Địa chất thềm và sườn lục địa

Tài liệu Địa chất thềm và sườn lục địa: ĐỊA CHẤT BIẾN 235 Địa chất thềm và sườn lục địa Trần Nghi, Đinh Xuân Thành. Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN). Giới thiệu Thềm lục địa được định nghĩa theo các hướng tiếp cận khác nhau. Định nghĩa thềm lục địa theo Bách khoa thư Wikipedia "Thềm lục địa là m ột phẩn của rìa lục địa, từng là các vùng đất liền trong các thời kỳ băng hà, hiện nay là vùng biển tương đối nông và các vịnh. Thềm lục địa có độ dốc thoải đều (1-2°) và thường kết thúc bằng một sườn dốc (hay còn gọi là đứt gãy thềm lục địa). Đáy biển phía dưới các đứt gãy là dốc lục địa (hay sườn lục địa) có độ dốc cao hơn râ't nhiểu so với thềm lục địa. Tại chân sườn thoải đều tạo ra một bờ lục địa (hay chân dốc lục địa) rồi chuyển đến đáy đại dương tương đối phang có độ sâu đạt từ 2.200 đến 5.500m. Định nghĩa thềm lục địa theo quan điểm địa chất Thềm lục địa là bộ phận quan trọng của rìa lục địa. Bản thân rìa lục địa là phần kéo dài ngập nước của lục địa, gồm 3 thành phầ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa chất thềm và sườn lục địa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA CHẤT BIẾN 235 Địa chất thềm và sườn lục địa Trần Nghi, Đinh Xuân Thành. Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN). Giới thiệu Thềm lục địa được định nghĩa theo các hướng tiếp cận khác nhau. Định nghĩa thềm lục địa theo Bách khoa thư Wikipedia "Thềm lục địa là m ột phẩn của rìa lục địa, từng là các vùng đất liền trong các thời kỳ băng hà, hiện nay là vùng biển tương đối nông và các vịnh. Thềm lục địa có độ dốc thoải đều (1-2°) và thường kết thúc bằng một sườn dốc (hay còn gọi là đứt gãy thềm lục địa). Đáy biển phía dưới các đứt gãy là dốc lục địa (hay sườn lục địa) có độ dốc cao hơn râ't nhiểu so với thềm lục địa. Tại chân sườn thoải đều tạo ra một bờ lục địa (hay chân dốc lục địa) rồi chuyển đến đáy đại dương tương đối phang có độ sâu đạt từ 2.200 đến 5.500m. Định nghĩa thềm lục địa theo quan điểm địa chất Thềm lục địa là bộ phận quan trọng của rìa lục địa. Bản thân rìa lục địa là phần kéo dài ngập nước của lục địa, gồm 3 thành phần: - Thêhí lục địa là phẩn lục địa ngập dưới nước có đ ộ dốc thoai thoải (0,07-1°), thường kéo dài đến độ sâu khoảng 200m ở rìa lục địa thụ động và có thế tới hàng nghin mét ờ rìa lục địa tích cực. Bế rợng trung bình của thềm lục địa khoảng 80km và thaỵ đổi râ't khác nhau tủy thuộc vào kiểu rìa lục địa. Ớ một số nơi, biển không có thềm lục địa, đặc biệt là ở những khu vực có đới hút chìm nằm sát lục địa như đáy biển phía tây Chile và đáy biển tây nam Sumatra. Thềm lục địa Siberia ở Bắc Băng D ương có bề rộng lớn nhất, đạt tới 1.500km. - Sườn lục địa có độ sâu tối thiểu là 200m và chìm sâu đến 3.000-4.000m trong trường hợp rìa lục địa thụ động (kiểu Đại Tây Dương) và đến 5.000- lO.OOOm ở rìa lục địa tích cực (kiểu Thái Bình Dương), nằm giữa thềm lục địa và bờ lục địa (Continental rise). Đ ộ dốc trung bình của sườn lục địa thay đổi từ 4-5° - khoảng 200 lần độ dốc trung bình của thềm lục địa. - Bờ lục địa (Continental rise) là phần tiếp theo của sườn lục địa có độ dốc thoải trở lại khoảng 0,5° - 1°, m ở rộng từ chân sườn lục địa đến đáy đại dương. Bò lục địa được coi là ranh giới cuối cùng của lục địa với đáy thẳm của đại dương. Ớ rìa lục địa tích cực kiếu Thái Bình Dương không có bờ lục địa và sườn lục địa chuyến trực tiếp đến m áng nước sâu đại dương. Bể rộng các m áng thay đối từ 70 đến lOOkm, b ề dài hàng trăm đến hàng ngàn kilomet, bề sâu đạt tới trên lO.OOOm như m áng Tonga sâu lO.OOOm, m áng Marian sâu ll.OOOm. Định nghĩa thềm lục địa theo Công ước của Liên hợp quốc Định nghĩa pháp lý của Công ước Liên hợp quốc trong luật biển năm 1982 v ề Thềm lục địa như sau: "Thềm lục địa của quốc gia ven biển gổm đáy biển và lòng đất dưới đáy biến bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bò ngoài của dốc lục địa, hoặc cách đường cơ sở dùng đê tính bể rộng lãnh hải một khoảng cách là 200 hải lý (370,4km) khi bờ ngoài dốc lục địa của quốc gia này ở khoảng cách gần hơn 200 hải lý [H .l]. N hư vậy, Thềm lục địa theo định nghĩa pháp lý này gồm toàn bộ Thềm lục địa tự nhiên, dốc lục địa (tức sườn lục địa) và bờ ngoài của dốc lục địa. Ớ nơi nào thềm lục địa không ra đến 200 hải lý - thềm lục địa pháp lý được m ở rộng ra đến 200 hải lý. Ớ nơi nào thểm lục địa tự nhiên vượt quá 200 hải lý - ranh giới ngoài của Thềm lục địa được xác đ ịnh bằng cách nối các điểm có bề dày trầm tích ít nhâ't bằng 1% so với khoảng cách từ đ iểm đó đến chân dốc lục địa [H.2]. 236 BÁCH KHOA THƯ ĐỊA CHÁT Lục địa Mực nước biển Ị Thểm Ị Dốc^k « lục địa I [ục địa I Ị Bờ lục Gị ĩ l ^ Y " " " ^ ! Nén lục<Ịịa_ * - - - - - - - * j ịà ỹ b iể n 's â u ...................>' Rìa lục địa Hình 2. Sơ đồ cấu trúc của rìa lục địa trong đó 3 thành phần lả thềm lục địa, dốc lục địa (tức sườn lục địa) và bờ lục địa (tức chân dốc lục địa). Theo các định nghĩa nói trên việc phân định thềm lục địa theo tiêu chí địa hình thoai thoải và độ sâu đáy biển từ 0 đến 200m nước là không còn phù hợp nữa vì cách phân chia này chưa tính đến cấu trúc địa chất dưới lòng biển. Đối với thềm lục địa Việt Nam có 2 tầng cấu trúc - tầng cấu trúc dưới gổm Eocen, Oligocen và Miocen chi có mặt trong khuôn viên các bổn trầm tích Kainozoi; tầng câu trúc trên gồm Pliocen - Đệ Tứ là thế địa chất bao phủ toàn thềm. Sườn lục địa là bộ phận tiếp nối thềm lục địa chuyển tiếp sang lòng chảo đại dương. Cấu trúc địa chắt thềm lục địa Ở thềm lục địa trầm tích tàn dư và trầm tích hiện đại bao phủ phần lớn diện tích, nhưng ở nhiều nơi cũng có lộ những loại đá gốc của trầm tích trước Đệ Tứ. N hững nơi hay gặp đá gốc là đáy các eo biển, dọc bờ biến khúc khuỷu. Các phương pháp địa vật lý biển, phương pháp địa chấn và khoan thăm dò dầu khí cho phép khẳng định v ề quan hệ địa châ't thềm lục địa thực sự là phần kéo dài trực tiếp của lục địa kề bên. Bể dày của lớp phủ nền ở nhiều thềm lục địa rất lớn và giảm dần v ề phía rìa ngoài của thềm, thực tế là nhiều thềm có rìa ngoài nâng lên và tạo thành các đảo. Nhiều thềm lục địa như vịnh Bắc Bộ là phần kéo dài của các