kế-thi công truyền thống rời rạc thông tin
Hình 3. Mô hình chứa tham số thông tin điều khiển
110 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
- Ở giai đoạn thi công, do đặc
thù thực tế có nhiều bên nhà thầu
tham gia dự án với các cấp độ
khác nhau việc liên kết thông tin
giữa các bản vẽ tại giai đoạn thiết
kế và các chỉnh sửa trong giai đoạn
thi công thường xuyên không đồng
bộ. Các thông tin chỉnh sửa thường
xuyên không được cung cấp tức
thời cho các bên liên quan và việc
sử dụng bản vẽ giấy 2D đã làm cho
công tác quản lý phối hợp thực sự
gây nhiều phiền phức và lãng phí
thời gian lớn giữa các bên, đồng
thời sự liên hệ giữa ý đồ thiết kế
và hiện trường gần như không có
sự kết nối mà hoàn toàn phụ thuộc
vào khả năng và kinh nghiệm của
cán bộ hiện trường. Chủ đầu tư
hoặc Ban quản lý dự án là người
đầu tiên chịu ảnh hưởng của các
phát sinh này như các phát sinh
về khối lượng, biện pháp thi công,
điều chỉnh giải pháp, tiếp sau các
nhà thầu và đơn vị tư vấn thiết kế
cũng mất nhiều thời gian để chỉ
xử lý các thông tin không đồng bộ
hoặc thiếu sót đó. Sự thiết sót và
liên kết rời rạc này không chỉ gây ra
những lãng phí nặng nề về chi phí
mà còn là những mối đe dọa lớn về
an toàn lao động tại công trường,
an toàn trong quá trình khai thác và
sử dụng sau thi công.
- Tại giai đoạn sau đầu tư, một lần nữa thông tin bản vẽ
hoàn công hoặc các tài liệu liên quan đến quản lý không gian
và tài sản trong công trình không được tập hợp và quan tâm
đúng mức gây khó khăn trong công tác quản lý vận hành,
gây thất thoát và trực tiếp góp phần ảnh hưởng đến người
đầu tư và người sử dụng công trình sau này.
4. Định hướng vai trò của BIM qua giải pháp phối hợp,
quản lý mang lại những lợi ích thiết thực cho ngành xây
dựng Việt Nam.
- Đi từ những phân tích về thực trạng đang diễn ra trong
ngành xây dựng tại Việt Nam, cũng như từ thực tế của các
nước phát triển đi đầu trong công nghệ BIM, việc ứng dụng
BIM sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng BIM là giải pháp tốt nhất
ở thời điểm hiện tại có thể giúp cải cách và thúc đẩy ngành
xây dựng phát triển.
BIM ra đời là cuộc cách mạng áp dụng các tiến bộ công
nghệ tin học, đem đến các giải pháp mang tính phối hợp cao
giữa các bên và các giai đoạn dự án, giúp toàn bộ quá trình
hoạt động xây dựng được tối ưu và giảm thiểu các lãng phí
phát sinh. Tuy nhiên BIM không phải là phần mềm và cũng
không hẳn chỉ là công nghệ, BIM nên được hiểu nhiều hơn là
một quy trình xây dựng và quản lý thông tin dự án, công trình
theo cách mới mang hướng hỗ trợ các phương pháp triển
khai truyền thống trong việc xác định các vấn đề chồng chéo
một cách trực quan và tập trung hơn.
4.1. Hiệu quả từ quy trình phối hợp chặt chẽ.
- BIM mở ra khả năng và cũng yêu cầu một quy trình phối
hợp chặt chẽ. Trước hết việc áp dụng BIM không thể không
nói đến việc thiết lập một nền tảng trao đổi dữ liệu xuyên suốt
giữa các bên và các giai đoạn dự án. Đây là yêu cầu đầu
tiên cần được quan tâm đối với một dự án áp dụng BIM, môi
trường trao đổi dữ liệu nên được lập thông qua công nghệ
lưu trữ đám mây nơi mọi người có thể truy cập từ bất kỳ nơi
nào, thông tin được chia sẻ có thể là các thông tin liên quan
đến dự án như các mô tả, các yêu cầu, các tiêu chuẩn quy
định, vị trí để các tập tin dữ liệu mô hình thiết kế, vị trí để các
tập tin mô hình phối hợp
So sánh với phương thức trao đổi dữ liệu theo phương
thức hiện nay, hầu hết là qua Email. Lợi thế của phương thức
này là nhanh chóng, đơn giản. thuận tiện, nhưng với một số
lượng email quá lớn cho một dự án cần có sự phối hợp của
nhiều bên tham gia, cách thức này sẽ làm các file trao đổi bị
chồng lấp, không xác định được thông tin đầu, thông tin cuối,
đâu là bản chỉnh sửa đâu là bản hoàn thiện. Các bên tham
gia khó theo dõi, làm sự phối hợp bị ngắt quãng và không
hiệu quả. Sự ra đời của BIM kéo theo sự phát triển của các
công nghệ cho phép quá trình trao đổi dữ liệu trong quá trình
triển khai dự án BIM được tốt hơn nhưng việc áp dụng trong
dự án tại Việt Nam vẫn còn rất khó khăn, do các cá nhân
chưa có thói quen sử dụng và cơ sở hạ tầng mạng còn kém.
