Điều tra, phân loại và đáp ưng với ổ bệnh sốt rét trong loại trừ sốt rét tại niềm Trung-Tây Nguyên, 2015-2018

Tài liệu Điều tra, phân loại và đáp ưng với ổ bệnh sốt rét trong loại trừ sốt rét tại niềm Trung-Tây Nguyên, 2015-2018: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 330 ĐIỀU TRA, PHÂN LOẠI VÀ ĐÁP ỨNG VỚI Ổ BỆNH SỐT RÉT TRONG LOẠI TRỪ SỐT RÉT TẠI MIỀN TRUNG-TÂY NGUYÊN, 2015-2018 Nguyễn Công Trung Dũng*, Hồ Văn Hoàng*, Nguyễn Duy Sơn* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Trong loại trừ sốt rét, hệ thống giám sát được xem như là một can thiệp chính. Đặc biệt việc phát hiện, điều tra, phân loại ca bệnh và đáp ứng ổ bệnh là trọng tâm. Mục tiêu nghiên cứu: Phân loại ca bệnh, ổ bệnh sốt rét và đánh giá hoạt động điều tra, phân loại ca bệnh, ổ bệnh tại các điểm nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả Kết quả: Tổng cộng có 120 ca bệnh nội địa được phát hiện từ năm 2015-2018, tỷ lệ ca bệnh nội địa giảm dần, năm 2018 ca bệnh nội địa chiếm 61,33%, đặc biệt tại xã Ea Lâm ca bệnh nội địa chỉ chiếm 25%. Tổng cộng có 30 ổ bệnh được đánh giá, diễn biến trạng thái ổ bệnh tại các điểm nghiên cứu không ổn định, thay đổi theo năm. Năm 2018 có 13 ổ bệnh đ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 30/06/2023 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều tra, phân loại và đáp ưng với ổ bệnh sốt rét trong loại trừ sốt rét tại niềm Trung-Tây Nguyên, 2015-2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 330 ĐIỀU TRA, PHÂN LOẠI VÀ ĐÁP ỨNG VỚI Ổ BỆNH SỐT RÉT TRONG LOẠI TRỪ SỐT RÉT TẠI MIỀN TRUNG-TÂY NGUYÊN, 2015-2018 Nguyễn Công Trung Dũng*, Hồ Văn Hoàng*, Nguyễn Duy Sơn* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Trong loại trừ sốt rét, hệ thống giám sát được xem như là một can thiệp chính. Đặc biệt việc phát hiện, điều tra, phân loại ca bệnh và đáp ứng ổ bệnh là trọng tâm. Mục tiêu nghiên cứu: Phân loại ca bệnh, ổ bệnh sốt rét và đánh giá hoạt động điều tra, phân loại ca bệnh, ổ bệnh tại các điểm nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả Kết quả: Tổng cộng có 120 ca bệnh nội địa được phát hiện từ năm 2015-2018, tỷ lệ ca bệnh nội địa giảm dần, năm 2018 ca bệnh nội địa chiếm 61,33%, đặc biệt tại xã Ea Lâm ca bệnh nội địa chỉ chiếm 25%. Tổng cộng có 30 ổ bệnh được đánh giá, diễn biến trạng thái ổ bệnh tại các điểm nghiên cứu không ổn định, thay đổi theo năm. Năm 2018 có 13 ổ bệnh đang hoạt động, 5 ổ bệnh tiềm tàng và 12 ổ bệnh đã được xử lý. Năm 2018 có 69,23% ổ bệnh được điều tra. Các hoạt động đáp ứng với ổ bệnh chủ yếu thì 100% ổ bệnh đều thực hiện hoạt động RACD, với tổng dân số được sàng lọc thấp, chỉ 365 người và phát hiện được 3 trường hợp bệnh dương tính mới; 33,33% các ổ bệnh được điều tra côn trùng và 0% ổ bệnh thực hiện IRS. Hoạt động báo cáo, điều tra, phân loại ca bệnh và điều tra, đáp ứng với ổ bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Kết luận: Chất lượng phân loại ca bệnh sốt rét rất quan trọng, từ đó ảnh hưởng đến kết quả phân loại ổ bệnh trong loại trừ sốt