Tài liệu Điều lệ hội nhãn khoa Việt Nam nhiệm kỳ 2005 - 2010: 103
ĐIỀU LỆ HỘI NHÃN KHOA VIỆT NAM
NHIỆM KỲ 2005 - 2010
Lời tòa soạn:
Hội Nhãn khoa Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp, là thành viên Tổng Hội Y
học Việt Nam. Ngày 11-11-1960, Bộ Nội vụ có quyết định số 357 – NV cho phép Hội
Răng – Miệng – Hàm - Mắt Việt Nam thành lập, hoạt động trong phạm vi điều lệ của
Tổng Hội Y học Việt Nam. Năm 1963, Hội Răng – Miệng – Hàm - Mắt Việt Nam được
tách ra làm hai: Hội Răng – Hàm – Mặt Việt Nam và Hội Nhãn Khoa Việt Nam.
Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo trực
tiếp của Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, hoạt động dựa theo điều lệ Tổng hội Y học Việt Nam, nhiều
năm qua Hội Nhãn khoa Việt Nam và toàn thể các hội viên cả nước không ngừng nỗ lực,
nhận được sự phối hợp tích cực chặt chẽ của các cấp chính quyền, các cơ sở nhãn khoa
trong toàn quốc, sự ủng hộ mạnh mẽ của các bạn bè đồng nghiệp quốc tế, các tổ chức
phòng chống mù lòa quốc tế, đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phòng
chốn...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều lệ hội nhãn khoa Việt Nam nhiệm kỳ 2005 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
103
ĐIỀU LỆ HỘI NHÃN KHOA VIỆT NAM
NHIỆM KỲ 2005 - 2010
Lời tòa soạn:
Hội Nhãn khoa Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp, là thành viên Tổng Hội Y
học Việt Nam. Ngày 11-11-1960, Bộ Nội vụ có quyết định số 357 – NV cho phép Hội
Răng – Miệng – Hàm - Mắt Việt Nam thành lập, hoạt động trong phạm vi điều lệ của
Tổng Hội Y học Việt Nam. Năm 1963, Hội Răng – Miệng – Hàm - Mắt Việt Nam được
tách ra làm hai: Hội Răng – Hàm – Mặt Việt Nam và Hội Nhãn Khoa Việt Nam.
Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo trực
tiếp của Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, hoạt động dựa theo điều lệ Tổng hội Y học Việt Nam, nhiều
năm qua Hội Nhãn khoa Việt Nam và toàn thể các hội viên cả nước không ngừng nỗ lực,
nhận được sự phối hợp tích cực chặt chẽ của các cấp chính quyền, các cơ sở nhãn khoa
trong toàn quốc, sự ủng hộ mạnh mẽ của các bạn bè đồng nghiệp quốc tế, các tổ chức
phòng chống mù lòa quốc tế, đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phòng
chống mù lòa ở Việt Nam và có vị thế, ảnh hưởng nhất định trong ngành nhãn khoa khu
vực và thế giới. Hiện nay Hội Nhãn khoa Việt Nam là thành viên của Hội Nhãn khoa thế
giới, Hội Nhãn khoa Châu Á - Thái Bình Dương và Tổ chức phòng chống mù loà khu
vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Trong nhiều năm hoạt động Hội Nhãn khoa Việt Nam dựa trên Điều lệ Tổng Hội Y
học Việt Nam gặp nhiều bất cập, chưa phát huy hết khả năng trong các hoạt động chuyên
ngành nhãn khoa.
Trong quá trình thực hiện các chương trình phòng chống mù lòa hiện nay đã xuất
hiện nhiều yêu cầu đặt ra:
- Hệ thống mạng lưới chuyên khoa mắt và cán bộ hoạt động ngày mắt phát triển
rộng khắp. Số lượng các Hội, chi hội thành viên và hội viên của Hội Nhãn khoa Viêt
Nam ngày càng đông và phát triển lớn mạnh. Nhiều người quan tâm đến công tác hội
và muốn gia nhập và tham gia các hoạt động của hội.
