Tài liệu Điều chế vật liệu xúc tác quang BiVO4 bằng phương pháp thủy nhiệt - Lê Quỳnh Như: Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 24, Số 1/2019
ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU XÚC TÁC QUANG BiVO4
BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY NHIỆT
Đến tòa soạn 4-7-2018
Lê Quỳnh Như, Nguyễn Thị Diệu Cẩm
Trường Đại học Quy Nhơn, Bình Định
Nguyễn Thị Phương Lệ Chi
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
SUMMARY
SYNTHESIS OF BiVO4 PHOTOCATALYST BY HYDROTHERMAL METHOD
The BiVO4 photocatalyst was fabricated through a facile hydrothermal method by using Bismuth
nitrate pentahydrate (Bi(NO3)3·5H2O) and ammonium metavanadate (NH 4VO3) as the vanadium and
bismuth sources. The bitmut octovanađat photocatalyst was prepared with the ratio between bismuth
nitrate pentahydrate mass and ammonium metavanadate was 1:1, in the conditions of 2M nitrite acid
aqueous at pH 9. The photocatalytic performance of synthesized BiVO4 material was evaluated by the
degradation of rhodamine B (RhB) under visible light. Results show that the obtained photocatalyts can
significantly enhance...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều chế vật liệu xúc tác quang BiVO4 bằng phương pháp thủy nhiệt - Lê Quỳnh Như, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 24, Số 1/2019
ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU XÚC TÁC QUANG BiVO4
BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY NHIỆT
Đến tòa soạn 4-7-2018
Lê Quỳnh Như, Nguyễn Thị Diệu Cẩm
Trường Đại học Quy Nhơn, Bình Định
Nguyễn Thị Phương Lệ Chi
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
SUMMARY
SYNTHESIS OF BiVO4 PHOTOCATALYST BY HYDROTHERMAL METHOD
The BiVO4 photocatalyst was fabricated through a facile hydrothermal method by using Bismuth
nitrate pentahydrate (Bi(NO3)3·5H2O) and ammonium metavanadate (NH 4VO3) as the vanadium and
bismuth sources. The bitmut octovanađat photocatalyst was prepared with the ratio between bismuth
nitrate pentahydrate mass and ammonium metavanadate was 1:1, in the conditions of 2M nitrite acid
aqueous at pH 9. The photocatalytic performance of synthesized BiVO4 material was evaluated by the
degradation of rhodamine B (RhB) under visible light. Results show that the obtained photocatalyts can
significantly enhance photocatalytic activity in comparison with other methods. This work may be
useful for a facile way to synthesize the highly efficient photocatalytic systems for application in
environmental treatment.
Keywords: Bismuth vanadate, hydrothermal method, photocatalytic activity, rhodamine B, visible light.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những thập kỉ qua, nhiều chất xúc tác
như TiO2, ZnO, Ta2O5, đã được quan tâm
nghiên cứu [1 - 4]. Trong đó, TiO2 là một
trong số các chất xúc tác quang được nghiên
cứu và ứng dụng rộng rãi nhất do tính ổn định,
không độc và giá thành thấp. Tuy nhiên, nhược
điểm của TiO2 là chỉ thể hiện hoạt tính xúc tác
dưới tác dụng của bức xạ UV do có năng lượng
vùng cấm khoảng 3,2 eV [2, 5 ]. Điều này hạn
chế khả năng ứng dụng của TiO2 trong vùng
ánh sáng khả kiến hoặc ánh sáng mặt trời. Gần
đây, bitmut octovanađat (BiVO4) được biết đến
như một ứng viên tiềm năng do có tính chất
quang xúc tác trong vùng ánh sáng nhìn thấy,
và được kỳ vọng sẽ là một trong những chất có
thể thay thế TiO2 [6 -8]. BiVO4 có hoạt tính
quang xúc tác cao thường được tổng hợp bằng
nhiều phương pháp như: phương pháp sol gel,
thủy nhiệt, đốt cháy và phương pháp đồng kết
tủa [6, 7]. Một trong những phương pháp được
đề xuất sử dụng để tổng hợp BiVO4 là phương
pháp thủy nhiệt [8]. Điều này bắt nguồn từ
thực tế, kỹ thuật thủy nhiệt có một số điểm
thuận lợi hơn các phương pháp khác, chẳng
hạn như tiết kiệm năng lượng, chi phí thấp, tốc
độ của phản ứng cao, quy trình đơn giản, thân
thiện với môi trường. Đặc biệt, phương pháp
này cho phép điều khiển cấu trúc, vi cấu trúc
của vật liệu như mong muốn bằng cách kiểm
soát các thông số thủy nhiệt. Hoạt tính quang
xúc tác phụ thuộc rất nhiều vào tinh thể, kích
thước hạt và hình thái của các mẫu, điều này là
một lợi thế đặc trưng quan trọng của phương
pháp thủy nhiệt. Tuy nhiên, vấn đề tổng hợp
vật liệu xúc tác quang BiVO4, chưa có quy
trình thủy nhiệt nào được kết luận là tối ưu. Do
vậy, trong nghiên cứu này, BiVO4 được điều
56
chế từ Bi(NO3)3 và NH4VO3 bằng phương
pháp thủy nhiệt có hoạt tính quang xúc tác cao
trong vùng ánh sáng nhìn thấy nhằm ứng dụng
để xử lý các chất hữu cơ ô nhiễm trong môi
trường.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Hóa chất và thiết bị
Các hóa chất sử dụng tổng hợp vật liệu:
Bi(NO3)3.5H2O; NH4VO3; NH3; C2H5OH;
HNO3 lỏng; rhodamin B (Trung Quốc)
Khảo sát hình ảnh bề mặt bằng phương pháp
hiển vi điện tử quét (JEOL JSM-6500F).
