Tài liệu Điều khiển bám quỹ đạo cho đầu công tác tay máy 6 bậc tự do: Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
T. T. Tiến, P. M. Tân, , “Điều khiển bám quỹ đạo cho đầu công tác tay máy 6 bậc tự do.” 44
ĐIỀU KHIỂN BÁM QUỸ ĐẠO CHO
ĐẦU CÔNG TÁC TAY MÁY 6 BẬC TỰ DO
Trần Tân Tiến*, Phạm Minh Tân, Trần Trung Kiên,
Đặng Nam Kiên, Nguyễn Duy Trung
Tóm tắt: Tay máy ngày càng được ứng dụng rộng rãi với yêu cầu ngày càng cao
về độ chính xác. Trong những bài toán thực tế, không chỉ yêu cầu tay máy di chuyển
chính xác về tọa độ vị trí (di chuyển điểm-điểm như bài toán gắp nhả và di chuyển
sản phẩm không có vật cản) trong không gian, mà còn yêu cầu đầu công tác của tay
máy phải di chuyển chính xác trên cả đường quỹ đạo di chuyển liên tục trong không
gian thao tác (như bài toán sơn sản phẩm nhiều chi tiết, hàn theo đường liên tục...).
Bài viết giới thiệu một phương pháp điều khiển đầu công tác tay máy 6 bậc tự do
bám theo quỹ đạo liên tục cho trước.
Từ khóa: Tay máy 6 bậc tự do, Quỹ đạo chuyển động, Điều khiển bám.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong [1], nhóm tá...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều khiển bám quỹ đạo cho đầu công tác tay máy 6 bậc tự do, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
T. T. Tiến, P. M. Tân, , “Điều khiển bám quỹ đạo cho đầu công tác tay máy 6 bậc tự do.” 44
ĐIỀU KHIỂN BÁM QUỸ ĐẠO CHO
ĐẦU CÔNG TÁC TAY MÁY 6 BẬC TỰ DO
Trần Tân Tiến*, Phạm Minh Tân, Trần Trung Kiên,
Đặng Nam Kiên, Nguyễn Duy Trung
Tóm tắt: Tay máy ngày càng được ứng dụng rộng rãi với yêu cầu ngày càng cao
về độ chính xác. Trong những bài toán thực tế, không chỉ yêu cầu tay máy di chuyển
chính xác về tọa độ vị trí (di chuyển điểm-điểm như bài toán gắp nhả và di chuyển
sản phẩm không có vật cản) trong không gian, mà còn yêu cầu đầu công tác của tay
máy phải di chuyển chính xác trên cả đường quỹ đạo di chuyển liên tục trong không
gian thao tác (như bài toán sơn sản phẩm nhiều chi tiết, hàn theo đường liên tục...).
Bài viết giới thiệu một phương pháp điều khiển đầu công tác tay máy 6 bậc tự do
bám theo quỹ đạo liên tục cho trước.
Từ khóa: Tay máy 6 bậc tự do, Quỹ đạo chuyển động, Điều khiển bám.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong [1], nhóm tác giả đã trình bày một phương pháp giải bài toán động học cho tay
máy 6 bậc tự do (tay máy Hitachi M6100) phục vụ điều khiển đầu công tác di chuyển
chính xác các tọa độ trong không gian. Song trong thực tế có nhiều bài toán đòi hỏi đầu
công tác của tay máy không chỉ di chuyển chính xác theo tọa độ trong không gian, mà còn
phải chính xác trên cả quỹ đạo di chuyển và có thể phải tránh vật cản theo đường thẳng,
đường tròn, elip ....
Hình 1. Một số quỹ đạo di chuyển cơ bản.
Việc điều khiển bám quỹ đạo đầu công tác của tay máy nhằm đáp ứng yêu cầu trên có
thể phân chia thành 2 bài toán quan trọng là: xây dựng quỹ đạo chuyển động cho các trục
và điều khiển bám đồng thời đồng bộ chuyển động bám của các trục tay máy.
