Tài liệu Định hướng lai tạo giống mía mới tại Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
755
ĐỊNH HƯỚNG LAI TẠO GIỐNG MÍA MỚI TẠI VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Nguyễn Đức Quang, Đoàn Lệ Thủy, Cao Anh Đương và ctv.
Viện Nghiên cứu Mía Đường - Xã Phú An, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
TÓM TẮT
Định hướng chung lai tạo giống mía mới tại Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là
lai tạo giống mía có khả năng thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, cho năng suất và chất lượng
mía cao, vượt từ 10% trở lên so với bình quân của vùng, góp phần đưa năng suất bình quân cả nước
lên 72 tấn/ha, chữ đường đạt 10,5 CCS, tỷ lệ diện tích giống mía mới Việt Nam lên 20% vào năm
2020 và năng suất bình quân cả nước lên 80 - 84 tấn/ha, chữ đường đạt 10,6 CCS, tỷ lệ diện tích
giống mía mới Việt Nam lên 50% vào năm 2030. Định hướng cụ thể là (1) Ưu tiên và tăng cường lai
tạo giống mía mới, trong đó phương pháp lai hữu tính vẫn đóng vai trò chủ đạo song song với
phương pháp tạo đột biến; (2) Quan ...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Định hướng lai tạo giống mía mới tại Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
755
ĐỊNH HƯỚNG LAI TẠO GIỐNG MÍA MỚI TẠI VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Nguyễn Đức Quang, Đoàn Lệ Thủy, Cao Anh Đương và ctv.
Viện Nghiên cứu Mía Đường - Xã Phú An, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
TÓM TẮT
Định hướng chung lai tạo giống mía mới tại Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là
lai tạo giống mía có khả năng thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, cho năng suất và chất lượng
mía cao, vượt từ 10% trở lên so với bình quân của vùng, góp phần đưa năng suất bình quân cả nước
lên 72 tấn/ha, chữ đường đạt 10,5 CCS, tỷ lệ diện tích giống mía mới Việt Nam lên 20% vào năm
2020 và năng suất bình quân cả nước lên 80 - 84 tấn/ha, chữ đường đạt 10,6 CCS, tỷ lệ diện tích
giống mía mới Việt Nam lên 50% vào năm 2030. Định hướng cụ thể là (1) Ưu tiên và tăng cường lai
tạo giống mía mới, trong đó phương pháp lai hữu tính vẫn đóng vai trò chủ đạo song song với
phương pháp tạo đột biến; (2) Quan tâm đúng mức đến việc gắn liền kiểu khí hậu – thời tiết, kiểu đất
đai, đặc thù và đặc biệt là yêu cầu cụ thể của từng vùng mía trọng điểm với lai tạo giống mía; (3) Đẩy
mạnh việc khai thác sử dụng nguồn gen hoang dại gần gũi mía, đặc biệt là Erianthus và vật liệu lai
trung gian; (4) Tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học và công nghệ cao hỗ trợ cho việc lai tạo
giống mía mới.
Từ khóa: Định hướng, tầm nhìn, lai tạo giống, giống mía mới.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo chủ trương của Chính phủ, ngành
mía đường “không phải là ngành kinh tế vì
mục đích lợi nhuận tối đa mà là ngành kinh tế
xã hội”. Chương trình mía đường cũng từng
được chọn là chương trình khởi đầu để tiến
hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn, xóa đói, giảm nghèo, giải
quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động
nông nghiệp.
Trong vụ mía 2014/2015, cả nước có 41
nhà máy đường hoạt động với tổng công suất
thiết kế là 150.500 tấn mía/ngày, sản xuất được
1.417.800 tấn đường, trong đó đường luyện là
700.000 tấn; diện tích mía 305.000 ha, năng
suất mía bình quân đạt 65,3 tấn/ha, chữ đường
10,4 CCS; nhiều vùng nông dân hòa vốn hoặc
bị thua lỗ. Để khắc phục tình trạng này, nhất là
trong tình hình biến đổi khí hậu và đáp ứng yêu
cầu của sản xuất nông nghiệp hiện đại, phát
triển nền nông nghiệp bền vững hiện nay, trước
hết cần nhanh chóng nâng cao chất lượng vùng
mía nguyên liệu, bao gồm tăng cường ứng
dụng khoa học, trong đó có giống mới để tăng
năng suất, chất lượng mía và đầu tư thiết bị
hiện đại, giảm số lượng lao động, tiến tới tự
động hóa nhằm giảm chi phí, tăng hiệu suất.
Đối với công tác giống, theo kinh
nghiệm của các nước trồng mía tiên tiến trên
thế giới như Cuba, Úc, Ấn Độ và Thái Lan thì
việc đưa giống vào sản xuất từ nguồn nhập nội
chỉ là trước mắt còn về lâu dài cần chú trọng và
tăng cường chọn tạo giống trong nước.
Viện Nghiên cứu Mía Đường (SRI) là cơ
quan nghiên cứu chuyên sâu về mía đường trên
phạm vi toàn quốc đang lưu giữ tập đoàn quỹ
gen 1.027 mẫu, trong đó 215 mẫu đang được
khai thác, sử dụng cho việc chọn tạo giống
mới, chủ yếu bằng phương pháp lai hữu tính tại
huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, nơi có vĩ
độ Bắc 11o46’ - 11o54’, kinh độ Đông 108o25’ -
108o38’, cao độ trên 800 m so với mực nước
biển. Từ năm 2008 cho đến nay, có thể khẳng
định đây là địa điểm lai chuẩn. Trong điều kiện
đồng ruộng tự nhiên, chưa áp dụng bất cứ biện
pháp kỹ thuật hỗ trợ nào khác, kết quả bước đầu
cho thấy có thể tạo được cây con lai xa giữa loài
Saccharum với loài hoang dại gần gũi mía như
Miscanthus và Erianthus, số tổ hợp lai đạt trên
dưới 100 tổ hợp/vụ, tỷ lệ tổ hợp lai thành công
đạt 84,85 – 98,94%, số lượng cây con lai/vụ
tăng lên vài chục lần so với trước đây (Bảng 1
và Hình 1, Hình 2, Hình 3), đặc biệt có 1 giống
mía lai VN đạt năng suất mía trên 80 tấn/ha
trong điều kiện canh tác nhờ nước trời, hàm
lượng đường 11,27 - 12,77 CCS, chín trung
bình sớm (10 - 11 tháng tuổi) đã được công
nhận cho sản xuất thử tại vùng khô hạn Nam
Trung bộ từ tháng 8/2015 (Hình 4). Bên cạnh
đó, còn có một số giống mía lai VN triển vọng,
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
756
điển hình là VN08-270 thích hợp cho vùng
ngập lũ và xâm nhập mặn Tây Nam bộ với
năng suất mía tại vùng Long An trên 90 tấn/ha,
tại vùng Hậu Giang và Sóc Trăng trên 100
tấn/ha, chữ đường 10,94 – 11,12 CCS, chín
trung bình (12 – 13 tháng tuổi) (Hình 5).
