Định hướng năng lực nghề nghiệp cho sinh viên Sư phạm Toán trường Đại học Tây Bắc - Hoàng Ngọc Anh

Tài liệu Định hướng năng lực nghề nghiệp cho sinh viên Sư phạm Toán trường Đại học Tây Bắc - Hoàng Ngọc Anh: TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 7 (12/2016) tr 11- 22 ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC Hoàng Ngọc Anh, Mai Anh Đức, Nguyễn Thị Hương lan, Vũ Xuân Thịnh* Khoa Toán – Lý – Tin, Trường Đại học Tây Bắc *Phòng Giáo dục, huyện Tam Đường, Lai Châu Tóm tắt: Bài viết trình bầy kết quả nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm Toán, cấu trúc các năng lực cho sinh viên sư phạm Toán. Đây chính là cơ sở để nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình đào tạo cho sinh viên sư phạm Toán Trường Đại học Tây Bắc theo hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp. Từ khóa: Năng lực nghề nghiệp, sinh viên sư phạm Toán. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ ...

pdf12 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Định hướng năng lực nghề nghiệp cho sinh viên Sư phạm Toán trường Đại học Tây Bắc - Hoàng Ngọc Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 7 (12/2016) tr 11- 22 ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC Hoàng Ngọc Anh, Mai Anh Đức, Nguyễn Thị Hương lan, Vũ Xuân Thịnh* Khoa Toán – Lý – Tin, Trường Đại học Tây Bắc *Phòng Giáo dục, huyện Tam Đường, Lai Châu Tóm tắt: Bài viết trình bầy kết quả nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm Toán, cấu trúc các năng lực cho sinh viên sư phạm Toán. Đây chính là cơ sở để nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình đào tạo cho sinh viên sư phạm Toán Trường Đại học Tây Bắc theo hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp. Từ khóa: Năng lực nghề nghiệp, sinh viên sư phạm Toán. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới giáo dục là phải phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách giáo dục ở các nhà trường đại học. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học””chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội”. Những định hướng chỉ đạo này rất phù hợp với triết lý đào tạo của Trường Đại học Tây Bắc trong giai đoạn hiện nay là: ”Vững lý thuyết, giỏi thực hành, nhanh vào thực tiễn”, điều đó giúp người học phát triển toàn diện kiến thức - kỹ năng - thái độ nghề nghiệp và khả năng thích ứng với môi trường thực tiễn đa dạng ngay sau khi tốt nghiệp. Trong thời gian vừa qua, Trường Đại học Tây Bắc đã có nhiều đổi mới trong đào tạo, NCKH, đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học. Tuy nhiên với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục và đào tạo, thực tiễn về khâu tuyển sinh của trường ta trong giai đoạn hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn. Đa số sinh viên của trường là người dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa và nhận thức còn thấp do đó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng đào tạo Ngày nhận bài: 01/9/2016. Ngày nhận đăng: 25/12/2016 Liên lạc: Hoàng Ngọc Anh, e - mail: ngocanhtbu2002@gmail.com trong tình hình mới. Mặt khác chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Toán của Trường Đại học Tây Bắc hiện nay còn khá hàn lâm, quy trình đào tạo còn tương đối khép kín, đặc biệt là nội dung chương trình và phương pháp dạy nghề ít gắn với thực tiễn phổ thông. Chương trình đào tạo hiện nay chỉ dành khoảng 10% số tiết cho các hoạt động thực hành và hầu như không có thảo luận.Trong chương trình đào tạo tỉ lệ khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm so với khối kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành vẫn còn tương đối thấp (dưới 20%) là chưa phù hợp, chương trình còn nặng về khối kiến thức khoa học