Tài liệu Định giá hậu quả tai nạn giao thông đường bộ: 74
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 18, Feb 2016
ĐỊNH GIÁ HẬU QUẢ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
VALUATION ON CONSEQUENCES OF ROAD TRAFFIC ACCIDENT
KS. Phạm Trần Quốc Vinh
Sở Giao thông vận tải tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Cao học XDCH12-VT
Tóm tắt: Bài viết trình bày tính cấp thiết của việc tính toán chi phí tai nạn giao thông (TNGT)
đường bộ hiện này. Bài viết cũng giới thiệu sơ bộ các phương pháp tính toán chi phí TNGT đường bộ.
Qua đó, lựa chọn một phương pháp tính phù hợp với điều kiện thực tế về dữ liệu TNGT và chỉ số kinh
tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Và tiến hành tính toán các hạng mục chi phí của phương pháp này từ
số liệu của tỉnh.
Từ khóa: Tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ, Chi phí TNGT đường bộ, Hậu quả TNGT đường
bộ.
Abstract: This paper presents the urgency of calculating the cost of road traffic accidents now.
This paper also introduces preliminary the methods of calculating the cost of road traffic accidents.
Thereby, choosin...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Định giá hậu quả tai nạn giao thông đường bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
74
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 18, Feb 2016
ĐỊNH GIÁ HẬU QUẢ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
VALUATION ON CONSEQUENCES OF ROAD TRAFFIC ACCIDENT
KS. Phạm Trần Quốc Vinh
Sở Giao thông vận tải tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Cao học XDCH12-VT
Tóm tắt: Bài viết trình bày tính cấp thiết của việc tính toán chi phí tai nạn giao thông (TNGT)
đường bộ hiện này. Bài viết cũng giới thiệu sơ bộ các phương pháp tính toán chi phí TNGT đường bộ.
Qua đó, lựa chọn một phương pháp tính phù hợp với điều kiện thực tế về dữ liệu TNGT và chỉ số kinh
tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Và tiến hành tính toán các hạng mục chi phí của phương pháp này từ
số liệu của tỉnh.
Từ khóa: Tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ, Chi phí TNGT đường bộ, Hậu quả TNGT đường
bộ.
Abstract: This paper presents the urgency of calculating the cost of road traffic accidents now.
This paper also introduces preliminary the methods of calculating the cost of road traffic accidents.
Thereby, choosing a suitable method for calculating the actual conditions of traffic accident data and
economic indicators of Ba Ria - Vung Tau Province. And conducting calculations of cost items this
method from data of Ba Ria - Vung Tau.
Keywords: Traffic accidents road, road traffic accident Cost, Consequences of road traffic
accidents.
1. Sự cần thiết nghiên cứu:
Trên thế giới, tình hình tai nạn giao
thông (TNGT) đã và đang diễn ra một cách
nghiêm trọng. Hàng năm có xấp xỉ 1,3 triệu
người chết và trên 50 triệu người bị thương
do TNGT. Với Việt Nam, qua hơn 2 thập kỷ
mở cửa đã thúc đẩy phát triển kinh tế một
cách mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng được đầu tư
phát triển. Tuy nhiên, hàng năm vẫn xảy ra
hơn 10.000 vụ TNGT làm hơn 12.000 người
chết và 20.000 người bị thương.
Những năm gần đây, Việt Nam nói
chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng
đã có nhiều chương trình, dự án đẩy mạnh
cải thiện an toàn giao thông như việc tuyên
truyền, giáo dục ý thức thói quen cho người
tham gia giao thông, cưỡng chế thi hành luật
giao thông, cải tạo và sửa chữa các vị trí mất
an toàn giao thông,nhưng chưa có một
công trình cụ thể nào để tính toán, định giá
những tổn thất, mất mát do tai nạn giao thông
đường bộ gây ra mà toàn xã hội phải gánh
chịu. Vì vậy, đây là thời điểm cần tiến hành
nghiên cứu định giá chi phí TNGT đường bộ,
hoàn thiện cơ sở lý luận về phương pháp
định giá chi phí TNGT đường bộ, làm rõ
những tổn thất do TNGT gây ra.
2. Khái niệm và Phương pháp nghiên
cứu định giá TNGT đường bộ
2.1. Khái niệm định giá TNGT đường
bộ:
Định giá TNGT đường bộ là quá trính
ước tính giá trị chi phí gây ra thương tích
hoặc tử vong cho người do vô tình hoặc cố ý
trong khi điều khiển phương tiện tham gia
giao thông đường bộ. Đây là loại TNGT phổ
biến (chiếm 95%) và làm nhiều người thiệt
mạng, bị thương nhất, khi mà hạ tầng cơ sở
cũng như ý thức tuân thủ pháp luật về giao
thông của người dân còn kém.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Bài viết nghiên cứu những phương tiện
giao thông và con người đang tham gia giao
thông trên các tuyến đường bộ. Có nhiều
phương pháp định giá TNGT đường bộ, mỗi
phương pháp có những thuận lợi và khó khăn
riêng, mỗi phương pháp sẽ cho các kết quả
tính toán khác nhau. Bảng 1 trình bày các
phương pháp định giá TNGT đường bộ hiện
nay.