- Các hoạt động xã hội, từ thiện, tài trợ.. ngày càng nhiều và cần thiết có những
quy chế chặt chẽ hơn nhằm phát huy, đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa trong công
tác phòng chống mù lòa. Đặc biệt, các tổ chức phi chính phủ, các bạn bè đồng nghiệp
các nước ngày càng quan tâm đến đến công tác phòng chống mù lòa ở Việt Nam.
4. Bản tin nhãn khoa
104
- Sự ra đời của Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống mù lòa Việt Nam (11/2007)
và chiến lược về phòng chống mù lòa và chăm sóc mắt từ nay đến năm 2010, thực hiện
mục tiêu chiến lược chương trình “Thị giác 2020” mà Chính phủ Việt Nam, Bộ Y tế đã
cam kết với Tổ chức Y tế thế giới, và Hội Nhãn khoa Việt Nam trong vai trò tổ chức,
tham gia triển khai các hoạt động phòng chống mù lòa trên phạm vi toàn quốc.
- Các bệnh về mắt ngày càng phức tạp, số lượng người mù phát sinh hàng năm
còn nhiều. Nhiều nơi, nhiều khu vực, người dân vẫn chưa được tiếp cận các dịch vụ
nhãn khoa tiên tiến.
- Khoa học kỹ thuật chuyên ngành nhãn khoa trên thế giới phát triển nhanh đòi
hỏi ngành nhãn khoa Việt Nam luôn cập nhật kiến thức mới, tiếp cận và ứng dụng thành
tựu nhãn khoa thế giới trong việc khám và điều trị bệnh mắt ở Việt Nam.
Trước những yêu cầu trên, việc Hội Nhãn khoa Việt Nam cần thiết phải xây dựng
điều lệ riêng là phù hợp với quy luật phát triển ngành mắt Việt Nam trước mắt cũng như
về lâu dài.
Sau một thời gian hòan chỉnh dự thảo điều lệ và chuẩn bị các thủ tục pháp lý cần
thiết, đặc biệt sau cuộc họp liên bộ ngày 29/8/2008 có sự tham gia giữa 4 bên: Bộ Nội
Vụ (chủ trì), Ban Tuyên Giáo Trung ương, Bộ Y Tế và lãnh đạo Trung ương Hội Nhãn
khoa Việt Nam, ngày 1/12/2008 Điều lệ Hội Nhãn khoa Việt Nam chính thức được Bộ
Nội vụ thông qua và được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt theo Quyết định số 1418/QĐ-
BNV. Đây là lần đầu tiên Hội Nhãn khoa Việt Nam có Bản Điều lệ chính thức được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, tạo điều kiện và hành lang pháp lý, thúc đẩy
các hoạt động và sự phát triển của Hội và của ngành Mắt Việt Nam trong thời kỳ mới.
Để các Hội, chi hội nhãn khoa và tòan thể hội viên nhãn khoa trên cả nước hiểu
rõ điều lệ Hội Nhãn khoa Việt Nam, hoạt động đúng tôn chỉ mục đích và nhiệm vụ, chức
năng, quyền hạn của mình, Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam xin đăng tải toàn văn Điều
lệ Hội Nhãn khoa Việt Nam nhiệm kỳ 2005-2010 gồm 7 chương 26 điều trên 2 số (13 và
14).
Chương I
TÊN GỌI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH
Điều 1. Tên hội
Tên hội là: Hội Nhãn khoa Việt Nam.
Điều 2. Tôn chỉ, mục đích
Hội Nhãn khoa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp
tự nguyện, tập hợp các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chuyên
ngành nhãn khoa và các chuyên ngành có liên quan nhằm mục đích: phát triển ngành
nhãn khoa thông qua việc đẩy mạnh nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật và nâng
cao kiến thức, kỹ năng cho hội viên; tham gia đào tạo, phổ biến, ứng dụng và phát triển
các kỹ thuật, dịch vụ chuyên ngành nhãn khoa phục vụ sự nghiệp phòng chống mù lòa ở
Việt Nam, hội nhập với nhãn khoa khu vực và thế giới.
