Điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội tỉnh Bạc Liêu

Tài liệu Điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội tỉnh Bạc Liêu: CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BẠC LIÊU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình Tỉnh Bạc Liêu nằm ở khu vực phía Đông Bán đảo Cà Mau, trải rộng từ 900’32’’ đến 9038’9’’độ vĩ Bắc và từ 105014’15’’ đến 105051’54’’ độ kinh Đông. + Phía Bắc giáp tỉnh Cần Thơ; + Phía Bắc và Đông giáp tỉnh Sóc Trăng; + Phía Đông Nam giáp biển Đông; + Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 258.246 ha, chiếm 7,33% diện tích ĐBSCL. Tỉnh gồm có 6 huyện là: Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Phước Long, Đông Hải và thị xã Bạc Liêu - trung tâm hành chính của tỉnh. Về địa hình: Bạc Liêu cũng như các tỉnh khác thuộc ĐBSCL, có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 0,8 – 1,0m, trong đó vùng Nam Quốc lộ 1A có độ cao từ 0,4 - 0,8 m do những giồng cát không liên tục tạo nên những d...

doc15 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 5236 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội tỉnh Bạc Liêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BẠC LIÊU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình Tỉnh Bạc Liêu nằm ở khu vực phía Đông Bán đảo Cà Mau, trải rộng từ 900’32’’ đến 9038’9’’độ vĩ Bắc và từ 105014’15’’ đến 105051’54’’ độ kinh Đông. + Phía Bắc giáp tỉnh Cần Thơ; + Phía Bắc và Đông giáp tỉnh Sóc Trăng; + Phía Đông Nam giáp biển Đông; + Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 258.246 ha, chiếm 7,33% diện tích ĐBSCL. Tỉnh gồm có 6 huyện là: Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Phước Long, Đông Hải và thị xã Bạc Liêu - trung tâm hành chính của tỉnh. Về địa hình: Bạc Liêu cũng như các tỉnh khác thuộc ĐBSCL, có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 0,8 – 1,0m, trong đó vùng Nam Quốc lộ 1A có độ cao từ 0,4 - 0,8 m do những giồng cát không liên tục tạo nên những dãy địa hình cao ven biển có hướng nghiêng thấp dần từ biển vào nội địa, vùng Bắc Quốc lộ 1A có độ cao thấp hơn khoảng từ 0,2 - 0,3 m, độ dốc trung bình trong toàn tỉnh từ 1 - 1,5 cm/km theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam tạo thành những vùng trũng nội địa như huyện Hồng Dân và một phần huyện Phước Long, mùa mưa nước ngập sâu và rút chậm hơn. Là tỉnh Duyên Hải ven biển có hệ sinh thái rừng ngập mặn ven bờ phong phú cùng với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, với các cửa sông lớn như Gành Hào, Cái Cùng, Nhà Mát, Chùa Phật và kênh xáng Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh xáng Cầu Sập - Vĩnh Lộc là tiềm năng phát triển cơ sở hạ tầng ngành nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản, là đầu ngõ giao thông thủy với các tỉnh bạn. Hình 6: Bản đồ hành chánh tỉnh Bạc Liêu (Nguồn: Trung tâm Bản đồ Tài nguyên tổng hợp (IRMC)) Đặc điểm khí hậu Tỉnh Bạc Liêu chịu ảnh hưởng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với hai mùa rõ rệt trong năm: mùa mưa và mùa khô, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình năm 200 - 300 mm/tháng. Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian vào các tháng 6, 7, 8 có lượng mưa cao nhất. Nhiệt độ trung bình năm 2006 là 27,20C, cao nhất là 28,50C vào tháng 4, thấp nhất là 25,70C vào tháng 1 (Theo Niên giám thống kê năm 2006 của tỉnh Bạc Liêu). Số giờ nắng trong năm 2006 là 2398,2 giờ. Độ ẩm trung bình năm 2006 là 84%, chế độ ẩm tại Bạc Liêu liên quan mật thiết với chế độ mưa và chế độ gió trong năm, sự khác biệt theo mùa rõ rệt, độ ẩm các tháng khá cao, riêng tháng 2 là có độ ẩm thấp nhất trong năm chiếm 76%. Đặc điểm thủy văn Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chính trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài khoảng 226 km và chịu sự chi phối của chế độ bán nhật triều Biển Đông và chế độ nhật triều Biển Tây, biên độ triều trung bình là ± 2,9 m, biên độ triều cực đại tại cửa sông Gành Hào là ± 4,1 m. Trong 03 tháng đầu năm 2006 tại cửa sông Gành Hào có biên độ triều trung bình dao động trong khoảng từ 1,81 m đến – 2,01 m, trong đó tháng 1 có biên độ triều dao động cao nhất là từ 1,87 m đến – 2,04 m. Trong đó, vùng Nam Quốc lộ 1A chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của triều Biển Đông và dạng triều này thường xuyên đưa nước mặn vào sâu trong nội địa tạo sự xâm nhập mặn, tuy nhiên đã được kiểm soát bởi hệ thống cống dọc theo tuyến Quốc lộ 1A. Vùng Bắc Quốc lộ 1A được ngọt hóa một phần do nước từ Sông Hậu đổ về theo tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, phía Bắc kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều Biển Tây qua hệ thống sông Cái Lớn đổ vào kênh Xẻo Chích – Canh Điền. Với hệ thống kênh rạch phức tạp và đặc điểm thủy văn đa dạng là điều kiện thuận tiện để phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cấp nước cho sinh hoạt, giao thông thủy và du lịch,... Đặc điểm thổ nhưỡng Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 258.246 ha, gồm có 05 nhóm đất chính là: nhóm đất phèn với quy mô lớn nhất 128.804 ha (chiếm 51,87% diện tích tự nhiên), nhóm đất mặn 92.925 ha (chiếm 37,42% diện tích tự nhiên), nhóm đất phù sa 5.064 ha (chiếm 2,04% diện tích tự nhiên), nhóm đất cát giồng 452 ha ( chiếm 0,18% diện tích tự nhiên), còn lại là nhóm đất nhân tác (chiếm 5,52%) chỉ chiếm diện tích nhỏ nhưng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển nông nghiệp và kinh tế xã hội của tỉnh. (Theo Niên giám thống kê năm 2006 của tỉnh Bạc Liêu). Đất phèn Phân bố chủ yếu ở phía Bắc Quốc lộ 1A thuộc các huyện Hồng Dân, Phước Long, Vĩnh Lợi, Giá Rai. Đất phèn hình thành phát triển trên các trầm tích Đầm lầy - Biển và Sông - Biển hỗn hợp, có đặc điểm bồi tụ chậm, vật liệu trầm tích chứa nhiều hữu cơ và chất sinh phèn (FeS2). Ở điều kiện thấp, trong điều kiện yếm khí, đất phèn vẫn còn ở dạng tiềm tàng, trong phẫu diện chỉ có tầng chứa vật liệu sinh phèn pyrite (FeS2) màu xám xanh. Khi có sự thoát thủy, tạo ra môi trường oxi hóa, tầng pyrite bị oxi hóa từng phần, hình thành tầng jarosite KFe(SO4)2(OH)6 màu vàng rơm đặc trưng, cùng lượng acid sulfuric lớn được phóng thích, làm cho đất chua, đồng thời giải phóng nhôm (Al3+) từ các khoáng sét, gây độc hại cho cây trồng. Khi mức độ bị oxi hóa mạnh và trong thời gian dài hơn (do thoát thủy tự nhiên hoặc nhân tạo), jarosite bị thủy phân thành các hợp chất sắt (hydroxit sắt: Fe(OH)3) gốc sulphat. Đất đã được rửa trôi, bớt chua và hình thành dần tầng phèn bị thủy phân một phần hoặc phèn bị thủy phân hoàn toàn. Như vậy các loại đất phèn trong