rét. Các hoạt động đáp ứng với ổ bệnh sốt rét cần đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng quy trình, đúng thời gian nhằm cắt đứt lan truyền tại tất cả các ổ bệnh đang hoạt động. Từ khóa: loại trừ sốt rét, ổ bệnh sốt rét ABSTRACT INVESTIGATION, CLASSIFICATION AND RESPONSE TO MALARIA FOCI IN MALARIA ELIMINATION IN THE CENTRAL REGION, 2015-2018 Nguyen Cong Trung Dung, Ho Van Hoang, Nguyen Duy Son * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 329 – 335 Background: In malaria elimination, surveillance system is considered as a core intervention. In particular, detection, investigation, classification of cases and response to malaria foci are the key activities. Objectives: To classify cases, malaria foci and to assess activities of investigation and classification of cases and malaria foci in study sites. Method: Retrospective study. Results: A total of 120 indigenous cases were recorded between 2015 and 2018, the prevalance of indigenuos cases declined; in 2018 indigenous cases accounted for 61.33%, especially in Ea Lam commune, indigenous cases only attributed 25%. A total of 30 malaria foci were evaluated, the foci status changed unstably at study sites, changed by year. In 2018, there were 13 active foci; 5 residual non-active foci; and 12 cleared foci. In that year, 69.23% of the malaria foci were investigated. In terms of evaluation of foci response, reactive case detection (RACD) was carried out with 100% of the active foci, with a low total population, only 365 people and 3 new *Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Công Dũng ĐT: 0917026879 Email: nguyendung0917@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 331 positive cases were detected and vector investigation was carried out with 33.33% of the total foci and 0% was carried out Indoor residual spraying (IRS). Reporting, investigation and classification of cases and investigation, response to malaria foci still face to many difficulties. Conclusions: The quality of classification of malaria case is very important, thereby affecting the results of classification of malaria foci in malaria elimination. The activities to respond to malaria foci should be implemented fully, properly and on time, in order to cut off spread at all active foci. Keywords: malaria elimination, malaria foci ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam đang đặt mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030 theo kế hoạch trong Chiến lược quốc gia về phòng chống và loại trừ sốt rét giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030. Trong loại trừ sốt rét, hệ thống giám sát được xem như là một can thiệp chính(5). Đặc biệt việc phát hiện, điều tra, phân loại ca bệnh và đáp ứng ổ bệnh là trọng tâm. Nhằm hỗ trợ xây dựng hướng dẫn quốc gia về điều tra, phân loại và đáp ứng với ổ bệnh thì việc áp dụng thí điểm điều tra các nội dung này là rất quan trọng, góp phần hoàn thành kế hoạch loại trừ sốt rét đã được Chính phủ phê duyệt. Vì vậy nghiên cứu được