Di sản đô thị trong bối cảnh toàn cầu hóa tại Việt Nam

Tài liệu Di sản đô thị trong bối cảnh toàn cầu hóa tại Việt Nam: TS. Lê Quỳnh Chi* Nhận diện và quản lý trong bối cảnh toàn cầu hóa tại Việt Nam Tóm tắt: Việt Nam có một nền văn hóa đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Tuy nhiên, đứng trước thách thức của quá trình đô thị hóa mạnh mẽ và nhận thức hạn chế của cộng đồng, công tác bản tồn các di sản đô thị đang gặp rất nhiều khó khăn. Bài viết sẽ giúp độc giả nhìn nhận lại lịch sử phát triển của các khái niệm về di sản đô thị nhằm làm rõ xu hướng trên thế giới, phương pháp phân tích đặc điểm và đánh giá giá trị của di sản đô thị Châu Á, và các bài học rút ra đối với nhận diện và quản lý di sản đô thị tại Việt Nam. Từ khóa: Di sản đô thị, bảo tồn, Việt Nam. Summary: Vietnam has a unique and long life culture with a long history of forming and developing nation and diverse natural resources. However, coping with the challenges of the strong urbanization and the limited awareness of the ...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Di sản đô thị trong bối cảnh toàn cầu hóa tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TS. Lê Quỳnh Chi* Nhận diện và quản lý trong bối cảnh toàn cầu hóa tại Việt Nam Tóm tắt: Việt Nam có một nền văn hóa đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Tuy nhiên, đứng trước thách thức của quá trình đô thị hóa mạnh mẽ và nhận thức hạn chế của cộng đồng, công tác bản tồn các di sản đô thị đang gặp rất nhiều khó khăn. Bài viết sẽ giúp độc giả nhìn nhận lại lịch sử phát triển của các khái niệm về di sản đô thị nhằm làm rõ xu hướng trên thế giới, phương pháp phân tích đặc điểm và đánh giá giá trị của di sản đô thị Châu Á, và các bài học rút ra đối với nhận diện và quản lý di sản đô thị tại Việt Nam. Từ khóa: Di sản đô thị, bảo tồn, Việt Nam. Summary: Vietnam has a unique and long life culture with a long history of forming and developing nation and diverse natural resources. However, coping with the challenges of the strong urbanization and the limited awareness of the community, the conservation of city heritage is encountering a lot of difficulties. This article will help readers to have an overview of the development history of city heritage concepts in order to clarify tendency in the world, methods to analyze the characteristics and evaluate the value of Asian city heritage, and the lessons learnt in the field of identifying and managing the city heritage in Vietnam. Key words: City heritage, conservation, Vietnam Nhận ngày 22/7/2017, chỉnh sửa ngày 12/8/2017, chấp nhận đăng ngày 20/8/2017. 36 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ VẤN ĐỀ HÔM NAY các công trình lịch sử. Năm 1972, nhiều nước phát triển đã ký vào Hiệp ước UNESCO về bảo vệ các di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới. Trong khi Hiến chương Venice chỉ quan tâm đến các công trình lịch sử riêng lẻ, Hiệp ước UNESCO đã giới thiệu khái niệm di sản văn hóa, là cơ sở cho việc bảo tồn và cải tạo khu vực. Kể từ khái niệm khởi nguồn về di sản văn hóa năm 1972 cho đến nay, rất nhiều khái niệm về di sản đô thị đã ra đời nhằm thích ứng với sự thay đổi của kinh tế, xã hội. Năm 1976, UNESCO đề xuất khái niệm Khu vực/thành phố lịch sử bao gồm nhóm các công trình, cấu trúc và không gian mở; phương pháp bảo tồn là bảo tồn nguyên trạng. Hiến chương Washington năm 1987 đã mở rộng mối quan tâm, theo Hiến chương, Khu vực đô thị lịch sử cần đặt trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên và nhân tạo. Bên cạnh vai trò là chứng nhân lịch sử, các khu vực này chứa đựng giá trị văn hóa truyền thống. Đến năm 2004, Hiệp hội Châu Âu chính thức đề xuất các hợp phần của Di sản đô thị bao gồm ba loại chính (1) Di sản mang tính biểu tượng, chứa đựng giá trị văn hóa độc đáo (2) Các thành phần di sản tuy không chứa đựng giá trị độc đáo nhưng biểu hiện rõ ràng, góp phần tạo nên sự phong phú (3) Các nhân tố đô thị mới nên được xem xét; ví dụ: Hình thái đô thị, không gian mở, hạ tầng đô thị. Khái niệm mới nhất hiện nay được UNESCO đề xuất năm 2011 là