Điều trị phẫu thuật gãy chỏm quay mason III bằng kim kirschner: Một chọn lựa kinh tế

Tài liệu Điều trị phẫu thuật gãy chỏm quay mason III bằng kim kirschner: Một chọn lựa kinh tế: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 125 ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT GÃY CHỎM QUAY MASON III BẰNG KIM KIRSCHNER: MỘT CHỌN LỰA KINH TẾ Nguyễn Tấn Luật* Đỗ Phước Hùng** TÓM TẮT Mở đầu: Điều trị gãy chỏm quay Mason III bao gồm lấy bỏ chỏm quay, thay chỏm quay nhân tạo hoặc kết hợp xương bên trong. Mục tiêu: Đánh giá sự phục hồi giải phẫu và chức năng, cũng như các biến chứng gặp phải của phương pháp kết hợp xương chỏm quay Mason III sử dụng kim Kirschner. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các bệnh nhân gãy chỏm quay Mason III được phẫu thuật kết hợp xương bằng kim Kirschner tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2017. Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: 33 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Có 18 bệnh nhân nữ và 15 bệnh nhân nam với tuổi trung bình là 40. Có 23 bệnh nhân gãy chỏm quay Mason III và 10 trường hợp gãy chỏm quay Mason III kèm trật khớp khuỷu. Thời điểm...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị phẫu thuật gãy chỏm quay mason III bằng kim kirschner: Một chọn lựa kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 125 ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT GÃY CHỎM QUAY MASON III BẰNG KIM KIRSCHNER: MỘT CHỌN LỰA KINH TẾ Nguyễn Tấn Luật* Đỗ Phước Hùng** TÓM TẮT Mở đầu: Điều trị gãy chỏm quay Mason III bao gồm lấy bỏ chỏm quay, thay chỏm quay nhân tạo hoặc kết hợp xương bên trong. Mục tiêu: Đánh giá sự phục hồi giải phẫu và chức năng, cũng như các biến chứng gặp phải của phương pháp kết hợp xương chỏm quay Mason III sử dụng kim Kirschner. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các bệnh nhân gãy chỏm quay Mason III được phẫu thuật kết hợp xương bằng kim Kirschner tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2017. Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: 33 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Có 18 bệnh nhân nữ và 15 bệnh nhân nam với tuổi trung bình là 40. Có 23 bệnh nhân gãy chỏm quay Mason III và 10 trường hợp gãy chỏm quay Mason III kèm trật khớp khuỷu. Thời điểm đánh giá trung bình là 11,6 tháng. Tỉ lệ liền xương là 81,8%. Tầm vận động trung bình khớp khuỷu đạt 1350 gấp, duỗi 90, sấp 650 và ngửa 830. Kết quả chức năng theo thang điểm Broberg và Morrey: 19 trường hợp rất tốt, 12 tốt, 2 trung bình. Chạy kim Kirschner là biến chứng thường gặp nhất (21,2%). Kết luận: Phẫu thuật kết hợp xương sử dụng kim Kirschner hiệu quả cho những trường hợp gãy chỏm quay Mason III, giúp hạn chế việc lấy bỏ chỏm quay. Từ khóa: Chỏm quay, gãy xương, nhiều mảnh, kết hợp xương, kim Kirschner ABSTRACT OPEN REDUCTION AND INTERNAL FIXATION OF MASON TYPE-III RADIAL HEAD FRACTURES USING KIRSCHNER WIRES: AN ECONOMICAL CHOICE Nguyen Tan Luat, Do Phuoc Hung * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 