Điều trị chậm động dục ở bò sữa bằng hóc môn sinh sản - Hoàng Nghĩa Sơn

Tài liệu Điều trị chậm động dục ở bò sữa bằng hóc môn sinh sản - Hoàng Nghĩa Sơn: TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 306-312 306 ĐIỀU TRỊ CHẬM ĐỘNG DỤC Ở BÒ SỮA BẰNG HÓC MÔN SINH SẢN Hoàng Nghĩa Sơn Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, hoangnghiason@yahoo.com TÓM TẮT: Sự chậm động dục do sai hỏng chu kỳ động dục ở bò làm giảm hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ bò tơ chậm lên giống (> 26 tháng tuổi) là 63,22%. Trong khi đó, tỷ lệ chậm sinh lại (thời gian động dục lại > 5 tháng sau khi sinh con) ở những bò cái là 40,99%. Để điều trị sự trì hoãn động dục trên, các hóc môn sinh sản gồm Progesterone (PG), Gonadotropin-releasing hormone (GnRH), Pregnant Mare Serum Gonadotropin (PMSG), Human chorionic gonadotropin (hCG), Estradiol Benzoate (EB) và thể mang hóc môn sinh sản gồm Synchromate B (SMB) cấy tai và vòng Cue-Mate cấy âm đạo đã được dùng. Có 5 công thức được thiết kế từ các hóc môn và thể mang này. Công thức I gồm PG + GnRH (tiêm cơ lần 1) và PG + GnRH (tiêm cơ lần 2) c...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị chậm động dục ở bò sữa bằng hóc môn sinh sản - Hoàng Nghĩa Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 306-312 306 ĐIỀU TRỊ CHẬM ĐỘNG DỤC Ở BÒ SỮA BẰNG HÓC MÔN SINH SẢN Hoàng Nghĩa Sơn Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, hoangnghiason@yahoo.com TÓM TẮT: Sự chậm động dục do sai hỏng chu kỳ động dục ở bò làm giảm hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ bò tơ chậm lên giống (> 26 tháng tuổi) là 63,22%. Trong khi đó, tỷ lệ chậm sinh lại (thời gian động dục lại > 5 tháng sau khi sinh con) ở những bò cái là 40,99%. Để điều trị sự trì hoãn động dục trên, các hóc môn sinh sản gồm Progesterone (PG), Gonadotropin-releasing hormone (GnRH), Pregnant Mare Serum Gonadotropin (PMSG), Human chorionic gonadotropin (hCG), Estradiol Benzoate (EB) và thể mang hóc môn sinh sản gồm Synchromate B (SMB) cấy tai và vòng Cue-Mate cấy âm đạo đã được dùng. Có 5 công thức được thiết kế từ các hóc môn và thể mang này. Công thức I gồm PG + GnRH (tiêm cơ lần 1) và PG + GnRH (tiêm cơ lần 2) cách nhau 9 ngày. Công thức II gồm PG (tiêm cơ lần 1) và PG + PMSG (tiêm cơ lần 2) cách nhau 9 ngày. Công thức III gồm PG (tiêm cơ lần 1) và PG + hCG (tiêm cơ lần 2) cách nhau 9 ngày. Công thức IV gồm SMB (cấy vào tai) + EB (tiêm cơ lần 1) và PG + PMSG (tiêm cơ lần 2) cách nhau 7 ngày và 9 ngày sau đó, SMB được tháo bỏ. Công thức 5 gồm vòng Cue-Mate (cấy vào âm đạo) + EB (tiêm cơ lần 1) và PG + PMSG (tiêm cơ lần 2) cách nhau 7 ngày và 9 ngày sau đó, vòng Cue-Mate được tháo bỏ. Đối với bò cái chậm động dục lại, công thức I, II, III, IV và V cho tỷ lệ động dục lại tương ứng là 94,82%, 88,46%, 90%, 100% và 100% và tỷ lệ có thai tương ứng là 89,66%, 80,77%, 82%, 96%, và 82,14%. Công thức IV cho thấy, hiệu quả đạt được cao nhất nhưng giá thành cao. Trong khi đó, công thức V lại gây viêm âm đạo (62,50%) sau khi cấy vòng Cue-Mate. Đối với bò tơ chậm biểu hiện động dục lần đầu, công thức I cho tỷ lệ động dục và tỷ lệ có thai 3 tháng là cao nhất (tương ứng là 97,22% và 86,11%). Kết quả trên cho thấy, có thể áp dụng công thức I cho việc điều trị sự trì hoãn động dục ở cả bò tơ và bò cái sau khi sinh con. Từ khóa: