Tài liệu Di sản văn hóa thế giới Hội An - Trường hợp điển hình trong giao thoa và tiếp biến văn hóa: 51
DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI HỘI AN - TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH
TRONG GIAO THOA VÀ TIẾP BIẾN VĂN HÓA
Nguyễn Thị Vĩnh Linh1
Tóm tắt: Là một Thành phố nhỏ nằm duyên hải miền Trung Việt Nam, Hội An thu
hút du khách trong nước và quốc tế không chỉ bởi vẻ đẹp nên thơ, nhẹ nhàng của một đô
thị cổ mà còn bởi chiều sâu văn hóa ẩn chứa trong từng ngôi nhà, từng ngõ phố, từng con
người nơi đây. Có thể nói, hiếm có nơi nào trên thế giới mà không gian văn hóa lại được
bảo tồn đầy tính nhân văn như ở Hội An. Từ những hiện vật của thời tiền sử đến các giá
trị văn hóa của người Hoa, người Nhật, người châu Âukhông những được trân trọng
gìn giữ mà quan trọng hơn, chúng được hòa trộn trong một chỉnh thể thống nhất đầy tính
đa dạng. Chắc chắn trong giới hạn của một bài nghiên cứu, chúng tôi không thể trình bày
hết những giá trị văn hóa của Hội An mà chỉ chọn những dấu ấn đậm nét nhất trong quá
trình giao thoa để đi sâu phân tích. Thông qua đó, có một cái nhìn đối sánh về việc xây
dựn...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Di sản văn hóa thế giới Hội An - Trường hợp điển hình trong giao thoa và tiếp biến văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
51
DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI HỘI AN - TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH
TRONG GIAO THOA VÀ TIẾP BIẾN VĂN HÓA
Nguyễn Thị Vĩnh Linh1
Tóm tắt: Là một Thành phố nhỏ nằm duyên hải miền Trung Việt Nam, Hội An thu
hút du khách trong nước và quốc tế không chỉ bởi vẻ đẹp nên thơ, nhẹ nhàng của một đô
thị cổ mà còn bởi chiều sâu văn hóa ẩn chứa trong từng ngôi nhà, từng ngõ phố, từng con
người nơi đây. Có thể nói, hiếm có nơi nào trên thế giới mà không gian văn hóa lại được
bảo tồn đầy tính nhân văn như ở Hội An. Từ những hiện vật của thời tiền sử đến các giá
trị văn hóa của người Hoa, người Nhật, người châu Âukhông những được trân trọng
gìn giữ mà quan trọng hơn, chúng được hòa trộn trong một chỉnh thể thống nhất đầy tính
đa dạng. Chắc chắn trong giới hạn của một bài nghiên cứu, chúng tôi không thể trình bày
hết những giá trị văn hóa của Hội An mà chỉ chọn những dấu ấn đậm nét nhất trong quá
trình giao thoa để đi sâu phân tích. Thông qua đó, có một cái nhìn đối sánh về việc xây
dựng “bản sắc chung” của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN trong giai đoạn hiện nay.
Từ khóa: văn hóa, Hội An
1. Mở đầu
Di sản văn hóa thế giới Hội An (Quảng Nam) từ lâu đã trở thành một điểm đến
không thể bỏ qua của nhiều du khách nước ngoài khi đến Việt Nam. Sự pha trộn tuyệt vời
các lớp văn hóa khác nhau trên nền tảng cơ tầng văn minh nông nghiệp lúa nước góp phần
tạo cho Hội An một diện mạo văn hóa riêng biệt. Trên cơ sở tổng hợp những khảo cứu
chuyên sâu của các học giả về văn hóa Hội An, chúng tôi muốn nghiên cứu Hội An như
một ví dụ điển hình về quá trình giao thoa, tiếp biến văn hóa trong bối cảnh chung của văn
hóa Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN đang tạo điều kiện cho sự giao
lưu văn hóa giữa các quốc gia, các dân tộc trong Đông Nam Á. Việc tìm kiếm và xác định
“bản sắc chung” trong Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đang trở thành chủ đề nóng
của nhiều diễn đàn. Vì thế, những bài học lịch sử từ Di sản thế giới Hội An có thể chứa
đựng những dữ kiện cần thiết để từ đó giúp chúng tôi trả lời câu hỏi “bản sắc chung”
trong văn hóa ASEAN sẽ là mô hình chung cho tất cả 10 quốc gia trong ASEAN hay đơn
giản là “hằng số” mà các quốc gia cần hướng đến trong quá trình hội nhập, tiến tới xây
dựng Cộng đồng ASEAN vừa ra đời vào cuối năm 2015?.
