Tài liệu Điều trị lạm dụng chất gây nghiện đối với người có rối loạn xảy ra đồng thời: Điều trị Lạm dụng chất Gây nghiện
Đối với Người
Có Rối loạn Xảy ra Đồng thời
Phác đồ
Cải thiện
Điều trị
TIP
42
Tiến sĩ Stanley Sacks
Chủ tịch Uỷ ban Đồng thuận
Bác sĩ y khoa Richard K. Ries
Đồng chủ tịch Uỷ ban đồng thuận
ii Lời cảm ơn
Lời cảm ơn
Quá trình xây dựng Phác đồ cải thiện điều trị (TIP)
này đã có sự đóng góp của nhiều người (xem trang
xi, xiii và phụ lục L, M, and N). Ấn phẩm này do
tập đoàn CDM Inc sản xuất theo hợp đồng Chương
trình ứng dụng tri thức (KAP) số 270-99-7072 phối
hợp với Cục Quản lý Lạm dụng Chất gây nghiện
và Sức khỏe tâm thần (SAMHSA), Bộ Y tế và An
sinh Xã hội Hoa Kỳ (DHHS). Tiến sỹ (Ed.D Karl D.
White và Tiến sỹ (Ph.D.) Andrea Kopstein, thạc sĩ y
tế cộng đồng (M.P.H) là các cán bộ dự án chính phủ
thuộc Trung tâm Điều trị Lạm dụng Chất Gây nghiện
(CSAT). Christina Currier là trưởng nhóm công tác
xây dựng các TIP của CSAT. Rose M. Urban, thạc sĩ
công tác xã hội (M.S.W.), tiến sĩ luật (J.D.), cán bộ
công tác xã h...
590 trang |
Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 877 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Điều trị lạm dụng chất gây nghiện đối với người có rối loạn xảy ra đồng thời, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điều trị Lạm dụng chất Gây nghiện
Đối với Người
Có Rối loạn Xảy ra Đồng thời
Phác đồ
Cải thiện
Điều trị
TIP
42
Tiến sĩ Stanley Sacks
Chủ tịch Uỷ ban Đồng thuận
Bác sĩ y khoa Richard K. Ries
Đồng chủ tịch Uỷ ban đồng thuận
ii Lời cảm ơn
Lời cảm ơn
Quá trình xây dựng Phác đồ cải thiện điều trị (TIP)
này đã có sự đóng góp của nhiều người (xem trang
xi, xiii và phụ lục L, M, and N). Ấn phẩm này do
tập đoàn CDM Inc sản xuất theo hợp đồng Chương
trình ứng dụng tri thức (KAP) số 270-99-7072 phối
hợp với Cục Quản lý Lạm dụng Chất gây nghiện
và Sức khỏe tâm thần (SAMHSA), Bộ Y tế và An
sinh Xã hội Hoa Kỳ (DHHS). Tiến sỹ (Ed.D Karl D.
White và Tiến sỹ (Ph.D.) Andrea Kopstein, thạc sĩ y
tế cộng đồng (M.P.H) là các cán bộ dự án chính phủ
thuộc Trung tâm Điều trị Lạm dụng Chất Gây nghiện
(CSAT). Christina Currier là trưởng nhóm công tác
xây dựng các TIP của CSAT. Rose M. Urban, thạc sĩ
công tác xã hội (M.S.W.), tiến sĩ luật (J.D.), cán bộ
công tác xã hội được cấp bằng (LCSW), Phó giám
đốc điều hành dự án CDM KAP. Elizabeth Marsh
Phó giám đốc dự án CDM KAP. Shel Weinberg,
tiến sĩ triết học (Ph.D.), là Bác sĩ tâm lý nghiên cứu/
ứng dụng cao cấp của CDM KAP. Các cán bộ KAP
khác bao gồm Raquel Witkin, Thạc sĩ khoa học
(M.S.), Phó quản lý dự án; Susan Kimner, Uỷ viên
ban biên tập phụ trách quản lý; Deborah Steinbach,
Uỷ viên cao cấp trong ban biên tập/tác giả; và Erica
Flick, Trợ lý ban biên tập. Ngoài ra, còn có Sandra
Clunies, Thạc sĩ khoa học (M.S.), Tư vấn viên lạm
dụng rượu và chất ma tuý được chứng nhận quốc tế
(I.C.A.D.C.) Cố vấn nội dung. Đặc biệt cảm ơn Tiến
sỹ (Ph.D.) Susan Hills, Đồng tác giả của TIP này và
Tiến sĩ y khoa (M.D.) Doug Ziedonis, với đóng góp
của ông cho chương 8. Jonathan Max Gilbert, Thạc
sĩ (M.A.) Margaret K. Hamer, Thạc sĩ (M.P.A.),
Randi Henderson, Cử nhân (B.A.), Susan Hills,
Tiến sĩ (Ph.D.) và David Shapiro, Thạc sĩ khoa học
(M.S.), Thạc sĩ giáo dục (M.Ed.), là các tác giả. Phụ
lục K được soạn bởi Margaret Brooks, Tiến sĩ luật
(J.D.) và các cán bộ SAMHSA (Cục Quản lý Lạm
dụng Chất gây nghiện và Sức khỏe tâm thần) có sự
tham vấn của Văn phòng luật sư trưởng, Bộ Y tế và
An sinh Xã hội Hoa Kỳ, thủ đô Washington, D.C.
Từ chối trách nhiệm
Các ý kiến bày tỏ ở đây là quan điểm của các uỷ viên
trong Uỷ ban đồng thuận và không nhất thiết phản
ánh lập trường chính thức của CSAT (Trung tâm
Điều trị Lạm dụng Chất Gây nghiện), Cục Quản lý
Lạm dụng Chất Gây nghiện và Sức khỏe tâm thần
(SAMHSA) hay DHHS (Bộ Y tế và An sinh Xã hội
Hoa Kỳ). Không có sự chủ trương và không nên suy
diễn rằng có sự hỗ trợ hoặc thông qua của CSAT,
SAMHSA hoặc DHHS đối với các quan điểm này
hoặc đối với công cụ, phần mềm hoặc nguồn trích
dẫn nêu trong tài liệu này. Các hướng dẫn trong tài
liệu này không nên coi là những văn bản thay thế
cho các quyết định liên quan đến chăm sóc và điều
trị bệnh nhân theo nhu cầu cá nhân.
Thông báo tài sản công hữu
Tất cả tài liệu có trong tập sách này ngoại trừ những
tài liệu được trích dẫn trực tiếp từ các nguồn có bản
quyền đều thuộc tài sản công hữu và có thể tái bản
hoặc sao chép không cần xin phép từ SAMHSA/
CSAT hoặc các tác giả. Không tái bản hoặc phân
phát ấn phẩm này để thu phí mà không có sự cho
phép bằng văn bản cụ thể của Phòng Truyền thông
thuộc SAMSHA.
Truy cập điện tử và Sao chép ấn phẩm
Có thể sao chép miễn phí từ Ngân hàng quốc gia
lưu trữ thông tin rượu và chất ma tuý (NCADI)
(800) 729-6686 hoặc (301) 468-2600; TDD – Công
cụ viễn thông cho người khiếm thính (đối với
trường hợp thiểu năng thính giác), (800) 487-4889,
hoặc bằng điện tử thông qua địa chỉ mạng toàn thế
giới Internet: www.ncadi.samhsa.gov.
Gợi ý khi trích dẫn
Nên trích dẫn như sau: Trung tâm Điều trị Lạm dụng
Chất Gây nghiện. Điều trị lạm dụng chất gây nghiện
cho người có rối loạn xảy ra đồng thời. Phác đồ cải
thiện điều trị (TIP) Tập 42. Giấy phép xuất bản Bộ y
tế và phục vụ con người (DHHS) Số (SMA) 05-3922.
Rockville, MD: Cục Quản lý Lạm dụng Chất gây
nghiện và Sức khỏe tâm thần 2005). (Tiếng Anh ghi:
Center for Substance Abuse Treatment. Substance
Abuse Treatment for Persons With Co-Occurring
Disorders. Treatment Improvement Protocol (TIP)
Series 42. DHHS Publication No. (SMA) 05-3922.
Rockville, MD: Substance Abuse and Mental Health
Services Administration, 2005.
Văn phòng phát hành
Chi nhánh cải thiện thực hành, Phòng cải thiện dịch vụ,
Trung tâm Điều trị Lạm dụng Chất Gây nghiện, Cục
Quản lý Lạm dụng Chất gây nghiện và Sức khỏe tâm
thần, số 1 Đường Choke Cherry, Rockville, MD 20857.
Giấy phép XB của bộ DHHS Số (SMA) 05-3922
Ấn hành năm 2005
iii
Mục lục
TIP là gì? ix
Uỷ ban đồng thuận xi
Nhóm cố vấn KAP (chương trình ứng dụng tri thức) và
các thành viên tham dự thuộc chính phủ liên bang xiii
Lời nói đầu xv
Tóm tắt sơ lược xvii
1 Giới thiệu 1
Tổng quan 1
Lĩnh vực đang phát triển về các chứng rối loạn xảy ra đồng thời 2
Những diễn biến quan trọng dẫn đến sự ra đời của cuốn TIP này 4
Bố cục của tài liệu TIP này 16
2 Định nghĩa, thuật ngữ và hệ thống phân loại các rối loạn xảy ra đồng thời 21
Tổng quan 21
Thuật ngữ liên quan đến rối loạn sử dụng chất gây nghiện 22
Thuật ngữ liên quan đến rối loạn tâm thần 23
Thuật ngữ liên quan đến bệnh nhân 26
Thuật ngữ liên quan đến điều trị 27
Thuật ngữ liên quan đến chương trình 32
Thuật ngữ liên quan đến hệ thống 33
3 Bí quyết xây dựng chương trình thành công 37
Tổng quan 37
Nguyên tắc chỉ đạo 38
Cung cấp dịch vụ 41
Cải thiện hệ thống và chương trình điều trị lạm dụng chất 48
Xây dựng đội ngũ và hỗ trợ cán bộ 55
4 Đánh giá 65
Tổng quan 65
Sàng lọc và đánh giá cơ bản để phát hiện COD 66
Quá trình đánh giá 71
5 Các chiến thuật làm việc với bệnh nhân có rối loạn xảy ra đồng thời 101
Tổng quan 101
Hướng dẫn để xây dựng một quan hệ điều trị thành công với khách hàng có COD 102
Kỹ thuật làm việc với bệnh nhân có COD 112
6 Môi trường và mô hình truyền thống 137
Tổng quan 137
Lập chương trình cần thiết cho những bệnh nhân có COD 138
Các chương trình điều trị lạm dụng chất gây nghiện ngoại trú cho bệnh nhân có COD 143
Các chương trình điều trị lạm dụng chất gây nghiện nội trú cho bệnh nhân có COD 161
iv Mục lục
7 Môi trường đặc biệt và các nhóm đối tượng cụ thể 183
Tổng quan 183
Môi trường chăm sóc cấp tính và các môi trường khác 184
Chương trình Tự lực Phục hồi 190
Nhóm bệnh nhân cụ thể 197
8 Tổng quan ngắn ngọn về các rối loạn tâm thần cụ thể và các vấn đề xuyên suốt 213
Tổng quan 213
Những vấn đề xuyên suốt 214
Rối loạn Nhân cách 220
Rối loạn cảm xúc và Rối loạn lo âu 226
Bệnh tâm thần phân liệt và Các chứng rối loạn thần kinh khác 231
Rối loạn thiếu tập trung/hiếu động thái quá (AD/HD) 235
Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) 238
Rối loạn ăn uống 240
Bệnh nghiện đánh bạc 246
Kết luận 248
9 Các rối loạn do chất gây nghiện 249
Tổng quan 249
Mô tả 249
Nghiên cứu chẩn đoán 252
Nghiên cứu điển hình: Xác định các chứng rối loạn 253
Phụ lục A: Tài liệu tham khảo 255
Phụ lục B: Tên viết tắt chữ cái đầu 309
Phụ lục C: Bảng thuật ngữ 313
Phụ lục D: Các rối loạn tâm thần cụ thể: Hướng dẫn bổ sung cho tư vấn 325
Tổng quan 325
Khuynh hướng Tự sát 326
Nghiện Nicotine 333
Các Rối loạn Nhân cách (Tổng quan) 348
Rối loạn Nhân cách Ranh giới 353
Rối loạn Nhân cách Phản Xã hội 359
Rối loạn Tâm tính và Lo âu 369
Tâm Thần Phân Liệt và Các Rối Loạn Thần Kinh Khác 385
Rối Loạn Tăng Động/Giảm Chú Ý (AD/HD) 402
Rối Loạn Căng Thẳng Sau Chấn Thương 408
Rối Loạn Ăn Uống 417
Bệnh nghiện đánh bạc 425
Phụ lục E: Các mô hình đang nổi 437
Phần I. Địa chỉ của những Mô hình được Giới thiệu trong Tài liệu 437
Phần II. Những Mô hình đang xuất hiện khác 439
Danh sách các chương trình 457
vMục lục
Phụ lục F: Các thuốc phổ biến điều trị rối loạn 459
Các yếu tố Nguy cơ Dược lý 459
Mô hình Điều trị Bậc thang 461
Dược phẩm dùng cho Liệu pháp Tâm lý năm 2004: Những điều mọi Tư vấn viên nên biết 463
Phụ lục G: Sàng lọc và công cụ đánh giá 487
Chỉ số Mức độ Nghiện (ASI) 487
Thử nghiệm Xác định những Rối loạn do Sử dụng Rượu (AUDIT) 488
Danh mục Trầm cảm Dấu hiệu -II (BDI-II) 488
Bảng điều tra CAGE 489
Các thang đo Tình huống, Động lực và Sự sẵn sàng (CMR) 489
Đánh giá Hội chứng Cai Thuốc của Viện Nghiên cứu Lâm sàng (CIWA-Ar) 490
Kiểm tra Đánh giá Tình trạng Lạm dụng Thuốc (DAST) 490
Thẩm định Toàn cầu về Nhu cầu Cá nhân (GAIN) 491
Cấp độ của Hệ thống Sử dụng Chăm sóc (LOCUS) 491
Kiểm tra Đánh giá Tình Trạng Nghiện rượu ở Michigan (MAST) 492
Phỏng vấn cho Nghiên cứu Tâm thần đối với những Rối loạn Tâm thần và
Chất gây nghiện (PRISM) 493
Bảng điều tra Mức độ Sẵn Sàng Thay đổi 493
Thẩm định Điều trị và Thái độ Phục hồi (RAATE) 494
Phỏng vấn Lâm sàng có Cấu trúc đối với các Rối loạn thuộc DSM-IV (SCID-IV) 494
Công cụ Điều trị Lạm dụng Chất gây nghiện (SATS) 495
Đánh giá Thay đổi của Đại học Rhode Island (URICA) 495
Phụ lục H: Công cụ sàng lọc 497
Mẫu phiếu thử nghiệm sàng lọc sức khỏe tâm thần -III 498
Công cụ Thử nghiệm Sàng lọc Lạm dụng Chất gây nghiện Giản đơn 499
Phụ lục I: Nguồn đào tạo có chọn lọc 513
Những nguồn Đào tạo về Điều trị các Rối loạn Nghiện 513
Các nguồn Đào tạo về Sức khỏe Tâm thần 515
Các nguồn Đào tạo về các Rối loạn Xảy ra Đồng thời 515
Listservs và các Nhóm Thảo luận về Rối loạn Xảy ra Đồng thời 516
Phụ lục J: Các chương trình tự lực tương trợ phục hồi kép và
các nguồn khác hỗ trợ người sử dụng và nhà cung cấp dịch vụ 519
Các hội phục hồi kép với 12 bước 519
Hỗ trợ lẫn nhau trong chương trình phục hồi kép 520
Các Nguồn khác dành cho Bệnh nhân và các Nhà cung cấp 521
Phụ lục K: Tính bảo mật 523
Luật pháp Liên bang và Quyền bảo mật 523
Phụ lục L: Ủy ban nguồn 527
Phụ lục M: Năng lực về văn hoá và các bên tham gia mạng lưới đa dạng 531
Phụ lục N: Người đánh giá/chuyên gia phản biện lĩnh vực 533
vi Mục lục
Hình
1-1 Người có lạm dụng rượu, chất ma tuý hoặc rối loạn tâm thần trong 1 năm qua 5
1-2 Tỷ lệ rối loạn nhân cách phản/chống xã hội, trầm cảm và rối loạn lo âu do phụ thuộc
chất ma tuý 8
1-3 Các cơ sở điều trị lạm dụng chất gây nghiện có chương trình đặc biệt dành cho
bệnh nhân có COD 11
2-1 Bốn cấp độ chăm sóc 29
3-1 Sáu nguyên tắc chỉ đạo trong điều trị bệnh nhân có COD 38
3-2 Các cấp độ về khả năng của chương trình trong điều trị rối loạn đồng thời. 44
3-3 Một tầm nhìn về điều trị tổng hợp đầy đủ đối với COD 45
3-4 Cộng tác viên điều trị đồng thời của miền mam Bang Maine 49
