Tài liệu Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam: Hội nghị Nhóm Tư vấn Các nhà Tài trợ 2010
Hà Nội, 26/05/2010
DIỄN ĐÀN
DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM
MPI
MINISTRY OF PLANNING &
INVESTMENT
DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Hà Nội, 26/05/2010
MỤC LỤC
Chương trình Nghị sự
Chương I: Tổng quan về Môi trường Đầu tư
1.1. Cảm nhận của Hiệp hội Doanh nghiệp Trong nước & Nước ngoài
1.2. Khảo sát của JETRO về Môi trường Đầu tư ở Việt Nam
1.3. Báo cáo Năng lực Cạnh tranh của Việt Nam 2010: Một số Phát hiện Sơ bộ
& Kiến nghị Chính sách
Chương II: Cơ sở Hạ tầng
2.1. Hợp tác Công-Tư trong Phát triển Cơ sở Hạ tầng tại Việt Nam & Bình luận về
Dự thảo Quy chế Thí điểm về Hợp tác Công-Tư
2.2. Bình luận Dự thảo Thông tư Hướng dẫn Nghị định Đầu tư dưới hình thức
BOT, BTO & BT
2.3. Phát triển Sử dụng Năng lượng Hiệu quả và Năng lượng Tái tạo
Chương III: Phát triển Nguồn Nhân lực
3.1. Những Thách thức về Nguồn nhân lực và các Tác động đến tính Cạnh tranh
của Doanh nghiệp Việt Nam
3.2. Sự tham gia của Khu vực Tư nhâ...
343 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội nghị Nhóm Tư vấn Các nhà Tài trợ 2010
Hà Nội, 26/05/2010
DIỄN ĐÀN
DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM
MPI
MINISTRY OF PLANNING &
INVESTMENT
DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Hà Nội, 26/05/2010
MỤC LỤC
Chương trình Nghị sự
Chương I: Tổng quan về Môi trường Đầu tư
1.1. Cảm nhận của Hiệp hội Doanh nghiệp Trong nước & Nước ngoài
1.2. Khảo sát của JETRO về Môi trường Đầu tư ở Việt Nam
1.3. Báo cáo Năng lực Cạnh tranh của Việt Nam 2010: Một số Phát hiện Sơ bộ
& Kiến nghị Chính sách
Chương II: Cơ sở Hạ tầng
2.1. Hợp tác Công-Tư trong Phát triển Cơ sở Hạ tầng tại Việt Nam & Bình luận về
Dự thảo Quy chế Thí điểm về Hợp tác Công-Tư
2.2. Bình luận Dự thảo Thông tư Hướng dẫn Nghị định Đầu tư dưới hình thức
BOT, BTO & BT
2.3. Phát triển Sử dụng Năng lượng Hiệu quả và Năng lượng Tái tạo
Chương III: Phát triển Nguồn Nhân lực
3.1. Những Thách thức về Nguồn nhân lực và các Tác động đến tính Cạnh tranh
của Doanh nghiệp Việt Nam
3.2. Sự tham gia của Khu vực Tư nhân vào Giáo dục Đại học và Đào tạo Kỹ năng
3.3. Các Kiến nghị của Nhóm Công tác Giáo dục
Chương IV: Cải cách Hành chính/Pháp luật và Thuế
4.1. Ngân hàng
4.1.1. Báo cáo của Nhóm Công tác Ngân hàng
4.1.2. Bình luận về Dự thảo Thông tư thay thế Quyết định 493/2005 & 457/2005
4.2. Khai thác Khoáng sản
4.2.1. Báo cáo của Nhóm Khai thác Khoáng sản
4.2.1. Bình luận về Dự thảo Luật Khoáng sản sửa đổi
4.3. Thuế
4.4.1. Báo cáo của Tiểu ban Thuế
Chương V: Báo cáo của các Nhóm Công tác khác
5.1. Sản xuất & Phân phối
5.1.1. Bình luận Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư & Tóm tắt Cuộc họp
ngày 20/01/2010 với Bộ Kế hoạch Đầu tư
5.1.2. Bình luận Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp & Tóm tắt Cuộc
họp ngày 20/01/2010 và ngày 12/03/2010 với Bộ Kế hoạch Đầu tư
Chương VI: Phụ lục
6.1. Báo cáo của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam tại Hội nghị Tư vấn Các nhà
Tài trợ – tháng 12/2009
6.2. Tóm tắt Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – tháng 12/2009
HỘI NGHỊ NHÓM TƢ VẤN CÁC NHÀ TÀI TRỢ 2010
DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ SỨC CẠNH TRANH CỦA KINH TẾ VIỆT NAM
Thời gian: 7:30 - 13:30/ Thứ Tư, 26/05/2010
Địa điểm: Ks. Sheraton Hanoi, Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội
CHƢƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ
7:30 – 8:00
Đăng ký
8:00 – 8:30
Giới thiệu
Phát biểu Khai mạc
Ngài Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới
Ông Simon Andrews, Giám đốc Khu vực Tổ chức Tài chính Quốc
tế (IFC)
Phần 1: Tổng quan về Môi trƣờng Đầu tƣ
8:30 – 9:00
Cảm nhận về Môi trường Đầu tư của các Hiệp hội Doanh nghiệp
Trong nước & Nước ngoài
Điều tra về Môi trường Đầu tư của JETRO
Phần 2: Các Chủ đề Thảo luận với Chính phủ
9:00-10:00
1. Cơ sở Hạ tầng
o Hợp tác Công tư trong Phát triển Cơ sở Hạ tầng ở Việt Nam
o Phát triển Sử dụngNăng lượng Hiệu quả và Năng lượng Tái tạo
10:00 – 10:15
Giải lao
10:15 – 10:50
2. Phát triển Nguồn Nhân lực
o Những Thách thức về Nguồn nhân lực và những Tác động đến
tính Cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam
o Sự Tham gia của Khu vực Tư nhân vào Giáo dục và Đào tạo tại
Việt Nam
10:50– 11:50
3. Cải cách Hành chính/Pháp lý và Thuế
Những Cản trở Hành chính/Pháp lý đối với Doanh nghiệp
trong các ngành
o Ngân hàng
o Khai thác Khoáng sản
o Đất đai
o Thuế
11:50 – 12:00
Bế mạc
12:00 – 13:30
Tiệc trƣa
Chương I
TỔNG QUAN VỀ
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
Trang 1/3
ĐỀ XUẤT CỦA HỘI DOANH NHÂN TRẺ VIỆT NAM
Diễn văn tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam
Hà Nội, 26/5/2010
Người trình bày
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Cường
Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký
Những vấn đề Doanh nhân trẻ Việt Nam quan tâm hiện nay:
1. Thành lập tập đoàn kinh tế tư nhân
2. Tác động từ khu vực thương mại tự do Trung Quốc – Asean tới doanh nghiệp
Việt Nam
3. Những hoạt động giúp thanh niên lập thân lập nghiệp và khởi sự doanh nghiệp
Giới thiệu tóm tắt về Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam (VYEA)
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam (VYEA) là một tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện,
phi lợi nhuận, là thành viên tập thể của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam. Trải qua
hơn 17 năm hình thành và phát triển, đến nay VYEA đã có trên 8000 hội viên. Các
doanh nghiệp hội viên đang tạo việc làm cho 1,2 triệu người, tổng doanh thu hàng năm
đạt trên 20 tỷ USD, bằng 1/3 GDP của cả nước. Mạng lưới tổ chức của VYEA đã được
hình thành tại 59/63 tỉnh, thành phố và 4 ngành kinh tế.
Tại diễn đàn lần này Hội DNT Việt Nam xin được trình bày 3 vấn đề trong số các mối
quan tâm của hội viên DNT nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
1. Thành lập tập đoàn kinh tế tư nhân:
Việc hình thành tập đoàn kinh tế tư nhân là kết quả của quá trình phát triển, tích tụ và
tập trung tư bản trong kinh tế thị trường. Khi nhu cầu về chuyên môn hóa, tích tụ về
vốn, năng lực quản lý và cạnh tranh quốc tế lớn đến một mức độ nhất định, mô hình tập
đoàn kinh tế sẽ là lựa chọn tất yếu của những công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia
nhằm mục tiêu hoạt động hiệu quả hơn
Sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng của Việt Nam đòi hỏi nền kinh tế
Việt Nam phải có những tập đoàn kinh tế mạnh, giữ vai trò chủ đạo đủ sức cạnh tranh
trên trường quốc tế. Tập đoàn kinh tế tư nhân được hình thành vì nhu cầu tất yếu của quá
trình phát triển kinh tế xã hội chứ không phải là kết quả của một quyết định hành chính.
Tập đoàn kinh tế tư nhân không dựa vào cơ chế bao cấp của nhà nước mà là kết quả của
sự gắn kết quyền sở hữu và quyền sử dụng, vậy nên quá trình quản lý tương đối dễ hơn
quản lý tập đoàn kinh tế Nhà nước.
Trong những năm gần đây, đã có những nhóm doanh nghiệp tư nhân mạnh, có mối liên
kết và hoạt động dưới sự điều hành chung, thương hiệu chung. Đây có thể xem là điều
kiện phôi thai của việc hình thành những mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân tại Việt nam.
Tuy nhiên, mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân tại Việt Nam hiện gặp không ít khó khăn.
Khó khăn lớn nhất là chưa được pháp luật thừa nhận một cách đầy đủ. Để tháo gỡ
HỘI DOANH NHÂN TRẺ VIỆT NAM
64 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (04) 38228227 Fax: (04) 39431861
Email: doanhnhantre@dntvn.org.vn Website:www.dntvn.org.vn
Trang 2/3
vướng mắc này, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã có đề xuất và được Thủ tướng đồng ý
về nguyên tắc giao Bộ Kế hoạch – Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên
quan cùng Hội nghiên cứu, đề xuất mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân.
Đề xuất từ phía Hội DNT Việt Nam: Chúng tôi rất mong có được sự hợp tác, ủng hộ
rộng rãi của các cơ quan nhà nước trong vấn đề này để khung pháp lý cho việc thành lập
tập đoàn kinh tế tư nhân sớm được xây dựng và triển khai. Điều này sẽ góp phần nhanh
chóng xây dựng thương hiệu mạnh của Việt Nam, có khả năng cạnh tranh thành công
trong hội nhập kinh tế quốc tế. Ở góc độ vĩ mô, việc hình thành tập đoàn kinh tế nói
chung và tập đoàn kinh tế tư nhân nói riêng sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện
mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định và phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao
động và an sinh xã hội.
2. Tác động từ khu vực thương mại tự do Trung Quốc – Asean tới doanh nghiệp
Việt Nam
Bên cạnh một số lợi thế do khu vực tự do thương mại FTA ASEAN - Trung Quốc
mang lại, FTA ASEAN - Trung Quốc đi vào hoạt động không phải là một sự kiện
mang tính đột phá, có thể làm tăng mạnh mẽ thương mại song phương từ tháng 1-2010.
Còn có nhiều yếu tố mà các nhà đầu tư và kinh doanh cần cân nhắc, trong khi các chính
phủ cần quyết tâm trong việc tạo thuận lợi thương mại.
Việt Nam cần có một sách lược dựa trên các lợi thế của quốc gia để giúp Việt Nam khai
thác tốt hơn lợi ích của ACFTA. Việt nam có thuận lợi là vị trí địa lý tiếp giáp với khu
vực phía Nam Trung Quốc. Lợi thế này giúp chúng ta rút ngắn thời gian, giảm chi phí
vận chuyển tới một thị trường đang phát triển và rất năng động. Bản thân Chính phủ
Trung Quốc cũng có nhiều chính sách tạo điều kiện phát triển cho khu vực này bao gồm
cả các cơ chế, chính sách tăng cường cơ hội giao thương, tiếp cận thị trường trong khu
vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên để khai thác được lợi thế này Hội DNT Việt Nam xin đề xuất với Chính
phủ những biện pháp như sau:
a) Hỗ trợ Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tham gia vào các hoạt động của Hội DNT
ASEAN – Trung Quốc (sắp được thành lập) để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường và đối tác các nước trong khu vực cũng như Trung
Quốc được dễ dàng hơn.
b) Hỗ trợ về mặt pháp lý và kinh phí cho Giải thưởng Sao Vàng đất Việt để nâng tầm
giải thưởng thành một giải thưởng mang tầm quốc tế nhằm giúp các doanh nghiệp đoạt
giải khẳng định thương hiệu trong khu vực, tăng tính cạnh tranh của các thương hiệu
Việt Nam.
c) Hỗ trợ về mặt kinh phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại và giao lưu cho một số
tỉnh có đường biên giới tiếp giáp Trung Quốc nhằm khẳng định hơn nữa vị trí của Việt
Nam so với các nước khác trong khu vực.
3. Giải pháp giúp thanh niên lập thân lập nghiệp và khởi sự doanh nghiệp.
3.1 Đặt vấn đề:
Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa hợp tác kinh tế với các nước
trên thế giới, đặc biệt là từ sau năm 1996 đến nay, số lượng doanh nghiệp Việt Nam
không ngừng được tăng lên. Khu vực kinh tế tư nhân cũng ngày càng phát triển, tăng
nhanh về số lượng và qui mô. Tính đến tháng 10/2008, cả nước có 349.309 doanh
nghiệp với số vốn đăng ký là 1.389 nghìn tỉ đồng; trong đó hơn 95% là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Có thể nói, kinh tế tư nhân, kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng
chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đội ngũ doanh nhân ngày càng
Trang 3/3
phát triển cả về lượng và chất. Trong đó, đa số doanh nhân có tuổi đời còn rất trẻ, hoặc
có thời gian tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp chưa nhiều.
Hiện nay, giới doanh nhân trẻ Việt Nam là bộ phận tiêu biểu của Thanh niên Việt Nam
có trình độ học vấn, năng động sáng tạo trong lập nghiệp, có ý chí làm giầu cho bản
thân và đất nước, cương quyết không cam chịu đói nghèo, đã quyết tâm vươn lên lập
nghiệp thành công, nhu cầu thành lập doanh nghiệp, nguyện vọng muốn lập thân lập
nghiệp của thanh niên là rất lớn. Do vậy, hỗ trợ thanh niên lập thân lập nghiệp và làm
kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là hết sức quan trọng.
3.2 Giải pháp:
Với hơn 8000 hội viên DNT (trong đó hơn 95% là các doanh nghiệp tư nhân) và mạng
lưới rộng khắp các tỉnh, thành, ngành, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam là một môi trường
tốt để giới trẻ Việt nam có nhu cầu khởi nghiệp học hỏi những kinh nghiệm quý giá từ
các doanh nhân trẻ năng động và thành đạt nhất Việt Nam. Hiện tại có 3 hoạt động mà
Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam có thể hỗ trợ trực tiếp cho
các bạn thanh niên đó là:
Hỗ trợ cho các bạn sinh viên, thanh niên có nhu cầu thực tập và học tập kinh nghiệm
làm việc thực tiễn tại các doanh nghiệp, sẽ được phân bổ vào các vị trí thích hợp với
chuyên môn để tích lũy và làm giàu kinh nghiệm làm việc cho bản thân.
Xây dựng các chương trình đào tạo gắn liền với hoạt động tư vấn với những hình thức
tư vấn đào tạo phong phú như mở diễn đàn, tư vấn qua mạng, qua truyền hình, thiết
lập hộp thư thoại.
Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp như hỗ trợ các bạn sinh viên tiếp cận
nguồn vốn, tiếp cận các các thể chế tư vấn và tổ chức các buổi giao lưu khởi nghiệp
với hơn 200 Doanh nhân trẻ tiêu biểu Việt Nam. Thông qua các buổi giao lưu trực
tiếp này các bạn trẻ sẽ được chia sẽ những kinh nghiệm lập thân, lập nghiệp, những
bài học kinh doanh quý giá từ thực tế trải nghiệm của chính các doanh nhân thành
đạt.
Chương trình “Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ”: Cuộc thi Thắp sáng tài năng kinh
doanh trẻ cũng là một trong những hoạt động trọng tâm của chương trình khởi
nghiệp nhằm hỗ trợ cho 28.000 cho thanh niên trên toàn quốc khởi sự lập nghiệp.
Bên cạnh cuộc thi, một Câu lạc bộ “Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ Việt Nam”
cũng đã ra đời nhằm hỗ trợ cho cuộc thi, và hỗ trợ cho thanh niên Việt Nam khởi sự
doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để tạo mọi điều kiện để thanh niên có thể lập thân, lập nghiệp và làm kinh tế
trong thời kỳ hội nhập, tạo điều kiện cho nhiều thanh niên được phát huy khả năng của
mình để trở thành một doanh nhân trẻ đầy triển vọng trong tương lai, Hội DNT Việt
Nam xin kiến nghị một số vấn đề sau:
a) Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, ngành hữu quan phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ
Việt Nam xây dựng và thành lập Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ để có nguồn kinh phí ổn định
triển khai các Chương trình giúp Thanh niên khởi nghiệp và lập thân lập nghiệp.
b) Chỉ đạo ban hành chính sách ưu đãi đặc biệt về kết nối internet cho khu vực nông
thôn để đông đảo tầng lớp thanh niên dễ dàng tiếp cận Internet và tri thức nhân loại.
c) Hỗ trợ về mặt truyền thông cho các hoạt động của Thanh niên nói chung và của Hội
DNT Việt Nam nói riêng cho các chương trình Thanh niên lập thân lập nghiệp và làm
giàu để tạo sự lan tỏa trên phạm vi cả nước, giúp Thanh niên Viêt Nam có cơ hội được
giao lưu, gặp gỡ với doanh nhân trẻ thành đạt và khơi dậy ước mơ được làm giàu cho
Thanh niên Việt Nam trên con đường lập nghiệp.