2. Nội dung
2.1. Từ những lớp trầm tích văn hóa trên mảnh đất Hội An (Quảng Nam, Việt Nam)
Không chỉ là một trường hợp đặc thù ở Việt Nam, văn hóa Hội An đã thu hút sự
quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Dựa vào những thành tựu
nghiên cứu trong mấy thập niên gần đây, một chuỗi phát triển liên tục của lịch sử trên
vùng đất này được phác thảo và ngày càng có cơ sở vững chắc.
1 TS, Khoa Văn hóa-Du lịch, trường Đại học Quảng Nam
NGUYỄN THỊ VĨNH LINH
52
Dấu vết xa xưa nhất được tìm thấy tại Hội An có niên đại khoảng 3.000 năm tuổi -
đó là di tích khảo cổ Bãi Ông (Hòn Lao, Cù Lao Chàm, xã đảo Tân Hiệp) thuộc giai đoạn
văn hóa “Tiền Sa Huỳnh” ở miền Trung Việt Nam với nhiều hiện vật gốm thô, hiện vật
đá... Đến giai đoạn “Sa Huỳnh muộn” (cách ngày nay khoảng 2.000 năm), khu di tích mộ
táng và di chỉ cư trú của cư dân thời kỳ này cũng được phát hiện, thể hiện tính chất phân
bố dân cư men theo dòng chảy, sông [5; 39-40]. Theo GS Phan Huy Lê thì: “trước khi Hội
An ra đời, vùng cửa sông Thu Bồn đã trải qua thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh và Champa mà
nhiều nhà khoa học quan gọi là thời kỳ tiền Hội An. Khảo cổ học đã phát hiện và
khai quật nhiều di tích Văn hóa Sa Huỳnh muộn ( khoảng thế kỷ 1, 2 TCN đến thế kỷ 1
SCN) trên các cồn cát bên tả ngạn sông Thu Bồn thuộc xã Cẩm Hà như An Bang, Hậu Xá,
Thanh Chiêm...”. [4]
Hội An lại tiếp tục ghi dấu ấn trong lịch sử như là “nhân chứng” sống động cho quá
trình phát triển liên tục từ Văn hóa Sa Huỳnh đến Văn hóa Champa [8; 23-25]1. Trong giai
đoạn đỉnh cao của Vương quốc Chăm pa (thế kỷ IX - X), Lâm Ấp phố - Hội An đã trở
thành cảng thị giao thương mang tính quốc tế, thu hút nhiều thương thuyền từ A rập, Ba
Tư, Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi hàng hóa. Với các phế tích như giếng Chăm, vết
tích kiến trúc tại Lùm Bà Vàng [7; 125], An Bang2, cùng nhiều hiện vật điêu khắc3, các
hiện vật gốm Chăm, đã dần hé lộ về một giai đoạn phát triển thịnh đạt của Lâm Ấp phố
- Hội An, với tư cách là cảng thị chính của vương quốc Champa (Đại Chiêm hải khẩu).
Từ thế kỷ XIV, với quá trình di dân của người Việt và sự suy tàn của nhà nước
Champa, Hội An trở thành một phần lãnh thổ của Đại Việt. Lớp trầm tích văn hóa thứ hai
được tích tụ ghi đậm dấu ấn của quá trình giao lưu văn hóa Việt - Chăm. Các di tích, địa
danh mà người Chăm xây dựng trên vùng đất này vẫn được người Việt trân trọng giữ gìn.