Việc định giá được những thiệt hại do tai
nạn giao thông gây ra sẽ giúp chúng ta có
được cái nhìn tổng thể hơn, thay vì chỉ nhìn
thấy những thiệt hại trước mắt như phương
tiện xe cộ, thuốc thang điều trị... Các đánh
giá kinh tế của những biện pháp an toàn giao
thông đường bộ có thể được sử dụng để dự
toán những lợi ích kinh tế từ việc thực hiện
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 18-02/2016
75
những biện pháp này dựa trên đơn vị ước
tính chi phí TNGT. Bài viết lựa chọn sử dụng
phương pháp giá trị cuộc sống con người
hoặc tổng giá trị đầu ra, kết hợp sử dụng
phương pháp thống kê, mô phỏng, xác suất
để tính toán định giá các hạng mục chi phí.
Bảng 1. Cơ sở lý luận của các phương pháp định giá
TNGT
Khái niệm các hạng mục chi phí của
phương pháp này được thể hiện trong bảng 2
sau đây:
Bảng 2. Khái niệm các hạng mục chi phí
Định giá TNGT đường bộ được chia ra
làm 4 loại:
- TNGT gây ra tử vong: gồm các chi phí
thiệt hại về sản lượng, chi phí điều trị y tế,
chi phí chia sẽ nỗi đau chịu đựng, chi phí sửa
chữa phương tiện và chi phí hành chính điều
hành hoạt động.
- TNGT gây ra thương tích nặng: gồm
các chi phí thiệt hại về sản lượng, chi phí
điều trị y tế, chi phí chia sẽ nỗi đau chịu
đựng, chi phí sửa chữa phương tiện và chi
phí hành chính điều hành hoạt động.
- TNGT gây ra thương tích nhẹ: gồm các
chi phí thiệt hại về sản lượng, chi phí điều trị
y tế, chi phí sửa chữa phương tiện và chi phí
hành chính điều hành hoạt động.
- TNGT chỉ gây ra thiệt hại vật
chất/hỏng hóc: gồm chi phí sửa chữa phương
tiện và chi phí hành chính điều hành hoạt
động.
3. Định giá hậu quả TNGT đường bộ
tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu:
Việc ước tính các hạng mục chi phí để
định giá TNGT đòi hỏi phải có chính xác một
số biến số tạo nên mỗi hạng mục chi phí. Tuy
nhiên việc thu thập số liệu ở Việt Nam là rất
khó khăn và chưa đầy đủ, trừ khi phải tiến
hành thu thập những số liệu chủ yếu một
cách đồng bộ và toàn diện. Chính vì vậy, việc
ước tính các hạng mục chi phí được thực
hiện dựa trên kinh nghiệm của một số nước
khác như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore.
Việc phân tích chi phí tai nạn gồm hai bước,
bước thứ nhất là lượng hóa các thiệt hại vật
chất như số tai nạn xảy ra, số lượng phương
tiện hư hỏng, số người bị thương, bị tàn tật
thậm chí bị chết cũng như mức độ nghiêm
trọng của tai nạn. Bước tiếp theo là đo lường
giá trị tiền của những thiệt hại đó. Việc lượng
hóa các chi phí thị trường tương đối dễ dàng
như các chi phí hư hỏng phương tiện, thuốc
men điều trị và bồi thường thiệt hại. Các chi
phí như đau đớn, giảm chất lượng cuộc sống
của nạn nhân và người thân, gia đình nạn
nhân thì khó lượng hóa hơn. Phân tích được
thực hiện dựa trên cơ sở số liệu TNGT và các
chỉ số kinh tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
năm 2013. Số liệu về TNGT đường bộ bao
gồm số vụ, số người chết và số người bị
thương. Các chi phí tai nạn được phân thành
hai loại: chi phí hữu hình và chi phí vô hình.
76
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 18, Feb 2016
Chi phí hữu hình bao gồm chi phí thiệt hại về
tài sản vật chất, chi phí hành chính và chi phí
điều trị y tế. Chi phí vô hình không phải là
các chi phí thực tế, mà đó là các mất mát trên
góc độ toàn xã hội, cộng đồng, bao gồm các
mất mát đau thương tiếc nuối và mất mát
tổng sản phẩm đầu ra.