Trang 1/3
HỘI DOANH NGHIỆP TRẺ HÀ NỘI
# 24.5, Tòa nhà VIMECO, Lô 9
E
Phạm Hùng, Hà Nội
Tel: (04) 39723 723 Fax: (04) 39723 727
Email: vp@hanoiba.org.vn Website:www.hanoiba.org.vn
ĐỀ XUẤT CỦA HỘI DOANH NGHIỆP TRẺ HÀ NỘI
Tham luận tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ
Hà Nội, 26/05/2010
Đặng Đức Dũng & Trần Anh Vương
Phó Chủ tịch
Hội Doanh nghiệp Trẻ Hà nội là 1 tổ chức xã hội tình nguyện lớn với gần 900 hội viên,
hoạt động tích cực để cổ vũ phong trào phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên
địa bàn Thủ đô. Hội đánh giá cao và liên tục tham gia góp ý với Chính phủ và cộng
đồng các nhà tài trợ thông qua Diễn đàn Doanh nghiệp Việt nam VBF. Việc lấy ý kiến
để đối thoại với CP của cộng đồng doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, với sự
tham gia đông đảo của nhiều đối tượng doanh nghiệp, ngày càng khoa học và luôn
mang tính xây dựng.
Cảm nhận chung
Năm 2009 là năm đánh dấu Việt nam về cơ bản vượt qua khủng hoảng, ổn định kinh tế
vĩ mô để hy vọng sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ cao hơn trong những năm tới. Sau
khủng hoảng tài chính toàn cầu, phần nào tác động tiêu cực đến Việt nam, cộng đồng
doanh nghiệp tại Hà nội quan tâm đến môi trường kinh doanh – đầu tư hiện vẫn chưa
được cải thiện tích cực:
1. Các doanh nghiệp đầu tầu của Việt nam vẫn mải mê đầu tư bất động sản, tài
nguyên khoáng sản và dịch vụ tài chính, điều này, khiến các nguồn lực không
được phân bố đồng đều trong nền kinh tế quốc dân và sử dụng có hiệu quả, công
bằng giữa các doanh nghiệp NN và TN
2. Hệ thống an sinh xã hội không đảm bảo khiến người lao động mất chỗ dựa khi
có khủng hoảng xảy ra và kéo dài. Khủng hoảng nợ của khu vực euro có khả
năng gửi 1 làn sóng bất ổn đến toàn cầu và nền kinh tế của Việt nam có thể tiếp
tục chịu ảnh hưởng xấu do thị trường xuất khẩu quan trọng EU bị thu hẹp
3. Phát triển quá nhiều các khu công nghiệp tập trung tại tất cả các địa phương
nhưng lại không có chính sách công nghiệp quốc gia, nhiều ngành công nghiệp
có nguy cơ mất sức cạnh tranh trong vài năm tới khi chi phí tăng nhanh và các
quốc gia chậm phát triển tiến hành chính sách mở cửa
4. Các điều kiện cơ bản để phát triển một xã hội ưu việt như giáo dục, y tế chưa
được quan tâm và xã hội hóa thích đáng; nền giáo dục – đào tạo chưa phản ánh
được đòi hỏi của một đất nước đang tích cực tham gia toàn cầu hóa, nền y tế với
khả năng đáp ứng thấp, đắt đỏ đang khiến hàng chục triệu người dân, kể cả
doanh nhân phải vật lộn với vấn đề sức khỏe
Trang 2/3
5. Phát triển đô thị nhiều, dàn trải nhưng thiếu quy hoạch có tầm nhìn và năng lực
quản lý dẫn đến chất lượng đô thị rất thấp, ảnh hưởng đến niềm tin của các
doanh nghiệp. Nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp là một vấn đề quá
lớn nhưng không được đáp ứng thỏa đáng. Quá nhiều nguồn lực tập trung vào
căn hộ cao cấp, văn phòng cao cấp trong các khu đô thị đang bị quá tải do bùng
nổ phương tiện cá nhân, và thiếu trầm trọng các dịch vụ công cộng.
Kiến nghị
1. Chính phủ cần nhanh chóng đánh giá lại thực trạng, thực chất của sự phát triển
công nghiệp Việt nam, tham khảo các mô hình phát triển trên thế giới, lấy ý kiến
của cộng đồng doanh nghiệp để đề ra Chính sách Công nghiệp cho Việt nam
trong 30-50 năm tới. Chính sách này cần đề cập đến các ngành công nghiệp ưu
tiên, đến nghiên cứu & triển khai, khả năng mua bán, trao đổi các công nghệ, các
điều kiện để phát triển công nghệ cao như hình thành các cơ sở thiết kế sáng tạo,
phát triển công nghiệp phụ trợ, tích cực tham gia phân công lao động thế giới,
thu hút đầu tư công nghệ và chủ động đầu tư ra nước ngoài để tiếp cận công
nghệ gốc
2. Với chính sách thị trường mở ngay sau khi gia nhập WTO, thị trường Việt nam
bị hàng ngoại xâm nhập mạnh, tinh vi (ô-tô, dược phẩm, thực phẩm cao cấp,
sữa) khiến các doanh nghiệp trong nước không thể phát triển quy mô và cạnh
tranh bền vững. CP cần có chính sách phù hợp nhằm xây dựng hình ảnh quốc
gia (từ địa lý đến con người, từ văn hóa đến chất lượng), tâm lý ủng hộ hàng hóa
do người Việt nam thực sự sản xuất (chứ không phải lắp ráp, đóng bao nhãn bán
thành phẩm của nước ngoài).
3. Chính phủ cần đánh giá đúng tiềm năng nông nghiệp Việt nam và đề ra chính
sách phát triển CN sinh học, công nghệ cơ giới hóa, công nghệ chế biến, tăng
cường phục vụ ngành nông nghiệp công nghệ cao, phát triển hạ tầng bảo vệ đất
canh tác, chống ngập mặn, khô hạn do biến đổi khí hậu, đưa nông dân gắn bó và
tăng thu nhập từ nông nghiệp, hạ giá thanh nông sản để người Việt thực sự được
hưởng lợi từ nền nông nghiệp dồi dào của mình chứ không phải chịu các cơn
sóng lạm phát đến chóng mặt, chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, mất khả
năng đầu tư vào các nhu cầu thiết yếu khác của cuộc sống.
4. Môi trường đô thị ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, khiến chất lượng cuộc
sống của người dân ngày càng thấp. Ô nhiễm môi trường, không chỉ có không
khí, nguồn nước, mà cả tiếng ồn và ánh sáng đang làm cho sức khỏe của doanh
nghiệp và người lao động ngày càng bị ảnh hưởng nặng nề. Chính phủ cần có
chính sách đầy đủ hơn và biện pháp thiết thực để bảo vệ nguồn nước sạch, đây
có lẽ mới thực sự là mối đe dọa lâu dài. Giá nước và chất lượng nước quá thấp,
hành vị sử dụng nước lãng phí trong điều kiện hạn hán kéo dài sẽ dẫn đến thiếu
nước nghiêm trọng cho sinh hoạt, nông, công nghiệp trong nhiều năm tới.
Biện pháp của cộng đồng doanh nghiệp trẻ
Chúng tôi sẵn sàng có những sáng kiến chung tay giúp Chính phủ trung ương và địa
phương tháo gỡ khó khăn:
1. Phát triển các trường dạy nghề tư thục có chất lượng cao, chú trọng đào tạo cân
đối cả về kỹ năng, kiến thức, thái độ của người lao động, gắn chặt giáo dục –
đào tạo với công nghiệp là nguồn công nghệ và nơi tạo việc làm
Trang 3/3
2. Phát triển các trung tâm sáng tạo: thiết kế, chế thử sản phẩm công nghiệp, tiêu
dùng, nội thất, thiết kế kiến trúc, tiếp cận tư duy sáng tạo của thế giới về các quy
trình công nghệ hiện đại, đóng góp tư duy sáng tạo cho bảo tồn và đề cao các giá
trị nghề thuật truyền thống và đương đại.
3. Tích cực tìm kiếm cơ hội phát triển công nghiệp phụ trợ: sản xuất khuôn mẫu
chính xác, sản xuất cơ khí các phụ tùng thay thế hàng nhập khẩu, sản xuất các
loại hóa chất, hóa phẩm, nguyên liệu mới.
4. Từng bước phát triển các cơ sở nghiên cứu tư nhân: nghiên cứu chuyển giao các
công nghệ ứng dụng, tử nghiệm các phương thức quản lý tiên tiến trên cơ sở hợp
tác trong và ngoài nước.
5. Tham gia đầu tư vào công nghiệp năng lượng tái tạo và công nghệ tiết kiệm
năng lượng, trên cơ sở Chính phủ đang nghiên cứu đưa ra các chính sách ưu đãi
khuyến khích phù hợp, trong giai đoạn mà phần lớn các quốc gia có tầm nhìn xa
trên thế giới đều tìm kiếm các giải pháp “xanh” để phát triển bền vững.
6. Tuyên truyền, kêu gọi công nhân viên trong các doanh nghiệp của chính mình
nêu cao ý thức ủng hộ hàng Việt nam, tự hào về công nghiệp Việt nam, sáng tạo
công nghệ của Việt nam để tạo ra một nền tiêu dùng cho gần 100 triệu dân có
được sự cân bằng giữa nhu cầu chất lượng ngày càng cao với khả năng đáp ứng
của nền công nghiệp, công nghệ non trẻ.
7. Thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: tình nguyện, xung kích:
a. Tài trợ thuê người hướng dẫn giao thông đô thị tại các nút để chung tay
chống ùn tắc, đỡ cho người dân, doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, đảm
bảo khả năng lao động, sáng tạo và sức khỏe cộng đồng.
b. Tài trợ đào tạo và triển khai đội ngũ tình nguyện viên về thuần phong mỹ
tuc, nhắc nhở người dân không vứt rác, không cản trở giao thông, biết tái
sinh rác, biết giữ gìn nguồn nước.
c. Vận động tài chính hỗ trợ sinh viên nghèo học bổng, dụng cụ học tập, cơ
hội thực tập, bệnh nhân nghèo bữa ăn, chỗ ở trọ, tiền chữa bệnh, các đối
tượng chính sách có mái ấm, việc làm.
Trang 1/2
THAM LUẬN
GỬI DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GIỮA KỲ 2010
Hà Nội, 26/05/2010
Nguyễn Mỹ Thuận
Tổng Thư ký
Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Cần Thơ kính chuyển một số ý kiến cần được Nhà nước
quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp qua các vấn đề sau đây:
1. Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ:
Đổi mới công nghệ là một nhu cầu bức thiết, giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng
hàng hóa, giảm bớt chi phí; qua đó hạ giá thành sản phẩm và tăng tính cạnh tranh trên
thị trường. Tuy nhiên cơ sở pháp lý để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ
vẫn chưa rõ ràng và cần được cụ thể hóa: Khi nhập máy móc để đổi mới công nghệ,
thuế nhập khẩu cần được ưu đãi. Các tiêu chuẩn và quy chẩn áp dụng cho việc sáng chế,
chế tạo những sản phẩm mới từ các nguồn nguyên liệu có sẵn cũng cần được quy định
rõ để khuyến khích tinh thần sáng tạo của doanh nghiệp.
Ví dụ ở ĐBSCL, từ nguồn mỡ cá basa thu được sau quá trình chế biến phi lê để XK, có
doanh nghiệp đã chế biến thành bio-diesel dùng trong chạy máy, thay thế một phần
diesel từ dầu mỏ. Việc làm này vừa tiết kiệm tài nguyên, vừa tận dụng được nguồn phụ,
phế phẩm nhưng để chuẩn hóa sản phẩm dạng này thì chúng ta chưa có quy định để
thực hiện.
2. Hỗ trợ doanh nghiệp xử lý môi trường
Môi trường đang là một vấn đề nan giải đối với nhà nước, xã hội và cả doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), xây dựng một công trình xử lý chất
thải không hề là chuyện nhỏ vì tốn rất nhiều chi phí; trong khi đối với DNNVV thiếu
vốn vẫn là khó khăn hàng đầu trong kinh doanh. Do vậy, các doanh nghiệp đề nghị nhà
nước có cơ chế hỗ trợ cho các DNNVV bằng các chính sách miễn hoặc giảm thuế trong
một thời gian nhất định để doanh nghiệp có thể tích lũy và xây dựng những công trình
xử lý chất thải trong sản xuất.
Một ví dụ cụ thể cho thấy vấn đề xử lý chất thải là không hề đơn giản đối với một địa
phương chứ chưa nói đối với DNNVV. Thành phố Cần Thơ (cũ) năm 1985 đã từng tiếp
đón đoàn chuyên gia của Bỉ trong một chương trình viện trợ ODA sang nghiên cứu đề
án xây dựng nhà máy xử lý chất thải, nhưng qua thời gian khảo sát nghiên cứu để ứng
dụng công nghệ của hãng Basse Sam thì phải bỏ vì rác thải của ta quá nhiều chất hữu cơ,
lại không được phân loại khi thu gom Tính đến nay, thành phố Cần Thơ đã tiếp
khoảng hơn 30 nhà đầu tư với hàng chục loại công nghệ đi kèm nhưng vẫn chưa thể
chọn được một nhà đầu tư hay công nghệ thích hợp cho nhà máy xử lý chất thải ra đời.
Ứng dụng công nghệ nào, suất đầu tư ra sao và các điều kiện thích hợp, thỏa mãn để có
một nhà máy xử lý chất thải đạt hiệu quả nhất là bài toán không đơn giản.
Trang 2/2
3. Về đơn giản hóa thủ tục hành chánh
Các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chánh cũng như đề
án 30 nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chánh rất được doanh nghiệp hoan nghênh. Tuy
nhiên các chương trình này vẫn còn chậm (đề án 30), và rất chậm (ứng dụng công nghệ
thông tin). Doanh nghiệp mong đợi nhà nước đẩy nhanh hơn tiến độ thực hiện nhất là
chương trình ứng dụng công nghệ thông tin. Làm sao sớm hoàn thành chính phủ điện tử
để giảm bớt chi phí và thời gian. Trước mắt, doanh nghiệp rất mong được đăng ký thành
lập doanh nghiệp, thủ tục khai báo thuế, làm thủ tục hải quan qua mạng. Đồng thời trên
các website các cơ quan nhà nước cần nhanh chóng cập nhật những thông tin về chính
sách chủ trương, về các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành ngay sau khi được
công bố để doanh nghiệp có thể tìm được thông tin rất cần cho hoạt động kinh doanh.
4. Về nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất kinh doanh
Đây là câu chuyện dài được nhắc đến trong nhiều hội nghị từ TW đến địa phương, kể cả
tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam. Sự phát triển của mạng lưới các trường, trung
tâm đào tạo nghề chưa đủ để đáp ứng nhu cầu lao động về lượng cũng như về chất cho
các doanh nghiệp, nếu nói về lao động cấp thấp, chưa nói đến lao động bậc trung và bậc
cao. Nguồn lao động cho xã hội đến từ đâu, nếu không phải xuất phát điểm là các
trường học, hệ thống đào tạo.
Nhưng điều đáng quan tâm là tình hình giáo dục-đào tạo của ta hiện nay đang tồn tại
những thực tế đáng lo ngại, cũng có thể coi là vấn nạn và không dễ khắc phục trong thời
gian ngắn. Đó là bởi chương trình đào tạo chưa tương xứng, phù hợp với nhiệm vụ phát
triển kinh tế và xã hội, còn nặng nề về lý thuyết, chưa cập nhật được với những biến đổi
của đất nước, chưa tạo được cho học sinh thói quen độc lập suy nghĩ và làm việc; học
sinh không lo học, mải lo đánh nhau, mải lo chơi, mải lo yêu đương bừa bãi, trong khi
một bộ phận trí thức thì lo “cóp” kiến thức của người khác làm của mình!
Trong bối cảnh như vậy, đề nghị các Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, Bộ Giáo dục
& Đào tạo cần có chương trình, kế hoạch, các biện pháp cụ thể và cấp bách để lập lại
trật tự truyền thống của “nghề cao quý”. Hãy tạo cho học sinh thói quen tư duy độc lập
từ trong nhà trường để khi vào đời sẽ là những người lao động biết tự tổ chức công việc
của mình, biết phát huy sáng kiến trong công việc và nhất là biết chịu trách nhiệm về
hành động của mình trên nền tảng của đạo đức, văn hóa truyền thống Việt Nam./.