Hiện nay, có nhiều phương pháp hiện đại đã được nghiên cứu để điều khiển bám quỹ
đạo cho đầu công tác tay máy nhiều bậc tự do như: điều khiển tối ưu [4], điều khiển trượt
mờ [5], điều khiển mờ lai [6]... và tương ứng là bài toán xây dựng quỹ đạo chuyển động cho
các trục [4], [5], [7]. Các phương pháp này đều giải quyết tốt bài toán điều khiển bám với
quỹ đạo bất kỳ trong không gian làm việc của tay máy. Tuy nhiên, bài viết sau sẽ trình bày
một phương pháp giải quyết vấn đề đã nêu một cách đơn giản hơn mà vẫn đảm bảo độ chính
xác và các yêu cầu kỹ thuật đồng thời dễ dàng triển khai trong một số ứng dụng thực tế.
Trong một số ứng dụng của tay máy 6 bậc tự do như: trong hàn đường, sơn sản phẩm
nhiều chi tiết... một chu trình làm việc có thể được ghép nối từ nhiều quỹ đạo thành phần;
hay trong nhận dạng và phân loại sản phẩm, chỉ cần xây dựng đường cong chuyển động
cho đầu công tác đi qua một số điểm nhất định để tránh vật cản... Trên mỗi quỹ đạo thành
phần ấy, có thể xấp xỉ quỹ đạo chuyển động cho mỗi trục dưới dạng một đa thức bậc cao
theo thời gian. Do đó, bài toán điều khiển bám quỹ đạo đầu công tác trở thành bài toán
điều khiển bám cho mỗi trục tay máy theo phương trình chuyển động tương ứng với biến
thời gian cụ thể như sau:
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 49, 06 - 2017 45
- Trong từng chu kỳ trích mẫu để tính toán tín hiệu điều khiển, việc tính toán quỹ đạo
chuyển động được quy về tính toán trên 6 đa thức bậc cao cho 6 trục đã được xấp xỉ từ
trước.
- Việc đồng bộ chuyển động cho 6 trục được tự động thực hiện do 6 đa thức bậc cao
được tính toán trên cùng một biến thời gian.
- Chất lượng của hệ thống còn lại là phụ thuộc vào chất lượng của bộ điều khiển bám
PIV cho mỗi trục.
Việc thiết kế bộ điều khiển bám quỹ đạo cho đầu công tác của tay máy 6 bậc tự do cho
những ứng dụng như đã phân tích sẽ được trình bày ở phần sau.
2. THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN BÁM QUỸ ĐẠO
CHO ĐẦU CÔNG TÁC CỦA TAY MÁY
2.1. Xây dựng bài toán điều khiển bám quỹ đạo
Giả sử cần điều khiển đầu công tác của tay máy 6 bậc tự do di chuyển theo quỹ đạo
tròn trong không gian thao tác, sơ đồ giải pháp thực hiện như trên hình 2.
Hình 2. Sơ đồ giải pháp thực hiện.
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
T. T. Tiến, P. M. Tân, , “Điều khiển bám quỹ đạo cho đầu công tác tay máy 6 bậc tự do.” 46
Từ sơ đồ giải pháp, nhận thấy để thực hiện được yêu cầu điều khiển đầu công tác di
chuyển theo quỹ đạo liên tục trong không gian cần giải quyết được 2 bài toán cơ bản sau:
Bài toán 1: Xây dựng quỹ đạo chuyển động cho các trục.
- Xây dựng phương trình quỹ đạo chuyển động của đầu công tác theo thời gian.
- Rời rạc hóa quỹ đạo chuyển động thành nhiều điểm theo thời gian, thu được quỹ đạo
chuyển động rời rạc của đầu công tác.
- Giải bài toán động học ngược cho từng điểm rời rạc ấy, chọn nghiệm theo phương
pháp tối ưu khoảng cách dịch chuyển ta sẽ thu được quỹ đạo chuyển động rời rạc cho mỗi
trục.
- Xấp xỉ hàm cho từng trục từ chuỗi những điểm rời rạc tương ứng bằng phương pháp
bình phương tối thiểu, thu được quỹ đạo chuyển động liên tục cho mỗi trục là 1 đa thức
bậc cao theo theo thời gian, có dạng: θi = fi(t).
Tùy theo độ phức tạp của quỹ đạo cũng như yêu cầu về độ chính xác để lựa chọn bậc
của đa thức.
Trong đó:
θi: góc quay trục thứ i (i=1÷6);
fi(t): hàm xấp xỉ trục thứ i (i =1÷6)
Lời giải cụ thể cho bài toán này được trình bày trong [3].
Bài toán 2: Điều khiển bám và đồng bộ chuyển động các trục.
- Xây dựng bộ điều khiển bám cho mỗi trục (PIV), để mỗi trục chuyển động bám theo
quỹ đạo chuyển động riêng đã được lập trình ở trên.