Cùng với việc xác lập quyền lực của chúa Nguyễn ở Đàng Trong vào thế kỷ XVI,
Hội An dần bước vào thời kỳ hoàng kim “sản sinh, nuôi dưỡng và tạo nên tên tuổi lừng
vang cho cảng thị Hội An trong quá khứ” [6; 56]. Chúa Nguyễn với sự nắm bắt được mọi
khả năng, ưu thế của mình, cộng với nhu cầu xu thế của thời đại đã tạo nên sự giao kết độc
đáo, hoàn chỉnh giữa hai yếu tố “nội sinh” và “ngoại sinh”. Điều này góp phần tạo nên
một cảng thị Hội An có hấp lực lớn như trong Hải ngoại ký sự, Thích Đại Sán đã từng
miêu tả: “Vì Hội An là một mã đầu lớn, nơi tập hợp của khách hàng các nước, thẳng bờ
sông, một con đường dài ba bốn dặm, gọi là đại đường cái, hai bên đường hàng phố ở
liền nhau khít rịt, chủ phố thảy đều người Phúc Kiến, vẫn ăn mặc theo lối tiền triều (nhà
Minh). Phần đông phụ nữ coi việc mua bán. Những khách trú ở đây hay cưới vợ bản xứ
cho tiện việc thương mãi. Cuối đường là cầu Nhật Bản, tức Cẩm Phố, cách bờ bên kia tức
1 Hệ thống di chỉ khảo cổ học về Giai đoạn Champa tại Hội An gồm:
+ Di tích mộ táng: di tích Hậu Xá I, Hậu Xá II, An Bang (phường Thanh Hà), Xuân Lâm (phường Cẩm
Phô).
+ Di chỉ cư trú: di chỉ Hậu Xá I, Đồng Nà, Trảng Sỏi (phường Thanh Hà)
2 Tại khu mộ chum An Bang, người ta đã phát hiện được 2 tầng văn hóa: từ độ sâu 100cm trở xuống là
những mộ chum Sa Huỳnh có niên đại khoảng thế kỉ IV-III TCN; từ 100cm trở lên xuất hiện những hiện vật
thuộc thời Sa Huỳnh, Chăm pa (gốm Sa Huỳnh, gốm Chăm, gạch Chăm, gốm Đường - Trung Quốc) có
niên đại trước thế kỉ X.
3 Như: bức tượng voi tại đình Xuân Mỹ, Cẩm Hà, Hội An; Bức tượng Vũ công thiên tiên Gandhara trong
miếu ông Thần Hời thuộc thôn 5, Cẩm Hà, thành phố Hội An, Quảng Nam, Việt Nam; Tượng Nam thần tài
lộc tại lăng Bà Lồi thuộc thôn 6, Cẩm Thanh (Hội An)[8; 114-115]
DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI HỘI AN - TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH...
53
Trà Nhiêu, nơi đình bạc của các tàu ngoại quốc. Nhân dân đông đúc, cá tôm, rau quả tập
họp buôn bán suốt ngày. Thuốc Bắc hay các món khác tìm mua ở Thuận Hoá không có thì
người ta vào mua ở đây” [9]. Đây là giai đoạn chứng kiến quá trình giao thoa văn hóa
mạnh mẽ nhất của Hội An giữa lớp văn hóa Việt - Chăm với những nét văn hóa mới của
Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam Á và văn minh phương Tây. Lớp trầm tích này hiện
nay vẫn đang tiếp tục được gìn giữ và tạo nên diện mạo không thể thay thế được của Hội
An trong bức tranh tổng thể đầy màu sắc của văn hóa Đông Nam Á.
2.2. Đến sự giao thoa và hội tụ văn hóa
Như đã đề cập đến ở phần trên, ngay từ những giai đoạn đầu tiên của lịch sử, nhiều
hiện vật của các nền văn hóa khác nhau đã được tìm thấy ở Hội An. Trong giai đoạn Văn
hóa Sa Huỳnh, tại các hố khai quật đã tìm thấy hai loại tiền đồng Ngũ Thù, Vương Mãn
thời Hán, gốm và những hiện vật sắt kiểu Tây Hán, hiện vật đồng mang dáng dấp văn hóa
Đông Sơn. Trong giai đoạn này, thương cảng Hội An đã được các nhà khoa học đánh giá
là một “Tiền cảng thị” (Pre - Port town) hay là một “Cảng thị sơ khai” ( Embryonnary
port town)1. Cảng thị này đã sớm có giao lưu kinh tế - văn hóa với các không gian văn hóa
Đông Sơn, Xóm Cồn - Hàng Gòn - Dầu Giấy - Đồng Nai, Giồng Phệt - Giồng Cá Vồ -
Long An, Tiền Óc Eo,Như vậy, lớp văn hóa bản địa đầu tiên này đã xác lập những nền
tảng căn bản cho quá trình giao lưu văn hóa thời kỳ sau này với những đặc điểm mà như
nhiều nhà nghiên cứu đã đúc rút:
+ Hội An là địa bàn cư trú lý tưởng, liên tục của một bộ phận người Sa Huỳnh
(Chăm cổ).