Trang 1/8
BÁO CÁO CỦA PHÒNG THƢƠNG MẠI CHÂU ÂU
Diễn văn tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam
Hà Nội, 26/05/2010
Người trình bày
Alain Cany
Chủ tịch
Kính thưa các ngài Bộ trưởng, các vị đại sứ, thưa toàn thể quý vị và các bạn;
Đại diện cho Phòng Thương mại Châu Âu và các Tập đoàn đối tác, tôi xin gửi lời cám
ơn tới Bộ Kế hoạch Đầu tư và đại diện các ngành, các cơ quan đã có mặt ở đây hôm nay
để tạo điều kiện cho cuộc đối thoại được diễn ra thuận lợi và mang tính xây dựng đối
với khu vực tư nhân thông qua Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam.
I. Tổng quan
Năm 2010 là một năm đầy hứa hẹn đối với nền kinh tế Việt Nam: Chỉ số tăng trưởng
đạt ở mức ấn tượng, 5,32% trong năm 2009, 5,8% trong quý đầu năm 2010 và mức độ
tăng trưởng được dự đoán sẽ vượt trên 6,5% trong năm nay. Khả năng tiếp cận tín dụng
đa ̃dê ̃dàng hơn, tuy nhiên chi phí cho viêc̣ tiếp câṇ tín duṇg vâñ còn tương đối tốn kém .
Thị trường chứng khoán đã phục hồi tốt so với mức thấp lịch sử của nó một năm về
trước. Nhìn chung, nền kinh tế dường như đã trở lại đúng hướng tiến của nó. Đồng thời,
Việt Nam cũng đã tăng vị thế của mình trên trường quốc tế thông qua việc đảm nhận
chức vụ Chủ tịch luân phiên của Hội đồng các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ 1/1-
31/12/2010. Vai trò chủ tịch của Việt Nam trong khu vực ASEAN sẽ tạo cơ hội cho
Việt Nam nâng cao vị thế của mình trong khu vực, góp phần nâng cao tầm ảnh hưởng
về ngoại giao và chính trị phù hợp với vai trò ngày càng quan trọng của nền kinh tế.
Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam cho rằng, thách thức lớn nhất đối với Việt
Nam trong khoảng thời gian còn lại của năm 2010 là cân bằng tốc độ tăng trưởng mà
không gia tăng mức lạm phát, đồng thời tạo ra các giải pháp bền vững trong dài hạn cho
quốc gia. Chúng tôi nhâṇ thấy rằng Việt Nam vẫn ở trong giai đoạn tương đối thấp và
chủ yếu dựa vào việc xuất khẩu các nguyên liệu thô như dầu, khí đốt, gạo và cà phê
hoặc các sản phẩm đơn giản có giá trị gia tăng thấp như sản phẩm làm bằng da, quần áo
may mặc và giày dép. Chúng tôi tin rằng một trong những nhân tố chính để phát triển
kinh tế bền vững là chuyển đổi từ xuất khẩu các hàng hoá có giá trị gia tăng thấp sang
xuất khẩu các hàng hoá có gia trị gia tăng cao và tinh vi hơn, đăc̣ biêṭ trong các liñh vưc̣
công nghê ̣cao . Chúng tôi cho rằng để có thể chuyển đổi sang sản xuất trong liñh vưc̣
công nghệ cao và để thu hút và giữ chân các nhà đầu tư Châu Âu nói riêng và nhà đầu
tư nước ngoài nói chung, có 3 vấn đề chính cần quan tâm, đó là: Cơ sở hạ tầng và năng
lượng, phát triển nguồn nhân lực và tiếp tuc̣ duy trì viêc̣ cải cách pháp lý và cải cách
hành chính.
II. Cơ sở hạ tầng và năng lƣợng
Việt Nam dự kiến sẽ cần khoảng 70 đến 80 tỷ USD để đầu tư cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng
trong chỉ 5-10 năm tới. Việc phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những nhiệm vụ trọng
Trang 2/8
tâm của Việt Nam để có năng lực cạnh tranh trong khu vực và hội nhập sâu rộng hơn
vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Một thách thức lớn là việc đồng bộ hoá các loại hình cơ
sở hạ tầng khác nhau để làm tăng lưu lượng hàng hoá trong toàn bộ chuỗi cung ứng sản
phẩm. Chúng tôi tin rằng sự tham gia của khu vưc̣ tư nhân nước ngoài cả trong lĩnh vực
công nghệ và lĩnh vực tài chính sẽ là chìa khoá để đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao về cơ sở hạ tầng. Các dự án hợp tác công - tư (PPP) sẽ là nhân tố quan trọng để
nâng cấp cơ sở hạ tầng của Việt Nam khi đất nước hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế
giới. Gần đây , Chính phủ Việt Nam và Bộ Kế hoạch đầu tư đã ban hành các quy định
mới để xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý áp dụng cho các dự án và hợp đồng PPP.
Để khuyến khích hơn nữa sự tham gia của khu vực tư nhân trong việc xây dựng và nâng
cấp cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam gần đây đã thông qua Nghị định
108, có hiệu lực từ ngày 15/1/2010, bao gồm các quy định mới liên quan đến các dự án
cơ sở hạ tầng và sự tham gia của khu vực tư nhân. Hơn nữa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(KH & ĐT) cũng vừa đưa ra dự thảo quy định về "thí điểm thực hiện các dự án PPP
trong việc phát triển cơ sở hạ tầng" và khuyến khích sự tham gia ý kiến của khu vực tư
nhân nước ngoài. Các quy định mới này được thiết kế để khuyến khích nâng cao tính tự
chủ, tính khả khi và lợi ích của các dự án cơ sở hạ tầng. Chúng tôi rất hoan nghênh cách
tiếp cận của Bộ KH & ĐT trong việc ưu tiên giải quyết những vấn đề trong các dự án
PPP, và chúng tôi tin rằng đây là một ví dụ tốt về cách làm việc giữa Bộ KH & ĐT với
khu vực tư nhân. Cuối cùng đây là một cơ hội lớn cho khu vực tư nhân nước ngoài tác
động đến các vấn đề về pháp lý trong các dự án PPP- môṭ liñh vưc̣ quan troṇg.
Đối với cơ sở hạ tầng cảng biển, chúng ta có những tiến triển tốt, đặc biệt là đối với
cảng Cái Mép và cảng Thị Vải. Với độ nạo vét sâu tới 14 mét, các cảng biển này sẽ có
tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, điều quan trọng đối với Việt Nam là chúng ta phải có
được một chiến lược rõ ràng về cảng biển: Việt Nam có lẽ cần 4-5 cảng biển tốt ở phía
Nam, 2-3 cảng biển lớn ở phía Bắc và có thể là 1-2 cảng biển ở khu vực miền Trung.
Chúng tôi cho rằng sẽ hiệu quả hơn khi Việt Nam có 11-12 cảng biển tốt thay vì có tới
50-60 cảng biển nhỏ nằm rải rác ở các địa phương khác nhau. Bởi thế, Chính phủ cần
thận trọng trong việc quyết định các địa điểm đầu tư để phân bổ nguồn lực khan hiếm
của mình. Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cảng biển cho phép các tàu có tải trọng lớn được
cập cảng trực tiếp tại Việt Nam mà không phải trung chuyển qua Singapore, Hồng Kông
và Tanjung Pelepas. Cảng biển Việt Nam có thể trở thành cảng đầu mối cho việc vận tải
hàng hoá bằng đường biển, tăng quy mô và khối lượng của các dịch vụ hâụ cần do Việt
Nam cung cấp. Trong bối cảnh này, chúng tôi lưu ý rằng, các mức phí cảng biển theo
biểu giá hiện hành ở Việt Nam là rất cao so với các cảng biển khác trong khu vực Đông
Nam Á và chúng tôi nghĩ cần làm giảm các chi phí cảng biển này để tăng sự thu hút của
các hãng tàu cập cảng Cái Mép và các cảng khác càng sớm càng tốt, đồng thời thiết lập
mối liên kết với các cảng biển bờ tây nước Mỹ cũng như các cảng biển Châu Âu.
Trong bối cảnh này, chúng tôi tin rằng cần cải tiến các quy định và thủ tục về hải quan ở
Việt Nam, việc cải tiến này không cần thiết phải đầu tư lớn về vốn nhưng có thể cải
thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư ở Việt Nam: Nhiều doanh nghiệp nước ngoài của
chúng tôi thấy rằng, thời gian thông quan kéo dài thường là do mỗi hàng hoá đều phải
thông qua nhiều thủ tục hải quan rườm rà, giống nhau. Chúng tôi đề xuất rằng ngành
Hải quan nên đưa ra các quy định thông quan đơn giản đối với các lô hàng có giá trị
thấp. Đặc điểm chủ yếu của quy trình thông quan “thân thiện” này bao gồm một tờ khai
hàng hoá đơn giản hơn, mức độ kiểm soát và can thiệp thấp hơn. Việc thông quan “thân
thiện” này cũng nên được đưa ra “theo điều kiện” để cho phép giải phóng sớm hàng
hoá. Chúng tôi cũng khuyến nghị loại bỏ các loại thuế trong nước và thuế nhập khẩu, ở
đó nghĩa vụ thuế được xem xét là không đáng kể, điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí,
Trang 3/8
tăng tốc độ xử lý các quy trình và sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh nhập khẩu hàng hoá
của Việt Nam, trong khi vâñ có thể thưc̣ hiêṇ đươc̣ viêc̣ kiểm hóa . Chúng tôi cũng tin
tưởng rằng trong khi vẫn phải tiến hành kiểm tra sơ bô ̣bên ngoài, thì các biện pháp thực
hiện thông quan trước khi hàng đến một cách hiệu quả sẽ cho phép ngành hải quan tập
trung nguồn lực của mình và nỗ lực vào các hàng hóa/hoạt động có mức độ rủi ro cao và
giải phóng các hàng hoá khác. Cuối cùng, chúng tôi lưu ý rằng, theo quan điểm của
chúng tôi, sự thành công của hoạt động thông quan trước khi hàng đến không nhất thiết
phải phụ thuộc vào việc phải có một hệ thống giao diêṇ dữ liệu điện tử (EDI). Khi mà
hệ thống EDI nâng cao hiệu quả của việc truyền dữ liệu, việc đơn giản hoá thủ tục thông
quan trước khi hàng đến là có hiệu quả như nhau trong môi trường làm việc thủ công.
Đối với lĩnh vực năng lượng và điện, mức tiêu thụ điện vẫn tiếp tục tăng ở mức 15%
hàng năm, mức tăng này cao hơn đáng kể so với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và được dự
kiến sẽ cao gấp 3,5 lần đến năm 2020, so với số liêụ năm 2009/2010. So với một số
nước khác trong khu vực, chúng tôi lưu ý rằng Việt Nam vẫn chưa phát triển đươc̣ một
thị trường điện cạnh tranh. Vấn đề này vẫn chưa được giải quyết do một số vấn đề,
trong đó giá điện có lẽ là quan trọng nhất. Đặc biệt, vai trò nổi bật của Điện lực Việt
Nam (EVN) và vấn đề liên quan đến thỏa thuận mua bán điện không thể đàm phán được
theo một biểu giá hợp lý, điều này gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong
viêc̣ tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực quan trọng này, dâñ đến tình trạng thiếu - khả
năng thực tế - của vốn đầu tư và đe dọa tới việc duy trì mức tăng sản lượng tiêu thụ
trong khả năng. Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam khuyến nghị thực hiện điều
chỉnh giá bán điện và duy trì sự đảm bảo của Chính phủ để khuyến khích đầu tư nước
ngoài và làm giảm sự rủi ro cao trong các dự án năng lượng lớn.
Cùng với sự điều chỉnh về chính sách giá điện như đã đề cập ở trên và việc mở rộng thị
trường cho các công ty dịch vụ năng lượng, chúng tôi đề xuất thiết lâp̣ một Uỷ ban
Năng lượng phụ trách xúc tiến các kế hoạch hành động và các tiêu chuẩn cụ thể (như
tiêu chuẩn xây dựng xanh) trong chủ đề sống còn này. Hơn nữa, với nhiều trường hợp ô
nhiễm công nghiệp gần đây, chúng tôi đặc biệt khuyến nghị Chính phủ cần ban hành
những quy định mới về khu công nghiệp để đảm bảo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi
trường thông qua quy định chặt chẽ các tiêu chuẩn tối thiểu của các máy móc thiết bị.
Những quy định của châu Âu trong lĩnh vực này là một ví dụ rất tốt đối với Việt Nam;
Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam cùng với các thành viên của mình rất hân
hạnh được hỗ trợ Việt Nam trong việc chuyển giao những thực tiễn tốt nhất này.
III. Phát triển nguồn nhân lực
Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực giáo dục trong những năm
qua, đặc biệt là việc xoá mù chữ, giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Tuy nhiên vẫn
còn nhiều thách thức: Chất lượng giáo dục nói chung còn thấp. Việt Nam đã cải thiện và
nâng cấp các cơ sở giáo dục để đáp ứng các nhu cầu thực tế của thị trường lao động và
nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp. Bởi vậy, các trường đại học Việt Nam sẽ phải
nhanh chóng bắt kịp với các cấp độ quốc tế. Đặc biệt, năng lực và chất lượng của giáo
dục hướng nghiệp cần phải được cải thiện. Việc nâng cấp đội ngũ giảng viên và cán bộ
quản lý giáo dục sẽ là chìa khóa để cải thiện không chỉ số lượng mà còn chất lượng giáo
dục và đào tạo. Chúng tôi ghi nhâṇ rằng ngày càng có nhiều sinh viên Việt Nam đi ra
nước ngoài học tập, và nhiều người trong số họ đã không trở về nước sau khi tốt nghiệp.
Để tránh việc “chảy máu chất xám”, Việt Nam cần tiếp tục cải cách giáo dục, đặc biệt
trong lĩnh vực giáo dục đaị hoc̣ , có hợp tác chặt chẽ với khu vực tư nhân. Trong bối
cảnh này, điều quan trọng là huy động trí thức Việt kiều tham gia nhiều hơn vào việc
giảng dạy, nghiên cứu và xây dựng các trường phổ thông và trường đại học.
Trang 4/8
Khu vực tư nhân Châu Âu đề nghị tập trung vào 2 vấn đề: Thứ nhất, hỗ trợ phát triển
các trường đại học hàng đầu có khả năng cạnh tranh quốc tế về năng lưc̣ nghiên cứu và
phát triển. Thứ hai, đào tạo hướng nghiệp: Hiện vẫn còn một khoảng cách lớn giữa lý
thuyết và thưc̣ hành thực tế: các doanh nghiệp châu Âu thường gặp khó khăn trong việc
thuê tuyển những người có tay nghề cao ở hầu hết các cấp độ. Việc giáo dục và đào tạo
hướng nghiệp thường không tính đến nhu cầu của các công ty đang hoạt động tại Việt
Nam. Các công ty châu Âu do đó phải chi môṭ số tiền lớn để gửi nhân viên Việt Nam
đến trụ sở ở nước ngoài của họ để các nhân viên này được đào tạo một cách phù hợp.
Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam tin rằng đối với việc dạy nghề, chương trình
giảng dạy và trang thiết bị đào tạo phải được cập nhật và phải phù hợp với tiêu chuẩn
công nghiệp mới nhất. Chương trình giảng dạy phải tính đến cả nhu cầu về học thuật và
nhu cầu công nghiệp. Và cuối cùng, sự hợp tác với khu vực tư nhân là vấn đề then chốt,
đặc biệt đối với việc xây dựng kế hoạch đào tạo, giáo trình, cung cấp thực tập và giúp
đỡ cung cấp trang thiết bị hiêṇ đaị và giảng viên từ các công ty nước ngoài.
Chúng tôi xin tiếp tục chỉ ra những khó khăn ngày càng tăng của các công ty nước ngoài
để có được giấy phép lao động cho nhân viên của họ: Đặc biệt, yêu cầu chính thức của
việc phải có văn bằng/chứng chỉ (và yêu cầu chứng minh về kinh nghiệm trong trường
hợp không có văn bằng /chứng chỉ) thường dẫn đến những tốn kém về thời gian và tiền
bạc của các thành viên của chúng tôi: Yêu cầu bắt buộc trong việc chứng minh kinh
nghiệm không đươc̣ quy điṇh cu ̣thể , chính xác thường dẫn đến sự chậm trễ trong thời
gian dài. Trong môṭ số trường hợp, người lao động nước ngoài thấy rằng bản thân họ ở
trong một tình trạng pháp lý không chắc chắn , trong khi hồ sơ đã được đệ trình nhưng
giấy phép lao động vẫn chưa đươc̣ cấp . Do đó, chúng tôi đề nghị nên phát hành biên
nhâṇ tiếp nhâṇ hồ sơ chính thức, cho phép người lao động nước ngoài đươc̣ bắt đầu làm
việc ngay sau khi đa ̃nộp các giấy tờ sao y , và cung cấp bộ hồ sơ pháp lý/ hơp̣ pháp hóa
lãnh sự đầy đủ trong vòng ba tháng kể từ lúc bắt đầu làm việc. Theo hướng này, có thể
tránh được thời gian chờ đợi để công chứng / hợp pháp hoá lãnh sự ở nước ngoài (thời
gian chờ đợi tại một số quốc gia nước ngoài có thể lên đến 6-8 tuần). Chúng tôi cũng
khuyến nghị chính phủ Việt Nam cấp "giấy phép lao động có điều kiện" cho người lao
động/chuyên gia người nước ngoài có thu nhập cao: giấy phép lao động có điều kiện
này sẽ cho phép người lao động/chuyên gia có thu nhập cao đươc̣ bắt đầu làm việc ngay
và nôp̣ hồ sơ đầy đủ trong vòng ba tháng kể từ lúc bắt đầu làm việc.
