Tài liệu Điểm mới trong nghiên cứu, áp dụng tiêu chí tỉnh công nghiệp của cục thống kê tỉnh Phú Thọ: THỐNG KÊ VÀ CUỘC SỐNG
26 SỐ 05– 2014
26
Điểm mới trong nghiên cứu,
áp dụng tiêu chí tỉnh công nghiệp
của Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ
Nguyễn Huy Lƣơng*
Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản
Việt Nam lần thứ VIII (năm 1996), lần thứ IX (năm
2001), lần thứ X (năm 2006) đều đã nêu mục tiêu
chiến lược đưa nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp vào năm 2020. Mục tiêu này tiếp tục được
Đại hội lần thứ XI của Đảng (năm 2011) khẳng định:
“Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi
mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững
mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững;
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân;
giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt
động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng
để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điểm mới trong nghiên cứu, áp dụng tiêu chí tỉnh công nghiệp của cục thống kê tỉnh Phú Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỐNG KÊ VÀ CUỘC SỐNG
26 SỐ 05– 2014
26
Điểm mới trong nghiên cứu,
áp dụng tiêu chí tỉnh công nghiệp
của Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ
Nguyễn Huy Lƣơng*
Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản
Việt Nam lần thứ VIII (năm 1996), lần thứ IX (năm
2001), lần thứ X (năm 2006) đều đã nêu mục tiêu
chiến lược đưa nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp vào năm 2020. Mục tiêu này tiếp tục được
Đại hội lần thứ XI của Đảng (năm 2011) khẳng định:
“Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi
mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững
mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững;
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân;
giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt
động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng
để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần
thứ XI của Đảng, một số tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây gọi chung là các tỉnh) cũng đã
đề ra mục tiêu xây dựng tỉnh mình trở thành tỉnh
công nghiệp, như: Hải Dương, Quảng Ninh, Vĩnh
Phúc, Bắc Ninh, Phú Thọ,... Tuy nhiên, xây dựng
một tỉnh để trở thành tỉnh công nghiệp như thế nào,
cần tập trung vào những nội dung gì để phù hợp với
địa kinh tế, chính trị và điều kiện lịch sử, tự nhiên
của địa phương? Tỉnh cần phải đạt được những chỉ
tiêu chủ yếu nào, mức giá trị cụ thể của từng chỉ tiêu
là bao nhiêu? Dùng phương pháp nào để đánh giá
được kết quả thực hiện hàng năm?... Muốn trả lời
được các câu hỏi đó từng tỉnh cần phải hoạch định
và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển kinh tế
trên cơ sở khái niệm và bộ tiêu chí tỉnh công nghiệp
phù hợp, khả thi với tỉnh mình. Đây là vấn đề cần
sớm được nghiên cứu, hoàn thiện, giúp cho Lãnh
đạo địa phương theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình
về những kết quả, hạn chế, từ đó có các căn cứ tin
cậy để đưa ra các quyết định quản lý tối ưu trong chỉ
đạo, điều hành. Đồng thời xác định được tỉnh mình
đang đạt mức độ nào so với chuẩn cần thiết để trở
thành tỉnh công nghiệp, hoặc cơ bản trở thành tỉnh
công nghiệp. Đến nay, một số tỉnh đã nghiên cứu,
xây dựng được bộ tiêu chí tỉnh công nghiệp áp
dụng cho riêng địa phương mình, như: Bộ tiêu chí
tỉnh công nghiệp của Quảng Ninh gồm 18 chỉ tiêu,
trong đó: về kinh tế có 6 chỉ tiêu, về văn hóa - xã
* Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ
Thống kê và Cuộc sống Điểm mới trong nghiên cứu
SỐ 05 – 2014 27
27
hội có 8 chỉ tiêu, về môi trường có 3 chỉ tiêu và về
kết cấu hạ tầng xã hội có 1 chỉ tiêu; Bộ tiêu chí tỉnh
công nghiệp của Hải Dương gồm 9 chỉ tiêu, trong
đó: về kinh tế có 3 chỉ tiêu, về văn hóa - xã hội có 5
chỉ tiêu và về kết cấu hạ tầng xã hội có 1 chỉ tiêu,
Hải Dương không có chỉ tiêu về môi trường;... Gần
đây Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự thảo bộ tiêu chí gồm
18 chỉ tiêu. Nhìn chung các Bộ tiêu chí tỉnh công
nghiệp trên đều chưa cụ thể hóa các chỉ tiêu thành
điểm số tương ứng, do đó hàng năm vẫn chưa đánh
giá được kết quả thực hiện đã đạt mức độ nào (bao
nhiêu %) so với chuẩn tỉnh công nghiệp đã đề ra.