105
Điều 3. Nguyên tắc, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý
1. Hội Nhãn khoa Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản,
dân chủ, bình đẳng; công khai, minh bạch; tự chủ về tài chính và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về những hoạt động của Hội.
2. Hội Nhãn khoa Việt Nam hoạt động trên phạm vi cả nước theo Điều lệ của Hội
Nhãn khoa Việt Nam và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
3. Hội Nhãn khoa Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Y tế về ngành, lĩnh
vực mà Hội hoạt động. Hội là thành viên của Tổng hội Y học Việt Nam.
4. Hội Nhãn khoa Việt Nam có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng và tài
khoản riêng; cơ quan ngôn luận của Hội là Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam. Trụ sở đặt tại
85 phố Bà Triệu, Hà Nội.
Chương II
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI
Điều 4. Nhiệm vụ của Hội
1. Hoạt động theo đúng Điều lệ đã được phê duyệt.
2. Tập hợp, đoàn kết, giúp đỡ hội viên trong việc nghiên cứu khoa học, trao đổi
kinh nghiệm, học tập, phổ biến kiến thức, phát huy khả năng sáng tạo và giữ gìn đạo đức
nghề nghiệp, nâng cao kiến thức về nhãn khoa, góp phần chăm sóc, bảo vệ đôi mắt cho
nhân dân.
3. Tham gia ý kiến vào việc xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước và Bộ Y tế về các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ và quyền lợi của toàn thể hội
viên, những chủ trương chính sách phát triển ngành nhãn khoa Việt Nam.
4. Thực hiện chức năng tư vấn, phản biện, giám định khoa học công nghệ về
nhãn khoa đối với các dự án, công trình, đề tài nghiên cứu của nhà nước và xã hội có
liên quan đến lĩnh vực nhãn khoa khi được yêu cầu.
5. Hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước theo qui định của pháp luật.
6. Điều hoà phối hợp hoạt động của hội và các hội thành viên.
7. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến
chức năng, nhiệm vụ của Hội. Bảo vệ danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng
của hội viên phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
8. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhãn khoa trong nhân dân.
9. Phối hợp với ngành y tế trong việc tổ chức và quản lý các cơ sở khám và chữa mắt
tư nhân.
Điều 5. Quyền hạn của Hội
1. Tuyên truyền mục đích của Hội.
2. Đại diện cho hội thành viên, chi hội và hội viên trong các hoạt động có liên
quan đến tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ của Hội.
106
3. Được thực hiện các dự án và cung cấp các dịch vụ truyền thông, vận động, tư
vấn, chăm sóc hỗ trợ điều trị; phổ biến huấn luyện kiến thức và nghiên cứu khoa học về
nhãn khoa cho hội theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao trình độ, bồi dưỡng
kỹ năng kiến thức nhãn khoa cho cán bộ và hội viên theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức và tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo về phòng chống mù lòa
trên phạm vi toàn quốc.
6. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước theo quy định của pháp luật. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí và các nguồn thu
từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
7. Xuất bản sách, tạp chí của Hội theo quy định của pháp luật.
8. Được gia nhập làm hội viên của các hội nhãn khoa khu vực và quốc tế theo
quy định của pháp luật.
10. Được lập Văn phòng đại diện và các tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc
Hội theo quy định của pháp luật.
11. Khen thưởng và đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khen thưởng
cho các tổ chức, cá nhân hội viên đạt nhiều thành tích trong công tác chuyên môn và công
tác phát triển Hội.