- Tiền lương lao động trung bình: năm
2013, GDP bình quân đầu người là 3900
USD, lực lượng lao động chiếm khoảng 60%
tổng số dân, nghĩa là mỗi lao động hàng năm
tạo ra khoảng = 3900*100/60 = 6500 USD,
vậy tiền lương lao động trung bình một tháng
= 6500/12 = 542 USD, 1 ngày = 542/25 = 22
USD.
- Tỷ giá tương đương 1 USD = 20.000
VNĐ.
- Tuổi về hưu trung bình = (60+55)/2 =
58. Thời gian đi làm tính từ 18 đến 58 tuổi.
- Lứa tuổi gây tai nạn nhiều nhất từ 18-
37 (chiếm trên 61,18%), qua phân tích số liệu
thì độ tuổi chết vì TNGT trung bình là
khoảng 30 tuổi.
- Chi phí thiệt hại sản lượng trung bình
hay tổn thất giá trị đầu ra trung bình: đề cập
đến các mất mát của toàn bộ nền kinh tế quốc
gia do những nạn nhân trong các vụ tai nạn
bị mất hoặc giảm sút sức lao động tương lai
của họ. Giá trị đầu ra mất mát bao gồm tổn
thất do mất vĩnh viễn thời gian còn lại của
cuộc đời tái tạo ra sản phẩm, hoặc giảm năng
suất lao động do các chấn thương từ vụ tai
nạn. Ngoài ra còn phải tính cả giá trị mất mát
do mất thời gian tìm kiếm việc làm mới.
Tổng tổn thất giá trị đầu ra trung bình đối với
mỗi vụ tai nạn được tính là tổng tổn thất các
giá trị đầu ra tương lai của từng năm theo
công thức =
1
(1 )
(1 )
iN
i
i
W g
r
(1)
Trong đó:
W: GDP bình quân đầu người hàng năm.
Lấy GDP bình quân năm 2013 là 3.900
USD/người/năm.
g: Tốc độ tăng trưởng của GDP bình
quân đầu người. Tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân năm 2011 là 5,8%; Tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân năm 2012 là 6,5%;
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm
2013 là 6,12%. Giả thuyết đến năm 2041, tốc
độ tăng trưởng GDP trung bình trong thời kỳ
là 7%.
r: Suất chiết khấu. Lấy trung bình theo
tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người
trong thời kỳ là r = 10%.
i: Số năm mất mát trung bình đối với tai
nạn chết người. Tuổi chết vì TNGT trung
bình là 30, tuổi về hưu trung bình là 58 nên
số năm mất mát trung bình là 28 năm.
Vậy chi phí thiệt hại sản lượng trung
bình hay tổn thất giá trị đầu ra trung bình một
vụ tai nạn có người chết
28
1
3900(1 0.07)
74968( )
(1 0.1)
i
i
i
USD
Chi phí thiệt hại sản lượng trung bình
(tổn thất giá trị đầu ra trung bình) của người
bị thương nặng (hoặc nhẹ) = lương bình
quân 01 ngày x tổng thời gian điều trị và hồi
phục.
- Chi phí chia sẻ nỗi đau tiếc thương,
mất mát theo khuyến nghị của Ngân hàng thế
giới (WB) được thể hiện trong bảng 3:
Bảng 3. Tỷ lệ tính toán chi phí chia sẻ đau thương,
mất mát
- Bảng 4 cho thấy thời gian thiệt hại
trung bình của người bị tai nạn và cần chăm
sóc từ dữ liệu phân tích nạn nhân bị thương
tích của Sở Y tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu:
Bảng 4. Thời gian mất đi của người bị TNGT
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 18-02/2016
77
- Mức chi phí trung bình điều trị y tế
theo số liệu phân tích của bệnh viện Bà Rịa
và bệnh viện Lê Lợi được nêu trong bảng 5
sau đây:
Bảng 5. Chi phí trung bình điều trị y tế cho người bị
TNGT
- Mức chi phí trung bình sửa chữa
phương tiện trong 1 vụ tai nạn: sử dụng số
liệu từ Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,
trong năm 2013 xảy ra 343 vụ tai nạn, làm
275 người chết, 423 người bị thương và thiệt
hại tài sản 2,5 tỷ đồng. Vẫy mỗi vụ tai nạn sẽ
gây ra thiệt hại chi phí trung bình để sửa
chữa phương tiện xấp xỉ 7,3 triệu đồng
(tương đương 365 USD).
