Diễn biến ô nhiễm bụi, SO2, NO2, CO và tiếng ồn tại đô thị các tỉnh Đông Nam Bộ từ năm 2007 đến nay - Trần Ngọc Lam Tuyền

Tài liệu Diễn biến ô nhiễm bụi, SO2, NO2, CO và tiếng ồn tại đô thị các tỉnh Đông Nam Bộ từ năm 2007 đến nay - Trần Ngọc Lam Tuyền: Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 285 DIỄN BIẾN Ô NHIỄM BỤI, SO2, NO2, CO VÀ TIẾNG ỒN TẠI ĐÔ THỊ CÁC TỈNH ĐÔNG NAM BỘ TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY Trần Ngọc Lam Tuyền*, Thái Tiến Dũng, Nguyễn Tất Thành Tóm tắt: Trong mười năm qua, Việt Nam tăng trưởng kinh tế mạnh kéo theo sự phát triển các dự án công nghiệp, đô thị gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường, đặc biệt môi trường không khí. Mục tiêu bài báo đánh giá diễn biến hàm lượng ô nhiễm khí liên tục từ năm 2007 đến năm 2016 tại đô thị các tỉnh Đông Nam Bộ gồm tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu với thông số chỉ thị là bụi, NO2, SO2, CO và tiếng ồn. Mẫu khí được thu, phân tích theo quy chuẩn Việt Nam hiện hành và kết quả so sánh với quy chuẩn quy định là QCVN 05:2013/BTNMT (trung bình 1 giờ). Tiếng ồn quan trắc được so sánh với QCVN 26:2010/BTNMT. Kết quả cho thấy ô nhiễm bụi ở mức trung bình đến cao (59-90% số lần đo cao hơn quy chuẩn quy ...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Diễn biến ô nhiễm bụi, SO2, NO2, CO và tiếng ồn tại đô thị các tỉnh Đông Nam Bộ từ năm 2007 đến nay - Trần Ngọc Lam Tuyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 285 DIỄN BIẾN Ô NHIỄM BỤI, SO2, NO2, CO VÀ TIẾNG ỒN TẠI ĐÔ THỊ CÁC TỈNH ĐÔNG NAM BỘ TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY Trần Ngọc Lam Tuyền*, Thái Tiến Dũng, Nguyễn Tất Thành Tóm tắt: Trong mười năm qua, Việt Nam tăng trưởng kinh tế mạnh kéo theo sự phát triển các dự án công nghiệp, đô thị gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường, đặc biệt môi trường không khí. Mục tiêu bài báo đánh giá diễn biến hàm lượng ô nhiễm khí liên tục từ năm 2007 đến năm 2016 tại đô thị các tỉnh Đông Nam Bộ gồm tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu với thông số chỉ thị là bụi, NO2, SO2, CO và tiếng ồn. Mẫu khí được thu, phân tích theo quy chuẩn Việt Nam hiện hành và kết quả so sánh với quy chuẩn quy định là QCVN 05:2013/BTNMT (trung bình 1 giờ). Tiếng ồn quan trắc được so sánh với QCVN 26:2010/BTNMT. Kết quả cho thấy ô nhiễm bụi ở mức trung bình đến cao (59-90% số lần đo cao hơn quy chuẩn quy định) với nồng độ bụi quan trắc trung bình tại Bình Dương là 449 µg/m3, Đồng Nai là 422 µg/m3 và Bà Rịa – Vũng tàu là 364 µg/m3. Tiếng ồn trung bình 10 năm tại các điểm dao động từ 70,1 – 76,1 dB. Nồng độ các thông số ô nhiễm khí NO2, SO2, CO đều đạt quy chuẩn quy định. Hàm lượng ô nhiễm các thông số, đặc biệt là bụi và tiếng ồn tại vị trí đường giao thông thường cao hơn so với các vị trí khác trong cùng địa bàn. Từ khóa: Ô nhiễm không khí đô thị, Quan trắc không khí, Ô nhiễm tiếng ồn, Đông Nam Bộ. 1. MỞ ĐẦU Kể từ khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện qua tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoàiNền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua mặc dù bị ảnh hưởng do tác động nền kinh tế toàn cầu, khủng hoảng nợ công nhưng vẫn duy trì được chuỗi tăng trưởng kinh tế. Trong 10 năm qua, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,29% với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người Việt Nam dự kiến là 2.445 USD [3]. Sự tăng trưởng kinh tế mạnh kéo theo những phát triển dự án công nghiệp, đô thị, cụ thể là sự mở rộng mạng lưới giao thông, cũng như công trình công nghiệp ngày càng rút ngắn khoảng cách đến các đô thị. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường, đặc biệt là môi trường không khí đô thị. Các chi phí xã hội trả giá cho hậu quả ô nhiễm môi trường đã thể hiện ngày càng rõ nét như: chi phí y tế, chi phí giảm năng suất, chi phí cơ hội... . Từ năm 1996, mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia được thành lập nhằm đánh giá diễn biến chất lượng môi trường tại các tỉnh thành có tăng trưởng kinh tế mạnh trong cả nước. Trong đó, khu vực Đông Nam Bộ do Viện Nhiệt đới môi trường thực hiện thuộc chương trình quan trắc chất lượng môi trường vùng II kéo dài từ đèo Hải Vân đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Các điểm quan trắc môi trường không khí, tiếng ồn được bố trí đại diện cho các điểm môi trường nền, điểm chịu tác động hoạt động giao thông và điểm chịu tác động hoạt động công nghiệp. Bài báo trình bày diễn biến chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn tại tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu mười năm gần đây nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của phát triển kinh tế đến chất lượng môi trường. Hóa học & Kỹ thuật môi trường T. N. L. Tuyền, T. T. Dũng, N. T. Thành, “Diễn biến ô nhiễm bụi từ năm 2007 đến nay.” 286 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC 2.1. Vị trí quan trắc Quan trắc tại 03 tỉnh thành Đông Nam Bộ gồm: Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT). Tại mỗi tỉnh, điểm quan trắc bao gồm điểm môi trường nền (gọi tắt là điểm nền), điểm chịu tác động hoạt động giao thông (gọi tắt là nút giao thông), điểm chịu tác động hoạt động công nghiệp (gọi tắt là điểm tác động khu công nghiệp - KCN) và điểm khu vực đô thị thương mại hoặc dân cư. 2.2. Thông số và tần suất quan trắc Thông số quan trắc gồm các thông số chỉ thị ô nhiễm không khí là bụi, SO2, NO2, CO và tiếng ồn. Số liệu quan trắc từ 2007 đến 2013 là 06 lần/năm tương ứng tháng 2, 4, 6, 8, 10 và 12; từ 2014 đến 2016 tần suất quan trắc là 04 lần/năm, tương ứng với các tháng: 3, 6, 9 và 12. Tại mỗi tỉnh, số lượng mẫu cho mỗi thông số là 204 mẫu. 2.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích Các phương pháp lấy mẫu và phân tích chất lượng không khí theo tiêu chuẩn / quy chuẩn của Việt Nam và quốc tế hiện hành. Bụi được thu trên giấy lọc thủy tinh sau khi lọc một thể tích không khí xác định lấy ở độ cao 1,5 m so với mặt đất. Nồng độ bụi được tính bằng tổng lượng bụi bị giữ trên giấy lọc chia cho thể tích mẫu khí được quy về điều kiện chuẩn, 25oC và áp suất 760 mm Hg, kết quả hàm lượng bụi trong không khí được biểu thị bằng mg/m3 [4]. Khí SO2 trong không khí được hấp thu bằng dung dịch TCM – Na2HgCl4, sau đó thêm dung dịch H2SO4 để phá hủy các ion NO2 - được hình thành trong dung dịch TCM do oxit nitơ có mặt trong mẫu khí. Độ hấp thu của dung dịch mẫu axit prarosanilin có màu hồng tím được đo ở bước sóng 560 nm bằng phổ quang kế phù hợp và xác định nồng độ SO2 dựa vào đường chuẩn [5]. Khí NO2 trong không khí được hấp thụ vào hỗn hợp dung dịch thuốc thử NaOH 0,1 hay 0,5N tạo phẩm màu azo hồng tím, NO2 phản ứng với CH3COOH tạo thành HNO2, Độ hấp thu của dung dịch mẫu sau đó được đo ở bước sóng giữa 