bổn trũng bắt nguồn từ trong lục địa nghiêng dẩn v ề phía thềm và đạt độ dày lớn nhất ở trung tâm của nó (14km ờ bồn Sông Hổng). N hiều bổn trũng Kainozoi có bề dày 8-12km nằm ở thềm lục địa. Trầm tích lục nguyên là điều kiện thuận lợi cho việc thành tạo các đá sinh và chứa dầu khí, vì vậy thểm lục địa là nơi có triển vọng dầu khí lớn nhất. Thềm lục địa là một khoảng không gian rất tương đối, có thế thay đổi theo thời gian địa chất và chi tổn tại trong một khoảng thời gian địa chất nhất định và tạo nên m ột đới phụ thuộc vào sự thay đổi mực nước biển (biển tiến và biển thoái) khiến cho đáy biển lúc ngập nước lúc khô cạn. Ớ rìa lục địa thụ động sự thay đối đới này diễn ra chậm chạp, ở rìa lục địa tích cực diễn ra râ't nhanh. Cấu trúc địa chất thẳng đứng của thềm lục địa Việt N am có 4 đới thạch kiến tạo [H.3]: - Đới 1. Vỏ lục địa trước Kainozoi - Đ ới 2. Tồ hợp thạch kiến tạo Paleogen đặc trưng bởi quá trình sụt lún nhiệt dạng tuyến kiểu địa hào. Trầm tích lấp đẩy là thành phần vụn cơ học và sét đa khoáng có độ chọn lọc và mài tròn kém, môi trường lục địa và ven biển. - Đ ới 3. Tổ hợp thạch kiến tạo M iocen đặc trưng cho quá trình sụt lún nhiệt lan tỏa tạo bổn trầm tích dạng bầu dục. Trầm tích lấp đẩy các bổn thứ cấp bắt đẩu bằng thành phẩn lục n guyên (M iocen sớm ) tiếp đến là thành phần lục nguyên m ôi trường lục địa, ven biển, biển nông chuyến tướng sang các thành tạo ám tiêu san hô biển nông (M iocen giữa và M iocen m uộn). - Đới 4. Tổ hợp thạch kiến tạo Pliocen - Đ ệ Tứ được đặc trưng bởi m ột thành tạo địa chất trầm tích có bể dày tương đối ổn định phủ trên toàn thềm. Tuy nhiên trong giai đoạn Pliocen - Đệ Tứ quá trình sụt lún nhiệt hết sức mạnh m ẽ và làm phân dị địa hình đáy biển m ột cách rõ rệt tạo nên một thềm lục địa Việt Nam phức tạp bao gồm thềm lục địa nước nông (0-200m nước) và thềm lục địa nước sâu (0-3.500m nước). Giới Hệ Thống Phụ thống Tuổi (triệu năm) Tầng cáu trúc Các giai đoạn phát triẻn Õ ĐỆ Tứ 5,33 Tầng cáu trúc Pliocen - Đệ Tứ Sụt lún nhiệt phân dị tạo thèm và sườn lục địa N EO G EN P LI O C EN z IU g o 2 Trôn Tầng c ầ u trủc Miocen Sụt lún nhiệt mở rộng cổ chu kỳ Giữa Dưới N zo UJ Trônz $ 8o Dưới o 33,9 z Trôn LU U i Tầng cấu trúc Sụt lún nhiệto o 8 Giữa Paieogen dạng tuyến U i U I Dưới Q. z 55.8 LU Trên X IU < Dưới Q. Hình 3. Phân tầng cấu trúc địa chất thẳng đứng thềm lục địa Việt Nam. Hoạt động địa chất Kainozoi thềm lục địa Việt Nam Thềm lục địa Việt N am là phẩn ngập nước từ 0 đến độ sâu 3.500m nước có địa hình đáy biến phân dị rất phức tạp nhưng dưới lòng đất còn lưu giừ được cấu trúc của m ột thềm lục địa kéo dài liên tục từ đất liền ra biển [H.4]. Các thể địa chất của thềm lục địa là kết quả của các quá trình địa chât lâu dài, chủ yếu trong Kainozoi khoảng từ 65 triệu năm đến ĐỊA CHẤT BIẾN 237 nay do quan hệ nhân - quả của 3 yếu tố - trầm tích, sự thay đối mực nước biển và chuyên động kiến tạo. Do đó đê nhận thức được lịch sử hình thành và phát triến thềm lục địa Việt Nam cần nghiên cứu những yếu rô vừa nêu. Địa tầng Kainozoỉ thềm lục địa Việt