Bảng 1. Kết quả lai hữu tính trong giai đoạn 2008 – 2016
Stt Nội dung
Đơn
vị
tính
Bình
quân 20
vụ lai
trước
2008
Vụ lai
2008/
2009*
Vụ
lai
2009/
2010
*
Vụ lai
2010/
2011*
Vụ lai
2011/
2012
Vụ lai
2012/
2013
Vụ lai
2013/
2014
Vụ lai
2014/
2015
Vụ lai
2015/
2016*
*
1 Số tổ hợp lai/vụ Tổ hợp 12 44 33 43 101 97 100 94 94
2 Tỷ lệ tổ hợp lai thành công/vụ % 41,67 90,90 84,85 88,37 86,14 97,94 91,00 98,94 98,94
3 Số cây con lai/vụ Cây 500 16.628 8.051 14.138 43.111 86.823 20.635 70.321 25.100
Ghi chú: * Lai thăm dò với 50 vật liệu bố mẹ
** Kết quả gieo 1/2 khối lượng hạt lai thu được (còn 1/2 khối lượng hạt lai chưa gieo)
Hình 1: Lai hữu tính vụ 2014/2015
tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm
Đồng
Hình 2: Cây con của vụ
lai 2014/2015 trong nhà
kính
Hình 3: Cây con của vụ lai
2014/2015 trong vườn ươm
Hình 4: Giống mía VN09-108 tại Khánh Hòa,
2015
Hình 5: Giống mía VN08-270 tại Bến Tre, 2015
Từ năm 2009 trở đi, song song với việc
lai hữu tính, phương pháp tạo đột biến bằng tác
nhân lý học (Chiếu xạ Gamma Co60) và hóa
học (Sử dụng chất kháng sinh tetracycline
trong nuôi cấy mô và tế bào) cũng từng bước
được tiến hành. Kết quả đã xác định được liều
chiếu xạ Gamma Co60 phù hợp để tạo ra các
biến dị ở mía (40 – 80 Gy cho hom thân 20 –
30 Gy cho cụm chồi nuôi cấy mô), cải tiến môi
trường nuôi ra rễ thích hợp cho cụm chồi sau
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
757
khi xử lý chiếu xạ (MS + 3 mg NAA) đồng
thời thu được một số dòng đột biến triển vọng,
điển hình có K93-219-2I và K93-219-2III
(Chiếu xạ Gamma Co60 50 Gy cho hom thân)
với tiềm năng năng suất tương đương (trên 100
tấn/ha ở diện hẹp), chữ đường cao hơn rõ rệt
(tăng 0,63 và 1,79 CCS theo thứ tự) và năng
suất quy 10 CCS vượt tương ứng 12,56 và
21,98% so với giống gốc K93-219, năng suất
quy 10 CCS ước tính đạt trên 114 tấn/ha ở diện
hẹp (Bảng 2 và Hình 6, Hình 7).
Bảng 2. Tiềm năng năng suất và chất lượng mía của dòng đột biến K93-219-2III ở diện hẹp
STT Công thức Năng suất lý thuyết(tấn/ha)
Chữ đường
(CCS)
Năng suất quy 10 CCS lý thuyết
Tấn/ha % vượt đối chứng
1 K93-219 (đ/c) 100,41 10,11 101,52 -
2 K93-219-2I 106,41 10,74 114,27 12,56
3 K93-219-2III 104,10 11,90 123,83 21,98
Hình 6: Dòng đột biến triển vọng
K93-219-2I
Hình 7: Dòng đột biến triển vọng
K93-219-2III
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng
kể nêu trên, việc lai tạo giống mía mới thực sự
vẫn còn nhiều hạn chế và hiệu quả chưa cao,
chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu giống cấp thiết
hiện nay, minh chứng là trong vụ mía
2013/2014, diện tích các giống mía mới được
công nhận từ 2008 đến 2014 chỉ đạt 89.193 ha
trên tổng số 292.661 ha, chiếm 30,48%; đặc
biệt, đối với các giống mía được chọn tạo trong
nước chỉ còn 3 giống hiện diện trong sản xuất
với tỷ lệ diện tích chưa đến 2%, đó là VN84-
4137 (chiếm 1,63%), VN85-1859 (chiếm
0,15%) và VN85-1427 (diện tích không đáng
kể). Nguyên nhân có nhiều nhưng trên hết là
thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như
kinh phí thực hiện và suy cho cùng là do yếu tố
chủ quan, cụ thể là còn nhiều hạn chế về cơ sở
dữ liệu bố mẹ, đa dạng hóa di truyền nguồn
gen, vật liệu lai trung gian xuất phát từ lai xa,
áp dụng công nghệ sinh học và công nghệ cao
hỗ trợ cho lai tạo giống; tóm lại có thể nói định
hướng lai tạo giống mía mới trong thời gian
qua chưa được quan tâm đúng mức.