Thành phần pha được xác định bằng phương
pháp nhiễu xạ tia X (D8-Advance 5005). Khả
năng hấp thụ ánh sáng của xúc tác được đặc
trưng bằng phổ hấp thụ UV-Vis (3101PC
Shimadzu). Thành phần các nguyên tố có mặt
trong mẫu xúc tác được xác định bằng phương
pháp phổ tán xạ năng lượng tia X (Hitachi S-
4700 High Resolution). Nồng độ rhodamin B
được xác định bằng phương pháp trắc quang ở
bước sóng 553 nm (UV 1800, Shimadzu).
2.2. Tổng hợp vật liệu BiVO4
Cho 5 mmol Bi(NO3)3.5H2O tan hoàn toàn
trong 10 mL axit nitric. Đồng thời lấy 5 mmol
NH4VO3 hòa tan trong 60 mL nước nóng
(khoảng 80 oC) và khuấy liên tục. Trộn hai
dung dịch trên, siêu âm trong 20 phút, khuấy
liên tục trong 30 phút thu hỗn hợp nhão màu
vàng, sau đó điều chỉnh đến pH 9 bằng dung
dịch NH3. Hỗn hợp bột nhão tiếp tục được
khuấy liên tục trong 2 giờ ở điều kiện phòng,
đem thủy nhiệt trong bình Teflon, quá trình
thủy nhiệt được duy trì ở 140 oC trong 20 giờ.
Mẫu thu được đem ly tâm, rửa bằng etanol và
nước khử ion, sấy khô trong không khí ở 60 ℃
trong 12 giờ, nung ở nhiệt độ 600 oC trong 2
giờ với tốc độ gia nhiệt 5 oC/phút thu được vật
liệu BiVO4 [8].
2.3. Khảo sát hoạt tính quang xúc tác
Lấy 0,1 g BiVO4 và 200 mL dung dịch
rohdamin B 10 mg/L vào cốc thủy tinh 500
mL. Dùng giấy bạc bọc kín cốc, khuấy đều
trên máy khuấy từ trong 30 phút, sau đó chiếu
xạ bằng đèn sợi đốt (220V - 60W). Sau thời
gian nhất định, đem ly tâm (tốc độ 6000
vòng/phút trong 15 phút), nồng độ rodamin B
còn lại được xác định bằng phương pháp trắc
quang ở bước sóng 553 nm.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc trưng vật liệu
Vật liệu BiVO4 điều chế, được đặc trưng bằng
phương pháp nhiễu xạ tia X. Kết quả giản đồ
nhiễu xạ tia X được trình bày ở Hình 1.