540 nm và 550 nm bằng phổ quang kế phù hợp và xác định nồng độ NO2 dựa vào đường chuẩn [6]. Khí CO được lấy bằng chai đổ nước 1 lít sau đó bổ sung PdCl2 nhằm dùng CO khử PdCl2 thành Pd kim loại và sử dụng thuốc thử Folin-ciocalteur. Độ hấp thu của dung dịch được đo ở bước sóng giữa 650 nm và 680 nm bằng phổ quang kế phù hợp và xác định nồng độ CO dựa vào đường chuẩn [2]. Độ ồn được đo bằng máy đo ồn Testo 815 (Mỹ). Việc đảm bảo chất lượng (QA) và kiểm soát chất lượng (QC) trong quá trình quan trắc môi trường được thực hiện theo nội dung hướng dẫn của Thông tư 21/2012/TT-BTNMT ngày 19/12/2012 của Bộ Tài nguyên Môi trường. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá ô nhiễm bụi Ô nhiễm bụi là vấn đề ô nhiễm đáng quan tâm của chất lượng không khí hiện nay. Quá trình phát triển công nghiệp lẫn đô thị đều có nhiều công trường xây dựng đang hoạt động (xây dựng, sửa chữa nhà cửa, đường sá, vận chuyển nguyên vật Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 287 liệu) và phát sinh nhiều bụi, làm cho môi trường không khí đô thị bị ô nhiễm bụi nặng nề. Ngoài ra, khi đường sá mất vệ sinh, tồn đọng lớp bụi dày trên mặt đường, xe chạy cuốn bụi lên, khuếch tán bụi lan rộng. Bảng 1. Nồng độ bụi trung bình của các địa phương các năm (µg/m3) [7]. Năm Thời gian 200 7 200 8 200 9 201 0 201 1 201 2 201 3 201 4 201 5 201 6 Thông số bụi – Quy chuẩn quy định QCVN 05:2013/BTNMT: 300 µg/m3 [1] Bình Dương 400 410 400 410 410 521 534 486 437 481 Đồng Nai 380 390 380 410 433 495 473 397 428 438 BR-VT 340 340 330 340 333 405 419 413 344 381 Hình 1. Trung bình nồng độ bụi. Hình 2. Diễn biến nồng độ bụi các điểm quan trắc. Hình 3. Diễn biến nồng độ bụi trung bình năm tại các tỉnh. Nhận xét Tại tất cả các điểm quan trắc trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu có nồng độ bụi trung bình năm cao hơn quy chuẩn Việt Nam quy Hóa học & Kỹ thuật môi trường T. N. L. Tuyền, T. T. Dũng, N. T. Thành, “Diễn biến ô nhiễm bụi từ năm 2007 đến nay.” 288 định, trong đó 59 - 90% số lần lấy mẫu có nồng độ quan trắc trung bình điểm cao hơn quy chuẩn quy định (QCQĐ). Nồng độ bụi trung bình năm tại Bình Dương dao động từ 400 - 534 µg/m3 với trung bình 10 năm là 449 µg/m3; tại Đồng Nai dao động từ 380 - 495 µg/m3 với trung bình 10 năm là 422 µg/m3 và tại Bà Rịa – Vũng Tàu dao động từ 330 - 419 µg/m3 với trung bình 10 năm là 364 µg/m3. Theo biểu đồ hình 3, trong ba tỉnh quan trắc, Bà Rịa – Vũng Tàu là khu vực có nồng độ bụi thấp nhất và Bình Dương là khu vực có nồng độ bụi cao nhất. Từ năm 2012-2013, nồng độ thông số bụi lơ lửng tại các khu vực quan trắc xu hướng tăng cao do ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình thi công công trình đô thị, giao thông. Điểm chịu tác động hoạt động khu công nghiệp có xu hướng ngày càng tăng nồng độ bụi. Nồng độ bụi tại điểm nền thấp nhất và có biên độ dao động ít hơn hai điểm còn lại. Hình 4. Diễn biến nồng độ bụi nút giao thông tại các tỉnh. Số liệu nồng độ bụi tại các nút giao thông của các tỉnh cho thấy nút giao thông tại Đồng Nai có hàm lượng bụi hầu như luôn cao nhất, vượt QCQĐ từ 1,6 đến 2,3 lần. Đây là nút giao thông nằm trên quốc lộ 1A có cường độ xe qua lại luôn cao. Trong khi đó, vị trí quan trắc nút giao thông Bình Dương trên quốc lộ 13 đã giảm mạnh từ năm 2014 trùng khớp thời điểm đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn đã đi vào hoạt động, đồng nghĩa lưu lượng xe lưu thông qua vị trí quan trắc này giảm. Hình 5. Diễn biến nồng độ bụi tại điểm tác động bởi KCN. Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 289 Kết quả quan trắc nồng độ bụi tại các điểm bị tác động bởi KCN đều cao QCQĐ từ 1,1 đến 1,8 lần. Ô nhiễm của khu công nghiệp đến chất lượng không khí thể hiện rõ tại Bình Dương và Đồng Nai là hai tỉnh đứng hàng đầu thu hút vốn đầu tư của khu vực Đông Nam Bộ. Vị trí quan trắc điểm tác động bởi KCN của Đồng Nai không có sự dao động lớn do sự phát triển công nghiệp tại đây khá ổn định trong thời gian qua, trong khi tại Bình Dương chỉ mới phát triển mạnh từ 5 năm gần đây. 3.2. Đánh giá ô nhiễm khí SO2 , NO2, CO Bảng 2. Nồng độ khí SO2, NO2, CO trung bình của các địa phương các năm (µg/m3) [7]. Năm Thời gian 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Thông số SO2 – Quy chuẩn quy định QCVN 05:2013/BTNMT: 350 µg/m 3 [1] Bình Dương 112 121 126 115 71 61 68 76 77 77 Đồng Nai 101 109 117 106 64 65 69 68 82 78 BR-VT 80 85 91 80 58 54 63 66 67 70 Thông số NO2 – Quy chuẩn quy định QCVN 05:2013/BTNMT: 200 µg/m 3 [1] Bình Dương 90 97 98 96 69 54 61 78 82 81 Đồng Nai 80 85 86 90 68 58 64 76 79 74 BR-VT 64 72 69 67 57 51 59 68 60 61 Thông số CO – Quy chuẩn quy định QCVN 05:2013/BTNMT: 30.000 µg/m3 [1] Bình Dương 7.400 7.600 7.600 6.900 5.700 5.993 5.878 6.606 6.284 7.138 Đồng Nai 6.700 7.300 7.700 7.300 6.100 5.555 5.703 5.000 5.091 6.419 BR-VT 4.400 4.600 4.100 3.900 3.700 4.447 4.847 4.650 3.581 5.038 Hình 6. Trung bình nồng độ SO2 Hình 7. Diễn biến nồng độ SO2 các điểm quan trắc. Hóa học & Kỹ thuật môi trường T. N. L. Tuyền, T. T. Dũng, N. T. Thành, “Diễn biến ô nhiễm bụi từ năm 2007 đến nay.” 290 Hình 8. Diễn biến nồng độ SO2 trung bình năm tại các tỉnh. Hình 9. Trung bình nồng độ NO2 Hình 10. Diễn biến nồng độ NO2 các điểm quan trắc. Hình 11. Diễn biến nồng độ NO2 trung bình năm tại các tỉnh. Hình 12. Trung bình nồng độ CO. Hình 13. Diễn biến nồng độ CO các điểm quan trắc. Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 291 Hình 14. Diễn biến nồng độ CO trung bình năm tại các tỉnh. 3.2.1. Đánh giá ô nhiễm theo địa bàn - Tại Bình Dương, nồng độ khí SO2 trung bình năm từ 61 - 126 µg/m 3 với trung bình 10 năm là 90 µg/m3, thấp hơn QCQĐ 3,9 lần. Nồng độ khí NO2 trung bình năm từ 54 - 98 µg/m3 với trung bình 10 năm là 81 µg/m3, thấp hơn QCQĐ 3,1 lần. Nồng độ khí CO trung bình năm từ 5.700 - 7.600 µg/m3 với trung bình qua 10 năm là 6.710 µg/m3, thấp hơn QCQĐ 4,5 lần. - Tại Đồng Nai, nồng độ khí SO2 trung bình năm từ 64 - 117 µg/m 3 với trung bình 10 năm là 86 µg/m3, thấp hơn QCQĐ 4,1 lần. Nồng độ khí NO2 trung bình năm từ 58 - 90 µg/m3 với trung bình 10 năm là 76 µg/m3, thấp hơn QCQĐ 3,3 lần. Nồng độ khí CO trung bình năm từ 5.000 – 7.700 µg/m3 với trung bình 10 năm là 6.287 µg/m3, thấp hơn QCQĐ 4,8 lần. - Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, nồng độ khí SO2 trung bình năm từ 54 - 91 µg/m 3 với trung bình 10 năm là 71 µg/m3, thấp hơn QCQĐ 4,9 lần. Nồng độ khí NO2 trung bình năm từ 51 - 72 µg/m3 với trung bình 10 năm là 63 µg/m3, thấp hơn QCQĐ 4,0 lần. Nồng độ khí CO trung bình năm từ 3.581 – 5.038 µg/m3 với trung bình 10 năm là 4.326 µg/m3, thấp hơn QCQĐ 6,9 lần. Tất cả các địa phương có nồng độ khí SO2, NO2 và CO trung bình năm đều thấp hơn QCQĐ, trong đó không có điểm giám sát nào tại các thời điểm đo vượt QCQĐ. Kết quả quan trắc