Liên quan đến bảo hiểm y tế bắt buộc đối với lao động nước ngoài, phần lớn lao động
nước ngoài đã được bảo hiểm bằng một chương trình bảo hiểm y tế hiêṇ hành khác mà
hầu hết là do công ty nước ngoài thanh toán. Chắc hẳn là không có bất kỳ người nước
ngoài nào muốn huỷ bỏ bảo hiểm y tế quốc tế của họ để tham gia vào chương bảo hiểm
y tế bắt buộc của Việt Nam (chỉ áp dụng trong nước), trong đó phần lớn các trường hợp
là Phạm vi bảo hiểm không rộng như các chính sách bảo hiểm quốc tế của họ. Như vậy,
chương trình bảo hiểm y tế bắt buộc ở Việt Nam hầu như làm phát sinh chi phí đối với
hầu hết các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Đáng tiếc là chương trình này
đã được Chính phủ Việt Nam thực hiện. Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam
khuyến cáo rằng bảo hiểm y tế bắt buộc đối với lao động nước ngoài ít nhất là đưa ra
các điều kiện không bắt buộc đối với người lao động, những người đã được hưởng chế
đô ̣bảo hiểm phù hợp khác. Việc không bắt buộc bảo hiểm này sẽ được chấp thuận khi
chứng minh được tình trạng bảo hiểm y tế hiện tại của nước ngoài.
Riêng đối với bảo hiểm xã hội (không bao gồm bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp),
nghĩa vụ nộp sẽ tăng từ 22% lên 26% trong năm 2014. Tổng chi phí bảo hiểm xã hội
(bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp) sẽ tăng lên đến
32.5% trong năm 2014, điều này làm giảm sức cạnh tranh đối với thị trường lao động
Trang 5/8
của Việt Nam so với trong khu vực. Hơn nữa, khoản chi phí tăng lên này vẫn chưa
mang lại những cải thiện đáng kể đối với các khoản phúc lợi được hưởng. Ngược lại, cơ
chế bảo hiểm mới này đã khơi dâỵ ý tưởng tìm kiếm các cơ cấu tiền lương khác của
nhiều lao đôṇg trong các công ty nước ngoài của chúng tôi . Do đó, Phòng Thương mại
Châu Âu tại Việt Nam khuyến cáo Chính phủ Việt Nam không nên triển khai thực hiện
gia tăng các chi phí về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp vào năm
2014. Ngoài ra, cũng với những lý giải tương tự như đối với chế độ bảo hiểm y tế bắt
buộc (cụ thể: phạm vi bảo hiểm thay thế được cung cấp ở nước ngoài), chúng tôi cũng
đề nghị không mở rộng chương trình bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài.
IV. Quy điṇh và Môi trƣờng Thuế
Cộng đồng các doanh nghiệp nước ngoài đều thống nhất rằng, quy trình phê duyệt cho
việc đầu tư và thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn khó khăn và tiêu tốn nhiều
thời gian: Đối với nhiều doanh nghiệp nước ngoài, thủ tục hành chính phức tạp và đôi
khi việc triển khai luật và quy định không có sự phối hợp và không đồng bô ̣giữa các cơ
quan khác nhau có thể gây ra những rào cản lớn trong viêc̣ điều hành một hoạt động
kinh doanh thành công ở Việt Nam. Chúng tôi lưu ý rằng viêc̣ các nhà đầu tư có nghĩa
vụ phải tiếp cận theo trình tự tới các cơ quan chính quyền làm cho quá trình này mất rất
nhiều thời gian. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị rằng Việt Nam cần hướng đến cơ chế
“một cửa”. Đây sẽ là trách nhiệm của Bộ liên quan trong việc phối hợp với các cơ quan
chính quyền khác khi cần thiết. Ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, cơ chế này cho
thấy hữu ích và hiệu quả đáng kể . Trong bối cảnh này, chúng tôi xin gợi nhắc một
nguyên tắc đơn giản là “thời giờ là tiền bạc”: Các nhà đầu tư buộc phải chờ 5 – 6 tháng
để có giấy phép đầu tư ở Việt Nam (trong khi ở các quốc gia khác trong khu vực là 5-6
tuần), điều này không những mất thời gian mà còn tốn kém cho doanh nghiệp, do họ
không thể sản xuất hay tiến hành hoạt động kinh doanh như mong muốn. Ảnh hưởng
của các công việc hành chính cồng kềnh và mất thời gian nêu trên khiến Việt Nam mất
đi khả năng cạnh tranh trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong một số trường hợp, các cơ quan địa phương vẫn duy trì những yêu cầu không còn
phù hợp so với luật: Ví dụ như về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A), Phòng
Thương mại Châu Âu tại Việt Nam lưu ý rằng, pháp luật Việt Nam nhìn chung cho
phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam với mức
không hạn chế, trừ khi có quy định giới hạn của WTO và các Luật khác. Tuy nhiên, một
số Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh không tuân thủ các nguyên tắc cơ bản này và trong
một số trường hợp đã cố tình ngăn cản việc mua bán này, hoăc̣ gây trì hoañ cho viêc̣
mua bán . Chúng tôi cho rằng thực tế này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức hấp dẫn
của Việt Nam như một điểm đến cho các nhà đầu tư. Chính phủ Việt Nam do đó nên
hướng dẫn các Sở Kế hoac̣h và Đầu tư thực hiện đúng các quy định theo luật, và trong
trường hợp các Sở Kế hoac̣h và Đầu tư cảm thấy không chắc chắn trong việc thực thi,
thì Chính phủ cần làm rõ các yêu cầu tại Nghị định 139 và Quyết định 88 trong lĩnh vực
M & A.
Đặc biệt liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài còn là yêu cầu về "Thẩm điṇh nhu cầu
kinh tế" (ENT) theo đó chính quyền địa phương đánh giá điều kiện địa phương trước
khi cấp phép thành lập bổ sung cho bất kỳ đại lý bán lẻ nào: Mặc dù Quyết định số 10
ngày 01/01/2009 đã mở ra cho lĩnh vực phân phối đối với các nhà cung cấp dịch vụ
nước ngoài, việc thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực phân
phối vẫn còn gặp những trở ngại đáng kể về thủ tục hành chính ở cấp địa phương và
trung ương. Trong Thông tư 9, hướng dẫn thực hiện Nghị định 23 có rất ít phần giải
thích về phạm vi “Thẩm điṇh nhu cầu kinh tế ". Chúng tôi khuyến nghị Chính phủ Việt
Nam rằng quá trình cấp phép cho các đại lý bán lẻ cần minh bạch và chỉ nên hướng dẫn
Trang 6/8
theo các tiêu chí khách quan. Việc cấp phép thành lập các đại lý dịch vụ bán lẻ nên dưạ
trên cơ sở một “Thẩm điṇh nhu cầu kinh tế” minh bạch, sử dụng các thông số mang tính
khách quan và hạn chế khả năng đưa ra quyết định tuỳ tiện.
Ngoài ra, vấn đề về ưu đãi đầu tư, đặc biệt trong ưu đãi thuế, phải rõ ràng và áp dụng
thống nhất ở cả cấp trung ương và cấp địa phương. Phòng Thương mại Châu Âu hoan
nghênh những thay đổi thuế gần đây như là một phần trong chương trình kích cầu của
Chính phủ, một lĩnh vực quan tâm còn lại là phạm vi đươc̣ khấu trừ đối với các khoản
chi phí cho quảng cáo và khuyến mại (A & P). Chúng tôi cho rằng việc quy định về tăng
mức tối đa các khoản chi phí được giảm trừ từ 10% lên 15% trên tổng chi phí là đáng
hoan nghênh, tuy vậy các quy định mới này vẫn chưa đáp ứng được những mong mỏi
của cộng đồng doanh nghiệp. Các khoản chi phí cho quảng cáo và khuyến mại được
khấu trừ toàn bộ trong phần lớn các lĩnh vực pháp lý, và bởi vậy sự thiếu tiến triển trong
việc bãi bỏ hoàn toàn quy định về mức trần thuế liên quan đến quảng cáo và khuyến maĩ
chỉ làm giảm sức hấp dẫn của Việt Nam như một địa điểm đầu tư cho các thương hiệu
quốc tế hàng đầu.
Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam cũng khuyến nghị rằng Chính phủ Việt Nam
nên tăng cường nỗ lực để nâng cao nhận thức về giá trị của việc bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ, đăc̣ biêṭ là khi bảo hô ̣quyền sở hữu trí tuê ̣là một động lực giúp cho các công ty
châu Âu và nước ngoài nghiên cứu và phát triển sản phẩm hơn nữa và do đó mang lại
lợi ích về lâu dài cho người tiêu dùng. Về mặt pháp lý, việc xử phạt đối với các hành vi
buôn bán hàng giả phải được tăng lên và thực thi nghiêm ngăṭ hơn trong thực tế. Phòng
Thương mại Châu Âu tại Việt Nam rất hoan nghênh việc sửa đổi liên quan của Luật Sở
hữu trí tuệ và Luật Hình sự về xử phạt hình sự các vi phạm liên quan đến quyền sở hữu
trí tuệ, Luật này đã có hiệu lực từ năm nay. Những quy định mới và áp dụng nghiêm
ngặt là rất quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
V. Cải cách hành chính (Đề án 30)
Kế hoạch về đơn giản hoá thủ tục hành chính (Đề án 30) của Thủ tướng Chính phủ là
một kế hoạch đầy tham vọng với mục tiêu làm giảm đáng kể chi phí và rủi ro về thủ tục
hành chính, ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người dân theo hướng đơn giản hóa hoặc
bãi bỏ các thủ tục gây rủi ro và tốn kém cho các doanh nghiêp̣ . Chính phủ Việt Nam
xem Đề án 30 là môṭ trong tám mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong năm 2010 và là một
biện pháp hiệu quả để ngăn chặn những tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Một
Tổ chuyên trách của Chính phủ đã được thành lập có nhiệm vụ báo cáo trực tiếp cho
Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện Đề án này. Phòng Thương mại Châu Âu rất
vui mừng được tham gia vào Đề án 30 với tư cách là một thành viên của Hội đồng Tư
vấn Cải cách Thủ tục Hành chính ("ACAPR"), Hội đồng này bao gồm 15 thành viên.
Để hoàn thành Giai đoạn 2 của Đề án 30 trước 30 tháng 6 năm 2010, Thủ tướng đã huy
động bổ sung 50 luật sư và 100 chuyên gia. Đến nay, tất cả các thành viên của Hội đồng
Tư vấn đã hoàn thành việc đánh giá và đệ trình các khuyến nghị cải cách. Các kết quả
đáng khích lê ̣của Đề án 30 cũng đã được công bố theo các tỉnh, thành phố, bao gồm cả
TP HCM trong tháng 4 năm 2010: Đối với TP HCM, trên 2.504 thủ tục và yêu cầu đã
được loại bỏ trên tổng số các thủ tục đã được thống kê, 70,77% trong số đó đã được sửa
đổi hoặc đề xuất sửa đổi, theo đó tỷ lệ này đã vượt qua mục tiêu ban đầu là cắt giảm 30
% thủ tục.
Chúng tôi tin rằng kết quả ban tiên này là ấn tượng, tác động toàn diện của Đề án 30 chỉ
có thể được xác định chắc chắn vào cuối năm 2010. Sự thành công lâu dài của Đề án 30
chủ yếu sẽ phụ thuộc vào viêc̣ duy trì động lực tốt như hiện nay. Phòng Thương mại
Châu Âu tin rằng điều này là đặc biệt quan trọng đối với việc triển khai và áp dụng tất
Trang 7/8
cả các khuyến nghị ở các cấp địa phương: Điều cốt yếu là không đưa ra thêm các thủ tục
hành chính mới trong khi Đề án 30 vẫn còn đang thưc̣ hiêṇ, nhằm tránh ảnh hưởng đến
những nỗ lực hiện nay. Điều này đặc biệt đúng đối với viêc̣ ban hành thêm các yêu cầu
phê duyệt bổ sung như “giấy phép con” mà không theo pháp luật hiện hành và thường
mang laị gánh nặng lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chúng tôi hy vọng
rằng Đề án 30 với cách tiếp cận từ trên xuống với sự chỉ đạo điều hành của Tổ chuyên
trách của Thủ tướng Chính phủ sẽ chứng minh được là một cơ chế hiệu quả trong việc
đưa Đề án 30 vào cuộc sống ở tất cả các cấp.
VI. Bình ổn giá
Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam và côṇg đồng doanh nghiệp châu Âu đánh
giá cao nỗ lực của Chính phủ để bảo vệ sự bình ổn giá của một số hàng hoá thiết yếu và
để ngăn chặn lạm phát. Tuy nhiên, một dự thảo Thông tư (Thông tư 104) do Bộ Tài
chính đề xuất về bình ổn giá, nếu được thực hiện, sẽ bao gồm nhiều sản phẩm thuộc
diện bình ổn giá mà không phải là sản phẩm thiết yếu cho người dân. Hơn nữa, kinh
nghiệm đã cho thấy rằng việc kiểm soát giá cả thường dẫn đến tình trạng thiếu hoặc tích
trữ hàng hoá hay giảm chất lượng sản phẩm trong số hàng loạt các vấn đề khác. Kiểm
soát giá đơn thuần không có tác dụng . Nếu một Chính phủ áp đặt một mức giá trần bắt
buộc, các nhà cung cấp sẽ không cung cấp hàng hóa ra thị trường, hay bán cho khách
hàng thuôc̣ các quốc gia khác , không phải quốc gia có quy định bình ổn giá . Điều này
có thể sẽ dẫn đến sự thiếu hụt hàng hóa hoặc có thể dẫn đến việc bán hàng “chợ đen”
với mức giá cao hơn. Kinh nghiệm cũng cho thấy rằng "mệnh lệnh và kiểm soát" là các
biện pháp kinh tế là không khả thi: Với nhiều sản phẩm thươṇg haṇg hoăc̣ sản phẩm có
phân khúc thi ̣ trường hep̣ , chính quyền trung ương có ít cơ hội quyết định mang tính
hiêṇ thưc̣ và hiêụ quả về măṭ chi phí và giá cả cho hàng chuc̣ nghìn sản phẩm các loại.
Hơn nữa, các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam sẽ phải đối mặt với cả núi yêu cầu
hành chính mới như một hệ quả của Thông tư này, bao gồm việc bắt buộc báo cáo cho
các cơ quan chính quyền Việt Nam. Điều này cho thấy rằng nhiều các báo cáo sẽ yêu
cầu tất cả các doanh nghiêp̣ hoạt động theo luật phải công bố về sư ̣đôc̣ quyền sản phẩm
và các thông tin nhạy cảm về sản phẩm của mình như lợi nhuận biên, chiến lược và kế
hoạch kinh doanh của doanh nghiêp̣ . Tất cả điều này là trái với tinh thần và mục tiêu
của Đề án 30 và là một bước lùi trong phát triển thị trường, và sẽ làm tăng thêm chi phí
đáng kể và sư ̣không chắc chắn đối với khu vực tư nhân đang hoaṭ đôṇg tại Việt Nam.
Chúng tôi hoàn toàn tin rằng nguyên tắc đầu tiên của bình ổn giá là để cho thị trường ổn
định giá dựa trên quy luâṭ "cung - cầu"! Do đó, chúng tôi đề xuất rằng chúng ta đặt dự
thảo Thông tư này sang một bên và tập trung nỗ lực tìm kiếm các biện pháp thay thế để
kiểm soát giá, đồng thời đảm bảo Việt Nam đươc̣ công nhâṇ là "Nền kinh tế thị trường".
VII. Kết luận
Tóm lại, những trở ngại chính cho các doanh nghiêp̣ châu Âu tại Việt Nam vẫn là cơ sở
hạ tầng, nguồn nhân lực, và sư ̣thiếu nhất quán và minh bạch trong môi trường pháp lý.
Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam và các doanh nghiệp thành viên của chúng
tôi luôn tin tưởng vào tiềm năng lớn của Việt Nam, môṭ quốc gia dâñ đầu trong khu vực
và là một điểm đến cho các nhà đầu tư châu Âu. Chúng tôi nhâṇ thấy rằng Việt Nam đã
chọn chủ đề cho vị trí Chủ tịch của ASEAN năm 2010: "Hướng tới Cộng đồng ASEAN:
Từ Tầm nhìn đến hành động". Trong vai trò như vậy, Việt Nam có cơ hội đăc̣ biêṭ để
thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên ASEAN và giữa ASEAN và các đối tác, để gia
tăng liên kết khu vực và đáp ứng với các thách thức toàn cầu như khủng hoảng tài
chính-kinh tế, thực phẩm và an ninh năng lượng, biến đổi khí hậu, thiên tai và bệnh tật.