bò sữa, mang thai, động dục, chu kỳ, hóc môn sinh sản. MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, tình hình chăn nuôi bò sữa nói riêng và chăn nuôi bò nói chung đang gặp phải một số vấn đề khó khăn về khả năng sinh sản của đàn bò cái. Tỷ lệ sinh sản của đàn bò được nuôi nhỏ lẻ trong nhân dân cũng như được nuôi theo qui mô lớn trong các trang trại chăn nuôi tư nhân và quốc doanh còn khá thấp. Những rối loạn về sinh sản như chậm lên giống (chưa lên giống sau 26 tháng tuổi), nân sổi (chưa lên giống sau 30 tháng tuổi), chậm động dục lại (trên 5 tháng sau khi đẻ), rối loạn chu kỳ sinh sản, đẻ sót nhau, viêm nhiễm cơ quan sinh dục... đã làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Ví dụ, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ở bò là khoảng từ 60 đến 100 ngày. Nếu khoảng cách này càng tăng thì tổn thất về kinh tế càng lớn do ảnh hưởng trực tiếp của nó đến năng suất sữa của chu kỳ đang vắt và của chu kỳ tiếp theo sau và số bê được sinh ra trên một đầu bò cái. Cùng với đó là giảm tiến độ di truyền của toàn đàn [6]. Theo một số tác giả [6] ở công ty Hóa dược Intervet vào năm 2000, ở bò sữa giống thuần, rất hiếm có con động dục lại 45 ngày sau khi đẻ. Trong vòng từ 60 đến 90 ngày sau khi đẻ, động dục tự nhiên chỉ xảy ra ở tỷ lệ 1/3 của toàn đàn. Nếu thụ tinh đạt 70% thì chỉ có khoảng 25% số bò được thụ thai. Vì vậy, muốn duy trì khoảng cách giữa hai lứa đẻ từ 12 đến 13 tháng (khoảng 1 lứa/năm), việc chủ động gây động dục và rụng trứng sau khi đẻ và chủ động dẫn tinh là điều cần thiết. Nhìn chung, việc chủ động gây động dục để rút ngắn thời gian giữa hai lứa đẻ ở bò và đặc biệt là bò sữa chưa trở thành một khâu ổn định trong kỹ thuật chăn nuôi ở Việt Nam. Các biện pháp xử lý hóc môn chỉ được tiến hành khi sự chậm sinh sản đã chuyển sang giai đoạn bệnh lý. Thêm vào đó, do việc sử dụng hóc môn còn chưa có một quy trình cụ thể, nên thiệt hại và những bất trắc do sử dụng hóc môn không hợp lý gây ra cũng khá lớn. Trong nghiên cứu này, tình hình chậm sinh, vô sinh và chậm động dục lại sau khi có thai ở bò tại một số xí nghiệp và trại ở Long Thành và Củ Chi đã được điều tra và phân tích. Trên cơ sở đó, một số công thức hóc môn sinh sản đã Hoang Nghia Son 307 được dùng để thử nghiệm nhằm can thiệp và tìm ra hướng khắc phục để giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Điều tra và phân loại tình hình chậm sinh sản trên bò Có 2 đối tượng bò được khảo sát gồm bò tơ và bò cái chậm động dục lại sau khi sinh đẻ. Các phương pháp điều tra sử dụng Điều tra trên sổ sách, phỏng vấn các hộ gia đình, quan sát ngoại hình và điều kiện nuôi, khám tử cung và buồng trứng, và khám thai (nếu có). Sử dụng các công thức hóc môn sinh sản Các loại hóc môn và thể mang hóc môn Progesterone (PG): có tên thương mại là Prosolvin (Italia), Lutalyse (Singapore), Hanprost (Việt Nam), liều dùng 15 mg, tiêm cơ. Synchromate B (SMB): là một dạng thuốc cấy vào tai có thành phần dược chất là norgestomet (6 mg), một loại dẫn xuất của progesterone nhưng có hoạt tính cao hơn, không dễ phân hủy trong điều kiện nhiệt độ thường. Gonadotropin-releasing hormone (GnRH): có tên thương mại là Suprefact hay Buserelin (Italia), dùng liều 100 µg, tiêm cơ. Pregnant Mare Serum Gonadotropin (PMSG) có tên thương mại là Folligon (Canada): hóc môn huyết thanh ngựa chửa tinh