giữa các vị trí không có chênh lệch nồng độ lớn. 3.2.2. Đánh giá ô nhiễm theo thông số - Hàm lượng SO2, NO2 trung bình 10 năm của các tỉnh có sự tương đồng về hàm lượng, không có sự chênh lệch lớn trong quãng thời gian quan trắc và trị số trung bình năm không có biên độ dao động lớn mặc dù nồng độ trung bình năm tại các điểm đặc trưng dao động khá rộng. Điểm nền Đồng Nai là điểm có hàm lượng SO2, NO2 quan trắc trung bình năm ít dao động nhất trong khi điểm nút giao thông Bình Dương có biên độ chênh lệch lớn nhất. Khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có cả hàm lượng SO2 / NO2 thấp nhất và ổn định nhất trong thời gian quan trắc mười năm qua. - Hàm lượng CO trung bình 10 năm của các tỉnh không có sự chênh lệch lớn và trị số trung bình năm không có biên độ dao động lớn mặc dù nồng độ trung bình năm tại các điểm đặc trưng có nhiều dao động khác nhau. Điểm nền Bình Dương là điểm có hàm lượng CO quan trắc trung bình năm ít dao động nhất trong khi điểm Hóa học & Kỹ thuật môi trường T. N. L. Tuyền, T. T. Dũng, N. T. Thành, “Diễn biến ô nhiễm bụi từ năm 2007 đến nay.” 292 nền Bà Rịa – Vũng Tàu có biên độ chênh lệch lớn nhất. Khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có hàm lượng CO trung bình năm thấp nhất nhưng các điểm quan trắc đặc trưng có hàm lượng CO trung bình năm không ổn định. 3.3. Ô nhiễm do tiếng ồn Bảng 3. Độ ồn trung bình của các địa phương các năm (dBA) [7]. Năm Thời gian 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Thông số Ồn – Quy chuẩn quy định QCVN 26:2010/BTNMT: 70 dBA[1] B.Dương 74,6 75,0 74,1 79,6 75,4 75,9 73,4 75,2 79,6 78,6 Đ.Nai 71,0 72,1 70,7 71,2 71,7 73,1 73,0 73,4 76,1 74,7 BR-VT 69,0 68,2 69,8 69,7 70,4 70,7 70,7 71,1 71,1 70,5 Hình 15. Trung bình độ ồn. Hình 16. Diễn biến độ ồn tại các điểm quan trắc. Hình 17. Diễn biến độ ồn trung bình năm tại các tỉnh. Nhận xét Tại tất cả các trạm quan trắc, độ ồn trung bình từng năm ghi nhận giai đoạn năm 2007-2016 dao động từ 68,2 đến 79,6 dB trong đó độ ồn trung bình 10 năm cao nhất là khu vực Bình Dương (76,1 dB) với gần 100% thời điểm quan trắc cao hơn QCQĐ (QCVN 26:2010/BTNMT quy định 70,0 dB). Địa bàn tỉnh Bà Rịa – Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 293 Vũng Tàu là khu vực có mức ồn quan trắc thấp nhất (trung bình ồn trong 10 năm qua là 70,1 dB) với hơn 50% thời điểm quan trắc cao hơn QCQĐ. Các điểm chịu tác động hoạt động khu công nghiệp có mức độ ồn trung bình năm trong mười năm qua dao động khá nhiều. 4. KẾT LUẬN - Kết quả quan trắc nồng độ các thông số ô nhiễm không khí cho thấy vấn đề phát triển công nghiệp, giao thông đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng không khí, đặc biệt vấn đề ô nhiễm bụi. - Môi trường không khí tại tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay đã bị ô nhiễm bụi từ mức độ trung bình đến cao (59-90% số lần đo cao hơn QCQĐ). Nồng độ bụi quan trắc trung bình trong 10 năm qua tại các điểm quan trắc đều cao hơn QCQĐ (Bình Dương – 449 µg/m3, Đồng Nai 422 µg/m3và Bà Rịa – Vũng tàu - 364 µg/m3). Độ ồn trung bình 10 năm qua tại các điểm quan trắc dao động từ 70,1 – 76,1 dB. Các thông số ô nhiễm không khí khác như SO2, NO2, CO đều đạt QCQĐ và không có sự biến động nồng độ trong suốt quá trình quan trắc. - Nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm bụi, ồn là giao thông và gián tiếp là hoạt động sản xuất công nghiệp. Hầu hết các