+ Hội An có nhiều đóng góp trong quá trình phát triển từ Sa Huỳnh đến Chăm pa
(về kinh tế, về văn hóa tinh thần, và nhất là về tư duy).
+ Hội An là nơi giao lưu, hội tụ và tiếp biến nhiều nền văn hóa (hội tụ, tiếp thu có
chọn lọc, không đánh mất bản sắc riêng).
+ Hội An còn là nơi bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống góp phần tái hiện
lịch sử dân tộc.
Cùng với sự ra đời của nhà nước Champa và quá trình di dân của người Việt, sự hòa
trộn một cách tinh tế, nhuần nhuyễn giữa hai nền văn hóa vốn có nhiều khác biệt này lại
một lần nữa chứng minh tính kết nối văn hóa liền mạch của Hội An. Cho đến hiện nay,
vẫn còn nhiều lắm những minh chứng cho sự kết hợp này. Đó là những giếng Chăm
“miệng tròn đáy vuông”2 [8; 115] hay chiếc ghe bầu - được nhiều nhà nghiên cứu cho
rằng là kết quả trực tiếp của quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa Việt - Chăm, của kỹ thuật
1 Nhận định này được hầu hết giới học giả đồng tình. Trích dẫn từ nguồn: Trung tâm Quản lý bảo tồn di
sản văn hóa Hội An, cập nhật ngày 11/7/2012.
co/Di-tich-khao-co-5/
2 Các tác giả của "Hội An Khảo cổ - Lịch sử", (Trung tâm bảo tồn di sản - di tích Quảng Nam, 2003,
tr.115) cho rằng hình thức giếng “miệng tròn, đáy vuông” phản ảnh rõ nét tâm thức của người Chăm xưa về
tín ngưỡng phồn thực mà chúng ta vẫn thường bắt gặp thông qua việc thờ cúng ngẫu tượng Linga - Yoni
(linga tròn, yoni vuông). Và trên hết, giữa người Chăm và người Việt dường như đã có sự tương đồng về tín
ngưỡng tâm linh. Đó là quan niệm về vũ trụ, trời đất, âm dương “trời tròn đất vuông”, “dương tròn âm
vuông”. Những giếng thuộc môtip này được phát hiện nhiều tại thành phố Hội An và huyện Núi Thành.
NGUYỄN THỊ VĨNH LINH
54
đóng ghe cổ truyền Việt và kỹ thuật đóng thuyền Champa1. Và cho đến hôm nay, chiếc
ghe bầu đã trở thành một hình ảnh quen thuộc đối với người dân Hội An, đó là những
chiếc thuyền đánh cá hằng ngày trên biển Đông. Ngoài giá trị kinh tế, chiếc ghe bầu quan
trọng hơn được xem như “gạch nối” giữa hai lớp văn hóa trên vùng đất Hội An. Không
chỉ thể hiện qua những di sản văn hóa vật chất, dấu ấn giao lưu văn hóa Việt - Chăm còn
được thể hiện trong các phong tục tập quán mà rõ nét nhất là lễ hội cầu ngư. Trải qua hàng
nghìn năm tiếp biến, những nghi lễ của người Chăm xưa đã có những thay đổi để phù hợp
với tình hình phát triển của xã hội, tuy nhiên, lễ hội cầu ngư tại Hội An trong quá trình tổ
chức vẫn giữ nguyên những đặc điểm mang đậm dấu ấn Champa như phần hát múa Bả
Trạo [5; 229-230]. Trong đó, trống cơm - một nhạc cụ có nguồn gốc từ Champa ngày nay
vẫn tiếp tục được sử dụng.
