Tài liệu Điều khiển hướng đi và độ sâu của phương tiện ngầm ứng dụng mạng nơ ron: Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 15
ĐIỀU KHIỂN HƯỚNG ĐI VÀ ĐỘ SÂU CỦA PHƯƠNG TIỆN NGẦM
ỨNG DỤNG MẠNG NƠ RON
Phạm Văn Phúc1, Trương Duy Trung2, Nguyễn Quang Vịnh1*
Tóm tắt: Bài báo trình bày về ứng dụng của bộ điều khiển nơ-ron phản hồi trực
tiếp trong điều khiển hướng và độ sâu của phương tiện ngầm. Các thí nghiệm mô
phỏng trên máy tính được tiến hành nhằm chứng tỏ tính hiệu quả, tính khả thi của
thuật toán đề xuất của bộ điều khiển nơ-ron dưới các tác động khác nhau như: nhiễu
trong thiết bị đo, ảnh hưởng của dòng chảy đến chuyển động phương tiện ngầm.
Từ khóa: Điều khiển tối ưu, Điều khiển nơ ron, Phương tiện ngầm.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, tàu ngầm và phương tiện ngầm được phát triển rộng rãi nhằm
phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó có việc thăm dò và khai thác tài
nguyên nằm trong lòng biển. Các phương tiện ngầm này thường được điều khiển
từ xa, làm những công việc ở độ sâu mà con ngư...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều khiển hướng đi và độ sâu của phương tiện ngầm ứng dụng mạng nơ ron, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 15
ĐIỀU KHIỂN HƯỚNG ĐI VÀ ĐỘ SÂU CỦA PHƯƠNG TIỆN NGẦM
ỨNG DỤNG MẠNG NƠ RON
Phạm Văn Phúc1, Trương Duy Trung2, Nguyễn Quang Vịnh1*
Tóm tắt: Bài báo trình bày về ứng dụng của bộ điều khiển nơ-ron phản hồi trực
tiếp trong điều khiển hướng và độ sâu của phương tiện ngầm. Các thí nghiệm mô
phỏng trên máy tính được tiến hành nhằm chứng tỏ tính hiệu quả, tính khả thi của
thuật toán đề xuất của bộ điều khiển nơ-ron dưới các tác động khác nhau như: nhiễu
trong thiết bị đo, ảnh hưởng của dòng chảy đến chuyển động phương tiện ngầm.
Từ khóa: Điều khiển tối ưu, Điều khiển nơ ron, Phương tiện ngầm.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, tàu ngầm và phương tiện ngầm được phát triển rộng rãi nhằm
phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó có việc thăm dò và khai thác tài
nguyên nằm trong lòng biển. Các phương tiện ngầm này thường được điều khiển
từ xa, làm những công việc ở độ sâu mà con người thường khó thực hiện được.
Trong lĩnh vực quân sự, hải quân các nước phát triển phương tiện chiến đấu và
phục vụ theo hướng thay thế các hệ thống có người lái (điều khiển trực tiếp) bằng
các hệ thống điều khiển từ xa hoặc tự hành. Điều này đảm bảo an toàn cho kíp
nhân viên vận hành, tinh giảm được quân số đồng thời lại nâng cao hiệu quả chiến
đấu. Điều khiển phương tiện ngầm là một thách thức lớn đối với các kỹ sư điều
khiển bởi vì bản chất phi tuyến hỗn hợp của chính phương tiện ngầm và môi
trường mà nó hoạt động. Các phương pháp điều khiển thông thường như bộ điều
khiển kiểu tỷ lệ - tích phân- vi phân (PID) không thể cho ra kết quả thỏa mãn
[7,8]. Vì vậy, các hệ thống điều khiển chất lượng cao cho phương tiện ngầm cần
phải có khả năng học và cập nhật sự biến thiên của các hệ số thủy động học và
động học của tàu ngầm để đạt được chất lượng điều khiển mong muốn.