tiến hành nhằm: Mục tiêu nghiên cứu Phân loại ca bệnh và ổ bệnh sốt rét tại các điểm nghiên cứu. Đánh giá hoạt động điều tra, phân loại ca bệnh và ổ bệnh tại các điểm nghiên cứu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm nghiên cứu Xã Ea Lâm và Ea Ly, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Xã Krông Na và Ea Huar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk. Đối tượng nghiên cứu Hồ sơ, báo cáo thống kê về bệnh nhân sốt rét, hoạt động phòng chống sốt rét tại điểm nghiên cứu. Tiêu chuẩn phân loại ca bệnh sốt rét(2,4) Nội địa Trường hợp sốt rét xác định, lây nhiễm tại xã, không có bằng chứng nào liên quan trực tiếp đến trường hợp sốt rét ngoại lai. Ngoại lai Trường hợp sốt rét xác định, lây nhiễm từ nơi khác về xã. Tiêu chuẩn phân loại ổ bệnh sốt rét(4) Ổ bệnh sốt rét đang hoạt động Là khu vực (thôn/bản/ấp) có ít nhất 1 trường hợp sốt rét xác định lây truyền tại chỗ trong năm. Ổ bệnh sốt rét tiềm tàng Là khu vực (thôn/bản/ấp) có ít nhất 1 trường hợp sốt rét xác định lây truyền tại chỗ được phát hiện từ 1 đến 3 năm trước đó. Ổ bệnh sốt rét đã được xử lý Là khu vực (thôn/bản/ấp) không phát hiện trường hợp sốt rét xác định lây truyền tại chỗ trên 3 năm. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Phương pháp thực hiện Hồi cứu số liệu từ ngày 01/01/2015-30/9/2018 bằng cách sử dụng số liệu giám sát về bệnh nhân sốt rét, phân loại bệnh nhân sốt rét ở biểu mẫu báo cáo và điều tra ca bệnh (biểu mẫu 1&2); số liệu điều tra, phân loại và đáp ứng với ổ bệnh sốt rét (biểu mẫu 3) theo chương trình phòng chống và loại trừ sốt rét quốc gia(2). Khung thời gian “2-3-7” theo quy định của hệ thống giám sát trong loại trừ sốt rét hiện nay được áp dụng đánh giá cho tất cả các ổ bệnh được nghiên cứu. Với khung thời gian này, ca bệnh phải được báo cáo trong vòng 2 ngày từ khi được chẩn đoán xác định, điều tra ca bệnh, phân loại ca bệnh trong vòng 3 ngày và thực hiện điều tra, phân loại, đáp ứng với ổ bệnh trong vòng 7 ngày. Chỉ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 332 có ca bệnh có ký sinh trùng sốt rét dương tính mới được đưa vào phân tích phân loại ca bệnh và ổ bệnh sốt rét theo tiêu chuẩn sau: Phân tích số liệu Sử dụng phần mền Excel thực hiện phân tích số liệu, phần mền ODK và ArcGIS 10.2.2 để định vị và xây dựng bản đồ ổ bệnh. Kỹ thuật nghiên cứu Dựa vào số liệu hồi cứu tại các điểm nghiên cứu, sẽ tiến hành xác định phân loại ca bệnh sốt rét và từ đó dựa vào các tiêu chỉ để thực hiện phân loại ổ bệnh sốt rét cho từng thôn/bản tại các xã nghiên cứu. Định vị vị trí GPS tất cả các thôn/bản trên địa bàn xã nghiên cứu bằng phần mền ODK, sau đó chuyển dữ liệu sang phần mền ArcGIS 10.2.2 để xây dựng bản đồ phân bố ổ bệnh. Phỏng vấn sâu cán bộ chuyên trách sốt rét, trực tiếp thực hiện công tác báo cáo, điều tra ca bệnh và đáp ứng với ổ bệnh tại các tuyến nhằm ghi nhận những khó khăn, tồn tại. Thời gian: tháng 10/2018-11/2018. KẾT QUẢ Phân loại ca bệnh và ổ bệnh sốt rét tại các điểm nghiên cứu Bệnh nhân sốt rét tại các điểm