Để khắc phục hạn chế đó, nhóm nghiên cứu
thuộc Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ đã nghiên cứu, đề
xuất đưa ra: Khái niệm tỉnh công nghiệp nói chung;
bộ tiêu chí tỉnh công nghiệp được cụ thể hóa thành
điểm số và thử áp dụng đánh giá kết quả xây dựng
tỉnh công nghiệp của Phú Thọ 2010 - 2013, đề xuất
định hướng giải pháp cần tập trung thực hiện trong
thời gian tới. Điểm mới ở đây là đã đưa ra khái niệm
về tỉnh công nghiệp nói chung và có thể cho điểm
từng tiêu chí hàng năm. Cụ thể như sau:
Khái niệm tỉnh công nghiệp nói chung: Tỉnh
công nghiệp là tỉnh đã áp dụng phổ biến các công
nghệ, qui trình, kỹ thuật, phương pháp sản xuất tiên
tiến, hiện đại trên thế giới và trong nước vào các
ngành kinh tế chủ yếu, nhờ đó tạo được năng suất
lao động xã hội cao, đồng thời đảm bảo an toàn môi
trường sinh thái, an ninh, quốc phòng, trật tự an
toàn xã hội; có cơ cấu GRDP, cơ cấu lao động hợp
lý; khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế vị
trí địa lý, điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa của
tỉnh; có kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện
đại, hạ tầng xã hội tốt; đời sống vật chất, tinh thần,
dân trí của người dân đã được nâng cao, tương
đương với các tỉnh phát triển ở trong nước và trong
khu vực.
Theo đó, một tỉnh dù có sản xuất nông nghiệp
chiếm tỷ trọng lớn nhưng nếu tỉnh đó hội tụ đủ các
điều kiện của khái niệm thì vẫn có thể trở thành tỉnh
công nghiệp.
Bộ tiêu chí tỉnh công nghiệp đề xuất áp
dụng cho Phú Thọ gồm 10 chỉ tiêu:
a. Nhóm chỉ tiêu kinh tế (gồm 3 chỉ tiêu):
1. GRDP bình quân đầu người ≥ 3.000 USD.
Chỉ tiêu này tối đa được 20 điểm;
2. Cơ cấu GRDP (theo giá thực tế): Dịch vụ
chiếm trên 35,0%; Công nghiệp - Xây dựng chiếm
trên 50,0%; Nông nghiệp dưới 15,0%. Tối đa được
10 điểm;
3. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong ngành
nông nghiệp dưới 50,0% so với tổng số lao động
đang làm việc trong nền kinh tế. Tối đa được 20
điểm.
b. Nhóm chỉ tiêu văn hóa - xã hội (gồm 4 chỉ
tiêu):
4. Chỉ số phát triển con người (HDI) trên
0,820. Tối đa được 5 điểm;
5. Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo
đạt từ 25,0% trở lên so với tổng số lao động đang làm
việc trong nền kinh tế. Tối đa được 5 điểm;
6. Số bác sĩ trên 1 vạn dân phải đạt trên 9,5
bác sĩ/1 vạn dân. Tối đa được 5 điểm;
7. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quy định dưới
5,0%. Tối đa được 5 điểm.
c. Nhóm chỉ tiêu môi trƣờng (gồm 1 chỉ
tiêu):
Thống kê và Cuộc sống
Điểm mới trong nghiên cứu
28 SỐ 05 – 2014
28
8. Tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh đạt trên
55,0%. Tối đa được 5 điểm.
d. Nhóm chỉ tiêu cơ sở hạ tầng xã hội (gồm
2 chỉ tiêu):
9. Tỷ lệ dân số thành thị chiếm trên 30,0%
dân số. Tối đa được 10 điểm;
10. Kết quả xây dựng nông thôn mới. Chỉ tiêu
này tối đa được 15 điểm, trong đó:
10.1. Khi có 100,0% huyện trong tỉnh đều đạt
chuẩn huyện nông thôn mới. Tối đa được 5 điểm;
10.2. Khi có từ 210 xã (bằng 85,0 % tổng số
xã) trở lên đạt chuẩn xã nông thôn mới (đạt 19/19
chỉ tiêu). Tối đa được 10 điểm.