Polycarpou [5] đã đề xuất phương pháp điều khiển thích nghi dùng mạng nơ-
ron cho lớp các hệ thống phi tuyến phản hồi chặt (strict-feedback nonlinear
systems), trong đó các hàm độ lợi điều khiển đã được biết chính xác. Zhang và các
cộng sự [6] đã mở rộng kết quả nghiên cứu trên thành các hệ thống phi tuyến phản
hồi chặt tổng quát với giả thiết các hàm độ lợi điều khiển không được biết, các tác
giả đã sử dụng thuật toán lan truyền ngược để điều chỉnh các hàm trọng lượng của
mạng nơ-ron. Trong [3], tác giả đã đề xuất một bộ điều khiển (BĐK) nơ-ron thích
nghi tự động giữ hướng tàu và điều khiển tàu theo quỹ đạo dựa trên BĐK đề xuất
trong [8] bằng một số cải tiến và nâng cấp. BĐK nơ-ron này có khả năng huấn
luyện trực tuyến và không cần đến giai đoạn huấn luyện để tìm các hàm trọng
lượng của mạng từ trước. Ngoài ra, hai thông số của BĐK là bước học (learning
rate) và số lần huấn luyện trong một chu trình (number of iterations) được tự động
cập nhật đồng thời. Trong bài báo này, chúng tôi mở rộng kết quả nghiên cứu trong
[3] để ứng dụng trong thiết kế BĐK hướng và độ sâu có xét đến sự ảnh hưởng của
nhiễu thiết bị đo và dòng chảy ngầm ảnh hưởng đến chuyển động của phương tiện.
Kết quả mô phỏng là cơ sở cho việc nghiên cứu, học tập nâng cao chất lượng điều
khiển và thử nghiệm.
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay
P. V. Phúc, T. D. Trung. N. Q. Vịnh, “Điều khiển hướng đi ứng dụng mạng nơ ron.” 16
2. PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG PHƯƠNG TIỆN NGẦM
Phương trình động học phương tiện ngầm được mô tả: ( )J (1)
trong đó, ( )J là ma trận chuyển tọa độ [1,9].
Phương tiện ngầm được điều khiển bởi hai bánh lái trong mặt phẳng ngang, hai
bánh lái theo mặt phẳng đứng và hai vây điều khiển giảm lắc quanh trục
b
X . Giả
thiết chuyển động phương tiện ngầm ở độ sâu lớn nên chỉ xét đến sự ảnh hưởng
của dòng chảy, bỏ qua sự ảnh hưởng của sóng và gió.
Vị trí và góc định hướng của phương tiện ngầm [ , , , , , ]Tx y z được mô tả
tương đối trong hệ tọa độ cố định tâm trái đất OXYZ, vận tốc tuyến tính và vận tốc
góc [ , , , , , ]Tu v w p q r được mô tả trong hệ tọa độ gắn liền
b b b b
C X Y Z có tâm trùng
với tâm nổi
b
C (hình 1).
Hình 1. Các hệ tọa độ tham chiếu chuyển động của phương tiện ngầm.
Khi xét đến sự ảnh hưởng của vận tốc dòng chảy tác động lên phương tiện ngầm,
phương trình chuyển động của phương tiện ngầm sẽ là (Sorensen, 2005a) [9].
( ) ( ( ) ( ) ) ( ) ( ) ( )
RB A A td td RB td td td td
M M C C D L g
(2)
trong đó,
RB
M là ma trận quán tính;
RB
C là ma trận hướng tâm Coriolis; , ( )
A A td
M C
là ma trận quán tính và ma trận hướng tâm Coriolis khối nước kèm; ( )
td
D là ma
trận lực và mô men thủy động; ( )g là véc tơ lực và mô men phục hồi; ( )
td
L là
ma trận lực và mô men của bánh lái; bl cvit là lực và mô men của bánh lái,
vây và chân vịt; Ttd c td td tdu v w p q r ; [ , , , 0, 0,0]
T
c c c c
u v w là
vận tốc dòng chảy đối với hệ tọa độ gắn liền.