sạch. Liều dùng 500 IU, tiêm cơ. Human chorionic gonadotropin (hCG): có tên thương mại là Corulon (Italia), liều dùng 1000 IU, tiêm cơ. Estradiol Benzoate (EB): liều dùng 7,5 mg, tiêm cơ. Vòng Cue-Mate: chứa progesterone được giải phóng ra từ từ. Vòng được đặt trong âm đạo. Thử nghiệm các quy trình hóc môn sinh sản Công thức I: PG+GnRH - PG+GnRH (theo phương pháp Ovsynch). Mũi tiêm đầu tiên chứa PG và GnRH. Sau 9 ngày, tiêm lặp lại hỗn hợp PG và GnRH ở nồng độ tương tự. Công thức II: PG - PG+PMSG. PG được tiêm ở mũi thứ nhất ở pha hoàng thể hoặc sau động dục ít nhất 3 ngày. Sau 9 ngày tiêm mũi thứ 2 chứa PG kết hợp với PMSG. Công thức III: PG - PG+hCG (phương pháp của Lê Văn Ty). PG được tiêm ở pha hoàng thể hoặc sau động dục ít nhất 3 ngày. Sau 9 ngày, tiêm tiếp mũi PG thứ 2 kết hợp với 1.000 UI hCG (tiêm cơ). Công thức IV: SMB+EB - PG+PMSG (phương pháp của Lê Văn Ty). SMB được cấy vào tai vào thời điểm sau động dục ít nhất 3 ngày. Cùng lúc này EB được tiêm vào cơ. Sau 7 ngày, tiêm PG kết hợp với PMSG. Công thức này cũng có thể áp dụng cho các bò không có chu kỳ hoặc rối loạn chu kỳ sinh sản. Đến ngày thứ 9, viên cấy tai SMB được tháo bỏ. Công thức V: Cue-Mate+EB - PG+PMSG. Vòng Cue-mate được đặt âm đạo tốt nhất sau động dục ít nhất 3 ngày. Cùng lúc đó tiêm Estradiol Benzoate. Đến ngày thứ 7 thì tiêm PG kết hợp với PMSG. Ngày thứ 9, vòng Cue-mate được tháo bỏ. Các thí nghiệm thực hiện đối với các quy trình đã đề ra Đối với bò bình thường và chủ động gây động dục: thử nghiệm tất cả các công thức đối với bò có chu kỳ tự nhiên từ 2-4 tháng (thời gian tính từ sau khi đẻ và chưa lên giống lại). Bò có thể trạng bình thường, không bị viêm nhiễm đường sinh dục, buồng trứng phát triển, và tử cung đàn hồi. Do không thể chủ động tất cả bò trong một đợt để phân lô, vì vậy, chúng tôi tiến hành theo từng đợt và tùy thuộc vào tình hình thực tế của các trại chăn nuôi. Đối với bò tơ sau 30 tháng chưa lên giống: những con bò được chọn đã có từ 30 tháng tuổi đến 40 tháng tuổi mà chưa lần nào phối giống. Sử dụng công thức 1, công thức 2 và công thức 3. Mỗi lô thử nghiệm có từ 10 bò trở lên. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Điều tra và xác định các dạng chậm sinh Thời gian xuất hiện động dục ở bò tơ 68 bò sữa tơ từ 18 tháng tuổi trở lên tại xí nghiệp bò sữa An Phước (Long Thành), trại bò Năm Trí (Long Thành) và xí nghiệp bò sữa An Phú (Củ Chi) đã được khảo sát. Kết quả được trình bày ở bảng 1. TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 306-312 308 Bảng 1. Tình hình lên giống lần đầu ở bò tơ Tuổi xuất hiện động dục lần đầu Số bò tơ Tỷ lệ (%) 18-20 tháng 13 19,12 21-25 tháng 24 35,30 26-30 tháng 19 27,94 Trên 30 tháng 12 17,64 Tổng 68 100 Trong chăn nuôi bò sữa, nếu sau 26 tháng tuổi mà bê chưa động dục thì coi như là đã muộn và hiệu quả kinh tế sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, ở những trường hợp muộn động dục này, bê được khám và sau đó được tiêm hóc môn sinh sản. Theo kết quả trên thì tỷ lệ bê chậm lên giống hiện nay là khá cao: 31/68 = 45,58% (tính từ 26 tháng tuổi trở lên). Còn nếu sau 30 tháng tuổi mà bê chưa lên giống thì có thể liệt chúng vào diện nân sổi, với tỷ lệ 17,64%. Nguyên nhân có thể là do chất lượng giống (tỷ lệ máu ngoại cao, do lai với giống bò ngoại, nên khả năng thích nghi giảm xuống), tình hình