nghiên cứu tương đối thấp, tuy nhiên chủ yếu vẫn là ca bệnh sốt rét nội địa. Đến năm 2018, tỷ lệ ca bệnh nội địa trong cơ cấu bệnh nhân chiếm 61,33%. Đặc biệt tại xã Ea Lâm năm 2018, ca bệnh nội địa chỉ chiếm 25% (Bảng 1). Tại hai xã Ea Lâm và Ea Ly bệnh nhân sốt rét nội địa vẫn duy trì hàng năm, tuy nhiên số lượng ca bệnh nội địa tương đối thấp, chủ yếu <10 (Hình 1). Bảng 1. Phân loại ca bệnh sốt rét tại điểm nghiên cứu từ 2015-2018 Tỉnh Xã 2015 2016 2017 2018 Tổng ca bệnh Ca bệnh nội địa % Tổng ca bệnh Ca bệnh nội địa Tổng ca bệnh Ca bệnh nội địa Tổng ca bệnh Ca bệnh nội địa Tổng ca bệnh Ca bệnh nội địa Tổng ca bệnh Phú Yên Ea Lâm 5 5 100 2 2 100 3 3 100 32 8 25,00 Ea Ly 18 18 100 1 1 100 3 3 100 12 7 58,33 Đắk Lắk Krông Na 2 2 100 2 2 100 37 37 100 29 29 100 Ea Huar 1 1 100 0 0 0 0 0 0 2 2 100 Tổng 26 26 100 5 5 100 43 43 100 75 46 61,33 Hình 1. Phân bố ca bệnh sốt rét nội địa tại huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên từ 2015-2018 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 333 Hình 2. Phân bố ca bệnh sốt rét nội địa tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk từ 2015-2018 Ca bệnh nội địa ở xã Krông Na có xu hướng gia tăng từ năm 2015-2018. Ngược lại, ở xã Ea Huar không có trường hợp sốt rét nào trong 2 năm 2016-2017 và năm 2018 ca bệnh nội địa xuất hiện trở lại (Hình 2). Xã Ea Lâm với 5 thôn tương ứng 5 ổ bệnh được phân loại. Năm 2015 gồm 2 ổ bệnh đang hoạt động và 3 ổ bệnh tiềm tàng. Đến năm 2018 có 3 ổ bệnh đang hoạt động, 1 ổ bệnh tiềm tàng và 1 ổ bệnh đã được xử lý (Hình 3). Xã Ea Ly với 6 thôn tương ứng 6 ổ bệnh được phân loại. Trạng thái của ổ bệnh thay đổi theo hàng năm, đến năm 2018 toàn xã có 1 ổ bệnh đang hoạt động, 2 ổ bệnh tiềm tàng và 3 ổ bệnh đã được xử lý (Hình 3). Diễn biến ổ bệnh tại hai xã Krông Na và Ea Huar có xu hướng trái ngược nhau. Tại xã Krông Na, từ năm 2015-2018, số lượng các ổ bệnh đang hoạt động đã tăng lên với 8/9 ổ bệnh sốt rét đang hoạt động vào năm 2018. Ngược lại, xã Ea Huar có 8 ổ bệnh đã được xử lý, 1 ổ bệnh tiềm tàng và chỉ có 1 ổ bệnh đang hoạt động vào năm 2018 (Hình 4). Hình 3. Diễn biến ổ bệnh sốt rét tại điểm nghiên cứu huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên từ 2015-2018 Ổ bệnh hoạt Ổ bệnh tiềm Ổ bệnh đã 2017 2016 2015 2018 EA LÂM EA LY 2015 2017 2016 2018 Ổ bệnh đang hoạt động Ổ bệnh tiềm tàng Ổ bệnh đã được xử lý Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 334 Hình 4. Diễn biến ổ bệnh sốt rét tại điểm nghiên cứu huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk từ 2015-2018 Hoạt động điều tra, phân loại ca bệnh và ổ bệnh tại các điểm nghiên cứu Bảng 2: Hoạt động điều tra, phân loại ca bệnh và ổ bệnh sốt rét (mô hình 2-3-7) tại điểm nghiên cứu Nội dung thực hiện Phú Yên Đăk Lăk Ea Lâm Ea Ly Krông Na Ea Huar Báo cáo ca bệnh + + + + Điều tra ca bệnh + + + + Phân loại ca bệnh + + + + Điều tra ổ bệnh + + + + Đáp ứng ổ bệnh + + + + Các hoạt động báo cáo, điều tra, phân loại ca bệnh và điều tra, phân loại, đáp ứng với ổ bệnh sốt rét đã