Trong dòng chảy văn hóa Việt - Chăm ấy, sự tiếp xúc với văn hóa Nhật, Hoa và
phương Tây đã khiến bức tranh văn hóa tổng thể của Hội An càng thêm đặc biệt. Đến Hội
An vào đầu thế kỷ XVII, các thương nhân Nhật Bản được xem là một trong những người
ngoại quốc đầu tiên định cư lâu dài tại Hội An. Trong bức tranh “Giao chỉ quốc mậu dịch
độ hải đồ” của thương nhân Chaya Shinrokuro vẽ năm 1624, khu phố người Nhật được
thể hiện khá chi tiết. Dài tới 3 ô đường dọc bờ sông, bên cạnh những ngôi nhà trệt còn có
những ngôi nhà hai tầng kiến trúc khá cầu kì. Đó là các dãy nhà dài nối nhau, được liên
kết bằng các vì kèo, mặt quay ra đường phố. [2]. Theo kết quả của các nhà nghiên cứu kiến
trúc, những ngôi nhà Nhật Bản này ở Hội An mang dáng dấp của những ngôi nhà thuộc
dòng họ Chaya ở Owari và sau đó là ở Nagasaki. Theo Chihara Daigoro thì “dạng kiến
trúc ở Nagasaki, nơi thuyền Chaya xuất bến, rất giống với kiến trúc của phố Nhật Bản ở
Hội An - điểm thuyền cập bến” [2].
Tiếp nối và gần như cùng thời kỳ với người Nhật Bản, người Trung Hoa đã hiện diện
và góp phần quan trọng tạo dựng nên diện mạo văn hóa của một đô thị cổ Hội An như
hiện nay. Trong ghi chép của một sứ giả người Anh có đoạn “Khu phố Faifo có hai dãy
nhà nằm sát bờ sông, hai bên đường có khoảng 100 ngôi nhà xây dựng san sát nhau.
Ngoại trừ khoảng bốn năm ngôi nhà là của người Nhật còn lại là toàn bộ của người
Trung Hoa” [10]. Những công trình nổi bật như các hội quán Phúc Kiến, hội quán Quảng
Đông, hội quán Trung Hoa, hội quán Quỳnh Phủ và hội quán Triều Châu, miếu Quan
Công - di tích đặc trưng cho kiến trúc đền miếu của người Minh Hương ở Việt Nam, chùa
Quan Âm, Tụy Tiên Đường của dân làng Minh Hương thậm chí có những bộ phận kiến
trúc được chở từ Trung Quốc sang, các đề tài trang trí điêu khắc như Thập Bát La Hán,
Bát Tiên, cuốn thư, bát bửu, mặt hổ phù, dơi, chữ thọ...Ảnh hưởng của người Hoa ở Hội
An còn đi sâu vào từng ngóc ngách của cuộc sống từ phong tục, lễ hội cho đến cách thức
ăn uống.
Một điều hết sức đặc biệt là trên nền tảng văn hóa bản địa của người Hội An, hai nền
văn hóa Nhật - Hoa đã được hòa trộn đầy màu sắc. Ta có thể thấy những công trình theo
kiến trúc Trung Hoa và Nhật Bản còn lưu lại khá nhiều tại Hội An như những chứng tích
cho sự tồn tại của họ ở nơi đây. Đó chính là sự giao lưu một cách tự nguyện giữa cư dân
bản địa với các nền văn hóa khác. Dù đứng ở góc độ nào, chúng ta vẫn có thể thấy rằng sự
giao lưu văn hóa của những cư dân nước ngoài đã mang đến cho nền văn hóa Hội An một
1 Đây là ý kiến của nhà nghiên cứu Phan Bội Liên, đăng trong Hội thảo quốc tế tổ chức tại Đà Nẵng ngày
22-23/3/1990, Đô thị cổ Hội An, NXB Khoa học - xã hội Hà Nội, tr.142.
DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI HỘI AN - TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH...
