Diễn biến và mức độ gây hại của bệnh thán thư (colletotrichum sp.) gây hại cà phê giống catimor tại sơn la, hiệu lực của một số thuốc trừ bệnh ngoài đồng ruộng

Tài liệu Diễn biến và mức độ gây hại của bệnh thán thư (colletotrichum sp.) gây hại cà phê giống catimor tại sơn la, hiệu lực của một số thuốc trừ bệnh ngoài đồng ruộng: 36 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 14 (4/2019) tr.36-43 DIỄN BIẾN VÀ MỨC ĐỘ GÂY HẠI CỦA BỆNH THÁN THƯ (Colletotrichum sp.) GÂY HẠI CÀ PHÊ GIỐNG CATIMOR TẠI SƠN LA, HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ BỆNH NGOÀI ĐỒNG RUỘNG 1Hoàng Văn Thảnh,1Lê Thị Thảo, 1Phạm Thị Mai 2Phạm Văn Thọ, 3Phạm Thị Thanh Hường 1 Trường Đại học Tây Bắc, 2 Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La 3 Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Thuận Châu Tóm tắt: Ở những vùng trồng cà phê tại Sơn La, bệnh thán thư (Colleltotrichum sp.) là một trong những bệnh chủ yếu gây hại. Nấm bệnh gây hại trên lá, cành, quả và là nguyên nhân chính gây ra hiện tượngrụng quả trên cây cà phê. Trong năm 2016-2017, bệnh thường xuyên phát sinh gây hại trên cành và lá, chỉ số bệnh lá từ 1,63-3,96% và ít biến đổi. Trên cành, chỉ số bệnh tăng dần từ tháng 4-8, đây là những tháng có nhiệt độ và ẩm độ phù hợp cho bệnh phát sinh gây hại. Cuối tháng 8 đầu tháng 9, chỉ số bệnh đạt cao nhất ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Diễn biến và mức độ gây hại của bệnh thán thư (colletotrichum sp.) gây hại cà phê giống catimor tại sơn la, hiệu lực của một số thuốc trừ bệnh ngoài đồng ruộng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
36 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 14 (4/2019) tr.36-43 DIỄN BIẾN VÀ MỨC ĐỘ GÂY HẠI CỦA BỆNH THÁN THƯ (Colletotrichum sp.) GÂY HẠI CÀ PHÊ GIỐNG CATIMOR TẠI SƠN LA, HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ BỆNH NGOÀI ĐỒNG RUỘNG 1Hoàng Văn Thảnh,1Lê Thị Thảo, 1Phạm Thị Mai 2Phạm Văn Thọ, 3Phạm Thị Thanh Hường 1 Trường Đại học Tây Bắc, 2 Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La 3 Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Thuận Châu Tóm tắt: Ở những vùng trồng cà phê tại Sơn La, bệnh thán thư (Colleltotrichum sp.) là một trong những bệnh chủ yếu gây hại. Nấm bệnh gây hại trên lá, cành, quả và là nguyên nhân chính gây ra hiện tượngrụng quả trên cây cà phê. Trong năm 2016-2017, bệnh thường xuyên phát sinh gây hại trên cành và lá, chỉ số bệnh lá từ 1,63-3,96% và ít biến đổi. Trên cành, chỉ số bệnh tăng dần từ tháng 4-8, đây là những tháng có nhiệt độ và ẩm độ phù hợp cho bệnh phát sinh gây hại. Cuối tháng 8 đầu tháng 9, chỉ số bệnh đạt cao nhất từ 16,67-17,78% và giảm rõ rệt từ cuối tháng 9 trở đi. Quả cà phê bị rụng do bệnh thán thư xuất hiện từ tuần thứ 6 sau khi hoa đợt cuối nở. Tỷ lệ quả bị rụng chiếm 48,34-52,83%, trong đó tỷ lệ quả rụng do bị bệnh từ 42,63-45,39%. Hiệu lực trừ bệnh thán thư trên cây