nuôi dưỡng (chuồng trại, thức ăn, dinh dưỡng chưa phù hợp với yêu cầu), do kỹ thuật phát hiện động dục của người chăn nuôi chưa tốt (động dục không thể hiện rõ ra ngoài).... Để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, cần có biện pháp giúp bê bị muộn động dục hoặc nân sổi này có được sự động dục bình thường trở lại. Vì vậy, can thiệp hóc môn sinh sản là phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này. Chu kỳ động dục lại ở bò mẹ sau sinh sản (thời gian bò chưa động dục lại tính từ lúc bò đẻ đến thời điểm khám) Đã khảo sát trên 161 bò (trong tổng đàn 305 con) chưa có thai lại sau khi đẻ trong cùng thời gian điều tra tại xí nghiệp bò sữa An Phước (Long Thành), trại bò Năm Trí (Long Thành), trại bò Tài Lộc (Củ Chi). Kết quả được trình bày ở bảng 2. Bảng 2. Thời gian động dục lại tại thời điểm điều tra Thời gian động dục lại từ lúc đẻ đến thời điểm khám Số bò (con) Tỷ lệ (%) so với số bò tự do Tỷ lệ (%) so với tổng đàn 1-2 tháng 36 22,36 11,8 3-4 tháng 59 36,65 19,34 5-6 tháng 38 23,60 12,46 7-10 tháng 13 8,07 4,26 Từ 10 tháng trở lên 15 9,32 4,92 Tổng 161 100 52,78 Thông thường, sau khi đẻ từ 2-3 tháng là bò mẹ đã có khả năng có chửa lại. Nếu thời gian động dục lại từ 5 tháng trở lên là đã có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Chi phí mỗi tháng phải trả cho thời gian muộn này là chi phí bỏ không (gồm công chăm sóc, thức ăn, chuồng trại, con giống...). Sau khi đẻ 4 tháng mà bò mẹ vẫn chưa lên giống lại hoặc lên giống nhưng gieo tinh không có kết quả tốt thì lúc này cần có can thiệp bằng cách tìm nguyên nhân và sử dụng hóc môn kích dục. Đàn bò có tỷ lệ chậm sinh cao thể hiện ở thời gian tự do 5-6 tháng là 38/161 (23,60%), từ 7-10 tháng là 13/161 (8,07%), trên 10 tháng là 15/161 (9,32%) tương đương 4,92% so với tổng đàn. Nếu thời gian động dục lại từ 2 đến 4 tháng là chấp nhận được thì thời gian động dục lại trên 5 tháng đã nằm ngoài khoảng cho phép và gây thiệt hại kinh tế đối với thu nhập cả về sữa và cả về số lượng bê (tỷ lệ này chiếm 66/161= 41,00% so với số bò được khám, tương đương 21,63% so với tổng đàn). Hoang Nghia Son 309 Kết quả sử dụng các công thức hóc môn chủ động gây động dục Đối với bò sữa có thời gian động dục lại muộn Sử dụng các công thức hóc môn chủ động gây động dục cho bò có thời gian động dục lại từ 2 đến 4 tháng. Những con bò này không có vấn đề về đường sinh sản và có chỉ số thể trạng từ 5 (khá) trở lên, có trạng thái sinh lý bình thường, cơ quan sinh dục bình thường nhưng chưa có biểu hiện lên giống lại từ sau khi đẻ. Những con không có biểu hiện động dục trong lần xứ lý 1 sẽ được xử lý lại lần 2. Kết quả được trình bày trong bảng 3. Bảng 3. Tỷ lệ bò xuất hiện động dục khi kết thúc chu trình sử dụng thuốc Chỉ tiêu Công thức hóc môn I II III IV V Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Tổng số bò TN 58 100 52 100 50 100 25 100 28 100 Kết quả lần 1 43 74,13 36 69,23 35 70,00 22 88,00 22 78,57 Kết quả lần 2 12 20,69 10 19,23 10 20,00 03 12,00 06 21,43 Tổng lần 1 + 2 55 94,82 46 88,46 45 90,00 25 100 28 100 Có thai 3 tháng 52 89,66 42 80,77 41 82,00 24 96,00 23 82,14 Công thức I: Trong 58 bò có 43 con (74,13%) cho kết quả có biểu hiện động dục ngay từ lần gây động dục 1; 12 con (20,69%) cho kết quả ở lần gây động dục 2; tổng số con có biểu hiện động dục cả 2 lần là 55 (94,82%). Trong