55
sắc màu mới. Đó là sự hòa trộn, thích nghi một cách có chọn lọc giữa các yếu tố nội sinh
và ngoại sinh, tạo nên nét độc đáo, riêng có của thương cảng Hội An mà không có nơi nào
có được. Đó là sự hòa điệu của các nghệ thuật Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, kết quả
của sự hỗn dung những nền văn hóa Đông phương. Điều đó được thể hiện trong kiến trúc
nhà ở, đặc biệt trong biểu tượng của Hội An - chùa Cầu1. Nhìn từ bên ngoài, chiếc cầu
mang dáng dấp kiến trúc Nhật Bản thể hiện nổi bật ở hệ mái uốn cong mềm mại với độ
dốc nhỏ gần như nằm ngang, mang sắc thái Phù Tang. Mặt cầu lát ván hình cong thoải mái
cũng mang màu sắc kiến trúc Nhật Bản. Trong khi đó ngôi chùa gắn liền với cầu là một
công trình của người Minh Hương để thờ một vị thần có nguồn gốc phương Bắc. Ngược
lại, bộ vì kèo của cầu lại chứa đựng những nét độc đáo của kiến trúc người Việt. Các nghệ
nhân làng mộc Kim Bồng đã kết hợp thành công về kiến trúc của những nền văn hóa khác
nhau. Cả ba phần cấu trúc chính của cầu là các phong cách kiến trúc của nhiều quốc gia.
Phong cách kiến trúc Việt Nam xuất hiện cả phần mái, bên trong và phần móng, khung gỗ
của cầu cho thấy vai trò của kiến trúc Việt Nam trong việc thiết kế thi công cây cầu này.
Người ta đã tổng hợp các phong cách kiến trúc trên nền tảng kiến trúc bản địa Việt Nam.
Đây là cây cầu thể hiện được sự tổng hợp văn hóa phong phú, nhưng vẫn tôn lên được
phong cách kiến trúc Việt. Phải chăng đây chính là sự gặp gỡ rất có duyên của ba nền văn
hóa Hoa -Việt - Nhật.
Thế nhưng, sự hòa trộn giữa những nét văn hóa phương Đông ấy vẫn chưa đủ để
nhận diện một cách hoàn chỉnh về quá trình giao thoa và tiếp biến văn hóa tại Hội An.
Việc xuất hiện người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lantưởng như sẽ dẫn đến nhiều
“xung đột văn hóa”, thế nhưng thật lạ, ở Hội An sự giao lưu, giao thoa và tiếp biến văn
hóa diễn ra thật “mượt mà” và sự xuất hiện của Thiên chúa giáo cùng với quá trình sáng
tạo chữ Quốc ngữ là minh chứng điển hình cho nhận định trên. Qua nhiều tài liệu nghiên
cứu hiện nay, việc tạo ra chữ Quốc ngữ không chỉ ghi dấu công trạng của Alexandre de
Rhodes mà thật ra là công trình mang tính chất tập thể với dấu ấn đậm nét của Francisco
de Pina, một số thầy đồ Hán – Nôm, tín đồ Thiên chúa giáo, quan lại hưu trí, sĩ tửlà tầng
lớp trí thức thời đó. Như vậy, Hội An - Thanh Chiêm là cái nôi đầu tiên ra đời chữ Quốc
ngữ ở nước ta vào đầu thế kỷ XVII và trong đó không thể không nói đến vai trò của những
người dân Hội An - Thanh Chiêm sống vào thời kỳ đó. Sự ra đời chữ Quốc ngữ không chỉ
thể hiện vai trò và vị thế đặc biệt của Hội An mà còn là mốc son trong tiến trình giao lưu
văn hóa Đông - Tây tại Việt Nam.