- Đồng bộ chuyển động của các trục theo biến thời gian bằng bộ điều khiển trung tâm.
Phần sau đây sẽ trình bày một phương pháp thết kế bộ điều khiển bám quỹ đạo cho
các trục của tay máy.
2.2. Thiết kế bộ điều khiển bám cho các trục tay máy
2.2.1. Mô hình đối tượng điều khiển
Mỗi trục tay máy được điều khiển bởi một hệ truyền động, bao gồm bộ điều khiển
servo và động cơ servo (thuộc loại động cơ đồng bộ kích thích vĩnh cửu). Lựa chọn bộ
điều khiển servo hoạt động ở chế độ điều khiển mô men, mô hình đối tượng điều khiển
như hình 3 [2]:
Hình 3. Mô hình đối tượng điều khiển.
Trong đó:
+ Te
* là mô men đặt cho Bộ điều khiển servo.
+ Te là mô men điện từ. + Td là mô men tải quy về đầu trục động cơ.
+ J là mô men quán tính. + b là hệ số ma sát quay.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 49, 06 - 2017 47
+ ω là tốc độ động cơ.
2.2.2. Xây dựng thuật toán điều khiển
Từ yêu cầu đặc trưng của bài toán - yêu cầu của hệ truyền động chính xác cũng như hệ
truyền động servo, đó là: hệ thống tác động nhanh nhưng không có quá chỉnh, không dao
động trong thời kỳ quá độ. Nhóm tác giả lựa chọn bộ điều khiển PIV (bộ điều khiển PID
có thay đổi cấu trúc) để điều khiển bám quỹ đạo cho các trục tay máy (vì với yêu cầu trên
đối với hệ truyền động servo thì bộ điều khiển PIV tác động nhanh hơn nhiều bộ điều
khiển PID [3]). Cấu trúc hệ điều khiển bám cho từng trục tay máy như hình 4.
Trong đó:
- Kp, Ki, Kv là các hệ số của bộ điều khiển PIV.
- θ* và θ là giá trị đặt và giá trị phản hồi của góc quay mỗi trục.
Các tham số Kp, Ki, Kv được tính toán và xác định tối ưu theo [2].
Hình 4. Cấu trúc hệ điều khiển bám cho từng trục tay máy.
2.3. Cấu trúc bộ điều khiển bám quỹ đạo đầu công tác
Mỗi trục tay máy có một quỹ đạo chuyển động riêng và được điều khiển bám bởi một
bộ điều khiển PIV như đã thiết kế ở phần trên. Công việc còn lại của bộ điều khiển trung
tâm (bộ điều khiển bám quỹ đạo đầu công tác) là đồng bộ thời gian chuyển động cho tất cả
6 trục của tay máy, chính là biến thời gian trong đa thức xấp xỉ hàm của mỗi trục. Sơ đồ
khối bộ điều khiển bám quỹ đạo đầu công tác tay máy 6 bậc tự do như sau:
Hình 5. Sơ đồ khối bộ điều khiển bám quỹ đạo đầu công tác.
3. MÔ PHỎNG
Thực hiện mô phỏng để kiểm chứng giải pháp điều khiển bám quỹ đạo của đầu công
tác tay máy, cụ thể như sau:
BỘ
ĐIỀU
KHIỂN
TRUNG
TÂM
BỘ ĐIỀU KHIỂN TRUYỀN ĐỘNG TRỤC 1
BỘ ĐIỀU KHIỂN TRUYỀN ĐỘNG TRỤC 6
.
.
.
.
BỘ ĐIỀU KHIỂN TRUYỀN ĐỘNG TRỤC 2
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
T. T. Tiến, P. M. Tân, , “Điều khiển bám quỹ đạo cho đầu công tác tay máy 6 bậc tự do.” 48
- Quỹ đạo chuyển động của mỗi trục tay máy đã được xấp xỉ thành 1 đa thức bậc cao
theo thời gian t, biến thời gian này là chung cho cả 6 trục tay máy và được xây dựng dựa
trên cơ sở số điểm rời rạc và tổng thời gian yêu cầu để tay máy di chuyển hết quỹ đạo.
- Mô phỏng bộ điều khiển bám PIV cho mỗi trục tay máy theo thời gian t.
- Thu được kết quả đầu ra của bộ điều khiển bám PIV chính là góc quay của từng trục.