được thực hiện tại tất cả 4 điểm nghiên cứu từ năm 2017 đến nay, chủ yếu với sự hỗ trợ và thực hiện theo quy trình điều tra của dự án RAI2E (Bảng 2). Năm 2018, tại 4 điểm nghiên cứu có tổng số 13 ổ bệnh hoạt động cần điều tra thì thực tế chỉ có 9 ổ bệnh (69,23%) được điều tra. Các hoạt động đáp ứng với ổ bệnh chủ yếu thì 100% ổ bệnh đều thực hiện hoạt động RACD, với tổng dân số được sàng lọc thấp, chỉ 365 người và phát hiện được 3 trường hợp bệnh dương tính mới; 33,33% các ổ bệnh được điều tra côn trùng và 0% ổ bệnh thực hiện IRS (Bảng 3). Bảng 3. Đánh giá hoạt động đáp ứng với ổ bệnh sốt rét tại điểm nghiên cứu Các hoạt động đáp ứng ổ bệnh Phú Yên Đăk Lăk Tổng Ea Lâm Ea Ly Krông Na Ea Huar Tổng số ổ bệnh đánh giá 3 1 8 1 13 Số ổ bệnh được điều tra 2 (66,67%) 1 (100%) 5 (62,5%) 1 (100%) 9 (69,23%) Số ổ bệnh thực hiện RACD (*) 2 (100%) 1 (100%) 5 (100%) 1 (100%) 9 (100%) Dân số được sàng lọc sốt rét 202 81 67 15 365 Số ca bệnh sốt rét được phát hiện 2 0 1 0 3 Số ổ bệnh thực hiện điều tra côn trùng 1 (33,33%) 0 2 (100%) 0 (40,00%) 3 (33,33%) Sổ ổ bệnh thực hiện IRS (**) 0 0 0 0 0 (*)RACD (Reactive case detection)- Phát hiện ca bệnh tái chủ động: là hoạt động sàng lọc, phát hiện ca bệnh sốt rét mới được tiến hành sau khi một ca bệnh sốt rét đã được xác định trước đó(5). (**)IRS (Indoor residual spraying)- Phun tồn lưu trong nhà 2015 2016 2017 2018 Ea Huar 2015 2016 2017 2018 Krông Na Ổ bệnh đang hoạt động Ổ bệnh tiềm tàng Ổ bệnh đã được xử lý Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 335 Một số khó khăn, tồn tại trong công tác báo cáo, điều tra phân loại ca bệnh và đáp ứng ổ bệnh sốt rét tại điểm nghiên cứu Báo cáo, phân loại ca bệnh Nhân viên y tế tại xã chưa được điều tra về báo cáo, phân loại ca bệnh và đáp ứng ổ bệnh sốt rét. Vào ngày lễ hay không phải tua trực của chuyên trách nếu như có ca bệnh được phát hiện, nhiều trường hợp đã không được báo cáo, dẫn đến trễ thời gian so với quy định. Phân loại ca bệnh sốt rét (nội địa/ngoại lai) gặp khó khăn khi bệnh nhân có tiền sử đi lại phức tạp, đi vào các khu vực rừng, biên giới giáp ranh với các đơn vị khác. Quy định phân loại ca bệnh dựa vào tiền sử đi lại 14 ngày trước đó của bệnh nhân chưa cụ thể. Thông tin được cung cấp bởi bệnh nhân đôi khi chưa chính xác, đặc biệt ở nhóm người dân di biến động, ảnh hưởng đến việc phân loại ca bệnh. Phân loại, đáp ứng với ổ bệnh Chưa có hướng dẫn cụ thể (vai trò, trách nhiệm, nội dung) về điều tra, phân loại, đáp ứng ổ bệnh. Điều tra côn trùng gặp khó khăn do thiếu nhân lực, chỉ thực hiện ở tuyến tỉnh. Sự hợp tác của người dân thấp, đặc biệt công tác lấy lam máu xét nghiệm. Thiếu sự phối hợp giữa các tuyến trong hoạt động điều tra, đáp ứng ổ bệnh. BÀN LUẬN Phân loại ca bệnh và ổ bệnh sốt rét tại các điểm nghiên cứu Trong chiến lược loại trừ sốt rét với mục đích cắt đứt lan truyền tại chỗ, thì hệ thống giám sát với phát hiện, phân loại ca bệnh và điều tra, đáp ứng với ổ bệnh có vai trò rất quan trọng. Việc phân loại ca bệnh nội đia, ngoại lai nhằm mục đích xây