- Chi phí thủ tục hành chính, điều hành:
được tính theo phần trăm tổng các chi phí
trên. Theo khuyến nghị của ADB (Ngân hàng
phát triển Châu Á) thì chi phí này được ước
tính như trong bảng 6:
Bảng 6. Tỷ lệ tính toán chi phí thủ tục hành chính,
điều hành
- Ước tính số người chết và bị thương
theo phân loại vụ TNGT: Trong năm 2013
xảy ra 343 vụ tai nạn giao thông, làm 275
người chết, 423 người bị thương (60% bị
thương nặng). Bảng 7 cho thấy tỷ lệ người
chết và bị thương trong 01 vụ TNGT.
Bảng 7. Tỷ lệ người chết và bị thương trong 01 vụ
TNGT
Sau khi ước tính các hạng mục chi phí
tai nạn, bài viết tiến hành tính toán định giá
hậu quả cho 01 vụ TNGT đường bộ. Kết quả
tính toán chi phí trung bình cho 01 vụ TNGT
được thể hiện trong bảng 8 sau đây:
Bảng 8. Chí phí trung bình cho 01 vụ TNGT đường bộ
Bảng 8 cho thấy 01 vụ TNGT chết người
thiệt hại 81156 USD (khoảng 1.623.120.000
đồng); 01 vụ TNGT bị thương nặng thiệt hại
27579 USD (khoảng 551.580.000 đồng); 01
vụ TNGT bị thương nhẹ thiệt hại 481 USD
(khoảng 9.620.000 đồng) và 01 vụ TNGT chỉ
hư hỏng tài sản thiệt hại 402 USD (tương
đương 8.040.000 đồng).
Theo ESCAP, các phí tổn kinh tế do
TNGT đường bộ được biểu hiện bằng một tỷ
lệ phần trăm GDP theo quan hệ sau: Tổn thất
[% GDP] = 0,0297*EXP[-8*10^(-5)*(GDP
bình quân)]. Đối với Bà Rịa – Vũng Tàu,
thiệt hại kinh tế do TNGT đường bộ năm
2013 theo công thức này chiếm khoảng 2,2%
GDP của tỉnh. Theo niên giám thống kê đầu
78
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 18, Feb 2016
năm 2014, dân số của tỉnh là 1.059.537
người tương đương với tổng GDP năm 2013
của tỉnh gần 4,2 tỷ USD, dẫn đến thiệt hại do
TNGT đường bộ ước tính là 92,4 triệu USD
(tương đương 1.848.000.000.000 đồng).
4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận:
Trên cơ sở hệ thống căn cứ lý luận về
các phương pháp tính chi phí TNGT đường
bộ, bài viết đã lựa chọn được phương pháp
tính phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu. Kết quả chính của bài
viết là tính toán định giá được hậu quả của
TNGT đường bộ đã cho thấy những mất mát,
thiệt hại của nạn nhân, gia đình, người thân
và cộng đồng xã hội phải gánh chịu khi tai
nạn xảy ra. Qua những mất mát và tổn thất
được lượng hóa này sẽ góp phấn thiết thực
vào việc xác định các giải pháp nâng cao
nhận thức của người dân về an toàn giao
thông, đồng thời là cơ sở để đề xuất và đánh
giá, ưu tiên các biện pháp mạnh nhằm đảm
bảo an toàn giao thông. Kết quả tính toán của
bài viết có thể sử dụng làm nghiên cứu, tham
khảo, làm cơ sở và căn cứ cho các chương
trình tuyên truyền quảng bá phòng chống tai
nạn và đẩy mạnh cải thiện ATGT đường bộ
trên địa bàn.
4.2. Kiến nghị:
Thành quả của việc định giá hậu quả của
TNGT đường bộ chính là việc ước tính được
các hạng mục chi phí vô hình và rất khó xác
định. Để thúc đẩy và phát huy chiến lược
phát triển an toàn giao thông, kiến nghị tiếp
tục đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở lý luận của
phương pháp định giá này trên nền tảng hoàn
thiện nghiên cứu cơ sở dữ liệu về TNGT
Tài liệu tham khảo
[1] Trịnh Thùy Anh (2007), Nghiên cứu xác
định chi phí tai nạn giao thông đường bộ
Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ.
[2] Ross Silcock và TRL (2003), Hướng dẫn
xác định chi phí TNGT đường bộ ở các
nước đang phát triển, Bộ phận phát triển
quốc tế dự án R7780.
[3] Ngân hàng phát triển Châu Á ADB
(2003), Tai nạn giao thông của
Singapore, Báo cáo chi phí TNGT khu
vực Châu Á.
[4] Cơ sở dữ liệu từ Ban An toàn giao thông
tỉnh, Công An tỉnh, Sở Y tế tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu, Bệnh viện Bà Rịa, Lê Lợi
(năm 2013)
Ngày nhận bài: 28/12/2015
Ngày chấp nhận đăng: 12/01/2016
Phản biện: TS. Nguyễn Quốc Hiển
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 61_1_177_1_10_20170717_2999_2202502.pdf