125-130 Background: Treatment options in radial head fractures of Mason III include radial head resection, prosthetic replacement or open reduction and internal fixation. Objective: The purpose of this study was to evaluate the anatomic reduction and functional outcomes, complications of Mason type-III radial head fractures by open reduction with internal fixation using Kirschner wires. Materials and Methods: Retrospective Descriptive cross-sectional study. Mason type-III radial head fracture patients were treated with open reduction with internal fixation using Kirschner wires at Hospital for Traumatology and Orthopaedics from 1/2016 to 12/2017. Results: Thirty-three patients are included. There were 18 women and 15 men with a mean age of 40 years. Twenty-three fractures were Mason type III, and 10 fractures were Mason type III with elbow dislocation. The everage length of follow-up was 11.6 months. The union rate was 81.8%. The mean range of motion at the elbow joint was calculated as 90 extension to 1350 flexion, with 650 pronation and 830 supination. The Broberg and Morrey elbow score was excellent in 19, good in 12, and fair in 2. The most common complication was migration of Kirschner wires (21.2%). *Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh, ** Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Tấn Luật ĐT: 0966817866 Email: luatnguyen.med@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 126 Conclusion: Open reduction and internal fixation using Kirschner wires is an efficient technique for Mason type III radial head fractures and radial head resection can be avoided. Keywords: radial head, fracture, comminuted, internal fixation, Kirschner wires ĐẶT VẤN ĐỀ Chỏm quay tham gia vào 2 trong tổng số 3 khớp vùng khuỷu nên đóng vai trò quan trọng trong vận động cũng như việc giữ vững khớp khuỷu. Vì vậy việc điều trị gãy nhiều mảnh (Mason III) chỏm quay đặt ra thách thức cho phẫu thuật viên chỉnh hình trong việc phục hồi giải phẫu chỏm quay cũng như chức năng vùng khuỷu. Lấy bỏ chỏm quay là giải pháp cho kết quả bước đầu khá tốt, tuy nhiên có những biến chứng như mất vững khuỷu, khuỷu vẹo ngoài hay liệt trụ muộn(3,5). Thay chỏm quay giúp hạn chế những biến chứng liên quan đến lấy bỏ chỏm(7). Tuy vậy cũng có những biến chứng liên quan đến chỏm quay nhân tạo như giới hạn vận động, thoái hóa khớp cũng như có chi phí cao và hiện tại không có sẵn tại Việt Nam. Vì vậy phẫu thuật kết hợp xương để bảo tồn chỏm quay vẫn được xem là giải pháp phù hợp. Đã có một số tác giả nước ngoài báo cáo về điều trị gãy chỏm quay Mason III bằng nẹp vít như Ikeda(4), Nalbantoglu(11) hay bằng kim Kirschner (hệ thống FFS: fragment fixation system) như Koslowsky(9) cho kết quả khá tốt dù cỡ mẫu còn nhỏ cũng như những hạn chế về khả năng nắn chỉnh hay giới hạn vận động. Nguyễn Minh Tùng (12) báo cáo kết quả kết hợp xương chỏm quay bằng nẹp, vít nhỏ, kim Kirschner với hầu hết là gãy chỏm quay Mason II (21/34 trường hợp). Hiện nay, kim Kirschner là dụng cụ kết hợp xương khá phổ biến tại Việt Nam với chi phí thấp, dù vậy nghiên cứu của phương pháp này đối với gãy nhiều mảnh chỏm quay vẫn chưa có. Kết quả điều trị như thế nào vẫn còn là câu hỏi. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các bệnh nhân gãy chỏm quay Mason III đã được phẫu thuật kết hợp xương bên trong bằng kim Kirschner tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2017 được ghi nhận. Tất cả đều được phẫu thuật ít nhất 6 tháng tại thời điểm lấy mẫu. Những bệnh nhân có gãy xương khác vùng khuỷu kèm theo, có di chứng hay bệnh lí trước đó ở chi bị gãy được loại khỏi nghiên cứu. Bảng 1. Thang điểm chức năng Broberg và Morrey Mô tả Điểm Biên độ vận động: Biên độ gấp duỗi khuỷu (0,2 x độ) Độ sấp cẳng tay (0,1 x độ) Độ ngửa cẳng tay (0,1 x độ) 27 6 7 Sức cơ: Bình thường Giảm ít (có nhận biết nhưng không giới hạn hoạt động, khoảng 80% tay lành) Giảm vừa (giới hạn đến một số hoạt động, khoảng 50% tay lành) Giảm nhiều (hạn chế hoạt động hằng ngày, mất chức năng) 20 13 5 0 Độ vững: Bình thường Mất vững nhẹ (nhận biết bởi bệnh nhân, không ảnh hưởng hoạt động) Mất vững trung bình (ảnh hưởng đến một số hoạt động) Mất vững nặng (ảnh hưởng đến mọi hoạt động hằng ngày) 5 4 2 0 Đau: Không đau Đau nhẹ (khi làm việc, không cần dùng thuốc giảm đau) Đau vừa (đau khi làm việc, buộc phải sử dụng thuốc giảm đau) Đau nặng (khi nghỉ, cần dùng thuốc liên tục, mất chức năng) 35 28 15 0 Những thông tin từ bệnh nhân và hồ sơ lưu trữ giúp ghi nhận đặc điểm tổn thương cũng như những xử trí đã được thực hiện. Bệnh nhân được chụp X quang khớp khuỷu đúng chuẩn tại thời điểm lấy mẫu để đánh giá sự liền xương, các biến chứng như chạy kim, tạo xương lạc chỗ. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 127 Bệnh nhân được thăm khám để ghi nhận tầm vận động gấp – duỗi khuỷu và sấp – ngửa cẳng tay, góc mang, độ vững dạng, khép và sau ngoài của khớp khuỷu. Sức nắm bàn tay được đo bằng máy đo lực kế Jamar. Kết quả chức năng được xếp thoại theo thang điểm Broberg và Morrey, với: 95 – 100 điểm, rất tốt; 80 – 94 điểm, tốt; 60 – 79, trung bình; 0 – 59, kém. KẾT QUẢ Có 33 bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu (nữ: 18, nam: 15), thời điểm đánh giá trung bình 11.6 tháng sau phẫu thuật (6 – 22 tháng). Hầu hết bệnh nhân gãy chỏm quay từ 3 mảnh trở lên (57,6%), 7 trường hợp gãy cổ xương quay kèm theo. Có 10 trường hợp (TH) gãy chỏm quay kèm theo trật khớp khuỷu, sau khi kết hợp xương có 2 TH được khâu phục hồi dây chằng bên ngoài, 2 TH khâu phục hồi dây chằng bên trong lẫn bên ngoài và 2 TH được xuyên kim Kirschner đường kính lớn (2,0 – 2,4 mm) cố định khớp khuỷu tư thế 900. Bệnh nhân sau khi kết hợp xương bằng kim Kirschner được mang nẹp bất động trung bình 4,03 tuần (2 – 10 tuần), sau đó được hướng dẫn tập vật lí trị liệu tại nhà. Phục hồi giải phẫu Sự phục hồi mặt khớp đạt được: 27 TH cấp kênh mặt khớp dưới 1 mm, 5 TH từ 1 – 2 mm, 1 TH trên 2 mm trên phim X quang ngay sau mổ. Trục cổ - chỏm quay trên mặt phẳng