chuyên ngành. Do đó, năng lực sư phạm của sinh viên mới tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy thực tế tại các trường phổ thông. Điều này chỉ ra rằng, quá trình đào tạo ở trường chưa quan tâm đến định hướng năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm Toán, từ đó dẫn đến việc phát triển các kĩ năng nghề nghiệp cho các em sinh viên còn hạn chế. Chính vì vậy sinh viên sư phạm ra trường chưa thể đáp ứng ngay được yêu cầu giảng dạy ở các trường phổ thông hiện nay. Do đó, trong bài viết này chúng tôi trình bày nghiên cứu định hướng nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm Toán, trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp và cấu trúc các năng lực cho sinh viên sư phạm Toán Trường Đại học Tây Bắc. 2. Định hướng nghề nghiệp của sinh viên sư phạm toán 2.1. Các môi trường làm việc và nghề nghiệp đặc trưng G iá o v iê n T o án c ác t rư ờ n g T H C S v à T H P T G iả n g v iê n T o án c ác t rư ờ n g T C C N , C ao đ ẳn g , Đ ại h ọ c C h u y ên v iê n c ác p h ò n g , b an t ro n g c ác p h ò n g G iá o d ụ c, s ở G iá o d ụ c, c ác t rư ờ n g T C C N , C ao đ ẳn g , Đ ại h ọ c C h u y ên v iê n V iệ n n g h iê n c ứ u k h o a h ọ c G iá o d ụ c (c h u y ên n g àn h L ý l u ận v à P P D H T o án ) C h u y ên v iê n t ro n g c ác c ơ q u an n h à n ư ớ c, d o an h n g h iệ p 1.Các trường THCS, THPT, TCCN, Cao đẳng, Đại học 2.Các phòng Giáo dục, sở Giáo dục 3. Cơ sở giáo dục khác (TTGDTX, TTGD cộng đồng) 4. Cơ quan nhà nước, doanh nghiệp Nghề nghiệp đặc trưng Môi trường làm việc 2.2 Các năng lực cốt lõi của cử nhân sư phạm Toán Năng lực cốt lõi G iá o v iê n T o án c ác t rư ờ n g T H C S v à T H P T G iả n g v iê n T o án c ác t rư ờ n g T C C N , C ao đ ẳn g , Đ ại h ọ c C h u y ên v iê n c ác p h ò n g b an t ro n g c ác p h ò n g G iá o d ụ c, sở G iá o d ụ c, c ác t rư ờ n g T C C N , C ao đ ẳn g , Đ ại h ọ c C h u y ên v iê n V iệ n n g h iê n c ứ u k h o a h ọ c G iá o d ụ c (c h u y ên n g àn h L ý l u ận v à P P D H T o án ) C h u y ên v iê n t ro n g c ác c ơ q u an n h à n ư ớ c, d o an h n g h iệ p 1. Giảng dạy môn Toán học ở các trường THCS và THPT 2. Giảng dạy Toán học tại các trường TCCN, Cao đẳng, Đại học 3. Nghiên cứu khoa học Toán học và KHGD 4. Nghiên cứu khoa học Giáo dục Tổ chức và quản lý giáo dục 5. Tổ chức và quản lý giáo dục 6. Phát triển chương trình giáo dục 7. Đánh giá kết quả giáo dục ( Chú thích: Ô bôi đậm thể hiện đây là năng lực được xác định ở mức độ cao nhất của nghề nghiệp tương ứng; Ô bôi màu mờ hơn thể hiện sự liên quan ở mức độ bình thường; Ô để trắng thể hiện mức độ thấp nhất (hoặc không thực hiện)) 3. Cấu trúc năng lực của cử nhân sư phạm Toán 3.1. Những năng lực chung 3.1.1. Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp a. Phẩm chất chính trị - Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lí luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục sau này. - Tham gia tích cực các hoạt động chính trị - xã hội, các lớp học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng do nhà trường, và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức; - Tham gia xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh các điều lệ, nghị quyết của các tổ chức chính trị - xã hội chủ chốt; - Hoàn thành các nhiệm vụ do lớp, trường và các tổ chức chính trị - xã hội phân công. Nghề nghiệp đặc trưng - Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, giúp đỡ đồng bào gặp hoạn nạn trong cuộc sống; - Thể hiện hành vi, thái độ thận trọng trước những sự kiện chính trị, xã hội nhạy cảm. b. Trách nhiệm công dân - Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, quy chế của nhà trường; - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân do pháp luật quy