tỉnh chủ yếu ở ba dạng chính là: đất phèn tiềm tàng, đất phèn hoạt động, đất phèn hoạt động bị thủy phân. Nhìn chung các loại đất phèn hoạt động có độ phì tự nhiên ở mức trung bình (N = 0,196 - 0,258%), Lân và Kali tổng số đều nghèo (P2O5 = 0,065 - 0,09%; K2O = 1,145 - 1,155%), lân dễ tiêu rất nghèo (2,2 - 3,5 mg/100g đất) do sự cố định lân của sắt di động, thường thấy ở các loại đất phèn hoạt động. Hàm lượng độc tố Al3+, Fe3+ và SO42- đều rất cao trong đất phèn hoạt động, đây là yếu tố hạn chế lớn của các loại đất này. Đối với các loại đất phèn hoạt động bị thủy phân và bị thủy phân hoàn toàn: loại đất này không còn hiện diện tầng sinh phèn trong suốt phẩu diện của đất. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất đạt mức trung bình đến giàu ở tầng mặt (HCHC = 2,56 - 5,21%), nghèo chất hữu cơ ở tầng sâu, mức độ phân giải chất hữu cơ từ trung bình đến chậm. Đa số các đất phèn hoạt động bị thủy phân có độ phì tự nhiên ở mức trung bình, đạm tổng số ở mức trung bình (N = 0,114 - 0,212%), Lân tổng số nghèo đến trung bình (P2O5 = 0,092 - 0,195%), Kali tổng số thấp (K2O = 1,098 - 1,131%), lân dễ tiêu nghèo. Ngoài ra, do sự xâm nhập mặn thường xuyên hoặc mặn hóa vào mùa khô dẫn đến sự hình thành nhóm đất phèn mặn trong nhóm đất phèn. Đất mặn Đất mặn phân bố chủ yếu ở phía Nam Quốc lộ 1A và một phần đất mặn ít mùa khô dọc theo phía Bắc Quốc lộ 1A. Đất mặn được hình thành và phát triển trên các trầm tích biển, sông biển hỗn hợp và trầm tích biển - đầm lầy tuổi Holocence. Đất chịu ảnh hưởng mặn của nước biển do thủy triều hoặc mặn ngầm mao dẫn. Các loại đất mặn đều có pHH2O ở tầng mặt từ trung tính đến kiềm yếu dao động từ 6,7 - 7,5. Hàm lượng Cl- khá cao (0,11 - 1,92%). Hàm lượng chất hữu cơ khá ở tầng mặt (HCHC = 3,9 - 5%) giảm nhanh theo độ sâu tầng đất, đạm tổng số cao (N = 0,152 - 0,188%) ở tầng mặt, giảm chậm theo độ sâu. Lân tổng số ở tầng mặt từ trung bình đến giàu (P2O5 = 0,09 - 0,161%), Kali tổng số khá (K2O = 1,271 - 1,375%). Đất cát Đất cát phân bố dọc thị xã Bạc Liêu và huyện Vĩnh Lợi, khu vực Giồng Nhãn và Giồng Giữa (xã Hiệp Thành, Thuận Hòa của thị xã Bạc Liêu và huyện Vĩnh Lợi). Đất giồng cát dễ thấm nước, do đó tùy thuộc vào địa hình hiện tại mà môi trường đất có độ mặn- ngọt khác nhau, những nơi có địa hình cao nên nước mưa rửa mặn, đất trở nên ngọt hóa, những vùng có địa hình thấp mặn dễ xâm nhập độ mặn sẽ cao hơn. Đất cát có thành phần cơ giới nhẹ (Sét:22,4%, bột 14,8% cát : 63,8%), mức độ thông thoáng khí cao. Hầu hết các tầng đất đều có pHH2O trung tính (7,2 - 7,3), tỷ lệ cấp hạt cát cao và tăng dần theo chiều sâu. Hàm lượng chất hữu cơ trung bình ở tầng mặt 2,283%, nghèo ở các tầng sâu 1,402%. Hàm lượng đạm, lân, kali đều nghèo (N = 0,045 - 0,047%; P2O5 = 0,138 - 0,14% ; K2O = 0,422 - 0,529%). Hàm lượng Cl- rất nhỏ, tổng muối tan thấp chứng tỏ đất không bị nhiễm mặn. Đất cát giồng có hạn chế cơ bản là vừa nghèo dinh dưỡng, vừa mất cân đối, nghèo các khoáng chất, nghèo mùn và thành phần cơ giới nhẹ. Hiện nay vùng xung quanh giồng cát đang chuyển hệ canh tác từ ngọt sang mặn do đó nguy cơ mặn hóa đất giồng có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái ngọt của đất giồng, đặc biệt với cây trồng lâu năm có tính nhạy cảm với đất mặn. Đất phù sa Đất phù sa: phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc huyện Hồng Dân. Có hai nhóm đất phù sa loang lổ đỏ vàng và đất phù sa gley. Đất phù sa loang lổ đỏ vàng có pHH2O > 5,5 ít chua, đất phù sa gley độ chua giảm đáng kể pH = 4,5 - 5,6. Đất phù sa thường giàu hữu cơ (4,65 - 9,78%), hàm lượng dinh dưỡng khá (K2O = 1,106 - 1,282%), lân tổng số khoảng (P2O5 = 0,046 - 0,08%), đất thường bị chua do gley và phân giải chất hữu cơ. Đất nhân tác Đất nhân tác: phân bố dọc theo tuyến kênh rạch, trục lộ giao thông và các khu dân cư tập trung; gồm các loại đất thổ cư, đất mương liếp và xây dựng cơ quan,... chịu ảnh hưởng tác động của con người lên lớp phủ thổ nhưỡng sâu trên 150 cm và chuyển mục tiêu sử dụng đất là phi nông nghiệp, tất cả các đất thổ canh thổ cư, đất xây dựng và các đất chuyên dùng khác có thể xếp trong đất này. Tuy chỉ chiếm diện tích nhỏ (chiếm 5,52%) nhưng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển nông nghiệp và kinh tế xã hội của tỉnh. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI Dân số - Lao động Theo thống kê năm 2005 (đến ngày 31/12/2005) dân số tỉnh Bạc Liêu là 813.079 người, tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 1,3%, trong đó ở thành thị tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 1,137% (giảm hơn so với năm 2004 là 0,103%) và nông thôn là 1,378% (tăng hơn so với năm 2004 là 0,57%), so với tỉ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2004 thì tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của tỉnh năm 2005 tăng thêm 0,01% và tương đương bằng năm 2003, mật độ dân số trung bình trên toàn tỉnh năm 2005 là 313 người/km2. Tỉnh Bạc Liêu hiện có 48 xã, 13 phường, thị trấn, trong 07 đơn vị hành chính (gồm 06 huyện và thị xã Bạc Liêu) thì thị xã Bạc Liêu có dân số cao nhất là 142.221 người (tính đến ngày 31/12/2005), huyện có dân số thấp nhất là huyện Vĩnh Lợi 93.109 người. Nguồn lao động trên địa bàn tỉnh tương đối dồi dào, có 524.291 người tăng hơn so với năm 2004 là 9.591 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 499.500 người và số người ngoài độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động là 24.791 người. Biểu đồ 1: Biểu diễn dân số và tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số của tỉnh Sản xuất nông nghiệp Trồng trọt Theo thống kê năm 2005 diện tích canh tác lúa trên toàn tỉnh là 73.891 ha đạt 95,71% kế hoạch và 95,01% cùng kỳ, diện tích gieo trồng là 141.271 ha (trong đó, lúa đông xuân là 18.632 ha, lúa hè thu là 58.568 ha, lúa vụ mùa là 64.071 ha), diện tích cho thu hoạch là 140.798 ha đạt 106,54% kế hoạch và 102,96% so với cùng kỳ. + Cây thực phẩm: Diện tích gieo trồng là 759 ha, đạt 90,9% kế hoạch, 90,9% cùng kỳ, sản lượng các loại đạt 49.459 tấn, đạt 118,38% kế hoạch và 119,29% cùng kỳ. + Cây công nghiệp ngắn ngày: Diện tích gieo trồng là 12.164 ha, đạt 101,37% kế hoạch, 117,88% cùng kỳ, sản lượng thu hoạch 80.543 tấn, đạt 94,14% kế hoạch và 112,05% cùng kỳ. + Cây công nghiệp dài ngày: Diện tích gieo trồng là 5.205 ha, đạt 109,02% kế hoạch. + Cây ăn trái: Diện tích sản xuất là 6.454 ha, đạt 109,02% kế hoạch, sản lượng trái cây các loại 37.989 tấn, đạt 94,48% kế hoạch và 94,88% so với cùng kỳ. Trong quý I năm 2006 tình hình canh tác vụ lúa đông - xuân xuống giống được 27.971 ha, đạt 195,6% kế hoạch, tăng 9.336 ha so