3-5 Đánh giá tiềm năng phục vụ bệnh nhân COD của cơ sở 51
3-6 Tài trợ một hệ thống chăm sóc toàn diện cho người có COD 52
3-7 Các thái độ và đạo đức cốt yếu của bác sĩ lâm sàng làm việc với bệnh nhân có COD 57
3-8 Các ví dụ về năng lực cơ bản cần có khi điều trị người có COD 58
3-9 Sáu lĩnh vực năng lực cần có ở cấp độ trung cấp khi điều trị người có COD 59
3-10 Các ví dụ về năng lực cần có ở cấp độ nâng cao/cao cấp trong điều trị bệnh nhân 60
3-11 Các vấn đề về lập kế hoạch điều trị và tài liệu hoá/ghi chép đối với rối loạn tâm thần 61
và sử dụng chất gây nghiện
3-12 Chứng chỉ trong các nghề y tế 63
3-13 Giảm thiểu tình trạng bỏ việc của nhân viên trong các chương trình dành cho
bệnh nhân COD 64
4-1 Những điều cân nhắc khi đánh giá 74
4-2 Kế hoạch điều trị đơn giản cho George T. (Ca 2) 96
4-3 Những điều cần cân nhắc trong bố trí điều trị 97
5-1 Các giai đoạn thay đổi 116
5-2 Các phương pháp tiếp cận để thúc đẩy động lực 117
5-3 Can thiệp Dựa trên Thúc đẩy 4 buổi 119
5-4 Danh mục kiểm tra khi Thiết kế Chương trình CM 123
6-1 Biện pháp Can thiệp 165
6-2 Nguyên tắc Thực hiện 166
6-3 Chương trình Đào tạo và Hỗ trợ Kỹ thuật Mẫu 167
6-4 Biện pháp Điều trị Nội trú 172
6-5 Những điều chỉnh của chương trình TC dành cho những người có COD 174
7-1 Tiêu chuẩn cho Giai đoạn Suy nhược nghiêm trọng 206
D-1 Các Câu hỏi chính khi Xem xét Rủi ro Tự sát 330
D-2 Tiêu chí DSM-IV đối với Cai nghiện Nicotine 341
D-3 Bài Kiểm tra Nghiện Nicotine Fagerstrom 342
D-4 Các Chiến lược Bỏ thuốc Tốt nhất 344
D-5 Khái quát Chiến lược 2. Các Thành phần của một Chương trình Ngăn ngừa Tái nghiện 348
D-6 Đặc điểm của những Người gặp Rối loạn nhân cách phản xã hội và
Rối loạn Nhân cách Ranh giới 350
D-7 Bản phân phát Công việc Theo bước dành cho Bệnh nhân gặp BPD 360
D-8 Bí quyết tư vấn Bệnh nhân gặp APD 367
D-9 Bài tập Lỗi tư duy phản xã hội 368
D-10 Các Chất gây nghiện Tạo ra hoặc Giả tạo ra Rối loạn Tâm tính 373
D-11 Khuyến khích tương tác của Bệnh nhân Rối Loạn Tâm Thần Mãn tính 391
D-12 Đánh giá sinh học về Những trường hợp Rủi ro cao 392
D-13 Nhóm triệu chứng AD/HD: Giảm Chú Ý 403
viiMục lục
D-14 Nhóm triệu chứng AD/HD: Tăng Động – Bồng Bột 403
D-15 Ngồi thiền: Một Kỹ năng Đương đầu cho Bệnh nhân có Đau đơn về Tinh thần 413
D-16 Rối loạn Ăn uống và Rối loạn Sử dụng Chất Gây nghiện liên hệ với nhau như thế nào? 421
D-17 Những Câu hỏi Kiểm Tra Chung và Cụ thể cho Người có khả năng mắc
Rối loạn Ăn uống 422
D-18 Các Tiêu chí Chẩn đoán cho chứng Mê đánh bạc Đến mức 426
Bệnh hoạn so với Các Tiêu chí cho Lệ thuộc Chất Gây nghiện
D-19 So sánh Người mê cờ bạc bệnh hoạn dạng Hành động và Người mê cờ bạc Thoát ly 427
H-1 Nguồn về các Mục của Công cụ Thử nghiệm Sàng lọc Giản đơn về Lạm dụng
Chất gây nghiện 503
H-2 Mẫu phỏng vấn trong Công cụ thử nghiệm sàng lọc giản đơn về lạm dụng
chất gây nghiện 506
H-3 Mẫu bảng hỏi tự điền trong Công cụ điều tra giản đơn về lạm dụng chất gây nghiện 509
H-4 Bảng tính điểm cho Công cụ thử nghiệm sàng lọc giản đơn về lạm dụng chất gây nghiện 511
Khung lời khuyên cho nhân viên tư vấn
Chương 2
Rối loạn nhân cách phản/chống xã hội 24
Rối loạn tâm thần 25
Rối loạn tâm trạng và lo lắng 25
Chương 4
Những điều nên làm và không nên làm khi đánh giá COD 67
Chương 5
Hình thành liên minh điều trị 103
Duy trì viễn cảnh phục hồi 105
Khắc phục tình trạng chuyển thái ngược/nảy sinh tâm lý cũ của bác sĩ đối với bệnh nhân 106
Theo dõi các triệu chứng tâm thần 107
Áp dụng phương pháp phù hợp với văn hoá 111
Sử dụng Kỹ thuật Quản lý Ngẫu nhiên 125
Sử dụng phương pháp phòng ngừa tái nghiện 130
Chương 6
Các khuyến nghị nhằm cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho những người có COD 141
Nguyên tắc điều trị từ ACT 157
Nguyên tắc điều trị từ ICM 159
Biện pháp điều trị và dịch vụ đề xuất từ Mô hình MTC 175
Chương 7
Làm việc với Bệnh nhân Vô gia cư có COD 200
Giám sát Cộng đồng với Tội phạm có COD 202
Nguyên tắc Điều trị và Dịch vụ dành cho Phụ nữ có COD 210
Chương 8
Tư vấn cho Bệnh nhân muốn tự sát 215
Tư vấn cho Bệnh nhân có Rối loạn nhân cách ranh giới 222
Tư vấn cho bệnh nhân có rối loạn cảm xúc hoặc lo âu 229
Tư vấn cho Bệnh nhân có rối loạn thần kinh 234
Tư vấn cho Bệnh nhân có AD/HD 237
Tư vấn cho Bệnh nhân mắc PTSD 241
Tư vấn cho Bệnh nhân có Rối loạn ăn uống 245
Tư vấn cho Bệnh nhân có rối loạn nghiện đánh bạc 248
viii Mục lục
ix
Các Phác đồ cải thiện điều trị (TIP), được xây dựng bởi Trung tâm Điều
trị Lạm dụng Chất Gây nghiện (CSAT), trực thuộc Cục Quản lý Lạm dụng
Chất gây nghiện và Sức khỏe tâm thần (SAMHSA)/Bộ Y tế và An sinh
Xã hội Hoa Kỳ (DHHS) là những hướng dẫn thực hành để điều trị các rối
loạn sử dụng chất gây nghiện. CSAT vận dụng kinh nghiệm và kiến thức
của các chuyên gia lâm sàng, nghiên cứu và quản trị để sản xuất các Phác
đồ cải thiện điều trị (TIP) được phân phát đến các cơ sở và cá nhân với
số lượng ngày càng nhiều trên khắp cả nước. Độc giả TIP đang ngày càng
mở rộng, không chỉ giới hạn ở các cơ sở điều trị công và tư, vì rối loạn
do rượu và các chất ma tuý khác đang ngày càng được công nhận là một
vấn đề lớn.
Ban cố vấn Chương trình ứng dụng tri thức (KAP) của CSAT là một nhóm
các chuyên gia có uy tín về rối loạn sử dụng chất gây nghiện và chuyên
viên trong các lĩnh vực có liên quan như chăm sóc sức khoẻ ban đầu, sức
khỏe tâm thần và công tác xã hội, phối hợp với các giám đốc cơ quan
quản lý lạm dụng rượu và chất ma tuý cấp thuộc các Bang đưa ra các chủ
đề cho các TIP. Các chủ đề được căn cứ trên nhu cầu hiện tại của lĩnh vực
này về thông tin và hướng dẫn áp dụng.
Sau khi lựa chọn một chủ đề, CSAT mời cán bộ từ các cơ quan Liên bang
liên quan và các tổ chức trong nước tham gia Uỷ ban nguồn để gợi ý các
lĩnh vực trọng tâm cụ thể cũng như các nguồn cần được xem xét để xây
dựng nội dung cho TIP. Sau đó các khuyến nghị được gửi tới Uỷ ban đồng
thuận, bao gồm các chuyên gia về chủ đề đó do các đồng nghiệp đề cử ra.
Uỷ ban này tham gia vào các cuộc thảo luận; những thông tin và khuyến
nghị mà họ nhất trí trong các cuộc thảo luận là cơ sở để xây dựng TIP đó.
Các uỷ viên/thành viên trong Uỷ ban đồng thuận đại diện cho các chương
trình điều trị lạm dụng chất gây nghiện, các bệnh viện, các trung tâm sức
khoẻ cộng đồng, các chương trình tư vấn, các cơ quan tư pháp hình sự, các
cơ sở bảo trợ trẻ em, và những người hành nghề trong khu vực tư nhân.
Chủ tịch uỷ ban (hoặc các Đồng chủ tịch) đảm bảo việc đưa ra các hướng
dẫn áp dụng phản ánh kết quả cộng tác của nhóm.
Một nhóm làm việc tập hợp nhiều chuyên gia trong nhiều lĩnh vực duyệt
kỹ tài liệu sơ thảo. Sau khi đã đưa vào những thay đổi do các chuyên gia
Phác đồ cải thiện điều trị
(TIP) là gì?
x Phác đồ cải thiện điều trị (TIP) là gì?
này đề xuất, công việc tiếp theo là chuẩn bị để
xuất bản TIP, trên giấy và trực tuyến/mạng.
Có thể truy cập các TIP qua Internet tại địa
chỉ: www.kap.samhsa.gov. Việc chuyển sang
phương tiện điện tử giúp các TIP có thể được
cập nhật dễ dàng hơn nhằm tiếp tục cung cấp
cho lĩnh vực những thông tin mới nhất.
Mặc dù trong mỗi TIP đều đã cố gắng đưa vào
các cơ sở bằng chứng về những cách làm được
gợi ý, tuy nhiên CSAT nhận thấy lĩnh vực điều
trị lạm dụng chất gây nghiện đang phát triển và
nghiên cứu thường đi sau phát minh đã được
thử nghiệm trong lĩnh vực. Mục tiêu chính của
mỗi TIP là chuyển tải thông tin “ở tuyến đầu”
một cách nhanh chóng nhưng có trách nhiệm.
Vì lý do này, các khuyến nghị đưa ra trong
TIP đều trích dẫn lấy từ kinh nghiệm lâm sàng
của thành viên trong Uỷ ban hoặc tài liệu tham
khảo. Khi ủng hộ một phương pháp tiếp cận
nào đó trong một nghiên cứu thì sẽ trích dẫn từ
nghiên cứu đó.
TIP này, mang tên Điều trị lạm dụng chất gây
nghiện cho người có rối loạn xảy ra đồng thời,
được sửa lại từ TIP 9, có tên Đánh giá và điều
trị bệnh nhân có đồng thời bệnh tâm thần và lạm
dụng rượu và các chất ma tuý khác. TIP sau khi
được sửa lại đưa ra thông tin về những diễn biến
mới trong lĩnh vực hiện đang phát triển nhanh là
rối loạn lạm dụng chất gây nghiện và tâm thần
xảy ra đồng thời và nắm bắt những gì mới nhất
trong điều trị người có rối loạn xảy ra đồng thời.
TIP này tập trung vào những gì mà bác sĩ lâm
sàng điều trị lạm dụng chất gây nghiện cần biết
và cung cấp thông tin đó theo hình thức dễ tiếp
cận. TIP này tổng hợp kiến thức và đưa nó vào
thực tiễn thực hành của các ca lâm sàng và tình
huống thực tế để người đọc sẽ từ đó có thêm
kiến thức, sự khích lệ và nhiệt tình khi làm việc
với bệnh nhân có rối loạn xảy ra đồng thời.
xi
Chủ tịch
Tiến sĩ Stanley Sacks
Giám đốc
Trung tâm tổng hợp nghiên cứu và thực hành
Công ty các viện phát triển và nghiên cứu quốc
gia.
Thành phố New York, Bang New York
Đồng chủ tịch
Tiến sĩ y khoa Richard K. Ries
Giám đốc/Giáo sư
Các dịch vụ sức khỏe tâm thần cho người bệnh
ngoại trú
Các chương trình rối loạn kép
Trung tâm y tế Harborview
Thành phố Seattle, Bang Washington
Lãnh đạo nhóm công tác
Tiến sĩ Donna Nagy McNelis
Giám đốc, Giáo dục chăm sóc sức khoẻ hành
vi
Phó giáo sư, ngành Tâm thần học
Đại học Drexel
Trường y
Thành phố Philadelphia, Bang Pennsylvania
Bác sĩ y khoa David Mee-Lee,
Hội viên Hội thuốc cai nghiện Hoa Kỳ
(FASAM)
Thành phố (cấp thị trấn) Davis, Bang
California
Tiến sĩ James L. Sorenson
Khoa Tâm thần
Bệnh viện đa khoa San Francisco
Thành phố San Francisco, Bang California
Bác sĩ y khoa Douglas Ziedonis
Giám đốc Các dịch vụ cai nghiện
Hệ thống chăm sóc sức khoẻ hành vi cấp trường
đại học
Thị trấn Piscataway, Bang New Jersey
Tiến sĩ Joan E. Zweben
Giám đốc Điều hành
Phòng khám Phố 14 (14th Street) và Nhóm y
Dự án khôi phục cộng đồng East Bay
Đại học California
Thành phố (cấp thị trấn) Berkeley, Bang
California
Uỷ viên uỷ ban
Thạc sĩ công tác xã hội, Tiến sĩ luật Betty
Blackmon
Parker-Blackmon và các cộng sự
Thành phố Kansas, Bang Missouri
Steve Cantu, tư vấn viên phụ thuộc hoá chất
được cấp bằng (LCDC), Tư vấn viên cai
rượu và chất ma túy (CADAC), Dịch vụ
tiếp cận từ xa (RAS)
Điều phối viên chương trình lâm sàng
Công ty các dịch vụ sức khoẻ nông thôn Nam
Texas
Thành phố (cấp thị trấn) Cotulla, Bang Texas
Catherine S. Chichester, Thạc sĩ khoa học hộ
lý (M.S.N.), Y tá được đăng ký (R.N.)
Giám đốc điều hành
Cộng tác viên về rối loạn xảy ra đồng thời của
Miền Nam Bang Maine
Thành phố (cấp thị trấn) Portland, Bang Maine
Tiến sĩ Colleen Clark
Cộng sự nghiên cứu
Khoa sức khỏe tâm thần cộng đồng
Đại học South Florida
Thành phố (cấp thị trấn) Tampa, Bang Florida
Bác sĩ y khoa ,Thạc sĩ quản trị kinh doanh
Christie A. Cline
Giám đốc y
Phòng các ngành khoa học về sức khoẻ hành
vi
Sở y tế Bang New Mexico
Thị xã (thủ phủ tỉnh) Santa Fe, Bang New
Mexico
Uỷ ban đồng thuận
xii Uỷ ban đồng thuận
Thạc sĩ Raymond Daw
Giám đốc điều hành
Công ty trung tâm Na’nizhoozhi
Thành phố (cấp thị trấn) Gallup, Bang New
Mexico
Sharon C. Ekleberry, Chuyên gia công tác xã
hội lâm sàng được cấp bằng (L.C.S.W.),
Thầy thuốc điều trị lạm dụng chất gây
nghiện được cấp bằng (L.S.A.T.P.), Cử
nhân thiết kế cộng đồng (B.C.D.)
Trưởng phòng
Các dịch vụ ngoại trú cho người lớn
Các dịch vụ sức khỏe tâm thần hạt (huyện)
Fairfax
Ban công tác cộng đồng giáo xứ Fairfax/Falls
Xã tự trị Centreville, Bang Virginia
Tiến sĩ Byron N. Fujita
Bác sĩ tâm lý cao cấp
Trung tâm y tế hạt (huyện) Clackamas
Thành phố (cấp thị trấn) Oregon, Bang Oregon
Tiến sĩ Lewis E. Gallant
Giám đốc điều hành
Công ty hiệp hội quốc gia các giám đốc cơ quan
quản lý lạm dụng ruợu và chất ma tuý cấp
Bang
Thủ đô Washington, DC
Thạc sĩ khoa học sức khỏe Michael Harle
Chủ tịch/Giám đốc điều hành
Công ty Gaudenzia
Thành phố (cấp thị trấn) Norristown, Bang
Pennsylvania
Tiến sĩ Michael W. Kirby, Jr.