định; - Có ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung; - Luôn đứng về lẽ phải, bảo vệ cái đúng, cái tiến bộ và phê phán cái sai, cái bảo thủ, lạc hậu, đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực trong nhà trường, trong cộng đồng địa phương và trong xã hội; - Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc. Đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống và trong học tập. c. Phẩm chất đạo đức - Sống lành mạnh, văn minh, giản dị, khiêm tốn và khoan dung, độ lượng, đối xử hòa nhã, lịch sự, thân thiện với mọi người; - Tận tụy, có trách nhiệm với công việc được giao; - Trung thực trong học tập và trong báo cáo kết quả các công việc được giao; - Sống hòa đồng, hợp tác, quan tâm, giúp đỡ bạn bè cùng hoàn thành tốt các nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp; - Chia sẻ, giúp đỡ với những người hoạn nạn, khó khăn trong cuộc sống và trong học tập; - Tâm huyết với nghề thể hiện qua ý thức học tập và rèn luyện không ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn và hoàn thiện nhân cách nhà giáo. Có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; - Đối xử công bằng, không thiên vị, không trù dập, không thành kiến với mọi người xung quanh. 3.1.2. Nhóm năng lực giao tiếp a. Năng lực giao tiếp với học sinh (HS), với đồng nghiệp - Biết lựa chọn ngôn ngữ phù hợp trong các tình huống giao tiếp với HS và đồng nghiệp; - Biết cách tạo bầu không khí tiếp xúc thoải mái, tin tưởng ở HS và đồng nghiệp thể hiện ở sự cởi mở, quan tâm, thân thiện, và tôn trọng các HS và đồng nghiệp; - Biết lựa chọn và thể hiện các phương tiện giao tiếp phù hợp với tình huống giao tiếp trong giáo dục HS; - Biết cách lắng nghe, không thể hiện thái độ trong giao tiếp với HS và đồng nghiệp; - Biết thuyết phục, cảm hóa học sinh thay đổi niềm tin sai lệch và những hành vi không mong đợi ở HS và đồng nghiệp. b. Năng lực giao tiếp với cha mẹ học sinh - Biết cách tạo bầu không khí tiếp xúc thoải mái, tin tưởng ở cha mẹ HS thể hiện ở sự cởi mở, quan tâm, thân thiện, và tôn trọng HS và cha mẹ HS; - Biết lựa chọn và thể hiện các phương tiện giao tiếp phù hợp với tình huống giao tiếp; - Biết cách lắng nghe và làm chủ được cảm xúc của bản thân trong giao tiếp với cha mẹ HS; - Biết thuyết phục, phối hợp để tìm biện pháp giáo dục hoặc khuyến khích HS . c. Năng lực giao tiếp với các đối tượng khác - Biết lựa chọn ngôn ngữ phù hợp trong các tình huống giao tiếp với đối tượng giao tiếp thể hiện tính văn hóa của nhà Giáo dục; - Biết cách tạo bầu không khí tiếp xúc thoải mái, tin tưởng ở đối tượng giao tiếp thể hiện ở sự cởi mở, quan tâm, thân thiện, và tôn trọng đối tượng giao tiếp; - Biết cách lắng nghe, không thể hiện thái độ trong giao tiếp; - Biết thuyết phục, cảm hóa học sinh thay đổi niềm tin sai lệch và những hành vi không mong đợi ở đối tượng giao tiếp. d. Năng lực tìm hiểu cá nhân người học - Biết cách lựa chọn các phương pháp thu thập, xử lý thông tin trong việc tìm hiểu cá nhân người học (về thể chất, tâm lí, đạo đức, quan hệ xã hội, khả năng học tập, ...); - Biết xây dựng các công cụ nghiên cứu để tìm hiểu HS: mẫu phiếu quan sát, bảng hỏi, mẫu phỏng vấn (PV)...; - Biết xử lí, phân tích thông tin thu thập được về HS và sử dụng kết quả tìm hiểu người học để phân loại và lập hồ sơ cá nhân người học; e. Năng lực tìm hiểu tập thể lớp - Biết lựa chọn các phương pháp thu thập, xử lý thông tin trong việc tìm hiểu nhóm và tập thể lớp; - Biết xây dựng các công cụ nghiên cứu để tìm hiểu nhóm và tập thể lớp: Mẫu phiếu quan sát, bảng hỏi, mẫu phỏng vấn,; - Biết xử lý, phân tích thông tin thu thập được về nhóm/tập thể lớp và sử dụng kết quả thu thập đó để lập hồ sơ/sổ theo dõi lớp của giáo viên chủ nhiệm; f. Năng lực tìm hiểu môi trường giáo dục - Biết cách lựa chọn các phương pháp thu thập, xử lý thông tin trong việc tìm hiểu môi trường nhà trường; - Biết xây dựng các công cụ nghiên cứu để tìm hiểu môi trường nhà trường: mẫu phiếu quan sát, bảng hỏi, mẫu PV...; - Biết xử lí, phân tích thông tin thu thập được về môi trường nhà trường và sử dụng kết quả thu thập đó vào quá trình dạy học, giáo dục; g. Năng lực tìm hiểu môi trường xã hội - Biết lựa chọn các phương pháp thu thập, xử lý thông tin trong việc tìm hiểu môi trường xã hội; - Biết xây dựng các công cụ nghiên cứu để tìm hiểu môi trường xã hội; - Biết xử lý, phân tích thông tin thu thập được về môi trường xã hội và sử dụng kết quả thu thập đó vào quá trình giáo dục HS; - Có kĩ năng làm việc với các cơ quan hành chính và cá nhân để thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao. 3.1.3. Nhóm năng lực tổ chức a. Năng lực tổ chức và phát triển tập thể lớp chủ nhiệm - Biết xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm trong từng tháng và tuần, kế hoạch giờ sinh hoạt lớp,; - Biết tổ chức và bồi dưỡng bộ máy tự quản lớp; - Biết xây dựng các quan hệ trong tập thể trở nên thân thiện hơn; - Biết tạo ra dư luận tập thể lành mạnh để giáo dục HS; b. Năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo (giáo dục thông qua môn học và các hoạt động giáo dục khác) - Biết xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với mục tiêu giáo dục, với đặc điểm tập thể HS và điều kiện thực hiện; - Biết dự kiến các tình huống có thể xảy ra; - Biết tổ chức, quản lý thực hiện kế hoạch hoạt động đã xây dựng dựa trên sự tự quản, sự tham gia và hợp tác của mọi HS; - Biết tổ chức đánh giá kết quả hoạt động, quá trình thực hiện hoạt động và rút kinh nghiệm dựa trên sự tự quản, sự tham gia và hợp tác của mọi HS; c. Năng lực giải quyết các tình huống giáo dục - Biết nhận dạng được tình huống; - Biết thu thập và xử lý thông tin cần thiết để giải quyết tình huống; - Biết lựa chọn và thực hiện phương án giải quyết tình huống phù hợp nhất; - Biết đánh giá các giải quyết tình huống và rút kinh nghiệm d. Năng lực giáo dục HS có hành vi không mong đợi - Biết khơi dậy lòng tự trọng và tự tôn giá trị để HS tự giáo dục và hoàn thiện bản thân; - Biết ứng xử phù hợp với những dạng hành vi không mong đợi của từng HS; - Biết làm cho HS thay đổi cách nghĩ, quan niệm, niềm tin sai lệch dẫn đến hành vi tiêu cực; - Biết đánh giá hiệu quả của các tác động giáo dục và sự tiến bộ của HS về nhận thức, thái độ, hành vi. e. Năng lực giáo dục hòa nhập - Biết lập kế hoạch dạy học hòa nhập; - Biết tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập; - Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập; f. Năng lực phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục HS - Biết lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ HS, giáo viên (GV) bộ môn, với Đoàn thanh niên và các lực lượng giáo dục (GD) có liên quan khác để tổ chức các hoạt động GD và xây dựng môi trường GD lành mạnh, thống nhất; - Biết tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp các lực lượng trong giáo dục HS; - Biết cách phối hợp với GV môn học, gia đình, các lực lượng xã hội cùng giúp đỡ HS cá biệt thay đổi thái độ và hành vi; - Biết cách phối hợp với gia đình, các lực lượng xã hội cùng cải thiện môi trường GD. g. Năng lực xây dựng, quản lý và sử dụng hồ sơ giáo dục - Biết lập kế hoạch giáo dục cho năm học, học kì, tháng, tuần; - Lập kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp để nhằm mục đích giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức cho HS (mục đích, nội dung, phương tiện, địa điểm); Năng lực đánh giá kết quả giáo dục - Biết đánh giá kết quả giáo dục một cách khách quan; - Biết sử dụng kết quả đánh giá để hướng dẫn HS tự giáo dục; để GV điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục và phối hợp với phụ huynh HS và các lực lượng giáo dục khác; - Biết lưu giữ kết quả đánh giá để lập hồ sơ từng HS và lớp. 3.1.4. Nhóm năng lực dạy học a. Năng lực tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa (SGK) - Nắm được mục tiêu và cấu trúc chương trình môn Toán ở trường phổ thông; - Hiểu được những kiến thức được trình bày trong SGK môn Toán ở trường phổ thông; - Phân tích được vị trí, vai trò của một bài học cụ thể trong SGK Toán ở trường phổ thông; - Phân tích được những dụng ý sư phạm của một bài học cụ thể trong chương trình môn Toán ở trường phổ thông. b. Năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học - Biết lập kế hoạch dạy học cho năm học, học kỳ; - Biết lập kế hoạch các loại bài học khác nhau (bài học lý thuyết, bài học luyện tập, bài học ôn tập) thể hiện mối quan hệ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học; thể hiện sự phù hợp với người học, môi trường, cơ sở vật chất dạy học; phân bổ thời gian hợp lí; dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra; - Biết điều chỉnh linh hoạt các phương án dạy học theo thiết kế ban đầu phù hợp với các tình huống lớp học; - Biết sử dụng các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với thực tế lớp học; - Biết quan sát bao quát lớp học và giao nhiệm vụ học tập cho HS tạo không khí học tập tích cực trong lớp; - Biết soạn đề kiểm tra tự luận và đề kiểm tra trắc nghiệm môn toán; - Biết cách kiểm tra, thu nhận thông tin ngược để điều chỉnh hoạt động dạy học. c. Năng lực quản lý hồ sơ dạy học - Biết cách xây dựng và cập nhật các thông tin cần thiết vào hồ sơ dạy học; - Biết sử dụng một số phần mềm để lập, quản lý, sử dụng hồ sơ dạy học; - Biết cách khai thác các thông tin trong hồ sơ vào quá trình dạy học. d. Năng lực phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học (PPDH) - Biết lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức phù hợp với mục tiêu, nội dung và đối tượng HS; - Biết phân tích, nhận xét về phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học được thể hiện trong giáo án cụ thể; - Biết soạn và thực hiện kế hoạch bài học thể hiện các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu và nội dung. e. Năng lực thiết kế và sử dụng các phương tiện dạy học (DH) - Biết lựa chọn phương tiện phù hợp với mục tiêu, nội dung và đối tượng HS; - Biết phân tích, nhận xét về tính hợp lí của việc sử dụng phương tiện dạy học được thể hiện trong giáo án cụ thể; - Biết soạn và thực hiện kế hoạch bài học thể hiện các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu và nội dung; - Biết tự làm một số phương tiện dạy học đơn giản: compa, mô hình hình chóp, tứ diện, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, khối nón, khối trụ, khối nón cụt; - Biết sử dụng máy tính cầm tay trong học tập và giảng dạy; - Biết tìm kiếm và kết nối thông tin trên Internet vào bài giảng. f. Năng lực DH tích hợp và phân hóa - Biết vận dụng kiến thức về DH phân hoá để nhận xét chương trình môn toán phổ thông hiện hành; - Biết sử dụng kết quả tìm hiểu HS để lựa chọn hình thức, PPDH phù hợp với từng đối tượng theo đặc điểm nhận thức khác nhau; - Biết lập và thực hiện kế hoạch bài học có tính đến các đặc điểm khác nhau về khả năng, thái độ nhận thức của HS; - Biết vận dụng kiến thức về DH tích hợp để nhận xét các chương trình môn toán phổ thông hiện hành; - Biết phân tích khả năng dạy học tích hợp của một chủ đề, một phần, một chương trong chương trình môn toán ở trường phổ thông; - Biết soạn và triển khai kế hoạch dạy học tích hợp một chủ đề, một bài; - Biết lập ma trận thể hiện nội dung tri thức tích hợp trong chương trình môn toán ở trường phổ thông. g. Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS - Biết cách soạn đề thi dạng tự luận môn toán; - Biết cách soạn đề thi trắc nghiệm môn toán; - Biết cách chấm bài với các hình thức thi tương ứng; - Nhận xét và cho điểm hàng ngày cho HS. h. Năng lực xây dựng môi trường học tập - Biết thiết lập được không gian lớp học thân thiện, kích thích được hứng thú học tập của HS; - Biết thiết kế và tập hợp những tài liệu học tập phong phú, đa dạng hữu ích cho từng đối tượng HS; - Biết tạo lập những phong trào học tập cho HS. k. Năng lực phát triển chương trình - Phát biểu được định nghĩa khái niệm chương trình theo các dấu hiệu khách nhau tương ứng với các tiếp cận khác nhau về phát triển chương trình; - Nêu được vai trò, ý nghĩa của phát triển chương trình dạy học môn học trong quá trình dạy học; - Phân tích các yếu tổ cấu thành chương trình môn học: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học,; kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học,; nêu mối quan hệ giữa các yếu tố; - Nêu được các loại chương trình theo cấp học, bậc học, theo phạm vi mục tiêu (chương trình giáo dục, chương trình môn học,). 3.2. Những năng lực đặc thù 3.2.1. Nhóm năng lực hiểu biết về Toán học a. Năng lực sử dụng ngôn ngữ Toán học - Đọc đúng và sử dụng đúng các kí hiệu toán học; - Biết chuyển ngôn ngữ thông thường sang ngôn ngữ toán học và ngược lại; - Biết hướng dẫn người khác hiểu và sử dụng đúng các kí hiệu toán học. b. Năng lực xây dựng và phát triển các lập luận Toán học - Biết vận dụng các kiến thức về suy luận để chấp nhận hoặc bác bỏ một luận đề; - Biết vận dụng các kiến thức về suy luận để thiết lập các lập luận cho một luận đề; - Phát hiện và sửa chữa được những sai lầm trong một lập luận Toán học. c. Năng lực làm việc trên các cấu trúc (không gian) toán học trừu tượng - Nắm được đối tượng, các phép toán và hệ tiên đề của cấu trúc toán học hiện đại; - Hiểu được các suy luận trên các cấu trúc toán học trừu tượng; - Phát triển được các lập luận dựa trên đối tượng, các phép toán, các tiên đề của một cấu trúc toán học và các quy tắc suy luận. d. Năng lực tính toán và nghiên cứu trên những đại lượng vô cùng lớn và vô cùng nhỏ - Nắm được đối tượng, các công cụ và các quy luật để nghiên cứu trên những đại lượng vô cùng lớn và các đại lượng vô cùng nhỏ trên các cấu trúc toán học khác nhau (không gian thực, không gian..); - Hiểu và vận dụng được các phép toán và các công cụ để nghiên cứu các đại lượng vô cùng lớn và vô cùng nhỏ vào các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật và kinh tế. e. Năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa trong Toán học - Biết phân tích để tìm lời giải một bài toán hoặc phân tích để tìm ra các đặc điểm một vấn đề toán học hoặc thực tiễn; - Biết trình bày lời giải một bài toán dựa vào các lập luận lôgic, tổng hợp một vấn đề toán học theo một chủ đề nào đó; - Biết nhìn phát triển một bài toán hoặc một vấn đề toán học cụ thể lên một bài toán khái quát hơn; - Biết nhìn ra các bài toán cụ thể khi tham chiếu bài toán trong không gian tổng quát xuống không gian cụ thể, hữu hạn. f. Năng lực nghiên cứu các dạng phương trình toán học - Nắm được khái niệm và các dạng phương trình Toán học (phương trình đại số, phương trình vi phân, phương trình đạo hàm riêng); - Biết được sự tồn tại nghiệm và các phương pháp tìm nghiệm của một số dạng phương trình toán học; - Biết được các ứng dụng của lý thuyết phương trình trong một số lĩnh vực khoa học và trong cuộc sống. g. Năng lực tính toán - Có thể tính nhẩm trên các số liệu không quá cồng kềnh mà không cần sự hỗ trợ của các phương tiện khác; - Có thể tính ước chừng, tính gần đúng với đội chính xác cao. h. Năng lực vận dụng toán học vào các môn học khác và vào cuộc sống - Biết vận dụng các kiến thức