với năm 2005, đã thu hoạch được 8.117 ha, năng suất đạt 5,5 - 6 tấn/ha. Diện tích màu xuống giống đạt 1.595 ha thu hoạch được 821 ha. Từ khi vùng ngọt hóa Quản lộ - Phụng hiệp được hình thành và đi vào khai thác, sử dụng các hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng được đầu tư phát triển. Tuy nhiên do người dân chưa tiếp cận được với tiến bộ khoa học kỹ thuật, các biện pháp canh tác bền vững, các mô hình canh tác sinh thái,…nhằm khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất. Đồng thời do các hoạt động thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng không theo quy hoạch và việc lạm dụng phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, chất kháng sinh trong canh tác đã và đang tác động làm suy thoái và ô nhiễm môi trường đất và nước. Trong đó nhất là tình trạng tồn lưu dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong môi trường nước, đất cũng như tích lũy trong cơ thể sinh vật, cây trồng và vật nuôi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người không thể lường trước. Chăn nuôi Trong năm 2005 tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến như sau: Số lượng đàn trâu, bò là 2.163 con (trong đó trâu 1.562 con, bò 601 con), đạt 67,59% kế hoạch và 94,17% cùng kỳ; đđđàn dê là 2.492 con, đạt 99,68% kế hoạch và 118,16% cùng kỳ; đàn heo là 246.434 con đạt 100,596% kế hoạch và 108,86% cùng kỳ; đàn gia cầm 1.215.662 con (gồm gà là 489.295 con, vịt là 626.367 con) đạt 53,13% kế hoạch và 79,63% cùng kỳ. Trong quý I năm 2006 số lượng đàn trâu, bò, dê tương đối ổn định, đàn heo phát triển khá so với cùng kỳ, đàn gia cầm giảm do dịch cúm gia cầm và việc không cho nuôi mới gia cầm cho đến hết tháng 2 năm 2006. Riêng đàn gà sau khi nhà nước cho phép ấp nở và nuôi mới trở lại người dân cũng đã tích cực chuẩn bị điều kiện để phát triển. Lâm nghiệp Theo thống kê tổng diện tích lâm phần của tỉnh là 8.036 ha, trong đó diện tích chăm sóc và bảo vệ rừng 5.953 ha; trồng rừng tập trung 97 ha và cây phân tán 257 ha từ nguồn vốn Ngân hàng Thế giới (WB), đạt 100% kế hoạch; trồng cây phân tán trong dân là 9,5 triệu cây, đạt 95% kế hoạch (Nhà nước hỗ trợ 1.927.145 cây, đạt 100% kế hoạch). Trong đó, phân theo chức năng sử dụng rừng kết quả đạt được như sau: - Rừng phòng hộ ven biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn: diện tích lâm phần 6.338 ha, diện tích có rừng (từ đê biển trở ra) là 3.480 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản kết hợp với đất chuyên dùng 775 ha, diện tích đất bãi bồi quy hoạch phát triển rừng là 2.083 ha. Trong tổng số 4.255 ha (gồm diện tích có rừng và diện tích nuôi trồng thủy sản kết hợp với đất chuyên dùng) rừng phòng hộ ven biển có 2.681 ha rừng phòng hộ xung yếu, 1.574 ha rừng phòng hộ ít xung yếu thực hiện theo mô hình nông - lâm - ngư kết hợp cho hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường. Đồng thời đã phân khu giao khoán rừng cho 9 tập thể và 304 hộ gia đình, cá nhân (khoảng 1.515 nhân khẩu), diện tích còn lại do Chi cục kiểm lâm quản lý và bảo vệ. - Rừng đặc dụng và hệ sinh thái: diện tích là 303 ha (Nhà nước quản lý 248 ha, tư nhân quản lý 55 ha). - Rừng kinh tế: diện tích 1.395 ha (phần lớn là tràm - chủ yếu được dùng vào mục đích xây dựng). Trong năm 2005, thực hiện công tác trồng và chăm