Giám đốc điều hành - CEO
Công ty Arapahoe House
Thành phố Thornton, Bang Colorado
Bác sĩ y khoa Kenneth Minkoff
Giám đốc y
Quản lý sức khoẻ Choate
Thành phố (cấp thị trấn) Woburn, Bang
Massachusetts
Tiến sĩ Lisa M. Najavits
Phó giáo sư tâm lý học
Trường y Harvard/Bệnh viện McLean
Thành phố (cấp thị trấn) Belmont, Bang
Massachusetts
Tiến sĩ Tomas A. Soto
Giám đốc
Khoa học hành vi
Trung tâm CORE
Thành phố (cấp thị trấn) Chicago, Bang
Illinois
Chủ tịch và Đồng chủ tịch xin cảm ơnTiến sĩ y khoa Kenneth Minkoff vì những đóng góp quý báu
của ông cho chương 4 của TIP này.
Đặc biệt cảm ơn Tiến sĩ y khoa Douglas Ziedonis vì đã cung cấp nội dung về nicotine; Tiến sĩ
Donna Nagy McNelis vì đã cung cấp nội dung cho phần phát triển nhân lực/đội ngũ; Tim Hamilton,
vì đã cung cấp nội dung cho phần các nhóm tự lực phục hồi kép trong chương 7; Theresa Moyers
vì bà góp ý phê bình cho phần phỏng vấn có tính động lực; Tiến sĩ George A. Parks vì ông đã đóng
góp ý kiến cho phần ngăn ngừa tái nghiện; Tiến sĩ Cynthia M. Bulik vì đã viết phần về rối loạn ăn
uống; Lisa M. Najavits vì đóng góp của bà cho phần PTSD (rối loạn áp lực/căng thẳng sau chấn
động); Tiến sĩ Loreen Rugle vì đã viết phần rối loạn về cờ bạc; Tiến sĩ Barry S. Brown vì đã tư
vấn cho Chủ tịch; và Jo Scraba vì sự giúp đỡ về mặt biên tập của bà cho Chủ tịch.
xiii
xiv abcxxvnsnbnson
xv
Tài liệu Phác đồ cải thiện điều trị (TIP) hoàn thành sứ mệnh của SAMHSA
trong xây dựng khả năng đáp ứng và hỗ trợ phục hồi đối với những người
có hoặc có nguy cơ mắc các rối loạn về tâm thần hoặc sử dụng chất gây
nghiện bằng việc cung cấp hướng dẫn những cách làm hay cho các bác sĩ
lâm sàng, quản trị chương trình và các đơn vị mua dịch vụ, nhằm cải thiện
chất lượng và hiệu quả của việc cung cấp dịch vụ, và, qua đó thúc đẩy sự
hồi phục. Các TIP là kết quả của việc xem xét kỹ lưỡng tất cả các phát hiện
nghiên cứu về dịch vụ lâm sàng và y tế có liên quan, kinh nghiệm trình
diễn, và các yêu cầu thực hiện. Một nhóm các nhà nghiên cứu lâm sàng,
bác sĩ lâm sàng, quản trị chương trình và những người ủng hộ bệnh nhân
thuộc cấp dưới Liên bang đã tranh biện và thảo luận các lĩnh vực cụ thể
về chuyên môn cho tới khi đạt được đồng thuận về những cách làm hay.
Công việc của uỷ ban sau đó được tổng kết và được góp ý phê bình bởi
các chuyên gia thẩm định /phản biện trong lĩnh vực.
Tài năng, tâm huyết và nỗ lực mà các thành viên uỷ ban xây dựng TIP và
các nhà thẩm định /phản biện đóng góp cho quá trình có nhiều bên tham
gia này đã giúp lấp hố ngăn cách giữa những hứa hẹn trong nghiên cứu với
nhu cầu của các bác sĩ lâm sàng đang hành nghề và các nhà quản trị muốn
phục vụ những người lạm dụng chất gây nghiện bằng những cách tốt nhất
và hiệu quả nhất về mặt khoa học. Chúng tôi xin cảm ơn tất cả những ai
đã cùng với chúng tôi đóng góp cho những tiến bộ trong lĩnh vực điều trị
lạm dụng chất gây nghiện.
Thạc sĩ Charles G. Curie, Chuyên gia công tác xã hội về lâm sàng
chưa chính thức (A.C.S.W.)
Quản trị viên
Cục Quản lý Lạm dụng Chất gây nghiện và Sức khỏe tâm thần
Bác sĩ y khoa, Tiến sĩ luật, Thạc sĩ sức khoẻ cộng đồng H. Westley
Clark, Hội viên Hội thuốc cai nghiện Hoa Kỳ (FASAM)
Giám đốc
Trung tâm Điều trị Lạm dụng Chất Gây nghiện
Cục Quản lý Lạm dụng Chất Gây nghiện và Sức khỏe tâm thần
Lời nói đầu
xvii
Rối loạn xảy ra đồng thời, sử dụng trong TIP này, chỉ rối loạn sử dụng (lạm
dụng hoặc phụ thuộc) chất gây nghiện và rối loạn tâm thần đồng thời xảy ra.
Bệnh nhân được cho là mắc rối loạn xảy ra đồng thời có một hoặc nhiều rối
loạn liên quan tới sử dụng rượu và/hoặc các chất ma tuý khác bị lạm dụng
cũng như một hoặc nhiều rối loạn tâm thần. Chẩn đoán rối loạn xảy ra đồng
thời (COD) được xác lập khi có ít nhất một rối loạn loại này có thể được xác
định mà không phụ thuộc vào loại kia và không chỉ đơn giản là tập hợp các
triệu chứng của một rối loạn. Nhiều người cho rằng một người điển hình có
COD là người đó bị rối loạn tâm thần trầm trọng kết hợp với một rối loạn sử
dụng chất gây nghiện cũng trầm trọng, ví dụ bị tâm thần phân liệt kết hợp với
tình trạng phụ thuộc rượu chẳng hạn. Tuy nhiên, các tư vấn viên làm việc tại
các cơ sở cai nghiện sẽ coi một người nghiện nặng cộng thêm với rối loạn tâm
thần từ nhẹ đến trung bình là người có COD; một ví dụ là một người phụ thuộc
rượu có thêm rối loạn trầm cảm hoặc rối loạn lo lắng thì là người có COD.
Những nỗ lực điều trị nhằm đáp ứng nhu cầu riêng biệt của những người COD
đã có tiến bộ trong hơn 2 thập kỷ qua ở cả trong môi trường điều trị lạm dụng
chất gây nghiện và dịch vụ sức khoẻ tâm thần.
Trong toàn bộ TIP này, thuật ngữ “lạm dụng chất gây nghiện” chỉ cả lạm dụng
chất gây nghiện và phụ thuộc chất gây nghiện (như định nghĩa của Sách hướng
dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần, ấn bản lần thứ 4, bản chỉnh
sửa nội dung [DSM-IV-TR] [Hội Tâm Thần Hoa Kỳ 2000]) và bao gồm việc
sử dụng rượu và các chất kích động tâm lý khác. Mặc dù có điều không may
là không rõ nghĩa, nhưng thuật ngữ này được chọn sử dụng một phần vì quần
chúng không chuyên, các nhà chính trị và nhiều nhà chuyên môn về điều trị
lạm dụng chất gây nghiện vẫn thường sử dụng “lạm dụng chất gây nghiện” để
chỉ việc sử dụng quá mức bất kể loại chất gây nghiện nào. Độc giả nên bám
sát bối cảnh mà thuật ngữ xuất hiện để xác định phạm vi các nghĩa có thể áp
dụng được; trong hầu hết trường hợp, thuật ngữ này chỉ tất cả mọi rối loạn sử
dụng chất gây nghiện được liệt kê ra trong DSM-IV. Tuy nhiên có điều cần
lưu ý là mặc dù phụ thuộc nicotine được thừa nhận là rối loạn theo như trong
DSM-IV, nhưng có sự khác biệt quan trọng giữa nghiện thuốc lá và các loại
nghiện khác ở chỗ hệ quả chính của thuốc lá chủ yếu về y lý chứ không phải
hành vi, và do vậy, không nên coi là lạm dụng chất gây nghiện trong TIP này.
Tuy nhiên vì có nhiều người có COD nghiện nicotine cũng như do tác hại tàn
phá sức khoẻ của việc sử dụng thuốc lá, nên phụ thuộc nicontine cũng được
Tóm tắt sơ lược
xviii Tóm tắt sơ lược
coi là vấn đề xuyên suốt quan trọng đối với những
người có rối loạn sử dụng chất gây nghiện và bệnh
tâm thần.
Các thuật ngữ chỉ rối loạn tâm thần có thể có
nghĩa thông thường và chuyên ngành hơi khác
nhau. Ví dụ, hầu như ai cũng có thể bị trầm cảm
hoặc hồi hộp một thời gian ngắn trong áp lực
cuộc sống, nhưng điều này không có nghĩa là
người ta đều bị “rối loạn tâm thần” như cách sử
dụng ở nội dung này. Vì DSM-IV là chuẩn quốc
gia để định nghĩa rối loạn tâm thần, nên sách đó
được sử dụng trong TIP này. Tuy nhiên, ở một
số Bang/tiểu bang, chỉ những chuyên gia được
đào tạo mới được “chính thức” chẩn đoán đâu là
rối loạn tâm thần đâu là rối loạn lạm dụng chất
gây nghiện.
Vào cuối những năm 1970, những người hành
nghề đã bắt đầu xác nhận sự xuất hiện của lạm
dụng chất gây nghiện kết hợp với rối loạn tâm
thần có quan hệ sâu sắc và rắc rối với kết quả
điều trị. Nhận thức ngày càng gia tăng đó đã đi
đến đỉnh điểm là sự chú trọng ngày nay đối với
nhu cầu cần xác định và xử lý quan hệ qua lại
giữa các rối loạn này bằng những phương pháp
tiếp cận mới và điều chỉnh cho phù hợp liệu pháp
chữa trị truyền thống. Trong các thập niên từ cuối
những năm 1970 tới nay, các chương trình điều
trị lạm dụng chất gây nghiện thường cho biết có
50 – 70% bệnh nhân của họ có COD, trong khi
các môi trường sức khỏe tâm thần tương ứng lại
chỉ đưa ra tỷ lệ 20 – 50%. Trong cùng thời gian
này, một nền kiến thức đã phát triển giúp làm rõ
những thách thức trong điều trị được tạo ra bởi sự
kết hợp giữa sử dụng chất gây nghiện và rối loạn
tâm thần và giúp minh chứng cho một điều rằng
rằng khi không có những nỗ lực điều trị đúng
mục tiêu thì có khả năng việc điều trị sẽ đem lại
kết quả xấu cho những bệnh nhân đó.
Cộng đồng/giới điều trị và nghiên cứu đã không
bị động khi đối mặt với thách thức này. Nhiều
chiến lược sáng tạo đã xuất hiện và được thử
nghiệm và đối tượng điều trị đã được xác định
chính xác hơn. Các phát hiện nghiên cứu cho
thấy nhiều bệnh nhân điều trị lạm dụng chất gây
nghiện có rối loạn tâm thần ít nghiêm trọng phản
ứng tốt với các phương pháp điều trị lạm dụng
chất gây nghiện truyền thống trong khi những
người có rối loạn tâm thần trầm trọng hơn cần
có những điều chỉnh và bổ sung cho các can
thiệp để nâng cao hiệu quả điều trị và, trong hầu
hết các trường hợp, để mang lại kết quả điều trị
thành công.
Bốn cấp độ chăm sóc, mà Hiệp hội quốc gia các
giám đốc cơ quan quản lý lạm dụng rượu và chất
ma tuý cấp Bang (NASADAD) và Hiệp hội quốc
gia các giám đốc chương trình sức khỏe tâm
thần cấp Bang (NASMHPD) xây dựng, là một
công cụ phân loại hữu ích việc điều phối dịch vụ
theo mức độ nặng nhẹ trong bối cảnh của các
môi trường điều trị lạm dụng chất gây nghiện và
sức khoẻ tâm thần. Cơ cấu bốn cấp độ chăm sóc
NASADAD – NASMHPD đưa ra một cấu trúc
cho việc tiến hành tham vấn, cộng tác và tổng
hợp giữa các hệ thống và nhà cung cấp dịch vụ
điều trị lạm dụng chất ma túy và sức khoẻ tâm
thần, nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc phù hợp
cho từng bệnh nhân có COD. Mặc dù tư liệu
trong TIP này nhắc đến tất cả 4 cấp độ nhưng TIP
được thiết kế chủ yếu để hướng dẫn các tư vấn
viên cai nghiện làm việc trong môi trường cấp độ
II và III. Bốn loạn COD là:
• Cấp độ I Rối loạn tâm thần ít trầm trọng/rối
loạn chất gây nghiện ít trầm trọng
• Cấp độ II Rối loạn tâm thần trầm trọng/rối loạn
chất gây nghiện ít trầm trọng
• Cấp độ III Rối loạn tâm thần ít trầm trọng/rối
loại chất gây nghiện trầm trọng
• Cấp độ IV Rối loạn tâm thần trầm trọng/rối
loạn chất gây nghiện trầm trọng
Hội Y Khoa về cai nghiện ma túy Hoa Kỳ
(ASAM) cũng đã xây dựng một hệ thống bố trí
bệnh nhân để tiện cho việc điều trị có hiệu quả.
Tiêu chí bố trí bệnh nhân ASAM (ASAM PPC-
2R) đưa ra 3 loại chương trình điều trị lạm dụng
chất gây nghiện cho những người có COD: dịch
vụ chỉ cai nghiện, có khả năng chẩn đoán kép và
chẩn đoán kép nâng cao. TIP này sử dụng một hệ
thống khác tương quan, phân loại chương trình
điều trị lạm dụng chất gây nghiện và sức khỏe
tâm thần theo ba loại: căn bản, trung cấp/bậc
trung và cao cấp/nâng cao, trên qua điểm của các
chương trình là hướng tới cung cấp dịch vụ chăm
sóc tổng hợp. Ngoài ra, các tư vấn viên hoặc độc
giả khác sử dụng TIP này sẽ có những quá trình
đào tạo và kinh nghiệm trong lĩnh vực COD ở
nhiều cấp độ: ban đầu, trung cấp và cao cấp, nên
họ có những nhu cầu khác nhau. TIP này được
cấu trúc theo mục tiêu đáp ứng các nhu cầu của
tư vấn viên cai nghiện có quá trình đào tạo căn
bản nhưng cũng đáp ứng những nhu cầu khác của
xixTóm tắt sơ lược
những người có quá trình đào tạo trung cấp/bậc
trung hoặc cao cấp/nâng cao.
Việc tổng hợp các dịch vụ điều trị lạm dụng chất
gây nghiện với các dịch vụ sức khỏe tâm thần
cho những người có COD đã trở thành một sáng
kiến lớn trong điều trị. Điều trị tổng hợp kết hợp
các can thiệp lạm dụng chất gây nghiện với can
thiệp sức khỏe tâm thần để điều trị tổng thể người
đó một cách có hiệu quả hơn; thuật ngữ này suy
rộng ra cho tất cả các cơ chế, trong đó các can
thiệp điều trị COD được kết hợp với nhau trong
một quan hệ điều trị hoặc trong một môi trường
dịch vụ ban đầu. Như vậy, điều trị tổng hợp thể
hiện mối quan tâm về lâu dài trong các chương
trình điều trị lạm dụng chất gây nghiện khi điều
trị tổng thể con người và xác định tầm quan trọng
của việc đảm bảo sao cho khi tham gia vào một
hệ thống có thể tiếp cận được với tất cả các hệ
thống cần thiết.
Được phát triển trong lĩnh vực điều trị lạm dụng
chất gây nghiện, viễn cảnh phục hồi xác định
phục hồi là một quá trình dài hạn của sự thay
đổi bên trong, mà trong đó tiến bộ diễn ra trong
các giai đoạn, đây là một cách hiểu có ý nghĩa
quan trọng đối với việc lập kế hoạch điều trị.
Khi xây dựng một kế hoạch điều trị, bác sĩ lâm
sàng cần xác định việc điều trị diễn ra trong các
môi trường khác nhau (ví dụ, nội trú/nội trú hoặc
ngoại trú) theo thời gian, và phần lớn quá trình
phục hồi thường diễn ra ở ngoài, hoặc sau điều
trị (ví dụ bằng việc tham gia vào các nhóm tự
lực tương trợ). Những người hành nghề thường
chia điều trị thành các giai đoạn, thông thường
bao gồm tiếp nhận, ổn định, điều trị ban đầu và
chăm sóc tiếp tục (cũng gọi là chăm sóc sau điều
trị). Việc áp dụng các giai đoạn này giúp bác sĩ
lâm sàng (dù trong hệ thống điều trị lạm dụng
chất gây nghiện hay điều trị sức khoẻ tâm thần)
có thể sử dụng các phương pháp phù hợp, theo
từng bước khi xây dựng và sử dụng các phác đồ
điều trị.
TIP này xác định 11 yếu tố chính trong xây dựng
chương trình điều trị COD tại các cơ sở điều trị
lạm dụng chất; các đoạn dưới đây sơ lược về các
yếu tố quan trọng này. Mặc dù nhấn mạnh đến nhu
cầu và chức năng của điều trị lạm dụng chất gây
nghiện, nhưng các yếu tố đưa ra ở đây lại phù hợp
hơn với các cơ sở điều trị sức khỏe tâm thần và các
hệ thống dịch vụ khác mong muốn phối hợp các
dịch vụ điều trị sức khỏe tâm thần và lạm dụng
chất gây nghiện cho những bệnh nhân của họ cần
có cả hai loại dịch vụ này.