12. Xử lý kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân hội viên vi phạm Điều lệ Hội.
Chương III
HỘI VIÊN
Điều 6. Hội viên
Hội viên Hội Nhãn khoa Việt Nam gồm có hội viên chính thức và hội viên danh
dự:
1. Hội viên chính thức của Hội: là công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động trong
lĩnh vực chuyên ngành nhãn khoa và các chuyên ngành có liên quan tán thành Điều lệ
Hội Nhãn khoa Việt Nam, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội, đóng hội phí sẽ được
Ban Thường vụ Trung ương Hội xem xét, kết nạp làm hội viên.
2. Hội viên danh dự của Hội: là công dân, tổ chức Việt Nam không có điều kiện
trở thành hội viên chính thức của Hội Nhãn khoa Việt Nam, nhưng có đóng góp cho sự
phát triển của Hội thì được Ban Thường vụ Trung ương Hội xem xét, công nhận là hội
viên danh dự của Hội.
Hội viên danh dự có quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức trừ quyền bầu cử,
ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Hội và không được biểu quyết các vấn đề của
Hội.
Điều 7. Thể thức vào Hội, ra Hội
1. Hội viên tổ chức và cá nhân muốn gia nhập hoặc xin ra khỏi Hội Nhãn khoa
Việt Nam phải làm đơn xin gia nhập hoặc đơn xin ra khỏi Hội và được Ban Thường vụ
Trung ương Hội Nhãn khoa Việt Nam xem xét, quyết định.
107
2. Ban Thường vụ Hội quy định cụ thể trình tự, thể thức vào Hội, ra Hội.
Điều 8. Quyền hạn của hội viên
1. Được thảo luận và biểu quyết mọi công việc của Hội, ứng cử, đề cử và bầu cử
vào Ban Chấp hành Hội.
2. Được bồi dưỡng về chính trị, tư tưởng, qui chế, chuyên môn và được khuyến
khích phát huy khả năng nghề nghiệp để phục vụ nhân dân.
3. Được trình bày các đề tài nghiên cứu khoa học nhãn khoa trong các buổi sinh
hoạt khoa học kỹ thuật của Hội để các bạn đồng nghiệp giúp đỡ, bổ sung cho đề tài của
mình thêm hoàn thiện.
4. Được Hội nhận xét và chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học để đề nghị
cơ quan nhà nước khen thưởng hoặc công nhận và bảo vệ quyền tác giả.
5. Được giới thiệu đăng tải các công trình của mình trên các tạp chí, ấn phẩm của
Hội Nhãn khoa Việt Nam, các tạp chí, nội san Y học trong và ngoài nước.
6. Được Hội bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng trong hoạt động nghề nghiệp
nếu xét thấy bị xâm phạm.
7. Kiến nghị với Hội để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn
đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Hội.
8. Được cấp thẻ “Hội viên Hội Nhãn khoa Việt Nam”. Thẻ hội viên chỉ sử dụng
khi tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hội.
9. Được quyền xin ra khỏi Hội.
10. Được Hội Nhãn khoa Việt Nam khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.
Điều 9. Nghĩa vụ của hội viên
1. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà
nước; tuân thủ Điều lệ Hội, các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Hội;
2. Tuyên truyền phát triển hội viên, vận động quần chúng tích cực hưởng ứng
mọi hoạt động của Hội.
3. Chăm lo xây dựng khối đoàn kết trong Hội, đấu tranh chống tham nhũng, tư
tưởng, hành động có hại đến thanh danh, uy tín và sự đoàn kết của Hội.
4. Tích cực học tập chính trị văn hoá, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, trau dồi,
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ.
5. Tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về công tác phòng chống các bệnh về
mắt, phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong ngành nhãn khoa.
6. Tham gia sinh hoạt của Hội và đóng hội phí đầy đủ theo quy định của Hội.
(Còn tiếp)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dieu_le_hoi_nhan_khoa_viet_nam_nhiem_ky_2005_2010.pdf