- Theo bước tính của biến thời gian t, tiếp tục giải bải toán động học thuận cho từng
điểm ta được quỹ đạo chuyển động của đầu công tác thực tế (sau điều khiển).
Chiếu quỹ đạo chuyển động thực tế ấy nên các mặt phẳng tọa độ để quan sát sai số của
bài toán điều khiển.
3.1. Số liệu đầu vào
- Mô phỏng hệ thống sử dụng Matlab & Simulink với bộ tham số thực tế của tay máy
6 bậc tự do Hitachi M6100 như sau:
Bảng 1. Bảng tham số động học của tay máy M6100.
TT θ d (m) a (m) α (0) θ0(
0)
1 q1 0.78 0 90
0 0
2 q2 0 0.7 0 90
0
3 q3 0 0.075 90
0 0
4 q4 0.95 0 -90
0 0
5 q5 0 0 90
0 0
6 q6 0.35 0 0 0
Trong đó: + qi là biến góc quay của trục thứ i (i = 1÷6).
+ d, a, α, θ0 là các tham số động học của tay máy.
Bảng 2. Bảng tham số truyền động của tay máy M6100.
TT θ
P
(W)
G
Jdc
(kg.m2)
Jd
(kg.m2)
Tmax
(Nm)
Tpulse
(Nm)
Km
(Nm/V)
1 q1 280 100 0,32.10
-4 49,08.10-4 1,32 3,96 0,144
2 q2 540 132 1,93.10
-4 19,14.10-4 1,91 5,73 0,207
3 q3 540 132 1,93.10
-4 10,99.10-4 1,91 5,73 0,207
4 q4 130 53 0,19.10
-4 4,2.10-4 0,69 2,07 0,573
5 q5 130 60 0,19.10
-4 4,8.10-4 0,69 2,07 0,573
6 q6 90 50 0,12.10
-4 3,4.10-4 0,48 1,44 0,396
Trong đó:
+ P là công suất động cơ. + G là tỉ số truyền hộp số.
+ Jdc là mô men quán tính động cơ. + Jd là mô men quán tính tải.
+ Tmax là mô men tối đa của động cơ. + Tpulse là mô men quá tải ngắn hạn.
+ Km là hệ số khuếch đại khâu điều chỉnh mô men.
- Mô phỏng với hệ số ma sát tải b = 10-3 Nm/(rad/s) và tải thay đổi đột ngột có giá trị Td
= 100% tải tác động đồng thời vào các động cơ của mỗi trục tay máy tại thời điểm t = 2s.
- Mô phỏng quỹ đạo chuyển động của tay máy là đường tròn trên mặt phẳng song song
với mặt phẳng YOZ có bán kính R = 100mm và tọa độ tâm là (1335,0,1573) trong hệ trục
tọa độ gốc của tay máy.
Phương trình quỹ đạo chuyển động:
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 49, 06 - 2017 49
Trong đó: (Ex, Ey, Ez) là tọa độ đầu công tác tay máy.
- Rời rạc hóa phương trình chuyển động theo thời gian, chọn góc tiếp cận của đầu
công tác vuông góc với mặt phẳng chứa quỹ đạo và hướng tiếp cận tiếp tuyến với quỹ đạo.
- Áp dụng phương pháp bình phương tối thiểu, xây dựng được các phương trình
chuyển động của các trục là các đa thức bậc 9 theo thời gian như sau:
Bảng 3. Bảng hệ số phương trình chuyển động của các trục.
a9 a8 a7 a6 a5 a4 a3 a2 a1 a0
q1 4.09E-05 -0.00174 0.03089 -0.29915 1.740681 -6.55161 17.19237 -29.9182 23.56416 -2.76358
q2 -5.47E-09 1.73E-05 -0.00065 0.009721 -0.07425 0.311144 -0.80722 1.686253 -2.38998 90.32064
q3 2.23E-08 -0.00013 0.005055 -0.07444 0.534819 -1.95266 4.09279 -8.83583 15.26582 -3.10419
q4 0.000324 -0.01376 0.251463 -2.59275 16.56381 -67.7686 176.9868 -283.647 309.8084 -365.083
q5 3.48E-08 -3.83E-05 0.001417 -0.02276 0.205482 -1.13402 3.893635 -8.04528 9.013141 1.922128
q6 -2.42E-04 1.03E-02 -0.18867 1.965938 -12.7679 53.38652 -142.956 234.8468 -213.324 261.3576
Trong đó: ai (i=0÷9) là các hệ số của đa thức bậc 9.