Các công nghệ này đều đáp ứng yêu cầu về sự trao đổi dữ
liệu có hệ thống, không trùng chéo để đảm bảo sự phối hợp
diễn ra được hiệu quả, công nghệ dùng cho môi trường trao
đổi dữ liệu cần đảm bảo các yếu tố:
o Chạy trên nền tảng đám mây (truy cập bất cứ vị trí, thời
gian nào)
o Tự động cập nhật các file mới nhất
o Lưu lại lịch sử thực hiện thao tác tạo lập, chỉnh sửa,
download, upload, xóa các file dữ liệu
Hình 4. Bộ tài liệu cần thiết quản lý thông tin dự án BIM
Hình 5. Môi trường trao đổi dữ liệu tập trung trên công nghệ đám mây
111 S¬ 28 - 2017
o Có thể tìm được các file dự án dựa theo quy tắc đặt tên
đã xác định từ trước
Môi trường trao đổi dữ liệu chung là điều kiện tiên quyết
để bắt đầu một dự án BIM.
- Công tác thiết kế và lập kế hoạch được thông tin hóa
và bổ sung hình ảnh 3D trực quan giúp các bên có thể hình
dung giải pháp theo một cách giống nhau. Việc xuất bản vẽ
từ mô hình nâng cao tính chính xác do trực tiếp trích xuất từ
mô hình thông tin 3D, các thông tin ghi chú hoặc bảng thống
kê được đồng bộ hóa dựa vào ưu thế vượt trội của công tác
tạo lập và quản lý tham số mà phần mềm BIM đem lại.
- Trước thực trạng giai đoạn thiết kế tại các dự án ở Việt
Nam có chất lượng quản lý và thể hiện bản vẽ còn nhiều sai
sót và thiếu thông tin, hồ sơ bản vẽ khi chuyển qua giai đoạn
thi công còn cần cập nhật điều chỉnh và phối hợp lại, do đó
sai sót hoặc thông tin nhầm phiên bản đang là mối lo ngại tồn
tại trong thực tế thi công và quản lý dự án. Công tác phối hợp
đa hệ kỹ thuật công trình giờ đây được mô phỏng thông qua
hình học 3 chiều và tương thích chặt chẽ với mô hình thiết kế
thông qua các quy trình phân tách và quản lý khoa học, các
va chạm hình học hoặc các thiếu sót giữa các bên khi cùng
thiết kế dễ dàng được nhìn thấy trong các mô hình tổng hợp,
việc quản lý các lỗi và thông báo lỗi được chuẩn hóa theo
một quy tắc đặt tên thống nhất ngay từ đầu do đó nâng cao
khả năng phối hợp và sớm điều chỉnh các lỗi thiết kế có thể
ảnh hưởng đến công tác thi công. BIM cũng giúp mô phỏng
chi tiết quá trình thi công, biện pháp thi công giúp tất cả các
bên tham gia có thể hiểu và thống nhất các hướng triển khai
ngoài công trường từ công tác thi công, vận chuyển, lưu kho,
điều hướng di chuyển khi có nguy hiểm từ đó giảm thiểu
các rủi ro về an toàn lao động có thể phát sinh, giảm các
trường hợp thi công sai, thi công lại, tránh thất thoát chi phí
và thời gian.
- Thực tế cho thấy khả năng
quản lý thiết kế giữa các bên thiết
kế và nhà thầu thi công sao cho
khớp nối trong bối cảnh thay đổi
và cập nhật đã đem lại lợi ích to
lớn trong triển khai dự án áp dụng
BIM, giúp chủ đầu tư yên tâm và
ra quyết định đầu tư nhanh chóng.