Cảnh quan đô thị lịch sử. Khái niệm đã mở rộng và thể hiện sự linh hoạt của định nghĩa di sản đô thị. Theo khái niệm này, Cảnh quan đô thị lịch sử là các khu vực đô thị hình thành do sự chồng lớp lịch sử của các giá trị và thuộc tính về văn hóa và tự nhiên; khái niệm cũng mở rộng mối quan tâm đến bối cảnh đô thị và các nhân tố về địa lý. Phố cổ Hội An - Di sản Văn hóa thế giới Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng với bề dày văn hóa lịch sử lâu năm, Việt Nam hiện đang có 22 di sản thế giới được UNESSCO vinh danh, hàng trăm các di sản cấp quốc gia hay cấp địa phương được công nhận, và hàng ngàn các công trình có giá trị đang hiện hữu tại các khu vực thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, các di sản văn hóa lịch sử, đặc biệt là các di sản ở đô thị chưa được công nhận, đang chịu sức ép từ sự phát triển, trong đó có hai thách thức lớn bao gồm: Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ kéo theo sự tăng trưởng dân số, và nhận thức hạn chế của cộng đồng và giáo dục. Nhằm cứu giữ những di sản này, cần thiết có một cách nhận diện linh hoạt hơn về di sản đô thị, đặc biệt trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA KHÁI NIỆM DI SẢN ĐÔ THỊ Năm 1964, ICOMOS đưa ra Hiến chương Venice (Venice Charter), thiết lập phương pháp bảo tồn cho 37Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ VẤN ĐỀ HÔM NAY PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN ĐÔ THỊ TẠI CHÂU Á Đầu thế kỉ 21, hai vấn đề đã chi phối việc bảo tồn quốc tế là tính xác thực và tính toàn vẹn. Đây là những vấn đề mà việc bảo tồn đã giải quyết sau nhiều thế kỷ tìm kiếm và phát triển các học thuyết và ý tưởng. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra về phù hợp và những hạn chế của các học thuyết bảo tồn được phát triển ở các nước phương Tây áp dụng vào trong khu vực Châu Á, nơi có sự khác biệt về lịch sử xây dựng, văn hóa và bối cảnh phát triển đô thị. Phần này sẽ tập trung bàn luận xoay quanh vấn đề của tính xác thực, đưa ra quan điểm làm cơ sở cho việc phân tích đặc điểm và đánh giá giá trị của di sản tại Châu Á. Khởi nguồn từ Hiến chương Venice năm 1964, trong nhiều năm, các tài liệu tham khảo chính cho nền tảng của bảo tồn quốc tế bắt đầu bằng việc cho rằng: “Trách nhiệm của chúng ta là trao lại cho các thế hệ sau di sản văn hóa mang tính xác thực cao” (“It is our duty to hand them on in the full richness of their authenticity”). Đây là một nguyên lý quan trọng của bảo tồn quốc tế trong quá trình xác định những di sản đích thực. Câu hỏi cần phải đặt ra trong phạm vi di sản của Châu Á là những gì chúng ta đang bảo vệ, tinh thần hay vật chất của di sản đó. Kể từ khi áp dụng kỹ thuật và khoa học tự nhiên phục vụ cho công việc bảo tồn, chúng ta đã có thể kiểm tra một cách chắc chắn về sự xác thực; Ví dụ về việc xác định tuổi thực của một đối tượng, nghiên cứu về xác thực của việc xây dựng hay sự xác thực về tông màu sắc .v.v. Tuy nhiên, đối với các di sản của Châu Á, chỉ số ít trong những trường hợp đặc biệt mới có thể được phục hồi để có tính xác thực; đa số trường hợp chỉ là tân trang chứ không bao giờ có thể được tái tạo lại về nguyên gốc. Nguyên nhân là do các di sản liên tục trải qua quá trình xây dựng lại, các công trình thường được cách điệu hơn vì lí do truyền thống. Seung Jim trong những nghiên cứu về Trong rất nhiều di sản của Châu Á, giá trị phi vật thể luôn nổi trội hơn bảo tồn ở Nam Triều Tiên, ông đã kết luận về bảo tồn ở Châu Á là nơi mà những yếu tố về tâm linh và sự tinh tế được sử dụng để xác định giá trị. Larsen trong Bảo tồn kiến trúc tại Nhật Bản (Architectural Preservation in Japan) đã lưu ý rằng “không phải là gốc ban đầu được đánh giá là xác thực mà chính là sự xây dựng nó để truyền lại cho chúng ta qua lịch sử”. Theo cách này, tại thời điểm cộng đồng bắt đầu nhận thức tầm quan trọng của công trình, công trình đó được coi là một di sản lịch sử với các giá trị mặc định. Hiến chương Nara đã giải quyết một phần những vấn đề về tính xác thực, các định nghĩa về tính xác thực cần linh động và phù hợp hơn. Trong khi người phương Tây chủ yếu