3.2. Kết quả mô phỏng bám quỹ đạo của các trục
Hình 6. Đồ thị bám quỹ đạo từ trục 1 đến trục 6.
0 2 4 6 8 10
-8
-6
-4
-2
0
2
4
6
8
Net dut: Dau vao; Net lien: Dau ra
Time (s)
0 2 4 6 8 10
88.8
89
89.2
89.4
89.6
89.8
90
90.2
90.4
Net dut: Dau vao; Net lien: Dau ra
Time (s)
0 2 4 6 8 10
-8
-6
-4
-2
0
2
4
6
8
Net dut: Dau vao; Net lien: Dau ra
Time (s)
0 2 4 6 8 10
-200
-150
-100
-50
0
50
100
150
200
Net dut: Dau vao; Net lien: Dau ra
Time (s)
0 2 4 6 8 10
5.99
6
6.01
6.02
6.03
6.04
6.05
6.06
6.07
6.08
Net dut: Dau vao; Net lien: Dau ra
Time (s)
0 2 4 6 8 10
179.7
179.8
179.9
180
180.1
180.2
180.3
Net dut: Dau vao; Net lien: Dau ra
Time (s)
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
T. T. Tiến, P. M. Tân, , “Điều khiển bám quỹ đạo cho đầu công tác tay máy 6 bậc tự do.” 50
Hình 7a. Đồ thị sai số bám quỹ đạo các trục 1, 2, 3 và 4.
Hình 7b. Đồ thị sai số bám quỹ đạo các trục 5 và 6.
- Nhận xét: Với cấu trúc hệ thống đã nêu khi sử dụng bộ điều khiển PIV, tất cả các
trục đã bám tốt với các quỹ đạo chuyển động phức tạp khác nhau của chúng. Kết quả cụ
thể như sau:
Bảng 4. Bảng kết quả bám quỹ đạo của các trục.
q1 q2 q3 q4 q5 q6
Sai số bám 0.0030 0.00020 0.0010 0.0010 0.0010 0.0010
Sai số khi quá độ 0.060 0.00240 0.0040 0.40 0.010 0.0020
- Sai số bám của các trục là rất tốt. Tuy nhiên, sai số khi quá độ vẫn khá lớn, đặc biệt
là ở trục 1 và trục 4 do ảnh hưởng của cơ cấu cơ khí và đặc tính chuyển động của mỗi trục,
điều này có thể cải thiện bằng các bộ tạo tín hiệu đặt dạng hình thang trong quá trình khởi
động và dừng chuyển động khi áp dụng trong thực tế.
- Sai số này cùng với sai số do phép xấp xỉ hàm bằng phương pháp bình phương tối
thiểu ở trên tạo nên sai số quỹ đạo chuyển động của đầu công tác tay máy và được thể hiện
ở phần dưới đây.
3.3. Kết quả mô phỏng bám quỹ đạo của đầu công tác của tay máy
0 2 4 6 8 10
-2
-1
0
1
2
3
4
x 10
-3
Net dut: Dau vao; Net lien: Dau ra
Time (s)
0 2 4 6 8 10
-0.3
-0.2
-0.1
0
0.1
0.2
0.3
0.4
Net dut: Dau vao; Net lien: Dau ra
Time (s)
0 2 4 6 8 10
-0.06
-0.04
-0.02
0
0.02
0.04
0.06
Net dut: Dau vao; Net lien: Dau ra
Time (s)
0 1 2 3 4 5 6 7
-5
0
5
10
15
20
25
x 10
-4
Net dut: Dau vao; Net lien: Dau ra
Time (s)
0 2 4 6 8 10
-5
0
5
10
15
20
25
x 10
-3
Net dut: Dau vao; Net lien: Dau ra
Time (s)
0 2 4 6 8 10
-3
-2
-1
0
1
2
3
x 10
-3
Net dut: Dau vao; Net lien: Dau ra
Time (s)
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 49, 06 - 2017 51
Từ kết quả bám quỹ đạo của từng trục, giải bài toán động học thuận để xây dựng quỹ
đạo chuyển động của đầu công tác tay máy sau khi xấp xỉ hàm và điều khiển bám theo quỹ
đạo đã xấp xỉ. Chiếu quỹ đạo chuyển động lên các mặt phẳng công tác để xác định sai số
quỹ đạo.
