Tài liệu Điều chế vật liệu nano TiO2 từ quặng ilmenit bình định bằng phương pháp sunfat nhằm ứng dụng phân hủy các chất hữu cơ ô nhiễm - Nguyễn Thị Diệu Cẩm: 29
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 22, Số 3/2017
ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU NANO TiO2 TỪ QUẶNG ILMENIT BÌNH ĐỊNH
BẰNG PHƯƠNG PHÁP SUNFAT NHẰM ỨNG DỤNG PHÂN HỦY
CÁC CHẤT HỮU CƠ Ô NHIỄM
Đến tòa soạn 20-9-2016
Nguyễn Thị Diệu Cẩm, Lâm Dương Đinh, Cao Văn Hoàng
Khoa Hóa - Trường Đại học Quy Nhơn
SUMMARY
PREPARATION TITANIUM DIOXIDE NANOMATERIAL FROM BINH
DINH ILMENITE ORE BY SULFATE PROCESS AND APPLICATION FOR
DECOMPOSITION OF ORGANIC POLLUTANTS
Preparation of titanium dioxide nanomaterial from Binh Dinh illmenite using sulfuric
acid factor to decompose ore was investigated. The titanium dioxide
photocatalyst was prepared under the conditions of 90% sulfuric acid aqueous, the
ratio between ilmenite mass and sulfuric acid volume was 3:1, ore was decomposed
about 210 °C for 6 hours and calcination temperature of TiO(OH)2 was 650 oC in two
hours. The obtained TiO2 material with the present of elements such as iron and
sulfur show better photocatalytic ac...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều chế vật liệu nano TiO2 từ quặng ilmenit bình định bằng phương pháp sunfat nhằm ứng dụng phân hủy các chất hữu cơ ô nhiễm - Nguyễn Thị Diệu Cẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
29
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 22, Số 3/2017
ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU NANO TiO2 TỪ QUẶNG ILMENIT BÌNH ĐỊNH
BẰNG PHƯƠNG PHÁP SUNFAT NHẰM ỨNG DỤNG PHÂN HỦY
CÁC CHẤT HỮU CƠ Ô NHIỄM
Đến tòa soạn 20-9-2016
Nguyễn Thị Diệu Cẩm, Lâm Dương Đinh, Cao Văn Hoàng
Khoa Hóa - Trường Đại học Quy Nhơn
SUMMARY
PREPARATION TITANIUM DIOXIDE NANOMATERIAL FROM BINH
DINH ILMENITE ORE BY SULFATE PROCESS AND APPLICATION FOR
DECOMPOSITION OF ORGANIC POLLUTANTS
Preparation of titanium dioxide nanomaterial from Binh Dinh illmenite using sulfuric
acid factor to decompose ore was investigated. The titanium dioxide
photocatalyst was prepared under the conditions of 90% sulfuric acid aqueous, the
ratio between ilmenite mass and sulfuric acid volume was 3:1, ore was decomposed
about 210 °C for 6 hours and calcination temperature of TiO(OH)2 was 650 oC in two
hours. The obtained TiO2 material with the present of elements such as iron and
sulfur show better photocatalytic activity than that of a commercial TiO2 powder for
degradation of methylene blue even under ultraviolet radiation.
Keywords: Ilmenite, sulfuric acid, decompose, titanium dioxide, photocatalytic
activity.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Titan đioxit là một trong những chất
xúc tác quang bán dẫn rất hữu hiệu cho
quá trình phân hủy các chất hữu cơ ô
nhiễm bền vững trong môi trường nước
[3, 12, 14]. Vật liệu TiO2 có kích thước
nanomet dùng để làm chất xúc tác
quang thường được điều chế từ các tiền
chất ban đầu như ankoxit, muối sunfat,
muối clorua của titan nên có giá thành
khá cao [3], [5 -9]. Vì vậy, việc điều
chế TiO2 từ các nguồn khoáng tự nhiên
như quặng ilmenit sẽ làm giảm giá
thành của loại vật liệu này và cho phép
mở rộng phạm vi ứng dụng của nó, đặc
biệt là trong lĩnh vực xử lý môi trường.