Trang 8/8
Cuối cùng , chúng tôi cũng khuyến khích Chính phủ Việt Nam tiếp tục hợp tác tốt với
khu vực tư nhân nước ngoài để giải quyết các vấn đề trên, cũng như để tối đa hóa hiệu
quả xuyên suốt của cơ sở ha ̣tầng hiêṇ có . Chúng tôi hoan nghênh bất kỳ bình luận nào
về những đề nghị đưa ra ở đây và rất vui khi được cung cấp thêm ý kiến tư vấn để hỗ trợ
trong việc xem xét hoặc thực hiện các thay đổi đề xuất ở đây. Chúng tôi mong được làm
việc với Chính phủ Việt Nam và tất cả các thành viên và các đối tác của chúng tôi, cả
Việt Nam và châu Âu, để tối đa hóa thành công của họ trong một Việt Nam sôi động
hơn bao giờ hết!
Cám ơn sự lắng nghe của Quý vị!
Phát bi!u c"a Jocelyn Tran
Ch" t #ch AmCham Vi$t Nam (Tp. HCM)
Di%n &àn Doanh nghi$p Vi$t Nam
26/5/2010
Tôi r!t hân h"nh trình bày v#i qu$ v% hôm nay v& nh'n (%nh c)a AmCham (*i v#i môi
tr+,ng kinh doanh t"i Vi-t Nam. Tôi xin cám .n B/ K0 ho"ch và 12u T+, v#i s3 h4
tr5 c)a Ngân Hàng Th0 Gi#i và Công Ty Tài Chính Qu*c T0 (ã m,i các v% lãnh ("o
doanh nghi-p và chính ph) (0n (6 cùng trao (7i bi-n pháp c8i thi-n tình hình kinh
doanh nh9m thúc (:y s3 phát tri6n kinh t0 xã h/i ; Vi-t Nam.
Các v% lãnh ("o doanh nghi-p bi0t r9ng các kho8n (2u t+ ch!t l+5ng cao th+,ng ch8y
vào các qu*c gia có môi tr+,ng thu'n l5i nh!t. Nh<ng y0u kém liên ti0p (ã làm 8nh
h+;ng (0n kh8 n=ng c"nh tranh c)a Vi-t Nam. AmCham (ã c* g>ng thuy0t ph?c
chính ph) Vi-t Nam ti0p t?c h5p tác v#i các doanh nghi-p và các nhà (2u t+ trong và
ngoài n+#c (6 gi8i quy0t nh<ng khó kh=n thách th@c và (6 b8o (8m r9ng môi tr+,ng
kinh doanh t"i Vi-t Nam h!p dAn h.n các n+#c láng gi&ng
T!t nhiên, có r!t nhi&u lBnh v3c trong môi tr+,ng kinh doanh c2n (+5c c8i thi-n (6
nâng cao kh8 n=ng c"nh tranh c)a Vi-t Nam. V#i l+5ng th,i gian không nhi&u c)a
chúng ta ngày hôm nay, tôi sC t'p trung vào m/t s* v!n (& c2n (Dc bi-t quan tâm.
Qu!n l" nhà n#$c v% giá c!
Trong sáu tháng vEa qua, AmCham (ã liên t?c bày tF quan ng"i (*i v#i chính ph) v&
b8n d3 th8o thông t+ nh9m tri6n khai c. ch0 qu8n l$ giá c8. Chúng tôi tin r9ng vi-c
qu8n l$ giá c8 (ã không th3c hi-n (+5c và mang tính ph8n tác d?ng. Bên c"nh cách
ti0p c'n t7ng quát phi th% tr+,ng (*i v#i vi-c (%nh giá, thông t+ này (ã t"o ra nh<ng
gánh nDng m#i v& th) t?c hành chính (*i v#i các doanh nghi-p trong toàn b/ chu4i
s8n xu!t và phân ph*i c)a nhi&u lo"i s8n ph:m. Thông t+ cGng bu/c các doanh
nghi-p ph8i ti0t l/ nh<ng (i&u (+5c coi là bí m't doanh nghi-p.
Trong khi chúng ta (ang r!t nh"y c8m v& nh<ng nguy hi6m c)a vi-c l"m phát t=ng
cao, AmCham không tin r9ng thông t+ này sC giúp ("t (+5c nh<ng m?c tiêu kinh t0
c)a chính ph). Thay vào (ó, chúng tôi th!y r9ng thông t+ này là m/t b+#c lùi quay v&
th,i kH k0 ho"ch t'p trung và t"o ra thêm nhi&u chi phí và không ch>c ch>n (*i v#i
các doanh nghi-p (ang ho"t (/ng t"i Vi-t Nam.
Thay vì qu8n l$ nhà n+#c v& giá c8, chính ph) nên quan tâm (0n vi-c t3 do hóa chu4i
cung c!p (*i v#i vi-c phân ph*i s8n ph:m nh9m làm cho vi-c phân ph*i s8n ph:m ("t
hi-u qu8 cao h.n và (ó cGng là ph+.ng th@c h<u hi-u h.n (6 giúp cho các s8n ph:m
có giá c8 dI ti0p c'n h.n v#i ng+,i tiêu dùng. B!t ch!p nh<ng n4 l3c c)a chúng ta --
và n4 l3c c)a nhi&u ng+,i khác n<a -- chính ph) d+,ng nh+ không tF ra quan ng"i v&
thông (i-p tiêu c3c mà thông t+ m#i này sC gJi (0n các nhà (2u t+ ti&m n=ng. Ngoài
Phát bi!u c"a AmCham Di%n &àn Doanh nghi$p Vi$ t Nam
26/5/2010
2
ra, thông t+ m#i này cGng sC làm 8nh h+;ng (0n kh8 n=ng giành (+5c “qui ch0 n&n
kinh t0 th% tr+,ng” c)a Vi-t Nam
H& t'ng v(t ch)t
V!n (& c. b8n c)a vi-c nâng c!p h" t2ng v't ch!t c)a Vi-t Nam (ã (+5c AmCham
và các hi-p h/i doanh nghi-p khác nêu ra t"i t!t c8 các cu/c hKp c)a DiIn 1àn Doanh
Nghi-p Vi-t Nam trong su*t n=m n=m vEa qua. 10n ngày hôm nay, chúng ta th!y
r9ng vAn còn nhi&u thi0u sót và ch'm trI trong vi-c phát tri6n c. s; h" t2ng trKng y0u,
(Dc bi-t là các tuy0n (+,ng liên tLnh, c2u, k6 c8 (+,ng ti0p c'n, (i-n n=ng, c8ng bi6n
có v% trí chi0n l+5c và các công trình h" t2ng trên (!t li&n có liên quan, và giao thông
n/i (ô nh+ h- th*ng xe (i-n nhM. T!t c8 chúng ta có mDt t"i (ây (&u bi0t r9ng nh<ng
h"n ch0 v& c. s; h" t2ng t"i Vi-t Nam sC (e dKa các d3 án FDI hi-n nay và trong
t+.ng lai (*i v#i xu!t kh:u và s8n xu!t. V!n (& là - khi nào chúng ta sC nhìn th!y s3
nh'n th@c rõ ràng h.n v& s3 c!p bách và c2n thi0t trong lBnh v3c then ch*t này?
Nhi&u nhà (2u t+ Hoa KH ti&m n=ng coi s3 thi0u h" t2ng và c. s; h'u c2n là m/t
nhân t* c8n tr; l#n. ChEng nào Vi-t Nam còn ch+a c8i thi-n (+5c c. s; h" t2ng thì
Vi-t Nam còn b% t?t h'u. T!t c8 nh<ng v!n (& (+5c nêu ra hôm nay (&u quan trKng
nh+ng không có v!n (& nào (òi hFi ph8i có ngay hành (/ng quy0t (oán và s3 c8i
thi-n nh+ v!n (& c. s; h" t2ng.
Chúng ta cGng ghi nh'n r9ng vi-c thi0u các tr+,ng qu*c t0 ch!t l+5ng cao ; Hà N/i
là m/t v!n (& v& c. s; h" t2ng, cGng có 8nh h+;ng (0n kh8 n=ng thu hút (2u t+ FDI
c)a Vi-t Nam. Có r!t ít s3 l3a chKn cho các b'c hKc tE M2m Non (0n l#p 12 ("t
chu:n giáo d?c qu*c t0. T!t c8 các tr+,ng hKc d3 ki0n (+5c m; trong t+.ng lai (ã có
r!t nhi&u hKc sinh (=ng k$ trong danh sách ch, và có ít nh!t hai d3 án tr+,ng qu*c t0
m#i (ang gDp r!t nhi&u khó kh=n trong vi-c xin gi!y phép. 1*i v#i ng+,i n+#c ngoài
khi (0n b!t c@ qu*c gia nào, vi-c tìm tr+,ng hKc cho con là m/t trong nh<ng +u tiên
hàng (2u. V!n (& này là m/t trong r!t nhi&u thách th@c mang tính c"nh tranh mà Vi-t
Nam gDp ph8i.
H& t'ng c* s+ v% con ng#,i
Vi-t Nam c2n c8i thi-n và nâng cao h.n n<a kN n=ng c)a l3c l+5ng lao (/ng. Kho8ng
65% l3c l+5ng lao (/ng c)a Vi-t Nam không có kN n=ng lao (/ng. Kho8ng 78%
ng+,i dân Vi-t Nam trong (/ tu7i tE 20 (0n 24 không (+5c (ào t"o hoDc không có
nh<ng kN n=ng hK c2n. Ch) Nhi-m Oy Ban Kinh T0 Qu*c H/i cho r9ng nguyên nhân
c)a tình tr"ng này là do h- th*ng giáo d?c c)a Vi-t Nam còn y0u. Ch) nhi-m Oy Ban
cho bi0t thêm “Các tr+,ng ("i hKc, trung c!p, tr+,ng d"y ngh& chL d"y nh<ng gì hK
có sPn ch@ không d"y nh<ng gì doanh nghi-p và xã h/i c2n”. Ch) Nhi-m Oy Ban cho
bi0t thêm “Nhi&u môn hKc không th3c t0 và không áp d?ng (+5c”.
T!t nhiên chúng ta (Qng tình v#i (ánh giá này và chúng ta cam k0t h4 tr5 Vi-t Nam (6
có th6 cung c!p m/t n&n giáo d?c t*t h.n cho th0 h- trR c)a Vi-t Nam. Thách th@c
c)a vi-c hi-n ("i hóa h- th*ng giáo d?c là m/t trong nh<ng c!u ph2n quan trKng nh!t
trong quá trình toàn c2u hóa c)a m/t qu*c gia và là m/t y0u t* có 8nh h+;ng tr3c ti0p
(0n nh<ng l3a chKn và tri6n vKng c)a các th0 h- t+.ng lai. Duy trì nguyên tr"ng h-
th*ng giáo d?c ("i hKc c)a Vi-t Nam hi-n nay v& c. b8n sC không phù h5p v#i nh<ng
(òi hFi c)a quá trình h/i nh'p qu*c t0.
Phát bi!u c"a AmCham Di%n &àn Doanh nghi$p Vi$ t Nam
26/5/2010
3
C!i thi-n quan h- lao ./ng
Ph*i h5p v#i VCCI, AmCham (ã tham gia vào quá trình t+ v!n trong “Quan H- 1*i
Tác Ba Bên” (Chính ph) do B/ Lao 1/ng - Th+.ng Binh -Xã H/i ("i di-n, Ng+,i sJ
d?ng lao (/ng do VCCI ("i di-n và ng+,i lao (/ng do T7ng liên (oàn lao (/ng Vi-t
Nam ("i di-n) (6 rà soát và c8i ti0n Lu't lao (/ng và Lu't công (oàn nh9m t"o ra m/t
khuôn kh7 cho vi-c nâng cao kh8 n=ng lãnh ("o và (+a ra (%nh h+#ng cho vi-c t"o ra
m*i quan h- lao (/ng hài hòa, 7n (%nh và ti0n b/ trong các doanh nghi-p, phù h5p v#i
Quy0t (%nh 1129/Q1-TTg ngày 18/8/2008: K0 ho"ch hành (/ng tri6n khai ChL th% s*
22-CT/CW c)a Ban Bí th+ Trung +.ng.
Chúng tôi hy vKng sC giúp c8i thi-n khung pháp l$ và th6 ch0 nh9m b8o (8m r9ng các
tranh ch!p và ngEng công t"i các doanh nghi-p diIn ra h5p pháp và duy trì (+5c m*i
quan h- hài hòa và 7n (%nh gi<a ng+,i lao (/ng và ng+,i sJ d?ng lao (/ng nh9m
b8o v- quy&n l5i h5p pháp c)a c8 hai bên, (Qng th,i b8o (8m s3 7n (%nh cho môi
tr+,ng (2u t+ và tr't t3 xã h/i.
Minh b&ch và Qu!n tr0 t1t
Minh b"ch, qu8n tr% và tham nhGng ti0p t?c là nh<ng v!n (& l#n c)a Vi-t Nam. 18ng
và chính ph) (ã có nhi&u n4 l3c (:y m"nh phong trào qu8n tr% t*t và ch*ng tham
nhGng vào n=m 2004 nh+ng trong sáu n=m vEa qua vAn ch+a ("t (+5c nhi&u ti0n b/.
ChL s* v& quan ni-m cho r9ng có tham nhGng n=m 2004 là 2.6, khi Vi-t Nam n9m
trong nhóm m/t ph2n ba cu*i cùng c)a các n+#c (+5c (ánh giá, và chL s* này là 2.7
vào n=m 2009 khi Vi-t Nam vAn n9m trong nhóm m/t ph2n ba cu*i cùng, x0p sau c8
các n+#c nh+ Ai C'p, Indonesia và Ethiopia. Báo chí g2n (ây cho bi0t t!t c8 công
ch@c nhà n+#c sC ph8i kê khai tài s8n, bao gQm c8 nh<ng tài s8n xa xL. MKi ng+,i
(&u bi0t r9ng có nhi&u công ch@c tích lGy (+5c kh*i l+5ng tài s8n v+5t xa (Qng
l+.ng c)a hK. Chúng ta thEa nh'n r9ng tham nhGng là m/t v!n (& không dI gi8i
quy0t. H- th*ng ki6m soát hi-n nay ch+a () (6 ng=n chDn các quan ch@c tham nhGng
bi6n th) ti&n cho các công trình công c/ng, (Dc bi-t là công trình h" t2ng. Tuy nhiên,
tham nhGng vAn là m/t trong nh<ng thách th@c l#n nh!t (*i v#i s3 ti0n b/ c)a Vi-t
Nam.
C!i cách hành chính
C8i cách hành chính, bao gQm c8 vi-c (.n gi8n hóa quá trình phê duy-t, cho phép ()
th,i gian (6 góp $ và rà soát lu't, và gi8m gánh nDng thu0 cho doanh nghi-p và các
nhà (2u t+, là công vi-c quan trKng (6 nâng cao kh8 n=ng c"nh tranh c)a Vi-t Nam.
AmCham (ã h5p tác chDt chC v#i 1& án 30, H/i (Qng t+ v!n c)a Th) t+#ng v& c8i
cách th) t?c hành chính. Chúng tôi h4 tr5 nh<ng n4 l3c c)a Th) t+#ng (6 lo"i bF
nh<ng th) t?c quan liêu không c2n thi0t, t*n kém và m!t th,i gian. N0u Th) t+#ng
th3c hi-n các bi-n pháp mà ông (ã h@a, thì c8 th0 gi#i sC bi0t r9ng Vi-t Nam nghiêm
túc trong c8i cách và trong xây d3ngn m/t môi tr+,ng kinh doanh t*t h.n. N0u d3 án
này b% trì hoãn, hoDc n0u nh<ng c8i cách b% h)y bF vì nh<ng th) t?c quan liêu m#i nh+
vi-c ki6m soát giá c8, thì khi (ó, c/ng (Qng doanh nghi-p sC nghi ng, v& quá trình c8i
cách và cam k0t c8i thi-n môi tr+,ng kinh doanh c)a Vi-t Nam. Chúng tôi (ang háo
h@c ch, (ón k0t qu8 giai (o"n m/t c)a 1& án 30.
Phát bi!u c"a AmCham Di%n &àn Doanh nghi$p Vi$ t Nam
26/5/2010
4
MDc dù (ã (+5c (& c'p (0n nhi&u nh+ng chúng tôi vAn ph8i nh>c l"i r9ng nh<ng yêu
c2u phi&n hà v& gi!y t, khi xin c!p gi!y phép lao (/ng (ang làm gi8m s3 h!p dAn c)a
Vi-t Nam (*i v#i các doanh nghi-p n+#c ngoài. 16 ("t (+5c các m?c tiêu c)a mình,
chính ph) c2n ph8i có cách th@c hi-u qu8 h.n và thân thi-n v#i khách hàng h.n
K2t lu(n
Tôi tin r9ng mKi ng+,i có mDt t"i (ây hôm nay (&u nh'n th@c (+5c nh<ng lBnh v3c
c2n ph8i (+5c c8i thi-n t"i Vi-t Nam. Các thành viên c)a AmCham mong mu*n (+5c
th!y nhi&u hành (/ng h.n n<a (6 duy trì 7n (%nh kinh t0 vB mô, 7n (%nh c)a lu't pháp,
quan h- lao (/ng, s3 phát tri6n c)a l3c l+5ng s8n xu!t, b8o v- và th3c thi quy&n s;
h<u trí tu- và c. s; h" t2ng (6 h4 tr5 cho s8n xu!t và xu!t/nh'p kh:u. Chúng tôi
cGng mong mu*n (+5c ch@ng ki0n s3 nghiêm túc c)a chính ph) trong vi-c (.n gi8n
hóa th) t?c hành chính và ch*ng tham nhGng.