trán trung bình 60 (2,20 – 170), mặt phẳng đứng dọc 8,50 (30 – 16,10). Có 27 TH liền xương, 6 TH không liền xương đều là giữa chỏm và cổ xương quay. Phục hồi chức năng Tầm vận động gấp đạt được trung bình 1350 (khoảng 1200 – 1500), hạn chế duỗi 90 (khoảng 00 – 250). Tầm vận động sấp và ngửa cẳng tay trung bình là 650 (400 – 800) và 830 (450 – 1000), tương ứng. Không có bệnh nhân nào cứng khớp khuỷu. Sức nắm bàn tay trung bình 31,6 ± 9,4 kg, giảm 3,27 kg so với tay lành (p=0,001). Góc mang trung bình 11,70 ± 3,80, tăng so với bên lành 1,760 (p=0,000). Kết quả chức năng đạt được theo thang điểm Broberg và Morrey: 19 rất tốt, 12 tốt và 2 trung bình. Quá trình tập vật lí trị liệu sau mổ là yếu tố có liên quan đến kết quả phục hồi chức năng (p=0,034). Tất cả bệnh nhân đều quay trở lại công việc trước đó. Biến chứng Biến chứng chạy kim xảy ra ở 7 trường hợp, tổng cộng 11 trên 125 được sử dụng bị chạy (8%). Những bệnh nhân này phải tháo kim bị chạy sau đó. Có 4 TH mất vững dạng khớp khuỷu mức độ nhẹ, tất cả đều có trật khớp khuỷu kèm theo. Không có trường hợp nào nhiễm trùng hay tổn thương thần kinh. BÀN LUẬN Phục hồi giải phẫu Sự phục hồi mặt khớp trong nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Koslowsky (2007)(8). Ngoài ra, góc cổ – chỏm quay gần giống với kết quả của Lê Nguyên Bình đo trên mẫu xương tươi người Việt Nam là 3,410 và 7,580 tương ứng trên mặt phẳng trán và đứng dọc(10). Tất cả kim Kirschner được dùng đề kết hợp xương đều là loại có ren ở phần đầu xa, đường kính nhỏ từ 1,0 đến 1,25mm, có thể gắn trực tiếp vào mảnh gãy bằng máy khoan, chiều dài tùy chỉnh. Phẫu thuật viên có thể chỉnh hướng, chiều dài kim. Điều này giúp giữ các mảnh gãy nhỏ và hạn chế sự di lệch các mảnh gãy giữa lúc khoan và bắt vít. Trong nghiên cứu cứu của chúng tôi tất cả các trường hợp đều được xuyên ít nhất 2 kim Kirschner chéo từ chỏm xuống thân xương, tương tự với kỹ thuật của Koslowsky(9). Tuy nhiên có 5/33 TH kim chéo này không đi qua được vùng vỏ xương cứng và chỉ có 1 TH trong số này liền xương. Khớp khuỷu ngoài vận động bản lề còn có vận động xoay, vì vậy cần đảm bảo độ vững giữa chỏm với thân xương quay. Để đạt được điều này, Ikeda đã sử dụng 2 nẹp chữ T với trên tất cả bệnh nhân gãy nhiều mảnh chỏm quay(4). Tuy nhiên nghiên cứu thực nghiệm cho thấy khả năng chịu lực của nẹp vít kém hơn 2 lần so với kim Kirschner hay vit nhỏ(8). Như vậy cần tối thiểu hai kim xuyên chéo để giữ chỏm Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 128 với thân xương và phải xuyên vào vùng vỏ xương cứng để đủ vững. Có thể thấy kết hợp xương bằng kim Kirschner phục hồi hầu hết các di lệch nhưng độ vững còn phụ thuộc vào mức độ phức tạp của mảnh gãy và kĩ thuật kết hợp xương. Hình 1 Bệnh nhân nam 39 tuổi chỏm quay gãy 4 mảnh, được kết hợp xương bằng kim Kirschner (a,b.); Bệnh nhân nam không liền xương, 2 kim Kirschner từ chỏm xuống thân bị chạy (c) Tỉ lệ liền xương đạt được là 81,8%. Có nhiều nguyên nhân được đưa ra để giải thích cho sự không liền xương sau khi