Việc lập kế hoạch điều trị bắt đầu bằng sàng lọc
và đánh giá. Quá trình sàng lọc nhằm xác định
những bệnh nhân muốn được điều trị lạm dụng
chất gây nghiện và có dấu hiệu về vấn đề sức
khỏe tâm thần cần được chú ý thêm. Các công cụ
sàng lọc dễ sử dụng sẽ đạt được mục tiêu này và
có thể được sử dụng bởi những tư vấn được huấn
luyện ở mức tối thiểu.
Việc đánh giá cơ bản gồm có thu thập thông tin để
cung cấp bằng chứng về COD và các chẩn đoán
về rối loạn tâm thần và sử dụng chất gây nghiện;
đánh giá các khía cạnh liên quan đến vấn đề, tình
trạng thiểu năng và điểm mạnh; đánh giá mức
độ sẵn sàng thay đổi; và thu thập dữ liệu để định
hướng cho việc ra quyết định liên quan đến mức
độ chăm sóc cần thiết. Thông tin thu thập ban đầu
gồm có những loại và mục sau đây:
• Hoàn cảnh được mô tả qua dữ liệu về gia đình;
các vấn đề về văn hoá, ngôn ngữ, giới tính và
xu hướng tình dục có liên quan; tiền sử chấn
động; tình trạng hôn nhân; sự dính líu đến luật
pháp và hoàn cảnh tài chính; sức khoẻ; giáo
dục; tình trạng nơi ở; điểm mạnh và nguồn lực;
và việc làm.
• Sử dụng chất gây nghiện được xác định theo
tuổi sử dụng lần đầu, các chất ma tuý ban đầu
sử dụng, hình thức sử dụng chất ma tuý (bao
gồm thông tin liên quan đến các tiêu chí chẩn
đoán để được công nhận là lạm dụng hoặc phụ
thuộc chất gây nghiện), và việc điều trị trước
đây hay hiện nay. Điều quan trọng là phải xác
định được các đợt cai kéo dài 30 ngày hoặc lâu
hơn để phân lập các triệu chứng sức khoẻ tâm
thần, tình hình điều trị và tình trạng thiểu năng
được thể hiện trong những đợt cai này.
• Các vấn đề về tâm thần được cụ thể hóa bằng
việc xác định tiền sử của gia đình và bệnh nhân
về các vấn đề tâm thần (bao gồm chẩn đoán,
nhập viện và các điều trị khác), chẩn đoán và
các triệu chứng hiện nay, thuốc điều trị và việc
tuân thủ điều trị bằng thuốc. Điều quan trọng là
phải xác định được các quãng thời gian trước
có sự ổn định về sức khoẻ tâm thần, xác định
các liệu pháp điều trị thành công trước đây
đối với các rối loạn tâm thần và phát hiện bản
chất của các vấn đề rối loạn sử dụng chất gây
nghiện phát sinh trong các giai đoạn ổn định
này. Sự xác nhận của bất kỳ nhà cung cấp dịch
xx Tóm tắt sơ lược
vụ điều trị hiện nay nào cũng đều tạo điều kiện
cho việc chia sẻ và hợp tác thông tin vốn rất
quan trọng.
• Đánh giá tổng hợp xác định sự tương tác giữa
các triệu chứng về rối loạn tâm thần và việc sử
dụng chất gây nghiện, cũng như tác động qua
lại giữa các triệu chứng về rối loạn sử dụng
chất gây nghiện với các triệu chứng sức khoẻ
tâm thần. Việc đánh giá tổng hợp còn xem xét
cả việc tất cả các tác động qua lại này có liên
hệ như thế nào với các lần điều trị, đặc biệt là
các giai đoạn thay đổi, giai đoạn ổn định và
giai đoạn khủng hoảng.
Chẩn đoán là một phần quan trọng của quá trình
đánh giá. TIP này bàn về các rối loạn tâm thần
được lựa ra từ DSM – IV – TR và các tiêu chí
để chẩn đoán từng rối loạn. Những thông tin căn
bản về rối loạn lạm dụng chất gây nghiện và các
rối loạn tâm thần cụ thể được sàng lọc và những
tác vụ cũng như phương pháp tiếp cận từ phía tư
vấn được khuyến nghị áp dụng đối với bệnh nhân
điều trị lạm dụng chất gây nghiện có biểu hiện các
triệu chứng của một hoặc nhiều rối loạn tâm thần
này. Ủy ban đồng thuận xác định tư vấn cai nghiện
không nên chẩn đoán rối loạn tâm thần. Mục đích
khiêm tốn của việc cung cấp tư liệu này là thúc
đẩy tư vấn điều trị lạm dụng chất gây nghiện làm
quen với các thuật ngữ và các tiêu chí liên quan
đến rối loạn tâm thần và đưa ra lời khuyên về cách
tiến hành với các bệnh nhân có triệu chứng của
các rối loạn này.
Việc sử dụng đúng thuốc là một yếu tố trong
chương trình quan trọng, giúp người bệnh ổn
định và kiểm soát được các triệu chứng của
mình, qua đó nâng cao khả năng tiếp nhận của họ
với các điều trị khác. Những tiến bộ của ngành
dược trong mấy thập kỷ qua đã cho ra nhiều loại
thuốc tâm thần hữu hiệu, ít phản ứng phụ. Với
sự hỗ trợ của các chế độ sử dụng thuốc được
cải thiện hơn, nhiều người có các rối loạn tâm
thần trầm trọng lẽ ra phải vào trại/cơ sở chăm
sóc hoặc lẽ ra đã không có đủ tình trạng ổn định
để điều trị lạm dụng chất gây nghiện, thì đã có
thể tham gia vào điều trị, có tiến bộ và sống một
cuộc sống có ý nghĩa hơn. Để đáp ứng nhu cầu
của nhóm đối tượng này, tư vấn viên điều trị lạm
dụng chất gây nghiện cần hiểu rõ hơn về các dấu
hiệu và triệu chứng của các rối loạn tâm thần và
cần tiếp cận với sự hỗ trợ của y học. Vai trò của
tư vấn trước hết là cung cấp cho bác sĩ kê đơn mô
tả chính xác về hành vi và triệu chứng của bệnh
nhân - việc này giúp đảm bảo việc chọn đúng
thuốc, và sau đó cần giúp người bệnh tuân thủ
chế độ dùng thuốc. Tư vấn và chương trình lạm
dụng chất gây nghiện có thể, và thường sử dụng
các đồng đẳng viên hoặc cộng đồng/giới đồng
đẳng (những người có hoàn cảnh giống nhau gọi
là đồng đẳng) để giúp đỡ và hỗ trợ cho các nỗ lực
cá nhân trong việc tuân thủ các chỉ dẫn kê đơn.
Nhiều yếu tố khác góp phần hoàn chỉnh danh
mục các cấu phần quan trọng của việc điều trị
COD, bao gồm nâng cao trình độ nhân lực/cán
bộ - số này gồm các chuyên viên sức khỏe tâm
thần có nghiệp vụ, tư vấn tâm thần hoặc bác sĩ
tâm thần tại chỗ (để đánh giá, chẩn đoán và cho
thuốc); các lớp học tâm lý – giáo dục (ví dụ, rối
loạn tâm thầnvà lạm dụng chất gây nghiện, ngăn
ngừa tái nghiện) – các lớp này giúp tăng cường
nhận thức về các rối loạn và triệu chứng của rối
loạn; các nhóm có rắc rối kép nhằm thảo luận các
vấn đề liên quan lẫn nhau giữa rối loạn tâm thần
và sử dụng chất gây nghiện – việc này giúp tìm ra
động cơ tái nghiện; và tham gia vào các nhóm tự
lực tương trợ phục hồi kép – các nhóm này giúp
tạo ra một môi trường ủng hộ và thấu hiểu và là
một diễn đàn an toàn để thảo luận các vấn đề về
sử dụng thuốc, sức khỏe tâm thần và lạm dụng
chất gây nghiện.
Các nhà cung cấp dịch vụ điều trị được khuyên
nên nhìn nhận bệnh nhân có COD và liệu pháp
điều trị đối với họ trong bối cảnh văn hoá, sắc
tộc, vùng địa lý, tình hình kinh tế xã hội, giới
tính, tuổi tác, xu hướng tình dục, tôn giáo, tâm
linh và tình trạng thiểu năng về sinh lý/của cơ
thể hoặc nhận thức của họ. Nhà cung cấp đặc
biệt cần tôn trọng những khác biệt trong cách
nhìn nhận về bệnh tật hoặc rối loạn trong văn
hoá của bệnh nhân, bao gồm COD. Sử dụng một
mẫu bệnh quen thuộc và có liên quan về văn hoá
với bệnh nhân có thể giúp cho việc giao tiếp và
tiện cho điều trị.
Ngoài những yếu tố quan trọng nêu trên, nhiều
chiến lược được xây dựng công phu và thành
công trong lĩnh vực lạm dụng chất gây nghiện
đang được áp dụng để điều trị COD. TIP này
trình bày các chiến lược đó (một cách ngắn ngọn
trong các đoạn dưới đây) – những chiến lược có
thể đem lại triển vọng cho việc chữa trị có hiệu
quả bệnh nhân có COD.
xxiTóm tắt sơ lược
Phỏng vấn có tính động lực (MI) là một phương
pháp chỉ dẫn lấy người bệnh làm trung tâm nhằm
tăng cường động lực bản năng muốn thay đổi
(bằng việc thăm dò và giải tỏa những băn khoăn/
do sự) - phương pháp này đã chứng tỏ hiệu quả
trong việc giúp bệnh nhân xác định mục tiêu và
cam kết thay đổi. MI đã được điều chỉnh cho phù
hợp với hoàn cảnh đặc biệt của các bệnh nhân
có COD, với những kết quả khả quan từ những
nghiên cứu ban đầu, với mục đích tăng cường sự
tham gia của bệnh nhân vào điều trị.
Quản lý môi trường tiếp liên/xung quanh (CM)
chủ trương thay đổi một dạng hoặc tần suất hành
vi thông qua việc đưa ra một hệ thống có kế
hoạch và tổ chức báo hiệu các hệ quả tích cực và
tiêu cực. Cần lưu ý rằng nhiều tư vấn và chương
trình sử dụng các nguyên tắc CM một cách không
chính thức qua việc họ khen ngợi hoặc tán dương
những hành vi hoặc thành công nào đó. Tương tự
như vậy, các nguyên tắc này được áp dụng một
cách chính thức (nhưng không nhất thiết phải xác
định như vậy) bất cứ khi nào bệnh nhân đạt đến
một cấp độ nào đó gần đáp ứng được các tiêu chí
về hành vi nào đó. Việc cho thấy tính hiệu lực
các nguyên tắc CM đối với bệnh nhân có COD
vẫn cần thiết.
Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT) là một
phương pháp tiếp cận điều trị nói chung với mục
tiêu thay đổi suy nghĩ và hành vi tiêu cực hoặc
thoái chí và có mục đích đạt được sự thay đổi
ở cả nhận thức và hành vi. CBT coi những lệch
lạc về nhận thức của bệnh nhân là cơ sở để xây
dựng các hành động thúc đẩy thay đổi. Sự lệch
lạc trong suy nghĩ/tư duy có vẻ trầm trọng hơn ở
những người có COD – những người, theo định
nghĩa, cần phải được nâng cao kỹ năng đối phó.
CBT đã chứng tỏ có sự hữu ích của nó trong việc
phát triển các kỹ năng đối phó này ở nhiều bệnh
nhân có COD.
Ngăn ngừa tái nghiện (RP) đã chứng tỏ là một
chiến lược điều trị lạm dụng chất gây nghiện đặc
biệt hữu hiệu và có vẻ phù hợp với những bệnh
nhân có COD. Mục tiêu của RP là xây dựng khả
năng của bệnh nhân trong việc xác nhận dấu hiệu
mách bảo và can thiệp vào quá trình tái ngiện,
nhờ đó sự sa ngã ít xảy ra hơn và ít nghiêm trọng
hơn. RP có chức năng dự báo những vấn đề có
thể xảy ra và sau đó giúp bệnh nhân áp dụng các
chiến thuật tránh sa ngã vào việc sử dụng chất
gây nghiện. Thực ra, một dạng điều trị RP, Liệu
pháp ngăn ngừa tái nghiện, đã được điều chỉnh
riêng cho mục đích điều trị tổng hợp COD, với
kết quả khả quan từ một số nghiên cứu ban đầu.
Vì các chương trình điều trị ngoại trú hiện có
nhiều và phục vụ một số lượng nhất bệnh nhân
từ trước tới nay, nên điều thiết yếu là các chương
trình này cần áp dụng những mô hình điều trị phổ
biến nhất để tiếp cận được số lượng lớn nhất có
thể những người có COD. Ngoài các yếu tố quan
trọng và các chiến lược nêu trên, có hai mô hình
ngoại trú trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần cũng
có giá trị đối với bệnh nhân ngoại trú có cả hai
rối loạn sử dụng chất gây nghiện và bị rối loạn
tâm thần nghiêm trọng là: Điều trị cộng đồng xác
nhận (ACT) và Quản lý ca bệnh/trường hợp ở
cấp độ sâu (ICM).
Các chương trình ACT, trước đây vốn dành cho
các bệnh nhân bị bệnh tâm thần nghiêm trọng,
sử dụng các hoạt động tìm và tiếp cận ở quy mô
rộng, việc tiếp nhận chủ động và liên tục với bệnh
nhân, và mật độ phục vụ cao. ACT chú trọng sử
dụng các nhóm đa ngành và cùng ra quyết định.
Khi làm việc với bệnh nhân có COD, mục tiêu
của mô hình ACT là gắn kết họ vào các mối quan
hệ tương trợ, giúp họ đáp ứng những nhu cầu căn
bản (ví dụ, nơi ở), ổn định họ trong cộng đồng và
đảm bảo cho họ nhận được các dịch vụ về điều trị
lạm dụng chất gây nghiện và sức khỏe tâm thần
một cách tổng hợp và trực tiếp. Các thử nghiệm
tiến hành ngẫu nhiên với bệnh nhân có rối loạn
về tâm thần nghiên trọng và sử dụng chất gây
nghiện cho kết quả khả quan hơn xét trên nhiều
biến số áp dụng với ACT khi so sánh với với các
chương trình quản lý trường hợp/ca bệnh áp dụng
theo chuẩn.
Mục tiêu của ICM là gắn kết các cá nhân trong
mối quan hệ tin tưởng, hỗ trợ đáp ứng các nhu
cầu cơ bản của họ (ví dụ, nơi ở), và giúp đỡ họ
tiếp cận và sử dụng các dịch vụ môi giới trong
cộng đồng. Yếu tố căn bản của ICM là mỗi quản
lý ca bệnh chỉ quản lý số lượng ca bệnh ở mức
độ thấp, có nghĩa là đem lại dịch vụ dày hơn và
nhất quán hơn cho từng bệnh nhân. ICM đã tỏ ra
hữu hiệu đối với những bệnh nhân có bệnh tâm
thần trầm trọng và có rối loạn sử dụng chất gây
nghiện xảy ra đồng thời. (Uỷ ban đồng thuận lưu
ý rằng không nên coi các mô hình ACT và ICM
ở môi trường sức khỏe tâm thần mà các mô hình
này được phát triển cũng giống như ở trong môi
trường điều trị lạm dụng chất gây nghiện. Những
xxii Tóm tắt sơ lược
sáng kiến này có lẽ cần được điều chỉnh và đánh
giá để có thể áp dụng trong các môi trường điều
trị lạm dụng chất gây nghiện.)
Điều trị nội trú/nội trú đối với lạm dụng chất
gây nghiện diễn ra ở nhiều môi trường, trong đó
có các cơ sở điều trị nội trú/nội trú dài ngày (12
tháng hoặc hơn) hoặc ngắn ngày, các cơ sở tư
pháp hình sự và các nhà chuẩn bị về cộng đồng
(sau khi ra khỏi cơ sở điều trị ở lại đây một thời
gian để chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng). Trong
nhiều môi trường điều trị lạm dụng chất gây
nghiện, người ta đã quan sát được những rối loạn
tâm lý ở một tỷ lệ bệnh nhân ngày càng tăng theo
thời gian; do vậy, những sáng kiến quan trọng
này đã được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu
của họ.