Quy ƣớc: Thời điểm đạt trên 85 điểm là thời
điểm Phú Thọ cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp;
thời điểm đạt đủ 100 điểm là thời điểm đánh dấu
Phú Thọ hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn của một tỉnh
công nghiệp.
Kết quả áp dụng thử nghiệm Bộ tiêu chí trên
đây đánh giá tình hình xây dựng tỉnh công nghiệp
giai đoạn 2010 - 2013 của tỉnh Phú Thọ:
- Tại năm gốc 2010 (năm Đảng bộ tỉnh Phú
Thọ tiến hành Đại hội lần thứ XVII và đã đề ra mục
tiêu phấn đấu xây dựng Phú Thọ đến năm 2020 cơ
bản trở thành tỉnh công nghiệp): đạt 53,7/100 điểm.
- Năm 2011: Đạt 55,4/100 điểm, trong đó
riêng 2011 thực hiện được 1,7 điểm.
- Năm 2012: Đạt 57,8/100 điểm, trong đó
riêng 2012 thực hiện được 2,4 điểm.
- Năm 2013: Đạt 60,2/100 điểm, trong đó
riêng 2013 thực hiện được 2,4 điểm.
Kết quả tổng hợp xây dựng tỉnh công nghiệp
của Phú Thọ các năm từ 2010 - 2013 thể hiện ở
Bảng 1 sau đây:
Bảng 1: Kết quả xây dựng tỉnh công nghiệp giai đoạn 2010 - 2013 của tỉnh Phú Thọ
Số
TT Chỉ tiêu ĐVT
Mục
tiêu
Điểm
tối đa
Kết quả thực hiện
Năm
gốc
2010
Chính
thức
2011
Chính
thức
2012
Sơ bộ
2013
1
GRDP bình quân đầu người (USD
theo tỷ giá hối đoái)
USD
≥
3.000
20 756 870 978 1.070
2
Cơ cấu kinh tế theo GDP (tính theo
giá thực tế)
10
2.1
Tỷ trọng Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ
sản trong GDP
% ≤ 15,0 27,2 28,3 27,8 27,4
2.2
Tỷ trọng Công nghiệp và Xây dựng
trong GDP
% ≥ 50,0 40,5 41,8 40,9 40,9
2.3 Tỷ trọng Dịch vụ trong GDP % ≥ 35,0 32,4 30,0 31,3 31,7
3
Tỷ trọng lao động Nông, Lâm nghiệp
và Thuỷ sản trong tổng số lao động
đang làm việc
% ≤ 50,0 20 64,1 62,9 61, 7 60,4
Thống kê và Cuộc sống Điểm mới trong nghiên cứu
SỐ 05 – 2014 29
29
Số
TT Chỉ tiêu ĐVT
Mục
tiêu
Điểm
tối đa
Kết quả thực hiện
Năm
gốc
2010
Chính
thức
2011
Chính
thức
2012
Sơ bộ
2013
4 Chỉ số phát triển con người (HDI) Lần ≥ 0,82 5 0,701 0,707 0,713 0,717
5 Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo % ≥ 25,0 5 16,3 17,5 18,7 20,0
6 Số bác sĩ trên 1 vạn dân BS ≥ 9,5 5 6,2 7,1 7,9 9,1
7
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn hiện
hành
% < 5,0 5 20,34 16,55 14,12 12,52
8 Độ che phủ rừng và cây xanh % ≥ 55,0 5 49,4 49,9 50,2 51,0
9 Tỷ lệ dân số thành thị % ≥ 30,0 10 18,2 18,2 18,2 18,5
10 Kết quả xây dựng nông thôn mới 15
10.1
Tỷ lệ huyện đạt tiêu chuẩn xây dựng
nông thôn mới
% 100,0 5 0,0 0,0 0,0 0,0
10.2
Số xã đạt tiêu chuẩn xây dựng nông
thôn mới
Xã 210 10 0 0 0 2
Tổng số điểm x x 100 53,7 55,4 57,8 60,2
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ
Bảng 2: Mức độ đạt tiêu chí tỉnh công nghiệp của Phú Thọ năm 2010 và 2011
Số
TT
Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2010 Năm 2011
Kết quả
thực hiện
Số điểm
đạt đƣợc
Kết quả
thực hiện
Số điểm
đạt đƣợc
1
GRDP bình quân đầu người (USD theo tỷ giá
hối đoái)
USD 756 5,0 870 5,8
2
Cơ cấu kinh tế theo GDP (tính theo giá thực
tế)
8,6 8,5
2.1
Tỷ trọng Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản trong
GDP
% 27,2 28,3
2.2 Tỷ trọng Công nghiệp và Xây dựng trong GDP % 40,5 41,8
2.3 Tỷ trọng Dịch vụ trong GDP % 32,4 30,0