Giả thiết vận tốc chuyển động thẳng của phương tiện ngầm luôn là hằng số
0u u , từ (2) ta có hệ phương trình chuyển động phương tiện ngầm là [2, 4]:
2
| | 0 0 0
2
| | 0 0
2
0
0
( ) ( | | ) ( )
( ) ( ) ( | | ) ( )
( )
( ) ( ) ( )
h
s
vay
v g v v td uv td g ur uu h
w g q w w td uw td g uq uu s
xx p g uu vay
g w yy q g uw
m Y v mx r Y v Y u v my r Y u r Y u
m Z w mx Z q Z w Z u w mz q Z u q Z u
I K p z W K u
mx M w I M q mz q M u
2
0 0
2
0 0 0
( ) ( ) ( )
s
h
td uq uu s
g v zz r g uv td ur uu h
w M u q BGW M u
mx N v I N r my r N u v N u r N u
(3)
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 17
0
0
0 0
cos cos (cos sin sin sin cos ) (cos sin cos sin sin )
sin cos (sin sin sin cos cos ) (sin sin cos cos sin )
sin (cos sin ) cos cos
tan sin tan cos
cos sin
x u v w
y u v w
z u v w
p q r
q r
sin sec cos secq r
(4)
Từ các phương trình (3) và (4) sử dụng phương pháp hạn chế theo các mặt
phẳng có thể xây dựng được phương trình chuyển động riêng cho kênh điều khiển
theo hướng và theo độ sâu [4].
3. MÔ HÌNH BỘ ĐIỀU KHIỂN NƠ RON THÍCH NGHI TRỰC TIẾP
Xây dựng bộ điều khiển nơ ron thích nghi trực tiếp (DAFNOC) với tín hiệu vào
điều khiển là các góc quay bánh lái hướng, sâu
T
h s , ngõ ra là góc hướng,
độ sâu
T
z .
Hình 2. Sơ đồ bộ điều khiển nơ ron thích nghi trực tiếp.
Sơ đồ giải thuật DAFNOC được thực hiện theo các bước sau [3g]:
Bước 1: Chọn độ lợi hồi tiếp và bộ quan sát:
0
45 3150
T
h
K ; 480 450T
ch
K ;
0
15 580
T
s
K ; 130 580T
cs
K .
Bíc 2: C¸c th«ng sè cña thµnh phÇn khö sai sè m« h×nh ®îc chän
20 /180
h
pi ; 0.08
s
pi ; 0.0025
h
; 0.06
s
. C¸c hÖ sè cña luËt thÝch
nghi ®îc chän 8
h
pi ; 0.5
s
pi . Bé läc 1( )L s ®îc chän 1( ) 1 / ( 1)L s s .
Bíc 3: X©y dùng bé quan s¸t x¸c ®Þnh vector sai sè íc lîng eˆ .
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay
P. V. Phúc, T. D. Trung. N. Q. Vịnh, “Điều khiển hướng đi ứng dụng mạng nơ ron.” 18
Bíc 4: X©y dùng c¸c luËt vµ tÝnh c¸c vÐc t¬ c¬ së ˆ( )k e víi ®Ò xuÊt cè ®Þnh c¸c
th«ng sè cña hµm liªn thuéc. VÐc t¬ c¬ së dïng chung cho c¸c kªnh ®iÒu khiÓn.
Bíc 5: Thùc hiÖn luËt ®iÒu khiÓn ˆ( )T
fk k ku e sö dông m¹ng n¬ron cã cÊu tróc
cè ®Þnh vµ luËt thÝch nghi cËp nhËt k víi k lµ c¸c thµnh phÇn theo híng, ®é s©u.
4. ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN NGẦM THEO HƯỚNG
Theo Zhang và cộng sự có thể sử dụng hàm mục tiêu cho bộ điều khiển dưới
dạng [6]:
2 2 2
1 1 1 1
1
2
d
k k k RK kE r
trong đó, RK và rk lần lượt là góc bẻ lái và tốc độ đổi hướng phương tiện ngầm tại
thời điểm k , các hằng số 1 , 1, và 1 tương ứng là hệ số tỷ lệ, hệ số phản hồi góc
bẻ lái và hệ số vi phân hướng đi. Bộ điều khiển nơ-ron được chọn là một mạng nơ-
ron nhiều lớp truyền thẳng có một lớp ẩn. Mạng gồm bốn nơ-ron lớp vào, sáu nơ-
ron lớp ẩn và một nơ-ron lớp ra tương tự như đã mô tả ở [3]. Trong đó, wij là ký
hiệu hàm trọng lượng của nơ-ron lớp ra, wjp là ký hiệu hàm trọng lượng nơ-ron lớp
ẩn. Các chỉ số p, i và j tương ứng là số lượng nơ-ron lớp vào, lớp ra và lớp ẩn. Các
tín hiệu vào của BĐK chỉ gồm sai số hướng đi của phương tiện ngầm và các giá trị
trễ của sai số này. Ký hiệu kd là hướng đi mong muốn và k là hướng đi thực tế
của phương tiện ngầm, nhiệm vụ của bộ điều khiển là tính toán góc bẻ lái phù hợp
để hàm mục tiêu (4) đạt cực tiểu bằng luật cập nhật trọng số sau:
1 1 1 1 1 1 1 1w .0jp p j j p j jO sig I O sig I
1ij 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1w . 0 .j k RK k j k RK ksig I e r e r
Chỉ số 1 biểu thị BĐK nơ-ron thứ nhất dùng cho điều khiển hướng, trong đó,
1
d
k k ke và
1
1 1 ( )
1
0 .
1 j
j j I
sig I
e
; 1 1 1 1w 0j jp p j
p
I ; 1 1ij 1ijw .wj
Hình 3. Sơ đồ mô phỏng điều khiển phương tiện ngầm theo hướng.
5. ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN NGẦM THEO ĐỘ SÂU
Tương tự (4) ta chọn hàm mục tiêu cho bộ điều khiển góc chúc ngóc như sau
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 19
2 2 2 2
2 2 1 2 2
1
w
2
d
k k k SK k kE z z k
Trong đó 2 , 2 , 2 , và k2 là hằng số;
d
kz , zk là độ sâu mong muốn và độ sâu
thực; Sk là góc bẻ của bánh lái độ sâu; wk là tốc độ theo phương đứng; và k là góc
chúi của phương tiện ngầm (được thêm vào nhằm hạn chế góc chúi trong quá trình
thay đổi độ sâu). Luật cập nhật trọng số trong trường hợp này được tính như sau [3]:
2 2 2 2 2 2 2 2w .0jp p j j p j jO sig I O sig I
2ij 2 2 2 1 2 2 2 2 2 2 2 2w . 0 .j k RK k j k SK ksig I e r e r
Chỉ số 2 trong phương trình trên biểu thị bộ điều khiển nơ-ron thứ hai dùng cho
điều khiển độ sâu, trong đó 2
d
k k ke z z .
Hình 4. Sơ đồ mô phỏng điều khiển phương tiện ngầm theo góc chúc ngóc.
6. MÔ PHỎNG, TÍNH TOÁN, THẢO LUẬN
Để kiểm nghiệm các thuật toán trên, chúng tôi sử dụng số liệu đầu vào của
phương tiện ngầm APR-2E.
Quỹ đạo mong muốn là đường thẳng nối giữa điểm ASWs chạm nước (vị trí
ban đầu) và điểm bắn đón (điểm đích) đã xác định trước khi thả ASM. Giả thiết vị
trí ban đầu ASM có tọa độ 0 0 0( , , ) (100,100,20)x y z với góc trạng thái ban đầu
0 0 0
0 0 0( (0, , ) , 18 ,3 ) , điểm đích có tọa độ 2 2 2( , , ) (1100,1100,120)x y z .
Nhiễu ngoài là ảnh hưởng của dòng chảy đại dương giả sử được xét tại thời điểm
20s: [ , , ] [4,4,0.5]T Tc c cu v w (m/s).