Nam Trầm tích trong các bổn Kainozoi ở thềm lục địa Việt N am được thành tạo trong m ối quan hệ với hoạt động của các chu kỳ kiến tạo và sự thay đổi mực nước biển. M ỗi pha kiến tạo xảy ra vừa tạo nên m ột bổn trầm tích mới, được gọi là "bổn thứ cấp" đổng thời lại làm biến dạng tất cả các bổn thứ cấp trước đó. Thềm lục địa Việt Nam có 6 bổn trầm tích thứ cấp - bổn Eocen, Oligocen sớm; bổn Oligocen muộn; bổn M iocen sớm; bổn M iocen giữa; bổn M iocen m uộn và bổn Pliocen - Đệ Tứ. Cấu trúc hiện tại của một bổn trầm tích Đ ệ Tam là câu trúc biểu kiến. Các cấu trúc thứ sinh như uốn nếp, đứt gãy phá hủy đã làm lu m ờ hay xóa nhòa hoàn toàn cấu trúc nguyên thủy của các lớp trầm tích khi đang ở giai đoạn đồng sinh hoặc thành đá sớm. Vì vậy, địa tầng dãy không phân tích từ cấu trúc bổn hiện tại mà được thực hiện sau khi khôi phục các bổn trầm tích thứ câ'p. - Đối sánh vi m ô là phân tích tướng trầm tích và các đơn vị địa tầng dãy làm cơ sở đ ể phân chia các dãy, m ồi dãy được thành tạo phụ thuộc vào sự thay đổi mực nước biến toàn cẩu trong phạm vi một chu kỳ trầm tích hay một bồn trầm tích thứ cấp. Sự chuyên tướng ngang (theo không gian) từ rìa bổn ra trung tâm bổn theo quy luật từ phức hệ tướng lục địa —> ven biến -> biến. Theo chiểu hướng đó, địa tầng dãy sẽ xen kẽ từ dưới lên trên và tăng trưởng từ trong ra ngoài theo 3 đơn vị - 3 miền hệ thống trầm tích. - Miền hệ thống trầm tích biển thâp (LST); - Miền hệ thống trầm tích biển tiến (TST); - Miền hệ thống trầm tích biến cao (HST). Từ rìa vào trung tâm củng với bể dày trầm tích tăng lên, số lượng tướng trầm tích cũng tăng lên và phức tạp hơn, song có cấu trúc phân nhịp. Đ iểu đó chứng tỏ có sự thay đổi mực nước biển địa phương và sụt lún kiến tạo có tính chất dao động nâng hạ nhịp nhàng, trong bối cảnh chung là sụt lún với cường độ và biên độ tăng dần khi càng đến trung tâm của bổn [H.5]. Hình 4. Thềm lục địa Việt Nam và các bồn trầm tích Kainozoi. 238 BÁCH KHOA THƯ ĐỊA CHAT - Đ ối sánh các bổn thứ câp trên toàn thềm theo từng dãy có th ế tương ứng vớ i các chu kỳ tách giãn Biển Đông: 1) Eocen; 2) 32-26 triệu năm: Eocen - O ligocen sớm (E2 - E 3 1); 3) 26-21 triệu năm: O ligocen m uộn (E32); 4) 21-16 triệu năm: M iocen sớm (N 11); 5) 16-11 triệu năm: M iocen giữa (N 12); 6) 11-5 triệu năm: M iocen m uộn (N 11); 7) 5 triệu năm đến nay: P liocen - Đệ Tứ (N 2 - Q). Các dãy này tương ứng với 5 hệ tầng. M ôi bổn trầm tích K ainozoi có những hệ tầng với những tên gọi riêng. Hình 5. Mô hình cấu trúc một dãy (sequence) của một bồn Kainozoi trên thềm lục địa V iệt Nam (Trần Nghi, 2013). Địa chắt Đệ Tứ Băng hà và gian băng Băng hà d o nhữ ng khối băng được tích lũy từ tuyết rơi trên núi và trên các lục địa ở m iền Bắc cực và N am cực trong các chu kỳ khí hậu lạnh giá của Trái Đất. Trong giai đoạn này nước biển ỏ Bắc cực và Nam cực cũng bị đ ón g băng với m ột diện tích rộng lớn và có b ể dày đáng kể, quá trình này làm m ực nước biển đại d ư ơng th ế giới bị hạ thấp. Trong kỷ Đệ Tứ (còn gọi là ký băng hà), m ỗi pha băng hà đã đ ể lại m ột v ị trí