Liệu pháp cộng đồng điều trị có sửa đổi/điều
chỉnh (MTC) là một mô hình nội trú/tiến hành
tại nơi nội trú, khả quan trong lĩnh vực lạm
dụng chất gây nghiện cho những người có rối
loạn sử dụng chất gây nghiện và tâm thần trầm
trọng. MTC sửa đổi/điều chỉnh các nguyên tắc
và phương pháp của liệu pháp cộng đồng điều
trị theo hoàn cảnh của bệnh nhân, đưa ra 3 sự
điều chỉnh/chỉnh sửa chính: linh hoạt hơn, điều
trị mang tính chất theo nhu cầu cá nhân hơn, và
giảm căng thẳng. Điểm sau cùng chỉ việc chuyển
đổi các nhóm giao lưu/gặp gỡ truyền thống thành
các nhóm giải quyết xung đột – nhóm này có cấu
trúc cao, được định hướng, có rất ít căng thẳng về
cảm xúc và được định hướng tới mục tiêu đạt đến
việc tự quán triệt/hiểu/nhận biết và thay đổi hành
vi. MTC giữ lại đặc điểm trọng tâm của liệu pháp
TC (cộng đồng điều trị); một môi trường văn hoá
được thiết lập, trong đó bệnh nhân học hỏi qua
các nhóm tự lực tương trợ và gắn kết với cộng
đồng/giới đồng đẳng (những người giống mình)
để thúc đẩy sự thay đổi ở chính họ và ở những
người khác. Một loạt các nghiên cứu đã xác định
có nhiều kết quả có khả quan hơn và những lợi
ích của mô hình MTC khi so sánh với các dịch
vụ chuẩn mực khác. Tuy nhiên, vẫn cần xác minh
thêm về phương pháp tiếp cận MTC.
Vì môi trường chăm sóc cấp tính và ban đầu đối
diện với nhiều loại bệnh sinh lý/thuộc về cơ thể
mãn tính kết hợp với các rối loạn sử dụng chất
gây nghiện và rối loạn tâm thần, nên các mô
hình điều trị thích hợp với môi trường y lý còn
mới, hai trong số đó được mô tả trong TIP này. Ở
những môi trường này cũng như các môi trường
khác, điều đặc biệt quan trọng là các nhà quản
trị cần đánh giá mức độ sẵn sàng thay đổi của tổ
chức trước khi thực hiện chương trình chăm sóc
tổng hợp. Sự khác biệt đáng kể giữa môi trường
văn hóa dịch vụ y lý và dịch vụ xã hội không
nên coi nhẹ hoặc bỏ qua; thay vào đó, cần cung
cấp các cơ hội để xây dựng quan hệ và tạo lập
ê-kíp.
Trong các đối tượng chung có COD, nhu cầu của
một số tiểu nhóm cụ thể có thể được đáp ứng tốt
nhất thông qua các chương trình được điều chỉnh
hoặc thiết kế riêng. Các đối tượng này gồm những
người có rối loạn riêng (ví dụ rối loạn lưỡng cực)
và các nhóm có nhu cầu đặc biệt (ví dụ phụ nữ,
người vô gia cư và bệnh nhân thuộc hệ thống tư
pháp hình sự). Hai loại này thường chồng chéo
nhau; ví dụ, một số mô hình phục hồi/hồi phục
đang xuất hiện nhắm tới phụ nữ có rối loạn sử
dụng chất gây nghiện – những người đã vượt qua
chấn động, trong đó có nhiều người có rối loạn
áp lực/căng thẳng sau chấn động. TIP nhấn mạnh
tới một số phương pháp tiếp cận khả quan để điều
trị các nhóm bệnh nhân cụ thể, mặc dù vẫn cho
rằng cần có sự phát triển hơn nữa các can thiệp
áp dụng riêng cho từng rối loạn và các can thiệp
được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối
tượng riêng.
Trở lại cuộc sống trong cộng đồng sau khi đã
được sắp đặt nội trú là một việc lớn đối với
bệnh nhân có COD và việc tái nghiện là một rủi
ro luôn hiện hữu. Lập kế hoạch xuất viện có ý
nghĩa quan trọng đối với việc duy trì những kết
quả đạt được trong quá trình điều trị nội trú hoặc
ngoại trú. Tùy theo nguồn lực chương trình và
cộng đồng, một số lựa chọn chăm sóc tiếp tục
(chăm sóc sau điều trị) có thể dành cho những
bệnh nhân có COD chuẩn bị ra khỏi chương trình
điều trị. Những lựa chọn này gồm có các nhóm
tự lực tương trợ, các nhóm ngăn ngừa tái nghiện,
việc tiếp tục tư vấn cá nhân, các dịch vụ tâm thần
(đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân
sẽ tiếp tục cần đến thuốc), và ICM (quản lý ca
bệnh ở cấp độ sâu) nhằm tiếp tục theo dõi và hỗ
trợ. Một kế hoạch ra khỏi chương trình được xây
dựng chu đáo, được xây dựng với sự cộng tác
của bệnh nhân, sẽ phát hiện và kết nối các nhu
cầu của bệnh nhân với các nguồn lực cộng đồng,
đảm bảo có các nguồn hỗ trợ cần thiết nhằm duy
trì tiến bộ đạt được trong điều trị.
xxiiiTóm tắt sơ lược
Trong một thập kỷ quả, các phương pháp tiếp
cận tự lực tương trợ phục hồi kép đã được xây
dựng cho những người bị ảnh hưởng bởi COD
và đang trở thành một phương tiện quan trọng
để tiếp tục tạo sự hỗ trợ trong cộng đồng. Những
phương pháp tiếp cận này áp dụng rất nhiều
nguyên tắc về trách nhiệm cá nhân và hỗ trợ
đồng đẳng, thông thường sử dụng phương pháp
12-bước – phương pháp này đưa ra một chế độ
thay đổi có kế hoạch. Bác sĩ lâm sàng có thể giúp
bệnh nhân tìm một nhóm phù hợp, tìm được nhà
tài trợ (lý tưởng nhất là một nhà tài trợ cũng có
COD và đang ở giai đoạn cuối của phục hồi) và
giúp họ cảm thấy thoải mái trong vai trò là thành
viên nhóm.
Tính liên tục chăm sóc chỉ sự phối hợp chăm
sóc khi bệnh nhân chuyển qua các hệ thống dịch
vụ khác nhau và có 3 đặc điểm: nhất quán giữa
các hoạt động điều trị chính và các dịch vụ phụ,
chuyển tiếp thông suốt qua các cấp độ chăm sóc
(ví dụ, từ điều trị nội trú sang ngoại trú), và phối
hợp giữa các đợt điều trị hiện tại và trước đây.
Cả hai rối loạn sử dụng chất gây nghiện và tâm
thần thông thường đều là các rối loạn mạn tính
lâu ngày/dài hạn, nên việc tiếp tục chăm sóc là
rất quan trọng; thách thức ở bất kỳ hệ thống chăm
sóc nào cũng đều là phải làm sao thiết lập được
các cơ chế đảm bảo mọi cá nhân có COD đều
được hưởng lợi từ việc chăm sóc liên tục.
Ủy ban đồng thuận cho rằng vai trò của bệnh
nhân (người sử dụng dịch vụ) có COD trong quá
trình thiết kế và vận động cải thiện dịch vụ cần
tiếp tục mở rộng. Uỷ ban đồng thuận khuyến
nghị các hoạt động thiết kế và xây dựng chương
trình của các cơ sở phục vụ bệnh nhân có COD
cần tiếp tục đưa vào hoạt động các nhóm người
sử dụng dịch vụ và các nhóm vận động/ủng
hộ. Các nhóm này giúp hoàn thiện và đáp ứng
chương trình điều trị, do đó giúp nâng cao lòng
tự trọng và đầu tư của bệnh nhân vào việc điều
trị cho riêng họ.
Mọi sự chữa trị thành công đều phụ thuộc vào
việc đào tạo đội ngũ cán bộ/nhân lực. Uỷ ban
đồng thuận nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
tạo ra một môi trường hỗ trợ/thuận lợi cho các
cán bộ và việc khuyến khích không ngừng phát
triển chuyên môn, bao gồm tiếp thu kỹ năng, làm
rõ các giá trị đạo đức, và đạt đến năng lực cần
có. Sự cam kết của tổ chức đối với phát triển cán
bộ/nhân lực/đội ngũ là cần thiết để thực hiện các
chương trình thành công và để duy trì một đội
ngũ có động lực và hiệu quả. Điều cốt yếu là có
sự giám sát có chất lượng cao và mang tính hỗ
trợ một cách nhất quán, hoàn trả lại học phí thuận
tiện, chính sách về thời gian nghỉ ngơi, lương
bổng và trợ cấp y tế/nghỉ hưu phù hợp, chính
sách nhân sự hữu hiệu nhằm hỗ trợ đời sống cán
bộ, và các chính sách khuyến khích hoặc thưởng
cho những thành quả liên quan đến công việc.
Tất cả những yếu tố này giúp tạo ra cơ sở cần
thiết để có được dịch vụ có chất lượng.
Uỷ ban đồng thuận ủng hỗ và khuyến khích xây
dựng một phương pháp tiếp cận cho lạm dụng
chất gây nghiện và sức khỏe tâm thần thống nhất
áp dụng cho rối loạn xảy ra đồng thời. Cho rằng
tổng hợp hệ thống là điều khó đạt được và nhu
cầu cải thiện dịch vụ COD tại các cơ sở điều trị
lạm dụng chất gây nghiện là bức thiết, Uỷ ban
khuyến nghị, ở giai đoạn này, cần đặt trọng tâm
vào hỗ trợ hệ thống điều trị lạm dụng chất gây
nghiện tăng cường nội lực để điều trị người có
COD một cách có hiệu quả. Cần tiến hành nỗ lực
song song/tương tự trong hệ thống sức khoẻ tâm
thần, để hai hệ thống tiếp tục hợp tác với nhau
ở các dịch vụ cung cấp cho các bệnh nhân là cá
nhân.
Đã có nhiều thành tựu đạt được trong lĩnh vực
COD trong 10 năm qua, và kiến thức thu đuợc đã
sẵn sàng cho việc tuyên truyền và áp dụng rộng
rãi hơn. Tầm quan trọng của việc chuyển giao
và ứng dụng tri thức và công nghệ cũng đã được
nhận thức cao hơn. Uỷ ban đồng thuận nhấn
mạnh sự cần thiết phải có các sáng kiến mới của
chính phủ nhằm cải thiện dịch vụ, thông qua việc
tuyên truyền các chiến lược chuyển giao công
nghệ có sáng tạo, sử dụng tư liệu từ TIP này và
từ các nguồn khác (ví dụ Báo cáo trình quốc hội
về điều trị và phòng ngừa rối loạn lạm dụng chất
gây nghiện và tâm lý xảy ra đồng thời của Cục
Quản lý Lạm dụng Chất gây nghiện và Sức khỏe
tâm thần (SAMHSA) và báo cáo Rối loạn xảy ra
đồng thời: Bộ công cụ nguồn thực hiện điều trị
rối loạn kép tổng hợp của Trung tâm dịch vụ sức
khỏe tâm thần thuộc SAMHSA) được chỉnh sửa
và xây dựng theo bối cảnh và hoàn cảnh chương
trình cụ thể.
1Tổng quan
Trong một vài thập kỷ qua, những người hành nghề và nghiên cứu ngày
càng nhận ra mối liên hệ giữa lạm dụng chất gây nghiện và rối loạn tâm
thần. Phác đồ cải thiện điều trị (TIP) 9, Đánh giá và điều trị bệnh nhân
mắc đồng thời bệnh tâm thần và lạm dụng rượu và chất ma tuý khác
(Trung tâm Điều trị Lạm dụng Chất Gây nghiện [CSAT] 1994a ), đã đáp
ứng được nhu cầu trong lĩnh vực điều trị cần có một tổng quan về các tiêu
chí chẩn đoán, đánh giá, tâm lý-dược lý, rối loạn tâm thần riêng biệt, và
nhu cầu gắn kết giữa hệ thống dịch vụ sức khỏe tâm thần và hệ thống điều
trị lạm dụng chất gây nghiện.
Tiếp sau TIP 9, các nghiên cứu đã cho thấy một sự hiểu biết sâu sắc hơn
về các chứng rối loạn sử dụng chất gây nghiện và tâm thần xảy ra đồng
thời – mức độ phổ biến, nhiều vấn đề mà chúng gây ra và tác động của
chúng đối với điều trị và kết quả điều trị. Khi kiến thức về các rối loạn
xảy ra đồng thời (COD) tiếp tục phát triển thì những thách thức mới nảy
sinh: Làm thế nào để chữa trị cho những nhóm đối tượng riêng biệt/cụ thể
như người vô gia cư và đối tượng thuộc hệ thống tư pháp hình sự? Vai
trò của nơi ở như thế nào? Những người có chứng rối loạn tâm thần riêng
biệt như rối loạn áp lực/căng thẳng sau chấn động thì sao? Môi trường nào
tốt nhất để chữa trị? Có thể xây dựng được hệ thống chăm sóc tổng hợp
không? Mục đích chính của TIP này là cung cấp cho các tư vấn cai nghiện
và những người hành nghề khác diễn biến mới nhất về lĩnh vực đang tiến
triển nhanh chóng là rối loạn lạm dụng chất gây nghiện và tâm thần xảy
ra đồng thời.
Sau phần thảo luận về lĩnh vực đang phát triển là rối loạn xảy ra đồng thời,
chương này đề cập những diễn biến dẫn đến sự ra đời của TIP này. Sau đó
sẽ miêu tả phạm vi đề cập của TIP (những gì có và không có trong nội dung
theo thiết kế), đối tượng độc giả hướng tới và phương pháp tiếp cận cơ bản
định hướng cho việc lựa chọn các chiến lược, kỹ thuật và mô hình được
nhấn mạnh trong nội dung. Bố cục TIP được thể hiện ra cho độc giả, với các
cấu phần của từng chương và phụ lục được mô tả với mục đích giúp người
sử dụng TIP nhanh chóng xác định chủ đề cần quan tâm ngay.
1 Giới thiệu
Giới thiệu2
Lĩnh vực đang phát triển
về các chứng rối loạn xảy
ra đồng thời
Sự chú trọng ngày nay tới mối quan hệ giữa lạm
dụng chất gây nghiện và rối loạn tâm thần xuất
phát từ những năm cuối thập niên 1970 khi mà
những người thực hành ngày càng nhận thức
được tác động của các rối loạn này khi xảy ra
đồng thời, đối với kết quả điều trị. Mối liên hệ
giữa trầm cảm và lạm dụng chất gây nghiện đặc
biệt gây sự chú ý và trở thành chủ đề của nhiều
nghiên cứu ban đầu (ví dụ Woody và Blaine
1979). Tuy nhiên, vào những năm 1980 và 1990,
các giới/cộng đồng điều trị lạm dụng chất gây
nghiện và sức khỏe tâm thần đều nhận thấy có
nhiều rối loạn tâm thần liên quan đến lạm dụng
chất gây nghiện, chứ không chỉ có trầm cảm
(ví dụ, De Leon 1989; Pepper và cộng sự 1981;
Rounsaville và cộng sự 1982b ; Sciacca 1991).
Trong thời gian này, các chương trình điều trị
lạm dụng chất gây nghiện thường cho biết có
50 - 75% bệnh nhân có rối loạn tâm thần xảy ra
đồng thời, mặc dù các bác sĩ lâm sàng trong môi
trường sức khỏe tâm thần thì cho biết chỉ có 20 –
50% bệnh nhân của họ có rối loạn sử dụng chất
gây nghiện xảy ra đồng thời (xem Sacks và cộng
sự 1997b để có tóm tắt nghiên cứu.) Các nhà
nghiên cứu không chỉ tìm ra mối liên hệ giữa
lạm dụng chất gây nghiện và bệnh tâm thần, họ
còn tìm ra tác động lớn mà sự hiện diện phức tạp
của lạm dụng chất gây nghiện gây ra trong tiến
trình điều trị bệnh tâm thần. Một nghiên cứu tiến
hành đối với 121 bệnh nhân có chứng rối loạn
tâm thần đã phát hiện thấy những người có vấn
đề lạm dụng chất gây nghiện (36%) có số ngày
nằm viện trong thời gian 2 năm trước khi điều trị
gấp đôi bệnh nhân không có vấn đề về lạm dụng
chất gây nghiện (Crome 1999; Menezes và cộng
sự 1996). Những bệnh nhân này thường có kết
quả điều trị kém hơn, như tỉ lệ nhiễm HIV, tỷ lệ
tái nghiện, tỉ lệ tái nhập viên, tỉ lệ trầm cảm và
rủi ro tự sát cao hơn (Drake và cộng sự 1998b ;
Văn phòng trưởng quân y 1999).
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rõ rằng điều
trị lạm dụng chất gây nghiện cho bệnh nhân có
bệnh tâm thần và rối loạn lạm dụng chất gây
nghiện xảy ra đồng thời có thể có những lợi ích
– thậm chí đối với cả bệnh nhân bị rối loạn tâm
thần nghiêm trọng. Ví dụ, Nghiên cứu đánh giá
mức độ cải thiện điều trị quốc gia (NTIES) đã
phát hiện thấy khuynh hướng tự sát giảm đáng
kể ở năm tiếp theo sau khi tiến hành điều trị lạm
dụng chất gây nghiện, nếu so với năm trước khi
tiến hành điều trị, đối với người lớn tuổi, thanh
niên, vị thành niên và các tiểu nhóm phụ nữ bị
lạm dụng và không bị lạm dụng. Trong số 3.524
người lớn tuổi trên 25 tuổi nằm trong nghiên
cứu, 23% có ý định tự sát vào năm trước khi
tiến hành điều trị trong khi chỉ có 4% có ý định
tự sát ở năm tiếp theo sau khi tiến hành điều
trị. 28% trong tổng số 651 thanh niên trong độ
tuổi từ 18 – 24 có ý định tự sát trong 12 tháng
sau khi tiến hành điều trị, trong khi chỉ có 4%
có ý định tự sát trong 12 tháng sau khi điều trị.