dựng các can thiệp tập trung đúng đối tượng đích, khu vực đích nhằm cắt đứt nhanh chóng sự lan truyền tại chỗ. 3 trong 4 xã nghiên cứu đều thuộc vùng sốt rét lưu hành nặng, riêng xã Ea Huar thuộc hành sốt rét lưu hành vừa(1), nên có thể thấy số lượng ca bệnh tại xã này ít hơn các xã còn lại. Tỷ lệ ca bệnh sốt rét nội địa vẫn chiếm tỷ lệ cao, cho đến năm 2018, ca bệnh nội địa giảm, đặc biệt tại xã Ea Lâm chỉ có 25% ca bệnh nội địa. Điều này cũng phù hợp với diễn biến dịch tễ sốt rét khi các khu vực đang tiến tới giai đoạn loại trừ sốt rét thì mức độ lan truyền giảm, có thể không có sốt rét tại chỗ hoặc chỉ có ca bệnh ngoại lai(3). Với đơn vị tính của ổ bệnh là một khu vực thôn/bản/ấp thì nghiên cứu đã thực hiện phân loại ổ bệnh tại 100% các thôn/buôn nghiên cứu. Việc phân loại hiện nay phụ thuộc chủ yếu vào số liệu ca bệnh sốt rét nội địa xác định tại các ổ bệnh, vì vậy chất lượng phân loại ca bệnh sốt rét đóng vai trò rất quan trọng trong loại trừ sốt rét. Nếu phân loại ca bệnh không chính xác, có thể dẫn đến các đáp ứng nhằm cắt đứt lan truyền tại chỗ không hiệu quả, từ đó khó đạt được mục tiêu loại trừ sốt rét. Trong nghiên cứu này, kết quả phân loại ca bệnh nội địa thông qua hồi cứu đã được kiểm tra, thống nhất tại thực địa trước khi đưa vào phân tích. Việc phân loại ổ bệnh dựa vào các mốc thời gian 1 năm, 1-3 năm và trên 3 năm nên nghiên cứu đã tiến hành hồi cứu số liệu từ năm 2015-2018 và thực hiện phân loại ổ bệnh theo từng năm. Ở đây có một hạn chế, nếu muốn phân loại ổ bệnh năm 2015 thì cần thêm số liệu hồi cứu từ 3 năm trước nữa, với tính chất là một nghiên cứu hồi cứu nên việc hồi cứu số liệu ở khoảng thời gian xa sẽ là một trở ngại, cùng với việc phân loại ca bệnh (nội địa/ngoại lai) chỉ mới được thực hiện từ vài năm trở lại đây, nếu hồi cứu phân loại ca bệnh ở thời gian xa hơn nữa sẽ không chính xác. Như vậy, giai đoạn đầu khi tiến hành phân loại ổ bệnh phụ thuộc rất nhiều vào bộ dữ liệu ở các năm trước (trên 3 năm), nên có thể phạm một số sai số, tuy nhiên khi đã thiết lập được bộ dữ liệu thường quy thì việc phân loại ổ bệnh sẽ thuận lợi và chính xác hơn. Diễn biến trạng thái ổ bệnh tại các điểm Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 336 nghiên cứu có khác nhau. Từ năm 2015-2018 một số ổ bệnh có xu hướng giảm tính chất hoạt động, trở thành ổ bệnh đã được xử lý, tuy nhiên cũng có một số ổ bệnh trạng thái hoạt động thay đổi nhiều, từ tiềm tàng có thể trở thành ổ bệnh hoạt động. Ví dụ năm 2018 tại xã Krông Na, số lượng ổ bệnh hoạt động tăng cao (8/9 ổ bệnh); tại xã Ea Huar 1/10 ổ bệnh là đang hoạt động. Trạng thái của ổ bệnh cũng phản ánh mức độ lan truyền tại các khu vực, trong kết quả này, một số nơi trạng thái ổ bệnh không ổn định, như vậy đây cũng là một cản trở cho công tác loại trừ sốt rét tại các địa phương. Hoạt động điều tra, phân loại ca bệnh và ổ bệnh tại các điểm nghiên cứu Hoạt động theo khung quy định “2-3-7” trong loại trừ sốt rét đã được thực hiện tại các điểm nghiên cứu từ năm 2017, chủ yếu với sự hỗ trợ cũng