cà phê của thuốc hóa học thuốc Anvil 5SC cao nhất đạt 77,78%, thuốc Antracol 70 WP cao nhất đạt 79,14 % ở 15 ngày sau phun, chế phẩm CFO cao nhất đạt 72,53% ở 12 ngày sau phun. Từ khóa: Bệnh thán thư, cây cà phê, Colletotrichum sp. 1. Mở đầu Bệnh thán thư (sau đây gọi là bệnh) do nấm Colletotrichum gây ra, là bệnh quan trọng thứ hai sau bệnh gỉ sắt hại trên cây cà phê. Bệnh làm khô quả, khô cành, cháy lá, tàn lụi hoa và chết cây. Bệnh gây thành dịch trên cây cà phê ở Ấn Độ vào năm 1928, ở Kenya năm 1960 làm năng suấtgiảm đến 50%, một số đồn điền giảm đến 75%, chất lượng cũng bị ảnh hưởng làm nhiều hộ trồng cà phê đã phải chuyển đổi sang cây trồng khác [3]. Bệnh làm rụng 40,12-53,55% số quả tại vùng trồng cà phê phía Tây Bắc ở Cameroon [1]. Ở Kenya và một số quốc gia thuộc Đông Phi, bệnh là nguyên nhân gây giảm 50-80% năng suất [7]. Ở Việt Nam, bệnh thán thư hại cây cà phê đã được điều tra từ 1995-1997 và đã ghi nhận mức độ nhiễm bệnhnặng nhất là 51,4% trên cây cà phê chè và là nguyên nhân gây rụng quả trước khi chín. Tỷ lệ bệnh thán thư trên cây từ 4,6-20,4%, tỷ lệ quả bệnh rụng dưới đất là 6%, chưa kể đến quả rụng do sinh lí là 26%, tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh nặng 12%, bệnh đã làm giảm 7% sản lượng [6]. Tại Nghệ An, tỷ lệ nhiễm bệnh từ 4,8-26%, tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh nặng là 11% [3]. Tại Đắk Lắk (Việt Nam), bệnh thán thư phát triển từ tháng 5, tăng nhanh từ tháng 6, đạt đỉnh cao ở tháng 10. Bệnh xâm nhiễm gây hại dần tăng lên khi ở giai đoạn phát triển quả cho tới khi quả chín. Ngày nhận bài: 24/7/2018. Ngày nhận đăng: 23/8/2018 Liên lạc: Hoàng Văn Thảnh, e-mail: hoangthanhtbu@gmail.com 37 Các thuốc hóa học có gốc Benzimidazoles, Triadimefon, Cyproconazole, Hexaconazole và Propiconazole, Trifoxystrobin, Pyraclostrobin và Azoxystrobin đang được sử dụng rộng rãi trong phòng trừ bệnh trên thế giới. Ở Sơn La, diện tích trồng cà phê có xu hướng tăng mạnh vào những năm gần đây với giống trồng chủ yếu là Catimor được đánh giá là mẫn cảm với bệnh thán thư (Colletotrichum sp.). Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Sơn La, một trong những đối tượng gây hại nghiêm trọng trên cây cà phê tại Sơn La là bệnh thán thư do một số loài của nấm Colletotrichum gây ra, hàng năm bệnh này làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu diễn biến, tác hại của bệnh thán thư trên giống cà phê Catimor tại Sơn La và hiệu lực một số thuốc phòng trừ bệnh nhằm góp phần cho biện pháp quản lý bệnh đạt hiệu quả. 2. Nội dung 2.1. Phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Điều tra diễn biến bệnh thán thư hại cà phê Chọn vườn cây cà phê 7 năm tuổi, điều tra 3 vườn đại diện cho các vùng trồng cà phê ở Sơn La, diện tích 0,5-1 ha/vườn, cố định vườn điều tra. Mỗi vườn điều tra 10 điểm cố định, điểm điều tra cách bờ ít nhất là 2 hàng cây, mỗi điểm là 1 cây, mỗi cây điều tra 4 hướng, mỗi