đư ờng b ò biển cổ trên thềm lục địa. Theo các văn liệu Q uốc tế, trong Đ ệ Tứ xảy ra 5 chu kỳ băng hà (biến thoái) quy m ô hành tinh, dâu ân địa chất quan trọng của chúng cũng thấy rõ ở thềm lục địa Việt N am . - Băng hà G unz xảy ra trong Pleistocen sớm (Q 11); - Băng hà M indel xảy ra ở đẩu Pleistocen giữa phẩn sớm (Qi2a); - Băng hà Riss xảy ra ở cuối Pleistocen giữa phần m uộn (Qi2b); - Băng hà W urm 1 xảy ra ờ đầu Pleistocen m uộn phần sớm (Qi3a); - Băng hà YVurm 2 xảy ra ờ cuối P leistocen m uộn phẩn m uộn (Qi3b). Gian băng là giai đoạn khí hậu Trái Đất nóng lên, các khối băng trên lục địa tan chảy thành sông băng. Đ ổn g thòi, các khối báng của biển Bắc Cực và N am Cực cũng bị tan và xuất h iện vô s ố núi băng trôi lềnh bềnh trên biển. Q uá trình đ ó làm m ực nước biến đại d ư ơng th ế giới dâng cao (biển tiến). Trong Đệ Tứ, giữa các đợt băng hà có các pha gian băng xen kẽ như sau. - Gian băng G unz-M indel (G -M ); - Gian băng M indel-R iss (M-R); - Gian băng Riss-YVurm 1 (R-W1); - Gian băng YVurm 1 - W urm 2 (YV1-YV2, tương ứ n g với "biển tiến Vĩnh Phúc"). Các thời kỳ băng hà tương ứng với các pha biến thoái, các thời kỳ gian băng tương ứ n g với các pha biển tiến. Ờ Việt N am tư liệu nghiên cứu cho thây n goài các pha biến tiến, b iển thoái tương ứng với n hữ n g sự kiện băng hà và gian băng còn có pha biển tiến, b iển thoái khác cũng m ang tính toàn cầu là biến tiến Flandri xảy ra từ 18.000 đến 5.000 năm (Q 13- Q 22), biển lùi từ 5.000 đ ến khoảng 1.000 năm và biển dâng trở lại từ 1.000 năm đến nay. Phân tích đặc đ iểm phân b ố trầm tích đáy biển thực chất là phân tích tướng đá - cổ địa lý trong m ối quan hệ vó i băng hà và gian băng. Các chi s ố vê' cổ địa lý là tiêu chí đ ể tổng hợp và phân loại tướng đá. Bởi vậy, m uốn xác định quy luật phân b ố và tiến hóa trầm tích không th ể tách rời nghiên cứu thạch học trầm tích với n gh iên cứu tướng đá - cổ địa lý. Đường bờ cổ Đ ư ờng bờ cổ là vị trí d ừ n g tương đối trong khoảng thời gian dài của b ò biển trong quá trình biển thoái hoặc biến tiến. C hính xác hơn, nên gọi là đới bò, v ì không có khái n iệm tuyệt đ ối v ề đường bờ; nhữ n g đới bờ cô chỉ có thê tìm thâ'y trên thềm lục địa hiện đại có tuổi Đ ệ Tứ. C ó th ể xác đ ịnh đường bờ cô trên nhữ ng cơ sở những dâu h iệu sau đây vê' địa chất và địa m ạo. - Có bể m ặt m ài m òn hoặc m ài m òn - tích tụ chạy khuôn theo đ ư ờng đẳng sâu. Đ ó là dâu hiệu của quá trình san bằng, mài m òn d o són g biển khi mực nước biển hạ thấp tại v ị trí đang xét. - Có cuội sạn, vụn v ỏ sò m ài tròn tốt, phân b ố thành dải khuôn theo đường đẳng sâu. Đ ó là dâu hiệu của trầm tích bãi triều cổ có són g hoạt động mạnh. - Có m ặt các th ể cát kéo dài son g song với bờ hoặc đ ư ờng đẳng sâu, hàm lượng thạch anh cao (trên 80%) và đ ộ m ài tròn, đ ộ chọn lọc tốt (Ro > 0,6; So < 1,3). Đ ó là dấu hiệu các đ ê cát ven bờ do sóng biển tạo nên. Các tướng đê cát tàn d ư thường nằm ngoài cộng sinh vớ i các tướng sét đầm phá phân b ố ở phía trong. Đ ó là nhừng tố hợp cộng sinh tướng đặc trưng cho đới bờ biển giàu cát và động lực của d òn g ngang hoạt đ ộn g m ạnh. Chú th ỉch ar Môi trường atuvi giai đoạn biẻn thoái amr Mồi trường châu thổ (sông bién) biển amt Mỏi trường sông-bíẻn estuary mỉ Mỏi trưởng biển tiến Mt Môi trưởng biển tiến cực đại mr Môi tn/ởna biển biển thoái LST Mièn hệ thống tràm tich biền tháp TST Mièn hệ thông trâm tích bién tiến HST Miền hộ thống trầm tlch biển cao -> Hướng dịch chuyẻn đường bờ r'rJ Ranh giới chuyền môi trường trầm tích ĐỊA CHẤT BIỂN 239 - Có mặt các tướng bột sét lạch triều, đào cát tiền châu thổ, các nón quạt cửa sông. - Có m ặ t các tướng sét đầm lẩy và th a n bùn đầm ỉầy ven biến cổ. Trên cơ sờ những dâu hiệu nêu trên, đói đư ờng bờ cổ sâu 22-25m đã được tìm thấy ở đáy biến Caspi, 6 đường bờ cô ở độ sâu từ 25 đến 90m cũng được phát hiện ò thềm lục địa Guinée. Ờ thềm lục địa Việt N am có 7 thế hệ đới bờ CỔ theo các đ ộ sâu sau đây [H.6]. - > 2.500rn nước: ứng với băng hà D unai, Pliocen (N2) (?); - 1.000-1.500m nước: ứng với băng hà G unz (Pleistocen sớm); Hình 6. S ơ đồ phân bố các thế hệ đ ư ờ ng bờ cổ Pliocen - Đệ Tứ ở thềm lục địa Việt Nam và các vùng kế cận (Trần Nghi, 2001). 1- Đ ường bờ biển thoái Pleistocen sớm , Q i1 (-2.000 —► -2.500m) ứng với băng hà Gunz; 2- Đường bờ biển thoái Pleistocen giữa phần sớm , Q i2a (-1.000 —» -1.500m ) ứng với băng hà Mindel; 3 - Đường bờ biển thoái Pleistocen giữa phần muộn, Qì2b (-400 —> -500m ) ứng với bảng hà Riss; 4- Đường bờ biẻn thoái Pleistocen muộn phần sớm , Q i3a (-200 —► -300m) ứng với băng hà Wurm1; 5- Đ ường bờ biẻn thoái Pleistocen muộn phần muộn, Q!3b (-100 —► -200m) ứng với băng hà Wurm2; 6- Đ ường bờ cồ (-50 —> -60m) biển tiến Flandri; 7- Đường bờ cổ (-25 —► -30m ) biển tiến Flandri. - 500-600m nước: ứ n g với băng hà M indel (đẩu Pleistocen giữa); - 400-500m nước: ứng với băng hà Riss (cuối Pleistocen giữa); - 200-300m nước: ứ n g với băng hà YVurm 1; - 100-120m nước: ứng với băng hà W urm 2; - 50-60m nước: ứng với giai đoạn đẩu biển tiến Flandri (khoảng 12.000 năm trước); - 25-30m nước: ứng với giai đoạn cuối của biển tiến Flandri (khoảng 7.000 năm trước). Tuy nhiên, cẩn lu n ý là độ sâu h iện tại của các m ức đ ư ờng b ò cổ chủ yếu là d o các chuyến đ ộng sụt lún kiến tạo làm gia tăng độ sâu sau các pha biển thoái và biển tiến. Hoạt động địa chất sườn lục địa Sườn lục địa có đ ộ sâu tối thiếu là 200m và chìm sâu đ ến 3.000 - 4.000m ở rìa lục địa thụ đ ộn g và đến 5.000 - lO.OOOm ở rìa lục địa tích cực. Sườn lục địa có khi d ốc có khi thoải, son g góc ngh iêng chi khoảng 4 - 5°, gâp khoảng 200 lần đ ộ dốc trung bình của thềm lục địa. Cả thềm lục địa lẫn sườn lục địa đều bị chia cắt d o các thung lũng và rãnh sâu, đinh của chúng có khi nằm sát đ ư ờng bờ. lOỡosO' HOOOO' 13°20 ' 13°10' 13°00 ' 12°5Ơ Hình 7. Hệ thống hẻm vực (canyon = canõn) phát triển trên thềm lục địa Miền Trung V iệt Nam (Tài liệu khảo sát của tàu Atalante, 1995. Pháp). 