Mặt khác, việc điều chế TiO2 từ quặng
ilmenit có thể giữ lại một số nguyên tố
tạp chất trong điều kiện điều chế nhất
định, điều này sẽ làm tăng hiệu quả
30
quang xúc tác của TiO2 do sự có mặt
của các nguyên tố tạp chất đã tạo ra
những khuyết tật bề mặt và trở thành
các tâm hoạt động có khả năng làm
giảm sự tái kết hợp của cặp electron và
lỗ trống quang sinh [15]. Có nhiều
phương pháp điều chế TiO2 như phương
pháp sunfat hóa, kiềm hóa, clo hóa,
florua, và mỗi phương pháp điều có
những ưu nhược điểm nhất định về khả
năng ứng dụng trong thực tiễn [1, 2, 4,
10, 13, 14].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến
hành điều chế vật liệu TiO2 từ quặng
ilmenit Bình Định bằng phương pháp
sunfat và khảo sát tiềm năng ứng dụng
của vật liệu này trong lĩnh vực xử lý các
chất hữu cơ ô nhiễm trong môi trường
nước nhằm góp phần sử dụng có hiệu
quả nguồn nguyên liệu ilmenit sẵn có ở
địa phương.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Hóa chất và thiết bị
Quặng ilmenit (Mỹ Thạnh, Phù Mỹ,
Bình Định); H2SO4 98%, phoi sắt
(Trung Quốc), cát.
Khảo sát hình ảnh bề mặt bằng phương
pháp hiển vi điện tử quét (JEOL JSM-
6500F). Thành phần pha được xác định
bằng phương pháp nhiễu xạ tia X (D8-
Advance 5005). Khả năng hấp thụ ánh
sáng của xúc tác được đặc trưng bằng
phổ hấp thụ UV-Vis (3101PC
Shimadzu). Thành phần các nguyên tố
có mặt trong mẫu xúc tác được xác định
bằng phương pháp phổ tán xạ năng
lượng tia X (Hitachi S-4700 High
Resolution). Diện tích bề mặt và phân
bố mao quản được đo bởi kỹ thuật hấp
phụ và giải hấp phụ N2 ở 77 K
(Micromeritics Tristar 300) và phương
pháp phân tích nhiệt (Shimadzu DTA –
50 H). Nồng độ xanh metylen được xác
định bằng phương pháp trắc quang ở
bước sóng 664 nm (UV 1800,
Shimadzu).
2.2. Tổng hợp vật liệu TiO2
Cho dung dịch axit sunfuric 90% vào
bình cầu và tiến hành gia nhiệt ở
khoảng 120-135 oC trên bếp cách cát,
cho từ từ quặng ilmenit vào với tỉ lệ
giữa khối lượng quặng ilmenit và thể
tích axit sunfuric là 3:1 và duy trì tốc độ
khuấy 500 vòng/phút, sau đó nhiệt độ
của hệ phản ứng được nâng lên và giữ
ổn định trong khoảng 200 – 210 oC trong
suốt quá trình phân hủy quặng.
Sản phẩm sau khi phân hủy được để
nguội tự nhiên rồi đem hoà tách bằng
dung dịch H2SO4 0,1 M trên bếp khuấy
từ gia nhiệt trong khoảng 3 giờ ở nhiệt
độ khoảng 70 oC. Để lắng hỗn hợp
khoảng 8 giờ, sau đó tách phần dung
dịch lỏng và phần bã rắn. Phần dung
dịch lọc được tiến hành tách loại sắt.
Sau đó đem thuỷ phân trên bếp khuấy
từ gia nhiệt ở nhiệt độ khoảng 90 oC
trong 3 giờ, rửa kết tủa thu được bằng
nước cất và axeton. Sau đó kết tủa được
sấy khô ở 80 oC trong 5 giờ, rồi nung ở
nhiệt độ xác định trong 2 giờ với tốc độ
gia nhiệt 5 oC/phút.