BIM giúp chủ đầu tư cũng như nhà
thầu số hóa, quản lý khối lượng,
chi phí và thời gian thi công từng
giai đoạn trong suốt vòng đời dự
án. Các dự án ứng dụng BIM hầu
hết đều cho thấy, BIM đóng vai trò
lớn trong việc đáp ứng tiến độ đề
ra, từ đó dự án tiết kiệm được các khoản chi phí phát sinh
như chi phí sửa chữa, làm lại, chi phí quản lý, lãi suất ngân
hàng trong thời gian vượt tiến độ.
- Khả năng tích hợp cao của BIM không đơn thuần chỉ
trong nội bộ luân chuyển các tham số tin học giữa các phần
mềm BIM khác nhau mà còn mở ra khả năng tích hợp với
các thiết bị máy khảo sát, trắc đạc và tự động hóa thi công
giúp ý nghĩa tạo lập mô hình giàu thông tin từ giai đoạn thiết
kế và phối hợp chặt chẽ trong giai đoạn thi công được toàn
diện nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng trong toàn vòng
đời dự án.
- Việc sử dụng mô hình BIM đi kèm với sự ra đời của các
thế hệ máy quét laser điểm đám mây, đây là công nghệ tích
hợp giữa lấy kích thước hiện trạng bằng mô hình chính xác
cao và tích hợp sử dụng trong các phần mềm tạo mô hình
thông tin. Ứng dụng quét laser ngoài thực tế rất cần thiết cho
các dự án có yếu tố địa hình phức tạp (hang, đèo, núi) giúp
có được hồ sơ hiện trạng chính xác, các vật cản, vết nứt
tránh được những nguy hiểm, rủi ro khi thi công; trường hợp
dự án xây chèn giữa 2 công trình hiện hữu khác, cho phép
kiến trúc sư chèn thiết kế công trình mới vào môi trường
thực, kiểm tra công trình có bị chồng chéo với công trình cũ
không, nếu việc này xảy ra sai sót ngay từ đầu mà không
được phát hiện sớm sẽ gây ra những sai phạm nghiêm trọng,
ảnh hưởng đến chi phí, tiến độ và an toàn lao động trong quá
trình thi công. Ngoài ra mô hình thi công còn có thể tự động
chuyển dữ liệu vị trí tọa độ của các cấu kiện công trình hoặc
vị trí công trình vào máy toàn đạc điện tử, ứng dụng này đem
lại lợi ích to lớn cho giai đoạn thi công khi tận dụng triệt để
công tác phối hợp trong mô hình BIM thiết kế, giúp giảm thiểu
thời gian thi công thực tế và nâng cao tính chính xác.
Hình 6. Mô hình BIM phối hợp các hệ
kỹ thuật công trình
Hình 7. Tích hợp thông tin mô hình vào máy toàn đạc điện tử
Hình 8. Kết hợp dữ liệu quét hiện trạng điểm đám mây chính xác 5mm
112 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
4.2. Tăng cường sử dụng dữ liệu
điện tử
- Có thể nhận thấy việc trao đổi,
phê duyệt thông tin tài liệu bằng
giấy như hiện nay gây ra nhiều
lãng phí, bộ máy quản lý, lưu trữ
hồ sơ cồng kềnh, mất nhiều thời
gian, thủ tục rườm rà và không
hiệu quả. Giảm thiểu sử dụng hồ
sơ giấy 2D ngoài công trường
thông qua việc quản lý hồ sơ bản
vẽ điện tử giúp việc truy cập nhanh
chóng, chính xác phiên bản và gọn
nhẹ, ngoài ra các thiết bị di động
được sử dụng để trao đổi thông tin
vướng mắc là bước tiến mới trong
quản lý thi công. Mô hình BIM giúp
tạo ra hồ sơ bản vẽ điện tử chứa
nhiều thông tin thuộc tính hơn, dễ
dàng truy xuất thông tin đối tượng
trên bản vẽ và đặc biệt có thể so
sánh sự khác nhau giữa các phiên
bản, nhờ đó thông tin được lưu trữ
xuyên suốt giữa các thành viên
dự án tạo sự kết nối và giảm thiểu
các hiểu lầm thiết kế. Công nghệ
sử dụng dữ liệu điện tử còn cho
phép kiểm tra, nhận xét, phê duyệt
và đóng dấu trên tài liệu một cách
trực tuyến. Các ghi chú này ngay
lập tức sẽ được thông báo tự động
cho đối tác, giúp quá trình phản hồi
và thực thi nhanh chóng và rõ ràng.