Hình 1. Giản đồ XRD của vật liệu BiVO4
Giản đồ XRD của vật liệu BiVO4 ở Hình 1 cho
thấy các đỉnh nhiễu xạ phù hợp với cấu trúc
scheelite monoclinic (s-m) của BiVO4. Giản đồ
nhiễu xạ tia X đặc trưng của vật liệu BiVO4 có
hai pic rõ nét, pic có cường độ mạnh nhất ở vị
trí 28,82o tương ứng với mặt tinh thể (112), pic
có cường độ thấp hơn ở vị trí 30,60o tương ứng
với mặt phẳng (004). Bên cạnh đó còn có sự
xuất hiện của các pic có cường độ thấp ở vị trí
34,51o; 48,43o; 54,20o và 60,21o tương ứng với
mặt phẳng (200), (024), (116), (026) (theo thẻ
chuẩn JCPDS: 75-2480) [6]. Như vậy, phương
pháp nhiễu xạ tia X đã xác nhận sự có mặt của
các pic đặc trưng ứng với cấu trúc pha tinh thể
là monoclinic- scheelite của BiVO4 được tổng
hợp bằng phương pháp thủy nhiệt.
Ảnh vi cấu trúc của BiVO4 điều chế được đặc
trưng bằng phương pháp hiển vi điện tử quét.
Kết quả được trình bày ở Hình 2.
57
Hình 2. Ảnh SEM của vật liệu BiVO4
Kết quả ảnh SEM của mẫu BiVO4 ở Hình 2
cho ta thấy vật liệu tổng hợp được gồm các quả
cầu nhỏ, kích thước các hạt kém đồng đều và
có hiện tượng các hạt co cụm lại với nhau và
bề mặt tương đối nhẵn. Điều này cho thấy, cần
có sự nghiên cứu về dung môi phân tán các
chất trong quá trình điều chế.
Để kiểm tra sự có mặt của các hợp phần có
trong mẫu vật liệu BiVO4, chúng tôi đã đặc
trưng vật liệu BiVO4 bằng phương pháp phổ
tán xạ năng lượng tia X. Kết quả được trình
bày ở Hình 3.
Hình 3. Phổ tán xạ năng lượng tia X của mẫu
BiVO4
Kết quả phổ tán xạ năng lượng tia X của mẫu
BiVO4 chỉ ra rằng, các pic đặc trưng cho Bi lần
lượt xuất hiện tại các mức năng lượng 1,91;
2,50; 2,82; 3,31; 9,70; 11,22; 13,53; 16,31
keV, các pic đặc trưng cho V lần lượt xuất hiện
tại các mức năng lượng 4,90; 5,32 keV, pic đặc
trưng cho O xuất hiện tại mức năng lượng 0,51
keV. Như vậy, bằng phương pháp phổ tán xạ
năng lượng tia X, đã chứng minh sự thành
công của phương pháp thủy nhiệt trong việc
điều chế BiVO4. Thành phần nguyên tố của
mẫu BiVO4 được xác định được trình bày ở
Bảng 1.
Bảng 1.Thành phần nguyên tố Bi, O và V của
mẫu vật liệu BiVO4 tổng hợp
Phần trăm khối
lượng (%)
Phần trăm nguyên
tử (%)
Bi V O Bi V O
BiVO4 55,4 22,07 22,51 12,60 20,58 66,82
Tổng
cộng
100 100
Kết quả dữ liệu ở Bảng 1 cho thấy, phần trăm
tỉ lệ nguyên tử giữa Bi : V : O xấp xỉ là 1: 1,6 :
4,9. Trong khi đó tỉ lệ hợp thức của Bi : V: O
trong hợp chất BiVO4 là 1: 1: 4, điều này cho
thấy có thể có sự hình thành một số hợp chất
của oxit vanađi nhưng với lượng rất nhỏ nên
các đỉnh nhiễu xạ không xuất hiện trên giản đồ
nhiễu xạ tia X. Hiện chúng tôi vẫn đang tiếp
tục nghiên cứu để làm rõ hơn những nhận định
chưa được làm sáng tỏ trong nghiên cứu này.
Để đánh giá khả năng thể hiện hoạt tính của
vật liệu quang xúc tác, một yếu tố then chốt
thường được sử dụng đó là đặc trưng độ hấp
thụ ánh sáng và năng lượng vùng cấm của vật
liệu. Phổ phản xạ khuếch tán tử ngoại khả kiến
của mẫu vật liệu BiVO4 được trình bày ở Hình
4.
Kết quả phổ UV-Vis của BiVO4 trạng thái rắn
cho thấy dải hấp thụ trải dài từ vùng tử ngoại
đến vùng ánh sáng nhìn thấy và kết thúc ở
bước sóng khoảng 600 nm. Giá trị năng lượng
vùng cấm của vật liệu BiVO4 được xác định
theo hàm Kubelka-Munk khoảng 2,19 eV
(Hình 5). Điều này cho thấy, vật liệu BiVO4 có
khả năng hấp thụ tốt ánh sáng trong vùng nhìn
thấy, hứa hẹn tiềm năng xúc tác phân hủy các
chất hữu cơ ô nhiễm trong môi trường nước
ngay trong vùng ánh sáng nhìn thấy hoặc bức
xạ mặt trời tự nhiên.