quá trình thí nghiệm, những con có tỷ lệ máu HF cao được ghi nhận là có biểu hiện phản ứng. Kết quả khám thai sau 3 tháng cho thấy so với tổng số bò xử lý có 52 con có chửa, chiếm 89,66%. Tuy nhiên, những con trong quá trình theo dõi từ khi gieo tinh đến 3 tháng sau đó nếu phát hiện thấy lên giống trở lại rõ thì những con bò này được gieo tinh lại mà không tính vào kết quả. Có ba lý do để phát triển quy trình có sử dụng với GnRH. Thứ nhất, GnRH, được tiết ra từ tuyến đồ thị, kích thích trực tiếp vào tuyến yên làm giải phóng ra đồng thời FSH và LH. Do đó, tỷ lệ FSH/LH sẽ lý tưởng giống với tự nhiên và đủ để kích thích phát triển nang, độc tôn nang và tạo gây ra phản ứng rụng trứng. Cách này không làm cho buồng trứng lâm vào trạng thái quá ưu năng hoặc quá thiểu năng. Thứ hai, GnRH là một peptid ngắn nên nó dễ dàng được tổng hợp hóa học từ các a-xit a-min đơn và cũng dễ dàng được sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp. Hiện nay, các nhà sinh hóa đã thay đổi vị trí cũng như một số các gốc a-xit a-min làm cho phân tử GnRH có hoạt chất cao hơn và bền vững hơn ở nhiệt độ thường. Thứ ba, liều dùng của GnRH là rất nhỏ, tính bằng microgram, nên về mặt giá thành ngay cả ở Việt Nam là chấp nhận được. Tính trung bình một liều GnRH 100 µg cũng chỉ khoảng 12.000-15.000 đồng. Tuy nhiên, cần phải chủ động đặt mua trước khi có ý định sử dụng bởi vì hiện nay, GnRH không có sẵn trên thị trường Việt Nam. Công thức II và III: Kết quả thu được ở 2 công thức này là gần giống nhau. Công thức II: Số bò có biểu hiện động dục lần 1 và 2 theo thứ tự là 36/52 (69,23%) và 19,23%. Tổng cả 2 lần có 46/52 (88,46%) bò lên giống. Kết quả khám thai sau 3 tháng có 42/52 (80,77% ) có thai. Công thức III: Số bò có biểu hiện động dục lần 1 là 35/50 (70%) và lần 2 là 10/50 (20%). Tổng cả 2 lần có 45/50 (90%) bò lên giống và kết quả khám thai sau 3 tháng có 45 bò có thai, chiếm tỷ lệ 82% so với tổng số bò xử lý hóc môn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng một lượng PMSG vừa phải (1.000 UI/bò), nên trong quá trình theo dõi, không có trường hợp động dục bất thường như phì đại buồng trứng, động dục kéo dài như các tác giả Lê Văn Ty (2007) [6] đã công bố. Kết quả này cho thấy, việc sử dụng hai công thức trên không có sự khác biệt nhiều. TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 306-312 310 Kết quả thu được từ công thức II và III tuy có thấp hơn so với các công thức khác nhưng thực sự đây là 2 công thức có khả năng áp dụng nhất do giá thành rẻ, các loại hóc môn là dễ kiếm trên thị trường Việt Nam và quy trình cũng rất đơn giản. Đặc biệt, khi áp dụng cho bò lai Sind và một số bò sữa trung bình thì rất tiện và những bò không lên giống trong thời gian thí nghiệm cũng sẽ lên giống trong 1-2 chu kỳ sau đó. Công thức IV: Kết quả là lần 1 có 22 bò lên giống, chiếm 88%, lần 2 có 3 bò lên giống, chiếm 12% và cả hai lần có 100% bò lên giống. Sử dụng viên cấy tai SMB rất thuận tiện. Progesteron trong viên cấy có thể được giải phóng một cách từ từ vào máu nên không sợ bị viêm nhiễm đường sinh dục. Công thức này có hiệu quả cao đối với cả 3 loại bò thí nghiệm. Cả 2 lần gây động dục cho kết quả 100% bò động dục. Kết quả khám thai sau 3 tháng cho thấy, có 24 bò có chửa, chiếm 96% so với tổng số bò xử lý. Kết quả này là rất cao và cũng phù hợp với kết quả của