Tài liệu Điều trị ngoại khoa ung thư phổi thứ phát: Kinh nghiệm Bệnh viện Chợ Rẫy: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 262
ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA UNG THƯ PHỔI THỨ PHÁT:
KINH NGHIỆM BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Nguyễn Hoàng Bình*, Trần Quyết Tiến*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm tổng kết, đánh giá những kinh nghiệm ban đầu trong chẩn đoán, điều trị
ngoại khoa bệnh ung thư phổi thứ phát (u di căn phổi) tại khoa Ngoại Lồng ngực, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Đối tượng & Phương pháp: Hồi cứu các biểu hiện lâm sàng, chỉ định, phương pháp phẫu thuật và kết quả
sớm điều trị ngoại khoa ung thư phổi thứ phát tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2014 đến 12/2015.
Kết quả: Trong thời gian 2 năm, chúng tôi đã điều trị ngoại khoa cho 15 bệnh nhân. Giới: 11 nam, 4 nữ.
Tuổi trung bình là 50,9 (Lớn nhất: 71, nhỏ nhất: 19). Trong đó gồm: 4 ung thư đại trực tràng, 2 ung thư thận, 1
ung thư vú, 2 ung thư xương, 6 ung thư gan. Phẫu thuật cắt thùy phổi kèm u: 10 trường hợp, cắt u di căn: 5
trường hợp. Không có tử vong chu phẫu cũng như không có b...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị ngoại khoa ung thư phổi thứ phát: Kinh nghiệm Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 262
ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA UNG THƯ PHỔI THỨ PHÁT:
KINH NGHIỆM BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Nguyễn Hoàng Bình*, Trần Quyết Tiến*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm tổng kết, đánh giá những kinh nghiệm ban đầu trong chẩn đoán, điều trị
ngoại khoa bệnh ung thư phổi thứ phát (u di căn phổi) tại khoa Ngoại Lồng ngực, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Đối tượng & Phương pháp: Hồi cứu các biểu hiện lâm sàng, chỉ định, phương pháp phẫu thuật và kết quả
sớm điều trị ngoại khoa ung thư phổi thứ phát tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2014 đến 12/2015.
Kết quả: Trong thời gian 2 năm, chúng tôi đã điều trị ngoại khoa cho 15 bệnh nhân. Giới: 11 nam, 4 nữ.
Tuổi trung bình là 50,9 (Lớn nhất: 71, nhỏ nhất: 19). Trong đó gồm: 4 ung thư đại trực tràng, 2 ung thư thận, 1
ung thư vú, 2 ung thư xương, 6 ung thư gan. Phẫu thuật cắt thùy phổi kèm u: 10 trường hợp, cắt u di căn: 5
trường hợp. Không có tử vong chu phẫu cũng như không có biến chứng nào nặng nề được ghi nhận. Tất cả bệnh
nhân ra viện tốt. Một bệnh nhân tử vong sau 9 tháng do bệnh ung thư nguyên phát tiến triển.
Kết luận: Điều trị ngoại khoa ung thư phổi thứ phát là có chỉ định, kéo dài tiên lượng sống cho bệnh nhân.
Kết quả an toàn, không tai biến trầm trọng. Phẫu thuật cắt thùy hay cắt u tùy thuộc vào lâm sàng. X quang ngực
là phương pháp hữu hiệu giúp theo dõi và phát hiện ung thư phổi di căn.
Từ khóa: ung thư phổi thứ phát
ABSTRACT
SURGICAL TREATMENT OF PULMONARY METASTASES: EXPERIENCE IN CHO RAY HOSPITAL
Nguyen Hoang Binh, Tran Quyet Tien
*Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 262 - 266
Objective: Evaluate initial experience in diagnosis, following and treatment of pulmonary metastases at Cho
Ray hospital.
Patients and Method: Descriptive and retrosprospective study of 15 patients underwent lobectomy or
segmentectomy in treatment of pulmonary metastases at Cho Ray hospital from Jan 2014 to Dec 2015.
Results: Among the 15 patients, 11 (73.33%) were male. The median age was 50.9 years (range 19-71).
Primary colorectal cancer (26.67%) and hepatic cancer (40%) were the main site of origin of the metastases.