2.3. Khảo sát hoạt tính quang xúc tác
Lấy 0,1 g TiO2 và 200 mL dung dịch
xanh metylen 10 mg/L vào cốc thủy
tinh 500 mL. Dùng giấy bạc bọc kín
cốc, khuấy đều cốc trên máy khuấy từ
trong 2 giờ, sau đó chiếu xạ bằng đèn
UV. Sau thời gian nhất định, đem ly
tâm (tốc độ 6000 vòng/phút trong 15
phút), nồng độ xanh metylen còn lại
được xác định bằng phương pháp trắc
quang.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc trưng vật liệu
Kết quả đặc trưng về thành phần pha
của vật liệu TiO2 nung ở các nhiệt độ
khác nhau được trình bày ở hình 1.
31
Hình 1. Giản đồ XRD của vật liệu TiO2
a (500 oC); b (550 oC); c (600 oC); d
(650 oC) và e (700 oC)
Từ giản đồ nhiễu xạ tia X (hình 1) của các
vật liệu TiO2 lần lượt nung ở nhiệt độ 500,
550, 600, 650 và 700 oC (T500, T550,
T600, T650 và T700) cho thấy, cả 5 mẫu
T500, T550, T600, T650 và T700 đều
xuất hiện các pic tại các vị trí 2θ = 25,26o ;
37,78o; 38,56o ; 48,00o; 53,90o ; 53,92o và
62,52o đặc trưng cho cấu trúc tinh thể dạng
anatas của ứng với TiO2. Bên cạnh đó, trên
giản đồ còn có các pic đặc trưng cho cấu
trúc tinh thể dạng rutil (2θ = 27,33o), đặc
biệt mẫu T700 có phần trăm tỉ lệ rutil cao
hơn anatas. Điều này cho thấy nhiệt độ
nung đã ảnh hưởng mạnh đến thành phần
pha của TiO2. Kết hợp với việc khảo sát sơ
bộ thông qua phản ứng phân hủy xanh
metylen chúng tôi nhận thấy vật liệu T650
thể hiện hoạt tính quang xúc tác tốt hơn so
với các vật liệu còn lại nên nhiệt độ xử lý
mẫu được chọn là 650 oC.
Ảnh vi cấu trúc của vật liệu TiO2 điều chế
ở 650oC được xác định bằng phương pháp
hiển vi điện tử quét. Kết quả được trình
bày ở hình 2.
Hình 2. Ảnh SEM của vật liệu T650
Từ ảnh SEM của mẫu vật liệu T650
(hình 2) cho thấy, các hạt TiO2 có dạng
hình cầu tương đối đồng đều, có kích
thước hạt trung bình khoảng 20 nm và
khá phân tán, tách rời nhau.
Tính chất xốp và cấu trúc mao quản của
vật liệu T650 được nghiên cứu bằng
phép đo đẳng nhiệt hấp phụ và giải hấp
phụ nitơ ở 77 K. Kết quả được trình bày
ở hình 3.
Từ hình 3 cho thấy, hình dạng đường
đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ N2 ở
77 K của vật liệu T650 thuộc loại IV
theo phân loại của IUPAC, ngưng tụ
mao quản xảy ra rõ ràng ở áp suất tương
đối 0,61, đường đẳng nhiệt có một vòng
trễ kiểu H3, điều này chứng tỏ vật liệu
TiO2 điều chế ở 650 oC có cấu trúc mao
quản trung bình. Diện tích bề mặt riêng
của bột TiO2 điều chế được tính từ phép
đo là 33,1 m2/g.
Hình 3. Đường đẳng nhiệt hấp phụ-khử
hấp phụ N2 của vật liệu T650
Từ kết quả ở hình 4 cho thấy, đường
phân bố kích thước mao quản của vật
liệu T650 trải dài với nhiều pic trong
khoảng từ 5 đến 100 nm. Điều này cho
thấy vật liệu thu được có nhiều loại mao
quản có kích thước khác nhau. Pic cực
đại sắc nét ứng với đường kính mao
quản khoảng 8,5 nm, do vậy vật liệu
T650 chủ yếu gồm các mao quản trung
bình, điều này khá phù hợp với nhận
định thu được từ đường hấp phụ - giải
hấp phụ nitơ ở hình 3.