6.1. Điều khiển phương tiện ngầm theo hướng
Xét trong mặt phẳng ngang với giả thiết 0w p q , góc hướng nhỏ [4]. Sử
dụng bộ điều khiển DAFNOC theo hướng với các thông số thiết kế trên, đáp ứng
của phương tiện ngầm theo hướng như hình 5.
Kết quả mô phỏng điều khiển như hình 5 cho thấy khi có ảnh hưởng của dòng
chảy đại dương, các thông số của bộ điều khiển được cập nhật on-line nên góc
quay bánh lái sẽ thay đổi đảm bảo đáp ứng hệ thống ít bị tác động và nhanh chống
bám theo quỹ đạo mong muốn. Quỹ đạo của Phương tiện ngầm tại thời điểm bắt
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay
P. V. Phúc, T. D. Trung. N. Q. Vịnh, “Điều khiển hướng đi ứng dụng mạng nơ ron.” 20
đầu mô phỏng có sai lệch do góc hướng ban đầu không trùng với phương đường
ngắm vị trí ban đầu và điểm đích (LOS). Tuy nhiên do hệ thống thích nghi nhanh
nên sau một thời gian ngắn quỹ đạo của Phương tiện ngầm bám theo quỹ đạo
mong muốn.
0 10 20 30 40 50
0
10
20
30
40
50
60
G
o
c
h
u
o
n
g
[d
o
]
Huong mong muon
Huong thuc te
Huong quy dao
0 10 20 30 40 50
-40
-20
0
20
40
Thoi gian [s]
G
o
c
b
e
la
i [
d
o
]
Goc be lai banh lai huong 1
Goc be lai banh lai huong 2
0 200 400 600 800 1000 1200
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
1100
Truc X [m]
T
ru
c
Y
[m
]
Quy dao thuc
Quy dao mong muon
Hình 5. Kết quả mô phỏng điều khiển ASM theo hướng.
6.2. Điều khiển phương tiện ngầm theo góc chúc ngóc
Điều khiển theo góc chúc ngóc với tín hiệu điều khiển là góc bẻ lái su gồm
hai bánh lái 1 2,s s được giả thiết là quay theo cặp, nghĩa là 1 2s s . Sơ đồ mô
phỏng theo phương trình động học với tham số mô phỏng của tên lửa chống ngầm
APR-2E và ngõ ra hệ thống là góc chúc ngóc được tính toán từ hệ thống dẫn
đường.
Hình 6. Kết quả mô phỏng điều khiển ASM theo góc chúc ngóc.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 21
Ứng dụng bộ điều khiển DAFNOC mô phỏng điều khiển Phương tiện ngầm
theo góc chúc ngóc cho kết quả như hình 6. Từ kết quả mô phỏng cho thấy tại thời
điểm bắt đầu mô phỏng, góc chúc ngóc Phương tiện ngầm không trùng với góc
chúc ngóc mong muốn nên có sai số quỹ đạo, tuy nhiên quỹ đạo của hệ thống
nhanh chống đáp ứng theo quỹ đạo mong muốn. Hệ thống có khả năng thích nghi
tốt trong điều kiện có ảnh hưởng của dòng chảy đại dương.
7. KẾT LUẬN
Bài báo đã trình bầy hệ phương trình chuyển động của phương tiện ngầm được
điều khiển bởi hai bánh lái hướng, hai bánh lái sâu trong 6 bậc tự do, có xét đến sự
ảnh hưởng của dòng chảy và nhiễu đo.
Bài báo đã trình bầy về một ứng dụng mạng nơ ron thích nghi sử dụng các
thông số hàm liên thuộc, cấu trúc mạng cố định để mô phỏng điều khiển đơn kênh
theo hướng, theo độ sâu và phân tích khả năng thích nghi của hệ thống đối với sự
ảnh hưởng của dòng chảy, nhiễu thiết bị đo.
Từ kết quả mô phỏng cho thấy rõ khả năng thích nghi của bộ điều khiển đề xuất
với đối tượng điều khiển cũng như thay đổi môi trường và yếu tố ảnh hưởng gây ra
trong hệ thống.