1ây là th,i (i6m mang l"i c. h/i h/i l#n và (2y h@a hMn v#i Vi-t Nam. Hành (/ng tích
c3c v& nh<ng v!n (& (+5c nêu ra ngày hôm nay sC làm t=ng ni&m tin c)a các nhà
(2u t+ và nâng cao v% th0 c"nh tranh c)a Vi-t Nam trong n&n kinh t0 toàn c2u.
AmCham tin r9ng môi tr+,ng kinh doanh sC (+5c h4 tr5 t*t nh!t b9ng nh<ng hành
(/ng giúp nâng cao n=ng su!t, gi8m chi phí và r)i ro khi (2u t+ t"i Vi-t Nam.
MDc dù ph8i (*i mDt v#i nhi&u thách th@c hi-n nay nh+ng Vi-t Nam vAn là (i6m (0n
h!p dAn cho các nhà (2u t+ n+#c ngoài. AmCham sC ti0p t?c n4 l3c nâng cao hi6u
bi0t c)a các doanh nghi-p MN v& c. h/i kinh doanh ngày càng nhi&u t"i Vi-t Nam, và
chúng tôi vAn cam k0t ti0p t?c ph*i h5p v#i các (*i tác trong chính ph) Vi-t Nam (6
c8i thi-n môi tr+,ng kinh doanh.
Xin kính chúc s@c khFe các v% lãnh ("o và quí v% ("i bi6u có mDt t"i (ây hôm nay, và
xin cám .n (ã dành cho tôi c. h/i (+5c phát bi6u t"i DiIn (àn doanh nghi-p Vi-t
Nam.
BÁO CÁO VỀ MÔI TRƢỜNG KINH DOANH
THEO ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƢ NHẬT BẢN
Hiroyuki MORIBE
Trưởng Đại diện
Văn phòng JETRO Hà Nội
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam
Hà Nội, 26 tháng 5 năm 2010
NỘI DUNG
2
1 Điều tra hàng năm của JETRO về Môi trƣờng
Kinh doanh ở Châu Á
T.3
2 So sánh về Chi phí Đầu tƣ T.4-8
3 Kết quả Kinh doanh của các Công ty Nhật Bản T.9-10
4 Kế hoạch Phát triển Kinh doanh của các Công ty
Nhật trong 1-2 năm tới
T.11-13
5 Đánh giá về Môi trƣờng Đầu tƣ T.14-17
6 Những Khó khăn trong Kinh doanh của các Công ty
Nhật tại Việt Nam
T.18-19
7 Nhận xét của JETRO T.20
ĐIỀU TRA HÀNG NĂM CỦA JETRO
3
• Điều tra So sánh Chi phí
Đầu tư:
- Lần điều tra thứ 20
- Được thực hiện tháng Một năm
2010
- 29 thành phố và khu vực chính
ở Châu Á
- Các chi phí chính: Tiền lương,
Tiền thuê bất động sản (đất công
nghiệp, văn phòng, nhà ở), Viễn
thông, Điện, Nước, Gas, Vận tải,
Thuế
• Điều tra các Công ty Nhật
Bản tại châu Á
- Lần điều tra thứ 23
- Được thực hiện giữa tháng
Chín và Mười năm 2009
- 2,990 phản hồi từ các công ty
Nhật tại 17 quốc gia/khu vực ở
châu Á và châu Đại Dương
- Các ngành điều tra chính: Ô tô
và Xe máy, Dầu khí và Nhựa,
Máy móc, Sắt & Thép, Ngân
hàng, Bán hàng, Truyền thông,
v.v.
SO SÁNH CHI PHÍ ĐẦU TƢ
4
42.2
8.5 10.1 9.1 6.9 6.9 7.3
10.0
39.2
9.1 8.8 8.7 9.4 8.4
5.4 5.4 4.8 6.3 5.4 5.8 7.0 5.1 3.9 2.5
100.0
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
110
S
e
o
u
l
B
e
iji
n
g
S
h
an
gh
ai
G
u
an
gz
h
o
u
D
al
ia
n
S
h
e
n
ya
n
g
Q
u
in
gd
ao
S
h
e
n
zh
e
n
H
o
n
g
K
o
n
g
T
ai
pe
i
S
in
ga
po
re
B
an
gk
o
k
K
u
al
a
L
u
m
pu
r
J
ak
ar
ta
B
at
am
M
an
ila
C
e
bu
H
an
o
i
H
O
C
h
i
M
in
h
C
it
y
D
a
N
an
g
Y
an
go
n
N
e
w
D
e
lh
i
M
u
m
ba
i
B
an
ga
lo
re
C
h
e
n
n
ai
K
ar
ac
h
i
C
o
lo
m
bo
D
h
ak
a
Y
o
ko
h
am
a
(Yokohama=100)
Mức lƣơng tối thiểu theo luật (tính theo tháng)
Mặc dù mức lương tối
thiểu đã được tăng vào
tháng Một năm 2010, Việt
Nam vẫn cạnh tranh về chi
phí lao động.
Australia (108)
New Zealand (30)
Singapore (135)
Hong Kong (48)
Korea (35)
Taiwan (42)
Malaysia (90)
China (170)
Thailand (255)
India (75)
Philippines (37)
Vietnam (47)
Bangladesh (6)
Indonesia (35)
Sri Lanka (7)
Pakistan (13)
Myanmar (9)
4,000
3,812
2,834
2,331
1,842
1,748
1,188
722
571
549
365
344
333
295
232
225
114
520
2,0000
Australia (29)
New Zealand (10)
Singapore (43)
Hong Kong (9)
Korea (31)
Taiwan (51)
Malaysia (137)
Thailand (352)
Pakistan (12)
India (58)
Philippines (69)
China (316)
Indonesia (60)
Vietnam (71)
Sri Lanka (16)
Bangladesh (14)
Myanmar (6)
6,961
5,080
3,357
3,197
2,437
1,774
1,485
1,342
1,085
1,034
863
837
783
736
627
378
118
4,0000 2,000 6,000
Australia (26)
New Zealand (9)
Singapore (39)
Hong Kong (7)
Korea (23)
Taiwan (45)
Malaysia (131)
Thailand (348)
Pakistan (12)
India (57)
China (303)
Philippines (70)
Indonesia (59)
Vietnam (76)
Sri Lanka (15)
Bangladesh (15)
Myanmar (6)
4,862
3,734
1,997
1,880
1,675
1,152
745
540
489
450
448
344
291
287
280
175
58
4,0000 2,000
Australia (33)
New Zealand (11)
Hong Kong (8)
Korea (27)
Singapore (46)
Taiwan (52)
Malaysia (145)
Thailand (367)
Philippines (78)
China (341)
India (51)
Indonesia (65)
Pakistan (13)
Sri Lanka (17)
Vietnam (84)
Bangladesh (16)
Myanmar (6)
3,246
2,314
1,306
1,220
967
888
257
231
221
217
188
151
136
102
101
47
23
4,0002,0000
5
LƢƠNG THÁNG CƠ BẢN (TRẢ THỰC TẾ)
Trong các quốc gia ASEAN thì lương ở
Việt Nam trong cả hai ngành sản xuất
và phi sản xuất đều là thấp nhất, ở mức
so sánh với các quốc gia Tây Nam Á
(Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh)
ngoại trừ Ấn Độ.
Ngành Sản xuất – Công nhân Ngành Sản xuất – Kỹ sƣ Ngành Sản xuất – Trƣởng phòng
Tham chiếu:
*Yokohama: 2,965
Tham chiếu:
*Yokohama: 4,209
Tham chiếu:
*Yokohama: 5,395
Đv: USD
Ngành Phi sản xuất – Nhân viên Ngành Phi sản xuất – Trƣởng phòng
Tham chiếu:
*Yokohama: 2,940
Australia (107)
New Zealand (31)
Singapore (125)
Hong Kong (43)
Korea (31)
Taiwan (41)
Malaysia (82)
China (141)
Thailand (215)
India (68)
Philippines (36)
Indonesia (34)
Bangladesh (4)
Vietnam (36)
Sri Lanka (6)
Pakistan (11)
Myanmar (10)
4,000
6.981
4,955
4,037
3,293
2,844
2,092
1,689
1,424
1,357
1,030
974
959
848
828
794
377
1,274
2,0000 6,000
Tham chiếu:
*Yokohama: 5,753
Đv: USDĐv: USD
Đv: USDĐv: USD
Số liệu tham chiếu là giá trị trung bình của cuộc Điều tra Lương Khu vực Tư nhân 2009 tại Yokohama theo lĩnh vực nghề nghiệp (được thực hiện tháng Tư) được chuyển đổi sang đồng USD.
SO SÁNH CHI PHÍ ĐẦU TƢ
6
49.8
57.2
64.8
20.5
38.7
19.5
13.2
16.1
72.8
16.2
46.4
19.8
22.2 20.0
9.0
17.8
11.3
42.0
57.0
18.3
15.0
35.8
70.8
16.8
14.2
18.5
12.7 14.8
39.4
0
20
40
60
80
100
S
e
o
u
l
B
e
iji
n
g
S
h
an
gh
ai
G
u
an
gz
h
o
u
D
al
ia
n
S
h
e
n
ya
n
g
Q
u
in
gd
ao
S
h
e
n
zh
e
n
H
o
n
g
K
o
n
g
T
ai
pe
i
S
in
ga
po
re
B
an
gk
o
k
K
u
al
a
L
u
m
pu
r
J
ak
ar
ta
B
at
am
M
an
ila
C
e
bu
H
an
o
i
H
O
C
h
i
M
in
h
C
it
y
D
a
N
an
g
Y
an
go
n
N
e
w
D
e
lh
i
M
u
m
ba
i
B
an
ga
lo
re
C
h
e
n
n
ai
K
ar
ac
h
i
C
o
lo
m
bo
D
h
ak
a
Y
o
ko
h
am
a
(US$)
Chi phí thuê văn phòng (tính theo tháng, m2)
HCM là thành phố đắt nhất để
thuê văn phòng tại khu vực
ASEAN.
71,867
4,614
2,930
4,101
1,465
1,538
2,062
1,584
3,241
1,703
1,467
2,738
1,6371,585
1,312
3,050
2,550
1,168
2,000
3,617
3,288
1,973
1,754
3,263
1,401
1,810
2,525
0
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
S
e
o
u
l
B
e
iji
n
g
S
h
an
gh
ai
G
u
an
gz
h
o
u
D
al
ia
n
S
h
e
n
ya
n
g
Q
u
in
gd
ao
S
h
e
n
zh
e
n
H
o
n
g
K
o
n
g
T
ai
pe
i
S
in
ga
po
re
B
an
gk
o
k
K
u
al
a
L
u
m
pu
r
J
ak
ar
ta
B
at
am
M
an
ila
C
e
bu
H
an
o
i
H
O
C
h
i
M
in
h
C
it
y
D
a
N
an
g
Y
an
go
n
N
e
w
D
e
lh
i
M
u
m
ba
i
B
an
ga
lo
re
C
h
e
n
n
ai
K
ar
ac
h
i
C
o
lo
m
bo
D
h
ak
a
Y
o
ko
h
am
a
(US$)
Chi phí thuê nhà ở cho ngƣời nƣớc ngoài (tính theo tháng) Hà Nội và HCM là những
thành phố đắt đỏ để thuê
nhà ở tại khu vực ASEAN.
SO SÁNH CHI PHÍ ĐẦU TƯ
8500
350
615
780
110
593
320
740
800
500
650
1,139
480
1,000
1,500
825
1,350
970
750
1,570
1,500
1,951
606
1,737
1,011
700
800
1,600
0
500
1,000
1,500
2,000
S
e
o
u
l
B
e
iji
n
g
S
h
an
gh
ai
G
u
an
gz
h
o
u
D
al
ia
n
S
h
e
n
ya
n
g
Q
u
in
gd
ao
S
h
e
n
zh
e
n
H
o
n
g
K
o
n
g
T
ai
pe
i
S
in
ga
po
re
B
an
gk
o
k
K
u
al
a
L
u
m
pu
r
J
ak
ar
ta
B
at
am
M
an
ila
C
e
bu
H
an
o
i
H
O
C
h
i
M
in
h
C
it
y
D
a
N
an
g
Y
an
go
n
N
e
w
D
e
lh
i
M
u
m
ba
i
B
an
ga
lo
re
C
h
e
n
n
ai
K
ar
ac
h
i
C
o
lo
m
bo
D
h
ak
a
(US$)
Chi phí vận tải bằng container (container 40-feet, từ cảng gần nhất đến cảng Yokohama)
*Average
SO SÁNH CHI PHÍ ĐẦU TƯ
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY NHẬT BẢN
9
Hong Kong
(n=67)
Lãi Hòa vốn Lỗ
Tổng (n=2,969) 56.4 19.9 23.7
Trung Quốc (n=577) 51.8 22.4 25.8
Đài Loan (n=106) 74.5 8.5 17.0
Hàn Quốc (n=81) 67.9 16.1 16.1
68.7 22.4 9.0
Thái Lan (n=702) 58.6 17.7 23.8
Malaysia
(n=268)
54.5 20.2 25.4
Singapore (n=216) 60.2 22.2 17.6
Vietnam (n=143) 40.6 24.5 35.0
Philippines
(n=128)
57.0 19.5 23.4
Indonesia (n=129) 71.3 18.6 10.1
Myanmar
(n=16)
25.0 43.8 31.3
Ấn Độ (n=174) 43.7 22.4 33.9
Sri Lanka
(n=27)
25.9 44.4 29.6
Pakistan
(n=26)
50.0 15.4 34.6
Bangladesh (n=24) 37.5 12.5 50.0
Úc (n=214) 65.0 16.4 18.7
New Zealand
(n=71)
52.1 21.1 26.8
Lợi nhuận hoạt động ước tính
năm 2009 theo quốc gia/khu vực
Các ngành với tỷ lệ cao các công ty kỳ vọng đạt lợi nhuận
Ngành sản xuất
Ngành Phi sản xuất
- Ô tô và xe máy (79.0%)
- Dầu khí và Nhựa (70.9%)
- Ngân hàng (90.0%) - Bán hàng (60.5%)
- Máy móc (43.7%) - Sắt & Thép (36.5%)
Các ngành với tỷ lệ cao các công ty dự đoán lỗ
Ngành sản xuất
Ngành Phi sản xuất
- Khách sạn, Du lịch, Nhà hàng (30.8%)
- Viễn thông/phần mềm (29.0%)
- Tỷ lệ thấp hơn nhiều so với tỷ lệ
trung bình tại khu vực ASEAN
- Lý do: Giảm doanh số bán hàng
do xuất khẩu giảm
10
Lợi nhuận hoạt động ƣớc tính cho năm 2009, 2010
(dựa trên chỉ số DI*)
*Chú thích: Chỉ số DI hoặc “chỉ số khuyếch tán ” là sự chênh lệch thu được bằng cách lấy tỷ lệ các công ty trả lời là lợi nhuận sẽ “tăng” trừ đi tỷ lệ các công ty trả lời là lợi nhuận
sẽ “giảm”.
(%)
Philippines
(n=129)
(n=127)
-16.3
34.6
Singapore
(n=216)
(n=214)
-35.2
35.5
Hong Kong
(n=67)
(n=67)
-26.9
20.9
Indonesia
(n=129)
(n=128)
-8.5
58.6
Bangladesh
(n=24)
(n=22)
-8.3
72.7
New Zealand
(n=71)
(n=71)
-21.1
56.3
2009 2010
0-20-40-60 20 40 60 80
Tổng
(n=2,968)
(n=2,928)
-20.6
46.2
Malaysia
(n=268)
(n=264)
-27.2
40..9
Myanmar
(n=17)
(n=17)
41.2
53.0
Thailand
(n=701)
(n=693)
-41.9
49.9
Vietnam
(n=142)
(n=139)
-9.2
54.0
Ấn Độ
(n=174)
(n=171)
12.6
53.2
Pakistan
(n=26)
(n=26)
-30.8
19.2
Úc
(n=214)
(n=209)
-22.9
44.5
Đài Loan
(n=106)
(n=104)
-10.4
21.2
Hàn Quốc
(n=80)
(n=81)
-12.5
39.5
Trung Quốc
(n=577)
(n=569) 54.0
-5.4
Sri Lanka
(n=27)
(n=26)
-25.9
0
*Only industries for which 30 or more valid survey responses were received are included here.