Tương tự, 236 vị thành niên (13 – 17 tuổi) đã
giảm ý định tự sát trước và sau điều trị từ 23%
xuống 7% (Karageorge 2001). Xét trong tổng
thể nhóm (4.411 người), ý định tự sát giảm 4/5
đối với 3.037 bệnh nhân nam và 1.374 bệnh
nhân nữ được nghiên cứu (Karageorge 2001).
Một tập hợp nhỏ phụ nữ (từ 18 tuổi trở lên)
được xác định là đã bị lạm dụng tình dục trước
đây (509 phụ nữ) hoặc không bị lạm dụng tình
dục trước đây (667 phụ nữ). Ý định tự sát giảm
khoảng một nửa ở cả hai nhóm này (Karageorge
2001) và cả hai nhóm đều đã đi khám sức khỏe
tâm thần nội trú và ngoại trú thưa hơn và ít bị
trầm cảm hơn (Karageorge 2001).
Mặc dù vẫn có nhiều bệnh nhân trong các môi
trường điều trị lạm dụng chất gây nghiện truyền
thống có rối loạn tâm thần ít nghiêm trọng
hơn như những người được đưa ra trong NTIES
(Nghiên cứu đánh giá mức độ cải thiện điều trị
quốc gia), và họ có vẻ hợp với các phương pháp
điều trị lạm dụng chất gây nghiện truyền thống
hơn (Hser và cộng sự 2001; Hubbard và cộng
sự 1989; và cộng sự 1995; Simpson và cộng sự
2002; Woody và cộng sự 1991), nhưng những
điều chỉnh nhằm giải quyết những rối loạn tâm
thần đó vẫn cần có để có thể nâng cao tính hiệu
quả của điều trị và cũng quan trọng trong một
số trường hợp. TIP này sẽ thảo luận những điều
chỉnh và phương pháp tiếp cận mà những người
hành nghề cho rằng sẽ có ích. Ví dụ, xem các
phần đánh giá và can thiệp tự tử trong chương
8 và phụ lục D.
Giới thiệu 3
Khi lĩnh vực điều trị rối loạn lạm dụng chất gây
nghiện và tâm thần phát triển tới mức độ chính
xác hơn thì những thuật ngữ được sử dụng để
mô tả những người có rối loạn lạm dụng chất
gây nghiện và tâm thần cũng chính xác hơn.
Thuật ngữ rối loạn xảy ra đồng thời thay thế
cho thuật ngữ rối loạn kép hoặc chẩn đoán kép.
Những thuật ngữ đề cập đến sau, mặc dù được
dùng phổ biến để chỉ sự kết hợp của rối loạn
lạm dụng chất gây nghiện và rối loạn tâm thần,
nhưng dễ gây nhầm lẫn ở chỗ chúng có thể cũng
chỉ những sự kết hợp rối loạn khác (như rối loạn
tâm thần và tình trạng chậm phát triển về tâm
thần). Ngoài ra, những thuật ngữ này cho thấy
chỉ có hai loại rối loạn xảy ra đồng thời, trong
khi thực tế có thể có hơn. Để tiện cho việc sử
dụng tập TIP này, rối loạn xảy ra đồng thời là
chỉ rối loạn sử dụng (lạm dụng hoặc phụ thuộc)
chất gây nghiện và rối loạn tâm thần xảy ra đồng
thời. Bệnh nhân được cho là mắc rối loạn đồng
thời thì sẽ có một hoặc nhiều rối loạn liên quan
đến sử dụng rượu và/hoặc các chất ma tuý bị
lạm dụng khác cũng như một hoặc vài rối loạn
tâm thần. Chẩn đoán rối loạn xảy ra đồng thời
xuất hiện khi có ít nhất một loại rối loạn được
xác định phân lập với loại kia và không đơn giản
chỉ là một tập hợp các triệu chứng xảy ra do một
rối loạn (xem chương 2 để biết thảo luận thêm
về thuật ngữ sử dụng trong TIP này.)
Các mô hình và chiến lược mới đang nhận được
sự chú ý và đang khuyến khích sự sáng tạo trong
điều trị (Anderson 1997; De Leon 1996; Miller
1994a ; Minkoff 1989; Hội đồng tư vấn quốc gia
[NAC] 1997; Onken và cộng sự 1997; Osher và
Drake 1996). Phản ánh sự quan tâm ngày càng
tăng đối với các vấn đề xoay quanh điều trị có
hiệu quả cho nhóm đối tượng này, Hội thuốc cai
nghiện Hoa kỳ (ASAM) đã bổ sung thêm những
phần mới với nội dung đáng kể về bệnh nhân có
COD cho phần cập nhật các tiêu chí bố trí bệnh
nhân. Các phần này lọc ra các tiêu chí dùng để bố
trí những bệnh nhân có COD vào điều trị và để
thiết lập và vận hành các chương trình cung cấp
dịch vụ cho các bệnh nhân này (ASAM 2001).
Trong một diễn biến quan trọng khác, Hiệp hội
quốc gia các giám đốc cơ quan quản lý lạm dụng
rượu và chất ma tuý cấp Bang (NASADAD) đã
bắt đầu tiến hành khảo sát các thành viên về điều
trị hiệu quả bệnh nhân có COD tại các Bang
của họ (Gustafson và cộng sự 1999). Ngoài ra,
NASADAD đã phối hợp với Hiệp hội quốc gia
các giám đốc chương trình sức khỏe tâm thần cấp
Bang (NASMHPD) (NASMHPD-NASADAD
1999, 2000) và các cộng tác viên khác trong một
loạt các nỗ lực ở cấp quốc gia nhằm:
• Thúc đẩy việc cải thiện điều trị bằng việc
nhấn mạnh tầm
quan trọng của
kiến thức điều trị
sức khỏe tâm thần
và lạm dụng chất
gây nghiện khi làm
việc với bệnh nhân
có liên quan đến
các vấn đề này.
• Phân loại các môi
trường điều trị để
tiện cho việc lập
kế hoạch một cách
có hệ thống, tư
vấn, phối hợp và
tổng hợp.
• Giảm kỳ thị liên
quan đến cả hai
loại rối loạn này
và thúc đẩy việc
thừa nhận những
mối quan tâm về
lạm dụng chất gây
nghiện và sức khỏe
tâm thần là một
công đoạn chuẩn
của quá trình thu
thập thông tin y tế.
Những nỗ lực này
đang dần dần thay đổi cách mà công chúng, các
nhà hoạch định chính sách và các tư vấn viên
lạm dụng chất gây nghiện nhìn nhận bệnh tâm
thần. Tuy nhiên, sự kỳ thị gắn với bệnh tâm thần
vẫn còn. Một chủ đề đáng được nêu ra là quan
niệm của công chúng cho rằng những người bị
bệnh tâm thần nguy hiểm và là mối rủi ro về bạo
lực. Tuy nhiên, các nghiên cứu lại cho thấy sự lo
sợ của công chúng lớn hơn mức độ rủi ro thực
tế và thông thường, những người bị rối loạn tâm
thần không bạo lực lắm; chỉ khi có có kết hợp với
lạm dụng chất gây nghiện thì bạo lực mới kéo
Giới thiệu4
theo. Ví dụ, Steadman và cộng sự (1998) phát
hiện ra rằng các triệu chứng lạm dụng chất gây
nghiện làm tăng đáng kể tỷ lệ bạo lực ở cả những
người có bệnh tâm thần và không có bệnh tâm
thần. Nghiên cứu này hỗ trợ thêm cho tính quan
trọng của việc chữa trị cả bệnh tâm thần và lạm
dụng chất gây nghiện.
Trong những năm gần đây, việc tuyên truyền kiến
thức đã lan rộng. Nhiều cuốn sách và hàng trăm
bài viết đã được xuất bản, từ những sách hướng
dẫn và hướng dẫn tư vấn (Evans và Sullivan
2001; Pepper và Massaro 1995) đến phân tích
cơ sở dữ liệu của mối liên hệ giữa các hệ thống
điều trị và bệnh nhân mua dịch vụ (Coffey và
cộng sự 2001). Nhiều hội thảo “chẩn đoán kép”
hàng năm đã xuất hiện. Một trong những sự kiện
thâm niên nhất là hội thảo hàng năm về Người
có bệnh tâm thần và lạm dụng chất gây nghiện,
do Đại học MCP Hahnemann (bây giờ là Đại học
Drexel) tổ chức, bắt đầu từ năm 1988.
Mặc dù có những diễn biến này, nhưng những
người có rối loạn lạm dụng chất gây nghiện và
tâm thần thường hay xuất hiện ở các cơ sở không
được chuẩn bị để điều trị họ. Họ có thể được điều
trị một loại rối loạn mà không được xem xét đến
rối loạn kia, thường “nhảy” từ một dạng điều trị
sang một dạng khác khi triệu chứng của rối loạn
này hoặc rối loạn kia kia xuất hiện nhiều hơn.
Đôi khi, đơn giản họ bị “lọt khe” và không nhận
được dịch vụ điều trị cần thiết. TIP này nắm bắt
các chiến lược điều trị mới nhất hiện nay nhằm
hỗ trợ cho các tư vấn viên và các cơ sở điều trị
cung cấp trong việc cung cấp các dịch vụ phù
hợp cho bệnh nhân có COD.
Những diễn biến quan
trọng dẫn đến sự ra đời
của TIP này
Những diễn biến quan trọng trong một số lĩnh
vực chỉ ra sự cần thiết phải sửa đổi TIP về rối
loạn xảy ra đồng thời. Trong số các yếu tố tạo
nên nhu cầu cần có tài liệu này là sự phổ biến
rộng rãi của nhiều dữ liệu liên quan đến tỉ lệ
COD, sự xuất hiện của các đối tượng điều trị mới
có COD (ví dụ những người vô gia cư, người
có HIV/AIDS, và những người thuộc hệ thống
tư pháp hình sự) và những thay đổi trong hình
thức cung cấp dịch vụ điều trị (bao gồm số lượng
ngày càng nhiều các chương trình phục vụ người
có COD). Phần dưới đây trình bày tóm tắt các dữ
liệu liên quan đến từng lĩnh vực trong số những
lĩnh vực chủ chốt này.
Sự phổ biến của dữ liệu về tỉ lệ
bệnh và các dữ liệu khác
Những dữ liệu về tỉ lệ bệnh và các dữ liệu khác
liên quan đến COD đã xác định quy mô và tác
động của vấn đề và sự cần thiết phải có điều trị
và các dịch vụ phù hợp. Bốn phát hiện chính
được rút ra từ các dữ liệu về tỉ lệ bệnh và các
dữ liệu sẵn có khác, mỗi loại lại có ý nghĩa
quan trọng trong việc nắm bắt những khó khăn
của việc cung cấp dịch vụ chữa trị hiệu quả cho
nhóm đối tượng này.
(1) COD phổ biến trong nhóm đối tượng
người lớn tuổi nói chung, mặc dù vậy
nhiều người có COD không được chữa trị.
Các khảo sát quốc gia cho thấy COD phổ biến
ở nhóm đối tượng người lớn tuổi. Ví dụ, Khảo
sát quốc gia về sử dụng chất ma tuý và sức khoẻ
(NSDUH) cho biết năm 2002, có 4 triệu người
lớn tuổi đáp ứng đủ tiêu chí về cả bệnh tâm thần
nghiêm trọng (SMI) và phụ thuộc và lạm dụng
chất gây nghiện. Thông tin của NSDUH dựa trên
mẫu tiến hành với 67.500 công dân Mỹ có độ
tuổi bằng và trên 12 tuổi trong môi trường không
được đưa vào trại/cơ sở điều trị (Văn phòng
nghiên cứu ứng dụng [OAS] 2003). NSDUH
định nghĩa SMI là vào một thời gian nào đó
trong một năm qua, người đó có rối loạn tâm
thần, hành vi hoặc cảm xúc được chẩn đoán là
đáp ứng đủ tiêu chí trong Sách hướng dẫn chẩn
đoán và thống kê rối loạn tâm thần, ấn bản lần
thứ 4 (DSM – IV) (Hội tâm thần Hoa kỳ 1994)
và dẫn đến tình trạng thiểu năng hoạt động chức
năng, khiến một hoặc nhiều hoạt động sinh hoạt
chủ yếu bị can thiệp hoặc giới hạn. Cơ chế phân
loại của NSDUH không áp dụng riêng cho chẩn
đoán mà riêng cho chức năng. Kết quả của cuộc
khảo sát được nêu ở phần dưới.
• SMI có liên quan nhiều đến phụ thuộc hoặc
lạm dụng chất gây nghiện. Trong số những
người lớn tuổi được khảo sát năm 2002, 23,2%
phụ thuộc vào hoặc lạm dụng rượu hoặc chất
ma tuý bất hợp pháp, trong khi tỷ lệ này ở
Giới thiệu 5
người lớn tuổi không bị SMI chỉ là 8,2%.
Trong số người lớn tuổi phụ thuộc hoặc lạm
dụng chất gây nghiện, có 20,4% bị SMI; tỷ lệ
người bị SMI chiếm 7% trong số người không
bị phụ thuộc hoặc lạm dụng chất gây nghiện.
• Trong số những người lớn tuổi sử dụng chất
ma tuý bất hợp pháp trong một năm qua,
17,1% có SMI trong năm đó trong khi tỷ lệ
này là 6,9% ở những người không sử dụng
chất ma tuý bất hợp pháp. Ngược lại, trong số
những người lớn tuổi bị SMI, 28,9% sử dụng
chất ma tuý bất hợp pháp trong một năm qua
trong khi tỷ lệ này là 12,7% ở những người
không bị SMI (OAS 2003b).
• SMI có liên quan đến việc sử dụng nhiều
rượu (được định nghĩa là uống 5 hoặc hơn
5 lần trong ít nhất một ngày trong vòng 30
ngày qua). Trong số những người lớn tuổi bị
SMI, 28,8% là người uống nhiều rượu, trong
khi chỉ có 23,9% người lớn tuổi không bị
SMI là uống nhiều rượu.
Trước đây, Nghiên cứu bệnh đồng thời quốc gia
(NCS) đã từng đưa thông tin năm 1991 về rối
loạn tâm thần và lạm dụng hoặc phụ thuộc chất
gây nghiện trong một mẫu tiến hành với 8.098
công dân Mỹ có độ tuổi từ 15 – 54 trong môi
trường không được nhập trại/cơ sở điều trị. Hình
1-1 cho thấy ước tính của NCS về con số tương
đối của rối loạn lạm dụng rượu và chất ma tuý
hoặc rối loạn tâm thần (52 triệu), bị một rối loạn
tâm thần nào đó (40 triệu), bị một rối loạn lạm
dụng/phụ thuộc chất gây nghiện bất kỳ (20 triệu)
và bị cả hai rối loạn tâm thần và lạm dụng/phụ
thuộc chất gây nghiện (8 triệu) trong 1 năm qua.
Trong một loạt các bài viết lấy ra từ NCS
(Nghiên cứu bệnh đồng thời quốc gia), Kessler
và đồng nghiệp đưa ra các ước tính liên quan
đến vòng đời COD và tỉ lệ bệnh COD trong
12 tháng (Kessler và cộng sự 1994, 1996a , b ,
1997). Họ ước tính khoảng 10 người Mỹ, ở đủ
mọi lứa tuổi và ở cả trong và ngoài môi trường
trại/cơ sở điều trị, có COD trong vòng một năm
bất kỳ. Kessler và những người khác cũng dự
Giới thiệu6
đoán vòng đời và tỉ lệ COD (không thể hiện ở
Hình 1-1, hình này chỉ liên quan đến tỉ lệ bệnh
trong vòng 12 tháng qua) (1996a, trang 25) như
sau: “51% người bị rối loạn nghiện trong
cả đời cũng đồng thời bị rối loạn tâm thần cả
đời, khi so sánh với 38% theo ECA.” (ECA –
nghiên cứu vùng dịch – tiến hành trước nghiên
cứu NSC; nghiên cứu này do Viện nghiên cứu
sức khỏe tâm thần quốc gia tiến hành ở 20.291
người đại diện cho toàn bộ các nhóm đối tượng
ngoài cộng đồng và trong trại/cơ sở điều trị trên
nước Mỹ [Regier và cộng sự 1990]).
Các số liệu tương đối về những người có COD
với chứng rối loạn nghiện liên quan đến rượu
và các chất ma tuý, cũng được đưa ra. 53% số
người trả lời có lạm
dụng hoặc phụ thuộc
rượu cả đời đã có
một hoặc nhiều rối
loạn tâm thần suốt
đời. Đối với những
người được hỏi có
lạm dụng/phụ thuộc
chất ma tuý bất hợp
pháp cả đời, 59% đã
có rối loạn tâm thần
cả đời, và 71% trong
số những người lạm
dụng/phụ thuộc chất
ma tuý bất hợp pháp
trong cả đời đã có lạm
dụng hoặc phụ thuộc
rượu trong cả đời
(Văn phòng chánh
thanh tra 1995).