58
Hình 4. Phổ UV-Vis mẫu rắn BiVO4
Hình 5. Đồ thị sự phụ thuộc hàm Kubelka-
Munk theo năng lượng ánh sáng bị hấp thụ của
vật liệu BiVO4
3.2. Hoạt tính quang xúc tác của vật liệu
BiVO4
Để đánh giá hoạt tính quang xúc tác của vật
liệu BiVO4 tổng hợp được, chúng tôi tiến hành
khảo sát hoạt tính quang xúc tác của vật liệu
thông qua phản ứng phân hủy rhodamin B
trong dung dịch nước dưới tác dụng của bức xạ
đèn sợi đốt 60 W. Kết quả độ chuyển hóa
rhodamin B được trình bày ở Bảng 2.
Bảng 2. Độ chuyển hóa rhodamin B trên vật
liệu BiVO4.
Thời gian
(giờ) 1 2 3 4 5 6
Độ
chuyển
hóa (%)
13,10
32,57
46,40
57,42
66,54
72,70
Kết quả ở Bảng 2 cho thấy, tại thời điểm 1 giờ
độ chuyển hóa rhodamin B đạt 13,10%, tiếp tục
xử lý đến 5 giờ và 6 giờ thì độ chuyển hóa tăng
lên lần lượt là 66,54% và 72,70% và sau đó độ
chuyển hóa gần như không thay đổi. Điều này
cho thấy, vật liệu BiVO4 có khả năng hoạt
động mạnh trong vùng ánh sáng nhìn thấy và
có tiềm năng ứng dụng để xử lý các chất hữu
cơ ô nhiễm [9, 10 ]. Tuy nhiên, cần có những
nghiên cứu tiếp theo nhằm gia tăng hoạt tính
quang xúc tác của BiVO4 do có sự tái kết hợp
nhanh cặp điện tử và lỗ trống quang sinh [3, 4].
Từ kết quả trên cho thấy, hoạt tính quang xúc
tác đầy tiềm năng của vật liệu BiVO4 được điều
chế bằng phương pháp thủy nhiệt.
3.3. Cơ chế phân hủy chất hữu cơ trên vật
liệu BiVO4
Do vật liệu BiVO4 có năng lượng vùng cấm là
2,19 eV nên khi chiếu ánh sáng trong vùng nhìn
thấy thì có sự kích hoạt làm phân tách cặp điện
tử - lỗ trống trong vật liệu BiVO4, các điện tử
(điện tích âm) từ vùng hóa trị (VB) của BiVO4
sẽ nhảy lên vùng dẫn (CB) để lại các lỗ trống
khuyết điện tử (điện tích dương) ở vùng hóa
trị. Cơ chế phản ứng có thể mô tả đơn giản như
sau (Hình 6):
C (chất bán dẫn) + hν CBe
+ VBh
Do có sự phù hợp về thế giữa vùng hóa trị của
BiVO4 và thế của cặp HO•/H2O nên lỗ trống oxi
hóa H2O thành gốc HO• – được biết đến là một
tác nhân oxi hóa mạnh các chất hữu cơ ô nhiễm
thành các chất vô cơ như CO2, H2O,
2VBh H O HO H
Hình 6. Cơ chế xúc tác quang của vật liệu
BiVO4
59
4. KẾT LUẬN
Đã tổng hợp thành công vật liệu BiVO4 từ
Bi(NO3)3 và NH4VO3 bằng phương pháp thủy
nhiệt. Giá trị năng lượng vùng cấm của vật liệu
BiVO4 được xác định theo hàm Kubelka-Munk
khoảng 2,19 eV, chứng tỏ vật liệu BiVO4 có
khả năng hấp thụ tốt ánh sáng trong vùng nhìn
thấy. Hiệu suất phân hủy rhodamin B trên xúc
tác BiVO4 đạt 72,70% trong vùng ánh sáng
khả kiến sau 6 giờ xử lý. Điều này chỉ ra rằng
xúc tác BiVO4 được điều chế bằng phương pháp
thủy nhiệt có triển vọng ứng dụng để xử lý các
hợp chất hữu cơ ô nhiễm do có hoạt tính quang
xúc tác cao ngay trong vùng ánh sáng nhìn thấy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. R. Saravanan, V. K. Gupta, E. Mosquera,
F. Gracia, “Preparation and characterization of
V2O5/ZnO nanocomposite system for
photocatalytic application”, Journal of
Molecular Liquids, 198, 409-412 (2014).