hướng điều tra 1 cành cố định ở tầng giữa tán cây, điều tra định kỳ 7 ngày/lần; đếm toàn bộ số lá, quả ở cành điều tra; tính tỷ lệ và chỉ số (%) trên cành, lá, quả bị bệnh; phân cấp bệnh theo thang cấp 9 (QCVN01-38:2010/BNNPTNT) [5]: Cấp bệnh Đặc điểm nhận biết 1 < 1% diện tích cành, lá, quả bị bệnh 3 1-5% diện tích cành, lá, quả bị bệnh 5 >5-25% diện tích cành, lá, quả bị bệnh 7 >25-50% diện tích cành, lá, quả bị bệnh 9 >50% diện tích cành, lá, quả bị bệnh 2.1.2. Điều tra tỷ lệ quả bị rụng Điều tra 3 vườn đại diện (0,5-1 ha), 10 điểm cố định/vườn theo đường chéo cách bờ 2 hàng cây, điều tra 4 hướng × mỗi hướng 1 cành quả/1 cây/điểm, định kỳ 1 tuần/lần (QCVN01-38:2010/BNNPTNT). Điều tra lần đầu giai đoạn phát triển quả (6 tuần sau khi hoa đợt cuối nở), đếm toàn bộ số quả trên cành; đếm số quả khỏe, số quả bị bệnh, số quả bị bệnh mới ở mỗi lần điều tra và đeo một thẻ nhỏ cho mỗi quả để tránh nhầm lẫn khi đếm ở lần điều tra sau [1]. * Chỉ số theo dõi (Bedimo et al., 2007): - Tỷ lệ số quả bị rụng: 38 ܲݐ݋ݐ(%) = ܤݐ݋ݐ1 − (ܤݐ݋ݐ݊ − ܾ݉݇݊ − ܤ݀݅ݏ݊) ܤݐ݋ݐ1 × 100 Trong đó: n = số lần điều tra. P(tot): Là % tổng số quả bị rụng. Btot: Là tổng số quả lần điều tra. Bdis: Số quả bị nhiễm mới. Bmk: Số quả bị nhiễm cũ. (Btotn - Bmkn - Bdisn) là số quả không bị nhiễm ở lần điều tra thứ n. - Công thức tính % số quả bị rụng bởi bệnh thán thư: ܲ݀݅ݏ(%) = ∑ Bdis௡௞ୀଵ ݊ ܤݐ݋ݐ1 × 100 Btot1: Là tổng quả lần điều tra lần 1. Bdisn: Là số quả bị nhiễm mới. - Công thức tính % số quả bị rụng sinh lý: Phần trăm số quả bị rụng sinh lý = Ptot – Pdis 2.1.3. Đánh giá hiệu lực thuốc trừ bệnh ngoài đồng ruộng Bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu lực trừ bệnh của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với bệnh thán thư hại quả trên vườn cà phê 6 năm tuổi, giống cà phê Catimor; địa điểm tại Chiềng Đen - Thành phố Sơn La, thời gian thí nghiệm từ ngày 5/7-5/8/2016; phun thuốc lần đầu sau khi hoa nở đợt cuối 9 tuần. Thí nghiệm được bố trí gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại theo kiểu khối ngẫu nhiên (RCB), 15 cây/lần nhắc lại; các công thức phun thuốc cách nhau một hàng cây, phun thuốc 2 lần cách nhau 5 ngày. Thuốc hóa học trừ nấm được dùng thí nghiệm: hoạt chất Propineb 70% (Antracol 70WP), thuốc do Công ty TNHH Bayer Việt Nam sản xuất, nồng độ dùng 0,1%, liều lượng 1,5 lít thuốc/ha; hoạt chất Hexaconazole 5g/L (Anvil 5SC), thuốc do Công ty TNHH Syngenta Việt Nam sản xuất, nồng độ dùng 0,25%, liều lượng 1,5 lít thuốc/ha; chế phẩm sinh học trừ nấm CFO, thành phần gồm cao nghệ và dầu nghệ theo tỷ lệ 1/1,3, phụ gia (Propanol, glycerol, ethanol, tween 60) và nước vừa đủ, được cung cấp bởi Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam, nồng độ dùng 0,3%, liều lượng 7,5 lít thuốc/ha. Chỉ tiêu theo dõi: tính hiệu lực của các thuốc sau phun thuốc lần hai ở 5, 7, 10, 12, 15, 20 ngày. Mỗi ô thí nghiệm điều tra 5 cây cố định, mỗi