Toán học vào giải quyết các bài toán liên môn hoặc các bài toán thực tiễn; - Biết chuyển đổi ngôn ngữ cuộc sống sang ngôn ngữ toán học và ngược lại; - Biết chuyển đổi các bài toán thực tiễn đơn giản sang bài toán toán học và ngược lại; - Biết xác định nguồn gốc thực tiễn của một số kiến thức toán học đơn giản; 3.2.2. Nhóm năng lực dạy học Toán học a. Năng lực giải các bài tập Toán sơ cấp ở trường phổ thông - Giải được các bài toán trong sách giáo khoa môn Toán ở trường phổ thông; - Phân loại được một số dạng toán cơ bản và nâng cao trong chương trình môn Toán ở trường phổ thông; b. Năng lực vận dụng các kiến thức của toán cao cấp trong dạy toán ở trường phổ thông - Chỉ ra được cơ sở Toán cao cấp của một nội dung toán học cụ thể trong trường phổ thông; - Xây dựng được các bài toán sơ cấp dựa trên bài toán cao cấp đã biết; - Phát triển được bào toán cao cấp dựa vào bài toán sơ cấp đã biết. c. Năng lực vận dụng toán học vào các môn học khác và vào cuộc sống - Biết vận dụng các kiến thức Toán học vào giải quyết các bài toán liên môn hoặc các bài toán thực tiễn; - Biết chuyển đổi ngôn ngữ cuộc sống sang ngôn ngữ toán học và ngược lại; - Biết chuyển đổi các bài toán thực tiễn đơn giản sang bài toán toán học và ngược lại; - Biết xác định nguồn gốc thực tiễn của một số kiến thức toán học đơn giản; d. Năng lực sử dụng các công cụ tính toán và máy tính cầm tay trong giải quyết các bài toán - Biết lựa chọn công cụ tính toán phù hợp và tối ưu nhất với bài toán đặt ra; - Giải được một số dạng toán cơ bản (giải phương trình, tính tích phân, giải tam giác, ) bằng máy tính cầm tay; - Hướng dẫn được người khác sử dụng máy tính cầm tay để giải quyết được một số bài toán đơn giản trong các bài toán trên; e. Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động ngoại khóa Toán học - Biết phân loại các hoạt động ngoại khóa toán học; - Biết thiết kế một hoạt động ngoại khóa toán học (nêu được mục tiêu, nội dung, các bước để tiến hành ); - Biết tổ chức một hoạt động ngoại khóa Toán học. f. Năng lực vận dụng các kiến thức của lịch sử toán học và văn hóa toán học trong DH toán - Biết được sơ lược tiểu sử của một số nhà Toán học nổi tiếng và có thẻ kể lại cho HS về tiểu sử của các nhà Toán học nổi tiếng đó trong quá trình DH; - Biết được sơ lược lịch sử phát minh của một số khái niệm và các định lý Toán học nổi tiếng và có thể vận dụng vào quá trình DH các khái niệm và định lý đó; - Biết sử dụng ngôn ngữ Toán học giản dị, trong sáng, chính xác trong quá trình DH Toán; - Biết đặt các câu hỏi, các bài toán ngắn gọn, chính xác với ngôn ngữ trong sáng, giản dị; - Biết viết và vẽ hình đẹp, trực quan, cân đối và chính xác. 3.2.3. Nhóm năng lực phát triển nghề nghiệp a. Năng lực thích ứng với môi trường mới - Biết được vai trò của môi trường trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của con người; - Giao tiếp được với mọi người trong môi trường mới hoặc môi trường đa văn hóa; - Biết sử dụng tối thiểu ngôn ngữ địa phương trong giao tiếp hàng ngày; - Biết được và thực hiện được những phong tục, tập quán của địa phương nơi làm việc mới. b. Năng lực tự đánh giá - Biết đối chiếu các yêu cầu của nghề nghiệp và yêu cầu của thực tiễn giáo dục với phẩm chất, năng lực của bản thân để rút ra những mặt mạnh, mặt yếu. - Biết rút ra những bài học kinh nghiệm từ những thành công và thất bại của bản thân và đồng nghiệp trong hoạt động dạy học và giáo dục; - Biết sử dụng kết quả đánh giá vào việc bồi dưỡng, phát triển năng lực nghề nghiệp của bản thân. c. Năng lực tự học, tự nghiên cứu Toán học và giáo dục Toán học - Biết xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn; - Biết tìm kiếm, khai thác, xử lý khoa học, có hiệu quả các chương trình và các nguồn tài nguyên học tập (sách, báo, tạp chí, các trang thiết bị) phục vụ cho việc học tập, bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp. - Biết sử dụng ngoại ngữ (tiếng Anh, Nga hoặc tiếng Pháp) để tham khảo tài liệu chuyên môn phục vụ cho việc học tập, bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp, học tập; - Biết sử dụng CNTT để khai thác, tra cứu các nguồn tài liệu học tập. d. Năng lực nghiên cứu khoa học - Biết xác định vấn đề hay câu hỏi nghiên cứu cần trả lời (chứa đựng mâu thuẫn giữa lý thuyết hiện có và thực tiễn); Diễn đạt vấn đề nghiên cứu thành tên đề tài (phản ánh cô đọng nội dung nghiên cứu); lập thư mục tài liệu có liên quan; ... - Biết vận dụng phương pháp NCKH vào việc thực hiện có hiệu quả các đề tài cụ thể thuộc lĩnh vực dạy học, giáo dục: biết diễn đạt đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và giả thuyết khoa học; Lựa chọn cách tiếp cận giải quyết vấn đề và các phương pháp thu thập thông tin; - Biết được các bước tiến hành đề tài NCKH và trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài; - Hoàn thành đề tài NCKH. e. Năng lực trải nghiệm thực tiễn - Biết vận dụng các kiến thức về Toán học và lý luận DH vào việc xem xét, đánh giá một tình huống thực tiễn; - Biết vận dụng các kiến thức về Toán học và lý luận DH vào thực tiễn DH. 4. Kết luận Trong bối cảnh cần đổi mới nội dung, chương trình đào tạo sinh viên sư phạm Toán tại Trường Đại học Tây Bắc nhằm đáp ứng các yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung và đổi mới theo triết lý đào tạo của Trường Đại học Tây Bắc trong giai đoạn hiện nay là: “Vững lý thuyết, giỏi thực hành, nhanh vào thực tiễn”, giúp cho sinh viên phát triển toàn diện kiến thức – kỹ năng – thái độ nghề nghiệp và khả năng thích ứng với môi trường thực tiễn đa dạng ngay sau khi tốt nghiệp thì việc nghiên cứu và đưa ra các nội dung cơ bản về định hướng nghề nghiệp, cấu trúc các năng lực cho sinh viên sư phạm Toán là việc làm rất cần thiết. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu chúng tôi sẽ đề xuất nội dung, chương trình đào tạo, các giải pháp thực hiện để kết quả đào tạo sinh viên sư phạm Toán tại Trường Đại học Tây Bắc ngày càng được cao hơn, đáp ứng các yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Danh Nam (2014). Giải pháp nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường sư phạm. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 11, tr.16-18. [2] Chu Cẩm Thơ (2014). Bàn về những năng lực toán học của học sinh phổ thông. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 59 (1), 12-18. [3] Chuẩn đầu ra cử nhân sư phạm Toán, Trường Đại học Tây Bắc - 2014 [4] Nghị quyết số 14-NQ/CP ngày 02/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học giai đoạn 2006 – 2020. [5] Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. [6] Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 30 /2009 /TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) ORIENTATION OF OCCUPATIONAL COMPETENCE FOR STUDENTS OF MATHEMATICS AT TAYBAC UNIVERSITY Hoang Ngoc Anh, Mai Anh Duc, Nguyen Thi Huong Lan, Vu Xuan Thinh* Faculty of Mathematics, Physics and Informatics, Tay Bac University * Lai Chau province Abstract: This article presents the result of the research investigating the occupational competence orientation and competence framework for students of mathematics, which lays the foundation for the study to innovate the curriculum of mathematics teacher training at Tay Bac University in accordance with the occupational competence based approach. Keywords: occupational competence, mathematics student teachers Keywords: occupational competence, mathematics student teachers

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf10_5604_2136058.pdf
Tài liệu liên quan