2. M. Isleyen, E. S. Ilkme, G. S. Pozan Soylu,
“V2O5-TiO2 heterostructural semiconductors:
Synthesis and photocatalytic elimination of
organic contaminant”, Korean Journal of
Chemical Engineering, 34, 1786–1792
(2017).
3. X. Shi, D. Ma, Y. Ma, A. Hu, “N-doping
Ta2O5 nanoflowers with strong adsorption and
visible light photocatalytic activity for efficient
removal of methylene blue”, Journal of
Photochemistry and Photobiology A:
Chemistry, 332, 487–496 (2017).
4. J. Li, W. Dai, G. Wu, N. Guan, L. Li,
“Fabrication of Ta2O5 films on tantalum
substrate for efficient photocatalysis”,
Catalysis Communications, 65, 24–29 (2015).
5. R. Jaiswal, J. Bharambe, N. Patel, A.
Dashora, D.C. Kothari, A. Miotello, “Copper
and Nitrogen co-doped TiO2 photocatalyst with
enhanced optical absorption and catalytic
activity”, Applied Catalysis B: Environmental,
168-169, 333-341 (2015).
6. R. Sharma, Uma, S. Singh, A. Verma, M.
Khanuja, “Visible light induced bactericidal
and photocatalytic activity of hydrothermally
synthesized BiVO4 nano-octahedrals”, Journal
of Photochemistry & Photobiology B: Biology,
162, 266-272 (2016).
7. R. Huo, X. L. Yang, Y. Q. Liu, Y. H. Xu,
“Visible-light photocatalytic degradation of
glyphosate over BiVO4 prepared by different
co-precipitation methods”, Materials Research
Bulletin, 88, 56-61, (2017).
8. F. Chen, Q. Yang, Y. Wang, J. Zhao, D.
Wang, X. Li, Z. Guo, H. Wang, Y. Deng, C.
Niu, G. Zeng, “Novel ternary heterojunction
photcocatalyst of Ag nanoparticles and g-C3N4
nanosheets co-modified BiVO4 for wider
spectrum visible-light photocatalytic
degradation of refractory pollutant”, Applied
Catalysis B: Environmental, 205, 133-147,
(2017).
9. A. Malathi, J. Madhavan, M. Ashokkumar,
P. Arunachalam “A review on
BiVO4 photocatalyst: Activity enhancement
methods for solar photocatalytic applications”
Applied Catalysis A: General, 555, 47-74
(2018).
10. A. Martínez-de la Cruz, U. M. GarcíaPérez
“Photocatalytic properties of BiVO4 prepared
by the co-precipitation method: Degradation of
rhodamine B and possible reaction
mechanisms under visible irradiation”,
Materials Research Bulletin 45(2), 135-141
(2010).
11. H.M. Fan, D.J. Wang, L.L. Wang, H.Y. Li,
P. Wang, T.F. Jiang, T.F. Xie, “Hydrothermal
synthesis and photoelectric properties of
BiVO4 with different morphologies: an
efficient visible-light photocatalyst”, Appl.
Surf. Sci, 257, 7758–7762 (2011).
12. D.N. Ke, T.Y. Peng, L. Ma, P. Cai, K. Dai,
“Effects of hydrothermal temperature on the
microstructures of BiVO4 and its
photocatalytic O2 evolution activity under
visible light”, Inorg. Chem, 48, 4685–4691
(2009).
13. S.S. Dunkle, R.J. Helmich, K.S. Suslick,
“BiVO4 as a visible-light photocatalyst
prepared by ultrasonic spray pyrolysis”, J.
Phys. Chem. C, 113, 11980– 11983 (2009).
14. K. Sayama, et al, “Photoelectrochemical
decomposition of water on nanocrystalline
BiVO4 film electrodes under visible light”,
Chem Commun, 2908–2909, (2003).
15. H. Fan, T. Jiang, H. Li, D. Wang, L. Wang,
J. Zhai, et al, “Effect of BiVO4 crystalline
phases on the photoinduced carriers behavior
and photocatalytic activity”, J. Phys. Chem. C,
116, 2425–2430 (2012).
60
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 45687_144868_1_pb_2311_2221773.pdf