Lê Văn Ty (2007) [6] đã thực hiện trên đàn bò sữa thuần tại Sơn La. Dùng progesterone gây động dục cho bò là qui trình được nghiên cứu sớm nhất và cũng là quy trình hiệu quả nhất tính đến thời điểm hiện nay. Giai đoạn tiền khởi của quy trình này người ta tiêm progesterone liên tục trong 12 ngày ở pha hoàng thể, sau đó dừng tiêm progesterone và kết hợp với một liều PMSG cho kết quả động dục và rụng trứng hầu như 100% trên bò có chu kỳ. Vì giữ cho sóng nang luôn có nang phát triển độc tôn nên thời điểm ngừng sử dụng progesterone cũng là lúc sự ức chế của chất này đối với tuyến đồ thị giảm xuống và làm giải phóng GnRH mà sau đó chất này kích thích lên tuyến yên làm gia tăng sự bài tiết LH cả về tần số và biên độ gây quá trình rụng trứng cũng như toàn bộ trạng thái động dục. Sử dụng một liều PG hai ngày trước lúc thôi tác dụng của progesterone, để làm giảm lượng progesterone nội tại và làm thoái hoá thể vàng. Với quy trình này, dẫn tinh không cần theo dõi động dục trong vòng 18-24 giờ sau khi thôi tác dụng của progesterone. Tuy nhiên, đây là quy trình có giá thành đắt nhất trong tất cả các quy trình mà chúng tôi sử dụng, 1 hộp với 5 viên SMB và 5 ống oestrogen có giá từ 2 triệu đến 2,4 triệu đồng. Mặt khác SMB hiện nay rất khó kiếm mua trên thị trường Việt Nam và cả nước ngoài. Chính vì các lý do trên mà chúng tôi khuyến cáo quy trình SMB chỉ dùng trong các trường hợp nhất thiết phải có sự đồng pha tuyệt đối hoặc đối với các bò có năng suất kỷ lục, có giá trị kinh tế hoặc giá trị giống cao. Công thức V: Kết quả gây động dục lần 1 có 22 bò động dục (78,57%), lần 2 có 6 bò động dục (21,43%) và cả hai lần là 100%. Kết quả về lên giống của công thức này cũng tương đương như công thức IV. Tuy nhiên, kết quả về số bò bị viêm âm đạo khi sử dụng công thức này lại khá cao. Đối với bò có thể tạng nhỏ, tỷ lệ viêm âm đạo khi sử dụng vòng Cue-Mate trong thí nghiệm là cao nhất 5/8 (62,50%). Nguyên nhân bò bị viêm âm đạo có thể là do kích thước khá lớn của vòng Cue-Mate khi dùng cho bò có thể trạng nhỏ. Vòng này gây cọ xát nhiều trong khoang âm đạo dẫn đến viêm. Mặt khác bò được nuôi tại các trang trại quốc doanh và gia đình vận động nhiều nên mức độ cọ xát càng cao và khả năng viêm âm đạo càng lớn. Bò lai Sind có kích cở khoang âm đạo nhỏ nên khả năng cọ xát với vòng càng nhiều hơn và rất dễ dẫn đến viêm. Vì vậy, chỉ nên dùng vòng đặt Cue-Mate đối với các trường hợp cần thiết và nên sử dụng phương pháp này cho bò sữa, những con có tầm vóc to lớn. Kết quả khám thai sau 3 tháng cho thấy, có 23 bò có chửa, chiếm tỷ lệ 82,14% so với tổng số bò xử lý. Kết quả này không cao bằng kết quả trước đây của Lê Văn Ty (2007) [6]. Sự khác biệt này có thể là do những bò có biểu hiện viêm âm đạo nặng, mặc dù có biểu hiện động dục rất rõ, không được gieo tinh. Những bò bị viêm này được đặt thuốc kháng sinh hết viêm và được gieo tinh ở chu kỳ tiếp sau đó nhờ lên giống tự nhiên. Kết quả lên giống tự nhiên cũng có thể nhờ can thiệp gây động dục từ chu kỳ trước. Đối với bò tơ Sử dụng công thức I, II, và III đối với bò tơ thể trạng tốt nhưng chưa lên giống sau 30 tháng tuổi. Kết quả gây động dục được trình bày trong bảng 4. Hoang Nghia Son 311 Bảng 4. Ảnh hưởng các công thức hóc môn tới động dục của bò tơ Chỉ tiêu Công thức hóc môn I II III Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Tổng