- Không những thế, mô hình
BIM tổng hợp các hệ kỹ thuật công trình chứa thông tin thuộc
tính các cấu kiện, thiết bị, vật tư dễ dàng được xem xét bởi
cán bộ hiện trường thông qua các thiết bị di động, nhờ đó
việc phối hợp và ra quyết định nhanh chóng được thực hiện
ngoài hiện trường giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi lãng phí.
4.3. Dự báo sớm chi phí tổng mức đầu tư
- Không chỉ giai đoạn thiết kế và thi công, mô hình BIM
còn thực sự rất hữu ích trong giai đoạn đấu thầu thi công,
trong đó đặc biệt lập biện pháp thi công và dự toán chi phí
nhờ khối lượng chính xác. Việc bóc khối lượng theo phương
pháp truyền thống đang đem lại rủi ro lớn cho các nhà thầu
nếu có sơ suất trong việc kiểm tra bản vẽ 2D hiện tại, bên
cạnh đó phương thức bóc truyền thống có thể chỉ phù hợp
với các cấu kiện beton, dầm sàn, cột còn với các trang thiết bị
và hoàn thiện kiến trúc thì không khả thi, làm mất nhiều thời
gian mà không chính xác. Với sự hỗ trợ của các phần mềm,
mô hình BIM được lập phục vụ công tác bóc khối lượng
chính xác là điểm cộng giúp các nhà thầu tự tin ra giá thầu
với mức cạnh tranh và đem lại tỉ lệ thắng thầu cao. Đây cũng
chính là điểm nổi trội của các phần mềm BIM sử dụng tham
số để kiểm soát thông tin cấu kiện thiết kế, khối lượng hoàn
toàn có thể được kiểm soát dựa trên nhu cầu thể hiện thông
tin, biện pháp thi công dự kiến. Tuy nhiên, các công ty khác
nhau sử dụng phần mềm và phương pháp bóc tách, dự toán
cũng khác nhau nên số liệu đầu vào nhiều khi khác nhau. Bởi
vậy, nếu chỉ dùng các chức năng trích xuất khối lượng có sẵn
của các phần mềm thì số liệu đầu ra cũng có thể không dùng
được, nên các công ty vẫn cần phải sử dụng và phát triển
các công cụ riêng đi kèm với phần mềm phù hợp để có được
thông số bóc tách chính xác nhất.
5. Kết luận
- Những lợi ích vượt trội của BIM ở trên hiện không còn
ở trên lý thuyết hoặc chỉ được áp dụng tại nước ngoài, đã
có các đơn vị tại Việt Nam áp dụng một phần hoặc đã kiểm
soát toàn bộ quy trình công nghệ trên. Thực tế, các đơn vị áp
dụng đã nhận ra những vai trò của BIM và định hướng sẽ sử
dụng BIM tạo giá trị và lợi thế cạnh tranh trong ngành.
- BIM không đơn thuần là việc thay thế bởi các phần mềm
vẽ kỹ thuật chỉ cho giai đoạn thiết kế, nó đã mở ra khả năng
thay thế cho phương pháp và các quy trình sản xuất thông tin
truyền thống 2D ở tất cả các giai đoạn. BIM sẽ gián tiếp đem
lại thành công cho các dự án thông qua việc mở ra khả năng
tích hợp và phối hợp cao từ các thông tin kỹ thuật đến các
bên liên quan tham gia trong dự án, và cuối cùng Chủ đầu
tư sẽ là người được hưởng lợi nhất từ kết quả quản lý chặt
chẽ khoa học thông qua một nền tảng công nghệ ứng dụng
toàn diện trong suốt vòng đời dự án. Đây chính là điểm mấu
chốt giúp giảm thiểu lãng phí và nâng cao chất lượng công
trình tại Việt Nam./.
Nội dung bài báo và các tài liệu hình ảnh được sử dụng từ
sản phẩm và tài liệu nghiên cứu của Công ty TNHH Tư vấn
và ứng dụng công nghệ BIM Việt Nam (VIBIM) – Địa chỉ Tầng
10, tòa nhà CIT, số 06 ngõ 15, Phố Duy Tân, Phường Dịch
Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hình 9. Hệ thống quản lý dữ liệu số từ mô hình ra công trường
Hình 10. Thống kê khối lượng trực quan giảm bỏ sót
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 75_4467_2163272.pdf