Lobectomy was achieved in 66.67% of patients (10/15). There was no perioperative mortality, no severe
complication. All of patients were discharged safely, one died after 9 months result from primary cancer.
Conclusion: Pulmonary resection in treatment of pulmonary metastases is good and safe procedure and is
indicated for improving survival prognosis in cancer patients. Chest X – ray is a simple way to follow up and
discover pulmonary metastases.
Key word: pulmonary metastases, secondary lung tumors
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phổi thứ phát là những khối u ung
thư ở phổi do ung thư từ những cơ quan khác di
căn đến. Ung thư di căn thường là biểu biện của
bệnh di căn xa, toàn thân, điều trị đặt ra thường
là hóa trị, xạ trị hay kết hợp đa mô thức. Tuy
nhiên đối với những trường hợp ung thư di căn
*Khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: TS.BS Nguyễn Hoàng Bình ĐT: 0908334789 Email: nguyenhoangbinh06@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 263
đến phổi khu trú, có thể phẫu thuật được thì vấn
đề phẫu thuật cắt bỏ khối u di căn đến phổi vẫn
được chỉ định, với điều kiện các ung thư nguyên
phát cũng đã được điều trị triệt để(1, 8). Dù còn
nhiều tranh cãi quanh vấn đề nên can thiệp
ngoại khoa hay hóa, xạ trị, nhiều nghiên cứu đã
được tiến hành cho thấy bệnh nhân được phẫu
thuật có tiên lượng sống tốt hơn so bệnh nhân
không được phẫu thuật(3, 7).
Tại Việt Nam, phẫu thuật ung thư thứ phát
vẫn còn ít, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này để tổng kết những kinh nghiệm về chẩn
đoán, kết quả điều trị, theo dõi lâu dài đối với
những bệnh nhân này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán ung thư
phổi thứ phát, sau khi đã điều trị bệnh nguyên
phát triệt để, u khu trú ở một thùy phổi, có chỉ
định phẫu thuật, đủ điều kiện phẫu thuật.
Loại trừ: bệnh nhân được chẩn đoán ung thư
phổi nguyên phát, bệnh nhân được chẩn đoán
ung thư phổi thứ phát nhưng tổn thương nhiều
hay lan tỏa trong nhiều thùy phổi.
Phương pháp nghiên cứu:
Hồi cứu mô tả.
Phương pháp
Bệnh nhân được ghi nhận.
Lâm sàng: Bệnh sử: ung thư nguyên phát,
điều trị, thời gian phát hiện ung thư phổi thứ
phát, các triệu chứng lâm sàng.
Cận lâm sàng: chụp X quang phổi, siêu âm
bụng, vúChụp cắt lớp (CT Scans), nội soi phế
quản, đại tràng, đo chức năng phổi, PET, các xét
nghiệm tiền phẫu.
Phương pháp phẫu thuật: phẫu thuật cắt
thùy mổ mở hay mổ nội soi. Phẫu thuật cắt u:
mổ mở hay nội soi.
Sinh thiết lạnh trong khi phẫu thuật.
Đánh giá sự di căn trong phẫu thuật, thùy
phổi được phẫu thuật.
Hậu phẫu: ghi nhận thời gian rút ống dẫn
lưu, ra viện.
Đánh giá, ghi nhận các biến chứng như: rung
nhĩ, suy hô hấp, mủ màng phổi, dò khí, rung nhĩ
không đặt máy, viêm phổi không suy hô hấp,
nhiễm trùng tiểu, viêm mô tế bào.
Đánh giá, phân tích nguyên nhân tử vong.
Theo dõi bệnh nhân, tiên lượng sống của bệnh
nhân (theo dõi trung hạn – dài hạn).
KẾT QUẢ
15 bệnh nhân ung thư phổi di căn được phẫu
thuật cắt thùy phổi hoặc cắt nốt phổi trong thời
gian từ 1/2014 – 12/2015 tại khoa Ngoại Lồng
ngực, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Nam: 11 (73,3%) Nữ: 4 (26,7%)
Tuổi: lớn nhất: 71 tuổi, nhỏ nhất: 19
tuổi trung bình: 50,9.