số bò TN 36 100 38 100 36 100 Kết quả lần 1 29 80,55 28 73,68 23 63,88 Kết quả lần 2 6 16,66 7 18,42 10 27,77 Tổng 2 lần 35 97,22 35 92,10 33 91,66 Chửa 3 tháng 31 86,11 30 78,94 29 80,55 Kết quả bảng 4 cho thấy, công thức I có tỷ lệ bò lên giống và có thai 3 tháng là cao nhất (tương ứng 97,22% và 86,11%). Công thức II và III tỷ lệ bò tơ lên giống và có thai 3 tháng thấp hơn công thức 1, kết quả này giữa hai công thức 2 và 3 là không khác nhau. Kết quả này cũng phú hợp với kết quả chủ động ngây động dục thể hiện trong bảng 2. Kết quả này cao hơn một số kết quả trước đây của Hoàng Kim Giao (1997) [4] và Quản Xuân Hữu (2003) [7]. Sự khác biệt này có lẽ do thực hiện 2 lần gây động dục và trong quá trình theo dõi nếu bò lên giống là tiến hành thụ tinh chứ không cần tính sự đồng pha như trong cấy truyền phôi. KẾT LUẬN Nghiên cứu điều trị sự chậm sinh ở bò mang một ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi. Ngoài góc độ khoa học, nó còn góp phần cải thiện hiệu quả kinh tế của ngành công nghiệp chăn nuôi bò sữa. Trong nghiên cứu này, các hóc môn sinh dục và thể mang hóc môn đã được kết hợp để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Trong 5 công thức hốc môn được thiết kế, mặc dù công thức IV và V cho hiệu quả cao một cách tuyệt đối (100%) trong kích hoạt động dục bò cái chậm động dục lại sau khi sinh nhưng giá thành cao (công thức IV) và gây viêm nhiễm đường âm đạo (công thức V). Trong khi đó, công thức I kích hoạt 95% động dụng nhưng giá thành rẻ. Vì vậy, công thức I này mang tính kinh tế cao và không kém phần hiệu quả nên có thể áp dụng trong điều trị chậm động dục cho bò sữa sau sinh đẻ. Ngoài ra, công thức này cũng có thể áp dụng cho bò tơ chậm động dục lần đầu. Lời cảm ơn: Đề tài được hỗ trợ về kinh phí của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tấn Anh, Đào Đức Thà, 2002. Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bò. Cẩm nang Chăn nuôi gia súc gia cầm. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 202 - 285. 2. Lê Xuân Cương, Lê Văn Thọ, 1979. Kích tố ứng dụng trong chăn nuôi. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương, Đỗ Kim Tuyên, Lưu Công Khanh, Lê Thị Thúy, 1997. Công nghệ cấy truyền phôi. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương, 1997. Công nghệ sinh sản trong Chăn nuôi bò. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Thưởng, 1995. Kỹ thuật nuôi bò sữa, thịt ở gia đình. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Lê Văn Ty, 2007. Cải tiến và thích nghi các kỹ thuật gây động dục và rụng trứng trên bò sữa Hà Lan nhằm giải quyết vấn đề chậm sinh và rút ngắn khoảng cách giữa hai lần sinh con. Tạp chí Sinh học, 29(3): 78-82. 7. Quản Xuân Hữu và nnk., 2003. Nghiên cứu sử dụng GnRH tái tổ hợp để điều khiển động dục đồng pha và cấy phôi bò. Báo cáo khoa học, Hội nghị Khoa học Công nghệ sinh học toàn quốc. 8. A. I., 1991. Management Manual. American Breeder Service (ABS). Third Edition. 9. Gonzalez, 1994. Enhancing tropical beef cattle genetics, reproduction and animal breeding skills. Queensland, Ausralia, pp: 21-31. 10. Land R. B. and Hill W.G, 1975. The TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 306-312 312 possible use of superovulation and embryo transfer in cattle to increase response to selection. Anim. Prod., 21: 1-12. 