cây điều tra bốn hướng, mỗi hướng điều tra 1 cành quả cố định. Đếm toàn bộ số quả trên cành bị bệnh và tính chỉ số bệnh, phân cấp bệnh theo thang cấp 9 (QCVN01-38:2010/BNNPTNT). ܥℎỉ ݏố ܾệ݊ℎ (%) = ∑(݊݅ × ݒ݅) ܰ × ܸ × 100 39 Trong đó: ni: Là số quả bị bệnh tương ứng ở mỗi cấp bệnh. vi: Là số cấp tương ứng. N: Là tổng số quả điều tra. V: Là cấp bệnh cao nhất. - Công thức tính độ hữu hiệu của thuốc theo Henderson - Tilton. ĐHH (%)= 1001          CaTb CbTa Trong đó: Ta: Là chỉ số bệnh ở công thức xử lí thuốc sau khi thí nghiệm. Tb: Là chỉ số bệnh ở công thức xử lí thuốc trước khi thí nghiệm. Ca: Là chỉ số bệnh ở công thức đối chứng sau khi thí nghiệm. Cb: Là chỉ số bệnh ở công thức đối chứng trước khi thí nghiệm. 2.1.4. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được được phân tích thống kê bằng sử dụng phần mềm MINITAB 16, Excel. Các số liệu % như tỷ lệ quả bị rụng, hiệu lực thuốc được chuyển sang arcsin trước khi phân tích thống kê [2]. 2.2. Kết quả và thảo luận 2.2.1. Diễn biến bệnh thán thư (Colletotrichum sp.) hại cà phê chè Catimor tại Sơn La Để đánh giá diễn biến của bệnh thán thư, chúng tôi tiến hành điều tra trong năm 2016-2017 định kỳ trên vườn đại diện cho khu vực trồng cà phê tại Sơn La (Hình 1). Năm 2016 Năm 2017 Hình 1. Diễn biến mức độ gây hại bệnh thán thư trên lá, cành, quả cà phê tại Sơn La (2016, 2017) 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 2 5/ 4 2 /5 9 /5 1 6/ 5 2 3/ 5 3 0/ 5 6 /6 1 3/ 6 2 0/ 6 2 7/ 6 4 /7 1 1/ 7 1 8/ 7 2 5/ 7 1 /8 8 /8 1 6/ 8 2 3/ 8 3 0/ 8 6 /9 1 3/ 9 2 0/ 9 2 7/ 9 4 /1 0 Ch ỉ s ố bệ nh ( % ) Thời gian Lá Cành Quả - 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 20.00 1 0/ 4 1 7/ 4 2 4/ 4 1 /5 8 /5 1 5/ 5 2 2/ 5 2 9/ 5 4 /6 1 1/ 6 1 8/ 6 2 5/ 6 2 2/ 6 2 9/ 6 5 /7 1 2/ 7 1 9/ 7 2 6/ 7 2 /8 9 /8 1 6/ 8 2 3/ 8 3 0/ 8 6 /9 1 3/ 9 2 0/ 9 2 7/ 9 4 /1 0 Ch ỉ s ố bệ nh ( % ) Thời gian Lá Cành Quả 40 - Trên lá, bệnh xuất hiện sớm ngay từ đầu mùa mưa (tháng 4) ở giai đoạn cây cà phê ra hoa và hình thành quả, tuy nhiên với tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh không cao. Trong giai đoạn này hầu như chưa thấy bệnh gây hại quả. Khoảng cuối tháng 6 đến trung tuần tháng 7, bệnh trên lá tăng lên cả về tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh, thời gian này sự sinh trưởng của cây cà phê là mạnh nhất trong năm, cành lá phát triển nhiều. Đây cũng là thời gian giữa mùa mưa tại Sơn La, lượng mưa lớn nhiệt độ trung bình khoảng 25-28oC, ẩm độ không khí trung bình 70-80%, là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh và gây hại. - Trên cành, qua điều tra cho thấy, bệnh thán thư thường xuyên xuất hiện trên cành. Giai đoạn cuối mùa khô đầu mùa mưa ở Sơn La, bệnh phát sinh gây hại mức độ thấp, sau đó tăng dần và đỉnh cao vào khoảng giữa cuối tháng 8, chỉ số bệnh đạt 16,67% (2016) và 17,78% (2017). Từ cuối tháng 9 đến tháng 10, mức độ gây hại của bệnh giảm