240 BÁCH KHOA THƯ ĐỊA CHAĩ Trong phạm vi rìa lục địa thụ động, sườn lục địa dần dần nghiêng v ề phía đại dương và chuyển sang chân lục địa. Ở đây chân lục địa có độ dốc 0,15 - 1° và độ sâu 4.000 - 5.000m. Trên đó bị phân cắt bằng nhiều thung lũng, máng, lòng chảo có khi tạo nên hình cánh quạt. Chúng có thể nằm trên vỏ lục địa nhấn chìm hoặc vỏ đại dương. Rìa lục địa tích cực kiểu Thái Bình Dương không có chân lục địa và sườn của chúng thường chuyển thẳng đến m áng nước sâu đại dương. Bề rộng các m áng thay đối từ 70 đến lOOkm, bề dài hàng trăm đến hàng ngàn kilomet, bề sâu có thê đạt tới trên lO.OOOm. Ví dụ, m áng Tonga có độ sâu đạt tới lOkm và m áng Marian sâu hơn llk m . Các khu vực biến phân biệt theo độ sâu, gồm biển khơi (sâu trên 3.000m), biển thẳm (3.000 - 6.000m) và biến vực sâu (hơn 6.000m). N goài ra, còn có lòng chảo đại dương hay rốn đại dương là những vùng nước sâu trên 3.000m có bể mặt khá phẳng; vùng có độ sâu trên 6.000m gọi là trùng nước sâu. Quạt ngầm cùa sườn lục địa (h ay ch ân d ố c của th ề m lục đ ịa ) Quạt ngẩm của sườn lục địa nằm ở chân dốc sườn lục địa và có địa hình nổi cao. Chúng là kết quả của quá trình tích tụ trầm tích do các dòng chảy hoạt động theo các hẻm vực trong giai đoạn biển thoái có dạng như m ột châu thố ngầm [H.7, H.8]. Thành phần trầm tích của quạt ngẩm râ't phức tạp, có cả vật liệu lục nguyên, silica, vôi và vật liệu vụn núi lừa, có câu tạo turbidit do m ôi trường trầm tích luôn có dòng chảy rối. Quạt ngẩm là sản phẩm của quá trình địa chất trầm tích đặc biệt, đểu là kết quả của quá trình nội sinh và ngoại sinh, v ề bối cảnh kiến tạo, quạt ngẩm nằm ờ vỏ lục địa và vỏ đại dương, v ì vậy thường xuất hiện các pha hoạt động núi lửa, động đâ't tạo nên quá trình trượt lở sườn lục địa và dòng chảy đáy rối loạn. Hình 8. Hệ thống lòng sông cổ và tướng nón quạt cửa sông tương ứng với băng hà Mindel thềm lục địa Việt Nam (Tài liệu khảo sát của táu Atalante, 1995. Phốp). Tài liệu tham khảo Catthy J. Busby, Raymonds V. Ingersoll, 1995. Tectonic of sedimentary basins. Blackĩvell Science Publishing. 579 pgs. Erickson Jon, 1996. Marine geology undersea landíorm and life íorms. Facts on file. 243 pgs. Emery K .o and Uchupi E., 1984. The geology of Atlantic Ocean. Springer - Verlag. 1050 pgs. Nevv York. Eugen Seibold; VVolígang H. Berger, 1996. The sea floor. Springer-Verlag. 356 pgs. Berlin, Heidelberg. Printed in Germany. Kenneth Orris "K.O" Emery, 1960. The sea off Southern Caliíomia: Am odem habitat of Petroleum. Wiley. 366 pgs. Trần Nghi, 2005. Địa chất biển. NXB Đại học Quốc gm Hà Nội. 334 tr. Địa hình đáy đại dương Trằn Nghi. Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN). Giới thiệu Địa hình đáy biển và đại dương rất đa dạng, tùy thuộc vào tác động của các quá trình địa chất. Do đó địa hình đáy biến và đại dương được phân loại theo đặc điểm độ dốc, đặc điếm địa hình đáy và cấu trúc địa chât. Địa hình thềm lục địa (gồm thềm trong và thềm ngoài) có độ dốc tương đối thoải (từ 0,5° đến 20°) là kết quả của hai quá trình chuyển động nội sinh và ngoại sinh. Thềm lục địa rộng hay hẹp tùy thuộc vào

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa10_3028_2166656.pdf
Tài liệu liên quan