Thời gian từ lúc phẫu thuật, điều trị ung thư
nguyên phát đến lúc phát hiện u phổi.
Nhanh nhất 6 tháng, lâu nhất: 6 năm (72
tháng) trung bình: 32,3 tháng.
Triệu chứng lâm sàng:
Không triệu chứng, phát hiện tình cờ khi
theo dõi: 13 bệnh nhân (86,66%).
Ho khan: 1 bệnh nhân (6,67%).
Đau ngực: 1 bệnh nhân (6,67%).
Hình ảnh trên X quang, CT Scans: u phổi
đơn độc 5 trường hợp (33,3%), u phổi: 10 trường
hợp (66,7%).
Bảng 1: Vị trí u phổi
Vị trí u Số lượng Phần trăm
Thùy trên phổi phải 2 13,33%
Thùy giữa phổi phải 2 13,33%
Thùy dưới phổi phải 7 46,67%
Thùy trên phổi trái 0 0%
Thùy dưới phổi trái 4 26,67%
Bảng 2: Kết quả mô học
Loại tế bào
Số lượng bệnh
nhân
Phần trăm
Ung thư tế bào tuyến đại
tràng
4 26,7%
Ung thư tế bào gan 6 40%
Ung thư tế bào tuyến vú 1 6,7%
Ung thư tế bào sáng thận 2 13,3%
Sarcom xương 2 13,3%
Thời gian phẫu thuật: trung bình 3,69 giờ.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 264
Lâu nhất: 6 giờ. Nhanh nhất: 3 giờ.
Thời gian nằm viện sau mổ: 5,58 ngày.
Lâu nhất: 7 ngày. Nhanh nhất: 3 ngày.
Bảng 3: Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp phẫu
thuật
Số lượng
bệnh nhân
Phần trăm
Mổ nội soi cắt thùy phổi 8 53,33%
Mổ mở cắt thùy phổi 2 13,33%
Mổ mở cắt u 1 6,67%
Mổ nội soi cắt u 4 26,67%
Biến chứng: không ghi nhận biến chứng
trầm trọng.
Bảng 4: Biến chứng phẫu thuật
Biến chứng Số lượng bệnh
nhân
Phần trăm
Tràn khí dưới da 1 6,67%
Chảy máu vết mổ sau mổ 0
Xẹp phổi 1 6,67%
Rung nhĩ 0
Nhiễm trùng 0
BÀN LUẬN
Những năm đầu thập niên 1990, Meade và
Martini, là những người đầu tiên tiến hành phẫu
thuật bênh ung thư di căn đến màng phổi, phổi
một cách tình cờ khi phẫu thật cắt u màng phổi(5).
Divis và Tores là những người đầu tiên tiến
hành phẫu thuật cắt các u phổi thứ phát do các
ung thư nguyên phát từ nơi khác di căn đến.
Barney and Churchill báo cáo một trường hợp
sau cắt u thận, được mổ cắt u phổi thứ phát có
tiên lượng sống rất tốt, bệnh nhân sống đến 23
năm và tử vong do bệnh lý chứ không do ung
thư. Vì vậy, phẫu thuật những bệnh nhân ung
thư thứ phát ở phổi sau khi điều trị ung thư
nguyên phát triệt để đã được chỉ định ngày càng
rộng rãi trên khắp thế giới(2, 3).
Triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán
Đa số bệnh nhân ung thư thứ phát ở phổi
thường phát hiện sau khi điều trị ung thư
nguyên phát khoảng 1 năm(7, 6). Ngày nay, với sự
phát triển của các phương pháp cận lâm sàng,
thuận lợi dễ dàng, các bệnh nhân sau phẫu thuật
ung thư nguyên phát đều được theo dõi cẩn
thận sau mổ, theo dõi mỗi tháng trong 1 năm
đầu, bệnh nhân được chụp X quang phổi kiểm
tra.