dần. Trong điều kiện môi trường bất lợi suốt mùa khô, ở cuống hoa, vỏ cây và quả đã bị chết khô được xem là nguồn bệnh sơ cấp chính của bệnh. Gặp điều kiện thuận lợi bệnh xâm nhiễm vào cành, lá sau đó trên quả. - Trên quả, bệnh xuất hiện muộn hơn so với trên lá, giai đoạn sau khi cây ra hoa đợt cuối khoảng 6-7 tuần, mới ghi nhận được sự phát sinh và gây hại của bệnh. Ở cuối tháng 8 đầu tháng 9 khi quả cà phê bắt đầu vào chín, mức độ gây hại của bệnh tăng rõ rệt. Đây là giai đoạn cây cà phê chuyển giai đoạn tập trung chất dinh dưỡng tích lũy nuôi quả và chuyển hóa các chất để tạo quả chín. Trong giai đoạn này, có nhiều trận mưa liên tục trong các ngày, nhiệt độ trung bình 24-25oC, ẩm độ trung bình trên 80% đây là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh gây hại. Theo Phuong et al (2010) nghiên cứu tại Lâm Đồng, tỷ lệ bệnh thán thư hại cà phê chè trên quả trung bình 10,7%, trên lá 1,8% tương tự so với Sơn La; trên cành 35,8% cao hơn so với ở Sơn La. 2.2.2. Tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do bệnh thán thư (Colletotrichum sp.) gây ra tại Sơn La Tại Sơn La, cây cà phê thường có 4 đợt hoa chính trong một năm. Tùy điều kiện thời tiết, tiểu vùng sinh thái khác nhau và điều kiện canh tác khác nhau, thời gian ra các đợt hoa khác nhau. Qua theo dõi các năm 2016-2017 tại các vùng trồng cà phê chính ở Sơn La, đợt hoa thứ nhất vào khoảng cuối tháng 2, đợt thứ hai vào khoảng giữa tháng 3, đợt thứ ba khoảng cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, đợt thứ tư vào khoảng cuối tháng 4. Để tiến hành theo dõi tỷ lệ quả rụng do bệnh gây ra, các vườn được tiến hành điều tra từ tuần thứ 6 sau khi đợt hoa thứ 4 nở rộ (Hình 2). Từ tuần thứ 7 sau khi hoa đợt cuối nở, đã ghi nhận quả cà phê bị rụng do bệnh gây ra nhưng với tỷ lệ thấp từ 3,32-4,12%. Sau đó, tỷ lệ quả bị rụng tăng dần đến cuối vụ với tổng số tỷ lệ quả bị rụng 48,34-52,83%, trong đó tỷ lệ quả rụng do bị bệnh chiếm từ 42,63-45,39%. Đặc biệt, tỷ lệ quả bị bệnh tăng mạnh trong khoảng từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 12 (khoảng đầu đến trung tuần tháng 7). Bệnh thán thư là một nguyên nhân chính gây rụng quả làm giảm năng suất cây cà phê chè tại Sơn La. Qua hai năm theo dõi, tỷ lệ cà phê bị rụng do bệnh thán 41 thư gây ra cao hơn so với tỷ lệ quả rụng do sinh lý. Kết quả này trùng với nghiên cứu của Mouen Bedimo (2007). Hình 2. Diễn biến quả cà phê bị rụng qua các năm (Sơn La, 2016-2017) 2.2.3. Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bệnh thán thư Ba loại thuốc thử nghiệm đều có hiệu lực trừ bệnh ngoài đồng ruộng. Sau phun thuốc 5 ngày, hiệu lực các loại thuốc hóa học và chế sinh học CFO đạt hiệu lực 45,55-51,56% và không có sự khác nhau ở mức ý nghĩa thống kê P<0,05%. Ở ngày thứ 7 và 12 sau khi phun thuốc, hiệu lực trừ bệnh của các loại thuốc đều không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các công thức thí nghiệm