Báo cáo đầu tiên và gần đây của dự án Nhân
rộng khảo sát bệnh đồng thời quốc gia, tiến hành
vào tháng 2/2001 và tháng 12/2002 (Kessler và
Walters 2002) đưa ra thông tin chính xác hơn
về tỷ lệ các rối loạn cụ thể. Ví dụ, tỷ lệ rối loạn
trầm cảm sâu được cho biết là chiếm 6,6%
trong tổng số dân trong 1 năm qua, hay con
số ước tính là khoảng 13,1 – 14,2 triệu người
(Kessler và cộng sự 2003b ). Những dữ liệu
bổ sung từ cuộc khảo sát NCS mới và mở rộng
hiện nay cũng đã được cung cấp (ví dụ Breslau
và cộng sự 2004a , b ; Kessler 2003; Kessler và
cộng sự 2003a ; xem thêm địa chỉ mạng www.
hcp.med.harvard.edu/ncs).
Nghiên cứu cho thấy xu hướng muốn được điều
trị tăng mạnh khi có ít nhất một tình trạng rối
loạn xảy ra đồng thời. Nghiên cứu dịch tễ rượu
kinh tuyến quốc gia (NLAES) – một cuộc khảo
sát hộ gia đình tiến hành trên toàn quốc đối với
42.862 người có độ tuổi bằng hoặc trên 18 do
Viện nghiên cứu quốc gia về lạm dụng rượu
và nghiện rượu tiến hành – tiết lộ rằng đã có
sự gia tăng lớn trong điều trị rối loạn rượu và
rối loạn chất ma tuý khi có “rối loạn trầm cảm
sâu” (Grant 1997). Dữ liệu NCS cho thấy nhiều
người có hơn hai chứng rối loạn có nhiều khả
năng được chữa trị nhiều hơn là những người
“chỉ có” hai rối loạn. Những người có 3 hoặc
hơn 3 bệnh trạng được chẩn đoán có khả năng
sẽ bị thiểu năng nghiêm trọng hơn và cần nhập
viện (NAC 1997).
Mặc dù những người có rối loạn xảy ra đồng
thời có nhiều khả năng tìm kiếm chữa trị hơn
nhưng nghiên cứu lại nhất quán chỉ ra có
khoảng cách giữa số người được xác định trong
khảo sát là có một rối loạn và số người đã từng
được tiếp nhận một dịch vụ điều trị bất kỳ.
Ngay cả trong số những người có 3 hoặc hơn 3
rối loạn, có một tỷ lệ nhức nhối là 60% chưa hề
được chữa trị lần nào (Kessler và cộng sự 1994;
NAC 1997). Dựa vào dữ liệu của NLAES,
Grant (1997, trang 13) lưu ý rằng một trong
những kết quả đáng quan tâm nhất của cuộc
khảo sát này “chính là con số người trả lời có
rối loạn sử dụng rượu và chất ma tuý lại không
nằm trong nhóm đối tượng được điều trị. Chỉ
có 9,9% và 8,8% người được hỏi có rối loạn
sử dụng rượu và chất ma tuý tương ứng muốn
được điều trị”.
(2) Một số bằng chứng hỗ trợ cho nhận định
cho rằng đã có sự gia tăng về tỉ lệ người
có COD vì tỉ lệ chương trình dành cho
người bị COD
NASADAD thường tiến hành các khảo sát tự
nguyện đối với các Cơ quan quản lý lạm dụng
rượu và chất ma tuý cấp Bang và đưa ra các
báo cáo về Hồ sơ tình trạng lạm dụng rượu và
chất ma tuý tại Bang (SADAP). Năm 2006,
NASADAD đã yêu cầu các Bang cho biết trong
khu vực Bang có chương trình đặc biệt nào dành
cho người bệnh bị COD hay không và cung cấp
số liệu thống kê năm tài chính 1995 nếu có về
Giới thiệu 7
số bệnh nhân “chẩn đoán kép” được điều trị
(Gustafson và cộng sự 1997). Có 41 Bang cùng
với Palau, Puerto Rico và Virgin Islands đã hồi
đáp. Khoảng 3 năm sau, 31 Bang có phản hồi
với yêu cầu cung cấp số liệu thống kê cụ thể về
số người được tiếp nhận trong các năm tài khoá
1996 và 1997 vào các chương trình điều trị
COD (Gustafson và cộng sự 1999). Nói chung,
việc xem xét hồ sơ SADAP của các bang để biết
thông tin liên quan đến COD cho thấy có mức
tăng khoảng 10% kể từ khi tiến hành khảo sát
của NASADAD về số người có COD tham gia
điều trị và số chương trình ở nhiều Bang trong
khoảng thời gian 3 năm đó (Gustafson và cộng
sự 1999).
Cuộc khảo sát quốc gia về các dịch vụ điều trị
lạm dụng chất gây nghiện (N-SSATS) 2002 cho
thấy có khoảng 49% trong tổng số 13.720 cơ
sở trên toàn quốc cho biết có các chương trình
hoặc nhóm cung cấp dịch vụ lạm dụng chất gây
nghiện dành cho những người có COD (OAS
2003a ). Tuy nhiên, chỉ có 38% trong tổng số
8.292 cơ sở có hồi đáp và tập trung chủ yếu
vào lạm dụng chất gây nghiện là có đưa ra các
chương trình COD như vậy. 63% trong tổng
số 1.126 cơ sở cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm
thần đã hồi đáp và có dịch vụ điều trị lạm dụng
chất gây nghiện là có các chương trình hoặc các
nhóm COD. Khoảng 70% trong tổng số 3.440
cơ sở có tổng hợp dịch vụ điều trị sức khỏe
tâm thần và lạm dụng chất gây nghiện là có các
chương trình hoặc nhóm COD.
Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng trong tất
cả khoảng 1,36 triệu bệnh nhân được điều trị
rối loạn sử dụng chất gây nghiện trong năm
2002, có khoảng 68% được chữa trị tại các
cơ sở chú trọng chủ yếu vào các dịch vụ điều
lạm dụng chất gây nghiện và 23% được điều
trị tại các cơ sở có chú trọng tổng hợp các dịch
vụ sức khỏe tâm thần và lạm dụng chất gây
nghiện. Chỉ có 4% những người này thuộc các
cơ sở chú trọng chủ yếu vào cung cấp dịch vụ
sức khoẻ tâm thần.
(3) Tỷ lệ rối loạn tâm thần tăng khi tỷ lệ
rối loạn sử dụng chất gây nghiện tăng,
khiến cho việc điều trị thêm phức tạp.
Trong phân tích dữ liệu từ một loạt các nghiên
cứu được tài trợ bởi Viện nghiên cứu lạm dụng
chất gây nghiện quốc gia, Nghiên cứu kết quả
điều trị lạm dụng chất gây nghiện (DATOS)
Flynn và cộng sự (1996) chỉ ra rằng khả năng bị
rối loạn tâm thần tăng lên cùng với sự gia tăng
về số ca phụ thuộc chất gây nghiện. Những bệnh
nhân tham gia vào nghiên cứu đã được đánh giá
theo tiêu chí DSM – III – R (Sách hướng dẫn
chẩn đoán và thống kê đối với rối loạn tâm thần,
ấn bản lần thứ 3 có sửa đổi) để xác định rối loạn
nhân cách phản xã hội cả đời, trầm cảm nặng, rối
loạn lo âu tổng quát hóa/suy rộng, và/hoặc có bất
kỳ sự kết hợp của các rối loạn này hay không.
DATOS là một nghiên cứu quốc gia đối với
những bệnh nhân đã tham gia vào hơn 90 chương
trình điều trị lạm dụng chất gây nghiện tại 11 khu
vực đô thị, chủ yếu trong năm 1992 (Flynn và
cộng sự 1997). Trong số mẫu lấy thông tin ban
đầu được tiến hành lần đầu với 10.010 bệnh
nhân, thì có 7.402 người đã hoàn thành phỏng
vấn lấy thông tin ban đầu và đánh giá lâm sàng
và họ đã đáp ứng đủ các tiêu chí DSM – III – R
để được xác định là phụ thuộc rượu, cocaine và/
hoặc heroin. Hình 1-2 cho thấy xu hướng chung
về sự gia tăng ở tỷ lệ rối loạn nhân cách phản xã
hội cả đời theo DSM-III-R, trầm cảm nặng, và
rối loạn lo âu tổng quát hóa/suy rộng khi số ca
phụ thuộc chất gây nghiện liên quan đến rượu,
heroin và cocaine tăng lên (ngoại trừ mối liên hệ
giữa việc chỉ phụ thuộc rượu với trầm cảm nặng
và rối loạn lo âu tổng quát hóa/suy rộng). Vì việc
sử dụng nhiều loại chất ma tuý phổ biến ở những
người có rối loạn sử dụng chất gây nghiện nên
việc điều trị càng phức tạp đối với những người
này do tỉ lệ ngày càng cao ở rối loạn tâm thần
kèm theo sử dụng nhiều chất ma tuý.
(4) So sánh với những người chỉ bị rối loạn
tâm thần hoặc sử dụng chất gây nghiện,
thì những người có COD dễ có khả năng
nhập viện hơn. Một số bằng chứng cho
thấy tỷ lệ nhập viện đối với những người
có COD đang tăng.
Theo Coffey và các đồng nghiệp, tỷ lệ nhập
viện đối với các bệnh nhân có cả hai rối loạn
tâm thần và sử dụng chất gây nghiện gấp hơn
20 lần tỷ lệ bệnh nhân chỉ lạm dụng chất gây
nghiện và gấp 5 lần tỷ lệ bệnh nhân chỉ có rối
loạn tâm thần (Coffey và cộng sự 2001). Ước
Giới thiệu8
tính này dựa trên phân tích của Dự án cơ sở dữ
liệu tổng hợp của Trung tâm dịch vụ sức khỏe
tâm thần (CMHS)/CSAT, trong dự án này một
nhóm đã nghiên cứu thông tin từ các cơ sở
điều trị sức khoẻ tâm thần, lạm dụng chất và
Hỗ trợ Y tế tại các Bang Delaware, Oklahoma
và Washington. Sử dụng một hệ thống ghi mã
phạm vi rộng để nghiên cứu chính sách y tế
nhằm tìm hiểu tỷ lệ ra khỏi chương trình điều trị
trong thời gian từ 1990 – 1995 ở các bệnh viện
tại cộng đồng/cơ sở trong cả nước, Duffy (2004,
trang 45) ước tính bệnh nhân được cho là mắc
cả hai rối loạn liên quan đến chất gây nghiện
và tâm thần đã “tăng từ 9,4 lên 17,22/10.000
người” với nhóm tuổi 35 – 45 tăng mạnh nhất
trong số 7 nhóm tuổi được nghiên cứu từ trẻ em
đến những người 65 tuổi hoặc già hơn.
Sáng tạo trong điều trị đối với
các nhóm đối tượng có COD
Cần có thêm sáng tạo trong điều trị để đáp ứng
nhu cầu và các vấn đề liên quan của các nhóm
đối tượng điều trị khác có tỷ lệ COD cao như
những người vô gia cư, những người thuộc hệ
thống tư pháp hình sự, những người có HIV/
AIDS và những bệnh truyền nhiễm khác (ví
dụ viêm gan) và những người có rối loạn chấn
động hoặc rối loạn áp lực/căng thẳng sau chấn
động (PTSD).
Các đối tượng vô gia cư
Các dữ liệu về tỷ lệ gia tăng của rối loạn tâm thần
và sử dụng chất gây nghiện xảy ra đồng thời ở
nhóm đối tượng vô gia cư hiện sẵn có (North và
cộng sự 2004). North và các đồng nghiệp ước
tính tỉ lệ có rối loạn Axis I (rối loạn lâm sàng
hay rối loạn cần điều trị lâm sàng) và rối loạn
lạm dụng chất gây nghiện xảy ra đồng thời ở phụ
Giới thiệu 9
nữ vô gia cư tăng từ 14,3% năm 1990 lên 36,7%
năm 2000 và tỷ lệ này ở đàn ông vô gia cư tăng
từ 23,2% năm 1990 lên 32,2% năm 2000.
North và các đồng nghiệp cũng so sánh các dữ
liệu thu thập được trong nghiên cứu năm 2000
của họ với những ước tính trong dữ liệu ECA
(nghiên cứu vùng dịch) thu thập được vào đầu
những năm 1980. Họ phát hiện ra rằng việc sử
dụng rượu và các chất ma tuý đối với cả nam và
nữ đã tăng đáng kể trong vòng 2 thập kỷ. Năm
2000, có 84% đàn ông vô gia cư và 58% phụ nữ
vô gia cư có rối loạn sử dụng chất gây nghiện
(North và cộng sự 2004). Bài viết cho biết có sự
gia tăng về rối loạn lưỡng cực từ năm 1990 tới
năm 2000 và gia tăng về trầm cảm nặng/sâu từ
1980 đến 2000. (Trầm cảm nặng/sâu chiếm đa
số trong tổng số các rối loạn phi-chất gây nghiện
thuộc nhóm Axis I (rối loạn cần điều trị lâm
sàng). Các tác giả cũng lưu ý rằng rối loạn nhân
cách phản xã hội thuộc nhóm phi-Axis I (APD)
có vẻ ít thay đổi trong thời gian từ 1980 – 2000,
với tỷ lệ 10 – 20% phụ nữ vô gia cư và 20 – 25%
đàn ông vô gia cư được chẩn đoán về APD trong
cả hai giai đoạn này (North và cộng sự 2004).
Tỉ lệ COD gia tăng ở những người vô gia cư và
sự cần thiết phải cung cấp dịch vụ cho nhóm đối
tượng đang phát triển này đã dẫn đến những sáng
tạo trong điều trị và nghiên cứu về cung cấp dịch
vụ. Một trong những thách thức chính là làm thế
làm để nhóm này tham gia điều trị. Sáng kiến tiếp
cận với dịch vụ chăm sóc cộng đồng và các dịch
vụ và nguồn hỗ trợ hiệu quả của CMHS (Trung
tâm dịch vụ sức khoẻ tâm thần) - sáng kiến tài trợ
cho các chương trình ở 9 Bang trong thời gian 5
năm, đã cho thấy tính hiệu quả của các hệ thống
tổng hợp, trong đó có giá trị của phương pháp
tìm và tiếp cận đường phố (Lam và Rosenheck
1999; Rosenheck và cộng sự 1998). Cả hai yếu
tố tổng hợp hệ thống và các dịch vụ toàn diện
như Điều trị cộng đồng xác nhận (ACT) và Quản
lý trường hợp/ca bệnh cấp độ sâu (ICM), đều
được coi là quan trọng và hiệu quả (Tổng hợp
các hệ thống chăm sóc 1999; Winarski và Dubus
1994). (Xem chương 6 để biết thảo luận về các
phương pháp tiếp cận này.)
Người phạm pháp
Cơ quan thống kê tư pháp ước tính vào giữa năm
1998, có khoảng 283.800 người phạm pháp tâm
thần bị giam giữ ở các nhà tù và trại giam trong
cả nước (Ditton 1999, trang 1). Các cuộc khảo sát
của cơ quan này cho thấy “16% tù nhân ở Bang,
7% tù nhân Liên bang và 16% những người bị
giam trong trại giam địa phương có bệnh trạng
tâm thần hoặc đã từng qua đêm tại bệnh viện
tâm thần (Ditton 1999). Ngoài ra, ước tính có
547.800 người đang thụ án treo/quản chế - 16%
- cho biết họ đã từng có bệnh trạng tâm thần hoặc
đã ở qua đêm trong bệnh viện tâm thần tại một
thời điểm nào đó trong đời (Ditton 1999).
Văn phòng quản lý chính sách kiểm soát chất ma
tuý quốc gia (ONDCP) nhấn mạnh “con đường
nhanh nhất và rẻ nhất để giảm nhu cầu về chất
ma tuý bất hợp pháp là điều trị những người sử
dụng chất ma tuý nặng, mạn tính” (ONDCP 1995,
trang 53). Những “người sử dụng ma túy nặng”
này đang cần có các dịch vụ COD. Nghiên cứu
NTIES (Nghiên cứu đánh giá mức độ cải thiện
điều trị quốc gia) cho biết khi được có cơ hội đánh
giá về nguyện vọng của họ nếu được sử dụng
một số dịch vụ nào đó theo mức độ “không quan
trọng, “khá quan trọng” hoặc “rất quan trọng”
thì họ chọn mức độ nào, có 37% số người trong
một nhóm đối tượng phần lớn là dính dáng đến tư
pháp hình sự đã đánh giá dịch vụ sức khỏe tâm
thần là “rất quan trọng”) (Karageorge 2000).