11. Lea and Febiger. Philadelphia, 1987. Reproduction in farm animals. E.S.E. Hafes. 5th Edition. 12. Monniaux. D. Mariana J. C, Gibson W. R, 1984. Action of PMSG on Follicular population. J. Reprod., pp: 243-253. 13. Newcomb R., Christie W. B., Rowson L. E. A., Walters D. E., Bousfield W. E. D., 1979. Influence of dose, repeated treatment and batch of hormone on ovarian response in heifers treated with PMSG. J. Reprod. Fert., 56: 113-118. 14. Smith J. F., Nc Gowan L. T., 1982. Estrogen and the PRID. Proceding of the NZ society of animal production, pp: 87-92. 15. Thompson, 1999. Progesterone and folicular changes in postpartum noncyclic dairy cows after treatment with progesterone and oestradiol or with progesterone, GnRH, PGF2a, and oestradiol. Theriogenology, 54: 273-282. TREATMENT OF ANOESTRUM IN COWS BY REPRODUCTIVE HORMONES Hoang Nghia Son Institute of Tropical Biology, VAST SUMMARY Anoestrum, a failure in the estrous cycle, in dairy cows causes a reduction in economic efficiency of livestock in Vietnam. My observation showed that dairy cows which have no cycle for the first time (referred to as late estrus) at the age of > 26 months make up 63.22% of population. Animals which have no cycle for > 5 months (referred to as delayed estrus) after calving make up 40.99% of population. To treat anoestrum, reproductive hormones including Progesterone (PG), Gonadotropin-releasing hormone (GnRH), Pregnant Mare's Serum Gonadotropin (PMSG), Human chorionic gonadotropin (hCG), Estradiol Benzoate (EB) and hormone carriers including Synchromate B (SMB) implanted into the ears and Cue-Mate implanted into the vagina were applied. There are 5 formulas made from these hormones and hormone carriers. Formula I contains PG + GnRH (1st injection i.m.) and PG + GnRH (2nd injection i.m.) 9 days later. Formula II contains PG (1st injection i.m.) and PG + PMSG (2nd injection i.m.) 9 days later. Formula III contains PG (1st injection i.m.) and PG + hCG (2nd injection i.m.) 9 days later. Formula IV contains SMB (ear implantation) + EB (1st injection i.m.) and PG + PMSG (2nd injection i.m.) 7 days later and SMB was removed on day 16. Finally, formula V contains Cue-Mate (intravaginal implantation) + EB (1st injection i.m.) and PG + PMSG (2nd injection i.m.) 7 days later and Cue-Mate was removed on day 16. Treatment of cows inwhich delayed estrous cycle appeared for re-breeding showed that the formula I, II, III, IV, and V induce estrus respectively in 94.82%, 88.46%, 90%, 100%, and 100% of population and promote pregnancy efficiency in respectively 89.66%, 80.77%, 82%, 96%, and 82.14% of population. The data show that formula IV gave the highest efficiency but it is the most costly. In contrast, formula V induces vaginal inflammation in 62.50% of cows. Treatment of cows which have late estrus for the first time with formula I, II, and III showed formula I is efficient in inducing estrus and promoting pregnancy (97.22% and 86.11% respectively). All together, the results indicate that formula I may be the applicable choice for treatment of anoestrum in dairy cows in Vietnam. Key words: Anoestrum, cow, estrous cycle, pregnant, reproductive hormone.. Ngày nhận bài: 21-6-2012

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1803_5783_1_pb_7024_2180568.pdf
Tài liệu liên quan