nhìn nhận về vật chất, cách tiếp cận của người Châu Á lại được miêu tả là một cách nhìn được định hình bằng sự hòa hợp, thống nhất của con người, cộng đồng. 38 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ VẤN ĐỀ HÔM NAY Quần thể di tích cố đô Huế - Di sản Thế giới tại Việt Nam Việc bảo tồn truyền thống phương Tây tập trung vào những giá trị thực tế của di sản, điều này đẩy việc bảo tồn các giá trị vật chất lên cao hơn giá trị tinh thần của di sản. Trong rất nhiều di sản của Châu Á, giá trị phi vật thể luôn nổi trội hơn, nhất là trong bối cảnh những di sản Châu Á không có tính vĩnh cửu. Đối với nền văn hóa Châu Á, giá trị lại ở chính đời sống văn hóa truyền thống của họ. Chen & Aass (1989) đã nhấn mạnh nhân tố then chốt của những công trình di sản văn hóa trong phạm vi Châu Á là di sản phi vật thể, là các giá trị tinh thần, văn hóa. Chúng không cần giá trị vật chất cụ thể, cũng không thể hiện giá trị qua kết cấu hay hình thức của công trình di sản. Giống như việc thể hiện thần thái trong một bức tranh Trung Quốc, những người nghệ sĩ Trung Hoa đã cảm nhận hàng ngàn năm nay rằng mục đích chính của việc vẽ tranh là thể hiện được cái thần thái của chủ thể trong bức tranh. Một bức vẽ núi rất ít khi họa ra hẳn hình ảnh cụ thể mà chỉ là các hình ảnh ước lệ, khi nhìn vào sẽ không thấy núi cụ thể, song lại mang sắc thái núi non rõ ràng. Việc giải thích, miêu tả này đã nhấn mạnh sự khác nhau trong cách tiếp cận và cũng cho thấy rõ giá trị tinh thần có ý nghĩa lớn lao như thế nào so với giá trị vật thể. ÁP DỤNG VÀO BỐI CẢNH ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM Trong bối cảnh phát triển năng động tại các đô thị ở Việt Nam, cần thiết một cách thức nhận diện linh hoạt về di sản đô thị, bắt kịp xu hướng thế giới. Việc áp dụng khái niệm mới nhất của UNESSCO đưa ra về Cảnh quan đô thị lịch sử yêu cầu thừa nhận các nguyên tắc trong quy hoạch xây dựng: Chấp nhận các thay đổi trong lịch sử phát triển đô thị như một phần trong truyền thống thành phố; Đáp ứng các yêu cầu về nâng cao tiện nghi sống và phát triển kinh tế, trong khi vẫn tôn trọng cảnh quan được kế thừa nhằm đảm bảo tính toàn vẹn và thẩm mỹ của các khu vực lịch sử. Khi xem xét, nhận diện và phân tích đặc điểm và giá trị không gian kiến trúc cảnh quan lịch sử, chúng ta cần nhìn nhận những lớp thông tin: (1) Nhìn nhận trong bối cảnh phát triển của thành phố, có tính đến quy hoạch chung để nhận diện các áp lực phát triển (2) Các yếu tố tự nhiên (3) Các yếu tố về môi trường xây dựng: Môi trường xây dựng (cả môi trường lịch sử và môi trường hiện tại); Hạ tầng (nổi và ngầm); Không gian mở và vườn hoa, Hình thái sử dụng đất và tổ chức không gian, Các nhân tố khác của cấu trúc đô thị (5) Các giá trị phi vật thể: Bao gồm kỹ thuật xây dựng và sử dụng vật liệu truyền thống, giá trị về tâm linh, vai trò quan trọng của công trình trong cộng đồng, đời sống văn hóa truyền thống. Khuyến nghị một số các chính sách và chiến lược Một là, cần đánh giá kỹ lưỡng về cơ hội và nguy cơ trong quy trình quy hoạch cảnh quan đô thị nhằm đảm bảo sự phát triển cân bằng nhất. Hai là, cần nhìn nhận các kiến trúc đương đại là nhân tố bổ sung giá trị cho cảnh quan đô thị lịch sử. Ba là, cần giới hạn ngưỡng phát triển kinh tế vì tầm nhìn tổng thể và dài hạn, bảo tồn di sản lâu dài trong tương lai. Tài liệu tham khảo Chen, W. and Aass, A. (1989) “Heritage Conservation: East and West”, ICOMOS Information, 3: 348 Larsen, K. (1994)“Archiectural Preservation in Japan”, Nhà xuất bản Tara, Nauy, 204 trang. ISBN 82-519-1432-9 Seung-Jin, C (1998)“Architectural Conservation in the East Asian Cultural Context with special reference to Korea”. Khoa Môi trường xây dựng. Sydney, Đại học New South Wale : 284 Seung-Jin, C. (2005). “East Asian Values in Historic Conservation”. Tạp chí bảo tồn Kiến trúc: 55-50. UNESCO (2011), “UNESCO Recommendation on the Historic Urban Landscape”, website chính thức của UNESCO. 39Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ VẤN ĐỀ HÔM NAY

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf57_529_2171664.pdf
Tài liệu liên quan