gãy chỏm quay (6, 13). Nguồn cung cấp máu cho chỏm quay bị cắt đứt lúc chấn thương được xem là nguyên nhân chính. Ngoài ra, bóc tách quá nhiều làm mất nguồn cung cấp máu cho mảnh gãy, phương pháp kết hợp xương không tốt hay tập vận động quá sớm trong khi cố định không đủ vững chắc cũng có thể gây ra không liền xương. Cả 6 TH không có sự liền xương đều giữa chỏm và thân xương, 3/6 TH này có sự di lệch thứ phát giữa chỏm và thân xương. Ngoài ra, 5/6 TH có gãy cổ xương quay kèm theo, 4/6 trường hợp còn khoảng trống hơn 2 mm giữa chỏm và thân xương quay trên phim X quang sau mổ, không có trường hợp nào được ghép xương trong lúc phẫu thuật. Trái lại các tác giả khác chủ động ghép xương xốp cho các trường hợp gãy nhiều mảnh (Ikeda 10/10 TH, Nalbantaglu 4/25 TH)(4,11). Vì vậy theo chúng tôi cần đảm bảo vững chắc giữa chỏm và thân xương và ghép xương nên được cân nhắc khi có tình trạng gãy lún chỏm quay hay vùng cổ xương quay. Phục hồi chức năng Ikeda báo cáo 10 trường hợp gãy chỏm quay Mason III được kết hợp xương bên trong bằng nẹp nhỏ chữ T, với điểm chức năng trung bình 91, tầm vận động khớp khuỷu là 70 duỗi đến 1350 gấp, 740 sấp và 850 ngửa. Nalbantoglu với 25 bệnh nhân gãy chỏm quay Mason III, trong đó có 7 ca trật khớp khuỷu kèm theo được kết hợp xương bên trong bằng nẹp nhỏ và vít nhỏ. Điểm chức năng cho nhóm 1 (không trật khớp khuỷu) và nhóm 2 (có trật khớp khuỷu) lần lượt là 88 và 87. Tầm vận động trung bình là 00 – 50 – 1360 ở nhóm 1 và 00 – 70 – 1330 ở nhóm 2. Tầm vận động sấp – ngửa cẳng tay trung bình 670 và 740 cho cả 2 nhóm. Koslowsky dùng hệ thống FFS trên 23 bệnh nhân gãy chỏm quay Mason III gồm 12 ca không trật khớp khuỷu (nhóm 1) và 11 ca có trật khớp khuỷu (nhóm 2). Tầm vận động gấp – duỗi khuỷu trung bình 00 – 50 – 1300 ở cả 2 nhóm, sấp – ngửa là 850 – 00 – 850 và 850 – 00 – 700 tương ứng với nhóm 1 và 2. Điểm chức năng trung bình là 97 cho cả 2 nhóm. Tầm vận động khớp khuỷu trong nghiên cứu của chúng tôi trung bình 90 duỗi và 135,20 gấp, trung bình 650 sấp và 82,30 ngửa, điểm chức năng trung bình 94,6 điểm. Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu của những tác giả trên. Kết quả trong nghiên cứu lấy bỏ chỏm quay của Đỗ Hồng Phúc cho thấy cung gấp – duỗi đạt 76,37% và cung sấp – ngửa đạt 91,92% so với tay Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 129 lành. Tỉ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi là 90,11% và 91,39% tương ứng, có thể thấy việc lấy bỏ chỏm không giúp cải thiện tầm vận động hơn so với bảo tồn chỏm quay. Có 6/33 TH (18,2%) ghi nhận sức cơ giảm nhẹ. Trong số đó có 5 bệnh nhân nữ (4 TH >50 tuổi, 1 TH 37 tuổi), 1 bệnh nhân nam không liền xương đã được lấy bỏ chỏm quay. Sức nắm bàn tay bên bệnh giảm trung bình 3,3 kg so với bên lành, tương đương 10,4% (p = 0,001), không có bệnh nhân nào cảm thấy trở ngại trong công việc và sinh hoạt. Các báo cáo của nhiều tác giả đều ghi nhận không có tỉ lệ nhất định về sức nắm bàn tay giữa tay thuận và không thuận, cũng như phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như giới, tay thuận là phải hay trái(1). Tỉ lệ này trong nghiên cứu trên những bệnh nhân được lấy bỏ chỏm quay của Đỗ Hồng Phúc là 20%(3), Antuna là 16%(1). Như vậy so với lấy bỏ chỏm quay, bảo tồn chỏm giúp giảm ảnh hưởng lên sức cơ và sức nắm bàn tay. Chúng tôi ghi nhận có 19 TH rất tốt, 12 TH tốt, 2 TH kết quả trung bình. Trong đó có một bệnh nhân 76 tuổi, gãy chỏm quay kèm trật khớp khuỷu, liền xương nhưng có sức cơ giảm, cảm thấy đau nhẹ khi làm việc. Trường hợp còn lại đau mức độ trung bình, tăng khi làm việc, đôi khi phải sử dụng thuốc giảm đau. Khi so sánh kết quả với các nghiên cứu về gãy nhiều mảnh chỏm quay, tỉ lệ rất tốt và tốt của nghiên cứu này đạt 93,9%, cao hơn Ikeda (90%)(4), Koslowsky (87%)(9), Đỗ Hồng Phúc (90,1%)(3). Kết quả này có thể do bảng đánh giá chủ yếu tập trung vào biên độ vận động và tình trạng đau, 2 tiêu chí nghiên cứu này đạt kết quả rất tốt. Biến chứng Một trong những biến chứng hay gặp của kết hợp xương bằng kim Kirschner là sự di lệch kim khỏi vị trí ban đầu. Koslowsky ghi nhận 2/23 TH chạy một phần kim phải phẫu thuật tháo dụng cụ, tất cả đều liền xương(9). Con số đó của chúng tôi là 7/33 TH (21,2%), tổng số kim bị chạy là 11/125 kim (8%). Có 2/7 TH này không liền xương, mà một trong số đó phải lấy bỏ chỏm quay sau 3 tháng, trường hợp còn lại chạy cả 2 kim xuyên từ chỏm xuống thân gây di lệch thứ phát cả khối chỏm quay. Mặc dù không có tổn thương nghiêm trọng như mạch máu, thần kinh do kim chạy gây ra tuy nhiên cũng có 2 bệnh nhân có kim chạy đâm ra da phải mổ lấy những kim này trước khi tháo dụng cụ. Tất cả kim Kirschner được sử dụng là loại có ren nhằm tăng khả năng kết dính với xương, dù vậy vẫn có khả năng kim bị chạy sau đó. Chúng tôi cho rằng có thể hạn chế kim Kirschner bị chạy nếu thực hiện đúng kĩ thuật xuyên kim, kim chéo giữ chỏm vào thân xương được xuyên vào vỏ cứng và kim ngang giữ các mảnh chỏm quay phải đủ vững, hạn chế số lần xuyên tránh mất xương. Có 4 trường hợp (12,1%) mất vững dạng, tất cả đều có trật khớp khuỷu trước đó. Trong đó có 2 TH đã được khâu phục hồi dây chằng bên trong và bên ngoài, 2 TH không được khâu phục hồi dây chằng. Các tác giả Ikeda(4), Nalbaltoglu(11) đều khâu phục hồi dây chằng bên trong, bên ngoài hay sử dụng bất động ngoài Orthofix (Koslowsky(9)) cho tất cả các trường hợp có tổn thương(9) và không ghi nhận mất vững sau đó. Trong khi đó Đỗ Hồng Phúc ghi nhận có đến 78,8% các trường hợp có mất vững khuỷu ở mức độ từ nhẹ đến nặng sau khi lấy bỏ chỏm quay ở những bệnh nhân gãy nhiều mảnh mà không có trật khớp(3). Như vây bên cạnh bảo tồn chỏm quay cần phục hồi tổn thương dây chằng để cải thiện kết quả điều trị. KẾT LUẬN Gãy chỏm quay Mason III có thể được nắn chỉnh và phục hồi giải phẫu mặt khớp và trục cổ – chỏm về vị trí di lệch chấp nhận được với tỉ lệ liền xương khá cao. Gãy lún mất xương hay gãy cổ chỏm quay kèm theo cộng với sự cố định không đủ vững giữa chỏm và thân xương là những yếu tố ảnh hưởng đến sự liền xương. Mặc dù kết