sóc bảo vệ rừng theo kế hoạch được duyệt, độ che phủ rừng tập trung đạt khoảng 2,31% diện tích tự nhiên; độ che phủ cây xanh (gồm rừng tập trung, cây phân tán và cây lâu năm) đạt 9,92 % diện tích tự nhiên. Hiện nay, rừng và diện tích đất rừng đang chịu sức ép từ 275 hộ cư dân bất hợp pháp trong diện tích lâm phần và công tác quy hoạch, tái định cư vẫn chưa được thực hiện, một số chính sách về lâm nghiệp chậm sửa đổi chưa đáp ứng thỏa đáng với nghề rừng như mức giao khoán quản lý, bảo vệ rừng là 50.000 đồng/ha; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh chưa được quan tâm đầu tư. Từ những vấn đề bất cập, hạn chế trên đã tác động làm ảnh hưởng đến công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học nói chung và bảo vệ rừng nói riêng. Diêm nghiệp Trong năm 2005 diện tích sản xuất muối là 1.760 ha, sản lượng đạt 95.583 tấn, đạt 119,48% kế hoạch và 97,03% cùng kỳ. Trong đó diện tích sản xuất muối trắng là 615 ha, sản lượng 24.000 tấn chiếm 25% sản lượng muối, diện tích sản xuất muối kết hợp với nuôi trồng thủy sản 1.705 ha (huyện Đông Hải 1.212 ha, Vĩnh Lợi 443 ha, thị xã Bạc Liêu là 50 ha). Hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch về diện tích sản xuất và sản lượng muối (diện tích sản xuất đạt 125,71% so kế hoạch, sản lượng đạt 119,48% so kế hoạch). Mô hình sản xuất kết hợp nuôi muối - tôm, cá kèo (Mùa khô thì làm muối, mùa mưa thì nuôi tôm, cá kèo) ngày càng được triển khai nhân rộng (chiếm tỷ lệ cao 92% diện tích muối). Tuy nhiên nghề muối Bạc Liêu vẫn còn sản xuất theo lối truyền thống và lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, sản xuất đơn độc một sản phẩm muối đen (do muối trắng khó tiêu thụ). Quý I năm 2006 diện tích sản xuất muối đạt 1.810 ha (trong đó, huyện Đông Hải đạt 1.268 ha, Hòa Bình là 515 ha, thị xã Bạc Liêu là 27 ha), sản lượng thu hoạch đạt 29.511 tấn. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Theo thống kê năm 2005 tỉnh có 7.924 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, so với năm 2005 tăng 02 cơ sở và so với năm 2004 tăng 168 cơ sở. Trong đó nhà nước có 7 cơ sở (Trung ương quản lý 2 cơ sở, địa phương quản lý 5 cơ sở), tư nhân là 115 cơ sở giảm hơn so với năm 2004 là 7 cơ sở và so với năm 2003 là 45 cơ sở; cá thể là 7.800 cơ sở tăng hơn năm 2004 là 10 cơ sở. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có 2 cơ sở tăng hơn năm 2004 là 1 cơ sở. Trong quý I năm 2006 giá trị sản lượng công nghiệp đạt kết quả sau: - Công nghiệp quốc doanh Trung ương đạt 47,2 tỷ đồng đạt 13,11% kế hoạch, giảm 16,4% cùng kỳ. - Công nghiệp quốc doanh địa phương đạt 97,1 tỷ đồng đạt 84,8% kế hoạch, tăng 20,6% cùng kỳ. - Công nghiệp ngoài quốc doanh là 22,1 tỷ đồng đạt 22,56% kế hoạch, tăng 11,37% cùng kỳ. - Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 53,9 tỷ đồng, đạt 17,4 kế hoạch, tăng 46,47% cùng kỳ. Biểu đồ 2: Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tổng cơ sở kinh tế của tỉnh Khai thác và nuôi trồng thủy sản Trong năm 2005, tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh có chuyển biến tích cực, người dân ngày càng quan tâm hơn việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên, diện tích nuôi trồng thủy sản chỉ đạt 97,09% so với kế hoạch đạt 118.712 ha, giảm hơn so với năm 2004 là 126 ha. Trong đó, bao