Hình 8. Hình chiếu quỹ đạo chuyển động lên mp(YOZ), mp(XOY), mp(XOZ).
Nhận xét:
- Sai số lớn nhất trong quá trình bám quỹ đạo: 0.01mm.
- Sai số lớn nhất trong thời kỳ quá độ và khi có nhiễu tải: 0.015mm.
- Sai số lớn nhất khi có mô men tải tác động vào tất cả các trục: 0.025mm.
4. KẾT LUẬN
Bài viết đã đưa ra một giải pháp cho bài toán điều khiển tay máy 6 bậc tự do di chuyển
theo quỹ đạo liên tục cho trước trong không gian. Với kết quả mô phỏng ở trên đã chứng
minh giải pháp đưa ra để điều khiển đầu công tác bám theo quỹ đạo liên tục trong không
gian là đúng đắn, có thể áp dụng tốt cho các ứng dụng thực tế.
Nội dung trình bày trên nằm trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện
KH&CN quân sự “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo hệ thống nhúng chuyên dụng điều khiển cơ
cấu tay máy 6 trục tự do định hướng ứng dụng trong dây chuyền sản xuất”. Các kết quả
trình bày ở trên đã được cài đặt và chạy thử nghiệm ổn định trên tay máy Hitachi M6100.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Trung Kiên, Đặng Nam Kiên, Vũ Đức Tuấn, Nguyễn Duy Trung, “Giải bài
toán động học cho robot 6 bậc tự do Hitachi M6100 bằng phương pháp phân đoạn,”
TC. Nghiên cứu KHCNQS, số Đặc san (04-2014), tr. 63-69.
[2]. Phạm Minh Tân, “Nghiên cứu bộ điều khiển truyền động Delta cho động cơ đồng
bộ 3 pha và ứng dụng để thiết kế chế tạo hệ điều khiển bám,” Luận văn tốt nghiệp
cao học – Học Viện Kỹ thuật quân sự (2013), tr. 55-60.
[3]. Kaiser D, Fundamentals of Servo Motion Control, Parker Compumotor, (2007).
[4]. Ferenc Lombai, Gábor Szederkenyi, “Trajectory tracking control of a 6 degree-of-
freedom robot arm using nonlinear optimization,” IEEE (2008).
[5]. S.Yauldegar, Hootan Ghiasi, Mohammad Hadi Mazloom, Amirzubir Sahamijoo,
Mohammad Reza Avazpour, Farzin Piltan, “Trajectory Tracking Control of Multi
Degrees of Freedom Joints: Robust Fuzzy Logic-Based Sliding Mode Approach,”
International Journal of Control and Automation, Vol. 7, No. 12 (2014), pp. 323-338
[6]. Himanshu Chaudhary, Vikas Panwar, N. Sukavanam, and Rajendra Prasad, “ANFIS
PD+I Based Hybrid Force/ Position Control of an Industrial Robot Manipulator,”
International Journal of Materials, Mechanics and Manufacturing, Vol. 2, No. 2,
May 2014
[7]. Yavuz Sarı, “Performance Evaluation of the Various Training Algorithms and Network
Topologies in a Neural-network-based Inverse Kinematics Solution for Robots,”
Hình chiếu quỹ đạo tròn
và đầu công tác
Hình chiếu quỹ
đạo tròn
Hình chiếu quỹ đạo
đầu công tác
Hình chiếu quỹ
đạo tròn
Hình chiếu quỹ đạo
đầu công tác
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
T. T. Tiến, P. M. Tân, , “Điều khiển bám quỹ đạo cho đầu công tác tay máy 6 bậc tự do.” 52
International Journal of Advanced Robotic Systems (2014).
ABSTRACT
TRAJECTORY TRACKING CONTROL OF A 6-DOF MANIPULATOR
6-DOF manipulator is becoming more and more popular with requiring a
higher accuracy. The accuracy is required not only in a point but also in a
trajectory. A trajectory tracking control method of a 6-dof manipulator is
presented in this paper.
Keywords: 6-dof manipulator, Trajectory, Tracking control.
Nhận bài ngày 18 tháng 01 năm 2017
Hoàn thiện ngày 16 tháng 6 năm 2017
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 6 năm 2017
Địa chỉ: Viện Tự động hóa KTQS, Viện KH&CN quân sự.
*Email: trantien315@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 06_tien_4207_2151691.pdf