2.3. Vài suy nghĩ về việc xây dựng bản sắc chung trong Cộng đồng Văn hóa - Xã
hội ASEAN từ trường hợp của Di sản văn hóa thế giới Hội An
Có thể nói, việc ra đời Cộng đồng ASEAN cuối năm 2015 là vấn đề đang thu hút sự
quan tâm của mọi tầng lớp nhân dân ở hầu khắp các quốc gia thành viên ASEAN. Trong
ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN, việc tạo dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội hiện đang
có nhiều ưu thế nhất. Điều này không chỉ xuất phát từ cơ sở hình thành ASEAN mà quan
trọng hơn mục tiêu: “góp phần xây dựng một Cộng đồng ASEAN lấy con người làm trung
tâm; có trách nhiệm xã hội nhằm xây dựng tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các
1 Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết được chính xác năm xây cầu, nhưng có thể là cầu xây trước năm 1617
do giới thương nhân Nhật Bản tại cảng thị Hội An là người đã đầu tư vốn và vẽ thiết kế và các nghệ nhân
làng mộc Kim Bồng ở Hội An là người thi công thực hiện. Cầu dài mười tám thước và rộng ba thước, được
xây theo kiểu “thượng gia hạ kiều”, tức trên là nhà dưới là cầu, một loại hình kiến trúc khá phổ biến ở những
quốc gia châu Á nhiệt đới. [3]
NGUYỄN THỊ VĨNH LINH
56
quốc gia và dân tộc ASEAN bằng cách tiến tới một bản sắc chung; xây dựng một xã hội
chia sẻ, đùm bọc, hòa thuận và rộng mở nơi mà cuộc sống, mức sống và phúc lợi của
người dân được nâng cao” của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội cũng chính là đích hướng
đến của tất cả các quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, chỉ có một điều khiến chúng tôi còn
băn khoăn: việc tìm ra bản sắc chung trong văn hóa phải chăng là sự hợp nhất các giá trị
văn hóa của từng quốc gia, dân tộc trong ASEAN để đưa ra một mô hình chung hay đơn
giản đó là định hướng đóng vai trò nền tảng để Đông Nam Á hướng tới?
Từ trường hợp của Di sản văn hóa thế giới Hội An có thể đem đến cho chúng ta
nhiều suy nghĩ và bài học kinh nghiệm. Như đã phân tích ở trên, sự giao thoa và tiếp biến
văn hóa đã diễn ra tại mảnh đất Hội An theo chiều dài của lịch sử. Mỗi thời kỳ để lại trên
vùng đất này những dấu ấn khác nhau. Thế nhưng điều đặc biệt là Hội An không vội vã
bài trừ, không vội vã tiếp nhận bất kỳ một giá trị văn hóa nào. Tất cả đều được thẩm thấu
từ từ qua lăng kính của con người nơi đây, được chắc lọc và chọn lựa những cái tinh túy
nhất, phù hợp nhất. Nhưng quan trọng hơn là sự tiếp biến đó phải trên nền tảng của lớp
văn hóa bản địa. Chính vì vậy, mặc dù những nét văn hóa của người Hoa, người Nhật, của
phương Tây vẫn hiện diện hàng ngày trong từng ngôi nhà, từng món ăn của người Hội An
nhưng không bao giờ chúng đứng riêng lẻ. Sự hòa quyện một cách tinh tế giữa các giá trị
văn hóa có nhiều khác biệt vào trong một tổng thể mà không làm mất đi bản sắc văn hóa
của mình có lẽ là bài học quý giá nhất mà Hội An để lại cho hậu thế. Vì vậy, chúng ta
không nên quá “cưỡng ép” trong việc xác định bản sắc chung của Cộng đồng Văn hóa -
Xã hội ASEAN là gì khi mà “thống nhất trong đa dạng” đã trở thành thuộc tính của
ASEAN. Sự khác biệt về ngôn ngữ, tôn giáo, chính trịvừa thể hiện tính đa dạng nhưng
cũng đồng thời là những thách thức mà Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN cần phải
vượt qua để tiến tới việc xây dựng “bản sắc chung”. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện
nay, nguy cơ về “sự đồng nhất hóa các các hệ thống giá trị, đe doạ làm suy kiệt khả năng
sáng tạo của các nền văn hoá, nhân tố hết sức quan trọng đối với sự tồn tại lâu dài của
nhân loại” (UNESCO). Vì thế, có thể thấy: việc tạo dựng bản sắc chung về văn hóa không
phải là quá trình “hòa tan” các giá trị văn hóa bản địa, hay việc đi tìm một mô hình tối ưu
nhất đối với Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN. Mà quan trọng nhất là xác định mẫu số
chung làm cơ sở cho quá trình tiếp biến văn hóa, tùy thuộc vào từng dân tộc.
Theo chúng tôi, phải xác định đây là tiến trình hết sức lâu dài và còn cần nhiều hơn
nữa sự chung tay của toàn thể các quốc gia Đông Nam Á. Trong thời gian trước mắt, việc
đẩy mạnh các hoạt động nhằm tìm ra tiếng nói chung và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân
tộc trong ASEAN có lẽ là bước đi cần thiết trước khi quyết định những vấn đề cần phải
làm để tìm kiếm “bản sắc văn hóa chung của ASEAN” trong tương lai xa hơn.