32
Hình 4. Đường phân bố kích thước mao
quản của vật liệu T650
Để kiểm tra sự có mặt của các nguyên
tố trong mẫu T650, vật liệu được đặc
trưng bằng phổ EDS. Kết quả được
trình bày ở hình 5.
Từ phổ EDS ở hình 5 chỉ ra rằng, vật
liệu TiO2 điều chế ở 650 oC bên cạnh
các nguyên tố là titan, oxi còn có một số
các nguyên tố khác như lưu huỳnh,
sắt, với hàm lượng rất nhỏ. Điều này
cho phép dự đoán vật liệu TiO2 thu
được sẽ cải thiện đáng kể hoạt tính
quang xúc tác so với vật liệu TiO2 tinh
khiết.
Hình 5. Phổ EDS của mẫu T650
Để đặc trưng cho khả năng hấp thụ bức
xạ của T650, vật liệu được đặc trưng
bằng phổ hấp thụ UV-Vis. Kết quả
được trình bày ở hình 6.
Hình 6. Phổ hấp thụ UV-VIS của vật
liệu T650
Phổ hấp thụ UV-Vis mẫu rắn của vật
liệu T650 ở hình 6 cho thấy, vật liệu
T650 có khả năng hấp thụ mạnh bức xạ
có bước sóng nằm trong vùng tử ngoại,
đặc biệt có sự có sự mở rộng nhẹ bề hấp
thụ về vùng ánh sáng khả kiến (đến 600
nm). Sở dĩ có sự mở rộng nhẹ bề hấp
thụ về vùng ánh sáng khả kiến có thể do
sự có mặt của các nguyên tố tạp chất
(Fe, S,) trong quá trình điều chế
TiO2, chúng đóng vai trò như các tác
nhân biến tính [15]. Nhận định này khá
phù hợp với dữ liệu thu được từ phổ
EDS. Những kết quả này định hướng
cho việc tận dụng các nguyên tố sẵn có
trong quặng ilmenit làm tác nhân biến
tính và tiến hành đồng thời trong quá
trình điều chế.
3.2. Hoạt tính quang xúc tác của vật
liệu T650
Để đánh giá hoạt tính quang xúc tác của
vật liệu T650 tổng hợp được, thí
nghiệm phân hủy xanh metylen trên
T650 và P25 được tiến hành. Kết quả
độ chuyển hóa xanh metylen sau các
thời gian phân hủy khác nhau được
trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Độ chuyển hóa của dung dịch
xanh metylen trên vật liệu T650
Độ chuyển hóa (%)
Thời gian
(phút) 30 60 90 120 150 180
Xúc
tác
T650 16,4 20,5 25,6 29,6 34,6 34,6
P25 9,4 12,6 16,3 21,6 26,2 26,5
Kết quả ở bảng 1 cho thấy, hoạt tính
quang xúc tác của vật liệu T650 tốt hơn
so với vật liệu P25, cụ thể tại thời điểm
30 phút, độ chuyển hóa xanh metylen
trên vật liệu T650 và P25 lần lượt là
16,4% và 9,5% và sau 180 phút độ
chuyển hóa tương ứng đạt 34,6% và
26,5%. Từ những kết quả trên cho thấy
hoạt tính quang xúc tác đầy triển vọng
của vật liệu TiO2 điều chế từ quặng
ilmenit Bình Định.
33
4. KẾT LUẬN
Đã điều chế thành công vật liệu titan
đioxit từ quặng ilmenit Bình Định bằng
phương pháp sunfat, vật liệu thu được
có kích thước hạt trung bình khoảng 20
nm, diện tích bề mặt riêng là 33,1 m2/g.