11
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH DOANH – 1/3
Kế hoạch phát triển kinh doanh trong 1-2 năm tới
Singapore (n=215) 2.838.6 50.2 8.4
Myanmar (n=16) 37.5 62.5
Bangladesh (n=24) 20.879.2
Indonesia (n=127) 52.8 45.7 1.6
Philippines n=126) 31.0 63.5 5.6
Ấn Độ (n=175) 24.6 0.674.9
Đài Loan (n=102) 40.2 48.0 11.8
Hàn Quốc (n=81) 32.1 7.460.5
Malaysia n=265) 0.840.8 54.7 3.8
Hong Kong (n=65) 3.135.4 55.4 6.2
Trung Quốc (n=572) 1.834.6 1.861.9
Thái Lan (n=701) 0.950.9 46.7 1.6
Vietnam (n=143) 0.758.0 39.9 1.4
Tổng (n=2,945) 0.951.3 44.6 3.1
Úc (n=209) 50.7 46.9 2.4
New Zealand (n=71) 40.9 56.3 2.8
Pakistan (n=26) 42.3 57.7
Sri Lanka (n=27) 22.2 70.4 7.4
0 20 40 60 80 100
(%)
Mở rộng Giữ nguyên Thu hẹp Chuyển sang một đất nước (vùng) thứ ba
hoặc rút khỏi.
Tỷ lệ các công ty Nhật ở Việt Nam có kế hoạch
mở rộng kinh doanh trong 1-2 năm tới là cao nhất
trong khu vực ASEAN.
12
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH DOANH– 2/3
Các thị trường triển vọng cho hoạt động/sản phẩm tương lai
trong 1-3 năm tới (chỉ đối với các ngành chính)
Xếp hạng
Tổng (1,870) Các ngành sản xuất (1,016) Các ngành phi sản xuất ( (854)
Quốc gia Điểm Số Cty Tỷ lệ (%) Quốc gia Điểm Số Cty Tỷ lệ (%) Quốc gia Điểm Số Cty Tỷ lệ (%)
1 Ấn Độ 1,635 766 41.0 Thái Lan 839 358 35.3 Ấn Độ 816 386 45.2
2 Trung Quốc 1,466 631 33.7 Ấn Độ 819 380 37.5 Trung Quốc 682 292 34.2
3 Thái Lan 1,407 614 32.8 Trung Quốc 784 339 33.4 Vietnam 644 319 37.4
4 Vietnam 1,145 580 31.0 Indonesia 520 238 23.5 Thái Lan 568 256 30.0
5 Indonesia 901 440 23.5 Nhật Bản 517 236 23.2 Indonesia 381 202 23.7
Xếp hạng
Linh kiện ô tô, xe máy và đồ phụ tùng (143) Phụ tùng và linh kiện điện, điện tử (89) Máy móc và thiết bị điện, điện tử (80)
Quốc gia Điểm Số Cty Tỷ lệ (%) Quốc gia Điểm Số Cty Tỷ lệ (%) Quốc gia Điểm Số Cty Tỷ lệ (%)
1 Ấn Độ 187 81 56.6 Trung Quốc 128 51 57.3 Ấn Độ 71 33 41.3
2 Thái Lan 149 61 42.7 Ấn Độ 69 32 36.0 Trung Quốc 68 33 41.3
3 Indonesia 120 58 40.6 Thái Lan 53 25 28.1 Thái Lan 48 21 26.3
4 Trung Quốc 103 50 35.0 Nhật Bản 50 25 28.1 Vietnam 47 21 26.3
5 Vietnam 52 29 20.3 Vietnam 39 18 20.2 Nhật Bản 36 17 21.3
Xếp hạng
Sản phẩm kim loại chế tạo (bao gồm các sản phẩm
mạ)(79)
Các sản phẩm hóa chất và dầu khí (72)
Thực phẩm, sản phẩm nông nghiệp và hải sản
chế biến (70)
Quốc gia Điểm Số Cty Tỷ lệ (%) Quốc gia Điểm Số Cty Tỷ lệ (%) Quốc gia Điểm Số Cty Tỷ lệ (%)
1 Thái Lan 96 37 46.8 Ấn Độ 85 38 52.8 Trung Quốc 54 24 34.3
2 Trung Quốc 69 30 38.0 Trung Quốc 67 26 36.1 Nhật Bản 49 21 30.0
3 Vietnam 54 30 38.0 Thái Lan 63 30 41.7 Europe 37 15 21.4
4 Indonesia 45 19 24.1 Indonesia 38 18 25.0 Thái Lan 28 13 18.6
5 Ấn Độ 38 22 27.9 Vietnam 33 19 26.4 Châu Đại Dương 27 14 20.0
※ Oceania stands for Australia and New Zealand here.
13
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH DOANH– 3/3
Các thị trường triển vọng cho hoạt động/sản phẩm tương lai
trong 1-3 năm tới (chỉ đối với các ngành chính)
Xếp hạng
Công ty Bán hàng (211) Công ty Thương mại (194) Vận tải/kho bãi (88)
Quốc gia Điểm Số Cty Tỷ lệ (%) Quốc gia Điểm Số Cty Tỷ lệ (%) Quốc gia Điểm Số Cty Tỷ lệ (%)
1 Ấn Độ 232 101 47.9 Ấn Độ 208 104 53.6 Trung Quốc 103 44 50.0
2 Trung Quốc 148 62 29.4 Trung Quốc 173 74 38.1 Ấn Độ 95 45 51.1
3 Vietnam 128 68 32.2 Vietnam 168 87 44.9 Vietnam 79 38 43.2
4 Thái Lan 124 56 26.5 Thái Lan 155 65 33.5 Thái Lan 59 26 29.6
5 Indonesia 99 52 24.6 Indonesia 101 54 27.8 Nhật Bản 44 22 25.0
Xếp hạng
Xây dựng/Nhà máy(67) Truyền thông/phần mềm (45) Khách sạn/Du lịch/ nhà hàng (27)
Quốc gia Điểm Số Cty Tỷ lệ (%) Quốc gia Điểm Số Cty Tỷ lệ (%) Quốc gia Điểm Số Cty Tỷ lệ (%)
1 Vietnam 66 30 44.8 Vietnam 37 18 40.0 Nhật Bản 28 11 40.7
2 Thái Lan 51 23 34.3 Thái Lan 37 17 37.8 Trung Quốc 18 8 29.6
3 Ấn Độ 39 19 28.4 Nhật Bản 36 14 31.1 Oceania 17 8 29.6
4 Singapore 35 14 20.9 Ấn Độ 29 13 28.9 Thái Lan 15 6 22.2
5 Indonesia 30 20 29.9 Trung Quốc 21 11 24.4 Vietnam 12 5 18.5
Malaysia 30 14 20.9 Ấn Độ 12 8 29.6
※ Oceania stands for Australia and New Zealand here.
Việt Nam là nƣớc triển vọng nhất về lĩnh
vực Xây dựng/nhà máy và Truyền
thông/phần mềm
ĐÁNH GIÁ VỀ MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ –
LỢI THẾ, 1/2
Quốc gia
Hàng trên : Sản
xuất
Hàng dƣới: Phi
sản xuất
1 2 3
Indonesia
n=83
(Quy mô thị trường /tiềm năng tăng tưởng
(66.3)
Dồi dào nguồn nhân lực do chi phí thấp
(45.8)
Nhiều công ty đối tác (công ty phân phối)
(21.7)
n=40
Quy mô thị trường/ tiềm năng tăng trưởng
(92.5)
Điều kiện xã hội và chính trị ổn định (22.5)
Tiếng Anh được nói rộng rãi (7.6)
Nhiều công ty đối tác (công ty phân phối)
(giống ở trên)
Dồi dào nguồn nhân lực do chi phí thấp
(giống ở trên)
Malaysia
n=164 Điều kiện xã hội và chính trị ổn định (72.0) Tiếng Anh được nói rộng rãi (68.9)
Môi trường sống tốt cho nhân viên nước
ngoài
(36.6)
n=95 Tiếng Anh được nói rộng rãi (76.8) Điều kiện xã hội và chính trị ổn định (71.6)
Môi trường sống tốt cho nhân viên nước
ngoài
(46.3)
Philippines
n=88 Tiếng Anh được nói rộng rãi (86.2)
Dồi dào nguồn nhân lực do chi phí thấp
(40.9)
Ưu đãi thuế ※1
(35.2)
n=39 Tiếng Anh được nói rộng rãi (76.9)
Dồi dào nguồn nhân lực do chi phí thấp
(48.7)
Nhân viên chất lượng cao (23.1)
Singapore
n=58 Điều kiện xã hội và chính trị ổn định (86.2)
Môi trường sống tốt cho nhân viên nước
ngoài
(63.8)
Tiếng Anh được nói rộng rãi (60.3)
n=155 Điều kiện xã hội và chính trị ổn định (88.4) Khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh (63.9)
Môi trường sống tốt cho nhân viên nước
ngoài
(59.4)
※1 Corporate tax, export-and-import tariff, etc. ※2 Electricity, transportation, communication, etc.
14
ĐÁNH GIÁ VỀ MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ –
LỢI THẾ, 2/2
Quốc gia
Hàng trên : Sản
xuất
Hàng dƣới: Phi
sản xuất
1 2 3
Thái Lan
n=409
Nhiều công ty đối tác (công ty phân phối)
(47.4)
Môi trường sống tốt cho nhân viên nước
ngoài
(44.3)
Quy mô thị trường/ tiềm năng tăng trưởng
(40.6)
n=273
Quy mô thị trường/ tiềm năng tăng trưởng
(64.5)
Nhiều công ty đối tác (công ty phân phối)
(43.6)
Môi trường sống tốt cho nhân viên nước
ngoài
(same as above)
Cơ sở hạ tầng phát triển ※2 (20.5)
Vietnam
n=90 Điều kiện xã hội và chính trị ổn định (61.1)
Dồi dào nguồn nhân lực do chi phí thấp
(38.9)
Ưu đãi Thuế ※1
(24.4)
Quy mô thị trường/ tiềm năng tăng trưởng
(giống ở trên)
n=48 Điều kiện xã hội và chính trị ổn định (70.8)
Quy mô thị trường/ tiềm năng tăng trưởng
(64.6)
Dồi dào nguồn nhân lực do chi phí thấp
(35.4)
Ấn Độ
n=77
Quy mô thị trường/ tiềm năng tăng trưởng
(75.3)
Tiếng Anh được nói rộng rãi (55.8) Điều kiện xã hội và chính trị ổn định (24.7)
n=92
Quy mô thị trường/ tiềm năng tăng trưởng
(91.3)
Tiếng Anh được nói rộng rãi (66.3) Điều kiện xã hội và chính trị ổn định (22.8)
※1 Corporate tax, export-and-import tariff, etc. ※2 Electricity, transportation, communication, etc.
15
16
ĐÁNH GIÁ VỀ MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ – BẤT CẬP, 1/2
Quốc gia
Hàng trên : Sản xuất
Hàng dƣới: Phi sản
xuất
1 2 3
Indonesia
n=81 Cơ sở hạ tầng kém phát triển ※ (75.3) Thủ tục thuế phức tạp (50.6)
Chính quyền địa phương quản lý chính
sách không rõ ràng (49.4)
n=39
Thủ tục hành chính rườm rà (để xin được
giấy phép, v.v.) (69.2)
Cơ sở hạ tầng kém phát triển ※ (66.7) Thủ tục thuế phức tạp (64.1)
Malaysia
n=136
Chính quyền địa phương quản lý chính
sách không rõ ràng (49.3)
Thủ tục hành chính rườm rà (để xin được
giấy phép, v.v.) (33.1)
Cơ sở hạ tầng kém phát triển ※ (23.5)
n=93
Thủ tục hành chính rườm rà (để xin được
giấy phép, v.v.) (48.4)
Hạn chế về đầu tư nước ngoài bao gồm cả
hạn chế về tỷ lệ vốn nước ngoài (44.1)
Chính quyền địa phương quản lý chính
sách không rõ ràng (38.7)
Philippines
n=87 Cơ sở hạ tầng kém phát triển ※ (73.6)
Điều kiện xã hội và chính trị không ổn định
và không an toàn (58.6)
Chính quyền địa phương quản lý chính
sách không rõ ràng (55.2)
n=39 Cơ sở hạ tầng kém phát triển ※ (61.5)
Chính quyền địa phương quản lý chính sách
không rõ ràng (59.0)
Điều kiện xã hội và chính trị không ổn định
và không an toàn (56.4)
Singapore
n=50
Thiếu đất/văn phòng, giá thuê đất/văn
phòng tăng (68.0)
Thủ tục thuế phức tạp (6.0)
Cơ sở hạ tầng kém phát triển ※ (4.0)
Hệ thống luật pháp và kinh tế kém phát
triển (4.0)
n=131
Thiếu đất/văn phòng, giá thuê đất/văn
phòng tăng (82.4)
Chính quyền địa phương quản lý chính sách
không rõ ràng (4.6)
Điều kiện xã hội và chính trị không ổn định
(2.3)
Cơ sở hạ tầng kém phát triển ※ (2.3)
17
ĐÁNH GIÁ VỀ MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ – BẤT CẬP, 2/2
Quốc gia
Hàng trên : Sản
xuất
Hàng dƣới: Phi sản
xuất
1 2 3
Thái Lan
n=383
Điều kiện xã hội và chính trị không ổn định
(64.8)
Chính quyền địa phương quản lý chính sách
không rõ ràng (33.4)
Thủ tục hành chính rườm rà (để xin được
giấy phép, v.v.) (33.2)
n=268
Điều kiện xã hội và chính trị không ổn định
( 68.3)
Chính quyền địa phương quản lý chính sách
không rõ ràng (38.1)
Thủ tục hành chính rườm rà (để xin được
giấy phép, v.v.) (36.9)
Hạn chế về đầu tư nước ngoài bao gồm cả
hạn chế về tỷ lệ vốn nước ngoài (38.1)
Vietnam
n=90
Thủ tục hành chính rườm rà (để xin được
giấy phép, v.v.) (65.6)
Cơ sở hạ tầng kém phát triển ※ (63.3)
Chính quyền địa phương quản lý chính
sách không rõ ràng (51.1)
Thủ tục thuế phức tạp (51.1)
n=47 Cơ sở hạ tầng kém phát triển ※ (72.3)
Thủ tục hành chính rườm rà (để xin được
giấy phép, v.v.) (70.2)
Thiếu đất/văn phòng, giá thuê đất/văn
phòng tăng (55.3)
Ấn Độ
n=76 Cơ sở hạ tầng kém phát triển ※ (81.6) Thủ tục thuế phức tạp (61.8)
Thủ tục hành chính rườm rà (để xin được
giấy phép, v.v.) (54.0)
n=91 Cơ sở hạ tầng kém phát triển ※ (83.5)
Thủ tục hành chính rườm rà (để xin được
giấy phép, v.v.) (74.7) Thiếu đất/văn phòng, giá thuê đất/văn
phòng tăng (57.1)
Thủ tục thuế phức tạp (giống như trên)
NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG KINH DOANH CỦA
CÁC CÔNG TY NHẬT TẠI VIỆT NAM
18
Khó khăn trong
Kinh doanh 1 2 3
Trong Sản xuất
Khó khăn trong việc mua phụ
tùng và nguyên vật liệu từ trong
nước Chi phí mua hàng tăng lên
Khó khăn trong việc kiểm
soát chất lượng
Trong vấn đề lao động
Chi phí trả lương cho nhân viên
tăng lên
Khó khăn trong việc tuyển
dụng nhân viên quản lý cấp
trung
Tỷ lệ công nhân gắn bó
lâu dài với công ty thấp
Trong lĩnh vự bán hàng và các
hoạt động kinh doanh khác
Thị phần của đối thủ ngày càng
tăng
Các khách hàng chính yêu
cầu hạ giá thành
Thị phần hoặc khách
hàng mới không tăng
Trong các vấn đề tài chính, tài
trợ hoặc hối đoái
Sự mất ổn định của tỷ giá giữa
đồng tiền trong nước và Đô la
Mỹ
Thiếu dòng tiền cần thiết để
mở rộng quy mô kinh doanh
Sự mất ổn định của đồng
Yên so với đồng Đô la Mỹ
Trong ngoại thƣơng
Thủ tục thông quan hải quan
phức tạp
Thủ tục hải quan mất nhiều
thời gian
Thiếu sự công bố chi tiết
các quy định và luật lệ
thương mại
Copyright © 2010 JETRO. All rights reserved. Reproduction without permission is prohibited. 19
KHÓ KHĂN VỚI VIỆC PHỤ TÙNG, LINH KIỆN
Chi tiết về việc mua phụ tùng, linh kiện
(Trung bình; tổng tỷ lệ là 100%)
(%)
Trong nước Nhật Bản ASEAN Trung Quốc Đại lục Khác
Tổng (n=1,045)
Úc (n=42)
New Zealand (n=15)
Thái Lan (n=401)
Ấn Độ (n=64)
Indonesia (n=81)
Malaysia (n=161)
Singapore (n=53)
Pakistan (n=13)
Philippines (n=86)
Bangladesh (n=15)
Vietnam (n=91)
Sri Lanka (n=17)
Myanmar (n=6)
0 20 40 60 80 100
11.445.3 32.1 4.1 7.1
6.8
15.644.3 31.5 1.8
7.8
14.743.1 30.0 4.5
11.118.035.8 29.6 5.6
20.212.131.9 32.5 3.4
3.7
14.629.0 50.1
2.7
16.544.5 31.0 3.2
4.9
9.07.526.9 38.5 18.1
9.318.924.0 38.9 9.0
18.525.722.3 23.3 10.3
20.218.5 29.0 6.7 25.7
6.166.7
4.5
20.7
2.0
5.9
55.6 31.7
4.0
2.6
16.567.1 10.8
3.2
2.5
NHẬN XÉT
1. Môi trƣờng Kinh doanh
• Nhiều công ty Nhật ở Việt Nam đã vượt doanh số bán hàng
trước cuộc khủng hoảng kinh tế.