Các cộng đồng điều trị lạm dụng chất gây
nghiện và phục vụ sức khỏe tâm thần đã được
kêu gọi cung cấp, hoặc hỗ trợ cung cấp điều trị
cho những người này. Việc này đòi hỏi cần có
sự tổng hợp các dịch vụ điều trị lạm dụng chất
gây nghiện và sức khỏe tâm thần và sự kết hợp
giữa các phương pháp tiếp cận này với những
phương pháp khác có mục tiêu giải quyết tư
duy và hành vi tội phạm, trong khi vẫn phải chú
trọng tới các mối quan tâm về sức khỏe cộng
đồng và sự an toàn của cộng đồng.
HIV/AIDS và các bệnh truyền
nhiễm
Mối liên hệ giữa suy thoái chức năng tâm lý và
xu hướng thể hiện hành vi có tính chất rủi ro cao
(Joe và cộng sự 1991; Simpson và cộng sự 1993)
cho thấy điều quan trọng là phải tổng hợp được
các dịch vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS với
các dịch vụ điều trị lạm dụng chất gây nghiện và
sức khỏe tâm thần cho nhóm đối tượng COD.
Giới thiệu10
Những tiến bộ trong điều trị HIV/AIDS (như liệu
pháp tổng hợp chống retrovirus, bao gồm có chất
ức chế protease) và các kết quả được cải thiện
nhờ những liệu pháp như vậy có khả năng sẽ
kéo dài sự sống cho những người bị HIV/AIDS
và các chứng rối loạn xảy ra đồng thời. Việc này
sẽ kéo theo nhu cầu của họ đối với việc tiếp tục
cung cấp các dịch vụ điều trị sức khỏe tâm thần
và lạm dụng chất gây nghiện. Đối với những
người có COD và cũng có HIV/AIDS hoặc các
bệnh truyền nhiễm khác (ví dụ viêm gan C), thì
sự chăm sóc y tế ban đầu cần được kết hợp với
điều trị COD. Để thành công, điều trị này cần
chú trọng tới việc tuân thủ điều trị (xem chương
7 để biết một mô hình như vậy).
Chấn động và PTSD (rối loạn áp
lực/căng thẳng sau chấn động)
Nhiều người bị rối loạn sử dụng chất gây
nghiện đã bị chấn động, thường do lạm dụng.
Một số lượng đáng kể những người này đã nhận
ra rối loạn tâm thần đó là PTSD. Những nghiên
cứu gần đây cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa
chấn động và các chứng nghiện, kể cả khả năng
bị lạm dụng thời thơ ấu cũng có vai trò trong
sự hình thành rối loạn sử dụng chất gây nghiện
(Anderson và cộng sự 2002; Brady và cộng sự
2000; Chilcoat và Breslau 1998b ; Jacobsen và
cộng sự 2001). Mặc dù các bác sĩ lâm sàng về
điều trị lạm dụng chất gây nghiện đã tư vấn cho
những bệnh nhân này trong nhiều năm, nhưng
các chiến lược điều trị mới đối với PTSD và
chấn động đã giúp mở rộng thêm nhiều lựa
chọn cho điều trị (xem chương 8 và phụ lục
D). Tập TIP sắp tới mang tên Điều trị lạm dụng
chất gây nghiện và chấn thương sẽ xem xét các
vấn đề này sâu hơn (CSAT đang xây dựng d).
Thay đổi trong cung cấp dịch vụ
điều trị
Lĩnh vực điều trị lạm dụng chất gây nghiện đã
nhận thấy tầm quan trọng của các chương trình
COD. Trong năm 1995, chỉ có 37% chương
trình điều trị rối loạn sử dụng chất gây nghiện có
báo cáo dữ liệu tới Cục Quản lý Lạm dụng Chất
Gây nghiện và Sức khỏe tâm thần (SAMHSA)
là có triển khai chương trình COD. Năm 1997,
tỷ lệ này tăng lên gần một nửa (50%) (dữ liệu
không được hiển thị).
Theo dữ liệu 2002 N – SSATS (Khảo sát quốc
gia về các dịch vụ điều trị lạm dụng chất gây
nghiện), con số các chương trình COD đã đạt kỷ
lục trong năm 1999, sau đó giảm nhẹ vào năm
2000 và ổn định vào năm 2002. Điều này có
nghĩa là con số các nhà cung cấp dịch vụ điều trị
rối loạn lạm dụng chất gây nghiện cũng cao kỷ
lục vào năm 1999. Năm 1999, có 15.239 chương
trình điều trị lạm dụng chất gây nghiện có báo
cáo với SAMHA (Cục Quản lý Lạm dụng Chất
Gây nghiện và Sức khỏe tâm thần ); năm 2000,
có 13.428 chương trình; năm 2002, có 13.720
chương trình (OAS 2003a ). Hình 1-3 cho thấy
số lượng chương trình dành cho người có COD
giảm nhẹ từ 1999 – 2000, từ 6.818 xuống 6.696,
nhưng ổn định vào năm 2002 ở mức 6.696 (OAS
2003a ). Tuy nhiên, tỷ lệ giữa tổng số chương
trình điều trị lạm dụng chất gây nghiện so với
những chương trình dành cho COD tương đối
ổn định kể từ năm 1997, tăng nhẹ từ 44,7% năm
1999 lên 49,9% năm 2000 và sau đó vẫn tương
đối ổn định ở mức 48,8% trong năm 2002.
Một điều cần xem xét có ý nghĩa quan trọng đối
với các hệ thống cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm
thần và lạm dụng chất gây nghiện ở khu vực nhà
nước là quan niệm cho rằng không phải tất cả
những ai có vấn đề về cảm xúc đều là những đối
tượng được xem xét để được chăm sóc trong hệ
thống sức khỏe tâm thần của nhà nước. Vì nhiều
Bang chỉ ưu tiên tài trợ về sức khỏe tâm thần cho
những người đáp ứng được các tiêu chí về bệnh
tâm thần ở mức độ trầm trọng và kéo dài/dai dẳng
nhất, nên điều quan trọng là các nhà cung cấp
dịch vụ điều trị cần biết các tiêu chí mà quy định
của Bang mình sử dụng khi họ cung cấp dịch vụ
chăm sóc. Ví dụ, một chương trình điều trị có thể
xác định một người có những triệu chứng tâm
lý cho thấy áp lực/căng thẳng, rối loạn tâm thần
được chẩn đoán, rối loạn tâm thần nghiêm trọng,
rối loạn tâm thần nặng và dai dẳng/kéo dài, hoặc
cuối cùng là rối loạn tâm thần nặng, kéo dài/dai
dẳng kèm theo tình trạng thiểu năng. Từ góc độ
nhìn nhận của hệ thống cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khoẻ hành vi, những đặc trưng khác nhau
như vậy là quan trọng. Ở một Bang có quy định
giới hạn việc sử dụng tài trợ của Liên bang cho
dịch vụ sức khoẻ cho cộng đồng/cơ sở chỉ dành
cho những người bị bệnh tâm thần ở tình trạng
nặng và kéo dài/dai dẳng, thì một người không
đáp ứng được các tiêu chí về tình trạng đó có thể
sẽ không đủ tiêu chuẩn để được hưởng các dịch
vụ sức khoẻ tâm thần.
Giới thiệu 11
Nếu một bệnh nhân/người sử dụng dịch vụ có
vấn đề về lạm dụng chất gây nghiện là chủ yếu
và có thêm rối loạn tâm thần “nhưng chưa đủ
điều kiện” – tức là, rối loạn đó theo quy định
hoặc luật không thể được điều trị trong chương
trình sức khỏe tâm thần của nhà nước – thì mọi
đơn vị cung cấp dịch vụ phải nắm được điểm này.
Sự khác biệt giữa chăm sóc lý tưởng và chăm sóc
có gì dùng nấy mang ý nghĩa quan trọng đối với
hiệu quả sử dụng TIP này. Hơn nữa, trong những
lúc khó khăn về tài chính, khả năng có thêm
nguồn lực bổ sung để giải quyết các vấn đề phức
tạp dường như là không thể. Do đó, một cơ cấu
chăm sóc tổng hợp được ưa dùng hơn trong tập
TIP này. Một cơ cấu tổng hợp xác định cần tiến
hành chăm sóc theo nhu cầu cá nhân dựa trên
bằng chứng và có chất lượng theo một hệ thống
cung cấp dịch vụ sức khoẻ hành vi, sử dụng các
nguồn lực và quan hệ đối tác hiện có.
Những tiến bộ trong điều trị
Những tiến bộ trong điều trị COD như những
cải thiện trong đánh giá, can thiệp tâm lý, các
loại thuốc điều trị tâm thần và các mô hình và
phương pháp mới đã làm gia tăng đáng kể các
lựa chọn cho tư vấn viên và bệnh nhân.
Chính sách “Không gõ nhầm cửa”
Việc xuất bản cuốn Thay đổi cách đàm thoại
(CSAT 2000a ) báo hiệu nhiều tiến bộ căn bản
trong lĩnh vực này. Đặc biệt quan trọng là nguyên
tắc “không gõ nhầm cửa”. Nguyên tắc này có vai
trò cảnh báo các nhà cung cấp dịch vụ điều trị
biết rằng hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ, và mỗi nhà cung cấp nằm trong hệ thống,
đều có trách nhiệm giải quyết mọi nhu cầu của
bệnh nhân bất kể ở đâu, khi nào mà bệnh nhân
đến để được chăm sóc. Khi bệnh nhân xuất hiện
Giới thiệu12
tại một cơ sở không đủ điều kiện để cung cấp
một loại dịch vụ cần thiết nào đó, thì bệnh nhân
đó cần được chỉ dẫn cẩn thận tới các cơ sở hợp
tác phù hợp và được nhân viên của cơ sở theo
dõi để đảm bảo bệnh nhân được chăm sóc tử tế.
Sự ra đời của mô hình Thay đổi cách đàm thoại
báo hiệu việc xác nhận rằng sự phục hồi có thể
đến với tất cả những ai cần dịch vụ điều trị lạm
dụng chất gây nghiện; với những bệnh nhân có
vấn đề tâm thần thuộc
hệ thống cung cấp
dịch vụ điều trị lạm
dụng chất gây nghiện,
với bệnh nhân có vấn
đề lạm dụng chất gây
nghiện trong hệ thống
cung cấp dịch vụ sức
khỏe tâm thần truyền
thống, hay với bệnh
nhân có vấn đề về
hành vi xảy ra đồng
thời thuộc hệ thống
cung cấp dịch vụ sức
khoẻ sinh lý truyền
thống. Mọi “cánh cửa’
trong hệ thống cung
cấp dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ đều phải là
cánh cửa mà “không
bị gõ nhầm.”
Tự lực tương trợ đối với người có
COD
Dựa trên mô hình Không cho biết người nghiện
rượu, phong trào tự lực tương trợ đã mở rộng
ra đối với nhiều loại nghiện. Không cho biết
người nghiện nicotine và Không cho biết người
nghiện cocaine là hai trong số các tổ chức tự lực
tương trợ lớn nhất về nghiện hoá chất; Không
cho biết người đang phục hồi và Không cho biết
người tâm thần phân liệt được biết đến nhiều
nhất về khía cạnh bệnh tâm thần. Mặc dù những
tổ chức này thường được gọi là những nhóm “tự
lực” nhưng TIP này sử dụng thuật ngữ “tự lực
tương trợ” vì từ này miêu tả rõ hơn cái cách mà
đa phần những người tham gia nhìn nhận về các
nhóm này – như một phương tiện vừa giúp đỡ
chính mình và giúp đỡ lẫn nhau đạt được các
mục tiêu cá nhân riêng.
Các chương trình tự lực tương trợ, bao gồm
nhưng không giới hạn các nhóm 12-bước, sử
dụng rất nhiều nguyên tắc về trách nhiệm cá
nhân và hỗ trợ đồng đẳng, thông thường gồm
có các phương pháp 12-bước – đó là một chế
độ thay đổi có kế hoạch. Trong những năm gần
đây, các nhóm tự lực tương trợ được điều chỉnh
cho phù hợp với những người có COD đã ngày
càng trở nên phổ biến. Có thể xem phần thảo
luận bao quát hơn về các chương trình tự lực
tương trợ phục hồi kép này ở chương 7.
Chăm sóc tổng hợp là ưu tiên đối
với những người bị bệnh tâm thần
nặng và kéo dài
Đối với những người bị bệnh tâm thần nghiêm
trọng/nặng và dai dẳng/kéo dài, điều trị tổng hợp,
được đưa ra lần đầu bởi Minkoff (1989), nhấn
mạnh tới tính tương thích giữa các mô hình điều
trị bệnh tâm thần và nghiện trong môi trường nội
trú. Mô hình này nhấn mạnh quan điểm phục hồi
song song, chữa trị đồng thời bệnh tâm thần và
lạm dụng chất gây nghiện, áp dụng các giai đoạn
điều trị, và sử dụng các chiến lược trong cả hai
lĩnh vực điều trị sức khỏe tâm thần và lạm dụng
chất gây nghiện. Trong một thập kỷ qua, điều
trị tổng hợp đã liên tục phát triển và nhiều mô
hình đã được đưa ra (Drake và Mueser 1996b;
Lehman và Dixon 1995; Minkoff và Drake
1991; Solomon và cộng sự 1993).
Để tiện cho việc sử dụng cuốn TIP này, điều trị
tổng hợp ở đây chỉ rộng ra bất kỳ một cơ chế
nào kết hợp các can thiệp điều trị COD trong
bối cảnh của một quan hệ điều trị là chính hoặc
một môi trường dịch vụ. Điều trị tổng hợp là
một phương thức điều phối các can thiệp điều
trị lạm dụng chất gây nghiện và sức khỏe tâm
thần để chữa trị tổng thể con người một cách có
hiệu quả. Điểm lại các nghiên cứu tiến hành tại
các trung tâm sức khỏe tâm thần đối với bệnh
nhân có bệnh tâm thần trầm trọng/nặng và kéo
dài, Drake và các đồng nghiệp (1998b ) kết
luận rằng điều trị tổng hợp, toàn diện, “đặc biệt
khi được điều trị trong 18 tháng hoặc lâu hơn,
làm giảm đáng kể tình trạng lạm dụng chất gây
nghiện và trong một số trường hợp, mang lại tỉ
lệ thuyên giảm đáng kể, cũng như làm giảm tỉ lệ
nhập viện và/hoặc mang lại sự cải thiện ở những
kết quả khác (trang 601). Nhiều nghiên cứu tiến
Giới thiệu 13
hành tại các Trung tâm Điều trị Lạm dụng Chất
Gây nghiện có chức năng giải quyết nhiều dạng
COD cho thấy có sự cải thiện về việc duy trì và
kết quả điều trị khi các dịch vụ sức khỏe tâm
thần được tổng hợp tại chỗ (Charney và cộng
sự 2001; McLellan và cộng sự 1993; Saxon và
Calsyn 1995; Weisner và cộng sự 2001).
Cơ cấu chăm sóc tổng hợp chủ trương cung cấp
dịch vụ đánh giá và chữa trị bất kể người bệnh
tham gia vào hệ thống điều trị ở đâu, đảm bảo có
các cơ chế hỗ trợ tham vấn với các đơn vị khác
để đáp ứng được những vấn đề của bệnh nhân mà
nhà cung cấp không có chuyên môn, và khuyến
khích các tư vấn và chương trình tăng cường
năng lực cần có để điều trị người có COD. Nhiều
Bang đã được nhận Tài trợ hành động cộng đồng
từ SAMHSA (Cục Quản lý Lạm dụng Chất Gây
nghiện và Sức khỏe tâm thần) để xây dựng các
hệ thống chăm sóc tổng hợp, liên tục, toàn diện.
Điều đặc biệt quan trọng là cần thiết kế riêng các
dịch vụ điều trị lạm dụng chất gây nghiện và sức
khỏe tâm thần phù hợp với bệnh nhân có COD,
cho hệ thống điều trị lạm dụng chất gây nghiện
đó – một hệ thống giải quyết được nhiều loại
COD, không chỉ chủ yếu đáp ứng được người bị
bệnh tâm thần nặng và kéo dài. Chủ đề này được
xem xét ở chương 3, và một số phương pháp
tiếp cận đối với điều trị tổng hợp trong các môi
trường điều trị lạm dụng chất gây nghiện được
xem xét ở chương 3 và chương 6.
Xây dựng các phương pháp tiếp
cận, mô hình và chiến lược hiệu
quả
Các phương pháp tiếp cận trong điều trị đang xuất
hiện với hiệu quả được chứng minh trong việc đạt
được những kết quả tích cực đối với bệnh nhân
có COD. Những phương pháp tiếp cận này gồm
có nhiều phương pháp điều trị khả quan đưa ra
liệu pháp điều trị tổng hợp, toàn diện. Các chiến
lược thành công có ảnh hưởng quan trọng đối với
bệnh nhân có COD cũng bao gồm các can thiệp
dựa trên công tác cai nghiện bằng quản lý môi
trường tiếp liên/xung quanh, liệu pháp nhận thức
– hành vi, ngăn ngừa tái nghiện và phỏng vấn
có tính động lực. Các chiến lược này được thảo
luận trong chương 5. Thực ra, hiện nay đã có thể
xác định được “các nguyên tắc chỉ đạo” và “các
yếu tố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tip_42_vn_0238_0046.pdf