Bộ điều khiển nơ ron thích nghi này có thể áp dụng cho các phương tiện ngầm
nói chung, ngư lôi nói riêng cũng như các nhiệm vụ điều khiển phức tạp hơn.
Tiếp theo, nhóm tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu trong các điều kiện đa dạng
hơn, nhiệm vụ điều khiển khó hơn và phân tích kỹ khả năng thích nghi của bộ điều
khiển nhằm nâng cao chất lượng điều khiển cũng như chứng minh tính ổn định của
toàn bộ hệ thống hướng tới xây dựng bộ điều khiển cho toàn bộ chức năng chuyển
động của phương tiện ngầm. Sau các thí nghiệm khảo sát, đánh giá, mô phỏng trên
máy tính, việc tiến hành thực nghiệm trên mô hình phương tiện ngầm là cần thiết
trước khi ứng dụng bộ điều khiển vào thực tế./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Thor I. Fossen, “Guidance and Control of Ocean Vehicles”, John Wiley and
Sons, Ltd. 1994.
[2]. Thor I. Fossen, “Maritime Control Systems - Guidance, Navigation and
Control of Ships”, Rigs and Underwater Vehicles, Marine Cybernetics,
Trondheim, Norway, ISBN 82-92356-00-2, 2002.
[3]. Nguyễn Quang Vịnh, Trương Duy Trung “Guidance, navigation and
control of Autonomous underwater vehicle”. International Symposium on
Electrical-Electronics, p 44-49, 2013.
[4]. J. Q. Gong, , “Neural network adaptive robust control of nonlinear systems
in semi-strict feedback form”, Automatica, vol. 37, pp. 1149-1160, 2001.
[5]. M. M. Polycarpou, “Stable adaptive neural control scheme for nonlinear
systems”, IEEE Trans. on Automatic Control, vol. 41, no. 3, pp. 447-451,
1996.
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay
P. V. Phúc, T. D. Trung. N. Q. Vịnh, “Điều khiển hướng đi ứng dụng mạng nơ ron.” 22
[6]. Zhang, Y., Hearn, G.E. and Sen, P. “Neural network approaches to a class of
ship control problems”, Part I, II. Eleventh Ship Control Systems Symposium.
Vol. 1 (Edited by P. A. Wilson), 1997.
[7]. T. Zhang, S. S. Ge, and C. C. Hang, “Adaptive neural network control
for strict-feedback nonlinear systems using backstepping design”, Automatica,
vol. 36, pp. 1835-1846, 2000.
[8]. R.D. Brandt and F. Lin. “Adaptive interaction and its application to neural
networks”, Elsevier, Information Science 121, pp. 201-215, 1999.
[9]. T.I. Fossen and A. Ross, “Chapter 2 Nonlinear Modelling, Indentification and
Control of UUVs”. Advances in Unmanned Marine Vehicles. The Institution
of Electrical Engineers Steevnage, Herts, UK. 2006.
ABSTRACT
CONTROL OF THE MOTION ORIENTATION AND THE DEPTH OF
UNDERWATER VEHICLES BY USE OF THE NEURAL NETWORK
In this paper an application of the direct feedback neural controller in
control of the orientation and the depth of underwater vehicles is presented.
The experiments simulated on computers are done to prove the effectiveness,
the feasibility of the proposed algorithm of the neural controller under
different actions such as the noise in the measuring devices, the influence of
the flow to the motion of underwater vehicles.
Keywords: Optimal control, Neural control, Underwater vehicle.
Nhận bài ngày 15 tháng 6 năm 2016
Hoàn thiện ngày 20 tháng 8 năm 2016
Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 9 năm 2016
Địa chỉ: 1Viện Tên lửa, Viện KHCNQS;
2Trường Trung cấp kỹ thuật hải quân/ Quân chủng Hải quân.
* Email : vinhquang2808@gmail.com.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02_phuc_7343_2150193.pdf