như quy trình của dự án RAI2E. Nhìn chung hoạt động báo cáo ca bệnh được thực hiện tốt nhất và đầy đủ nhất tại các cơ sở y tế. Trong khi đó, hoạt động quan trọng điều tra, đáp ứng với ổ bệnh chưa được thực hiện đầy đủ, các đáp ứng với ổ bệnh chủ yếu thực hiện với 2 biện pháp sàng lọc, phát hiện, điều trị ca bệnh và truyền thông-giáo dục sức khoẻ. Công tác điều tra, đáp ứng với ổ bệnh vẫn còn nhiều hạn chế như sau: Đầu tiên, số cuộc điều tra ổ bệnh chiếm tỷ lệ tương đối thấp (69,23%) trong tổng số ổ bệnh cần điều tra. Thứ hai, mặc dù RACD đã được tiến hành khi điều tra các ổ bệnh nhưng số lượng người được sàng lọc vẫn còn rất ít so với dân số có nguy cơ tại các khu vực đang có lan truyền, trong nghiên cứu này chỉ có 365 người được sàng lọc tại 9 cuộc điều tra ổ bệnh. Thứ ba, khoảng 1/3 ổ bệnh thực hiện điều tra côn trùng, đây là một thiếu sót thông tin nghiêm trọng để khẳng định có lan truyền tại chỗ hay không và cũng như đề xuất các đáp ứng tiếp theo với ổ bệnh. Ngoài ra khi phỏng vấn sâu đã thu thập được rất nhiều khó khăn, tồn tại trong công tác thực hiện báo cáo, điều tra ca bệnh và điều tra, đáp ứng ổ bệnh. Một khó khăn nổi bật là đa số đều cho rằng cần phải có một hướng dẫn chi tiết về quy trình “2-3-7” nhằm xác định rõ vai trò, trách nhiệm và nội dung thực hiện của các tuyến y tế trong hoạt động giám sát loại trừ sốt rét. Nhìn chung hai can thiệp chính với ổ bệnh là RACD và IRS nhằm cắt đứt lan truyền tại chỗ, đặc biệt các trường hợp nhiễm trùng không triệu chứng cũng như mật độ thấp, vì vậy hai biện pháp này cần phải được thực hiện trong đáp ứng ổ bệnh. Tuy nhiên để thực hiện tốt mục tiêu này thì cần phải duy trì một hệ thống giám sát với các thông tin và đáp ứng nhanh là cần thiết. KẾT LUẬN Chất lượng phân loại ca bệnh sốt rét rất quan trọng, từ đó ảnh hưởng đến kết quả phân loại ổ bệnh trong loại trừ sốt rét. Các hoạt động đáp ứng với ổ bệnh sốt rét cần đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng quy trình, đúng thời gian nhằm cắt đứt lan truyền tại tất cả các ổ bệnh đang hoạt động. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2014). Kết quả phân vùng dịch tễ sốt rét tại Việt Nam năm 2014. QĐ 3027/QĐ-BYT, 21/7/2015, pp.1-132. 2. Bộ Y tế (2016). Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt rét. QĐ 741/QĐ-BYT, 02/3/2016, pp.1-18. 3. Feng J, Tu H, Zhang L, Zhang S, et al (2018). Mapping transmission foci to eliminate malaria in the People’s Republic of China, 2010–2015: a retrospective analysis. BMC Infectious Diseases, 18:115. 4. Viện Sốt rét-KST-CT Trung Ương (2018). Dự thảo hướng dẫn điều tra, phân loại và xử lý ổ bệnh sốt rét. Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Quy Nhơn, pp.1-10. 5. WHO (2018). Malaria surveillance, monitoring & evaluation: A reference manual, Geneva. URL: https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/272284/97 89241565578-eng.pdf?ua=1 Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdieu_tra_phan_loai_va_dap_ung_voi_o_benh_sot_ret_trong_loai.pdf
Tài liệu liên quan