3
Tỷ trọng lao động Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ
sản trong tổng số lao động đang làm việc
% 64,1 14,4 62,9 14,8
4 Chỉ số phát triển con người (HDI) Lần 0,701 4,3 0,707 4,3
Thống kê và Cuộc sống
Điểm mới trong nghiên cứu
30 SỐ 05 – 2014
30
Số
TT
Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2010 Năm 2011
Kết quả
thực hiện
Số điểm
đạt đƣợc
Kết quả
thực hiện
Số điểm
đạt đƣợc
5 Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo % 16,3 3,3 17,5 3,5
6 Số bác sĩ trên 1 vạn dân BS 6,2 3,3 7,1 3,7
7 Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn hiện hành % 20,34 4,2 16,55 4,4
8 Độ che phủ rừng và cây xanh % 49,4 4,5 49,9 4,5
9 Tỷ lệ dân số thành thị % 18,2 6,1 18,2 6,1
10 Kết quả xây dựng nông thôn mới 0,0 0,0
10.1
Tỷ lệ huyện đạt tiêu chuẩn xây dựng nông
thôn mới
% 0,0 0,0 0,0 0,0
10.2 Số xã đạt tiêu chuẩn xây dựng nông thôn mới Xã 0 0,0 0 0,0
Cộng x x 53,7 x 55,4
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ
Bảng 3: Mức độ đạt tiêu chí tỉnh công nghiệp của Phú Thọ năm 2012 và 2013
Số
TT
Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2012 Năm 2013
Kết quả
thực hiện
Số điểm đạt
đƣợc
Kết quả
thực hiện
Số điểm
đạt đƣợc
1
GRDP bình quân đầu người (USD theo tỷ
giá hối đoái)
USD 978 6,5 1.070 7,1
2
Cơ cấu kinh tế theo GRDP (tính theo giá
thực tế)
8,5 8,6
2.1
Tỷ trọng Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản
trong GRDP
% 27,8 27,4
2.2
Tỷ trọng Công nghiệp và Xây dựng trong
GRDP
% 40,9 40,9
2.3 Tỷ trọng Dịch vụ trong GRDP % 31,3 31,7
3
Tỷ trọng lao động Nông, Lâm nghiệp và
Thuỷ sản trong tổng số lao động đang
làm việc
% 61,7 15,3 60,4 15,8
4 Chỉ số phát triển con người (HDI) Lần 0,713 4,3 0,717 4,4
Thống kê và Cuộc sống Điểm mới trong nghiên cứu
SỐ 05 – 2014 31
31
Số
TT
Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2012 Năm 2013
Kết quả
thực hiện
Số điểm đạt
đƣợc
Kết quả
thực hiện
Số điểm
đạt đƣợc
5 Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo % 18,7 3, 7 20,0 4,0
6 Số bác sĩ trên 1 vạn dân BS 7,9 4,2 9,1 4,8
7 Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn hiện hành % 14,12 4,6 12,52 4,6
8 Độ che phủ rừng và cây xanh % 50,2 4,6 51,0 4,6
9 Tỷ lệ dân số thành thị % 18,2 6,1 18,5 6,2
10 Kết quả xây dựng nông thôn mới 0,0 0,1
10.1
Tỷ lệ huyện đạt tiêu chuẩn xây dựng
nông thôn mới
% 0,0 0,0 0,0 0,0
10.2
Số xã đạt tiêu chuẩn xây dựng nông thôn
mới
Xã 0 0,0 2 0,1
Cộng x x 57,8 x 60,2
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ
Theo bảng trên, đến hết năm 2013 Phú Thọ
mới chỉ đạt 60,2% so với chuẩn tỉnh công nghiệp, và
đạt 70,8% so với chuẩn cơ bản trở thành tỉnh công
nghiệp nêu trên.
Những “nút cổ chai” và định hƣớng một số
giải pháp Phú Thọ cần phải tập trung giải quyết để
cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp:
Căn cứ kết quả thực hiện các tiêu chí đến hết
năm 2013, để đạt mục tiêu cơ bản trở thành tỉnh
công nghiệp, trong các năm tới Phú Thọ còn phải
phấn đấu đạt được 24,8 điểm; Và để chính thức trở
thành tỉnh công nghiệp Phú Thọ phải phấn đấu đạt
39,8 điểm nữa.