hợp xương chỏm quay bằng kim Kirschner là loại không vững và cần có một thời gian bất động sau mổ nhưng kết quả phục hồi tầm vận động gấp duỗi khuỷu và sấp ngửa cẳng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 130 tay gần như hoàn toàn. Quá trình tập vật lí trị liệu sau phẫu thuật là yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả phục hồi chức năng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Antuna SA, Sanchez-Marquez JM, and Barco R (2010). Long- term results of radial head resection following isolated radial head fractures in patients younger than forty years old. J Bone Joint Surg Am, 92(3): pp. 558-66. 2. Bohannon RW (2003). Grip strength: a summary of studies comparing dominant and nondominant limb measurements. Percept Mot Skills, 96(3 Pt 1): pp. 728-30. 3. Đỗ Hồng Phúc (2012). Đánh giá kết quả điều trị gãy nát chỏm quay ở người lớn bằng phẫu thuật lấy bỏ chỏm. Luận văn thạc sĩ. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 4. Ikeda M, Mamashina Y, Kamimoto M, Oka Y (2003). Open reduction and internal fixation of comminuted fractures of the radial head using low-profile mini-plates. The Journal of Bone and Joint Surgery. British volume, 85-B(7): pp. 1040-1044. 5. Jordan RW and Jones ADR. (2017). Radial Head Fractures. The Open Orthopaedics Journal, 11: pp. 1405-1416. 6. Kang HJ, Shin SJ, and Kang SS (2012). Nonunion of the radial neck following operative treatment for displaced radial head and neck fractures. Acta Orthop Belgm 78(5): pp. 597-602. 7. Kodde IF, Kaas L, Flipsen M, van den Bekerom MP, et al. (2015). Current concepts in the management of radial head fractures. World Journal of Orthopedics, 6(11): pp. 954-960. 8. Koslowsky TC, Mader K, Dargel J, Koebke J (2007). Reconstruction of a Mason type-III fracture of the radial head using four different fixation techniques. J Bone Joint Surg Br, 89(11): pp. 1545-1550. 9. Koslowsky TC, Mader K, Gausepohl T, Pennig D (2007). Reconstruction of Mason type-III and type-IV radial head fractures with a new fixation device: 23 patients followed 1–4 years. Acta Orthopaedica, 78(1): pp. 151-156. 10. Lê Nguyên Bình (2017). Khảo sát đặc điểm giải phẫu ứng dụng chỏm xương quay. Luận văn Bác sĩ nội trú. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 11. Nalbantoglu U, Kocaoglu B, Gereli A, Aktas S (2007). Open reduction and internal fixation of Mason type III radial head fractures with and without an associated elbow dislocation. J Hand Surg Am, 32(10): pp. 1560-8. 12. Nguyễn Minh Tùng (2014). Đặc điểm tổn thương và kết quả phẫu thuật gãy kín chỏm xương quay do chấn thương tại bệnh viện 103. Tạp chí Y Học Thực Hành, 1: pp. 40-45. 13. Yamaguchi K, Sweet FA, Bindra R, Morrey BF, et al. (1997). The extraosseous and intraosseous arterial anatomy of the adult elbow. J Bone Joint Surg Am, 79(11): pp. 1653-62 Ngày nhận bài báo: 8/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdieu_tri_phau_thuat_gay_chom_quay_mason_iii_bang_kim_kirschn.pdf
Tài liệu liên quan