Bệnh nhân thường được phát hiện tình cờ
trên chụp phim kiểm tra định kỳ, đa số không
có triệu chứng lâm sàng(7, 4). Dưới 5% bệnh
nhân có triệu chứng: đau ngực hay tràn khí
màng phổi. Srinivas và cs đề nghị bệnh nhân
có ung thư nguyên phát kèm tràn khí màng
phổi thì cần chụp X quang, CT Scans tầm soát
ung thư di căn phổi(3, 7).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 13/15
bệnh nhân được phát hiện tình cờ trên X
quang phổi kiểm tra định kỳ sau phẫu thuật
ung thư nguyên phát.
Vai trò của hình ảnh học trong chẩn đoán
bệnh
X quang phổi hiện vẫn là phương pháp tốt
nhất tầm soát ung thư phổi thứ phát sau điều trị
các ung thư nguyên phát. Fleming và cs nhận
thấy <1% bệnh nhân phát hiện có khối u trên
phổi khi chụp X quang phổi cùng thời điểm điều
trị sarcoma(1). Ren và cs nhận thấy chỉ có 48%
bệnh nhân phát hiện có u phổi. Bệnh nhân sau
khi phát hiện có di căn phổi, cần chụp CT –
Scans để xác định kích thước, bản chất, vị trí u,
cần phân biệt với các u lành, u lao khác. Tuy
nhiên, có những trường hợp bệnh nhân có di căn
mà chỉ phát hiện trên CT –Scans, không thấy
trên X quang. Margaritora cho rằng CT – Scans
xoắn ốc cho kết quả nhạy với u < 6mm. MRI và
PET – CT cũng được sử dụng, tuy nhiên hiệu
quả còn chưa được chứng minh rõ ràng(5, 1).
Các phẫu thuật viên thường chọn CT – Scans
để có chẩn đoán rõ ràng khối u, vị trí, bản chất,
sự xâm lấn xung quanh để quyết định cho phẫu
thuật cắt thùy phổi hay cắt u(7).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả bệnh
nhân đều được phát hiện khi chụp X quang
kiểm tra khi tái khám. Tuy nhiên để có quyết
định kế họach cho phẫu thuật, chúng tôi dựa vào
CT – Scans, để xác định rõ bản chất khối u lành
hay ác, chúng tôi dựa vào sinh thiết lạnh trong
phẫu thuật.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 265
Chỉ định phẫu thuật
Bệnh nhân ung thư phổi thứ phát được chỉ
định phẫu thuật khi: nốt phổi đơn độc, nếu
nhiều nốt thì các nốt này có thể cắt được, ung
thư nguyên phát đã kiểm soát được, không có di
căn xa, di căn ngoài lồng ngực, chức năng phổi
đủ để phẫu thuật(3,7,6).
Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu của
chúng tôi đều có một nốt đơn độc trong phổi,
ung thư nguyên phát đã được phẫu thuật, một
số được hóa trị bổ sung sau đó, bệnh nhân đủ
điều kiện phẫu thuật. Chỉ có 1 bệnh nhân phát
hiện u thùy dưới phổi trái kèm nốt nhỏ phổi
phải. Bệnh nhân này được phẫu thuật cắt thùy
phổi trái trước, sau 6 tháng theo dõi, nốt phổi
phải tăng kích thước và cũng được nội soi
cắt nốt.
Đa số tác giả ủng hộ phương pháp cắt nốt
phổi, không cắt thùy vì do ung thư thứ phát nên
chỉ cần cắt nốt di căn là đủ mà còn giữ lại nhu
mô phổi cho bệnh nhân(1), tuy nhiên vấn đề đặt
ra là cần cắt đủ mô để không sót tế bào ung thư.