điểm giám sát có vị trí gần đường giao thông bị ô nhiễm bụi, tiếng ồn và mức độ ô nhiễm khí tại các vị trí này cao hơn so với các vị trí khác trong cùng địa bàn mặc dù không có điểm nào vượt QCQĐ. Vị trí quan trắc môi trường nền hầu như có nồng độ ô nhiễm không khí và tiếng ồn thấp nhất với nồng độ trung bình năm dao động thấp. - Trong thời gian tới, công tác quan trắc chất lượng môi trường cần được tiếp tục duy trì, đồng thời bổ sung quy hoạch điểm quan trắc phù hợp hiện trạng phát triển kinh tế, đô thị từng khu vực và thống nhất mạng lưới số liệu trên toàn quốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường, QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT. [2]. Bộ Y tế, Thường quy kỹ thuật y học lao động và vệ sinh môi trường, Xác định CO trong không khí bằng phương pháp so màu (2002). [3]. Chính phủ, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 (2015a), số 526/BC-CP 17/10/2015; [4]. TCVN 5067:1995, Chất lượng không khí – phương pháp khối luợng xác định hàm lượng bụi. [5]. TCVN 5971-1995 (ISO 6767:1990), Không khí xung quanh – Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh dioxit – Phương pháp Tetracloromercurat (TCM) pararosanilin. [6]. TCVN 6137-2009 (ISO 6768:1998), Không khí xung quanh – Xác định nồng độ khối lượng của Nitơ dioxit – Phương pháp Griess-saltzman cải biên. [7]. Tổng cục môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Viện Nhiệt đới môi trường, Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng nước khu vực miền Trung, Việt Nam (2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 và 2016). Hóa học & Kỹ thuật môi trường T. N. L. Tuyền, T. T. Dũng, N. T. Thành, “Diễn biến ô nhiễm bụi từ năm 2007 đến nay.” 294 ABSTRACT EVOLUTION OF DUST, SO2, NO2, CO AND NOISE IN URBAN AREAS IN SOUTHERN PROVINCE FROM 2007 UP TO NOW Over the past ten years, Vietnam's rapid economic growth has led to the development of urban projects that directly affect the quality of the environment, especially the air environment. The objective of this paper is to investigate the evolution of air pollution in urban areas of the Southeast provinces, including Binh Duong, Dong Nai and Ba Ria - Vung Tau provinces with dust, SO2, NO2, CO and noise. Sample air is collected and analyzed according to the current Vietnamese standard and the results are compared with the standard regulation of QCVN 05: 2013 / BTNMT (average 1 hour). Noise was compared with QCVN 26: 2010 / BTNMT. The results show that average of dust is at high levels of pollutant contamination (59-90% of measurements are higher than standard) with the average dust concentration in Binh Duong is 449 μg/m3, Dong Nai is 422 μg/m3 and Ba Ria - Vung Tau is 364 μg/m3. The average noise of 10 years at the range from 70.1 to 76.1 dB. Concentrations of NO2, SO2, CO meet the standard. The pollutant content of the parameters, especially the dust and noise at the traffic site is usually higher than other sites in the same area. Keywords: Air pollution, Air observation, Noise pollution, Southeast. Ngày nhận bài ngày20 tháng 7 năm 2017 Hoàn thiện ngày 25 tháng 8 năm 2017 Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 9 năm 2017 Địa chỉ: Viện Nhiệt đới môi trường, 57A, Trương Quốc Dung, P.10, Quận Phú Nhuận, TpHCM. *Email: suoixanh@yahoo.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf36_6809_2151844.pdf
Tài liệu liên quan