Đến hết năm 2013, các chỉ tiêu cần thiết mới
chỉ đạt ở mức thấp. Trong thời gian tới, để đạt được
mục tiêu, Phú Thọ cần phải tập trung phấn đấu cụ
thể như sau:
- GRDP bình quân đầu người (đến hết năm
2013 ước đạt 7,1/20 điểm, bằng 35,5% mức chuẩn
cần thiết). Để đạt mục tiêu này tỉnh cần tập trung thu
hút đầu tư phát triển các ngành sản phẩm có đóng
góp nhiều giá trị tăng thêm (VA) trong GRDP của
tỉnh, đó là: Các sản phẩm thuộc các ngành chế biến
thực phẩm đồ uống, giấy, phân bón, dệt may, vật
liệu xây dựng, sản xuất sản phẩm từ plastic, ...
- Xây dựng nông thôn mới (đến hết năm 2013
có 2 xã hoàn thành, đạt 0,1/15 điểm, mới chỉ đạt
0,7% mức chuẩn cần thiết). Đây là chỉ tiêu khó khăn
nhất trong quá trình xây dựng Phú Thọ trở thành tỉnh
công nghiệp.
(Xem tiếp trang 16)
Nghiên cứu – Trao đổi Nội dung chủ yếu của Đề án
16 SỐ 05 – 2014
16
thống chỉ tiêu thống kê và Chiến lược phát triển
Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, tầm
nhìn đến năm 2030, đảm bảo tính trung thực,
khách quan, kịp thời và khắc phục tình trạng
chênh lệch số liệu GDP giữa toàn bộ nền kinh tế
với kết quả tính toán theo tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
Tập trung đầu mối biên soạn và công bố số
liệu GRDP tại Tổng cục Thống kê để giảm áp lực
cho các Cục Thống kê trong việc biên soạn số liệu
GRDP. Các Cục Thống kê cấp tỉnh đóng vai trò
thực thi chất lượng hơn, hiệu quả hơn hoạt động
thu thập thông tin đầu vào phục vụ việc biên soạn
số liệu GRDP. Bảo đảm thống nhất nguồn thông
tin, không trùng lặp, chồng chéo giữa các cuộc
điều tra thống kê, giữa các chế độ báo cáo thống
kê; thống nhất về phân tổ, phân loại, niên độ thống
kê và đảm bảo tính so sánh giữa các tỉnh trong
vùng và cả nước.
--------------------------------------------------------
(Tiếp theo trang 31)
Để đạt chỉ tiêu này tỉnh cần có cơ chế ưu
tiên tập trung nguồn ngân sách nhà nước đầu tư
cho các xã chuẩn bị hoàn thành 100% chỉ tiêu xã
nông thôn mới, từ đó tạo động lực và phong trào
thi đua mạnh mẽ, rộng khắp ở tất cả các xã trong
tỉnh, huy động tối đa nguồn lực của các thành
phần kinh tế, của người dân cho xây dựng nông
thôn mới.
- Tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông
nghiệp (đến hết năm 2013 ước đạt 15,8/20 điểm,
bằng 79,0% mức chuẩn cần thiết). Để đạt tiêu chí
này tỉnh phải tập trung đầu tư xây dựng, củng cố,
khôi phục, phát triển các ngành nghề phi nông
nghiệp ở nông thôn để từng bước phân công lại
lao động trên địa bàn nông thôn với phương châm
“Ly nông bất ly hương”, trước mắt tập trung khôi
phục các nghề truyền thống (mành cọ, làn cọ, ủ
ấm, đan lát, sơn ta, ...), và nghiên cứu phát triển
sản xuất các sản phẩm gắn với thời đại các Vua
Hùng để cung cấp, bán làm quà lưu niệm cho
đồng bào trong nước, kiều bào ở nước ngoài và
khách quốc tế đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng
hàng năm.
- Tỷ lệ dân số thành thị (đến hết năm 2013
ước đạt 6,2/10 điểm, bằng 62,0% mức chuẩn cần
thiết). Để đạt tiêu chí này tỉnh cần tập trung xây
dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội,...
cho các xã thuộc quy hoạch để các xã này có đủ
điều kiện đề nghị cấp có thẩm quyền thẩm định,
quyết định công nhận là thị trấn/phường theo quy
định./.
Tài liệu tham khảo:
Niêm giám Thống kê tỉnh Phú Thọ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_6_so_5_2014_0704_2193389.pdf