và đạt trung bình 58,78-68,66% (Bảng 1). Bảng 1. Hiệu lực thuốc bảo vệ thực vật trừ bệnh thán thư trên cây cà phê ngoài đồng ruộng Thuốc Hiệu lực thuốc sau các ngày phun (%) 5NSP 7NSP 10NSP 12NSP 15NSP 20NSP Antracol 70WP 51,56a 61,22a 67,90a 75,16a 79,14a 74,05a Anvil 5SC 48,07a 61,95a 68,66a 75,66a 77,78a 74,72a CFO 45,55a 58,78a 65,83a 72,53a 71,16b 69,21b CV (%) 4,75 4,09 3,79 3,51 3,45 3,58 LSD0,05 12,56 6,83 4,99 4,49 3,61 4,39 Ghi chú: Các chữ cái cùng một cột giống nhau thì số liệu không khác nhau ở mức ý nghĩa ở P<0,05; NSP- ngày sau phun. Tại thời điểm 12 ngày sau phun, chế phẩm CFO đạt hiệu lực trừ bệnh cao nhất (72,53%), sau đó hiệu lực giảm dần. Sau 15 ngày sau phun, hiệu lực trừ bệnh của các thuốc hóa học Antracol 70WP đạt 79,14% và không có sai khác ở mức P<0,05% so với Anvil 5SC (đạt 77,78%), nhưng có sự sai khác so với CFO (71,16%). Theo dõi tại 20 ngày sau phun, hiệu quả trừ bệnh của thuốc có giảm dần so với 15 ngày phun, hai loại thuốc hóa học có hiệu lực khoảng 74% và không có sự khác nhau và cao hơn chế phẩm sinh học CFO có hiệu lực 69,21%. 0 10 20 30 40 50 60 Ptot (%) Pdis (%) 0 10 20 30 40 50 60 Ptot (%) Pdis (%) Tỷ lệ quả rụng (%) Tỷ lệ quả rụng (%) Thời gian Thời gian Năm 2017 Năm 2016 42 3. Kết luận Bệnh thán thư (Colletotrichum sp.) là một trong những bệnh chủ yếu gây hại trên cà phê chè. Nấm bệnh gây hại trên lá, cành, quả và là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng rụng quả trên cây cà phê chè. Sự phát sinh gây hại của bệnh ngoài đồng ruộng phụ thuộc nhiều yếu tố như nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa. Tại Sơn La, bệnh phát sinh gây hại trên cành và quả từ cuối tháng 4 đầu tháng 5, chỉ số bệnh đạt cao nhất từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 8 đây là những tháng có nhiệt độ và ẩm độ phù hợp cho bệnh phát sinh gây hại. Quả cà phê bị rụng do bệnh thán thư xuất hiện từ tuần thứ 6 sau khi hoa đợt cuối nở. Sau 25 tuần hoa đợt cuối nở, tỷ quả cà phê rụng lên đến 45,39% trong năm 2016, 42,63% trong năm 2017. Hiệu lực trừ bệnh thán thư trên cây cà phê của thuốc hóa học thuốc Anvil 5SC cao nhất đạt 77,78%, thuốc Antracol 70WP cao nhất đạt 79,14% ở 15 ngày sau phun, chế phẩm CFO cao nhất đạt 72,53%. Khi bệnh thán thư phát sinh gây hại trên cây cà phê chè, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, phun sớm khi bệnh chớm xuất hiện có thể phòng trừ bệnh hiệu quả. Lời cảm ơn: Kết quả là một phần nội dung của đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo“Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ quản lý bệnh thán thư hại cà phê chè (Colletotrichum spp.) tại Sơn La”, mã số: B2017-TTB-08 do Hoàng Văn Thảnh làm chủ trì đề tài. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] J.A. Mouen Bedimo, D. Bieysse, I. Njiayouom, J. Deumeni, C. Cilas, J. Nottéghem (2007), Effect of cultural practices on the development of arabica coffee berry disease, caused by Colletotrichum kahawae, European Journal of Plant Pathology 119 391-400. [2] E.A. Gomez, A.A. Gomez (1984), Statisrical proceduces for Agricultural research, Internatinal Rice Research Institute. [3] Lê Thị Ánh Hồng (2007), Sổ tay Bệnh hại trên cây cà phê và một số biện pháp phòng trừ, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. [4] N.T.H. Phuong (2010), Colletotrichum spp. associated with anthracnose disease on coffee in Vietnam and on some other major tropical crops, Doctoral Thesis, Swedish University of Agricultural Sciences, Alnarp. [5] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2010), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng, QCN 01-38: 2010/BNNPTNT. [6] K.L. Tran, T.T.N. Vu, T.X.T. Ngo (1998), Results of investigation of coffee berry disease and die-back on Arabica coffee var. Catimor, Monthly Journal of Science, technology and economic management (in Vietnamese) 6, 253-255. [7] H.A.M.V.D. Vossen, R.T.A. Cook, G.N.W. Murakaru (1976), Breeding for resistance to coffee berry disease caused by Colletotrichum coffeanum Noack (sensu Hindorf) in Coffea arabica L. Methods of preselection for resistance, Euphytica 25, 733-745. 43 DEVELOPMENT AND SEVERITY OF COFFEE BERRY DISEASE (COLLETOTRICHUM SP.) IN COFFEA ARABICA (CATIMOR VARIETY), EFFECTIVENESS OF FUNGICIDES ON CONTROL OF THE DISEASE IN SON LA PROVINCE 1Hoang Van Thanh, 1Le Thi Thao, 1Pham Thi Mai, 2Pham Van Tho, 3Pham Thi Thanh Huong 1 Tay Bac University, 2 Son La Department of cultivation and plant protection 3 Station of cultivation and plant protection of Thuan Chau District Abstract: In coffee growing areas in Son La, coffee berry disease (CBD) caused by Colletotrichum sp. is one of the major diseases. Fungal diseases damage the leaves, branches and berries and is the main cause of berry fall in coffee. In 2016-2017, the disease occurred regularly and damaged the branches and leaves, with the disease severity from 1.63 to 3.96% and less variation in year around. In the branches, CBD severity increased from April to August when the temperature and moisture are suitable for the widespread of the disease. At the end of August and early September, the disease severity reached the highest from 16.67 to 17.78% and significantly decreased from the end of September onwards. The falling of coffee berries by CBD emerged from the sixth week after the last flower bloom. The ratio of fruit falling accounted for 48,34-52,83%, with 42.63 to 45.39% by CBD. The effectiveness of fungicides on controlling CBD of Anvil 5SC (Hexaconazole) reached its highest point of 77.78% compared to Antracol 70WP (Propineb) of 79.14% at 15 days after spraying, and CFO product of 72.53 % at 12 days after spraying. Keywords: Coffee berry disease, coffee trees, Colletotrichum sp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5_2371_2145478.pdf
Tài liệu liên quan