Phẫu thuật cắt thùy phổi chỉ được đặt ra khi u
lớn, gần mạch máu mà không thể cắt nốt phổi
được. Phương pháp phẫu thuật có thể thực hiện
bằng mổ hở hoặc mổ nội soi. Mặc dù có nhiều
ưu điểm, nhiều tác giả vẫn còn tranh cãi về lựa
chọn phương pháp mổ nội soi trong điều trị ung
thư phổi thứ phát(4).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 10
trường hợp được cắt thùy phổi trong đó 8
trường hợp phẫu thuật cắt thùy qua nội soi, các
trường hợp còn lại cắt nốt qua phẫu thuật nội soi
hay qua mổ mở. Với sự phát triển của gây mê
hồi sức, kỹ thuật, trang thiết bị, phẫu thuật nội
soi giúp phẫu thuật cắt thùy hay cắt nốt phổi
ngày càng hoàn thiện, an toàn, ít nguy cơ biến
chứng nên chỉ định phẫu thuật cắt thùy phổi hay
nốt phổi càng rộng rãi hơn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có
biến chứng nào nặng, ảnh hưởng tính mạng
bệnh nhân, không có trường hợp tử vong, chỉ có
1 bệnh nhân bị xẹp phổi sau mổ, được soi hút
phế quản, bệnh nhân ổn định, xuất viện. Tuy
nhiên, do số liệu chúng tôi còn ít, nên cần được
đánh giá thêm với số lượng lớn hơn.
Tiên lượng sống lâu dài
Pastorino và cs báo cáo một nghiên cứu
năm 1991 đa trung tâm trên 2 726 bệnh nhân
được cắt nốt phổi di căn, thời gian theo dõi 46
tháng, với tiên lượng sống 36% sau 5 năm và
26% sau 10 năm(7).
Do điều kiện của nước ta nên chúng tôi chỉ
theo dõi được một số bệnh, không đánh giá
được tái phát, chỉ đánh giá tiên lượng sống.
Chúng tôi gọi điện thoại hỏi người nhà, bệnh
nhân còn sống, bệnh nhân tử vong do nguyên
nhân ung thư hay nguyên nhân khác.
Trong nghiên cứu chúng tôi, có 1 bệnh nhân
tử vong sau 4 tháng do tuổi cao, 1 bệnh nhân tử
vong do ung thư gan sau 9 tháng. Tất cả bệnh
nhân còn lại hiện còn sống.
Chúng tôi hy vọng nghiên cứu của chúng tôi
tiếp tục, số lượng bệnh nhân nhiều hơn, theo dõi
lâu dài hơn để đánh giá hiệu quả của phẫu thuật
trong điều trị ung thư phổi thứ phát cũng như
tiên lượng sống lâu dài cho bệnh nhân.
KẾT LUẬN
Điều trị ngoại khoa ung thư phổi thứ phát là
phương pháp phẫu thuật an toàn, có hiệu quả có
thể chỉ định rộng rãi, tiên lượng sống bệnh nhân
tốt hơn. Cần theo dõi khám kiểm tra bệnh nhân
mỗi tháng sau mổ ung thư nguyên phát, đặc biệt
ung thư đại tràng, ung thư gan. X quang phổi là
phương pháp cận lâm sàng đơn giản, giúp phát
hiện sớm vì đa số bệnh nhân không có triệu
chứng lâm sàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Allen MS, Putnam JB (2009). “Secondary Tumors of the
Lung”. General Thoracic Surgery, pp1619-1646.
2. Axel Rolle (2015). “Laser Resection of Metastases”. Chest
Surgery, pp 129-136
3. Burt BM, Mery CM, and Jaklitsch MT (2015). “Pulmonary
Metastasectomy”. Adult Chest surgery, pp 640-654.
4. Cowan S, Culligan M, and FriedbergS J (2010). “Secondary
Lung Tumors”. Sabiston & Spencer surgery of the chest, pp 349-
362.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 266
5. DuyKhanh P, Ceppa and Betty CT (2014). “Pulmonary
Metastasis”. Johns Hopkins’ Textbook of Cardiothoracic Surgery,
pp 145-157.
6. Pastorino U, Grunenwald D (2008). “Surgical Resection Of
Pulmonary Metastases”. Pearson’ thoracic and esophageal
surgery, pp 851-863.
7. Patricia M, McComache MD, Manjit S, Bains MD (1996). “Role
of Video-Assisted Thoracic Surgery in the Treatment of
Pulmonory Metastases: Results of a Prospective Trial”, Ann
Thorac Surg, 62: pp 213-7.
8. Williams T (2014). “Pulmonary Metastasectomy”. Difficult
Decisions in Thoracic Surgery, pp 257 - 270
Ngày nhận bài báo: 24/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dieu_tri_ngoai_khoa_ung_thu_phoi_thu_phat_kinh_nghiem_benh_v.pdf