Khi xử lý mẫu ở nhiệt độ 650 oC, vật
liệu TiO2 tồn tại cả pha anatas và pha
rutil. Kết quả phổ hấp thụ UV-Vis cho
thấy, vật liệu TiO2 có khả năng hấp thụ
bức xạ có bước sóng nằm trong vùng tử
ngoại, đặc biệt có sự có sự mở rộng nhẹ
bề hấp thụ về vùng ánh sáng khả kiến
do sự có mặt của các nguyên tố tạp chất
trong quá trình điều chế. Kết quả khảo
sát sự phân hủy xanh metylen trên xúc
tác T650 cho thấy, vật liệu T650 có
hoạt tính quang xúc tác cao hơn so với
vật liệu TiO2 thương mại P25. Điều này
cho thấy tiềm năng ứng dụng phương
pháp sunfat để điều chế chất xúc tác
quang từ quặng ilmenit sẵn có ở nước ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C. Li, B. Liang, H. Song, J. Q. Xu
and X. Q. Wang, (2008) “Preparation
of porous rutile titania from ilmenite by
mechanical activation and subsequent
sulfuric acid leaching”, Microporous
Mesoporous Mater, 115, 293–300.
2. C. Sasikumar, D.S. Rao, S. Srikanth,
N.K. Mukhopadhyay and S.P.
Mehrotra, (2008) “Dissolution studies
of mechanically activated
Manavalakurichi ilmenite with HCl and
H2SO4”, Hydrometallurgy, 88 154–169.
3. D.B. Nguyen, T.D.C. Nguyen, T.P.
Dao, H.T. Tran, V.N.N. Nguyen, D.H.
Ahn, (2012) “Preparation,
characterization and evaluation of
catalytic activity of titania modified
with silver and bentonite”, Journal of
Industrial and Engineering Chemistry,
18, 1764–1767.
4. J. P. Van Dyk, N. M. Vegter and P. C
Pistorius, (2002) “Kinetics of ilmenite
dissolution in hydrochloric acid”,
Hydrometallurgy, 65, 31–36.
5. F. Ren, H. Li, Y. Wang, J. Yang,
(2015) “Enhanced photocatalytic
oxidation of propylene over V-doped
TiO2 photocatalyst: Reaction
mechanism between V5+ and single-
electron-trapped oxygen vacancy”,
Applied Catalysis B: Environmental,
176, 160-172.
6. M. Tahir, B. Tahir, (2016) “Dynamic
photocatalytic reduction of CO2 to CO
in a honeycomb monolith reactor
loaded with Cu and N doped TiO2
nanocatalysts”, Applied Surface
Science, 377, 244-252.
7. M. Tahir, N.S. Amin, (2016)
“Performance analysis of
nanostructured NiO–In2O3/TiO2
catalyst for CO2 photoreduction with H2
in a monolith photoreactor”, Chemical
Engineering Journal, 285, 635-649.
8. M. Tahir, B. Tahir, N.A.S. Amin,
(2015) “Gold-nanoparticle-modified
TiO2 nanowires for plasmon-enhanced
photocatalytic CO2 reduction with H2
under visible light irradiation”, Applied
Surface Science, 356, 1289-1299.
9. P.N. Paulino, V.M.M. Salim, N.S.
Resende, (2016) “Zn-Cu promoted TiO2
photocatalyst for CO2 reduction with
H2O under UV light”, Applied Catalysis
B: Environmental, 185, 362-370.
10. S. Athapon, T. Wirunmongkol, S.
Pavasupree and W. Pecharapaa, (2013)
“Simple hydrothermal preparation of
nanofibers from a natural ilmenite
mineral” Ceramics International, 39,
2497–2502.
11. T.D. Pham , B.K. Lee, (2015)
“Novel adsorption and photocatalytic
oxidation for removal of gaseous
toluene by V-doped TiO2/PU under
visible light”, Journal of Hazardous
Materials, 300, 493-503.
(xem tiếp tr. 21)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29371_98725_1_pb_9324_2221866.pdf