Xuất phát từ các cơ sở trên, SRI xây
dựng định hướng lai tạo giống mía mới tại Việt
Nam đến năm 2020 như sau:
1. Định hướng chung
Lai tạo giống mía có khả năng thích ứng
với điều kiện biến đổi khí hậu, cho năng suất
và chất lượng mía cao, vượt từ 10% trở lên so
với bình quân của vùng, góp phần đưa năng
suất bình quân cả nước lên 72 tấn/ha, chữ
đường 10,5 CCS, tỷ lệ diện tích giống mía mới
Việt Nam lên 20% vào năm 2020 và năng suất
bình quân cả nước lên 80 – 84 tấn/ha, chữ
đường 10,6 CCS, tỷ lệ diện tích giống mía mới
Việt Nam lên 50% vào năm 2030.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
758
2. Định hướng cụ thể
(1) Ưu tiên và tăng cường lai tạo giống
mía mới, trong đó phương pháp lai hữu tính
vẫn đóng vai trò chủ đạo song song với phương
pháp tạo đột biến
(2) Quan tâm đúng mức đến việc gắn
liền kiểu khí hậu – thời tiết, kiểu đất đai, đặc
thù và đặc biệt là yêu cầu cụ thể của từng vùng
mía trọng điểm với lai tạo giống mía
(3) Đẩy mạnh việc khai thác sử dụng
nguồn gen hoang dại gần gũi mía, đặc biệt là
Erianthus và vật liệu lai trung gian
(4) Tăng cường ứng dụng công nghệ sinh
học và công nghệ cao hỗ trợ cho việc lai tạo
giống mía mới
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Văn Chương, Nguyễn Đức Quang,
Nguyễn Thị Bạch Mai, Lê Thị Thường,
Phạm Văn Tùng, Nguyễn Văn Dự, Phan
Thị Thanh; tháng 4/2015. Báo cáo kết quả
nghiên cứu, tuyển chọn giống mía VN09-
108 tại vùng Nam Trung bộ.
2. Thân Thị Thu Hạnh, tháng 12/2015. Báo
cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ
TXTCN – Tên nhiệm vụ: “Nghiên cứu,
ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn
tạo và nhân giống mía”.
3. https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACn
h_D%C6%B0%C6%A1ng.
4. Đoàn Lệ Thủy, tháng 12/2015. Báo cáo
tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ
TXTCN – Tên nhiệm vụ: “Nghiên cứu
đánh giá vật liệu lai tạo giống mía”
5. Lê Thị Thường, tháng 6/2012. Báo cáo
tổng kết Đề tài “Nghiên cứu chọn tạo các
dòng mía biến dị bằng phương pháp chiếu
xạ Gamma Co60”.
6. Trung tâm Lai tạo Giống mía. Cơ sở dữ
liệu tổng hợp lai hữu tính trên cây mía kể
từ vụ lai 2008/2009 (Bản điện tử, tài liệu
lưu hành nội bộ).
ABSTRACT
The orientation of sugarcane breeding program in Vietnam by the years 2020 and 2030
Nguyen Duc Quang, Doan Le Thuy, Cao Anh Duong et al.
Sugarcane Research Institute – Phu An Village, Ben Cat Town, Binh Duong Province –
Mob.: 0913.867107; Email: nguyen_duc_quang@yahoo.com
Generally, the orientation of sugarcane breeding program in Vietnam up to 2020 aim to create
new sugarcane varieties that are adaptable to the conditions of climate change, and properly
cultivated in different regions through out country with high yield (about 72 tons/ha in average by the
year 2020 and 80-84 tons/ha by the year 2030, 10% higher than local variety) and good quality (10.5
CCS in sugar content by the year 2020 and 10.6 CCS by the year 2030).
And, what is more the percentage of newly released varieties by Vietnamese by the year 2020 and
2030 must be 20% and 50% respectively. With this view of points, following issues should be focused:
- Priority should be given to sugarcane breeding program in which crossing/sexual hybrid takes
an leading role and followed by mutation.
- The program of sugarcane breeding must be closely linked to the environment condition and
cimate changes in particular.
- Specific concern should be paid to the wild germplasm of sugarcane in terms of study and
exploitation in breeding program.
- More attention should be paid on the utilization of bio-technology in sugarcane breeding
program.
Keywords: Orientation, view, cross-breeding, new sugarcane varieties
Người phản biện: GS. TS. Vũ Mạnh Hải
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_255_3533_2130573.pdf