3. Kết luận
Hội An là một trong những trường hợp điển hình của quá trình giao lưu và tiếp biến
văn hóa. Trên cơ tầng của văn minh nông nghiệp lúa nước, từ các giá trị văn hóa “nội
sinh” thời Sa Huỳnh, Champa đến Đại Việtđến yếu tố “văn hóa ngoại lai” Trung
Quốc, Nhật Bản, phương Tây đều được tiếp nhận, hòa quyện một cách tinh tế để tạo
nên diện mạo và sắc thái văn hóa đặc trưng của Hội An.
Ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN đã chính thức ra đời dựa trên ba trụ cột chính,
trong đó, trụ cột văn hóa - xã hội đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm tạo dựng tính liên
kết bền chặt giữa các quốc gia Đông Nam Á. Vì thế, xét dưới góc độ giao lưu văn hóa,
DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI HỘI AN - TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH...
57
Hội An đã trở thành một minh chứng sống động, một ví dụ điển hình của việc kết hợp
nhiều yếu tố văn hóa khác nhau trên cơ tầng văn hóa bản địa Đông Nam Á. Có lẽ đây là
một bài học quan trọng từ lịch sử cho tiến trình hội nhập và kết nối giữa các quốc gia hiện
nay trong Cộng đồng ASEAN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đỗ Bang (1996), Phố cảng vùng Thuận Quảng (Hội An - Thanh Hà - Nước Mặn) thế
kỷ XVII-XVIII, NXB Thuận Hóa.
[2] Chihara Daigoro (1991), “Về những công trình kiến trúc miêu tả trong Giao Chỉ quốc
mậu dịch độ hải đồ của Chaya shinrokuro”, Đô thị cổ Hội An, NXB KHXH, Hà Nội.
[3] Hasebe Gakuji (1991), “Tìm hiểu mối quan hệ Nhật - Việt qua đồ gốm sứ”, Ðô thị cổ
Hội An, NXB KHXH, Hà Nội.
[4] Phan Huy Lê (2004), “Hội An- Di sản văn hóa thế giới”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4.
[5] Nguyễn Chí Trung (2010), Cư dân FaiFo - Hội An trong lịch sử, NXB Đà Nẵng, Đà
Nẵng.
[6] Nguyễn Phước Tương (2004), Hội An - Di sản Thế giới, NXB Văn nghệ TP. Hồ Chí
Minh, Hồ Chí Minh.
[7] Hội thảo quốc tế tổ chức tại Đà Nẵng ngày 22-23/3/1990, Đô thị cổ Hội An, NXB
KHXH, Hà Nội.
[8] Nhiều tác giả (2003), Hội An Khảo cổ - Lịch sử, Trung tâm bảo tồn di sản - di tích
Quảng Nam, Quảng Nam.
[9] Nguyễn Trường Thăng, “Phụ nữ Công giáo Hội An thế kỷ XVII”, trích từ tác phẩm Hải
ngoại Ký sự của Thiền sư Thích Đại Sán, Lược dịch từ
n%E1%BB%AF-cong-giao-h%E1%BB%99i-an-th%E1%BA%BF-k%E1%BB%B7-17/)
[10] “Phố cổ Hội An”
Title: THE WORLD CULTURAL HERITAGE – HOI AN ANCIENT TOWN–
A TYPICAL EXAMPLE IN CULTURAL INTERFERENCE AND
ACCULTURATION
NGUYEN THI VINH LINH
Quang Nam University
Abstract: Hoi An is a small town in the Vietnam Central Coast Region, has attracted
international tourists not only because of the poetic and elegant beauty of an ancient
town, but also its cultural depth in every traditional house, every street and every local
here. Hoi An is a rare case in the world when it has also preserved human cultural space.
Prehistoric artifacts and Chinese, Japanese, European cultural values have been
protected and mixed into the unique and diversified perfect whole. In this limited article,
the perspective of Hoi An world cultural heritage cannot be fulfilled, so we only choose
the emergent stamp to analyze. It is likely a typical example to compare it with “general
character” founding of ASEAN Socio-Cultural Community now.
Keywords: Culture, Hoi An.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2456_2887_2134834.pdf