• Nhiều nhà đầu tư Nhật quan tâm đến thị trường tiêu dùng tại
Việt Nam.
• Đối với các nhà đầu tư Nhật Bản, môi trường đầu tư của Việt
Nam, đặc biệt là chi phí lao động vẫn hấp dẫn.
2. Những Khó khăn còn Tồn tại
• Lao động:
+ Hiện tại, khó tuyển dụng công nhân do thiếu công nhân
• Công nghiệp Hỗ trợ:
+ Tỷ lệ mua phụ tùng, linh kiện trong nước ở mức 24%, thấp thứ hai
trong khu vực ASEAN.
• C.S.H.T:
+ Điện, Vận tải, Viễn thông, v.v.
20
XIN CẢM ƠN!
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN JETRO TẠI HÀ NỘI
Tầng 2, 63 Lý Thái Tổ, Hà Nội
Tel: 04.3825.0630; Fax: 04.3825.0552
Email: vha@jetro.go.jp
Website: www.jetro.go.jp
21
Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Việt Nam 2010
- Một số Phát hiện ban đầu và Kiến nghị chính sách
Học viện Cạnh tranh Châu Á
Trường Chính sách công Lý Quang Diệu
Đại học Quốc gia Singapore
Viện Quản lý Kinh tế Trung ương
Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam
2Bối cảnh
Báo cáo ngắn về Năng lực Cạnh tranh của Việt Nam sau
các cuộc gặp giữa chính phủ Việt Nam và Giáo sư Porter
vào tháng 12 năm 2008.
CIEM và ACI được chính phủ mời tham gia soạn thảo
Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Việt Nam (VCR). Nhóm tác
giả có phối hợp với các đối tác trong nước và quốc tế
(Ban cố vấn VCR, dự án USAID/VNCI, UNIDO, các hiệp
hội doanh nghiệp lớn)
Dự thảo đầu tiên được thảo luận tại sự kiện bên lề WEF
Đông Á tại Tp. Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2010
Báo cáo chính thức sẽ được Giáo sư Michael Porter
công bố vào cuối tháng 11/2010
3Mục tiêu của Báo cáo
Cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà
quan sát bên ngoài một bản đánh giá với đầy đủ số liệu
bổ trợ về năng lực cạnh tranh của Việt Nam dựa trên một
phương pháp luận toàn diện
Đưa ra các khuyến nghị chính sách mang tính hành
động cao được hỗ trợ bởi các số liệu và phân tích khoa học
Thu hút và kết nối các nhà hoạch định chính sách của các
lĩnh vực tham gia đối thoại chính sách về năng lực cạnh
tranh (NLCT) của Việt Nam trong tương lai
4Xếp hạng của Việt Nam trong Báo cáo
NLCT Toàn cầu 2009
Vĩ mô (92)
Thể chế chính trị (59)
Khung pháp lý(73)
Phát triển nguồn nhân lực
(85)
Công nghiệp phụ trợ(41)
Các điều kiện sức cầu(59)
Bối cảnh chiến lược (76)
Các điều kiện yếu tố đầu
vào(72)
Vi mô (58)
Hành chính
(100)
Vốn (57) Sáng tạo (90)
Truyền thông
(68)
Hậu cần(77) Kỹ năng(50)
GDP pc (101)
GCI (82)
Hạ tầng XH và thể chế
Chính trị (72)
Chinh sách KT Vĩ mô
(110)
Chất lượng môi
trường kinh
doanh(60)
Độ phức tạp của công
ty
(52)
5Xếp hạng GCI của Việt Nam so với các nước cùng trình
độ phát triển
6Đánh giá của Doanh nghiệp về
NLCT Việt Nam
7Đánh giá các Kết quả kinh tế đạt được
7
8Sự thịnh vượng so với một số nước
Source: Groningen Growth and Development Centre and The Conference Board (2009)
GDP per Capita,
PPP adjusted in 1990 US-$
Rank, 2007
GDP per
Capita
-
2,000
4,000
6,000
8,000
10,000
12,000
Malaysia
Thailand
China
Vietnam
Cambodia
Vietnam
9Các yếu tố cấu thành tăng trưởng của VN
Nguồn: Ohno (2008)
Đóng góp vào
tăng GDP năm
(%)
10
Cambodia
China
India
Indonesia
Malaysia
Philippines
Thailand
Vietnam
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
50% 55% 60% 65% 70% 75% 80% 85% 90% 95%
2
0
0
8
G
D
P
t
rê
n
đ
ầ
u
l
a
o
đ
ộ
n
g
(1
9
9
0
P
P
P
$
)
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, 2008
So sánh Năng suất lao động và Tỷ lệ tham gia
lực lượng lao động với các nước
Nguồn: Trung tâm Tăng trưởng và Phát triển Groningen và Ủy ban Hội thảo (2010) và tính toán WDI. của ACI
11
Mức tiền lương
So với một số nướcMonthly Minimum Wage
USD, log scale, 2009
Source: Global Competitiveness Report, 2009; EuroStat, 2008; Philippines Department of Labor and Employment, 2009
Global Competitiveness Index Score, 2009
Australia
Austria
Belgium
Bulgaria
Cambodia
China
Cyprus
Czech Republic
Denmark
Estonia
France Japan/ Germany
Greece
Hungary
Indonesia
Ireland
Italy
Lithuania
Malaysia
Netherlands
New Zeland
Philippines
Poland
Portugal
Romania
Singapore
Slovakia
Slovenia
South Korea
Spain
Sweden
Taiwan
Thailand
UK
VIETNAM
10
100
1,000
10,000
3.00 3.50 4.00 4.50 5.00 5.50 6.00
12
Lạm phát
So với một số nước
Change in Annual Average Consumer
Price Level
Sorted by Inflation Rate,
2008
Source: EIU (2009)
-5.00%
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
30.00%
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Cambodia
China
Malaysia
Thailand
Vietnam
13
Độ mở về kinh tế
Nguồn: EIU (2010)
Cambodia
China
India
Indonesia
Laos
Malaysia
Myanmar
Philippines
Thailand
Vietnam
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
45%
50%
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Độ mở về thương mại
E
x
p
o
rt
s
o
f
G
o
o
d
s
a
n
d
S
e
rv
ic
e
s
a
s
%
o
f
G
D
P
,
2
0
0
9
Thay đổi về kim ngạch XK - % của GDP (1989-2009)
Cambodia
China
India
Indonesia
Malaysia
Myanmar
Philippines
Thailand
Vietnam
-4%
-2%
0%
2%
4%
6%
8%
0% 2% 4% 6% 8%
Độ mở về đầu tư
In
w
a
rd
F
D
I
a
s
%
o
f
G
D
P
,
2
0
0
9
Thay đổi về lượng vốn FDI - % của GDP (1989-2009)
14
Cơ cấu XK của Việt Nam theo nhóm SP
0.0%
0.1%
0.2%
0.3%
0.4%
0.5%
0.6%
0.7%
0.8%
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Processed Goods
Semi-processed Goods
Unprocessed Goods
Services
TOTAL
Source: UNComTrade, WTO (2008)
World Export Market
Share (current USD)
15
Danh mục các nhóm mặt hàng XK của
VN 2000-2006
0%
1%
2%
3%
4%
5%
-0.3% -0.1% 0.1% 0.3% 0.5% 0.7% 0.9% 1.1% 1.3% 1.5%
Nguồn: Giáo sư Michael E. Porter, Dữ liệu cơ sở của UN Commodity Trade Statistics Database và thống kê của IMF BOP.
Thay đổi về tỷ trọng của Việt Nam trong tổng xuất khẩu thế giới, 2000 – 2006
T
h
ị
p
h
ầ
n
x
u
ấ
t
k
h
ẩ
u
c
ủ
a
V
N
t
rê
n
t
h
ị
tr
ư
ờ
n
g
t
h
ế
g
iớ
i,
2
0
0
6 Change In Vietnam’s Overall Growth
In World Export Share: 0.25%
Vietnam’s Average World
Export Share: 0.31%
Exports of US$1.1 Billion =
Footwear (5.68%, 1.91%)
Plastics
Textiles
Apparel
Fishing and Fishing Products
Tobacco
Coal & Briquettes
Furniture
16
Đầu tư Cố định Trong nước
Nguồ: EIU (2010)
Ghi chú: dữ liệu năm 2009 dlà dự đoán.
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
1
9
8
5
1
9
8
6
1
9
8
7
1
9
8
8
1
9
8
9
1
9
9
0
1
9
9
1
1
9
9
2
1
9
9
3
1
9
9
4
1
9
9
5
1
9
9
6
1
9
9
7
1
9
9
8
1
9
9
9
2
0
0
0
2
0
0
1
2
0
0
2
2
0
0
3
2
0
0
4
2
0
0
5
2
0
0
6
2
0
0
7
2
0
0
8
2
0
0
9
G
ro
s
s
F
ix
e
d
I
n
v
e
s
tm
e
n
t
(%
o
f
G
D
P
)
China
Vietnam
Singapore
Taiwan
Malaysia
17
Vai trò và Hiệu quả hoạt động của FDI
tại Việt Nam
17
18
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
-5% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40%
FDI vào Việt Nam so với các nước khác
Source: UNCTAD, World Investment Report (2007)
Inward FDI Stocks as % of
GDP, Average 2003 - 2007
FDI Inflows as % of Gross Fixed Capital Formation, Average 2003 - 2007
Japan
Russia
Saudi
Arabia
Turkey
Slovenia
UK
Hungary
Slovakia
Czech Republic
Australi
a
Denmark
Chile
Netherlands
Poland
USA
Colombia
Estonia
Malaysia
Thailan
d
South Afric
New Zealand
Indonesia
Iceland (46.7%)
China
Sweden
Canad
aLithuania
India
Brazil
France
Pakistan
South Korea
Austria
Latvia
Switzerland
Spain
Italy
Norway
Germany
Mexico
Portugal
Finland
Laos
Cambodia
Philippines
Singapore
(160.1%, 64.7%)
Greece
Israel
VIETNAM
19
FDI: vốn đăng ký so với vốn thực hiện
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
m
il
li
o
n
U
S
$
Registered Capital Implementation Capital
Source: General Statistics Office,Vietnam
20
Cơ cấu FDI theo ngành
Theo số liệu về dự án FDI 1988 - 2008
Source: Data from General Statistics Office, Vietnam.
21
Khu vực Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Tăng nhanh về đầu tư TSCĐ, số
lượng doanh nghiệp và số lượng
việc làm
Lợi nhuận cao: tỷ suất lợi nhuận
trên vốn cố định là trên 15% và
có xu hướng tăng lên 25%
Vốn FDI sẽ tiếp tục chảy vào VN
trong ngắn và trung hạn
Đang dịch chuyển nhanh chóng
sang các ngành thâm dụng lao
động:
– Số nhân công tăng nhanh hơn số
DN và số vốn cố định
The FDI Sector's Performance
100
150
200
250
300
350
400
450
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
G
r
o
w
th
(
2
0
0
0
=
1
0
0
)
0%
10%
20%
30%
40%
50%
P
r
o
fi
ts
(
R
e
tu
r
n
s
o
n
f
ix
e
d
c
a
p
it
a
l)
# firms workers fixed capital profits
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
22
Kết quả hoạt động của khu vực FDI
The FDI Sector's Productivity Growth, 2000-2008:
0.0
10.0
20.0
30.0
40.0
50.0
60.0
70.0
80.0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Prel. 2008
La
bo
r
P
ro
du
ct
iv
ity
(M
ill
io
n
V
N
D
p
er
W
or
ke
r)
Total Economy FDI Sector
• Năng suất lao động của khu vực FDI đã giảm nhanh do sự dịch chuyển
mạnh sang các ngành có hàm lượng lao động cao;
• Trong khi năng suất của toàn nền kinh tế tăng lên, nhưng với tốc độ chậm
(từ xuất phát điểm rất thấp.
23
Phân tích SWOT và Định hướng Chiến lược cho
Việt Nam
23
24
Điều kiện nội tại: Thế mạnh
Vĩ mô
Ổn định chính trị
Chăm sóc sức khỏe và giáo dục cơ
bản dễ tiếp cận
Thành tựu trong việc giảm nghèo
Điều kiện tự nhiên
Vị trí
Tài nguyên thiên nhiên
Dân số trong độ tuổi lao động tăng
Vi mô
Các công ty tư nhân có tính linh hoạt và phản
ứng cao với các cơ hội trên thị trường
Nguồn nhân lực giá rẻ dồi dào
CSHT kỹ thuật tạo ra liên kết kỹ thuật quan trọng
CSHT truyền thông đầy đủ
Thị trường tài chính ngày càng phát triển
Độ mở cao với FDI
Cạnh tranh ngày càng tăng trong các thị trường
chính (bán lẻ, viễn thông)
Tăng cường độ mở thông qua các cam kết trong
khuôn khổ WTO và AFTA
Xuất hiện các lĩnh vực trọng điểm là thế mạnh
của kinh tế Việt Nam (sản phẩm nông nghiệp,
dầy da, may mặc)
Sự tập trung về địa lý của các hoạt động kinh tế
25
Điều kiện nội tại: Điểm yếu
Vĩ mô
Quản lý kinh tế vĩ mô yếu, dẫn đến lạm
phát cao và phụ thuộc vào bên ngoài
Phát triển con người còn bị hạn chế bởi
chất lượng dịch vụ công thấp (chăm sóc
sức khỏe, giáo dục cơ bản)
Áp dụng quy định và nguyên tắc còn thiếu
thống nhất trong khu vực công và thiếu
phối hợp
Quy trình chính sách còn tập trung vào xử
lý các triệu chứng, chứ không phải các
nguyên nhân căn bản
Mức độ phổ biến thông tin thấp gây trở
ngại cho việc soạn thảo các chính sách
dựa trên điều kiện thực tế
Tham nhũng
Quyền phát ngôn và trách nhiệm giải trình
Vi mô
Chiến lược doanh nghiệp định hướng ngắn hạn
Doanh nghiệp cạnh tranh về chi phí
Chất lược của lao động và giáo dục đại học thấp
CSHT vật chất không đáo ứng được nhu cầu đang
tăng
Thị trường tài chính kém phát triển (? – phát triển ở
slide trước) và phân tán
Công nghệ và ứng dụng kém
Môi trường hành chính rườm rà
Một số ngành công nghiệp bị thay đổi vì vấp phải
rào cản thương mại
Khuôn khổ chính sách cạnh tranh yếu dẫn đến tình
trạng các công ty lợi dụng ưu thế lấn át
Bất bình đảng trong tiếp cận vốn giữa các SOE và
doanh nghiệp tư nhân
Dòng chảy FDI còn hạn chế đối với toàn nền kinh
tế
Liên kết ngành thiếu năng động và đa dạng
Hiệu quả thấp trong sử dụng vốn
26
Môi trường bên ngoài: Cơ hội
• Sự nổi lên của Châu Á – các cơ hội thị trường mới
• Thị trường tiêu thụ có nhu cầu tương tự như Việt Nam tăng - các cơ hội thị
trường mới
• Áp lực về gia ́ lên các công ty toàn cầu - các cơ hội thị trường mới cho các
quốc gia có điều kiện sản xuất giá rẻ
• Chiến lược Trung Quốc + 1 của các công ty đa quốc gia – doanh nghiệp tiếp
tục tìm kiếm các địa điểm mới/thay thế cho hoạt động sản xuất của họ
• Các nguồn năng lượng tái tạo mở ra cơ hội mới cho các công ty nâng cao
hiệu suất thông qua tiết kiệm năng lượng và áp dụng các công nghệ thân
thiện với môi trường
27
Môi trường bên ngoài: Nguy cơ
• Tình trạng suy giảm của nền kinh tế toàn cầu và hệ thống thương mại – đe
dọa các cơ hội xuất khẩu toàn cầu
• Tình trạng kinh tế quá nóng và những hậu quả có thể xảy ra ở Trung Quốc –
đe dọa cơ hội xuất khẩu trong khu vực (với những tác động toàn cầu tiêu
cực)
• Cạnh tranh ngày càng tăng sau khi mở cửa thị trường, ví dụ AFTA, WTO
• Cạnh tranh ngày càng tăng từ các nền kinh tế thu nhập thấp (Campuchia),
bao gồm cả một số n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20100526_vbf_full_report_vie_5056e_3697_3212.pdf