gồm các mô hình nuôi trồng thủy sản như: nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp (10.929 ha), quảng canh cải tiến (28.438 ha), tôm – lúa (16.507 ha), quảng canh kết hợp (60.554 ha), nuôi cá (2.160 ha) và thủy sản khác (79 ha). Tuy nhiên do thời tiết và các yếu tố môi trường biến động phức tạp, thiếu vốn sản xuất, kỹ thuật hạn chế, trong quá trình sản xuất không tuân thủ theo lịch thời vụ dẫn đến tôm nuôi bị thiệt hại khoảng 16.292 ha (trong đó, nuôi công nghiệp và bán công nghiệp là 2.262 ha, quảng canh chuyên tôm là 8.198 ha và quảng canh kết hợp là 5.803 ha). Trong quý I năm 2006 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 119.185 ha, tăng 473 ha so với năm 2005, diện tích đang được nuôi thả là 96.274 ha và diện tích đang cải tạo là 22.911 ha. Trong đó, diện tích đang có tôm là 95.949 ha (công nghiệp và bán công nghiệp là 1.699 ha, quảng canh chuyên tôm là 37.427 ha, quảng canh kết hợp nuôi cua, cá là 56.823 ha). Sản lượng khai thác thủy sản trong quý I năm 2006 là 16.223 tấn (trong đó, tôm là 1.892 tấn, cá và thủy sản khác là 14.331) đạt 26,15% so với sản lượng năm 2005, sản lượng nuôi trồng thủy sản thủy sản là 17.153 tấn (trong đó, tôm là 7.096 tấn, cá và thủy sản khác là 10.057 tấn) đạt 15,53% so với sản lượng năm 2005. Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 146.024.919 USD (76,05%), trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 67,37% kế hoạch, tương đương 109.142.959 USD. Biều đồ 3: Biểu diễn sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của tỉnh Nhìn chung, trong 03 tháng đầu năm tình hình nuôi trồng thủy sản tương đối ổn định, người dân đang tập trung cải tạo ao, đầm và thả nuôi ở hầu hết diện tích nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến chỉ đạt 14,52%. Tuy nhiên, do sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, chất lượng nước đầu vào phục vụ cho mục đích nuôi trồng thủy sản chưa qua xử lý làm cho các yếu tố môi trường nước biến động gây ảnh hưởng nhất định đến tôm nuôi. Sản lượng nuôi trồng thủy sản trong quý I năm 2006 là 17.093 tấn đạt 14,83% kế hoạch và 168,21% so với cùng kỳ, diện tích bị thiệt hại trong toàn tỉnh là 1.303 ha (diện tích mức bị thiệt hại từ 25 - 50% là 736 ha, mức thiệt hại từ 50 – 70% là 458 ha và mức thiệt hại từ 70 - 100% là 109 ha), trong đó mô hình nuôi tôm quảng canh kết hợp bị thiệt hại nhiều nhất là 903 ha. Phát triển du lịch Bạc Liêu với hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, vườn chim Bạc Liêu và 9 vườn chim tư nhân trên địa bàn tỉnh là nơi có tính đa dạng sinh học rất cao với nhiều loài động, thực vật vùng đất ngập nước rất đa dạng, phong phú, bên cạnh đó với nét đẹp đặc thù của vùng sông nước ĐBSCL tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển ngành du lịch, du lịch sinh thái và dịch vụ du lịch. Trong năm 2005 đã tiếp đón 1.123 (đạt 91,6% cùng kỳ) khách nước ngoài và 21.806 (đạt 85,7% cùng kỳ) khách trong nước đến tham quan du lịch. Tuy nhiên, so với năm 2004 thì năm 2005 số lượt khách có giảm nhưng tổng doanh thu (chỉ tính 24 cơ sở quốc doanh) đạt 61.900.972 đồng (đạt 186,1% so với cùng kỳ và 130,6% so với kế hoạch) góp phần thúc đẩy GDP của tỉnh tăng lên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong 3-tong quan Bac Lieu.doc
Tài liệu liên quan